BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT QUY TRÌNH SẢN XUẤT TỦ FGF 331 TẠI NHÀ
MÁY SATIMEX CHI NHÁNH THỦ ĐỨC
Họ và tên sinh viên: TRẦN VĂN LUÂN
Ngành: CHẾ BIẾN LÂM SẢN
Niên khóa : 2006-2010
Tháng 7 năm 2010
KHẢO SÁT QUY TRÌNH SẢN XUẤT TỦ FGF 331 TẠI NHÀ
MÁY SATIMEX CHI NHÁNH THỦ ĐỨC
Tác giả
TRẦN VĂN LUÂN
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng kỹ sư ngành Chế biến lâm sản
Giáo viên hướng dẫn:
Tiến sĩ HOÀNG THỊ THANH HƯƠNG
Tháng 7 năm 2010
i
LỜI CÁM ƠN
Tôi xin chân thành cám ơn:
Ban giám hiệu cùng toàn thể quý thầy cô Trường Đại học Nông Lâm thành phố
Hồ Chí Minh. Thầy cô khoa Lâm Nghiệp đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn trong suốt
thời gian tôi theo học tại trường.
TS.Hoàng Thị Thanh Hương đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực
hiện đề tài.
Tập thể anh chị em công nhân và ban lãnh đạo nhà máy SATIMEX chi nhánh
Thủ Đức đã giúp đỡ tôi trong thời gian thực tập.
Tập thể lớp Chế Biến Lâm Sản khóa 32 đã động viên, giúp đỡ tôi trong thời gian
học tập và làm đề tài tốt nghiệp.
Thành phố Hồ Chí Minh, 7/2010
Sinh viên thực hiện
Trần Văn Luân
ii
TÓM TẮT
Đề tài “Khảo sát quy trình sản xuất tủ FGF 331 tại nhà máy Satimex chi nhánh
Thủ Đức” được thực hiện tại nhà máy Satimex phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức.
Thời gian thực hiện từ ngày 22/3 đến ngày 22/5/2010. Với phương pháp theo dõi trực
tiếp tình hình sản xuất tại xí nghiệp và thu thập những số liệu cần thiết cho quá trình
tính toán, những số liệu thu thập sẽ được xử lí trên máy tính bằng phần mềm Excel,
sản phẩm được minh họa bằng phần mềm AutoCad.
Sản phẩm tủ FGF 331 là sản phẩm tủ giả cổ được sản xuất theo đơn đặt hàng từ
Italia. Nguyên liệu chủ yếu là gỗ cao su và thông, sử dụng những liên kết đinh, chốt
gỗ, vis rất chắc chắn. Tỉ lệ lợi dụng gỗ 70,18%, tỉ lệ khuyết tật gỗ 12,33%, hệ số sử
dụng máy đạt 91,97%.
iii
MỤC LỤC
Trang
TRANG TỰA ...................................................................................................................i
LỜI CÁM ƠN ..................................................................................................................ii
TÓM TẮT...................................................................................................................... iii
MỤC LỤC ......................................................................................................................iv
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... vii
DANH SÁCH CÁC HÌNH .......................................................................................... viii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ...........................................................................................ix
LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................................. 1
Chương 1 MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 2
1.1. Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................................. 2
1.2. Mục đích, mục tiêu nghiên cứu .................................................................................. 2
1.2.1. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................ 2
1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................. 3
1.2.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ................................................................................... 3
1.3. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................... 3
Chương 2 TỔNG QUAN................................................................................................. 4
2.1. Tổng quan ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam .................................................. 4
2.1.1. Thuận lợi ................................................................................................................... 4
2.1.2. Khó khăn................................................................................................................... 5
2.2. Vài nét sơ lược về nhà máy Satimex chi nhánh Thủ Đức ............................................. 6
2.2.1. Giới thiệu về nhà máy............................................................................................... 6
2.2.2. Nguyên liệu............................................................................................................... 6
2.2.3. Sản phẩm .................................................................................................................. 7
2.2.4. Tình hình máy móc thiết bị tại nhà máy ................................................................... 9
2.2.5. Sơ đồ tổ chức nhà máy Satimex chi nhánh Thủ Đức ............................................. 10
2.2.6. Chức năng và nhiệm vụ các bộ phận ...................................................................... 10
2.2.7. Chức năng của các xưởng ....................................................................................... 11
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................... 12
iv
3.1. Nội dung nghiên cứu .................................................................................................. 12
3.1.1. Khảo sát nguyên liệu sản xuất sản phẩm ................................................................ 12
3.1.2. Khảo sát sản phẩm .................................................................................................. 12
3.1.3. Khảo sát quy trình sản xuất sản phẩm .................................................................... 12
3.1.4. Tính toán tỷ lệ lợi dụng gỗ, tỷ lệ khuyết tật gỗ trong quá trình sản xuất................ 13
3.1.5. Tính toán năng suất thiết bị .................................................................................... 13
3.1.6. Đề xuất một số biện pháp nhằm hoàn thiện quy trình sản xuất .............................. 13
3.2. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 13
3.2.1. Phương pháp phân tích sản phẩm và tìm hiểu quy trình sản xuất .......................... 13
3.2.2. Phương pháp tính toán tỷ lệ lợi dụng gỗ ................................................................ 13
3.2.3. Phương pháp xác định các dạng khuyết tật và tỷ lệ các dạng khuyết tật................ 14
3.2.4 Phương pháp xác định độ tin cậy cần thiết trong việc lấy mẫu khảo sát tỷ lệ khuyết
tật ........................................................................................................................................ 14
3.2.5. Phương pháp xác định hệ số sử dụng máy ............................................................. 15
3.2.6. Phương pháp xác định năng suất thiết bị ................................................................ 15
3.3. Phương pháp xử lý số liệu ........................................................................................ 15
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................................... 16
4.1. Kết quả khảo sát nguyên liệu .................................................................................... 16
4.1.1. Nguyên liệu sử dụng tại công ty ............................................................................. 16
4.1.2. Nguyên liệu sản xuất sản phẩm .............................................................................. 17
4.2. Kết quả khảo sát sản phẩm tủ FGF 331 .................................................................... 17
4.2.1. Mô tả đặc điểm sản phẩm ....................................................................................... 17
4.2.2. Chức năng sản phẩm............................................................................................... 20
4.2.3. Phân tích kết cấu sản phẩm...................................................................................... 21
4.3. Khảo sát quy trình sản xuất sản phẩm ...................................................................... 23
4.3.1. Công đoạn lựa chọn nguyên liệu và pha phôi......................................................... 23
4.3.2. Công đoạn sơ chế.................................................................................................... 24
4.3.3. Công đoạn tinh chế, định vị và định hình ............................................................... 26
4.3.4. Công đoạn lắp ráp sản phẩm................................................................................... 27
4.3.5
Công đoạn phun sơn ............................................................................................... 28
4.3.6. Công đoạn kiểm tra, đóng gói sản phẩm ................................................................ 28
4.4. Tỉ lệ lợi dụng gỗ ....................................................................................................... 29
4.4.1. Thể tích gỗ tiêu hao để xản suất tủ FGF 331 .......................................................... 29
v
4.4.2. Thể tích nguyên liệu cần thiết đế sản xuất một sản phẩm ...................................... 30
4.4.3. Tỷ lệ lợi dụng gỗ..................................................................................................... 31
4.5. Các dạng khuyết tật phát sinh trong quá trình sản xuất ............................................ 31
4.5.1. Tỉ lệ khuyết tật ở khâu lựa chọn gỗ nguyên liệu .................................................... 31
4.5.2. Tỉ lệ khuyết tật ở công đoạn pha cắt phôi ............................................................... 31
4.5.3. Tỉ lệ khuyết tật ở công đoạn gia công sơ chế ......................................................... 32
4.5.4. Tỉ lệ khuyết tật ở giai đoạn gia công tinh chế......................................................... 33
4.6. Hệ số sử dụng máy ................................................................................................... 34
4.6.1. Hệ số sử dụng máy cưa đĩa cắt ngắn ...................................................................... 35
4.6.2. Hệ số sử dụng máy rong cạnh ................................................................................ 36
4.6.3. Hệ số sử dụng máy bào........................................................................................... 37
4.6.4. Hệ số sử dụng máy tupi .......................................................................................... 37
4.6.5. Hệ số sử dụng máy khoan....................................................................................... 37
4.6.6. Hệ số sử dụng máy chà nhám ................................................................................. 37
4.7. Khảo sát môi trường làm việc tại nhà máy ............................................................... 42
4.8. Nhận xét.................................................................................................................... 42
Chương 5 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ .......................................................................... 44
5.1. Kết luận..................................................................................................................... 44
5.2. Kiến nghị .................................................................................................................. 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 46
PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 48
vi
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT:
Số thứ tự.
TCCT:
Tinh chế chi tiết.
TCSP:
Tinh chế sản phẩm.
SCCT:
Sơ chế chi tiết.
SCSP:
Sơ chế sản phẩm.
SCPP:
Sơ chế phế phẩm.
NL:
Nguyên liệu.
TCSP:
Tinh chế sản phẩm.
ĐVT :
Đơn vị tính.
vii
DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Night stand – 3 draw ....................................................................................... 7
Hình 2.2: Dining Table .................................................................................................... 7
Hình 2.3: Bàn coffee Table.............................................................................................. 8
Hình 2.4: Dresser and Mirro ............................................................................................ 8
Hình 2.5: Night Stand – 2 Draw ...................................................................................... 9
Hình 2.6 : Sơ đồ tổ chức, quản lý của nhà máy Satimex chi nhánh Thủ Đức .............. 10
Hình 4.1 : Sản phẩm tủ FGF 331. .................................................................................. 20
Hình 4.2: Liên kết bằng chốt gỗ .................................................................................... 21
Hình 4.3 : Liên kết vis ................................................................................................... 21
Hình 4.4: Liên kết bằng mộng ....................................................................................... 22
Hình 4.5 : Biểu đồ tỉ lệ khuyết tật gỗ trong quá trình khảo sát ..................................... 34
viii
DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1 : Kết quả khảo sát nguyên liệu tại nhà máy ................................................... 16
Bảng 4.2 : Bảng quy cách sản phẩm tủ FGF 331 .......................................................... 18
Bảng 4.3 : Thống kê phụ kiện liên kết........................................................................... 22
Bảng 4.4: Tỉ lệ khuyết tật gỗ ở công đoạn pha cắt phôi. .............................................. 32
Bảng 4.5 : Tỉ lệ khuyết tật trong công đoạn sơ chế ...................................................... 33
Bảng 4.6: Tỉ lệ khuyết tật trong quá trình gia công tinh chế sản phẩm........................ 33
Bảng 4.7: Hệ số sử dụng máy cưa đĩa cắt ngắn............................................................. 35
Bảng 4.8: Hệ số sử dụng máy rong cạnh ....................................................................... 36
Bảng 4.9: Hệ số sử dụng máy bào ................................................................................. 38
Bảng 4.10: Hệ số sử dụng máy tupi .............................................................................. 39
Bảng 4.11: Hệ số sử dụng máy khoan ........................................................................... 40
Bảng 4.12: Hệ số sử dụng máy chà nhám. .................................................................... 41
ix
LỜI NÓI ĐẦU
Trong đời sống xã hội hiện nay, gỗ là một trong những loại vật liệu tự nhiên được
con người biết đến và sử dụng nhiều nhất. Từ những ngôi nhà thôn quê mộc mạc cho
đến những cao ốc chọc trời nơi đô thị sầm uất, từ những vật dụng đơn giản như chiếc
ghế, chiếc bàn ở gia đình cho đến những căn phòng sang trọng nơi công sở, nhà hàng,
khách sạn cao cấp….. sản phẩm đồ gỗ đã trở nên quen thuộc và ngày càng có giá trị
trong sự phát triển của xã hội. Mặc dù hiện nay xuất hiện nhiều loại vật liệu mới như
chất dẻo, kim loại, chất tổng hợp… nhưng vẫn chưa thể thay thế loại vật liệu tự nhiên
này. Với sự phát triển ngành xây dựng và trang trí nội thất các sản phẩm từ gỗ nhằm
phục vụ các công trình , nhu cầu sinh hoạt của con người cũng không ngừng phát triển,
hiện nay nhu cầu sử dụng đồ làm bằng gỗ ngày càng có xu thế gia tăng. Các sản phẩm
mộc làm từ gỗ đa dạng về loại hình, phong phú về chức năng, có nguyên lý liên kết
hiện đại, được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau. Tuy nhiên gỗ là một loại tài
nguyên thiên nhiên có hạn, thời gian tái sinh tương đối dài, nên việc sử dụng hợp lý
đang trở nên rất cần thiết đối với người khai thác, chế biến và sử dụng.
Trong thực tế của quá trình sản xuất các sản phẩm gỗ, vấn đề tiết kiệm nguyên
liệu đang trở nên vô cùng cấp thiết. Bên cạnh đó việc xây dựng một quy trình sản xuất
hợp lý cũng góp phần tiết kiệm chi phí sản xuất, tiết kiệm nguyên vật liệu, nâng cao
hiệu quả sản xuất, giảm giá thành sản phẩm để từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh.
Xuất phát từ những vấn đề thực tế của ngành trong thời điểm hiện tại được sự phân
công của khoa Lâm Nghiệp, bộ môn Chế Biến Lâm Sản và được sự hướng dẫn của TS.
Hoàng Thị Thang Hương, cùng sự cho phép của nhà máy Satimex chi nhánh Thủ Đức,
tôi tiến hành thực hiện đề tài “Khảo sát qui trình sản xuất sản phẩm tủ FGF 331 tại nhà
máy Satimex chi nhánh Thủ Đức”. Tôi hi vọng thực hiện đề tài để nhằm tìm ra nhưng
ưu, nhược điểm trong quy trình sản xuất, từ đó đề ra nhưng biện pháp khắc phục nhằm
giảm tỷ lệ khuyết tật của gỗ, nâng cao tỷ lệ lợi dụng gỗ, góp phần nâng cao hiệu quả
sản xuất.
1
Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay các sản phẩm mộc sử dụng trong nhà và ngoài trời của nước ta xuất
khẩu hơn 120 nước trên thế giới. Mặc dầu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế từ
cuối năm 2008 vẫn còn khiến cho các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc sản xuất,
thị trường xuất khẩu bị thu hẹp, nhu cầu tiêu dùng bị giảm sút. Tuy nhiên, ngành chế
biến gỗ Việt Nam vẫn tiếp tục phát triển, khả năng cạnh tranh và chất lượng sản phẩm
gỗ vẫn đáp ứng nhu cầu của các đối tác nhập khẩu và đang trở thành một mặt hàng có
sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. Đặc biệt là các sản phẩm giả cổ, rất được các
khách hàng châu Âu ưa chuộng.
Trong khi đó, nguồn nguyên liệu trong nước chỉ đáp ứng khoảng 20% nhu cầu
trong nước, do đó vấn đề đặt ra là làm thế nào để sử dụng nguồn nguyên liệu đó được
sử dụng 1 cách hợp lý và hiệu quả hơn. Việc tiết kiệm trong quá trình sản xuất cần có
nhiều yếu tố trong đó quy trình công nghệ là một trong những yếu tố đóng vai trò quan
trong. Do đó việc khảo sát quy trình sản xuất được thực hiện nhằm tìm ra những ưu
nhược điểm trong quy trình sản xuất, từ đó đề ra những biện pháp khắc phục nhằm
giảm tỷ lệ khuyết tật của gỗ, nâng cao tỷ lệ lợi dụng gỗ, góp phần nâng cao hiệu quả
sản xuất là vấn đề cấp thiết.
1.2. Mục đích, mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục đích nghiên cứu
Đề tài “ Khảo sát quy trình sản xuất sản phẩm tủ FGF 331 tại nhà máy Satimex
chi nhánh Thủ Đức” nhằm mục đích đề ra những giải pháp công nghệ hợp lý để tăng
2
hệ số sử dụng máy, tăng tỷ lệ lợi dụng gỗ, giảm khuyết tật để nhà máy có thể tham
khảo, có thể áp dụng vào sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất.
1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu
Trong suốt quá trình thực tập tại công ty, tôi tập trung vào các mục tiêu chính
như khảo sát nguyên vật liệu sản xuất sản phẩm, khảo sát tủ FGF 331, khảo sát quy
trình sản xuất, tính toán tỉ lệ lợi dụng gỗ, tính toán tỷ lệ khuyết tật qua từng công đoạn
gia công
1.2.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Hiện nay tiết kiệm nguyên vật liệu và các chi phí trong sản xuất đang là vấn đề
có ý nghĩa thiết thực đối với các nhà sản xuất. Và trong thời điểm này, nó có ý nghĩa
sống còn đối với mỗi doanh nghiệp .
Đề tài phân tích những yếu tố trong quy trình sản xuất ảnh hưởng tới tỷ lệ lợi
dụng gỗ và áp dụng những công thức tính toán nhằm tìm ra những giải pháp tiết kiệm
nguyên liệu gỗ, tiết kiệm chi phí sản xuất. Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo có
ý nghĩa đối với các doanh nghiệp chế biến gỗ.
Doanh nghiệp chế biến gỗ luôn mong muốn giảm chi phí sản xuất đến mức thấp
nhất cho mỗi đơn vị sản phẩm và yêu cầu đặt ra là phải sử dụng hợp lý nguồn nguyên
liệu, tính toán sao cho tỷ lệ lợi dụng gỗ đạt được là cao nhất. Đây cũng chính là vấn đề
mà ngành công nghiệp chế biến gỗ đang phải hướng tới. Đạt được tỷ lệ lợi dụng gỗ
cũng nhằm tăng cường hiệu quả và tính bền vững trong quản lý, sử dụng nguồn
nguyên liệu gỗ từ nguồn khai thác rừng bền vững trong nước.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
Trong thời gian thực tập tại nhà máy có nhiều loại sản phẩm với các đơn đặt
hàng khác nhau. Trong phạm vi đề tài tôi chỉ tiến hành nghiên cứu chủ yếu quy trình
sản xuất tủ FGF 331 tại công đoạn sơ chế và tinh chế, đây là đơn đặt hàng số lượng
lớn xuất sang thị trường Italia.
3
Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. Tổng quan ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam
2.1.1. Thuận lợi
Thuận lợi trước tiên của Việt Nam là hiện nay chúng ta rất ổn định về chính trị,
an ninh quốc phòng: đây là điều kiện rất thuận lợi để phát triển kinh tế, các doanh
nghiệp an tâm đầu tư và mở rộng đầu tư các ngành kinh tế tại nước nhà.
Thuận lợi thứ hai là các chính sách về đầu tư ngành gỗ của Đảng và Nhà Nước
rất rõ ràng, công minh, phù hợp đối với nền kinh tế nói chung và nói riêng là đối với
các doanh nghiệp đầu tư vào ngành công nghiệp chế biến gỗ, luôn kêu gọi và luôn
khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư vào ngành này.
Từ xưa, tay nghề của từng nhóm thợ mộc và chạm khắc tự truyền dạy cho nhau
đã đạt tới mức rất điêu luyện thể hiện qua những tác phẩm mộc, điêu khắc trong các
đình chùa. Ngày nay những sản phẩm chế biến gỗ của chúng ta cũng ngày càng đẹp về
mẫu mã, tốt về chất lượng. Tâm hồn Việt trong những sản phẩm đồ gỗ chất lượng cao
sản xuất tại Việt Nam đã thuyết phục cả những thị trường khó tính trên thế giới. Qua
đó những thị trường đồ gỗ chính trên thế giới như châu Âu, Mỹ, Úc có xu hướng
chuyển dịch dần đầu tư và mua hàng ở Việt Nam.
Đang có xu hướng hình thành các doanh nghiệp chế biến gỗ có quy mô ngày
càng lớn mạnh với trình độ quản lý, thiết bị, tay nghề công nhân ngày càng được nâng
cao, và được khách hàng đặc biệt chú ý.
4
Nguồn nhân lực Việt Nam rất dồi dào, phong phú. Nguồn tri thức của người lao
động Việt Nam đủ sức và thừa sức để tiếp nhận và ứng dụng các công nghệ cao cấp,
quy trình kỹ thuật tiên tiến của sự phát triển tri thức toàn cầu.
2.1.2. Khó khăn
Ngành gỗ Việt Nam chưa có tiếng nói chung về sự phát triển của các doanh
nghiệp, hầu như việc phát triển thị trường là tự phát từ hướng các doanh nghiệp. Các
doanh nghiệp phải tự lực, tự cường trong việc tìm kiếm khách hàng, tìm kiếm thị
trường phát triển kinh tế, đầu tư sản xuất mà không có bất kỳ sự tập trung chỉ đạo,
hướng dẫn và hỗ trợ từ phía Chính Phủ, từ Hiệp hội ngành gỗ. Từ việc phát triển tự
phát và nhỏ lẻ dẫn đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp
đồ gỗ Việt Nam, dẫn đến uy tín và thương hiệu của ngành bị ảnh hưởng.
Các doanh nghiệp mới muốn xâm nhập, đầu tư vào ngành sản xuất gỗ, chưa
nhận được sự tư vấn, và hướng dẫn về việc lập kế hoạch, đầu tư máy móc, thiết bị, họ
bị động và dẫn đến nhiều doanh nghiệp tự đầu tư và đầu tư sai, không mang lại hiệu
quả trong sản xuất.
Ngoài ra sự phát triển không đồng bộ của các ngành công nghiệp phụ trợ như:
ngành hóa chất trong công nghiệp chế biến gỗ, chế tạo các vật tư, phụ liệu đi kèm, với
sản phẩm gỗ dẫn đến tình trạng, vật tư lại không đảm bảo, giá thành cao, phần nào làm
chậm bước tiến phát triển ngành chế biến và xuất khẩu các sản phẩm gỗ của chúng ta.
Một điểm khó khăn nữa cho ngành chế biến gỗ là sự bất ổn về nguồn nhập khẩu
nguyên liệu gỗ phục vụ sản xuất, do ảnh hưởng từ các chính sách của các nước xuất
khẩu gỗ nguyên liệu. Yếu tố này gây nhiều hết sức khó khăn, bị động cho các doanh
nghiệp ngành chế biến gỗ.
Mặc dù Hiệp hội mỹ nghệ và chế biến gỗ đã có chủ trương phấn đấu đến năm
2010 sẽ đưa nguồn gỗ nguyên liệu trong nước đáp ứng 20% nhu cầu nguyên liệu gỗ
cho các doanh nghiệp chế biến, nhưng tỷ lệ trên cũng khó thành hiện thực vì mỗi năm
có hàng trăm doanh nghiệp chế biến gỗ mới được thành lập. Vì vậy việc xây dựng một
vùng nguyên liệu từ trồng rừng lâu dài có khả năng giúp các doanh nghiệp chủ động
5
được gỗ nguyên liệu cho sản xuất khi thị trường nguyên liệu gỗ nhập khẩu có biến
động là một yêu cầu cấp bách cho ngành gỗ hiện nay cũng như lâu dài.
Bên cạnh đó, việc thiếu các thương hiệu có uy tín cũng là một cản trở lớn của
ngành xuất khẩu đồ gỗ. Nhiều doanh nghiệp chế biến xuất khẩu gỗ Việt Nam phải
"nhờ" những thương hiệu của nước ngoài mới đưa được sản phẩm của mình thâm nhập
vào thị trường quốc tế.
Do các doanh nghiệp đồ gỗ hiện nay vừa nhỏ lại vừa phân tán, phát triển tự phát
thiếu sự liên kết nên dù các doanh nghiệp Việt Nam có lợi thế là có nguồn nhân công
rẻ, tay nghề khéo léo, kỹ thuật tinh xảo và sản phẩm đạt chất lượng tương đương hàng
nước ngoài, giá bán thấp hơn 20% so với hàng hóa cùng loại của nước ngoài vẫn khó
cạnh tranh. Khách hàng quốc tế thường đặt yêu cầu cao về sự "an toàn" của các hợp
đồng trong khi các doanh nghiệp Việt Nam không liên kết nhau được trong sản xuất.
2.2. Vài nét sơ lược về nhà máy Satimex chi nhánh Thủ Đức
2.2.1. Giới thiệu về nhà máy
Saviwoodtech là nhà máy tinh chế đồ gỗ xuất khẩu được thành lập năm 1992
với tổng giá trị tài sản gần 20 tỷ đồng và thuộc công ty cổ phần hợp tác kinh tế và xuất
khẩu Savimex. Nhà máy được xây dựng tại số 234, đường Trường Sơn, phường Bình
Chiểu, quận Thủ Đức và nằm chung khuôn viên với xí nghiệp trang trí nội thất Savi –
Decor trên tổng diện tích 4500m2.
Năm 2004 nhà máy Saviwoodtech đã mở rộng thêm một phân xưởng mới với
tổng số vốn hơn 14 tỷ đồng. Xưởng có một dây chuyền khép kín từ giai đoạn tạo phôi
đến giai đoạn đóng gói sản phẩm tạo nên thế mạnh cho nhà máy có thể nhận được bất
cứ đơn đặt hàng nào của khách hàng trong nước và ngoài nước.
Đầu năm 2009, Saviwoodtech xác nhập vào công ty cổ phần Satimex.
2.2.2. Nguyên liệu
Nguồn nguyên liệu nhà máy sử dụng chủ yếu là nhập từ các nước châu Âu,
châu Mỹ như : Thụy Điển, Mỹ, Canada... với rất nhiều chủng loại nguyên liệu như :
ván thông, ván dăm, ván ép, gỗ Sồi, gỗ Kiri, gỗ cao su...ngoài ra còn có veneer dán
mặt.
6
2.2.3. Sản phẩm
Sản phẩm nhà máy rất đa dạng về chủng loại và các phân xưởng của nhà máy
sản xuất các sản phẩm khác nhau :
-
Bookcasebed Head board ( mặt hàng xuất sang Mỹ)
-
Tủ Drawer nightsstand có 2 hộc kéo, tủ Crayon
-
Giường LivinzMarian (mặt hàng xuất sang Nhật)
-
Computer Hutch...
Các sản phẩm tiêu biểu được sản xuất tại nhà máy trong năm 2010 được thể
hiện từ hình 2.1 đến 2.5 :
Hình 2.1: Night stand – 3 draw
Hình 2.2: Dining Table
7
Hình 2.3: Bàn coffee Table
Hình 2.4: Dresser and Mirro
8
Hình 2. 5: Night Stand – 2 Draw
2.2.4. Tình hình máy móc thiết bị tại nhà máy
Máy móc thiết bị của nhà máy phần lớn là máy móc thiết bị của Nhật và Đài
Loan với hình dáng gọn, làm việc đạt năng suất cao với độ chính xác gia công cao.
Ngoài ra trong nhà máy còn có các máy CNC lập trình điều khiển tự động, gia công
tạo dáng sản phẩm với độ chính xác cao và đẹp.
Thiết bị chủ yếu của nhà máy : cưa đĩa, máy bào, máy phay, khoan,máy CNC,
chà nhám, thiết bị ép thủy lực, phun sơn, máy bắn đinh, bắt vis... các thiết bị này trực
tiếp tham gia vào công việc gia công sản phẩm
Ngoài những thiết bị chủ yếu trực tiếp vào gia công sản phẩm thì còn có những
thiết bị hỗ trợ khác không trực tiếp vào sản xuất nhưng góp phần cho việc sản xuất liên
tục bao gồm thiết bị hàn mài, máy nén khí, hút bụi, băng chuyền vận chuyển....
9
2.2.5. Sơ đồ tổ chức nhà máy Satimex chi nhánh Thủ Đức
Giám đốc
Trưởng
phòng kế toán
Kỹ sư trưởng
nhà máy
Ban năng suất
chất lượng
P.Giám đốc
sản xuất
Trưởng phòng
KHKD
P.tổ chức
hành chính
Tổ trưởng tổ cơ
điện
Quản đốc
xưởng 1
Quản đốc
xưởng 2
Quản đốc
xưởng 3
Phó quản đốc
Phó quản đốc
Phó quản đốc
Tổ trưởng
Tổ trưởng
Tổ trưởng
Công nhân
Công nhân
Công nhân
Hình 2.6 : Sơ đồ tổ chức, quản lý của nhà máy Satimex chi nhánh Thủ Đức
2.2.6. Chức năng và nhiệm vụ các bộ phận
Ban giám đốc
Bao gồm một giám đốc và một phó giám đốc phụ trách các công trình, kinh
doanh và kỹ thuật sản xuất.
Giám đốc nhà máy là người đại diện cho công nhân viên chức có quyền quyết
định và điểu hành mọi hoạt động của nhà máy theo đúng chế độ chính sách pháp luật
của nhà nước.
10
Trợ lý ban giám đốc : có trách nhiệm giúp ban giám đốc giải quyết các vấn đề
về đối ngoại và công việc hằng ngày.
Phòng hành chính
Hoạch định nguồn nhân lực và các chính sách nhân sự cho nhà máy.
Tổ chức bộ máy quản trị và sản xuất của nhà máy, các chương trình đào tạo
khen thưởng nhân viên.
Phòng kế toán
Hoạch định các phương án tài chính, kế hoạch thu chi.
Quản lý, kiểm kê tài sản của nhà máy.
Điều hành có hiệu quả các hoạt động tài chính của nhà máy.
Phòng kinh doanh
Đảm bảo thực hiện các kế hoạch sản xuất của nhà máy.
Kiểm tra và điều chỉnh các hoạt động trong phạm vi chức năng.
Quản lý phân xưởng
Thực hiện đúng các kế hoạch sản xuất của công ty.
Kiểm tra và điều chỉnh các hoạt động của xưởng sản xuất.
Hoạch toán báo cáo sổ các vật tư, nguyên liệu được giao.
Cán bộ kỹ thuật
Khắc phục các vấn đề liên quan đến kỹ thuật trong quá trình vận hành sản xuất.
Trực tiếp tham gia giám sát các công đoạn sản xuất sản phẩm.
Hướng dẫn kỹ thuật cho công nhân trong khi vận hành thiết bị sản xuất.
Công nhân : tham gia trực tiếp vào các khâu của quá trình sản xuất.
2.2.7. Chức năng của các xưởng
Phân xưởng 1 : là phân xưởng cung cấp nguyên liệu cho các xưởng khác, đồng
thời là phân xưởng chuyên về tạo dáng cho chi tiết.
Phân xưởng 2 : đảm nhận công đoạn trang sức bề mặt, lắp ráp và đóng gói các
chi tiết được nhận từ phân xưởng 1.
Phân xưởng 3 : sản xuất các sản phẩm bàn, ghế, tủ .... xuất sang trị trường Mỹ
và chuyên sản xuất hàng trang trí nội thất tiêu thụ trong nước.
11
Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Nội dung nghiên cứu
3.1.1. Khảo sát nguyên liệu sản xuất sản phẩm
Nguyên liệu đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất 1 sản phẩm. Trong
đó gỗ là vật liệu tự nhiên mang đặc thù và tính chất riêng, có vân thớ, có khả năng co
rút theo sự thay đổi của môi trường. Vì vậy trong quá trình khảo sát nguyên liệu sản
xuất tôi tiến hành khảo sát theo những tiêu chí như sau : loại gỗ, xuất xứ, quy cách gỗ,
độ ẩm gỗ, màu sắc ,tính chất cơ lý, tỷ lệ khuyết tật trên gỗ...
3.1.2. Khảo sát sản phẩm
Trong quá trình khảo sát sản phẩm, tôi tiến hành khảo sát sản phẩm theo từng
nội dung cụ thể như sau : mô tả đặc điểm sản phẩm, chức năng sản phẩm hình dáng và
phân tích kết cấu sản phẩm... từ đó có thể xác định được quy trình sản xuất sản phẩm
một cách hợp lý nhất
3.1.3. Khảo sát quy trình sản xuất sản phẩm
Quy trình công nghệ sản xuất là tài liệu kỹ thuật quy định công nghệ gia công
và phương pháp gia công hợp lý trong sản xuất, như thẻ công nghệ, thẻ kiểm tra, là tài
liệu chủ yếu trong chỉ đạo sản xuất. Quy trình công nghệ là căn cứ cơ bản của công tác
tổ chức và quản lý sản xuất. Quy trình công nghệ còn là cơ sở thiết kế xây mới hoặc
mở rộng xí nghiệp. Để có thể khảo sát toàn diện quy trình công nghệ sản xuất một sản
phẩm tôi tiến hành khảo sát những nội dung cụ thể như sau : khảo sát sơ đồ bố trí sản
xuất tại phân xưởng, khảo sát quy trình sản xuất sản phẩm theo từng công đoạn cụ thể,
khảo sát biểu đồ gia công sản phẩm, khảo sát sơ đồ lắp ráp sản phẩm.
12
3.1.4. Tính toán tỷ lệ lợi dụng gỗ, tỷ lệ khuyết tật gỗ trong quá trình sản xuất
Sau khi tiến hành khảo sát quy trình sản xuất sản phẩm qua từng công đoạn cụ
thể, tôi tiến hành tính toán tỷ lệ lợi dụng gỗ và tỷ lệ khuyết tật gỗ. Đây là hai yếu tố
quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất. Việc tính toán hai yếu tố này
góp phần phát hiện được ưu nhược điểm trong quá trình sản xuất.
3.1.5. Tính toán năng suất thiết bị
Tính toán năng suất thiết bị nhằm tính toán được hiệu quả trong quá trình sản
xuất, giá thành sản xuất sản phẩm.
3.1.6. Đề xuất một số biện pháp nhằm hoàn thiện quy trình sản xuất
3.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện các nội dung trên trong quá trình thực hiện đề tài cần tiến hành
những phương pháp sau :
3.2.1. Phương pháp phân tích sản phẩm và tìm hiểu quy trình sản xuất
Để thực hiện nội dung này tôi tiến hành quan sát, theo dõi quá trình sản xuất
các chi tiết của sản phẩm. sử dụng các công cụ hỗ trợ như: thước dây, đồng hồ bấm
giờ, thước kẹp. Từ đó mô tả, vẽ và lập các sơ đồ, lưu trình, biểu đồ gia công sản phầm.
3.2.2. Phương pháp tính toán tỷ lệ lợi dụng gỗ
Để xác định tỷ lệ lợi dụng gỗ qua các công đoạn, tôi ước lượng bài toán trung
bình đám đông, tiến hành khảo sát các kích thước sau đó lấy trị số trung bình. Các giá
trị trung bình được tính bằng số liệu Excel. Sau khi tính được giá trị trung bình các chi
tiết qua các công đoạn chúng tôi tiến hành tính thể tích của chúng.
Vi = a x b x c
(3.1)
Trong đó: Vi : thể tích mỗi chi tiết (m3)
a : chiều dày của mỗi chi tiết (mm)
b : chiều rộng của mỗi chi tiết (mm)
c : chiều dài của mỗi chi tiết (mm)
Thể tích toàn sản phẩm:
V = ∑ Vi
(3.2)
Xác định tỷ lệ lợi dụng gỗ qua các công đoạn gia công:
13
K = K1 x K2 x K3 x … x Kn
(3.3)
Trong đó: K : tỷ lệ lợi dụng gỗ qua các công đoạn.
n : số công đoạn
Tỷ lệ lợi dụng gỗ được tính như sau:
K = (Vs/Vt ) x 100%
(3.4)
Trong đó: K : tỷ lệ lợi dụng gỗ (%)
Vs : thể tích gỗ sau khi gia công (m3)
Vt : thể tích gỗ trước khi gia công (m3)
3.2.3. Phương pháp xác định các dạng khuyết tật và tỷ lệ các dạng khuyết tật
Để xác định các dạng khuyết tật chúng tôi căn cứ vào yêu cầu chất lượng của
các chi tiết và của công ty để xác định nguyên nhân và tìm cách khắc phục.
Cách tính như sau:
P = (nkt/ntd) x 100% (3.5)
Trong đó: P : tỷ lệ khuyết tật gỗ khảo sát.
nkt : tổng số chi tiết có khuyết tật.
ntd : tổng số chi tiết khảo sát.
3.2.4. Phương pháp xác định độ tin cậy cần thiết trong việc lấy mẫu khảo sát tỷ lệ
khuyết tật
Phương pháp xác định độ tin cậy được thực hiện qua việc thu thập số liệu qua
thực tế sản xuất và tham khảo tài liệu liên quan. Phương pháp được xác định là
phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên (phương pháp xác suất thống kê) và việc xử lý số
liệu được thực hiện bằng phần mềm Excel.
Xác định tỷ lệ khuyết tật bằng cách chọn một lượng mẫu ngẫu nhiên có dung
lượng n đủ lớn. Theo dõi số chi tiết khuyết tật và tỷ lệ khuyết tật theo công thức (3.5)
Để đảm bảo độ tin cậy cần thiết, tôi tiến hành kiểm tra lại kết quả tính toán
bằng cách áp dụng bài toán xác định mẫu.
Số chi tiết cần theo dõi là :
Ntd ≥ (t2 x s2)/e2 (3.6)
Trong đó :
Ntd : số chi tiết cần theo dõi.
14
E : sai số tương đối.
T : hệ số tin cậy 95% thì t = 1.96.
S : phương sai mẫu, S = ((p x q)/n)1/2 với q = 1-p.
Phương sai mẫu còn gọi là sai lệch trung bình biểu thị sự chênh lệch giá trị giữa
các phần tử và số trung bình, phương sai mẫu và sai số trong công thức (3.6) phải cùng
đơn vị.
Số lượng mẫu chọn ( N) phản ánh kích thước của mẫu, N càng lớn thì sai số suy
diễn từ mẫu cho càng nhỏ. Trong quá trình khảo sát chúng tôi chọn 30 mẫu và tiến
hành đo đếm ở các thời điểm khác nhau.
Số liệu tính toán ở công thức (3.6) nếu:
+ N ≥ Ntd thì việc chọn mẫu đảm bảo chính xác khách quan.
+ N < Ntd thì việc chọn mẫu chưa đảm bảo, phải chọn bổ sung.
Số mẫu bổ sung là Ntd – N.
3.2.5. Phương pháp xác định hệ số sử dụng máy
Trong quá trình khảo sát, để tính toán hệ số sử dụng máy tôi tiến hành khảo sát
thực tế bằng cách áp dụng bài toán thống kê và tiến hành đo thời gian (bằng cách sử
dụng đồng hồ bấm giờ) để đo thời gian tác nghiệp của người công nhân trên máy và
thời gian người công nhân dừng máy không sản xuất trong một một ca sản xuất, , từ đó
tính toán được hệ số sử dụng máy trong thời gian 1 ca sản xuất (8h) theo công thức
(3.7) như sau:
Nstb = (Ttác nghiệp – Tdừng máy)/Ttác nghiệp x 100(%). (3.7)
3.2.6. Phương pháp xác định năng suất thiết bị
Trong quá trình khảo sát, để tính toán năng suất thiết bị tôi tiến hành khảo sát
thực tế bằng cách áp dụng bài toán thống kê và tiến hành lấy mẫu ngẫu nhiên số lượng
sản phẩm sản xuất được trong thời gian một ca sản xuất, sử dụng đồng hồ bấm giờ để
đo thời gian, từ đó tính toán được số lượng chi tiết máy thực hiện trong thời gian 1h.
3.3. Phương pháp xử lý số liệu
Phương pháp xử lý số liệu được thực hiện bằng cách tính toán theo các công
thức và được thực hiện bằng cách sử dụng phần mềm Excel.
15