Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC TẠI VƯỜN QUỐC GIA NÚI CHÚA TỈNH NINH THUẬN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (663.26 KB, 66 trang )

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC TẠI VƯỜN
QUỐC GIA NÚI CHÚA TỈNH NINH THUẬN

Tác giả:
HUỲNH AN DI

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư ngành
Quản lý môi trường và du lịch sinh thái

Giáo viên hướng dẫn:
TS. HỒ VĂN CỬ

Tháng 8 năm 2010

i


LỜI CẢM ƠN
Xin chân thành cảm ơn Khoa Môi Trường và Tài Nguyên,trường Đại Học Nông
Lâm TP.HCM đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để chúng tôi hoàn thành luận văn tốt
nghiệp này.
Xin cảm ơn thầy Hồ Văn Cử - The Forest Trust, anh Phạm Văn Xiêm và các
cán bộ VQG Núi Chúa đã tận tình giúp đỡ và chỉ bảo chúng tôi trong thời gian thực
hiện đề tài.
Con không thể không nói lên lòng biết ơn sâu sắc đến ông bà,cha mẹ đã nuôi
dạy con khôn lớn thành người.
Xin cảm ơn các anh chị và bạn bè đã giúp đỡ và động viên em trong quá trình
học tập và nghiên cứu.
Mặc dù đã nỗ lực hoàn thành luận văn, song không thể tránh khỏi những thiếu
sót. Chúng tôi rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô và các bạn để đề tài được


hoàn thiện hơn.

Sinh viên thực hiện
Huỳnh An Di
Tháng 8/2010

ii


TÓM TẮT
Đề tài “ Nghiên cứu giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học tại Vườn Quốc
Gia Núi Chúa tỉnh Ninh Thuận” được tiến hành tại Vườn Quốc Gia Núi Chúa,
huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2010. Các cuộc
khảo sát và điều tra được tiến hành ở 4 xã vùng đệm dọc tỉnh lộ 702: Lợi Hải,
Công Hải, Tri Hải, Vĩnh Hải.
Kết quả nghiên cứu:
• Tính đa dạng về nguồn tài nguyên động vật của VQG Núi Chúa.
• Hiện trạng quản lý bảo tồn và các ảnh hưởng đối với đa dạng sinh học.
• Đề xuất một số giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học choVQG Núi Chúa.

iii


Mục lục

Trang tựa ...................................................................................................................................... i
Lời cảm tạ ................................................................................................................................... ii
Tóm tắt ....................................................................................................................................... iii
Mục lục ...................................................................................................................................... iv
Danh sách các chữ viết tắt ......................................................................................................... vii

Danh sách các bảng ................................................................................................................... vii
Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ......................................................................................................... 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................................ 1
1.2 Nội dung nghiên cứu ............................................................................................................. 2
1.3 Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................................... 2
1.4 Cấu trúc của đề tài ................................................................................................................. 2
Chương 2: TỔNG QUAN ......................................................................................................... 3
2.1. Một số khái niệm.................................................................................................................. 3
2.1.1. Đa dạng sinh học .............................................................................................................. 3
2.1.2. Hệ sinh thái ....................................................................................................................... 4
2.1.3. Lý thuyết về bảo tồn đa dạng sinh học .............................................................................. 4
2.2. Bảo tồn ĐDSH ..................................................................................................................... 7
2.2.1. Trên thế giới ...................................................................................................................... 7
2.2.2. Ở Việt Nam ........................................................................................................................ 9
2.3. Tổng quan về VQG Núi Chúa ............................................................................................ 13
2.3.1. Lịch sử hình thành VQG Núi Chúa ................................................................................. 13
2.4.2 Chức năng và nhiệm vụ VQG Núi Chúa .......................................................................... 14
2.4.3 Cơ cấu hoạt động và bộ máy tổ chức VQG Núi Chúa ..................................................... 15
2.4.4 Các hoạt động điển hình .................................................................................................. 15
2.4.5 Tài nguyên đa dạng sinh học VQG Núi Chúa .................................................................. 15
Chương 3: KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI TẠI KHU
VỰC NGHIÊN CỨU............................................................................................................... 18
3.1. Về điều kiện tự nhiên ........................................................................................................ 18
3.1.1. Vị trí địa lý ...................................................................................................................... 18

iv


3.1.2. Địa hình........................................................................................................................... 18
3.1.3. Địa chất, thổ nhưỡng ...................................................................................................... 19

3.1.4. Khí hậu, thuỷ văn ............................................................................................................ 19
3.2. Về kinh tế - xã hội .............................................................................................................. 20
3.2.1. Phân bố dân cư ............................................................................................................... 20
3.2.2. Kinh tế ............................................................................................................................. 22
3.2.3. Văn hoá giáo dục ............................................................................................................ 23
3.2.4. Y Tế: ................................................................................................................................ 23
Chương 4: PHẠM VI - ĐỐI TƯỢNG - NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
................................................................................................................................................... 25
4.1. Phạm vi nghiên cứu............................................................................................................ 25
4.2. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................................ 25
4.3. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................................... 25
4.3.1. Đánh giá hiện trạng tài nguyên ĐDSH tại VQG Núi Chúa ............................................ 25
4.3.2. Đánh giá công tác quản lý bảo tồn ĐDSH...................................................................... 25
4.3.3. Đề xuất một số giải phát bảo tồn ĐDSH cho VQG Núi Chúa. ....................................... 25
4.4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................................... 26
4.4.1 Phương pháp .................................................................................................................... 26
4.4.2 Dụng cụ, trang thiết bị nghiên cứu .................................................................................. 28
4.4.3 Thời gian tiến hành .......................................................................................................... 28
4.4.4 Xử lý số liệu...................................................................................................................... 28
Chương 5: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................................. 29
5.1. Đa dạng khu hệ động vật.................................................................................................... 29
5.1.1. Khu hệ thú ....................................................................................................................... 30
5.1.2. Khu hệ Chim: .................................................................................................................. 33
5.1.3. Khu hệ bò sát, ếch nhái ................................................................................................... 36
5.2. Hiện trạng về các giải pháp bảo tồn đã được áp dụng tại Vườn quốc gia Núi Chúa ......... 39
5.2.1. Chương trình bảo vệ rừng ............................................................................................... 39
5.2.2. Chương trình phục hồi sinh thái ..................................................................................... 39
5.2.3. Tham quan nghiên cứu .................................................................................................... 41
5.2.4. Chương trình giáo dục môi trường ................................................................................. 42
5.3. Các mối đe dọa đối với ĐDSH VQG Núi Chúa ................................................................ 44

5.3.1. Tình hình vi phạm luật lệ bảo tồn ................................................................................... 44

v


5.3.2. Đánh giá một số tác động chủ yếu .................................................................................. 46
5.4. Đề xuất một số giải pháp bảo tồn ĐDSH tại VQG Núi Chúa ............................................ 48
5.4.1. Giải pháp kinh tế- xã hội và giáo dục ............................................................................. 48
5.4.2. Bảo tồn tính nguyên vẹn của cảnh quan, nơi sống của các khu hệ sinh vật ................... 49
5.4.3. Đối với hệ sinh thái ở nước ............................................................................................. 49
5.4.4. Tiếp tục kiểm kê, nghiên cứu về đa dạng sinh vật ........................................................... 51
5.4.5. Quy hoạch phát triển du lịch sinh thái ............................................................................ 52
5.4.6. Nâng cao năng lực quản lý ban quản lý Vườn Quốc Gia ............................................... 52
5.4.7. Xây dựng một số trung tâm bảo tồn và giáo dục ............................................................ 52
5.4.8. Đầu tư và kêu gọi đầu tư ................................................................................................. 53
Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...................................................................... 54
6.1. Kết luận .............................................................................................................................. 54
6.2. Khuyến nghị ....................................................................................................................... 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO: ....................................................................................................... 57
PHỤ LỤC 

vi


Danh sách các chữ viết tắt
BVR: Bảo vệ rừng
CITES: Convention on International Trade in Endangered Species
DT: Diện tích
ĐTN: Đội tình nguyện
ĐDSH: Đa dạng sinh học

FIPI: Forest Inventory and Planning Institute
HST: Hệ sinh thái
IUCN: International Union for Conservation of Nature
KBTTN: Khu bảo tồn thiên nhiên
KBT: Khu bảo tồn
KVH-LS-MT: Khu văn hóa - lịch sử - văn hóa
LC-BS: Lưỡng cư - Bò sát
NN&PTNT: Nông nghiệp và phát triển nông thôn
UBND: Ủy ban nhân dân
UNDP: United Nations Development Program
UNEP: United Nations Environment Program
VQG: Vườn Quốc Gia
WCMC: World Conservation Monitoring Centre
WCPA: World Commission on Protected Areas
WRI: World Resources Institute
WWF: World Wildlife Fund

vii


Danh sách các bảng
Bảng 1.1. Số lượng và diện tích các khu bảo tồn trên thế giới (1993) ............................ 7 
Bảng 1.2. Số lượng và diện tích các khu bảo tồn trên thế giới (2003) ............................ 8 
Bảng 1.3: Hệ thống rừng đặc dụng ở Việt Nam từ năm 1962 đến năm 2004 ............. 11 
Bảng 2.1: Diện tích và dân số 6 xã vùng đệm VQG Núi Chúa ....................................... 21 
Bảng 2.2: Các nhóm dân tộc sống trong các xã xung quanh VQG ................................ 22 
Bảng 4.1: So sánh về thành phần phân loại học thú, chim, bò sát và ếch nhái của
VQG Núi Chúa với một số VQG ven biển khác ................................................................. 29 
Bảng 4.2: Danh sách các loài thú quý hiếm.......................................................................... 31 
Bảng 4.3: Danh sách các loài chim quý hiếm .................................................................... 344 

Bảng 4.4: Danh sách các loài bò sát, ếch nhái quý hiếm .................................................. 37 
Bảng 4.5: Thống kê các vụ việc vi phạm qua các năm .................................................... 455 

viii


Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Loài người đã bước vào thời đại công nghiệp với dân số lên đến hàng tỷ người
cùng với sự phong phú chưa từng có về ĐDSH (tổng số gen, loài và các HST trên trái
đất). Tuy nhiên đó cũng là lúc thế giới nhận ra rằng tài nguyên thiên nhiên là có giới
hạn và cái cách mà loài người tác động vào thiên nhiên đã đến mức báo động. ĐDSH
của hầu hết các hệ thống rừng nhiệt đới, ôn đới đến các hệ thống nước ngọt, biển đều
đang đối mặt với sự suy giảm và thoái hoá nghiêm trọng. Ước tính cứ mỗi ngày thì có
150 loài mất đi do ảnh hưởng từ các hoạt động của con người.
Có thể nhận thấy cuộc sống của con người phụ thuộc hoàn toàn vào tài nguyên
ĐDSH và các chức năng của HST. Điều này thể hiện qua việc ĐDSH ở một mức độ
nào đó là nguồn tài nguyên có vai trò quan trọng trong việc cung cấp cơ sở vật chất
cho cuộc sống con người: ở mức độ này, nó duy trì sinh quyển như một hệ thống chức
năng, ở một mức độ khác, nó cung cấp các vật liệu cơ bản cho nông nghiệp và nhu cầu
thiết thực khác. Do đó với tình trạng tài nguyên ĐDSH như hiện nay thì công tác bảo
tồn ĐDSH là thực sự cần thiết. Hiện nay bảo tồn ĐDSH cũng đang là mối quan tâm
của cộng đồng thế giới và đã được thông qua Hội nghị Thượng đỉnh của Liên hợp quốc
về Môi trường và Phát triển tại Rio de Janeiro (Bra-xin, năm 1992) và tiếp đó là Hội
nghị Thượng đỉnh tại Johannesburg (Nam Phi, năm 2002).
VQG Núi Chúa được thành lập vào năm 2003 với diện tích tự nhiên gần
30.000ha (phần đất liền khoảng 22.500ha và phần biển khoảng 7.500ha) với quần thể
núi nằm ven biển. Vườn cách thành phố Phan Rang - Tháp Chàm 20km, được xem là
mẫu chuẩn về HST khô hạn của các nước. Chính đặc điểm này đã tạo ra nguồn tài

nguyên ĐDSH vô tận của VQG, tuy nhiên đứng trước những mối đe doạ ngày càng lớn
từ bên ngoài nguồn tài nguyên đó liệu có được bảo tồn nguyên vẹn ?
Được sự cho phép của trường đại học Nông Lâm TP hồ Chí Minh, Khoa Tài
Nguyên và Môi Trường, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu giải pháp

1


bảo tồn ĐDSH tại Vườn Quốc Gia Núi Chúa, tỉnh Ninh Thuận”, với mong muốn đóng
góp vào nỗ lực bảo tồn ĐDSH cũng như bổ sung những lý luận thực tiễn trong công
tác quản lý của VQG.
1.2. Nội dung nghiên cứu
(1) Đánh giá hiện trạng tài nguyên ĐDSH tại VQG núi chúa
(2) Đánh giá công tác quản lý bảo tồn ĐDSH tại VQG Núi Chúa qua các dự án
và chương trình đã thực hiện tại Vườn
(3) Đề xuất một số giải pháp bảo tồn ĐDSH tại VQG Núi Chúa
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu khu hệ động vật VQG Núi Chúa và các ảnh hưởng
của cộng đồng địa phương đến quá trình quản lý, bảo tồn ĐDSH tại VQG Núi Chúa từ
năm 2003 đến nay.
1.4. Cấu trúc của đề tài
Luận văn gồm 56 trang: gồm 10 bảng, 14 tài liệu tham khảo và 8 phụ lục; được
cấu trúc thành 6 phần chính như sau:
• Chương 1: Đặt vấn đề
• Chương 2: Tổng quan
• Chương 3: Khái quát điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội tại khu vực
nghiên cứu
• Chương 4: Phạm vi - đối tượng - nội dung và phương pháp nghiên cứu
• Chương 5: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
• Chương 6: Kết luận - Khuyến nghị.


 
 

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. Một số khái niệm
2.1.1. Đa dạng sinh học
Theo Công ước ĐDSH, khái niệm "ĐDSH" (biodiversity, biological diversity)
có nghĩa là sự khác nhau giữa các sinh vật sống ở tất cả mọi nơi, bao gồm: các HST
trên cạn, trong đại dương và các HST thuỷ vực khác, cũng như các phức HST mà các
sinh vật là một thành phần; thuật ngữ này bao hàm sự khác nhau trong một loài, giữa
các loài và giữa các HST. ĐDSH có vai trò rất quan trọng đối với việc duy trì các chu
trình tự nhiên và cân bằng sinh thái. Đó là cơ sở của sự sống còn và thịnh vượng của
loài người, sự bền vững của thiên nhiên trên trái đất.
ĐDSH được xem xét theo 3 mức độ:
• ĐDSH ở cấp loài bao gồm toàn bộ các sinh vật sống trên trái đất, từ vi khuẩn
đến các loài thực, động vật và các loài nấm.
• Ở cấp quần thể ĐDSH bao gồm sự khác biệt về gen giữa các loài, khác biệt
về gen giữa các quần thể sống cách ly nhau về địa lý cũng như khác biệt giữa
các cá thể cùng chung sống trong một quần thể.
• ĐDSH còn bao gồm cả sự khác biệt giữa các quần xã mà trong đó các loài
sinh sống và các HST, nơi mà các loài cũng như các quần xã sinh vật tồn tại và
cả sự khác biệt của các mối tương tác giữa chúng với nhau.
Theo Temple, sinh học bảo tồn là tổng hợp của nhiều môn khoa học kinh điển,
nhằm cung cấp các nguyên tắc và phương thức tiếp cận cho các ứng dụng thực tiễn
quản lý các nguồn tài nguyên. Kinh nghiệm thu được từ thực tế được vận dụng để định

hướng cho các môn khoa học kinh điển có liên quan. Quan điểm của Temple còn cho
thấy, nghiên cứu về quản lý bảo tồn ĐDSH đòi hỏi phải tiếp cận đa ngành bao gồm cả
2 lĩnh vực tự nhiên và xã hội mới có thể giải quyết một cách đầy đủ và có hệ thống về
bảo tồn ĐDSH.

3


2.1.2. Hệ sinh thái
Thuật ngữ HST được A.G. Tansley đưa ra và định nghĩa năm 1935 trong bài
báo với tiêu đề: “The use and the abuse of Vegetational concepts and terms”, đăng ở
tạp chí Ecology số 16, trang 284-307. Từ đó đến nay, thuật ngữ này được diễn giải và
trình bày tuy có khác nhau, nhưng nội dung căn bản vẫn giống nhau. Cụ thể, khái niệm
về HST là:
HST (Ecosystem) là tổ hợp của một quần xã sinh vật và môi trường vật lý mà
quần xã đó tồn tại, trong đó các sinh vật tương tác với nhau và với môi trường để tạo
nên chu trình vật chất và sự chuyển hoá năng lượng. (Vũ Trung Tạng – Cơ sở sinh thái
học, t136).
Nói cách khác, HST bao gồm các sinh vật sống và các điều kiện tự nhiên (môi
trường vật lý) như ánh sáng, nước, nhiệt độ, không khí,... Điều quan trọng là tất cả các
điều kiện hữu sinh (biotic component) và vô sinh (abiotic component) tác động tương
hỗ với nhau và giữa chúng luôn xảy ra quá trình trao đổi năng lượng, vật chất và thông
tin.
Các đặc trưng của HST có thể kể đến như:
• HST là một hệ thống, luôn vận động và biến đổi không ngừng, trạng thái
tĩnh chỉ là tương đối và tạm thời.
• HST là một hệ thống cân bằng động và có khả năng tự điều chỉnh, cơ chế
điều chỉnh thông qua sự điều chỉnh về số lượng sinh vật trong quần xã và
điều chỉnh tốc độ của chu trình vật chất và dòng năng lượng.
• HST có tính đa dạng càng cao thì tính bền vững càng lớn.

2.1.3. Lý thuyết về bảo tồn đa dạng sinh học
a. Khái niệm
Bảo tồn đa dạng sinh học (Conservation of biodiversity) là việc quản lý mối tác
động qua lại giữa con người với các gen, các loài và các hệ sinh thái nhằm mang lại lợi
ích lớn nhất cho thế hệ hiện tại và vẫn duy trì tiềm năng của chúng để đáp ứng nhu cầu

4


và nguyện vọng của các thế hệ tương lai (Từ điển Đa dạng sinh học và phát triển bền
vững, 2001).
Nguyên lý khoa học của bảo tồn đa dạng sinh học chính là sinh học bảo tồn.
Theo Soule (1985): Sinh học bảo tồn là một khoa học đa ngành được xây dựng nhằm
hạn chế các mối đe doạ đối với đa dạng sinh học với hai mục đích - một là tìm hiểu
những tác động tiêu cực do con người gây ra đối với các loài, các hệ sinh thái; hai là
xây dựng các phương pháp tiếp cận để hạn chế sự tuyệt diệt của các loài.
b. Các phương thức bảo tồn chính
Để bảo tồn nguồn tài nguyên động thực vật nói riêng và đa dạng sinh học nói
chung, hiện nay có 2 phương thức chủ yếu, đó là bảo tồn tại chỗ (In-situ) và bảo tồn
chuyển chỗ (Ex- situ)
Bảo tồn tại chỗ (In-situ conservation):
Phương thức này nhằm bảo tồn các hệ sinh thái và các sinh cảnh tự nhiên để
duy trì và khôi phục quần thể các loài trong môi trường tự nhiên của chúng. Đối với
các loài được thuần hoá, bảo tồn in-situ chính là bảo tồn chúng trong môi trường sống
nơi đã hình thành và phát triển các đặc điểm đặc trưng của chúng. Do vậy, bảo tồn insitu cũng là hình thức lý tưởng trong bảo tồn nguồn gen.
Theo Roche (1975) ở những nơi có thể áp dụng các biện pháp bảo vệ có hiệu
quả thì bảo tồn in-situ cho cả hệ sinh thái là phương pháp lý tưởng. Chẳng hạn để bảo
tồn nguồn gen cây rừng thì phương thức bảo tồn in-situ được thể hiện qua việc xây
dựng các khu rừng cấm tự nhiên nghiêm ngặt (Strict Natural Reserve - SNR) xác lập
tình trạng hợp pháp trong các đơn vị lớn hơn như các khu rừng cấm và các công viên

quốc gia.
Loại hình bảo tồn In-situ hiện đang được phát triển mạnh trên thế giới là việc
xây dựng các khu bảo vệ (Protected areas). Khu bảo vệ là một vùng đất hay biển đặc
biệt được dành cho việc bảo vệ và duy trì tính đa dạng sinh học, các tài nguyên thiên
nhiên, tài nguyên văn hoá và được quản lý bằng các hình thức hợp pháp hay các hình
thức hữu hiệu khác (IUCN, 1994).

5


Loại hình và phân hạng các loại hình khu bảo vệ ở những quốc gia trên thế giới
hiện có nhiều điểm khác nhau. IUCN (1994) đã đưa ra 6 loại hình khu bảo vệ như sau:
• Khu bảo vệ nghiêm ngặt (Strict Protection)
• Vườn quốc gia (National park) hay khu bảo tồn hệ sinh thái và giải trí
(Ecosystem conservation and recreation)
• Thắng cảnh thiên nhiên (Natural monument)/ Bảo tồn đặc điểm tự nhiên
(Conservation of natural feature)
• Khu dự trữ thiên nhiên có quản lý (Conservation through active management)/
Khu bảo tồn sinh cảnh/ bảo tồn loài (Habitat/ Species management area)
• Khu bảo tồn cảnh quan đất liền/ cảnh quan biển (Protected Landscape/
Seascape)
• Sử dụng bền vững các hệ sinh thái tự nhiên (Sustainable use of natural
ecosystem) hay Khu quản lý tài nguyên (Managed resource protected area)
Bảo tồn chuyển chỗ (Ex-situ conservation):
Bảo tồn chuyển chỗ là một bộ phận quan trọng trong chiến lược tổng hợp nhằm
bảo vệ các loài đang có nguy cơ bị tuyệt diệt (Falk, 1991).
Đây là phương thức bảo tồn các hợp phần của đa dạng sinh học bên ngoài sinh
cảnh tự nhiên của chúng. Thực tế, bảo tồn chuyển chỗ hay bảo tồn nơi khác là phương
thức bảo tồn các cá thể trong những điều kiện nhân tạo dưới sự giám sát của con
người.

Đối với nhiều loài hiếm thì bảo tồn tại chỗ chưa phải là giải pháp khả thi trong
những điều kiện áp lực của con người ngày càng gia tăng. Nếu quần thể còn lại là quá
nhỏ để tiếp tục tồn tại, hoặc nếu như tất cả những cá thể còn lại được tìm thấy ở ngoài
khu bảo vệ thì bảo tồn tại chỗ sẽ không có hiệu quả. Trong trường hợp này, giải pháp
duy nhất để ngăn cho loài khỏi bị tuyệt chủng là bảo tồn chuyển chỗ.
Bảo tồn chuyển chỗ thường gặp phải những khó khăn như: chi phí lớn; khó
nghiên cứu đối với các loài có vòng đời phức tạp, có chế độ dinh dưàng thay đổi mỗi

6


khi chúng lớn lên và do đó môi trường sống của chúng thay đổi theo; khó áp dụng cho
các loài không thể sinh sản (động vật) hoặc tái sinh (thực vật) ngoài môi trường sống
tự nhiên.
Một số hình thức bảo tồn chuyển chỗ thông dụng:
• Vườn động vật hay vườn thú (Zoo)
• Bể nuôi (Aquarium)
• Vườn thực vật và vườn cây gỗ (Botanical garden and arboretum)
• Ngân hàng hạt giống (Seed bank)
2.2. Bảo tồn đa dạng sinh học
2.2.1. Trên thế giới
Bảo tồn thông qua việc thiết lập hệ thống các VQG là ý tưởng đầu tiên xuất hiện
ở Hoa Kỳ từ thế kỷ XIX bằng việc thành lập VQG Yellowstone ngày 1 tháng 3 năm
1872. Đến năm 1993, toàn thế giới đã có đến 8.619 khu bảo tồn, chiếm diện tích
7.922.660 km2 (bảng 1.1).

Bảng 2.1: Số lượng và diện tích các khu bảo tồn trên thế giới (1993)

Vùng
Châu Phi

Châu Á
Bắc và Trung Mỹ
Nam Mỹ
Châu Âu
Liên Xô (cũ)
Châu Úc
Thế giới

Các KBT
Các khu được quản lý
(Phân loại của IUCN I - V)
(Phân loại của IUCN I - V)
% tổng DT
Số
DT
% tổng
Số
DT
2
2
lượng
(km )
DT
lượng
(km )
704 1.388.930
4,6
1.562
746.360
2,5

2.181 1.211.610
4,4
1.149
309.290
1,1
1.752 2.632.500
11,7
243
161.470
0,7
667 1.145.960
6,4
679 2.279.350
12,7
2.177
455.330
9,3
143
40350
0,8
218
243.300
1,1
1
4000
0,6
90
845.040
9,9
91

50.000
0,6
8.619 7.922.660
5,9
3.868 3.588.480
2,7
Nguồn: WRI/ UNEP/ UNDP, 1994

7


Bảng 2.2: Số lượng và diện tích các khu bảo tồn trên thế giới (2003)
Vùng
Châu Phi

Châu Á

Bắc và Trung
Mỹ
Nam Mỹ
Châu Âu
Châu Úc
Thế giới

Các khu bảo tồn (Phân loại của IUCN I - VI)
Số lượng
DT (km2)
% tổng DT
8.590
4.366.008

Đông – Nam Phi: 17,17
Bắc Phi – Trung Đông: 9,92
Tây – Trung Phi: 8,77
6.201
2.100.427
Tây Á: 8,77
Nam Á: 6,87
Đông Nam Á: 16,39
14.131
4.698.227
Trung Mỹ: 27,86
Bắc Mỹ: 20,79
2.749
4.137.180
22,2
43.018
750.225
14,63
8.724
1.187.320
14,82
102.102 18.763.407
12,65
Nguồn: UNEP/ WCMC/ WCPA/ IUCN, 2003

Từ bảng 2.1, bảng 2.2 cho thấy: hệ thống khu bảo tồn trên toàn thế giới không chỉ
tăng về số lượng mà còn tăng về diện tích ở tất cả các châu lục.Điều này thể hiện sự
quan tâm của các quốc gia trên phạm vi toàn cầu về bảo tồn ĐDSH,nhằm nỗ lực hạn
chế sự tác động có hại đến các HST tự nhiên đặc thù, góp phần thúc đẩy tiến trình phát
triển bền vững.

Từ những năm 60 của thế kỷ XX, vấn đề bảo tồn đã được chú trọng. Mở đầu là
việc tổ chức Hội nghị Thế giới các VQG lần thứ nhất; vấn đề đào tạo chuyên nghiệp về
quản lý động vật hoang dã cũng đã được quan tâm; các chương trình hỗ trợ bảo tồn
bằng nhiều hình thức khác nhau như hưởng lợi từ động vật hoang dã, con người và
sinh quyển cũng đã được triển khai. Điều đặc biệt quan trọng là cứ 10 năm một lần,
Hội nghị các VQG và KBT được tổ chức, bắt đầu từ việc hỗ trợ các KBT đến việc chú
ý nhiều đến các KBT ở những vùng nhiệt đới, việc gặp gỡ của các tổ chức bảo tồn và
các Chính phủ tại các hội nghị đã rút ra được nhiều kinh nghiệm từ thực tế cũng như
cơ hội để các nước có tiếng nói chung về vấn đề bảo tồn. Càng về sau, hội nghị càng
chú trong nhiều đến tình hình thực tiễn của hoạt động bảo tồn, cụ thể là việc thông qua

8


hiệp ước Durban và kế hoạch hành động tại hội nghị lần thứ V. Với các kết quả đưa ra
thì vấn đề quyền lợi của người dân bản địa cũng như thừa nhận kiểu quản lý bảo tồn
theo truyền thống, văn hoá cộng đồng được quan tâm song song với việc cải thiện chất
lượng quản lý bảo tồn ở địa phương; chú trọng đến thế hệ trẻ trong điều hành quản lý,
xây dựng hệ thống các khu bảo tồn liên kết, cải thiện công tác truyền thông và giáo dục
nhằm đáp ứng bảo tồn ĐDSH và phát triển bền vững. Thông qua các hội nghị thượng
đỉnh toàn cầu, nhiều công ước có liên quan đến bảo tồn ĐDSH đã được thảo luận, tán
thành và nhiều nước đã tham gia ký kết, trong đó quan trọng hơn hết là các Công ước
CITES, Công ước Ramsar, Công ước ĐDSH.
Có thể nói rằng, trên thế giới đến nay mặc dù vẫn còn nhiều khó khăn, thách
thức, nhưng bảo tồn ĐDSH đã được quan tâm một cách toàn diện. Công tác quản lý
bảo tồn ĐDSH không chỉ tập trung bảo vệ tài nguyên, xây dựng hệ thống các khu bảo
tồn liên kết; mà còn chú trọng đến giáo dục đào tạo về quản lý và nâng cao hiệu quả
trong điều hành cũng như nhận thức bảo tồn; chú ý đến khía cạnh xã hội nhân văn
trong bảo tồn như phối hợp bảo tồn, bảo tồn dựa vào cộng đồng, chia sẻ lợi ích từ bảo
tồn nhằm hướng đến đích cuối cùng là sử dụng bền vững các thành phần của ĐDSH,

cũng như chia sẻ các lợi ích có được từ việc sử dụng các nguồn tài nguyên di truyền,
một cách bình đẳng và công bằng.
2.2.2. Ở Việt Nam
a. Quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng
Việt Nam được xem là một trong những nước thuộc vùng Đông Nam Á giàu về
ĐDSH. Do sự khác biệt lớn về khí hậu từ vùng gần xích đạo tới giáp vùng cận nhiệt
đới, cùng với sự đa dạng về địa hình đã tạo nên sự đa dạng về thiên nhiên và cũng do
đó mà Việt Nam có tính ĐDSH cao. Một dải rộng các thảm thực vật bao gồm nhiều
kiểu rừng phong phú đã được hình thành ở các độ cao khác nhau, như các rừng thông,
rừng hổn loại lá kim và lá rộng, rừng khô cây họ dầu ở các tỉnh vùng cao, rừng ngập
mặn chiếm ưu thế ở các đồng bằng châu thổ sông Cửu Long và sông Hồng, rừng tràm
ở đồng bằng Nam bộ và rừng hổn loại tre nứa ở nhiều nơi.

9


Năm 1986, chính phủ nước Việt Nam đã thành lập một hệ thống 87 khu bảo tồn
được gọi là các khu rừng đặc dụng, trong đó có 56 VQG và khu bảo tồn thiên nhiên, 31
khu rừng văn hoá, lịch sử, phong cảnh đẹp với diện tích khoảng 880.000 ha
Hệ thống rừng đặc dụng với 3 hạng: VQG, Khu bảo tồn thiên nhiên, Khu văn
hoá - lịch sử môi trường
Ngoài hệ thống khu bảo tồn, đã có một số hình thức khu bảo tồn khác được
công nhận:
• 4 khu dự trữ sinh quyển: rừng ngập mặn Cần Giờ (Tp Hồ Chí Minh), VQG
Cát Tiên (Đồng Nai, Lâm Đồng và Bình Phước), quần đảo Cát Bà (Tp Hải
Phòng) và đất ngập nước đồng bằng Sông Hồng
• 2 khu di sản thiên nhiên thế giới: Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) và Phong
Nha – Kẻ Bàng (Quảng Bình)
• 4 khu di sản thiên nhiên của ASEAN: VQG Ba Bể (Bắc Cạn), VQG Hoàng
Liên Sơn (Lào Cai), VQG Chư Mom Rây (Kon Tum) và VQG Kon Ka Kinh

(Gia Lai)
• 2 khu Ramsar: VQG Xuân Thuỷ (Nam Định) và khu đất ngập nước Bàu Sấu
thuộc VQG Cát Tiên (Đồng Nai)

3,000,000

Diện tích (ha)

2,500,000

2,000,000

1,500,000

1,000,000

500,000

0
1962

1976

1986

1997
Năm

2000


2003

2004

Biểu đồ 2.1. Diện tích rừng đặc dụng ở Việt Nam từ năm 1962 đến năm 2004

10


Bảng 2.3 : Hệ thống rừng đặc dụng ở Việt Nam từ năm 1962 đến năm 2004
Năm

1962

1976

1986

1997

2000

2003

2004

Số
khu
Diện
tích

(ha)
%
tổng
diện
tích
Tên
gọi

1

10

87

91

102

121

126

25.000

44.310 880.022 1.861.045 2.054.931 2.518.339 2.541.675

0,07

Rừng
cấm


0,13

Rừng
cấm
gồm:
3
KBTTN
7 KVH
- LS

2,7

5,6

6,2

7,6

7,8

Rừng
Rừng đặc Rừng đặc Rừng đặc Rừng đặc
đặc
dụng
dụng
dụng
dụng
dụng
gồm:

gồm:
gồm:
gồm:
gồm:
10 VQG 12 VQG 27 VQG 28 VQG
7 VQG 56
72
57
48
49
KBTTN KBTTN KBTTN KBTTN
KBTTN 25 KVH - 18 KVH - 37 KVH - 50 KVH 31
LS - MT LS - MT LS - MT LS - MT
KVH LS MT
Nguồn: Tổng hợp theo số liệu của Phân hội các VQG và
KBTTN, 2001; Bộ NN&PTNT và Chương trình BirdLife
Quốc tế tại Việt Nam, 2004, Bộ Nông nghiệp và PTNT,2005.

Năm 1992, lần đầu tiên Việt Nam xuất bản Sách Đỏ và được tái bản có những
điều chỉnh cập nhật vào năm 2000. Đồng thời nhiều văn bản luật và dưới luật liên quan
khác cũng đã được ban hành và xây dựng Chương trình Nâng cao nhận thức môi
trường năm 2001.
Đến nay ở Việt Nam đã có Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, đã quy định việc bảo
vệ và phát triển nguồn tài nguyên động, thực vật rừng, quy định cụ thể về quản lý hệ
thống rừng đặc dụng.
Ngoài ra trong phong trào chung của toàn thế giới về bảo tồn và phát triển bền
vững, Việt Nam cũng đã tham gia ký kết nhiều công ước quốc tế về môi trường có liên

11



quan và đặc biệt là: “Công ước ĐDSH”(1993) và “Công ước CITES”(1994). Việc xây
dựng Kế hoạch Hành động ĐDSH của Việt Nam, đã thể hiện quyết tâm trong bảo vệ
ĐDSH của nước ta.
b. Tiêu chí xác định các Khu bảo tồn ở Việt Nam
Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã đưa ra 6 tiêu chí để xác định các
Khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia:
- Có các loài động thực vật hoặc các loài sống ở rặng san hô, có cảnh quan địa
lý giá trị về mặt khoa học, giáo dục, tinh thần, phục hồi sức khoẻ.
- Có ít nhất một loài động vật đặc hữu trong năm loài được ghi trong sách đỏ
Việt Nam (ngoại trừ các Khu bảo tồn biển vì sách đỏ không liệt kê các loài sống ở rạn
san hô).
- Có điều kiện phát triển giáo dục môi trường và du lịch sinh thái mà không ảnh
hưởng đến các mục tiêu bảo tồn.
- Diện tích tối thiểu từ 5.000 ha trở lên đối với các Khu bảo tồn trên đất liền, từ
3.000 ha trở lên đối với các Khu bảo tồn trên biển, từ 1.000 ha trở lên đối với các vùng
đất ngập nước.
- Diện tích các HST tự nhiên có ĐDSH phải chiếm ít nhất 70% trong các Khu
bảo tồn.
- Tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp và đất thổ cư so với diện tích các Khu bảo tồn
thiên nhiên phải nhỏ hơn 5% các Khu bảo tồn thiên nhiên do Chính phủ, Bộ liên quan
hoặc UBND các tỉnh, thành phố quyết định thành lập.
c. Một số nguyên lý áp dụng ở các Khu bảo tồn và dân địa phương.
- Nguyên lý 1. Dân địa phương có những mối liên kết lâu đời với thiên nhiên và
có sự hiểu biết sâu rộng về thiên nhiên.
- Nguyên lý 2. Những thoả thuận giữa các tổ chức bảo tồn (gồm các cơ quan quản
lý khu bảo vệ và dân bản địa truyền thống) đối với việc thành lập và quản lý khu bảo vệ sẽ
dựa vào việc tôn trọng đầy đủ đối với quyền lợi của người dân.

12



- Nguyên lý 3. Các nguyên tắc của sự phân quyền, sự tham gia, sự minh bạch và
trách nhiệm giải trình sẽ được đề cập đến trong tất cả các nội dung.
- Nguyên lý 4. Dân bản địa truyền thống được phân chia đầy đủ và công bằng
các lợi ích với Khu bảo tồn.
- Nguyên lý 5. Quyền hạn của dân bản địa truyền thống trong mối liên hệ với
khu bảo vệ thường chịu trách nhiệm quốc tế do nhiều vùng đất, lãnh thổ, nguồn nước,
vùng ven biển và các tài nguyên khác mà họ sở hữu hay sử dụng vượt qua biên giới
nhiều quốc gia.
Tháng 9 năm 2003, Thủ tướng Chính Phủ đã phê duyệt Chiến lược Quản lý Hệ
thống Khu bảo tồn Thiên nhiên Việt Nam đến năm 2010 (MASPAS). Mục đích của
Chiến lược là thiết lập, tổ chức và quản lý có hiệu quả hệ thống Khu bảo tồn thiên
nhiên một cách thống nhất, bao gồm các HST rừng, đất ngập nước và biển.
Chiến lược đã xác định 5 lĩnh vực cần có những hành động cấp thiết để bảo vệ
và phát triển hệ thống Khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam:
- Quản lý cảnh quan;
- Sự tham gia của cộng đồng địa phương;
- Phát triển hợp lý kết cấu hạ tầng;
- Đổi mới tài chính;
- Cải cách thể chế.
2.3. Tổng quan về VQG Núi Chúa
2.3.1. Lịch sử hình thành VQG Núi Chúa
Ninh Thuận là một tỉnh ven biển cực Nam Trung bộ. Chế độ khí hậu thuộc loại
hình khô nóng, khắc nghiệt, lượng mưa trung bình hàng năm ở một số vùng thuộc loại
thấp nhất của cả nước.
VQG Núi Chúa là khu rừng khô hạn tự nhiên nằm trong vùng khô hạn nhất của
tỉnh, có HST rừng khô hạn đặc trưng hiếm thấy ở nước ta với nhiều tập đoàn sinh vật
quần tụ rất phong phú và đa dạng về số lượng cũng như chủng loài. Theo kết quả điều


13


tra năm 2001-2002, các nhà khoa học đã phát hiện có 1.265 loài thực vật, 306 loài động
vật, đặc biệt có nhiều loài động thực vật quý hiếm.
Năm 1993 trở về trước, tài nguyên VQG Núi Chúa thường xuyên bị tàn phá
làm cho diện tích rừng ngày càng suy giảm, môi trường sinh thái của nhiều loài động
thực vật bị thu hẹp, nhiều nguồn gen động thực vật quý hiếm đang có nguy cơ bị tiêu
diệt. Hậu quả đó làm cho môi trường tự nhiên vốn đã khắc nghiệt càng có nguy cơ
“hoang mạc hoá”.
VQG Núi Chúa được thành lập tháng 7/2003 trên cơ sở chuyển hạng từ Khu
Bảo tồn thiên nhiên Núi Chúa, tiền thân là Ban quản lý rừng phòng hộ ven biển Thuận
Bắc được thành lập tháng 8/1993. Lâm phần của Vườn thuộc địa giới của 05 xã thuộc
huyện Ninh Hải.
Theo quyết định số 134/2003/QĐ-CP ngày 09/07/2003 của Thủ tướng Chính
phủ, tổng diện tích tự nhiên VQG Núi Chúa là 29.865 ha, trong đó:
- Phần diện tích trên đất liền: 22.513 ha
- Phần diện tích trên biển: 7.352 ha
Vùng đệm của VQG Núi Chúa có diện tíchlà 7.350 ha
2.4.2 Chức năng và nhiệm vụ VQG Núi Chúa
• Bảo tồn tính ĐDSH của HST rừng, biển Nam Trung Bộ, đặc biệt là HST
rừng khô tiêu biểu và độc đáo của Việt nam với các loài động, thực vật rừng
biển đặc hữu quý hiếm, phát huy những giá trị và chức năng của rừng trong việc
bảo vệ môi trường.
• Phục vụ nghiên cứu khoa học, giáo dục về môi trường và hợp tác quốc tế về
bảo tồn thiên nhiên.
• Khai thác tiềm năng thiên nhiên, phát triển du lịch sinh thái, góp phần phát
triển kinh tế xã hội địa phương, đặc biệt là các xã vùng đệm của VQG.

14



2.4.3 Cơ cấu hoạt động và bộ máy tổ chức VQG Núi Chúa
Ban giám đốc
2 người

p. hành chính
tổng hợp
7 người

p. khoa học
kỹ thuật
8 người

P.du lịch-giáo
dục MT
3 người

Hạt kiểm lâm
40 người

2.4.4 Các hoạt động quản lý bảo tồn đa dạng sinh học

Thành lập từ năm 1993 đến 1998: là Ban quản lý rừng phòng hộ Núi Chúa, có
kinh nghiệm trong hoạt động quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng và triển
khai các hoạt động truyền thông.
Từ năm 1998 đến 2003: chuyển hạng thành khu bảo tồn thiên nhiên Núi Chúa
tiếp tục thực hiện các chương trình, các dự án như dự án 661/TTg (chương trình 5 triệu
ha rừng), dự án bảo tồn rùa biển do WWF Đông Dương chương trình Việt Nam tài trợ.
Từ 2003 đến nay, VQG Núi Chúa tiếp tục thực hiện các dự án như dự án

661/TTg, dự án bảo tồn rùa biển, dự án bảo tồn san hô, dự án nhỏ trong trong khuôn
khổ dự án tài trợ VQG Núi Chúa, dự án vùng đệm VQG Núi Chúa… đồng thời hợp tác
với các cơ quan khoa học, trường đại học (Viện sinh học nhiệt đới, Viện sinh thái và
tài nguyên sinh vật, Phân viện điều tra quy hoạch rừng 2, trường đại học nông lâm…)
trong các chương trình điều tra, nghiên cứu HST và khu hệ động, thực vật.
2.4.5 Tài nguyên đa dạng sinh học Vườn Quốc Gia Núi Chúa
a. Tài nguyên sinh vật rừng
Thành phần thực vật:
Theo kết quả điều tra của các nhà khoa học cho thấy hệ thực vật rừng ở VQG Núi
Chúa khá phong phú và đa dạng mang tính khô hạn rõ rệt gồm hai HST là khô hạn
nhiệt đới và thường xanh ẩm nhiệt đới. Gồm có 6 kiều rừng chính sau:

15


• Kiểu thực vật trên cát biển
• Kiểu rừng thưa cây lá rộng hơi khô nhiệt đới
• Kiểu truông gai hạn nhiệt đới
• Kiểu trảng cây to cây bụi cỏ cao khô nhiệt đới
• Kiều rú kín lá cứng hơi khô nhiệt đới
• Kiểu rừng kín thường xanh hơi ẩm nhiệt đới núi thấp
Với 6 kiểu rừng trên các nhà khoa học đã nghiên cứu điều tra ghi nhận được
1265 loài thực vật bậc cao có mặt trên cạn nằm trong 85 bộ, 147 họ và 596 chi thuộc 7
ngành thực vật khác nhau (ở Việt Nam có 8 ngành thực vật bậc cao có mạch hiện đang
sống thì ở VQG Núi Chúa đã có đại diện của 7 ngành chiếm 87%, chỉ thiếu ngành Cỏ
Tháp Bút).
Thực vật ở VQG Núi chúa ngoài khả năng sinh khối về gỗ, có khoảng 390 có
thể chế biến làm dược liệu (chiếm 30,1% số loài thực vật của VQG) như: Huyết giác,
Quyển bá trường sanh, Lọ nồi ô rô… Trên 100 loài thuộc nhóm cây làm cảnh và nhiều
loài có thể làm thức ăn như: Mai, Thiên tuế, Đỗ quyên, Phong lan…

Thành phần động vật
Kết quả điều tra động vật rừng ban đầu đã ghi nhận được 306 loài động vật có
xương sống thuộc 89 họ, 29 bộ của 4 lớp động vật, trong đó: Lớp Thú (Manmalia) có
72 loài thuộc 23 họ và 8 bộ, lớp Chim (Aves) có 181 loài thuộc 49 họ và 17 bộ, Bò sát
(reptilia) có 36 loài thuộc 13 họ và 3 bộ, Lưỡng thể (Amphibia) có 17 loài thuộc 4 họ
và 1 bộ.
b. Tài nguyên sinh vật biển
Nằm trong giới hạn từ Mũi Đá Vách phía bắc cửa đầm Vĩnh Hy kéo dài đến
Hòn Chông, chiều dài đường bờ khoảng 24,5 km, nơi có chiều rộng nhất từ bờ ra là 4,5
km. là nơi phân bố của nhiều loài sinh vật biển như sau:
Về san hô: Tổng cộng có khoảng 307 loài san hô cứng tạo rạn thuộc 59 giống, 15
họ. Trong đó có 46 loài được ghi nhận phân loại mới. Hầu hết các dãy rạn san hô đều

16


trong tình trạng khá tốt với độ che phủ san hô cứng trung bình là 30%, phân bố từ dưới
10% đến ở 50%, độ che phủ cao nhất ở những điểm nước cạn như Hòn Đeo, Bãi Lớn
Điểm đặc biệt là sự phát triển rộng các dãy rạn chịu ảnh hưởng của thủy triều
kéo dài ngoài khơi từ các khu vực lân cận Mỹ Hòa - Thái An - Hang Rái, sâu từ 8 đến
15m, xa dần về phía bắc, mức độ các dãy rạn phát triển theo độ dốc hình thành dãy rạn
riềm hẹp ven bờ (Khu vực Hòn Tai và Bình Tiên) và các dãy rạn nhỏ nối với nhau (Bãi
Nhỏ). Các khu vực phong phú nhất như Bãi Nhỏ, Bãi Hỏm, Hang Rái có hơn 1/3 trên
tổng số san hô cứng (>110 trong số 307 loài).
Chiều dài rạn san hô ở Hang Rái, Mỹ Hòa có thể rộng trên 1 km từ bờ ra. Phần
lớn các rạn san hô trong khu vực này thuộc vào dạng rạn riềm với hai loại: rạn riềm
điển hình (chiếm tỷ lệ lớn) và không điển hình, điều đó chứng tỏ rạn san hô trong khu
vực này có điều kiện phát triển thuận lợi.
Về rùa biển: Vùng biển xã Vĩnh Hải, tỉnh Ninh Thuận được xem là vùng có quần
thể Rùa biển lớn thứ hai ở Việt Nam (sau VQG Côn Đảo), với 3 loài:

- Rùa xanh (Vích) (Chelonia mydas)
- Đú(Quản Đồng) (Lepidochelys olivacea)
- Đồi mồi (Eretmochelys imbricata)

 
 

17


×