Tải bản đầy đủ (.pdf) (134 trang)

XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP THỦ ĐỨC THEO TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 134 trang )

XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE
NGHỀ NGHIỆP ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
THÉP THỦ ĐỨC THEO TIÊU CHUẨN
OHSAS 18001:2007

Tác giả
PHAN TUẤN ANH

Giáo viên hướng dẫn:
TS. NGUYỄN VINH QUY

Tháng 07 năm 2010
i


LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian bốn năm học tập tại truờng Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí
Minh, em đã được các Thầy Cô dạy bảo tận tình, đồng thời sự giúp đỡ của các bạn
cùng lớp đã giúp em tự tin hơn rất nhiều trong cuộc sống. Đó chính là những hành
trang quý báu để em có thể vững tin trên con đường tương lai của mình.
Em xin cảm ơn các Thầy Cô khoa Môi trường và Tài nguyên – Trường đại học
Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh đã dạy dỗ và truyền đạt cho em nhiều kiến thức
quý báu trong suốt thời gian qua. Đặc biệt, trong thời gian thực hiện luận văn, em đã
được sự hướng dẫn tận tình của Thầy Nguyễn Vinh Quy. Em xin chân thành cảm ơn
và ghi nhớ công lao của Thầy.
Em muốn cảm ơn gia đình, cảm ơn cô chú, và cảm ơn tất cả những người thân
đã quan tâm lo lắng, động viên em rất nhiều trong suốt thời gian qua.
Đồng thời, em xin cảm ơn chú Sơn chuyên viên an toàn, anh Cường phó phòng
tổ chức, anh Kiên công nhân phân xưởng luyện và các cô chú cán bộ, công nhân viên
trong công ty đã hết lòng giúp đỡ, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho em trong suốt thời
gian thực tập tại Công ty.


Em xin chân thành cảm ơn!

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2010
Sinh viên: Phan Tuấn Anh

ii


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Hiện nay, vấn đề về môi trường, an toàn lao động và sức khỏe con người đang
là một trong những vấn đề quan tâm của toàn nhân loại. Quá trình hoạt động sản xuất
đều phát sinh và tiềm ẩn những yếu tố nguy hiểm và yếu tố có hại có thể gây tai nạn
lao động hoặc gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động. Chính vì thế công tác
quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp đòi hỏi phải có sự phối hợp thực hiện của tất
cả các ban ngành đoàn thể, các doanh nghiệp sản xuất.
Đề tài gồm 5 chương với các nội dung chính sau:
-

Tổng quan về tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007

-

Khái quát về Công ty cổ phần thép Thủ Đức

-

Xây dựng hệ thống quản lý An toàn và Sức khỏe nghề nghiệp tại Công ty theo
tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007
Đề tài được thực hiện từ ngày 15/3/2010 đến ngày 11/7/2010 và được dựa trên


phương pháp tham khảo tài liệu, tiếp cận thực tế, điều tra khảo sát và so sánh. Đề tài
tập trung xây dựng hệ thống quản lý môi trường dựa theo tiêu chuẩn OHSAS
18001:2007 nhằm đưa vào áp dụng thực tế tại công ty. Đồng thời kháo luận cũng tiến
hành đánh giá những thuận lợi và khó khăn khi áp dụng mô hình hệ thống này.
Sau những nỗ lực hoàn thành, khóa luận đã đạt được kết quả khá khả quan. Có
khoảng 50 mối nguy được nhận diện và đánh giá, lên kế hoạch để thực hiện các
chương trình quản lý OH&S cho công ty, xây dựng hệ thống tài liệu dựa trên các yêu
cầu của tiêu chuẩn OHSAS 18001 và điều kiện thực tế tại công ty

iii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................................... ii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN .......................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................................viii
DANH MỤC BẢNG BIỂU - SƠ ĐỒ ...................................................................................... ix
CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU .................................................................................................................................... 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................. 1
1.2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI........................................................................................... 1
1.3 NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI .......................................................................................... 2
1.4 THỜI GIAN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI ............................................................................ 2
1.5 GIỚI HẠN ĐỀ TÀI ..................................................................................................... 2
1.6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................... 2
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007 .............................................................. 3
2.1 KHÁI NIỆM VỀ OHSAS 18001:2007 ....................................................................... 3
2.2 LỊCH SỬ RA ĐỜI CỦA TIÊU CHUẨN OHSAS ...................................................... 3
2.3 CẦU TRÚC HỆ THỐNG OHSAS 18001:2007.......................................................... 3

2.4 CÁC THUẬT NGỮ SỬ DỤNG TRONG TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007 ....... 4
2.5 LỢI ÍCH VÀ KHÓ KHĂN KHI XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ OH&S
THEO TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007 ............................................................... 4
2.5.1
Lợi ích ................................................................................................................. 4
2.5.2
Khó khăn............................................................................................................. 5
2.5.3
Các bước xây dựng và chứng nhận OHSAS ...................................................... 6
2.6 TÌNH HÌNH ÁP DỤNG OHSAS TẠI VIỆT NAM .................................................... 7
CHƯƠNG 3
KHÁI QUÁT CÔNG TY CP THÉP THỦ ĐỨC VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG OHSAS
18001:2007 VÀO CÔNG TY ................................................................................................... 9
3.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP THỦ ĐỨC ....................... 9
3.1.1
Giới thiệu chung ................................................................................................. 9
3.1.2
Vị trí địa lý .......................................................................................................... 9
3.1.3
Quy hoạch các khu chức năng trong công ty...................................................... 9
3.1.4
Cơ cấu tổ chức công ty ..................................................................................... 10
3.1.5
Nhu cầu sử dụng hóa chất, nguyên liệu, nhiên liệu của công ty ...................... 11
3.1.6
Các thiết bị sử dụng trong quá trình sản xuất của công ty ................................ 11
3.1.7
Các sản phẩm của công ty và thị trường tiêu thụ ............................................. 12
3.2 HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG ............................ 12
3.2.1

Quy trình sản xuất............................................................................................. 12
3.2.2
Hiện trạng môi trường ...................................................................................... 15
3.2.3
Đánh giá công tác bảo vệ môi trường tại công ty cổ phần thép Thủ Đức ........ 20
3.3 HIỆN TRẠNG AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP TẠI CÔNG ............ 21

iv


3.3.1
Hội đồng bảo hộ lao động................................................................................. 21
3.3.2
Tổ an toàn lao động, tổ vệ sinh viên ................................................................. 21
3.3.3
Phòng y tế ......................................................................................................... 21
3.3.4
Nhà ăn ............................................................................................................... 21
3.3.5
Các công tác, hoạt động của công ty về an toàn, vệ sinh lao động .................. 22
3.3.6
Các công tác thực hiện an toàn trong sản xuất ................................................. 23
3.3.7
Tình hình TNLĐ và cháy nổ............................................................................. 26
3.4 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG AT&VSLĐ VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG OHSAS
1800:2007 VÀO CÔNG TY ...................................................................................... 28
CHƯƠNG 4
XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ OH&S THEO TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007
ÁP DỤNG TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP THỦ ĐỨC .......................................... 29
4.1 PHẠM VI HỆ THỐNG VÀ THÀNH LẬP BAN OHSAS ....................................... 29

4.1.1
Phạm vi hệ thống OH&S .................................................................................. 29
4.1.2
Thành lập ban OH&S ....................................................................................... 29
4.2 XÂY DỰNG VÀ PHỔ BIẾN CHÍNH SÁCH OH&S .............................................. 30
4.3 ĐÀO TẠO NHẬN THỨC VÀ NĂNG LỰC CHO CBCNV TRONG CÔNG TY VỀ
OHSAS ...................................................................................................................... 31
4.3.1
Mục đích ........................................................................................................... 31
4.3.2
Nội dung ........................................................................................................... 31
4.3.3
Tài liệu liên quan .............................................................................................. 32
4.4 YÊU CẦU PHÁP LUẬT VÀ CÁC YÊU CẦU KHÁC............................................ 32
4.4.1
Mục đích ........................................................................................................... 32
4.4.2
Nội dung ........................................................................................................... 32
4.4.3
Tài liệu liên quan .............................................................................................. 33
4.5 NHẬN DIỆN MỐI NGUY VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO .............................................. 33
4.5.1
Mục đích ........................................................................................................... 33
4.5.2
Một số định nghĩa ............................................................................................. 33
4.5.3
Nội dung ........................................................................................................... 34
4.5.4
Tài liệu liên quan .............................................................................................. 37
4.6 KIỂM SOÁT VÀ ĐIỀU HÀNH ................................................................................ 37

4.6.1
Mục đích ........................................................................................................... 37
4.6.2
Nội dung ........................................................................................................... 37
4.6.3
Hướng dẫn công việc ........................................................................................ 38
4.6.4
Tài liệu liên quan .............................................................................................. 39
4.7 MỤC TIÊU VÀ CHƯƠNG TRÌNH .......................................................................... 39
4.7.1
Mục đích ........................................................................................................... 39
4.7.2
Nội dung ........................................................................................................... 39
4.8 XÁC ĐỊNH NGUỒN LỰC, VAI TRÒ, TRÁCH NHIỆM ....................................... 43
4.8.1
Mục đích ........................................................................................................... 43
4.8.2
Nội dung ........................................................................................................... 43
4.9 TRAO ĐỔI THÔNG TIN, SỰ THAM GIA THAM VẤN ....................................... 44
4.9.1
Mục đích ........................................................................................................... 44
4.9.2
Nội dung ........................................................................................................... 44
4.9.3
Tài liệu liên quan .............................................................................................. 45
4.10 QUẢN LÝ TÀI LIỆU................................................................................................ 45

v



4.10.1 Mục đích ........................................................................................................... 45
4.10.2 Nội dung ........................................................................................................... 45
4.10.3 Tài liệu liên quan .............................................................................................. 46
4.11 GIÁM SÁT VÀ ĐO LƯỜNG KẾT QUẢ ................................................................. 47
4.11.1 Mục đích ........................................................................................................... 47
4.11.2 Nội dung ........................................................................................................... 47
4.11.3 Tài liệu liên quan .............................................................................................. 48
4.12 CHUẨN BỊ ĐÁP ỨNG VỚI TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP ...................................... 48
4.12.1 Mục đích ........................................................................................................... 48
4.12.2 Nội dung ........................................................................................................... 48
4.12.3 Tài liệu liên quan .............................................................................................. 49
4.13 ĐIỀU TRA SỰ CỐ, SỰ KHÔNG PHÙ HỢP, HÀNH ĐỘNG KHẮC PHỤC VÀ
PHÒNG NGỪA ......................................................................................................... 49
4.13.1 Mục đích ........................................................................................................... 49
4.13.2 Nội dung ........................................................................................................... 49
4.13.3 Tài liệu liên quan .............................................................................................. 50
4.14 KIỂM SOÁT HỒ SƠ................................................................................................. 50
4.14.1 Mục đích ........................................................................................................... 50
4.14.2 Nội dung ........................................................................................................... 50
4.14.3 Tài liệu liên quan .............................................................................................. 50
4.15 ĐÁNH GIÁ NỘI BỘ ................................................................................................. 51
4.15.1 Mục đích ........................................................................................................... 51
4.15.2 Nội dung ........................................................................................................... 51
4.15.3 Tài liệu liên quan .............................................................................................. 51
4.16 XEM XÉT CỦA LÃNH ĐẠO .................................................................................. 52
4.16.1 Mục đích ........................................................................................................... 52
4.16.2 Nội dung ........................................................................................................... 52
4.16.3 Tài liệu liên quan ................................................................................................... 52
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................ 53
5.1 KẾT LUẬN ............................................................................................................... 53

5.2 KIẾN NGHỊ ............................................................................................................... 53

PHỤ LỤC 1
BẢNG NHẬN DIỆN MỐI NGUY VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO CÔNG TY CP THÉP THỦ
ĐỨC .............................................................................................................................................
PHỤ LỤC 2
TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007 ..........................................................................................
PHỤ LỤC 3
CÁC THỦ TỤC CỦA HỆ THỐNG QUẢN LÝ OH&S CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
THÉP THỦ ĐỨC ........................................................................................................................

vi


PHỤ LỤC 4
PHỤ LỤC HÌNH ẢNH ...............................................................................................................

vii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
OHSAS

:

Occupational health and safety standard

OH&S

:


Occupational Health and Safety

AT&VSLĐ

:

An toàn và vệ sinh lao động

BLĐ

:

Ban lãnh đạo



:

Giám đốc

PGĐ

:

Phó giám đốc

ĐDLĐ

:


Đại diện lãnh đạo

CP

:

Cổ phần

QĐPX

:

Quản đốc phân xưởng

ATLĐ

:

An toàn lao động

QGAT

:

Quốc gia an toàn

PX (PXL, PXC)

:


Phân xưởng ( Phân xưởng luyện, Phân xưởng cán)



:

Quản đốc

NLĐ

:

Người lao động

UPTTKC

:

Ứng phó tình trạng khẩn cấp

PCCC

:

Phòng cháy chữa cháy

BM

:


Biểu mẫu

TT

:

Thủ tục

HDCV

:

Hướng dẫn công việc



:

Lao động

NT

:

Nghiêm trọng

CN

:


Công nhân

TCHC

:

Tổ chức hành chánh

TNHH

:

Trách nhiệm hữu hạn

DNTN

:

Doanh nghiệp tư nhân

PCCN

:

Phòng chống cháy nổ

viii



DANH MỤC BẢNG BIỂU - SƠ ĐỒ
Bảng 2.1: Các tổ chức chứng nhận OHSAS 18001 tại Việt Nam………………… 7
Bảng 3.1: Diện tích từng khu vực trong công ty………………………………….. 9
Bảng 3.2: Các máy móc thiết bị sử dụng trong công ty .......................................... 12
Bảng 3.3: Bảng kiểm soát môi trường không khí xung quanh……………………. 16
Bảng 3.4: Bảng kiểm soát khí thải qua ống khói khu vực luyện…………………. 16
Bảng 3.5: Bảng kiểm soát khí thải qua ống khói khu vực nung phôi……………... 17
Bảng 3.6: Bảng kiếm soát nước thải sinh hoạt chưa xử lý ……… ………… …… 18
Bảng 3.7: Bảng kiểm soát chất thải nguy hại……………………………………… 19
Bảng 3.8: Kết quả khám sức khỏe định kỳ 2009………………………………….. 22
Bảng 3.9: Các vụ TNLĐ năm 2009……………………………………………… 27
Bảng 4.1: Bảng chấm điểm tần suất lao động……………………………………... 36
Bảng 4.2: Bảng chấm điểm xác suất xảy ra……………………………………….. 36
Bảng 4.3: Bảng chấm điểm mức độ nghiêm trọng………………………………… 36
Bảng 4.4: Bảng chấm điểm rủi ro………………………………………………….. 37
Bảng 4.5: HDCV ứng phó với tình trạng khẩn cấp……………………………… 39
Bảng 4.6: Các loại hồ sơ và thời gian lưu trữ tối đa……………………………….. 50
Sơ đồ 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần thép thủ đức…………………..11
Sơ đồ 2: Sơ đồ khối công nghệ luyện thép………………………………………… 13
Sơ đồ 3: Sơ đồ dây chuyền công nghệ cán thép…………………………………… 14
Sơ đồ 4: Quy trình sản xuất khí oxi………………………………………………... 15
Sơ đồ 5: Sơ đồ tổ chức ban OHSAS của công ty CP thép Thủ Đức………………..29
Sơ đồ 6: Tiến trình công việc đào tạo nhận thức và năng lực……………………… 31
Sơ đồ 7: Cập nhật yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác…………………………. 32
Sơ đồ 8: Tiến trình nhận diện mối nguy và đánh giá rủi ro……………………….. 35
Sơ đồ 9: Tiến trình thực hiện kiểm soát và điều hành…………………………….. 38
Sơ đồ 10: Tiến trình công việc xác định mục tiêu chương trình………………….. 40
Sơ đồ 11: Tiến trình công việc trao đổi thông tin sự tham gia tham vấn………….. 45
Sơ đồ 12: Tiến trình công việc giám sát đo lường kết quả………………………… 47
Sơ đồ 13: Tiến trình thực hiện điều tra sự cố, hành động khắc phục phòng ngừa… 49


ix


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, nền kinh tế đất nước đang phát triển mạnh mẽ. Người lao động là một

thành phần quan trọng đóng góp vào sự phát triển ấy. Tuy nhiên, vấn đề an toàn và sức
khỏe nghề nghiệp cho người lao động vẫn chưa được nhận thức đúng mức. Vì thế tình
trạng tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp chưa giảm và có xu hướng gia tăng trong
thời gian gần đây, gây thiệt hại lớn cho các doanh nghiệp cũng như toàn xã hội.
Trong quá trình phát triển kinh tế, vấn đề chăm lo sức khỏe cho người lao động
phải rất được chú trọng. Vì muốn có một nền kinh tế phát triển bền vững cần phải có
lực lượng lao động chất lượng (có tay nghề + sức khỏe tốt). Tiêu chuẩn OHSAS 18001
là tiêu chuẩn do viện tiêu chuẩn Anh (BSI) đưa ra nhằm mục tiêu quản lý an toàn và
sức khỏe nghề nghiệp một cách hiệu quả.
Một vấn đề khác, hiện nay, làm thế nào để bảo đảm an toàn sức khỏe nghề
nghiệp cho người lao động khi áp lực công việc gia tăng, làm thế nào để đáp ứng các
quy định pháp luật về an toàn sức khỏe nghề nghiệp, phòng tránh tai nạn, rủi ro, sự cố
có thể xảy ra.
Hiểu rõ tầm quan trọng đó nên chúng tôi đã chọn đề tài: “ Xây dựng hệ thống
quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp áp dụng tại công ty cổ phần thép Thủ
Đức theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007” được thực hiện góp phần vào việc xây
dựng một hệ thống quản lý về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp cho công ty. Nâng cao
chất lượng môi trường làm việc của người lao động, giảm tới mức thấp nhất tai nạn lao
động và bệnh nghề nghiệp, tránh những sự cố về sức khỏe con người.

1.2

MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài: “Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp áp

dụng tại công ty cổ phần thép Thủ Đức theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007”
được thực hiện với những mục tiêu chính như sau:
- Nghiên cứu hiện trạng quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp tại công ty cổ
phần thép Thủ Đức.
- Nâng cao nhận thức về các hệ thống quản lý OHSAS 18001
1


- Xây dựng hệ thống văn bản, các quy trình quản lý an toàn và sức khỏe nghề
nghiệp tại công ty cổ phần thép Thủ Đức dựa trên hệ thống quản lý OHSAS
18001
1.3

NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI
Những nội dung chính đề tài sẽ thực hiện:
-

Nghiên cứu các yêu cầu của tiêu chuẩn OHSAS 18001: 2007

-

Nghiên cứu khả năng áp dụng OHSAS 18001:2007 tại công ty cổ phần thép
Thủ Đức

-


Tổng quan hoạt động sản xuất tại công ty

-

Hiện trạng môi trường và an toàn sức khỏe trong công ty

-

Nhận dạng mối nguy và đánh giá rủi ro, đưa ra các biện pháp hành động
khắc phục, phòng ngừa

-

Xây dựng hệ thống văn bản hướng dẫn vận hành hệ thống theo tiêu chuẩn
OHSAS 18001:2007

1.4

THỜI GIAN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Thời gian thực hiện đề tài: 01/2010 đến 07/2010

1.5

GIỚI HẠN ĐỀ TÀI
Đề tài thực hiện trong phạm vi xây dựng hệ thống văn bản phù hợp tiêu chuẩn
OHSAS 18001:2007 cho công ty cổ phần thép Thủ Đức.

1.6


PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Khảo sát tình hình quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp tại công ty, tổng
hợp các báo cáo về an toàn lao động tại công ty, tổng hợp tài liệu
- Thu thập tài liệu từ các nguồn sách, báo, internet…
- Thống kê, so sánh, phân tích số liệu
- Phỏng vấn trực tiếp

2


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007
2.1

KHÁI NIỆM VỀ OHSAS 18001:2007
Hệ thống quản lý OHSAS (Occupational health and safety standard)

18001:2007 là một tiêu chuẩn quốc tế về an toàn sức khỏe nghề nghiệp được xây dựng
từ sự kết hợp của các tổ chức tiêu chuẩn quốc gia, các tổ chức chứng nhận, các tổ chức
tư vấn và các chuyên gia trong ngành.
Mục đích đích của hệ thống là để kiểm soát các rủi ro về mặt an toàn sức khỏe
nghề nghiệp. Có thể áp dụng cho tất cả các tổ chức thuộc các quy mô, loại hình sản
xuất và cung cấp các sản phẩm và dịch vụ khác nhau.
Tiêu chuẩn OHSAS 18001 ban hành lần đầu năm 1999, và được sửa đổi bổ
sung ban hành lần 2 năm 2007. Bộ tiêu chuẩn này gồm hai tiêu chuẩn: OHSAS 18001
đưa ra các yêu cầu, OHSAS 18002 hướng dẫn áp dụng OHSAS 18001
2.2

LỊCH SỬ RA ĐỜI CỦA TIÊU CHUẨN OHSAS
Nhu cầu phát triển mạnh mẽ về tiêu chuẩn quản lý sức khỏe và an toàn đã thúc


đẩy Viện Tiêu chuẩn Anh (BSI) thực hiện phát hành phiên bản đầu tiên – tiêu chuẩn
OHSAS 18001:1999 về hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp (hệ thống
quản lý OH&S) – với sự cộng tác của các tổ chức chứng nhận hàng đầu trên thế giới
2.3

CẦU TRÚC HỆ THỐNG OHSAS 18001:2007
Cấu trúc của hệ thống quản lý OH&S được xây dựng dựa trên mô hình quản lý
(Plan – Do – Check – Action) và bao gồm các nội dung chính sau:
-

Thiết lập chính sách an toàn: Sau khi khảo sát tại công ty đề tài sẽ đề xuất chính
sách an toàn và sức khỏe nghề nghiệp tại công ty và được ban lãnh đạo xem xét

- Lập kế hoạch: Dựa vào các yêu cầu trong tiêu chuẩn OHSAS và tình hình
chung của công ty đề tài sẽ lập kế hoạch xây dựng hệ thống cho công ty
- Thực hiện và điều hành: Việc thực hiện và điều hành sẽ được trình bày rõ ràng,
chi tiết và được phổ biến đến tất cả các bộ phận trong công ty
3


- Kiểm tra và hành động khắc phục: Thường xuyên kiểm tra, kiểm soát hoạt động
của hệ thống để nhận diện những chi tiết không phù hợp và có biện pháp khắc
phục, phòng ngừa
- Xem xét của lãnh đạo: Tất cả hoạt động của hệ thống phải được thông qua sự
xem xét của lãnh đạo công ty. Các cuộc họp xem xét chính được tổ chức một
năm hai lần
2.4

CÁC THUẬT NGỮ SỬ DỤNG TRONG TIÊU CHUẨN OHSAS

18001:2007
Tham khảo phụ lục 2

2.5

LỢI ÍCH VÀ KHÓ KHĂN KHI XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ
OH&S THEO TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007

2.5.1 Lợi ích
Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp OHSAS 18001 khi được xây
dựng hoàn chỉnh tại công ty, sẽ góp phần mang lại nhiều lợi ích thiết thực:
Về mặt thị trường
- Cải thiện cơ hội xuất khẩu và thâm nhập thị trường quốc tế yêu cầu sự tuân thủ
OHSAS 18001
- Nâng cao uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp
- Nâng cao năng lực cạnh tranh nhờ nâng cao hiệu quả kinh tế trong hoạt động
quản lý OH&S.
- Phát triển bền vững nhờ thỏa mãn được lực lượng lao động, thiết bị
- Đáp ứng nhu cầu kiểm tra, thanh tra từ các cơ quan quản lý nhà nước.
Về mặt kinh tế
- Tránh được các khoản tiền phạt do vi phạm quy định pháp luật về trách nhiệm
xã hội.
- Tỷ lệ sử dụng lao động cao hơn nhờ giảm thiểu các vụ TNLĐ và BNN.
- Giảm thiểu chi phí cho chương trình đền bù TNLĐ và BNN.
- Hạn chế các tổn thất trong trường hợp tại nạn, khẩn cấp.
4


Quản lý rủi ro
- Phòng ngừa rủi ro và giảm thiểu thiệt hại cho người lao động cũng như công ty

- Giảm chi phí bảo hiểm hằng năm.
- Thúc đẩy quá trình giám định thiệt hại cho các yêu cầu bảo hiểm (nếu có).
2.5.2 Khó khăn
Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích mà hệ thống mang lại thì có những khó khăn
trong việc xây dựng:
- Các tổ chức, doanh nghiệp trong nước chưa thật sự quan tâm và nhận thức
được tầm quan trọng của hệ thống quản lý AT&SKNN
- Chi phí áp dụng hệ thống quản lý AT&SKNN cao, tùy theo quy mô sản xuất,
loại hình sản xuất, số lượng công nhân của doanh nghiệp.
- Hiện nay nhà nước chưa có văn bản, chỉ thị hướng dẫn khuyến khích doanh
nghiệp áp dụng hệ thống quản lý AT&SKNN
- Đội ngũ chuyên gia còn thiếu kinh nghiệm thực tế
Mô hình hệ thống quản lý lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp OHSAS 18001

Cải tiến
thường
ê
Chính sách
OH&S
Hoạch định

Kiểm tra &
Hành động
khắc phục

5


2.5.3 Các bước xây dựng và chứng nhận OHSAS
Tổ chức muốn xây dựng một hệ thống quản lý OHSAS 18001 hoàn chỉnh sẽ

phải thực hiện các bước cơ bản như sau:
Bước 1 (Chuẩn bị):
Cam kết của lãnh đạo về việc xây dựng hệ thống: nguồn lực, tài chính, con
người, thời gian…
Cử Đại Diện Lãnh Đạo sẽ thực hiện việc xem xét định kỳ của Lãnh đạo để đánh
giá kịp thời tình hình và đưa ra các quyết định cần thiết
Phổ biến OHSAS
Đánh giá thực hiện công tác ATVSLĐ hiện tại tại công ty
Thiết kế xây dựng hệ thống
Bước 2 (Xây dựng hệ thống tài liệu):
Thực hiện soạn thảo các văn bản dựa trên các yêu cầu của tiêu chuẩn OHSAS
18001
Nguyên tắc viết sao cho đơn giảm, rõ ràng, dễ hiểu và phù hợp với trình độ của
người sử dụng
Bước 3 (Áp dụng hệ thống tài liệu):
Sau khi được phê duyệt, tài liệu OHSAS được phân bổ tới các bộ phận liên
quan. Các bộ phận có trách nhiện thực hiện đúng các yêu cầu trong tài liệu.
Bước 4 (Chứng nhận):
Tổ chức sẽ gửi bản đăng ký tới trung tâm chứng nhận uy tín
Trung tâm chứng nhận sẽ tiến hành đánh giá hệ thống OHSAS của tổ chức
Nếu phát hiện những yếu tố không phù hợp với tiêu chuẩn, tổ chức phải khắc
phục mới tiếp tục được đánh giá
Cấp giấy chứng nhận
Bước 5 (Duy trì):
6


Sau khi được cấp giấy chứng nhận, tức công ty đã chính thức có hệ thống quản
lý OHSAS 18001. Công ty có trách nhiệm thực hiện và duy trì hệ thống liên
tục.

2.6

TÌNH HÌNH ÁP DỤNG OHSAS TẠI VIỆT NAM
Nhận thức được lợi ích của việc xây dựng hệ thống quản lý OHSAS. Hiện nay,

trong cả nước đã có khá nhiều các công ty áp dụng hệ thống OHSAS vào sản xuất.
Đồng thời các tổ chức chứng nhận OHSAS ngày càng chuyên nghiệp hơn.
Bảng 2.1: Các tổ chức chứng nhận OHSAS 18001 tại Việt Nam
STT

Tên tổ chức

Địa chỉ

Liên hệ

Head Office: 364 Cong Hoa Street, Tan Binh Dist,. Ho
01

BVC

Chi Minh City
Hanoi Office 44B Lý Thường Kiệt - Hà Nội

02

Quacert

03


GIC

8 Hoàng Quốc Việt - Cầu Giấy - Hà nội

04

SGS

Branch: Tầng 4, Trung tâm báo chí 59A, Lý Thái Tổ,

Fax: 04 563188

Fax:089300105
Tel:9340882

Fax:064857141

07

Global

34 A Trần Phú - Hà Nội
28 Phung Khac Khoan Street, Dist 1, Ho Chi Minh,
Việt Nam.
Ha Noi Brand: 40 Cát Linh - KS Horizon
6/C8c Nam Thành Công - HN

7

UK


Thụy sỹ

Fax:089346940

Email:
2-6 Phùng Khắc Khoan - Q.1

Việt nam

Tel:089300033

Tel:064857140

QMS

TUV Nord

Tel:04561025

4 Lê Quý Đôn - Vũng Tàu

06

UK

Fax: 04 343493

Fax:04 2752269


DNV

09

Tel:04343494

Email:

05

ITS

Fax: 08 845423

Tel:042752268

Hoàn Kiếm, HN

08

Tel:08423161

305B, Tầng 3, Khu B – 22 Láng Hạ - Hà Nội

63 Ngô Thời Nhiệm,Q3, HCM

Ghi chú

Tel:08239052
Fax: 088292780

Tel/Fax:
047338011
Tel :8488274767
Fax :8488274768
Tel:047760103
Fax:04 760105

Nauy
Australia
Thái

Mỹ

Đức


10

TUV

5 B Tôn Đức Thắng - Q1 - HCM

Tel:088258980

Rheinland

Email:

Fax:08 8258979


AFAQ
11

ASCERT

363 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội

international

8

Tel:047565726
Fax: 047565726

Đức

Pháp


CHƯƠNG 3
KHÁI QUÁT CÔNG TY CP THÉP THỦ ĐỨC VÀ KHẢ
NĂNG ÁP DỤNG OHSAS 18001:2007 VÀO CÔNG TY
3.1

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP THỦ ĐỨC

3.1.1 Giới thiệu chung
Tên công ty: Công ty cổ phần thép Thủ Đức
Địa chỉ xây dựng: Km 9 xa lộ Hà Nội P.Trường Thọ Q.Thủ Đức Tp.HCM
Điện thoại: 0889.69612, 0873.13050


Fax: 0873.10154, 0873.12334

Email:

Web:

3.1.2 Vị trí địa lý
Công ty Cổ Phần thép Thủ Đức với tổng diện tích mặt bằng trên 64.000m2, nằm
về phía Đông Bắc của thành phố Hồ Chí Minh, cách trung tâm thành phố khoảng
15km.
- Phía Đông giáp Xa lộ Hà Nội
- Phía Tây giáp kênh đào Rạch Chiếc
- Phía Nam và Bắc giáp Công ty xi măng Hà Tiên 1, Công ty truyền tải điện
3.1.3 Quy hoạch các khu chức năng trong công ty
Công ty có 03 xưởng sản xuất, phục vụ sản xuất và khối văn phòng, diện tích
tổng mặt bằng 64.366m2 được bố trí như sau:
Bảng 3.1: Bảng quy hoạch diện tích các khu vực trong công ty
STT

HẠNG MỤC

DIỆN TÍCH (m2)

1

Phân xưởng cán (cán II, hồ nước, thủy đài)

12.014,5


2

Phân xưởng (luyện, liệu, sản xuất oxy)

8.135,9

3

Phân xưởng cơ điện

1.288,8

Kho, bãi chứa sắt thép phế liệu, thép thỏi và thép
4

thành phẩm

3.520

9


5

Kho chứa nguyên vật liệu, kho chai oxy

2.864,8

6


Văn phòng công ty

549

7

Nhà ăn tập thể, căn tin, nhà vệ sinh, nhà tắm

1.253,5

8

Trạm biến thế chính

874,5

9

Bảo vệ, trạm xăng, phòng cân, kho dầu

637

10

Nhà để xe

801,2

11


Văn phòng phân xưởng, phòng nghỉ ca, thay đồ

611,6

12

Đường nội bộ, thảm cỏ, cây xanh

31.817,2

Tổng cộng

64.366

3.1.4 Cơ cấu tổ chức công ty
Tổng số lao động của công ty là 431 người bao gồm các bộ phận sau:
Bộ phận văn phòng làm việc có 60 người gồm giám đốc, nhân viên văn phòng, làm
việc giờ hành chánh.
Bộ phận sản xuất có 371 người gồm quản đốc, các công nhân trong xưởng phục
vụ cho sản xuất và lao động thời vụ.
Các chứng nhận công ty đạt được:
- Đề án môi trường của công ty đã được sở tài nguyên và môi trường
Tp. HCM phê duyệt
- Nâng cấp phiên bản ISO 9001:2000 lên ISO 9001:2008
- Và một số chứng nhận, bằng khen quan trọng khác

10


Sơ đồ 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần thép Thủ Đức

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

TỔNG GIÁM ĐỐC

ĐẠI DIỆN LÃNH ĐẠO

PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC

PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC

P. TÀI

P. TỔ

P. KẾ

PHÂN

PHÂN

PHÂN

CHÍNH

CHỨC

HOẠCH

XƯỞNG


XƯỞNG

XƯỞNG

KẾ

HÀNH

KINH

LUYỆN

CÁN



TOÁN

CHÍNH

DOANH

THÉP

THÉP

ĐIỆN

P.
KỸ

THUẬT

P.
QUẢN
LÝ CL

3.1.5 Nhu cầu sử dụng hóa chất, nguyên liệu, nhiên liệu của công ty
Nhiên liệu: Sử dụng dầu FO: 530.000 lít/tháng, than điện cực 20 tấn/tháng
Nguyên liệu: Sắt thép vụn 11.200 tấn/tháng, phôi thép 6.000 tấn/tháng.
Nhu cầu về điện: Nguồn năng lượng điện được cung cấp từ công ty điện Thủ
Đức với mức tiêu thụ 6.000.000 KWh/ tháng
Nhu cầu về nước: Lượng nước cấp chủ yếu dùng cho mục đích sinh hoạt và sản
xuất do Tổng công ty cấp nước Sài Gòn cung cấp là 9.870 m3/tháng và lượng nước
ngầm phục vụ cho việc tưới cây và tưới đường giao thông trong khu vực công ty với
tổng lượng khai thác là 19,5 m3/ngày.
Sắt thép phế thải dùng làm nguyên liệu chính có nguồn gốc từ các kết cấu bằng
sắt thép tháo dỡ từ các công trình công nhiệp hoặc dân dụng cũ, tôn lợp mái cũ, vỏ đồ
hộp, khung bàn ghế cũ bằng sắt thép, phế liệu cũ từ chiến tranh…
3.1.6 Các thiết bị sử dụng trong quá trình sản xuất của công ty
Hoạt động sản xuất của công ty bao gồm các máy móc thiết bị sau:

11


Bảng 3.2: Các máy móc thiết bị sử dụng trong công ty
STT

Tên thiết bị

Số lượng


Công suất

1

Lò luyện

01

15 tấn/mẻ

2

Lò nung

01

25 tấn/h

3

Lò LF

01

15 tấn/mẻ

4

Hệ thống đúc liên tục


01

5

Trạm sản xuất oxy

01

6

Dây chuyền thiết bị cán thép

01

7

Xe tải

04

8

Xe nâng

04

9

Xe cần trục


04

10

Xe cạp

02

350 m3/h

3.1.7 Các sản phẩm của công ty và thị trường tiêu thụ
Sản phẩm chính
Chuyên sản xuất và cung ứng thép tròn cán nóng ( thanh vằn, thanh trơn và thép
cuộn từ Ø6 đến Ø32)
Sản phẩm phụ
Sản xuất ôxi tinh khiết
Thị trường tiêu thụ
Sản phẩm của công ty phần lớn đáp ứng nhu cầu trong nước, thực hiện sản xuất
các sản phẩm chính và theo đơn đặt hàng
3.2

HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG

3.2.1 Quy trình sản xuất
Hoạt động sản xuất của công ty được thực hiện ở hai phân xưởng chính là phân
xưởng luyện thép và phân xưởng cán thép:
Sơ đồ quy trình sản xuất
12



Sơ đồ 2: Sơ đồ khối công nghệ luyện thép
Phối liệu giữa sắt thép vụn
và gang

Bụi lò luyện
luyện thép

Phun Oxy và
cacbon

Lò điện hồ quang12 tấn

Hợp kim Fero
và các nguyên
liệu rời khác

Thùng rót

Khói lò luyện
thép

Phế liệu thép
từ lò điện

Máy đúc liên tục

Cặn xỉ trong
thép lỏng


Thỏi phế, đầu
mẫu

Thép thỏi

Bãi chứa xỉ

Hệ thống lọc
bụi túi vải

Thuyết minh quy trình:
- Sắt thép vụn được thu mua từ các chủ vựa kinh doanh phế liệu, được lưu trữ tại bãi
chứa phía sau cùng của công ty
- Bắt đầu sản xuất, sắt thép phế liệu được phối liệu với gang. Sau đó, nhờ cần trục đưa
vào lò điện hồ quang 12 tấn
- Tại lò điện sẽ sảy ra hiện tượng sắt thép nóng chảy. Sau khi nóng chảy hoàn toàn hệ
thống trục sẽ rót thép lỏng vào thùng rót
- Thùng rót được vận chuyển sang máy đúc liên tục và cho ra thép thỏi hay phôi thép
- Phôi sẽ được vận chuyển tới bãi lưu trữ tới khi được sử dụng cho quy trình cán thép
- Ở xưởng luyện, các tác nhân ô nhiễm chủ yếu là: bụi, khói lò luyện phát sinh chủ yếu
từ việc nấu luyện thép, nhiệt độ trong xưởng luyện cao.

13


Sơ đồ 3: Sơ đồ dây chuyền công nghệ cán thép
Chuẩn bị phôi
Khí thải lò nung
Dầu FO


Lò nung phôi

Vảy cán Fe2O3 và Fe3O4

Máy cán

Nhiệt và tiếng ồn

Đóng bó

Thành phẩm

Thuyết minh quy trình:
- Phôi thép ngoài bãi sẽ được xe nâng, xe cạp vận chuyển tới xưởng cán thép
- Tại xưởng cán, đầu tiên phôi sẽ được chuyển vào lò nung phôi, lò nung phôi sử dụng
nhiên liệu là dầu FO
- Sau đó, phôi sẽ được truyền qua máy cán cho ra sản phẩm
- Công đoạn cuối cùng là đóng bó sản phầm và lưu kho
- Ở xưởng cán, chủ yếu phát sinh tiếng ồn tại khu vực máy cán và băng truyền, nhiệt
độ tại lò nung và máy cán.

14


Sơ đồ 4: Quy trình sản xuất ôxi
Lọc khí

Nén không khí
0.564 MPa


Làm lạnh không
khí, lắng dầu nước

Trợ lạnh
không khí

Lọc hơi H2O;
CO2; C2H2

Sấy bình
lắng lọc

Hóa lỏng, tách
oxy kiểm tra

Nạp bình oxy lỏng

Giãn nở không
khí

Đưa oxy vào bình
giảm xung

Nén trung áp

Nén cao áp

Nạp oxy vào bình
trung gian


Nạp oxy vào chai

Giảm áp đưa oxy
vào lò

Kiểm tra chất lượng

Thuyết minh quy trình:
- Không khí được hút vào máy nén sau khi thong qua hệ thống lọc khí
- Sau đó, không khí được làm lạnh, lắng dầu nước, lọc hơi nước, CO2, C2H2
- Tiếp theo, là công đoạn hóa lỏng, đưa oxi vào bình giảm xung
- Nén cao áp
- Công đoạn cuối cùng là nạp oxi vào chai và kiểm tra chất lượng
3.2.2 Hiện trạng môi trường
3.2.2.1 Hiện trạng môi trường không khí
Nhằm kiểm tra môi trường không khí xung quanh, công ty thực hiện đo đạc môi
trường như sau:
15


Bảng 3.3: Bảng đo đạc môi trường không khí xung quanh
Vị trí đo

Tốc độ Độ ồn
gió
(dBA)

Nhiệt

Độ


độ

ẩm

(oC)

(%)

(m/s)

30,7

65-67

0,4-1,3

31,6

69-72

0,1-0,2

Bụi

SO2

NO2

CO


mg/

mg/

mg/

mg/









67-74

0,47

0,22

0,08

7,5

66-72

0,42


0,32

0,15

12,7

75*

0,3

0,35

0,2

30

Khu vực xung quanh
– Trước cổng bảo vệ
của Nhà máy…
Khu vực xung quanh
– trong khuôn viên
Nhà máy, khu vực
giáp ranh giữa xưởng
sản xuất Nhà máy
thép và nhà máy điện
Thủ Đức.
TCVN 5937:2005

Nguồn: (Viện NC CNMT & BHLĐ, 11/2009)

Nhận xét:
Vị trí địa lý công ty giáp xa lộ Hà Nội có lưu lượng xe lưu thông lớn, nên việc đo
đạc cũng có một số tác động nhất định.
Các phương tiện vận tải thường xuyên ra vào Công ty như các loại xe tải, xe nâng,
xe gàu…phát sinh các loại khí như bụi, COx ; SO2 : NOx; VOC, Hydrocacbon...

Bảng 3.4: Bảng kiểm soát khí thải qua ống khói khu vực luyện
Vị trí đo

Nhiệt độ

Bụi

SO2

NO2

CO

khí thải

mg/Nm³

mg/Nm³

mg/Nm³

mg/Nm³

o


( C)

16


×