Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

KHẢO SÁT CÁC BIỂU HIỆN HÔ HẤP VÀ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ CỦA MỘT SỐ LOẠI KHÁNG SINH TRÊN HEO GIAI ĐOẠN CAI SỮA ĐẾN XUẤT CHUỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (576.85 KB, 76 trang )

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHỈ MINH
KHOA CHĂN NUÔI - THÚ Y
****************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT CÁC BIỂU HIỆN HÔ HẤP VÀ HIỆU QUẢ ĐIỀU
TRỊ CỦA MỘT SỐ LOẠI KHÁNG SINH TRÊN HEO
GIAI ĐOẠN CAI SỮA ĐẾN XUẤT CHUỒNG

Sinh viên thực hiện : LƯƠNG THỊ DUNG
Lớp : DH05DY
Ngành : Dược thú y
Niên khóa : 2005 - 2010

Tháng 8/2010


BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y
****************

LƯƠNG THỊ DUNG

KHẢO SÁT CÁC BIỂU HIỆN HÔ HẤP VÀ HIỆU QUẢ ĐIỀU
TRỊ CỦA MỘT SỐ LOẠI KHÁNG SINH TRÊN HEO
GIAI ĐOẠN CAI SỮA ĐẾN XUẤT CHUỒNG

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sỹ thú y


chuyên ngành Dược

Giáo viên hướng dẫn
TS. NGUYỄN TẤT TOÀN

Tháng 8/2010

i


PHIẾU XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Họ tên sinh viên thực tập: Lương Thị Dung
Luận văn: “Khảo sát các biểu hiện hô hấp và hiệu quả của một số loại
kháng sinh trên heo giai đoạn cai sữa đến xuất chuồng”
Sinh viên đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp theo yêu cầu của giáo viên hướng
dẫn và các ý kiến đóng góp của Hội đồng chấm bảo vệ luận văn tốt nghiệp
ngày.......tháng.......năm......

Giáo viên hướng dẫn

TS. Nguyễn Tất Toàn

ii


LỜI CẢM ƠN
Con mãi khắc ghi công ơn sinh thành và dưỡng dục của cha mẹ cùng với các anh
chị đã cho con có được ngày hôm nay.
Tôi xin chân thành cảm ơn:

 Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh cùng
toàn thể thầy cô khoa Chăn nuôi Thú y Trường Đại học Nông Lâm Thành phố
Hồ Chí Minh.
 TS. Nguyễn Tất Toàn, người Thầy đã tận tình hướng dẫn và truyền đạt cho
em trong suốt quá trình thực hiện đề tài này.
 Công ty cổ phần Việt Anh đã tài trợ cho tôi thực hiện đề tài.
 Gia đình chú Nguyễn Văn Trung cùng toàn thể các anh chị ở trại chăn nuôi
Tuyết Trung đã giúp đỡ cháu nhiệt tình trong thời gian cháu thực tập ở trại.
 Tập thể lớp DH05DY và bạn bè đã luôn bên cạnh động viên và giúp đỡ tôi
trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.

Tp Hồ Chí Minh, ngày 1 tháng 8 năm 2010
Sinh viên
Lương Thị Dung

iii


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Khảo sát các biểu hiện hô hấp và hiệu quả của một số loại
kháng sinh trên heo giai đoạn cai sữa đến xuất chuồng” được tiến hành tại trại heo
Tuyết Trung, 139/1 ấp Nhân Hòa xã Tây Hòa huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai,
thời gian từ 1/3 đến ngày 30/6/2010.
Kết quả thu được như sau:
Nhiệt độ trong bốn tháng khảo sát ở chuồng nuôi CS - CT và CT - XC đều cao
nhất vào tháng 5 và thấp nhất vào tháng 6 và ẩm độ cao nhất vào tháng 6 và thấp
nhất vào tháng 3. Nhiệt độ chuồng CS - CT và CT - XC dao động trong khoảng từ
29,840C đến 28,620C; 31,120C đến 29,990C. Ẩm độ của hai dãy CS - CT và CT XC dao động trong khoảng 66,11 % đến 61,79 %; 69,16 % đến 65,02 %.
Tỷ lệ ho trung bình giữa hai giai đoạn CS - CT và CT - XC lần lượt là 16,58
%, 10,15 %. Tỷ lệ con thở bụng giai đoạn CS - CT và CT - XC lần lượt là 7,10 %

1,35 %. Tỷ lệ ho kết hợp thở bụng giai đoạn CS - CT và CT - XC lần lượt là 0,83 %
; 0,38 %.
Tỷ lệ nhiễm với Staphylococcus spp và Streptococcus spp lần lượt là 100 % và
20 %. Tỷ lệ nhạy cảm của Staphylococcus spp với kháng sinh gentamicin 100 %,
amoxicillin clavulanic acid 80 %, kháng nhiều nhất với kháng sinh streptomycin
100 %, cefuroxime acetil 100 %, penicillin 100%; tỷ lệ nhạy cảm của Streptococcus
spp đối với kháng sinh amoxicillin clavulanic acid, ampicillin và penicillin đều là
100 %, những kháng sinh còn lại đều đã bị kháng 100 %. Bệnh tích vi thể phổi có
định hướng ở ca 1 là do Mycoplasma, ca 2 là do Actinobaccillus pleuropneumoniae.
Hiệu quả điều trị của kháng sinh sử dụng ở trại giai đoạn CS - CT trung bình
là 79,78 %, giai đoạn CT - XC là 89,77 %. Hiệu quả điều trị của ba loại kháng sinh
Flor LA, Doxyl LA, Genta - tylo lần lượt là 85,71 %; 75 %; 83,33 %. Hiệu quả điều
trị ba liệu trình là tương đương nhau.

iv


MỤC LỤC
TRANG
Trang tựa ..................................................................................................................... i
Phiếu xác nhận của giáo viên hướng dẫn ................................................................... ii
Lời cảm ơn ................................................................................................................ iii
Mục lục........................................................................................................................v
Danh sách các chữ viết tắt ......................................................................................... ix
Danh sách các bảng .....................................................................................................x
Danh sách các hình.................................................................................................... xi
Chương 1 MỞ ĐẦU ..................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề .............................................................................................................1
1.2 Mục đích và yêu cầu .............................................................................................2
1.2.1 Mục đích.............................................................................................................2

1.2.2 Yêu cầu...............................................................................................................2
Chương 2 TỔNG QUAN ..........................................................................................3
2.1 Giới thiệu khái quát về trại chăn nuôi ...................................................................3
2.1.1 Vị trí địa lý .........................................................................................................3
2.1.2 Nhiệm vụ ............................................................................................................3
2.1.3 Cơ cấu ................................................................................................................3
2.1.4 Cơ cấu đàn ..........................................................................................................3
2.1.5 Hệ thống chuồng trại ..........................................................................................3
2.1.6 Thức ăn...............................................................................................................4
2.1.7 Nước uống ..........................................................................................................5
2.1.8 Chế độ nuôi dưỡng chăm sóc .............................................................................5
2.1.8.1 Chế độ nuôi dưỡng. .........................................................................................5
2.1.8.2 Chế độ chăm sóc .............................................................................................5
2.1.9 Lịch tiêm phòng .................................................................................................5
2.1.10 Vệ sinh chuồng trại ..........................................................................................6

v


2.2 Hệ hô hấp ..............................................................................................................6
2.2.1 Cấu tạo cơ thể học của hệ hô hấp .......................................................................6
2.2.2 Các thể hô hấp ....................................................................................................7
2.3 Một số yếu tố ảnh hưởng đến bệnh đường hô hấp ................................................7
2.3.1 Dinh dưỡng.........................................................................................................7
2.3.2 Tiểu khí hậu chuồng nuôi ...................................................................................8
2.3.2.1 Nhiệt độ ...........................................................................................................8
2.3.2.2 Ẩm độ ..............................................................................................................9
2.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng khác ..............................................................................11
2.3.3.1 Các khí có hại và bụi trong chuồng nuôi ......................................................11
2.3.3.2 Yếu tố vi sinh vật gây bệnh ...........................................................................11

2.4 Các bệnh thường gặp trên đường hô hấp ............................................................12
2.4.1 Bệnh do vi khuẩn .............................................................................................12
2.4.1.1 Bệnh viêm phổi và viêm màng phổi .............................................................12
2.4.1.2 Bệnh do Haemophilus parasuis (bệnh Glasser)............................................13
2.4.1.3 Bệnh tụ huyết trùng thể viêm phổi (Pasteurellosis) ......................................14
2.4.2 Bệnh do virus ...................................................................................................15
2.4.2.1 Bệnh giả dại (Aujeszky’s Disease) ...............................................................15
2.4.2.2 Bệnh viêm phổi do Mycoplasma hyopneumoniae ........................................16
2.4.2.3 Bệnh cúm heo (Swine influenza) do virus orthomyxoviridae ......................17
2.4.2.4 Bệnh cảm nhiễm đường hô hấp và sinh sản trên heo do Arterivirus ............18
2.5 Giới thiệu về các loại kháng sinh được sử dụng trong thí nghiệm .....................19
2.5.1 Doxycyline .......................................................................................................19
2.5.2 Florphenicol .....................................................................................................20
2.5.3 Genta - tylo: là sự kết hợp của hai loại kháng sinh gentamicin và tylosin ......21
2.6 Lược duyệt một số công trình nghiên cứu ..........................................................21
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................23
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu.......................................................................23
3.1.1 Thời gian ..........................................................................................................23

vi


3.1.2 Địa điểm ...........................................................................................................23
3.2 Đối tượng nghiên cứu..........................................................................................23
3.3 Nội dung nghiên cứu ...........................................................................................23
3.4 Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................23
3.4.1 Khảo sát tiểu khí hậu chuồng nuôi ...................................................................23
3.4.1.1. Dụng cụ ........................................................................................................23
3.4.1.2 Phương pháp tiến hành ..................................................................................23
3.4.1.3 Các chỉ tiêu theo dõi và công thức tính .........................................................24

3.4.2 Khảo sát các biểu hiện hô hấp trên heo từ CS - CT và CT - XC .....................24
3.4.2.1 Phương pháp tiến hành ..................................................................................24
3.4.2.2 Các chỉ tiêu theo dõi và công thức tính toán .................................................24
3.4.3 Phân lập vi khuẩn, thử kháng sinh đồ và đánh giá bệnh tích đại thể vi thể .....25
3.4.3.1 Dụng cụ .........................................................................................................25
3.4.3.2 Phương pháp tiến hành ..................................................................................25
3.4.4 Đánh giá hiệu quả điều trị ................................................................................25
3.4.4.1 Thuốc.............................................................................................................25
3.4.4.2 Phương pháp tiến hành ..................................................................................25
3.4.4.3 Các chỉ tiêu theo dõi và công thức tính .........................................................26
3.5 Phần mềm xử lý...................................................................................................26
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..............................................................27
4.1 Kết quả khảo sát tiểu khí hậu chuồng nuôi .........................................................27
4.1.1 Nhiệt độ chuồng nuôi .......................................................................................27
4.1.2 Ẩm độ chuồng nuôi ..........................................................................................28
4.2 Kết quả khảo sát các biểu hiện hô hấp trên heo hai giai đoạn ............................30
4.2.1 Tỷ lệ con ho ......................................................................................................30
4.2.2 Tỷ lệ con thở bụng ...........................................................................................31
4.2.3 Tỷ lệ con ho kết hợp với thở bụng ...................................................................33
4.2.3 Kết quả khảo sát các chứng bệnh khác hai giai đoạn CS - CT và CT - XC ....34
4.3 Kết quả phân lập vi khuẩn, thử kháng sinh đồ và bệnh tích đại thể, vi thể ........35

vii


4.3.1 Kết quả phân lập vi khuẩn................................................................................35
4.3.2 Kết quả xác định kháng sinh đồ của các vi khuẩn phân lập được ...................37
4.3.3 Kết quả đánh giá bệnh tích đại thể, vi thể ........................................................38
4.4 Kết quả đánh giá hiệu quả điều trị ......................................................................40
4.4.1 Kết quả đánh giá hiệu quả điều trị bệnh hô hấp của trại ..................................40

4.4.2 Kết quả đánh giá hiệu quả điều trị của kháng sinh sử dụng trong trại với hai
loại kháng sinh Flor LA, Doxyl LA ..........................................................................42
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...................................................................44
5.1 Kết luận ...............................................................................................................44
5.2 Đề nghị ................................................................................................................45
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................46
PHỤ LỤC .................................................................................................................49

viii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐC

: đối chứng

TN

: thí nghiệm

CS

: cai sữa

CT

: chuyển nuôi thịt

XC


: xuất chuồng



: thức ăn

ELISA

: enzyme linked immuno sorbent assay

PCR

: polymerase chain reaction

APP

: Actinobacillus pleuropneumoniae

PRRSV

: Porcine Reproductive and Respiratory Syndrome Virus

MH

: Mycoplasma hyopneumoniae

FMD

: foot and mouth disease


ppm

: parts per million

LA

: long acting

ix


DANH SÁCH CÁC BẢNG
TRANG
Bảng 2.1 Thành phần dinh dưỡng thức ăn hỗn hợp sử dụng trong thí nghiệm ..........4
Bảng 2.2 Lịch tiêm phòng vaccine trên heo thương phẩm .........................................6
Bảng 2.3 Vùng nhiệt độ thích hợp nhất cho heo ở các giai đoạn khác nhau..............8
Bảng 2.4 Vùng nhiệt độ thích hợp ..............................................................................9
Bảng 2.5 Mối tương quan giữa ẩm độ và không khí chuồng nuôi ...........................10
Bảng 2.6 Khả năng tồn tại của một số vi sinh vật trong không khí chuồng nuôi .....11
Bảng 3.1 Bố trí thí nghiệm .......................................................................................25
Bảng 4.1 Nhiệt độ trung bình chuồng nuôi qua bốn tháng theo dõi .........................27
Bảng 4.2 Ẩm độ trung bình chuồng nuôi qua 4 tháng theo dõi................................29
Bảng 4.3 Tỷ lệ con ho của hai giai đoạn CS - CT và CT - XC ................................30
Bảng 4.4 Tỷ lệ con thở bụng của hai giai đoạn CS - CT và CT - XC ......................32
Bảng 4.5 Tỷ lệ con ho kết hợp với thở bụng của hai giai đoạn ................................33
Bảng 4.6 Tỷ lệ các chứng bệnh tiêu chảy, viêm da, viêm khớp giữa hai giai đoạn 34
Bảng 4.7 Kết quả phân lập vi khuẩn .........................................................................36
Bảng 4.8 Kết quả thử kháng sinh đồ đối với các chủng vi khuẩn phân lập được ....37
Bảng 4.9 Tỷ lệ khỏi bệnh giữa hai giai đoạn CS - CT và CT - XC..........................41
Bảng 4.10 Kết quả thử nghiệm thuốc của ba lô có biểu hiện đường hô hấp ............42


x


DANH SÁCH CÁC HÌNH
TRANG
Hình 2.1 Heo ho ngắn và thở bụng...........................................................................12
Hình 2.2 Viêm màng phổi có sợi huyết ....................................................................14
Hình 2.3 Viêm đối xứng trên thùy phổi ...................................................................17
Hình 2.4 Sẩy thai giai đoạn cuối trên heo nái ..........................................................19
Hình 4.1 Phổi bị hóa gan ..........................................................................................39
Hình 4.2 Tiết chất viêm chứa thanh dịch và bạch cầu lan tràn trong các phế nang .39
Hình 4.3 Phổi bị hóa gan ở giai đoạn đầu ................................................................40
Hình 4.4 Viêm phổi sợi huyết, tiết chất viêm có sợi huyết và bạch cầu lấp đầy các
phế nang và lan vào trong các tiểu phế quản ............................................................40

xi


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Chăn nuôi heo là nghề sản xuất nông nghiệp truyền thống và là nguồn thu
nhập quan trọng của nhiều hộ gia đình ở nông thôn Việt Nam. Từ những năm thập
niên 90 trở lại đây, người dân chuyển từ chăn nuôi heo nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập
trung. Sự chuyển hướng đó đã mang lại hiệu quả lớn, rất nhiều hộ gia đình đã làm
giàu từ nghề này. Theo thống kê của Viện chăn nuôi Việt Nam năm 2001 số lượng
heo 21,8 triệu con thì đến 1/4/2010 đạt tới 27,3 triệu con. Nông nghiệp ngày càng
có cơ hội xuất khẩu thịt heo sang nhiều nước trên thế giới.
Bên cạnh đó người chăn nuôi gặp rất nhiều khó khăn, trong đó bệnh ảnh

hưởng đáng kể đến sản lượng và chất lượng thịt heo. Theo kết quả nghiên cứu về
bệnh đường hô hấp của một số tác giả: tỷ lệ nhiễm Mycoplasma hyopneumoniae và
Actinobacillus pleuropneumoniae lần lượt là 78,05 % và 49,52 % (Đặng Thị Thu
Hường, 2008); tỷ lệ nhiễm Hemophilus parasuis là 69 % (Mousing và ctv, 1990;
trích dẫn Đặng Thị Thu Hường, 2008); tỷ lệ nhiễm Pasteurella multocida là 11 %
(Madec và ctv, 1990; trích dẫn Đặng Thị Thu Hường, 2008). Qua đó chúng ta thấy
bệnh trên đường hô hấp luôn chiếm một tỷ lệ cao trong các bệnh thường gặp.
Hiện nay để phòng và điều trị bệnh hô hấp ngoài việc cải thiện chuồng trại,
khâu chăm sóc, quản lý và nguồn dinh dưỡng…thì việc chích ngừa vaccine và liệu
pháp điều trị bằng thuốc kháng sinh được xem là phương pháp khá hiệu quả. Từ khi
Flemming (1929) tìm ra kháng sinh penicillin cho đến nay, hàng trăm các kháng
sinh tự nhiên, bán tổng hợp và tổng hợp được ra đời. Vì thế trên thị trường hiện nay
có rất nhiều các loại thuốc kháng sinh để nhà chăn nuôi lựa chọn. Xuất phát từ
những vấn đề trên, được sự đồng ý của Bộ môn Nội Dược, khoa Chăn nuôi - Thú y,
trường Đại học Nông lâm Tp. HCM và được sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Tất

1


Toàn cùng với sự giúp đỡ của trại heo công nghiệp ở Đồng Nai, chúng tôi tiến hành
đề tài: “Khảo sát các biểu hiện hô hấp và hiệu quả điều trị của một số loại
kháng sinh trên heo giai đoạn cai sữa đến xuất chuồng”
1.2 Mục đích và yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Khảo sát các biểu hiện hô hấp và đánh giá hiệu quả điều trị của một số kháng
sinh trên heo giai đoạn cai sữa đến xuất chuồng, từ đó khuyến cáo nhà chăn nuôi
liệu pháp phòng trị bệnh tốt nhất.
1.2.2 Yêu cầu
Khảo sát tiểu khí hậu chuồng nuôi: nhiệt độ, ẩm độ
Khảo sát các biểu hiện bệnh đường hô hấp ở giai đoạn CS - CT và CT - XC

Lấy mẫu phổi heo bệnh hô hấp đem đi phân lập vi khuẩn, đánh giá bệnh tích
vi thể
Đánh giá hiệu quả điều trị của một số loại kháng sinh trại sử dụng và bố trí thí
nghiệm đánh giá hiệu quả điều trị của ba liệu trình sử dụng ba loại thuốc là Doxyl
LA ; Flor LA và Genta - tylo

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Giới thiệu khái quát về trại chăn nuôi
2.1.1 Vị trí địa lý
Trại chăn nuôi heo Tuyết Trung được xây dựng năm 2001 cách quốc lộ 1A
khoảng 2 km tọa lạc số 139/1 ấp Nhân Hòa xã Tây Hòa huyện Trảng Bom tỉnh
Đồng Nai. Tổng diện tích 30.000 m2 trong đó có 6000 m2 làm chăn nuôi. Số còn lại
là nhà ở và trồng hoa màu, cây trái.
2.1.2 Nhiệm vụ
Cung cấp heo thương phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường heo thịt.
2.1.3 Cơ cấu
Tổng nhân sự gồm 7 người trong đó 1 kỹ thuật thú y, 6 công nhân được bố trí
ở các dãy chuồng để chăm sóc và quản lý đàn heo.
2.1.4 Cơ cấu đàn
Tính đến ngày 30/6/2010 trại có tất cả 1.593 con heo trong đó:
Nái đẻ: 196 con
Heo con theo mẹ: 319 con
Heo cai sữa: 305 con
Heo thịt: 788 con
Nọc: 2 con
2.1.5 Hệ thống chuồng trại

Chuồng nái bầu: được thiết kế mỗi con 1 chuồng lồng với diện tích 2,2 x 0,6
m2 lối đi giữa là 1,2 m. Nền chuồng làm bằng ciment, mái tôn, có quạt mát, máng ăn
riêng. Chuồng này tiếp nhận heo nái sau khi cai sữa xuống.
Chuồng nái đẻ: có diện tích mỗi ô 2,2 x 0,8 m2 lối đi 11,5 m. Có quạt và hệ
thống nước nhỏ giọt được mở khi nhiệt độ trên 320C. Chuồng này tiếp nhận heo

3


mang thai vào khoảng một tuần trước khi đẻ và xuất đi khi cai sũa heo con. Heo con
sẽ được ở đây đến khoảng 26 ngày chuyển sang chuồng cai sữa.
Chuồng cai sữa: có dạng hình chữ nhật có các kích thước 2 x 1 x 1 m, 2 x 2 x
1 m, 3 x 2 x 1 m. Chuồng sử dụng máng ăn tự động, có hệ thống vòi nước tự động
khi nhiệt độ trên 320C sẽ được mở để làm giảm stress nhiệt cho heo. Heo theo mẹ
khi được 21 - 26 ngày tuổi sẽ được chuyển xuống và ở đây khoảng 4 - 5 tuần.
Chuồng heo thịt: có diện tích mỗi ô 6 x 6 m2, lối đi 0,6m nền tráng ciment với
độ dốc 40, cuối chuồng có hồ nước để heo tắm, máng ăn tự động, xung quanh mỗi
dãy chuồng đều có rèm che để che gió lùa.
2.1.6 Thức ăn
Mỗi một giai đoạn lứa tuổi đều có loại thức ăn riêng. Trại sử dụng cám của
công ty Cargill (Mỹ) với các loại và thành phần được trình bày qua Bảng 2.1
Bảng 2.1 Thành phần dinh dưỡng thức ăn hỗn hợp sử dụng trong thí nghiệm
Chỉ tiêu

Protein
thô (%)

Chất xơ
(%)


Ca (%)

P (%)

NaCl (%)

551

20,5

5

0,8 - 0,9

0,6

0,4 - 0,75

552S

18,5

6

0,8 - 1,0

0,6

0,4 - 0,6


1042

14

9

0,8 - 1,2

0,6

0,3 - 1,0

8052

16

6

0,8 - 1,4

0,6

0,3 - 1,0

1012

21

5


0,7

0,55

0,2 - 0,5

Loại cám

4


2.1.7 Nước uống: mỗi dãy chuồng có bồn nước riêng để cung cấp nước uống cho
heo, heo uống nước qua vòi nước tự động.
2.1.8 Chế độ nuôi dưỡng chăm sóc
2.1.8.1 Chế độ nuôi dưỡng.
Tùy vào từng giai đoạn hoặc lứa tuổi mà trại sử dụng chế độ dinh dưỡng khác
nhau. Heo giai đoạn 7 - 30 kg cho ăn cám 551 trộn 1042, giai đoạn 30 - 60 kg cho
ăn cám 552S, giai đoạn 60 - xuất chuồng cho ăn cám 1012. Cám trộn dành cho heo
nái đẻ thành phần chủ yếu: bắp, đậu nành, bột cá, premix, sữa.
2.1.8.2 Chế độ chăm sóc
Heo nái: nái trước khi đẻ một tuần so với ngày đẻ dự kiến được chuyển lên
chuồng để cho quen chuồng, tắm rửa sạch sẽ hàng ngày, chuẩn bị bao bố và đèn
hồng ngoại để giữ ấm cho heo. Nái từ sinh đến 15 ngày sau khi sinh không tắm. Sau
khi nái đẻ được 1 - 2 con chích 5 - 6 ml/con oxytoxin để kích thích heo đẻ nhanh và
tạo sữa đồng thời tống nhau và sản dịch khỏi tử cung.
Heo con theo mẹ: heo được sinh ra lau dịch nhớt để heo khỏi bị chết ngạt, ủ
ấm bằng bột (Green - Mix) lên toàn bộ cơ thể, vài giờ sau tiến hành cắt đuôi, bấm
răng cho uống Nova - coc 5 % (toltrazuril). Sang ngày thứ 3 chích 2 ml/con sắt,
ngày thứ 4 - 7 thiến những con heo đực và bấm tai những con heo nái dùng để làm
giống. Heo con được 8 - 10 ngày tuổi cho tập ăn.

Heo cai sữa: khi mới chuyển heo sang chuồng cai sữa chuẩn bị đèn hồng ngoại
để ủ ấm, theo dõi hàng ngày và tiến hành điều trị sớm vì ở giai đoạn này heo dễ bị
bệnh nhất.
2.1.9 Lịch tiêm phòng
Trại tiến hành tiêm phòng cho những con heo khỏe mạnh. Tiêm vacine vào
những lúc trời mát (khoảng 3 - 4 giờ chiều). Bảng tiêm phòng vaccine trên heo
thương phẩm được trình bày qua Bảng 2.2

5


Bảng 2.2 Lịch tiêm phòng vaccine trên heo thương phẩm
Vaccine

Tên thương
mại

Liều/lần(ml)

Lần

Thời gian

Mycoplasma

Respisure

2

1


7 ngày*

Mycoplasma

Respisure

2

2

21 ngày*

Hog Cholera

Pestvac

2

1

30 ngày*

FMD

Aftopor®

2

1


35 ngày*

Hog Cholera

Pestvac

2

2

51 ngày*

FMD

Aftopor®

2

2

58 ngày*

Ghi chú: *: Tính từ ngày đẻ đầu tiên

2.1.10 Vệ sinh chuồng trại
Hố sát trùng được bố trí ở đầu mỗi dãy chuồng, lượng NaOH là 2 - 3 % trong
hố được thay đổi 2 lần/tuần. Chuồng trại sau mỗi lần lùa heo đi được chà rữa kỹ và
để trống trong vòng 3 - 5 ngày trước khi nhập heo mới vào. Định kì sát trùng
chuồng trại 2 lần/tuần, phát quang bụi rậm và vệ sinh xung quanh chuồng thường

xuyên.
2.2 Hệ hô hấp
2.2.1 Cấu tạo cơ thể học của hệ hô hấp
Hệ hô hấp bao gồm hệ thống ống dẫn khí và hai lá phổi. Hệ thống ống dẫn khí
do đường dẫn khí phân nhánh tạo thành và dẫn không khí tới biểu mô phế nang để
trao đổi khí. Đường dẫn khí ở heo bao gồm xoang hốc mũi, xoang miệng, vùng hầu,
thanh quản, khí quản, phế quản và tiểu phế quản. Khí quản khi đi vào lồng ngực thì
chia thành hai phế quản gốc, mỗi phế quản gốc đi vào một lá phổi. Phế quản gốc
chia ống hẹp hơn gọi là tiểu phế quản. Tiếp theo tiểu phế quản là tiểu phế quản tận
cùng. Phế nang là phần chấm dứt của tiểu phế tận cùng. Ngoại trừ xoang miệng và
vùng hầu, phía trong lòng ống dẫn khí là hệ thống tế bào có lông rung tiết chất
nhày. Tác dụng của tế bào có lông rung là bẩy bắt và loại bỏ các vi sinh vật và vật lạ
xâm nhập theo đường hô hấp (Trần Thị Dân và Dương Nguyên Khang, 2006).

6


Theo Frandson và ctv (2003), hai lá phổi nằm trong lồng ngực, mỗi lá phổi
được chia thành các thùy: thùy đỉnh, thùy giữa và thùy hoành cách mô, riêng lá phổi
phải có thêm thùy phụ nằm ở mặt bụng của thùy hoành cách mô.
2.2.2 Các thể hô hấp
Theo Nguyễn Văn Phát và Nguyễn Tất Toàn (2009), thể hô hấp gồm có thở
thể hỗn hợp, thở thể ngực và thở thể bụng. Bình thường gia súc thở thể hỗn hợp (trừ
chó), khi thở thành ngực và thành bụng cùng hoạt động nhịp nhàng. Thành ngực
hoạt động rõ, còn thành bụng và cơ hoành hoạt động ít hay không hoạt động là kiểu
thở thể ngực, chó khỏe thở thể này. Khi thở thể bụng, thành bụng của gia súc hoạt
động rõ còn thành ngực hoạt động yếu hay không hoạt động.
Một số trường hợp gia súc thở thể ngực là có liên quan đến các bệnh như:
viêm phúc mạc, liệt cơ hoành, bị thương ở cơ hoành, những ca bệnh làm thể tích
xoang bụng tăng lên như dãn dạ dày, chướng hơi ruột, gan sưng to, lách sưng to...

Gia súc thở thể bụng trong trường hợp bị viêm màng phổi, khí phế, tràn dịch màng
phổi, tích nước xoang ngực...
2.3 Một số yếu tố ảnh hưởng đến bệnh đường hô hấp
Bộ máy hô hấp là cơ quan tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài. Do đó
nếu hàng rào bảo vệ (niêm mạc, hệ thống lông rung…) bị tổn thương thì bệnh hô
hấp rất dễ xảy ra nhất là ở những thú non vì lúc này cơ quan hô hấp chưa phát triển
hoàn chỉnh. Sau đây là một số nguyên nhân chính:
2.3.1 Dinh dưỡng
Khẩu phần dinh dưỡng kém là nguyên nhân chung cho rất nhiều bệnh trong đó
có bệnh đường hô hấp. Theo Nguyễn Như Pho (2000) khi thiếu vitamine A tổ chức
biểu mô đường hô hấp phát triển không bình thường, giảm sức bền từ đó thú dễ mắc
bệnh. Sự mất cân đối giữa Ca/P trong khẩu phần làm hệ xương lồng ngực biến dạng
cũng ảnh hưởng đến chức năng hô hấp. Quá trình chế biến thức ăn cũng ảnh hưởng
đến bệnh hô hấp, sự xay nhuyễn thức ăn sẽ làm tăng độ bụi của thức ăn hỗn hợp
nên heo dễ bị hắt hơi, viêm phổi (Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân, 1997; trích
dẫn Nguyễn Minh Tuấn, 2009). Ngoài ra, vitamin C cũng giúp heo tăng sức đề

7


kháng với stress do quá lạnh, quá nóng của khí hậu, chuồng nuôi (Võ Văn Ninh,
2003).
2.3.2 Tiểu khí hậu chuồng nuôi
Theo Gonyou và ctv (1999), môi trường là một từ rất rộng liên quan đến tất cả
các yếu tố tác động lên động vật. Tuy nhiên không chỉ môi trường tác động, động
vật cũng có tương tác với môi trường. Hai yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến đời sống
của vật nuôi là nhiệt độ và ẩm độ.
2.3.2.1 Nhiệt độ
Theo Gonyou và ctv (1999), heo thuộc động vật máu nóng, có thân nhiệt
39C. Nhiệt độ môi trường sống thấp hơn thân nhiệt của heo làm heo bị mất nhiệt.

Nhiệt bị mất qua đối lưu với không khí xung quanh; dẫn truyền nhiệt tới sàn
chuồng, tường, và các heo khác; bức xạ tới các bề mặt bao quanh; và bốc hơi vào
không khí. Nhờ tập tính và sinh lý học, heo tự điều chỉnh sự sản xuất nhiệt để cân
bằng với lượng nhiệt bị mất. Tác giả đã khuyến cáo nhiệt độ của chuồng nuôi nên từ
15C đến 20C thì sẽ đạt được tốc độ tăng trưởng tối đa và giảm hệ số thức ăn trên
heo lứa và heo thịt. Steve Priesen và ctv (2005), đưa ra vùng nhiệt độ cho heo ở các
giai đoạn khác nhau ở trên heo qua Bảng 2.3
Bảng 2.3 Vùng nhiệt độ thích hợp nhất cho heo ở các giai đoạn khác nhau
Giai đoạn

Vùng nhiệt độ thích hợp (0C)

Heo con mới sinh

30 - 35

Heo con 3 tuần

24 - 30 (giảm xuống 260C ở 5 tuần tuổi)

tuồi
Chuồng đẻ
Heo cai sữa

16 - 22
28 - 30 ở tuần đầu (bắt đầu ở 300C giảm 20C mỗi tuần đến
220C)

Heo đang lớn


20 - 24
(Nguồn Steve Priesen và ctv 2005)

8


Theo Nicks và Dechamps (1985), ngoại trừ các trường hợp quá khắc nghiệt,
nếu chỉ có nhiệt độ không khí lạnh thì không ảnh hưởng gì đến sức khỏe. Những
bệnh trên đường hô hấp có thể xảy ra khi có mặt của các tác nhân vi sinh vật. Tuy
nhiên sự dao động lên xuống nhanh của nhiệt độ không khí có thể gây bất ổn bởi
các tác nhân gây bệnh có sẵn trong không khí và giảm sức đề kháng của động vật.
Bảng 2.4 Vùng nhiệt độ thích hợp
Giai đoạn

Heo cai sữa

Heo đang phát
triển

Trọng lượng
(kg)
5

Nhiệt độ tới hạn dưới
(0C)
27

Nhiệt độ tới hạn trên
(0C)
30


6

25

29

7

22

28

8

21

26

9

20

25

20

16

30


50

12

28

90

9

27
(Nguồn Steve Priesen và ctv, 2005)

Theo Hessing và Tielen (1994), ở nhiệt độ tới hạn dưới heo sẽ cảm thấy lạnh
nằm rúc vào nhau. Trong một thí nghiệm, khi heo cai sữa được nuôi trong điều kiện
nhiệt độ không khí thấp thì ở lô thí nghiệm có nhiều triệu chứng của bệnh như tiêu
chảy, ho, hắt hơi và tím lỗ tai hơn ở lô đối chứng. Khi đó chúng cần ăn thêm thức
ăn để sản sinh nhiệt (trích dẫn Nguyễn Minh Tuấn, 2009).
Ở nhiệt độ tới hạn trên heo bắt đầu thở hổn hển để làm giảm bớt sự rối loạn và
đề phòng chết sử dụng các hệ thống hạ nhiệt chuồng trại dùng nước (phun sương,
phun nước). Hệ thống nước nhỏ giọt giảm stress đối với heo rất có hiệu quả
(Nguyễn Thị Hoa Lý và Hồ Thị Kim Hoa, 2004).
2.3.2.2 Ẩm độ
Theo Gonyou và ctv (1999) cho rằng nguồn gốc của hơi nước trong chuồng
nuôi do sự bốc hơi của nước uống bị đổ ra, nước tiểu, phân và nước trong thức ăn.

9



Những vấn đề về ẩm độ thường xẩy ra nhất ở khí hậu lạnh do lúc đó phải giảm
thông khí để giữ nhiệt. Việc cho ăn thức ăn ướt cũng góp phần chính vào vấn đề ẩm
độ. Ẩm độ giữ vai trò quan trọng trong điều hòa thân nhiệt, ẩm độ thích hợp cho vật
nuôi là 70 - 75 %.
Bảng 2.5 Mối tương quan giữa ẩm độ và không khí chuồng nuôi
Ẩm độ (RH)

Không khí chuồng nuôi

RH < 50 %

Không khí rất khô

RH: 50 - 70 %

Không khí khô

RH = 90 %

Không khí ẩm

RH > 90 %

Không khí rất ẩm
(Theo Vũ Tự Lập, trích dẫn Hoàng Quốc Uy, 2007)

Ghi chú: RH (Relative humidity)

Theo Nguyễn Thị Hoa Lý và Hồ Thị Kim Hoa (2004), ẩm độ cao: giảm bốc
hơi nước (nóng) tăng mất nhiệt bằng đối lưu (lạnh) tạo điều kiện tốt cho sinh vật

phát triển. Ẩm độ thấp: khô da, niêm mạc; tăng lượng bụi trong không khí làm tăng
khả năng nhiễm bệnh đường hô hấp.
Để chuồng nuôi luôn giữ được ẩm độ thích hợp, hàng tuần nên dùng ẩm kế đo
độ ẩm tương đối và điều chỉnh quạt để giữ RH giữa 50 % - 70 %. Nếu RH trên 70
% phải tăng quạt làm bớt hơi nước, dưới 50 % thì giảm tốc độ quạt. RH sẽ dao động
+/- 10 % so với mức trung bình trong mỗi ngày. RH ở mức thấp thường vào ban
đêm hay trong thời gian thú nghỉ ngơi, và cao lúc cho ăn hay kiểm tra (inspection)
vào khoảng giữa ngày (MacDonal, 2005; trích dẫn Nguyễn Minh Tuấn, 2009). Mặt
khác, người ta có thể áp dụng thêm các biện pháp khác để kiểm soát ẩm độ chuồng
nuôi như: dùng tô đựng nước uống thì ít lãng phí nước hơn dùng núm uống và sẽ
làm giảm độ ẩm trong chuồng nuôi. Sự bốc hơi của nước uống bị đổ và từ nước tiểu
sẽ giảm đi nếu nền chuồng có độ dốc thích hợp và thoát nước tốt. Chuồng nuôi
được sưởi bằng điện thì môi trường khô hơn sưởi bằng gas (Gonyou và ctv, 1999).

10


2.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng khác
2.3.3.1 Các khí có hại và bụi trong chuồng nuôi
Theo Gonyou và ctv (1999) các khí chính trong chuồng nuôi có ảnh hưởng
đến năng suất và tỷ lệ mắc bệnh mới là NH3, CO2, H2S và CO. H2S và CO có thể là
nguyên nhân trực tiếp gây chết heo, trong khi đó các khí khác có ảnh hưởng đến sản
xuất và sức khỏe một cách gián tiếp. Ví dụ, nồng độ NH3 cao (dưới 50 ppm) làm
tăng tỷ lệ viêm phổi, viêm teo xương mũi truyền nhiễm; nồng độ tiếp xúc H2S (200
ppm) trong 1 giờ gây choang váng, thần kinh suy nhược dễ sinh viêm phổi (Nguyễn
Thị Hoa Lý và Hồ Thị Kim Hoa, 2004).
Trong chuồng nuôi còn có sự hiện diện của các loại bụi mà cũng gây ảnh
hưởng tới bệnh đường hô hấp. Theo Ross và ctv (2006), những hạt bụi lớn có kích
thước lớn 10 - 15 μm sẽ tác động đường hô hấp trên, những hạt bụi có kích thước
nhỏ từ 1 - 3 μm thì tác động đường hô hấp dưới.

2.3.3.2 Yếu tố vi sinh vật gây bệnh
Bảng 2.6 Khả năng tồn tại của một số vi sinh vật trong không khí chuồng nuôi
Ẩm độ tương
đối (%)
85

Nhiệt độ (0C)

Thời gian tồn tại
(phút)
13 - 83

Salmonella
newbrunswick
Pseudomonas
tularensis
Brucella suis

70

21

35

80

24

35


55

19

3

Escherichia coli

55

22

71

Pasteurella multocida

70

21-34

31

Staphilococcus albus

50

22

772


Staphylococcus aureus

50

22

604

50-55

22

1292

Vi sinh vật
Bacillus subtilis

Micrococcus luteus

(Nguồn Nguyễn Thị Hoa Lý và Hồ Thị Kim Hoa, 2004)

11


Trong môi trường không khí tự nhiên hay trong môi trường các khu chăn nuôi
luôn có mặt những mầm bệnh gây bệnh hô hấp, khi chúng gặp những điều kiện
thuận lợi sẽ xâm nhập, phát triển và gây nên các bệnh trên đường hô hấp.
2.4 Các bệnh thường gặp trên đường hô hấp
2.4.1 Bệnh do vi khuẩn
2.4.1.1 Bệnh viêm phổi và viêm màng phổi

Đặc điểm: là do vi khuẩn có tên là Actinobacillus pleuropneumoniae. Mầm
bệnh thường cư trú ở hạch amiđan và cơ quan hô hấp. Vi khuẩn có thể tác động trên
heo từ cai sữa đến xuất chuồng nhưng chủ yếu là ở độ tuổi từ 15 - 22 tuần tuổi
(Anan Lertwilai và ctv, 2010).
Triệu chứng
Thể quá cấp tính: heo đột nhiên yếu ớt và sốt với thân nhiệt cao 41,50C, ho
ngắn, thở bụng và bỏ ăn. Thú chết trong vòng 24 - 36 giờ. Trước khi chết miệng thú
luôn có dịch nhày có lẫn máu, heo bệnh lười di chuyển nếu ép di chuyển thì heo sẽ
ngã quỵ (Mlackall, 2010)

Hình 2.1 Heo ho ngắn và thở bụng (Nguồn Anan Lertwilai và ctv, 2010)
Thể cấp tính: theo Nicolet (1992) ở thể này heo sốt cao, ói mửa tiêu chảy, ở
mũi sùi bọt mép cũng như tăng nhịp tim (trích Đặng Thị thu Hường, 2005). Theo
Trần Thanh Phong (1996) có thể thấy sưng khớp ở trên heo 1 - 6 tuần tuổi và trên
heo lớn hơn 6 tuần tuổi heo có ổ áp xe dưới da đặc biệt vùng cổ và họng có thể lầm
với bệnh đóng dấu. Theo Neilesen (1985), con bệnh thể cấp tính có thể chết hoặc

12


hồi phục. Nếu heo vượt qua 4 ngày đầu thì nó sống sót. Tuy nhiên con vật này sẽ
chuyển sang dạng mãn tính dai dẳng (trích dẫn Hoàng Quốc Uy, 2007).
Bệnh tích: chủ yếu ở hệ hô hấp như viêm phổi nhất là ở thùy đỉnh và thùy tim,
khí quản và phế quản ứ dịch màu đỏ, viêm màng phổi sợi huyết; khi quan sát lúc hạ
thịt, thể mãn tính có bệnh tích viêm phổi dính sườn (Trần Thanh Phong, 1996).
Ở thể cấp tính phổi màu hồng sậm đến đỏ mận, có máu đỏ ở khí quản, dịch
máu ở xoang ngực, viêm dính sợi huyết giữa phổi với thành ngực, hoành cách mô
và màng tim (Rogers và ctv, trích dẫn Đặng Thị thu Hường, 2005).
Chẩn đoán: sử dụng phương pháp ELISA và nuôi cấy phân lập vi khuẩn từ
dịch mũi hay mô phổi có bệnh tích (Anan Lertwilai và ctv, 2010).

Phòng và điều trị: theo Anan Lertwilai và ctv (2010), sử dụng một trong số
kháng sinh trộn cám như: Aquacil (0,6 kg/tấn); Nuflor 2 % (1 - 2 kg/tấn);
Dynamutilin 10 % (2 kg/tấn) ăn trong vòng 5 - 7 ngày có tác dụng phòng bệnh. Khi
bệnh xảy ra có thể chích các kháng sinh như: Florject 400 LA (0,33 ml/10kg thể
trọng); Penditrep 400 LA (1 ml/10kg thể trọng); ceftiofur (0,6 ml/10kg thể trọng).
2.4.1.2 Bệnh do Haemophilus parasuis (bệnh Glasser)
Đặc điểm: vi khuẩn Haemophilus parasuis có mặt thường xuyên trong đường
hô hấp trên của heo khỏe mạnh. Dưới ảnh hưởng của stress, sự xâm nhập của vi
khuẩn hoặc virus khác, Haemophilus parasuis có khả năng gây nhiễm trùng toàn
thân. Vi khuẩn gây bệnh trên mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất trên heo con từ 4 12 tuần tuổi.
Triệu chứng: theo Anan Lertwilai và ctv (2010), heo mắc bệnh trở lên ốm
nhanh, thân nhiệt tăng 40 - 410C, bỏ ăn, thở nhanh và một biểu hiện đặc trưng là ho
ngắn 2 - 3 cái, tím bốn chân đi lại khó khăn. Hầu hết các khớp đều sưng phồng,
nóng và đau đớn, có thể thấy thủy thũng ở mí mắt, ở lỗ tai và mặt. Sau 2 - 5 ngày
bệnh heo sẽ chết với biểu hiện đỏ đến tím xanh ở da mặt (Trần Thanh Phong, 1996).
Bệnh tích: viêm màng phổi nhiều sợi huyết, viêm ngoại tâm mạc, viêm phúc
mạc các khớp viêm dịch khớp đục và có những sợi huyết màu vàng xanh ở xương
khớp.

13


×