Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT Ô NHIỄM TẠI NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THỦY SẢN XUẤT KHẨU AN HẢI - BÌNH ĐỊNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.88 MB, 103 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN
\\ ” [[

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI
PHÁP KIỂM SOÁT Ô NHIỄM TẠI NHÀ MÁY CHẾ BIẾN
THỦY SẢN XUẤT KHẨU AN HẢI - BÌNH ĐỊNH

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN VĂN HẬU
Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ DU LỊCH SINH THÁI
Niên khóa: 2006 -2010

- Tp. Hồ Chí Minh, tháng 7/2010 -


KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ ĐỀ XUẤT
CÁC GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI NHÀ
MÁY CHẾ BIẾN THỦY SẢN XUẤT KHẨU AN HẢI – BÌNH ĐỊNH

Tác giả
NGUYỄN VĂN HẬU

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư ngành
Quản lý Môi trường và Du lịch Sinh Thái

Giáo viên hướng dẫn:

Th.S Hoàng Thị Mỹ Hương



Tp HCM, tháng 07/2010


BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM TPHCM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

KHOA MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN

************

*****

PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ KLTN
KHOA

: MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN

NGÀNH

: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ DU LỊCH SINH THÁI

HỌ VÀ TÊN SV : NGUYỄN VĂN HẬU
KHÓA HỌC


MÃ SỐ SV : 06157056

: 2006 - 2010

1. Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT Ô
NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI NHÀ MÁY CHẤ BIẾN THỦY SẢN XUẤT
KHẨU AN HẢI – CÔNG TY CP THỦY SẢN BÌNH ĐỊNH”
2. Nội dung KLTN:
-

Giới thiệu sơ lược về ngành chế biến thủy sản.

-

Giới thiệu sơ lược về Công ty.

-

Xác định nguồn thải, loại chất thải, khả năng ảnh hưởng của nguồn thải.

-

Xác định các vấn đề môi trường còn tồn đọng.

-

Đề xuất một số giải pháp kiểm soát ô nhiễm tổng hợp nhằm giảm thiểu các vấn
đề môi trường còn tồn đọng tại Công ty.


3. Thời gian thực hiện:

Bắt đầu : tháng 03/2010

Kết thúc: tháng 07/2010

4. Họ tên Giáo viên hướng dẫn: ThS HOÀNG THỊ MỸ HƯƠNG
Nội dung và yêu cầu của KLTN đã được thông qua Khoa và Bộ môn
Tp. HCM, ngày … tháng … năm 2010
Ban Chủ nhiệm Khoa

Tp.HCM, ngày 14 tháng 03 năm 2010
Giáo viên hướng dẫn

Th.S HOÀNG THỊ MỸ HƯƠNG


LỜI CẢM ƠN!
Để thực hiện tốt khóa luận và đạt được kết quả như ngày hôm nay, em biết rằng
không phải chỉ có sự nỗ lực của chính bản thân mình mà còn nhờ sự giúp đỡ của gia
đình, thầy cô và bạn bè,… Với lòng chân thành và biết ơn, em xin gửi lời cảm ơn đến:
- Gia đình đã tạo điều kiện, động viên tinh thần và là chỗ dựa vững chắc để em có
thể tập trung học tập và thực hiện tốt khóa luận của mình.
- Quý thầy cô giáo trường ĐH Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh nói chung và Khoa
Môi trường và Tài nguyên nói riêng đã tận tình giảng dạy, truyền đạt cho em những
kiến thức quý báu trong suốt quá trình 4 năm học đại học.
- Đặc biệt em xin chân thành gửi lời biết ơn đến Cô Hoàng Thị Mỹ Hương đã tận
tình góp ý, hướng dẫn để em có thể thực hiện tốt khóa luận tốt nghiệp của mình.
- Ban Lãnh đạo, các anh chị nhân viên Nhà máy Chế biến Thủy sản Xuất khẩu An
Hải – Công ty CP Thủy sản Bình Định đã tạo mọi điều kiện, hướng dẫn, giúp đỡ em

hoàn thành tốt khóa luận của mình
- Các anh chị khóa trên K31, K30,… đã tận tình giải thích, chỉ dẫn và truyền đạt
những kinh nghiệm để em hoàn thành khóa luận được tốt hơn.
- Các bạn lớp DH06DL và các bạn cùng khoa đã cùng đồng hành và giúp đỡ mình
trong suốt 4 năm học Đại học.
Do kiến thức chuyên ngành cũng như kinh nghiệm tực tiễn còn hạn chế nên không
thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy em kính mong quý thầy cô và mọi người góp ý
kiến để em hoàn thành tốt hơn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn những sự giúp đỡ quý báu trên!
Tp. HCM, ngày 07 tháng 07 năm 2010
Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Văn Hậu

i


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Như chúng ta đã biết, ngành công nghiệp chế biến thủy sản là một ngành đem
lại lợi nhuận về kinh tế rất cao cho đất nước ta. Tuy nhiên, đây cũng là ngành tạo ra
nhiều chất thải gây ô nhiễm môi trường rất lớn. Nếu chúng ta không biết khắc phục
đúng lúc thì sẽ gây ra hiệu quả rất nghiêm trọng.
Chính vì vậy đề tài khóa luận này được thực hiện với mục đích đưa ra các biện
pháp kiểm soát ô nhiễm nhằm khắc phục đúng lúc tình trạng ô nhiễm của công ty cổ
phần thủy sản Bình Định nói riêng và ngành công nghiệp chế biến thủy sản nói chung.
Đề tài bao gồm những nội dung chính sau:
- Chương mở đầu:
Nêu ra lý do chọn đề tài, mục tiêu đề tài, nội dung nghiên cứu, phạm vi nghiên
cứu và giới hạn của đề tài.
- Chương 1: Tổng quan tài liệu
Giới thiệu cơ sở lý thuyết về kiểm soát ô nhiễm môi trường. Tổng quan về Công

ty CP Thủy sản Bình Định và tình hình hoạt động của Công ty.
- Chương 2: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Giới thiệu về nội dung nghiên cứu và các phương pháp nghiên cứu được áp dụng
trong từng nội dung.
- Chương 3: Kết quả và thảo luận
Đánh giá về hiện trạng môi trường tại công ty, xác định các vấn đề môi trường
tồn đọng và đề xuất các giải pháp tổng hợp nhằm giảm thiểu các tác động đến môi
trường của Công ty.
- Chương 4: Kết luận và kiến nghị
Đưa ra một số kết luận về môi trường tại công ty, từ đó kiến nghị để giải quyết
vấn đề này.

ii


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN! ............................................................................................................... I 
TÓM TẮT KHÓA LUẬN ........................................................................................... II 
MỤC LỤC ................................................................................................................... III 
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................VII 
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ............................................................................ VIII 
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ .................................................................................... IX 
CHƯƠNG MỞ ĐẦU .....................................................................................................1 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ ..............................................................................................................1 
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI ...........................................................................................2 
3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ........................................................................................2 
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ...........................................................................................2 
5. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI.............................................................................................2 
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ...........................................3 

1.1. LÝ THUYẾT KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ..........................................3 
1.1.1. Khái niệm ..............................................................................................................3 
1.1.2. Nội dung của kiểm soát ô nhiễm môi trường ........................................................3 
1.1.3. Mục tiêu của kiểm soát ô nhiễm môi trường ........................................................4 
1.1.4. Các bước thực hiện ngăn ngừa ô nhiễm môi trường .............................................4 
1.1.5. Các biện pháp kỹ thuật ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp ......................................6 
1.1.6. Biện pháp xử lý cuối đường ống ...........................................................................7 
1.1.6.1. Biện pháp kỹ thuật xử lý nước thải ................................................................7 
1.1.6.2. Biện pháp kỹ thuật xử lý khí thải và bụi .........................................................7 
1.1.7. Lợi ích của việc áp dụng các giải pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường ................7 
1.1.7.1. Lợi ích về môi trường .....................................................................................7 
1.1.7.2. Lợi ích về kinh tế ............................................................................................8 
iii


1.1.8. Hiện trạng và những thách thức về mặt môi trường trong chế biến thủy sản tại
Việt Nam..........................................................................................................................8 
1.1.9. Thực trạng kiểm soát ô nhiễm trong chế biến thủy sản tại Việt Nam .................10 
1.2. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN BÌNH ĐỊNH ....................11 
1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty......................................................11 
1.2.2. Cơ cấu tổ chức và bố trí nhân sự của Nhà máy Chế biến Thủy sản Xuất Khẩu An
Hải .................................................................................................................................12 
1.2.3. Vị trí hoạt động ....................................................................................................13 
1.2.4. Loại hình sản xuất chính......................................................................................14 
1.2.5. Cơ sở hạ tầng .......................................................................................................14 
1.2.6. Các nguyên liệu và nhu cầu điện, nước ..............................................................14 
1.2.6.1. Nguồn cung cấp nước và nhu cầu dùng nước ..............................................14 
1.2.6.2. Nguồn điện và nhu cầu điện .........................................................................15 
1.2.6.3. Nhu cầu nguyên, nhiên liệu và hóa chất ......................................................15 
1.2.7. Quy trình và đặc điểm công nghệ sản xuất .........................................................16 

1.2.7.1. Quy trình chế biến cá loin ra da đông lạnh đối với nguyên liệu đông ........16 
1.2.7.2. Quy trình chế biến cá loin ra da đông lạnh đối với nguyên liệu tươi: ........18 
1.2.8. Tình hình hoạt động và ý nghĩa kinh tế xã hội ....................................................19 
1.2.9. Sự cần thiết phải thực hiện kiểm soát ô nhiễm tại Công ty .................................21 
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................22 
2.1. KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG, CÔNG TÁC QUẢN
LÝ MÔI TRƯỜNG CỦA CÔNG TY ............................................................................22 
2.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu ..............................................................................22 
2.1.2. Phương pháp khảo sát thực địa............................................................................23 
2.1.3. Phương pháp phân tích Hoạt động – Khía cạnh – Tác động ...............................24 
2.1.4. Phương pháp xử lý dữ liệu ..................................................................................25 
2.1.4.1. Phương pháp đánh giá nhanh (phương pháp đánh giá phát thải) ..............26 
2.1.4.2. Phương pháp so sánh ...................................................................................26 
2.2. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT Ô NHIỄM TỔNG HỢP NHẰM
GIẢM THIỂU CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CÒN TỒN ĐỌNG TẠI CÔNG TY ....27 
2.2.1. Phân tích quy trình công nghệ sản xuất ..............................................................27 
iv


2.2.2. Phương pháp phân tích đa tiêu chuẩn..................................................................30 
2.2.3. Phương pháp phỏng vấn chuyên gia....................................................................30 
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .............................................................32 
3.1. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG CỦA CÔNG TY ..................................................32 
3.1.1. Nước thải .............................................................................................................32 
3.1.1.1. Nguồn phát sinh ...........................................................................................32 
3.1.1.2. Tác động của nước thải................................................................................34 
3.1.2. Khí thải ................................................................................................................35 
3.1.2.1. Nguồn phát sinh ...........................................................................................35 
3.1.2.2. Tác động .......................................................................................................37 
3.1.3. Chất thải rắn ........................................................................................................39 

3.1.3.1. Nguồn phát sinh ...........................................................................................39 
3.1.3.2. Tác động .......................................................................................................40 
3.1.4. Ánh sáng và tiếng ồn ...........................................................................................41 
3.1.4.1. Nguồn phát sinh ...........................................................................................41 
3.1.4.2. Tác động .......................................................................................................42 
3.1.5. Nhiệt thải .............................................................................................................42 
3.1.5.1. Nguồn phát sinh ...........................................................................................42 
3.1.5.2. Tác động .......................................................................................................43 
3.2. HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CỦA CÔNG TY ...........44 
3.2.1. Tổ chức hệ thống Quản lý môi trường tại Công ty .............................................44 
3.2.2. Các giải pháp quản lý môi trường của Công ty ...................................................44 
3.2.2.1. Đối với xử lý nước thải.................................................................................44 
3.2.2.2. Các biện pháp khống chế ô nhiễm không khí ..............................................50 
3.2.2.3. Biện pháp xử lý chất thải rắn .......................................................................50 
3.2.2.4. Các biện pháp không chế tiếng ồn và nhiệt thải ..........................................51 
3.2.2.5. Các biện pháp vệ sinh an toàn lao động và phòng chống cháy nổ..............51 
3.3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG
CÒN TỒN ĐỌNG TẠI CÔNG TY................................................................................52 
3.3.1. Nước thải .............................................................................................................52 
3.3.1.1. Các vấn đề còn tồn đọng ..............................................................................52 
v


3.3.1.2. Các giải pháp đề xuất kiểm soát ..................................................................52 
3.3.2. Khí thải ................................................................................................................56 
3.3.2.1. Các vấn đề còn tồn đọng ..............................................................................56 
3.3.2.2. Các biện pháp đề xuất ..................................................................................56 
3.3.3. Chất thải rắn ........................................................................................................57 
3.3.3.1. Các vấn đề còn tồn đọng ..............................................................................57 
3.3.3.2. Các giải pháp đề xuất ..................................................................................58 

3.3.4. Ánh sáng, tiếng ồn và nhiệt thải ..........................................................................59 
3.3.4.1. Các vấn đề môi trường còn tồn đọng ...........................................................59 
3.3.4.2. Các giải pháp đề xuất ..................................................................................59 
3.3.5. Phòng chống cháy nổ và an toàn lao động ..........................................................60 
3.3.5.1. Nguy cơ cháy nổ và sự cố lao động .............................................................60 
3.3.5.2. Các giải pháp đề xuất nhằm phòng chóng cháy nổ và an toàn lao động ....61 
3.3.6. Các biện pháp hỗ trợ khác ...................................................................................62 
3.3.7. Chương trình giám sát môi trường ......................................................................62 
3.3.7.1. Giám sát chất lượng nước ............................................................................63 
3.3.7.2. Giám sát chất lượng không khí ....................................................................63 
3.3.7.3. Giám sát tiếng ồn, cường độ ánh sáng, vi khí hậu.......................................63 
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................64 
4.1. KẾT LUẬN .............................................................................................................64 
4.2. KIẾN NGHỊ ............................................................................................................65 
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................67 
PHỤ LỤC 
PHỤ LỤC 1: THÔNG TIN CÔNG TY 
PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ TÍNH TOÁN TẢI LƯỢNG VÀ NỒNG ĐỘ CÁC CHẤT Ô
NHIỄM CÓ TRONG KHÍ THẢI CỦA MÁY PHÁT ĐIỆN KHI ĐỐT DẦU DO 
PHỤ LỤC 3: CÁC TIÊU CHUẨN VÀ QUY CHUẨN ĐƯỢC ÁP DỤNG 
PHỤ LỤC 4: HÌNH ẢNH MINH HỌA 

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Ý nghĩa


BOD

Nhu cầu oxy sinh hóa (Biochemical Oxygen Demand)

COD

Nhu cầu oxy hóa học (Chemical Oxygen Demand)

DO

Nồng độ oxy hòa tan

SS

Chất rắn lơ lửng (Suspendid Solids)

NOx

Các oxyt Nitơ

SOx

Các oxyt lưu huỳnh

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

TCVN


Tiêu chuẩn Việt Nam

TCVS

Tiêu chuẩn vệ sinh

TCN

Tiêu chuẩn ngành

WHO

Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization)

EU

Liên minh Châu Âu (European Union)

KSON

Kiểm soát ô nhiễm

CBTS

Chế biến thủy sản

CTR

Chất thải rắn


Dầu DO
HCFC

Dầu Diesel Oil
Hydrochlorofluorocarbon

CFC

Chlorofluorocarbon

BLĐ

Ban lãnh đạo

KCS

Kiểm tra chất lượng sản phẩm

HACCP

Hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát các điểm tới hạn
(Hazard Analysis and Critical Control Point System)

PCCC

Phòng cháy chữa cháy

BHLĐ

Bảo hộ lao động


vii


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Các hạng mục công trình xây dựng .................................................................. 14 
Bảng 1.2: Nhu cầu sử dụng nước của Nhà máy ................................................................ 15 
Bảng 1.3: Số lượng nguyên, nhiên liệu và hóa chất sử dụng ............................................ 16 
Bảng 1.4: Sản lượng xuất khẩu và doanh thu của công ty trong những năm gần đây ...... 20 
Bảng 2.1: Danh mục Hoạt động – Khía cạnh trong hệ thống môi trường Công ty........... 24 
Bảng 2.2: Danh mục Khía cạnh – Tác động trong hệ thống môi trường Công ty ............ 25 
Bảng 2.3: Thành phần và hệ số ô nhiễm dầu DO .............................................................. 26 
Bảng 2.4: Bảng phân tích kiểm kê đầu vào đầu ra của quy trình chế biến ....................... 29 
Bảng 3.1: Bảng cân bằng nước của Công ty CP Thủy sản Bình Định .............................. 32 
Bảng 3.2: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải của công ty trước khi xử lý........... 34 
Bảng 3.3: Kết quả kiểm tra – đo đạc nồng độ khí thải ...................................................... 35 
Bảng 3.4: Kết quả tính toán tải lượng ô nhiễm và nồng độ các chất ô nhiễm khi đốt dầu
DO ..................................................................................................................................... 37 
Bảng 3.5: Bảng thống kê khối lượng chất thải rắn của công ty trong một năm ................ 40 
Bảng 3.6: Hiện trạng ánh sáng và tiếng ồn tại công ty...................................................... 41 
Bảng 3.7: Hiện trạng vi khí hậu tại Công ty ...................................................................... 43 
Bảng 3.8: Kết quả phân tích nước thải sau khi được xử lý ............................................... 49 

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 1.1: Nội dung và cấp bậc ưu tiên trong kiểm soát ô nhiễm môi trường ................3 
Hình 1.2: Chu trình ngăn ngừa ô nhiễm khép kín liên tục ..............................................5 

Hình 1.3: Cơ cấu quản lý của Nhà máy Chế biến Thủy sản Xuất khẩu An Hải ...........12 
Hình 1.4: Sơ đồ quy trình chế biến cá loin ra da đông lạnh đối với nguyên liệu đông .16 
Hình 1.5:Sơ đồ quy trình chế biến cá loin ra da đông lạnh đối với nguyên liệu tươi ...18 
Hình 2.1: Sơ đồ phân tích quy trình sản xuất ................................................................28 
Hình 3.1: Biểu đồ hiện trạng sử dụng nước tại Công ty ................................................33 
Hình 3.2: Sơ đồ hệ thống thoát nước của Công ty ........................................................45 
Hình 3.3: Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải nhà máy ....................................................46 
Hình 3.4: Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải đề xuất của nhà máy .................................54 
Hình 3.5: Sơ đồ bể Aerotank hỗn hợp xử lý kết hợp khử BOD, NH4+, NO3- ...............55 

ix


Khảo sát, đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp kiểm soát ô nhiễm tại Nhà máy Chế biến Thủy sản Xuất khẩu
An Hải – Bình Định

Chương
MỞ ĐẦU
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam là một quốc gia có bờ biển dài khoảng 3.260 km, nằm ở phía Tây biển
Đông, thuộc vùng nhiệt đới nên nguồn nguyên liệu thủy sản rất đa dạng và phong phú,
có cả bốn mùa. Với nguồn nguyên liệu như thế, trong nhiều năm trở lại đây ngành chế
biến thủy sản nói chung và ngành chế biến thủy sản đông lạnh xuất khẩu nói riêng phát
triển rất nhanh, đã và đang mang lại nhiều lợi ích về mặt kinh tế và xã hội. Tuy nhiên
cùng với sự phát triển của ngành chế biến thủy sản đã gây ra những ảnh hưởng tiêu
cực đến với môi trường, đặc biệt là nguồn nước.
Thành phố Quy Nhơn thuộc tỉnh Bình Định là một trong những thành phố biển
có tìm năng phát triển ngành chế biến thủy sản rất cao. Tại đây đã có rất nhiều cơ sở
chế biến thủy sản và Nhà máy Chế biến Thủy sản Xuất khẩu An Hải – Công ty CP
Thủy sản Bình Định là một trong những cơ sở chế biến thủy sản phát triển nhất, đem

lại nhiều lợi ích về kinh tế cho Thành phố. Tại thời điểm này sản phẩm của Công ty đã
có mặt ở nhiều thị trường lớn như: Mỹ, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc. Gần đây,
Công ty đã xâm nhập vào thị trường rất tiềm năng đó là EU. Mặc dù những lợi ích về
kinh tế của Công ty mang lại là rất lớn nhưng bên cạnh đó cũng gây ra không ít ảnh
hưởng tới môi trường như: làm ô nhiễm bầu không khí, nguồn nước, gây ra tiếng ồn…
Tuy Công ty đã có sự quan tâm và có nhiều biện pháp kiểm soát ô nhiễm nhưng vẫn
chưa triệt để và còn nhiều tồn đọng. Với thực trạng như hiện nay, việc nghiên cứu đề
xuất một chương trình KSON cho Công ty nhằm góp phần giải quyết các vấn đề ô
nhiễm đang tồn tại là một việc làm cần thiết. Đó cũng chính là lý do đề tài “Khảo sát,
đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp kiểm soát soát nhiễm môi trường tại Nhà
máy Chế biến Thủy sản Xuất khẩu An Hải - Bình Định” được thực hiện với mong
muốn góp phần cải thiện các vấn đề ô nhiễm môi trường hiện tại của Công ty.

1


Khảo sát, đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp kiểm soát ô nhiễm tại Nhà máy Chế biến Thủy sản Xuất khẩu
An Hải – Bình Định

2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Mục tiêu chính của đề tài là góp phần vào công tác kiểm soát ô nhiễm các vấn đề
môi trường của Công ty. Từ hiện trạng môi trường, xác định các nguồn gây ô nhiễm
chính, từ đó đề xuất các biện pháp quản lý cũng như kỹ thuật sao cho phù hợp với điều
kiện sản xuất thực tế nhằm kiểm soát tình trạng ô nhiễm môi trường tại Công ty.
3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
-

Khảo sát, đánh giá hiện trạng môi trường tại Nhà máy CBTS An Hải – Công ty
Cổ phần Thủy sản Bình Định.


-

Khảo sát đánh giá hiện trạng hoạt động quản lý môi trường tại Nhà máy.

-

Xác định các vấn đề môi trường còn tồn đọng tại Nhà máy

-

Đề xuất một số giải pháp kiểm soát ô nhiễm tổng hợp nhằm giảm thiểu các vấn
đề môi trường còn tồn đọng tại Công ty.

4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
-

Địa điểm: Đề tài được thực hiện tại Nhà máy Chế biến Thủy sản Xuất khẩu An
Hải – Công ty CP Thủy sản Bình Định.

-

Thời gian: từ 03/2010 – 06/2010

5. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
-

Đối tượng nghiên cứu: các hoạt động sản xuất (từ khâu nhập nguyên liệu cho đến
đóng thùng vận chuyển, cho đến khâu vệ sinh các trang thiết bị…), các hoạt động
sinh hoạt của công nhân viên, các phòng ban của công ty.


-

Nguồn số liệu: đề tài gặp khó khăn trong việc thu thập số liệu vì các nguyên nhân
khách quan.

-

Đề tài chỉ đề xuất các giải pháp kiểm soát ô nhiễm mang tính hiệu quả về môi
trường và kỹ thuật trên cơ sở lý thuyết, chưa triển khai thực tế nên chưa đánh giá
được hiệu quả kinh tế.

2


Khảo sát, đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp kiểm soát ô nhiễm tại Nhà máy Chế biến Thủy sản Xuất khẩu
An Hải – Bình Định

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. LÝ THUYẾT KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
1.1.1. Khái niệm
Kiểm soát ô nhiễm môi trường là việc áp dụng tổng hợp các hoạt động, biện
pháp và công cụ nhằm phòng ngừa, khống chế không cho ô nhiễm xảy ra hoặc có ô
nhiễm xảy ra thì chủ động xử lý làm giảm thiểu hay loại trừ ô nhiễm.
1.1.2. Nội dung của kiểm soát ô nhiễm môi trường
Công tác kiểm soát ô nhiễm môi trường áp dụng cả mục tiêu giảm thiểu và kiểm
soát chất thải nói chung, chất thải rắn, chất thải y tế, chất thải nguy hại. Bên cạnh đó,
chiến lược bảo vệ môi trường Việt Nam trên nguyên tắc lấy phòng ngừa ô nhiễm làm
nhiệm vụ hàng đầu. Điều này có nghĩa công tác kiểm soát ô nhiễm gồm những nội
dung và tuân theo cấp bật ưu tiên như hình sau:


Phòng ngừa và giảm thiểu
Tái chế và tái sử dụng

Xử lý
Tiêu hủy

Hình 1.1: Nội dung và cấp bậc ưu tiên trong kiểm soát ô nhiễm môi trường
Nguồn: Kiểm soát ô nhiễm khu vực dân cư nghèo, 10/2007
Trong đó:
- Phòng ngừa và giảm thiểu ô nhiễm ngay tại nguồn được ưu tiên hàng đầu

3


Khảo sát, đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp kiểm soát ô nhiễm tại Nhà máy Chế biến Thủy sản Xuất khẩu
An Hải – Bình Định

- Khi không thể phòng ngừa ô nhiễm thì nên tái chế, tái sử dụng một cách an toàn
đối với môi trường
- Khi không thể phòng ngừa và tái chế, tái sử dụng thì nên xử lý an toàn đối với
môi trường
- Việc tiêu hủy và thải ra ngoài môi trường chỉ nên sử dụng như là phương pháp
cuối cùng và được tiến hành một cách an toàn đối với môi trường và sức khỏe
cộng đồng
1.1.3. Mục tiêu của kiểm soát ô nhiễm môi trường
Mục tiêu của kiểm soát ô nhiễm môi trường bao gồm ngăn ngừa ô nhiễm, làm
giảm hoặc loại bỏ chất thải từ nguồn hay còn gọi là kiểm soát ô nhiễm đầu vào và làm
sạch ô nhiễm, thu gom, tái sử dụng, xử lý chất thải để phục hồi môi trường.
Hiện nay, ở nhiều nước trên thế giới, cách tiếp cận cuối đường ống cũng như tái

sinh đang được thay thế dần bằng cách tiếp cận chủ động bậc cao và được ưa chuộng
hơn, đó là ngăn ngừa ô nhiễm. Khái niệm ngăn ngừa ô nhiễm có thể được hiểu như
sau:
- Là việc áp dụng một cách liên tục chiến lược ngăn ngừa tổng hợp về mặt môi
trường với các quá trình sản xuất, các sản phẩm và dịch vụ nhằm nâng cao hiệu
quả kinh tế và giảm thiểu các rủi ro đối với con người và môi trường.
- Là việc sử dụng các vật liệu, các quá trình hoặc các thao tác vận hành sao cho
giảm bớt hoặc loại trừ sự tạo ra các chất ô nhiễm hoặc các chất thải ngay tại
nguồn. Nó bao gồm các hành động làm giảm việc sử dụng các vật liệu độc hại,
năng lượng, nước hoặc các nguồn tài nguyên khác, các hành động bảo vệ tài
nguyên thiên nhiên thông qua việc bảo tồn và sử dụng hiệu quả hơn.
1.1.4. Các bước thực hiện ngăn ngừa ô nhiễm môi trường
Một chương trình ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp đòi hỏi thực hiện một cách liên
tục theo chu trình khép kín, gồm các bước sau:
- Giành được sự đồng tình và ủng hộ của ban lãnh đạo Công ty.
- Khởi động chương trình bằng cách thành lập nhóm ngăn ngừa ô nhiễm công
nghiệp, phát triển một kế hoạch ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp và đào tạo công
nhân về ngăn ngừa ô nhiễm.

4


Khảo sát, đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp kiểm soát ô nhiễm tại Nhà máy Chế biến Thủy sản Xuất khẩu
An Hải – Bình Định

- Xem xét lại và mô tả một cách chi tiết các quá trình sản xuất cùng với các máy
móc thiết bị để xác định các nguồn phát sinh chất thải, đánh giá các trở ngại tiềm
ẩn về mặt tổ chức đối với việc thực hiện chương trình ngăn ngừa ô nhiễm công
nghiệp.
- Xác định tất cả các khả năng ngăn ngừa ô nhiễm có thể được.

Giành được sự đồng
tình của quản lý cấp
cao

Thiết lập chương

Duy trì chương

trình kiểm soát ô

trình

nhiễm

CHƯƠNG
Đánh giá chương

TRÌNH

trình kiểm soát ô

NGĂN NGỪA

nhiễm

Ô NHIỄM

Xem xét quá trình
và các trở ngại


CÔNG
NGHIỆP

Đánh giá chất thải

Xác định và thực

và các cơ hội kiểm

thi các giải pháp

soát

Phân tích khả thi và
các cơ hội kiểm soát ô
nhiễm

Hình 1.2: Chu trình ngăn ngừa ô nhiễm khép kín liên tục
Nguồn: HWRIC,1993

5


Khảo sát, đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp kiểm soát ô nhiễm tại Nhà máy Chế biến Thủy sản Xuất khẩu
An Hải – Bình Định

- Ưu tiên trước cho một số dòng thải và thực hiện đánh giá chi tiết tính khả thi về
mặt kỹ thuật, kinh tế và môi trường đối với khả năng ngăn ngừa ô nhiễm đã được
tập hợp.
- Tập hợp các khả năng ngăn ngừa ô nhiễm tốt nhất đối với Công ty và thực thi

khả năng lựa chọn đó.
- Đánh giá những tiến bộ của chương trình ngăn ngừa ô nhiễm trên cơ sở một
Công ty điển hình để đánh giá các dự án ngăn ngừa ô nhiễm cụ thể.
- Duy trì ngăn ngừa ô nhiễm cho những sự phát triển liên tục và những lợi ích liên
tục của Công ty.
1.1.5. Các biện pháp kỹ thuật ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp
1.1.5.1. Các biện pháp giảm thiểu tại nguồn
Giảm thiểu tại nguồn bao gồm các thủ thuật làm giảm về lượng hoặc độc tính
của bất kỳ một chất thải, chất độc hại, chất ô nhiễm hoặc chất gây ô nhiễm nào đi vào
các dòng thải trước khi tái sinh, xử lý hoặc thải bỏ ở bên ngoài.
Nội dung bao gồm:
-

Cải tiến việc quản lý nội tại và vận hành sản xuất

-

Bảo toàn năng lượng

-

Thay đổi quá trình

1.1.5.2. Tái chế và tái sử dụng lại
-

Tái chế hay tái sử dụng lại nhà máy

-


Các cách tái sinh khác tại nhà máy

-

Tái sinh bên ngoài nhà máy

-

Bán cho mục đích tái sử dụng

-

Tái sinh năng lượng

1.1.5.3. Thay đổi công nghệ, nguyên liệu
¾ Thay đổi công nghệ:
-

Thay đổi các quy trình

-

Tăng cường tính tự động hóa

-

Cải tiến các điều kiện vận hành

-


Cải tiến các thiết bị

-

Sử dụng công nghệ mới
6


Khảo sát, đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp kiểm soát ô nhiễm tại Nhà máy Chế biến Thủy sản Xuất khẩu
An Hải – Bình Định

¾ Thay đổi nguyên liệu:
-

Làm sạch vật liệu trước khi sử dụng

-

Thay đổi các vật liệu độc hại bằng các vật liệu ít độc hại hơn

1.1.6. Biện pháp xử lý cuối đường ống
Xử lý cuối đường ống cũng là phương pháp được ứng dụng phổ biến, vì với
tình hình môi trường nước ta như hiện nay phải vừa kết hợp biện pháp này với biện
pháp ngăn ngừa ô nhiễm thì có thể cải thiện tình hình môi trường.
1.1.6.1. Biện pháp kỹ thuật xử lý nước thải
Xử lý nước thải là một trong những biện pháp đầu tiên để bảo vệ nguồn nước, là
loại bỏ hay hạn chế những thành phần gây ô nhiễm có trong nước thải để khi xả ra
sông hồ nước thải không làm nhiễm bẩn nguồn nước. Quan trọng hơn nữa là đối với
nước thải của đa số các ngành công nghiệp thì nồng độ nhiễm bẩn rất cao khi thải ra
môi trường thì cần được đảm bảo không làm nhiễm bẩn nguồn nước. Tùy vào vị trí xả

thải, lưu lượng, thành phần, tính chất nước thải, khả năng tự làm sạch của sông hồ tiếp
nhận nước thải,…mà lựa chọn phương pháp xử lý nước thải khác nhau.
1.1.6.2. Biện pháp kỹ thuật xử lý khí thải và bụi
Có nhiều phương pháp làm sạch khí thải, tùy vào thành phần, tính chất, kích
thước và khối lượng của chất thải và trên cơ sở phân tích so sánh cả hai mặt kinh tế và
kỹ thuật, hiệu quả làm sạch cao hay thấp, cấu tạo đơn giản hay phức tạp, giá thành chế
tạo và lắp đặt nhiều hay ít, chi phí vận hành sử dụng lớn hay bé mà lựa chọn công
nghệ cho thích hợp.
1.1.7. Lợi ích của việc áp dụng các giải pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường
1.1.7.1. Lợi ích về môi trường
Công tác thực hiện kiểm soát ô nhiễm môi trường đem lại các lợi ích về môi
trường sau:
-

Sử dụng năng lượng, nước, nguyên liệu có hiệu quả hơn.

-

Giảm mức sử dụng các nguồn tài nguyên.

-

Giảm thiểu chất thải thông qua kỹ thuật tái sinh, tái chế, tái sử dụng và phục
hồi.

7


Khảo sát, đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp kiểm soát ô nhiễm tại Nhà máy Chế biến Thủy sản Xuất khẩu
An Hải – Bình Định


-

Giảm thiểu lượng nguyên vật liệu độc hại đưa vào sử dụng. Giảm thiểu các rủi
ro và nguy hiểm đối với công nhân, cộng đồng xung quanh, những người tiêu
thụ sản phẩm và các thế hệ mai sau.

-

Cải thiện được môi trường lao động bên trong Công ty.

-

Cải thiện các mối quan hệ với cộng đồng xung quanh cũng như các cơ quan
quản lý môi trường.

1.1.7.2. Lợi ích về kinh tế
Khi thực hiện kiểm soát ô nhiễm môi trường không những đem lại nhiều lợi ích
về môi trường mà còn có các lợi ích về kinh tế:
-

Tăng hiệu suất sản xuất thông qua việc sử dụng nguyên vật liệu và năng lượng
có hiệu quả hơn.

-

Tuân thủ các quy định môi trường tốt hơn, giảm bớt các chi phí cho việc quản
lý chất thải (có thể loại bỏ bớt một số giấy phép về môi trường, giảm chi phí
cho việc kiểm kê, giám sát và lập báo cáo môi trường hàng năm…).


-

Giảm bớt các chi phí cho việc xử lý chất thải cuối đường ống (do lưu lượng
chất thải được giảm thiểu, dòng chất thải được tách riêng tại nguồn…).

-

Chất lượng sản phẩm được cải thiện.

-

Có khả năng thu hồi vốn đầu tư với thời gian hoàn vốn ngắn, ngay cả khi vốn
đầu tư ban đầu cao. Tích lũy liên tục và dài hạn các khoản tiết kiệm tích lũy
được, từ đó có khả năng mở rộng sản xuất, kinh doanh.

-

Tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường, hình ảnh của Công ty ngày càng tốt hơn.

1.1.8. Hiện trạng và những thách thức về mặt môi trường trong chế biến thủy sản
tại Việt Nam
Theo thống kê chưa đầy đủ hiện nay nước ta có hơn 300 cơ sở chế biến thuỷ
sản và khoảng 220 nhà máy chuyên sản xuất các sản phẩm đông lạnh phục vụ xuất
khẩu có tổng công suất 200 tấn/ngày. Thiết bị và công nghệ của ngành tuy được đánh
giá là có mức đổi mới nhanh so với các ngành công nghiệp khác nhưng so với thế giới
vẫn được coi là quá chậm. Đó là một trong những nguyên nhân tạo ra những tác động
xấu cho môi trường.
Một trong những nguyên nhân có thể kể đến là vấn đề phát triển các cơ sở chế
biến thuỷ sản không theo quy định hoặc có nhưng lại thiếu yếu tố bảo vệ môi trường là
8



Khảo sát, đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp kiểm soát ô nhiễm tại Nhà máy Chế biến Thủy sản Xuất khẩu
An Hải – Bình Định

một hiện tượng phổ biến trong ngành, những thiếu sót này vừa làm chậm quá trình
phát triển của ngành vừa làm hao tốn nhân lực... Có tới 50% số nhà máy khi xây dựng
không có yếu tố môi trường, bố trí đặt không đúng vị trí nên phải di dời hoặc không
hoạt động được, chẳng hạn như Xí nghiệp chế biến nước mắm Cầu Niệm (Hải Phòng),
Xí nghiệp chế biến nước mắm Phan Thiết, Diêm Điền (Thái Bình) do bố trí đặt quá
gần khu dân cư nên mùi từ chượp nước mắm phát tán ra môi trường trong quá trình
chế biến gây mùi khó chịu.
Theo báo cáo “Đánh giá tác động môi trường trong lĩnh vực thuỷ sản năm 2002”
thì tác động gây hại cho môi trường được xác định, tổng lượng chất thải rắn (đầu,
xương, da, vây, vẩy...) ước tính khoảng 200.000 tấn/năm, đặc điểm của chất loại chất
thải này là dễ lên men thối rữa, vì phần lớn chúng được hợp thành từ các vật thể sống
nên phân huỷ rất nhanh dưới điều kiện thời tiết nóng ẩm (nhiệt độ thường vào khoảng
270C và độ ẩm khoảng 80%). Việc phân huỷ các chất thải này tuy không độc nhưng
cũng tạo ra sự thay đổi lớn cho chất lượng môi trường sống của những người lao động
tại các cơ sở chế biến thuỷ sản nông nghiệp cũng như dân cư sống ở vùng phụ cận.
Lượng chất thải lỏng trong chế biến thuỷ sản được coi là quan trọng nhất, các nhà
máy chế biến đông lạnh thường có lượng chất thải lớn hơn so với các cơ sở chế biến
hàng khô, nước mắm, đồ hộp, bình quân khoảng 50.000 m3/ngày... Mức ô nhiễm của
nước thải từ các nhà máy chế biến tuỳ thuộc vào loại mặt hàng chủ yếu mà nhà máy đó
sản xuất. Một số rất ít chất thải từ chế biến surimi có các chỉ số BOD5 lên tới
3.120mg/l, COD tới 4.890mg/l nước thải từ chế biến Aga có chứa các hoá chất như
NaOH, H2SO4, Javen, Borax nhưng liều lượng không cao và tải lượng cũng không
nhiều, tuy nhiên nếu loại nước thải này không được pha đủ loãng mà trực tiếp thải ra
môi trường có thể gây hại cho môi trường.
Nước thải từ các nhà máy chế biến thuỷ sản có các chỉ số ô nhiễm cao hơn rất

nhiều so với tiêu chuẩn nước thải công nghiệp loại B dùng cho nuôi trồng thuỷ hải sản
(TCVN 5945-2005) như BOD5 vượt từ 10-30 lần, COD từ 9-19 lần. Nitơ tổng số từ
sấp sỉ bằng tiêu chuẩn đến cao hơn 9 lần).
Trong các nhà máy chế biến thuỷ sản đông lạnh còn có một lượng nhỏ Chlorine
dùng để làm vệ sinh nhà xưởng khi sử dụng sẽ sinh ra Cl2 phát tán vào không khí có

9


Khảo sát, đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp kiểm soát ô nhiễm tại Nhà máy Chế biến Thủy sản Xuất khẩu
An Hải – Bình Định

thể gây hại về đường hô hấp cho người lao động, tuy nhiên lượng sử dụng không
nhiều, khoảng 60 tấn/năm.
Tải lượng ô nhiễm do các xí nghiệp chế biến thuỷ sản gây ra là rất lớn nếu không
được xử lý nó sẽ là một thành tố làm tăng mức độ ô nhiễm môi trường trên sông rạch
và xung quanh khu chế biến. Ô nhiễm nước thải từ chế biến thuỷ sản nhiều khi chưa
nhận ra ngay do khả năng pha loãng và tự làm sạch của nguồn nước. Với lượng thải
tích tụ ngày càng nhiều thì dần dần chúng làm thay đổi theo chiều hướng xấu đi của
nguồn nước mặt: sông, rạch, ao, hồ và ản hưởng đến đời sống của khu dân cư xung
quanh. Ngoài ra, nước thải chế biến thủy sản còn có khả năng lan truyền dịch bệnh từ
xác thuỷ sản bị chết, thối rữa… gây ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động, đến môi
trường nuôi trồng thuỷ sản, đến sự phát triển bền vững của ngành...
1.1.9. Thực trạng kiểm soát ô nhiễm trong chế biến thủy sản tại Việt Nam
™ Về phía nhà nước
Nhà nước đã xây dựng và ban hành nhiều chính sách và các văn bản pháp quy
môi trường trực thuộc ngành, (chẳng hạn: QCVN 11:2008/BTNMT, HACCP,…). Tuy
nhiên, do ngành nhiều năm không có hoạt động điều tra cơ bản một cách toàn diện, mà
chỉ có các điều tra nghiên cứu theo các dự án, hay các đề tài phục vụ một nhiệm vụ cụ
thể ở một phạm vi nhất định, dẫn đến việc thiếu sót các số liệu cung cấp thông tin,

đánh giá thực trạng tài nguyên thiên nhiên và môi trường một cách tin cậy để làm cơ
sở cho việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cũng như kế hoạch bảo vệ
môi trường của ngành.
™ Về phía doanh nghiệp
Hiện nay các nhà doanh nghiệp chỉ nhìn nhận việc bảo vệ môi trường như là
một hành động bất đắc dĩ mang tính đối phó với các quy định của pháp luật cũng như
làm bớt sức ép của cộng đồng xung quanh chứ không phải là một hành động tự nguyện
tự giác. Biện pháp chủ yếu được dùng để kiểm soát ô nhiễm môi trường thường là xử
lý các dòng thải khi chúng được sinh ra bằng cách xây dựng, lắp đặt các hệ thống xử lý
chất thải. Chính vì thế công tác kiểm soát ô nhiễm của ngành chưa mang tính chất chủ
động, ít có tính chất đón đầu.
Ngoài ra đặc thù của nước thải trong các xí nghiệp chế biến thuỷ sản có thành
phần gây ô nhiễm cao, phải được xử lý triệt để trước khi thải ra môi trường. Nhưng do
10


Khảo sát, đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp kiểm soát ô nhiễm tại Nhà máy Chế biến Thủy sản Xuất khẩu
An Hải – Bình Định

phần lớn các xí nghiệp được xây dựng trước khi luật môi trường ra đời, điều kiện tài
chính hạn hẹp, công nghệ và thiết bị xử lý đắt tiền, mặt khác do công tác tư vấn, quản
lý môi trường chưa làm tốt, chưa nghiêm.
1.2. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN BÌNH ĐỊNH
1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty
- Công ty Cổ phần Thủy sản Bình Định có tên giao dịch ngoại thương là: BÌNH
ĐỊNH FISHERY JOINT STOCK COMPANY (BIDIFISCO)
- Tiền thân của Công ty Cổ phần Thủy sản Bình Định là doanh nghiệp nhà nước,
được thành lập và tháng 04/1976, với tên gọi là Công ty Hải sản Nghĩa Bình. Công ty
có 7 trạm thu mua hải sản ven biển từ Bình Định đến Quảng Ngãi. Ngoài ra, còn có
một trạm lưu động tại Phan Thiết và một chi nhánh tại TP. Hồ Chí Minh.

- Tháng 10/1992, xác nhập Công ty Thủy sản Quy Nhơn vào Công ty Thủy sản
Bình Định và hình thành Công ty Thủy sản Bình Định.
- Tháng 05/ 1996, xác lập Công ty Thủy sản Hoài Nhơn vào Công ty Thủy sản Phù
Cát và Công ty Thủy sản Bình Định.
- Ngày 27/02/1999, theo quyết định số 25/1999 QĐUB thì Công ty Cổ phần Thủy
sản Bình Định được thành lập trên cơ sở cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và chính
thức đi vào hoạt động vào tháng 03/1999, đăng kí kinh doanh vào ngày 01/03/1999.
- Công ty Cổ phần Thủy sản Bình Định hiện nay có 5 đơn vị sản xuất kinh doanh
trực thuộc:
o Nhà máy Chế biến Thủy sản Xuất khẩu An Hải, đóng tại phường Hải Cảng –
TP. Quy Nhơn. Chức năng cùa nhà máy là chế biến hàng đông lạnh (là chủ
yếu) và hàng khô.
o Xí nghiệp Kinh doanh Dịch vụ Thủy sản Quy Nhơn, đóng tại phường Thị Nại
– TP. Quy Nhơn. Chức năng của xí nghiệp là đóng mới, sửa chữa tàu thuyền
và bán xăng dầu.
o Xí nghiệp Chế biến Thủy sản Tháp Đôi, đóng tại phường Đống Đa – TP. Quy
Nhơn. Chức năng của xí nghiệp là sản xuất nước mắm và hàng thủy sản khô.
o Xí nghiệp Kinh doanh Dịch vụ Thủy sản Đề Ghi, đóng tại thôn An Giang – xã
Cát Khánh – huyện Phù Cát – tỉnh Bình Định. Chức năng của xí nghiệp là
đóng mới và sửa chữa tàu thuyền.
11


Khảo sát, đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp kiểm soát ô nhiễm tại Nhà máy Chế biến Thủy sản Xuất khẩu
An Hải – Bình Định

o Chi nhánh Công ty Cổ phần Thủy sản Bình Định, đóng tại 38 Lê Quang Kim –
P.9 – Q.8 – TP. Hồ Chí Minh. Chi nhánh có chức năng chế biến hàng đông
lạnh và hàng khô.
Hiện nay, Công ty đang tập trung đầu tư cho Nhà máy Chế biến Thủy sản Xuất

khẩu An Hải do tiềm năng lợi nhuận mang lại là rất lớn.
1.2.2. Cơ cấu tổ chức và bố trí nhân sự của Nhà máy Chế biến Thủy sản Xuất
Khẩu An Hải
Giám đốc nhà máy

Phó giám đốc nhà máy

PX. Cơ điện

Vận
hành

PX. Chế biến

Sửa
chữa

Bộ phận quản lý
chất lượng

Đội
HACCP

P. kỹ thuật
KCS

Hình 1.3: Cơ cấu quản lý của Nhà máy Chế biến Thủy sản Xuất khẩu An Hải
Nguồn: Phòng tổ chức hành chánh của Công ty CP Thủy sản Bình Định
- Giám đốc nhà máy: là người chịu trách nhiệm cao nhất nhà máy, quyết định mọi
hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy chế biến.

- Phó giám đốc nhà máy: là người giúp việc trực tiếp giám đốc, điều hành hoạt
động công ty, thay mặt giám đốc đưa ra quyết định cho mọi hoạt động sản xuất kinh
doanh hay các vấn đề có liên quan đến nhà máy trong trường hợp giám đốc vắng mặt.
- Phân xưởng cơ điện: có nhiệm vụ gia công chế tạo các dụng cụ thiết bị chế biến,
tháo lắp và di chuyển các hệ thống máy móc, vận hành các hệ thống lọc, sữa chữa
bảo dưỡng và gia công các việc khác liên quan đến máy móc.
- Phân xưởng chế biến:
o Là phân xưởng sản xuất chính, có nhiệm vụ chế biến, gia công các mặt hàng
cá đông lạnh xuất khẩu và cung cấp cho các thị trường trong nước.
12


Khảo sát, đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp kiểm soát ô nhiễm tại Nhà máy Chế biến Thủy sản Xuất khẩu
An Hải – Bình Định

o Cơ cấu gồm: quản đốc bộ phận thu mua, dịch vụ KCS, tổ thống kê và công
nhân.
9 Quản đốc: điều hành trong toàn bộ phân xưởng.
9 Bộ phận thu mua: có trách nhiệm thu mua nguyên liệu từ các đại lý về nhà
máy.
9 Đội ngũ KCS: phân phối đều và giám sát từng công đoạn sản xuất.
9 Tổ thống kê: ghi chép, tổng số liệu về nguyên liệu, bán thành phẩm, thành
phẩm, định mức và báo cáo lại với phòng kinh doanh hàng ngày.
9 Công nhân là lực lượng gia công làm ra sản phẩm dưới sự giám sát của KCS.
- Bộ phận quản lý chất lượng sản phẩm:
o Đội HACCP:
Quản lý an toàn thực phẩm theo hệ thống HACCP gồm bảy nguyên tắc cơ bản
sau:
9 Phân tích mối nguy, xác định các phương pháp phòng ngừa.
9 Xác định các điểm kiểm soát tới hạn.

9 Thiết lập các giới hạn cho mỗi điểm tới hạn.
9 Thiết lập các chương trình giám sát cho mỗi điểm tới hạn.
9 Đề ra các hành động sửa chữa.
9 Xây dựng các thủ tục thẩm tra.
9 Thiết lập các thủ tuc lưu trữ hồ sơ.
o Phòng kỹ thuật KCS:
9 Có quyền giám sát mọi hoạt động của phân xưởng và đóng góp ý kiến với
cấp trên. Quản lý điều hành các công nhân kỹ thuật và công nhân sản xuất.
9 KCS (QC): có nhiệm vụ kiể tra chất lượng nguyên liệu bán thành phẩm,
thành phẩm theo đúng tiêu chuẩn. Theo dõi hoạt động của dây chuyền sản
xuất, máy móc, thiết bị, đảm bảo chúng hoạt động tốt và hiệu quả.
1.2.3. Vị trí hoạt động
Địa điểm hoạt động của Nhà máy Chế biến Thủy sản xuất khẩu An Hải – Công
ty Cổ phần Thủy sản Bình Định được đặt tại 02 Trần Hưng Đạo, phường Hải Cảng,
Tp. Quy Nhơn.
-

Mặt trước: giáp với đường Trần Hưng Đạo
13


×