Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

Khảo sát tình hình bệnh nha chu và nhu cầu điều trị của nhân dân thị trấn thuận an , huyện phú vang , tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.14 MB, 35 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Chăm sóc Sức khoẻ ban đầu nói chung và chăm sóc Sức khoẻ Răng
Miệng nói riêng là nhiệm vụ xuyên suốt đi cùng với sự phát triển kinh tế xã hội
của mỗi quốc gia của mỗi dân tộc. Công tác chăm sóc sức khoẻ răng miệng
trong nhiều năm qua đã được Đảng, Nhà nước và ngành Y tế đặc biệt quan tâm.
Vấn đề sức khỏe răng miệng trong những thập niên gần đây không chỉ
trong nước mà trên toàn thế giới đều rất quan tâm và đã đề ra những chính
sách chiến lược lớn về chăm sức khoẻ răng miệng để dự phòng và kiểm soát
bệnh, nhằm hạn chế tối đa các tác hại của bệnh răng miệng đối với sức khoẻ
con người.
Với điều kiện kinh tế xã hội như nước ta hiện nay có thể cho phép
ngành y tế tổ chức các hệ thống chăm sức khoẻ răng miệng đến tận cơ sở. Xã
hội hoá công tác chăm sức khoẻ răng miệng đến tận mỗi người dân.
Tuy vậy ngành Răng Hàm Mặt của chúng ta còn gặp nhiều khó khăn.
Các trung tâm điều trị, phòng bệnh chỉ tập trung ở các thành phố lớn, thị xã.
Đối với các vùng sâu, vùng xa đội ngũ cán bộ chuyên khoa Răng Hàm Mặt
chưa đủ để đáp ứng nhu cầu phụ trách chương trình chăm sức khoẻ răng miệng
cho toàn dân.
Các bệnh về Răng miệng nói chung và bệnh Nha chu nói riêng nó
không chỉ ảnh hưởng đến giải phẩu, chức năng sinh lý, thẩm mỹ của bộ răng
mà còn gây ra những bệnh cảnh nguy hiểm tại chỗ và toàn thân, không những
ảnh hưởng đến sức khoẻ mà còn phải tốn kém nhiều kinh phí cho việc điều trị
và phục hình.
Ở nước ta hiện nay tình hình bệnh Răng Miệng nói chung và bệnh Nha
chu nói riêng đang chiếm 1 tỷ lệ cao trong cộng đồng. Mẫu điều tra cơ bản
sức khỏe răng miệng ở Việt nam năm 1990 tỷ lệ viêm nướu lứa tuổi 15 là
97,22% [5].
Mẫu điều tra cơ bản tình trạng sức khỏe răng miệng ở miền nam Việt
Nam năm 1991 tỷ lệ viêm nướu là 97,26% [16].
1
Theo điều tra cơ bản sức khoẻ răng miệng quốc gia 1990 của viện Răng


Hàm Mặt thành phố Hồ Chí Minh. Ở nhóm tuổi 35-44 tỷ lệ bệnh Nha chu là
99,03%. Trong đó chảy máu nướu: 1,07%, cao răng: 67,00%, túi nông: 29,97%,
túi sâu: 2,36%.[4], [6], [7].
Gần đây theo điều tra cơ bản sức khoẻ răng miệng trong quân đội tháng
10-2004 ở nhóm tuổi 18-55 tỷ lệ bệnh quanh răng nói chung là 98,70%. Trong đó
tỷ lệ cao răng là 67,81%, chảy máu nướu: 2,22%, túi lợi nông: 26,45%, túi lợi sâu:
2,22%.[13].
Kết quả điều tra tỷ lệ bệnh quanh răng ở cộng đồng dân cư trong và
ngoài nước cũng chiếm tỷ lệ tương đối lớn (>98%) [14].
Ở Huế mẫu điều tra sức khỏe răng miệng của nhân dân thành phố năm
1990 tỷ lệ viêm nướu là 93% ở lứa tuổi 12-15 [16].
Từ các số liệu của các công trình nghiên cứu trên tuy không tránh khỏi
những sai lệch về số liệu điều tra và thực tế, nhưng trước tình hình này cũng đưa
ra những báo động về chăm sức khoẻ răng miệng và do đó tất cả chúng ta phải
tích cực tham gia công tác chăm sức khoẻ răng miệng ban đầu tại cộng đồng.
Với mong muốn được tìm hiểu thêm về tình hình bệnh Nha chu cũng
như nhu cầu điều trị bệnh của người dân. Được sự chỉ đạo của Ban giám hiệu
trường Đại học Y-Dược Huế, sự giúp đỡ tận tình của ban chủ nhiệm bộ môn
Răng Hàm Mặt, quý thầy cô trong bộ môn Răng Hàm Mặt cùng với sự hướng
dẫn trực tiếp của cô giáo, Thạc sỹ, Bác sỹ Vũ Thị Bắc Hải. Nhóm sinh viên
chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài:
“Khảo sát tình hình bệnh Nha chu và nhu cầu điều trị của nhân dân
thị trấn Thuận An , huyện Phú Vang , tỉnh Thừa Thiên Huế”
Với hai mục tiêu:
- Đánh giá các chỉ số Nha Chu của nhân dân thị trấn Thuận An, huyện
Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Nhu cầu điều trị bệnh Nha chu của nhân dân thị trấn Thuận An, huyện
Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.
2
Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VÀ TÌNH HÌNH BỆNH RĂNG MIỆNG
TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
1.1.1. Trên thế giới
Bệnh Răng Miệng nói chung và bệnh Nha chu nói riêng đã được biết đến
từ lâu. Hypocrat đã viết về bệnh nướu răng từ thế kỷ thứ V. Đến thế kỷ thứ I
trước công nguyên Galien đã phân biệt viêm nha chu và sâu răng. Thời kỳ văn
hoá Arập loài người đã biết chế tạo ra dụng cụ lấy cao răng. [3], [4], [5].
Năm 1550 Pave là người đầu tiên mô tả bệnh Nha chu. Tiếp đến 1746
Fauchard là người đã xác định được những triệu chứng học của bệnh Nha chu.
Năm 1932 Toriac đã đưa ra quan niệm túi nha chu đặc trưng cho bệnh lý
này. Cuối thế kỷ XIX Nexnlianop đã xác định giải phẩu học vùng quanh
nướu răng [4].
Sang thế kỷ XVIII- XIX việc điều trị bệnh Nha chu và sâu răng đã phát
triển mạnh ở các nước có nền kinh tế phát triển như Anh , Đức, Mỹ, người ta
đã biết dùng máy khoan mài lỗ sâu để lấy cao răng. Ở các nước phát triển vấn
đề phòng và chữa bệnh Nha chu và sâu răng từ sau chiến tranh thế giới thứ 2
đã phát triển mạnh mẽ. Ở các nước này tỷ lệ sâu răng, viêm nướu cao nhưng
nhờ có sự tiến bộ của khoa học, tỷ lệ sâu răng, viêm nướu bắt đầu giảm
nhanh. Trong khi đó ở các nước đang phát triển qua các nghiên cứu cho thấy
tỷ lệ viêm nướu, sâu răng hiện nay ngày càng có xu hướng trầm trọng thêm.
Năm 1989 Love và cộng sự đã phân tích số liệu ở người từ 19 tuổi trở lên
trong 48 bang của Mỹ có thấy 15% không bị viêm nha chu và những người
còn lại có 50% có viêm nướu mà không thấy viêm nha chu. Tỷ lệ viêm nướu
giảm từ 54% ở nhóm tuổi 19-45 xuống 44% ở nhóm tuổi 45-64 và chỉ còn
3
36% ở nhóm tuổi từ 65 trở lên. Trong hầu hết các trường hợp thì viêm nướu
giới hạn ở vài răng.
Theo số liệu dịch tể học của WHO, tỷ lệ mắc bệnh sâu răng và nha chu
thay đổi theo các vùng khác nhau trên thế giới. [21], [25].

Theo đánh giá của chuyên viên WHO văn phòng Tây Thái Bình Dương thì
bệnh Nha chu phổ biến trong khu vực và mức độ bệnh Nha chu nặng hay nhẹ
phụ thuộc rất nhiều yếu tố như chủng tộc, văn hoá, y tế, xã hội…Người ta ước
tính có đến 2500 triệu bệnh nhân và bệnh Nha chu cũng chưa hẳn đã tập trung
ở những nước đang phát triển. Những điều tra thực hiện ở Australia với người
da trắng cũng cho thấy tỷ lệ toàn bộ đáng kể. Theo đánh giá của Uỷ ban liên
bộ môn dinh dưỡng quốc phòng Mỹ (ICNND =Interdepartmental Committee
on Nutrition for Natioal Defense- USA) thì 30% dân Việt Nam tuổi khoảng
40 có dấu hiệu bệnh Nha chu phát triển. Đến 50 tuổi thì tỷ lệ này lên đến
84%. Thái Lan có tỷ lệ tương đương với nước ta nhưng Ân Độ thì nặng hơn.
Việc chuyển từ viêm nướu mãn sang viêm nha chu mãn ở người Châu Á
xẩy ra ở lứa tuổi sớm hơn so với người Châu Âu hoặc những người góc Âu.
Sự khác nhau này cũng có liên quan đến yếu tố di truyền, thói quen vệ sinh
răng miệng, học vấn, mức thu nhập.
Năm 1955 Marshall-Day cho thấy 90% người ở tuổi 40 có bệnh Nha chu [12].
Năm 1991 WHO dùng chỉ số CPITN điều tra trên 60 nước thì ở lứa tuổi
thanh thiếu niên 15-19 ở người có CPITN 2 là nhiều nhất. Ở các nước không
không phát triển cao hơn nhiều so với các nước phát triển [12].
Theo thông tin của “Ngân hàng các dữ kiện răng miệng” (Global Oral Data
Bank) cuả WHO (tháng 3-1983) đã khẳng định hai chiều hướng chính của
SKRM [24]:
- Sức khoẻ răng miệng ở hầu hết các nước đang phát triển có xu hướng
ngày càng xấu đi.
4
- Có sự cải thiện về sức khoẻ răng miệng ở hầu hết các nước công nghiệp
phát triển [20].
1.1.2. Ở Việt Nam
- Theo điều tra SKRM toàn quốc ở Việt Nam năm 1999-2000 của tác giả
Trần Văn Trường và Lâm Ngọc Ấn, tỷ lệ viêm lợi ở nhóm tuổi 35-44 như
sau: cả nước chiếm 99,6%, trong đó Hà Nội: 92%, Hồ Chí Minh: 100%, Cao

Bằng: 100% [1], [17], [19].
- Tại Hải Phòng theo điều tra của Nguyễn Văn Chỉnh và cộng sự năm 2000
về tình hình RM của học sinh trường năng khiếu Trần Phú cho thấy tỷ lệ cao
răng là 11,25%.[3].
- Tại Thừa Thiên Huế:
+ Năm 1989 Nguyễn Toại và cộng sự [16 ] tiến hành điều tra SKRM
nhân dân thành phố Huế cho thấy tỷ lệ bệnh Nha chu rất cao chiếm 98,56%
trong đó là chảy máu nướu và cao răng.
+ Theo Vũ Thị Bắc Hải : Tình hình răng miệng ở lứa tuổi học đường lứa
tuổi từ 6-15 của Thừa Thiên tỷ lệ cao răng là 55,48%. [10], [11].
+ Gần đây một số nghiên cứu của các tác giả khác cho thấy tỷ lệ sâu
răng ở phụ nữ có thai chiếm 62%, bệnh Nha chu là 67%, cao răng là 64,6%
[2]. Tỷ lệ cao răng ở người cao tuổi là 60,79%, tỷ lệ bệnh Nha chu 71,57%,
cao răng là 47,06% [4 ].
+ Ở Huế mẫu điều tra sức khỏe răng miệng của nhân dân thành phố năm
1990 tỷ lệ viêm nướu là 93% ở lứa tuổi 12-15.[22]
1.2. TỔNG QUAN VỀ BỆNH NHA CHU
1.2.1.Giới thiệu mô nha chu
Mô nha chu là mô nâng đỡ răng bao gồm :
- Nướu răng .
- Xương ổ răng.
- Dây chằng nha chu và Xê măng. [19]
5
1.2.2. Định nghĩa bệnh nha chu
Bệnh Nha Chu là bệnh phá huỷ cơ cấu thành phần mô nâng đỡ răng như
nướu, dây chằng nha chu, men gốc răng và xương ổ răng.
Trong bệnh Nha chu viêm nướu là bệnh có trước và sau đó cùng tồn tại
với viêm nha chu. Tuy nhiên viêm nướu cũng có thể tồn tại mãi mà không
tiến triển thành viêm nha chu.
Viêm nha chu phá huỷ ở nướu và các dây chằng nha chu làm tiêu huỷ

mào xương ổ làm cho biểu mô bám dính di chuyển về phía chóp gốc răng tạo
nên túi nha chu. Vì vậy viêm nha chu có tất cả các dấu chứng của viêm giống
như ở bệnh viêm nướu: Nướu răng đỏ, chảy máu và rỉ dịch ngoài ra còn có
các dâú chứng đặc hiệu và chủ yếu khác như; túi nha chu, tiêu xương ổ răng ở
đỉnh hay mào xương.[5],[6],[7].
1.2.3. Nguyên nhân gây ra bệnh nha chu
Có 2 nguyên nhân chính gây bệnh đó là nguyên nhân toàn thân và nguyên
nhân tại chổ.[18]
1.2.3.1. Nguyên nhân tại chỗ
- Do vi khuẩn: Vi khuẩn nằm trong mảng bám răng do vậy mọi sự tích tụ
mảng bám vi khuẩn ở chung quanh răng và nhất ở khe nướu chính là yếu tố
khởi phát và kéo dài phản ứng viêm :
+ Cao răng: Được thành lập do sự vôi hoá mảng bám răng và nó cũng
là chổ dính lý tưởng cho các lớp mảng bám kế tiếp vào cao răng có thể là trên
nướu hoặc dưới nướu.
+ Miếng trám, hay các loại phục hình sai hay dư so với hình dáng giải
phẫu của răng phía bờ nướu là nơi lưu giữ và chứa các mảng bám vi khuẩn.
+ Nhồi nhét thức ăn: Do hở khoảng tiếp cận giữa hai răng (xoang trám loại
2 hay phục hình sai hoặc do răng mộc lệch, nhổ răng không làm răng giả).
+ Thường xuyên sử dụng đường và sản phẩm chế biến từ đường mà
không giữ vệ sinh răng miệng đúng mức.
6
+ Có sự liên quan và ảnh hưởng bất thường của răng kế cận và răng
đối diện ( Răng thiếu chức năng hoặc có những điểm vướng cộm ở cạnh mặt
nhai hay cạnh cắn).
- Sang chấn do khớp cắn: Sang chấn sinh ra do khớp cắn bị lệch lạc, bị
xáo trộn như: Răng mọc lệch, trám răng và phục hình sai, nhổ răng không làm
răng giả…Sang chấn khớp cắn dẫn tới tiêu xương ổ răng.
Ngoài hai nguyên nhân kể trên còn có một số nguyên nhân khác như: Thở
miệng, kích thích từ hàm răng giả tháo lắp, lưỡi lớn, thắng môi và má bám

thấp…Nhưng nói chung nguyên nhân trực tiếp chủ yếu là do tình trạng vệ
sinh răng miệng kém gây nên tích tụ mảng bám vi khuẩn.
1.2.3.2. Nguyên nhân toàn thân
- Rối loạn nội tiết: Bệnh tiểu đường, thiểu năng tuyến thượng thận, phụ nữ
mang thai, tuổi dậy thì, rối loạn cân bằng chuyển hoá.
- Bệnh ác tính toàn thân: Ung thư máu.
- Những bệnh nhiễm khuẩn: Viêm miệng nướu do liên cầu, Zona giai
đoạn 2, Viêm miệng do Ec-péc.
- Yếu tố miễn dịch
- Suy dinh dưỡng, tình trạng thiếu vitamin C trầm trọng.
Ngoài ra khi nghiên cứu về vấn đề dịch tể học của bệnh Nha chu người
ta thấy những yếu tố nguy cơ như: Tuổi, giới tính, chủng tộc, nghề nghiệp,
tình trạng kinh tế, xã hội, địa dư, chế độ ăn uống, dinh dưỡng được xem là có
liên quan đến mức độ trầm trọng của bệnh.
- Tuổi tác: Tăng về tỷ lệ và mức độ trầm trọng theo tuổi
Theo một nghiên cứu của bộ môn nha chu (Khoa RHM trường đại học Y
Dược thành phố Hồ Chí Minh năm 1988) cho thấy có sự tăng vọt của viêm
nướu từ 0% ở lứa tuổi 15-29 tăng lên gần 20% ở nhóm tuổi 30-59tuổi.
7
Điều tra SKRM quốc gia năm 1990 tỷ lệ % người có túi nha chu nông là
97% túi nha sâu là 43,6% ở nhóm tuổi 35-44. Trong lúc đó tỷ lệ túi nông
không đáng kể và tỷ lệ túi sâu là 0% ở lứa tuổi 12-15.
Như vậy bệnh Nha chu tăng theo tuổi là rõ rệt ở Việt Nam cũng như
nhiều nước trên thế giới.
- Giới tính: Không có sự khác biệt về tần số và mức độ trầm trọng của
bệnh viêm nha chu ở nam và nữ. Chỉ có sự khác biệt về tỷ lệ chảy máu nướu
ở lứa tuổi 15-19 nữ cao hơn nam.
Theo điều tra cơ bản năm 1984 của bộ môn nha chu của trường đại học Y
Dược Thành Phố Hồ Chí Minh thì ở tuổi 35 trở lên nam bị cao răng chảy
máu nướu và tỷ lệ bệnh Nha chu cao hơn nữ, có lẽ do vệ sinh răng miệng kém

hơn. Nữ lứa tuổi 15-19 chảy máu nướu nhiều hơn nam thường có vấn đề liên
quan đến nội tiết.
- Yếu tố xã hội: Người da đen có bệnh Nha chu nặng hơn người da trắng. Tỷ
lệ bệnh ở Châu Á và Châu Phi cao hơn ở châu Âu, châu Úc và Hoa kỳ. Điều này
có thể giải thích do sự phát triển kinh tế của những nước này thấp hơn.
- Chế độ ăn uống và dinh dưỡng: Chế độ dinh dưỡng kém liên quan đến
tốc độ phát triển và mức độ trầm trọng của bệnh Nha chu.
1.2.4. Cơ chế bệnh sinh
- Bệnh Nha Chu là một bệnh nhiễm khuẩn ở mô nha chu, bệnh xảy ra khi
có sự mất cân bằng giữa một bên là vi khuẩn tập trung một số lượng lớn và
một bên là cơ chế bảo vệ có ở mô nha chu.
- Sang chấn với những lực bất thường tác động lên trên răng cũng là
nguyên nhân tại chỗ quan trọng. Sang chấn không gây ra viêm nhưng gây ra
tiêu xương ổ răng và biến viêm nướu thành viêm nha chu phá huỷ.
- Ngoài ra những cơ chế bảo vệ tại chỗ cũng chi phối rất nhiều bởi yếu tố
tổng quát như bệnh tiểu đường. Nguyên nhân tổng quát sẽ thúc đẩy quá trình
8
Yếu tố tại chổ
Mảng bám
răng
Cao răng
Viêm nướu
Vi khuẩn
Sang chấn
Yếu tố toàn
thân
Viêm nha chu
phá huỷ
phát triển của bệnh từ viêm nướu nhẹ thành viêm nướu nặng hoặc từ viêm
nướu thành viêm nha chu phá huỷ[4], [9].


Sơ đồ 1.1 : Cơ chế bệnh nha chu
1.2.5. Dấu chứng lâm sàng
- Viêm nướu :
+ Chảy máu nướu khi thăm khám, đánh răng hoặc chảy máu tự phát.
+ Màu sắc : Nướu màu đỏ đậm hoặc xanh xám
+ Vị trí, hình dạng và độ săn chắc của nướu: nếu nhẹ nướu viền và gai
nướu sưng. Viêm nặng cả nướu dính cũng bị sưng, viền nướu trở nên tròn
bóng, các gai nướu căng phòng, nướu bở không còn săn chắc.
+ Đau: Viêm cấp tính đau nhức, viêm mãn chỉ cảm giác ngứa ở nướu.
+ Tăng tiết dịch nướu và dịch viêm.
+ Gia tăng chiều sâu của viêm nướu (hình thành túi nha chu giả): Viêm
nướu nặng các gai nướu và đường viền nướu phì đại phủ lên thân răng.
- Viêm nha chu phá huỷ:
9
+ Có tất cả các dấu chứng của viêm nướu, ngoài ra còn có các dấu chứng
đặc hiệu như mất bám dính, hình thành túi nha chu, tiêu xương ổ răng, răng
lung lay.
+ XQ tiêu xương ổ răng theo chiều ngang:
Lứa tuổi gặp 12- 26 và nữ gấp ba lần nam.
Ở những người có tình trạng VSRM tốt răng không sâu, mảng bám răng
và cao răng ít.
Răng thường bị bệnh là răng cửa giữa và răng số 6.
- Suy nha chu:
+ Giai đoạn đầu nướu không bị viêm mà teo lại, mất sự bám dính của lớp
biểu mô, răng lung lay và di chuyển, sau đó kích thích tại chổ gây viêm nướu
và dẫn đến viêm nha chu phá huỷ tạo khoảng hở giữa các răng.
+ XQ: Tiêu xương ổ răng theo chiều dọc.
1.2.6. Mức độ bệnh nha chu
Bản chất quá trình phát triển bệnh nha chu là sự phát triển theo từng mức

độ đi từ nhẹ đến nặng. Đầu tiên là sự hình thành mảng bám răng, viêm nướu
và đến viêm nha chu. Viêm nướu với dấu chứng cơ bản là chảy máu nướu.
Viêm nha chu với biểu hiện bằng sự thành lập túi nha chu nông hay sâu. Vì
mảng bám răng có mối quan hệ chặt chẽ với viêm nướu.
1.2.7. Chỉ số nha chu trong cộng đồng và nhu cầu điều trị bệnh nha chu (CPITN)
Năm 1983 Ainamo và cộng sự đã giới thiệu cách điều tra được WHO công
nhận và sử dụng rộng rãi để đánh giá tình hình bệnh và nhu cầu điều trị cho
cộng đồng thay đổi gần như toàn bộ kiểu cách điều tra của năm 1971.
Cơ sở để đánh giá những nhu cầu điều trị bệnh Nha chu trong cộng đồng là
chỉ số nhu cầu điều trị nha chu viết tắt là CPI hay CPITN (WHO Community
Periodontal Needex)
Công dụng của CPI là để tính toán về mặt dịch tễ học những nhu cầu điều
trị nhằm kiểm soát và giảm tỷ lệ bệnh nha chu trong cộng đồng.
10
Cách đánh giá những nhu cầu điều trị dựa vào cách đánh giá trên một số
răng đặc biệt gọi là răng chỉ số (index teeth) với các tiêu chuẩn:
- Nướu viêm.
- Độ sâu của túi nha chu.
- Sự hiển diện của cao răng ( trên nướu hoặc dưới nướu hoặc cả 2 )[8].
Kế hoạch điều trị được vào cơ sở các mã số như :
- Mã số 0 : Không cần điều trị .
- Mã số 1 : Hướng dẫn vệ sinh răng miệng.
- Mã số 2 : Giáo dục vệ sinh răng miệng, lấy sạch cao răng, làm láng gốc răng.
- Mã số 3 : Lấy sạch cao răng, nạo túi, cạo láng gốc răng, phẩu thuật nha
chu phức tạp nhưng khó bảo tồn.
Chỉ số nha chu và nhu cầu điều trị trong cộng đồng được tóm tắt như bảng sau:
Tình trạng nha chu Mã số CPI Nhu cầu điều trị Mã số CPITN
Bình thường 0 Không 0
Viêm nướu chảy máu 1 Vệ sinh răng miệng 1
Viêm nướu cao răng 2 Vệ sinh răng miệng +

Lấy cao răng + Làm
láng gốc răng
2
Túi nha chu nông 3 Vệ sinh răng miệng +
Lấy cao răng + Làm
láng gốc răng
2
Túi nha chu sâu 4 Vệ sinh răng miệng +
Cạo cao răng + Điều
trị phức tạp
3

11
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG CỦA THỊ TRẤN THUẬN AN
Thuận An là một thị trấn nhỏ nằm ở phía Đông thành phố Huế, có diện
tích 1703 ha. Phía Bắc giáp với Phú Thanh, Nam giáp Phú Thuận, Tây giáp
Phú Dương, Đông giáp với Biển. Có 3420 hộ dân, tổng dân số là 20858, trong
đó nữ có 11025 người, nam có 9833 người.
Người dân ở đây sống chủ yếu dựa vào nuôi trồng và đánh bắt hải sản
chiếm 50%, trồng trọt chiếm 30%, còn lại là dịch vụ du lịch và thương nghiệp.
Văn hóa tương đối cao, phổ cập cấp 2 năm 2005, phổ cập cấp 3 cho độ
tuổi 18 -20.
Vấn đề Y tế cũng rất được quan tâm, các chương trình chăm sóc sức khỏe
cho người dân hoạt động có hiệu quả, trong đó có chương trình chăm sóc
SKRM. Một số trường học đã có chương trình “nha học đường”, đây là một
thuận lợi cho chương trình hướng dẫn vệ sinh răng miệng và phòng bệnh
trong cộng đồng ngày một tốt hơn.
2.2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1. Đối tượng nghiên cứu
Quần thể nghiên cứu là nhân dân thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang, thành
phố Huế.
Bảng 2.1: Sự phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi và giới tính:
Nhóm tuổi Nữ Nam Tổng số
14 - 15 40 41 81
30 - 44 49 15 64
>50 31 31 62
Tổng số 120 87 207
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu
12
Sử dụng phương pháp cắt ngang
2.2.2.1. Phương pháp chọn mẫu
Mẫu trong nghiên cứu được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên[4].
2.2.2.2. Cỡ mẫu
Cỡ mẫu gồm 207 người dân thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang, thành phố
Huế được xác định theo công thức:

2
2
)1(
d
PPZ
n
−×
=
Trong đó:
Z = 1,96 (mức tinh cậy 95%)
P : Ước lượng tỉ lệ lưu hành bệnh nha chu của người dân trong
cộng đồng 60%

d : Độ chính xác mong muốn: 0,07
n : Số mẫu tối thiểu cần tìm

2
2
07,0
)6,01(6,096,1 −
=
x
n
= 188
Thêm sai số trong cộng đồng 10%
Cỡ mẫu nghiên cứu n= 207
2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập số liệu dựa vào mẫu điều tra gồm 2 phần: phần phỏng vấn và phần
khám lâm sàng.
2.2.3.1. Phần phỏng vấn
Họ và tên, tuổi, nơi sinh, trình độ văn hoá.
13
2.2.3.2. Khám lâm sàng
* Phân vùng:
Phân hàm răng thành 6 vùng lục phân như sau:
Vùng I
Từ răng 18 đến răng 14
Vùng II
Từ răng 13 đến răng 23
Vùng III
Từ răng 24 đến răng 28
Vùng VI
Từ răng 48 đến răng 44

Vùng V
Từ răng 33 đến răng 43
Vùng IV
Từ răng 34 đến răng 38
Trên mỗi vùng ta chỉ chọn một răng chỉ số và chính là răng có mức độ
tổn thương nặng nhất.
Thông thường ta chọn răng đại diện cho từng vùng làm răng chỉ số.
Vùng I
Răng 16 hoặc răng 17
Vùng II
Răng 11 hoặc răng 21
Vùng III
Răng 26 hoặc răng 27
Vùng VI
Răng 46 hoặc răng 47
Vùng V
Răng 31 hoặc răng 41
Vùng IV
Răng 36 hoặc răng 37
Nếu một vùng không còn răng đại diện ta khám tất cả các răng còn lại
chọn một số của răng có mức độ tổn thương nặng nhất.
Chỉ tính nhu cầu điều trị cho vùng có ít nhất hai răng, nếu vùng nào chỉ
còn một răng thì răng đó được tính cho vùng kế cận.
* Cách khám:
Dùng xông nha khoa đưa vào khe nướu di chuyển nhẹ nhàng xung
quanh các cổ răng thành hai nửa vòng tròn: Từ nửa gần ngoài đến nửa xa
ngoài và từ nửa xa trong đến nửa gần trong. Tuần tự từ vùng I đến vùng VI
theo chiều kim đồng hồ với lực vừa phải không quá 20g, (thử lực để đo lực
này là để đầu cây thăm dò vào đầu móng tay cái nơi tiếp xúc với da và ấn nhẹ
nhàng xuống cho đến khi trắng ra). Khi đưa cây thăm dò vào khe nướu bệnh

nhân nên di chuyển đầu tròn theo theo hình dáng giải phẫu học bề mặt chân
14
răng vùng chẻ đôi. Nếu bệnh nhân cảm thấy đau trong khi thăm dò điều đó
cho ta biết ta đã dùng lực quá mạnh [5].
* Các phát hiện khi thăm khám:
- Phát hiện chảy máu nướu: Thấy trực tiếp qua gương khám, chảy máu
nướu sau khi khám.
- Phát hiện cao răng:
+ Quan sát bằng mắt phát hiện cao răng trên nướu
+ Dùng thám trâm rà trên bề mặt góc răng cảm nhận cao răng dưới
nướu (không trơn láng hoặc thô ráp có cao răng).
- Phát hiện túi nha chu nông (4-5,5mm): viền nướu nằm trong vạch đen
của cây thăm dò.
- Phát hiện túi nha chu sâu ( ≥6mm ): không thấy vùng đen trên cây thăm dò.
2.3. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
Thời gian nghiên cứu từ tháng 3/2008 đến tháng 5/2008.
2.4. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
Khám và điều tra tại trạm Y tế thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang,
thành phố Huế.
2.5. DỤNG CỤ KHÁM
Bộ dụng cụ bao gồm: khay, gương nha khoa, xông nha khoa(thám
trâm), kẹp gắp, cây đo túi nha chu, bông, cồn, oxy già, găng tay.
2.6. TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ
- Dựa vào các tiêu chuẩn:
+ Chảy máu nướu.
+ Sự hiển diện của cao răng.
+ Độ sâu của túi nha chu.
Ta có các mức độ sau:
+ Chuẩn 0 (code 0): Mô nha chu lành mạnh.
15

+ Chuẩn 1 (code 1): Chảy máu nướu trong hoặc sau khi thăm dò.
+ Chuẩn 2 (code 2): Có cao răng nhìn thấy trực tiếp hoặc bằng
cảm giác thông qua cây thăm dò.
+ Chuẩn 3 (code 3): Túi nha chu từ 3,5mm đến 5,5mm nằm
ngang vạch đen trên cây thăm dò.
+ Chuẩn 4 (code 4): Túi nha chu sâu ≥6mm che khuất cả vạch
đen trên cây thăm dò.
2.7. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
2.7.1. Tổ chức
- Thống nhất chỉ đạo điều hành của Khoa và Bộ môn Răng - Hàm -
Mặt, cô giáo hướng dẩn đề tài, UBND thị trấn - Trạm Y tế thị trấn Thuận An.
- Thống nhất biểu mẫu điều tra.
- Nhân lực gồm: Giáo viên khoa RHM, nhóm sinh viên Nha 6, sinh
viên Y
4
4, cùng các nhân viên trạm Ytế.
- Lịch khám như đã thống nhất với Khoa và Bộ môn Răng - Hàm - Mặt,
cô giáo hướng dẫn đề tài, UBND thị trấn - Trạm Y tế thị trấn Thuận An.
2.7.2. Tập huấn
- Thời gian tập huấn từ: Tháng 12/2007- 01/2008.
- Cán bộ hướng dẫn: Do ThS.BS. Vũ Thị Bắc Hải thực hiện tại phòng
khám Răng - Hàm -Mặt bệnh viện trường đại hoc Y - Dược Huế.
- Nội dung tập huấn:
+ Xác định yêu cầu của đợt điều tra.
+ Xác định đối tượng và số lượng cá thể.
+ Giảng một số nội dung về giải phẫu, sinh lý, bệnh lý mô nha chu.
+ Các quy định về ghi chép biểu mẫu.
+ Phương pháp xử lý số liệu .
+ Kỹ năng tuyên truyền, giáo dục, chăm sóc sức khoẻ răng miệng.
16

2.7.3. Tiến hành
- Khám cho từng đối tượng đến khám tại bàn khám của trạm Y tế.
- Sau khi khám:
+ Giải thích cho đối tượng biết nguyên nhân gây bệnh Nha chu
và cách phòng bệnh cụ thể.
+ Giáo dục chăm sóc răng miệng:
• Vệ sinh răng miệng.
• Phương pháp chải răng đúng.
• Phương pháp sử dụng tăm xỉa răng, chỉ nha khoa.
• Vấn đề dinh dưỡng và các thói quen có hại cho răng. Sử
dụng Fluor để tăng sức đề kháng cho răng.
2.7.4. Tổng kết và xử ký số liệu
- Sau mỗi ngày khám có sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm.
- Cuối đợt điều tra tiến hành tiến hành tổng hợp, phân tích số liệu, đưa
ra kết quả và nhận xét.
- Phân tích và xử lý số liệu bằng phần mềm vi tính Excel và sử dụng
các thuật toán thống kê y tế.
17
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG
3.1.1. Giới của đối tượng
Bảng 3.1. Phân bố theo giới
Giới Số người Tỷ lệ % Ý nghĩa thống kê
Nam 86 41,55
χ
2
=10,02
Nữ 121 58,45
Tổng 207 100,00

Biểu đồ 3.1. Phân bố theo tuổi.
Nhận xét:
Tổng số đối tượng nghiên cứu 207, trong đó.
- Nam chiếm tỷ lệ 41,55%
- Nữ chiếm tỷ lệ 58,45%
Có sự khác biệt thống kê giữa 2 giới ( p < 0,05)
3.1.2. Tuổi của đối tượng nghiên cứu.
Bảng 3.2. Phân bố theo tuổi.
18
Tuổi Số người Tỷ lệ %
Ý nghĩa thống

14 - 15 81 39,13
χ
2
=4,74
p > 0,05
34-44 64 30,92
>50 62 29,95
Tổng 207 100,00
Biểu đồ 3.2. Phân bố theo tuổi
Nhận xét:
Nhóm tuổi 14-15 có 81 đối tượng chiếm tỷ lệ 39,13%, nhóm tuổi 34-44
(30,92%) và > 50 tuổi (29,95%) có tỷ lệ tương đương nhau. Không có sự khác
biệt thống kê giữa các nhóm tuổi ( p > 0,05).
3.1.3. Trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.3. Trình độ học vấn
Trình độ học vấn Số người Tỷ lệ %
Ý nghĩa
thống kê

Mù chữ 5 2,42
χ
2
=4,74
19
Tuổi
Tiểu học 44 21,26
THCS 119 57,49
THPT 30 14,49
TC + Cao đẳng + Đại học 9 4,35
Tổng 207 100,00
Biểu đồ 3.3. Trình độ học vấn
Nhận xét:
Tỷ lệ đối tượng có trình độ văn hoá THCS chiếm tỷ lệ cao nhất
(57,49%), mù chữ chiếm tỷ lệ thấp nhất (2,42%).
3.2. TÌNH HÌNH BỆNH NHA CHU
3.2.1. Tỷ lệ phần trăm người mắc bệnh nha chu (Bệnh nhân được tính ở
mức độ tổn thương cao nhất)
Bảng 3.4. Tỷ lệ phần trăm người mắc bệnh nha chu
Nhóm
tuổi
Tổng
số
người
Code 0 Code 1 Code 2 Code 3 Code 4
Tổng số
mắc
SL % SL % SL % SL % SL % SL %
14-15 81 6 7,41 0 0 75 92,59 0 0,00 0 0 75 92,59
34-44 64 0 0,00 22 34,38 23 35,94 19 29,69 0 0 64 100,0

20
>50 62 1 1,61 4 6,45 45 75,58 15 24,19 4 0,06 61 98,39
Chung 207 7 1,61 26 12,56 143 67,63 34 16,42 4 1,93 200 96,62
Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ mắc bệnh nha chu theo nhóm tuổi
Nhận xét:
Ở nhóm tuổi 14-15, có 75 trường hợp mắc bệnh chiếm tỷ lệ 92,59%,
phần lớn ở code 2 chiếm tỷ lệ 92,59%.
Ở nhóm tuổi 34-44, có 64 trường hợp mắc bệnh chiếm tỷ lệ 100,0%,
cao nhất ở code 2 chiếm tỷ lệ 35,94%.
Ở nhóm tuổi >50, có 61 trường hợp mắc bệnh chiếm tỷ lệ 98,39%, cao
nhất ở code 2 chiếm tỷ lệ 35,94%, phân bố rãi rác 4 code, trong đó code 2
chiếm tỷ lệ cao nhất (67,74%).
Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ tình trạng bệnh nha chu chung
21
Mức độ
Tỷ lệ
%
(được tính ở mức độ tổn thương cao nhất)
Nhận xét:
Ở code 2 chiếm tỷ lệ cao nhất 67,63% .
Ở code 4 chiếm tỷ lệ thấp nhất 1,93% .
3.2.2. Tỷ lệ phần trăm người có túi nha chu
Bảng 3.5.Tỷ lệ phần trăm số người có túi nha chu
Nhóm tuổi
Số người
khám
Số người có
túi nha chu
Tỷ lệ % p
14-15 81 0 0

34-44 64 19 29,69
> 0,05
>50 62 19 30,65
Tổng 207 38 18,36
Nhận xét:
Số người có túi nha chu ở nhóm tuổi > 50 tuổi chiếm tỷ lệ cao
nhất (35,48%), nhóm tuổi 14 -15 không có đối tượng có túi nha chu.
Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ người có túi nha chu theo tuổi
3.2.3. Tỷ lệ phần trăm người mắc bệnh nha chu theo giới
Bảng 3.6. Tỷ lệ phần trăm người mắc bệnh nha chu theo giới.
Nhóm
tuổi
Nam Nữ
p
22
Số
người
khám
Số
mắc
Tỷ lệ %
Số
người
khám
Số
mắc
Tỷ lệ %
14-15 41 37 90,24 40 38 95,00
> 0,05
34-44 15 15 100,00 49 49 100,00

>50 31 30 96,77 31 31 100,00
Tổng 87 82 97,70 120 118 98,00
Biểu đồ 3.7. Tỷ lệ người mắc bệnh nha chu theo giới
Nhận xét:
Ở nhóm tuổi 34-44, cả 2 giới đều mắc bệnh
Ở nhóm tuổi > 50, nữ mắc bệnh nha chu chiếm tỷ lệ 100%
Ở nhóm tuổi 14 -15, nam (90,24%); nữ (95,0%)
3.2.4. Số vùng và số vùng trung bình mắc bệnh nha chu
Bảng 3.7. Số vùng và số vùng trung bình mắc bệnh nha chu
Nhóm
tuổi
Số
người
≥ Code 1 ≥ Code 2 ≥ Code 3 ≥Code 4
Số
vùng
Số
vùng
TB
Số
vùng
Số vùng
TB
Số
vùng
Số vùng
TB
Số
vùng
Số

vùng
TB
14-15 81 428 5,28 374 4,62 0 0.00 0 0
34-44 64 280 4,38 267 4,17 111 1,73 0 0
>50 62 220 3,84 232 3,74 110 1,7 22 0,35
Tổng 207 728 4,48 873 4,21 221 1,06 22 0.10
23
Biểu đồ 3.8. Số vùng trung bình mắc bệnh nha chu
Nhận xét:
Nhóm 14-15 tuổi số vùng TB ở code 1 lớn nhất (4,62), không có code
3 và code 4.
Nhóm 34-44 tuổi số vùng TB ở code 1 lớn nhất (4,38), không có code 4.
Nhóm >50 tuổi số vùng TB phân bố khắp 4 code, trong đó code 1 lớn
nhất (3,84) số vùng TB code 4 thấp nhất (0,35).
3.3. NHU CẦU ĐIỀU TRỊ BỆNH NHA CHU
Bảng 3.8. Nhu câù điều trị bệnh nha chu
Nhóm
tuổi
Số
người
khám
hướng dẫn
VSRM
TN
2
TN
3
Cạo cao
răng
Số vùng

TB cạo
cao
răng
ĐTPT
n % n % n %
14-15 81 75 92,59 75 92,59 4,62 0 0 0
34-44 64 64
100,
0
42 65,63 5,90 0 0 0
>50 62 61 98,39 57 91,94 5,44 4 0,06 0,35
24
Biểu đồ 3.9. Nhu cầu điều trị bệnh nha chu
Nhận xét:
Nhóm tuổi 14-15, vệ sinh răng miệng và cạo cao răng có nhu cầu điều
trị cao (92,59%).
Nhóm tuổi 34-44, cạo cao răng có nhu cầu điều trị chiếm tỷ lệ 65,63%,
nhu cầu VSRM chiếm tỷ lệ 100,0% .
Nhóm tuổi > 50, VSRM có nhu cầu điều trị chiếm tỷ lệ cao nhất
98,39%, nhu cầu cạo cao răng chiếm 91,94 nhu cầu ĐTPT chiếm 0.06% .
Chương 4
BÀN LUẬN
Trong khuôn khổ một đề tài nhỏ chúng tôi chỉ khám được 207 đối tượng là học
sinh và nhân dân thị trấn Thuận An với các độ tuổi là 14 - 15, 34 - 44, >50 tuổi. Qua
khảo sát thực tế trên các đối tượng này chúng tôi rút ra một số nhận xét sau:
25

×