Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

XÁC ĐỊNH TỶ LỆ CHO ĂN THÍCH HỢP TRÊN CÁ ĐIÊU HỒNG (Oreochromis sp.)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (673.21 KB, 75 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

XÁC ĐỊNH TỶ LỆ CHO ĂN THÍCH HỢP TRÊN
CÁ ĐIÊU HỒNG (Oreochromis sp.)

Sinh viên thực hiện: HOÀNG PHÚC ĐẰNG GIAO
Ngành: NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Niên khóa: 2008 – 2010

Tháng 08/2010


XÁC ĐỊNH TỶ LỆ CHO ĂN THÍCH HỢP TRÊN
CÁ ĐIÊU HỒNG (Oreochromis sp.)

Tác giả

HOÀNG PHÚC ĐẰNG GIAO

Khóa luận được đệ trình để hoàn tất yêu cầu cấp bằng kỹ sư Nuôi trồng thủy sản.

Giáo viên hướng dẫn:
TS. NGUYỄN NHƯ TRÍ

Tháng 08/2010
i



TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Xác định tỷ lệ cho ăn thích hợp trên cá điêu hồng
(Oreochromis sp.) được tiến hành tại bè cá do ông Trần Đức Cần làm chủ tại phường
Thống Nhất – thành phố Biên Hòa – tỉnh Đồng Nai từ giữa tháng 3 năm 2010 đến đầu
tháng 7 năm 2010. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên. Kết quả
thu được như sau:
- Tỷ lệ sống (TLS): TLS trung bình của các nghiệm thức lúc kết thúc thí
nghiệm: NT 100 là 78,4%, NT 90 là 71,3%, NT 80 là 66,9%, NT 70 là 66,8%. TLS
giữa các nghiệm thức sai biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê (P = 0,076 > 0,05).
- Trọng lượng trung bình (TLTB): TLTB của cá điêu hồng lúc bố trí thí
nghiệm là 100g. TLTB của các nghiệm thức khi kết thúc thí nghiệm: NT 100 (cho ăn
lượng tối đa) là 448 g, NT 90 (cho ăn bằng 90% lượng cho ăn NT 100) là 518 g, NT
80 (cho ăn bằng 80% lượng cho ăn NT 100) là 503 g, NT70 (cho ăn bằng 70% lượng
cho ăn NT 100) là 436 g. TLTB giữa các nghiệm thức sai biệt có ý nghĩa về mặt thống
kê (P = 0,006 < 0,05).
- Hệ số chuyển đổi thức ăn (không tính tăng trọng cá chết trong công thức,
FCR1): FCR1 trung bình của các nghiệm thức khi kết thúc thí nghiệm: NT 100 là 2,43;
NT 90 là 2,02; NT 80 là 1,99; NT 70 là 2,09. FCR1 giữa các nghiệm thức sai biệt có ý
nghĩa về mặt thống kê (P = 0,002 < 0,05).
- Hệ số chuyển đổi thức ăn (có tính tăng trọng cá chết trong công thức, FCR2):
FCR2 trung bình của các nghiệm thức khi kết thúc thí nghiệm: NT 100 là 2,14; NT 90
là 1,74; NT 80 là 1,70; NT 70 là 1,68. FCR2 giữa các nghiệm thức sai biệt có ý nghĩa
thống kê (P = 0,003 < 0,05).

ii


LỜI CẢM TẠ
Tôi xin chân thành cảm tạ:
™ Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Tp. HCM, ban chủ nhiệm khoa Thủy

Sản, cùng tất cả các quí thầy cô đã truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt quá
trình học tập tại trường.
™ TS. Nguyễn Như Trí đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
thực hiện khóa luận tốt nghiệp tại này.
™ Công ty TNHH Uni – President Việt Nam đã tài trợ tôi về kinh phí cùng với sự
hỗ trợ của Ban giám đốc công ty có đại diện là ông Ngô Minh Huân và các anh
chị trong công ty: Quách Bảo Lễ, Mai Thanh Trúc, Lê Viết Thuận, Mai Xuân
Lãm.
™ Cô chú Trần Đức Cần tại làng cá bè phường Thống Nhất đã tạo điều kiện và
hướng dẫn về mặt kỹ thuật cho tôi thực hiện đề tài tại bè.
™ Các bạn: Đào Ngọc Thao, Nguyễn Hoàng Anh, Đỗ Văn Cấp tại nơi làm đề tài
đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
™ Tập thể lớp CD04CS và lớp LT08NT đã giúp đỡ, chia sẻ cùng tôi những buồn
vui trong quá trình học tập và thực hiện đề tài này.
™ Và trên hết là sự động viên, ủng hộ rất lớn của gia đình là động lực để tôi có thể
thực hiện và hoàn thành khóa luận này.

iii


MỤC LỤC
Đề mục

Trang

Trang tựa............................................................................................................................ i
Tóm tắt.............................................................................................................................. ii
Lời cảm tạ ........................................................................................................................ iii
Mục lục ............................................................................................................................ iv
Danh sách các từ viết tắt.................................................................................................. vi

Danh sách các bảng ........................................................................................................ vii
Danh sách các hình và đồ thị ......................................................................................... viii
Chương 1 MỞ ĐẦU........................................................................................................ 1
1.1 Đặt vấn đề................................................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu đề tài ............................................................................................................ 2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................................. 3
2.1 Nguồn gốc và phân loại của cá điêu hồng.................................................................. 3
2.1.1 Nguồn gốc................................................................................................................ 3
2.1.2 Phân loại .................................................................................................................. 4
2.2 Một vài đặc điểm sinh học của cá điêu hồng ............................................................. 5
2.2.1 Môi trường sống ...................................................................................................... 5
2.2.1.1 Nhiệt độ ................................................................................................................ 5
2.2.1.2 Độ mặn ................................................................................................................. 5
2.2.1.3 Nồng độ oxy hòa tan............................................................................................. 6
2.2.1.4 pH ......................................................................................................................... 6
2.2.1.5 Nitrit (NO2-).......................................................................................................... 6
2.2.1.6 Ammonia .............................................................................................................. 7
2.2.2 Nhu cầu dinh dưỡng ................................................................................................ 7
2.2.3 Một số nghiên cứu về cách quản lý thức ăn trên cá rô phi...................................... 8
Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................. 10
3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài ..................................................................... 10
3.2 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu........................................................................ 10
3.2.1 Vật liệu và bố trí thí nghiệm.................................................................................. 10
iv


3.2.1.1 Đối tượng nghiên cứu......................................................................................... 10
3.2.1.2 Thức ăn được sử dụng ........................................................................................ 11
3.2.1.3 Cách bố trí thí nghiệm ........................................................................................ 11
3.2.2 Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 13

3.2.2.1 Chăm sóc, quản lý cá trong thí nghiệm .............................................................. 13
3.2.2.2 Các chỉ tiêu được theo dõi.................................................................................. 14
3.2.2.3 Xử lý số liệu ....................................................................................................... 15
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.................................................................... 16
4.1 Một số yếu tố môi trường trong quá trình thí nghiệm.............................................. 16
4.1.1 Hàm lượng oxy hòa tan ......................................................................................... 16
4.1.2 Độ pH .................................................................................................................... 19
4.1.3 Nhiệt độ ................................................................................................................. 19
4.1.4 Ammonia ............................................................................................................... 20
4.2 Kết quả thí nghiệm ................................................................................................... 21
4.2.1 Chỉ tiêu tỷ lệ sống.................................................................................................. 21
4.2.2 Chỉ tiêu trọng lượng trung bình (TLTB) ............................................................... 23
4.2.3 Chỉ tiêu hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) .............................................................. 25
4.3 Đánh giá hiệu quả kinh tế của các nghiệm thức thí nghiệm..................................... 29
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................ 31
5.1 Kết luận..................................................................................................................... 31
5.2 Đề nghị ..................................................................................................................... 32
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................ 33
PHỤ LỤC

v


DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
BW

: Body weight

FCR


: Food conversion ratio

LC

: Lethal concentration

VND

: Việt Nam đồng

vi


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Đề mục

Trang

Bảng 3.1: Thành phần dinh dưỡng của các loại thức ăn sử dụng trong thí
nghiệm......................................................................................................... 11
Bảng 4.1: Tỷ lệ sống (%) của cá điêu hồng ở các nghiệm thức qua các tháng
thí nghiệm và lúc kết thúc thí nghiệm......................................................... 21
Bảng 4.2: Trọng lượng trung bình (g) của cá điêu hồng ở các nghiệm thức qua
các lần kiểm tra. .......................................................................................... 23
Bảng 4.3: FCR (không tính tăng trọng cá chết, FCR1) trung bình của cá điêu
hồng trong từng nghiệm thức...................................................................... 26
Bảng 4.4: FCR (có tính tăng trọng cá chết, FCR2) trung bình của cá điêu hồng
trong từng nghiệm thức thí nghiệm............................................................. 27
Bảng 4.5: Chi phí thức ăn cần đầu tư khi cho cá ăn với các tỷ lệ khác nhau. ............... 30


vii


DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ
DANH SÁCH CÁC HÌNH

Đề mục

Trang

Hình 2.1: Cá điêu hồng Oreochromis sp. ..................................................................... 4
Hình 3.1: Cách bố trí các giai thí nghiệm ở trong bè. ................................................ 12

DANH SÁCH CÁC ĐỒ THỊ

Đề mục

Trang

Đồ thị 4.1: Sự biến động DO trong giai đoạn I của thí nghiệm...................................17
Đồ thị 4.2: Sự biến động DO trong giai đoạn II của thí nghiệm..................................18
Đồ thị 4.3: Sự biến động nhiệt độ trong quá trình thí nghiệm .....................................20
Đồ thị 4.4: Tỷ lệ sống của cá điêu hồng ở các nghiệm thức trong các tháng và
ngày kết thúc thí nghiệm...........................................................................22
Đồ thị 4.5: Trọng lượng trung bình của cá trong từng nghiệm thức thí nghiệm
qua các lần kiểm tra...................................................................................24
Đồ thị 4.6: FCR1 của cá điêu hồng trong từng nghiệm thức. ......................................27
Đồ thị 4.7: FCR2 của cá điêu hồng trong từng nghiệm thức........................................28

viii



Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Tại Việt Nam, thuỷ sản được đánh giá là nguồn cung cấp đạm động vật chính
cho người dân, cung cấp 40% lượng đạm động vật. Năm 2000, ngành thủy sản đã tạo
ra việc làm cho hơn 3.400.000 người (Duong Long Tri, 2002).
Nước ta có nhiều tiềm năng để phát triển nuôi trồng thuỷ sản ở khắp mọi miền
đất nước. Năm 2003, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản là 902. 229 ha, trong đó nuôi
thủy sản nước lợ và nước mặn chiếm 575.137 ha (63,7%) và nuôi trồng thủy sản nước
ngọt chiếm 327.092 ha (36,3%) (FAO, 2010).
Hiện nay nguồn thủy sản tự nhiên đang dần cạn kiệt do bị lạm thác để phục
vụ nhu cầu của người tiêu dùng, vì vậy nuôi trồng thủy sản là hướng để giải quyết áp
lực đánh bắt. Trong nhiều đối tượng cá nuôi, cá điêu hồng là loài được người tiêu
dùng ưa chuộng do màu sắc đẹp, thịt thơm ngon. Cá điêu hồng hiện đang được nuôi
ở nhiều nơi theo hình thức lồng bè. Tuy nhiên, theo các chuyên gia trong ngành thủy
sản, cá điêu hồng là loài tiêu thụ nội địa, chưa có thị trường xuất khẩu do giá thành
sản xuất cá điêu hồng trong nước cao hơn các nước trong khu vực như Đài Loan,
Malaysia…, nên khả năng xuất khẩu mặt hàng cá điêu hồng rất khó. (Trang thông tin
điện tử tỉnh Tiền Giang, 2010)
Vì thế để giảm giá thành sản xuất cá điêu hồng, một trong những khó khăn
cần giải quyết là giảm chi phí thức ăn, do chi phí này chiếm phần lớn trong tổng chi
phí đầu tư. Chi phí thức ăn phụ thuộc nhiều vào chất lượng thức ăn, cách quản lý và
1


chăm sóc cá. Để góp phần tối ưu cách quản lý thức ăn trong nghề nuôi cá điêu hồng,
vào năm 2009, Nguyễn Thị Mỹ Hạnh đã thực hiện đề tài “Xác định số lần và tỷ lệ cho
ăn thích hợp trên cá rô phi vằn (Oreochromis niloticus)” với cỡ cá có trọng lượng

trung bình 5,45 – 170,68 g. Tuy nhiên, đây là cỡ cá nhỏ, chưa thể làm cá thịt để bán.
Do đó, cần có thêm thí nghiệm xác định tỷ lệ cho ăn thích hợp trên cá điêu
hồng với cỡ cá từ khoảng 100g cho đến khi đạt kích cỡ thương phẩm. Qua đó, chúng
ta có thể có được hiểu biết đầy đủ về tỷ lệ cho ăn thích hợp trên cá rô phi từ giai đoạn
cá nhỏ cho đến khi cá đạt kích cỡ thương phẩm. Vì thấy được sự cần thiết của thí
nghiệm trên, khoa Thủy Sản thuộc trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí
Minh, đã phân công cho chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu “Xác định tỷ lệ cho ăn
thích hợp trên cá điêu hồng (Oreochromis sp.)”. Thí nghiệm được thực hiện với cỡ
cá thả ban đầu là 100 g cho đến khi cá đạt đến kích cỡ thương phẩm. Qua đó, giúp
người dân có cơ sở để tham khảo và áp dụng vào thực tiễn nuôi cá điêu hồng nhằm
giảm chi phí sản xuất và tối đa hóa lợi nhuận.
1.2 Mục tiêu đề tài
Xác định tỷ lệ cho ăn thích hợp trên cá điêu hồng (Oreochromis sp.)

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Nguồn gốc và phân loại của cá điêu hồng
2.1.1 Nguồn gốc
Cá rô phi đỏ không phải là một loài của cá rô phi, chúng chỉ là tên gọi của
nhiều dòng cá rô phi lai khác nhau có màu đỏ trông rất bắt mắt. (Sở nông nghiệp và
phát triển nông thôn tỉnh Bình Thuận, 2010).
Năm 1968 ở Đài Loan, người ta phát hiện một số cá bột rô phi cỏ
(Oreochromis mossambicus) có màu đỏ, do bị đột biến “bạch tạng” không hoàn toàn.
Người ta tiếp tục cho lai O. mossambicus đột biến bạch tạng với loài O. niloticus (rô
phi vằn) được thế hệ F1 có 30% là rô phi màu đỏ. Những cá thể này có những chấm
đen ở hai bên cơ thể gần như đối xứng nhau. Các cá thể F1 đỏ này tiếp tục được sinh
sản và đã nâng được tỷ lệ đỏ lên 80%. (Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh

Bình Thuận, 2010).
Năm 1975, người ta đã cho lai tạo thành công dòng cá lai có màu đỏ hoàn
toàn và ổn định. Vì dòng cá này có hình dạng và màu đỏ rất giống cá tráp đỏ ở biển
nên mới có tên “Điêu hồng” (tráp đỏ - chính xác phải gọi là”hồng điêu”) (Sở nông
nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bình Thuận, 2010).
Từ năm 1997, rô phi đỏ được nhập về Việt Nam để nuôi thương phẩm (Sở
nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bình Thuận, 2010). Hiện nay, cá điêu hồng
được nuôi nhiều ở vùng nam bộ, trong đó chủ yếu là vùng đồng bằng sông Cửu Long.

3


2.1.2 Phân loại
Về mặt phân loại, cá điêu hồng thuộc:
Lớp: Osteichthyes
Lớp phụ: Actinopterygii
Bộ: Perciformes
Bộ phụ: Percoidei
Họ: Cichlidae
Giống: Oreochromis
Loài: Oreochromis sp.
(Trần Ngọc Mỹ, 2006).
Tên tiếng Việt: Cá điêu hồng, cá rô phi đỏ.
Tên tiếng Anh: Red Tilapia.

Hình 2.1: Cá điêu hồng Oreochromis sp.

4



2.2 Một vài đặc điểm sinh học của cá điêu hồng
2.2.1 Môi trường sống
Vì cá điêu hồng là một dòng của cá rô phi, nên cá điêu hồng có đặc điểm môi
trường sống gần giống đặc điểm môi trường sống của các loài cá rô phi khác.
Cá rô phi khó bị nhiễm các mầm bệnh như virus, vi khuẩn và ký sinh trùng
hơn cá loài cá được nuôi phổ biến khác, nhưng chúng cũng có thể bị bệnh giống như
các loài cá khác. Vì thế, điều quan trọng là giữ chất lượng nước tốt hơn giới hạn chịu
đựng của cá như: nhiệt độ môi trường ở trong khoảng thích hợp, oxy hòa tan cao và
cho cá ăn với chế độ dinh dưỡng thích hợp. Chúng ta cũng cần quan tâm đến mật độ
nuôi. Mật độ nuôi cao thì cá dễ bị stress, làm suy yếu hệ thống miễn dịch, dễ bị lây
mầm bệnh từ con này sang con khác (Popma và ctv., 1999).
2.2.1.1 Nhiệt độ
Nhiệt độ thấp gây chết cho cá rô phi là từ 10 – 11oC trong vài ngày, nhưng cá
rô phi xanh có thể chịu đựng được nhiệt độ 9oC (Popma và ctv., 1999).
Sự sinh sản của cá xảy ra tốt ở nhiệt độ cao hơn 26,5oC. Ở những vùng cận
nhiệt đới, với khí hậu lạnh, số lượng cá bột được sinh ra sẽ giảm khi nhiệt độ trung
bình trong ngày dưới 24oC (Popma và ctv., 1999).
Cá rô phi phần lớn dừng ăn khi nhiệt độ nước dưới 17oC. Nhiệt độ nước thích
hợp cho cá rô phi phát triển là khoảng 29,5 – 31oC. Sự phát triển ở nhiệt độ thích hợp
cao hơn gấp 3 lần so với khi ở nhiệt độ 22oC (Popma và ctv., 1999).
2.2.1.2 Độ mặn
Cá rô phi là loài rộng muối. Cá rô phi vằn (O. niloticus) phát triển tốt ở độ
mặn 15 ppt. Cá rô phi xanh (O. aureus) phát triển tốt ở độ mặn 20 ppt. Cá rô phi sẻ (O.
mossambicus) phát triển tốt ở độ mặn gần với hoặc tương đương độ mặn của nước
biển. Vì thế, những dòng rô phi đỏ lai tạo từ loài O. mossambicus thích hợp với việc
nuôi dưỡng trong môi trường nước mặn (Popma và ctv., 1999).
5


2.2.1.3 Nồng độ oxy hòa tan

Cá rô phi có thể sống sót ở tình trạng oxy hòa tan thường xuyên ở mức thấp
hơn 0,3 mg/L. Nồng độ này thấp hơn giới hạn chịu đựng của phần lớn các loài cá nuôi
khác. Nghiên cứu trên cá rô phi vằn (O. niloticus) cho thấy khi được sục khí để ngăn
hàm lượng DO xuống dưới 0,7 – 0,8 mg/L vào buổi sáng, chúng phát triển nhanh hơn
so với môi trường nuôi không được sục khí. Sự tăng trưởng sẽ không được cải thiện
thêm khi tăng sục khí để giữ cho hàm lượng DO ở trên mức 2 – 2,5 mg/L (Popma và
ctv., 1999).
Mặc dù cá rô phi có thể sống sót ở tình trạng oxy hòa tan thấp trong vài giờ,
nhưng hàm lượng oxy hòa tan nên được duy trì trên 1 mg/L. Sự biến dưỡng, tăng
trưởng và khả năng kháng bệnh của cá rô phi sẽ bị giảm khi oxy hòa tan xuống thấp
trong một thời gian dài (Popma và ctv., 1999).
2.2.1.4 pH
Cá rô phi có thể sống trong môi trường có pH từ 5 – 10, nhưng khoảng thích
hợp nhất là từ 6 – 9 (Popma và ctv., 1999).
2.2.1.5 Nitrit (NO2-)
Nitrit là chất độc đối với nhiều loài cá vì chúng ngăn cản hemoglobin vận
chuyển oxy. Khi phải sống một thời gian dài trong môi trường có nồng độ nitrit cao, cá
rô phi sẽ bị chậm lớn, suy yếu hệ thống miễn dịch dẫn đến tăng tỉ lệ chết của đàn cá
nuôi (Plumb, 1997; trích bởi El-Sayed).
Khả năng thích ứng với nitrit của cá rô phi phụ thuộc nhiều vào kích cỡ cá.
Atwoot và cộng sự (2001) đã phát hiện rằng cá rô phi vằn nhỏ (O.niloticus) (4,4 g) có
khả năng chịu đựng được nitrite tốt hơn cá rô phi vằn lớn (90,7g). LC50 trong 96 giờ
của cá rô phi vằn là 81 – 8 mg/l (El-Sayed, 2006).

6


2.2.1.6 Ammonia
Cá rô phi chết nhanh chóng trong vài ngày nếu chúng đột ngột bị chuyển vào
môi trường có nồng độ NH3 lớn hơn 2 mg/L. Tuy nhiên, khi chúng được thích nghi

dần với môi trường xấu, Tỷ lệ sống là 50% khi nồng độ NH3 cao hơn 3 mg/L trong 3 –
4 ngày. Chúng cũng có thể sống được vài tuần trong tình trạng NH3 lớn hơn 1 mg/L và
hàm lượng DO thấp.
Cá có thể bắt đầu chết khi NH3 ở mức 0,2 mg/L. Hàm lượng NH3 ở mức 0,08
mg/L có thể làm cho cá bắt đầu giảm ăn (Popma và ctv., 1999).
2.2.2 Nhu cầu dinh dưỡng
Cá rô phi ăn nhiều loại thức ăn tự nhiên gồm phiêu sinh, tảo, động vật đáy
không xương sống, ấu trùng cá, vật chất hữu cơ. Thức ăn tự nhiên là nguồn thức ăn bổ
sung, đóng góp 30 – 50% dinh dưỡng cho sự tăng trưởng của cá (Popma và ctv, 1999).
Cá rô phi thường được xem là loài ăn lọc vì chúng có khả năng thu gom phiêu
sinh trong nước. Tuy nhiên, cá rô phi không lọc nước thông qua lược mang giống loài
ăn lọc thực thụ như cá mè trắng. Mang của cá rô phi có một chất nhầy để bẫy plankton.
Khi chất nhầy đã dính nhiều plankton, chúng sẽ được nuốt chất nhầy đó. Sự tiêu hóa
và biến dưỡng thực vật được diễn ra dọc theo chiều dài của ruột cá (thường ít nhất là
gấp 6 lần chiều dài cá). Loài O. mossambicus sử dụng phiêu sinh thực kém hơn loài O.
niloticus hay O. aureus (Popma và ctv, 1999).
Hai cơ chế giúp cá rô phi tiêu hóa rong, tảo và thực vật thủy sinh khác là: thứ
nhất là sự nghiền cơ học của thức ăn thực vật ở giữa 2 tấm răng hầu sắc và thứ hai là
pH dạ dày của cá rô phi dưới 2, giúp phá vỡ vách tế bào của tảo và vi khuẩn. Thường
cá rô phi tiêu hóa được 30 – 60% protein trong tảo (Popma và ctv, 1999).
Khi ăn, cá rô phi không làm xáo động đáy ao như là cá chép. Tuy nhiên,
chúng có thể ăn nhiều động vật đáy không xương sống và vật chất hữu cơ chứa
nhiều vi khuẩn. Cá rô phi cũng có thể ăn ở tầng giữa. Trong ao nuôi cho ăn nhiều
thức ăn và nước trong ao ít khi thay hay không được thay, thức ăn tự nhiên có thể
7


phát triển và cung cấp khoảng 1/3 dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của cá
(Popma và ctv, 1999).
Cá rô phi cần 10 loại acid amin thiết yếu như các loài cá nước ấm khác. Nhu

cầu protein cho sự tăng trưởng tối đa phụ thuộc vào chất lượng protein và kích cỡ cá.
Nhu cầu protein cho cá nhỏ chiếm 50% khẩu phần thức ăn. Tuy nhiên, các loại thức ăn
công nghiệp cho cá, hàm lượng protein thô thường chiếm từ 26 – 30%. Trong thành
phần protein có trong thức ăn, khảng 10% protein có nguồn gốc động vật, còn lại 90%
là protein có nguồn gốc thực vật. Hàm lượng protein thể cao hơn không đáng kể trong
hệ thống nước tuần hoàn hay nước chảy (Popma và ctv, 1999).
Nhu cầu năng lượng tiêu hóa để đạt được sự phát triển tối ưu khoảng 8,2 – 9,4
kcal DE/g protein. Cá rô phi có thể có nhu cầu acid béo thuộc nhóm linoleic (n-6). Cá
rô phi có nhu cầu vitamin tương tự cá loài cá nước ấm khác. Tập tính ăn mồi của cá rô
phi cho phép chúng sử dụng thức ăn tự chế (thức ăn không nén viên) hiệu quả hơn các
loài cá da trơn hay cá hồi, nhưng phần lớn thức ăn công nghiệp dành cho cá rô phi
được nén viên để giảm sự thất thoát dinh dưỡng ra môi trường (Popma và ctv, 1999).
2.2.3 Một số nghiên cứu về cách quản lý thức ăn trên cá rô phi
Năm 1987, Santiago đã làm thí nghiệm trên cá rô phi vằn (O. niloticus) ở giai
đoạn cá bột có trọng lượng trung bình 0,012g. Cá được nuôi trong bể có chứa 30 lít
nước với mật độ 5 con/ L. Thí nghiệm đã xác định được khi cho cá bột ăn cám viên thì
sẽ cho tỷ lệ sống cao hơn so với cá được cho ăn thức ăn không nén viên. Sau đó, tác
giả đã làm thí nghiệm thứ 2 và đã xác định được khi cho cá bột ăn cám viên với lượng
thức ăn bằng 30 – 45% sinh khối của cá thì sẽ cho tỷ lệ sống cao, tốc độ tăng trưởng
nhanh và FCR tối ưu so với các lượng ăn khác.
Năm 1990, Watanabe và cộng sự đã làm thí nghiệm trên cá điêu hồng Florida
toàn đực ở giai đoạn cá hương, có trọng lượng trung bình ban đầu 10g/ con. Thí
nghiệm được thực hiện trong hệ thống nuôi lồng nổi trên biển. Tác giả đã bố trí 4
nghiệm thức được cho ăn với tỷ lệ khác nhau: ăn lượng tối đa và ăn 50%, 70%, 90%
lượng ăn tối đa. Thức ăn được đã được sử dụng trong thí nghiệm có 32% protein. Thí
8


nghiệm đã được thực hiện trong 84 ngày. Tác giả đã phát hiện rằng cá có FCR thấp và
tăng trọng tối đa khi được cho ăn lượng thức ăn bằng 90 – 100% lượng tối đa mà cá có

thể ăn được.
Năm 2002, El-Sayed đã làm thí nghiệm trên cá bột rô phi vằn (O. niloticus) có
trọng lượng trung bình ban đầu là 0,016 g. Thí nghiệm đã bố trí cá bột với mật độ 5
con/ L và chia làm 6 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức được cho ăn với các tỷ lệ thức ăn
khác nhau (10%, 20%, 25%, 30%, 35% BW/ ngày) và lượng ăn tới mức tối đa mà cá
có thể ăn được. Cá được cho ăn 3 lần/ ngày trong 40 ngày. Tác giả đã kết luận rằng khi
cho cá bột nuôi với mật độ 5con/ L ăn với lượng 30% BW/ ngày thì sẽ cho sự tăng
trưởng và tỷ lệ sống tối ưu.
Năm 2004, Gaber và cộng sự đã làm thí nghiệm trên cá rô phi vằn (O.
niloticus) có trọng lượng trung bình cá thả ban đầu là 61,9 ± 6,03 g/con. Cá được bố trí
trong bể bê tông (2 x 2 x 1,5 m) với mật độ 25 con/ m3. Thí nghiệm đã cho thấy khi
cho cá rô phi ăn thức ăn 25% protein với lượng thức ăn bằng 2% BW/ ngày thì sẽ cho
hiệu quả tốt nhất về mặt kinh tế.
Năm 2009, Nguyễn Thị Mỹ Hạnh đã thực hiện thí nghiệm trên cá rô phi vằn
(O. niloticus) có trọng lượng từ 5,45 – 170,68 g nhằm xác định số lần và tỷ lệ cho ăn
thích hợp. Tác giả đã kết luận rằng khi cho cá rô phi vằn ăn 2 lần/ngày và tỷ lệ cho ăn
là 80% so với lượng ăn tối đa thì sẽ không làm ảnh hưởng đến tỷ lệ sống và trọng
lượng trung bình so với khi chúng được cho ăn lượng tối đa hay 90% lượng tối đa. Bên
cạnh đó, cá ăn 80% so với lượng tối đa có FCR nhỏ hơn rất nhiều so với cá ăn lượng
thức ăn tối đa (1,50 so với 1,89).

9


Chương 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài
Chúng tôi đã thực hiện đề tài từ ngày 16/03/2010 đến ngày 06/07/2010 tại bè
cá của ông Trần Đức Cần, trên một nhánh sông Đồng Nai giáp với cù lao Phố và cù
lao Cỏ thuộc địa phận phường Thống Nhất – Biên Hòa – Đồng Nai.

3.2 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Vật liệu và bố trí thí nghiệm
3.2.1.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng được chúng tôi nghiên cứu là cá điêu hồng (Oreochromis sp.). Cá
giống sử dụng cho thí nghiệm được cung cấp bởi ông Trần Đức Cần. Chủ bè đã dùng
lưới lọc có kích cỡ mắt lưới 7 cm để loại bỏ những con quá nhỏ ra, cùng với việc bắt
bằng tay để loại bỏ những con có kích cỡ quá lớn. Cá được lọc là cá của cùng một đợt
giống. Nhờ vậy, chúng tôi có được cá có kích cỡ tương đối đồng đều để thực hiện thí
nghiệm. Nhằm kiểm tra tính đồng đều của cá trong thí nghiệm, chúng tôi đã tiến hành
cân 10 kg cá, sau đó đếm số lượng cá trong đó (việc kiểm tra được tiến hành 5 lần). Từ
đó tính được trọng lượng trung bình của cá thả ban đầu là 100 g/con.
Chúng tôi đã tiến hành thí nghiệm cho đến khi cá đạt được kích cỡ thương
phẩm và được thương lái chấp nhận thu mua.

10


3.2.1.2 Thức ăn được sử dụng
Thức ăn được chúng tôi sử dụng trong quá trình nghiên cứu là thức ăn cho cá
rô phi và cá có vảy do công ty Uni – President cung cấp, bao gồm 2 loại thức ăn dạng
viên nổi R7002 và R7003. Từ lúc bắt đầu thí nghiệm, chúng tôi đã cho cá ăn 450 kg
thức ăn loại R7002 (sử dụng cho giai đoạn cá còn nhỏ), sau đó chúng tôi cho cá ăn
thức ăn loại R7003 cho đến khi kết thúc thí nghiệm. Thành phần dinh dưỡng của loại
thức ăn mà chúng tôi sử dụng trong thí nghiệm được thể hiện trong bảng 3.1.
Bảng 3.1: Thành phần dinh dưỡng của các loại thức ăn sử dụng trong thí nghiệm.
Mã số thức ăn

R7002

R7003


Độ ẩm tối đa (%)

11

11

Protein thô tối thiểu (%)

30

30

Béo thô tối thiểu (%)

5

5

Tro tối đa (%)

16

16

Xơ thô tối đa (%)

5

5


Chúng tôi đã bố trí thí nghiệm gồm 4 nghiệm thức: nghiệm thức 100 (ăn
lượng tối đa), nghiệm thức 90 (ăn 90% lượng tối đa), nghiệm thức 80 (ăn 80% lượng
tối đa), nghiệm thức 70 (ăn 70% lượng tối đa). Mỗi nghiệm thức thí nghiệm được lặp
lại 3 lần.
3.2.1.3 Cách bố trí thí nghiệm
Phạm vi thí nghiệm là 2 bè có kích thước 6 x 12 m do Công ty Uni – President
thuê của ông Trần Đức Cần. Bè có cấu tạo là một khung sắt, có các phi sắt để làm nổi
trên mặt nước; khung bè có gắn một giai lưới làm bằng chất liệu polyetylen có kích
thước 6 x 12 x 4 m (có kích cỡ mắt lưới là 7 cm). Để giảm rủi ro cá bị thất thoát ra
ngoài, chủ bè có gắn thêm một giai lưới nữa có kích thước nhỏ hơn (5 x 10 x 3, 5 m)
bên trong lớp lưới bè. Lưới bè thường bị rách do các nguyên nhân như cá chim cắn
lưới hay cây trôi trên sông đụng vào bè. Vì chúng tôi cần 12 giai để thực hiện đề tài
nên chúng tôi đã cột 12 giai lưới bằng chất liệu polyetylen vào bên trong 2 bè, mỗi bè
bố trí 6 giai. Kích thước của mỗi giai thí nghiệm là 2 x 2 x 2 m có kích cỡ mắt lưới là 4
11


cm. Ở phía trên mỗi giai thí nghiệm, chúng tôi gắn thêm lưới có mắt nhỏ để ngăn cám
không bị trôi đi trước khi cá kịp ăn. Tại 4 góc của mỗi giai thí nghiệm có treo 4 can
đựng cát, nhằm kéo căng 4 góc giai xuống dưới nước. Cách bố trí giai thí nghiệm được
thể hiện qua hình 3.1.

Hình 3.1: Cách bố trí các giai thí nghiệm ở trong bè.
Nhằm tạo sự ngẫu nhiên trong bố trí thí nghiệm, chúng tôi đã bốc thăm vị trí
của từng giai để cho cá ăn lượng thức ăn khác nhau theo từng nghiệm thức. Chúng ta
có thể thấy kết quả bốc thăm ngẫu nhiên thể hiện ở sơ đồ sau:
Giai 1
NT


2

3

4

5

6

7

70.2 80.3 100.3 80.1 70.1 90.1 70.3

8

9

10

11

12

100.1 100.2 80.2 90.2 90.3

Trong sơ đồ, chúng ta có thể thấy thông tin “giai”: mã số của giai, phía trước
dấu chấm chỉ số nghiệm thức, phía sau dấu chấm chỉ số lần lặp lại của nghiệm thức.
12



Vì chúng tôi muốn thực hiện đề tài gần giống với thực tế nuôi của người dân,
do đó chúng tôi bố trí số lượng cá giống trong mỗi giai có mật độ gần tương đương với
mật độ cá giống mà người dân thả (80 con/m3). Thể tích mỗi giai là 8 m3, vì thế trong
mỗi giai, chúng tôi thả 64 kg cá giống (640 con).
3.2.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.2.1 Chăm sóc, quản lý cá trong thí nghiệm
Trong quá trình thực hiện thí nghiệm, chúng tôi áp dụng kỹ thuật chăm sóc
quản lý cá giống như người dân nơi đây. Tuy nhiên, vẫn có nhiều sự khác biệt để phục
vụ cho quá trình thí nghiệm. Sau khi thả cá vào sáng 16/03/2010, chúng tôi không cho
cá ăn vì cá mới được lọc và vận chuyển vào giai mới nên đang còn yếu. Đến tối ngày
17/03/2010, chúng tôi bắt đầu cho cá ăn.
Đầu tiên, chúng tôi cho cá ở 3 giai của nghiệm thức 100 ăn từng ít một cho
đến khi cá no, từ đó tính được lượng thức ăn của nghiệm thức 100. Sau đó, chúng tôi
tính lượng thức ăn của các giai thuộc các nghiệm thức 90, 80, 70 và cho cá ở các
nghiệm thức này ăn. Sau mỗi tuần, chúng tôi tiến hành điều chỉnh lượng thức ăn cho
các giai. Ban đầu, chúng tôi cho 3 giai của nghiệm thức 100 ăn từng ít một cho đến khi
cá trong giai ăn yếu nhất của nghiệm thức 100 no và dừng ăn. Nhờ đó, chúng tôi xác
định được lượng ăn tối đa của nghiệm thức 100, đồng thời tính được lượng thức ăn cho
các nghiệm thức còn lại và cho cá ở các nghiệm thức này ăn.
Hàng ngày, theo như kỹ thuật nuôi cá của chủ bè, chúng tôi cho cá ăn 2 lần
vào buổi tối. Thời gian cho ăn lần thứ nhất vào khoảng 18 giờ đến 24 giờ và lần thứ
hai vào khoảng 0 giờ đến 6 giờ sáng. Thời gian cho ăn không cố định do nước sông ở
đây bị ảnh hưởng bởi thủy triều và cá chỉ được cho ăn khi nước chảy và oxy trong
nước không bị thấp.
Mỗi ngày, chúng tôi vớt cá chết trong từng giai ra, cân trong lượng cá chết đó
trước khi đem đi tiêu hủy.

13



3.2.2.2 Các chỉ tiêu được theo dõi
Trong quá trình thực hiện thí nghiệm, chúng tôi đã đo một số chỉ tiêu chất
lượng nước. Chỉ tiêu pH và NH3 đã được đo bằng testkit Tetra. Chỉ tiêu nhiệt độ và
DO được đo bằng máy đo Cyberscan DO 300. Các chỉ tiêu này đã được đo tối thiểu 4
lần/ tuần, vào ngày thứ tư và thứ bảy hàng tuần.
Các chỉ tiêu khác được chúng tôi theo dõi: Tỷ lệ sống, trọng lượng trung bình,
hệ số chuyển đổi thức ăn.
- Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã ghi chép số lượng, trọng lượng
cá chết từng ngày của từng giai và đếm số lượng cá còn sống vào lúc bán cá thịt cho
thương lái, từ đó có số liệu để tính tỷ lệ sống của cá trong mỗi giai trong mỗi tháng và
khi kết thúc thí nghiệm. Tỷ lệ sống được chúng tôi tính theo công thức:
Tỷ lệ sống (%) = Số cá còn lại * 100/ số cá ban đầu.
- Trọng lượng trung bình (TLTB) của cá được chúng tôi theo dõi hàng tháng
và vào ngày kết thúc thí nghiệm. Sau mỗi tháng, chúng tôi kéo giai lên, dùng vợt bắt
ngẫu nhiên 30 con cá, thả vào thùng có đựng nước (tổng trọng lượng thùng nước là
10 kg) để cân. Từ đó chúng tôi tính trọng lượng trung bình của cá trong mỗi giai theo
công thức:
TLTB (g) = Tổng trọng lượng 30 con/30
Vào ngày kết thúc thí nghiệm, chúng tôi tiến hành cân tổng trọng lượng cá và
đếm số lượng cá còn sống trong mỗi giai, nhờ đó chúng tôi tính được trọng lượng
trung bình của cá trong mỗi giai theo công thức sau:
TLTB (g) = Tổng trọng lượng cá trong mỗi giai/ số lượng cá trong mỗi giai.
- Ngoài ra, trong quá trình thực hiện thí nghiệm chúng tôi cũng đã ghi chép
trọng lượng thức ăn, trọng lượng và số lượng cá chết của từng giai. Qua đó, chúng tôi
tính được FCR của từng giai. FCR của mỗi nghiệm thức được chúng tôi tính theo cả 2
14


công thức: Công thức 1: Không tính tăng trọng cá chết trong công thức; Công thức 2:

Có tính tăng trọng cá chết trong công thức. Công thức được chúng tôi sử dụng để tính
FCR như sau:
+ Công thức 1: FCR1 = Tổng lượng thức ăn tiêu thụ/ tăng trọng cá còn sống
+ Công thức 2: FCR2 = Tổng lượng thức ăn tiêu thụ/ (tăng trọng cá sống + tăng
trọng cá chết).
3.2.2.3 Xử lý số liệu
Sau khi đã thu thập số liệu, chúng tôi sử dụng phần mềm Excel để tính các giá
trị tỷ lệ sống, trọng lượng trung bình, FCR và vẽ các biểu đồ. Bên cạnh đó, chúng tôi
cũng sử dụng phần mềm thống kê sinh học Minitab 15 với trắc nghiệm Tukey để phân
tích phương sai Anova và so sánh sự khác biệt giữa các nghiệm thức.

15


Chương 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Một số yếu tố môi trường trong quá trình thí nghiệm
Vì môi trường nước có ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng và phát triển
của cá thí nghiệm, nên chúng tôi đã theo dõi một số chỉ tiêu quan trọng của môi trường
nước trong khả năng theo dõi của chúng tôi. Chúng tôi chia kết quả theo dõi môi
trường nước trong quá trình thí nghiệm ra làm 2 giai đoạn:
- Giai đoạn I: Từ ngày bắt đầu thí nghiệm (16/03/2010) đến ngày 05/06/2010.
- Giai đoạn II: Từ ngày 06/06/2010 đến ngày 06/07/2010, đây là thời gian mà
môi trường nước nuôi có nhiều biến động phức tạp, ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng
và phát triển của cá. Nguyên nhân vẫn còn đang được chính quyền điều tra, nhưng
theo chứng cớ của người dân và chúng tôi đã thu thập được ở nơi đây, nguyên nhân là
do nước thải của nhà máy giấy Tân Mai (phường Thống Nhất – Biên Hòa – Đồng Nai)
gây ra.
4.1.1 Hàm lượng oxy hòa tan
Như chúng ta đã biết, hàm lượng oxy hòa tan ảnh hưởng rất lớn đến cá nuôi.

Nếu oxy thấp, cá sẽ bỏ ăn, ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cá. Vì thí
nghiệm được chúng tôi thực hiện trên sông, cá trong giai lại được nuôi với mật độ khá
cao, nên hàm lượng oxy hòa tan là yếu tố rất quan trọng.
Trong giai đoạn I, oxy hòa tan của nước sông phụ thuộc vào tốc độ dòng chảy
trên sông và nhiệt độ nước. DO dao động trong khoảng 1,8 – 5,7 mg/L, thường thì DO
16


×