Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI CỤM CÔNG NGHIỆP HÓC BỢM, BÌNH ĐỊNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (780.03 KB, 71 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM
KHOA MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN
FG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ XÂY DỰNG
CHƯƠNG TRÌNH KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
TẠI CỤM CÔNG NGHIỆP HÓC BỢM, BÌNH ĐỊNH

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Quốc Tuấn
Ngành

: Quản Lý Môi Trường Và Du Lịch Sinh Thái

TP. HỒ CHÍ MINH, 7/2010


KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH
KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI CỤM CÔNG NGHIỆP
HÓC BỢM, BÌNH ĐỊNH

Tác giả

Nguyễn Quốc Tuấn

Khóa luận được đề trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư
ngành: Quản lý Môi trường và Du lịch Sinh thái

Giáo viên hướng dẫn:


Th.S Hoàng Thị Mỹ Hương

Tp HCM, tháng 07/2010


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc

PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Khoa : Môi trường và Tài nguyên
Ngành: Quản lý môi trường và Du lịch sinh thái
Họ và tên sinh viên: Nguyễn Quốc Tuấn

MSSV: 06157219

Niên khóa: 2006 – 2010
Tên đề tài: “Khảo sát, đánh giá hiện trạng và xây dựng chương trình kiểm soát ô

nhiễm môi trường tại CCN Hóc Bợm, Bình Định”
1. Nội dung:

ƒ Tìm hiểu về lý thuyết kiểm soát ô nhiễm môi trường
ƒ Tình hình hoạt động và sản xuất của CCN Hóc Bợm.
ƒ Đánh giá hiện trạng môi trường và các giải pháp đã thực hiện của CCN Hóc Bợm
ƒ Đề xuất các giải pháp nhằm bảo vệ môi trường tại CCN Hóc Bợm và khu vực xung
quanh.


ƒ Kết luận và kiến nghị
2. Thời gian thực hiện: bắt đầu tháng 3/2010 kết thúc tháng 7/2010

3. Họ và tên GVHD : Th.S Hoàng Thị Mỹ Hương
Ngày 14 tháng 03 năm 2010
Ban CN Khoa

Ngày 14 tháng 03 năm 2010
GVHD

Th.S Hoàng Thị Mỹ Hương


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp Tôi đã nhận được rất nhiều sự
ủng hộ, giúp đỡ từ gia đình, nhà trường, các Thầy Cô giáo trong khoa và các bạn trong
lớp và ngoài lớp.
Trước hết, Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, cùng toàn thể quý Thầy,
Cô trong Khoa Môi Trường và Tài Nguyên thuộc Trường Đại Học Nông Lâm, Thành
phố Hồ Chí Minh đã dạy dỗ và truyền đạt cho Tôi nhiều bài học bổ ích và quý báu
trong suốt thời gian 4 năm học
Tiếp theo, Tôi xin cảm ơn cô ThS. Hoàng Thị Mỹ Hương đã truyền đạt và nhiệt
tình hướng dẫn, giúp đỡ để Tôi có thể hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ủy ban Nhân dân huyện Tây Sơn (Ban Quản lý
CCN Hóc Bợm) đã cho phép và nhiệt tình giúp đỡ Tôi thực hiện khóa luận tốt nghiệp
này
Cuối cùng, Con xin gửi lời tri ân sâu sắc đến Cha Mẹ - Người đã sinh thành và
nuôi dưỡng Con nên người
Xin chân thành cảm ơn !

Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Quốc Tuấn

i


TÓM TẮT
Cụm CN Hóc Bợm (Bình Nghi) có diện tích 18ha cũng là cụm CN đã cơ bản
hoàn thành đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng với kinh phí khoảng 3,5 tỷ đồng. Chủ yếu
cụm CN này giành cho sản xuất gạch ngói truyền thống của địa phương và hiện có 151
lò gạch ngói, 01 cơ sở sản xuất gốm sứ đã đi vào hoạt động ổn định. Đề tài chủ yếu
chú trọng đến các hiện trạng môi trường của CCN Hóc Bợm và các biện pháp kiểm
soát ô nhiễm, bảo vệ môi trường của CCN, từ cơ sở lý thuyết về KSON và tình hình
thực tế ở CCN, đề tài đề xuất những giải pháp kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường
Đề tài nghiên cứu gồm có 5 chương chính như sau:
1. Chương mở đầu gồm có:
Đặt vấn đề, mục tiêu nghiên cứu, nội dung nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu,
phạm vi nghiên cứu, giới hạn đề tài
2. Chương Tổng quan tài liệu
Giới thiệu tổng quan về lý thuyết kiểm soát ô nhiễm và tổng quan về CCN Hóc
Bợm
3. Chương Nội dung và phương pháp thực hiện
Nêu ra nội dung đề tài nghiên cứu và các phương pháp mà đề tài đã sử dụng
4. Chương 3 : Chương Kết quả và thảo luận
Đánh giá hiện trạng môi trường tại CCN, xác định các vấn đề môi trường còn tồn
đọng và đề xuất các giải pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường
5. Chương 4 : Kết luận và kiến nghị
Đưa ra một số kết luận về môi trường ở CCN, từ đó kiến nghị để giải quyết các vấn đề
này


ii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................. i
TÓM TẮT...................................................................................................................... ii
MỤC LỤC .................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................. vii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ....................................................................................... viii
DANH SÁCH CÁC HÌNH ........................................................................................... ix
Chương .......................................................................................................................... 1
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 1
1. ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................... 1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ...................................................................................... 2
3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ..................................................................................... 2
4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ................................................................................... 2
5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ........................................................................................ 2
6. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI ................................................................................................... 2
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................. 3
1.1 TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT KIỂM SOÁT Ô NHIỄM ................................... 3
1.1.1 Khái niệm kiểm soát ô nhiễm công nghiệp .......................................................... 3
1.1.2 Các bước thực hiện ............................................................................................... 3
1.1.3 Mục tiêu của việc kiểm soát ô nhiễm ................................................................... 4
1.1.4 Tại sao các doanh nghiệp cần thực hiện kiểm soát ô nhiễm: ............................... 5
1.1.5 Các công cụ thực hiện kiểm soát ô nhiễm ............................................................ 5
1.1.6 Kỹ thuật ngăn ngừa ô nhiễm môi trường ............................................................ 6
1.1.7 Lợi ích của kiểm soát ô nhiễm.............................................................................. 7
1.2 TỔNG QUAN VỀ CỤM CÔNG NGHIỆP HÓC BỢM ......................................... 8
1.2.1 Giới thiệu .............................................................................................................. 8
1.2.2. Vị trí địa lý........................................................................................................... 8

1.2.3 Điều kiện tự nhiên ................................................................................................ 8
1.2.3.1 Khí tượng ........................................................................................................... 8
1.2.3.2 Đặc điểm thủy văn ............................................................................................. 9
1.2.3.3 Địa hình ............................................................................................................. 9
iii


1.2.3.4 Các nguồn tài nguyên ........................................................................................ 9
1.2.4. Điều kiện kinh tế- xã hội ................................................................................... 11
1.2.4.1 Phát triển kinh tế .............................................................................................. 11
1.2.4.2. Xã hội ............................................................................................................. 11
1.2.5 Loại hình, đặc điểm sản xuất .............................................................................. 13
1.2.5.1 Loại hình sản xuất ........................................................................................... 13
1.2.5.2 Cơ sở hạ tầng CCN .......................................................................................... 13
1.2.5.3 Đặc điểm hoạt động sản xuất........................................................................... 13
1.2.5.4 Quy trình sản xuất gạch, ngói thủ công ........................................................... 14
1.2.5.5 Sản lượng, thị trường tiêu thụ.......................................................................... 15
Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ...................................... 16
2.1 Hiện trạng môi trường tại CCN Hóc Bợm ............................................................ 16
2.1.1. Phương pháp thu thập tài liệu, dữ liệu............................................................... 16
2.1.2 Phương pháp khảo sát thực địa........................................................................... 16
2.1.3 Phương pháp liệt kê ............................................................................................ 17
2.1.4 Phương pháp xử lý dữ liệu ................................................................................. 17
2.2 Đánh giá hiện trạng công tác quản lý môi trường tại CCN ................................... 18
2.2.1 Phương pháp so sánh .......................................................................................... 18
2.2.2 Phương pháp thu thập dữ liệu............................................................................. 18
2.2.3 Phương pháp Thống kê, phân tích và xử lý số liệu, dữ liệu ............................... 18
2.3 Xác định các vấn đề môi trường còn tồn đọng ...................................................... 19
2.3.1 Phương pháp khảo sát thực địa........................................................................... 19
2.3.2 Phương pháp phân tích ....................................................................................... 19

2.4 Đề xuất các giải pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường cho CCN ........................... 20
2.4.1 Phương pháp phỏng vấn chuyên gia................................................................... 20
2.4.2 Phương pháp phân tích đa tiêu chuẩn ................................................................. 20
2.4.3 Phương pháp phân tích quy trình sản xuất ......................................................... 21
2.4.4 Phương pháp tham khảo tài liệu ......................................................................... 21
Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................... 22
3.1 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI CỤM CÔNG NGHIỆP HÓC BỢM........... 22
3.1.1 Môi trường không khí: ....................................................................................... 22
iv


3.1.1.1. Không khí xung quanh ................................................................................... 22
3.1.1.2 Khí thải ............................................................................................................ 24
3.1.1.3 Tiếng ồn và độ rung ......................................................................................... 26
3.1.1.4 Ô nhiễm nhiệt .................................................................................................. 26
3.1.2 Môi trường nước ................................................................................................. 26
3.1.2.1 Nước mặt ......................................................................................................... 26
3.1.2.2 Nước thải ......................................................................................................... 27
3.1.3 Chất thải rắn và chất thải nguy hại ..................................................................... 29
3.1.3.1 Chất thải rắn sinh hoạt ..................................................................................... 29
3.1.3.2 Chất thải sản xuất ............................................................................................ 30
3.1.3.3 Chất thải nguy hại ............................................................................................ 30
3.2 HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI CCN HÓC BỢM 30
3.2.1 Cơ cấu nhân sự trong công tác quản lý môi trường ........................................... 30
3.2.2 Các giải pháp quản lý môi trường đã thực hiện: ................................................ 31
3.2.2.1 Đối với nước thải sinh hoạt ............................................................................. 31
3.2.2.2 Đối với chất thải rắn ........................................................................................ 31
3.2.3 Đánh giá hiện trạng thực hiện hoạt động quản lý môi trường tại CCN ............. 31
3.3 ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT Ô NHIỄM TẠI CCN HÓC BỢM .. 32
3.3.1 Đối với nước thải sinh hoạt ................................................................................ 32

3.3.1.1 Các vấn đề còn tồn đọng ................................................................................. 32
3.3.1.2 Biện pháp đề xuất ............................................................................................ 32
3.3.2 Đối với chất thải rắn- Chất thải nguy hại ........................................................... 33
3.3.2.1 Những vấn đề còn tồn đọng trong quản lý chất thải nguy hại......................... 33
3.3.2.2 Biện pháp đề xuất ............................................................................................ 33
3.3.3 Đối với khí thải ................................................................................................... 33
3.3.3.1 Những vấn đề còn tồn đọng trong kiểm soát khí thải ..................................... 33
3.3.3.2 Các biện pháp đề xuất kiểm soát ô nhiễm từ khí thải lò gạch ......................... 33
3.3.4 Đối với công tác quy hoạch, xây dựng ............................................................... 34
3.3.4.1 Những vấn đề còn tồn đọng............................................................................. 34
3.3.4.2 Những biện pháp đề xuất ................................................................................. 34
3.3.5 Đối với công tác quản lý môi trường.................................................................. 35
v


3.3.5.1. Những vấn đề còn tồn đọng............................................................................ 35
3.3.5.2 Những biện pháp đề xuất giải quyết ................................................................ 35
3.3.6 Đề xuất giải pháp kiểm soát ô nhiễm đối với từng cơ sở ................................... 36
3.3.6.1 Về công tác lập hồ sơ môi trường ................................................................... 36
3.3.6.2 Về chuyển đổi công nghệ nung ....................................................................... 36
3.3.7 Kế hoạch ứng phó và khắc phục sự cố trong ATLĐ và PCCC .......................... 41
3.3.7.1 Những vấn đề còn tồn đọng............................................................................. 41
3.3.7.2 Các biện pháp đề xuất...................................................................................... 41
3.3.8 Đề xuất các chương trình giám sát môi trường .................................................. 42
3.3.8.1 Giám sát ô nhiễm không khí............................................................................ 42
3.3.8.2 Giám sát chất lượng nguồn nước mặt.............................................................. 42
3.3.8.3 Giám sát chất lượng nước ngầm ...................................................................... 43
3.3.8.4 Giám sát chất thải rắn và chất thải nguy hại.................................................... 43
Chương 4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 44
4.1 Kết luận.................................................................................................................. 44

4.2 Kiến nghị ............................................................................................................... 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 46
PHỤ LỤC .................................................................................................................... 47

vi


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ATLĐ

: An toàn lao động

BOD

: Nhu cầu oxy sinh hóa

COD

: Nhu cầu oxy hóa học

SS

: Chất rắn lơ lửng

BVMT

: Bảo vệ môi trường

CCN


: Cụm công nghiệp

KHP

: Không phát hiện

PCCC

: Phòng cháy chữa cháy

QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam

TCVN

:Tiêu chuẩn Việt Nam

QCKT

: Quy chuẩn kỹ thuật

BTNMT

: Bộ Tài Nguyên Môi Trường

STNMT

:Sở Tài Nguyên Môi Trường


UBND

: Ủy ban nhân dân

BQL

: Ban quản lý

QLMT

: Quản lý môi trường

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Phân bố lượng mưa trong các mùa .................................................................9
Bảng 1.2 Định mức tiêu hao nhiên nguyên vật liệu ......................................................13
Bảng 3.1 Kết quả phân tích MTKK trước lò gạch bà Lê Thị Cẩm ...............................22
Bảng 3.2 Kết quả phân tích MTKK trước lò gạch ông Lê Văn Tâm ............................22
Bảng 3.3 Kết quả phân tích MTKK trước các lò gạch ông Đặng Văn Quang .......... 23
Bảng 3.4 Kết quả phân tích không khí trước lò gạch ông Nguyễn Văn Niên ............. 23
Bảng 3.5 Kết quả đo đạt khí thải lò nung gạch .............................................................25
Bảng 3.6 Tính toán lưu lượng mưa chảy tràn qua CCN................................................27
Bảng 3.7 Các chỉ tiêu ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt .............................................28
Bảng 3.8 Kết quả phân tích mẫu nước ngầm khu vực lân cận CCN .............................29
Bảng 3.9 Hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt trong bể tự hoại 3 ngăn .........................31
Bảng 3.10 Nồng độ một số khí thải tại môi trường người lao động trên mặt lò gạch liên
tục kiểu đứng .................................................................................................................39


viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 1.1. Chương trình ngăn ngừa ô nhiễm khép kín liên tục ........................................4
Hình 1.2 Sơ đồ quy trình sản xuất gạch ngói thủ công .................................................14
Hình 3.1 Hệ thống bể tự hoại cải tiến 5 ngăn ................................................................32
Hình 3.2 Sơ đồ công nghệ xử lý khí thải lò gạch nung .................................................34

ix


Chương
MỞ ĐẦU
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Huyện Tây Sơn nằm về phía Tây tỉnh Bình Định, vốn có truyền thống về làng
nghề sản xuất gạch, ngói. Sản phẩm gạch ngói thủ công của địa phương được người
tiêu dùng cả nước đánh giá cao và tin tưởng, sản phẩm được tiêu thụ mạnh tại nhiều
địa phương trong cả nước. Do nhu cầu xây dựng ngày càng gia tăng, số lượng các cơ
sở sản xuất gạch, ngói thủ công của huyện cũng liên tục tăng, từ 250 lò (1992) đến 536
lò (2001) và đến nay (2010) đã có hơn 700 cơ sở sản xuất gạch, ngói thủ công, trong
đó, riêng xã Bình Nghi đã có gần 400 cơ sở. Đây là nguồn thu đáng kể cho ngân sách
địa phương, giải quyết tại chỗ một lực lượng lao động lớn, đặc biệt vào vụ nông nhàn.
Sự phát triển kinh tế của tỉnh kéo theo sự phát triển đột biến về sản xuất vật liệu xây
dựng, nhất là nhu cầu về gạch ngói các loại. Hệ quả tất yếu là gây ra ô nhiễm môi
trường, khai thác bừa bãi nguồn tài nguyên đất, nguyên liệu, tăng nồng độ khói, bụi,
ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và đời sống, sức khoẻ người dân, gây thiệt hại trong
sản xuất nông nghiệp, giảm sản lượng và năng suất cây trồng. Để khắc phục phần nào
tình trạng ô nhiễm môi trường do các cơ sở sản xuất gạch, ngói xen kẽ khu dân cư gây
nên, UBND huyện đã thực hiện việc quy hoạch cụm công nghiệp (CCN) Hóc Bợm, di

dời các cơ sở sản xuất gạch, ngói nằm rải rác trên địa bàn huyện vào trong CCN.
Không thể phủ nhận vai trò của các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng thủ công
với thị phần chiếm trên 70% thị trường, song những đòi hỏi về chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường là hết sức cần thiết. Đó cũng là lý do
tôi tiến hành thực hiện đề tài “Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Cụm công nghiệp
Hóc Bợm, Bình Định”. Đề tài sẽ góp phần giảm thiểu các mối lo ngại về ô nhiễm môi
trường đang càng ngày càng trở nên cấp bách hiện nay.

1


2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Đánh giá hiện trạng môi trường tại CCN Hóc Bợm từ đó đưa ra các đề xuất
nhằm ngăn ngừa và khống chế ô nhiễm, góp phần giải quyết tốt hơn công tác quản lý
môi trường tại CCN Hóc Bợm
3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Thu thập số liệu và tìm hiểu về tình hình sản xuất, họat động của CCN
2. Khảo sát, đánh giá hiện trạng môi trường tại CCN
3. Đánh giá công tác quản lý môi trường tại CCN
4. Xác định các vấn đề môi trường còn tồn tại ở CCN
5. Đề xuất các giải pháp kiểm soát ô nhiễm cho CCN
4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Các cơ sở sản xuất gạch nằm trong CCN Hóc Bợm
- Hiện trạng môi trường xung quanh CCN Hóc Bợm
5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài được nghiên cứu tại CCN Hóc Bợm ở xã Bình Nghi, Tây Sơn, Bình Định
6. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI
• Về nguồn số liệu: Thực hiện trong thời gian ngắn, khó khăn trong việc thu thập
số liệu do nhiều điều kiện khách quan vì vậy một số nguồn số liệu chưa đầy đủ.
• Về hiệu quả của các giải pháp: Các giải pháp đề xuất trên cơ sở lý thuyết chưa

được áp dụng vào thực tế nên chưa đánh giá được tính hiệu quả về mặt kinh tế xã hội.

2


Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT KIỂM SOÁT Ô NHIỄM
1.1.1 Khái niệm kiểm soát ô nhiễm công nghiệp
Kiểm soát ô nhiễm môi trường là tổng hợp các hoạt động, biện pháp và công cụ
nhằm phòng ngừa, khống chế không cho ô nhiễm xảy ra hoặc khi có ô nhiễm xảy ra
thì chủ động xử lý làm giảm thiểu hay loại trừ ô nhiễm. Kiểm soát môi trường chính là
kiểm soát ô nhiễm.
1.1.2 Các bước thực hiện
Một chương trình ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp đòi hỏi thực hiện một cách
liên tục theo chu trình khép kín, tất cả gồm các bước sau (hình 1.1):
-

Giành được sự đồng tình và ủng hộ của ban lãnh đạo công ty.

-

Khởi động chương trình bằng cách thành lập nhóm ngăn ngừa ô nhiễm công
nghiệp.

-

Xem xét lại và mô tả một cách chi tiết các quá trình sản xuất cùng với các
máy móc thiết bị để xác định các nguồn phát sinh chất thải, đánh giá các trở

ngại tiềm ẩn về mặt tổ chức đối với việc thực hiện chương trình ngăn ngừa ô
nhiễm công nghiệp.

-

Xác định tất cả các khả năng ngăn ngừa ô nhiễm có thể được.

-

Ưu tiên trước cho một số dòng thải và thực hiện đánh giá chi tiết tính khả thi
về mặt kỹ thuật, kinh tế và môi trường đối với các khả năng ngăn ngừa ô
nhiễm đã được tập hợp.

-

Tập hợp lại các khả năng ngăn ngừa ô nhiễm tốt nhất đối với công ty và
thực thi những khả năng lựa chọn đó.

-

Đánh giá những tiến bộ của chương trình ngăn ngừa ô nhiễm trên cơ sở một
công ty điển hình để đánh giá các dự án ngăn ngừa ô nhiễm cụ thể.

-

Duy trì ngăn ngừa ô nhiễm cho những sự phát triển liên tục và những lợi ích
liên tục của công ty.
3



Giành được sự đồng tình
của cấp quản lý cao

Duy trì chương trình
ngăn ngừa ô nhiễm

Thiết lập chương trình
ngăn ngừa ô nhiễm

Đánh giá chương trình và các
dự án ngăn ngừa ô nhiễm

Xem xét các quá trình
và xác định các trở ngại

Xác định và thực thi các
giải pháp

Đánh giá chất thải và xác
định các cơ hội ngăn ngừa ô
nhiễm

Phân tích khả thi của các cơ
hội ngăn ngừa ô nhiễm

Hình 1.1. Chương trình ngăn ngừa ô nhiễm khép kín liên tục
(Nguồn: HWRIC, 1993)
1.1.3 Mục tiêu của việc kiểm soát ô nhiễm
Kiểm soát ô nhiễm với mục tiêu là ngăn ngừa và khống chế ô nhiễm. Trong đó,
ngăn ngừa ô nhiễm là mục tiêu chính còn khắc phục và phục hồi là quan trọng song

vẫn là phụ. Mục tiêu của kiểm soát ô nhiễm là khống chế và ngăn ngừa ô nhiễm. Cụ
thể:
• Bảo tồn vật liệu và năng lượng, loại bỏ hoặc giảm bớt chất thải và độc tính chất
thải ngay tại nguồn.
• Giảm bớt các tác động tiêu cực trong suốt vòng đời sản phẩm.
• Lồng ghép các khái niệm môi trường vào việc thiết kế và cung cấp các dịch vụ.
Theo chương trình môi trường của liên hợp quốc – UNEP, “ngăn ngừa ô nhiễm
công nghiệp (industrial pollution prevention – IPP) là việc áp dụng một cách liên tục
chiến lược ngăn ngừa tổng hợp về mặt môi trường đối với quá trình sản xuất, các sản
phẩm và các dịch vụ nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và giảm thiểu rủi ro đối với con
người và môi trường”.
4


Theo Cục Bảo vệ môi trường Hoa Kỳ, “ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp” là
việc sử dụng các vật liệu, các quá trình hoặc các thao tác vận hành sao cho giảm bớt
hoặc loại trừ sự tạo thành các chất ô nhiễm hoặc các chất thải ngay tại nguồn. Nó bao
gồm các hành động làm giảm việc sử dụng các vật liệu độc hại, năng lượng, nước hoặc
các tài nguyên khác và các hành động bảo vệ tài nguyên thiên nhiên thông qua việc
bảo tồn hoặc sử dụng có hiệu quả hơn”.
1.1.4 Tại sao các doanh nghiệp cần thực hiện kiểm soát ô nhiễm:
¾ Do áp lực bên ngoài
• Công luận, dân chúng.
• Pháp luật quy định.
• Ý kiến khách hàng.
• Nguồn lực tự nhiên hạn chế.
¾ Do áp lực bên trong
• Tăng lợi nhuận: lương, danh tiếng, uy tín của xí nghiệp.
• Giảm chi phí: về nguyên liệu, bảo hiểm.
• Con người: đảm bảo các vấn đề sức khỏe, an toàn, giảm các rủi ro.

1.1.5 Các công cụ thực hiện kiểm soát ô nhiễm
¾ Công cụ chỉ huy và kiểm soát
Là những biện pháp thể chế nhằm tác động trực tiếp tới hành vi của người gây ô
nhiễm bằng cách cấm đoán hay giới hạn việc thải ra môi trường các thành phần gây ô
nhiễm hay giới hạn hoạt động trong một khoảng thời gian nhất định thông qua các biện
pháp cấp giấy phép, đặt ra tiêu chuẩn hay khoanh vùng.
¾ Công cụ kinh tế
Là những biện pháp tác động tới việc ra quyết định của người gây ô nhiễm dựa
trên lợi ích (hoặc chi phí) bằng tiền. Những công cụ này giúp họ lựa chọn những
phương án hoạt động có lợi cho việc bảo vệ môi trường.
¾ Công cụ thông tin
Là những biện pháp giáo dục, tuyên truyền kiến thức và trách nhiệm về môi
trường cho cộng đồng dân cư, các cá nhân cũng như tác nhân sử dụng môi trường để
quyết định tác động trực tiếp hay gián tiếp điều chỉnh hành vi của họ.
5


¾ Công cụ khác
Đó là việc áp dụng các chương trình, các chiến lược quản lý môi trường...
Chẳng hạn như: sản xuất sạch hơn (Cleanner production – CP), ISO, OSHAS, ...các
chương trình này không chỉ đem lại hiệu quả trong công tác quản lý môi trường mà
còn góp phần mang lại hiệu quả kinh tế và nâng cao hình ảnh, uy tín, chất lượng của
công ty.
1.1.6 Kỹ thuật ngăn ngừa ô nhiễm môi trường
¾ Giảm thiểu tại nguồn
Các biện pháp giảm thiểu tại nguồn nhằm làm giảm số lượng hoặc độc tính của
chất thải, chất độc hại, chất ô nhiễm và chất gây ô nhiễm đi vào dòng thải trước khi tái
sinh, xử lý hay thải bỏ.
Nội dung của các biện pháp này bao gồm:
• Cải tiến việc quản lý nội tại và vận hành sản xuất: quản lý và lưu trữ nguyên vật

liệu, cải tiến về điều độ sản xuất, ngăn ngừa việc thất thoát và chảy tràn, tách
riêng các dòng chất thải, rèn luyện nhân sự.
• Bảo toàn năng lượng
• Thay đổi quá trình: thay đổi nguyên liệu đầu vào, thay đổi về mặt kỹ thuật và
công nghệ.
¾ Thay đổi, cải tiến sản phẩm
Thiết kế tạo ra sản phẩm sao cho tác động đến môi trường ít nhất và tăng thời
gian vòng đời sản phẩm.
¾ Tái chế và tái sử dụng
Đây là một lĩnh vực rộng bao gồm nhiều vấn đề như: chuyên trở, quản lý và chế
biến. Áp dụng kỹ thuật này giúp tiết kiệm được các nguồn tài nguyên, tránh được các
lựa chọn mang tính bắt buộc về quản lý chất thải và tiết kiệm được chi phí về nguyên
vật liệu.
• Tái chế hay tái sử dụng trong nhà máy
• Tái sinh bên ngoài nhà máy
• Bán với mục đích tái sử dụng
• Tái sinh năng lượng
6


¾ Xử lý cuối đường ống
Mặc dù kỹ thuật này chỉ mang tính chất biến đổi từ dạng này sang dạng khác.
Tuy nhiên trong tình hình điều kiện nước ta, phương pháp này vẫn được sử dụng phổ
biến và cải thiện được tình trạng ô nhiễm môi trường. Do đó kỹ thuật này được sử
dụng kết hợp với các kỹ thuật khác sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn.
• Xử lý nước thải
• Xử lý bụi và khí thải
• Xử lý chất thải rắn
1.1.7 Lợi ích của kiểm soát ô nhiễm
¾ Các lợi ích về môi trường:

o Sử dụng năng lượng, nước, nguyên liệu có hiệu quả hơn.
o Giảm mức sử dụng các nguồn tài nguyên.
o Giảm thiểu chất thải thông qua kỹ thuật tái sinh, tái chế, tái sử dụng và
phục hồi.
o Giảm thiểu lượng nguyên vật liệu độc hại đưa vào sử dụng.
o Giảm thiểu các rủi ro và nguy hiểm đối với công nhân, cộng đồng xung
quanh, những người tiêu thụ sản phẩm và các thế hệ mai sau.
o Cải thiện được môi trường lao động bên trong công ty.
o Cải thiện các mối quan hệ với cộng đồng xung quanh cũng như các cơ
quan quản lý môi trường.
¾ Các lợi ích về kinh tế
o Tăng hiệu suất sản xuất thông qua việc sử dụng nguyên vật liệu và năng
lượng có hiệu quả hơn.
o Tuân thủ các quy định môi trường tốt hơn, giảm bớt các chi phí cho việc
quản lý chất thải
o Giảm bớt các chi phí cho việc xử lý chất thải cuối đường ống.
o Chất lượng sản phẩm được cải thiện.
o Có khả năng thu hồi vốn đầu tư với thời gian hoàn vốn ngắn, ngay cả khi
vốn đầu tư ban đầu cao.
o Tích lũy liên tục và dài hạn các khoản tiết kiệm tích lũy được, từ đó có
khả năng mở rộng sản xuất, kinh doanh.
7


o Tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường, hình ảnh của công ty ngày càng
tốt hơn.
1.2 TỔNG QUAN VỀ CỤM CÔNG NGHIỆP HÓC BỢM
1.2.1 Giới thiệu
Tên cơ sở: CCN Hóc Bợm.
Địa chỉ: Xã Bình Nghi, Huyện Tây Sơn, Tỉnh Bình Định.

Cơ quan chủ đầu tư: UBND Huyện Tây Sơn, Tỉnh Bình Định.
Đại diện chủ đầu tư: Ban quản lý các CCN Tây Sơn.
Địa chỉ liên hệ: 59, Phan Đình Phùng, TT Phú Phong, Tây Sơn, Bình Định.
1.2.2. Vị trí địa lý
CCN Hóc Bợm nằm trên địa bàn thôn 1 xã Bình Nghi huyện Tây Sơn tỉnh Bình
Định, với diện tích 18ha, ranh giới CCN như sau:
-

Phía Bắc giáp với khu dân cư xóm Tây Nam

-

Phía Nam giáp với tường rào Công ty TNHH Đất Lửa sản xuất gốm

-

Phía Đông giáp với nghĩa địa cũ và Trảng Quýt

- Phía Tây giáp với núi
1.2.3 Điều kiện tự nhiên
1.2.3.1 Khí tượng
¾ Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm dao động trong khoảng 26-270C
¾ Tốc độ gió: Chế độ gió thể hiện hai mùa rõ rệt. Mùa đông thịnh hành hướng
Bắc. Mùa hạ là thời kỳ thịnh hành hướng Tây Nam và Đông Nam. Tốc độ gió
trung bình năm khá nhỏ từ 1,5- 1,8 m/s. Tháng có tốc độ gió trung bình lớn nhất
đạt 2,3-2,8 m/s, tháng nhỏ nhất đạt 1,1- 1,4 m/s.
¾ Lượng mưa: lượng mưa trung bình năm đạt từ 1610 -1880 mm. Số ngày mưa
trung bình trong năm là 90 – 107 ngày, trong đó mùa khô khoảng 41 – 48 ngày,
mùa mưa khoảng 49 – 59 ngày


8


Bảng 1.1: Phân bố lượng mưa trong các mùa
Tổng lượng

Yếu tố

Tỷ lệ %

Tổng lượng

mưa mùa khô

mưa mùa

(mm)

mưa (mm)

Trạm

Tỷ lệ %

Bình Quang

602

34


1192

66

Bình Tường

550

30

1313

70

(Nguồn: Đài Khí tượngTthủy văn Nam Trung bộ)
¾ Số giờ nắng: Tổng số giờ nắng trung bình hằng năm từ 2350 – 2500 giờ
¾ Lượng bốc hơi: Khả năng bốc hơi hằng năm 1081 mm/năm. Quá trình bốc hơi
trong năm tuân theo quy luật lớn về mùa khô, nhỏ về mùa mưa
1.2.3.2 Đặc điểm thủy văn
Cách CCN 4km về phía Bắc là sông Kôn. Sông Kôn là sông lớn nhất trong các
con sông trong tỉnh có tổng diện tích lưu vực là 3067km2, dài 178km. Sông bắt nguồn
từ vùng rừng núi của dãy Trường Sơn 700- 1000m. Sông Kôn là nguồn cung cấp nước
cho nhu cầu sản xuất của CCN.
1.2.3.3 Địa hình
Địa hình của xã khá phức tạp một mặt giáp sông, bị chia cắt bởi hệ thống sông
suối nhỏ, diện tích đồng bằng của xã không đều mà khá lồi lõm phân bố chủ yếu ở
phía Tây Nam của xã do đó việc tưới tiêu gặp nhiều khó khăn, việc xây dựng các cơ sở
hạ tầng như giao thông, thủy lợi, điện, hồ, đập….nhanh bị xuống cấp.
1.2.3.4 Các nguồn tài nguyên
¾ Tài nguyên đất

Với diện tích 4914,02 ha, Bình Nghi có 4 loại đất với tổ hợp khác nhau:
-

Đất phù sa được bồi: Phân bố chủ yếu ở Thủ Thiên Hạ

-

Đất sét: Phân bố rải rác ở tất cả các thôn trên địa bàn xã

-

Đất cát pha: Phân bố chủ yếu ở dọc sông Kôn

-

Đất đồi núi: Phân bố bao bọc 2 mặt của xã: Đông- Tây

9


Đặc điểm đất của địa phương tương đối đa dạng do đó trong quá trình sử dụng
phải có lịch thời vụ, cơ cấu cây trồng vật nuôi và chế độ chăm sóc bảo vệ đất thích hợp
mới đem lại hiệu quả bền vững
¾ Tài nguyên nước
o

Nguồn nước ngọt: phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của xã chủ yếu là

nước mưa tại chỗ, nguồn bổ sung từ sông Kôn và nguồn nước ngầm. Trữ lượng nước
có khả năng đáp ứng nhu cầu phát triển nông nghiệp và đời sống của người dân

o

Nguồn nước mưa: Nước mưa là nguồn nước chính cung cấp cho dòng

chảy sông ngòi và là nhân tố quyết định mức độ khô hạn. Thời gian mưa nhiều, dòng
chảy lớn hơn trung bình năm khoảng 4 tháng và thời gian mưa ít, dòng chảy thấp hơn
trung bình năm kéo dài 8 tháng.
o

Nguồn nước mặt: Hàng năm xã tiếp nhận lượng nước mưa trung bình

năm từ 1600- 1800 mm và nguồn nước từ sông Kôn được dẫn qua hệ thống kênh rạch
là nguồn nước mặt chủ yếu, quan trọng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt
của người dân
o

Nguồn nước ngầm: Theo số liệu khảo sát sơ bộ của tỉnh Bình Định tại

huyện Tây Sơn thì nguồn nước ngầm của xã khá phong phú, các loại nước ngầm đều
có chất lượng đủ tiêu chuẩn dùng cho sinh hoạt, có thể khai thác cho sản xuất và sinh
hoạt ở độ sâu trung bình 12m.
¾ Tài nguyên rừng
Diện tích rừng tự nhiên của xã 1616,09 ha, song do hiện nay nạn chặt phá rừng
còn diễn ra nặng nề (tuy đã có giảm hơn trước), thảm thực vật hiện tại nghèo nàn chủ
yếu là số thực vật tái sinh. Những năm gần đây, người dân tích cực trồng rừng sản xuất
đã góp phần che phủ bề mặt đất trống xói mòn có hiệu quả, bảo vệ môi trường sinh
thái trên địa bàn.
Về động vật rừng: Hiện nay, số động vật rừng là rất hiếm do săn bắt bừa bãi,
chỉ còn lại một ít loại chồn, bò sát, gà rừng.


10


1.2.4. Điều kiện kinh tế- xã hội
1.2.4.1 Phát triển kinh tế
Xã Bình Nghi nằm ở phía Đông huyện Tây Sơn, có nhiều tuyến đường giao
thông. Đường bộ, cách trung tâm huyện lỵ 4km. Xã có tổng diện tích 4914,02 ha, với
dân số 14613 người, tổng số hộ 3470 hộ, bình quân số người trong hộ là 4,2 người/hộ
Tình hình phát triển kinh tế thể hiện qua các con số sau:
-

Nhịp độ tăng năng suất tăng 12,15 %/năm

-

Năng suất bình quân đạt 52- 60 tạ/ha

-

Tổng sản lượng quy ra thóc 11500 tấn

-

Bình quân thu nhập đầu người 6.000.000 đ/người/năm

-

Tổng sản phẩm xã hội tăng bình quân 10 % năm

-


Giá trị công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt 70 %

-

Giá trị nông lâm ngư nghiệp đạt 30 %

1.2.4.2. Xã hội
¾ Dân số
Theo số liệu thống kê năm 2008, dân số xã Bình Nghi gồm có 07 thôn với 3470
hộ gia đình. Tổng số nhân khẩu là 14613 nhân khẩu.
Trong đó, nam giới là 5845 người chiếm 40 % dân số; nữ giới là 8768 người
chiếm 60 % dân số. Trong những năm qua, Bình Nghi đã thực hiện tốt chương trình
dân số và kế hoạch hóa gia đình. Năm 2008, tỷ lệ dân số tự nhiên giảm còn 1,0 %, tỷ
lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm còn dưới 22 %.
¾ Lao động, việc làm và thu nhập
Năm 2008, toàn xã có 4113 người trong độ tuổi lao động, chiếm 28,3 % dân số
toàn xã.
Trong đó:
-

Số hộ nông nghiệp: 2663 hộ

-

Số hộ phi nông nghiệp 550 hộ

-

Quy mô hộ bình quân 4,2 người


-

Thu nhập bình quân đầu người đạt 5 triệu đồng/năm

11


¾ Cơ sở hạ tầng
• Giao thông
Chất lượng mạng lưới giao thông ngày càng được nâng cao, đường nhựa cứng,
bê tông nhựa, đá nhựa chiếm tỷ trọng lớn trong hệ thống đường của xã. Diện tích đất
giao thông hiện nay là 88,45 ha, chiếm 1,8 % tổng diện tích tự nhiên toàn xã. Quốc lộ
19 chạy ngang qua với tổng chiều dài là 7km. Bên cạnh đó, hệ thống giao thông nội bộ
từng bước được cải thiện.
• Thủy lợi
Nguồn nước và hệ thống thủy lợi đảm bảo cho việc phục vụ sản xuất nông
nghiệp. Có 4 trạm bơm ở thôn Lai Nghi. Hồ Thủ Thiện Hạ lấy nguồn nước từ hồ Núi
Một thuộc địa bàn huyện.
Tuy nhiên, năng lực của hệ thống thủy lợi vẫn chưa đảm bảo. Tỷ lệ thất thoát
nước tưới còn cao. Nguyên nhân chủ yếu là một số công trình do khó khăn về vốn, đầu
tư thiếu đồng bộ, việc quản lý khai thác còn nhiều hạn chế
¾ Giáo dục,đào tạo
Hệ thống trường học của xã gồm có:
-

Trường THCS Bình Nghi với diện tích là 13847,7 m2. Số học sinh hiện có là
1236 học sinh.

-


Trường Tiểu học có 2 cơ sở với diện tích 38700,8 m2. Số học sinh hiện có là 1422
học sinh. Tỷ lệ lên lớp 99,57 %, thi tốt nghiệp đạt 100 %. Các Trường duy trì tốt
công tác phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi

-

Trường Mầm non có 11 lớp chia đều cho tất cả các thôn, xóm trong xã với tổng
số 295 cháu. Trong năm 2008, số cháu trong độ tuổi đến trường đạt 100 %. Tổ
chức tốt đợt bồi dưỡng chính trị hè cho cán bộ giáo viên ngành giáo dục. Sau khai
giảng năm học 2007- 2008, hoạt động các cấp học chuyển biến tốt.

¾ Y tế
Trạm y tế của xã có diện tích 1400 m2. Đây là nơi thực hiện tốt các chương
trình y tế quốc gia. Trạm tổ chức khám và điều trị tại trạm, nhất là khám chữa bệnh
cho các đối tượng có bảo hiểm y tế. Đội ngũ cán bộ y tế xã, thôn luôn được bồi dưỡng
nâng cao trình độ chuyên môn, công tác trực khám và điều trị tại trạm ngày càng tốt
hơn, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng được chú ý hơn. Nhờ
vậy, những dịch bệnh nguy hiểm gần đây đã được ngăn chặn.
12


1.2.5 Loại hình, đặc điểm sản xuất
1.2.5.1 Loại hình sản xuất
CCN bắt đầu tiếp nhận các lò trại vào sản xuất từ 2003. Đến nay, tại CCN đã có
174 lò trại được xây dựng và hoạt động, đã lấp đầy diện tích CCN. Quy mô diện tích
mỗi cơ sở khoảng 1000 m2.
-

Sản phẩm: gạch, ngói thủ công các loại: gạch 6 lỗ, gạch 2 lỗ, gạch đặc, ngói

các loại….

-

Công suất sản xuất: Công suất sản xuất gạch và ngói ước đạt150 -200 triệu
viên/năm, thay đổi tùy thời điểm, mùa vụ và tùy cơ sở. Công suất của 1 lò
trung bình 100 -120.000 viên/năm.

1.2.5.2 Cơ sở hạ tầng CCN
¾ Giao thông:
Từ quốc lộ 19 đi vào CCN đã có đường bê tông, rộng 10 m, dài 1300 m. Đây
cũng là đường trục chính vào giữa CCN. Ngoài ra, còn có đường nội bộ cắt ngang
đường trục, là đường vận chuyển nguyên vật liệu, sản phẩm của lò trại. Về phía Đông,
còn có đường đất cấp phối chạy ven CCN dẫn ra khu dân cư phía Đông Bắc và quốc lộ
19.
¾ Hệ thống thoát nước:
Tại CCN có 6 đường ống thoát nước mưa được xây dựng, 5 đường ống cống
đường kính 100 và 1 đường ống cống đường kính 50. Nước mưa theo đường cống
thoát nước chảy về đồng ruộng phía Bắc CCN.
1.2.5.3 Đặc điểm hoạt động sản xuất
¾ Nhu cầu nhiên nguyên vật liệu
Bảng 1.2 Định mức tiêu hao nhiên nguyên vật liệu
(Tính trung bình cho 1 lò có công suất 100.000 viên gạch/tháng)
STT

Nhiên, nguyên vật liệu Đơn vị tính

1

Đất sét


Nhu cầu cho Tính
1 lò/tháng

cho

CCN/tháng

m3

170

29.000

3

2

Củi , mùn cưa ,than đá

m

100

17.000

3

Nước


m3

30

5.100

4

Điện

kw

150

25.000

(Nguồn: Ban Quản lý các CCN huyện Tây Sơn)
13


×