Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

ỨNG DỤNG PHẦN MỀM ARCVIEW GIS QUẢN LÝ VÀ CẬP NHẬT THÔNG TIN ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HIỆP BÌNH PHƯỚC QUẬN THỦ ĐỨC-TP HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.99 MB, 111 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

ỨNG DỤNG PHẦN MỀM ARCVIEW GIS
QUẢN LÝ VÀ CẬP NHẬT THÔNG TIN ĐẤT ĐAI
TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG HIỆP BÌNH PHƯỚC
QUẬN THỦ ĐỨC- TP. HỒ CHÍ MINH

SVTH

: DƯƠNG T. THANH TUYỀN

MSSV

: 06151073
:
DH06DC
:
2006 – 2010
:
CÔNG NGHỆ ĐỊA CHÍNH

LỚP
KHÓA
NGÀNH

(¯`*.TP.Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2010.* ´¯)


Trang 1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ ĐỊA CHÍNH

DƯƠNG THỊ THANH TUYỀN

ĐỀ TÀI :

ỨNG DỤNG PHẦN MỀM ARCVIEW GIS
QUẢN LÝ VÀ CẬP NHẬT THÔNG TIN ĐẤT ĐAI
TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG HIỆP BÌNH PHƯỚC
QUẬN THỦ ĐỨC- TP. HỒ CHÍ MINH
Giáo viên hướng dẫn: TS. NGUYỄN VĂN TÂN
(Địa chỉ cơ quan: Trường Đại Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh)

Ký tên

.......................................
Tháng 7 năm 2010
Trang 2


LỜI TRI ÂN
(¯`*** ´¯)

Qua thời gian thực tập hơn 2 tháng tại Văn phòng Đăng
ký quyền sử dụng đất Quận Thủ Đức, em đã rút ra được rất

nhiều kinh nghiệm thực tế mà khi ngồi trên ghế nhà trường
em chưa được biết.
Để có kiến thức và kết quả thực tế ngày hôm nay, trước
hết con xin chân thành cảm ơn cha mẹ đã hết lòng dạy dỗ con
nên người, tạo mọi điều kiện về vật chất lẫn tinh thần cho
con học tập và có được như ngày hôm nay.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa
Quản lí đất đai và Bất động sản của trường Đại học Nông
Lâm Tp. Hồ Chí Minh đã giảng dạy và trang bị cho em những
kiến thức cơ bản.
Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Văn Tân
đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện luận
văn này.
Bên cạnh đó, em xin gửi lời cám ơn chân thành tới lãnh
đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường, anh chị trong Văn
phòng Đăng ký quyền sử dụng đất đã giúp đỡ và tạo mọi điều
kiện thuận lợi giúp em hoàn thành tốt quá trình thực tập.
Xin cảm ơn tất cả bạn bè trong lớp đã động viên, giúp
đỡ tôi hoàn thành báo cáo này.
Trong quá trình thực tập và làm báo cáo, do còn thiếu
nhiều kinh nghiệm thực tế nên không tránh khỏi những sai
sót. Em mong các thầy cô chỉ bảo thêm giúp em hoàn thành
và đạt kết quả tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn!
Tp. Hồ Chí Minh, Tháng 7/2010
Sinh viên
Trang 3

Dương Thị Thanh Tuyền



TÓM TẮT

Sinh viên thực hiện: Dương Thị Thanh Tuyền, Khoa Quản lý đất đai và Bất
động sản, Trường Đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh.
Đề tài thực hiện: Ứng dụng phần mềm Arcview GIS quản lý, cập nhật
thông tin đất đai trên địa bàn phường Hiệp Bình Phước - Quận Thủ Đức - Thành
phố Hồ Chí Minh.
Hệ Thông tin địa lý (GIS) là một công cụ máy tính để lập bản đồ và phân tích
các sự vật, hiện tượng thực trên trái đất. Công nghệ GIS kết hợp các thao tác cơ sở dữ
liệu thông thường (như cấu trúc hỏi đáp) và các phép phân tích thống kê, phân tích địa
lý, trong đó phép phân tích địa lý và hình ảnh được cung cấp duy nhất từ các bản đồ.
Những khả năng này phân biệt GIS với các hệ thống thông tin khác và khiến cho GIS
có phạm vi ứng dụng rộng trong nhiều lĩnh vực khác nhau (phân tích các sự kiện, dự
đoán tác động và hoạch định chiến lược).
ArcView là một phần mềm áp dụng công nghệ hệ thống thông tin địa lý (GIS),
với một giao diện đồ họa thân thiện, tiện lợi, cho phép làm việc với các dữ liệu không
gian và thuộc tính, hiển thị các dữ liệu này dưới dạng bản đồ, bảng biểu và đồ thị.
ArcView cũng cung cấp các công cụ tra vấn và phân tích dữ liệu, cho phép trình bày
các kết quả cuối cùng dưới dạng các bản đồ có chất lượng cao.
Trên thực tế, ở bất cứ quốc gia nào (theo chế độ công hữu hay tư hữu, có dùng
khái niệm “sở hữu toàn dân” hay không), đất đai là tài sản mà thiên nhiên ban tặng cho
cả cộng đồng dân cư, được chính người dân khai thác để hưởng lợi, sinh sống; đồng
thời cần được Nhà nước thống nhất quản lý theo chuẩn mực chung là pháp luật. Mỗi
chủ thể đều có phần quyền định đoạt, trong đó Nhà nước giữ quyền định đoạt cao nhất.
Đó là quan niệm cần có về chế độ sở hữu toàn dân mà ta đang kiên trì.
Hệ thống quản lý đất đai chặt chẽ và chính sách đất đai phù hợp sẽ có tác động
tích cực trong giải quyết các về sản lượng kinh tế nông nghiệp, cải thiện bộ mặt nông
thôn, đời sống nông dân được nâng lên, đảm bảo an toàn lương thực quốc gia, bảo vệ
tài nguyên đất quốc gia và bảo vệ môi trường sinh thái, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và
Trang 4



cơ cấu lao động trên cơ sở quy hoạch sử dụng đất hợp lý, xây dựng xã hội công bằng
và văn minh trước hết trong chính sách nhà ở - đất ở, tăng nguồn thu cho ngân sách
quốc gia.
Trước tình hình đó Nhà Nước ta đã có những chính sách quản lý đất đai một
cách có hiệu quả, kịp thời, nhanh chóng, tiết kiệm góp phần làm thuận lợi hơn trong
quá trình lưu trữ, quản lý và sử dụng để giảm bớt gánh nặng cho công việc quản lý đất
đai. Vì thế em đã chọn phần mềm Arcview GIS để xây dựng thêm một số chức năng
nhằm giúp công tác quản lý đất đai được dễ dàng đơn giản, chính xác và hiệu quả hơn.

Trang 5


MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ.......................................................................................................... 1
PHẦN 1. TỔNG QUAN ........................................................................................... 3
I.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu ............................................................. 3
I.1.1. Cơ sở khoa học ..................................................................................... 7
I.1.2. Cơ sở pháp lý........................................................................................ 3
I.1.3. Cơ sở thực tiễn...................................................................................... 7
I.2. Khái quát địa bàn nghiên cứu ........................................................................ 7
I.2.1.Vị trí địa lí ............................................................................................. 7
I.2.2. Địa hình ................................................................................................ 8
I.2.3. Thời tiết – Khí hậu – Thủy văn ............................................................. 8
I.2.3.1. Thời tiết........................................................................................ 8
I.2.3.2. Khí hậu......................................................................................... 8
I.2.3.3 .Thủy văn ...................................................................................... 9
I.2.4. Hệ thống giao thông cầu đường ............................................................ 9

I.2.5. Dân số và lao động................................................................................ 9
I.2.6. Hệ thống giáo dục và đào tạo ............................................................... 10
I.2.7.Y tế....................................................................................................... 10
I.3. Tổng quan về GIS ........................................................................................ 11
I.3.1. Phần mềm GIS..................................................................................... 11
1. Định nghĩa GIS.................................................................................... 11
2. Các thành phần của GIS....................................................................... 11
3. Chức năng của GIS .............................................................................. 12
4. Tính linh hoạt của GIS......................................................................... 13
5 Khả năng ứng dụng của GIS ................................................................. 13
I.3.2 Phần mềm Arcview............................................................................... 14
I.3.3 Phần mềm ArcGIS ................................................................................ 15
I.4 Nội dung nghiên cứu –Phương pháp nghiên cứu – Quy trình thực hiện ........ 17
I.4.1 Nội dung nghiên cứu............................................................................. 17
I.4.2 Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 18
I.4.3 Phương tiện nghiên cứu......................................................................... 18
I.4.4 Quy trình thực hiện tề tài nghiên cứu .................................................... 18
Trang 6


PHẦN II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................................... 20
II.1 Ngôn ngữ lập trình Avenue ......................................................................... 20
II.1.1 Định nghĩa ........................................................................................... 20
II.1.2 Yêu cầu và cách gọi yêu cầu trong Avenue .......................................... 20
II.1.3 Các kiểu dữ kiệu trong Avenue............................................................ 21
1 Kiểu dữ liệu số..................................................................................... 21
2 Các kiểu dữ liệu chuổi ......................................................................... 21
3 Kiểu dữ liệu Pattern ............................................................................. 21
4 Kiểu dữ liệu luận lý.............................................................................. 21
5 Kiểu dữ liệu Nil ................................................................................... 22

6 Danh sách ............................................................................................ 22
7 Stack.................................................................................................... 22
8 Dictionary ............................................................................................ 22
9 Bitmap ................................................................................................. 23
II.1.4 Toán tử trong Avenue .......................................................................... 23
II.1.5 Phát biểu trong Avenue ....................................................................... 23
1 Phát biểu gán ....................................................................................... 23
2 Phát biểu điều kiện............................................................................... 23
3 Phát biểu lặp ........................................................................................ 24
II.1.6 Bảng trong Arcview GIS ..................................................................... 25
II.2 Đánh giá nguồn dữ liệu sử dụng.................................................................. 25
II.3 Thiết kế xây dựng chương trình quản lý...................................................... 26
II.3.1 Quy trình thiết kế................................................................................. 26
II.3.2 Tạo ứng dụng tùy biến ......................................................................... 27
II.3.3 Tạo giao diện mới................................................................................ 29
1 Tạo mới một menu............................................................................... 29
2 Tạo mới một ToolMenu ....................................................................... 32
II.3.4 Lập trình giao diện............................................................................... 34
1 Giới thiệu Dialog ................................................................................. 34
2 Cách làm việc của Dialog .................................................................... 35
3 Cách tạo Dialog và thêm các điều khiển trên nó................................... 37
II.4 Quản lý cơ sở dữ liệu .................................................................................. 41
II.4.1 Thêm mới một hoặc nhiều lớp dữ liệu vào trong cửa sổ làm việc......... 42
Trang 7


II.4.2 Xóa một một hoạc nhiều lớp dữ liệu .................................................... 43
II.4.3 Lưu dữ liệu .......................................................................................... 44
II.4.4 Thoát ................................................................................................... 44
II.5 Truy vấn thông tin trong Arcview ............................................................... 45

II.5.1 Tìm kiếm thửa đất theo số tờ, số thửa .................................................. 46
II.5.2 Tìm kiếm theo chủ sử dụng.................................................................. 48
II.5.3 Thống kê theo diện tích đất.................................................................. 50
II.5.4 Thống kê theo loại đất ......................................................................... 51
II.5.5 Cập nhật chuyển quyền sử dụng đất..................................................... 52
II.5.6 Cập nhật chuyển mục đích sử dụng đất ................................................ 53
II.5.7 Cập nhật thông tin thuộc tính của thửa đất bằng ToolMenu ................. 54
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................. 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 57
PHỤ LỤC................................................................................................................ 58

Trang 8


DANH SÁCH CÁC HÌNH – BẢNG - SƠ ĐỒ
DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1: Các hệ thống thông tin đất đai..................................................................... 3
Sơ đồ 2: Mục tiêu đặt ra đới với hệ thống thông tin đất đai ....................................... 4
Sơ đồ 3: Quy trình thực hiện đề tài ......................................................................... 19
Sơ đồ 4: Quy trình thiết kế và xây dựng chương trình quản lý thông tin ĐĐ ............ 26
DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Thông tin đất đai (LIS) và thông tin liên quan đến đất đai (GIS).................. 4
Bảng 2: Bảng kết quả của các phép toán .................................................................. 23
Bảng 3: Danh sách các Menu và Tool quản lý thông tin........................................... 27
Bảng 4: Các điều khiển trong Dialog ....................................................................... 37
Bảng 5: Phần tên mở rộng của các điều khiển .......................................................... 38
DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình I.1: Các thành phần của GIS............................................................................ 11
Hình I.2: Giao diện Arcview.................................................................................... 15
Hình I.3: Ba ứng dụng của phần mềm ArcGIS......................................................... 16

Hình I.4: Bảng thuộc tính của thửa đất..................................................................... 25
Hình I.5: Hình cửa sổ điều khiển ............................................................................. 28
Hình I.6: Hộp thoại chỉnh sửa .................................................................................. 28
Hình I.7: Hình Menu tìm kiếm................................................................................. 29
Hình I.8: Hình Menu thống kê ................................................................................. 29
Hình I.9: Menu cập nhật biến động .......................................................................... 29
Hình I.10: Đặt tên và gán Script cho Menu tìm kiếm ............................................... 30
Hình I.11: Hộp thoại tạo mới một Script cho Menu ................................................. 31
Hình I.12: Hộp thoại tìm kiếm theo số tờ, số thửa.................................................... 31
Hình I.13: Hình tạo mới một Tool............................................................................ 32
Hình I.14: Hộp thoại chọn Icon................................................................................ 33
Hình I.15: Hình Tool cập nhật thông tin................................................................... 33
Hình I.16: Hộp thoại cập nhật thuộc tính cho thửa đất ............................................. 34
Hình I.17: Hộp thoại nạp Dialog .............................................................................. 35
Trang 9


Hình I.18: Tạo mới một Dialog................................................................................ 36
Hình I.19: Một View mới ........................................................................................ 38
Hình I.20: Hộp thoại Extension................................................................................ 39
Hình I.21: Cửa sổ thuộc tính của dlgtimtheochusudung ........................................... 39
Hình I.22: Cửa sổ thuộc tính của điều khiển Textbox txtnhaptenchusudungdat ........ 40
Hình I.23: Cửa sổ thuộc tính của điều khiển Listbox lstdanhsachthuatimduoc ......... 40
Hình I.24: Cửa sổ thuộc tính của điều khiển Button lbtthoat .................................... 41
Hình I.25: Dialog thêm lớp dữ liệu mới ................................................................... 42
Hình I.26: Hiển thị lớp dữ liệu ................................................................................. 43
Hình I.27: Xóa lớp dữ liệu ....................................................................................... 44
Hình I.28: Hộp thoại nhắc nhở lưu lại lớp dữ liệu .................................................... 45
Hình I.29: Hộp thoại truy vấn dữ liệu ...................................................................... 46
Hình I.30: Tìm kiếm theo số tờ, số thửa................................................................... 47

Hình I.31: Hộp thoại nhắc nhở................................................................................. 47
Hình I.32: Phóng to đến thửa đất cần tìm ................................................................. 48
Hình I.33: Tìm theo chủ sử dụng ............................................................................. 49
Hình I.34: Hộp thoại thông báo................................................................................ 50
Hình I.35: Thống kê theo diện tích........................................................................... 50
Hình I.36: Thống kê theo loại đất............................................................................. 51
Hình I.37: Cập nhật chuyển quyền sử dụng đất ........................................................ 52
Hình I.38: Cập nhật chuyển mục đích sử dụng đất ................................................... 53
Hình I.39: Cập nhật thông tin thuộc tính cho thửa đất .............................................. 54

Trang 10


ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất đai là tài sản vô giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho nhân loại, nó gắn liền với
lịch sử đấu tranh sinh tồn từ ngàn đời xưa của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Hơn thế
nữa, đất đai còn là nền tảng của sự sống, là một tư liệu sản xuất đặc biệt không gì
thay thế được trong mọi lĩnh vực, mọi ngành nghề. Đất đai cung cấp nơi phân bố các
khu dân cư, các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng…. Vì vậy, việc
quản lý, sử dụng đất đai có hiệu quả, tiết kiệm là nhiệm vụ quan trọng của Nhà nước,
là yếu tố quyết định tương lai của nền kinh tế phát triển, đảm bảo mục tiêu ổn định
chính trị - xã hội.
Cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội ngày càng cao, đặc biệt là trong 10 năm trở
lại đây, nền kinh tế nước ta ngày một lớn mạnh kéo theo tốc độ đô thị hóa diễn ra rất
nhanh và mạnh mẽ, cho nên nhu cầu sử dụng đất trở nên rất lớn và loại hình sử dụng
đất cũng có những thay đổi đáng kể, điển hình là ở thành phố Hồ Chí Minh, những
biến động trong quá trình sử dụng đất đai ở các quận, huyện ngoại thành, như ở quận
Thủ Đức (cụ thể là phường Hiệp Bình Phước) diễn ra rất nhanh và phức tạp. Điều này
gây ra nhiều khó khăn cho công tác theo dõi quản lý và xử lý một số lượng lớn thông
tin kê khai đăng ký đất đai nếu vẫn sử dụng các phương pháp truyền thống

May mắn thay, sự phát triển vượt bậc của khoa học kĩ thuật, nhất là ngành công
nghệ thông tin, đã có thể giúp kiểm soát, làm việc với khối lượng thông tin khổng lồ.
Ứng dụng tin học trong công tác quản lý đất đai ngày càng phát triển, mà một trong
những ứng dụng đó chính là những kĩ thuật của hệ thống thông tin địa lý (GIS) - Công
nghệ với khả năng tích hợp dữ liệu không gian và phi không gian, giúp tạo lập quyết
định nhanh chóng và có hiệu quả nhất. Do vậy, ứng dụng GIS trong công tác quản lý
đất đai là một giải pháp hết sức hữu hiệu. Điều này không nằm ngoài mục tiêu nâng
cao năng lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước bằng công
nghệ mới của Nhà nước.
Với những lý do nêu trên, cùng với sự phân công đề tài của khoa Quản lý đất đai
và thị trường bất động sản, chúng tôi xin thực hiện đề tài: “Ứng dụng phần mềm
Arcview GIS quản lý và cập nhật thông tin đất đai trên địa bàn phường Hiệp Bình
Phước, Quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.”

Trang 11


† Mục tiêu nghiên cứu:
- Xây dựng hệ thống quản lý đất đai trên địa bàn phường Hiệp Bình Phước.
- Xây dựng một số công cụ hổ trợ quản lý về đất đai như: truy xuất thông tin,
thống kê theo yêu cầu, cập nhật thông tin, dữ liệu về đất đai.
† Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu:
+ Nghiên cứu bản đồ: bản đồ địa chính, bản đồ giải thửa…
+ Nghiên cứu công tác quản lý nhà nước về đất đai.
+ Nghiên cứu công nghệ GIS và khả năng ứng dụng GIS vào lĩnh vực Quản lý
đất đai.
Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài được giới hạn ở phạm vi tạo ứng dụng GIS hỗ trợ quản lý và cập nhật
thông tin thửa đất, được thực hiện dựa trên cơ sở dữ liệu trong phạm vi ranh giới của

phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.
† Ý nghĩa thực tiễn và khoa học của đề tài nghiên cứu:
+ Đối với địa phương:
Việc ứng dụng những thành tựu của công nghệ thông tin nói chung và phần
mềm GIS nói riêng vào công tác cập nhật thông tin đất đai sẽ giúp cho địa phương giải
quyết vấn đề này một cách có khoa học và thật chính xác, tiết kiệm được thời gian,
kinh phí so với các phương pháp thủ công. Từ đó, những thông tin thay đổi ngoài thực
địa sẽ nhanh chóng được cập nhật vào hệ thống sổ bộ theo đúng quy định của Bộ Tài
Nguyên – Môi Trường. Đây sẽ là bước đi hết sức cần thiết, làm cơ sở cho việc quản lý,
khai thác, sử dụng hiệu quả tài nguyên đất phục vụ cho sự phát triển kinh tế, xã hội của
từng địa phương.
+ Đối với cá nhân sinh viên:
Trong quá trình thực hiện đề tài này, bản thân tôi đã tổng hợp lại kiến thức đã
có, đồng thời tiếp thu thêm các kiến thức chuyên môn mới trong thực tế, nâng cao khả
năng tư duy, khả năng xử lý dữ liệu cũng như kỹ năng sử dụng phần mềm chuyên
ngành.

Trang 12


PHẦN 1. TỔNG QUAN
I.1 Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu:
I.1.1 Cơ sở khoa học
Một số khái niệm:
Hệ thống thông tin đất đai là một thành phần cơ bản của Cơ sở dữ liệu quốc
gia về tài nguyên đất, bao gồm khốiCSDL bản đồ địa chính và CSDL hồ sơ đia chính.
Hai khối thông tin này được duy trì trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau thành một hệ
thống thống nhất.Mối liên kết giữa bản đồ và hồ sơ địa chính được thể hiện trong tất cả
các hoạt động của hệ thống, từ thu thập dữ liệu đến cập nhật bảo trì và khai thác phục
vụ.


Hệ thống thông tin đất đai là một sự kết hợp về tiềm lực con người
và kỹ thuật cùng với một cơ cấu tổ chức nhằm tạo thông tin hỗ trợ
nhu cầu trong công tác quản lý đất đai. Dữ liệu liên quan đến đất
đai có thể được tổ chức thành dạng số liệu, hình ảnh, dạng số, nhật
ký hiện trường hoặc ở dạng bản đồ và ảnh hàng không…

Cấu trúc hệ thống thông tin đất đai:

Sơ đồ 1 : Các hệ thống thông tin đất đai

Trang 13


Thông tin địa lý hoặc thông tin liên quan đến đất đai
Thông tin đất đai

Thông tin môi
trường
- Đất
- Sinh thái
- Nguồn nước
Thực vật
- Đời sống hoang


Thông tin về
cấu trúc hạ tầng

Thông tin địa

chính

- Công trình tiện
ích

-Quyền sử dụng

- Nhà cửa, chung


- Điều khiển quá
trính sử dụng đất

- Hệ thống giao
thông vận tải và
thông tin liên lạc

- Đánh giá đất

Thông tin kinh
tế xã hội
- Sức khỏe y tế
và dịch vụ công
cộng
- Sự phân bố dân
số

Bảng 1: Thông tin đất đai và thông tin liên quan đến đất đai

THÔNG TIN

CON NGƯỜI
KỸ THUẬT
CÔNG NGHỆ

QUẢN LÝ
THÔNG
TIN ĐẤT
ĐAI

ĐỀ RA
NHỮNG
QUYẾT
ĐỊNH
HIỆU
QUẢ
HƠN

Sơ đồ 2: Mục tiêu đặt ra đối với hệ thống thông tin đất đai.
Biến động đất đai là quá trình sử dụng của người sử dụng đất có làm thay đổi
các thông tin liên quan đến thửa đất như: làm thay đổi hình thể, kích thước, mục đích
sử dụng của thửa đất…so với hiện trạng ban đầu.
Trang 14


Căn cứ vào đặc trưng biến động đất đai ở Việt Nam, người ta phân chia thành
3 nhóm biến động chính:
+ Biến động hợp pháp.
+ Biến động không hợp pháp.
+ Biến động chưa hợp pháp.
Hồ sơ địa chính là hệ thống tài liệu, số liệu, bản đồ, sổ sách, chứng thư,…chứa

đựng những thông tin cần thiết về mặt tự nhiên, kinh tế xã hội, pháp lý của đất đai,
được thiết lập trong quá trình đo đạc lập bản đồ địa chính, đăng ký đất đai ban đầu,
đăng ký biến động đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phục vụ yêu cầu về
quản lý đất đai.
Hồ sơ địa chính có 2 loại:
+ Hồ sơ địa chính dạng số hay còn gọi là cơ sở dữ liệu địa chính.
+ Hồ sơ địa chính dạng giấy
Nội dung hồ sơ địa chính bao gồm các thông tin về thửa đất sau đây:
+ Số hiệu, kích thước, hình thể, diện tích, vị trí.
+ Người sử dụng đất.
+ Giá đất, tài sản gắn liền với đất, nghĩa vụ tài chính về đất đai đã thực
hiện và chưa thực hiện.
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền và những hạn chế về
quyền của người sử dụng đất.
quan.

+ Biến động trong quá trình sử dụng đất và các thông tin khác có liên

Bản đồ địa chính là sự thể hiện bằng số hay trên các vật liệu như giấy, diamat,
hệ thống các thửa đất của từng chủ sử dụng và các yếu tố được quy định cụ thể theo hệ
thống không gian, thời gian nhất định và chịu sự chi phối của pháp luật.
*Đặc điểm bản đồ địa chính:
- BĐĐC là bản đồ chuyên ngành phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước về đất
đai.
- BĐĐC lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn (gọi tắt là bản đồ địa
chính) và được thống nhất trong cả nước.
- BĐĐC được biên tập, biên vẽ từ bản đồ địa chính cơ sở theo từng đơn vị
hành chính xã, phường, thị trấn được đo vẽ bổ sung để vẽ trọn các thửa đất, xác định
loại đất của mỗi thửa theo chỉ tiêu thống kê của từng chủ sử dụng trong mỗi mảnh bản
đồ và được hoàn chỉnh phù hợp với các số liệu trong HSĐC.

Trang 15


- BĐĐC lập theo tiêu chuẩn kỹ thuật thống nhất do Bộ Tài nguyên và Môi
trường quy định, trên tọa độ nhà nước.
- BĐĐC có những tác dụng rất quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về
đất đai như:
+ Thống kê đất đai.
+ Giao đất sản xuất nông nghiệp-lâm nghiệp cho các hộ gia đình, cá nhân, tố
chức.
+ Làm cơ sở cho công tác đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.
+ Để lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, cải tạo đất, thiết kế, xây dựng các
điểm dân cư.
+ Là tài liệu dùng để giao đất, thu hồi đất khi cần thiết.
Sổ địa chính là sổ ghi về người sử dụng đất và thông tin về thửa đất đã được
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của người đó. Sổ địa chính được lập theo đơn
vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn xác nhận và được cơ quan địa chính cấp huyện,
tỉnh duyệt.
Nội dung sổ:
- Tên, địa chỉ người sử dụng đất.
- Các thông tin về thửa đất:
+ Số hiệu thửa.
+ Diện tích sử dụng riêng hoặc sử dụng chung.
+ Mục đích sử dụng.
+ Thời hạn sử dụng.
+ Nguồn gốc sử dụng.
+ Số phát hành và số vào sổ.
- Những thay đổi trong quá trình sử dụng đất và ghi chú:
+ Giá đất, tài sản gắn liền với đất.

+ Những hạn chế về quyền sử dụng đất.
+ Nghĩa vụ tài chính về đất đai chưa thực hiện.
+ Những thay đổi trong quá trình sử dụng đất.
Sổ mục kê là sổ ghi các thửa đất và các đối tượng chiếm đất nhưng không có
ranh giới khép kín trên bản đồ. Sổ mục kê được lập từ bản đồ địa chính và các tài liệu
điều tra đo đạc ngoài thực địa. Sổ mục kê dùng để quản lí thửa đất, tra cứu thông tin
thửa đất, thống kê và kiểm kê đất đai.
Trang 16


Sổ theo dõi biến động đất đai là sổ ghi những trường hợp đăng ký biến động
đất đai đã được chỉnh lý trên sổ địa chính.
Nội dung sổ:
- Tên và địa chỉ người đăng ký biến động.
- Thời điểm đăng ký biến động.
- Số hiệu thửa đất có biến động.
- Nội dung đăng ký biến động.
I.1.2 Cơ sở pháp lý
- Luật đất đai năm 2003 ban hành ngày 26/11/2003
- Nghị định 181/2004/NĐ – CP về thi hành Luật đất đai.
- Thông tư 1990/TT – TCĐC ban hành ngày 16/03/1998 của Tổng cục Địa
chính hướng dẫn thủ tục đăng kí đất đai lập HSĐC và cấp GCNQSDĐ.
- Thông tư 29/2004/TT – BTNMT của Bộ TN & MT
01/01/2004 về việc hướng dẫn lập, chỉnh lí, quản lí HSĐC.

ban hành ngày

- Công văn 989/CV-QLĐĐ ngày 29/01/1999 của Sở TNMT TP về việc hướng
dẫn đăng kí cập nhật biến động.
I.1.3 Cơ sở thực tiễn

* Xuất phát từ những nhu cầu của đời sống thực tế: Quá trình vận động phát triển
của đời sống kinh tế, xã hội tất yếu dẫn đến những biến động đất đai ngày càng lớn
dưới nhiều hình thức. Vì vậy, cơ quan quản lý đất đai phải luôn theo dõi và nắm bắt
kịp thời, nhanh chóng, chính xác để chỉnh lý hồ sơ địa chính trong thời gian ngắn nhất,
đảm bảo phù hợp với hiện trạng sử dụng đất.
* Căn cứ vào các kết quả báo cáo, những tài liệu hồ sơ địa chính để xây dựng một
số công cụ nhằm hỗ trợ việc quản lý và cập nhật thông tin thửa đất.
* Căn cứ vào kết quả các công trình nghiên cứu có liên quan làm cơ sở cho việc
nghiên cứu đề tài.
I.2 Khái quát địa bàn nghiên cứu:
I.2.1 Vị trí địa lý:
- Phường Hiệp Bình Phước nằm ở cửa ngõ phía Bắc thành phố Hồ Chí Minh, là
trung tâm đầu mối giao thông nối liền các tỉnh miền Bắc – Trung và Nam, giáp với
nhiều phường bạn như: Phường Hiệp Bình Chánh, Tam Bình, Tam Phú, Bình Chiểu,
về phía sông Sài Gòn giáp với các Quận – Huyện là Quận 12 và huyện Thuận An
thuộc tỉnh Bình Dương.
Được định hình như sau:
Trang 17


- Đông giáp: Phường Tam Bình, Đông Bắc giáp Phường Bình Chiểu, Đông
Nam giáp phường Tam Phú (có tổng chiều dài là 4,5 km).
- Tây giáp: Sông Sài Gòn và Quận 12 (Kéo dài từ hướng Tây Nam lên hướng
Tây Bắc giáp một phần của Xã Vĩnh Phú, Huyện Thuận An Bình Dương có chiều dài
6 km ).
- Nam giáp: Phường Hiệp Bình Chánh (kéo dài từ hướng Đông Nam chạy theo
sông Ông Dầu qua hướng Tây Nam giáp sông Sài Gòn dài 1,5 km ).
- Bắc giáp: xã Vĩnh Phú - Huyện Thuận An Tỉnh Bình Dương ( từ hướng Tây
Bắc qua hướng Đông Bắc có chiều dài 0,7 km ).
- Có tổng diện tích tự nhiên 765, 3468 ha trong đó: diện tích đất nông nghiệp

350,127 ha và đất phi nông nghiệp là 415,2216 ha.
Được phân chia thành 6 khu phố, trong đó có 78 tổ dân phố. Khu phố có diện
tích lớn nhất là 300 ha và nhỏ nhất là 60 ha.
I.2.2 Địa hình:
- Là một địa bàn nhiều kênh, rạch được bao bọc xung quanh bởi sông Sài
Gòn, chạy từ hướng Tây - Bắc xuống hướng Tây -Nam đổ vào sông Rạch Đĩa chạy
vòng lên hướng Đông - Bắc, qua sông Vĩnh Bình hòa vào sông Sài Gòn .
- Địa hình bằng phẳng nằm trên lưu vực sông Sài Gòn, trãi dài theo hướng
Tây Bắc đến Đông Nam với dạng địa hình đặc trưng đô thị và vùng mới phát triển đô
thị. Khu trung tâm được xác định bởi các khu phố 3 và 5 với cấu trúc khu dân cư tập
trung, kiến trúc ít nhà cao tầng.
I.2.3 Thời tiết – Khí hậu – Thủy văn:
1. Thời tiết:
Nằm trong khu vực gió mùa nhiệt đới ít bị ảnh hưởng của bão, thời
tiết trong năm được chia làm hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa nắng :
- Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10.
- Mùa nắng từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
2. Khí hậu:
- Nhiệt độ khí hậu từ 24 đến 320C, trung bình cả năm là 280C.
- Số giờ nắng trong năm là: 2.245,9 giờ
- Lượng mưa cả năm là 1.779,4 mm.
Vào những ngày có lượng mưa cao nhất, nước mưa làm quá tải khả năng tiêu
thoát nước, đặc biệt vào lúc triều cường gây ngập úng trên diện rộng gây ảnh hưởng
đến sinh họat, đời sống của bà con, nhân dân.
-

Độ ẩm trung bình cả năm là 74%
Trang 18



3. Thủy văn:
Hệ thống sông ngòi gồm có sông chính là sông Sài Gòn, đọan chạy từ
hướng Tây - Nam ngược lên hướng Tây - Bắc qua khu phố 1, 3, 5 dài khoảng 6000
mét. Ngoài ra còn có 2 nhánh sông là sông Rạch Đĩa và sông Vĩnh Bình:
- Mực nước sông Sài Gòn:
+ Thấp nhất: tháng 8 (-2,40 mét )
+ Cao nhất: tháng 10 (+1,46 mét)
nhau 06 giờ.

- Thủy triều bán nhật (không đều) lên xuống ngày 02 lần, mỗi lần cách

I.2.4 Hệ thống giao thông cầu – đường:
Đường: Có 2 trục đường chính và 2 đường phụ là:
+ Đường Quốc lộ 1A ngang qua địa bàn phường (đọan tính từ cầu Bình
Phước đến cuối dốc cầu vượt ngã tư Bình Phước dài 800 mét).
+ Đường Quốc lộ 13 ngang qua địa bàn phường (đọan tính từ cầu Ông
Dầu đến cầu Vĩnh Bình dài 5 km).
+ Đường 13 cũ nối liền khu phố 3 và 1 của Phường dài 2 km ( đọan tính
từ ngã ba chùa Liên Phước KP3 đến chân cầu Vĩnh Bình KP1).
+ Đường Hiệp Bình, nối liền 2 phường Hiệp Bình Phước và Hiệp Bình
Chánh ( đoạn tính từ ngã 3 Quốc lộ 13 đến ngã ba chùa An Lạc đường Kha Vạn Cân
dài 2,5 km).
I.2.5 Dân số và lao động:
Ảnh hưởng của tốc độ đô thị hóa, những năm gần đây có xu hướng dịch chuyển
dân cư từ nội thành ra ngọai thành xu thế này phù hợp với yêu cầu dãn dân và đô thị
hóa. Hiện nay dân số trên toàn địa bàn có 30.893 người (kể cả tạm trú các diện khác )
số nhân khẩu nữ có 15.791 người chiếm tỷ lệ 51,11% , nam có 15.102 người chiếm tỷ
lệ 48,89%, số người trong độ tuổi lao động có 14.896 người chiếm tỷ lệ 41,22% trên
tổng số dân, trong đó có khỏang 8 % là học sinh – sinh viên , 25 % là nội trợ.
Tỷ lệ dân số ngày càng có xu hướng giảm, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên bình quân

năm giảm từ 0,25% đến 0,30%. Ngược lại tỷ lệ tăng dân số cơ học lai có xu hướng
tăng nhanh, điều này chứng tỏ việc phiết triển kinh tế , điều kiện làm ăn sinh sống và
nhu cầu học tập trên địa bàn nói riêng và thành phố Hồ Chí Minh có thuận lợi hơn
những năm trước đây, nhưng cũng là áp lực đối với địa phương trước nhu cầu về chỗ
ở, và vấn đề về an ninh – trật tự xã hội ngày càng một phức tạp hơn.
I.2.6 Hệ thống giáo dục đào tạo:
Cùng với việc ổn định kinh tế, địa phương cũng đã triển khai thực hiện các
chương trình văn hóa – xã hội qua việc dành một phần lớn ngân sách cho lĩnh vực này,
nhờ đó có sự chuyển hóa tích cực khá đồng bộ.
Trang 19


Về cơ sở đào tạo, giáo dục ở địa phương hiện nay có 01 trường cấp I Hiệp
Bình nằm trên đường Quốc lộ 13 ,khu phố 4 ; 01 trường cấp II Hiệp Bình nằm trên
đường Hiệp Bình (liên phường HBP – HBC ) và 01 trường cấp III do thành phố đầu tư
hiện đang xây dựng , số học sinh cấp III hiện đang học tạm tại phân hiệu cấp III tọa lạc
tại khu phố 6 Phường HBP và trường tiểu học Đặng Thị Rành . Tổng số giáo viên của
hệ thống giáo dục của phường hiện nay có 152 giáo viên , trong đó đội ngũ giáo viên
cấp I là : 74 người chiếm tỷ lệ 48,69%, cấp II 49 chiếm tỷ lệ 32,23% và cấp III là 29
giáo viên chiếm tỷ lệ 28,08% . Trình độ Đại học có người chiếm tỷ lệ 56,58 % , cao
đẳng và sau đại học có 66 chiếm tỷ lệ 43,42% trên tổng số giáo viên, về tỷ lệ nữ có
118 bằng 77,63%. Ngoài ra số cô bảo mẫu của hệ thống mầm non và mẫu giáo có tổng
số 20 cô có trình độ chuyên môn trung cấp đảm bảo nhu cầu quản lý và chăm sóc trẻ
em hiện nay đồng thời đáp ứng theo yêu cầu chuyên môn hiện nay.
Số trường trên hàng năm có khả năng tiếp nhận từ 2.800 đến 3.500 học sinh vào
nhập học, ngòai ra hệ thống nhà trẻ mẫu giáo tương đối khang trang, sạch đẹp, tỷ lệ
các cháu vàp lớp hàng năm đạt trên 95%.
Phường cơ bản đã xóa mù chữ đồng thời đã tiến hành phổ cập cấp 2 trên toàn
địa bàn phường. Nhìn chung công tác giáo dục nâng cao trình độ dân trí, đào tạo nhân
lực, bồi dưỡng nhân tài được các cấp quan tâm thích đáng.

I.2.7 Y tế:
Họat động của ngành y tế có nhiều chuyển biến tích cực, Quận đã đầu tư nhân
sự cho tuyến y tế của phường, trưởng trạm y tế là Bác sĩ, việc tuyên truyền và triển
khai công tác y tế vào cộng đồng và môi trường sống như vệ sinh công cộng, vệ sinh
môi trường với nhiều biện pháp hữu hiệu, quản lý và điều trị bệnh xã hội chặt chẽ ,
công tác tiêm chủng mở rộng hàng năm đều đạt trên 95%. Tháng 8 năm 2005 Đảng ủy
– UBND phường cùng trạm y tế đã kết hợp với bệnh viện răng - hàm - mặt của thành
phố mở phòng khám nha khoa điều trị các bệnh về răng cho nhân dân địa phương , đây
là phòng khám nha khoa đầu tiên được đầu tư ở một cơ sở cấp phường trong quận
Thủ Đức, việc cải tạo nâng cấp trạm y tế phường lên một bước phần nào giúp giảm
bớt thời gian đi lại cho bà con nhân dân địa phương đối vối nhu cầu khám chữa bệnh ,
đặc biệt trong tháng từ tháng 4 đến 15/5/2006 phòng khám đã tổ chức khám và điều
trị , làm hàm giả, răng giả miễn phí cho nhân dân địa phương.
Nhìn chung trạm y tế phường đã cơ bản hoàn thành việc thực hiện 6 chương
trình quốc gia về y tế.

Trang 20


I.3 Tổng quan về GIS:
I.3.1 Phần mềm GIS:
1. Định nghĩa GIS:
Hệ thống thông tin địa lý (GIS) là một thu thập có tổ chức của phần cứng,
phần mềm, dữ liệu địa lý và con người được thiết kế nhằm nắm bắt, lưu trữ, cập nhật,
sử dụng, phân tích và hiển thị các thông tin liên quan đến địa lý. Mục đích đầu tiên của
GIS là xử lý không gian, hay các thông tin liên quan đến địa lý, chẳng hạn như: Để hỗ
trợ việc ra các quyết định cho việc quy hoạch và quản lý sử dụng đất, tài nguyên thiên
nhiên, môi trường, giao thông, dễ dàng trong việc quy hoạch phát triển đô thị và những
việc lưu trữ dữ liệu hành chính.
2. Các thành phần của GIS:

Một hệ thống GIS hoàn chỉnh gồm có hệ thống máy tính (phần cứng, phần
mềm, …); Cơ sở dữ liệu; Con người và phương pháp

Hình I.1: Các thành phần của GIS
Phần cứng: Hệ thống máy tính, có thể là máy chủ trung tâm hay các máy
trạm hoạt động độc lập hoặc liên kết mạng.
Phần mềm: Hiện nay có rất nhiều phần mềm phổ biến đã được thương mại
hóa như: ArcGis, Arc/Info, ArcView, Mapinfo, Idrisi, ENVI, Microstation.
Trang 21


Cơ sở dữ liệu: Được coi là thành phần quan trọng của GIS. Các dữ liệu địa
lý và dữ liệu thuộc tính liên quan có thể được người sử dụng tự tập hợp hoặc được mua
từ nhà cung cấp dữ liệu thương mại. Các nguồn dữ liệu phải cung cấp được các thông
tin mà hệ thống yêu cầu như: Tọa độ địa lý, quy mô, đặc điểm thuộc tính, các mối
quan hệ. Hệ GIS sẽ kết hợp dữ liệu không gian với các nguồn dữ liệu khác, thậm chí
có thể sử dụng DBMS để tổ chức lưu giữ và quản lý dữ liệu.
Con người: Công nghệ GIS sẽ bị hạn chế nếu không có con người tham gia
quản lý hệ thống và phát triển những ứng dụng GIS trong thực tế. Người sử dụng GIS
có thể là những chuyên gia kỹ thuật, người thiết kế và duy trì hệ thống, hoặc những
người dùng GIS để giải quyết các vấn đề trong công việc.
Phương pháp: Là thành phần quan trọng của GIS. Những người làm công
tác quản lý hệ thống thông tin địa lý cần có khả năng nhận định về tính chính xác,
phạm vi suy diễn thông tin, kết nối các mảng thông tin trong hệ thống.
3. Chức năng của GIS:
a/ Nhập dữ liệu:
Trước khi dữ liệu địa lý có thể được dùng cho GIS, dữ liệu này phải
được chuyển sang dạng số thích hợp. Quá trình chuyển dữ liệu từ bản đồ giấy sang các
file dữ liệu dạng số được gọi là quá trình số hoá.
Công nghệ GIS hiện đại có thể thực hiện tự động hoàn toàn quá trình

này với công nghệ quét ảnh cho các đối tượng lớn; những đối tượng nhỏ hơn đòi hỏi
một số quá trình số hoá thủ công (dùng bàn số hoá). Ngày nay, nhiều dạng dữ liệu địa
lý thực sự có các định dạng tương thích GIS. Những dữ liệu này có thể thu được từ các
nhà cung cấp dữ liệu và được nhập trực tiếp vào GIS.
b/ Quản lý dữ liệu:
Ðối với những dự án GIS nhỏ, có thể lưu các thông tin địa lý dưới dạng
các file đơn giản. Tuy nhiên, khi kích cỡ dữ liệu trở nên lớn hơn và số lượng người
dùng cũng nhiều lên, thì cách tốt nhất là sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu (DBMS) để
giúp cho việc lưu giữ, tổ chức và quản lý thông tin. Một DBMS chỉ đơn giản là một
phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu.
c/ Phân tích dữ liệu:
Những chức năng thao tác và phân tích dữ liệu là yếu tố quyết định
những thông tin mà GIS có thể đưa ra, nó có thể sẽ làm biến đổi cách thức tổ chức
công việc.
d/ Hiển thị dữ liệu:
Với nhiều thao tác trên dữ liệu địa lý, kết quả cuối cùng được hiển thị tốt
nhất dưới dạng bản đồ hoặc biểu đồ. Bản đồ khá hiệu quả trong lưu giữ và trao đổi
thông tin địa lý. GIS cung cấp nhiều công cụ mới và thú vị để mở rộng tính nghệ thuật
và khoa học của ngành bản đồ. Bản đồ hiển thị có thể được kết hợp với các bản báo
cáo, hình ảnh ba chiều, ảnh chụp và những dữ liệu khác (đa phương tiện).
Trang 22


Không giống như dữ liệu của các hệ thống thông tin hiện đại khác, dữ
liệu của hệ thống thông tin địa lý phức tạp, nó bao gồm thông tin về vị trí, các mối liên
hệ địa hình và những thuộc tính của các đối tượng được ghi nhận. Hay có thể nói: dữ
liệu của hệ thống thông tin địa lý (dữ liệu địa lý) bao gồm dữ liệu không gian và dữ
liệu thuộc tính. Mỗi loại có những đặc điểm riêng và chúng khác nhau về yêu cầu lưu
giữ số liệu, hiệu quả, xử lý và hiển thị.
+ Dữ liệu không gian: Cơ sở dữ liệu không gian là cơ sở dữ liệu lưu

trữ vị trí, hình dạng của các đối tượng không gian cùng với đặc điểm thuộc tính của
chúng. Dữ liệu không gian trả lời câu hỏi “Nó ở đâu?”
+ Dữ liệu thuộc tính (hay là dữ liệu phi không gian): là dữ liệu mô tả
các đặc điểm, đặc tính của đối tượng tự nhiên- kinh tế- xã hội. Các đặc tính có thể là
định tính hoặc định lượng. Dữ liệu thuộc tính trả lời câu hỏi “Nó là cái gì?”
4. Tính linh hoạt của GIS:
 Cung cấp các thông tin cần thiết một cách nhanh chóng và chính xác.
 GIS có khả năng chuẩn hóa ngân hàng dữ liệu để có thể đưa vào các
hệ thống xử lý khác nhau, do đó phát triển khả năng khai thác dữ liệu.
 GIS có khả năng biến đổi dữ liệu để đáp ứng được những bài toán cụ
thể cần được giải quyết.
 GIS có khả năng chuẩn hóa ngân hàng dữ liệu để có thể đưa vào các
hệ thống xử lý khác nhau do đó phát triển khả năng khai thác dữ liệu.
 GIS có khả năng biến đổi dữ liệu để đáp ứng được những bài toán cụ
thể cần được giải quyết.
 GIS có thể cung cấp những thông tin mới nhất và chính xác nhất.
GIS có thể mô tả những đặc điểm đa dạng của môi trường, một vùng địa lý
nhất định, trong đó bao gồm cả những điểm có tính tương hỗ chặt chẽ lẫn nhau.
5. Khả năng ứng dụng của GIS:
- Hệ thống tự động quản lý, lưu trữ tìm kiếm dữ liệu trắc địa bản đồ với
sự trợ giúp của máy tính. Đặc biệt là có khả năng biến đổi dữ liệu mà không thể thực
hiện được bằng phương pháp thô sơ.
- Khả năng chuẩn hóa ngân hàng dữ liệu để có thể đưa vào các hệ thống
sử lý khác nhau.
- Có khả năng chuẩn hóa biến đổi dữ liệu, cung cấp những thông tin mới
nhờ vào những mô hình toán học giữa 2 hay nhiều lớp thông tin chuyên đề trên cùng
một khu vực, quản lý những cấu trúc dữ liệu đa biến, cung cấp các phân tích thống kê
khu vực dựa vào các số liệu dữ trữ, tạo điều kiện dễ dàng nhanh chóng cho việc cập
nhật hóa số liệu, cũng như việc nối kết của nhiều hệ thống quản lý cơ sở dự liệu
khác…

Trang 23


- Mô tả những đặc điểm đa dạng của môi trường, một vùng địa lý nhất
định, trong đó bao gồm cả những điểm có tính tương hỗ chặt chẽ lẫn nhau.
Với những khả năng nói trên cho phép GIS có thể sử dụng các thuộc tính vị
trí địa lý và phi vị trí của cơ sở dữ liệu, để trả lời những yêu cầu định hướng trên một
vùng lãnh thổ cụ thể. Kết quả xử lý được của GIS có thể trình bày đựoac dưới dạng
chữ viết, công thức toán học hay dạng thể hiện về mặt địa lý như bản đồ. Do đó GIS
ngày nay đã được ứng dụng rộng rãi vào rất nhiều lĩnh vực, đặc biệt là quản lý các
nguồn tài nguyên.
I.3.2 Phần mềm Arcview:
Arcview là một phần mềm áp dụng công nghệ hệ thống thông tin địa lý(GIS),
với một giao diện đồ họa thân thiện, tiện lợi, cho phép làm việc với các dữ liệu không
gian và thuộc tính, hiển thị các dữ liệu này dới dạng bản đồ, bảng biểu và đồ thị;
Arcview cũng cung cấp các công cụ tra vấn và phân tích dữ liệu, cho phép trình bày
các kết quả cuối cùng dưới dạng bản đồ có chất lượng cao.
ArcView là phần mềm thương mại của Viện nghiên cứu hệ thống môi trường
(ESRI) về hệ thống thông tin địa lý (GIS).
Arcview được cung cấp cùng với một tập dữ liệu mẫu. Tập dữ liệu mẫu này
được sử dụng để giải các bài tập thực hành thao tác với phần mềm Arcview. Tuy
nhiên, bạn cũng có thể thực hành Arcview, sử dụng những dữ liệu đã có sẵn của mình.
Arcview vượt ra ngoài khuôn khổ của một phần mềm vẽ bản đồ bằng máy
tính cá nhân do có những chức năng khác nhau như:
-

Thực hiện các phép phân tích không gian.

-


Xác lập địa chỉ bằng tham chiếu địa lí và hiển thị trên bản đồ.

-

Tạo mới và chỉnh sửa các dữ liệu không gian và thuộc tính.

-

Xây dựng bản đồ chuyên đề và tạo các sản phẩm đầu ra có chất
lượng cao.

- Có thể thực hiện các đoạn chương trình phục vụ cho việc tự động hóa
các thao tác.
Các chức năng mở rộng được bán kèm theo bộ ArcView:
+ Đọc các định dạng ảnh khác;
+ Tạo các hộp thoại (giao diện đồ họa người sử dụng).
Giao diện của ArcView bao gồm các cửa sổ, mỗi cửa sổ đều thể hiện dữ liệu theo các
cách khác nhau. Với hệ thống Menu, Buttons (nút lệnh), và Tools (nút công cụ) của
các cửa sổ cho phép bạn trình diễn và thực hiện các phép phân tích dữ liệu trong cơ sở
dữ liệu theo nhiều cách khác nhau.

Trang 24


Hình I.2: Giao diện Arcview
I.3.3 Phần mềm ArcGIS:
ArcGIS: là một bộ phần mềm GIS của hãng ESRI (Environmental
Systems Research Institute), là công cụ hỗ trợ thực hiện các dự án GIS cho người dùng
cá nhân hay doanh nghiệp thông qua bộ ArcGIS Desktop hay ArcGIS Server qua
mạng Internet. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, sử dụng bộ ArcGIS Desktop

(phiên bản 9.2) với những ứng dụng như sau: ArcMap, ArcToolbox, ArcCatalog.
Phần mềm ArcGIS bao gồm 3 ứng dụng (application) chính sau:

Trang 25


×