Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI VÀ ĐỀ XUẤT CÁCGIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCHTỈNH BÌNH DƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.77 MB, 83 trang )

HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI VÀ ĐỀ XUẤT CÁC
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH
TỈNH BÌNH DƯƠNG

Tác giả:

NGUYỄN THỊ TƯỜNG VY

Khoá luận được trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư
Ngành quản lý môi trường và du lịch sinh thái

Giáo viên hướng dẫn:
T.S CHẾ ĐÌNH LÝ

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2010

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt bốn năm ngồi trên giảng đường đại học cũng như trong suốt thời
gian làm khóa luận tốt nghiệp em đã nhận được sự quan tâm, giúp được nhiệt tình của
các thầy cô và bạn bè. Sự chỉ dạy tận tình và truyền đạt kiến thức của thầy cô đã tạo
cho em một nền kiến thức vững chắc để hoàn thành bản luận văn này. Chính vì vậy,
em xin chân thành cảm ơn đến tất cả các thầy cô Khoa Môi Trường và Tài Nguyên
Trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh.
Em xin cảm ơn TS Chế Đình Lý. Cảm ơn thầy đã dành nhiều thời gian hướng
dẫn, tận tình giúp đỡ, hỗ trợ và truyền đạt nhiều kinh nghiệm thực tế cho em trong quá
trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn các cán bộ viên chức Sở Văn Hóa Thể Thao & Du


Lịch Tỉnh Bình Dương, Ban Quản Lý ở các khu du lịch tại Bình Dương đã tạo điều
kiện cho em thực tập và giúp đỡ nhiệt tình, đóng góp ý kiến quý báu để em hoàn thành
luận văn này.
Em xin chân thành cảm ơn đến các thành viên trong lớp DH06DL, cảm ơn các
bạn đã luôn chia sẽ những buồn vui, giúp đỡ, động viên mình trong suốt bốn năm học.
Cuối cùng em xin gởi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến ba mẹ, anh hai, tất cả mọi
người trong gia đình đã luôn bên cạnh và động viên , tạo một chỗ dựa vững chắc nhất
để con vượt qua được mọi khó khăn và hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.

ii


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Bình Dương là một tỉnh có tiềm năng du lịch. Nghiên cứu tìm định hướng phát
triển bền vững cho ngành du lịch Bình Dương là vấn đề cần thiết, có ý nghĩa thực tiễn.
Mục tiêu của luận văn là tìm hiểu hiện trạng hoạt động du lịch tỉnh Bình Dương
và đề xuất biện pháp phát huy các tiềm năng để phát triển hoạt động du lịch và tiến
đến sự phát triển bền vững của tỉnh.
Các kết quả nghiên cứu của luận văn có thể tóm tắt sau đây:
1. Đã khái quát về Bình Dương: vị trí địa lí, địa hình cảnh quan, khí hậu, thủy
văn, điều kiện kinh tế- xã hội, hiện trạng kết cấu hạ tầng.
2. Phân tích thực trạng phát triển ngành du lịch tỉnh Bình Dương bao gồm cơ sở
vật chất và cơ sở hạ tầng, hệ thống lưu trú, hệ thống công viên và các khu vui chơi giải
trí, số lượng các khu du lịch sinh thái, các hoạt động quảng cáo và tuyên truyền du
lịch, các dự án đầu tư, hiện trạng hoạt động du lịch sinh thái trên địa bàn của tỉnh Bình
Dương.
3. Phân tích các tài nguyên du lịch của Bình Dương bao gồm tài nguyên tự
nhiên, tài nguyên nhân văn, hệ thống các di tích, nghề thủ công truyền thống và lễ hội
truyến thống.
4. Phân tích các lợi thế so sánh và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của

ngành du lịch tỉnh Bình Dương bằng cách so sánh lợi thế của ngành du lịch tỉnh Bình
Dương với các tỉnh lân cận thông qua các yếu tố bên trong và bên ngoài. Trong đó cho
thấy Bình Dương chưa phát huy nhiều yếu tố bên trong như: hệ thống các di tích, nghề
thủ công truyền thống và lễ hội truyến thống.
5. Đã thực hiện đánh giá tính bền vững hoạt động du lịch tỉnh Bình Dương
thông qua 5 tiêu chuẩn: Tiêu chuẩn “Quản lí bền vững”; Tiêu chuẩn “Lợi ích cộng
đồng địa phương”; Tiêu chuẩn “Bảo tồn di sản văn hóa”; Tiêu chuẩn “Bảo vệ môi
trường” gồm giữ gìn tài nguyên và hạn chế ô nhiễm; Tiêu chuẩn “Bảo vệ đa dạng sinh
học”.
6. Đã đề xuất các chiến lược phát triển bền vững ngành du lịch tỉnh Bình
Dương bao gồm những giải pháp ưu tiên nhất, những giải pháp tiếp theo và những giải
pháp cần xem xét
iii


MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN ...........................................................................................................II
TÓM TẮT KHÓA LUẬN ...................................................................................... III
MỤC LỤC............................................................................................................... IV
DANH SÁCH CÁC BẢNG..................................................................................... VI
DANH SÁCH CÁC HÌNH .................................................................................... VII
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT................................................................. VIII
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU .............................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề: ...................................................................................................1
1.2. Mục tiêu của đề tài .......................................................................................2
1.3. Nội dung của đề tài:.....................................................................................2
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................3
1.5. Ý nghĩa của đề tài:........................................................................................3
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN......................................................................................4

2.1. Một số vấn đề lý luận về du lịch sinh thái .....................................................4
2.1.1. Các khái niệm về DLST: ...........................................................................4
2.1.2. Các nguyên tắc cơ bản của hoạt động DLST:.............................................5
2.1.3. Các yêu cầu cơ bản đối với du lịch sinh thái: .............................................6
2.1.4. Đánh giá sự bền vững của ngành du lịch theo các tiêu chí DLBV của Hiệp
hội du lịch thế giới.......................................................................................................7
2.2. Điều kiện tự nhiên: .....................................................................................11
2.2.1. Vị trí địa lí: .............................................................................................. 11
2.2.2. Địa hình cảnh quan:.................................................................................13
2.2.3. Khí hậu:...................................................................................................13
2.2.4. Thủy văn: ................................................................................................ 14
2.3. Điều kiện kinh tế- xã hội ............................................................................14
2.3.1: Tình hình phân bố lao động và dân cư .....................................................14
2.3.2. Hiện trạng kết cấu hạ tầng. ......................................................................16
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................18
3.1. Tóm tắt tiến trình thực hiện đề tài:.............................................................. 18
3.2. Phương pháp nghiên cứu tài liệu:................................................................ 18
3.3. Phương pháp điều tra xã hội học:................................................................ 19
3.4. Phương pháp khảo sát thực địa: ..................................................................19
3.5. Phương pháp ma trận so sánh lợi thế cạnh tranh .........................................20
3.6. Phương pháp đánh giá các tiêu chí bền vững của du lịch ............................ 20
iv


3.7. Phương pháp ma trận SWOT......................................................................21
3.8. Phương pháp phỏng vấn chuyên gia ........................................................... 21
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN........................................................... 22
4.1. Các tài nguyên du lịch của Bình Dương......................................................22
4.1.1. Tài nguyên tự nhiên.................................................................................22
4.1.2. Tài nguyên nhân văn................................................................................23

4.2. Thực trạng phát triển ngành du lịch tỉnh Bình Dương .................................25
4.2.1. Doanh thu và tỉ trọng ngành du lịch Bình Dương.....................................25
4.2.2. Cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng................................................................ 28
4.2.3. Số lượng các khu du lịch sinh thái trên địa bàn của tỉnh Bình Dương ......30
4.2.4. Các hoạt động quảng cáo và tuyên truyền du lịch ....................................32
4.2.5. Các dự án đầu tư......................................................................................34
4.2.6. Đánh giá hiện trạng và tiềm năng hoạt động du lịch sinh thái ở Bình
Dương .......................................................................................................................35
4.3. Phân tích các lợi thế so sánh của ngành du lịch tỉnh Bình Dương với các tỉnh
lân cận .......................................................................................................................36
4.3.1. So sánh lợi thế của ngành du lịch tỉnh Bình Dương với các tỉnh lân cận
thông qua các yếu tố bên trong ..................................................................................37
4.3.2. So sánh lợi thế của ngành du lịch tỉnh Bình Dương với các tỉnh lân cận
thông qua yếu tố bên ngoài: .......................................................................................38
4.4. Đánh giá tính bền vững hoạt động du lịch tỉnh Bình Dương ......................40
4.4.1. Tiêu chuẩn “quản lí bền vững” ................................................................ 41
4.4.2. Tiêu chuẩn “Lợi ích cộng đồng địa phương” ...........................................43
4.4.3. Tiêu chuẩn “Bảo tồn di sản văn hóa” .......................................................44
4.4.4. Tiêu chuẩn “Bảo vệ môi trường”: ............................................................ 45
4.4.5. Tiêu chuẩn “Bảo vệ đa dạng sinh học” ....................................................47
4.5. Đề xuất các chiến lược phát triển bền vững ngành du lịch tỉnh Bình Dương49
4.5.1. Các yếu tố ảnh hưởng hạn chế đến sự phát triển của ngành du lịch tỉnh
Bình Dương...............................................................................................................49
4.5.2. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức cho ngành du lịch
tỉnh Bình Dương ........................................................................................................52
4.5.3. Những giải pháp ưu tiên nhất...................................................................56
4.5.4. Những giải pháp tiếp theo:.......................................................................56
4.5.5. Những giải pháp cần xem xét: .................................................................57
CHƯƠNG 5KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................. 60
5.1. Kết luận:.....................................................................................................60

5. 2. Kiến nghị:..................................................................................................62
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................63

v


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Hiện trạng phát triển kinh tế tỉnh Bình Dương ........................................15
Bảng 4.1 : Vị trí ngành du lịch ...............................................................................26
Bảng 4.2: Doanh thu du lịch Bình Dương............................................................... 26
Bảng 4.3: Số lượng khách đến tham quan du lịch Bình Dương từ năm ...................27
2000 đến 2008 ........................................................................................................27
Bảng 4.4: Bảng so sánh lợi thế các yếu tố bên trong của ngành DL Bình Dương....37
Bảng 4.5: So sánh lợi thế các yếu tố bên ngoài của ngành DL Bình Dương............38
Bảng 4.6: Bảng đánh giá mức độ bền vững theo tiêu chí “uản lý bền vững” ...........41
Bảng 4.7: Đánh giá mức độ bền vững theo tiêu chí “lợi ích CĐĐP” .......................43
Bảng 4.8: Đánh giá mức độ bền vững theo tiêu chí “bảo tồn DSVH” .....................44
Bảng 4.9: Đánh giá mức độ bền vững theo tiêu chí “giữ gìn tài nguyên” ................45
Bảng 4.10: Đánh giá mức độ bền vững theo tiêu chí “hạn chế ô nhiễm” .................46
Bảng 4.11: Đánh giá mức độ bền vững theo tiêu chí “ bảo vệ ĐDSH”....................47
Bảng 4.12: Ma trận SWOT để xây dựng chiến lược PTBV du lịch Bình Dương .....52

vi


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1: Phát triển du lịch sinh thái bền vững phải đảm bảo cả ba mục tiêu liên
quan ..................................................................................................................6
Hình 4.1: Biểu đồ mục đích của du khách đến tham quan du lịch Bình Dương....28
Hình 4.2: Biểu đồ Xu hướng chọn loại hình du lịch của du khách ......................32

Hình 4.3: Biểu đồ Hiệu quả hình thức thông tin về du lịch Bình Dương ..............33
Hình 4.4: Biểu đồ hiệu quả của các website, pano quảng cáo du lịch...................34
Hình 4.5: Biểu đồ mức độ bền vững của ngành du lịch Bình Dương ...................48

vii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CĐĐP: Cộng đồng địa phương
CN-XD: Công nghiệp- Xây dựng
CPM: Competitive Profile Matrix
DL: Du lịch
DLST: Du lịch sinh thái
DSVH: Di sản văn hóa
ĐDSH: Đa dạng sinh học
GDP: Gross Domestic Product: Tổng sản phẩm quốc nội
KDL: Khu du lịch
KBT: Khu bảo tồn
LĐ: Lao động
PTBV: Phát triển bền vững
PCI: Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh về môi trường cạnh tranh.
SWOT: Strengths- Weaknesses - Opportunities - Threats
TPHCM: Thành phố Hồ Chí Minh
TM-DV: Thương mại –Dịch vụ
TX: Thị xã
VN: Việt Nam
VQG: Vườn Quốc Gia
XH: Xã hội
WTO: World Trade Organization: Tổ chức thương mại thế giới


viii


Chương 1:
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề:
Bình Dương là một tỉnh thuộc khu vực Đông Nam Bộ, nằm trong vùng kinh
tế trọng điểm của phía Nam với diện tích tự nhiên là 2695,22km2. Có nhiều điều
kiện thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội và du lịch khi tiếp giáp với thành phố Hồ
Chí Minh- một trong những thành phố phát triển kinh tế lớn của khu vực, một thị
trường khách du lịch đầy tiềm năng của Việt Nam.
Là một tỉnh không giáp biển nhưng với vị trí thuận lợi nằm trong khu vực
kinh tế trọng điểm của phía Nam cũng đã giúp Bình Dương quan hệ với với các
thành phố lân cận và với các nước trong khu vực qua các đầu mối giao thông quan
trọng như: cảng Sài Gòn, cảng Vũng Tàu, sân bay Tân Sơn Nhất, cửa khẩu quốc tế
Mộc Bài…
Trong những năm qua với vị trí thuận lợi, môi trường đầu tư hấp dẫn, thủ
tục đơn giản nhanh chóng, cũng hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển tương đối đồng bộ
đã giúp Bình Dương thu hút khá nhiều nguồn vốn đầu tư trong nước cũng như nước
ngoài. Vì vậy mà Bình Dương luôn là một trong những địa phương có chỉ số cạnh
tranh PCI cao nhất của Việt Nam.
Hiện nay, Bình Dương là một trong những tỉnh phát triển rất năng động của
khu vực phía Nam cũng như của cả nước, tốc độ kinh tế phát triển nhanh, đời sống
của người dân ngày càng được nâng cao. Đóng góp vào sự phát triển chung đó
không thể không nhắc đến sự phát triển của hoạt động du lịch của tỉnh. Nhắc đến du
lịch Bình Dương, du khách chắc hẳn sẽ không bỏ qua những điểm tham quan nổi
tiếng như: Vườn trái cây Lái Thiêu đã có thương hiệu trên thị trường, làng nghề
gốm sứ, làng sơn mài Tương Bình Hiệp, và đặc biệt là KDL Lạc Cảnh Đại Nam
Văn Hiến, hồ Bình An, và trong tương lai sẽ ngày càng có thêm nhiều khu du lịch
sinh thái như KDL sinh thái nghỉ dưỡng Mắt Xanh, Vân Thịnh, Hàn Tam Đẳng và

KDL sinh thái Mê Kông Golf & Villa với tổng diện tích quy hoạch là 339,2 ha. Bên
1


cạnh đó với hệ thống các sông chảy qua tỉnh Bình Dương đã tạo nên những cù lao
nổi trên sống rất đặc biệt cùng với hệ thống các di tích lịch sử văn hoá độc đáo.
Với nguồn tài nguyên phong phú đa dạng, thì hiện nay ngành du lịch tỉnh
Bình Dương cũng đang hướng vào hình thức du lịch sinh thái hướng đến PTBV.
Với mong muốn góp phần vào sự phát triển của du lịch tỉnh Bình Dương,
thực hiện nhiệm vụ “ phát triển bền vững”, đề tài “Hiện trạng hoạt động du lịch
sinh thái và đề xuất các giải pháp phát triển bền vững của Du Lịch Tỉnh Bình
Dương” được chọn làm luận văn tốt nghiệp ngành Quản lý môi trường và du lịch
sinh thái trường Đại Học Nông Lâm TPHCM.
1.2. Mục tiêu của đề tài
 Mục tiêu chung của luận văn là tìm hiểu hiện trạng hoạt động du lịch tỉnh
Bình Dương và so sánh những điều kiện thuận lợi và không thuận lợi so với các tỉnh
trong vùng đồng thời đánh giá mức độ bền vững của ngành du lịch tỉnh Bình
Dương. Từ đó đề xuất biện pháp phát huy các tiềm năng để phát triển hoạt động du
lịch và tiến đến sự PTBV của tỉnh.
1.3. Nội dung của đề tài:
Khái quát về Bình Dương: Vị trí địa lí, địa hình cảnh quan, khí hậu, thủy
văn, điều kiện kinh tế- xã hội, tình hình phát triển dân số, lao động và phân bố dân
cư và hiện trạng kết cấu hạ tầng.
 Phân tích thực trạng phát triển ngành du lịch tỉnh Bình Dương bao gồm cơ sở
vật chất và cơ sở hạ tầng, hệ thống lưu trú, hệ thống công viên và các khu vui chơi
giải trí, số lượng các khu du lịch sinh thái, các hoạt động quảng cáo và tuyên truyền
du lịch, các dự án đầu tư, hiện trạng hoạt động du lịch sinh thái trên địa bàn của tỉnh
Bình Dương.
 Phân tích các tài nguyên du lịch của Bình Dương bao gồm tài nguyên tự
nhiên, tài nguyên nhân văn, hệ thống các di tích, nghề thủ công truyền thống và lễ

hội truyền thống.
 Phân tích các lợi thế so sánh và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của
ngành du lịch tỉnh Bình Dương bằng cách so sánh lợi thế của ngành du lịch tỉnh
Bình Dương với các tỉnh lân cận thông qua các yếu tố bên trong và bên ngòai.

2


 Thực hiện đánh giá tính bền vững hoạt động du lịch tỉnh Bình Dương thông
qua 5 tiêu chuẩn: Tiêu chuẩn “Quản lí bền vững”; tiêu chuẩn “ Lợi ích cộng đồng
địa phương”; tiêu chuẩn “Bảo tồn di sản văn hóa”; tiêu chuẩn “Bảo vệ môi trường”
gồm giữ gìn tài nguyên và hạn chế ô nhiễm; tiêu chuẩn “Bảo vệ đa dạng sinh học”.
 Đề xuất các chiến lược phát triển bền vững ngành du lịch tỉnh Bình Dương
bao gồm những giải pháp ưu tiên nhất, những giải pháp tiếp theo và những giải
pháp cần xem xét
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
 Đối tượng nghiên cứu:
 Các thành phần thuộc ngành du lịch của tỉnh Bình Dương.
 Đặc điểm tự nhiên của tỉnh Bình Dương.
 Hoạt động du lịch sinh thái của tỉnh.
 Phạm vi nghiên cứu:
 Về không gian: Địa bàn tập trung nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
 Về thời gian: Các nguồn dữ liệu thu thập từ năm 2000-2008
1.5. Ý nghĩa của đề tài:
Hoạt động của ngành du lịch tỉnh Bình Dương hiện nay vẫn phát triển chưa
tương xứng với tiềm năng của vùng, các sản phẩm du lịch còn nghèo nàn chưa thu
hút được du khách, vẫn còn nhiều thiếu xót trong công tác quản lý, cũng như một số
yếu tố khách quan ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành du lịch. Với đề tài này,
luận văn xác định được hiện trạng du lịch chung của tỉnh, đặc biệt trong là hoạt
động du lịch sinh thái, đánh giá mức độ bền vững để từ đó đưa ra các giải pháp phát

triển du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói riêng. Đóng góp vào sự phát triển của
tỉnh Bình Dương, góp phần nâng cao đời sống của cộng đồng địa phương, bảo tồn
các giá trị tài nguyên và văn hóa của vùng.

3


Chương 2:
TỔNG QUAN
Để có cơ sở khoa học và các kiến thức tổng quan cho việc đánh giá mức độ
phát triển bền vững và đề xuất các chiến lược cho hoạt động du lịch của tỉnh Bình
Dương, trong chương này trình bày một số vấn đề sau:
- Một số vấn đề lý luận về du lịch sinh thái.
- Khái quát về tỉnh Bình Dương.
2.1. Một số vấn đề lý luận về du lịch sinh thái
2.1.1. Các khái niệm về DLST:
 Du lịch sinh thái là một khái niệm còn tương đối mới, là một khái niệm rộng,
được định nghiã theo nhiều cách cách khác nhau tùy thuộc vào từng góc độ tiếp cận.
 Định nghiã của Hiệp Hội DLST: : DLST là việc đi lại có trách nhiệm đến các
khu vực thiên nhiên mà bảo tồn được môi trường và cải thiện phúc lợi cho người
dân địa phương.
 Định nghĩa của IUCN: DLST là loại hình du lịch và tham quan có trách
nhiệm với môi trường tại những vùng còn tương đối nguyên sơ, để thưởng thức và
hiểu biết thiên nhiên (có kèm theo các đặc trưng văn hóa trong quá khứ cũng như
hiện tại), có hổ trợ đến với bảo tồn và có ít tác dụng từ du khách, giúp cho sự tham
gia tích cực có ích cho kinh tế- xã hội của người dân địa phương.
 Trong hội thảo quốc gia về “ Xây dựng chiến lược phát triển du lịch sinh thái
ở Việt Nam”, thì nước ta cũng đã đưa ra được khái niệm về DLST. “DLST là loại
hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục môi trường,
có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của

cộng đồng địa phương”.
 Du lịch sinh thái là loại hình du lịch lấy các hệ sinh thái đặc thù tự nhiên làm
đối tượng để phục vụ cho du khách yêu thiên nhiên, du ngoạn hoặc thưởng thức
những cảnh quan hay nghiên cứu hệ sinh thái. Đó cũng là hình thức kết hợp chặt
4


chẽ và hài hòa giữa phát triển kinh tế du lịch với giới thiệu những cảnh đẹp của
quốc gia cũng như giáo dục, tuyên truyền và bảo vệ, phát triển môi trường và tài
nguyên một cách bền vững. (Lê Huy Bá- 2000).
 Du lịch bền vững là việc di chuyển, tham quan đến những vùng tự nhiên một
cách có trách nhiệm với môi trường để tận hưởng và đánh giá cao tự nhiên (và tất cả
những đặc điểm văn hóa kèm theo, có thể là trong quá khứ và cả hiện tại) theo cách
khuyến cáo về bảo tồn, có tác động thấp từ du khách và mang lại những lợi ích cho
sự tham gia chủ động về kinh tế, xã hội của cộng đồng địa phương (Hiệp Hội Bảo
Tồn Thế Giới)
 Du lịch bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng các
nhu cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa trong khi đó vẫn quan tâm
đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên và phát triển du lịch trong tương
lai. Du lịch bền vững đưa ra kế hoạch quản lý các nguồn tài nguyên nhằm thỏa mãn
nhu cầu về kinh tế, xã hội, thẩm mỹ của con người, mặt khác duy trì được sự toàn
vẹn của xã hội, sự đa dạng về đa dạng sinh học, sự phát triển của các hệ sinh thái và
hệ thống hỗ trợ cho con người. (Phạm Trung Lương- 2000)
Mặc dù vẫn còn đang có nhiều tranh luận để đưa ra một định nghĩa chung
nhất về du lịch sinh thái, tuy nhiên ta có thể xác định được những đặc điểm chung
nhất của DLST là :
 Dựa vào các giá trị thiên nhiên và văn hóa bản địa.
 Hạn chế thấp nhất những tác động xấu đến môi trường sinh thái và xã
hội.
 Có giáo dục và diễn giải về môi trường.

 Góp phần bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên và duy trì đa dạng
sinh học.
 Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương, góp phần phát triển
cộng đồng.
2.1.2. Các nguyên tắc cơ bản của hoạt động DLST:
 Hoạt động giáo dục và diễn giải nhằm nâng cao hiểu biết về môi trường, qua
đó tạo ý thức tham gia vào các nổ lực bảo tồn. Đây là một trong những nguyên tắc

5


cơ bản nhất, tạo ra sự khác biệt rõ ràng giữa DLST và các loại hình du lịch tự nhiên
khác.
 Bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh thái. Đây chính là mục tiêu hoạt động
DLST. Sự xuống cấp của môi trường, sự suy thoái của hệ sinh thái cũng đồng nghĩa
với sự đi xuống của hoạt động DLST.
 Bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa cộng đồng. Sự xuống cấp hoặc thay đổi
các phong tục tập quán, sinh hoạt truyền thống của cộng đồng địa phương dưới tác
động nào đó sẽ làm mất đi sự cân bằng sinh thái tự nhiên vốn ở khu vực đó, hậu quả
sẽ tác động trực tiếp đến DLST.
 Tạo cơ hội có việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương . Đây
vừa là nguyên tắc vừa là mục tiêu hướng đến của DLST. Điều này không những
mang lại lợi ích kinh tế cho công đồng địa phương, mà còn hạn chế được những tác
động đến với môi trường, và họ sẽ chính là những người chủ thực sự, những người
bảo vệ trung thành các giá trị tự nhiên và văn hóa bản địa tại đó. (Phạm Trung
Lương, 2002)

Hình 2.1: Phát triển du lịch sinh thái bền vững phải đảm bảo cả ba mục tiêu liên
quan
2.1.3. Các yêu cầu cơ bản đối với du lịch sinh thái:

 Yêu cầu một: Sự tồn tại của các hệ sinh thái tự nhiên điển hình với tính đa
dạng sinh học cao.
 Yêu cầu hai: Thể hiện ở hai điểm.

6


 Để đảm bảo giáo dục, nâng cao hiểu biết cho khách DLST, người
hướng dẫn viên ngoài kiến thức ngoại ngữ tốt còn phải am hiểu các đặc điểm sinh
thái tự nhiên và văn hóa cộng đồng địa phương. Hoạt động DLST đòi hỏi người
điều hành phải có nguyên tắc.
 Yêu cầu ba: Tuân thủ chặt chẽ các qui định về sức chứa trên cả bốn khía
cạnh: vật lý, sinh học, tâm lý học và xã hội học.
 Yêu cầu tư: Thỏa mãn nhu cầu và nâng cao hiểu biết của khách du lịch
(Phạm Trung Lương, 2002).
Ngày nay, du lich sinh thái đã phát triển khá phổ biến, tuy nhiên thực sự hiểu
và phát triển theo đúng nghĩa của một du lịch sinh thái còn rất hạn chế, đặc biệt là
với những quốc gia đang phát triển. Sự phát triển cân bằng về kinh tế và bảo tồn là
một trong những thách thức rất lớn đối với các nhà quản lý. Để tổ chức hoạt động
DLST thành công, cần phải tuân thủ đúng và đủ các nguyên tắc cũng như các yêu
cầu của DLST, bên cạnh đó cũng cần có cách tiếp cận đa lĩnh vực, có chiến lược, có
quy hoạch và những văn bản pháp luật nghiêm túc để hướng đến PTBV. Bên cạnh
đó, cũng cần phải có sự kết hợp của các ban ngành, chính quyền địa phương, các tổ
chức, du khách đặc biệt là sự tham gia của cộng đồng địa phương.
Du lịch sinh thái sẽ không phát triển nếu như không có tài nguyên thiên
nhiên, sự hấp dẫn của thiên nhiên và tài nguyên văn hóa của cộng đồng địa phương
tại đó, chính vì vậy đánh giá đúng hiện trạng và tiềm năng là một trong những yêu
cầu để quy hoạch, sử dụng hợp lý tài nguyên và phát triển bền vững DLST tại tỉnh
Bình Dương.
2.1.4. Đánh giá sự bền vững của ngành du lịch theo các tiêu chí DLBV của Hiệp hội

du lịch thế giới
2.1.4.1. Quản lý bền vững
 Doanh nghiệp phải được trang bị đầy đủ các kiến thức về quản lí bền vững
cũng như áp dụng chúng vào KDL của mình. Họ cần tuân thủ các qui định, tiêu
chuẩn về môi trường, xã hội, chất lượng, an toàn và sức khỏe cho du khách.
 Doanh nghiệp phải tuân thủ tất cả các qui định, luật pháp có liên quan do
quốc gia tại nơi kinh doanh hoạt động du lịch cũng như do quốc tế ban hành. Đó là
qui định về các khía cạnh như: môi trường, an toàn, lao động và sức khỏe.

7


 Tất cả thành viên trong doanh nghiệp phải nhận thức được vai trò của mình
trong vấn đề quản lí môi trường, xã hội, an toàn và sức khỏe.
 Sự thỏa mãn của du khách chính là thước đo mức độ bền vững của doanh
nghiệp.
 Doanh nghiệp phải hoàn toàn “thành thật” với du khách, các thông tin quảng
cáo phải chính xác với thực tế.
 Qui định về thiết kế và xây dựng các công trình và cơ sở hạ tầng trong KDL
− Tuân theo các qui định về việc phân chia các khu vực: khu vực được
bảo vệ, khu vực di sản.
− Tôn trọng và phải chú ý đến việc đi lại, thiết kế, yếu tố tác động,
quyền sở hữu đất đai ở vùng xung quanh các di sản tự nhiên và di sản văn hóa.
− Việc phát triển bền vững phải dựa trên việc sử dụng hợp lí các yếu tố
địa phương.
− Phân chia hợp lí các nguồn thu vào cho các cá nhân có đóng góp.
 Cần phải cung cấp các thông tin cho du khách về vùng phụ cận tự nhiên, văn
hóa bản địa và di sản văn hóa cũng như các qui định khi đến đó tham quan.
2.1.4.2. Lợi nhuận tối đa cho cộng đồng địa phương về mặt xã hội và kinh tế, hạn
chế đến mức thấp nhất các tác động xấu

 Doanh nghiệp cần chủ động hổ trợ phát triển xã hội và cơ sở hạ tầng cho
cộng đồng địa phương về các lĩnh vực giáo dục, sức khỏe và các hệ thống vệ sinh.
 Nên khai thác nguồn lao động địa phương, có thể huấn luyện và đề cử họ vào
vị trí quản lí.
 Nguồn thực phẩm và các dịch vụ tại địa phương có thể tận dụng trong hoạt
động kinh doanh du lịch.
 Doanh nghiệp có thể đề nghị các doanh nghiệp nhỏ địa phương phát triển và
bán các sản phẩm bền vững. Đó là các sản phẩm dựa trên nền tảng văn hóa, tự nhiên
và lịch sử bản địa như: món ăn và thức uống truyền thống, sản phẩm thủ công, nông
sản,…
 Các qui tắc ứng xử, hoạt động đặc trưng của dân bản xứ cần phải tiếp tục
phát triển trên nền tảng là sự cho phép và hợp tác của cộng động địa phương.

8


 Doanh nghiệp phải tuân theo các chính sách về việc khai thác lao động, đặc
biệt là đối với trẻ em và trẻ vị thành niên.
 Doanh nghiệp phải công bằng đối với các lao động là phụ nữ và cả dân tộc
thiểu số. Nếu họ có đủ năng lực thì họ vẫn được đề cử vào vị trí quản lí. Đối với lao
động là trẻ em cũng phải được đào tạo.
 Phải tôn trọng quyền lợi của lao động theo luật quốc gia và quốc tế qui định,
lao động phải được trả mức lương đủ trang trải trong sinh hoạt.
 Các hoạt động của doanh nghiệp không được gây nguy hại cho nguồn tài
nguyên dự trữ của địa phương, bao gồm: nguồn nước, năng lượng, hệ thống vệ sinh
và ranh giới cộng đồng.
2.1.4.3 Tăng cường các ảnh hưởng tích cực đến di sản văn hóa và giảm thiểu các tác
động có hại:
 Các điểm du lịch nên quan tâm đến việc thành lập bảng hướng dẫn hoặc
những kí hiệu về nội quy tham quan tại các khu vực văn hóa hoặc di tích lịch sử

nhằm hạn chế những tác động tiêu cực của du khách và tăng cường sự thích thú.
 Các hiện vật lịch sử và các di tích khảo cổ học không được bán, trao đổi,
hoặc trưng bày, được cấp phép, quản lý bằng quy định pháp luật.
 Các nhà kinh doanh cần phải đóng góp cho công tác bảo vệ lịch sử địa
phương, di tích khảo cổ học, văn hóa, di sản văn hóa tinh thần, cảnh quan và không
được ngăn cản quyền sử dụng chúng của cộng đồng địa phương.
 Nhà kinh doanh có thể sử dụng các nhân tố mỹ thuật của địa phương như:
kiểu kiến trúc, hoặc đặc trưng văn hóa trong quá trình hoạt động, trong thiết kế,
trang trí, ẩm thực, cửa hàng buôn bán. Đồng thời phải tôn trọng những nếp suy nghĩ
đúng đắn của cộng đồng địa phương.
2.1.4.4. Tăng cường những ảnh hưởng tích cực đến môi trường và hạn chế những
tác động có hại.
 Giữ gìn tài nguyên:
 Sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường: vật liệu xây dựng, thức ăn và
những sản phẩm có thể phân hủy được.

9


 Tăng cường sử dụng những tài nguyên có sẵn và dễ dàng phân hủy như có
một công cụ để đánh giá và nhà kinh doanh cần phải thực hiện để hạn chế việc sử
dụng của mình.
 Sự tiêu dùng năng lượng sẽ là thước đo, là nguồn chỉ thị và sẽ là công cụ để
đánh giá sự suy giảm chấp nhận được do tiêu dùng, đồng thời khuyến khích việc sử
dụng các năng lượng tái tạo được.
 Sự tiêu dùng nguồn nước cũng là một thước đo, là nguồn chỉ thị và sẽ và
công cụ để đánh giá sự suy giảm chấp nhận được do tiêu dùng
 Hạn chế chất ô nhiễm:
 Việc phát thải khí nhà kính từ tất cả các nguồn cần phải được kiểm soát bởi
các doanh nghiệp. Các thủ tục cần phải được thi hành nhằm làm giảm và cân bằng

lượng khí này đến một giới hạn có thể chấp nhận được.
 Nước thải, bao gồm cả nước thải sinh hoạt phải được xử lí hiệu quả và có thể
tái sử dụng ở những mục đích khác.
 Kế hoạch quản lý chất thải rắn phải được thi hành, với những mục tiêu định
lượng nhằm hạn chế những chất thải rắn không tái sử dụng hoặc không tái chế
được.
 Nên hạn chế việc sử dụng những chất độc hại như: thuốc trừ sâu, sơn, chất
khử trùng trong hồ bơi, chất tẩy rửa,…Nên thay thế các chất này bằng các sản phẩm
không độc, đối với hóa chất cần phải quản lí chặt chẽ.
 Thực hiện công cụ kinh doanh để hạn chế ô nhiễm từ tiếng ồn, chiếu sáng,
xói mòn, chất phá hủy tầng ôzôn, và chất gây ô nhiễm không khí và đất đai.
2.1.4.5. Bảo vệ đa dạng sinh học, sinh thái, khung cảnh tự nhiên
 Các loài động vật hoang dã chỉ được lấy từ tự nhiên, sự tiêu dùng, trưng bày,
buôn bán hoặc trao đổi quốc tế phải được kiểm soát nhằm đảm bảo rằng việc sử
dụng chúng được chấp nhận.
 Không giam cầm động vật hoang dã, tiến hành kiểm tra thường xuyên, tổ
chức nghiên cứu đời sống tự nhiên nhằm bảo vệ các loài động vật hoang dã, và hoạt
động này được thực hiện bởi những người có quyền hạn. Đồng thời tạo không gian
sống giống với nơi cư trú tự nhiên và chăm sóc chúng một cách cẩn thận.

10


 Các nhà kinh doanh sử dụng các loài tự nhiên vừa để làm phong cảnh vừa
bảo tồn và như là công cụ để tránh sự xâm lấn của các loài ngoại lai.
 Các nhà kinh doanh đóng góp để ủng hộ bảo vệ đa dạng sinh học, bao gồm
ủng hộ các khu bảo tồn thiên nhiên và khu vực có độ đa dạng sinh học cao.
 Sự tương tác của các loài hoang dã không gây ra các ảnh hưởng bất lợi trong
khả năng chịu được quần thể và một vài sự xáo trộn của hệ sinh thái tự nhiên phải
được hạn chế, phục hồi và phải có những đóng góp đền bù cho công tác bảo tồn.

2.2. Điều kiện tự nhiên:
2.2.1. Vị trí địa lí:
Bình Dương là một tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, diện tích tự nhiên 2.695,54km2,
có toạ độ địa lý: Vĩ độ Bắc:11052' - 12018', kinh độ Đông:106045'- 107067'30".
Phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước. Phía Nam giáp thành phố Hồ Chí Minh. Phía Đông
giáp tỉnh Đồng Nai. Phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và thành phố Hồ Chí Minh. Trong
không gian du lịch VN, Bình Dương nằm trong tiểu vùng du lịch Đông Nam Bộ có
khả năng kết nối thuận lợi với các trung tâm du lịch như: Tây Ninh, Bà Rịa Vũng
Tàu, TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai…Nếu coi TP Hồ Chí Minh là trung tâm của vùng
kinh tế trọng điểm phía Nam, Bình Dương nằm trong vành đai phát triển Công
Nghiệp và Dịch Vụ với khoảng cách đến trung tâm TP Hồ Chí Minh khoảng 30km.
Vị trí đó giúp Bình Dương có những thuận lợi trong quá trình phát triển kinh tế xã
hội và du lịch.
Bên cạnh đó, với vị trí thuận lợi đã giúp Bình Dương có khả năng thu hút các nguồn
nhân lực cao, nguồn vốn đầu tư của khu vực kinh tế tư nhân, đồng thời khai thác thị
trường tiềm năng rất lớn đối với sản phẩm du lịch, dịch vụ.
Ngoài ra, Bình Dương còn có điều kiện thuận lợi để liên kết với các nước khu vực
và thế giới qua các cửa ngõ quan trọng trong vùng như sân bay Tân Sơn Nhất, cảng
Vũng Tàu, cảng Sài Gòn, cửa khẩu quốc tế Mộc Bài.

11


Hình 2.2: Bản đồ Bình Dương (Nguồn www.binhduong.gov.vn)

12


2.2.2. Địa hình cảnh quan:
Nằm trong khu vực chuyển tiếp giữa vùng núi xuống vùng đồng bằng, địa

hình Bình Dương khá đa dạng, với các kiểu địa hình chính bao gồm:
 Địa hình núi rừng ở phía đông và phía tây bắc của tỉnh: cảnh quan chính là
đồi núi thấp với rừng cao su và các loại cây nhiệt đới, xanh tốt quanh năm.
 Địa hình đồng bằng ở phía Nam và Tây Nam của tỉnh: địa hình bằng phẳng,
cảnh quan chính là đồng ruộng xanh tươi, trù phú.
 Địa hình ven sông, dọc theo các con sông lớn của tỉnh như sông Đồng Nai,
sông Sài Gòn, sông Bé: địa hình bằng phẳng, cảnh quan chính là hệ thống bãi bồi
ven sông, các miệt vườn cây ăn quả, cây cối xanh tươi đa dạng.
2.2.3. Khí hậu:
Khí hậu mang đặc điểm nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm với 2 muà rõ rệt: mùa
mưa, từ tháng 5 - 11, mùa khô từ khoảng tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau.
Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.800 - 2.000 mm với số ngày có mưa là
120 ngày. Tháng mưa nhiều nhất là tháng 9, trung bình 335 mm, năm cao nhất có
khi lên đến 500 mm, tháng ít mưa nhất là tháng 1, trung bình dưới 50 mm và nhiều
năm trong tháng này không có mưa.
Nhiệt độ trung bình hằng năm là 26,5 0C. Tổng nhiệt độ hoạt động hàng năm
khoảng 9.500 - 10.000 0C, số giờ nắng trung bình 2.400 giờ, có năm lên tới 2.700
giờ.
Chế độ gió tương đối ổn định, không chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão và áp
thấp nhiệt đới. Về mùa khô gió thịnh hành chủ yếu là hướng Đông, Đông - Bắc, về
mùa mưa gió thịnh hành chủ yếu là hướng Tây, Tây - Nam. Tốc độ gió bình quân
khoảng 0.7m/s, tốc độ gió lớn nhất quan trắc được là 12m/s thường là Tây, Tây Nam.
Chế độ không khí ẩm tương đối cao, trung bình 80-90% và biến đổi theo
mùa. Độ ẩm được mang lại chủ yếu do gió mùa Tây Nam trong mùa mưa, do đó độ
ẩm thấp nhất thường xảy ra vào giữa mùa khô và cao nhất vào giữa mùa mưa.
Giống như nhiệt độ không khí, độ ẩm trong năm ít biến động.

13



Với khí hậu nhiệt đới mang tính chất cận xích đạo, nền nhiệt độ cao quanh
năm, ẩm độ cao và nguồn ánh sáng dồi dào, khí hậu Bình Dương tương đối hiền
hoà, ít thiên tai như bão, lụt… tạo điều kiện thuận lợi để phát triển hoạt động du
lịch.
2.2.4. Thủy văn:
Nằm trong lưu vực của 3 con sông lớn của khu vực Đông Nam Bộ là sông
Sài Gòn, sông Đồng Nai, sông Bé:
 Sông Sài Gòn: bắt nguồn từ Tây Ninh, là ranh giới tự nhiên của Bình Dương
với Tây Ninh, TP Hồ Chí Minh. Khu vực ven sông tạo thành những khu vực có
cảnh quan đẹp, đất đai bằng phẳng , mặt nước sông lớn cũng những miệt vườn xanh
tốt là điều kiện lí tưởng để phát triển các khu nghĩ dưỡng cuối tuần ven sông, những
khu du lịch sinh thái miệt vườn và các tour du lịch sinh thái miệt vườn hấp dẫn du
khách.
 Sông Đồng Nai bắt nguồn từ cao nguyên Lâm Viên, tỉnh Lâm Đồng. Đây
cũng là tuyến sông lớn, ven bờ tạo thành các cù lao lớn như cù lao Bạch Đằng, cù
lao Rùa, các bãi bồi ven sông có khả năng khai thác phát triển các tuyến du lịch, sản
phẩm du lịch sông nước.
 Sông Bé: bắt nguồn từ hồ Thác Mơ, Bình Phước, đoạn sông chảy qua tỉnh
Bình Dương có lòng sông nhỏ hẹp, địa hình dốc nên không phù hợp cho vận chuyển
khách du lịch. Tuy nhiên sông bé có cảnh quan sông nước, núi rừng, khí hậu trong
lành có khă năng phát triển thành các khu nghĩ dưỡng, nghĩ cuối tuần.
Ngoài các hệ thống sông lớn ra thì trên địa bàn Bình Dương còn có một số
hồ nước lớn như hồ Dầu Tiếng, hồ Cần Nôm, hồ Đá Bàn… có khả năng phát triển
du lịch nghĩ dưỡng vui chơi giải trí, thể thao cao cấp.
2.3. Điều kiện kinh tế- xã hội
2.3.1: Tình hình phân bố lao động và dân cư
Tốc độ tăng trưởng GDP khá cao so với các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm
phía nam, giai đoạn 2000-2008 đạt 15,95%/năm, GDP năm 2008 đạt gần 13.000 tỷ
đồng. Cơ cấu kinh tế của Bình Dương đang mất cân đối, công nghiệp có tỷ trọng
quá lớn (65,50% năm 2008), trong khi thương mại dịch vụ chiếm tỷ trọng thấp

(25,68% năm 2008).

14


Bảng 2.1: Hiện trạng phát triển kinh tế tỉnh Bình Dương

Stt

1

1.1

Hạng
mục
GDP giá
hiện
hành
Nông
lâm
nghiệp

2000

2002

2004

2006


2008

Tăng
trưởng
20002008

tr.đồng

6.067.007

8.229.692

12.135.402

18.434.280

26.914.350

20,47%

tr.đồng

1.012.469

1.109.436

1.219.204

1.294.150


1.534.118

5,33%

Đv
tính

Năm

1.2

CN-XD

tr.đồng

3.524.058

4.980.868

7.675.938

11.817.305

17.440.499

22,13%

1.3

TM-DV


tr.đồng

1.530.480

2.139.388

3.240.260

5.322.825

7.939.733

22,85%

tr.đồng

3.946.717

5.231.493

6.962.231

9.758.229

12.896.608

15,95%

tr.đồng


717.430

772.235

819.196

823.577

854.325

2,21%

2
2.1

GDP giá
1994
Nông
lâm
nghiệp

2.2

CN-XD

tr.đồng

2.294.479


3.235.475

4.511.912

6.611.607

8.447.691

17,69%

2.3

TM-DV

tr.đồng

934.808

1.223.783

1.631.123

2.323.045

3.594.592

18,34%

tr.USD


358,79

475,59

632,93

887,11

1.172,42

15,95%

tr.USD

65,22

70,20

74,47

74,87

77,67

2,21%

3

3.1


GDP giá
cố định
1994
Nông
lâm
nghiệp

3.2

CN-XD

tr.USD

208,59

294,13

410,17

601,06

767,97

17,69%

3.3

TM-DV

tr.USD


84,98

111,25

148,28

211,19

326,78

18,34%

100,00%

100,00%

100,00%

100,00%

100,00%

18,18%

14,76%

11,77%

8,44%


6,62%

-11,85%

4

4.1

Cơ cấu
GDP
theo
giá cố
định
Nông
lâm
nghiệp

4.2

CN-XD

58,14%

61,85%

64,81%

67,75%


65,50%

1,50%

4.3

TM-DV

23,69%

23,39%

23,43%

23,81%

27,87%

2,06%

Nguồn: Niên giám thống kê Bình Dương, năm 2008

15


Tốc độ tăng trưởng dân số khá nhanh, giai đoạn 2001-2005 đạt tốc độ
7,56%/năm, giai đoạn 2005-2008 giảm xuống nhưng vẫn ở mức 2,39%/năm. Tốc độ
tăng trưởng cơ học lớn và có xu hướng tăng lên trong khi tốc độ tăng trưởng tự
nhiên thấp và có xu hướng giảm. Nguyên nhân do dòng di dân từ các tỉnh khác đến
các khu công nghiệp và dự án trên địa bàn tỉnh. Dân cư tập trung chủ yếu ở khu vực

phía nam như TX Thủ Dầu Một mật độ 2.066 người/km2, huyện Dĩ An 3.190
người/km2, huyện Thuận An 2.799 người/km2 trong khi các khu vực khác mật độ
rất thấp chỉ đạt dưới 300 người/km2
Tỷ lệ lao động trong dân số khá cao đạt 68,47% (năm 2008), tuy nhiên phần
lớn trong số đó là lao động từ các địa phương khác. Năm 2008, tổng số lao động
đang làm việc trong các ngành kinh tế là 695.500 người, chủ yếu trong khu vực
công nghiệp chiếm tỷ trọng 63,03% (năm 2008), khu vực nông nghiệp và lâm
nghiệp chỉ chiếm dưới 20%.
Tốc độ đô thị hoá và công nghiệp diễn ra nhanh, năm 2008 đạt 31,10%, mật
độ đô thị đạt 0,48 đô thị/100 km2 (cao hơn so với mức trung bình cả nước - 26,80%
và 0,18 đô thị/100 km2). Dân cư đô thị của tỉnh hơn 300.000 người.
2.3.2. Hiện trạng kết cấu hạ tầng.
 Hệ thống giao thông
Mạng lưới giao thông của tỉnh Bình Dương khá mạnh với hệ thống quốc lộ,
đường tỉnh và hệ thống giao thông nông thôn. Hiện nay hệ thống đường ô tô đến
được 100% số xã, các tuyến giao thông này đã góp phần không nhỏ cho việc phát
triển kinh tế xã hội cũng như là điều kiện để phát triển du lịch. Những tuyến giao
thông chính được đầu tư trong thời gian qua có vai trò quan trọng bao gồm:
 Tuyến đường tỉnh 744 kết nối Thị Xã Thủ Dầu Một đến khu vực Bến CátDầu Tiếng, đây là tuyến đường vừa phát triển kinh tế xã hội vừa có giá trị kết nối
khu vực Hồ Dầu Tiếng với thị xã Thủ Dầu Một, và khai thác quỹ đất ven sông Sài
Gòn.
 Tuyến đường tỉnh 746 là con đường huyết mạch nối huyện Tâm Uyên với
các huyện khác, và thị xã Thủ Dầu Một. Đây chính là tuyến đường quan trọng góp
phần phát triển một vùng đất mới như Tân Uyên.
 Hệ thống giao thông thủy

16


Mặc dù có ba con sông lớn chảy qua, nhưng hệ thống giao thông đường thủy

của Bình Dương vẫn chưa phát triển do các tuyến sông có địa hình ngắn và dốc,
hiệu quả kinh tế của vận tải đường đường sông không cao. Mạng lưới sông ngòi,
kênh rạch chủ yếu phục vụ cho du lịch, tuy nhiên vẫn còn rất ít, khai thác chưa
mạnh và chưa đem lại lợi ích cao.
 Hệ thống đường sắt
Trên địa bàn tỉnh hiện nay có 8km của tuyến đường sắt Bắc Nam chạy qua
và có ga Dĩ An. Ngoài ra còn có dự án đường sắt xuyên Á (Thành phố Hồ Chí
Minh- Phnomphen – Bangkok) chạy qua tỉnh Bình Dương, đang được triển khai
thực hiện. Khi dự án này được hoàn thành sẽ góp phần tạo thuận lợi cho hoạt động
du lịch của tỉnh.

17


×