Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÂN LOẠI RÁC TẠI NGUỒN TẠI THÀNH PHỐ BIÊN HÒA VÀ PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN NGƯỜI DÂN KHÔNG THỰC HIỆN TỐT HOẠT ĐỘNG NÀY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 83 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÂN LOẠI RÁC
TẠI NGUỒN TẠI THÀNH PHỐ BIÊN HÒA VÀ PHÂN TÍCH
NGUYÊN NHÂN NGƯỜI DÂN KHÔNG THỰC HIỆN TỐT
HOẠT ĐỘNG NÀY

Họ và tên sinh viên: Nguyễn Ngọc Huỳnh Anh
Ngành: Quản Lý Môi Trường
Niên khóa: 2006 – 2010

Tháng 7/2010


ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÂN LOẠI RÁC TẠI
NGUỒN TẠI THÀNH PHỐ BIÊN HÒA VÀ PHÂN TÍCH NGUYÊN
NHÂN NGƯỜI DÂN KHÔNG THỰC HIỆN TỐT HOẠT ĐỘNG NÀY

Tác giả
NGUYỄN NGỌC HUỲNH ANH

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư
Ngành Quản Lý Môi Trường

Giáo viên hướng dẫn
ThS. Lê Tấn Thanh Lâm

Tháng 7 năm 2010



SVTH: Nguyễn Ngọc Huỳnh Anh

i


Đánh giá hiện trạng hoạt động phân loại rác tại nguồn tại thành phố Biên Hòa và phân tích
nguyên nhân người dân không thực hiện tốt hoạt động này.

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu trường và Ban chủ nhiệm
khoa Môi trường và Tài nguyên trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh.
Tôi chân thành cảm ơn thầy Lê Tấn Thanh Lâm đã định hướng đề tài và hướng
dẫn tận tình tôi trong suốt thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Tôi chân thành cảm ơn các thầy cô trường Đại học Nông Lâm, nhất là thầy cô
trong khoa Môi trường và Tài Nguyên đã chỉ dạy chúng tôi trong 4 năm học tại
trường.
Đồng thời tôi xin cảm ơn phòng Kỹ Thuật thuộc Công Ty TNHH MTV Dịch vụ
môi trường đô thị Biên Hòa đã tạo điều kiện để tôi có thể hoàn thành thực tập và thực
hiện khóa luận tốt nghiệp.
Cuối cùng, tôi không quên gởi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình vì đã luôn bên
cạnh, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện để tôi được theo học và hoàn thành khóa học.
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Ngọc Huỳnh Anh

SVTH: Nguyễn Ngọc Huỳnh Anh

ii



Đánh giá hiện trạng hoạt động phân loại rác tại nguồn tại thành phố Biên Hòa và phân tích
nguyên nhân người dân không thực hiện tốt hoạt động này.

TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Đề tài “Đánh giá hiện trạng hoạt động phân loại rác tại nguồn tại thành phố
Biên Hòa và phân tích nguyên nhân người dân không thực hiện tốt hoạt động này.”
được thực hiện nhằm đánh giá lại hiệu quả của chương trình PLRTN sau một thời gian
triển khai thí điểm, tìm hiểu những lý do làm cho người dân không thực hiện hoạt
động PLRTN, góp phần giải quyết những khó khăn và nâng cao hiệu quả cho hoạt
động PLRTN khi chương trình được triển khai tiếp tục ở các phường còn lại của thành
phố Biên Hòa.
Để đạt được những mục tiêu đề ra, đề tài sẽ thực hiện các nội dung sau:
- Thu thập các tài liệu về chương trình PLRTN đã được thực hiện tại 4 phường
thí điểm của thành phố.
- Khảo sát hệ thống quản lý CTR đô thị cuả thành phố Biên Hòa, cũng như hệ
thống quản lý CTR của 4 phường thí điểm.
- Khảo sát cộng đồng để thống kê mức độ tham gia vào hoạt động PLRTN của
người dân.
- Đánh giá kết quả thu được, rút ra kết luận và đề xuất các giải pháp, bài học
kinh nghiệm để thực hiện hoạt động PLRTN tốt hơn trong lần triển khai tới.
Kết quả nghiên cứu cho thấy những hành vi chủ yếu của người dân đối với hoạt
động PLRTN là người dân hoàn toàn không thực hiện PLRTN, thực hiện một thời gian
rồi dừng lại và có một số người dân vẫn còn đang tiếp tục thực hiện hoạt động
PLRTN. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến các hành vi này từ khách quan đến chủ
quan, đa số trong đó là do nhận thức của người dân đối với hoạt động PLRTN chưa
tốt, công tác tuyên truyền chưa sâu sắc và mang tính thường xuyên, sự thiếu đồng bộ
trong hệ thống quản lý chất thải. Từ kết quả đó, khóa luận đã đề xuất một số giải pháp
để nâng cao hiệu quả của hoạt động PLRTN tại thành phố Biên Hòa, chủ yếu là các
giải pháp nâng cao nhận thức của người dân, khuyến khích sự tham gia của xã hội vào

công tác PLRTN.

SVTH: Nguyễn Ngọc Huỳnh Anh

iii


Đánh giá hiện trạng hoạt động phân loại rác tại nguồn tại thành phố Biên Hòa và phân tích
nguyên nhân người dân không thực hiện tốt hoạt động này.

MỤC LỤC
TRANG TỰA ........................................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN  .......................................................................................................................... ii 
TÓM TẮT KHÓA LUẬN .......................................................................................................iii 
MỤC LỤC

......................................................................................................................... iv 

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................... vii 
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ..........................................................................................viii 
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ................................................................................................. ix 
Chương 1. 

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 

1.1. 

ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................................... 1 

1.2. 


MỤC TIÊU............................................................................................................... 2 

1.3. 

NỘI DUNG .............................................................................................................. 2 

1.4. 

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................ 2 

1.5. 

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ......................................................... 3 

1.6. 

Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI.......................................................................................... 3 

1.6.1.  Kinh tế ................................................................................................................... 3 
1.6.2.  Môi trường ............................................................................................................ 3 
1.6.3.  Xã hội .................................................................................................................... 3 
Chương 2. 
2.1. 

TỔNG QUAN .................................................................................................. 4 

TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHỐ BIÊN HÒA ........................................................ 4 

2.1.1.  Vị trí địa lý ............................................................................................................ 4 

2.1.2.  Địa chất thuỷ văn................................................................................................... 4 
2.1.3.  Chế độ thuỷ văn..................................................................................................... 5 
2.1.4.  Dân số .................................................................................................................... 5 
2.1.5.  Cơ cấu hành chính ................................................................................................. 5 
2.1.6.  Y tế ........................................................................................................................ 6 
2.1.7.  Giáo dục đào tạo .................................................................................................... 6 
2.1.8.  Kinh tế ................................................................................................................... 7 
2.2. 

HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG quẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ TẠI THÀNH
PHỐ BIÊN HÒA VÀ 4 PHƯỜNG THÍ ĐIỂM ....................................................... 7 

2.2.1.  Nguồn phát sinh – Khối lượng – Thành phần CTR tại thành phố Biên Hoà ........ 7 
2.2.2.  Hệ thống lưu giữ chất thải rắn. .............................................................................. 9 
2.2.3.  Hệ thống thu gom .................................................................................................. 9 
SVTH: Nguyễn Ngọc Huỳnh Anh

iv


Đánh giá hiện trạng hoạt động phân loại rác tại nguồn tại thành phố Biên Hòa và phân tích
nguyên nhân người dân không thực hiện tốt hoạt động này.
2.2.4.  Hệ thống trung chuyển và điểm hẹn................................................................... 10 
2.2.5.  Hệ thống vận chuyển ........................................................................................... 11 
2.2.6.  Hệ thống xử lý CTR sinh hoạt............................................................................. 11 
2.3. 

HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ TẠI 4 PHƯỜNG THÍ
ĐIỂM TRUNG DŨNG, THANH BÌNH, QUYẾT THẮNG, HÒA BÌNH ........... 12 


2.3.1.  Hiện trạng thu gom .............................................................................................. 12 
2.3.2.  Thiết bị lưu trữ và phương tiện thu gom ............................................................ 13 
2.3.3.  Tuyến đường thu gom CTR đô thị tại 4 phường ................................................. 14 
2.3.4.  Hệ thống xử lý CTR sau PLRTN ........................................................................ 14 
2.4. 

KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC PHÁT TRIỂN VỀ QUẢN LÝ CHẤT
THẢI THÔNG QUA PHÂN LOẠI TẠI NGUỒN. .............................................. 14 

2.5. 

CÁC KHÁI NIỆM ................................................................................................. 17 

2.5.1.  Chất thải rắn ........................................................................................................ 17 
2.5.2.  Chất thải rắn đô thị .............................................................................................. 17 
2.5.3.  Chất thải rắn sinh hoạt ......................................................................................... 17 
2.5.4.  Phân loại rác tại nguồn ........................................................................................ 19 
Chương 3. 
3.1. 

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................... 22 

BẢNG CÂU HỎI ................................................................................................... 22 

3.1.1.  Phần I: Thông tin người được phỏng vấn............................................................ 22 
3.1.2.  Phần II: Công tác tồn trữ và thu gom rác thải của hộ gia đình. ........................... 23 
3.1.3.  Phần III: Công tác tuyên truyền, hướng dẫn về phân loại rác tại nguồn. ............ 23 
3.1.4.  Phần IV: Hoạt động PLRTN của các hộ gia đình ............................................... 24 
3.2. 


PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................................... 25 

3.2.1.  Thu thập số liệu ................................................................................................... 25 
3.2.2.  Phương pháp điều tra khảo sát ............................................................................ 26 
3.2.3.  Phương pháp phỏng vấn trực tiếp. ...................................................................... 26 
3.3. 

XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU ...................................................................... 27 

Chương 4. 
4.1. 

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................................... 29 

CHƯƠNG TRÌNH PLRTN TRÊN ĐỊA BÀN 4 PHƯỜNG TRUNG DŨNG,
THANH BÌNH, QUYẾT THẮNG VÀ HÒA BÌNH ............................................. 29 

4.1.1.  Những nội dung chủ yếu trong chương trình thí điểm PLRTN .......................... 29 
4.1.2.  Tình hình thực hiện của người dân...................................................................... 32 
4.2. 

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CỦA HOẠT ĐỘNG PLRTN TẠI THÀNH PHỐ
BIÊN HÒA ............................................................................................................ 33 

SVTH: Nguyễn Ngọc Huỳnh Anh

v


Đánh giá hiện trạng hoạt động phân loại rác tại nguồn tại thành phố Biên Hòa và phân tích

nguyên nhân người dân không thực hiện tốt hoạt động này.
4.2.1.  Tình hình chung .................................................................................................. 33 
4.2.2.  Những thuận lợi và khó khăn của chương trình .................................................. 34 
4.3. 

CÁC HÀNH VI CỦA NGƯỜI DÂN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG PLRTN .............. 35 

4.3.1.  Nhóm người dân từ trước đến nay hoàn toàn không thực hiện PLRTN ............. 37 
4.3.2.  Nhóm người dân trước đây có thực hiện PLRTN nhưng hiện nay đã dừng lại
không thực hiện nữa. ........................................................................................... 39 
4.3.3.  Nhóm người dân trước đây có thực hiện PLRTN và hiện nay vẫn tiếp tục. ....... 42 
4.4. 

NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN HÀNH VI KHÔNG THỰC HIỆN TỐT PLRTN
CỦA NGƯỜI DÂN ............................................................................................... 45 

4.4.1.  Nguyên nhân xuất phát từ nhận thức của người dân ........................................... 45 
4.4.2.  Nguyên nhân xuất phát từ điều kiện thực tế hộ gia đình ..................................... 52 
4.4.3.  Nhóm nguyên nhân xuất phát từ các yếu tố khách quan. .................................... 53 
4.5. 

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP .......................................................................................... 54 

4.5.1.  Giáo dục và truyền thông môi trường để nâng cao nhận thức của người dân. .... 54 
4.5.2.  Giải pháp quản lý ................................................................................................ 57 
Chương 5. 

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 61 

5.1. 


KẾT LUẬN ............................................................................................................ 61 

5.2. 

KIẾN NGHỊ ........................................................................................................... 61 

TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................... 63 
PHỤ LỤC 1

........................................................................................................................ 64 

PHỤ LỤC 2 BẢNG TỔNG HỢP PHIẾU KHẢO SÁT....................................................... 68 
PHỤ LỤC 3 HÌNH ẢNH ........................................................................................................ 72 

SVTH: Nguyễn Ngọc Huỳnh Anh

vi


Đánh giá hiện trạng hoạt động phân loại rác tại nguồn tại thành phố Biên Hòa và phân tích
nguyên nhân người dân không thực hiện tốt hoạt động này.

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCL
HVS
BVMT
CTR
SH
CN

CENTEMA
CNH, HĐH
TNHH MTV
PLRTN
TN&MT
TP. HCM
UBND
URENCO

SVTH: Nguyễn Ngọc Huỳnh Anh

Bãi chôn lấp
Hợp vệ sinh
Bảo vệ môi trường
Chất thải rắn
Sinh hoạt
Công nghiệp
Trung tâm Công Nghệ và Quản lý Môi Trường
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Trách nhiệm hữu hạn Một Thành viên
Phân loại rác tại nguồn
Tài nguyên và Môi trường
Thành Phố Hồ Chí Minh
Ủy Ban Nhân Dân
Công ty môi trường đô thị Biên Hòa

vii


Đánh giá hiện trạng hoạt động phân loại rác tại nguồn tại thành phố Biên Hòa và phân tích

nguyên nhân người dân không thực hiện tốt hoạt động này.

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Thành phần CTR của thành phố Biên Hòa ................................................................. 8 
Bảng 2.2 Dân số và số hộ dân của 4 phường ........................................................................... 12 
Bảng 2.3 Tỉ lệ chất thải rắn thu gom của 4 phường ................................................................. 13 
Bảng 4.1 Số lượng thùng và túi được phát cho các hộ dân ...................................................... 29 
Bảng 4.2 Thống kê tỉ lệ các nhóm hành vi của người dân đối với hoạt động PLRTN ............ 36 
Bảng 4.3 So sánh tỉ lệ người dân thực hiện hoạt động PLRTN trước và sau khi dự án thí điểm
kết thúc ..................................................................................................................................... 37 
Bảng 4.4 Thống kê tỉ lệ nhóm người dân từ trước đến nay hoàn toàn không thực hiện PLRTN
.................................................................................................................................................. 37 
Bảng 4.5 Thống kê tỉ lệ các lý do người dân hoàn toàn không thực hiện PLRTN ................. 38 
Bảng 4.6 Thống kê tỉ lệ nhóm người dân trước đây có thực hiện PLRTN nhưng hiện nay đã
dừng lại không thực hiện nữa ................................................................................................... 40 
Bảng 4.7 Thống kê tỉ lệ các lý do người dân trước đây có thực hiện PLRTN nhưng hiện nay
đã dừng lại không thực hiện nữa .............................................................................................. 40 
Bảng 4.8 Thống kê tỉ lệ nhóm người dân trước đây có thực hiện PLRTN và hiện nay vẫn tiếp
tục ............................................................................................................................................. 42 
Bảng 4.9 Thống kê tỉ lệ phân loại đúng và phân loại sai của người dân ................................. 42 
Bảng 4.10 Thống kê tỉ lệ các lý do người dân chấp nhận việc PLRTN .................................. 44 
Bảng 4.11 Thống kê tỉ lệ các khó khăn người dân gặp phải khi thực hiện việc PLRTN......... 45 
Bảng 4.12 Thống kê tỉ lệ người dân được nghe và biết về PLRTN ......................................... 46 
Bảng 4.13 Thống kê tỉ lệ các định nghĩa của người dân về PLRTN ....................................... 47 
Bảng 4.14 Thống kê tỉ lệ các cơ quan tuyên truyền trực tiếp về PLRTN ................................ 49 
Bảng 4.15 Thống kê tỉ lệ kiểm tra nhắc nhở ............................................................................ 50 
Bảng 4.16 Thống kê tỉ lệ nghề nghiệp của mẫu điều tra ......................................................... 52 
Bảng 4.17 Chi phí cho phương án tuyên truyền qua đài phát thanh và truyền hình ................ 55 
Bảng 4.18 Chi phí cho phương án tuyên truyền bằng tờ rơi và băng rôn ................................ 55 


SVTH: Nguyễn Ngọc Huỳnh Anh

viii


Đánh giá hiện trạng hoạt động phân loại rác tại nguồn tại thành phố Biên Hòa và phân tích
nguyên nhân người dân không thực hiện tốt hoạt động này.

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1 Thành phần CTR của TP. Biên Hòa ....................................................................... 8 
Biểu đồ 4.1 Các nhóm đối tượng không thực hiện hoạt động PLRTN .................................... 36 
Biểu đồ 4.2 Nhóm người dân từ trước đến nay hoàn toàn không thực hiện PLRTN .............. 37 
Biểu đồ 4.3 Lý do người dân hoàn toàn không thực hiện PLRTN .......................................... 38 
Biểu đồ 4.4 Nhóm người trước đây có thực hiện PLRTN nhưng hiện nay đã dừng lại không
thực hiện nữa ............................................................................................................................ 40 
Biểu đồ 4.5 Lý do người dân trước đây có thực hiện PLRTN nhưng hiện nay đã dừng lại
không thực hiện nữa ................................................................................................................. 41 
Biểu đồ 4.6 Nhóm người dân trước đây có thực hiện PLRTN và hiện nay vẫn tiếp tục ......... 42 
Biểu đồ 4.7 Lý do người dân chấp nhận việc PLRTN ............................................................. 44 
Biểu đồ 4.8 Trình độ học vấn mẫu điều tra .............................................................................. 45 
Biểu đồ 4.9 Tỉ lệ người dân được nghe và biết về PLRTN ..................................................... 46 
Biểu đồ 4.10 Nhận thức của người dân về hoạt động PLRTN................................................. 48 
Biểu đồ 4.11 Tỉ lệ % số hộ được tuyên truyền hướng dẫn PLRTN ......................................... 50 
Biểu đồ 4.12 Tỉ lệ % số lần kiểm tra nhắc nhở các hộ dân ...................................................... 51 
Biểu đồ 4.13 Nhận xét của người dân đối với công tác tuyên truyền ...................................... 51 

SVTH: Nguyễn Ngọc Huỳnh Anh

ix



Đánh giá hiện trạng hoạt động phân loại rác tại nguồn tại thành phố Biên Hòa và phân tích
nguyên nhân người dân không thực hiện tốt hoạt động này.

Chương 1.
1.1.

MỞ ĐẦU

ĐẶT VẤN ĐỀ

Hiện nay với dân số hơn 700 ngàn người, mỗi ngày thành phố Biên Hòa thải ra
khoảng 400 tấn rác thải. Lượng rác thải khổng lồ này hầu như được đem đến chôn lấp
tại bãi rác duy nhất của thành phố tại phường Trảng Dài nên chi phí rất lớn, nguy cơ
gây ô nhiễm môi trường là rất cao. Bãi chôn lấp Trảng Dài dự kiến sẽ đóng cửa sau
năm 2010. Do đó cần có một giải pháp hiệu quả để giải quyết bài toán rác thải sinh
hoạt tại thành phố nhằm làm giảm áp lực cho bãi chôn lấp tại phường Trảng Dài. Một
giải pháp được đưa ra là thực hiện phân loại rác tại nguồn, vừa tận dụng được nguồn
rác thải hàng ngày để tái chế sử dụng, giảm chi phí xử lý chất thải rắn, giảm diện tích
bãi chôn lấp, đồng thời giảm ô nhiễm môi trường. Chương trình phân loại rác tại
nguồn (PLRTN) đã được Công ty TNHH MTV Dịch vụ Môi trường đô thị Biên Hòa
phối hợp với các ngành chức năng cho triển khai thực hiện thí điểm tại 4 phường là
Trung Dũng, Quyết Thắng, Hòa Bình và Thanh Bình. Nhiệm vụ PLRTN được triển
khai thực hiện đầu tiên từ giữa năm 2008. Có thể nói việc PLRTN mang lại rất nhiều
lợi ích về kinh tế, xã hội, công nghệ và môi trường.
Tuy nhiên việc PLRTN gặp không ít khó khăn, vướng mắc, không đạt được hiệu
quả như mong muốn. Mặc dù có các hoạt động tuyên truyền, hướng dẫn về lợi ích
cũng như cách thức PLRTN song sự ủng hộ và tuân thủ về phía người dân là không
thống nhất. Đa số người dân tham gia nhiệt tình nhưng cũng có nhiều người dân không
tham gia hoặc tham gia rồi bỏ khiến cho dự án hoạt động không đồng bộ, kém hiệu

quả. Cụ thể tại phường Trung Dũng – phường được thí điểm PLRTN đầu tiên tại thành
phố Biên Hoà – bắt đầu thực hiện từ đầu năm 2009, đến tháng 6/2009 đạt 48% số hộ
thực hiện. Qua khảo sát thực tế tại 354 hộ dân cho thấy mới chỉ có 33% trên tổng số
khảo sát thực hiện phân loại rác tại nguồn đúng theo hướng dẫn; 30% có thực hiện
nhưng chưa đúng, còn lại 37% chưa thực hiện. Có thể thấy rằng số người ủng hộ dự án
PLRTN rất cao, song vẫn có một lượng đáng kể người dân không tham gia và thậm chí
có thể theo thời gian số người ủng hộ cũng sẽ giảm dần. Theo đánh giá của Ban chỉ
đạo nguyên nhân chính dẫn đến hiệu quả của việc PLRTN chưa cao là do nhận thức
người dân về chương trình chưa tốt, đa số người dân chưa tự giác thực hiện. Mặt khác
vì là chương trình mới, chưa được tuyên truyền rộng rãi nên người dân chưa đồng đều
thực hiện và chương trình chưa có biện pháp bắt buộc người dân phải thực hiện nên
kết quả chưa cao.
Đây là một dự án thí điểm để làm tiền đề cho việc phát triển rộng mô hình
PLRTN trên địa bàn toàn thành phố. Câu hỏi được đặt ra ngay sau khi chương trình thí
điểm kết thúc là “ Chương trình PLRTN có đạt được hiệu quả mong muốn như mục
tiêu đã đề ra và có khả năng nhân rộng trên toàn thành phố hay không?”. Và thực tế
cho thấy nếu chương trình không có một chính sách, văn bản pháp luật để hỗ trợ cho
SVTH: Nguyễn Ngọc Huỳnh Anh

1


Đánh giá hiện trạng hoạt động phân loại rác tại nguồn tại thành phố Biên Hòa và phân tích
nguyên nhân người dân không thực hiện tốt hoạt động này.

dự án này thì tỉ lệ thành công của dự án thấp. Tuy nhiên muốn xây dựng một chính
sách, văn bản pháp luật hỗ trợ tốt cho dự án, các nhà làm chính sách cần phải quan tâm
tới các nguyên nhân dẫn đến việc không thực hiện của người dân đối với dự án này.
Xuất phát từ thực tế đó, tác giả tiến hành đề tài “Đánh giá hiện trạng hoạt động phân
loại rác tại nguồn tại thành phố Biên Hòa và phân tích nguyên nhân người dân

không thực hiện tốt hoạt động này.” nhằm tìm hiểu những lý do làm cho người dân
không thực hiện hoạt động PLRTN góp phần tháo gỡ những khó khăn và tăng hiệu quả
cho hoạt động này.
1.2.

MỤC TIÊU

¨ Phân tích hiện trạng hệ thống quản lý CTR ở địa bàn 4 phường khi có dự án
PLRTN
¨ Đánh giá hiệu quả của Chương trình PLRTN thực hiện trên địa bàn 4 phường
¨ Xác định và phân tích các nguyên nhân dẫn đến hành vi không thực hiện việc
PLRTN của người dân
¨ Đề xuất một số giải pháp để cải thiện hiệu quả cho hoạt động PLRTN khi
chương trình được triển khai thực hiện trong toàn thành phố
1.3.

NỘI DUNG

¨ Thu thập tài liệu, số liệu
¨ Điều tra khảo sát và phỏng vấn
¨ Phân tích số liệu
¨ Đề xuất và xây dựng các giải pháp
1.4.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

-

Báo chí, internet


-

Công ty TNHH MTV Dịch vụ môi trường đô thị Thành phố Biên Hòa – chủ
đầu tư dự án, đơn vị tham gia vận hành trực tiếp hệ thống thu gom, vận chuyển
chất thải sau khi đã phân loại tại nguồn

-

Khảo sát thực địa

-

Lập bảng câu hỏi, phiếu điều tra

-

Phỏng vấn

-

Phân tích số liệu bằng Excel

-

Trình bày nội dung bằng Word

SVTH: Nguyễn Ngọc Huỳnh Anh

2



Đánh giá hiện trạng hoạt động phân loại rác tại nguồn tại thành phố Biên Hòa và phân tích
nguyên nhân người dân không thực hiện tốt hoạt động này.

1.5.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

¾ Đối tượng: Rác thải sinh hoạt từ các hộ gia đình
¾ Phạm vi nghiên cứu:
¨ Thời gian: từ tháng 03 – 07/2010.
¨ Không gian: 4 phường đầu tiên thực hiện thí điểm của dự án PLRTN tại
thành phố Biên Hoà là Quyết Thắng, Trung Dũng, Thanh Bình, Hòa Bình.
1.6.

Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI

Đề tài xác định được nguyên nhân khiến người dân không thực hiện hoạt động
PLRTN trên địa bàn 4 phường, từ đó có thể đưa ra các phương pháp cải thiện hiện
trạng này, giúp cho dự án có thể triển khai tốt hơn vào giai đoạn sau tại các phường
khác trên địa bàn thành phố.
1.6.1. Kinh tế
Đề tài đã đưa ra được những khó khăn bất lợi trong giai đoạn 1, và đưa ra được
một số biện pháp giải quyết nhằm kêu gọi sự thực hiện từ phía người dân giúp cho dự
án có thể sử dụng nguồn vốn đầu tư một cách hiệu quả hơn, dự án thực hiện tốt thì sẽ
mang lại nguồn lợi lớn hơn từ việc xử lí lượng rác sau phân loại.
1.6.2. Môi trường
Nâng cao tỷ lệ PLRTN, tăng cường hiệu quả phân loại rác tại nguồn, giảm các
tác động môi trường do rác thải sinh hoạt mang lại.
1.6.3. Xã hội

¨ Người dân sẽ được nâng cao ý thức PLRTN, ý thức bảo vệ môi trường
¨ Các cấp chính quyền sẽ có được thông tin bổ ích cho việc ban hành các chính
sách, luật lệ hỗ trợ cho dự án PLRTN

SVTH: Nguyễn Ngọc Huỳnh Anh

3


Đánh giá hiện trạng hoạt động phân loại rác tại nguồn tại thành phố Biên Hòa và phân tích
nguyên nhân người dân không thực hiện tốt hoạt động này.

Chương 2.
2.1.

TỔNG QUAN

TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHỐ BIÊN HÒA

2.1.1. Vị trí địa lý
Thành phố Biên Hoà nằm ở phía Tây của tỉnh Đồng Nai, nằm 2 bên bờ sông
Đồng Nai, cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh 30 km (theo Xa lộ Hà Nội và Quốc
lộ 1A), cách thành phố Vũng Tàu 90 km (theo Quốc lộ 51). Về ranh giới hành chính,
thành phố Biên Hoà giáp với các khu vực sau:
¨ Phía Bắc giáp huyện Vĩnh Cửu,
¨ Phía Nam giáp huyện Long Thành,
¨ Phía Đông giáp huyện Trảng Bom,
¨ Phía Tây giáp huyện Dĩ An, Tân Uyên tỉnh Bình Dương và Quận 9 - thành phố
Hồ Chí Minh.
Tổng diện tích tự nhiên là 264,07 km2, với mật độ dân số là 2.970 người/km2.

Dân số năm 2009: 709.727 người ( số liệu thống kê của Công an TP. Biên Hoà tháng
07/2009)Thành phố Biên hòa nằm phía Tây Nam tỉnh Đồng Nai, là trung tâm kinh tế,
văn hóa, chính trị, xã hội của tỉnh.
2.1.2. Địa chất thuỷ văn
Theo kết quả nghiên cứu của đoàn địa chất 801 thì địa chất của thành phố Biên
Hoà được chia làm 2 khu vực như sau:
¾ Khu vực I Tây Nam thành phố ( ven sông Đồng Nai).
9 Lớp 1: Đất đắp hoặc sét pha màu vàng có độ dày 0.4 – 1.5m.
9 Lớp 2: Lớp đất sét pha cát, pha xám tro, xám vàng ở trạng thái dẻo, dẻo
chảy ở độ sâu 3 – 7m.
9 Lớp 3: Lớp cát pha màu xám xanh, xám trắng, xám vàng đất ẩm, bở rời có
độ dày 1 – 3m.
¾ Khu vực II: phía Bắc thành phố và khu kho Long Bình.
9 Lớp 1: lớp cát pha, hạt nhựa mịn màu trắng, xám vàng đất ẩm, bở rời có độ
dày 1 – 3m.
9 Lớp 2: cát pha sét, pha cao lanh, sởi sang Laterit đất ẩm ướt, trạng thái dẻo,
ở độ sâu 1 – 7m.
9 Lớp 3: lớp cát pha và cát sạn thạch anh, xám trắng đỏ vàng loang lổ đất ẩm
trạng thái dẻo.
SVTH: Nguyễn Ngọc Huỳnh Anh

4


Đánh giá hiện trạng hoạt động phân loại rác tại nguồn tại thành phố Biên Hòa và phân tích
nguyên nhân người dân không thực hiện tốt hoạt động này.

2.1.3. Chế độ thuỷ văn
Đoạn sông Đồng Nai qua thành phố Biên Hoà dài khoảng 10 km, phân thành
nhóm phụ (sông Cái) tạo nên cù lao Hiệp Hoà. Chế độ thuỷ văn sông Đồng Nai phụ

thuộc vào chế độ bán nhật triều không đều của biển Đông và ảnh hưởng trực tiếp đến
sông rạch của khu vực với những đặc điểm sau:
¨ Mực nước cao nhất trong năm +207 (cm)
¨ Mực nước thấp nhất trong năm - 191 (cm)
¨ Mực nước cao nhất trung bình hàng năm +340 (cm)
¨ Mực nước thấp nhất trung bình hàng năm -170 (cm)
¨ Qmax = 2700 m3/sec
¨ Qmin = 158 m3/sec
2.1.4. Dân số
Dân số năm 2009 là 709.727 người ( số liệu thống kê của Công an TP. Biên Hoà
tháng 07/2009)
Biên Hòa là thành phố có tốc độ đô thị hóa nhanh, do vậy dân số cũng tăng
nhanh. Dân số hàng năm tăng khoảng 3.95%, trong đó dân số tăng tự nhiên là 1.5%,
tăng dân số cơ học là 2.45%
2.1.5. Cơ cấu hành chính
Thành phố Biên Hòa có 30 đơn vị hành chính gồm 23 phường Trung Dũng,
Thanh Bình, Hòa Bình, Tam Hòa, Tân Mai, Tam Hiệp, Quang Vinh, Quyết Thắng,
Bình Đa, Tân Tiến, Tân Hòa, Hố Nai, Thống Nhất, Tân Biên, Tân Hiệp, Bửu Hòa, Tân
Vạn, An Bình, Bửu Long, Long Bình Tân, Tân Phong, Trảng Dài, Long Bình và 7 xã
Tân Hạnh, Hiệp Hòa, Hóa An, An Hoà, Long Hưng, Phước Tân, và Tam Phước.
Các cơ quan chuyên môn: phòng Nội Vụ; phòng Tư pháp; phòng Tài chính - Kế
hoạch; phòng Tài nguyên và Môi trường; phòng Lao động - Thương binh và Xã hội;
phòng Văn hóa và thông Tin; phòng Giáo dục và Đào tạo; phòng Y tế; Thanh tra;
phòng Kinh tế; phòng Quản lý Đô thị; Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân
dân.
™ Thành phố Biên Hòa có vai trò và vị trí quan trọng trong tỉnh Đồng Nai
¾ Là trung tâm chính trị - kinh tế - xã hội của tỉnh Đồng Nai
¾ Là đô thị loại II, là thành phố lớn, là trung tâm công nghiệp quan trọng của
cả nước, có tiềm năng to lớn để phát triển công nghiệp với nền đất lý tưởng,
thuận lợi cho việc xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, có nguồn tài

nguyên khoáng sản với trữ lượng khai thác đáng kể, nhất là tài nguyên
SVTH: Nguyễn Ngọc Huỳnh Anh

5


Đánh giá hiện trạng hoạt động phân loại rác tại nguồn tại thành phố Biên Hòa và phân tích
nguyên nhân người dân không thực hiện tốt hoạt động này.

khoáng sản về vật liệu xây dựng, thuận lợi về nguồn cung cấp điện, có
nguồn nước dồi dào đủ cung cấp nhu cầu sản xuất và sinh hoạt (sông Đồng
Nai), ngoài ra nguồn nhân lực với trình độ cao đã tăng cường nguồn lực con
người cho yêu cầu phát triển công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
¾ Là đầu mối giao thông quan trọng của quốc gia (đường sắt Thống Nhất,
Quốc lộ 1, Quốc lộ 51). Dòng sông Đồng Nai cũng đã tạo cho thành phố
một thuận lợi khá lớn trong việc phát triển giao thông đường sông với các
tỉnh lân cận.
¾ Là cửa ngõ phía Đông Bắc, là bộ phận trong địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
- Biên Hòa - Vũng Tàu của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
¾ Thành phố Biên Hòa có những điểm du lịch khá hấp dẫn đã và đang được
khai thác như: Tuyến du lịch trên sông Đồng Nai, cù lao Ba Xê, cù lao Tân
Vạn, khu du lịch Bửu Long và nhiều di tích lịch sử văn hóa quốc gia...
Là một trung tâm kinh tế - xã hội quan trọng, là đầu mối giao lưu đa dạng của
vùng Đông Nam Bộ, đồng thời giữ vị trí an ninh - quốc phòng trọng yếu.
2.1.6. Y tế
Đến nay, 100% phường, xã trên địa bàn thành phố đều có trạm y tế và nhân viên
y tế. Trên địa bàn thành phố hiện có:
¾ 1 bệnh viện trung ương ( bệnh viện tâm thần)
¾ 5 bệnh viện tỉnh, 1 bệnh viện đa khoa:
o Bệnh viện Đa khoa

o Bệnh viện Nhi Đồng
o Bệnh viện Thống Nhất
o Bệnh viện Đồng Nai
o Bệnh viện Trung Cao
o Bệnh viện 7B
¾ 795 cơ sở khám chữa bệnh tư nhân
2.1.7. Giáo dục đào tạo
Nhờ thực hiện tốt nghị quyết Trung Ương về định hướng phát triển giáo dục –
đào tạo trong thời kì CNH, HĐH sự nghiệp giáo dục của thành phố phát triển nhanh và
toàn diện trong giai đoạn mới (1986 – 2005) về cả quy mô, chất lượng và số cơ sở
trường lớp.

SVTH: Nguyễn Ngọc Huỳnh Anh

6


Đánh giá hiện trạng hoạt động phân loại rác tại nguồn tại thành phố Biên Hòa và phân tích
nguyên nhân người dân không thực hiện tốt hoạt động này.

2.1.8. Kinh tế
Giai đoạn 10 năm (1991 – 2000), Đảng bộ thành phố triển khai kịp thời chủ
trương, giải pháp phát triển kinh tế của tỉnh trong giai đoạn này là quy hoạch và xây
dựng các khu công nghiệp tập trung, cụm công nghiệp nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư
nước ngoài; phát triển mạnh sản xuất công nghiệp tạo động lực thúc đẩy nhanh tăng
trưởng kinh tế. Vì vậy trên địa bàn thành phố hiện nay có 4 khu công nghiệp lớn là
KCN Amata, KCN Biên Hòa I và Biên Hòa II, KCN LOTECO.
Về cơ cấu kinh tế, năm 2008, công nghiệp - xây dựng chiếm 70,13%; nông lâm
nghiệp chiếm 0,43% và dịch vụ chiếm 29,45%.
2.2.


HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ TẠI
THÀNH PHỐ BIÊN HÒA VÀ 4 PHƯỜNG THÍ ĐIỂM

Với dân số trên 700 ngàn người, hàng ngày thành phố Biên Hoà phát thải một
lượng CTR sinh hoạt trung bình gần 421 tấn/ngày. Lượng CTR phát sinh này đều do
Công ty TNHH Một thành viên Dịch Vụ Môi Trường Đô thị Biên Hoà tổ chức thu
gom và xử lý.
2.2.1. Nguồn phát sinh – Khối lượng – Thành phần CTR tại thành phố Biên Hoà
Nguồn gốc rác thải sinh hoạt của thành phố là từ các hộ gia đình, các chợ, vỉa hè
và đường phố, công viên, trường học, bệnh viện, các công sở, các cơ sở sản xuất kinh
doanh … cụ thể như sau:
Rác hộ dân: phát sinh từ các hộ gia đình, biệt thự, căn hộ chung cư. Thành phần
rác thải loại này bao gồm thực phẩm, giấy, carton, plastic, gỗ, thuỷ tinh, kim loại các
loại, tro, đồ điện tử gia dụng, rác vườn, vỏ xe …. Ngoài ra, rác từ các hộ gia đình cũng
có chứa một phần chất thải nguy hại.
Rác quét đường: phát sinh từ hoạt động vệ sinh đường phố, khu vui chơi giải trí.
Nguồn rác này do người đi dường và các hộ dân sống dọc hai bên đường xả bừa bãi.
Thành phần này bao gồm: cành cây và lá cây, giấy vụn, bao nylon, xác động vật chết
….
Rác khu thương mại: phát sinh từ các hoạt động buôn bán của các cửa hàng
bách hoá, nhà hàng, khách sạn, siêu thị, văn phòng giao dịch, nhà máy in, cửa hàng
sửa chữa …. Các loại chất thải từ khu thương mại bao gồm: giấy, carton, plastic, gỗ,
thực phẩm, thuỷ tinh, kim loại, vỏ xe, đồ điện gia dụng. Ngoài ra, từ đây cũng có một
phần chất thải nguy hại.
Rác cơ quan công sở: phát sinh từ các cơ quan, xí nghiệp, trường học, nhà tù,
văn phòng làm việc. Thành phần rác thải ở đây giống như của khu thương mại.
Rác chợ: phát sinh từ các hoạt động mua bán ở các chợ. Thành phần chủ yếu là
rác hữu cơ bao gồm: rau, củ, quả thừa và hư hỏng.
SVTH: Nguyễn Ngọc Huỳnh Anh


7


Đánh giá hiện trạng hoạt động phân loại rác tại nguồn tại thành phố Biên Hòa và phân tích
nguyên nhân người dân không thực hiện tốt hoạt động này.

Rác xà bần từ các công trình xây dựng: phát sinh từ các hoạt động xây dựng và
tháo dỡ các công trình xây dựng, đường giao thông. Các loại chất thải bao gồm gỗ,
thép, bê tông, gạch, bụi …
Rác bệnh viện: bao gồm rác sinh hoạt và rác y tế phát sinh từ các hoạt động
khám bệnh, điều trị bệnh và nuôi bệnh trong các bệnh viện và sở y tế. Rác y tế có
thành phần phức tạp gồm các loại bệnh phẩm, kim tiêm, chai lọ chứa thuốc, … có khả
năng lây nhiễm và độc hại đối với sức khoẻ cộng đồng.
Bảng 2.1 Thành phần CTR của thành phố Biên Hòa
STT
1
2
3
4
5
6
7

Thành phần
Giấy (bao bì, carton, giấy vụn …)
Nhựa (nylon, chai nhựa, hộp nhựa, …)
Thuỷ tinh (chai, mảnh thuỷ tinh, …)
Kim loại (lon sắt, nhôm, hợp kim các loại, …)
Xà bần (sành sứ, gạch, betong, vỏ sò, …)

Các chất khác (vải, cao su, cành cây, …)
Chất hữu cơ (thức ăn thừa, rau, hoa quả, cỏ cây, ….)

Tỷ lệ
7.61
10.46
0.77
0.91
2.48
9.93
67.84

(Nguồn: Công ty TNHH MTV Dịch vụ Môi trường Đô thị Biên Hòa)
Thành phần chất thải rắn của thành phố Biên Hoà được thể hiện qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.1 Thành phần CTR của TP. Biên Hòa
Qua biểu đồ ta thấy được chất thải rắn của thành phố Biên Hoà chủ yếu vẫn là
chất thải có nguồn gốc hữu cơ (67.84%), kế đến là nhựa bao gồm nylon, chai nhựa,
hộp nhựa (10.46%), tiếp theo là giấy các loại bao gồm giấy vụn, giấy carton, bao bì, …
SVTH: Nguyễn Ngọc Huỳnh Anh

8


Đánh giá hiện trạng hoạt động phân loại rác tại nguồn tại thành phố Biên Hòa và phân tích
nguyên nhân người dân không thực hiện tốt hoạt động này.

chiếm một lượng nhỏ nhất trong CTR là kim loại bao gồm lon sắt, nhôm, hợp kim các
loại (0.91%) và thuỷ tinh như chai, mảnh thuỷ tinh, … (0.77%)
Chất thải rắn sinh hoạt từ các hộ gia đình và rác đường phố được công ty TNHH

MTV dịch vụ môi trường đô thị Biên Hòa thu gom. Với dân số điều tra năm 2009 tại
thành phố Biên Hoà là 709.727 người, bình quân lượng CTR mỗi người thải ra trong
một ngày là 0,6 kg.
2.2.2. Hệ thống lưu giữ chất thải rắn.
Hiện tại, các gia đình thường sử dụng thùng chứa chất thải rắn bằng nhựa, một số
gia đình sử dụng thùng chứa bằng kim loại hoặc các giỏ tre nứa. Phổ biến nhất hiện
nay là người dân sử dụng các loại túi xốp, nylon để chứa chất thải rắn. Ở nhiều nơi,
các hộ sử dụng chung 1 thùng chứa hoặc chứa trong các loại túi rồi đổ thành đống tại
một điểm nhất định. Tuy nhiên hầu hết các loại chất thải rắn đều có giá trị thấp được
tập trung lưu giữ trong các loại thùng chứa hoặc trong các túi nylon. Khi đến giờ giao
rác, thông thường các hộ đem thùng chứa hoặc túi nylon để trước cửa nhà để công
nhân thu gom dễ dàng. Đối với những hộ không ở nhà vào thời gian thu gom rác, họ
thường bỏ rác vào các bịch nylon buộc chặt rồi để sẵn trước cửa. Chính hành động này
đã tạo điều kiện cho những người thu nhặt ve chai gây ô nhiễm làm mất vẻ mỹ quan
đô thị.
Đối với các loại chất thải có giá trị thông thường được người dân lưu giữ trong
nhà và bán cho những người mua bán phế liệu dạo. Một số gia đình khá giả thường
không lưu giữ những loại phế liệu này, họ thường bỏ chung vào rác sinh hoạt hàng
ngày.
Tại các chợ, do diện tích kinh doanh hạn chế nên đa số các tiểu thương buôn bán
đều tận dụng khoảng trống làm nơi chứa hàng, rất ít nơi có thùng tiếp nhận rác hầu hết
rác phát sinh đều được thải bỏ ngay tại các lối đi trong chợ. Sau khi tan chợ, công nhân
vệ sinh sẽ thu gom rác trong chợ.
Đối với trường học, công sở, nhà hàng, khách sạn, …. rác được lưu giữ trong các
thùng chứa nhỏ được trang bị ngay trong đơn vị. Sau đó hầu hết rác đều được chuyển
ra đổ vào các thùng 240L.
Rác bệnh viện và cơ sở y tế được lưu giữ trong các thùng nhựa màu vàng (rác y tế)
và màu xanh (rác sinh hoạt) với các thùng có dung tích khác nhau.
2.2.3. Hệ thống thu gom
Hằng ngày CTRSH được thu gom bằng xe đẩy tay, các loại xe tải nhỏ và tập

trung tại điểm hẹn, sau đó chuyển trực tiếp sang xe chuyên dùng vận chuyển đến bãi
xử lý rác Trảng Dài.

SVTH: Nguyễn Ngọc Huỳnh Anh

9


Đánh giá hiện trạng hoạt động phân loại rác tại nguồn tại thành phố Biên Hòa và phân tích
nguyên nhân người dân không thực hiện tốt hoạt động này.

Việc lấy rác diễn ra nhanh chóng không mất nhiều thời gian do các hộ dân
thường chứa rác trong các túi nylon và để sẵn ngoài cửa hay lề đường.
Phương tiện thu gom đa dạng bao gồm xe bagat đạp, xe tải nhỏ (Daewoo), xe
chuyên dùng, … việc vệ sinh phương tiện thu gom được thực hiện vào cuối ca làm
việc.
Tình trạng sử dụng các phương tiện: hầu hết dung tích chứa của các phương tiện
đều không đáp ứng cho khối lượng chất thải được thu gom trong một chuyến nên phần
lớn các phương tiện phải thu gom thành nhiều chuyến. Các phương tiện được sử dụng
và vệ sinh thường xuyên, đồng thời được Cty TNHH Một thành viên Dịch vụ môi
trường đô thị Biên Hòa duy trì bảo quản thường xuyên và cho thay thế các xe cũ, hư
hỏng để đáp ứng kịp thời nhu cầu thu gom rác và giữ gìn vệ sinh công cộng và mỹ
quan đô thị.
Hầu hết các phương tiện thu gom đều đáp ứng được nhu cầu thu gom, các
phương tiện này đều có khả năng thu gom rác với khối lượng lớn (gấp 1,5 lần – 2 lần
so với các loại thùng 660 lít)
Số công nhân thực hiện thu gom rác hộ gia đình hiện tại của công ty TNHH
MTV Dịch vụ môi trường đô thị Biên Hòa khoảng 42 công nhân, số lượng cộng tác
viên khoảng 29 người. Trong đó, riêng 4 phường Trung Dũng, Quyết Thắng, Thanh
Bình và Hòa Bình có 27 cộng tác viên.

Theo số liệu thu thập từ các Ủy ban nhân dân phường trên địa bàn thành phố
Biên Hòa có tỉ lệ số hộ gia đình giao rác chiếm khoảng 90% trên tổng số hộ gia đình
của toàn thành phố.
2.2.4. Hệ thống trung chuyển và điểm hẹn
Trên địa bàn thành phố Biên Hòa không có địa điểm để xây dựng trạm trung
chuyển nên các điểm tiếp nhận CTR thường xuyên thay đổi vị trí chưa phù hợp với
quy hoạch và an toàn giao thông đô thị.
Hiện nay trên địa bàn thành phố có 18 điểm tiếp nhận CTR. Trong đó:
¾ Nội ô thành phố có 10 điểm tiếp nhận chất thải rắn.
¨ Chợ nhỏ Quyết Thắng
¨ Đầu đường Võ Thị Sáu nối dài
¨ Cuối đường Võ Thị Sáu nối dài
¨ Cổng II (quốc lộ 1K)
¨ Sở Giao thông (Huỳnh văn Luỹ)
¨ Sở Tư Pháp (đường 30 – 4)
SVTH: Nguyễn Ngọc Huỳnh Anh

10


Đánh giá hiện trạng hoạt động phân loại rác tại nguồn tại thành phố Biên Hòa và phân tích
nguyên nhân người dân không thực hiện tốt hoạt động này.

¨ Cơ sở II của công ty (Quốc lộ 1K)
¨ Ga xe lửa Biên Hoà
¨ Đường Bùi Văn Hoà
¾ Ngoại ô thành phố có 1 bô rác và 7 bãi trung chuyển.
¨ Công viên Long Bình (phường Long Bình)
¨ Trung đoàn 22
¨ Long Bình Tân

¨ Chùa Sắc Tứ (phường Tân Vạn)
¨ Hố rác Nhị Tỳ (xã Hoá An)
¨ Hố rác Tân Hạnh
¨ Ga Hố Nai
2.2.5. Hệ thống vận chuyển
Công tác vận chuyển CTR đô thị trên địa bàn thành phố Biên Hòa do Công ty
TNHH MTV dịch vụ Môi Trường Đô thị Biên Hòa thực hiện với tổng số phương tiện
là 25 xe chuyên dùng bao gồm 20 xe ép rác, 2 xe ben rác, và 3 xe thu gom rác thùng.
2.2.6. Hệ thống xử lý CTR sinh hoạt
¾ Bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh phường Trảng Dài.
Công trình xử lý CTRSH hiện nay trên địa bàn thành phố bao gồm Nhà máy xử
lý rác Công ty cổ phần Môi trường Đồng Xanh và BCL CTR hợp vệ sinh phường
Trảng Dài.
CTRSH sau khi được thu gom từ các hộ gia đình sẽ được tập trung tại các điểm
hẹn và sau đó vận chuyển đến nhà máy xử lý rác công ty Cổ phần Môi trường Đồng
xanh để xử lý, phần chất thải rắn từ việc quét đường sẽ được chuyển đến BCL CTR
Trảng Dài để xử lý chôn lấp.
BCL CTR hợp vệ sinh phường Trảng Dài là BCL duy nhất của thành phố có diện
tích 15 ha, được đầu tư xây dựng 9 ô chôn lấp CTR sinh hoạt và 5 ô chôn CTR Công
nghiệp không nguy hại, các hố chôn được đào gia cố và chôn lấp theo công nghệ hợp
vệ sinh như xử lý nền đáy, lót vải địa kĩ thuật, màng chống thấm, hệ thống thu gom
nước rỉ rác, … Ngoài ra bãi chôn lấp CTR Trảng Dài còn được lắp đặt hệ thống xử lý
nước rỉ rác theo công nghệ hóa sinh, với công suất 60 – 80 m3 / ngày đêm. Nước thải
sau xử lý đạt TCVN 5945:2005 loại A và được đầu tư các hạng mục phụ trợ khác như
Trạm cân, đường nội bộ, hệ thống thoát nước mưa, hàng rào bao quanh bãi rác, giếng

SVTH: Nguyễn Ngọc Huỳnh Anh

11



Đánh giá hiện trạng hoạt động phân loại rác tại nguồn tại thành phố Biên Hòa và phân tích
nguyên nhân người dân không thực hiện tốt hoạt động này.

quan trắc, hệ thống xử lý nước cấp … nhằm giảm thiểu sự ô nhiễm bởi hiện tượng
thấm ngầm của nước rỉ rác.
Về công tác khống chế ô nhiễm không khí, các hố chôn khi vận hành đều có hệ
thống thu khí theo đúng thiết kế xây dựng BCL, sử dụng chế phẩm vi sinh khử mùi, sử
dụng thuốc diệt ruồi muỗi, côn trùng để giảm thiểu sự truyền dịch bệnh. Đồng thời
tăng cường việc trồng cây xanh bao quanh vùng đệm và đê bao khu vực chôn lấp và
dọn vệ sinh thường xuyên khu vực trong BCL.
Với tốc độ phát sinh CTR như hiện nay, dự kiến BCL Trảng Dài chỉ vận hành
đến sau năm 2010 thì phải đóng cửa.
2.3.

HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ TẠI 4 PHƯỜNG THÍ
ĐIỂM TRUNG DŨNG, THANH BÌNH, QUYẾT THẮNG, HÒA BÌNH

Bốn phường Trung Dũng, Quyết Thắng, Thanh Bình và Hòa bình có địa bàn liền
kề nhau, nằm cùng một lộ trình thu gom CTR, công tác thu gom được công ty dịch vụ
Môi trường Đô thị Biên Hòa quản lý hiệu quả. Bên cạnh đó điều kiện phát triển kinh tế
của 4 phường tương đối đồng đều và trình độ dân trí cao. Hiện nay dân số 4 phường
khoảng 57.133 người với tổng số hộ là 10.452 hộ. Với khối lượng rác thải bình quân là
0,63 kg/người/ngày thì khối lượng chất thải rắn phát sinh trên địa bàn 4 phường là 36
tấn/ngày.
Bảng 2.2 Dân số và số hộ dân của 4 phường
Phường
Trung Dũng
Quyết Thắng
Hòa Bình

Thanh Bình
Tổng

Dân số
22.406
18.083
9.525
7.119
57.133

Số hộ dân
3.896
3.422
1.747
1.387
10.452

Số khu phố
6
4
5
3
18

Số tổ
83
75
46
24
228


(Nguồn: Công ty TNHH MTV Dịch vụ Môi trường Đô thị Biên Hòa)
2.3.1. Hiện trạng thu gom
Trên địa bàn 4 phường có 27 công nhân thu gom và 2 cộng tác viên.
Thời gian thu gom của 4 phường được chia làm hai đợt:
+ Đợt 1: 15h – 21h
+ Đợt 2: 21h – 22h30
Rác thực phẩm (rác hữu cơ) : thực hiện thu gom 7 ngày / tuần.
Rác thải còn lại (rác vô cơ): thực hiện thu gom vào các ngày 3, 5, 7 hàng tuần.

SVTH: Nguyễn Ngọc Huỳnh Anh

12


Đánh giá hiện trạng hoạt động phân loại rác tại nguồn tại thành phố Biên Hòa và phân tích
nguyên nhân người dân không thực hiện tốt hoạt động này.

Bảng 2.3 Tỉ lệ chất thải rắn thu gom của 4 phường
STT
1
2
3
4

Phường
Trung Dũng
Quyết Thắng
Thanh Bình
Hòa Bình


Tỷ lệ thu gom (%)
95,06
85,70
90,50
84,18

(Nguồn: Công ty TNHH MTV Dịch vụ Môi trường Đô thị Biên Hòa)
2.3.2. Thiết bị lưu trữ và phương tiện thu gom
Thiết bị lưu trữ
Theo chương trình thí điểm, mỗi hộ gia đình sẽ được cấp phát 2 thùng rác và 2
loại túi nylon (số lượng túi được cung cấp đủ cho các hộ dân thực hiện trong thời gian
4 tháng).
™ Quy cách thùng
¨ Thùng màu xanh lá cây và thùng màu xám
¨ Dung tích 15 lít
¨ Có nắp đậy
™ Quy cách túi
¨ Túi màu xanh lá cây và túi màu xám
¨ Túi để ứng với thùng dung tích 15 lít
¨ Chất liệu nhựa PE
™ Số thùng, túi mỗi hộ nhận được 1 phần tương ứng như sau
¨ 1 thùng màu xanh lá cây và 1 thùng màu xám
¨ 120 túi xanh và 48 túi xám để thực hiện tronG thời gian 4 tháng thí điểm.
™ Thùng và túi màu xanh để đựng rác hữu cơ; thùng và túi màu xám để đựng rác
vô cơ.
Phương tiện thu gom
Rác sau PLTN được thu gom bằng hai xe bagat hoặc xe thùng riêng biệt. Trên
mỗi xe hoặc thùng đều có gắn bảng xe rác vô cơ và xe rác hữu cơ, để phân biệt xe thu
gom hai loại rác khác nhau.

™ Kích cỡ xe bagat
¨ Dài 1,2m
SVTH: Nguyễn Ngọc Huỳnh Anh

13


Đánh giá hiện trạng hoạt động phân loại rác tại nguồn tại thành phố Biên Hòa và phân tích
nguyên nhân người dân không thực hiện tốt hoạt động này.

¨ Rộng 0,8m
¨ Cao 1m
¨ Số lượng 20 xe
2.3.3. Tuyến đường thu gom CTR đô thị tại 4 phường
Hiện công ty TNHH MTV Dịch vụ Môi trường Đô thị Biên Hòa có 2 xe ép rác
loại 2,5 tấn thực hiện thu gom CTR qua các tuyến đường 4 phường thí điểm của dự án.
Xe 1 (3 tua / ngày)
¾ Tua 1: Góc Hoàng Minh Châu – Nguyễn Văn Trị (18:30) Æ Hà Huy Giáp
(19:00) Æ Hưng Đạo Vương Æ Bãi rác.
¾ Tua 2: Bãi rác Æ Bửu Long (20:00) Æ Hưng Đạo Vương Æ thu gom vỏ dừa và
rác mặt đường CMT8 ( quyết Thắng) Æ Hà Huy Giáp (21:45) Æ bãi rác
¾ Tua 3: bãi rác Æ Bửu Long (22:00) Æ Nguyễn Ái Quốc (22:30) Æ gom rác
mặt đường toàn bộ CMT8 và Hà Huy Giáp Æ Hưng Đạo Vương (23:00) Æ Bãi
rác.
Xe 2: (4 tua/ngày)
¾ Tua 1: (14:30) Nguyễn Ái Quốc Æ bến xe Biên Hòa Æ bãi rác (16:30)
¾ Tua 2: Góc 30/4 – CMT8 (18:45) Æ Phan Chu Trinh Æ Bãi rác (19:30)
¾ Tua 3: bến xe Biên Hòa (20:00) Æ Phan Chu Trinh Æ bến xe Biên Hòa Æ Bãi
rác ( hơn 21:00)
¾ Tua 4: chợ Biên Hòa Æ vét toàn bộ mặt đường CMT8 Æ bãi rác (22:30 –

23:00)
2.3.4. Hệ thống xử lý CTR sau PLRTN
Trước đây lượng rác hữu cơ (rác thực phẩm) được đưa về nhà máy xử lý rác –
Công ty cổ phần Môi trường Đồng Xanh để xử lý làm phân compost. Tuy nhiên từ
tháng 5/2009 đến nay do nhà máy này tạm ngưng hoạt động nên lượng rác trên được
đưa về chôn lấp tại hố chôn rác sinh hoạt BCL rác phường Trảng Dài.
Rác thải còn lại (rác vô cơ) được vận chuyển bằng xe ép chuyên dùng đưa về
BCL rác phường Trảng Dài tập trung và vận chuyển xuống hố công nghiệp xử lý chôn
lấp sau khi đã được nghiệm thu khối lượng thu gom được.
2.4.

KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC PHÁT TRIỂN VỀ QUẢN LÝ
CHẤT THẢI THÔNG QUA PHÂN LOẠI TẠI NGUỒN.

Ở châu Âu, nhiều quốc gia đã thực hiện quản lý chất thải thông qua phân loại
tại nguồn và xử lý tốt đạt hiệu quả cao về kinh tế và môi trường. Tại các quốc gia như
SVTH: Nguyễn Ngọc Huỳnh Anh

14


Đánh giá hiện trạng hoạt động phân loại rác tại nguồn tại thành phố Biên Hòa và phân tích
nguyên nhân người dân không thực hiện tốt hoạt động này.

Đan Mạch, Anh, Hà Lan, Đức... việc quản lý chất thải rắn được thực hiện rất chặt chẽ,
công tác phân loại và thu gom rác đã thành nề nếp và người dân chấp hành rất nghiêm
quy định này.
Các loại rác thải có thể tái chế được như giấy loại, chai lọ thủy tinh, vỏ đồ hộp...
được thu gom vào các thùng chứa riêng. Đặc biệt rác thải nhà bếp có thành phần hữu
cơ dễ phân hủy được yêu cầu phân loại riêng đựng vào các túi có màu sắc theo đúng

quy định thu gom hàng ngày để đưa đến nhà máy sản xuất phân compost.
¨ Đối với các loại rác bao bì có thể tái chế, người dân mang đến thùng rác đặt cố
định trong khu dân cư, hoặc có thể gọi điện để bộ phận chuyên trách mang đi
nhưng phải thanh toán phí thông qua việc mua tem dán vào các túi rác này theo
trọng lượng.
¨ Đối với chất thải công nghiệp, các công ty đều phải tuân thủ quy định phân loại
riêng từng loại chất thải trong sản xuất và chất thải sinh hoạt của nhà máy để
thu gom và xử lý riêng biệt. Với các sản phẩm sau khi sử dụng sinh ra nhiều
rác, chính quyền yêu cầu các công ty ngay từ giai đoạn thiết kế xây dựng phải
dự kiến nơi chứa các sản phẩm thải loại của mình hoặc trong giá bán sản phẩm
đã phải tính đến chi phí thu gom và xử lý lượng rác thải.
™ Nhật bản
Ở Nhật Bản, trong 37 đạo luật về bảo vệ môi trường có 7 đạo luật về quản lý và
tái chế chất thải rắn. Việc phân loại rác tại nguồn đã được triển khai từ những năm
1970, tỷ lệ tái chế chất thải rắn ở Nhật đạt rất cao. Hiện nay tại các thành phố của Nhật
chủ yếu sử dụng công nghệ đốt để xử lý phần rác khó phân hủy.
Các hộ gia đình được yêu cầu phân loại rác thành 3 dòng:
o Rác hữu cơ dễ phân hủy để làm phân hữu cơ sinh học được thu gom
hàng ngày đưa đến nhà máy sản xuất phân compost;
o Rác không cháy được như các loại vỏ chai, hộp... sẽ được đưa đến nhà
máy phân loại để tái chế;
o Loại rác khó tái chế hoặc hiệu quả không cao nhưng cháy được sẽ đưa
đến nhà máy đốt rác thu hồi năng lượng.
Các loại rác này được yêu cầu đựng riêng trong những túi có màu sắc khác
nhau và các hộ gia đình tự mang ra điểm tập kết rác của cụm dân cư vào giờ quy định
dưới sự giám sát của đại diện cụm dân cư. Công ty vệ sinh môi trường sẽ gom những
túi đựng rác đó và vận chuyển đi. Nếu gia đình nào phân loại rác không đúng sẽ bị đại
diện cụm dân cư nhắc nhở hoặc gửi giấy báo phạt tiền. Đối với những loại rác có kích
thước lớn như tủ lạnh, máy điều hòa, ti vi, giường, bàn ghế… thải loại phải đăng ký và
đúng ngày quy định đem đặt trước cổng, có xe của bộ phận chuyên trách đến chở đi.

Điển hình về phân loại rác triệt để là ở thành phố Minamata thuộc tỉnh
Kumamoto. Ở đây vào những năm 60 - 70 thế kỷ trước đã xảy ra thảm họa môi trường
khủng khiếp: ô nhiễm nước thải công nghiệp đã gây ra cái chết của trên 13.600 người
SVTH: Nguyễn Ngọc Huỳnh Anh

15


×