Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

TÌM HIỂU HIỆN TRẠNG VÀ KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN VÙNG CHUYÊN CANH RAU ĂN LÁ AN TOÀN TẠI XAC THÁI BÌNH, HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH TÂY NINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.98 MB, 100 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN SƯ PHẠM KỸ THUẬT


TÌM HIỂU HIỆN TRẠNG VÀ KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN
VÙNG CHUYÊN CANH RAU ĂN LÁ AN TOÀN TẠI XÃ
THÁI BÌNH, HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH TÂY NINH

Ngành

: SƯ PHẠM KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP

Niên khóa

: 2006-2010

Lớp

: DH06SP

Sinh viên thực hiện

: NGUYỄN QUỐC HUY

-05/2010-


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN SƯ PHẠM KỸ THUẬT




TÌM HIỂU HIỆN TRẠNG VÀ KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN
VÙNG CHUYÊN CANH RAU ĂN LÁ AN TOÀN TẠI XÃ
THÁI BÌNH, HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH TÂY NINH

Giáo viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

Nguyễn Thanh Bình

Nguyễn Quốc Huy

-5/2010-


LỜI CẢM ƠN
Trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn đến công lao trời biển của cha mẹ tôi những
người đã dày công sinh thành, nuôi dưỡng và dạy dỗ tôi từ khi sinh ra cho đến ngày
hôm nay, cùng với những người thân khác trong gia đình đã luôn bên cạnh tôi, động
viên và khích lệ tôi.
Tôi cũng xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu nhà trường, quý
thầy cô Bộ Môn Sư Phạm Kỹ Thuật và toàn thể quý thầy cô trường Đại Học Nông
Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh đã tận tình chỉ dạy và truyền đạt những kinh nghiệm
quý báu cho tôi trong quá trình học tập tại trường.
Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến thầy Nguyễn Thanh
Bình, người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận văn
tốt nghiệp này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Thư Viện trường Đại Học Nông Lâm Thành

Phố Hồ Chí Minh, Ủy Ban Nhân Dân xã Thái Bình, cùng toàn thể bà con nông dân
canh tác rau ăn lá tại xã Thái Bình đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi
trong quá trình thực hiện đề tài này.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến bạn bè gần xa của tôi – những người đã
cùng học tập, giúp đỡ, khuyến khích, động viên và chia sẻ những niềm vui nỗi buồn
cùng tôi trong thời gian học tập xa nhà.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Tp. HCM, ngày tháng
Sinh viên

Nguyễn Quốc Huy

ii

năm


NỘI DUNG TÓM TẮT
Tên đề tài: “TÌM HIỂU HIỆN TRẠNG VÀ KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN
VÙNG CHUYÊN CANH RAU ĂN LÁ AN TOÀN TẠI XÃ THÁI BÌNH, HUYỆN
CHÂU THÀNH, TỈNH TÂY NINH”
Giáo viên hướng dẫn: GV Nguyễn Thanh Bình
Rau xanh nói chung và các loại rau ăn lá nói riêng là loại thực phẩm không
thể thiếu trong cơ cấu bữa ăn hằng ngày của con người. Nó có ý nghĩa quan trọng
trong dinh dưỡng của con người, chứa nhiều sinh tố, chất xơ và chất khoáng cần
thiết cho cơ thể. Rau cũng là đối tượng cây trồng chịu nhiều tác động của quá trình
thâm canh như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, nên rất dễ bị ô nhiễm, đặc biệt là
các chủng loại rau ăn lá có thời gian sinh trưởng ngắn, có thể sử dụng tươi sống có
thể gây ngộ độc cho người sử dụng nếu không tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tác
trong canh tác loại cây trồng này.

Để khơi dậy tiềm năng sản xuất rau ăn lá của xã Thái Bình, đồng thời góp
phần đáp ứng nhu cầu rau an toàn của thị trường trong và ngoài tỉnh, chúng tôi đã
tiến hành thực hiện đề tài “Tìm hiểu hiện trạng và khả năng phát triển vùng chuyên
canh rau ăn lá an toàn tại xã Thái Bình, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh”
Bằng phương pháp điều tra, đánh giá thực trạng của xã Thái Bình chúng tôi
nhận thấy: Thái Bình là xã có vị trí địa lí thuận lợi cho việc giao thương, buôn bán
với các khu vực khác, điều kiện tự nhiên thuận lợi cho canh tác rau quanh năm,
nguồn nước phong phú, chất lượng tốt, đất đai thích hợp cho cây rau ăn lá, trình độ
canh tác của người nông dân khá cao và tương đối đồng nhất, người dân có nhiều
kinh nghiệm trong canh tác rau ăn lá và ngày càng có ý thức trong việc sử dụng
phân bón, thuốc trừ sâu. Nhìn chung vùng có nhiều thuận lợi để phát triển thành
vùng chuyên canh rau ăn lá an toàn, nhưng bên cạnh đó vẫn còn có những khó
khăn, thách thức không nhỏ như thiếu lao động, khả năng mở rộng diện tích gieo
trồng rất ít, diện tích đất trồng rau ăn lá ngày càng bị thu hẹp do tăng dân số, giá cả
nông sản bếp bênh trong khi đó giá vật tư nông nghiệp tăng cao. Do vậy để phát
triển vùng là cả một quá trình cần có sự quan tâm giúp đỡ các ban ngành, của chính
quyền địa phương và sự đồng lòng, chung sức của toàn thể người dân.

iii


MỤC LỤC
Nội dung

Trang

Danh sách các chữ viết tắt..................................................................................ix
Danh sách các bảng............................................................................................x
Danh sách các biểu đồ........................................................................................xi
Danh mục phụ lục ..............................................................................................xii

Chương 1: GIỚI THIỆU .................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề....................................................................................................1
1.2 Mục đích của nghiên cứu .............................................................................2
1.3 Vấn đề nghiên cứu .......................................................................................2
1.4 Câu hỏi nghiên cứu ......................................................................................2
1.5 Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................2
1.6 Giới hạn đề tài..............................................................................................3
1.7 Đối tượng và khách thể nghiên cứu ..............................................................3
1.7.1 Đối tượng nghiên cứu................................................................................3
1.7.2 Khách thể nghiên cứu................................................................................3
1.8 Phương pháp nghiên cứu ..............................................................................3
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN..........................................................................5
2.1 Sơ lược về lịch sử nghiên cứu ......................................................................5
2.2 Rau an toàn ..................................................................................................7
2.2.1 Khái niệm về rau an toàn...........................................................................7
2.2.2 Yêu cầu chất lượng của rau an toàn ...........................................................8
2.2.2.1 Chỉ tiêu về hình thái ...............................................................................8
2.2.2.2 Chỉ tiêu về nội chất.................................................................................8
2.2.3 Nguyên nhân gây ô nhiễm rau ...................................................................8
2.2.3.1 Ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật ......................................................8
2.2.3.2 Dư lượng nitrat (NO3-)............................................................................9
2.2.3.3 Tồn dư kim loại nặng trong sản phẩm rau...............................................10
2.2.3.4 Ký sinh trùng, vi sinh vật gây bệnh cho người và động vật.....................10

iv


2.2.4 Điều kiện để sản xuất rau an toàn ..............................................................10
2.2.4.1 Đất sạch..................................................................................................10
2.2.4.2 Nước sạch ..............................................................................................10

2.2.4.3 Phân bón ................................................................................................11
2.2.4.4 Phòng trừ sâu bệnh .................................................................................11
2.3 Các biện pháp kỹ thuật chủ yếu trong trồng rau ăn lá ...................................12
2.3.1 Phương thức sản xuất ................................................................................12
2.3.1.1 Sản xuất rau ngoài trời............................................................................12
2.3.1.2 Sản xuất rau trong điều kiện có thiết bị che chắn ....................................12
2.3.1.3 Kỹ thuật thủy canh .................................................................................12
2.3.2 Giống và phương pháp gieo.......................................................................12
2.3.2.1 Giống .....................................................................................................12
2.3.2.2 Xử lý hạt và giống rau trước khi gieo trồng ............................................13
2.3.2.3 Phương pháp gieo...................................................................................13
2.3.3 Đất trồng và kỹ thuật làm đất ....................................................................14
2.3.3.1 Đất trồng rau ăn lá..................................................................................14
2.3.3.2 Kỹ thuật làm đất .....................................................................................14
2.3.4 Bón phân...................................................................................................15
2.3.5 Chăm sóc sau trồng ...................................................................................16
2.3.5.1 Tưới nước...............................................................................................16
2.3.5.2 Xới đất, trừ cỏ dại...................................................................................17
2.3.5.3 Phòng trừ sâu bệnh .................................................................................17
Chương 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................18
3.1 Thời gian, địa điểm thực hiện và giới hạn đề tài ...........................................18
3.1.1 Thời gian...................................................................................................18
3.1.2 Địa điểm....................................................................................................18
3.1.3 Giới hạn đề tài...........................................................................................18
3.2 Nội dung ......................................................................................................18
3.2.1 Điều tra đánh giá điều kiện tự nhiên ..........................................................18
3.2.2 Điều tra đánh giá điều kiện kinh tế xã hội..................................................18

v



3.2.3 Hiện trạng sản xuất rau ăn lá trên địa bàn ..................................................18
3.2.4 Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong việc phát triển vùng sản
xuất rau ăn lá an toàn tại xã Thái Bình ...............................................................19
3.3 Phương pháp nghiên cứu ..............................................................................19
3.3.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu ...............................................................19
3.3.2 Phương pháp phỏng vấn ............................................................................19
3.3.3 Phương pháp điều tra.................................................................................20
3.3.4 Phương pháp phân tích dữ liệu ..................................................................21
3.3.4.1 Phương pháp phân tích định lượng .........................................................21
3.3.4.2 Phương pháp định tính............................................................................21
3.3.5 Phương pháp SWOT
(Strength Weakness Opportunity Threat)...................................................21
Chương 4: PHÂN TÍCH ..................................................................................22
4.1 Điều kiện tự nhiên........................................................................................22
4.1.1 Vị trí địa lí và ranh giới hành chính ...........................................................22
4.1.2 Khí hậu, thủy văn ......................................................................................23
4.1.2.1 Khí hậu...................................................................................................23
4.1.2.2 Thủy văn ................................................................................................24
4.1.3 Tài nguyên nước........................................................................................25
4.1.3.1 Nước mặt................................................................................................25
4.1.3.2 Nước ngầm.............................................................................................26
4.1.4 Địa hình đất đai .........................................................................................26
4.1.4.1 Địa hình..................................................................................................26
4.1.4.2 Đất đai....................................................................................................26
a) Nhóm đất xám...........................................................................................27
b) Nhóm đất phèn..........................................................................................28
4.2 Điều kiện kinh tế xã hội ...............................................................................28
4.2.1 Tình hình sử dụng đất tại xã Thái Bình......................................................28
4.2.2 Tình hình sản xuất nông nghiệp.................................................................29

4.2.3 Những chương trình, kế hoạch phát triển RAT ..........................................31

vi


4.2.4 Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho hoạt động sản xuất NN......................31
4.2.4.1 Giao thông nông thôn .............................................................................31
4.2.4.2 Điện, nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất ...............................................32
4.2.5 Dân số và lao động....................................................................................32
4.2.6 Tôn giáo ....................................................................................................33
4.2.7 Giáo dục....................................................................................................34
4.3 Hiện trạng sản xuất rau ăn lá trên địa bàn .....................................................36
4.3.1 Đặc điểm của các nông hộ trồng rau ăn lá .................................................36
4.3.1.1 Tập quán sản xuất rau ăn lá ....................................................................36
4.3.1.2 Diện tích đất trồng rau ăn lá của nông hộ................................................36
4.3.1.3 Lao động, trình độ văn hóa, tuổi và số năm trong nghề của hộ sản xuất
rau ăn lá .............................................................................................................37
4.3.1.3.1 Lao động .............................................................................................37
4.3.1.3.2 Trình độ văn hóa .................................................................................38
4.3.1.3.3 Tuổi của chủ hộ sản xuất rau ăn lá.......................................................39
4.3.1.3.4 Số năm trồng rau ăn lá.........................................................................40
4.3.1.4 Tình hình tham dự tập huấn khuyến nông...............................................41
4.3.2 Kỹ thuật canh tác rau ăn lá ........................................................................44
4.3.2.1 Chủng loại rau ăn lá được trồng phổ biến tại xã Thái bình......................44
4.3.2.2 Giống rau ăn lá.......................................................................................46
4.3.2.3 Phương thức trồng rau ăn lá....................................................................47
4.3.2.4 Nguồn nước và hệ thống tưới tiêu...........................................................48
4.3.2.5 Thời vụ gieo trồng rau ăn lá....................................................................49
4.3.2.6 Thời gian sinh trưởng, lượng hạt giống gieo trồng và xử lý giống...........49
a) Thời gian sinh trưởng................................................................................49

b) Lượng hạt giống gieo trồng.......................................................................50
c) Xử lý giống trước khi gieo trồng ...............................................................51
4.3.2.7 Công tác chuẩn bị đất và làm cỏ .............................................................51
4.3.2.7.1 Công tác chuẩn bị đất ..........................................................................51
4.3.2.7.2 Làm cỏ ................................................................................................51

vii


4.3.2.8 Phân bón ................................................................................................52
4.3.2.9 Sâu bệnh hại và công tác BVTV.............................................................56
a) Sâu bệnh hại phổ biến trên rau ăn lá tại xã Thái Bình ................................56
b) Tình hình sử dụng thuốc BVTV của người dân canh tác rau ăn lá tại xã
Thái Bình ...........................................................................................................59
4.3.2.10 Những hiểu biết về thiên địch ...............................................................60
4.4 Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong việc phát triển vùng sản
xuất rau ăn lá an toàn tại xã Thái Bình ...............................................................61
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................66
5.1 Kết luận........................................................................................................66
5.2 Kiến nghị .....................................................................................................66
5.3 Hướng phát triển của đề tài ..........................................................................68
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................................69
PHỤ LỤC .........................................................................................................70

viii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BVTV


: Bảo vệ thực vật

UBND

: Ủy ban nhân dân

HS

: Học sinh

NN

: Nông nghiệp

ĐVT

: Đơn vị tính

PTNT

: Phát triển nông thôn

NN&PTNT

: Nông nghiệp và Phát Triển Nông Thôn

DTTN

: Diện tích tự nhiên


TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

SX TM & DV

: Sản xuất thương mại và dịch vụ

KHKT

: Khoa học kỹ thuật

VSV

: Vi sinh vật

RAT

: Rau an toàn

CNH – HĐH

: Công nghiệp hóa – hiện đại hóa

KHHGĐ

: Kế hoạch hóa gia đình

ix



DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 4.1: Diện tích đất tự nhiên của các ấp tại xã Thái Bình ........................... 27
Bảng 4.2: Hiện trạng sử dụng đất tại xã Thái Bình năm 2009 .......................... 28
Bảng 4.3: Tình hình sản xuất nông nghiệp năm 2009 tại xã Thái Bình............. 30
Bảng 4.4: Kế hoạch sản xuất nông nghiệp năm 2010 do UBND xã đề ra ......... 30
Bảng 4.5: Phân bố các hộ được điều tra theo tôn giáo ...................................... 34
Bảng 4.6: Quy mô diện tích trồng rau ăn lá ở các hộ sản xuất .......................... 36
Bảng 4.7: Tình hình sử dụng lao động trong các hộ sản xuất rau ăn lá ............. 38
Bảng 4.8: Trình độ văn hóa của chủ hộ sản xuất rau ăn lá tại xã Thái Bình...... 38
Bảng 4.9: Độ tuổi của chủ hộ sản xuất rau ăn lá tại xã Thái Bình..................... 39
Bảng 4.10: Số năm canh tác rau ăn lá của các nông hộ tại xã Thái Bình .......... 41
Bảng 4.11: Mức độ tham gia tập huấn khuyến nông của các hộ sản xuất ......... 42
Bảng 4.12: Số lần tham gia tập huấn khuyến nông của người dân.................... 43
Bảng 4.13: Các chủng loại rau ăn lá được trồng tại xã Thái Bình..................... 44
Bảng 4.14: Cơ cấu rau ăn lá trồng tại xã Thái Bình.......................................... 45
Bảng 4.15: Nguồn gốc giống rau ăn lá tại xã Thái Bình ................................... 46
Bảng 4.16: Phân bố các hộ trồng rau ăn lá theo phương thức trồng.................. 47
Bảng 4.17:Thời gian sinh trưởng và lượng hạt giống gieo trồng của các loại rau
ăn lá được trồng tại xã Thái Bình ..................................................................... 50
Bảng 4.18: Số lần làm cỏ trong một lứa rau của người dân trồng rau ăn lá....... 51
Bảng 4.19: Chủng loại phân bón được sử dụng trong canh tác rau ăn lá tại xã
Thái Bình ......................................................................................................... 52
Bảng 4.20: Lượng phân vô cơ phổ biến được sử dụng trong canh tác rau ăn lá tại
xã Thái Bình. ................................................................................................... 54
Bảng 4.21: Lượng phân hữu cơ được sử dụng trong canh tác rau ăn lá tại xã Thái
Bình ................................................................................................................. 56
Bảng 4.22: Các loại thuốc BVTV được sử dụng phổ biến trên rau ăn lá tại xã
Thái Bình ......................................................................................................... 59

Bảng 4.23: Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức để phát triển
vùng sản xuất rau ăn lá an toàn tại xã Thái Bình............................................... 61

x


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 4.1: Tỷ lệ diện tích đất tự nhiên của các ấp trong xã Thái Bình........... 27
Biểu đồ 4.2: Tình hình lao động của xã Thái Bình qua các ngành .................... 32
Biểu đồ 4.3: Trình độ văn hóa của chủ hộ trồng rau ăn lá tại xã ....................... 39
Biểu đồ 4.4: Độ tuổi của chủ hộ sản xuất rau ăn lá tại xã Thái Bình................. 40
Biểu đồ 4.5: Mức độ tham gia tập huấn khuyến nông của người sản xuất ........ 42
Biểu đồ 4.6: Số lần tham gia hoạt động khuyến nông của người dân................ 43
Biểu đồ 4.7: Cơ cấu rau ăn lá trồng tại xã Thái Bình........................................ 45

xi


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Mức giới hạn tối đa cho phép của hàm lượng nitrat (NO3-) trong
một số sản phẩm rau tươi (mg/kg) (Theo Quyết định số 867/ 1998/ QĐ-BYT
của Bộ Y tế).
Phụ lục 2: Mức giới hạn tối đa cho phép của một số kim loại nặng và độc tố
trong sản phẩm rau tươi (Theo Quyết định số 867/ 1998/ QĐ-BYT của Bộ Y
tế).
Phụ lục 3: Mức giới hạn tối đa cho phép của một số vi sinh vật trong sản
phẩm rau tươi (Theo Quyết định số 867/ 1998/ QĐ-BYT của Bộ Y tế).
Phụ lục 4: Mức giới hạn tối đa cho phép (MRLs) của một số thuốc bảo vệ
thực vật trên rau tươi (≤ mg/kg).

Phụ lục 5: Mức giới hạn tối đa cho phép của hóa chất Bảo vệ thực vật trong
đất (Theo TCVN 5941-1995).
Phụ lục 6: Mức giới hạn tối đa cho phép của kim loại nặng trong đất (mg/
kg) (Theo TCVN 7209:2000).
Phụ lục 7: Mức giới hạn tối đa cho phép của một số chất trong nước tưới
(Theo TCVN 6773:2000).
Phụ lục 8: Danh mục thuốc BVTV cấm sử dụng ở Việt Nam.
Phụ lục 9 : Danh mục thuốc BVTV hạn chế sử dụng ở Việt Nam.
Phụ lục 10: Bảng câu hỏi phỏng vấn.
Phụ lục 11: Phiếu điều tra nông hộ.
Phụ lục 12: Danh sách các hộ được điều tra.

xii


Khóa luận tốt nghiệp

Ngành SPKTNN

Chương 1

GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Thực tiễn cuộc sống cho thấy rau là loại thực phẩm rất cần thiết cho con
người. Không một loại thực phẩm nào có thể thay thế được vị trí quan trọng của cây
rau trong khẩu phần ăn hàng ngày. Rau xanh cung cấp cho con người những chất
quan trọng như: Protein, Lipit, Vitamin, muối khoáng, chất xơ (Cellulose), chất
thơm, chất đường bột, acid hữu cơ… Ngoài ra, rau còn có tác dụng kích thích sự
ngon miệng. Rau xanh là loại cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao, có thời gian sinh
trưởng ngắn đặc biệt là nhóm rau ăn lá. Do đó rau có thể gieo trồng nhiều vụ trong

năm, mặt khác có thể thâm canh, trồng xen…để tăng sản lượng trên một đơn vị diện
tích canh tác. Rau xanh còn là nguồn thức ăn gia súc có giá trị, rau chiếm 1/2 – 1/3
khẩu phần thức ăn trong chăn nuôi. Người ta có thể tận dụng các phụ phế phẩm
trong ngành trồng rau để phục vụ cho chăn nuôi, tăng thêm thu nhập (thông thường
chiếm 10-20% sản lượng rau sản xuất được). Vì vậy rau xanh cũng đóng vai trò
quan trọng trong việc sản xuất thịt (gia cầm, thủy sản…).
Đời sống nhân dân ngày càng cao thì đòi hỏi ngày càng khắt khe đối với các
loại rau tiêu dùng hằng ngày: Đa dạng, phong phú về chủng loại, chất lượng cao.
Rau phải được cung cấp thường xuyên cho người tiêu dùng ở mọi nơi, mọi lúc kể cả
những thời kỳ giáp vụ.
Trong nhiều năm qua, người tiêu dùng đã thực sự lo ngại và quan tâm nhiều
đến vấn đề an toàn của thực phẩm bởi sự tồn dư một số chất độc hại trong cây rau
do người nông dân chạy theo năng suất và lợi nhuận như: Các chất hóa học bảo vệ
thực vật, dư lượng nitrat (NO3-) và kim loại nặng… Việc ô nhiễm vi sinh vật, hóa
chất độc hại, kim loại nặng và thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) tồn dư trên rau, đặc
biệt là rau ăn lá đã gây ảnh hưởng không nhỏ trước mắt cũng như lâu dài đối với
sức khỏe cộng đồng. Những vấn đề này ở nước ta hiện nay đã trở thành vấn đề hết
sức bức xúc trong dư luận của toàn xã hội. Người tiêu dùng hiện nay yêu cầu người
trồng rau phải đảm bảo cung cấp cho họ những cây rau sạch, an toàn.

SVTH: Nguyễn Quốc Huy

1

GVHD: GV Nguyễn Thanh Bình


Khóa luận tốt nghiệp

Ngành SPKTNN


Để khơi dậy tiềm năng sản xuất rau an toàn của xã Thái Bình, huyện Châu
Thành, tỉnh Tây Ninh, đồng thời góp phần đáp ứng nhu cầu về rau an toàn của thị
trường trong tỉnh và các vùng phụ cận đặc biệt là của thị trường Thành phố Hồ Chí
Minh, người nghiên cứu thực hiện đề tài “ Tìm hiểu hiện trạng và khả năng phát
triển vùng chuyên canh rau ăn lá an toàn tại xã Thái Bình, huyện Châu Thành, tỉnh
Tây Ninh”.
1.2 Mục đích của nghiên cứu
Thông qua việc đánh giá điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế xã hội và hiện
trạng sản xuất rau của các nông hộ tại xã Thái Bình, huyện Châu Thành, tỉnh Tây
Ninh làm căn cứ cho việc xây dựng vùng chuyên sản xuất rau ăn lá an toàn trên địa
bàn xã mang tính chất khả thi.
1.3 Vấn đề nghiên cứu
Vấn đề 1: Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội tại xã Thái Bình, huyện Châu
Thành, tỉnh Tây Ninh.
Vấn đề 2: Hiện trạng sản xuất rau ăn lá tại xã Thái Bình, huyện Châu Thành,
tỉnh Tây Ninh.
Vấn đề 3: Những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức trong sản xuất rau
ăn lá của vùng.
1.4 Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi 1: Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội tại xã Thái Bình, huyện Châu
Thành, tỉnh Tây Ninh như thế nào?
Câu hỏi 2: Tình hình sản xuất rau ăn lá tại xã Thái Bình, huyện Châu Thành,
tỉnh Tây Ninh như thế nào? Trình độ kỹ thuật trồng rau ăn lá của người nông dân tại
địa bàn ra sao?
Câu hỏi 3: Vùng có những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức gì để
phát triển vùng rau ăn lá an toàn?
1.5 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, đề tài tiến hành thực hiện các nhiệm vụ
nghiên cứu sau đây:


SVTH: Nguyễn Quốc Huy

2

GVHD: GV Nguyễn Thanh Bình


Khóa luận tốt nghiệp

Ngành SPKTNN

Nhiệm vụ 1: Nghiên cứu cơ sở lí luận của đề tài (trả lời cho câu hỏi nghiên
cứu 1).
Nhiệm vụ 2: Khảo sát tình hình sản xuất rau ăn lá của một số nông hộ tại ấp
Bình Long và ấp Bình Phong thuộc xã Thái Bình, huyện Châu Thành, tỉnh Tây
Ninh (trả lời cho câu hỏi nghiên cứu 2, 3).
Nhiệm vụ 3: Tổng hợp, phân tích số liệu để đưa ra những đánh giá chung
nhất về những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của vùng sản xuất và đề
nghị hướng phát triển trong thời gian tiếp theo (trả lời cho câu hỏi nghiên cứu 3).
1.6 Giới hạn đề tài
Do giới hạn về mặt thời gian nên đề tài chỉ thực hiện:
 Về không gian: Đề tài được thực hiện chủ yếu ở hai ấp có diện tích trồng rau
ăn lá lớn và tập trung là ấp Bình Long và ấp Bình Phong thuộc xã Thái Bình, huyện
Châu Thành, tỉnh Tây Ninh.
 Về số lượng: Phỏng vấn: 10 nông dân.
Phát bảng hỏi: 30 nông dân.
1.7 Đối tượng và khách thể nghiên cứu
1.7.1 Đối tượng nghiên cứu: Hiện trạng sản xuất và khả năng phát triển
vùng chuyên canh rau ăn lá an toàn tại xã Thái Bình, huyện Châu Thành, tỉnh Tây

Ninh.
1.7.2 Khách thể nghiên cứu:


Điều kiện tự nhiên.



Điều kiện kinh tế xã hội.



Người nông dân sản xuất rau ăn lá tại xã Thái Bình, huyện Châu Thành,

tỉnh Tây Ninh (phỏng vấn: 10 nông dân, phát bảng hỏi: 30 nông dân).


Quá trình sản xuất nông nghiệp tại địa điểm nghiên cứu.

1.8 Phương pháp nghiên cứu
1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Thu thập các số liệu về điều kiện tự nhiên,
kinh tế xã hội và hiện trạng sản xuất nông nghiệp những năm trước ở các cơ
quan ban ngành có liên quan và tìm kiếm sách và tài liệu có liên quan đến
các vấn đề nghiên cứu.

SVTH: Nguyễn Quốc Huy

3

GVHD: GV Nguyễn Thanh Bình



Khóa luận tốt nghiệp

Ngành SPKTNN

2. Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn ngẫu nhiên 10 nông dân chuyên canh
rau ăn lá tại xã Thái Bình (tại 02 ấp có diện tích trồng rau ăn lá lớn và tập
trung là ấp Bình Long và ấp Bình Phong), huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh
đang trực tiếp sản xuất trên mảnh vườn của đối tượng được nghiên cứu.
3. Phương pháp điều tra: Bảng hỏi được phát ngẫu nhiên cho 30 nông dân sản
xuất rau ăn lá tại địa điểm nghiên cứu.
Trong đó, 15 nông dân trồng rau ăn lá thuộc ấp Bình Long.
15 nông dân trồng rau ăn lá thuộc ấp Bình Phong.
4. Phương pháp phân tích dữ liệu
a. Phương pháp phân tích định lượng: Sử dụng phần mềm Microsoft
Excel để thống kê kết quả thu được.
b. Phương pháp định tính: Phân tích bảng câu hỏi phỏng vấn.
5. Phương pháp SWOT (Strength Weakness Opportunity Threat): Phân tích
điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của vùng sản xuất với sự tham
gia của người nông dân.

SVTH: Nguyễn Quốc Huy

4

GVHD: GV Nguyễn Thanh Bình


Khóa luận tốt nghiệp


Ngành SPKTNN

Chương 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Sơ lược về lịch sử nghiên cứu
Ngày nay, rau an toàn được xem là một loại hàng hóa nông nghiệp có giá trị,
vừa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng, vừa bảo vệ môi
trường sinh thái trong quá trình sản xuất. Đồng thời, sản xuất rau an toàn còn là cơ
hội cho người nông dân tăng thu nhập, cải thiện đời sống.
Khi đời sống con người ngày càng được nâng cao thì yêu cầu của người tiêu
dùng đối với các loại nông sản nói chung và rau xanh nói riêng cũng ngày càng cao
về cả số lượng lẫn chất lượng, về chủng loại thì phải ngày càng phong phú và đa
dạng hơn, đảm bảo đủ về số lượng và điều quan trọng là phải đảm bảo về chất
lượng, an toàn đối với sức khỏe cộng đồng.
Xuất phát từ yêu cầu trên, nhiều đề tài nghiên cứu khoa học đã được thực
hiện nhằm giúp người sản xuất rau và người tiêu dùng có cái nhìn bao quát hơn, sâu
sắc hơn về rau an toàn, từng bước thay thế các mô hình sản xuất rau truyền thống
bằng các mô hình sản xuất rau an toàn. Sau đây là một số đề tài tiêu biểu:
Đề tài nghiên cứu: “Điều tra tình hình sản xuất và tiêu thụ các giống rau an
toàn tại huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh”, luận văn tốt nghiệp kỹ sư nông
nghiệp ngành Nông học, Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh (2005) của
Nguyễn Thị Thanh Bình. Đề tài thực hiện nhằm điều tra tình hình sản xuất và tiêu
thụ rau an toàn theo hai phương thức sản xuất: Nhóm trồng trong nhà lưới và nhóm
trồng ngoài nhà lưới. Qua đề tài, tác giả Thanh Bình giúp chúng ta có cái nhìn tổng
quan về hai phương thức sản xuất rau an toàn trong nhà lưới và sản xuất rau an toàn
trồng ngoài nhà lưới, đồng thời có kết hợp so sánh sức sản xuất và tiêu thụ giữa
nhóm rau sản xuất sạch với nhóm rau không theo mô hình sản xuất rau an toàn:
+Về hiệu quả kinh tế: Sản xuất rau theo phương thức trồng trong nhà lưới đạt

hiệu quả kinh tế cao hơn ngoài nhà lưới do khống chế được điều kiện khí hậu, thời
tiết, hạn chế phần nào đó sâu bệnh hại, trồng được nhiều vụ trong năm hay canh tác
được quanh năm. Tuy nhiên, chi phí ban đầu cho trồng rau trong nhà lưới cao hơn
trồng rau ngoài nhà lưới do tiền đầu tư ban đầu cho hệ thống nhà lưới cao, nhưng bù

SVTH: Nguyễn Quốc Huy

5

GVHD: GV Nguyễn Thanh Bình


Khóa luận tốt nghiệp

Ngành SPKTNN

lại, chi phí phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, công lao động của trồng rau trong nhà
lưới lại thấp hơn trồng rau ngoài nhà lưới.
+Về tiêu thụ: Thị trường tiêu thụ các giống rau an toàn còn nhiều khó khăn
do người tiêu dùng chưa nhận thức được tầm quan trọng của rau an toàn.
Tóm lại, việc trồng rau an toàn là việc làm thiết yếu, phù hợp với xu hướng
phát triển của nền kinh tế hiện nay. Sản xuất rau an toàn vừa đem lại hiệu quả kinh
tế cao cho người sản xuất vừa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu
dùng.
Đề tài nghiên cứu: “Khảo sát tình hình sản xuất rau an toàn trên địa bàn xã
Tân Phú Trung, huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh. Qua đó xây dựng bài
giảng thực tập ngoại khóa kỹ thuật trồng rau an toàn cho học sinh trung học phổ
thông”, luận văn tốt nghiệp cử nhân Sư phạm kỹ thuật nông nghiệp (2006) của
Nguyễn Thị Thu Thảo, Bộ môn Sư Phạm Kỹ Thuật nông nghiệp, Đại học Nông
Lâm Thành phố Hồ Chí Minh. Qua đề tài, tác giả Thu Thảo đã giúp chúng ta có cái

nhìn tổng quan về tình hình sản xuất rau an toàn tại ấp Đình, xã Tân Phú Trung,
huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên đề tài chỉ dừng lại ở chỗ trên cơ
sở các số liệu và thông tin thu thập được từ quá trình nghiên cứu, người nghiên cứu
đề xuất một chương trình hướng nghiệp ngoại khóa cho học sinh trung học phổ
thông về kỹ thuật sản xuất rau sạch.
Đề tài nghiên cứu: “Khảo sát một số mô hình sản xuất rau an toàn trên địa
bàn Thành phố Hồ Chí Minh và tìm hiểu ý kiến người tiêu dùng về rau an toàn”,
luận văn tốt nghiệp cử nhân Sư phạm kỹ thuật nông nghiệp (2009) của Trần Quốc
Dũng, Bộ môn Sư Phạm Kỹ Thuật nông nghiệp, Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ
Chí Minh. Cũng như đề tài của tác giả Thu Thảo đã trình bày trên, tác giả Quốc
Dũng giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan về một số mô hình sản xuất rau an toàn
trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời, kết hợp so sánh các ưu và nhược
điểm của các mô hình khảo sát. Tuy nhiên, tính mới mẻ của đề tài đó là tác giả
Quốc Dũng đã xây dựng được bộ tiêu chí đánh giá các mô hình sản xuất rau an toàn
bao gồm 4 tiêu chuẩn như sau:
Tiêu chuẩn 1: Quy mô của mô hình sản xuất rau an toàn. Gồm 4 tiêu chí:

SVTH: Nguyễn Quốc Huy

6

GVHD: GV Nguyễn Thanh Bình


Khóa luận tốt nghiệp

Ngành SPKTNN

 Tiêu chí 1: Diện tích sản xuất của mô hình.
 Tiêu chí 2: Chủng loại rau an toàn của mô hình sản xuất.

 Tiêu chí 3: Hình thức canh tác, có thể phân thành 3 nhóm canh tác
chính:
o Canh tác trong nhà lưới.
o Canh tác ngoài trời.
o Canh tác trong khay xốp.
 Tiêu chí 4: Hình thức tổ chức, có thể gồm:
o Sản xuất cá thể.
o Sản xuất tập thể (hợp tác xã).
o Sản xuất theo hình thức công ty (doanh nghiệp).
Tiêu chuẩn 2: Mức độ an toàn
 Tiêu chí 1: Kỹ thuật sản xuất.
 Tiêu chí 2: Đối với môi trường.
Tiêu chuẩn 3: Tính kinh tế
 Tiêu chí 1: Lợi nhuận kinh tế.
 Tiêu chí 2: Đối với xã hội (đảm bảo cho sức khỏe người tiêu dùng).
Tiêu chuẩn 4: Sự tiếp nhận của người tiêu dùng.
Qua đó giúp người sản xuất và người tiêu dùng có cái nhìn tích cực hơn về
sản phẩm rau an toàn và sử dụng rau an toàn.
2.2 Rau an toàn
2.2.1 Khái niệm về rau an toàn
Những sản phẩm rau tươi (bao gồm tất cả các loại rau ăn củ, thân, lá, hoa,
quả có chất lượng đúng như đặc tính giống của nó, hàm lượng các hóa chất độc và
mức độ nhiễm các sinh vật gây hại ở dưới mức tiêu chuẩn cho phép, bảo đảm an
toàn cho người tiêu dùng và môi trường thì được coi là rau đảm bảo an toàn vệ sinh
thực phẩm, gọi tắt là "rau an toàn".(Phạm Thị Minh Tâm, 2002).

SVTH: Nguyễn Quốc Huy

7


GVHD: GV Nguyễn Thanh Bình


Khóa luận tốt nghiệp

Ngành SPKTNN

2.2.2 Yêu cầu chất lượng của rau an toàn
2.2.2.1 Chỉ tiêu về hình thái
Cũng theo Phạm Thị Minh Tâm (2002), rau an toàn phải là những sản phẩm
được thu hoạch đúng độ chín kỹ thuật và thương phẩm. Rau phải được đảm bảo về
mặt phẩm chất, không bị hư hại, dập nát, héo úa, không lẫn tạp chất, sâu bệnh.
2.2.2.2 Chỉ tiêu về nội chất
Chỉ tiêu nội chất được qui định cho rau tươi bao gồm:
 Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.
 Hàm lượng nitrat (NO3-).
 Hàm lượng một số kim loại nặng chủ yếu: Cu, Pb, Hg, Cd, As, …
 Mức độ nhiễm các vi sinh vật gây bệnh (E.coli, Samonella…) và kí
sinh trùng đường ruột (trứng giun đũa Ascaris).
Tất cả các chỉ tiêu trong sản phẩm của từng loại rau phải dưới mức cho phép
theo tiêu chuẩn của Tổ chức Quốc tế FAO/WHO hoặc của một số nước tiên tiến:
Nga, Mỹ ... hoặc theo tiêu chuẩn của Bộ NN & PTNT.
2.2.3 Nguyên nhân gây ô nhiễm rau
2.2.3.1 Ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật
Ở nước ta, trong nhiều thập kỷ qua đã sử dụng nhiều hóa chất bảo vệ thực
vật có tính độc cao trong sản xuất rau. Đặc biệt là thời kỳ mở cửa, thuốc bảo vệ thực
vật vào nước ta theo nhiều con đường, các nhà chuyên môn không thể kiểm soát
được một cách chính xác chủng loại thuốc, khối lượng thuốc dùng trong sản xuất
rau (Tạ Thu Cúc-Hồ Hữu An-Nghiêm Thị Bích Hà, 2000).
Theo Viện Bảo Vệ Thực Vật (1998), hiện nay ở Việt Nam đã và đang sử

dụng khoảng 270 loại thuốc trừ sâu, 216 loại thuốc trừ bệnh, 160 loại thuốc trừ cỏ,
12 loại thuốc diệt chuột và 26 loại thuốc kích thích sinh trưởng với khối lượng ngày
càng tăng. Tuy nhiều chủng loại nhưng do thói quen hay do sợ rủi ro, không hiểu
biết hoặc sự hiểu biết còn hạn chế về mức độ độc hại của hóa chất bảo vệ thực vật
nên người nông dân chỉ sử dụng một số loại thuốc quen dùng, thường là những loại
thuốc bảo vệ thực vật có độ độc cao đã bị cấm hoặc hạn chế sử dụng như Monitor,
Wosatox, … thậm chí cả DDT. Một nguyên nhân nữa là các loại thuốc trên giá rẻ,

SVTH: Nguyễn Quốc Huy

8

GVHD: GV Nguyễn Thanh Bình


Khóa luận tốt nghiệp

Ngành SPKTNN

phổ tác dụng rộng, hiệu quả sử dụng cao. Mặt khác, thời gian cách ly an toàn từ lần
phun cuối cùng cho đến thu hoạch sản phẩm không được người sản xuất đảm bảo
và quan tâm. Chính vì vậy đã gây ra những hậu quả khôn lường, trước hết là ảnh
hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người sản xuất, sau đó là gây hậu quả xấu cho sức
khỏe của cộng đồng, thậm chí gây tử vong…
Ảnh hưởng lớn nhất của sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng là phá vỡ
sự cân bằng quần thể tự nhiên vốn có của nó, rất nhiều loài thiên địch của nhiều loài
sâu hại quan trọng đã bị tiêu diệt bởi thuốc bảo vệ thực vật.
Vì vậy, cần giúp những người sản xuất hiểu rõ mặt có hại của việc sử dụng
thuốc bảo vệ thực vật một cách tùy tiện và họ phải có trách nhiệm thực hiện những
qui chế khi sử dụng thuốc hóa học bảo vệ thực vật. Đặc biệt là thực hiện đầy đủ

chương trình phòng trừ tổng hợp (IPM) trong sản xuất rau.
2.2.3.2 Dư lượng nitrat (NO3-)
Nitrat là nguồn đạm quan trọng của cây xanh, là nguyên liệu không thể thiếu
được trong quá trình tổng hợp nên acid amin, protein và các hợp chất có đạm
khác,… Vì vậy có thể nói không có nitrat thì không có sự sống trên trái đất, bón
phân vào đồng ruộng là các loại phân hóa học có nitơ (N) đều bị nitrat hóa thành
amoniac (NH3) là nguyên liệu cây xanh sử dụng để tạo thành protein,…
Dư lượng nitrat trong tự nhiên không cao, nhưng do việc sử dụng đạm nhiều
ở khắp nơi trong nhiều thập kỷ kết quả là nitrat tăng lên nhiều trong các sản phẩm
cây trồng và trong nước nên đã ảnh hưởng đến sức khỏe con người. (Tạ Thu CúcHồ Hữu An-Nghiêm Thị Bích Hà, 2000).
Nhiều nhà khoa học trên thế giới cho rằng có đến 20 yếu tố gây nên dư lượng
nitrat tăng cao trong sản phẩm cây trồng, trong cây rau và môi trường xung quanh
như:
+Loại rau: Chủng loại rau khác nhau, giống khác nhau thì lượng nitrat tích tụ
trong cây cũng khác nhau. Nitrat có nhiều trong thân lá họ hòa thảo, những cây có
khả năng tích tụ nitrat cao là họ thập tự và trong thân, lá và quả họ bầu bí.
+Nhiệt độ: Nhiệt độ đất dao động quá lớn cũng gây trở ngại cho quá trình
khử nitrat tại hệ rễ.

SVTH: Nguyễn Quốc Huy

9

GVHD: GV Nguyễn Thanh Bình


Khóa luận tốt nghiệp

Ngành SPKTNN


+Điều kiện ánh sáng: Thời gian chiếu sáng trong ngày dài thì dư lượng nitrat
trong cây sẽ giảm và ngược lại, nếu thiếu ánh sáng hoặc thời gian chiếu sáng ngắn
thì dư lượng nitrat trong cây rau sẽ tăng lên.
+Đất đai: Gieo trồng trên đất thịt nhẹ, đất cát pha thì dư lượng nitrat sẽ giảm.
+Điều kiện canh tác như: Phân bón, thuốc trừ sâu, tập quán chăm sóc…
Trong các yếu tố trên thì phân bón có ảnh hưởng lớn đến hàm lượng nitrat
trong rau.
Nitrat vào cơ thể ở mức bình thường thì không gây độc chỉ khi hàm lượng
vượt qua mức cho phép mới gây nguy hiểm, theo khuyến cáo của tổ chức y tế thế
giới (WHO) thì hàm lượng nitrat trong rau không vượt quá 300 mg/kg rau tươi.
2.2.3.3 Tồn dư kim loại nặng trong sản phẩm rau
Kim loại nặng tồn tại trong đất, nước, nước thải công nghiệp… không những
làm ô nhiễm môi trường mà còn gây độc hại cho người và động vật.
2.2.3.4 Ký sinh trùng, vi sinh vật gây bệnh cho người và động vật
Trong quá trình canh tác, các nhà vườn chưa thực hiện nghiêm túc qui trình
sản xuất. Họ còn dùng phân tươi, nước rửa chuồng, nước thải của thành phố chưa
được xử lý, nguồn nước không sạch để sản xuất các loại rau. Đây là một trong
những nguyên nhân ảnh hưởng xấu đến chất lượng của rau. Khi người tiêu dùng sử
dụng rau, nhất là các loại rau ăn sống không được xử lý kĩ sẽ là hình thức truyền tải
trứng giun và các yếu tố gây bệnh khác vào cơ thể người.
2.2.4 Điều kiện để sản xuất rau an toàn
2.2.4.1 Đất sạch
Đất trồng rau là những loại đất thịt nhẹ, đất pha cát, đất thịt trung bình, đất
phù sa ven sông, đất không có cỏ dại, mầm mống sâu bệnh hại, độ pH trung tính,
hàm lượng kim loại nặng dưới ngưỡng cho phép, hạn chế tối đa sinh vật và vi sinh
vật gây bệnh. Vùng chuyên canh phải cách xa đường quốc lộ ít nhất là 500m.
2.2.4.2 Nước sạch
Phải dùng nước sạch tưới cho rau, tốt nhất là dùng nước giếng khoan. Không
được dùng nước rửa chuồng, nước thải công nghiệp, nước thải thành phố… chưa
qua xử lý để tưới cho rau.


SVTH: Nguyễn Quốc Huy

10

GVHD: GV Nguyễn Thanh Bình


Khóa luận tốt nghiệp

Ngành SPKTNN

2.2.4.3 Phân bón
Chỉ dùng phân hữu cơ như phân xanh, phân chuồng đã được ủ hoai mục,
tuyệt đối không dùng các loại phân hữu cơ còn tươi (phân bắc, phân chuồng, phân
rác ...). Sử dụng hợp lý và cân đối các loại phân (hữu cơ, vô cơ ...). Lượng phân dựa
trên tiêu chuẩn cụ thể quy định trong các quy trình của từng loại rau. Có thể dùng
bổ sung phân bón lá (có trong danh mục được phép sử dụng ở Việt Nam) và phải
theo đúng hướng dẫn. Hạn chế tối đa sử dụng các chất kích thích và điều hòa sinh
trưởng cây trồng.
2.2.4.4 Phòng trừ sâu bệnh
Thực hiện đầy đủ quy trình phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM) trong phòng
trừ sâu bệnh hại nhằm hạn chế thấp nhất sự thiệt hại do sâu bệnh gây ra, hiệu quả
kinh tế cao, ít độc hại cho người và môi trường. Cần chú ý các biện pháp chính sau:
+Giống: Phải chọn giống tốt, các cây con giống cần được xử lý sạch sâu
bệnh trước khi xuất ra khỏi vườn ươm.
+Biện pháp canh tác: Cần tận dụng triệt để các biện pháp canh tác để góp
phần hạn chế thấp nhất các điều kiện và nguồn phát sinh các loại dịch hại trên rau.
+Dùng thuốc: Chỉ dùng thuốc khi thật cần thiết. Phải có sự điều tra phát hiện
sâu bệnh, hướng dẫn dùng thuốc của cán bộ kỹ thuật. Tuyệt đối không dùng thuốc

trong danh mục cấm và hạn chế sử dụng ở Việt Nam. Hoặc hạn chế tối đa sử dụng
các loại thuốc có độ độc cao (thuộc nhóm độc I và II), thuốc chậm phân hủy thuộc
nhóm Clor và lân hữu cơ. Triệt để sử dụng các loại thuốc sinh học, thuốc thảo mộc,
thuốc có độc thấp (thuộc nhóm độc III trở lên), thuốc chóng phân hủy, ít ảnh hưởng
các loài sinh vật có ích trên ruộng.
Cần sử dụng luân phiên các loại thuốc khác nhau để tránh sâu nhanh quen
thuốc. Bảo đảm thời gian cách ly trước khi thu hoạch đúng hướng dẫn trên nhãn của
từng loại thuốc. Tuyệt đối không sử dụng đạm ủ rau tươi (xử lý sản phẩm đã thu
hoạch) bằng các hoá chất BVTV.

SVTH: Nguyễn Quốc Huy

11

GVHD: GV Nguyễn Thanh Bình


Khóa luận tốt nghiệp

Ngành SPKTNN

2.3 Các biện pháp kỹ thuật chủ yếu trong trồng rau ăn lá
2.3.1 Phương thức sản xuất
2.3.1.1 Sản xuất rau ngoài trời
Đây là phương thức áp dụng ở hầu hết các vùng trồng rau trên thế giới.
Trồng rau ngoài trời là từ khâu làm đất, gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch đều thực
hiện ngoài đất trống. Kỹ thuật thao tác đơn giản, không cần có trang thiết bị hiện đại
nên có điều kiện mở rộng diện tích, tăng tổng sản lượng rau hằng năm. Sản xuất rau
ngoài trời chi phí sản xuất thấp, giá thành hạ, thích hợp cho những vùng sinh thái có
khí hậu thời tiết thuận hòa. Nhưng do không khống chế được thời tiết nên người sản

xuất thường gặp rủi ro trong điều kiện thời tiết bất thuận như: mưa, bão, ngập lụt…
Trong điều kiện như vậy năng suất và chất lượng rau giảm nghiêm trọng, ảnh hưởng
đến thu nhập của người trồng rau và cung cấp rau trên thị trường (Tạ Thu Cúc-Hồ
Hữu An-Nghiêm Thị Bích Hà, 2000).
2.3.1.2 Sản xuất rau trong điều kiện có thiết bị che chắn (nhà lưới, nhà
nilông, nhà màn, polietilen phủ đất)
Cách trồng này hạn chế được sâu bệnh hại, cỏ dại, sương gió, mưa bão. Do
đó ít phải sử dụng thuốc BVTV, rút ngắn thời gian sinh trưởng và năng suất cũng
cao hơn. Tuy nhiên, các vật liệu dùng để xây dựng nhà che chắn và nilông phủ đất
hiện nay gia thành vẫn cao, phần lớn người nông dân chưa đủ vốn đầu tư để sản
xuất lớn.
2.3.1.3 Kỹ thuật thủy canh (trồng trong dung dịch, trồng không cần đất)
Đây là phương pháp canh tác tiên tiến có hiệu quả cao đang được tổ chức
FAO khuyến khích sản xuất vì nó mang lại nguồn rau sạch đáng kể.
Ưu điểm của phương pháp canh tác này là năng suất trên đơn vị diện tích
cao, chất lượng tốt, phẩm chất rau cao, rau đạt tiêu chuẩn sạch. Tuy nhiên, chi phí
sản xuất cao, nên kéo theo giá thành sản phẩm cao.
2.3.2 Giống và phương pháp gieo:
2.3.2.1 Giống
Giống rau ăn lá gồm:
 Giống F1 được các nhà sản xuất giống cung ứng trên thị trường.

SVTH: Nguyễn Quốc Huy

12

GVHD: GV Nguyễn Thanh Bình



×