Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KHU DU LỊCH SINH THÁI CÂU LẠC BỘ XANH – HUYỆN LONG THÀNH – TỈNH ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 73 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN
LÝ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KHU DU LỊCH SINH THÁI
CÂU LẠC BỘ XANH – HUYỆN LONG THÀNH – TỈNH ĐỒNG
NAI

HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN: PHẠM THỊ MAI TRÂM
NGÀNH: QUẢN LÍ MÔI TRƯỜNG VÀ DLST
NIÊN KHÓA: 2006 - 2010

Tháng 7 năm 2010

i


KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ PHÁT
TRIỂN BỀN VỮNG KHU DU LỊCH SINH THÁI CÂU LẠC BỘ XANH
HUYỆN LONG THÀNH – ĐỒNG NAI

Tác giả
PHẠM THỊ MAI TRÂM

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư ngành
Quản Lý Môi Trường và Du Lich Sinh Thái

Giáo viên hướng dẫn


TS. Chế Đình Lý

Tháng 7 năm 2010
i


LỜI CÁM ƠN
Để có được thành quả như ngày hôm nay, con xin gửi lời cảm ơn chân thành đến ba,
mẹ - hai đấng sinh thành đã nuôi dưỡng, bảo bọc và tạo mọi điều kiện tốt nhất để con
có thể hoàn thành 4 năm đại học một cách thuận lợi.
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi cũng đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ phía
thầy cô, bạn bè và các anh chị trong khu du lịch Câu lạc bộ xanh. Tôi xin gửi lời cảm
ơn đến:
-

Các thầy cô trong Khoa Môi Trường và Tài nguyên, Đại học Nông Lâm
TP.HCM đã hướng dẫn, truyền đạt những kiến thức quí báu cho tôi trong 4 năm
vừa qua;

-

Thầy Chế Đình Lý đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề
tài

-

Anh Phạm Đào Nguyên, phòng Kinh Doanh KDL Câu lạc bộ xanh đã nhiệt tình
giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi thực hiện đề tài

-


Bạn bè, gia đình luôn bên cạnh, động viên tinh thần cho tôi.
Xin chân thành cám ơn!
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 1 tháng 7 năm 2010
Sinh viên thực hiện

Phạm Thị Mai Trâm

  ii


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Đề tài “Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý phát triển bền vững
khu du lịch sinh thái Câu lạc bộ xanh – Huyện Long Thành – Đồng Nai” được thực
hiện nhằm xác định các tác động của hoạt động du lịch đến môi trường, xây dựng hệ
thống giám sát cũng như đưa ra các giải pháp chiến lược phát triển nguồn thu du lịch
một cách bền vững.
Các kết quả nghiên cứu trong luận văn có thể tóm tắt như sau:
- Đề tài đã phân tích tình hình hoạt động du lịch của tỉnh Đồng Nai nói chung và
các vùng phụ cận huyện Long Thành, cũng như đánh giá được những cơ hội và
thách thức hiện nay đối với KDL
- Đã phân tích nhận dạng, xác định các khía cạnh môi trường có ý nghĩa đối với
KDL trong tình hình hiện tại, đã đề xuất các chỉ thị và tiêu chí cần phải quan trắc
các tác động du lịch đến cảnh quan môi trường: liên quan đến cảnh quan môi
trường có 9 tiêu chí, liên quan đến quản lý và kinh tế du lịch có 4 tiêu chí.
- Luận văn đã đề xuất khung hệ thống quan trắc về mặt tổ chức thực hiện khung
quan trắc.
- Trên cơ sở các tài liệu của Tỉnh và phân tích SWOT, tác giả cũng đã đề xuất các

giải pháp phát triển du lịch bền vững cho cho KDL Câu lạc bộ xanh.


  iii


MỤC LỤC
Trang
TRANG TỰA ...................................................................................................................i
LỜI CÁM ƠN................................................................................................................. ii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN ............................................................................................. iii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................... viii
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................. ix
DANH MỤC BẢNG BIỂU .............................................................................................x
Chương 1 MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI .............................................................................1
1.2 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI ..................................................................................................2
1.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .....................................................................................2
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................................3
1.4.1 Thu thập tài liệu ......................................................................................................3
1.4.2 Thu thập số liệu ......................................................................................................3
1.4.3 Phỏng vấn những người có liên quan .....................................................................3
1.4.4 Phương pháp các giới hạn của sự thay đổi có thể chấp nhận được ( Limits of
Acceptable Change – LAC).............................................................................................3
1.4.5 Phương pháp phân tích SWOT ...............................................................................4
1.4.6 Phương pháp phân tích khía cạnh – tác động .........................................................4
1.4.7 Điều tra thực địa .....................................................................................................5
Chương 2 TỔNG QUAN.................................................................................................6
2.1 KHÁI NIỆM VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG ........................................6
2.1.1 Khái niệm phát triển du lich bền vững ...................................................................6
2.1.2 Mục tiêu của Du lịch bền vững ..............................................................................7

2.2 MỐI LIÊN HỆ GIỮA MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG
.........................................................................................................................................8
2.2.1 Những tác động của môi trường đối với du lịch ....................................................8
2.2.2 Những tác động của du lịch đối với môi trường: ...................................................8
  iv


2.2.2.1 Những tác động tích cực ......................................................................................9
2.2.2.2 Những tác động tiêu cực:.....................................................................................9
Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .....................................................................11
3.1. HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG TẠI KHU DU LỊCH CÂU LẠC BỘ XANH .......11
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển ...........................................................................11
3.1.2 Vị trí địa lí.............................................................................................................11
3.1.3 Khí hậu – thủy văn ...............................................................................................11
3.1.4 Hiện trạng về cơ sở vật chất hạ tầng du lịch ........................................................12
3.1.4.1 Hệ thống điện ....................................................................................................12
3.1.4.2 Hệ thống đường .................................................................................................12
3.1.4.3 Hệ thống nước ...................................................................................................12
3.1.4.4 Hệ thống xử lý nước thải, chất thải rắn .............................................................12
3.1.5 Hiện trạng hoạt động du lịch ................................................................................13
3.1.5.1 Hiện trạng về tổ chức, quản lí ...........................................................................13
3.1.5.2 Hiện trạng hoạt động du lịch .............................................................................14
3.2. HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TỈNH ĐỒNG NAI VÀ CÁC VÙNG
PHỤ CẬN HUYỆN LONG THÀNH............................................................................17
3.2.1 Tình hình hoạt động du lịch của tỉnh Đồng Nai ...................................................17
3.2.2 Tình hình khách du lịch đến Đồng Nai từ năm 2005 – 2009 ...............................19
3.2.3. Tình hình hoạt động du lịch của các vùng phụ cận Huyện Long Thành.............20
3.2.3.1 Tình hình hoạt động du lịch của Thành phố Hồ Chí Minh ...............................20
3.2.3.2 Huyện Trảng Bom .............................................................................................22
3.2.3.3. Huyện Nhơn Trạch ...........................................................................................23

3.3. CÁC TÁC ĐỘNG CỦA HỌAT ĐỘNG DU LỊCH - CÁC GIỚI HẠN KHÔNG
ĐƯỢC PHÉP VƯỢT QUA VÀ HỆ THỐNG QUAN TRẮC CÁC TÁC ĐỘNG CỦA
DU LỊCH ĐẾN TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TẠI KDL ..................................23
3.3.1. Các loại hình dịch vụ hiện có tại KDL Câu lạc bộ xanh .....................................23
3.3.1.1 Khu dịch vụ nhà hàng, giải khát ........................................................................24
3.3.1.2 Khu khách sạn, nhà nghỉ ...................................................................................24
3.3.1.3 Các dịch vụ giải trí ............................................................................................24
3.3.1.4 Dịch vụ làm đẹp, Spa và Massage .....................................................................25
 v


3.3.2. Xác định các khía cạnh môi trường cần quan tâm ..............................................26
3.3.2.1 Dịch vụ nhà hàng, giải khát ...............................................................................26
3.3.2.1.1. Các tiến trình hoạt động tại khu vực nhà hàng, giải khát ..............................26
3.3.2.1.2 Danh sách các hoạt động, khía cạnh tác động tại khu vực nhà hàng, giải khát
.......................................................................................................................................26
3.3.2.1.3 Xác định mức ý nghĩa cho các khía cạnh môi trường đối với khu nhà hàng .28
3.3.2.2 Khách sạn – nhà nghỉ và dịch vụ spa, trung tâm thẩm mỹ, karaoke .................29
3.3.2.2.1. Các tiến trình hoạt động ................................................................................29
3.3.2.2.3 Xác định mức ý nghĩa cho các khía cạnh môi trường đối với khu vực khách
sạn, nhà nghỉ, trung tâm thẩm mỹ, hồ bơi, karaoke ......................................................30
3.3.2.3 Khu dịch vụ thể thao, vui chơi giải trí ...............................................................31
3.3.2.3.1 Các tiến trình hoạt động .................................................................................31
3.3.2.3.2 Danh sách các hoạt động, khía cạnh tác động của khu vực dịch vụ thể thao,
vui chơi giải trí...............................................................................................................32
3.3.2.3.3 Xác định các khía cạnh môi trường có ý nghĩa đối với khu vực dịch vụ thể
thao, vui chơi giải trí......................................................................................................33
3.3.3. ĐỀ XUẤT CÁC CHỈ THỊ VÀ TIÊU CHUẨN CỦA GIỚI HẠN CỦA NHỮNG
THAY ĐỔI CÓ THỂ CHẤP NHẬN ĐƯỢC TẠI KHU DU LỊCH SINH THÁI CÂU
LẠC BỘ XANH ............................................................................................................33

3.3.3.1 Các chỉ thị và tiêu chí về môi trường ................................................................34
3.3.3.1.1 Rác thải ...........................................................................................................34
3.3.3.1.2 Lượng rác thải trên hồ ....................................................................................35
3.3.3.1.3 Sạt lở đường ven hồ ........................................................................................35
3.3.3.1.4 Diện tích đất bị ngập úng trong mùa mưa ......................................................35
3.3.3.1.5 Tiếng ồn của du khách trong khu vực ............................................................35
3.3.3.1.6 Nước thải trên hồ ............................................................................................36
3.3.3.1.7 Chọc phá chim thú trong Vườn cổ tích ..........................................................36
3.3.3.1.8 Cây cối bị phá hại ven suối.............................................................................36
3.3.3.1.9 Rác thải trên suối ............................................................................................36
3.3.3.2. Các tiêu chí và chỉ thị liên quan đến quản lí và kinh tế du lịch........................36
3.3.3.2.1 Đội ngũ nhân viên có chuyên môn .................................................................36
  vi


3.3.3.2.2 Số lượng du khách hài lòng về chuyến tham quan .........................................37
3.3.3.2.3 Số lượng du khách trở lại sau chuyến đi du lịch đầu .....................................37
3.3.3.2.4 Hệ thống chiếu sáng công cộng, các yêu cầu về sử dụng điện của các nhân du
khách ..............................................................................................................................37
3.3.4 ĐỀ XUẤT CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC .....................................................39
3.4.ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG CHO KDLST
CÂU LẠC BỘ XANH...................................................................................................40
3.4.1. Phân tích điểm mạnh điểm yếu, cơ hội và thách thức làm cơ sở đề xuất giải pháp
.......................................................................................................................................40
3.4.1.1 Các điểm mạnh bên trong của KDL Câu Lạc Bộ Xanh ....................................40
3.4.1.2 Các điểm yếu bên trong của KDL Câu Lạc Bộ Xanh : .....................................41
3.4.1.3 Các cơ hội bên ngoài đối với KDL Câu Lạc Bộ Xanh ......................................42
3.4.1.4 Các thách thức bên ngoài đối với KDL Câu Lạc Bộ Xanh ...............................43
3.4.2 Xác định các giải pháp chiến lược dựa trên phân tích SWOT .............................44
3.4.2.1 Các chiến lược phát huy điểm mạnh để giành lấy cơ hội: ................................44

3.4.2.2 Các chiến lược phát huy điểm mạnh để vượt qua thách thức ...........................44
3.4.2.3 Các chiến lược tận dụng cơ hội để vượt qua thách thức: ..................................45
3.4.2.4 Các chiến lược không để cho thách thức làm bộc lộ nhược điểm:....................45
3.4.3. Sắp xếp thứ tự ưu tiên các giải pháp đề xuất cho KDL Câu lạc bộ xanh ............45
Chương 4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................47
4.1 KẾT LUẬN .............................................................................................................47
4.2 KIẾN NGHỊ.............................................................................................................48
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................49
PHỤ LỤC ......................................................................................................................51

 vii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BGĐ

:

Ban giám đốc

CP

:

Cổ phần

DL

:


Du lịch

DK

:

Du khách

GIS (Geography Information System) : Hệ thống thông tin địa lý
KCN

:

Khu công nghiệp

KDL

:

Khu du lịch

KDLST :

Khu du lịch sinh thái

KH

:

Kế hoạch


KS

:

Khách sạn

LAC (Limits of Acceptable Change) : Các giới hạn của sự thay đổi có thể
chấp nhận được
TH

:

Thực hiện

TNHH

:

Trách nhiệm hữu hạn

TPHCM :

Thành phố Hồ Chí Minh

UBND

Ủy ban nhân dân

:


VSATTP :

Vệ sinh an toàn thực phẩm

WTO (World Tourism Organization) : Tổ chức du lịch thế giới
WTO (World Trade Organization)

 viii

: Tổ chức thương mại thế giới


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của KDL ......................................................................13
Hình 3.2 Biểu đồ thể hiện số lượng khách sử dụng dịch vụ qua các năm ....................15
Hình 3.3 Biểu đồ thể hiện mức độ đáp ứng nhu cầu vui chơi của khách tại KDL .......15
Hình 3.4 Biểu đồ thể hiện mức độ hài lòng của du khách về chất lượng phục vụ của
nhân viên........................................................................................................................16
Hình 3.5 Biểu đồ thể hiện nguồn thông tin về KDL thông qua tìm hiểu của khách ....16
Hình 3.6 Biểu đồ thể hiện phương tiện thực hiện chuyến tham quan của DK đến KDL
.......................................................................................................................................17
Hình 3.7 Biểu đồ thống kê số lượng khách đến Đồng Nai từ 2005 – 2009..................19
Hình 3.8 Các tiến trình hoạt động tại khu vực nhà hàng ..............................................26
Hình 3.9 Các tiến trình hoạt động tại khu vực khách sạn – nhà nghỉ, trung tâm thẩm
mỹ, dịch vụ karaoke ......................................................................................................29
Hình 3.10 Các tiến trình hoạt động tại khu vực dịch vụ thể thao, vui chơi giải trí ......31
Hình 3.11 Sơ đồ vị trí KDL Câu lạc bộ xanh ...............................................................41

  ix



DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1 Số lượng du khách sử dụng dịch vụ tại KDL từ 2008 - 2010 .......................14 
Bảng 3.2 Tổng lượng khách và tổng doanh thu của tỉnh từ 2005 - 2009 .....................19 
Bảng 3.3 Kế hoạch hoạt động du lịch của tỉnh năm 2010 ............................................20 
Bảng 3.4 Thị trường khách quốc tế đến Thành phố Hồ Chí Minh 2004 – 2006 ..........21 
Bảng 3.5: Tình hình hoạt động kinh doanh du lịch các năm 2006, 2007, 2008, 2009
của KDLST thác Giang Điền ........................................................................................22 
Bảng 3.6: Phân tích các hoạt động, khía cạnh tác động của khu nhà hàng ..................27 
Bảng 3.7 Bảng đánh giá định lượng để xác định các các khía cạnh môi trường cần
quan tâm đối với khu nhà hàng .....................................................................................28 
Bảng 3.8 Danh sách các hoạt động, khía cạnh tác động của khu vực khách sạn, nhà
nghỉ, trung tâm thẩm mỹ, karaoke .................................................................................29 
Bảng 3.9 Kết quả đánh giá định lượng để xác định khía cạnh môi trường ý nghĩa cho
khu vực khách sạn, nhà nghỉ, trung tâm thẩm mỹ, hồ bơi, karaoke ..............................30 
Bảng 3.10 Các hoạt động, khía cạnh tác động của khu vực dịch vụ thể thao, vui chơi
giải trí .............................................................................................................................32 
Bảng 3.11 Kết quả phân tích định lượng khía cạnh môi trường có ý nghĩa của khu vực
dịch vụ thể thao, vui chơi giải trí ...................................................................................33 
Bảng 3.12 Tóm tắt những hoạt động và tác động môi trường chính tại KDL ..............33 
Bảng 3.13 Tóm tắt các chỉ thị và tiêu chí quan trắc cho quản lý bền vững tại KDLST
Câu Lạc Bộ Xanh ..........................................................................................................37 
Bảng 3.14 Tóm tắt hệ thống quan trắc tác động của hoạt động du lịch phục vụ phát
triển bền vững khu du lịch sinh thái Câu Lạc Bộ Xanh ................................................39 

 x


Chương 1

MỞ ĐẦU
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Theo quy luật tự nhiên, khi đời sống vật chất ngày càng đầy đủ thì con người bắt
đầu quan tâm hơn đến đời sống tinh thần. Trong một môi trường sống năng động, hiện
đại thì nhu cầu nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí sau những giờ làm việc mệt nhọc và căng
thẳng đã trở nên vô cùng cần thiết. Và du lịch là một trong nhiều hình thức giải trí
được ưa chuộng hiện nay.
Nắm bắt được nhu cầu đó, trong những năm gần đây có rất nhiều địa điểm, nhiều
khu du lịch sinh thái đã được hình thành và phát triển. Theo đánh giá của Hiệp hội Du
lịch Châu Á Thái Bình Dương (PATA) Du lịch sinh thái đang có chiều hướng phát
triển và trở thành một bộ phận có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất về tỷ trọng trong
ngành Du lịch.
Đồng Nai là một trong những tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế thuộc loại cao ở
nước ta với sự ra đời của nhiều khu công nghiệp tập trung hàng ngàn người về đây
sinh sống và làm việc. Đây cũng là một thị trường đầy tiềm năng cho các nhà điều
hành tour, các công ty du lịch. Nhưng đó cũng là một mối lo cho các nhà bảo vệ môi
trường, những người cổ vũ cho du lịch sinh thái và phát triển bền vững.
Khu du lịch sinh thái Câu Lạc Bộ Xanh được bình chọn là một trong 4 khu du
lịch hàng đầu tại Đồng Nai. Tọa lạc tại xã Phước Tân, huyện Long Thành, tỉnh Đồng
Nai nằm cách TPHCM khoảng 35km về phía Đông Bắc. Nơi đây là một môi trường
sinh thái xanh, sạch, đẹp, thoáng mát. Các tiện nghi phục vụ được thiết lập đồng bộ
hiện đại và ẩn mình trong thiên nhiên không một chút phô trương.
Được thành lập từ năm 1998 và bắt đầu đi vào hoạt động năm 2003, Khu du lịch
được đầu tư chiều sâu, kết hợp kết hợp giữa yếu tố hiện đại và thiên nhiên hoang dã,
cải tạo và gìn giữ môi trường quan cảnh. KDLST Câu lạc bộ xanh cũng là nơi để tổ
 1


chức các buổi họp, hội nghị, sự kiện, tiệc cưới với sức chứa lên đến 500 khách. Ngoài
ra, du khách còn có thể thưởng thức các món ăn Âu Á hay thức uống tại nhà hàng ốc

đảo và cà phê sân vườn với phong cách phục vụ chuyên nghiệp của các nhân viên. Một
khu trò chơi trượt cỏ đặc sắc riêng biệt, công viên nước, khu vườn cổ tích, trò chơi cho
trẻ em, các môn thể thao như leo núi, bóng đá, bóng chuyền bãi biển, mini golf ...
Với các hoạt động du lịch ngày càng phong phú và đa dạng như vậy, khu du lịch
đã và đang mang lại những tác động không nhỏ đối với môi trường. Vậy làm thế nào
hạn chế những tác động đó, đâu là giới hạn của những sự thay đổi mà môi trường có
thể chấp nhận được?
Và làm thế nào để phát triển du lịch một cách bền vững mà vẫn mang lại hiệu quả
kinh tế cho các doanh nghiệp cũng như cộng đồng địa phương?
Nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển bền vững trong hoạt động du
lịch sinh thái, đề tài “Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý phát triển du
lịch bền vững khu DLST Câu Lạc Bộ Xanh ( huyện Long Thành - Đồng Nai)” được
thực hiện làm đề tài tốt nghiệp chuyên ngành quản lý môi trường và du lịch sinh thái
trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.
1.2 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
Xác định các giới hạn của các tác động của hoạt động du lịch đến môi trường,
xây dựng hệ thống giám sát và đề xuất các giải pháp chiến lược để phát triển nguồn
thu du lịch một cách bền vững tại khu DLST Câu Lạc Bộ Xanh ( huyện Long Thành Đồng Nai).
1.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
ƒ Phân tích hiện trạng hiện nay ở khu DLST Câu Lạc Bộ Xanh ( huyện Long
Thành - Đồng Nai) và các điểm mạnh và điểm yếu của KDL.
ƒ Làm rõ tình hình hoạt động du lịch của Tỉnh Đồng Nai, TpHCM và các vùng phụ
cận Long Thành, xác định các cơ hội và thách thức đối với KDL trong hoạt động
du lịch.
ƒ Xác định các tác động của hoạt động du lịch và các giới hạn không được phép
vượt qua, xây dựng hệ thống quan trắc các tác động của du lịch đến tài nguyên và
môi trường.
 2



ƒ Xây dựng các giải pháp và định hướng để phát triển bền vững du lịch tại khu
DLST Câu Lạc Bộ Xanh ( huyện Long Thành - Đồng Nai).
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.4.1 Thu thập tài liệu
Thu thập tài liệu có liên quan từ: khu du lịch, website, tài liệu in thành sách có
liên quan đến du lịch sinh thái và bảo tồn.
1.4.2 Thu thập số liệu
Số liệu được lấy từ ban quản lí khu du lịch Câu Lạc Bộ Xanh, phòng kế toán và
kết hợp khảo sát thực địa, số liệu được xử lí từ các bảng câu hỏi phỏng vấn.
1.4.3 Phỏng vấn những người có liên quan
Phỏng vấn du khách, hướng dẫn viên, nhân viên quản lí trong khu du lịch
1.4.4 Phương pháp các giới hạn của sự thay đổi có thể chấp nhận được ( Limits of
Acceptable Change – LAC)
LAC là tiến trình được xây dựng bởi cục lâm nghiệp Hoa Kỳ nhằm đánh giá các
tác động của du khách đối với khu vực hoang dã. Nó chấp nhận rằng thay đổi là không
thể tránh được nhưng cần xác lập các giới hạn ở mức độ nào thì có thể chấp nhận được
(Chế Đình Lý, 2005)
Cách tiếp cận LAC hỗ trợ các nhà quản lí nắm vững các chi tiết của việc quản lý
theo cách nắm bắt được bất kì sự vượt xa nào ngoài khả năng thực hiện bằng cách xác
định các giới hạn của sự thay đổi có thể chấp nhận được.
Nếu các nhà lập kế hoạch dùng LAC để thiết lập hệ thống theo dõi các tác động
của du lịch , nên có nhiều chỉ thị và tiêu chuẩn được dùng để đánh giá sự tiến triển của
sự thực hiện dự án du lịch sinh thái (Ngô An, 2009)
LAC là một hệ thống để đo các tác động của du lịch và nên được áp dụng để đánh
giá các mục tiêu giảm các tác động du lịch là có kết quả. LAC trả lời rằng sự thay đổi
là không tránh khỏi và tạo ra giới hạn thay đổi bao nhiêu thì chấp nhận được. Nó tập
trung vào các điều kiện đòi hỏi trong một địa điểm nào đó. Các điều kiện này phải
được xác định bởi người sử dụng địa điểm hiện tại và tương lai cùng với nhà quản lí.
(Chế Đình Lý, 2005)
Các bước cơ bản để xác định LAC (Wallace, 1993):

 3


1.) Xác định các vấn đề và mối liên quan của khu vực: Bao gồm tất cả những người
có liên quan, xác định các giá trị thống nhất của du lịch sinh thái, các điểm thu hút, các
cơ hội, thách thức và các vấn đề.
2.) Định nghĩa và mô tả các kiểu hoạt động có thể yêu cầu: Xem xét tất cả các kiểu
hoạt động khác nhau mà DLST có thể tham gia. Sau đó, xác định các hoạt động cụ thể
cần được áp dụng cho điểm hay vùng có hoạt động DLST.
3.) Chọn các chỉ thị: Các chỉ thị cần được chọn đối với các thông số quản lí có liên
quan nhất tại một điểm nào đó và có liên hệ một cách trực tiếp với các hoạt động của
du khách có thể được kiểm soát.
4.) Thiết lập các tiêu chuẩn cho từng chỉ thị:
Các tiêu chuẩn cần hình thành các giới hạn của sự thay đổi có thể chấp nhận được
Thiết lập các tiêu chuẩn chỉ thị nên tập hợp càng nhiều những người có liên quan
càng tốt, các tiêu chuẩn cần được sự đồng thuận càng nhiều càng có lợi để dễ dàng
thực hiện thành công, và họ sẽ cam kết cố gắng để đạt được các giới hạn đó.
Cơ sở để thiết lập các tiêu chuẩn có thể là từ các kết quả nghiên cứu, thông tin cơ
bản liên quan, tư vấn của chuyên gia, kinh nghiệm thực tế.
5.) Các điều kiện quan trắc và thực hiện:
Nếu các giới hạn có thể chấp nhận được bị vượt qua, thực hiện các thay đổi quản
lí sẽ đem lại các điều kiện kinh tế, xã hội, tài nguyên trở lại giới hạn có thể chấp nhận
được.
1.4.5 Phương pháp phân tích SWOT
Phương pháp phân tích SWOT là một phương pháp giúp xác định chiến lược phát
triển hệ thống môi trường một cách có cơ sở khoa học, thông qua việc xác định và
phân tích các điểm mạnh (strength), điểm yếu (weakness), cơ hội (opportunity) cũng
như thách thức (threat) của một hệ thống.
1.4.6 Phương pháp phân tích khía cạnh – tác động
Phương pháp phân tích khía cạnh tác động là phương pháp nhận dạng, xác định

các khía cạnh môi trường có ý nghĩa và các tác động môi trường của các hoạt động,
sản xuất dịch vụ hay của một tổ chức

 4


Khía cạnh môi trường là yếu tố của các hoạt động, sản phẩm và dịch vụ của một
tổ chức mà có thể tác động qua lại với môi trường. Các tác động này có thể là liên tục,
định kỳ hay chỉ kết hợp với các sự cố như cấp cứu
Tác động môi trường là các ảnh hưởng hay hệ quả của hoạt động lên môi trường
tự nhiên và xã hội , được nhận biết thông qua trung gian của khía cạnh môi trường.
Tác động môi trường là bất kỳ một thay đổi nào đến môi trường, dù là có hại hay là có
lợi, dù là toàn bộ hay một phần của các hoạt động, sản xuất hay dịch vụ của một tổ
chức.
Sau khi có danh mục các khía cạnh môi trường, cần tiến hành xác định các khía
cạnh môi trường có ý nghĩa.
1.4.7 Điều tra thực địa
Tiến hành khảo sát thực địa theo phương pháp du hành cá nhân, đánh giá, ghi
nhận bằng giác quan và chụp ảnh.

 5


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 KHÁI NIỆM VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG
2.1.1 Khái niệm phát triển du lich bền vững
Hiện nay, du lịch bền vững không chỉ còn là một hiện tượng “mốt” nhất thời, mà
là một xu thế của thời đại, là mục tiêu đặt ra cho phát triển và có ý nghĩa quan trọng
không chỉ về mặt kinh tế mà còn có ý nghĩa đặc biệt đối với sự phát triển bền vững của

xã hội, của cộng đồng dưới quan điểm khai thác tài nguyên và môi trường (bao gồm cả
tự nhiên và nhân văn) trên phạm vi toàn cầu (Đào Duy Tuấn, 2001)
Trên thế giới hiện nay có rất nhiều khái niệm về sự phát triển bền vững và phát
triển du lịch bền vững:
Khái niệm về phát triển bền vững : Là sự phát triển của cá nhân này không ảnh
hưởng đến sự phát triển của cá nhân khác, cộng đồng này không ảnh hưởng đến cộng
đồng khác, quốc gia này không ảnh hưởng đến quốc gia khác. Và sự phát triển của thế
giới hôm nay không làm ảnh hưởng đến lợi ích của thế hệ mai sau.
Du lịch bền vững là du lịch mà giảm thiểu các chi phí và nâng cao tối đa các lợi
ích của du lịch cho môi trường tự nhiên và cộng đồng địa phương và có thể được thực
hiện lâu dài nhưng không ảnh hưởng xấu đến nguồn lợi mà nó phụ thuộc vào.
Khái niệm về du lịch bền vững của Tổ chức Du lịch Thế giới (WTO) đưa ra tại
hội nghị về Môi trường và Phát triển của Liên hiệp quốc tại Riode Janeriro năm 1992:
Du lịch bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu
hiện tại của khách du lịch và quan tâm đến người dân bản địa trong khi vẫn quan tâm
đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho phát triển du lịch trong tương lai.
Du lịch bền vững sẽ có kế hoạch quản lý các nguồn tài nguyên nhằm thoả mãn các nhu
cầu về kinh tế, xã hội, thẩm mỹ của con người trong khi vẫn duy trì được sự toàn vẹn

 6


về văn hoá, đa dạng sinh học, sự phát triển của hệ sinh thái và các hệ thống hỗ trợ cho
cuộc sống con người.
Trong thời đại hiện nay, phát triển du lịch bền vững là sự đáp ứng đầy đủ nhất,
tiện nghi nhất các nhu cầu của khách du lịch, tạo sức hút của khách đến các vùng du
lịch... Điều cốt lõi trong phát triển du lịch bền vững là bảo đảm sự cân bằng giữa cung
và cầu; giữa số lượng và chất lượng; giữa phát triển du lịch quốc tế và du lịch nội địa;
giữa khai thác và bảo vệ nguồn tài nguyên du lịch; cân đối giữa yêu cầu phát triển và
khả năng quản lý, trong đó nguồn nhân lực du lịch đóng vai trò then chốt.

Đối với ngành du lịch Việt Nam, thì phát triển bền vững có nghĩa là việc quản lý
toàn bộ các thành phần cấu thành ngành du lịch đảm bảo phát triển cân bằng để có thể
mang lại những kết quả có lợi về kinh tế, xã hội mang tính lâu dài mà không gây ra
những tổn hại cho môi trường tự nhiên và bản sắc văn hoá của điểm du lịch. Quá trình
phát triển du lịch bền vững phải kết hợp hài hoà nhu cầu của hiện tại và tương lai trên
cả hai góc độ sản xuất và tiêu dùng du lịch, nhằm mục đích tái tạo, bảo tồn và phát
triển tự nhiên, giữ gìn và phát huy được bản sắc văn hoá dân tộc. Theo đó, để đảm bảo
sự bền vững của phát triển du lịch thì yếu tố tài nguyên được xem như là nhân tố quan
trọng hàng đầu. Tài nguyên du lịch được xem là quản lý bền vững nếu trong quá trình
khai thác, phục vụ du lịch đảm bảo được hai tiêu chí sau:
• Hoạt động quản lý tài nguyên bền vững cần được thực hiện để xây dựng những
sản phẩm đạt hiệu quả kinh tế cao, tránh tổn thất, lãng phí, đem lại lợi ích nhiều
mặt cho xã hội cả về vật chất và tinh thần.
• Quản lý tài nguyên bền vững đảm bảo tài nguyên không chỉ được bảo vệ mà
còn không ngừng được tôn tạo và phát triển cho mục tiêu sử dụng lâu dài.
2.1.2 Mục tiêu của Du lịch bền vững
Phát triển, gia tăng sự đóng góp của du lịch vào kinh tế và môi trường.
Cải thiện tính công bằng xã hội trong phát triển.
Cải thiện chất lượng cuộc sống của cộng đồng bản địa.
Đáp ứng cao độ các nhu cầu của du khách.
Duy trì chất lượng môi trường.

 7


2.2 MỐI LIÊN HỆ GIỮA MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN
VỮNG
Trong suốt 40 năm hình thành và phát triển, du lịch Việt Nam đã có những bước
tiến đáng khích lệ và hiện đã trở thành một ngành kinh tế có vị trí xứng đáng trong nền
kinh tế quốc dân. Tuy nhiên việc khai thác các tài nguyên phục vụ phát triển du lịch

bên cạnh những tác động tích cực cũng dần bộc lộ những ảnh hưởng tiêu cực: vô tình
đã góp phần làm suy thoái chất lượng tài nguyên, ô nhiễm môi trường sinh thái, đe doạ
sự tồn tại của các hệ sinh thái tự nhiên đặc hữu, thay đổi tập quán sinh hoạt của loài...
Phát triển du lịch bền vững chính là giải pháp duy nhất khắc phục được tình trạng ô
nhiễm môi trường, hạn chế khả năng làm suy thoái tài nguyên, duy trì tính đa dạng
sinh học.(Đào Duy Tuấn, 2001)
2.2.1 Những tác động của môi trường đối với du lịch
Môi trường du lịch được hiểu là các điều kiện, các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã
hội và nhân văn của từng lãnh thổ cụ thể mà trong đó các hoạt động du lịch tồn tại và
phát triển.
Du lịch luôn luôn có mối quan hệ mật thiết với môi trường, đến sự khai thác tài
nguyên. Hay nói cách khác là có tài nguyên thì mới có sự tồn tại của du lịch. Khi tài
nguyên và môi trường được bảo vệ thì đồng nghĩa với nó là du lịch của chúng ta được
bảo vệ. Một quốc gia nào đó muốn có được một nền du lịch phát triển thì chắc chắn
quốc gia đó đã và đang coi trọng vấn đề môi trường (Phạm Trung Du, 2001)
2.2.2 Những tác động của du lịch đối với môi trường:
Năm 2000 là mốc lịch sử đánh dấu một năm phát triển của ngành du lịch Việt
Nam. Chúng ta đã đón được người khách quốc tế thứ 2 triệu và hơn 11 triệu khách nội
địa, mang lại nguồn thu cho xã hội đạt trên 11 tỷ USD. Do vậy, hoạt động du lịch nhìn
từ bất cứ góc độ nào đều gắn với tự nhiên và chính các yếu tố tự nhiên như khí hậu,
địa hình, động thực vật, tài nguyên nước...
Ngành du lịch phát triển trong những năm gần đây đã góp phần tạo công ăn việc
làm cho hàng triệu lao động. Nếu như năm 1990, toàn ngành du lịch mới có hơn
17.000 lao động trực tiếp, đến nay du lịch Việt Nam đã có gần 150.000 cán bộ, nhân
viên đang làm việc.
 8


Du lịch là một hoạt động mà qua đó du khách cũng như người lao động trong lĩnh
vực du lịch và cư dân địa phương có điều kiện tăng thêm hiểu biết, mở mang kiến thức

văn hoá chung, có thêm kinh nghiệm và vốn sống.
Theo tính toán của Tổ chức Du lịch thế giới, tốc độ tăng thu nhập của du lịch
vượt xa nhịp độ tăng của nhiều ngành kinh tế khác.
2.2.2.1 Những tác động tích cực
Du lịch góp phần khẳng định giá trị và góp phần vào việc bảo tồn các diện tích tự
nhiên quan trọng, phát triển các khu bảo tồn và vườn quốc gia.
Du lịch có thể cung cấp những sáng kiến cho việc làm sạch môi trường thông qua
kiểm soát chất lượng không khí, nước, đất, ô nhiễm tiếng ồn, rác thải và các vấn đề
môi trường khác thông qua các chương trình quy hoạch cảnh quan, thiết kế xây dựng,
và tu dưỡng các công trình kiến trúc.
Việc phát triển các cơ sở Du lịch được thiết kế tốt sẽ đề cao giá trị các cảnh quan.
Các cơ sở hạ tầng của địa phương như: Sân bay, đường xá, hệ thống cấp thoát
nước, xử lý chất thải, thông tin liên lạc được cải thiện thông qua hoạt động du lịch.
Sự hiểu biết về môi trường của cộng đồng địa phương cũng được tăng lên thông
qua việc trao đổi và học tập với du khách.
Đó là toàn bộ những mặt tích cực của phát triển du lịch vào môi trường. Dựa vào
đó để chúng ta tiếp tục phát huy và nâng cao chất lượng của du lịch mà không làm tổn
hại đến nguồn cung cấp chính cho chúng ta đó là du lịch.
2.2.2.2 Những tác động tiêu cực:
Bên cạnh những mặt tích cực trên, du lịch phát triển cũng nảy sinh nhiều vấn đề
bất cập, gây khó khăn trong quản lý và bảo vệ môi trường. Nó bao gồm các vấn đề
sau:
Du lịch là ngành công nghiệp tiêu thụ nước nhiều, thậm chí tiêu hao nguồn nước
sinh hoạt hơn cả nhu cầu nước sinh hoạt của địa phương.
Tuy được gọi là ngành “công nghiệp không khói”, nhưng du lịch có thể gây ô
nhiễm không khí thông qua phát xả khí thải, động cơ xe máy và tàu thuyền, đặc biệt là
ở các trọng điểm và trục giao thông chính, gây hại cho cây cối, động vật hoang dại và
các công trình xây dựng bằng đá vôi và bê tông.
Việc tiêu thụ năng lượng trong khu du lịch thường không hiệu quả và lãng phí.
 9



Việc thiếu nước sinh hoạt cùng với hoạt động kém ý thức của một số đông du
khách đã làm cho cảnh quan môi trường và hệ sinh thái tại khu vực suy giảm, một số
loài động thực vật quý hiếm đang dần bị huỷ diệt.
Tiếng ồn từ các phương tiện giao thông và du khách có thể gây phiền hà cho cư
dân địa phương và các du khách khác, kể cả các loài động vật hoang dã.
Ô nhiễm phong cảnh có thể được gây ra do khách sạn, nhà hàng có kiến trúc xấu
xí, thô kệch, bố trí các dịch vụ thiếu khoa học, bảo dưỡng kém đối với các công trình
xây dựng và cảnh quan. Phát triển du lịch hỗn độn, pha tạp, lộn xộn là một trong
những hoạt động gây suy thoái môi trường tệ hại nhất.
Việc phát triển hoạt động du lịch thiếu kiểm soát chặt chẽ sẽ làm loạn nhiều hệ
sinh thái như: Tác động lên đất làm sói mòn, sạt lở, biến động nơi cư trú của các loài
động thực vật hoang dã do tiếng ồn, săn bắn,..
Từ những vấn đề nêu trên, chúng ta phải có một cách nhìn nhận đúng đắn hơn về
việc phát triển các hoạt động du lịch. Phát triển du lịch nhằm đạt hiệu quả cao là phải
phát triển toàn diện, đa dạng, nhưng phải bền vững. Điều đó có nghĩa là chúng ta phải
quản lý tất cả các dạng tài nguyên theo cách nào đó để chúng ta có thể đáp ứng các
nhu cầu kinh tế, xã hội và thẩm mỹ trong khi vẫn duy trì được bản sắc văn hoá, các
quá trình sinh thái cơ bản, đa dạng sinh học và các hệ đảm bảo sự sống.

 10


Chương 3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG TẠI KHU DU LỊCH CÂU LẠC BỘ XANH
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Toàn bộ khuôn viên KDL hiện nay vốn là một trang trại chăn nuôi theo hình thức
vườn – ao – chuồng nên có rất nhiều cây ăn trái và một số ao hồ. Ông Vũ Đình Thuyên

- chủ của trang trại này là người Sài Gòn, cứ mỗi cuối tuần là ông và gia đình về thăm
trang trại và nghỉ qua đêm. Lúc đầu, ông chỉ xây một số phòng để cho gia đình, bạn bè
xuống tham quan, nghỉ ngơi vào dịp cuối tuần. Cùng với sự phát triển của trang trại thì
ông đã nảy ra ý tưởng sẽ xây dựng nhiều phòng hơn để có thể có nhiều người hơn đến
với trang trại của ông vào cuối tuần. Dần dần, một số dịch vụ khác được thành lập như
nhà hàng, quán cà phê,… Nhiều năm sau đó, số lượng khách đến với trang trại càng
nhiều, ông mới quyết định bỏ hình thức trang trại và đầu tư một số cơ sở vật chất để
phục vụ du lịch. Cái tên Câu Lạc Bộ Xanh cũng ra đời từ đó với ý nghĩa là nơi giao
lưu, trao đổi, gặp gỡ giữa du khách trong một không gian thoáng đãng, mát mẻ, thanh
bình…với màu sắc chủ đạo là màu xanh.
Từ đó, cứ mỗi năm phát triển thêm một số dịch vụ để làm tăng chất lượng phục vụ
du khách. Đến nay, các dịch vụ đã dần hoàn chỉnh để phục vụ cho nhiều đối tượng du
khách khác nhau và quy mô cũng lớn hơn. Trong đó, có một số dịch vụ mạnh như: nhà
hàng, khách sạn, phòng họp.
3.1.2 Vị trí địa lí
Nằm trong khu quân sự Long Bình. KDL được bao bọc bởi các đồng ruộng ở
xung quanh ở phía Tây và phía Nam. Phía Đông giáp với khu sản xuất ván ép, phía
Bắc giáp tổng kho K 888 (Tổng kho Long Bình)
3.1.3 Khí hậu – thủy văn
Khu du lịch sinh thái Câu Lạc Bộ Xanh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới cận xích
đạo, có 2 mùa rõ rệt với nền nhiệt độ cao đều trong năm ( trung bình cả năm 26oC,
 11


trung bình thấp nhất 25oC, trung bình cao nhất 29oC) là điều kiện đảm bảo cho các loại
cây trồng phát triển đặc biệt là các loại cây trồng nhiệt đới. Chính vì vậy, ta có thể thấy
có rất nhiều loại cây ăn quả nhiệt đới được trồng trong khuôn viên KDL mang lại cho
du khách một cảm giác mát mẻ và thú vị.
KDL có nhiều hồ nước nhân tạo, nguồn nước chủ yếu được lấy từ những mạch
nước ngầm. Ngoài ra, trong khu vực còn có một con suối nhỏ chảy qua và đi vào sông

Buông – con sông chảy qua địa bàn xã Phước Tân, là nguồn cung cấp nước chính cho
sản xuất nông nghiệp của xã và tiêu thoát nước trong mùa mưa.
3.1.4 Hiện trạng về cơ sở vật chất hạ tầng du lịch
3.1.4.1 Hệ thống điện
Nguồn điện cho toàn bộ hoạt động của KDL do công ty điện lực Long Thành
cung cấp.
3.1.4.2 Hệ thống đường
Từ quốc lộ 51 vào trong khu du lịch: đường đã được rải nhựa. Tuy nhiên, vẫn còn
một vài đoạn đường chỉ rải đá (khu vực chợ K88 và đoạn đường các cổng chính KDL
khoảng 100m), nhiều đoạn đường đã xuống cấp gây khó khăn, nguy hiểm trong việc đi
lại, đặc biệt trong mùa mưa.
Đường nội bộ: mặt đường được trải nhựa; riêng đường đi vào các khu nhà nghỉ,
bungalow mặt đường lát đá chẻ và đường đất
3.1.4.3 Hệ thống nước
Nguồn nước sinh hoạt và nguồn nước phục vụ cho các khu vực chức năng (nhà
hàng, khách sạn, trung tâm làm đẹp,…) và các dịch vụ (hồ bơi,…) được khai thác trực
tiếp từ nguồn nước ngầm, rồi đi qua một hệ thống lọc và phân phối cho tất cả các bộ
phận.
3.1.4.4 Hệ thống xử lý nước thải, chất thải rắn
Nước thải sinh hoạt sau khi được xử lý trong bể tự hoại được thải trực tiếp ra
ngoài. Hiện tại, KDL chưa có hệ thống xử lý nước thải. Riêng nước thải từ nhà hàng
Ốc đảo được thải trực tiếp ra hồ nước mà không qua xử lí.
Chất thải rắn, rác thải sinh hoạt sau khi được thu gom thì được đem đốt bỏ

 12


3.1.5 Hiện trạng hoạt động du lịch
3.1.5.1 Hiện trạng về tổ chức, quản lí
Khu du lịch sinh thái Câu lạc bộ xanh có tên giao dịch là: Công ty TNHH Du lịch

sinh thái Câu lạc bộ xanh.
Địa chỉ: xã Phước Tân, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai
Ngoài ra, công ty còn có một văn phòng đại diện tại địa chỉ: 86/60 Phổ Quang,
F.2, quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh
Tổng cán bộ công nhân viên của KDL hiện nay có 110 người, chia làm 2 khối:
văn phòng và dịch vụ.
Khối văn phòng gồm có: phòng nhân sự, phòng kế toán, phòng kinh doanh.
Khối dịch vụ gồm: nhà hàng, khách sạn, cà phê, karaoke,…
Trong đó
Trình độ được phân như sau:
Đại học, cao đẳng

:

15 người

Trung cấp

:

12 người

Trung học phổ thông :

20 người

Trung học cơ sở

:


11 người

Tiểu học

:

52 người

Bộ máy tổ chức điều hành được phân như sau:
Tổng giám đốc

Văn phòng

Phòng
Kinh
Doanh

Phòng
Kế
Toán

Dịch vụ

Phòng
Nhân
sự

Nhà
hàng


Khách
sạn

Bar,
coffee

Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của KDL
 13

Kara
oke

Các
dịch
vụ
khác


3.1.5.2 Hiện trạng hoạt động du lịch
Đi vào hoạt động từ năm 2003, có thể nói KDL câu lạc bộ xanh là một điểm du
lịch tương đối mới của huyện Long Thành cũng như của tỉnh Đồng Nai. Trong giai
đoạn đầu, các dịch vụ còn rất nghèo nàn và chỉ có một số ít dịch vụ, chủ yếu là khách
sạn, nhà hàng. Cùng với sự phát triển, KDL đã dần hình thành và hoàn thiện nhiều
dịch vụ và đưa vào trong chương trình du lịch những trò chơi mới, hấp dẫn. Đặc biệt là
trò chơi trượt cỏ, một môn thể thao mới phù hợp với mọi lứa tuổi và câu cá sấu…
Hiện nay, KDL đang đầu tư xây dựng một số hạng mục nhằm khai thác tối đa
hơn nữa tài nguyên du lịch tại khu vực.
Trong những năm gần đây, lượng khách đến KDL đã có sự gia tăng, nhưng chủ
yếu là khách nội địa (chiếm hơn 90% tổng số khách du lịch). Thời gian lưu trú của
khách tương đối ngắn, khách đến tham quan, sử dụng hồ bơi đi về trong ngày. Hoặc

khách lưu trú trong các nhà nghỉ, khách sạn chỉ đến nghỉ vào những ngày cuối tuần.
Những khách này đi theo dạng gia đình. Lượng khách quốc tế là rất hạn chế. Khách du
lịch quốc tế đến với Câu lạc bộ xanh chủ yếu là để nghỉ ngơi, tận hưởng không khí
trong lành của miền thôn quê.
Bảng 3.1 Số lượng du khách sử dụng dịch vụ tại KDL từ 2008 - 2010
Năm

Trượt cỏ

Hồ bơi

Khách sạn

2008

8.975

64.351

7.519

2009

11.237

65.192

8.651

2010


13.884

66.151

9.607

Nguồn: Phòng Kinh Doanh KDL

 14


×