Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA LƯỢNG PHÂN ĐẠM ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CỦA CÂY BẮP CẢI TRỒNG TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT, TỈNH LÂM ĐỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.52 MB, 101 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ẢNH HƯỞNG CỦA LƯỢNG PHÂN ĐẠM ĐẾN SỰ SINH
TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CỦA CÂY BẮP CẢI TRỒNG
TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT, TỈNH LÂM ĐỒNG

Sinh viên thực hiện: TRƯƠNG THỊ THU HẬU
Ngành: NÔNG HỌC
Lớp: DH06NHGL
Niên khóa: 2006 – 2010

Tháng 08/2010


ẢNH HƯỞNG CỦA LƯỢNG PHÂN ĐẠM ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG
SUẤT CỦA CÂY BẮP CẢI (Brassica oleracea var. capitata) TRỒNG
TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT, TỈNH LÂM ĐỒNG

Tác giả

TRƯƠNG THỊ THU HẬU

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư ngành
Nông học

Giáo viên hướng dẫn
Th.S PHẠM HỮU NGUYÊN



Tháng 08/201
i


LỜI CẢM ƠN
Kính khắc ghi ơn Ba, Mẹ đã sinh thành, nuôi dưỡng và động viên cho con có
được ngày hôm nay.
Em vô cùng biết ơn:
Toàn thể giáo viên trường ĐH Nông Lâm, giáo viên khoa Nông Học đã truyền
cho em những kiến thức quý báu.
Thầy Phạm Hữu Nguyên đã tận tình hướng dẫn giúp em hoàn thành tốt đề tài
này.
Chân thành cảm ơn:
Gia đình chú Trương Hoàn Cầu đã tạo điều kiện và giúp đỡ em trong thời gian
thực hiện đề tài.
Những người thân, bạn bè, tập thể lớp Nông học 32 Phân hiệu Gia Lai đã nhiệt
tình giúp đỡ, động viên em trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.

TP Hồ Chí Minh, tháng 08/2010

SVTH: Trương Thị Thu Hậu

ii


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “ Ảnh hưởng của lượng phân đạm đến sự sinh trưởng và năng
suất của cây bắp cải trồng tại Tp Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng” đã được tiến hành tại Tổ 2 –
Đa Quý – Xuân Thọ - Tp Đà Lạt – tỉnh Lâm Đồng. Thời gian thực hiện từ tháng

03/2010 - 06/2010. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên
Randomized Complete Block Design (RCBD), đơn yếu tố, 3 lần lặp lại với 5 NT là 5
mức phân đạm: 150 kg N/ha, 200 kg N/ha, 250 kg N/ha, 300 kg N/ha, 350 kg N/ha.
Kết quả thí nghiệm cho thấy:
Về sinh trưởng: Ở mức phân từ 150 – 350 kg N/ha chiều cao cây, số lá trên cây,
đường kính bắp tăng theo lượng đạm bón vào, cao nhất ở mức phân 350 kg N/ha, với
chiều cao cây trung bình cao nhất (19,9 cm/cây), số lá nhiều hơn so với mức phân đạm
đối chứng (24,1 lá/cây), đường kính bắp trung bình cao nhất là 21,2 cm.
Về sâu bệnh: Tỉ lệ sâu hại tăng theo lượng đạm ở các mức phân, với mức đạm 150
kg N/ha (đối chứng) ít bị sâu hại nhất (9,4 %) và ở mức đạm bị sâu hại nặng nhất là
350 kg N/ha (11,4 %). Còn tỉ lệ bệnh hại dao động từ 0,3 – 0,8 %.
Về năng suất thực tế: Năng suất tăng dần theo lượng đạm, cao nhất ở mức phân
300 - 350 kg N/ha đạt từ 54,06 – 55,42 tấn/ha, thấp nhất ở mức 150 kg N/ha đạt 37,08
tấn/ha.
Dư lượng Nitrat (NO3-) trong bắp cải: ở các mức đạm (từ 150 - 350 kg N/ha) đều
dưới ngưỡng cho phép (500 mg/kg sản phẩm tươi).
Về hiệu quả kinh tế: Lợi nhuận kinh tế cao nhất thu được từ mức phân 300 kg N/ha
(87.667.000 đồng) và mức 350 kg N/ha (90.328.000 đồng) đồng thời cao hơn so với
mức phân đạm 150 kg N/ha (đối chứng) là 47.434.000 đồng.
Tóm lại: Trong các mức phân (từ 150 – 350 kg N/ha) tiến hành thí nghiệm thì mức
300 kg N/ha và 350 kg N/ha là cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất, đồng thời
đảm bảo dư lượng Nitrat (NO3-) trong rau.
.

iii


MỤC LỤC
Tựa mục


Trang

Trang tựa…………………………………………………………………………..........i
LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................ii
TÓM TẮT......................................................................................................................iii
MỤC LỤC......................................................................................................................iv
DANH SÁCH CÁCBẢNG...........................................................................................vii
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT............................................................................x
Chương1 GIỚI THIỆU....................................................................................................1
1.1.

Đặt vấn đề.............................................................................................................1

1.2. Mục đích, yêu cầu.....................................................................................................2
1.2.1 Mục đích.................................................................................................................2
1.2.2 Yêu cầu...................................................................................................................2
1.3. Giới hạn đề tài……………………………………………………………………..2
Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU………………………………………………….3
2.1. Giới thiệu về bắp cải………………………………………………………………3
2.1.1 Đặc điểm thực vật học……………………………………………………………3
2.1.2 Các thời kì sinh trưởng của cây bắp cải………………………………………….4
2.1.3 Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh…………………………………………………….6
2.1.4 Tình hình sâu bệnh hại trên cây bắp cải………………………………………….7
2.1.4.1 Sâu hại………………………………………………………………………….7
2.1.4.2 Bệnh hại………………………………………………………………………...8
2.2. Các dạng đạm trong đất và quá trình chuyển hóa (N) trong đất…………………...9
2.2.2 Đạm trong cây…………………………………………………………………...11
2.2.3 Các dạng đạm trong đất mà cây sử dụng………………………………………..12
2.3. Tình hình sản xuất bắp cải trên thế giới và ở Việt Nam………………………….12
2.3.1 Tình hình sản xuất bắp cải trên thế giới………………………………………...12

2.3.2 Tình hình sản xuất bắp cải ở Việt Nam…………………………………………16
2.4. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về phân bón trên cây bắp cải………..17
2.4.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước……………………………………………….17
iv


2.4.2 Tình hình nghiên cứu trong nước……………………………………………….17
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……………………….20
3.1. Vật liệu thí nghiệm……………………………………………………………….20
3.2. Phương pháp thí nghiệm………………………………………………………….20
3.3. Quy mô thí nghiệm……………………………………………………………….21
3.4. Thời gian và địa điểm thí nghiệm………………………………………………..21
3.4.1 Thời gian thí nghiệm……………………………………………………………21
3.4.2 Địa điểm thí nghiệm…………………………………………………………….21
3.5. Các điều kiện chung trong thời gian thí nghiệm…………………………………22
3.5.1 Điều kiện khí hậu thời tiết………………………………………………………22
3.5.3. Quy trình kỹ thuật trồng………………………………………………………..23
3.5.3.1. Chuẩn bị đất trồng……………………………………………………………23
3.5.3.2 Phân bón và phương pháp bón………………………………………………..24
3.6. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp theo dõi…………………………………..25
3.6.1 Các chỉ tiêu về sinh trưởng……………………………………………………...25
3.6.2. Tình hình sâu bệnh……………………………………………………………..25
3.6.3. Các yếu tố cấu thành năng suất………………………………………………...25
3.6.4 Ảnh hưởng của việc bón phân đạm đến lượng dinh dưỡng trong đất và trong rau
26
3.6.5 Tính toán hiệu quả kinh tế………………………………………………………26
3.7. Phương pháp xử lý số liệu………………………………………………………..27
Chương 4 KẾT QUẢ THẢO LUẬN…………………………………………………28
4.1. Các chỉ tiêu sinh trưởng sau trồng………………………………………………..28
4.1.1 Ảnh hưởng các liều lượng đạm (N) đến khả năng hồi xanh…………………….28

4.1.2 Ảnh hưởng của liều lượng đạm (N) đến tăng trưởng chiều cao cây và tốc độ tăng
trưởng chiều cao cây………………………………………………………………….29
4.1.3 Ảnh hưởng liều lượng đạm (N) đến khả năng ra lá và tốc độ ra lá………………..31
4.1.4. Ảnh hưởng của các liều lượng N đến tăng trưởng đường kính bắp (cm) và tốc độ
tăng trưởng đường kính bắp…………………………………………………………..33
4.1.5. Ảnh hưởng của các liều lượng đạm đến các yếu tố ảnh hưởng đến độ chặt và độ
chặt bắp của bắp cải…………………………………………………………………...35
v


4.2. Tình hình sâu, bệnh hại…………………………………………………………..37
4.3. Ảnh hưởng các liều lượng đạm đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất.40
4.4. Ảnh hưởng của việc bón phân đạm đến lượng dinh dưỡng trong đất và dư lượng (NO3-)
trong bắp cải……………………………………………………………………………42
4.5. Hiệu quả kinh tế của các nghiệm thức……………………………………………43
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ………………………………………………..45
5.1 Kết luận…………………………………………………………………………...45
5.2 Đề nghị……………………………………………………………………………46
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………………….47
PHỤ LỤC……………………………………………………………………………..49

vi


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Tình hình trồng bắp cải và một số cây họ thập tự khác trên thế giới từ
năm 2000 – 2008…………………………………………………………………...13
Bảng 2.2: Tình hình trồng bắp cải và một số cây họ thập tự khác ở một số nước trên
thế giới từ năm 2004 – 2008………………………………………………………..14

Bảng 2.3: Tình hình xuất nhập khẩu bắp cải và một số cây họ thập tự khác ở một số
châu lục trên thế giới từ năm 2004 – 2007…………………………………………15
Bảng 2.4: Một số loại phân bón được sử dụng ở Việt Nam qua các năm (1991 1993)………………………………………………………………………………..18
Bảng 2.5: Tình hình sử dụng phân đạm trên cây bắp cải ở các hộ nông dân các
huyện ngoại thành TP.HCM (% số hộ sử dụng)…………………………………...18
Bảng 3.1: Thời tiết, khí hậu trong thời gian làm thí nghiệm……………………….22
Bảng 3.2: Kết quả phân tích đất khu thí nghiệm…………………………………..23
Bảng 4.1: Ảnh hưởng các liều lượng đạm đến tăng trưởng chiều cao cây (cm/cây) 29
Bảng 4.2: Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây (cm/5 ngày)…………………………30
Bảng 4.3: Ảnh hưởng các liều lượng N đến khả năng ra lá (số lá /cây)…………….31
Bảng 4.4: Ảnh hưởng các liều lượng đạm đến tốc độ ra lá (số lá/5 ngày)…………33
Bảng 4.5: Ảnh hưởng các liều lượng đạm đến khả năng tăng trưởng đường kính bắp
(cm)…………………………………………………………………………………34
Bảng 4.6: Ảnh hưởng của các liều lượng đạm đến tốc độ tăng trưởng đường kính
bắp (cm/5 ngày)……………………………………………………………………35
Bảng 4.7: Ảnh hưởng của các liều lượng đạm đến các yếu tố ảnh hưởng đến độ chặt
và độ chặt bắp của bắp cải………………………………………………………….36
Bảng 4.8: Tỉ lệ (%) sâu bệnh hại trên từng NT…………………………………….37
Bảng 4.9: Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất…………………………...40
Bảng 4.10: Kết quả phân tích đất trước và sau khi thí nghiệm…………………….43
Bảng 4.11: Hiệu quả kinh tế……………………………………………………….43
Bảng 7.1: Chi phí đầu tư cho 1 ha bắp cải ở các NT………………………………49
Bảng 7.2: Tổng chi của các NT…………………………………………………….50
vii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 4.1: Ruộng bắp cải giai đoạn sau hồi xanh……………………………………..28
Hình 4.2: Sâu tơ hại bắp cải…………………………………………………………..38

Hình 4.3: Bệnh sưng rễ bắp cải………………………………………………………39
Hình 7.1: Ruộng bắp cải giai đoạn 27 NST..................................................................51
Hình 7.2: Ruộng bắp cải giai đoạn 27 NST (ở mức phân 150 kg N)........................... 51
Hình 7.3: Ruộng bắp cải giai đoạn 27 NST (ở mức phân 200 kg N)........................... 52
Hình 7.4: Ruộng bắp cải giai đoạn 27 NST (ở mức phân 250 kg N)........................... 52
Hình 7.5: Ruộng bắp cải giai đoạn 27 NST (ở mức phân 300 kg N............................ 53
Hình 7.6: Ruộng bắp cải giai đoạn 27 NST (ở mức phân 350 kg N)........................... 53
Hình 7.7: Ruộng bắp cải giai đoạn 42 NST (ở mức phân 150 kg N)........................... 54
Hình 7.8: Ruộng bắp cải giai đoạn 42 NST (ở mức phân 200 kg N)........................... 54
Hình 7.9: Ruộng bắp cải giai đoạn 42 NST (ở mức phân 250 kg N)........................... 55
Hình 7.10: Ruộng bắp cải giai đoạn 42 NST (ở mức phân 300 kg N)......................... 55
Hình 7.11: Ruộng bắp cải giai đoạn 42 NST (ở mức phân 350 kg N)......................... 56
Hình 7.12: Toàn cảnh ruộng bắp cải giai đoạn 42 NST............................................... 56
Hình 7.13: Ảnh hưởng của liều lượng N đến tăng trưởng chiều cao cây…………….57
Hình 7.14: Ảnh hưởng của liều lượng N đến tốc độ tăng trưởng chiều cao cây……..57
Hình 7.15: Ảnh hưởngcủa liều lượng N đến khả năng ra lá…………………………..58
Hình 7.16: Ảnh hưởng của liều lượng N đến tốc độ ra lá...............................................58
Hình 7.17: Ảnh hưởng của liều lượng N đến khả năng tăng trưởng đường kính bắp..59
Hình 7.18: Ảnh hưởng các liều lượng N đến tốc độ tăng trưởng đường kính bắp…...59
Hình 7.19: Ảnh hưởng các liều lượng N đến chiều cao bắp và chiều cao thân trong..60
Hình 7.20: Ảnh hưởng các liều lượng N đến năng suất thực tế trên cây bắp cải…….60
Hình 7.21: Đồ thị phương trình tương quan giữa lượng N và chiều cao cây............... 61
Hình 7.22: Đồ thị phương trình tương quan giữa lượng đạm và số lá trên cây............61
Hình 7.23: Đồ thị phương trình tương quan giữa lượng đạm và đường kính bắp........62
Hình 7.24: Đồ thị phương trình tương quan giữa lượng đạm và chiều cao bắp........... 62
viii


Hình 7.25: Đồ thị phương trình tương quan giữa lượng đạm và số lá trên bắp........... 63
Hình 7.26: Đồ thị phương trình tương quan giữa lượng đạm và chiều cao thân trong 63

Hình 7.27: Đồ thị phương trình tương quan giữa lượng phân đạm và độ chặt bắp..... 64
Hình 7.28: Đồ thị phương trình tương quan giữa các lượng đạm và tỉ lệ cuốn bắp..... 64
Hình 7.29: Đồ thị phương trình tương quan giữa lượng đạm và trọng lượng bắp....... 65
Hình 7.30: Đồ thị phương trình tương quan giữa lượng đạm và năng suất thực tế......65
Hình 7.31: Đồ thị phương trình tương quan giữa lượng đạm và năng suất trên ô thí
nghiệm...........................................................................................................................66
Hình 7.32: Đồ thị phương trình tương quan giữa lượng đạm và năng suất lý thuyết...66

ix


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
N

:

Phân đạm

LLL

:

Lần lặp lại

NT

:

Nghiệm thức


NST

:

Ngày sau trồng

NS

:

Năng suất

NSLT

:

Năng suất lý thuyết

NSTT

:

Năng suất thực tế

TB

:

Trung bình


Đ/C

:

Đối chứng

x


Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1.

Đặt vấn đề
Cây bắp cải (Brassica oleracea var. capitata.) thuộc họ thập tự (Cruciferae) có

nguồn gốc hoang dại ở Châu Âu cách đây 4000 năm và chủ yếu tập trung ở vùng Cổ
Hi Lạp, sau đó lan rộng ra 1 số nước Châu Mĩ và Châu Á (Tạ Thu Cúc, 2000). Hiện
nay, cải bắp được trồng rộng rãi trên khắp thế giới. Tuy nhiên do là cây chịu lạnh nên
ở những vùng nhiệt đới và á nhiệt đới, bắp cải chỉ trồng được ở vùng cao nguyên có
khí hậu mát mẻ hay ở những vùng đồng bằng có 1 thời điểm nhiệt độ xuống thấp vào
tháng 11, tháng 12 hàng năm (vụ Đông Xuân).
Ở Việt Nam bắp cải được trồng từ thời Pháp thuộc và diện tích ngày càng được
mở rộng (theo FAO: từ năm 1961 – 1999 diện tích trồng bắp cải tăng từ 1.200 ha –
21.000 ha và đến năm 2008 tăng tới 40.000 ha). Đa số các giống được du nhập từ
nhiều nước khác nhau trên thế giới có khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu ở
nước ta. Đồng thời bắp cải là loại rau có giá trị cao và cần thiết cho nhu cầu dinh
dưỡng của cơ thể con người. Trong lá bắp cải rất giàu protein và các amino axit, trong
bắp cải còn chứa nhiều các khoáng chất như: Ca, Mg, Fe, Na, K, P và các vitamin. Vì
vậy, cây bắp cải đã trở thành thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn của mỗi gia đình.

Ngoài ra còn được dùng trong y học và làm thức ăn gia súc với khối lượng lớn.
Do nhu cầu tiêu thụ rau ngày càng nhiều nên giá sản phẩm rau cũng tăng lên,
diện tích bắp cải được mở rộng hơn và được trồng phổ biến ở Lâm Đồng. Bắp cải còn
là loại rau có giá trị xuất khẩu cao. Vì vậy để đạt năng suất bắp cải cao trong quá trình
chăm sóc, nông dân đã bón phân thiếu cân đối giữa các hàm lượng N, P, K, hay sử
dụng phân đạm với lượng lớn và đặc biệt là bón vào thời điểm gần thu hoạch sản phẩm
làm cho: chi phí đầu tư cao, lợi nhuận giảm và hàm lượng NO3- tồn dư trong sản phẩm
sau thu hoạch vượt mức giới hạn cho phép, ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Ảnh
hưởng của lượng đạm (N) đến khả năng sinh trưởng và năng suất của cây bắp cải
trồng tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng”.
1


1.2. Mục đích, yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Xác định ảnh hưởng của các mức đạm (N) đến sự sinh trưởng, năng suất của
cây bắp cải để chọn ra mức phân đạm phù hợp cho sản xuất bắp cải theo hướng an
toàn, đạt hiệu quả kinh tế cao.
1.2.2 Yêu cầu
Theo dõi các chỉ tiêu về khả năng sinh trưởng, năng suất và tính hiệu quả kinh
tế khi trồng cây bắp cải ở các mức đạm khác nhau.
1.3. Giới hạn đề tài
Đề tài thực hiện từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2010.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Giới thiệu về bắp cải
2.1.1 Đặc điểm thực vật học
● Hệ rễ
Hệ rễ của bắp cải thuộc hệ rễ chùm, rễ phụ kém phát triển, bộ rễ phát triển cạn,
ưa thích ẩm ướt, không chịu hạn, chịu úng. Hệ rễ phân bố chủ yếu ở tầng đất mặt (Mai
Thị Phương Anh, 1997).
● Thân
Thân bắp cải có chiều dài từ 15 – 50 cm, mập, hình trụ. Đường kính thân lớn
nhất từ 3,5 – 6 cm. Bắp cải gồm có thân trong và thân ngoài.
Thân ngoài là những đoạn thân có nhiều lá xanh xếp xít nhau theo hình xoắn
ốc. Chiều cao thân phụ thuộc vào giống, thời vụ và điều kiện ngoại cảnh. Độ cao thân
có ý nghĩa chống đổ.
Thân trong (h) là đoạn thân mang các lá cuộn lại thành bắp, là bộ phận sử dụng.
Đoạn thân trong càng ngắn thì hiệu số H – h càng lớn hay tỉ lệ h/H càng nhỏ thì năng
suất cành cao và ngược lại. Nếu độ cao thân trong khoảng 40 % độ cao bắp là thân
ngắn, loại trung bình trong khoảng 40 – 60 %, loại cao trên 60 % (Mai Thị Phương
Anh, 1997).
● Lá
Lá bắp cải là một bộ phận quan trọng của cây, là đặc trưng hình thái dùng để
phân biệt giống này với giống khác, lá bắp cải gồm có lá trong và lá ngoài. Lá ngoài
thường có màu xanh, chủ yếu dùng cho chăn nuôi, có chứa nhiều vitamin C và có
nhiệm vụ quang hợp là chính. Lá trong là bộ phận sử dụng chủ yếu của cây bắp cải,
chứa nhiều chất dinh dưỡng, lá trong do không tiếp xúc với ánh sáng nên lá thường có
màu vàng nhạt, trắng ngà, cũng có những giống lá có màu xanh nhạt, tím hoặc tím
nhạt (Mai Thị Phương Anh, 1997).

3


Cách thức hình thành bắp: Lá cây bắp cải xếp theo hình xoắn ốc, những lá dưới

cách nhau tương đối xa, không phân biệt rõ cuống lá và phiến lá, càng lên trên lá mọc
càng sít nhau. Mỗi nách lá trên đoạn thân mang một chồi ngủ (những chồi này sẽ phát
triển thành nhánh khi chặt bắp), vị trí các chồi nách khác nhau thì có tuổi phát dục
cũng khác nhau. Sau một thời gian, những lá phía trên được mở ra một phần và hình
thành một biểu bì ôm chặt những lá ra sau không trải ra. Cứ tiếp tục phân chia và sinh
trưởng của những lá non đến một bắp được hình thành bởi một số lượng lớn lá tươi
bao phủ xung quanh một điểm sinh trưởng. Hình dạng bắp khác nhau tùy thuộc vào
đường kính (D) và chiều cao bắp (H):
+ Dạng tròn khi H/D = 0,8 - 1,1.
+ Dạng tròn dẹp khi H/D = 0,7 – 0,8.
+ Dạng bắp nhọn dài khi H/D = 0,8 - 1,4.
+ Dạng tròn dài khi H/D = 1,1 - 2,2.
+ Dạng bắp phẳng dẹp khi H/D = 0,4 - 0,7.
● Hoa, quả và hạt
Hoa bắp cải là hoa lưỡng tính, thụ phấn chéo nhờ côn trùng. Hoa nhỏ, ra thành
từng chùm, mỗi cây có 400 - 1000 hoa. Đường kính trung bình của hoa từ 1,8 - 2,8 cm.
Khi qua giai đoạn xuân hóa và ánh sáng, thân trong và các chồi nách vươn cao (làm
nứt đỉnh bắp) ngồng hoa thẳng, cao từ 60 - 100 cm, có thể phân ra thành nhiều nhánh
cấp 1, 2, 3.
Quả khi chín rất dễ tách ra làm đôi do vậy cần thu hoạch quả khi quả bắt đầu
chín vàng. Dạng quả bắp cải có kích thước 5 – 10 cm chứa 10 - 30 hạt. Hạt bắp cải
nhỏ, hình cầu, đường kính từ 2 – 4 cm, màu nâu. Hạt có thể nảy mầm ở ngay trên mặt
đất. Trọng lượng 1000 hạt từ 3 – 5 g (Mai Thị Phương Anh, 1997).
2.1.2 Các thời kì sinh trưởng của cây bắp cải
● Thời kì cây con
Thời kì cây con là thời kì từ lúc gieo đến khi nhổ cây đem trồng. Thời kì cây
phát triển rất chậm, hoạt động của bộ rễ yếu. Cây rất nhạy cảm với phân bón cho nên
chỉ cần bón ít phân.Tuổi cây con được xác định bằng số lá thật (5 - 6 lá, tốt nhất là 5
lá) và thời gian (chiếm khoảng 1/3 (giống ngắn ngày) và 1/4 - 1/5 thời gian sinh trưởng


4


của giống (giống dài ngày)). Tức là tuổi cây con khoảng 21 - 23 ngày (giống ngắn
ngày) và 25 - 30 ngày (giống dài ngày) (Trần Khắc Thi, 1996).
● Thời kì hồi xanh
Thời kì hồi xanh là thời kì từ trồng đến lúc cây bắt đầu trở lại trạng thái bình
thường nghĩa là từ trồng đến lúc cây hồi xanh cây trải qua trạng thái héo tạm thời.
Thời gian héo tạm thời dài hay ngắn tùy thuộc nhiều vào các yếu tố như: nhiệt độ, ẩm
độ, thời vụ. Để rút ngắn thời gian hồi xanh của cây cần đảm bảo độ ẩm đất thường
xuyên 60 %, làm giảm nhiệt độ đất cây đỡ bị héo, nhanh phục hồi. Hiện nay, người ta
thường gieo ươm cây con trong các khay xốp, khay nhựa để tiện lợi trong gieo trồng,
cây đồng đều và rút ngắn thời gian hồi xanh của cây (Trần Khắc Thi, 1996).
● Thời kì trải lá
Sau khi cây đã phục hồi, bắt đầu sinh trưởng bình thường, các lá mới bắt đầu ra
và đến một thời gian nhất định thì các lá đều trải rộng, nằm trải ngang trên mặt đất.
Đặc điểm của thời kì này là cây sinh trưởng và đồng hóa mạnh tăng nhanh về số lá và
đường kính tán cây. Sau khi trồng khoảng 21 - 35 ngày, cây bắt đầu trải lá, thời gian
này sớm hay muộn phụ thuộc vào giống, thời vụ, biện pháp chăm sóc. Thời kì này chủ
yếu tạo nên một bộ lá thân ngoài tốt để quang hợp tốt. Thời gian trải lá kéo dài khoảng
20 - 30 ngày, thời kì này yêu cầu đảm bảo lượng nước, phân bón nhiều để cây chuẩn bị
bước vào giai đoạn cuốn bắp. Cuối giai đoạn trải lá, sự tích lũy chất khô đạt cao nhất
(Trần Khắc Thi, 1996).
● Thời kì cuốn bắp
Khi đường kính tán cây phát triển tối đa, số lá cũng đạt cao nhất thì cây bước
vào giai đoạn cuốn bắp. Thời kì đầu của giai đoạn cuốn bắp cây đòi hỏi ẩm độ đất khá
cao, dinh dưỡng nhiều.
Cơ chế của sự cuốn bắp: Do cấu tạo tế bào ở gốc và đỉnh lá khác nhau, lực hút
các tế bào khác nhau (liên kết giữa các tế bào khác nhau do áp suất thẩm thấu khác
nhau). Ở gốc lá tế bào xếp sát nhau hơn ở đỉnh; và do tác dụng của ánh sáng ở hai bên

bề mặt lá khác nhau tạo nên lượng auxin ở mặt trên lá nhiều hơn mặt dưới lá làm cho
lá bị cong lại (Mai Thị Phương Anh, 1997).

5


2.1.3 Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh
● Nhiệt độ
Hạt bắp cải nảy mầm ở nhiệt độ 15 - 20oC, to > 35oC hoặc < 5oC thì hạt không
nẩy mầm được hoặc tỉ lệ nảy mầm rất thấp.
Cây sinh trưởng tốt nhất ở nhiệt độ 15 - 20oC đối với giống chịu lạnh và 18 27oC đối với giống chịu nóng và nhiệt độ ngày đêm dao động ít nhất là 5oC. Nhiệt độ
dưới 0oC sẽ cản trở sự sinh trưởng của cây.
Bắp cải là cây 2 năm, năm đầu sinh trưởng về thân lá cần nhiệt độ cao, năm sau
chuyển qua giai đoạn xuân hóa (nhiệt độ cần thiết để cây phân hóa mầm hoa) để cây ra
hoa kết trái, giai đoạn này đòi hỏi nhiệt độ < 10oC từ 15 - 30 ngày để phân hóa hoa (Tạ
Thu Cúc và ctv, 2000).
● Ánh sáng
Cải bắp là cây ưa thích ánh sáng dài ngày nhưng có cường độ ánh sáng yếu.
Trong quá trình sinh trưởng, đặc biệt là thời kì trải lá, thời kì hình thành bắp; cây rất
mẫn cảm với ánh sáng. Cây quang hợp mạnh ở cường độ ánh sáng 20.000 – 22.000
lux. Nếu cường độ ánh sáng quá mạnh thì sẽ làm ảnh hưởng không tốt đến phẩm chất
bắp, lượng vitamin C tích lũy giảm. Ngược lại, nếu thời gian chiếu sáng ngắn, cường
độ chiếu sáng quá yếu cũng làm giảmhàm lượng dinh dưỡng trong sản phẩm. Đối với
bắp cải để giống yêu cầu về thời gian chiếu sáng nghiêm khắc hơn, nhất là giống chịu
lạnh (Tạ Thu Cúc và ctv, 2000).
● Nước
Bắp cải là rau yêu cầu ẩm độ đất và ẩm độ không khí khá cao. Do nguồn gốc và
do bắp cải có hệ thống rễ phân bố cạn, bộ lá lớn nên cải bắp cần được cung cấp nước
thường xuyên bằng tưới hoặc mưa. Thiếu nước sẽ ảnh hưởng đến phẩm chất của bắp
cải, các bó gỗ sẽ phát triển mạnh làm lá cứng và đắng. Thiếu nước năng suất sẽ thấp vì

lượng vật chất tạo ra thấp (9,2 mg/đơn vị thời gian), đầy đủ lượng nước thì lượng vật
chất tạo ra cao hơn (22,6 mg/đơn vị thời gian). Tuy nhiên nhiều nước quá cũng làm
cho hàm lượng đường trong sản phẩm giảm, khả năng chống chịu sâu bệnh kém. Ẩm
độ thích hợp cho các giai đoạn sinh trưởng phát triển của bắp cải:
Giai đoạn cây con, hồi xanh: Yêu cầu ẩm độ đất khoảng 60 %, ẩm độ không khí
khoảng 70 – 80 %.
6


Giai đoạn cuốn lá đến cuốn bắp: độ ẩm đất thích hợp từ 75 – 80 %, độ ẩm
không khí thích hợp khoảng 80 – 90 %.
Giai đoạn trước khi thu hoạch: tùy theo điều kiện cụ thể và mục đích tiêu thụ
mà có thể ngưng tưới một thời gian ngắn (Tạ Thu Cúc và ctv, 2000).
● Đất và chất dinh dưỡng
Cây bắp cải có khả năng thích nghi rộng rãi trên nhiều loại đất, nhưng đất trồng
cải bắp tốt nhất là đất thịt nhẹ, đất phù sa bồi, đất cát pha và đát đỏ bazan. Đất trồng
cải bắp phải thoát nước tốt nhưng đồng thời khả năng giữ nước của đất tốt và có pH
thích hợp nhất từ 6,0 - 6,5. Cây bắp cải phản ứng tốt trên đất bón phân hữu cơ và phân
khoáng N, P, K (Mai Văn Quyền và ctv, 1995).
- Đạm là thành phần quan trọng của diệp lục có tác dụng làm tăng số lá, tăng
diện tích lá, tăng tỉ lệ cuốn bắp, tăng khối lượng bắp. Đó là yếu tố quyết định đến năng
suất bắp cải. Nếu thừa hoặc thiếu đam đều ảnh hưởng không tốt tới sinh trưởng dinh
dưỡng của cây bắp cải. Thiếu đạm cây sinh trưởng chậm, tán cây nhỏ, số lá giảm, thời
gian cuốn lá chậm, do đó năng suất và chất lượng giảm (Mai Văn Quyền và ctv, 1995).
- Lân là yếu tố cần thiết ở thời kỳ cây con, thúc đẩy sinh trưởng của cây, trải lá
sớm, cuốn sớm, tăng tỉ lệ bắp cuốn, rút ngắn thời gian sinh trưởng của cây. Là chất
tăng lượng bắp cải, tăng chất lượng hạt giống (Dương Văn Thiều, Nguyễn Văn Thắng,
1995).
- Kali làm tăng khả năng quang hợp, tăng quá trình vận chuyển trong cây. Cải
được bón kali, bắp chắc do đó tăng khả năng bảo quản và vận chuyển.

Các thời kì sinh trưởng khác nhau cần lượng N, P, K khác nhau. Cuối thời kì
sinh trưởng cây hút 85 % đạm, 96 % lân và 84 % kali. Cải bắp rất mẫn cảm với các
nguyên tố vi lượng và ảnh hưởng tới sinh trưởng của cây (Dương Văn Thiều, Nguyễn
Văn Thắng, 1995).
2.1.4 Tình hình sâu bệnh hại trên cây bắp cải
2.1.4.1 Sâu hại
● Sâu tơ (Plutella xylostella) là loại sâu hại rất nguy hiểm đối với bắp cải. Sâu
hại từ khi cây còn nhỏ đến khi cây trưởng thành, sâu gặm nhấm phần thịt lá, còn lai
gân lá nên cây không cuốn được (Phạm Văn Biên và ctv, 2003).

7


● Rệp mềm (Brevicoryme brassicae) Thuộc loại sâu hại họ thập tự, là loại
côn trùng chích hút nhựa lá và những phần non của cây làm lá bị xoăn lại,lá nhạt màu
hoặc vàng, quăn queo biến dạng. Bắp bị méo mó. Ngọn cây chùn ngắn còi cọc không
phát triển được.
Cây bị hại ở mọi giai đoạn sinh trưởng. Lá bị héo và cả cây bị chết nếu bị
nhiễm nặng. Rệp phát triển mạnh trong thời kì khô hạn. Ngoài ra, rệp mềm còn là môi
giới truyền bệnh virus (Phạm Văn Biên và ctv, 2003).
● Sâu xanh: Sâu hại khi cây còn nhỏ đến khi cây trưởng thành, sâu ăn phần
thịt lá,khi bị hại nặng lá bị thủng nhiều lỗ. Sâu phá hại từ tháng 10 đến tháng 5, bị hại
nặng nhất là cải bắp vụ muộn (Phạm Văn Biên và ctv, 2003).
2.1.4.2 Bệnh hại
● Thối nhũn bắp cải (do vi khuẩn Erwinia carotovora)
Bệnh gây hại khi cây còn nhỏ, đặc biệt là thời kì cuốn bắp. Cây con bị bệnh
thường thối nhũn ở đoạn gần mặt đất rồi chết mục. Khi cây trưởng thành, vết bệnh
thường gặp trên các lá già gần mặt đất hoặc gốc thân. Bắp bị nhiễm thối rất nhanh,
chảy nước vàng, các lá ngoài héo rũ và cụp xuống để lộ toàn bộ bắp cai bị thối. Khi
bảo quản cất giữ bắp cải, bệnh lây sang các bắp khác làm thối hàng loạt. Vi khuẩn

thường thâm nhập qua vết thương hoặc khi độ ẩm không khí cao. Vi khuẩn tồn tại
trong đất, tồn dư cây bệnh. Điều kiện thời tiết nóng, ẩm và mưa nhiều thuận lợi cho
bệnh phát triển. Những ruộng thoát nước kém, bón nhiều phân đạm, thiếu kali thường
bị nặng hơn. Ruộng nhiều sâu cũng là điều kiện tốt cho bệnh lây lan phá hại (Vũ Triệu
Mân và Lê Văn Tề, 1998).
● Mốc sương, sương mai:
Bệnh gây hại chủ yếu trên lá. Lúc đầu vết bệnh có màu vàng nhạt sau dó
chuyển sang màu nâu. Khi thời tiết ẩm ướt các đám mốc màu trắng xốp xuất hiện ở
mặt dưới các đốm bệnh. Các lá bị nhiễm nặng chuyển vàng và rụng. Bệnh gây hại ở tất
cả các giai đoạn sinh trưởng của cây. Bệnh lây lan rất nhanh ở thời tiết ẩm ướt. Bệnh
lây từ cây mang bệnh ở vụ trước, nấm tồn tại trên tàn dư cây trồng, hạt giống và trong
đất (Vũ Triệu Mân và Lê Văn Tề, 1998).

8


● Sưng rễ bắp cải (Do nấm Plasmodiophora brassicae Woronin)
Bệnh gây héo rũ và vàng các bộ phận của cây trên mặt đất. Cây sinh trưởng
chậm, tàn thấp nhỏ, không hình thành bắp. Triệu chứng bệnh dễ nhận biết nhất là sự
phình to tạo u sưng và nỗi cục sần sùi ở bộ phân rễ. Nấm cũng có thể xâm nhập qua
các vết thương ở rễ và phần thân cây dưới đất.
Đối với cây con, chỉ có thể phát hiện khi đã nhổ cây lên. Khi các u sưng mục
nát sẽ hình thành chất gây độc cho cây và đây cũng là một trong những nguyên nhân
làm cho cây bị héo (Vũ Triệu Mân và Lê Văn Tề, 1998).
2.2. Các dạng đạm trong đất và quá trình chuyển hóa (N) trong đất
N trong đất tồn tại ở hai dạng: Dạng hữu cơ chiếm 95 %, còn lại khoảng 5 % là
đạm vô cơ ở thể Amoniac, Nitrat và Nitrit. Ngoài ra còn ở thể NO và N2O. Đạm trong
đất phát sinh từ Protid của thực vật hoặc từ phân của gia súc, gia cầm, phân bắc, phân
xanh và các dạng hữu cơ khác bón vào đất vi sinh vật, đất phân giải qua hai giai đoạn.
+ Giai đoạn I: Quá trình Amoniac hóa, được tiến hành:

R - NH2 + H2O = NH3 + R - OH + Q
Rất nhiều loại vi khuẩn háo khí và yếm khí, nấm và xạ khuẩn có khả năng tham
gia vào quá trình này. Trong đó chủ yếu là Bacillus mycodes, Bacillus subtiti.
+ Giai đoạn II: Gồm 2 bước:
- Bước 1: Nitrit hóa (Sự oxi hóa sinh học của NH4+ thành NO2-)
2 NH4+ + 3O2 = 2 NO2- + 2 H2O + 2H2 + Q
Bước này có sự tham gia của vi khuẩn Nitrosomonas (Vi khuẩn tự dưỡng bắt
buộc).
- Bước 2: Nitrat hóa (NO2- tiếp tục bị oxi hóa thành NO3-)
2 NO2- + O2 = 2 NO3- + Q
Bước này do vi khuẩn Nitrobacter điều khiển quá trình Nitrat hóa từ đạm
Amoniac được phát huy trong điều kiện đất thoáng, không ứ nước, có đủ độ ẩm phản
ứng với môi trường trung hòa hoặc gần trung hòa (Lê Văn Dũ, 2008).
Dư lượng NO3- trong rau xanh nói chung và bắp cải nói riêng được nhiều nhà
khoa học trên thế giới và trong nước nghiên cứu, đặc biệt ở Việt Nam trong thời gian
gần đây, vì có ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của con người.

9


Khi dư lượng NO3- tích tụ trong dạ dày quá mức cho phép, nếu có điều kiện sẽ
kết hợp với amin bậc 2, amin bậc 3 tạo thành Nitrozamin là chất gây ung thư.
R1
R1 – NH – R2 + HNO3

N–N = O
R2
(Nitrozamin)

+ Các dạng phân bón vào đất có đạm:

- Phân hữu cơ: Phân chuồng, phân xanh, phân bắc, phân rác, phân dạng bánh
dầu, xác mắm.
- Phân vô cơ: là các loại phân không chứa các chất hữu cơ, bao gồm các phân
đa phân lượng (N, P, K), phân trung lượng (Ca, Mg, S), phân vi lượng (Fe, Mn, Cu,
Zn, Mo, B) (Lê Văn Dũ, 2008).
- Các nguồn cung cấp đạm khác.
* Sự cố định đạm của các vi khuẩn tự do:
- Các loại rong xanh, rong lam cố định đạm của khí trời.
- Các loại vi khuẩn: Azotobacter, Azotomonas cố định đạm của không khí để
thành Protid của bản thân nó, với Clostridium có thể có khả năng sống trong điều kiện
yếm khí.
- Các vi sinh vật hút đạm trong khí trời như: Pseudomonas, Radiobacters,
Phomabacter.
* Sự cố định đạm của vi khuẩn cộng sinh:
Vi khuẩn Rhizobium ligominosarium cộng sinh với rễ cây họ đậu có khả năng
cố định N, ở đây cây họ đậu có thể tích lũy 40 – 200 kg N/ha/năm (Lê Văn Căn, 1987).
* Sự cố định đạm trong mưa:
Trong không khí có một số đạm Amoniac phát sinh từ sự phân giải các chất hữu
cơ do các nhà máy thải ra, còn khí NO2 được tạo ra do sấm sét.
Khi trời mưa, nước mưa hòa tan NH3 – NO2 và rơi trở lại xuống đất, do đó mỗi
lần có mưa, giông tố thì có thêm nhiều đạm trong đất.

10


2.2.1 Sự tiêu hóa đạm trong đất và đạm trong đất
* Hiện tượng rửa trôi:
Đạm Nitrat trong đất dễ bị rửa trôi hơn, trong khi đó khí từ đạm Amoniac khi bị
đất hấp thụ ở thể trao đổi, hoặc bị đất giữ lại. Tuy nhiên vùng đầm lầy, chiêm trũng
đạm amoniac cũng bị rửa trôi theo.

- Khi bón phân vào đất, cây chỉ sử dụng được 50 %, 50 % còn lại bị rửa trôi
hoặc bị trực di xuống tầng đất sâu mà cây không hút được.
* Sự mất đạm ở thể khí hay quá trình phản đạm hóa:
Trong đất có nhiều quá trình phân giải chất hữu cơ tạo ra nhiều chất đạm ở thể
khí như: N2O, N2, NH3 bay vào khí quyển.
Trong điều kiện yếm khí mạnh thì những vi khuẩn Bacterium demitrificans có
khả năng phân giải rất mạnh và nhanh, những trường hợp chất đạm nitrat và nitrit
chuyển thành N2 và một phần chuyển thành NO2. Trong trường hợp không hoàn toàn
yếm khí vẫn có thể xảy ra, tuy nhiên ở mức yếu hơn. Do đó khi bón đạm vào đất một
lượng đạm bị tiêu phí do quá trình đạm phản hóa này (Lê Văn Dũ, 2008).
Tóm lại: Lượng đạm mất đi hay được giữ lại trong đất nhiều hay ít, còn phụ
thuộc vào nhiều yếu tố như: pH, nhiệt độ, ánh sáng, lượng vi sinh vật trong đất, cách
thức bón phân cạn hay sâu, sự cân bằng phân bón NPK cho đất.
2.2.2 Đạm trong cây
* Vai trò sinh lý của nitơ và dinh dưỡng nitơ đối với cây bắp cải:
- Nitơ tham gia vào thành phần cấu tạo protein là thành phần quan trọng trong
cây, tạo nên các enzym. Trong cấu tạo acid nucleic là thành phần của nhân tế bào thực
vật và quy định tính di chuyền của cơ thể. Trong quang hợp, diệp lục là nhân tố quyết
định, thì nitơ tham gia thành phần cấu tạo Vitamin B1, B2, B6.
- Thiếu đạm cây mọc cằn cỗi, không hình thành protid diệp lục, cho nên lá bé
màu xanh nhạt, chóng vàng, rất dễ phát hiện. Cây không đủ đạm thường ra hoa sớm,
nhưng hoa thưa thớt, cây thiếu đạm trong thời gian đầu nên bón thúc đạm cho cây, cây
có thể vươn lên được, nhưng sinh trưởng yếu. Do đó, cây phải được cung cấp đạm đầy
đủ từ nhỏ đến lớn và có ảnh hưởng đến năng suất.
Trái lại, nếu bón quá nhiều đạm thì cây phát triển mất cân đối giữa các bộ phận.
Bón nhiều đạm thì cây hình thành nhiều protid, nhiều mô sinh trưởng, do đó đường bột
11


bị tiêu hao mạnh việc tổng hợp amino acid, dẫn đến các hydro cacbon cao, phân tử

không hoàn thành được nhiều. Các chất nòng cốt của màng tế bào như cellucose, bị
thiếu hụt làm cây không cứng cáp dễ bị sâu bệnh hại, hàm lượng nitrat (NO3-) sẽ tồn
dư lớn trong nòng sấu. Nếu lớn sẽ gây ngộ độc cho người tiêu dùng như: rối loạn về
đường ruột.
Như vậy, đạm là yếu tố không thể thiếu trong cây trồng, cho nên việc bón đủ
đạm và cân đối cho cây mới có khả năng thu được năng suất đạt yêu cầu và tồn dư
Nitrat, không vượt qua mức giới hạn cho phép.
2.2.3 Các dạng đạm trong đất mà cây sử dụng
Hai nguồn đạm mà cây hấp thu được là đạm amon và đạm nitrat. Ngoài ra còn
một số amino acid và amin mà cây có thể hút trực tiếp được nhưng ở số lượng ít. Hiện
nay người ta quy định một số lượng đạm dễ tiêu trong đất cho cây là tổng hợp đạm
nitrat và amind có thể trao đổi hòa tan trong dung dịch đất cộng với đạm hữu cơ, có
thể thủy phân được trong dung dịch Sunfuaric 0,5 N.
Nói chung nếu đất không thuộc loại chua thì sự dinh dưỡng đạm amon của cây
mạnh hơn dinh dưỡng nitrat, vì vậy đạm là yếu tố không thể thiếu được trong cây
trồng, đạm là yếu tố cần thiết ảnh hưởng đến năng suất, đạm rất quan trọng cho cây,
nhưng cần phải biết là hàm lượng đạm trong trong cây bao nhiêu là đủ. Nếu có qúa
nhiều đạm, nhất là trong rau quả dùng để ăn uống thì có ảnh hưởng nghiêm trọng đến
sức khỏe người tiêu dùng như rối loạn tiêu hóa, gây ung thư.
2.3. Tình hình sản xuất bắp cải trên thế giới và ở Việt Nam
2.3.1 Tình hình sản xuất bắp cải trên thế giới
Số liệu trong bảng 2.1 cho thấy: Từ năm 2000 đến năm 2008 diện tích trồng
bắp cải trên thế giới tăng lên, đồng thời năng suất và sản lượng cũng tăng. Diện tích
trồng bắp cải năm 2000 là 27,59 triệu ha đến năm 2004 diện tích bắp cải trên toàn thế
giới là 30,42 triệu ha, tăng khoảng 2,83 triệu ha so với năm 2000. Năm 2005 diện tích
bắp cải đạt 31,28 triệu ha, tăng so với năm 2000 khoảng 3,69 triệu ha nhưng đến năm
2000 diện tích này giảm xuống còn 30,08 tiệu ha và đến năm 2008 diện tích bắp cải
tăng lên 31,07 triệu ha, so với năm 2000 tăng khoảng 3,48 triệu ha nhưng so với năm
2005 giảm 0,21 triệu ha.


12


Bảng 2.1: Tình hình trồng bắp cải và một số cây họ thập tự khác trên thế giới từ năm
2000 – 2008
Diện tích

Năng suất

Sản lượng

Năm

(nghìn ha)

(tấn/ ha)

(triệu tấn)

2000

27,59

21,07

5814,24

2001

29,78


20,16

6004,82

2002

29,95

20,23

6058,76

2003

30,69

21,29

6533,86

2004

30,42

21,82

6638,11

2005


31,28

21,65

6770,46

2006

30,08

22,63

6806,11

2007

30,87

22,34

6897,07

2008

31,07

22,42

6966,42


(Nguồn />Về năng suất, năm 2000 năng suất bắp cải trung bình của thế giới đạt 21,07
tấn/ha nhưng đến năm 2002 giảm xuống còn 20,23 tấn/ha. Từ năm 2003 năng suất bắp
cải tăng lên khoảng 1,06 tấn/ha so với năm 2002 và chỉ tăng 0.22 tấn/ha so với năm
2000. Trong những năm gần đây (từ năm 2004 đến năm 2008) năng suất bắp cải ngày
càng tăng lên, năm 2004 đạt 21,82 tấn/ha nhưng đến năm 2008 đã đạt khoảng 22,42
tấn/ha, tức là tăng 0,6 tấn/ha so với năm 2004 và tăng khoảng 1,35 tấn/ha so với năm
2000.
Năng suất bắp cải tăng lên và sản lượng bắp cải cũng tăng, năm 2000 sản
lượng đạt 5814,24 triệu tấn đến năm 2005 đạt khoảng 6770,46 triệu tấn tăng 956,22
triệu tấn so với năm 2000. Đến năm 2008 sản lượng bắp cải toàn thế giới là 6966,42
triệu tấn, tăng 1152,18 triệu tấn so với năm 2000.

13


Bảng 2.2: Tình hình trồng bắp cải và một số cây họ thập tự khác ở một số nước trên
thế giới từ năm 2004 – 2008
Nước

Chỉ tiêu

Ấn độ

NS (tấn/ha)

2004

2005


2006

2007

2008

21,93

21,24

22,15

22,69

22,69

559,46

611,35

592,16

528,32

528,32

38,50

37,14


37,12

40,38

40,38

7,70

7,80

7,95

8,16

8,16

37,05

36,72

39,08

39,11

41,39

113,28

110,11


116,51

117,14

112,99

39,71

35,57

32,77

37,24

37,73

143,24

138,16

124,91

138,92

125,65

40,49

42,90


41,58

44,26

44,26

216,60

228,68

137,20

239,00

239,00

NS (tấn/ha)

18,06

17,50

17,50

17,50

17,50

SL (triệu tấn)


65,00

70,00

70,00

70,00

70,00

Trung

NS (tấn/ha)

19,52

19,80

20,42

20,66

20,38

Quốc

SL (triệu tấn) 3.259,84 3.405,21

3.512,51


Inđônêxia

NS (tấn/ha)

SL (triệu tấn)
Úc

NS (tấn/ha)
SL (triệu tấn)

Mỹ

NS (tấn/ha)
SL (triệu tấn)

Hà Lan

NS (tấn/ha)
SL (triệu tấn)

Nhật Bản

NS (tấn/ha)
SL (triệu tấn)

Việt Nam

21,06

22,38


21,96

21,23

21,44

143,28

129,69

126,77

128,87

130,41

NS (tấn/ha)

11,02

11,04

11,04

11,04

11,04

SL (triệu tấn)


26,00

26,50

26,50

26,50

26,50

SL (triệu tấn)
Thái Lan

3.653,00 3.707,28

(Nguồn />Qua bảng 2.2 cho thấy: Trong những năm gần đây năng suất bắp cải ở một số
nước ngày càng tăng, đứng đầu là Nhật Bản, Mỹ, Hà Lan. Năng suất ở Nhật Bản đạt
khoảng 40,49 tấn/ha (2004) và đạt 44,26 tấn/ha (2008). Còn ở Mỹ năng suất bắp cải
đạt khoảng 37,05 tấn/ha (2004) và đến 2008 tăng lên khoảng 4,34 tấn/ha tức là đạt
41,39 tấn/ha, thấp hơn so với Nhật Bản khoảng 2,87 tấn/ha. Nhưng sản lượng bắp cải
từ năm 2004 đến năm 2008 đạt cao nhất ở Trung Quốc (từ 3.259,84 triệu tấn đến
3.707,28 triệu tấn) và Ấn Độ (từ 559,46 triệu tấn xuống còn 528,32 triệu tấn), kế đến
là Nhật Bản đạt khoảng 216,60 triệu tấn (2004) và đạt 239 triệu tấn (2008).
14


×