Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

KHẢO SÁT HOẠT TÍNH KHÁNG SINH CỦA CHẤT CHIẾT HÀNH, TỎI, HẸ, LÁ MÓNG TAY TRÊN VI KHUẨN E. COLI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (858.84 KB, 62 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI - THÚ Y
***************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT HOẠT TÍNH KHÁNG SINH CỦA CHẤT CHIẾT
HÀNH, TỎI, HẸ, LÁ MÓNG TAY TRÊN VI KHUẨN E. COLI

Sinh viên thực hiện: LÊ THỊ THU HIỀN
Lớp: DH05TY
Nghành: Thú Y
Niên khóa: 2005 - 2010

Tháng 8/2010


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI - THÚ Y
***************

LÊ THỊ THU HIỀN

KHẢO SÁT HOẠT TÍNH KHÁNG SINH CỦA CHẤT CHIẾT
HÀNH, TỎI, HẸ, LÁ MÓNG TAY TRÊN VI KHUẨN E. COLI

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sỹ thú y

Giáo viên hướng dẫn



PGS. TS. NGUYỄN NGỌC HẢI

Tháng 8/2010

i


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Lê Thị Thu Hiền

ii


CẢM TẠ
Con cảm ơn ba mẹ đã chăm lo cho con mọi mặt trong cuộc sống để con được
học tập và lớn khôn. Trong suốt quá trình học tập ba mẹ là nguồn động lực mạnh
mẽ nhất giúp con vượt qua tất cả khó khăn để có ngày hôm nay.
Con cảm ơn PGS. TS. Nguyễn Ngọc Hải, Người thầy đã đón nhận và tận tâm
hướng dẫn học trò trong suốt quá trình làm việc đến lúc hoàn thành khóa luận này.
Cảm ơn, các thầy cô phụ trách phòng thực hành Vi Sinh – bộ môn Vi Sinh –
Truyền Nhiễm - khoa Chăn Nuôi Thú Y trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ
Chí Minh. Đã giúp đỡ em trong quá trình thực tập.
Chân thành cảm ơn quý thầy cô đã giảng dạy, truyền đạt cho em những kiến
thức và kinh nghiệm quý báu trong suốt 5 năm học tập.

Chân thành cảm ơn, ban chủ nhiệm khoa Chăn Nuôi Thú Y.
Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
Cảm ơn các bạn đồng thực tập tại bộ môn vi sinh đã giúp đỡ, chia sẻ với em
những vấn đề học tập làm việc.
Kính tặng ba mẹ, anh chị, người thân!

iii


TÓM TẮT
Đề tài “Khảo sát hoạt tính kháng sinh của chất chiết hành, tỏi, hẹ, lá móng tay
trên vi khuẩn E. coli" được thực hiện nhằm mục đích tìm ra khả năng kiểm soát E. coli
bằng thực vật. Đề tài được tiến hành từ ngày 25/02/2010 đến 20/07/2010 tại phòng
thực hành Vi sinh - Bộ môn Vi sinh - Truyền nhiễm – Khoa Chăn Nuôi Thú Y trường Đại học Nông Lâm Tp. HCM, kết quả nghiên cứu được ghi nhận như sau:
Với 18 mẫu phân heo tiêu chảy, của 18 con heo khác nhau ở 5 trại đã phân lập
được 15 gốc E. coli sử dụng để nghiên cứu hoạt tính kháng sinh của thực vật.
Vi khuẩn E. coli phân lập được nhạy cảm với norfloxacin là 80 %, trung gian với
kanamycine 53,33 % và đề kháng mạnh mẽ với gentamicin, ampiciline, Bactrim,
tetracycline và với colistin đề kháng 100 %.
Kết quả thử kháng sinh đồ bằng phương pháp khuếch tán trên thạch các mẫu chất
chiết hành, tỏi, hẹ, lá móng tay (chiết tươi và chiết bằng dung môi cồn 960) ghi nhận
được 2 mẫu tỏi và hẹ có khả năng ức chế vi khuẩn E. coli rất mạnh. Các mẫu hành và
lá móng tay không ức chế E. coli. 45µl dịch chiết từ tỏi và hẹ trên đĩa môi trường thử
kháng sinh đồ cho đường kính vòng vô khuẩn trung bình 19,5 (mm) đối với dịch chiết
tỏi, và 16 mm với dịch chiết từ hẹ.
Dịch chiết từ tỏi và hẹ có sự cộng hưởng trong khả năng tác động đến E. coli.
Dịch hỗn hợp theo các tỷ lệ (1:9, 2:8, 3:7, 4:6) giữa tỏi và hẹ cho kết quả mẫu có
tỷ lệ 3 hẹ : 7 tỏi thể hiện hiệu lực diệt khuẩn E. coli mạnh nhất (21 mm). Các mẫu khác
cho hiệu quả tương đương với mẫu tỏi nguyên chất (19,5 mm).
Thí nghiệm thử hoạt tính kháng khuẩn bằng phương pháp pha loãng đối với hai

mẫu tỏi và hẹ cho thấy: dịch chiết tỏi ở độ pha loãng 1/16 (6,25%) và dịch chiết hẹ ở độ
pha loãng 1/4 (25%) có khả năng ức chế hoàn toàn vi khuẩn E. coli tương đương với
norfloxacin ở nồng độ 12,5 µg/ml.

iv


MỤC LỤC
Trang tựa ...................................................................................................................... i
Lời cam đoan ...............................................................................................................ii
Cảm tạ ....................................................................................................................... iii
Tóm tắt ....................................................................................................................... iv
Mục lục........................................................................................................................ v
Danh sách các chữ viết tắt .......................................................................................... ix
Danh sách các hình và sơ đồ ....................................................................................... x
Danh sách các biểu đồ ................................................................................................ xi
Danh sách các bảng biểu ...........................................................................................xii
Chương 1 MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................ 1
1.2. Mục tiêu của đề tài ............................................................................................... 2
1.3. Yêu cầu................................................................................................................. 2
Chương 2 TỔNG QUAN .......................................................................................... 3
2.1. Vi khuẩn Escherichia coli (E. coli) ...................................................................... 3
2.1.1. Đặc điểm nuôi cấy ........................................................................................ 3
2.1.2. Đặc tính sinh hóa .......................................................................................... 4
2.1.3. Độc tố ............................................................................................................ 4
2.2. Bệnh tiêu chảy trên heo ........................................................................................ 5
2.2.1. Định nghĩa bệnh tiêu chảy ............................................................................ 5
2.2.2. Dịch tể bệnh .................................................................................................. 6
2.2.3. Nguyên nhân gây bệnh ................................................................................. 6

2.2.3.1. Do đặc điểm của bộ máy tiêu hóa heo con ........................................... 7
2.2.3.2. Do các yếu tố quản lý, chăm sóc heo con chưa hợp lý với các
vấn đề chủ yếu sau ...................................................................................................... 7
2.2.3.3. Do heo mẹ ............................................................................................. 9
2.2.3.4. Do nhiễm trùng đường ruột ................................................................... 9
2.2.4. Cơ chế sinh bệnh......................................................................................... 11

v


2.2.5. Khả năng nhạy cảm với kháng sinh ............................................................ 11
2.2.6. Phòng và điều trị bệnh ................................................................................ 12
2.2.6.1. Phòng bệnh .......................................................................................... 12
2.2.6.2. Điều trị ................................................................................................. 13
2.3. Giới thiệu chung về tỏi, hành, hẹ, lá móng tay .................................................. 14
2.3.1. Tỏi ............................................................................................................... 14
2.3.1.1 Đặc điểm sinh học của tỏi ta ................................................................ 14
2.3.1.2. Giống tỏi .............................................................................................. 15
2.3.1.3. Thành phần hóa học và tác dụng ......................................................... 15
2.3.2. Hành ............................................................................................................ 16
2.3.2.1. Mô tả cây ............................................................................................. 16
2.3.2.2. Phân bố thu hái và chế biến ................................................................. 16
2.3.2.3. Thành phần hóa học ............................................................................ 16
2.3.3. Hẹ ................................................................................................................ 17
2.3.3.1. Mô tả cây ............................................................................................. 17
2.3.3.2. Phân bố, thu hái và chế biến ................................................................ 17
2.3.3.3. Thành phần hóa học ............................................................................ 17
2.3.3.4. Tác dụng dược lý ................................................................................. 17
2.3.4. Lá móng tay ................................................................................................ 18
2.3.4.1. Mô tả cây ............................................................................................. 18

2.3.4.2. Thành phần hóa học ............................................................................ 18
2.3.4.3. Tác dụng dược lý ................................................................................. 18
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................ 19
3.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu...................................................................... 19
3.2. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 19
3.3. Nguyên vật liệu dùng trong nghiên cứu ............................................................. 19
3.3.1. Mẫu nghiên cứu .......................................................................................... 19
3.3.2. Vật liệu dùng trong nghiên cứu .................................................................. 20
3.4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 21

vi


3.4.1. Nuôi cấy phân lập và giám định đặc tính sinh hóa ..................................... 21
3.4.2. Thử kháng sinh đồ ...................................................................................... 22
3.4.2.1. Phương pháp khuếch tán trên thạch .................................................... 22
3.4.2.2. Phương pháp pha loãng kháng sinh..................................................... 25
3.5. Chỉ tiêu theo giõi trong nghiên cứu.................................................................... 26
3.6. Xử lý số liệu ....................................................................................................... 26
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .............................................................. 27
4.1. Kết quả phân lập vi khuẩn E. coli từ mẫu phân heo tiêu chảy ........................... 27
4.2. Kết quả thử kháng sinh bằng phương pháp khuếch tán trên thạch các
gốc vi khuẩn E. coli phân lập được ........................................................................... 27
4.2.1. Kết quả thử với kháng sinh đĩa giấy chuẩn ................................................ 27
4.2.2. Kết quả thử với các mẫu dịch chiết từ hành, tỏi, hẹ, lá móng tay .............. 29
4.2.3. Kết quả đánh giá khả năng tương tác của tỏi và hẹ lên vi khuẩn E. coli .... 32
4.3. Kết quả thử kháng sinh bằng phương pháp pha loãng trong ống nghiệm ......... 33
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................... 36
5.1 Kết luận ............................................................................................................... 36
5.2 Đề nghị ................................................................................................................ 36

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 37
Tiếng việt................................................................................................................... 37
Tiếng nước ngoài....................................................................................................... 39
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 41
1.1 Môi trường .......................................................................................................... 41
1.1.1. Môi trường EMB (Eosin methylen blue) .................................................... 41
1.1.2. Môi trường KIA (Kligler Iron agar) ........................................................... 41
1.1.3. Môi trường Indol......................................................................................... 42
1.1.4. Môi trường MR – VP.................................................................................. 42
1.1.5. Môi trường Simmons citrate ....................................................................... 43
1.2 Thuốc thử ............................................................................................................ 43
1.2.1. Thuốc thử Kowacs ...................................................................................... 43

vii


1.2.2. Thuốc thử Methyl red ................................................................................. 43
1.2.3. Thuốc thử VP .............................................................................................. 43
1.3. Bảng biểu ........................................................................................................... 44

viii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
E. coli

Escherichia coli

EMB


Eosin methylen blue

KIA

Kligler iron agar

MH

Muller – Hilton

IMVC

Indol, methyl red, Voges – Proskauer, citrate

TSA

Trypticase soy agar

TSB

Trypticase soy broth

MR

Methyl red

VP

Voges – Proskauer


ix


DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ
Hình
Hình 2.1: Cây lá móng tay ........................................................................................ 18
Hình 2.2: Kết quả thử phản ứng sinh hóa vi khuẩn E. coli ....................................... 22
Hình 4.3: Kết quả thử kháng sinh ............................................................................. 29
Hình 4.4: Kết quả thử kháng sinh đồ các mẫu hành, tỏi, hẹ, lá cây móng tay trên các
gốc vi khuẩn E. coli phân lập được ........................................................................... 30
Hình 4.5: Khả năng cộng hưởng giữa tỏi và hẹ trên E. coli ..................................... 33
Hình 4.6: Các mẫu pha hỗn hợp tỏi: hẹ theo các tỷ lệ khác nhau cho đường kính vô
khuẩn lớn hơn mẫu tỏi nguyên chất .......................................................................... 33
Hình 4.7: Tỏi chiết cồn, Khả năng ức chế hoàn toàn E. coli ở ống số 4 (Mẫu 1) ........ 34
Hình 4.8: Kháng sinh norfloxacin ức chế hoàn toàn E. coli ở ống số 2 (Mẫu 2) .... 34
Hình 4.9: Hẹ chiết cồn khả năng ức chế hoàn toàn E. coli ở ống số 2 (Mẫu 1) ....... 34
Hình 4.10: So sánh độ trong của kháng sinh so với hẹ tươi ở cùng độ pha loãng (Mẫu 1) ....... 34
Sơ đồ
Sơ đồ 3.1: Quy trình phân lập vi khuẩn E. coli từ mẫu phân heo bị tiêu chảy ......... 21

x


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1: Kết quả thử kháng sinh đồ các nhóm kháng sinh trên E. coli .............. 28
Biểu đồ 4.2: So sánh đường kính vòng vô khuẩn các mẫu thực vật với khángsinh nhạy
cảm .................................................................................................................................................. 30

xi



DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Tỷ lệ thường gặp các vi sinh vật gây bệnh tiêu chảy trên heo ................. 10
Bảng 3.1: Phân bố lấy mẫu phân heo ở các trại ........................................................ 19
Bảng 4.1: Kết quả phân lập vi khuẩn E.coli từ mẫu phân heo .................................. 27
Bảng 4.2: Kết quả so sánh độ pha loãng tối đa có khả năng ức chế hoàn toàn vi
khuẩn E. coli của norfloxacin, tỏi và hẹ .................................................................... 35
Bảng 4.3: Kết quả thử phản ứng sinh hóa và nhuộm Gram vi khuẩn E.coli ............ 44
Bảng 4.4: Kết quả đo đường kính vòng vô khuẩn đối chiếu với đường kính
chuẩn ......................................................................................................................... 47
Bảng 4.5: Kết quả thử hoạt tính kháng sinh các mẫu thực vật lên vi khuẩn E. coli so với
đường kính vòng vô khuẩn của norfloxacin .......................................................................48

xii


Chương 1 MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi heo nói
riêng luôn gặp nhiều khó khăn trước sự tấn công của dịch bệnh. Trong đó bệnh tiêu
chảy trên heo do vi khuẩn E. coli gây thiệt hại nhiều về kinh tế cho người chăn nuôi.
Vi khuẩn E. coli ngày càng tỏ ra đề kháng với nhiều loại kháng sinh mà chúng
ta sử dụng để điều trị.
Thách thức lớn đối với ngành thú y là phải tìm ra phương pháp mới để đấu
tranh cùng với mầm bệnh.
Trước đòi hỏi khách quan như vậy, chúng tôi đã tìm đến với kho tàng thực vật
phong phú của Việt Nam để tìm kiếm một khả năng thay thế cho các loại kháng
sinh mà vi khuẩn này đã đề kháng trong điều trị bệnh do vi khuẩn E. coli.
Được sự cho phép của Khoa Chăn nuôi Thú y và sự hướng dẫn nhiệt tình của
PGS. TS. Nguyễn Ngọc Hải, Chúng tôi đã tiến hành đề tài “Khảo sát tác động của

chất chiết hành, tỏi, hẹ, lá cây móng tay trên vi khuẩn E. coli”.

1


1.2. Mục tiêu của đề tài
Xác định hoạt tính kháng sinh có khả năng ức chế vi khuẩn E. coli của dịch
chiết hành, tỏi, hẹ, lá móng tay. Nhằm sử dụng những thực vật này trong phòng và
điều trị bệnh do vi khuẩn E. coli gây ra trên heo.
1.3. Yêu cầu
- Phân lập các gốc vi khuẩn E. coli gây tiêu chảy trên heo.
- Đánh giá khả năng nhạy cảm của các gốc vi khuẩn E. coli đối với một số loại
kháng sinh thường sử dụng.
- Đánh giá khả năng kháng khuẩn của dịch chiết hành, tỏi, hẹ, lá móng tay trên
các gốc vi khuẩn E. coli.
- So sánh mức độ bị tác động của vi khuẩn E. coli phân lập được đối với kháng
sinh và dịch chiết tỏi, hẹ.
- Thử khả năng tương tác giữa hai loại dịch chiết tỏi và hẹ khi phối hợp hai
loại dịch chiết này trên vi khuẩn E. coli.

2


Chương 2 TỔNG QUAN
2.1. Vi khuẩn Escherichia coli (E. coli)
Trong các loại vi khuẩn đường ruột như E. coli, Salmonella, Campylobacter,
Shigella, Serpulina,...E. coli là loại phổ biến nhất. Chúng sống trong đường ruột của
người và nhiều loài động vật, nhiều nhất trong đoạn cuối ruột non và ruột già (đoạn
hồi manh tràng). Vi khuẩn E. coli xuất hiện trên đường tiêu hóa của động vật vài
giờ sau khi sinh ra và tồn tại cho đến khi con vật chết. Vi khuẩn thường xuyên theo

phân ra môi trường, từ đó phát tán vào trong nước, đất, không khí. Khi các điều
kiện dinh dưỡng, khẩu phần thức ăn kém vệ sinh, điều kiện chăn nuôi mất cân bằng,
sức đề kháng của con vật giảm ... tạo điều kiện cho vi khuẩn E. coli phát triển
nhanh, mạnh có khả năng gây bệnh (Bùi Thị Lưu Ly, 2005).
Vi khuẩn E. coli thuộc họ Enterobacteriaceae, trực khuẩn nhỏ hai đầu tròn,
Gram âm, không bào tử, có giáp mô, di động nhờ các tiên mao, kích thước 0,5 –
1,5µm. Giống Escherichia gồm các loài: E. coli, E. blattae, E. hermannii, E.
vullneris, E. fergusonii.
2.1.1. Đặc điểm nuôi cấy
Vi khuẩn E. coli hiếu khí hay yếm khí tùy nghi, có thể sinh trưởng ở nhiệt độ
15oC – 46oC, nhiệt độ thích hợp nhất ở 37oC; pH : 6,4 – 7,4. Mọc tốt trên môi
trường thạch dinh dưỡng, sau 24 giờ hình thành những khuẩn lạc tròn, ướt, trắng
đục, đường kính 2-3 mm (Nguyễn Ngọc Hải – Nguyễn Thị Kim Loan, 2009)
Dựa vào tính chất mọc trên môi trường phân lập, môi trường tuyển lựa, có thể
ghi nhận nhanh sự hiện diện của vi khuẩn E. coli trên một số môi trường:
- Trên thạch EMB (eosin methylen blue); khuẩn lạc nghi ngờ E. coli có màu
tím ánh kim, hơi dẹt, hơi trơn bóng, đường kính khuẩn lạc khoảng 1-2 mm (sau 24
giờ nuôi cấy ở 37oC); Trên môi trường MacConKey: khuẩn lạc nghi ngờ E. coli có
màu hồng đỏ, hơi lồi, trơn bóng, đường kính khuẩn lạc khoảng 1-2 mm (sau 24 giờ

3


nuôi cấy ở 37oC); Thạch BGA (Brileant green agar) : Vùng quanh vi khuẩn có màu
vàng; Thạch Endo: Khuẩn lạc màu đỏ.
2.1.2. Đặc tính sinh hóa
Vi khuẩn E. coli lên men sinh hơi các loại đường : Glucose, galactose, lactose,
maltose, arabinose, xylose, mannitol, fructose. Trắc nghiệm IMVC (indol, methyl
red, Voges - Proskauer, citrate) cho kết quả : Indol dương tính; methyl red dương
tính;


Voges – Proskauer âm tính; citrate âm tính (Trần Thanh Phong, 1996,

Nguyễn Năng Thiện, 2003)
2.1.3. Độc tố
Vi khuẩn sống ở đường ruột tạo ra hai loại độc tố: ngoại độc tố và nội độc tố.
* Ngoại độc tố: Độc tố không chịu được nhiệt, dễ bị phá hủy ở 56oC trong
vòng 10-30 phút. Ngoại độc tố có tính hướng thần kinh và gây hoại tử, khả năng tạo
độc tố sẽ mất đi khi các chủng được giữ lâu ngày, hoặc cấy chuyền nhiều lần trên
môi trường dinh dưỡng.
* Nội độc tố: Là yếu tố gây độc ở trực khuẩn đường ruột Gram-, chúng có
trong tế bào vi khuẩn và gắn vào thành tế bào vi khuẩn rất chặt. Nội độc tố có thể
chiết xuất bằng nhiều phương pháp (phá vỡ vỏ tế bào bằng cơ học, chiết xuất bằng
acid tricloacetic, phenol, dưới tác dụng của enzyme, …). Nội độc tố là phức chất
polysaccharide – protein – lipid vì vậy nó thuộc loại kháng nguyên hoàn toàn. Nội
độc tố của E. coli chịu nhiệt và đặc hiệu đối với các chủng của mỗi serotype (Đào
Trọng Đạt và Phan Thanh Phượng, 1986).
* Một số loại ngoại độc tố của vi khuẩn E. coli
- Độc tố kém chịu nhiệt LT (heat – labile toxin): là một loại protein có các tiểu
phần A và B. Mỗi tiểu phần A liên kết với 4 hoặc 5 tiểu phần B. Tiểu phần B của
độc tố LT bám vào thụ thể glycolipid, có trên màng tế bào. Tiểu phần A xuyên qua
màng và hoạt hóa men adenylate cyclase. Dưới sự xúc tác của men adenylase
cyclase, nồng độ của adenosine monophosphate mạch vòng (cAMP) được tăng
cường và kích thích quá trình bài xuất nước và chất điện giải vào xoang ruột, gây
tiêu chảy.

4


- Độc tố chịu nhiệt ST: Có hai loại độc tố ST – I (STa) và ST – II (STb)

+ ST – I (STa): Có hai loại ST – Ia và ST – Ib. Chủng E. coli ETEC gây bệnh
trên heo, bò và người là chủng sản xuất ST – Ia, còn riêng chủng gây bệnh cho
người sản xuất ST – Ib. Độc tố ST – I bám lên thụ thể đặc hiệu glycoprotein là một
loại enzyme có tên gọi là guanyl – cyclase được hoạt hóa, tăng cường sự sản sinh
guanine monophosphate mạch vòng (cGMP), gây tăng dịch thẩm xuất, làm cản trở
sự lưu thông của ion Na+ và Cl-. Dịch thẩm xuất và các chất điện giải tăng nhanh,
đổ vào ruột gây tiêu chảy.
+ ST – II (STb): Là một polypeptid nhỏ, cơ chế tác động chưa rõ nhưng chúng
tác động khác hoàn toàn ST – I.
+ Độc tố Shiga – like toxin (STx), verotoxin(VT):
2.2. Bệnh tiêu chảy trên heo
2.2.1. Định nghĩa bệnh tiêu chảy
Roux đã định nghĩa: "Tiêu chảy là một hội chứng đặc trưng bởi sự tống phân
nhanh và phân nhiều nước" (Nguyễn Thị Minh An và ctv, 2001, trích Nguyễn Thái
Anh Tuấn, 2005).
Theo tài liệu Võ Văn Ninh (2001), tiêu chảy là một hiện tượng rối loạn tiêu
hóa, thay vì nhu động ruột diễn ra bình thường thì trở nên co thắt quá độ làm cho
những chất chứa trong lòng ruột non, ruột già thải ra qua hậu môn quá nhanh,
dưỡng chất không kịp tiêu hóa và ruột già chưa hấp thu được nước ... Tất cả đều bị
tống ra hậu môn với thể lỏng hoặc sệt.
Nguyên nhân chủ yếu là do con vật nhiễm các loài vi khuẩn gây bệnh tiêu
chảy. Vi khuẩn gây bệnh sản xuất độc tố là nguyên nhân gây tổn thương thành
mạch máu và niêm mạc đường tiêu hóa (Bùi Thị Lưu Ly, 2005).
Hậu quả nghiêm trọng là cơ thể mất nhiều nước, mất nhiều ion điện tích và
ngộ độc, con vật suy nhược rất nhanh và có thể chết rất nhanh nếu là thú sơ sinh
nhỏ tuổi, gầy ốm, kém sức chịu đựng, biểu hiện lâm sàng của quá trình bệnh lý đặc
thù ở đường tiêu hóa: thú đi phân lỏng hoặc sệt, màu trắng, xám hoặc vàng, đôi khi
có máu, bọt khí và chất nhày.

5



2.2.2. Dịch tễ bệnh
Bệnh tiêu chảy là căn bệnh phổ biến xảy ra trên hầu hết tất cả các loài động
vật (gia súc, gia cầm, bò sát và người) đều có thể mắc bệnh.
Vi khuẩn E. coli xuất hiện vào những giờ đầu tiên trên heo con sau khi sinh
cho đến 3 tuần tuổi và có thể gây chết toàn đàn heo do nhiễm trùng huyết cấp tính.
Tiêu chảy xuất hiện nhanh do đó tỷ lệ nhiễm bệnh rất cao và tỷ lệ chết có khi lên
đến 70 – 100% (Huỳnh Công Tuấn, 2000).
2.2.3. Nguyên nhân gây bệnh
Hungerford (1990, trích dẫn Nguyễn Thái Anh Tuấn, 2005) đã liệt kê 55
nguyên nhân gây tiêu chảy trên heo, trong đó có 9 nguyên nhân do virus, 15 nguyên
nhân do vi khuẩn, 9 nguyên nhân do kí sinh trùng, 7 trường hợp do ngộ độc và 15
trường hợp bắt nguồn từ bệnh nội khoa.
Đào Trọng Đạt và ctv (1995) đã tổng hợp các nguyên nhân chính gây bệnh
tiêu chảy trên heo theo sơ đồ sau:
-Vi khuẩn

-Quản lý/stress

-Virus

-Môi trường/độc tố

-Nấm mốc

-Tiêu thụ thức ăn

-Ký sinh trùng


nhiễm vi sinh vật

Viêm ruột tiêu chảy

Nhìn chung, nguyên nhân gây tiêu chảy được chia thành các nhóm như sau:

6


2.2.3.1. Do đặc điểm của bộ máy tiêu hóa heo con
Ở heo con mới sinh bộ máy tiêu hóa chưa hoàn chỉnh, thể hiện qua sự phân
tiết không đủ lượng acid chlohydric và các men tiêu hóa các chất dinh dưỡng. Trên
heo con sơ sinh, khả năng tiết acid chlohydric rất ít, chỉ đủ để hoạt hóa men
pepsinogen thành pepsin (men tiêu hóa chất đạm), lượng acid chlohydric tự do quá
ít, không đủ để làm tăng độ toan của dạ dày, do vậy độ toan thấp, vi khuẩn bất lợi
theo đường miệng có điều kiện sống sót ở dạ dày, vào ruột non vi khuẩn phát triển
mạnh gây nên tiêu chảy. Sự phân tiết các men tiêu hóa ở dạ dày và ruột non cũng rất
kém, chỉ đủ sức tiêu hóa các loại thức ăn đơn giản như sữa; thí dụ men tiêu hóa chất
đạm (protease) gồm pepsin, trypsin, chymotrypsin chỉ đủ để tiêu hóa protein của
sữa hoặc protein đậu nành và không đủ để tiêu hóa được protein của gạo, bắp, bột
cá, bánh dầu... trong vòng tuần lễ đầu sau khi sinh. Men saccharase chỉ hoạt động
mạnh sau 2 tuần, men maltase chỉ được phân tiết đầy đủ sau 4 tuần.
Yếu tố này cho thấy trong vòng 2 tuần lễ sau khi sinh, heo con chỉ có thể tiêu
hóa được sữa hoặc loại thức ăn tập ăn với thành phần chủ yếu là sữa “Milk
replacer”. Trên những bầy heo quá đông, hoặc phải nuôi hộ vì heo nái mẹ mắc
bệnh, nếu sử dụng thức ăn không đúng, thí dụ dùng sữa đặc có đường cho heo con
bú sẽ dẫn đến tiêu chảy vì đường saccharose không hề được tiêu hóa trong giai đoạn
này. Sự tập ăn cũng phải được cân nhắc, phải sử dụng các loại thức ăn tập ăn có
chất lượng cao, nếu tập ăn bằng thức ăn có chất lượng kém, do heo con không thể
tiêu hóa được sẽ dẫn đến tiêu chảy.

2.2.3.2. Do các yếu tố quản lý, chăm sóc heo con chưa hợp lý với các vấn
đề chủ yếu sau
Không cho heo con bú sữa đầu đầy đủ : Sữa đầu ngoài thành phần dinh dưỡng
cao, còn chứa các kháng thể từ mẹ truyền sang, giúp heo con phòng chống bệnh
trong 3 - 4 tuần lễ đầu. Cần lưu ý sữa đầu chỉ có giá trị phòng bệnh cho heo con khi
hội đủ 2 vấn đề sau đây. Heo con phải được bú càng sớm càng tốt và càng nhiều
càng tốt, sau 24 giờ kháng thể trong sữa đầu sẽ giảm thấp, đồng thời lúc này men
tiêu hóa chất đạm bắt đầu hoạt động sẽ phá hủy hết kháng thể trong sữa đầu.

7


Không tiêm phòng cho heo mẹ vacxin phòng bệnh tiêu chảy do E. coli. Việc
tiêm phòng này phụ thuộc vào tình hình dịch tễ của trại và dựa trên cơ sở dịch tễ
của quốc gia để lựa chọn chương trình phù hợp. Trong những vùng có mật độ chăn
nuôi cao thì việc tiêm phòng càng cần được chú trọng. Việc tăng đột ngột số heo
con sơ sinh tiêu chảy đòi hỏi phải tiêm phòng vacxin chống E. coli nhằm tạo miễn
dịch chủ động cho heo mẹ, và từ đó miễn dịch mới được truyền sang cho heo con.
Theo Trần Thanh Phong (1996), quá trình tiêm phòng cần theo dõi chặt chẽ
quy trình: liều lượng, số lần tiêm nhắc lại. Thông thường để có được miễn dịch tốt
cho heo con cần thiết phải tiêm nhắc lại một lần trứơc khi sinh cho heo mẹ thì hiệu
quả phòng bệnh sẽ tốt hơn. Vacxin phòng E. coli tiêm trước khi sinh 6 tuần và lặp
lại trước 2 tuần. Nếu không tiêm phòng cho nái, việc heo bú sữa đầu cũng không tạo
ra được cho heo con khả năng phòng bệnh.
Không úm cho heo con, hoặc úm không đúng quy cách làm heo con bị lạnh,
hệ tiêu hóa sẽ hoạt động yếu, thể hiện qua sự giảm nhu động ruột, giảm phân tiết
dịch tiêu hóa, dẫn đến tình trạng không tiêu, rồi viêm ruột, tiêu chảy.
Không cấp sắt cho heo con: Sắt rất cần cho heo con trong quá trình tạo máu
(Fe là nhân của hemoglobin), do trong sữa mẹ chứa rất ít chất sắt, do đó phải cấp
thêm cho heo con bằng cách chích chất sắt. Thiếu sắt sẽ dẫn đến thiếu máu, là một

trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tiêu chảy.
Mỗi ngày heo con cần 7mg Fe nhưng sữa mẹ chỉ cung cấp được 1mg. Trong
khi đó tốc độ sinh trưởng của heo con rất nhanh, lượng máu trong cơ thể cũng phải
tăng lên cho phù hợp. Sự thiếu Fe sẽ làm ngưng trệ quá trình hình thành
hemoglopin của hồng cầu, dẫn đến thiếu máu, làm giảm sức đề kháng của heo con.
Đây là một trong những nguyên nhân gây tiêu chảy.
Heo con có trọng lượng sơ sinh thấp, còi, yếu... do không bú được sữa đầu
nên không hấp thụ được kháng thể mẹ truyền cũng dễ bị tiêu chảy.
Heo con ham bú, bú quá nhiều sữa vào ruột. Đạm chất còn thừa bị vi sinh vật
lên men phân hủy thành độc chất gây co thắt nhu động thái quá và gây tiêu chảy.

8


Theo Levanski (1992, trích Huỳnh Công Tuấn, 2000), khả năng điều tiết nhiệt
độ của heo con kém. Khi thời tiết thay đổi đột ngột (đang nắng chuyểnn sang mưa,
nóng chuyển sang lạnh). Heo con bị tiêu hao nhiều năng lượng của cơ thể do chống
lạnh bằng cách oxy hóa glycogen và glucose để sinh năng lượng làm cho glucose
trong máu giảm, heo con đề kháng yếu gây rối loạn tiêu hóa dẫn đến tiêu chảy và có
thể chết.
Heo con mọc răng cũng dễ mắc bệnh tiêu chảy. Hai thời điểm mà heo con sốt
và tiêu chảy với tỷ lệ cao nhất là lúc 10 – 17 và 23 – 29 ngày tuổi, ứng với thời gian
mọc răng sữa tiền hàm ba ở hàm dưới và răng sữa tiền hàm bốn ở hàm trên (Võ Văn
Ninh, 2001).
2.2.3.3. Do heo mẹ
Do heo mẹ mắc hội chứng M.M.A (mastitis, metritis, agalactia) còn gọi là hội
chứng: Viêm vú, viêm tử cung, kém sữa. Heo con bú sữa có sản vật hoặc liếm dịch
rơi vãi trên nền chuồng làm nhiễm vi trùng vào đường tiêu hóa gây viêm ruột tiêu
chảy ở heo con.
Do dinh dưỡng nái mang thai không hợp lý thiếu chất, thiếu vitamin A, D

hoặc thiếu khoáng... sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai, do vậy heo con
sinh ra sẽ có trọng lượng kém, dễ bị bệnh đường tiêu hóa.
Điều kiện vệ sinh kém: Bao gồm không sát trùng chuồng nái trước khi sinh,
cho nái ăn thức ăn kém phẩm chất, có chứa độc tố vi trùng hoặc nấm mốc. Nguồn
nước uống không sạch cũng được xem là nguyên nhân chính dẫn đến sự nhiễm
trùng đường ruột.
2.2.3.4. Do nhiễm trùng đường ruột
Sự nhiễm trùng đường ruột thường xảy ra với các loại mầm bệnh có sẵn trong
chuồng trại (do sát trùng không hợp lý), do mầm bệnh từ heo mẹ truyền sang, hoặc
mầm bệnh có trong thức ăn, nước uống.
-Do vi khuẩn: Gồm hai nhóm, đó là vi khuẩn khu trú thường xuyên trong ống
tiêu hóa như: E. coli, Salmonella, Klebsiella, Proteus, ...và nhóm khuẩn tạp nhiễm

9


đồng hành với thức ăn như: Staphylococcus, Streptococcus,... loạn khuẩn đường
ruột là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh đường tiêu hóa.
-Do virus: người ta cũng chứng minh được virus là một tác nhân gây tiêu
chảy. Thường thấy là Rotavirus, Enterovirus, Coronavirus,...
-Ký sinh trùng: tác động thông qua việc tranh chấp dinh dưỡng với ký chủ, tiết
độc tố, làm giảm sức đề kháng và làm tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa. Tạo
điều kiện cho các tác nhân tấn công gây bệnh.
Bergeland (1980; Đào Trọng Đạt, 2000, trích dẫn Nguyễn Thái Anh Tuấn,
2005) thông báo tỷ lệ thường gặp các vi sinh vật gây tiêu chảy trên heo như sau:
Bảng 2.1: Tỷ lệ thường gặp các vi sinh vật gây bệnh tiêu chảy trên heo
STT

Mầm bệnh


Tỷ lệ gặp

1

Escherichia coli

45,6

2

Isosporasuis

23,0

3

Rotavirus

20,9

4

T.G.E. virus

11,2

5

Enterovirus


2,0

6

Parvovirus

0,7

7

Coronavirus (khác T.G.E)

0,5

8

Calicivirus

0,2

9

Salmonella

0,1

10

Treponema hyodysenterae


0,1

11

Không chẩn đoán được

14,0

Qua đó, chúng ta thấy rằng vi khuẩn E. coli đóng một vai trò quan trọng trong
các nguyên nhân gây tiêu chảy trên heo.
Nếu chúng ta tuân thủ nghiêm ngặt quy trình chăn nuôi và vệ sinh thú y, sức
kháng bệnh heo con tốt, dù nhiễm khuẩn xảy ra, thì cơ thể heo con có thể tự chống
chọi được, hoặc mắc bệnh với thể nhẹ. Ngược lại nếu sự nhiễm trùng đường ruột đi

10


kèm theo các yếu tố đã đề cập trên chắc chắn bệnh sẽ rất nặng, việc chữa trị sẽ rất
tốn kém và ít hiệu quả.
2.2.4. Cơ chế sinh bệnh
Sau khi đàn heo nhạy cảm bị nhiễm chủng vi khuẩn E. coli gây tiêu chảy, vi
khuẩn nhân lên và định vị trên ruột non. Vi khuẩn gây bệnh sản xuất độc tố là
nguyên nhân gây tổn thương thành mạch máu đường tiêu hóa. Biểu mô đường tiêu
hóa bị tổn thương gây thoát dịch vào lòng ruột.
- Sự thay đổi của bộ máy tiêu hóa khi cai sữa:
Màng nhày của ruột non có những thay đổi khi heo được cai sữa ở 3 – 4 tuần
tuổi. So với trước khi cai sữa, nhung mao ngắn đi 75 % trong vòng 24 giờ sau khi
cai sữa và tình trạng ngắn này vẫn tiếp tục nhưng giảm dần cho đến ngày thứ 5 sau
khi cai sữa (Trần Thị Dân, 2004). Mào ruột là nơi mà tế bào của chúng sẽ di chuyển
dần lên đỉnh nhung mao để trở thành tế bào ruột trưởng thành với vi nhung mao hấp

thu chất dinh dưỡng lại sâu hơn bình thường.
Một vài enzyme tiêu hóa (lactase, glucosidase, protease) bị giảm nhưng
maltase lại tăng, do đó khả năng hấp thu chất dinh dưỡng của ruột cũng giảm. Việc
giảm chiều dài của nhung mao ruột và hình dạng chưa trưởng thành của quần thể tế
bào ruột (do tốc độ thay thế nhanh) có thể giải thích nguyên nhân heo con sau khi
cai sữa nhạy cảm cao với bệnh tiêu chảy, trong đó phổ biến là tiêu chảy do E. coli.
2.2.5. Khả năng nhạy cảm với kháng sinh
Việc lựa chọn kháng sinh trong điều trị bệnh do vi khuẩn trên gia súc rất
quan trọng, điều này ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị đối với từng bệnh và sự đề
kháng với kháng sinh của vi khuẩn. Với nhóm vi khuẩn tác động lên đường tiêu hóa
lại càng khó khăn vì chúng có những phương thức gây bệnh khác nhau, đặc biệt đối
với nhóm vi khuẩn E. coli. Trên thực tế, khi đàn gia súc bị bệnh do nhiễm E. coli,
những người chăn nuôi, bác sỹ thú y thường sử dụng một số loại kháng sinh như
ampiciline, tetracycline, colistin, gentamicin, norfloxacin, Bactrim, cephalexin,
kanamycine. Trong quá trình nghiên cứu khi thực hiện kháng sinh đồ, một số tác giả
đã ghi nhận rằng: 100% chủng E. coli nhạy cảm với colistin, 94,2% nhạy cảm với

11


gentamicin, 61,4% nhạy cảm với Bactrim. Trong nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Hải
(2001), thì 71,4% các chủng E. coli đã đề kháng với colistin còn khả năng nhạy
cảm của các chủng E. coli đối với gentamicin là 84,6%. Tuy nhiên tác giả Nguyễn
Ngọc Hải cũng lưu ý rằng 100% các chủng E. coli thuộc type O141:K85ab:K88
được phân lập đã đề kháng với gentamicin và các chủng này cũng tỏ ra đề kháng
với các loại kháng sinh khác.
Mức độ đề kháng với kháng sinh của vi khuẩn E. coli cũng tùy theo điều kiện
chăn nuôi, cách sử dụng kháng sinh của từng vùng. Trong nghiên cứu của Bùi
Trung Trực và cộng sự (2004) khi thử kháng sinh đồ các chủng E. coli thuộc type
O141:K85ac phân lập từ một số heo bệnh ở một số trại chăn nuôi heo ở Tiền Giang

vẫn còn nhạy cảm với colistin (83,3%) và khi sử dụng gentamicin, colistin,
norfloxacin điều trị heo nhiễm E. coli vẫn còn hiệu quả.
2.2.6. Phòng và điều trị bệnh
2.2.6.1. Phòng bệnh
Do tính chất bệnh tiêu chảy trên heo xảy ra thất thường, đột ngột, nên vấn đề
phòng bệnh làm sao cho có hiệu quả rất phức tạp và khó khăn. Hầu hết các biện
pháp phòng bệnh chủ yếu tập trung làm giảm sự định vị của vi khuẩn E. coli trên
đường ruột.
Có thể dùng biện pháp trộn kháng sinh vào thức ăn. Biên pháp dự phòng bằng
kháng sinh này có thể làm trì hoãn sự phát bệnh cho đến 2 – 3 tuần sau khi ngưng
dùng thuốc.
Sử dụng các chế phẩm sinh học như Biolactyl, Biosubtyl nhằm ức chế vi sinh
vật gây bệnh.
Biện pháp đầu tiên là phải làm giảm thiểu nguy cơ xâm nhập của vi khuẩn
E. coli vào đàn vật nuôi giai đoạn mới cai sữa. Trước khi cho ăn thức ăn cứng phải
tập cho heo ăn thức ăn nhão, giảm khẩu phần, tăng hàm lượng chất xơ. Cho ăn tự do
chất xơ được xem là biện pháp hữu hiệu ngừa bệnh tiêu chảy trên heo sau khi cai
sữa (Smith và Hall, 1968; Bertschinger và ctv, 1978). Khẩu phần có thể giảm đến
300 g/ ngày lúc heo cai sữa và sau đó tăng dần lên mức bình thường sau 2 – 3 tuần.

12


×