Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ NÂNG CAO NĂNG SUẤT VÀ TÍNH CHỐNG CHỊU BỆNH GÂY RA DO NẤM CỦA MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN LÁ TRÊN CÂY DƯA LEO TRỒNG TRONG MÙA KHÔ TẠI CỦ CHI – THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 106 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ NÂNG CAO NĂNG SUẤT VÀ TÍNH CHỐNG
CHỊU BỆNH GÂY RA DO NẤM CỦA MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN
LÁ TRÊN CÂY DƯA LEO TRỒNG TRONG MÙA KHÔ
TẠI CỦ CHI – THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Họ và tên sinh viên: LÊ THANH ĐẠM
Ngành: NÔNG HỌC
Niên khoá: 2006-2010

Tháng 08/2010


ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ NÂNG CAO NĂNG SUẤT VÀ TÍNH CHỐNG
CHỊU BỆNH GÂY RA DO NẤM CỦA MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN
LÁ TRÊN CÂY DƯA LEO TRỒNG TRONG MÙA KHÔ
TẠI CỦ CHI – THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Tác giả

LÊ THANH ĐẠM

Khóa luận đệ trình để đáp ứng yêu
cầu cấp bằng kỹ sư nông nghiệp
ngành Nông học

Giảng viên hướng dẫn:


ThS. NGUYỄN NGỌC TRÌ
KS. TRẦN THỊ KIẾM

Tháng 08 năm 2010
i


LỜI CẢM TẠ
Chân thành ghi ơn sâu sắc ba mẹ đã sinh thành nuôi dưỡng và tạo mọi điều
kiện cho con được như ngày hôm nay.
Trân trọng biết ơn Thầy Nguyễn Ngọc Trì và cô Trần Thị Kiếm đã tận tình
hướng dẫn và khuyên bảo tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ
Chí Minh đặc biệt là quý thầy cô Khoa Nông Học đã tận tình giảng dạy và truyền đạt
những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn
này.
Chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị Bình và ban giám đốc công ty Cổ phần Phát
triển và Đầu tư Nhiệt đới đã tạo điều kiện giúp đỡ để tôi hoàn thành thực tập tốt
nghiệp.
Chân thành cảm ơn các cô chú và anh chị ở trại Củ Chi của công ty Cổ phần
Phát triển và Đầu tư Nhiệt đới thuộc khu Nông nghiệp Công nghệ cao Thành phố Hồ
Chí Minh đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập tốt nghiệp.
Tôi xin cảm ơn bạn bè thân hữu đã giúp đỡ động viên tôi trong suốt quá trình
học tập và thực tập tốt nghiệp.
Sinh viên thực hiện

Lê Thanh Đạm

ii



TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Đánh giá hiệu quả nâng cao năng suất và khả năng chống
chịu các bệnh gây ra do nấm của một số loại phân bón lá trên cây dưa leo (Cucumis
sativus L.) trồng trong mùa khô tại Củ Chi – Thành phố Hồ Chí Minh” đã được thực
hiện từ tháng 01 đến cuối tháng 05 năm 2010. Mục tiêu của đề tài nhằm đánh giá hiệu
quả nâng cao năng suất và khả năng chống chịu các bệnh gây ra do nấm của các tổ hợp
phân bón lá thí nghiệm trên cây dưa leo trồng ngoài đồng trong mùa khô tại Củ Chi –
Thành phố Hồ Chí Minh.
Giảng viên hướng dẫn: ThS. NGUYỄN NGỌC TRÌ – Bộ môn Sinh lý - Sinh hóa,
Khoa Nông Học, Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh và KS. TRẦN
THỊ KIẾM. Sinh viên thực hiện: LÊ THANH ĐẠM
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên (RCBD – Randomized
Complete Block Design) đơn yếu tố, 3 lần lặp lại, gồm 4 nghiệm thức:
+ NT I (đối chứng): sử dụng phân bón lá: Supermec, MKP và KNO3. Thuốc trừ
bệnh: Viben – C 50WP, Amictar 250SC, Ridomil Gold 68WG, Aliette 800WG (theo
qui trình kỹ thuật của công ty Cổ phần Phát triển và Đầu tư Nhiệt đới).
+ NT II: phân bón lá và thuốc trừ bệnh như ở NT đối chứng kết hợp thêm hai
phân bón lá Supa Stand Phos và Stand SKH.
+ NT III: chỉ sử dụng thuốc trừ bệnh Viben – C 50WP; hai chế phẩm phân bón lá
Supa Stand Phos và Stand SKH.
+ NT IV: sử dụng thuốc trừ bệnh sinh học NLU – Tri, Các sản phẩm phân bón lá
NQ - Kích rễ, NQ - Số 1, NQ - Canxi Bo, NQ - Dưỡng hoa Đậu trái, NQ - Dưỡng trái.
Kết quả thu được:
Các nghiệm thức sử dụng các tổ hợp phân bón lá mới (NT II, NT III và NT IV)
đều làm cho cây dưa leo sinh trưởng và phát triển tốt; năng suất và phẩm chất quả; lợi
nhuận thu thêm đều cao hơn so với nghiệm thức đối chứng. Trong đó, NT III cho kết
quả tốt nhất. Tổ hợp phân bón lá sử dụng ở NT III có hiệu quả chưa rõ ràng trong việc
nâng cao tính chống chịu của cây dưa leo thí nghiệm đối với bệnh sương mai và bệnh
héo vàng.

iii


MỤC LỤC
Nội dung

Trang

Trang tựa……………………………………………………………………………….i
Lời cảm ơn ..................................................................................................................... ii
Tóm tắt .......................................................................................................................... iii
Mục lục ......................................................................................................................... iv
Danh sách các chữ viết tắt .......................................................................................... viii
Danh sách các hình ....................................................................................................... ix
Danh sách các sơ đồ và đồ thị ...................................................................................... ix
Danh sách các bảng ...................................................................................................... ix
Chương 1: MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề ............................................................................................................. 1
1.2 Mục tiêu và yêu cầu .............................................................................................. 2
1.2.1 Mục tiêu .......................................................................................................... 2
1.2.1 Yêu cầu ........................................................................................................... 2
1.3 Giới hạn đề tài ................................................................................................... 2
Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................................ 3
2.1 Sơ lược về cây dưa leo ......................................................................................... 3
2.1.1 Phân loại và nguồn gốc................................................................................... 3
2.1.2 Đặc điểm thực vật học .................................................................................... 3
2.1.3 Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh ......................................................................... 4
2.1.4 Đặc điểm giống dưa leo Caerar 17 (Én Vàng) của công ty Cổ phần Phát
triển và dầu tư Nhiệt Đới ............................................................................................... 5
2.2 Thành phần bệnh hại và giới thiệu về một số loại bệnh hại trên cây dưa leo ...... 5

2.2.1 Thành phần bệnh hại trên cây dưa leo ............................................................ 5
2.2.2 Giới thiệu về một số loại bệnh hại chính trên cây dưa leo ............................. 6
2.3 Vai trò sinh lý của các nguyên tố khoáng trong cây ............................................ 9
2.3.1 Vai trò sinh lý, triệu chứng thiếu và thừa của các nguyên tố đa lượng
iv


trong cây ........................................................................................................................ 9
2.3.2 Vai trò sinh lý, triệu chứng thiếu và thừa của các nguyên tố vi lượng ........ 11
2.3.3 Vai trò của nguyên tố Silic (Si) đối với cây trồng ........................................ 13
2.4 Giới thiệu về phân bón ....................................................................................... 13
2.4.1 Phân bón đa chức năng ................................................................................. 13
2.4.2 Dinh dưỡng qua lá ........................................................................................ 13
2.4.3 Ưu điểm và nhược điểm của phân bón qua lá .............................................. 14
2.4.4 Cơ chế hấp thu dinh dưỡng qua lá của cây trồng ......................................... 14
2.5 Giới thiệu về các loại phân bón lá và chế phẩm sinh học sử dụng trong thí
nghiệm ......................................................................................................................... 15
2.5.1 Chế phẩm phân bón lá Supa Stand Phos ...................................................... 15
2.5.2 Chế phẩm phân bón lá Supa SKH ................................................................ 15
2.5.3 Phân bón lá NQ - Kích rễ ............................................................................. 16
2.5.4 Phân bón lá NQ - Canxi Bo .......................................................................... 16
2.5.5 Phân bón lá NQ - Số 1 .................................................................................. 16
2.5.6 Phân bón lá NQ - Dưỡng hoa đậu trái .......................................................... 17
2.5.7 Phân bón lá NQ - Dưỡng trái........................................................................ 17
2.5.8 NLU – Tri ..................................................................................................... 17
2.6 Một số nghiên cứu trong nước và trên thế giới .................................................. 18
2.6.1 Một số nghiên cứu trong nước ..................................................................... 18
2.6.2 Một số nghiên cứu trên thế giới.................................................................... 21
2.7 Tóm lại ................................................................................................................ 23
Chương 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................. 25

3.1 Thời gian và địa điểm ......................................................................................... 25
3.2 Điều kiện nghiên cứu.......................................................................................... 25
3.2.1 Điều kiện thời tiết ............................................................................................ 25
3.2.2 Điều kiện đất đai ........................................................................................... 26
3.3 Vật liệu và phương pháp thí nghiệm .................................................................. 26
3.3.1 Vật liệu thí nghiệm ....................................................................................... 26
3.3.2 Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 26
3.4 Quy trình kỹ thuật ............................................................................................... 27
v


3.5 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ............................................................... 27
3.5.1 Chỉ tiêu về sinh trưởng sinh dưỡng .............................................................. 27
3.5.2 Chỉ tiêu về sinh trưởng sinh thực ................................................................. 28
3.5.3 Chỉ tiêu theo dõi về bệnh .............................................................................. 28
3.5.4 Các yếu tố cấu thành năng suất .................................................................... 29
3.5.5 Chỉ tiêu về phẩm chất quả ............................................................................ 30
3.6 Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng các chế phẩm thí nghiệm ........................... 30
3.7 Xử lý số liệu ....................................................................................................... 30
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN................................................................ 31
4.1 Ảnh hưởng của các chế phẩm phân bón lá đến khả năng sinh trưởng
sinh dưỡng của cây dưa leo ........................................................................................ 31
4.1.1 Ảnh hưởng của các chế phẩm phân bón lá thí nghiệm đến sự sinh trưởng
bộ rễ cây dưa leo giai đoạn 7 ngày sau trồng (NST) .................................................. 31
4.1.2 Ảnh hưởng của các chế phẩm phân bón lá đến tăng trưởng chiều cao
cây và tốc độ tăng trưởng chiều cao cây .................................................................... 33
4.1.3 Ảnh hưởng của các chế phẩm phân bón lá đến số lá trên thân chính,
tốc độ tăng trưởng số lá trên thân chính và chỉ số diện tích lá ................................... 36
4.1.4 Ảnh hưởng của các chế phẩm phân bón lá đến số cành cấp 1
và tốc độ tăng trưởng số cành cấp 1 ............................................................................ 39

4.2 Ảnh hưởng của các chế phẩm phân bón lá đến sự sinh trưởng sinh thực
của cây dưa leo ........................................................................................................... 42
4.2.1 Thời gian phát dục ........................................................................................ 42
4.2.2 Tỉ lệ đậu quả ................................................................................................. 43
4.3 Ảnh hưởng của các chế phẩm phân bón lá đến tình hình một số bệnh hại
do nấm gây ra trên cây dưa leo ................................................................................... 44
4.3.1 Ảnh hưởng của các chế phẩm phân bón lá đến tình hình bệnh sương mai . 45
4.3.2 Ảnh hưởng của các chế phẩm phân bón lá đến tình hình héo vàng ............. 47
4.4 Ảnh hưởng của các chế phẩm phân bón lá đến năng suất và các yếu tố
cấu thành năng suất..................................................................................................... 47
4.5 Ảnh hưởng của các chế phẩm phân bón lá đến phẩm chất quả dưa leo ............. 50
4.6 Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng các chế phẩm phân bón lá thí nghiệm ......... 52
vi


Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................... 53
5.1 Kết luận............................................................................................................... 53
5.2 Đề nghị ............................................................................................................... 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 54
PHỤ LỤC ................................................................................................................... 57

vii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT Viết tắt/ký hiệu

Viết đầy đủ

1


CDR

Chiều dài rễ

2

CSB

Chỉ số bệnh

3

CV

Coefficent of Variation

4

Đ/C

Đối chứng

5

LAI

Leaf Area Index

6


LT

Lý thuyết

7

LLL

Lần lập lại

8

LSD

Least Significant Difference

9

NT

Nghiệm thức

10

NS

Năng suất

11


NSH

Ngày sau hái

12

NSLT

Năng suất lý thuyết

13

NST

Ngày sau trồng

14

NSTT

Năng suất thực thu

15

NTT

Ngày trước trồng

16


TGBQ

Thời gian bảo quản

17

TLB

Tỉ lệ bệnh

18

TLR

Trọng lượng rễ

19

TLTBQ

Trọng lượng trung bình quả

20

TLQ/cây

Trọng lượng quả/cây

21


TSS

Total Soluble Solids (Độ Brix)

22

TT

Thực thu

23

TNHH SX – TM – DV Trách nhiệm Hữu hạn – Sản xuất – Thương mại Dịch vụ

viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 4.1: Rễ cây dưa leo 7 NST ở các nghiệm thức I, II, III và IV ........................... 32
Hình 4.2: Quả dưa leo thu hoạch ở các nghiệm thức I, II, III và IV ......................... 51

DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ VÀ ĐỒ THỊ
Trang
Sơ đồ
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm ngoài đồng ........................................................... 27
Đồ thị
Đồ thị 4.1: Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây ở các nghiệm thức (cm/7 ngày) ......... 35
Đồ thị 4.2: Tốc độ tăng trưởng số lá trên thân chính (số lá/cây/7 ngày) .................... 37

Đồ thị 4.3: Tốc độ tăng trưởng số cành cấp 1 (cành/cây/7 ngày) .............................. 41

DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Thành phần bệnh hại trên cây dưa leo.......................................................... 5
Bảng 3.1: Tình hình thời tiết ở Thành phố Hồ Chí Minh trong thời
gian thí nghiệm ............................................................................................................ 25
Bảng 4.1: Chiều dài rễ và trọng lượng rễ ở các nghiệm thức giai đoạn 7 NST.......... 31
Bảng 4.2: Ảnh hưởng của các chế phẩm phân bón lá đến chiều cao cây (cm/cây) .... 33
Bảng 4.3: Ảnh hưởng của các chế phẩm phân bón lá đến số lá trên
thân chính (lá/cây) ....................................................................................................... 36
Bảng 4.4: Ảnh hưởng của các chế phẩm phân bón lá đến chỉ số diện tích lá ............ 38
Bảng 4.5: Ảnh hưởng của các chế phẩm phân bón lá đến số cành cấp 1 (cành/cây) . 39
Bảng 4.6: Ảnh hưởng của các chế phẩm phân bón lá đến thời gian phát dục ............ 42
Bảng 4.7: Tỉ lệ đậu quả (%) ở các nghiệm thức ........................................................ 43
ix


Bảng 4.8: Ảnh hưởng của các chế phẩm phân bón lá đến tỉ lệ và chỉ số
bệnh sương mai ........................................................................................................... 45
Bảng 4.9: Ảnh hưởng của các chế phẩm phân bón lá đến tỉ lệ héo vàng ở 43 NST .. 47
Bảng 4.10: Ảnh hưởng của các chế phẩm phân bón lá đến năng suất và
các yếu tố cấu thành năng suất ................................................................................... 48
Bảng 4.11: Ảnh hưởng của các chế phẩm phân bón lá đến các chỉ tiêu
phẩm chất quả ............................................................................................................ 50
Bảng 4.12: Giá trị thu thêm ở các nghiệm thức và sự chênh lệch so với
đối chứng/ha ............................................................................................................... 52

x



Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Cây dưa leo có tên khoa hoc là Cucumis sativus L., là một loại rau ăn quả
thương mại quan trọng, là thực phẩm thông dụng và được trồng phổ biến ở nước ta
cũng như trên thế giới. Ở Việt Nam dưa leo được trồng từ Bắc tới Nam. Một số tỉnh,
thành phố thuộc vùng Đông Nam Bộ như Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh và thành
phố Hồ Chí Minh có điều kiện khí hậu, đất đai, kinh tế xã hội thích hợp cho trồng cây
dưa leo.
Trong quá trình sản xuất sản phẩm cây trồng nông nghiệp nói chung và cây dưa
leo nói riêng vấn đề làm sao nâng cao năng suất, phẩm chất và hạn chế thấp nhất tác
hại của sâu bệnh hại, hạ giá thành sản xuất luôn là vấn đề sống còn của người sản xuất.
Bên cạnh đó để đảm bảo một nền nông nghiệp bền vững và sức khỏe của người tiêu
dùng thì cần hạn chế sử dụng các loại thuốc hóa học để phòng trừ sâu bệnh. Vì vậy,
nâng cao sức khỏe của cây trồng để cây chống chịu với những điều kiện ngoại cảnh
bất lợi cũng như sự tấn công gây hại của nấm bệnh là một hướng đi mới và thiết thực.
Trong điều kiện mùa khô tại Củ Chi – Thành phố Hồ Chí Minh, áp lực về bệnh do
nấm gây ra trên cây dưa leo thường không cao bằng trong mùa mưa. Nên có thể sử
dụng các chế phẩm phân bón lá nâng cao sự chống chịu của cây dưa leo đối với sự tấn
công gây hại của nấm bệnh, góp phần hạn chế sử dụng các loại thuốc hóa học để
phòng trừ bệnh.
Ngày nay, với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật mới cho ra đời các chế phẩm
phân bón đa chức năng ngày càng nhiều. Các mặt hàng sản phẩm đưa ra thị trường thế
giới có đến hàng vạn gây ra sự nhiễu loạn trên thị trường phân bón. Ở nước ta tình
hình cũng tương tự với sự tràn ngập các loại sản phẩm phân bón đa chức năng trong và
ngoài nước.
1



Xuất phát từ những vấn đề trên và được sự chấp thuận của Bộ môn Sinh lý –
Sinh hóa, Khoa Nông học, Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh cùng
với công ty Cổ phần Phát triển và Đầu tư Nhiệt đới, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề
tài “Đánh giá hiệu quả nâng cao năng suất và khả năng chống chịu các bệnh gây ra do
nấm của một số loại phân bón lá trên cây dưa leo (Cucumis sativus L.) trồng trong
mùa khô tại Củ Chi – Thành phố Hồ Chí Minh”.
1.2 Mục tiêu và yêu cầu
1.2.1 Mục tiêu
Đánh giá hiệu quả nâng cao năng suất và khả năng chống chịu các bệnh gây ra
do nấm của các tổ hợp phân bón lá trên cây dưa leo thí nghiệm trồng ngoài đồng trong
mùa khô năm 2010 tại Củ Chi – Thành phố Hồ Chí Minh.
1.2.2 Yêu cầu
Theo dõi ảnh hưởng của các chế phẩm phân bón lá thí nghiệm đến:
- Sinh trưởng, phát triển, năng suất và phẩm chất quả dưa leo.
- Tỉ lệ bệnh và chỉ số bệnh của các bệnh gây ra do nấm xuất hiện trên cây dưa
leo thí nghiệm.
- Sơ bộ đánh giá hiệu quả kinh tế của việc sử dụng các tổ hợp chế phẩm phân
bón lá và thuốc trừ bệnh thí nghiệm.
1.3 Giới hạn đề tài
- Khối lượng công việc trong quá trình thí nghiệm nhiều nhưng thời gian thí
nghiệm lại ngắn, nên thí nghiệm chỉ tiến hành trên một vụ: từ 04/03/2010 đến
29/04/2010, diện tích thí nghiệm 360 m2.
- Do kinh phí thực hiện thí nghiệm có hạn nên chưa có điều kiện phân tích đất
trước và sau khi thí nghiệm.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Sơ lược về cây dưa leo
2.1.1 Phân loại và nguồn gốc
* Vị trí phân loại
Giới: Plantae
Ngành: Magnoliophyta
Lớp: Magnoliopsida
Bộ: Cucurbitales
Họ: Cucurbitaceae
Chi: Cucumis
Loài: Cucumis sativus
Tên khoa học: Cucumis sativus L.
Tên tiếng Anh: Cucumber
(wikipedia, 2010)
* Nguồn gốc
Nguồn gốc cây dưa leo còn chưa rõ, có nhiều ý kiến khác nhau về nguồn gốc
của cây dưa leo. Theo Tạ Thu Cúc (2005), nhiều tài liệu cho biết cây dưa leo có nguồn
gốc ở miền tây Ấn Độ. Cũng có ý kiến cho rằng cây dưa leo có nguồn gốc ở Nam Á và
được trồng trọt vào khoảng 3.000 năm trước. Theo Trần Thị Lệ và Nguyễn Hồng
Phương (2009), cây dưa leo (Cucumis sativus L.) có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới ẩm
Châu Phi, Châu Mỹ, Nam Châu Á (Ấn Độ, Malaca, Nam Trung Quốc).
2.1.2 Đặc điểm thực vật học
* Rễ: hệ rễ dưa leo ưa ẩm, không chịu khô hạn, cũng không chịu ngập úng. Hệ rễ có
thể ăn sâu dưới tầng đất 1 m, rễ nhánh và rễ phụ phát triển theo điều kiện đất đai. Hệ rễ
phân bố ở tầng đất từ 0 – 30 cm, nhưng tập trung hầu hết ở tầng đất 15 – 20 cm.

3


* Thân: thân cây dưa leo thuộc loại leo bò, thân mảnh, nhỏ, chiều cao thân phụ thuộc
chủ yếu vào giống, điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật chăm sóc. Thân cao từ 0,6 – 3 m,

có loại cao đến 4 – 5 m. Trên thân chính có khả năng phân cành cấp 1 và cành cấp 2.
* Lá: dưa leo có lá mầm và lá thật. Hai lá mầm mọc đối xứng qua trục thân, lá thật có
5 cánh, chia thùy nhọn hoặc có dạng chân vịt; có dạng lá tròn, trên lá có lông cứng,
ngắn, màu sắc lá thay đổi.
* Hoa: hoa dưa leo có màu vàng đường kính từ 2 – 3 cm. Tính đực và cái trên cây dưa
leo thể hiện rất phong phú. Hoa dưa leo chủ yếu là hoa đơn tính đồng chu ngoài ra còn
có các dạng hình khác như đơn tính biệt chu hay hoa lưỡng tính.
* Quả: quả có hình thuôn dài, có 3 múi, hạt dính vào giá noãn. Màu sắc quả hầu hết
các giống có màu xanh, xanh vàng, khi chín vỏ thường nhẵn hoặc có gai (Tạ Thu Cúc,
2005).
2.1.3 Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh
* Nhiệt độ: nhiệt độ tối thiểu cho dưa leo nẩy mầm là 15,5 0C, nhiệt đội tối đa là 40,5
0

C, nhiệt độ thích hợp cho nẩy mầm là 15,5 – 35 0C. Nhiệt độ thích hợp cho sinh

trưởng là 20 0C. Hầu hết các giống dưa leo đều qua giai đoạn xuân hóa ở nhiệt độ 20 –
22 0C.
* Ánh sáng: dưa leo là cây ưa ánh sáng ngày ngắn, thời gian chiếu sáng 10 – 12
giờ/ngày, hoa cái ra sớm ở vị trí thấp.
* Nước: dưa leo là cây chịu hạn và chịu úng kém. Hai yếu tố lượng mưa và độ ẩm
cùng với nhiệt độ cao là những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến cây bị bệnh ở lá và thân.
Khi hạt nảy mầm yêu cầu lượng nước bằng 50% khối lượng hạt. Thời kỳ sinh trưởng
mạnh đến ra hoa đầu cần độ ẩm 70 – 80%, thời kỳ ra quả rộ và quả phát triển yêu cầu
độ ẩm cao lớn hơn 80 – 90%.
* Đất: dưa leo ưa đất đai màu mỡ, giàu chất hữu cơ, đất tơi xốp, độ pH từ 5,5 – 6,8 và
tốt nhất là 6 – 6,5 (Tạ Thu Cúc, 2005).

4



2.1.4 Đặc điểm giống dưa leo Caesar 17 (Én Vàng) của công ty Cổ phần Phát
triển và Đầu tư Nhiệt đới
Theo tài liệu được cung cấp từ công ty Cổ phần Phát triển và Đầu tư Nhiệt đới
giống dưa leo Caesar 17 (Én Vàng) có những đặc điểm như sau:
- Năng suất trung bình 3 – 4 kg/dây, tương đương 41 – 55 tấn/ha.
- Trái dài 16 – 18 cm có màu xanh chắc, đóng phấn, ruột nhỏ ăn giòn và ngọt.
- Thu hoạch trái đều từ gốc tới ngọn, ít dưa vụn.
- Cây kháng bệnh tốt và dễ bám chà.
2.2 Thành phần bệnh hại và giới thiệu về một số loại bệnh hại trên dưa leo
2.2.1 Thành phần bệnh hại trên cây dưa leo
Bảng 2.1: Thành phần bệnh hại trên cây dưa leo
Tên khoa học tác nhân gây
bệnh
Fungi
Botritis cinerea
Choanephora cucurbitarum
Cladosporrium cucumerium
Colletotrichum lagenarium
Erysiphe cichoracearum
Fusarium oxysporium
Hypochnus centrifugus
Mycosphaerelle citrullina
Phytophthora melonis
Pseudoperonospora cubensis
Rhizoctonia solani
Sphaerotheca fuliginea
Bacterium
Pseudomonas solanacearum
Xanthomonas lachrymans

Virus
Nematoda
Meloidogyne incognita

Tên tiếng Việt
Bệnh do nấm
Mốc xám
Thối đọt
Mốc trắng
Thán thư
Phấn trắng
Héo vàng
Mốc trắng
Héo dây
Cháy lá
Sương mai
Chết cây con
Đốm trắng
Bệnh do vi khuẩn
Héo xanh
Đốm lá
Bệnh do virus
Hoa lá
Bệnh do tuyến
trùng
Bướu rễ

Bộ phận bị
hại chính


Mức độ
phổ biến

Lá, quả
Đọt, quả



Thân
Thân
Thân



+
++
++
+++
+++
++
+
+
++
+++

Thân


++
++


Toàn cây


+
++



++

Rễ

+

(Phạm Văn Biên và ctv, 2003)
5


2.2.2 Giới thiệu về một số loại bệnh hại chính trên cây dưa leo
2.2.2.1 Bệnh sương mai (Bệnh đốm phấn, Bệnh mốc sương)
* Tác nhân: Nấm Pseudoperonospora cubensis
Lớp Nấm Tảo: Phycomycetes
* Triệu chứng, tác hại
Bệnh gây hại chủ yếu trên lá. Vết bệnh lúc đầu là những đốm nhỏ màu vàng, về
sau lớn dần lên có màu nâu, hình đa giác có góc cạnh rất rõ. Sáng sớm quan sát kỹ mặt
dưới lá chỗ vết bệnh có lớp tơ màu trắng hoặc vàng nhạt. Vết bệnh lúc già rất giòn, dễ
vỡ. Bệnh thường xuất hiện trước ở các lá già phía dưới, sau lan dần lên các lá phía
trên. Lá bị bệnh khô vàng, rụng đi, trên cây chỉ còn lại những lá non.
* Nấm gây bệnh và điều kiện phát sinh, phát triển

Nấm hình thành phân sinh bào tử và noãn bào tử. Phân sinh bào tử hình trứng,
có núm nhọn ở đầu, màu nâu nhạt, đơn bào. Gặp nhiệt độ thích hợp và có nước, một
phân sinh bào tử hình thành 2 – 8 du động bào tử. Du động bào tử có 2 tiêm mao để di
chuyển trong nước, về sau tiêm mao rụng đi và bào tử nẩy mầm xâm nhập vào lá gây
bệnh cho cây. Du động bào tử nảy mầm ở phạm vi nhiệt độ từ 4 – 32 0C, thích hợp
nhất là 15 – 19 0C.
Bệnh sương mai thường phát triển mạnh trong điều kiện ẩm độ cao, mưa nhiều
hoặc ban đêm có nhiều sương, từ khi cây dưa leo đã lớn đến khi thu hoạch quả.
2.2.2.2 Bệnh phấn trắng
* Tác nhân: Nấm Erysiphe cichoracearum
Lớp Nấm Nang: Ascomycetes
* Triệu chứng, tác hại
Bệnh hại chủ yếu trên lá, đôi khi trên cuống lá và thân. Trên lá vết bệnh ban đầu
là những đốm nhỏ màu xanh xám, sau lớn lên không có hình dạng rõ rệt, trên mặt vết
bệnh lúc đầu có lớp phấn trắng (các phân sinh bào tử), sau chuyển màu xám và có các
hạt nhỏ màu đen (các túi bào tử). Lá bị bệnh sớm vàng, khô và rụng.

6


* Nấm gây bệnh và điều kiện phát sinh, phát triển
Nấm hình thành các phân sinh bào tử và nang bào tử (bào tử túi). Phân sinh bào
tử và nang bào tử có hình cầu, tròn hoặc hơi dài, đơn bào không màu. Phân sinh bào tử
đính thành chuỗi trên đầu sợi nấm (cành bào tử), còn bào tử được hình thành trong các
nang (túi bào tử). Nấm tồn tại trong cây chủ yếu dưới dạng túi bào tử, sang năm sau
tạo thành các bào tử để lan truyền bệnh.
Bệnh phấn trắng thường phát sinh vào giữa đến cuối thời kỳ sinh trưởng của
cây dưa leo, trong điều kiện thời tiết mát, ít nắng, ẩm độ cao.
2.2.2.3 Bệnh chết cây con (Bệnh lở cổ rễ, bệnh thối gốc)
*Tác nhân: Rhizoctonia solani

Nhóm Nấm Bất thụ: Mycelia sterilia
* Triệu chứng, tác hại
Cổ rễ cây con chỗ gần mặt đất bị thối nhũn, tóp lại, màu nâu, cây ngã gục trong
khi lá vẫn còn xanh, sau vài ngày cây khô héo. Bệnh chỉ phát sinh phá hại từ khi cây
mới mọc đến khi cây có 1 – 2 lá thật.
* Nấm gây bệnh và điều kiện phát sinh, phát triển
Nấm không sinh bào tử mà hình thành các hạch nấm. Hạch nấm màu nâu, hình
cầu hơi dẹt, thô, kích thước khoảng 0,5 – 1,0 mm. Nấm phát triển trong điều kiện nhiệt
độ 15 – 37 0C, thích hợp nhất khoảng 25 – 30 0C, phạm vi pH từ 3,5 – 9,0, thích hợp
nhất là 5,5 – 6,0. Nấm gây hại trên nhiều loại cây (lúa, ngô, đậu, dưa, cà). Nấm bệnh
phát sinh gây hại nặng trong điều kiện thời tiết nóng ẩm, ẩm độ cao, trên đất cát nhiều
hơn đất thịt.
2.2.2.4 Bệnh héo vàng (bệnh héo rũ, bệnh héo Fusarium)
Tác nhân: Nấm Fusarium oxysporium
Lớp Nấm Bất toàn: Deuteromycetes
* Triệu chứng, tác hại
Khi cây còn nhỏ bị héo như mất nước, chết khô từ đọt nhổ lên thấy gốc bị thối
đen, không làm teo cổ rễ như nấm Rizoctonia solani. Trên cây đã lớn có biểu hiện
7


sinh trưởng kém, lá biến vàng từ gốc trở lên, cây dưa leo bị héo từng nhánh, sau đó cả
cây bị héo và chết, rễ hóa nâu, cắt ngang thân thấy mạch dẫn bên trong bị nâu đen.
* Nấm gây bệnh và điều kiện phát, sinh phát triển
Nấm sinh ra hai dạng phân sinh bào tử lớn và nhỏ. Phân sinh bào tử lớn hình
dài, hơi cong, hai đầu nhọn như hình lưỡi liềm, không màu, có 3 – 5 vách ngăn. Phân
sinh bào tử nhỏ hình trứng, không màu, không có hoặc có 1 vách ngăn.
Nấm thích hợp phát triển ở nhiệt độ 24 – 27 0C, pH = 4,5 – 5,8 (Phạm Văn Biên
và ctv, 2003).
2.2.2.5 Bệnh khảm lá dưa leo (bệnh hoa lá)

Tác nhân: Cucumber mosaic virus (CMV)
* Triệu chứng
Trên cây dưa leo và các cây thuộc họ bầu bí, triệu chứng bệnh thể hiện rõ trên
các lá non là các vết khảm loang lổ, xanh đậm và xanh vàng xen kẽ nhau, lá cây
thường bị biến dạng, phiến lá gồ ghề, bệnh nặng lá nhỏ hẹp co quắp. Quả bị bệnh nhỏ
và biến dạng, trên vỏ quả có các vết đốm xanh đậm và xanh nhạt loang lổ.
* Tác nhân gây bệnh
Bệnh do virus khảm lá dưa leo Cucumber mosaic virus (CMV) gây ra. Virus
thuộc nhóm Cucumovirus, là loại virus hình cầu, đường kính 28 nm, có cấu trúc phân
tử là ARN. Virus không bền vững trong dịch cây bệnh sau một vài ngày ở nhiệt độ
phòng, virus chống chịu được nhiệt độ 70 0C trong 10 phút. Virus truyền qua tiếp xúc
cơ học và dễ lan truyền bởi hàng loạt các loại rệp muội theo kiểu không bền vững, có
khoảng 60 loài rệp truyền virus CMV (Lê Lương Tề và ctv, 2007).
Theo Phạm Văn Biên và ctv (2003), vius tồn tại trong một số cây hoang dại, do
bọ trĩ và rệp làm môi giới lan truyền. Sự phát triển của bệnh hoa lá có liên quan chặc
chẽ với mật độ bọ trĩ và rệp trên đồng ruộng. Mức độ nhiễm bệnh của các giống dưa
leo cũng khác nhau.

8


2.3 Vai trò sinh lý của các nguyên tố khoáng trong cây
2.3.1 Vai trò sinh lý, triệu chứng thiếu và thừa các nguyên tố đa lượng trong cây
* Vai trò của Nitơ (N)
Theo Nguyễn Ngọc Trì (2008), cây hấp thu Nitơ dưới dạng NO3- và NH4+ trước
khi kết hợp với acid hữu cơ và các phân tử hữu cơ khác. Nitơ là thành phần của nhiều
phân tử quan trọng bao gồm protein, nucleic acid, hormon (auxin và cytokinin) và
chlorophyll.
Triệu chứng thiếu N là cây sinh trưởng chậm, thân lùn, lá vàng. Do N rất linh
động trong cây nên triệu chứng thiếu xảy ra trước tiên ở các lá già, khi nghiêm trọng

thì mới thấy ở lá non. Ở một số cây thấy có sự tích lũy sắc tố anthocyanin làm thân,
cuống lá, mặt dưới lá có màu đỏ. Dư thừa N làm cây sinh trưởng thân lá nhiều, trì hoãn
ra hoa.
* Vai trò của phospho (P)
Cơ thể thực vật sử dụng P dưới dạng muối của acid phosphoric. Sau khi xâm
nhập vào thực vật dưới dạng các hợp chất vô cơ theo con đường đồng hóa sơ cấp ở hệ
rễ thì tham gia vào nhiều hợp chất hữu cơ quan trọng và tham gia vào hầu hết các quá
trình trao đổi chất của cây. Do vây, có thể nói P đóng vai trò quyết định đối với sự biến
đổi vật chất và năng lượng. Mối liên quan tương hỗ đó quy định chiều hướng và cường
độ các quá trình sinh trưởng và phát triển của cơ thể thực vật và cuối cùng là năng suất
của chúng. P kích thích bộ rễ sinh trưởng tốt và kích thích giai đoạn phân hóa mầm
hoa.
P là nguyên tố dùng lại được nên nếu thiếu sẽ làm lá già mau chết. Khi dư thừa
P làm cho kích thích sinh trưởng rễ nhiều hơn chồi nên tỉ lệ chồi/rễ sẽ thấp (Nguyễn
Ngọc Trì, 2008).
* Vai trò của kali (K)
Theo Nguyễn Như Khanh và Cao Phi Bằng (2008), K cần thiết cho quá trình
hút và vận chuyển nước trong cây, có vai trò hoạt hóa các enzyme và xúc tiến sự hấp
thu ion amon ở thực vật.

9


Theo Nguyễn Ngọc Trì (2008), K còn giúp cây tăng tính chống chịu đối với
nhiệt độ thấp, khô hạn và bệnh. Triệu chứng thiếu K xuất hiện ở các lá già, đầu tiên là
có vết chấm và vàng, sau đó thì đốm chết ở mép lá.
* Vai trò của lưu huỳnh (S)
Theo Nguyễn Ngọc Trì (2008), vai trò cơ bản của các hợp chất S là tham gia
vào các quá trình năng lượng của cơ thể và là thành phần của nhiều hợp chất hữu cơ có
hoạt tính sinh học như ferredoxin. S có chứa trong các hợp chất hữu cơ như acid amin,

vitamin, coenzim A; các hợp chất penicilin và dầu mù tạc có vai trò trong bảo vệ cây.
Thiếu S thì cây có lá nhỏ, có màu xanh nhạt đến vàng do giảm khả năng tổng hợp
protein, lá rụng sớm, cây chậm lớn năng suất và phẩm chất thu được đều giảm rõ rệt.
Do ít di động trong cây nên triệu chứng thường xuất hiện đầu tiên trên lá non.
* Vai trò của Magie (Mg)
Mg được hấp thu ở dạng Mg2+. Mg là thành phần của diệp lục tố và hàm lượng
Mg trong diệp lục tố chiếm 10% tổng lượng Mg có trong cây. Mg có ảnh hưởng đến
nhiều enzym, đặc biệt là enzyme cố định CO2 trong quá trình quang hợp và còn thúc
đẩy quá trình đồng hóa và hấp thu N, P, K. Khi bị thiếu Mg lá bị vàng hay bị hoa lá
phần giữa các gân lá. Mg rất linh động trong cây nên triệu chứng thiếu thường xuất
hiện đầu tiên trên lá già.
* Vai trò của canxi (Ca)
Ca là thành phần tham gia cấu trúc vỏ tế bào ở dạng pactat canxi và có vai trò
quan trọng trong việc phân chia tế bào. Ca được yêu cầu cho tính toàn vẹn và chức
năng của màng tế bào đồng thời là tính hiệu thứ hai của một số hormon cũng như đáp
ứng với môi trường. Ca làm tăng tính chống chịu nóng. Ca đối kháng với H+ nên điều
hòa pH tế bào. Triệu chứng thiếu Ca là lá non bị biến dạng (nhăn nheo, chóp lá cong,
mép lá cong lên trên) và chết, trong trường hợp thiếu nặng thì chết cả đỉnh sinh trưởng
cây (Nguyễn Ngọc Trì, 2008).

10


2.3.2 Vai trò sinh lý, triệu chứng thiếu và thừa của các nguyên tố vi lượng
* Sắt (Fe)
Sắt yêu cầu một lượng lớn và một số người xếp nó vào nhóm các nguyên tố đa
lượng. Sắt hấp thụ ở dạng Fe2+ và Fe

3+


. Sắt là thành phần của nhóm xúc tác cho rất

nhiều enzyme thuộc nhóm oxy hóa khử bao gồm các cytocrom và các protein lưu
huỳnh – sắt (ferredoxin) tham gia trong quá trình quang hợp, cố định N, hô hấp. Sắt
cũng là thành phần của các enzyme oxy hóa như catalase và peroxidase. Sắt không
phải là thành của diệp lục tố nhưng nó đóng vai trò quan trọng trong quá trình tổng
hợp ra phân tử diệp lục tố.
Thiếu sắt làm mất diệp lục tố và phá vỡ cấu trúc diệp lạp. Hiện tượng vàng hóa
xuất hiện trước tiên ở phần thịt lá của lá non bởi vì trong cây sắt là nguyên tố ít di
động. Quá trình vàng hóa tiến triển vào gân lá và trong tình trạng thiếu nghiêm trọng
thì những lá nhỏ có thể trắng hoàn toàn.
* Boron (Bo)
Bo hấp thu vào cây dưới dạng H3BO3. Bo là nguyên tố vi lượng ít được hiểu
biết về vai trò của nó hơn cả và vai trò của nó chỉ được nghiên cứu tổng thể. Bo được
cho rằng có vai trò trong việc ổn định cấu trúc của vách tế bào, có ảnh hưởng đến sự
phân chia và kéo dãn tế bào, kích thích hạt phấn nảy mầm và mọc ống phấn.
Triệu chứng thiếu Bo là giảm sự phân chia tế bào và kéo dãn tế bào ở rễ chính
và rễ con. Sự phân chia tế bào ở đỉnh sinh trưởng và lá non cũng bị ảnh hưởng và chết
vùng sinh trưởng. Lóng cây ngắn lại làm cây có dạng bụi và hoa thị. Ở cây có rễ củ thì
có sự thối rễ do chết đỉnh sinh trưởng rễ.
* Đồng (Cu)
Đồng được cây hấp thụ dưới dạng Cu2+. Đồng có vai trò chính trong cây là
đồng yếu tố (cofactor) của một số enzyme oxy hóa. Chúng bao gồm những chất vận
chuyển điện tử plastocyanin, cytocrom trong quá trình quang hợp và các enzyme oxy
hóa cuối cùng trong quá trình hô hấp.
Triệu chứng thiếu là cây lùn, biến dạng lá non.

11



* Kẽm (Zn)
Kẽm được hấp thu dưới dạng Zn2+. Kẽm là thành phần của nhiều enzyme khác
nhau như alcohol dehydrogenase, carbonic anhydrase, superoxid dismutase.
Kẽm yêu cầu cho sự tổng hợp trytophan là tiền chất của IAA vì vậy các triệu
chứng thiếu kẽm liên quan tới sự rối loạn auxin trong cây. Triệu chứng chính là lóng
cây ngắn, lá nhỏ.
* Mangan (Mn)
Mangan được hấp thụ và vận chuyển trong cây dưới dạng Mn2+. Mangan là
đồng yếu tố của một số enzyme, đặc biệt là decarboxylase và dehydrogenase giữ vai
trò quan trọng trong chuỗi phản ứng hô hấp. Mangan cũng đóng vai trò quan trọng
trong việc giải phóng oxy trong quá trình quang hợp. Mn góp phần trong việc tổng hợp
diệp lục tố.
Triệu chứng thiếu là những vết đốm màu xám, xanh xám hình ovan ở vùng gốc
lá non, vàng lá.
* Molypden (Mo)
Mo được hấp thu dưới dạng MoO22-. Mo đóng vai trò quan trọng trong quá trình
chuyển hóa nitơ. Là thành phần của enzyme dinitrogenase và nitrate reductase.
Ở cây họ đậu, tùy thuộc vào sự cố định nitơ, việc thiếu Mo cũng có triệu chứng
như thiếu N. Khi cung cấp đủ N thì triệu chứng thiếu Mo là lá non bị biến dạng, xoắn
lại, vàng phần thịt lá, chết hoại dọc gân lá già.
* Clo (Cl)
Hấp thu dưới dạng Cl-. Đóng vai trò trong việc giải phóng oxy trong quá trình
quang hợp. Là ion giúp cân bằng điện thế màng và tạo áp suất thẩm thấu cho tế bào.
Clo cũng giúp phân chia tế bào ở lá và chồi.
Clo ít khi thiếu ở cây. Khi thiếu có triệu chứng giảm sinh trưởng, héo đầu lá,
vàng lá.
* Nikel (Ni)
Rất khó nghiên cứu vai trò của Nikel bởi vì lượng nikel cần dùng cho cây hoàn
tất vòng đời rất thấp, chỉ khoảng 20 ng và đây là lượng nikel có sẵn trong hạt giống.
12



Vai trò của nikel có thể liên quan đến sự di động của nitơ khi hạt nảy mầm. Nikel là
thành phần của hai enzyme là urease và hydrogenase (Nguyễn Ngọc Trì, 2008).
2.3.3 Vai trò của nguyên tố Silic (Si) đối với cây trồng
Theo Nguyễn Như Khanh và Cao Phi Bằng (2008), đã phát hiện ra silic ở tất cả
các loài thực vật. Silic có nhiều trong các vách tế bào thực vật. Thực vật tích lũy nhiều
silic có thân bền chắc (cây tre). Silic đảm bảo độ bền cơ học và tính đàn hồi của vách
tế bào giúp cây chống lốp đổ và ngăn cản nấm bệnh xâm nhập. Silic có nhiều trong
cây họ hòa thảo. Cây hai lá mầm như dưa chuột, cà chua, thuốc lá và cây họ đậu sẽ
sinh trưởng chậm lại nếu thiếu silic. Thiếu silic sẽ gây hại các siêu cấu trúc của các
bào quan. Loại bỏ silic vào thời gian phát triển các cơ quan sinh sản sẽ làm giảm tổng
số lượng hạt và số lượng các hạt chín.
Theo E. Epstein (2009), vai trò sinh lý của Si ở thực vật là nâng cao tính chống
chịu của cây đối với sự tấn công gây hại của sâu bệnh hại, làm giảm nhẹ tác hại gây ra
do các tác động bất lợi của điều kiện ngoại cảnh, độc tính kim loại nặng trong đất lên
cơ thể thực vật. Si thực hiện chức năng của mình bằng hai cách là làm tăng cấu trúc cơ
học cho thành tế bào thực vật và thay đổi biểu hiện gen thông qua việc tạo ra các hợp
chất hữu cơ có chức năng biểu hiện tính kháng của thực vật chống lại các tác nhân vô
sinh cũng như hữu sinh tấn công gây hại.
2.4 Giới thiệu về phân bón
2.4.1 Phân bón đa chức năng
Theo Võ Minh Kha (2003), phân đa chức năng là phân đa dinh dưỡng có trộn
thêm các chất làm cho ngoài chức năng dinh dưỡng ra, phân còn có chức năng khác
như trừ cỏ, trừ sâu bệnh hại, điều hòa sinh trưởng, hoặc kích thích một số quá trình
khác như ra lá, ra hoa, phát triển một số bộ phận mà người ta muốn thu hoạch như
mầm măng, thân ngầm, củ, đế hoa. Phân đa chức năng còn bao gồm các loại phân có
chứa các chất cải tạo lý tính của đất và các loài vi sinh vật có lợi.
2.4.2 Dinh dưỡng qua lá
Theo Nguyễn Ngọc Trì (2008), sự hấp thu dinh dưỡng khoáng khi phun phân

cho các phần trên mặt đất của cây gọi là dinh dưỡng qua lá.
13


2.4.3 Ưu điểm và nhược điểm của phân bón qua lá
2.4.3.1 Ưu điểm
Theo Nguyễn Như Khanh và Cao Phi Bằng (2008), bón các chất dinh dưỡng
cho cây trồng bằng cách phun lên lá là một phương pháp cung cấp chất dinh dưỡng
cho thực vật bậc cao nhanh chóng hơn so với các phương pháp bón cho rễ.
Theo Nguyễn Ngọc Trì (2008), dinh dưỡng qua lá có nhiều lợi ích như dùng để
khắc phục tình trạng dinh dưỡng của cây, đặc biệt là đối với phân vi lượng, giảm thiểu
ô nhiễm môi trường.
2.4.3.2 Nhược điểm
Theo Nguyễn Như Khanh và Cao Phi Bằng (2008), việc sử dụng phân bón lá
xuất hiện một số vấn đề sau:
- Tốc độ thấm chậm, đặc biệt là đối với lá có lớp cutin dày (ví dụ như cây
chanh, cà phê).
- Bị trượt khỏi bề mặt lá ghét nước.
- Bị nước mưa rửa trôi.
- Dung dịch phun chóng bị khô.
- Tốc độ di chuyển hạn chế của một số chất dinh dưỡng khoáng như canxi từ vị
trí hấp thu (chủ yếu là lá trưởng thành) đến các phần khác trong cây.
- Số lượng hạn chế trong mỗi lần phun (trung bình 1% x 400 lit/ha trừ urê có
thể đến 10% cho một lần phun).
- Có thể gây tổn thương cho lá (hoại tử và “cháy”).
2.4.4 Cơ chế hấp thu dinh dưỡng qua lá của cây trồng
Dung dịch khoáng phun lên lá cây khi có tác nhân làm ướt thì có thể theo con
đường khí khổng hoặc cutin xâm nhập vào trong tế bào nhu mô lá và hầu hết tích lũy
lại trong lá (Nguyễn Ngọc Trì, 2008).


14


×