Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

ĐIỀU TRA DIỄN BIẾN VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC MỘT SỐ LOẠI NÔNG DƯỢC ĐỐI VỚI RỆP SÁP GÂY HẠI GỐC TIÊU TẠI BÌNH LONG, TỈNH BÌNH PHƯỚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1012.81 KB, 55 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐIỀU TRA DIỄN BIẾN VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC MỘT
SỐ LOẠI NÔNG DƯỢC ĐỐI VỚI RỆP SÁP GÂY HẠI
GỐC TIÊU TẠI BÌNH LONG, TỈNH BÌNH PHƯỚC

Sinh viên thực hiện: PHẠM VĂN ĐỨC
Ngành: Nông học
Niên khóa: 2006 – 2010

Tháng 08 năm 2010


ĐIỀU TRA DIỄN BIẾN VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC MỘT SỐ LOẠI
NÔNG DƯỢC ĐỐI VỚI RỆP SÁP GÂY HẠI GỐC TIÊU
TẠI BÌNH LONG, TỈNH BÌNH PHƯỚC

Tác giả

PHẠM VĂN ĐỨC

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng
Kỹ sư ngành Nông Học

Giáo viên hướng dẫn
ThS. LÊ CAO LƯỢNG

Tháng 08 năm 2010


i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, tôi xin chân thành biết ơn đến:
- ThS. Lê Cao Lượng đã tận tình chỉ bảo hướng dẫn tôi trong suốt quá trình
thực tập tốt nghiệp này.
- BGH trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, Ban Chủ nhiệm khoa
Nông học cùng quý thầy cô trong trường đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong
suốt thời gian học tập tại trường.
- UBND xã Hưng Chiến, Thanh lương và Thanh Phú, Trạm BVTV huyện Bình
Long, Chi cục BVTV tỉnh Bình Phước và toàn thể nông dân xã Hưng Chiến, Thanh
lương và Thanh Phú đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành
các nội dung của luận văn.
- Công ty Hóa Nông Hợp Trí và công ty Châu Mỹ đã hỗ trợ vật liệu thí nghiệm.
- Tập thể lớp Nông học chính qui khoá 32 và toàn thể bạn bè xa gần đã giúp đỡ,
động viên tôi trong suốt thời gian qua.
- Cùng gia đình tôi đã động viên, giúp đỡ trong suốt thời gian học tập.

Ngày 12 tháng 08 năm 2010
Sinh viên

Phạm Văn Đức

ii


TÓM TẮT
Đề tài “Điều tra diễn biến và đánh giá hiệu lực một số loại nông dược đối với
rệp sáp gây hại gốc tiêu tại Bình Long, tỉnh Bình Phước”.

Thời gian thực hiện từ tháng 2 đến tháng 5 năm 2010 tại xã Hưng Chiến, Thanh
Lương và Thanh Phú. Phương pháp tiến hành: điều tra ghi nhận hiện trạng, diễn biến
gây hại gốc tiêu của rệp sáp và thí nghiệm đơn yếu tố, được bố trí theo kiểu khối đầy
đủ hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 3 loại nông dược với 3 lần lặp lại nhằm: Đánh giá hiệu
lực phòng trừ của nông dược đối với rệp sáp qua đó tìm ra được nông dược thích hợp
để khuyến cáo cho người nông dân sử dụng diệt trừ rệp sáp dưới gốc tiêu.
Kết quả thu được:
Đất đỏ có số lượng rệp nhiều nhất với tỷ lệ bị hại lên tới 34 %, đất thịt pha cát: 24
%, đất đen pha sỏi 14,7 %.
Trong hai thời kỳ sinh trưởng và phát triển của cây tiêu, rệp sáp gây hại với tỷ lệ
khác nhau. Trong thời kỳ kinh doanh 31,2 %, kiến thiết cơ bản 11,8 %.
Các loại nọc khác nhau ít tác động đến mật số rệp sáp, nọc sống có tỷ lệ bị hại
nhiều nhất 31,4 %, nọc gỗ 29,4 % và nọc bê tông 28 %.
Mật số rệp sáp hại gốc tiêu biến động nhỏ với CSGH trong khoảng 27,86 – 33,57
% trong thời gian từ ngày 10/4 – 29/5/2010.
Hiệu lực diệt trừ rệp sáp hại gốc tiêu của Suprathion 40EC và Maxfos 50EC lần
lượt là 100 % và 97,5 % nhanh hơn Onera 300WG (80,9 %) ở 5 NSĐ. Ở 7 NSĐ hiệu
lực của cả ba loại thuốc không có sự khác biệt là 100 %.

iii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................. ii
TÓM TẮT...................................................................................................................... iii
MỤC LỤC ......................................................................................................................iv
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... vii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ........................................................................................ viii
DANH SÁCH HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ ..............................................................................ix
Chương 1 GIỚI THIỆU ................................................................................................... 1

1.1 Đặt vấn đề .................................................................................................................. 1
1.2 Mục đích .................................................................................................................... 2
1.3 Nội dung đề tài ........................................................................................................... 2
1.4 Giới hạn đề tài ............................................................................................................ 2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................... 3
2.1 Phân loại thực vật học cây tiêu .................................................................................. 3
2.2 Nguồn gốc của cây tiêu ............................................................................................. 3
2.3 Đặc điểm thực vật học của cây tiêu ........................................................................... 4
2.3.1 Hệ thống rễ tiêu ...................................................................................................... 4
2.3.2 Thân tiêu ................................................................................................................. 4
2.3.3 Cành tiêu ................................................................................................................. 4
2.3.4 Lá tiêu ..................................................................................................................... 5
2.3.5 Hoa, quả và hạt tiêu ................................................................................................ 5
2.4 Yêu cầu sinh thái của cây tiêu ................................................................................... 6
2.4.1 Nhiệt độ và độ ẩm................................................................................................... 6
2.4.2 Lượng mưa ............................................................................................................. 7
2.4.3 Cao độ ..................................................................................................................... 7
2.4.4 Đất trồng tiêu .......................................................................................................... 7
2.5 Giống tiêu .................................................................................................................. 7
2.6 Nọc tiêu...................................................................................................................... 7
iv


2.7 Phân bón cho tiêu ...................................................................................................... 8
2.8 Giá trị kinh tế của hạt tiêu ......................................................................................... 8
2.9 Một số loài côn trùng gây hại chính trên cây tiêu và biện pháp phòng trừ .............12
2.9.1 Rệp muội đen (Toxoptera aurantii)......................................................................12
2.9.2 Bọ xít lưới (Elasmognathus nepalensis) ..............................................................13
2.9.3 Sâu đục thân (Lophobaris piperis) .......................................................................13
2.9.4 Rầy xanh (Empoasca sp.) .....................................................................................14

2.9.5 Bọ cánh cam (Anomala sp.)..................................................................................14
2.9.6 Mối (Coptotermes sp.) ..........................................................................................15
2.10 Phân loại khoa học, đặc điểm hình thái, triệu chứng gây hại và biện pháp phòng
trừ rệp sáp hại tiêu .........................................................................................................16
2.10.2 Đặc điểm hình thái của rệp sáp...........................................................................16
2.10.3 Ký chủ của rệp sáp .............................................................................................16
2.10.6 Biện pháp phòng trừ rệp sáp hại tiêu ..................................................................17
Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................19
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ...........................................................................19
3.1.1 Thời gian nghiên cứu ............................................................................................19
3.1.2 Địa điểm nghiên cứu.............................................................................................19
3.2 Điều kiện khí tượng thủy văn trong thời gian nghiên cứu ......................................19
3.3 Nội dung nghiên cứu ...............................................................................................19
3.5 Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................20
3.5.1 Điều tra hiện trạng rệp sáp gây hại gốc tiêu tại Bình Long, tỉnh Bình Phước .....20
3.5.2 Điều tra diễn biến gây hại gốc tiêu của rệp sáp tại Bình Long, tỉnh Bình Phước ....
..................................................................................................................................21
3.5.3 Khảo sát hiệu lực một số nông dược đối với rệp sáp gốc tiêu tại Bình Long, tỉnh
Bình Phước ....................................................................................................................23
3.5.4 Xử lý số liệu và phân tích thống kê ......................................................................24
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ......................................................................25
4.1 Hiện trạng rệp sáp gây hại gốc tiêu tại Bình Long, tỉnh Bình Phước......................25
4.1.1 Hiện trạng gây hại gốc tiêu của rệp sáp trên những loại đất khác nhau ...............25
4.1.3 Hiện trạng gây hại gốc tiêu của rệp sáp trên những loại nọc khác nhau ..............26
v


4.2 Diễn biến gây hại gốc tiêu của rệp sáp tại Bình Long, tỉnh Bình Phước ................28
4.3 Hiệu lực một số loại nông dược đối với rệp sáp gốc tiêu tại Bình Long, tỉnh Bình
Phước .............................................................................................................................29

4.3.1 Diễn biến gây hại gốc tiêu của rệp sáp tại Bình Long, tỉnh Bình Phước .............29
4.3.2 Hiệu lực một số nông dược đối với rệp sáp gốc tiêu tại Bình Long, tỉnh Bình
Phước .............................................................................................................................30
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..........................................................................32
5.1 Kết luận....................................................................................................................32
5.2 Đề nghị ....................................................................................................................32
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................33
PHỤ LỤC ......................................................................................................................34

vi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
IPC: International Pepper Community – Hiệp Hội Hồ Tiêu Thế Giới
VPA: Vietnam Pepper Association – Hiệp Hội Hồ Tiêu Việt Nam
NN& PTNTVN: Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam
UBND: Ủy ban nhân dân
TP: Thành phố
LLL: Lần lặp lại
NT: Nghiệm thức
ĐC: Đối chứng
CSGH: Chỉ số gây hại
NTĐ: Ngày trước khi đỗ nông dược vào gốc
NSĐ: Ngày sau khi đỗ nông dược vào gốc

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Kim nghạch xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường

các nước bốn tháng đầu năm 2010……………………………………………………11
Bảng 3.1 Điều kiện khí tượng thủy văn tại tỉnh Bình Phước .......................................22
Bảng 3.2 Phân cấp mức độ gây hại của rệp sáp dưới gốc tiêu.....................................23
Bảng 3.3 Nồng độ các loại nông dược dùng trong thí nghiệm ....................................23
Bảng 4.1 Tỷ lệ gây hại gốc tiêu của rệp sáp trên ba loại đất khác nhau ......................25
Bảng 4.2 Tỷ lệ gây hại gốc tiêu của rệp sáp trong
hai thời kỳ sinh trưởng và phát triển của cây tiêu ........................................................26
Bảng 4.3 Tỷ lệ gây hại của rệp sáp gốc tiêu trên ba loại nọc khác nhau .....................27
Bảng 4.4 Diễn biến gây hại gốc tiêu của rệp sáp tại Bình Long, tỉnh Bình Phước .....28
Bảng 4.5 Diễn biến gây hại của rệp sáp trong các nghiệm thức thí nghiệm
qua các ngày điều tra ....................................................................................................29
Bảng 4.6 Hiệu lực một số nông dược đối với rệp sáp gốc tiêu trong thí nghiệm ........30
Bảng P.1 Chỉ số gây hại gốc tiêu của rệp sáp tại nông hộ Lê Hữu Nhân ....................39
Bảng P.2 Chỉ số gây hại gốc tiêu của rệp sáp tại nông hộ Trần Văn Vượng ..............40
Bảng P.3 Chỉ số gây hại gốc tiêu của rệp sáp tại nông hộ Vũ Đức Mậu .....................40
Bảng P.4 Chỉ số gây hại gốc tiêu của rệp sáp tại nông hộ Nguyễn Văn Thành ..........41
Bảng P.5 Bảng chuyển đổi số liệu CSGH: y = x + 0,5 ..............................................41
Bảng P.6 Bảng chuyển đổi số liệu HLT: y = arcsin x ................................................42

viii


DANH SÁCH HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Hình 1.1 Vườn tiêu tại Bình Long…………………………………………………….1
Hình 2.1 Rệp sáp gốc tiêu ............................................................................................16
Biểu đồ 4.1 Diễn biến gây hại gốc tiêu của rệp sáp
tại Bình Long, tỉnh Bình Phước....................................................................................28
Hình P.1 Vườn tiêu điều tra hiện trạng
và diễn biến gây hại gốc tiêu của rệp sáp .....................................................................43
Hình P.2 Vườn tiêu khu thí nghiệm.............................................................................43

Hình P.3 Hiện tượng vàng lá gốc khi gốc tiêu bị rệp sáp hại ......................................43
Hình P.4 Rệp sáp cộng sinh với kiến...........................................................................44
Hình P.5 Rệp sáp hại gốc thân .....................................................................................44
Hình P.6 Rệp sáp hại cổ rễ ..........................................................................................44
Hình P.7 Rệp sáp cộng sinh với nấm...........................................................................45
Hình P.8 Rệp sáp hại rễ tiêu ........................................................................................45

ix


Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Hồ tiêu là cây gia vị, được trồng từ rất lâu và nhiều
tại tỉnh Bình Phước. Hồ tiêu được trồng bằng nhiều hình
thức khác nhau: trồng bằng cành tượt, cành lươn, cành
quả và cả trồng bằng hạt. Tùy vào điều kiện tự nhiên,
điều kiện kinh tế của từng vùng mà người ta sử dụng nọc
chết hay nọc sống để trồng tiêu. Giai đoạn đầu thì người
ta trồng tiêu chỉ sử dụng trong gia đình và tiêu thụ nội
địa. Cho đến những năm 80 thế kỷ XX người ta mới bắt

Hình 1.1 Vườn tiêu tại Bình Long

đầu chú trọng đến kinh doanh hồ tiêu. Những năm 90 thế kỷ XX hồ tiêu mới thực sự
phát triển mạnh và trở thành cây trồng chính của Bình Phước.
Cây tiêu được đưa vào Việt Nam và trồng tại Hà Tiên, Phú Quốc, Bình Dương,
Bình Phước những năm cuối thế kỷ XIX. Nó đã góp phần cải thiện đời sống nhân dân
và trở thành cây trồng chính của tỉnh Bình Phước. Tuy nhiên, những năm gần đây tình
hình sâu hại làm cho năng suất tiêu có phần suy giảm. Do đó cần một quy trình phòng

trừ sâu bệnh hiệu quả để phục vụ cho nhu cầu sản xuất của người dân.
Rệp sáp là một trong những đối tượng gây thiệt hại nặng nề nhất đến năng suất
của cây tiêu. Chúng gây hại trên nhiều bộ phận của cây tiêu nhưng chủ yếu là đọt non,
chùm quả và gốc rễ. Rệp sáp gây hại làm cho đọt non kém phát triển, rụng quả, tỷ lệ
đậu hạt thấp và hại nặng nhất khi rệp chích hút nhựa ở gốc cây gây ra vết thương tạo
điều kiện cho các loại nấm gây hại khác như: Phytopthora sp. ; Fusarium sp. làm cây
tiêu sinh trưởng kém và chết.
Phòng trừ rệp sáp tốt quyết định đến năng suất, phẩm chất, tuổi thọ và giảm giá
thành đầu tư cho cây tiêu trên một đơn vị diện tích. Tuy nhiên hiện nay biện pháp

1


phòng trừ rệp sáp bằng các loại thuốc hóa học còn nhiều hạn chế, chưa thể áp dụng
cho địa phương.
Để góp phần kịp thời cho kỹ thuật canh tác và chăm sóc cây hồ tiêu ở Bình
Phước hiện nay, nên tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Điều tra diễn biến và đánh giá
hiệu lực một số loại nông dược đối với rệp sáp gây hại gốc tiêu tại Bình Long, tỉnh
Bình Phước ” với mục đích sẽ bổ sung vào qui trình phòng trừ rệp sáp phù hợp để hỗ
trợ kỹ thuật canh tác cho người dân trồng tiêu tại địa phương. Tôi rất mong nhận được
những ý kiến quý báu từ quý thầy cô để đề tài này được phong phú hơn, hoàn thiện
hơn, có thể áp dụng vào phát triển sản xuất hồ tiêu nói riêng và ngành nông nghiệp
huyện nhà nói chung.
1.2 Mục đích
Ghi nhận hiện trạng, diễn biến gây hại và xác định được nông dược phòng trừ rệp
sáp có hiệu quả nhất dưới gốc tiêu tại Bình Long, tỉnh Bình Phước.
1.3 Nội dung đề tài
-

Điều tra hiện trạng rệp sáp gây hại gốc tiêu tại Bình Long, tỉnh Bình Phước.


-

Điều tra biến động rệp sáp gây hại gốc tiêu tại Bình Long, tỉnh Bình Phước.

-

Đánh giá hiệu lực của một số nông dược đối với rệp sáp gây hại gốc tiêu tại
Bình Long, tỉnh Bình Phước.

1.4 Giới hạn đề tài
Đề tài được tiến hành tại Bình Long, tỉnh Bình Phước.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Phân loại thực vật học cây tiêu
Hồ tiêu (Piper nigrum L.) thuộc họ Piperacea. Ngoài loài Piper nigrum L. còn có
nhiều loài khác rất gần nhau, sống ở trạng thái hoang dại như: Piper trivicum Roxp,
Piper fseudo – nigrum C.DC, Piper mekogense C.DC, nhưng chỉ có Piper nigrum L là
có giá trị thương phẩm được trồng rộng rãi.
2.2 Nguồn gốc của cây tiêu
Hồ tiêu có nguồn gốc từ Ấn Độ, mọc hoang dại trong các vùng nhiệt đới ẩm. Từ
thế kỷ XIII được canh tác và sử dụng rộng rãi trong các bữa ăn hàng ngày. Sau đó, cây
tiêu được du nhập qua các nước khác như: Indonesia, Malaysia, Thailand. Cuối thế kỷ
XIX hồ tiêu bắt đầu được trồng ở Châu Phi như: Madagasca, Nigeria, Công Gô, cộng
hòa Trung Phi. Ở Châu Mỹ, Brazil là nước canh tác tiêu nhiều nhất, với giống được
đưa vào từ Singapore (Phan Gia Tân, 2007).

Tại Đông Dương (Việt Nam, Lào, Campuchia) cây tiêu mọc hoang dại và được
tìm thấy từ trước thế kỷ XVII, nhưng mãi đến cuối thế kỷ XIX mới phát triển trên diện
tích rộng. Một số vùng trồng qui mô lớn: Hà Tiên, Phú Quốc (Việt Nam); Kampot
(Campuchia).
Theo Phan Quốc Sủng (2000), Ủy ban hồ tiêu mới đây đã xác nhận Việt Nam
đứng hàng thứ tư về sản xuất hồ tiêu trên thế giới: Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Việt
Nam, Brazil và đến Srilanka.

3


2.3 Đặc điểm thực vật học của cây tiêu
2.3.1 Hệ thống rễ tiêu
Thường từ 3 – 6 rễ cái, một chùm rễ phụ dưới đất và rễ bám trên đốt thân.
Rễ cọc chỉ có ở tiêu trồng bằng hạt. Sau khi gieo hạt, phôi hạt phát triển
đâm sâu vào đất, có thể đạt chiều sâu 2 – 2,5 m. Nhiệm vụ của rễ cọc là hút nước.
Rễ cái có ở cây tiêu trồng bằng giâm cành, sau khi trồng ra ngoài nọc được 1
năm. Bộ rễ có thể ăn sâu đến 2 m. Nhiệm vụ của rễ cái là hút nước.
Rễ phụ mọc ra từ rễ cái thành từng chùm, mang nhiều lông hút, tập trung nhiều ở
tầng đất mặt 15 – 40 cm. Nhiệm vụ của rễ phụ là hút nước và chất dinh dưỡng. Đây là
loại rễ quan trọng nhất của cây tiêu trong sinh trưởng và phát triển.
Rễ bám mọc ra từ các đốt thân chính hoặc cành của cây tiêu. Nhiệm vụ của rễ
bám là bám vào các cây khác, vách đá giúp cây tiêu leo được. Khả năng hút nước và
chất dinh dưỡng của rễ bám rất hạn chế.
Nói chung, hồ tiêu là loại cây có bộ rễ phát triển không ăn quá sâu xuống đất. Hệ
thống rễ quan trọng ở độ sâu tối đa là 60 cm, tập trung nhiều ở tầng đất mặt 0 – 30 cm.
Do đó, cần tạo điều kiện tốt nhất trong lớp đất này cho rễ tiêu phát triển.
2.3.2 Thân tiêu
Hồ tiêu là cây thân thảo, mềm dẻo, dạng bò leo, phân cành nhiều, thân cành tròn
và phân đốt. Thân tiêu được cấu tạo gồm nhiều bó mạnh gỗ – liber khá lớn, có khả

năng vận chuyển một lượng nước, muối khoáng lớn từ đất lên thân.
Màu sắc của thân thay đổi từ màu đỏ nhạt chuyển sang màu nâu xám rồi xanh.
Khi tiêu được 2 năm tuổi thân tiêu chuyển sang màu nâu xẩm.
Trong điều kiện tự nhiên thân tiêu có thể mọc dài đến 10 m.
2.3.3 Cành tiêu
Trên cây tiêu có ba loại cành:
Cành tượt (cành vượt): thường được phát sinh từ mầm nách lá trên cây tiêu nhỏ
hơn 1 năm tuổi và mọc thẳng hợp với thân chính một góc 450. Cành tượt phát triển rất
mạnh, nếu lấy hom làm giống thì cây tiêu sẽ cho ra hoa chậm hơn cành quả (2 – 3 năm
sau khi trồng) nhưng tuổi thọ dài hơn (20 – 20 năm), năng suất cao.
4


Cành lươn: là cành phát sinh từ mầm nách gần sát gốc của bộ khung thân chính,
thường mọc bò trên mặt đất, lóng dài. Cành lươn là cành có tuổi chung nhỏ nhất trên
cây tiêu, do đó phát triển rất mạnh, tiêu hao nhiều dinh dưỡng, cần phải xén bỏ hàng
năm. Nếu lấy làm hom giống thì cành lươn có tỷ lệ sống thấp, chậm ra hoa (4 năm sau
khi trồng), tuổi thọ dài, năng suất cao.
Cành cho trái (cành ngang, cành ác, cành quả): mọc ra từ mầm nách lá của thân
chính, ở những cây tiêu hơn 1 năm tuổi. Đặc trưng của cành cho trái là góc độ phân
cành lớn, mọc ngang, độ dài của một cành thường ngắn hơn 1 m, cành khúc khuỷu và
lóng rất ngắn. Nếu lấy cành này làm hom giống thì rất mau cho quả (1 năm sau khi
trồng), nhưng tuổi thọ rất thấp (6 – 8 năm), mau già cỗi và năng suất thấp.
2.3.4 Lá tiêu
Lá tiêu thuộc loại lá đơn, hình trái tim, mọc cách, có cuống dài từ 2 – 3 cm, phiến
lá dài 10 – 25 cm, rộng 5 – 10 cm tùy thuộc vào giống. Trên phiến lá có 3 – 5 cặp gân
hình vòng cung nằm đối nhau, có phần phụ phân nhánh. Mặt lá nhẵn bóng, có màu
xanh nhạt đến xanh thẩm và dưới mặt lá có màu xanh thẩm tùy thuộc vào thời tiết, chế
độ chăm sóc và đặc tính của từng giống (Phan Gia Tân, 2007).
2.3.5 Hoa, quả và hạt tiêu

Hồ tiêu ra hoa dưới dạng hoa tự, mọc thành từng gié và treo lủng lẳng trên cành
quả. Gié dài từ 7 – 12 cm, trung bình có từ 20 – 60 hoa, sắp xếp theo hình xoắn ốc,
dưới mỗi hoa là một lá bắc nhỏ và rụng rất xớm. Hoa lưỡng tính hay đơn tính. Do đó,
cây tiêu có thể là cây lưỡng tính, đơn tính đồng chu, dị chu hay là tạp hoa. Trong canh
tác người ta thường chọn giống tiêu lưỡng tính sẽ có lợi hơn.
Hoa tiêu có màu vàng hay xanh nhạt, không có bao hoa. Bộ nhụy gồm một noãn
không cuống, có một ngăn. Bộ nhị có 2 – 4 nhị, dài khoảng 1 mm, nằm cạnh hai bên
noãn. Một nhị chỉ có một nhị ngắn và một bao phấn có hai ngăn. Hạt phấn tròn, rất
nhỏ, đường kính khoảng 10 microns. Tới mùa trổ hoa, những búp non ở đốt thân bắt
đầu nhú lên. Lá bắc bao quanh rụng dần chỉ còn lại một lá bắc. Lúc đầu mầm hoa nằm
trong bẹ lá và được lá bắc che chở, sau đó gié hoa gié hoa non mọc lên chen vào giữa
hai phiến lá non. Lá non sau đó mọc mạnh, ló ra khỏi lá bắc và như vậy hoa chỉ còn
5


nằm trong lá bắc. Đến khi gié hoa dài khoảng 1 cm, ló ra khỏi lá bắc và bắt đầu tiếp
xúc với điều kiện khí hậu bên ngoài. Chính lúc này lá bắc rụng đi, gié hoa non không
còn được che chở nữa có khả năng khô héo và rụng đi khi gặp điều kiện bất lợi. Gặp
trường hợp này, trong mùa trổ hoa một mầm hoa thứ hai thường được tạo thành ở
trong búp non thứ hai giúp cho tiêu tiếp tục trổ hoa (Phan Gia Tân, 2007).
Hoa bắt đầu nở từ cuống gié đến đầu gié. Đầu nhụy hoa ở cuống lá bắt đầu ra
khỏi vẩy bắc khoảng 15 ngày sau khi xuất hiện gié hoa. 5 – 6 ngày sau thì toàn bộ hoa
trên gié sẽ xuất hiện hoàn toàn. Sau 5 ngày nữa, nhị đực mới ra và cũng chín từ cuống
gié đến đầu gié. 4 – 5 ngày sau khi xuất hiện hoa đực thì hoa tiêu sẽ trỡ thành hoa
lưỡng tính (Phan Gia Tân, 2007).
Từ khi xuất hiện gié đến khi hoa nở từ 29 – 30 ngày. Sự thụ phấn của hoa không
phụ thuộc vào gió, nước hay côn trùng mà là phấn của hoa trên thụ cho hoa dưới trên
cùng một gié. Tuy nhiên hoa tiêu thụ phấn lại phụ thuộc rất nhiều vào độ ẩm không
khí, đất. Do đó cần chú ý việc tưới nước cho cây tiêu (ngoài tưới gốc còn phải tưới
phun để tăng ẩm độ không khí).

Quả tiêu thuộc dạnh quả hạch, hầu như không có cuống, dạng hình cầu, đường
kính 4 – 8 mm, mỗi quả mang một hạt.
Thời gian từ lúc hoa nở đến lúc quả chín kéo dài từ 7 – 10 tháng chia làm nhiều
giai đoạn:
-

Hoa xuất hiện và thụ phấn từ 1 – 1,5 tháng.

-

Từ khi hoa thụ phấn đến lúc quả phát triển tối đa là 3 – 4,5 tháng. Giai đoạn
này cần nhiều nước và dinh dưỡng nhất để quả tiêu lớn nhanh và đạt kích thước
lớn nhất.

-

Quả phát triển tối đa đến lúc chín từ 2 – 3 tháng.

2.4 Yêu cầu sinh thái của cây tiêu
2.4.1 Nhiệt độ và độ ẩm
Nhiệt độ thích hợp cho tiêu là từ 25 – 27 0C. Nhiệt độ không khí cao hơn 40 0C
và nhỏ hơn 10 0C đều ảnh ảnh xấu đến sinh trưởng của cây tiêu.
Cây tiêu cần ẩm độ không khí cao hơn 75 – 90 %. Độ ẩm cao làm cho hạt phấn
dễ dính vào nuốm nhụy và làm cho thời gian thụ phấn kéo dài.
6


2.4.2 Lượng mưa
Cây tiêu cần lượng mưa cao và phân bố đều. Tổng lượng mưa hàng năm thích
hợp cho cây tiêu từ 2000 – 3000 mm. Lượng mưa tối thiểu khoảng 1800 mm.

2.4.3 Cao độ
Hồ tiêu là loại cây thường được trồng ở vùng đất thấp, nơi gần xích đạo. Tuy
nhiên có thể sinh trưởng và phát triển bình thường tại những vùng có cao độ so với
mặt nước biển từ 0 đến 800 – 900 m.
2.4.4 Đất trồng tiêu
Tiêu có thể trồng ở nhiều loại đất khác nhau. Tuy nhiên, nó phát triển tốt trên đất
phì nhiêu, giàu hữu cơ, tơi xốp, thoát nước tốt, tầng đất canh tác dày trên 80cm, mạch
nước ngầm phải sâu trên 2 m. pH đất tốt nhất trong khoảng 5,5 – 7,0; đất không bị
nhiễm mặn trong mùa nắng. Đất có độ dốc dưới 3 % (Phan Gia Tân, 2007).
2.5 Giống tiêu
Theo Phan Quốc Sủng (2001) có 3 giống tiêu có triển vọng phát triển tại Việt
Nam:
Giống tiêu cở lá trung bình: giống này có nguồn gốc từ Lada Belangtoeng, du
nhập vào Việt Nam năm 1974. Nó được trồng nhiều ở Nam Vang, Phú Quốc, Vĩnh
Linh, Lộc Ninh, Bình Phước. Tiêu cở lá trung bình có hạt lớn trung bình, chiều dài
chùm quả dài trung bình 11 cm.
Giống tiêu sẽ: lá nhỏ, hạt nhỏ, chùm quả ngắn, màu xanh của lá khôn đậm như
tiêu cở lá trung bình, chiều dài chùm quả trung bình 8 cm.
Giống tiêu trâu: lá lớn, hạt lớn, chùm quả dài, năng suất không cao bằng tiêu sẽ
và tiêu Lada Belangtoeng.
2.6 Nọc tiêu
Tiêu thuộc loại thân leo nên nọc tiêu là yếu tố quan trọng quyết định năng suất.
Tùy theo điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế từng vùng mà người ta sử dụng nhiều
loại nọc tiêu khắc nhau. Có 3 loại nọc tiêu được sử dụng nhiều nhất là: nọc sống (keo
7


dậu, anh đào, vông, lồng mức), nọc chết (cà chắc, cà đuối, căm xe, sầu đâu, viết), nọc
xây (bằng gạch hoặc bằng đá).
2.7 Phân bón cho tiêu

Cây hồ tiêu rất mẫn cảm với phân bón và có nhu cầu bón phân nhiều. Bón đầy
đủ, cân đối tiêu sẽ cho năng suất cao và thời gian kinh doanh dài.
Chất đạm: có ảnh hưởng trong việc kích thích sự tăng trưởng giúp cây tiêu đâm
ra nhiều chồi nhánh và làm cho lá to, có màu xanh đậm. Ngoài ra, chất đạm còn góp
phần làm cho cây tiêu ra nhiều hoa, tăng kích thước và độ chứa protein của trái. Thiếu
đạm cây tiêu trỡ nên cằn cỗi, vàng úa.
Chất kali: có ảnh hưởng đến tính chất của cây, giúp cây cứng rắn, chịu đựng được
những điều kiện khí hậu bất thường, chống chọi với sâu bệnh. Kali làm giảm sự bốc
thoát hơi nước làm cho cây tiêu chịu hạn tốt hơn. Ngoài ra chất kali làm tăng thêm
phẩm chất hạt tiêu (cấu tạo chất dầu, chất bột). Thiếu kali cây khó hấp thụ chất đạm, lá
xoắn lại, giòn và chuyễn sang màu xám nhạt.
Chất lân: cây tiêu hấp thụ lân không nhiều nhưng lân lại là một yếu tố rất quan
trọng không thể thiếu. Nó ảnh hưởng rỏ rệt đến sự sinh sản, giúp đâm nhiều bông, đậu
trái đều và mau chín, phẩm chất tăng. Ngoài ra, lân còn giúp bộ rễ phát triển mạnh
giúp cây hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng và chịu hạn tốt hơn. Thiếu lân cây cằn
cỗi, ít đậu trái.
Dạng phân bón cho cây hồ tiêu gồm nhiều loại: phân hữu cơ, hóa học, vi sinh.
Lượng phân để bón cho tiêu tùy thuộc vào độ phì của đất, điều kiện khí hậu thời
tiết, loại phân, loại nọc, kỹ thuật canh tác, giống tiêu.
2.8 Giá trị kinh tế của hạt tiêu
Năm 2008, lần đầu tiên từ khi tham gia Hiệp Hội Hồ Tiêu Quốc Tế (IPC), Việt
Nam trở thành chủ tịch IPC và được tổ chức đại hội thường niên lần thứ 36 của IPC tại
Tp. Hồ Chí Minh. Có thể nói, đây là một niềm vinh dự, một sự tự hào lớn lao của
ngành hồ tiêu Việt Nam, 20 năm trước chúng ta còn không được nhìn nhận là một
nước xuất khẩu tiêu trên thế giới, mà giờ đây Việt Nam đã vươn lên mạnh mẻ, trở

8


thành quốc gia xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất toàn cầu và có tiếng nói hết sức quan trọng

trong mọi cuộc họp liên quan đến ngành hồ tiêu quốc tế.
Có thể nói năm 2008 là năm tốt đẹp nhất của ngành hồ tiêu Việt Nam nói riêng
và ngành hồ tiêu thế giới nói chung. Mặc dù sản lượng tiêu giảm 3,96% so với năm
2007 (291.000 tấn/303.000 tấn), nhưng việc giá xuất khẩu tăng cao nhất so với 6 năm
gần đây đã góp phần to lớn làm tăng thu nhập cho toàn thể nông dân trồng tiêu trên thế
giới. Ở Việt Nam, lượng tiêu xuất khẩu đã đạt 89.000 tấn, tăng 7,6% so với năm 2007,
kim ngạch xuất khẩu đạt 309 triệu USD/ 271 triệu USD, tăng 14% so với năm 2007.
Năm được coi là năm có kim ngạch xuất khẩu cao nhất trong lịch sử xuất khẩu của
ngành hồ tiêu Việt Nam. Giá xuất khẩu bình quân đạt 3.500 USD/ tấn, tăng 6% so với
năm 2007, năng suất bình quân đạt 2,3 tấn/ ha.
Theo Hiệp Hội Hồ Tiêu Việt Nam (VPA) năm 2009, do khủng hoảng tài chính,
suy thoái kinh tế toàn cầu nhưng sản lượng tiêu Việt Nam vẫn đạt mức kỷ lục đạt
105.600 tấn và xuất khẩu sẽ có khả năng đạt 137.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 356
triệu USD. Chất lượng hồ tiêu từng bước được chú trọng và nâng cao. Các thị trường
xuất khẩu hồ tiêu quan trọng của Việt Nam là Hoa Kỳ, Đức và các tiểu vương quốc Ả
Rập Thống Nhất.
Tại hội nghị “ Đánh giá hiện trạnh và bàn giải pháp phát triển cây tiêu ở các tỉnh
phía Nam “ do Bộ NN& PTNT phối hợp với UBND tỉnh Bình Phước tổ chức vào ngày
30/6/2009, Thứ trưởng Bùi Bá Bổng cho rằng: Hồ tiêu ở các tỉnh phía Nam có tăng về
diện tích nhưng lại giảm về sản lượng và chất lượng. Chất lượng tiêu chưa ổn định, sản
phẩm tiêu chưa đa dạng. Đặc biệt cây hồ tiêu vẫn còn phát triển tự phát, mới dừng ở
nông hộ. Lãnh đạo sở NN&PTNT tỉnh, thành phố thống nhất nhận định này và bàn
nhiều giải pháp để phát triển cây tiêu một cách bền vững hơn.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tháng 4/2010, cả nước xuất khẩu
16.170 tấn hạt tiêu, đạt 49,8 triệu USD (tăng 13,6 % về lượng và tăng 19% về kim
ngạch so với tháng 3/2010). Cộng chung cả 4 tháng xuất khẩu 44.378 tấn, trị giá 135,2
triệu USD (tăng 12,7 % về lượng và tăng 45,19 % về kim ngạch so với cùng kỳ năm
2009), (xem bảng 2.1).
Đức và Hoa Kỳ là hai thị trường lớn nhất nhập khẩu hạt tiêu của Việt Nam. Đứng
đầu về kim ngạch là thị trường Đức, tháng 4/2010 xuất khẩu sang Đức 2.287 tấn hạt

9


tiêu, đạt 7,2 triệu USD, tăng 26,04 % về kim ngạch so với tháng 3/2010, cộng chung
cả bốn tháng xuất khẩu: 6.530 tấn, đạt gần 20 triệu USD, chiếm 14,73 % tổng kim
ngạch. Đứng thứ hai về kim ngạch là thị trường Hoa Kỳ, riêng tháng 4 xuất khẩu đạt
1.781 tấn, trị giá 5,6 triệu USD, giảm 56,2 % về kim ngạch so tháng 3/2010, cộng
chung cả bốn tháng đạt 6.386 tấn, trị giá gần 20 triệu USD, chiếm 14,8 % tổng kim
ngạch (Thủy Chung, 2010).
Tính chung cả 4 tháng đầu năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu sang hầu hết
các thị trường đều có mức tăng trưởng dương so với cùng kỳ. Trong đó có 4 thị trường
đạt mức tăng trưởng trên 100% như: Ấn Độ (+180,2 %), Đức (+154,42 %), Australia
(+111,68 %), Hoa Kỳ (+108,5 %). Ngược lại, có một vài thị trường giảm kim ngạch so
với cùng kỳ là: Singapore (-39,91 %), Ai Cập (-28,38 %), Nhật Bản (-26,06 %),
Pakistan (-23,88 %), Nam Phi (-17,46 %), Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (-14,27
%), Italia (-8,69 %), Tây Ban Nha (-0,52 %).
Mặc dù bị ảnh hưởng bởi thời tiết bất thuận, nhưng sản lượng hồ tiêu thu hoạch
của nước ta năm 2010 giảm không đáng kể. Trong khi thị trường hồ tiêu thế giới cung
thấp hơn cầu, hứa hẹn xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam thêm một năm khả quan.
Vì vậy, về cơ bản thị trường xuất khẩu hạt tiêu trên thế giới vẫn nhận được sự
nâng đỡ để thoát khỏi đà suy giảm. Các chuyên gia VPA khuyên rằng, các doanh
nghiệp kinh doanh hạt tiêu không nên xuất khẩu ồ ạt mà nên bán ra cầm chừng để chủ
động chi phối điều tiết giá xuất khẩu.
Sự phát triển nhanh chóng của cây tiêu ở Việt Nam hiện nay, chúng ta hoàn toàn
có cơ sở tin rằng trong tương lai không xa sản phẩm hồ tiêu của Việt Nam sẽ có vị trí
đứng xứng đáng hơn trên thị trường tiêu thế giới.

10



Bảng 2.1 Kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu sang các thị trường bốn tháng đầu năm 2010
Tăng, giảm tháng

Tăng, giảm 4

4/2010 so với

tháng/2010 so với

Tháng 4

Tổng bốn tháng

(USD)

(USD)

Tổng cộng

49.801.197

135.196.588

+18,78

+45,19

Đức

7.180.046


19.912.184

+26,04

+154,42

Hoa Kỳ

5.576.889

19.993.229

-26,20

+108,50

Hà Lan

3.402.915

8.015.617

+26,75

+17,33

3.293.553

6.647.482


+86,63

-14,27

Ấn Độ

2.961.019

9.414.453

-24,77

+180,20

Tây Ban Nha

1.743.030

2.913.266

+254,87

-0,52

Pakistan

1.741.570

2.854.737


+106,35

-23,88

Ai Cập

1.526.703

3.878.987

+4,07

-28,38

Singapore

1.343.179

2.217.726

+127,71

-39,91

Nga

1.311.852

3.959.047


-3,57

+33,67

Hàn Quốc

1.073.327

2.426.993

+160,47

+71,86

Ba Lan

1.018.592

3.201.119

-13,43

+26,95

Philippines

1.000.606

2.236.514


+135,75

+19,41

Malaysia

945.382

2.398.662

+25,38

+17,45

Pháp

912.924

2.750.871

+46,10

+42,34

Ucraina

893.125

2.028.219


+96,04

+46,26

Thổ Nhĩ Kỳ

746.303

1.825.305

+45,62

+43,79

Nhật Bản

699.770

2.511.028

+31,09

-26,06

Anh

637.115

3.524.611


-45,40

+59,70

Bỉ

252.900

784.324

-8,26

+23,16

Italia

241.450

1.394.161

-54,76

-8,69

Nam Phi

170.195

1.093.386


-37,77

-17,46

Australia

137.338

1.170.621

-71,76

+111,68

Canada

84.382

1.112.267

-82,93

+82,84

Thị trường

Tiểu vương quốc
Ả Rập thống nhất


tháng 3/2010 (%) 4 tháng/2009 (%)

(Nguồn: Thủy Chung, 18/6/2010)

11


2.9 Một số loài côn trùng gây hại chính trên cây tiêu và biện pháp phòng trừ
2.9.1 Rệp muội đen (Toxoptera aurantii)
Hình thái:
Có 2 loại rệp không cánh và có cánh. Rệp trưởng thành không cánh cơ thể trần
trụi, hình quả lê dài 1,5-2 mm, màu đen hoặc hơi đỏ. Trong một ổ rệp có vài con rệp
có cánh, phần bụng màu đen, cánh mỏng và trong suốt, thường phát sinh khi mật độ
rệp quá cao nó có chức năng bay đi tìm nơi sinh sống mới để tạo ra ổ rệp mới khi ổ rệp
cũ gặp điều kiện bất thuận như nguồn thức ăn cạn kiệt. Rệp non màu hơi nâu. Trong
điều kiện nóng ẩm vùng nhiệt đới, một rệp cái đẻ trung bình 30-50 con và chỉ sau 7-10
ngày rệp non lại trở thành rệp cái và đẻ con, cho nên ổ rệp hình thành rất nhanh chóng.
Triệu chứng gây hại:
Rệp muội sống tập trung ở các chồi non, lá non, trái non hút nhựa làm và lá non
xoăn lại, cây tiêu chậm phát triển, các lá tiêu cong queo dị hình, quả bị khô héo. Trong
quá trình sinh sống, rệp tiết ra chất thải là môi trường phù hợp cho nấm bồ hóng phát
triển và dẫn dụ kiến. Quan trọng và nguy hiểm hơn là rệp muội lan truyền bệnh virus
từ cây tiêu bệnh sang cây tiêu khỏe.
Phòng trừ:
Vệ sinh vườn sạch sẽ.
Chăm sóc để cây tiêu sinh trưởng tốt, phát triển khỏe mạnh.
Khi rệp phát sinh nhiều phun thuốc trừ rệp muội, chú ý phun ướt đều nơi rệp đeo
bám và theo nguyên tắc 4 đúng.
Một số loại nông dược phòng trừ rệp muội đen hiệu quả:
-


Oncol 20EC, Hopsan 75ND : 25-30 ml/bình 8 lít

-

Fastac 5EC, Cyper 25EC, Mospilan 3EC : 10 ml/bình 8 lít

-

Lannate 40SP : 12-24 g/bình 8 lít

-

Sumi Alpha 5EC : 5 ml/bình 8 lít

-

Sumithion 50EC : 15-25 ml/bình 8 lít

12


2.9.2 Bọ xít lưới (Elasmognathus nepalensis)
Hình thái:
Bọ xít non giống trưởng thành nhưng không có cánh.
Bọ trưởng thành màu đen, cơ thể nhỏ kích thước khoảng 15 x 17 mm, cánh dài
quá bụng. Ngực trước kéo dài ra hai bên và phình tròn ở đầu, tạo với trục cơ thể hình
chữ thập, vì vậy khi bọ xít đậu giống như cây thánh giá nên còn gọi là rầy thánh giá.
Toàn bộ mặt lưng và cánh trước có cấu tạo hình lưới.
Triệu chứng gây hại:

Bọ xít xuất hiện vào thời kỳ cây tiêu ra bông và đậu trái non, thường vào đầu và
cuối mùa mưa.
Bọ xít núp ở mặt dưới lá non chích hút nhựa lá non, bông và trái, bị hại nặng cả
chùm bông, chùm trái non trở thành màu nâu vàng, bông, trái non rụng hàng loạt.
Phòng trừ:
Vườn tiêu phải thông thoáng, dọn sạch cỏ.
Phun thuốc trừ khi bọ xít xuất hiện vào thời kỳ ra bông và có trái non, chú ý phun
kỹ ở mặt dưới lá và tuân thủ theo nguyên tắc 4 đúng. Một số loai thuốc phòng trừ bọ xí
lưới hiệu quả:
-

Fastac 5EC, Sumi Alpha 5EC : 10 ml/bình 8 lít

-

Nurelle D 25/2.5EC, Hopsan 75 ND, Sumithion 50EC, Ofunack 40EC : 2530 ml/bình 8 lít

2.9.3 Sâu đục thân (Lophobaris piperis)
Hình thái:
Sâu non màu trắng sữa, đầu màu nâu, cơ thể hơi cong.
Bọ trưởng thành có cánh cứng màu nâu đậm, dài 1,5-2 mm, đầu có vòi dài cong xuống
vuông góc với thân. Trên lưng và cánh có nhiều lõm nhỏ.
Triệu chứng gây hại:
Sâu non đục các đốt thân, đốt cành rồi đục vào trong tạo đường hầm làm thân,
cành dễ gãy ngang hoặc bị héo chết. Chẻ dọc thân thấy sâu non, thường chỉ có một sâu
ở thân hoặc cành bị hại.

13



Bọ trưởng thành đẻ trứng ở thân, cành tiêu, chúng cắn phá ở cuống chùm bông,
chùm trái non làm rụng bông, rụng trái.
Phòng trừ:
Chăm sóc, bón phân đầy đủ cho cây tiêu sinh trưởng tốt.
Cắt bỏ các cành nhánh khô héo.
Phun thuốc khi có bọ trưởng thành xuất hiện hoặc sâu non mới phát sinh và theo
nguyên tắc 4 đúng. Một số loại thuốc phòng trừ sâu đục thân hiệu quả: Oncol 20EC,
Nurelle D 25/2.5EC, Sumithion 50EC : 25-30 ml/bình 8 lít.
2.9.4 Rầy xanh (Empoasca sp.)
Hình thái:
Rầy non mới nở có màu xanh vàng, sau chuyển dần sang màu xanh lá mạ.
Rầy trưởng thành dài 2-3 mm, thân và cánh có màu xanh lá mạ.
Triệu chứng gây hại:
Rầy tập trung ở mặt dưới lá và ngọn cây, đẻ trứng ở ngọn và cuống lá non.
Rầy chích hút tạo thành những chấm nhỏ màu nâu khô, rìa lá cong và cháy khô,
bị hại nặng cây sinh trưởng kém.
Phòng trừ:
Chăm sóc tốt cây tiêu.
Khi rầy phát sinh nhiều phun thuốc theo nguyên tắc 4 đúng. Một số loại nông
dược phòng trừ rầy xanh hiệu quả:
-

Applaud 10WP : 20-25 g/bình 8 lít ; Applaud 25SC : 8-12 ml/bình 8 lít

-

Fastac 5EC : 10 ml/bình 8 lít

-


Hopsan 75ND, Nurelle D 25/2.5EC : 20-25 ml/bình 8 lít

2.9.5 Bọ cánh cam (Anomala sp.)
Hình thái:
Sâu non màu trắng sữa, đầu màu nâu vàng, khi nằm yên cong hình chữ C.
Bọ trưởng thành có cánh cứng màu xanh óng ánh, dài khoảng 20 mm, trên cánh
có nhiều chấm nhỏ xếp thành hàng dọc.

14


Triệu chứng gây hại:
Bọ trưởng thành đẻ trứng trong đất. Sâu non sống trong đất ăn gặm rễ tiêu.
Bọ trưởng thành ban ngày ẩn trong tán lá hoặc dưới đất, ban đêm bay ra ăn lá và
quả non, làm lá xơ xác, giảm sản lượng.
Phòng trừ:
Dọn sạch cỏ dại, cây lá mục trong vườn.
Không bón phân hữu cơ chưa ủ hoai mục.
Rải thuốc trừ sâu Lorsban 15G xuống đất quanh gốc cây tiêu : 20-30 g/gốc. Khi
bọ trưởng thành phát sinh gây hại phun các thuốc trừ như sâu đục thân. Phun thuốc lúc
chập tối khi bọ trưởng thành bay ra hoạt động.
2.9.6 Mối (Coptotermes sp.)
Hình thái:
Mối chúa màu nâu, dài 40-50 mm, mối thợ và mối lính dài 3-4 mm.
Mối lính có hàm dưới phát triển, đầu có hạch độc tiết ra chất dịch có tính acid để
đục gỗ.
Triệu chứng gây hại:
Mối sống quần thể trong tổ ngầm dưới đất, một bộ phận của mối thợ và mối lính
đi kiếm ăn, khi đi chúng tạo thành đường mui đất trên dây tiêu, rễ tiêu, trên cây choái.
Mối gặm dây tiêu, rễ tiêu làm cây suy kiệt còi cọc, chết dần.

Ngoài ra, mối còn tạo điều kiện thuận lợi cho các loài nấm bệnh và tuyến trùng
tấn công cây tiêu.
Phòng trừ:
Trước khi trồng tiêu cần làm đất kỹ, dọn sạch tàn dư gốc rễ của cây trồng trước,
tìm phát hiện phá các tổ mối và xử lý hố trồng : rải 20-30 g/hố thuốc Lorsban 15G.
Thường xuyên dọn sạch không để lá cây, cành cây mục ở trong vườn tiêu.
Xới đất tơi xung quanh nọc tiêu sâu 10 cm, rải 20-30 g thuốc Lorsban 15G/nọc,
lấp đất và tưới nước, kết hợp có thể tưới thêm dung dịch thuốc Manozeb 80WP (30-40
g/10 lít nước) để ngừa bệnh.
Cạo bỏ các đường mui trên dây tiêu, phun thuốc kỹ theo nguyên tắc 4 đúng. Một
số loại nông dược phòng trừ mối hiệu quả:
15


×