Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

TÌM HIỂU TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ 11, 12 Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG TRUNG HỌC HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (831.36 KB, 93 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

TÌM HIỂU TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN VÀO DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ 11, 12
Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG TRUNG HỌC HIỆN NAY

Họ và tên sinh viên: LÊ THỊ KIM NGÂN
Ngành: SƯ PHẠM KĨ THUẬT CÔNG – NÔNG NGHIỆP
Niên khoá: 2006 – 2010

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2010


TÌM HIỂU TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO
DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ 11, 12 Ở TRƯỜNG
PHỔ THÔNG TRUNG HỌC HIỆN NAY

Tác giả:
LÊ THỊ KIM NGÂN

Khóa luận ñược ñệ trình ñể ñáp ứng yêu cầu cấp bằng cử nhân ngành
Sư phạm kĩ thuật công nông nghiệp

Giáo viên hướng dẫn:
TS. Nguyễn Thanh Thủy

Tháng 6 năm 2010


ii


LỜI CẢM ƠN

Con xin kính ơn Cha, Mẹ ñã luôn chăm lo, ủng hộ ñể con vững bước trên
ñường học vấn.
Cám ơn chị và hai em ñã luôn ở bên ñộng viên, chia sẻ những lúc buồn vui
trong cuộc sống và khó khăn trong học tập.
NNC cũng xin chân thành cám ơn:
- TS. Nguyễn Thanh Thủy, trưởng Bộ môn SPKT ñã tận tình hướng dẫn em trong
quá trình thực hiện ñề tài.
- Các Thầy (Cô) trong Bộ môn SPKT ñã tạo những ñiều kiện thuận lợi nhất cho em
làm ñề tài.
- Giáo viên bộ môn KTCN ở các trường THPT Nguyễn Hữu Huân, THPT Thủ
Đức, THPT Tam Phú, THPT Long Trường ñã nhiệt tình cho em ý kiến.
- Các bạn học sinh khối 11, 12 ở các trường THPT Nguyễn Hữu Huân, THPT Thủ
Đức,THPT Tam Phú và THPT Long Trường ñã giúp tôi hoàn thành các phiếu ý kiến.
- Các bạn lớp DH06SK ñã giúp ñỡ tôi trong rất nhiều trong quá trình làm ñề tài.

Người nghiên cứu

Lê Thị Kim Ngân

iii


TÓM TẮT
Tên ñề tài: Tìm hiểu tình hình ứng dụng CNTT vào dạy học môn Công nghệ 11, 12 ở
trường PTTH hiện nay.

Lí do chọn ñề tài: xuất phát từ yêu cầu cấp thiết cần phải ñổi mới phương pháp dạy
học môn Công nghệ 11, 12 theo hướng tích cực vận dụng CNTT và các phương tiện kĩ
thuật hiện ñại ñể nâng cao hiệu quả học tập môn học này.
Thời gian nghiên cứu: Đề tài ñược thực hiện từ tháng 9 năm 2009 ñến tháng 6 năm
2010.
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài ñược tiến hành khảo sát ở 4 trường THPT Nguyễn Hữu
Huân, THPT Thủ Đức, THPT Tam Phú và THPT Long Trường.
Hình thức thực hiện: Phỏng vấn kết hợp với bảng hỏi ñể lấy ý kiến giáo viên dạy
môn Công nghệ 11, 12 và dùng bảng hỏi khảo sát ý kiến học sinh lớp 11, 12 về các
vấn ñề nghiên cứu.
Kết quả thu ñược:
Việc lấy ý kiến học sinh nhằm giúp NNC ñánh giá mức ñộ ứng dụng CNTT vào
giảng dạy môn Công nghệ 11, 12 và hiệu quả của phương pháp này ñến quá trình lĩnh
hội kiến thức của học sinh. Qua ñó, có thể thấy hiện nay việc ứng dụng CNTT vào dạy
học môn Công nghệ 11, 12 còn khiêm tốn và chưa phát huy hiệu quả, chưa làm cho
kết quả học tập của học sinh tiến bộ hơn hiện tại.
Việc lấy ý kiến giáo viên sẽ cung cấp cho NNC về những khó khăn mà giáo
viên gặp phải khi ứng dụng CNTT vào dạy học. Các khó khăn ñó là: phương tiện hỗ
trợ còn thiếu, dễ gặp sự cố ngoài ý muốn, tốn nhiều thời gian, dễ bị thiếu giờ, học sinh
không tập trung, ngoài ra phải học cách sử dụng các phần mềm .

iv


MỤC LỤC
Tựa ñề

Trang

Trang tựa........................................................................................................................... ii

Lời cám ơn....................................................................................................................... iii
Tóm tắt............................................................................................................................. iv
Mục lục ............................................................................................................................. v
Danh mục chữ viết tắt...................................................................................................... ix
Danh sách các bảng .......................................................................................................... x
Danh sách các biểu ñồ ..................................................................................................... xi
Danh sách các sơ ñồ ....................................................................................................... xii
Lời ngỏ.............................................................................................................................. 1
Chương 1: GIỚI THIỆU................................................................................................ 2
1.1 Lí do chọn ñề tài ......................................................................................................... 2
1.2 Vấn ñề nghiên cứu ...................................................................................................... 6
1.3 Mục ñích ñề tài nghiên cứu ........................................................................................ 7
1.4 Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................ 7
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu................................................................................................................7
1.4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................................. 7
1.5 Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................... 8
1.6 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................ 8
1.6.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu ............................................................................. 8
1.6.2 Phương pháp phỏng vấn .......................................................................................... 8
1.6.3 Phương pháp ñiều tra bằng bảng hỏi ....................................................................... 8
1.6.4 Phương pháp thống kê toán học .............................................................................. 8
v


1.6.5 Phương pháp phân tích ñịnh tính............................................................................. 8
1.7 Cấu trúc luận văn........................................................................................................ 9
1.8 Kế hoạch nghiên cứu .................................................................................................. 9
Chương 2: CƠ SỞ LÍ LUẬN ....................................................................................... 10
2.1 Một số vấn ñề về ứng dụng CNTT trong dạy học.................................................... 10
2.1.1 Định nghĩa CNTT.................................................................................................. 10

2.1.2 Lịch sử ứng dụng CNTT trong dạy học ................................................................ 10
2.1.3 Vị trí CNTT trong dạy học .................................................................................... 11
2.1.4 Vai trò của CNTT trong dạy học........................................................................... 12
2.1.5 Hiệu quả của việc ứng dụng CNTT trong dạy học................................................ 13
2.1.6 Những lợi ích và hạn chế của việc áp dụng CNTT trong dạy học ........................ 14
2.2 Bài giảng ñiện tử....................................................................................................... 16
2.2.1 Khái niệm bài giảng ñiện tử .................................................................................. 16
2.2.2 Đặc ñiểm của bài giảng ñiện tử ............................................................................. 16
2.2.3 Mục ñích của bài giảng ñiện tử ............................................................................. 17
2.2.4 Yêu cầu ñối với bài giảng ñiện tử.......................................................................... 17
2.2.5 Cấu trúc bài giảng ñiện tử ..................................................................................... 18
2.2.6 Quy trình thiết kế bài giảng ñiện tử....................................................................... 18
2.3 Phương tiện dạy học ................................................................................................. 19
2.3.1 Định nghĩa phương tiện dạy học ........................................................................... 19
2.3.2 Vai trò của các phương tiện dạy học ..................................................................... 20
2.3.3 Yêu cầu ñối với phương tiện dạy học.................................................................... 21
2.3.4 Các nguyên tắc khi sử dụng phương tiện dạy học................................................. 22
2.4 Giới thiệu về môn Công nghệ 11, 12 ở trường PTTH.............................................. 23
2.4.1 Mục ñích của môn Công nghệ 11, 12 ở trường PTTH.......................................... 23
vi


2.4.2 Vai trò của môn Công nghệ 11, 12 ở trường PTTH.............................................. 23
2.4.3 Cấu trúc nội dung môn Công nghệ 11, 12 ở trường PTTH................................... 24
2.4.4 Đặc ñiểm nội dung môn Công nghệ 11, 12 ở trường PTTH ................................. 31
2.5 Đặc ñiểm của học sinh PTTH................................................................................... 32
2.5.1 Đặc ñiểm sinh lý .................................................................................................... 32
2.5.2 Đặc ñiểm phát triển trí tuệ ..................................................................................... 33
2.5.3 Đặc ñiểm hoạt ñộng học tập .................................................................................. 34
2.5.4 Vị trí trong xã hội .................................................................................................. 35

2.6 Phương pháp dạy học trực quan ............................................................................... 36
2.6.1 Quan ñiểm về phương pháp dạy học trực quan..................................................... 36
2.6.2 Vai trò của trực quan sinh ñộng trong dạy học môn Công nghệ 11, 12................ 37
2.6.3 Sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học môn Công nghệ 11, 12............... 37
2.6.4 Những yêu cầu sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học môn Công nghệ
11, 12 .............................................................................................................................. 38
2.7 Lược khảo các vấn ñề nghiên cứu trước ñây............................................................ 39
Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................ 41
3.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu .............................................................................. 41
3.2 Phương pháp phỏng vấn ........................................................................................... 42
3.3 Phương pháp ñiều tra bằng bảng hỏi. ....................................................................... 42
3.4 Phương pháp thống kê toán học ............................................................................... 44
3.5 Phương pháp phân tích ñịnh tính.............................................................................. 45
Chương 4: KẾT QUẢ................................................................................................... 46
4.1 Giới thiệu sơ lược về 4 trường THPT ñược NNC khảo sát...................................... 46
4.2 Kết quả khảo sát ý kiến học sinh .............................................................................. 48
4.2.1 Mức ñộ sử dụng BGĐT của giáo viên dạy môn Công nghệ 11, 12 ...................... 48
4.2.2 Hứng thú của học sinh khi học môn Công nghệ 11, 12 bằng BGĐT.................... 49
vii


4.2.3 Bầu không khí của lớp học khi giáo viên sử dụng BGĐT .................................... 54
4.2.4 Mức ñộ tiếp thu kiến thức của học sinh sau tiết học môn Công nghệ 11, 12 với
bài giảng ñiện tử ............................................................................................................. 57
4.2.5 Mức ñộ nhớ kiến thức của học sinh sau tiết học môn Công nghệ 11, 12 bằng
BGĐT ............................................................................................................................. 61
4.3 Kết quả khảo sát ý kiến giáo viên............................................................................. 64
4.3.1 Những lợi ích và hạn chế của việc ứng dụng CNTT vào quá trình dạy học môn
Công nghệ 11, 12............................................................................................................ 65
4.3.3 Những khó khăn giáo viên gặp phải khi ứng dụng CNTT vào giảng dạy môn

Công nghệ 11, 12 ............................................................................................................................... 66
4.3.4 Nhận xét về việc thực hiện chủ trương “ Đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong
trường phổ thông nhằm ñổi mới phương pháp dạy và học theo hướng giáo viên tự tích
hợp CNTT vào từng môn học thay vì trong môn tin học” (Quyết ñịnh 698/QĐ – TTg
ngày 01/06/2009 của Thủ tướng Chính phủ) .............................................................................. 67
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................. 68
5.1 Kết luận..................................................................................................................... 68
5.1.1 Thuận lợi và khó khăn của ñề tài........................................................................... 69
5.1.2 Hạn chế của ñề tài ................................................................................................................... 69
5.2 Kiến nghị .................................................................................................................. 69
5.3 Hướng phát triển của ñề tài ...................................................................................... 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 72
Phụ lục 1 ......................................................................................................................... 75
Phụ lục 2 ......................................................................................................................... 78

viii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BGĐT

Bài giảng ñiện tử

CNH-HĐH

Công nghiệp hóa – Hiện ñại hóa

GATS


General Agreement on Trade in Services

GD – ĐT

Giáo dục – Đào tạo

KTCN

Kĩ thuật công nghiệp

PTDH

Phương tiện dạy học

PT

Phổ thông

TH

Trung học

PTTH

Phổ thông trung học

THPT

Trung học phổ thông


ix


DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng

Trang

Bảng 4.1a Hứng thú của học sinh từng trường với BGĐT môn Công nghệ 11, 12 ..... 50
Bảng 4.1b Hứng thú của học sinh 4 trường với BGĐT môn Công nghệ 11, 12 ........... 52
Bảng 4.2a Đánh giá của học sinh từng trường về bầu không khí của lớp học khi giáo
viên sử dụng BGĐT........................................................................................................ 54
Bảng 4.2b Đánh giá của học sinh 4 trường về bầu không khí của lớp học khi giáo viên
sử dụng BGĐT................................................................................................................ 55
Bảng 4.3a Mức ñộ tiếp thu kiến thức của học sinh từng trường sau khi học môn Công
nghệ 11, 12 bằng BGĐT ................................................................................................ 58
Bảng 4.3b Mức ñộ tiếp thu kiến thức của học sinh 4 trường sau khi học môn Công
nghệ 11, 12 bằng BGĐT................................................................................................. 59
Bảng 4.4a Mức ñộ nhớ kiến thức của học sinh từng trường sau tiết học môn Công
nghệ 11, 12 bằng BGĐT................................................................................................. 62
Bảng 4.4b Mức ñộ nhớ kiến thức của học sinh 4 trường sau tiết học môn Công nghệ
11, 12 bằng BGĐT ......................................................................................................... 63

x


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu ñồ


Trang

Biểu ñồ 4.1 Hứng thú của học sinh 4 trường ñối với BGĐT môn Công nghệ 11, 12 ... 52
Biểu ñồ 4.2 Đánh giá của học sinh 4 trường về bầu không khí của lớp học khi giáo
viên sử dụng BGĐT........................................................................................................ 56
Biểu ñồ 4.3 Mức ñộ tiếp thu kiến thức của học sinh 4 trường sau khi học môn Công
nghệ 11, 12 bằng BGĐT................................................................................................. 60
Biểu ñồ 4.4 Mức ñộ nhớ kiến thức của học sinh 4 trường sau tiết học môn Công nghệ
11, 12 bằng BGĐT ......................................................................................................... 64

xi


DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ

Sơ ñồ

Trang

Sơ ñồ 2.1 Sơ ñồ cấu trúc bài giảng ñiện tử ................................................................... 18

xii


LỜI NGỎ
Trong những năm gần ñây, sự phát triển mạnh mẽ của CNTT ñã tác ñộng ñến
nhiều lĩnh vực hoạt ñộng sản xuất của con người tạo nên những thay ñổi to lớn trong
xã hội, trong ñó có lĩnh vực GD – ĐT. Ở nước ta, việc ứng dụng CNTT vào dạy học ,
ñặc biệt là việc sử dụng BGĐT trong dạy học ngày càng trở nên phổ biến. Điều này

thể hiện rõ xu thế tất yếu của cuộc cách mạng trong giáo dục, ñổi mới phương pháp
dạy học theo hướng vận dụng CNTT và các thiết bị kĩ thuật hiện ñại nhằm phát huy
tính tích cực, chủ ñộng, sáng tạo của học sinh ñáp ứng ñòi hỏi cấp thiết về nguồn lực
cho sự nghiệp CNH – HĐH ñất nước.
Năm học 2009 – 2010, Bộ GD – ĐT tiếp tục triển khai ñẩy mạnh ứng dụng
CNTT vào dạy học và quản lí. Xuất phát từ thực trạng trên và từ thực tế hiệu quả dạy
và học môn Công nghệ 11, 12 ở trường PTTH hiện nay còn thấp, NNC nhận thấy việc
ứng dụng CNTT vào dạy học môn Công nghệ 11, 12 là rất cần thiết ñể nâng cao chất
lượng giảng dạy và học tập kiến thức môn học này.


Khóa luận tốt nghiệp BM SPKT

GVHD: TS. Nguyễn Thanh Thủy

Chương 1
GIỚI THIỆU

1.1 Lí do chọn ñề tài
Đất nước ta ñang bước vào giai ñoạn Công nghiệp hóa - Hiện ñại hóa (CNH HĐH) với mục tiêu ñến năm 2020 Việt Nam sẽ từ một nước nông nghiệp về cơ bản trở
thành nước công nghiệp, hội nhập với cộng ñồng quốc tế (Bộ Giáo dục và Đào tạo,
2006). Sự nghiệp CNH - HĐH ñất nước, sự thách thức của quá trình hội nhập kinh tế
toàn cầu ñòi hỏi phải có nguồn nhân lực, người lao ñộng có ñủ phẩm chất và năng lực
ñáp ứng yêu cầu của xã hội trong giai ñoạn mới. Người lao ñộng phải có khả năng
thích ứng, khả năng thu nhận và vận dụng linh hoạt, sáng tạo tri thức của nhân loại vào
ñiều kiện hoàn cảnh thực tế, tạo ra những sản phẩm ñáp ứng yêu cầu của xã hội.
Vừa qua, sự kiện Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ
chức Thương mại Thế giới WTO ñã ñánh dấu một bước ngoặt lớn trong tiến trình hội
nhập với nền kinh tế quốc tế, mở ra những cơ hội lớn cho sự phát triển nền kinh tế của
ñất nước nhưng cũng ñưa ra nhu cầu cấp thiết về nguồn lực con người.

Theo ThS. Bạch Thị Thu Nhi (2010) thì giáo dục chính là nền tảng của sự phát
triển, hay theo GS.VS. Phạm Minh Hạc (2009): “Giáo dục (bao gồm cả ñào tạo) ñược
coi là nhân tố cựu kì quan trọng quyết ñịnh sự trường tồn của quốc gia – dân tộc”. Từ
những năm cuối thế kỉ XX, kinh tế tri thức xuất hiện thì vai trò của tri thức trong cạnh
tranh lại càng có tầm quan trọng ñặc biệt. Chính giáo dục ñảm nhận trọng trách trang
bị tri thức cho mọi người (Trần Kiểm, trang 15). Điều ñó cho thấy giáo dục và ñào tạo
ñóng vai trò hết sức quan trọng, là nền tảng cho việc hoàn thiện con người và tăng
trưởng kinh tế của ñất nước. Đầu tư vào chất xám sẽ là cách ñầu tư hiệu quả nhất cho
sự hưng thịnh của một quốc gia. Vì vậy giáo dục và ñào tạo ñược xem là quốc sách
hàng ñầu trong chủ trương, ñường lối của Đảng ta. Đổi mới giáo dục, ñổi mới cách

2

SVTH: Lê Thị Kim Ngân


Khóa luận tốt nghiệp BM SPKT

GVHD: TS. Nguyễn Thanh Thủy

dạy, cách học ñã và ñang ñược xã hội hết sức quan tâm (Nguyễn Thị Hoa Phượng,
2007).
Trong giai ñoạn mới, cùng tiến trình hội nhập quốc tế sâu rộng và ñặc biệt là trở
thành thành viên của WTO, giáo dục và ñào tạo nước ta ñang ñứng trước những cơ hội
và thách thức mới. Những cơ hội mới có thể kể ñến ñó là những ñiều kiện thuận lợi
hơn ñể tiếp cận với những xu thế phát triển hiện ñại của giáo dục thế giới, trao ñổi học
tập kinh nghiệm tiên tiến của giáo dục các nước trong khu vực và trên thế giới, thu hút
vốn ñầu tư nước ngoài vào lĩnh vực giáo dục ñào tạo, …. Bên cạnh những cơ hội thuận
lợi nêu trên, giáo dục ñào tạo cũng ñang phải ñối mặt với nhiều thách thức mới. Một
trong những thách thức lớn nhất ñó là làm sao vừa thực hiện ñược những cam kết về

giáo dục trong khuôn khổ của GATS (Hiệp ñịnh chung về thương mại dịch vụ) ñồng
thời vẫn bảo ñảm giữ vững chủ quyền quốc gia, thực hiện mục tiêu cơ bản của giáo
dục là phát triển con người, gìn giữ văn hóa dân tộc, bảo tồn và phát triển những giá trị
truyền thống (Phạm Văn Đại, 2009).
Có thể nói, những thành tựu mới của khoa học và công nghệ nửa cuối thế kỉ XX
và ñầu thế kỉ XXI ñang làm thay ñổi hình thức và nội dung các hoạt ñộng kinh tế, văn
hoá và xã hội của loài người. Một số quốc gia phát triển ñã bắt ñầu chuyển dần từ văn
minh công nghiệp sang văn minh thông tin. Các quốc gia ñang phát triển tích cực áp
dụng những tiến bộ mới của khoa học và công nghệ, ñặc biệt là công nghệ thông tin
(CNTT), ñể phát triển và hội nhập (Trần Dư Sinh, 2005). CNTT là một thành tựu lớn
của cuộc cách mạng Khoa học – Kĩ thuật, là một trong những ñộng lực quan trọng
nhất của sự phát triển, cùng với một số ngành công nghệ cao khác ñang làm biến ñổi
sâu sắc ñời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của thế giới hiện tại. Ứng dụng và phát triển
CNTT ở nước ta nhằm góp phần giải phóng sức mạnh vật chất, trí tuệ và tinh thần của
toàn dân tộc, thúc ñẩy công cuộc ñổi mới, phát triển nhanh và hiện ñại hoá các ngành
kinh tế, tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, hỗ trợ có hiệu quả cho
quá trình chủ ñộng hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân
dân, ñảm bảo an ninh, quốc phòng và tạo khả năng ñi tắt ñón ñầu ñể thực hiện thắng
lợi sự nghiệp CNH - HĐH (Chỉ thị số 58-CT/TWcủa Bộ Chính trị, ký ngày
17/10/2000 về ñẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp CNH HĐH).
3

SVTH: Lê Thị Kim Ngân


Khóa luận tốt nghiệp BM SPKT

GVHD: TS. Nguyễn Thanh Thủy

Hiện nay, CNTT ñã thâm nhập và chi phối ñại bộ phận các lĩnh vực nghiên cứu

khoa học, ứng dụng công nghệ trong sản xuất và trong Giáo dục – Đào tạo. Đồng thời
nó ảnh hưởng sâu sắc tới Giáo dục và Đào tạo, ñặc biệt là trong ñổi mới phương pháp
dạy học. CNTT ñã tạo ra những thay ñổi của cuộc cách mạng giáo dục, góp phần làm
cho giáo dục thực hiện ñược các tiêu chí mới, thay ñổi vai trò người dạy và người học,
ñổi mới ñược cách dạy và cách học (Nguyễn Đình Thành, 2008). Chính vì thế Đảng,
Nhà nước ñã ban hành nhiều văn bản chỉ ñạo về lĩnh vực này như:
- Chỉ thị số 58-CT/TWcủa Bộ Chính trị, ký ngày 17/10/2000 về ñẩy mạnh ứng
dụng và phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp CNH - HĐH ñã chỉ rõ: “Đẩy mạnh ứng
dụng công nghệ thông tin trong công tác giáo dục và ñào tạo ở các cấp học, bậc học,
ngành học. Phát triển các hình thức ñào tạo từ xa phục vụ cho nhu cầu học tập của toàn
xã hội. Đặc biệt tập trung phát triển mạng máy tính phục vụ cho giáo dục và ñào tạo,
kết nối Internet tới tất cả các cơ sở giáo dục và ñào tạo”.
- Quyết ñịnh số 81/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt
chương trình hành ñộng triển khai chỉ thị số 58-CT/TW ñã ñề ra mục tiêu ñến năm
2005 như sau: “Đào tạo trên 50.000 chuyên gia về CNTT ở các trình ñộ khác nhau,
trong ñó có 25.000 chuyên gia về CNTT trình ñộ cao và lập trình viên chuyên nghiệp,
thông thạo ngoại ngữ ñể phục vụ cho CNTT; từng bước phổ cập sử dụng máy tính và
Internet ở bậc trung học phổ thông”.
- Quyết ñịnh của Thủ tướng Chính phủ số 47/2001/QĐ-TTg, ngày 04/04/2001 phê
duyệt “Quy hoạch mạng lưới trường ñại học, cao ñẳng giai ñoạn 2001 – 2010” nêu rõ:
“Tăng cường năng lực và nâng cao chất lượng hoạt ñộng thư viện, hình thành hệ thống
thư viện ñiện tử kết nối giữa các trường, từng bước kết nối với hệ thống thư viện của
các trường ñại học, thư viện quốc gia của các nước trong khu vực và trên thế giới. Mở
cổng kết nối Internet trực tuyến cho hệ thống giáo dục ñại học”.
- Chỉ thị số 29/2001/CT-BGD&ĐT ngày 30/7/2001 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về
việc tăng cường giảng dạy, ñào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo
dục giai ñoạn 2001-2005 chỉ rõ: “Đối với Giáo dục và Đào tạo, công nghệ thông tin có
tác ñộng mạnh mẽ làm thay ñổi nội dung, phương pháp, phương thức dạy và học.
CNTT là phương tiện ñể tiến tới một “xã hội học tập”. Mặt khác Giáo dục và Đào tạo
4


SVTH: Lê Thị Kim Ngân


Khóa luận tốt nghiệp BM SPKT

GVHD: TS. Nguyễn Thanh Thủy

ñóng vai trò quan trọng bậc nhất thúc ñẩy sự phát triển của CNTT thông qua việc
cung cấp nguồn nhân lực cho CNTT”.
“Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong Giáo dục – Đào tạo ở tất cả các cấp học, bậc
học, ngành học theo hướng sử dụng CNTT như là một công cụ hỗ trợ ñắc lực nhất cho
ñổi mới phương pháp giảng dạy, học tập ở tất cả các môn học”.
- Chỉ thị số 40/CT-TW ngày 15/6/2004 của Ban chấp hành TW Đảng về việc xây
dựng, nâng cao chất lượng ñội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục ñã yêu cầu:
“Tích cực áp dụng một cách sáng tạo các phương pháp tiên tiến, hiện ñại, ứng dụng
CNTT vào hoạt ñộng dạy và học”.
- Chỉ thị số 55/2008/CT-BGDĐT ngày 30/9/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về
tăng cường giảng dạy, ñào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục
giai ñoạn 2008-2012 ñã nêu rõ: “Triển khai áp dụng CNTT trong dạy và học, hỗ trợ
ñổi mới phương pháp giảng dạy, tích hợp ứng dụng CNTT ngay trong mỗi môn học
một cách hiệu quả và sáng tạo ở những nơi có ñiều kiện thiết bị tin học; xây dựng nội
dung thông tin số phục vụ giáo dục; phát huy tính tích cực tự học, tự tìm tòi thông tin
qua mạng Internet của người học; tạo ñiều kiện ñể người học có thể học ở mọi nơi,
mọi lúc, tìm ñược nội dung học phù hợp; xoá bỏ sự lạc hậu về công nghệ và thông tin
do khoảng cách ñịa lý ñem lại”.
- Quyết ñịnh số 698/QĐ-TTg ngày 01/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin ñến năm 2015 và
ñịnh hướng ñến năm 2020 ñã chỉ rõ: “Đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong trường
phổ thông nhằm ñổi mới phương pháp dạy và học theo hướng giáo viên tự tích hợp

CNTT vào từng môn học thay vì trong môn tin học. Giáo viên các bộ môn chủ ñộng tự
soạn và tự chọn tài liệu và phần mềm (mã nguồn mở) ñể giảng dạy ứng dụng CNTT.
Có thể nói, muốn nền giáo dục phổ thông ñáp ứng ñược ñòi hỏi cấp thiết của
công cuộc công nghiệp hóa, hiện ñại hóa ñất nước, muốn việc dạy học theo kịp cuộc
sống, chúng ta nhất thiết phải cải cách phương pháp dạy học theo hướng vận dụng
CNTT và các thiết bị dạy học hiện ñại nhằm phát huy mạnh mẽ tư duy sáng tạo, kỹ
năng thực hành và hứng thú học tập của học sinh ñể nâng cao chất lượng ñào tạo.
Những năm qua việc ñổi mới nội dung, chương trình sách giáo khoa ñược thực hiện
5

SVTH: Lê Thị Kim Ngân


Khóa luận tốt nghiệp BM SPKT

GVHD: TS. Nguyễn Thanh Thủy

khá ñồng bộ. Việc ñổi mới nội dung, chương trình yêu cầu phải ñổi mới phương pháp
dạy học. Đổi mới phương pháp dạy học ñòi hỏi phải sử dụng phương tiện dạy học phù
hợp và CNTT là một trong những phương tiện quan trọng góp phần ñổi mới PPDH
bằng việc cung cấp cho giáo viên những phương tiện làm việc hiện ñại (Nguyễn Thị
Hoa Phượng, 2007).
Như vậy, ứng dụng CNTT vào giáo dục là một xu thế mới của nền giáo dục
Việt Nam trong giai ñoạn hiện nay và trong tương lai lâu dài. Đó cũng là hướng phấn
ñấu nhằm vượt qua ranh giới lạc hậu về giáo dục của nước ta so với khu vực và thế
giới. Hướng phấn ñấu ñó ñòi hỏi phải trải qua quá trình và gặp không ít khó khăn,
không chỉ ngành GD - ĐT tự chịu trách nhiệm, mà cần phải có sự chung sức của các
cấp các ngành và toàn xã hội vì sự nghiệp giáo dục nước nhà. Đặc biệt năm học 2008 –
2009 vừa qua ñược phát ñộng là “Năm học công nghệ thông tin” trong toàn ngành giáo
dục. Với vai trò là một sinh viên của ngành sư phạm nói chung và của bộ môn Sư

phạm kĩ thuật nói riêng, tôi ñã quyết ñịnh thực hiện ñề tài “TÌM HIỂU TÌNH HÌNH
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ 11,
12 Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG TRUNG HỌC HIỆN NAY” nhằm làm cơ sở ñánh giá
cụ thể về mức ñộ thực hiện chủ trương “Đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào trường học”
của giáo viên dạy môn Công nghệ 11, 12. Thông qua ñó, tôi cũng sẽ rút ra ñược nhiều
kinh nghiệm ñể việc giảng dạy sau này ñược thuận lợi, góp phần nâng cao chất lượng
dạy học môn Công nghệ 11, 12.
1.2 Vấn ñề nghiên cứu
Nghiên cứu việc ứng dụng CNTT trong dạy học môn Công nghệ 11, 12 ở
trường PTTH.
Cụ thể là trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau ñây:
Câu hỏi 1: : Tình hình ứng dụng CNTT trong giảng dạy kiến thức môn Công nghệ 11,
12 ở trường PTTH hiện nay ra sao ?
Câu hỏi 2: Việc ứng dụng CNTT vào dạy học môn Công nghệ 11, 12 ở trường PTTH
mang lại hiệu quả như thế nào ñối với quá trình lĩnh hội kiến thức của học sinh?

6

SVTH: Lê Thị Kim Ngân


Khóa luận tốt nghiệp BM SPKT

GVHD: TS. Nguyễn Thanh Thủy

Câu hỏi 3: Khi ứng dụng CNTT vào dạy học môn Công nghệ 11, 12 giáo viên có
những khó khăn gì?
1.3 Mục ñích ñề tài nghiên cứu
Việc thực hiện ñề tài nghiên cứu này nhằm các mục ñích sau:
Thứ nhất: Là nguồn tham khảo cho nhà trường và giáo viên trong việc tổ chức quá

trình dạy học.
Thứ hai: Tìm ra các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy của giáo viên và
ñộng cơ học tập của học sinh ñối với môn công nghệ.
Thứ ba: Cung cấp số liệu cho công tác ñánh giá tình hình thực hiện chủ trương của Bộ
GD – ĐT về việc ñẩy mạnh ứng dụng CNTT vào trường học.
Thứ tư: Làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu các vấn ñề liên quan.
1.4 Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
- Chủ thể nghiên cứu là hoạt ñộng dạy và học kiến thức môn Công nghệ 11, 12 ở
trường PTTH.
- Khách thể nghiên cứu là nhà trường, giáo viên, học sinh, tài liệu liên quan ñến
kiến thức môn Công nghệ 11, 12… ở trường PTTH.
1.4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu thực hiện những nhiệm vụ sau:
Nhiệm vụ 1: Nghiên cứu cơ sở lí luận của ñề tài.
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu tình hình ứng dụng CNTT vào dạy học môn Công nghệ 11, 12 ở
trường PTTH hiện nay.
Nhiệm vụ 3: Đưa ra kết quả và phân tích kết quả ñạt ñược, ñồng thời ñề xuất ý kiến ñể
việc ứng dụng CNTT trong dạy học ñược phổ biến hơn.

7

SVTH: Lê Thị Kim Ngân


Khóa luận tốt nghiệp BM SPKT

GVHD: TS. Nguyễn Thanh Thủy

1.5 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài ñược tiến hành nghiên cứu ở 4 trường THPT trên ñịa bàn thành phố Hồ
Chí Minh. Cụ thể là các trường: THPT Nguyễn Hữu Huân, THPT Thủ Đức, THPT
Tam Phú, THPT Long Trường.
1.6 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu trong ñề tài là phương pháp nghiên cứu tài liệu,
phương pháp phỏng vấn, phương pháp ñiều tra bằng bảng hỏi, phương pháp thống kê
toán học và phương pháp phân tích ñịnh tính.
1.6.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Phương pháp này ñược thực hiện trong ñề tài phục vụ cho việc nghiên cứu các
nhiệm vụ: Cơ sở lí luận, thực trạng dạy và học môn Công nghệ 11, 12 ở trường
PTTH….
1.6.2 Phương pháp phỏng vấn
Phương pháp ñược sử dụng nhằm tìm hiểu ý kiến và thái ñộ của giáo viên dạy
môn Công nghệ 11, 12 ở trường PT.
1.6.3 Phương pháp ñiều tra bằng bảng hỏi
Phương pháp này ñược sử dụng nhằm tìm hiểu ý kiến và thái ñộ của học sinh
lớp 11, 12 về vấn ñề ứng dụng CNTT trong dạy học môn Công nghệ 11, 12 ở trường
PTTH hiện nay. Ngoài ra người nghiên cứu còn sử dụng phương pháp này ñể phục vụ
cho việc phỏng vấn giáo viên dạy môn Công nghệ 11, 12 ở trường PTTH.
1.6.4 Phương pháp thống kê toán học
Phương pháp thống kê toán học ñược người nghiên cứu sử dụng trong ñề tài ñể
tóm tắt, xử lí kết quả từ việc khảo sát ý kiến của học sinh về tình hình ứng dụng CNTT
trong dạy học môn Công nghệ 11, 12 ở trường PTTH hiện nay.
1.6.5 Phương pháp phân tích ñịnh tính
Phương pháp này ñược dùng ñể phân tích kết quả phỏng vấn giáo viên dạy môn
Công nghệ 11, 12 ở trường PTTH. Vì những thông tin thu thập ñược không thể tổng
8

SVTH: Lê Thị Kim Ngân



Khóa luận tốt nghiệp BM SPKT

GVHD: TS. Nguyễn Thanh Thủy

hợp bằng con số mà ñòi hỏi phải có sự phân tích, tổng hợp, nhận thức sâu sắc, toàn
diện về bản chất của sự kiện.
1.7 Cấu trúc luận văn
Chương 1: Giới thiệu.
Chương 2: Cơ sở lí luận.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị.
1.8 Kế hoạch nghiên cứu
Thời gian

Hoạt ñộng

Người thực hiện

Tháng 9-10/0

Viết ñề cương nghiên cứu

NNC

Tháng 10-11/09 Nghiên cứu cơ sở lí luận

Ghi chú


NNC

Tháng 12-2/09

Chỉnh sửa, hoàn thành cơ sở lí luận

NNC

Tháng 2-3/09

Thiết kế câu hỏi

NNC

Tháng 3-4/09

Thu thập thông tin

NNC và bạn học Nhờ bạn
cùng lớp.

Tháng 4-5/09

Xử lí số liệu và hoàn chỉnh luận văn.

NNC

Tháng 6/09

Nộp và bảo vệ


NNC

9

SVTH: Lê Thị Kim Ngân


Khóa luận tốt nghiệp BM SPKT

GVHD: TS. Nguyễn Thanh Thủy

Chương 2
CƠ SỞ LÍ LUẬN
2.1 Một số vấn ñề về ứng dụng CNTT trong dạy học
2.1.1 Định nghĩa CNTT
CNTT là thuật ngữ chỉ chung cho tập hợp các ngành khoa học và công nghệ
liên quan ñến khái niệm thông tin và các quá trình xử lí thông tin (Từ ñiển bách khoa
toàn thư Việt Nam, cập nhật lúc 07h:50m ngày 25/01/2010). Định nghĩa này còn
chung chung, chưa cụ thể.
Trong Nghị quyết 49/CP kí ngày 04/08/1993 về phát triển CNTT của chính phủ
Việt Nam ñã ñưa ra ñịnh nghĩa khá rõ ràng về công nghệ thông tin như sau: “Công
nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kĩ
thuật hiện ñại – chủ yếu là kĩ thuật máy tính và viễn thông – nhằm tổ chức khai thác và
sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong
mọi lĩnh vực hoạt ñộng của con người và xã hội”.
2.1.2 Lịch sử ứng dụng CNTT trong dạy học
Theo Đỗ Mạnh Cường (2007), ngay từ khi mới xuất hiện, máy tính ñã ñược các
nhà dạy học tìm cách ứng dụng vào dạy học. Có thể tóm tắt lịch sử ứng dụng CNTT
trong dạy học với các mốc lịch sử như dưới ñây:

- Năm 1946, Mỹ cho ra ñời chiếc máy tính ñiện tử dùng ñèn chân không ñầu tiên
và ñược phát triển với sự hỗ trợ của các trường ñại học.
- Năm 1965 ở Mỹ ban hành ñạo luật về giáo dục phổ thông (tiểu học và trung học).
Đạo luật này hỗ trợ kinh phí cho việc ứng dụng công nghệ vào nhà trường , qua ñó các
máy tính cỡ lớn và cỡ trung ñược ñưa vào sử dụng trong nhà trường, nhưng chủ yếu hỗ
trợ cho việc quản lý.

10

SVTH: Lê Thị Kim Ngân


Khóa luận tốt nghiệp BM SPKT

GVHD: TS. Nguyễn Thanh Thủy

- Năm 1971 một số công ty phần mềm bắt ñầu phát triển một số chương trình dạy
học có sự hỗ trợ của máy tính.
- Năm 1980 số lượng máy tính cá nhân tăng mạnh và ñược sử dụng nhiều trong các
trường học ở Mỹ. Tuy nhiên, máy tính sử dụng trong lớp học vẫn còn hạn chế.
- Năm 1990 máy vi tính multimedia ñược phát triển. Các nhà trường ở Mỹ bắt ñầu
sử dụng ñĩa video trong dạy học.
- Giai ñoạn của những năm 90 thế kỉ 20 ñược ñánh dấu với sự phát triển của
multimedia và web. Ở Mỹ, hầu hết các lớp học có ít nhất 01 máy tính ñể thực hiện bài
giảng, tuy nhiên không phải tất cả giáo viên ñều có thể sử dụng máy tính ñể chuẩn bị
dạy học.
- Bắt ñầu từ năm 2000, giá thành máy vi tính giảm ñi rất nhiều. Ở Mỹ 99% các
trường học ñược kết nối internet và nhà nước quan tâm rất nhiều ñến hệ thống dạy học
có sự trợ giúp của máy tính.
- Tại Việt Nam máy tính bắt ñầu ñược trang bị cho các trường cao ñẳng, ñại học từ

cuối những năm 80 của thế kỉ trước nhưng hiệu quả mang lại chưa cao. Hiện nay, dù
số máy tính ñược trang bị trong các trường khá nhiều, nhưng các nghiên cứu về ứng
dụng công nghệ thông tin trong giáo dục còn hạn chế và các chính sách hỗ trợ của nhà
nước chưa ñủ mạnh ñể tạo nên những ñột phá trong dạy học.
2.1.3 Vị trí CNTT trong dạy học
Theo Phan Long, Nguyễn Minh Khánh (2005) thì:
- CNTT hiện nay ñã thâm nhập và chi phối mạnh mẽ ñối với tất cả các lĩnh vực của
ñời sống xã hội, trong ñó có lĩnh vực Giáo dục – Đào tạo. Giáo dục – Đào tạo ñược
xem là một trong những lĩnh vực có khả năng ứng dụng những thành tựu của CNTT.
- CNTT có sự tác ñộng và làm thay ñổi mục tiêu, nội dung, phương pháp và cách tổ
chức quá trình dạy học.
- CNTT tác ñộng ñến các yêu cầu mới trong dạy học, làm thay ñổi cách dạy, cách
học một cách ña dạng như sự cập nhật các công nghệ mới, các phương pháp mới, từ ñó
tạo ra nhu cầu học tập phong phú, ña dạng, học mọi lúc mọi nơi và học suốt ñời.

11

SVTH: Lê Thị Kim Ngân


Khóa luận tốt nghiệp BM SPKT

GVHD: TS. Nguyễn Thanh Thủy

- CNTT cũng là công cụ, phương tiện nhằm giúp cho việc thực hiện một cách hiệu
quả các yêu cầu trên.
Tóm lại, trong dạy học CNTT giữ vị trí quan trọng, chiến lược ñể thực hiện
mục tiêu ñổi mới phương pháp dạy học.
2.1.4 Vai trò của CNTT trong dạy học
Theo Đỗ Mạnh Cường (2007) thì máy tính có thể ñóng vai trò của một người

hướng dẫn, có thể là một công cụ tính toán, trình bày, thí nghiệm và cũng có thể ñóng
vai trò của một người truyền ñạt. Cùng với sự ña dạng của hoàn cảnh, máy tính có thể
ñược dùng theo những cách thức linh hoạt ñể nâng cao chất lượng dạy và học.
Cụ thể trong quá trình dạy học bằng máy tính và phần mềm giúp:
- Tăng cường tính trực quan, sinh ñộng, nâng cao hiệu quả của phương pháp dạy
học mô phỏng.
Ứng dụng CNTT, người giáo viên hầu như có thể mô phỏng tất cả các ñối tượng
trong thực tế một cách hết sức sinh ñộng. Các mô hình, bảng biểu, hình vẽ, tranh ảnh,
hoạt ñộng có thể ñược trình bày trên màn hình bằng các thí nghiệm vật lý, hóa học,
sinh học cũng có thể mô tả trực quan ñược trên màn hình bằng các thí nghiệm ảo….
- Tiết kiệm thời gian ghi bảng của giáo viên, tăng thời gian làm việc trực tiếp giữa
người dạy và người học.
Cùng với việc tăng cường tính trực quan, sinh ñộng, việc sử dụng máy tính kết hợp
với các phương tiện nghe nhìn còn cho phép tiết kiệm rất nhiều thời gian giáo viên
dùng vào việc ghi bảng, vẽ các hình, các sơ ñồ…. Học sinh cũng sẽ ñược trang bị các
tài liệu thích hợp ñã ñược chuẩn bị trước sẽ giảm bớt thời gian cho việc ghi chép. Nếu
như với cách dạy học trước ñây, phần lớn thời gian của giáo viên và học sinh dùng cho
việc ñọc – chép thì với cách dạy học ứng dụng CNTT, thời gian làm việc chủ yếu lúc
này là trao ñổi, thảo luận, tranh luận ñể chiếm lĩnh ñược các tri thức mới.
- Làm chủ ñược giáo án, tăng cường khả năng bao quát lớp, tập trung ñược sự chú
ý của người học.
Việc soạn ñược một giáo án ñảm bảo các yêu cầu khoa học, sư phạm và hợp lý là
một yêu cầu rất cao. Song với một tiết giảng ñã ñược chuẩn bị ñể trình bày bằng máy
vi tính và phương tiện nghe nhìn thì các ñề mục, các nội dung chính, các hình ảnh,
12

SVTH: Lê Thị Kim Ngân


Khóa luận tốt nghiệp BM SPKT


GVHD: TS. Nguyễn Thanh Thủy

biểu mẫu, sơ ñồ ñã ñược chuẩn bị theo một trình tự logic xác ñịnh với ý ñồ sư phạm ñã
ñược cân nhắc kỹ. Như vậy người dạy sẽ thực hiện giờ giảng theo ñúng giáo án ñã
ñược soạn ra, thời gian giáo viên hướng dẫn, giải ñáp, trao ñổi với lớp học cũng sẽ
tăng lên rất nhiều. Nói cách khác, việc ứng dụng CNTT vào giờ dạy sẽ cho phép người
giáo viên có thể quán xuyến ñược lớp học, tập trung sự chú ý của người nghe theo ý ñổ
sư phạm của giáo viên ñã ñược chuẩn bị từ trước.
- Việc cập nhật, sửa ñổi, bổ sung bài giảng của giáo viên rất dễ dàng, thuận tiện.
Khi ñã chuẩn bị, soạn ñược một bài giảng trên máy tính, người giáo viên có thể lưu
giữ, cập nhật, sữa ñổi, bổ sung bài giảng các lần sau ñó một cách dễ dàng, thuận tiện.
Giáo viên chỉ cần thao tác mở một tập tin ñã có, tiến hành cập nhật, bổ sung những nội
dung kiến thức và hình thức trình bày mới hoặc sửa chữa những nội dung kiến thức và
hình thức không còn phù hợp và ghi lại vào ñĩa, lúc này họ có thể có một giáo án mới.
- Đảm bảo tính chính xác, khách quan trong kiểm tra, ñánh giá.
Trong quá trình dạy học, việc kiểm tra ñánh giá kiến thức là một khâu quan trọng
có tác dụng quyết ñịnh ñến việc nâng cao chất lượng dạy học. Có rất nhiều chương
trình giúp người giáo viên có thể soạn một bài kiểm tra trắc nghiệm giúp ñảm bảo
ñược tính chính xác, khách quan, tránh ñược những sai sót của giáo viên trong quá
trình chấm bài hoặc các suy nghĩ cho rằng giáo viên thiếu khách quan trong việc ñánh
giá học sinh.
Như vậy, không một ai có thể phủ nhận vai trò quan trọng thiết thực của CNTT
trong dạy học. Tuy nhiên, ñể phát huy có hiệu quả những vai trò trên thì giáo viên cần
phải ñầu tư nhiều.
2.1.5 Hiệu quả của việc ứng dụng CNTT trong dạy học
Theo Đỗ Ngọc Tống (2005), hiệu quả của việc ứng dụng CNTT trong dạy học
ñược thể hiện trên hai bình diện lớn:
- CNTT góp phần nâng cao tiềm lực của người giáo viên bằng việc cung cấp cho
họ những phương tiện làm việc hiện ñại.

- CNTT góp phần ñổi mới cách dạy, cách học, ñổi mới phương pháp dạy học. Việc
ñổi mới mục tiêu và nội dung dạy học ñòi hỏi phải ñổi mới phương pháp, cần chú ý tới
13

SVTH: Lê Thị Kim Ngân


×