Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

KHẢO SÁT MỘT SỐ BỆNHCHỨNG SẢN KHOA TRÊN CHÓ TẠI TRẠM CHẨN ĐOÁN XÉT NGHIỆM VÀ ĐIỀU TRỊ CHI CỤC THÚ Y THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.02 MB, 80 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
**************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT MỘT SỐ BỆNH/CHỨNG SẢN KHOA TRÊN
CHÓ TẠI TRẠM CHẨN ĐOÁN XÉT NGHIỆM
VÀ ĐIỀU TRỊ - CHI CỤC THÚ Y
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Sinh viên thực hiện: NGÔ TUYẾT VÂN
Lớp: DH05TY
Ngành: Thú y
Niên khóa: 2005 – 2010

Tháng 08/2010


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
**************

NGÔ TUYẾT VÂN

KHẢO SÁT MỘT SỐ BỆNH/CHỨNG SẢN KHOA TRÊN CHÓ
TẠI TRẠM CHẨN ĐOÁN XÉT NGHIỆM
VÀ ĐIỀU TRỊ - CHI CỤC THÚ Y
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sĩ Thú Y

Giáo viên hướng dẫn
ThS. BÙI NGỌC THÚY LINH

i


Tháng 08/2010
PHIẾU XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Họ và tên sinh viên thực hiện: NGÔ TUYẾT VÂN
Tên luận văn: “ KHẢO SÁT MỘT SỐ BỆNH SẢN KHOA TRÊN CHÓ TẠI TRẠM CHẨN
ĐOÁN XÉT NGHIỆM VÀ ĐIỀU TRỊ - CHI CỤC THÚ Y THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH "

Đã hoàn thành luận văn theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý kiến
nhận xét, đóng góp của hội đồng chấm thi tốt nghiệp Khoa Chăn nuôi – Thú y
ngày

tháng

năm 2010
Giáo viên hướng dẫn

Thạc sĩ Bùi Ngọc Thúy Linh

ii


LỜI CẢM TẠ

* Kính dâng lên cha mẹ - người đã hết lòng chăm lo cho chúng con sự kính trọng,
tình thương yêu và lòng biết ơn chân thành của con.
* Xin chân thành biết ơn
Ban Giám Hiệu trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh
Ban Chủ Nhiệm khoa Chăn Nuôi – Thú Y
Toàn thể quý thầy cô của trường
* Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
TS. Nguyễn Tất Toàn
ThS. Bùi Ngọc Thúy Linh
BSTY. Vũ Kim Chiến
Đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, tận tình giúp đỡ, hướng dẫn và truyền đạt những
kinh nghiệm quý báu cho em trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
* Xin chân thành cám ơn
Ban lãnh đạo Chi Cục Thú Y Tp. Hồ Chí Minh
Các cô chú, anh chị đang công tác tại Trạm Chẩn đoán - Xét nghiệm và Điều trị Chi Cục Thú Y Tp. Hồ Chí Minh
Đã tận tình hỗ trợ và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
* Xin gửi lời cảm ơn đến các bạn bè, những người đã cùng tôi chia sẻ vui buồn, giúp
đỡ tôi vượt qua những khó khăn trong lúc học tập và hoàn thành khóa luận tốt
nghiệp.

iii


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài “Khảo sát một số bệnh sản khoa trên chó tại Trạm Chẩn đoán, Xét
nghiệm và Điều trị tại Chi cục Thú y Thành Phố Hồ Chí Minh” được thực hiện
trong thời gian từ 19/01/2010 đến 19/06/2010. Chúng tôi đã theo dõi 3121 chó cái
mang đến khám và điều trị tại Trạm để khảo sát tình hình bệnh sản khoa. Kết quả
ghi nhận :
Số chó cái bệnh sản khoa là 474 ca chiếm tỷ lệ 15,19 %, trong đó bệnh phổ biến

nhất là bệnh viêm tử cung có mủ (230 ca, 48,52%), kế đó là đẻ khó (110 ca,
23,21 %), viêm âm đạo (30 ca, 6,33 %), thai chết (24 ca, 5,06 %), u nang buồng
trứng (16 ca, 3,38 %), bướu vú (12 ca, 2,53 %), bướu âm đạo (11 ca, 2,32 %), sảy
thai (14 ca, 2,95 %), thai yếu (9 ca, 1,9 %), thai dị tật (6 ca, 1,27 %), sót nhau (4,
0,84 %), u xơ tử cung (4 ca, 0,84 %), bướu tử cung (2 ca, 0,42 %) và cuối cùng là sa
tử cung (2 ca, 0,42 %).
Kết quả kiểm tra 5 mẫu dịch viêm tử cung cho thấy 4 mẫu có sự hiện diện của
những vi khuẩn như: Staphylococcus intermidius, Streptococcus spp, E.coli,
Staphylococcus spp.
Kết quả theo dõi trên 474 ca điều trị thấy có 451ca (95,15%) chó khỏi bệnh trong
đó tỷ lệ khỏi bệnh theo từng dạng bệnh như sau : viêm tử cung có mủ (222 ca,
96,52%), đẻ khó (106 ca, 96,36%), viêm âm đạo (27 ca, 90%), thai chết (21 ca,
87,5%), u nang buồng trứng (16 ca, 100%), u xơ tử cung (4 ca,100%), bướu vú (9,
75%), bướu âm đạo (11 ca, 100%), sảy thai (12 ca, 92,86 %), thai yếu (9 ca, 100%),
sót nhau (4 ca, 100%), thai dị tật (6 ca, 100%), bướu tử cung (2 ca, 100%), sa tử
cung (2 ca, 100%).

iv


MỤC LỤC
TRANG

Trang tựa ..................................................................................................................... i
Phiếu xác nhận của giáo viên hướng dẫn ................................................................... ii
Lời cảm tạ................................................................................................................. iii
Tóm tắt ...................................................................................................................... iv
Mục lục....................................................................................................................... v
Danh sách các chữ viết tắt ...................................................................................... viii
Danh sách các bảng ................................................................................................... ix

Danh sách các hình.................................................................................................... x
Chương 1 MỞ ĐẦU ................................................................................................. 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................... 1
1.2 MỤC ĐÍCH-YÊU CẦU ....................................................................................... 2
1.2.1 Mục đích............................................................................................................ 2
1.2.2 Yêu cầu.............................................................................................................. 2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................... 3
2.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ CƠ THỂ HỌC TRÊN CHÓ .................................... 3
2.1.1 Cơ thể học vùng bụng ....................................................................................... 3
2.1.2.1 Âm hộ ............................................................................................................. 3
2.1.2.2 Tiền đình ........................................................................................................ 3
2.1.2.3 Âm đạo ........................................................................................................... 3
2.1.2.4 Tử cung .......................................................................................................... 4
2.1.2.5 Dây rộng ......................................................................................................... 5

v


2.1.2.6 Buồng trứng.................................................................................................... 5
2.1.2.7 Ống dẫn trứng ................................................................................................ 6
2.1.2.8 Nhũ tuyến ....................................................................................................... 7
2.1.3 Cấu tạo của xương chậu .................................................................................... 7
2.2 ĐẶC ĐIỂM SINH LY CỦA CHÓ ...................................................................... 8
2.3 CHU KỲ ĐỘNG DỤC Ở CHÓ CÁI ................................................................... 9
2.4 SỰ MANG THAI ................................................................................................. 9
2.5 SỰ SINH ĐẺ ...................................................................................................... 11
2.5.1 Dấu hiệu chó sắp sinh ..................................................................................... 11
2.5.2 Những giai đoạn của quá trình đẻ ................................................................... 11
2.6 MỘT SỐ BỆNH/CHỨNG SẢN KHOA TRÊN CHÓ CÁI ............................... 12
2.6.1 Sự đẻ khó......................................................................................................... 12

2.6.1.1 Định nghĩa ..................................................................................................... 12
2.6.1.2 Những nguyên nhân đưa đến đẻ khó ............................................................ 13
2.6.1.3 Những phương pháp chân đoán để phát hiện đẻ khó ................................... 14
2.6.2 Viêm tử cung ................................................................................................... 15
2.6.3 Viêm âm đạo ................................................................................................... 16
2.6.4 Bướu âm đạo ................................................................................................... 17
2.6.5 U nang buồng trứng ........................................................................................ 17
2.6.6 Sót nhau ........................................................................................................... 17
2.6.7Thai chết lưu..................................................................................................... 18
2.6.8 Sảy thai ............................................................................................................ 18
2.7 Lược duyệt vài công trình nghiên cứu ............................................................. 19
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................... 21
3.1 Thời gian thực hiện đề tài .................................................................................. 21
3.2 Địa điểm khảo sát ............................................................................................... 21
3.3 Đối tượng khảo sát ............................................................................................. 21
3.4 Nội dung khảo sát............................................................................................... 21
3.5 Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 21

vi


3.5.1 Khảo sát tình hình bệnh lý sản khoa trên chó ................................................. 21
3.5.1.1 Dụng cụ ........................................................................................................ 21
3.5.1.2 Cách thực hiện.............................................................................................. 21
3.5.1.3 Chỉ tiêu theo dõi và công thức tính .............................................................. 21
3.5.2 Khảo sát các trường hợp bệnh lý được can thiệp trên chó cái bằng phương
pháp ngoại khoa và phương pháp nội khoa............................................................... 22
3.5.2.1 Dụng cụ và hóa chất ...................................................................................... 22
3.5.2.2 Cách thực hiện............................................................................................... 23
3.5.2.3 Chỉ tiêu theo dõi ............................................................................................ 23

3.6 Phương pháp xử lý số liệu.................................................................................. 23
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................. 24
4.1 Khảo sát tình hình bệnh lý sản khoa trên chó .................................................... 24
4.1.1 Tỷ lệ bệnh/chứng sản khoa trên tổng số chó cái đến khám ............................ 24
4.1.2 Tần số xuất hiện các dạng bệnh/chứng sản khoa ............................................ 24
4.1.3 Ứng dụng siêu âm đẻ chẩn đoán bệnh lý ........................................................ 26
4.1.4 Ứng dụng củ kỹ thuật X - Quang .................................................................... 29
4.1.5 Tỷ lệ bệnh/chứng sản khoa theo giống, lứa tuổi ............................................. 30
4.1.5.1 Tỷ lệ bệnh/chứng sản khoa theo giống ......................................................... 30
4.1.5.2 Tỷ lệ bệnh/chứng sản khoa theo tuổi ........................................................... 32
4.1.5.3 Ảnh hưởng của lứa đẻ đến tỷ lệ chó viêm tử cung và chứng đẻ khó ............ 34
4.1.6 Ghi nhận triệu chứng lâm sàng và hình ảnh minh họa các dạng bệnh/chứng
sản khoa ..................................................................................................................... 35
4.2 Khảo sát các trường hợp bệnh lý được can thiệp trên chó cái bằng phương pháp
ngoại khoa và phương pháp nội khoa. ...................................................................... 47
4.2.1 Can thiệp bằng phương pháp nội khoa ........................................................... 47
4.2.2 Can thiệp bằng phương pháp ngoại khoa ........................................................ 48
4.2.3 Can thiệp bệnh sản khoa và hiệu quả điều trị ................................................. 50
Chượng 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................................. 52
5.1 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 52

vii


5.2 ĐỀ NGHỊ ........................................................................................................... 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 53
PHỤ LỤC ................................................................................................................ 56

DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
ADH:


Antidiuretic Hormone

HCG :

Human Chorionic Gonadotropin

LH :

Luteinizing Hormone

UI:

Unit International

SC:

Subcutaneous

IV:

Intravenous

viii


DANH SÁCH BẢNG
BẢNG

Trang


Bảng 2.1 Những chỉ tiêu sinh lý sinh sản của chó cái ............................................... 8
Bảng 2.2 Các dấu hiệu sinh lý của chó cái trong chu kỳ động dục ......................... 10
Bảng 4.1 Tỷ lệ bệnh/chứng sản khoa trên tổng số chó cái đến khám ...................... 24
Bảng 4.2 Tần số xuất hiện các dạng bệnh/chứng sản khoa (n= 474)....................... 25
Bảng 4.3 Tỷ lệ bệnh/chứng sản khoa theo giống ..................................................... 30
Bảng 4.4 Tỷ lệ chó bị viêm tử cung, đẻ khó theo nhóm giống ................................ 31
Bảng 4.5 Tỷ lệ bệnh/chứng sản khoa theo tuổi ........................................................ 32
Bảng 4.6 Tỷ lệ chó bị viêm tử cung, đẻ khó theo lứa đẻ ......................................... 34
Bảng 4.7 Tần số xuất hiện triệu chứng lâm sàng trên chó bị bệnh/chứng sản khoa. 36
Bảng 4.8 Tỷ lệ xuất hiện những triệu chứng lâm sàng trên chó đẻ khó .................. 42
Bảng 4.9 Hiệu quả của việc điều trị nội khoa .......................................................... 48
Bảng 4.10 Hiệu quả của việc điều trị ngoại khoa .................................................... 49
Bảng 4.11 Kết quả điều trị ....................................................................................... 50

ix


DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1 Cấu tạo cơ quan sinh dục chó cái ................................................................ 6
Hình 2.2 Bào thai chó con đã phát triển hoàn chỉnh ................................................ 11
Hình 4.1 Hình siêu âm viêm tử cung kín ................................................................. 26
Hình 4.2 Hình siêu âm viêm tử cung hở .................................................................. 26
Hình 4.3 Tử cung bị viêm nặng 4,5 kg .................................................................... 26
Hình 4.4 Bên trong tử cung chứa nhiều mủ ............................................................. 26
Hình 4.5 Viêm tử cung ít dịch ................................................................................. 27
Hình 4.6 Tử cung sau khi mổ rất ít mủ ................................................................... 27
Hình 4.7 Hình siêu âm tử cung bị u xơ .................................................................... 27
Hình 4.8 Toàn bộ tử cung bị xơ hóa ........................................................................ 27

Hình 4.9 Siêu âm phát hiện u nang tử cung ............................................................. 27
Hình 4.10 Tử cung viêm và có u nang ..................................................................... 27
Hình 4.11 Viêm tử cung và sạn bàng quang ............................................................. 28
Hình 4.12 Chó bị sót nhau........................................................................................ 28
Hình 4.13 Nhịp tim thai đều, thai hoạt động tốt ...................................................... 28
Hình 4.14 Tim thai đập yếu cho thấy thai yếu .......................................................... 28
Hình 4.15 Hình siêu âm thai chết ............................................................................ 28
Hình 4.16 Thai đã rã hết chỉ còn xương .................................................................... 28
Hình 4.17 Bốn bào thai chó con được phát hiện nhờ chụpX - Quang ..................... 29
Hình 4.18 Hình chụpX – Quang phát hiện một bào thai còn sót lại sau khi chó mẹ
đã đẻ trước đó một con ............................................................................................. 29
Hình 4.19 Dịch viêm chảy ra khỏi âm đạo .............................................................. 36

x


Hình 4.20 Viêm tử cung có biểu hiện sờ cảm giác bụng óc ách như chứa nhiều
nước. ......................................................................................................................... 37
Hình 4.21 Sau khi mổ, dịch trong tử cung rất nhiều có dạng nước nhờn đục ......... 37
Hình 4.22 Tử cung viêm sừng to, nhỏ không đều .................................................... 37
Hình 4.23 Tử cung sau khi mổ đã bị xơ hóa hoàn toàn ........................................... 37
Hình 4.24 Xuất huyết ở âm đạo ............................................................................... 38
Hình 4.25 Niêm mạc âm đạo bị tổn thương ............................................................. 38
Hình 4.26 Thai bị sảy và phát triển không đều ........................................................ 38
Hình 4.27 Thai còn non và cũng bị sảy..................................................................... 38
Hình 4.28 Chó con bị hở hàm ếch............................................................................ 39
Hình 4.29 Một ca hở hàm ếch tương tự ................................................................... 39
Hình 4.30 Chó con bị thoát vị não ........................................................................... 39
Hình 4.31 Thai bị dị tật ở não .................................................................................. 39
Hình 4.32 Chó con bị dị tật ở sống lưng .................................................................. 40

Hình 4.33 Bướu âm đạo lòi hẳn ra ngoài ................................................................. 40
Hình 4.34 Bướu to có nhiều mạch máu ................................................................... 40
Hình 4.35 Chó bị bướu vú lẫn viêm vú .................................................................... 41
Hình 4.36 Một dạng bướu vú có tổ chức xơ cứng ....................................................41
Hình 4.37 Một dạng u nang buồng trứng ................................................................. 41
Hình 4.38 Nang nước trên tử cung ........................................................................... 41
Hình 4.39 Thai kẹt ngay âm hộ do chó mẹ rặn không ra ......................................... 42
Hình 4.40 Âm hộ chảy dịch màu xanh đen .............................................................. 43
Hình 4.41 Thai chết ngộp trong bụng mẹ ................................................................ 43
Hình 4.42 Thai chết lưu lâu ngày trong bụng mẹ .................................................... 43
Hình 4.43 Thai chết lưu đã rã hết phần lông ............................................................ 44
Hình 4.44 Thai đã rã hết chỉ còn lại phần đầu ......................................................... 44
Hình 4.45 Chó mẹ bị chết do rặn quá sức vì được chích thuốc dục kết hợp thai lớn,
tuổi già. ..................................................................................................................... 44
Hình 4.46 Chó mẹ đẻ khó vì tuổi đã già và đã đẻ trước đó nhiều lứa ..................... 44

xi


Hình 4.47 Bọc ối lồi ra ngay cửa mình chó mẹ ....................................................... 45
Hình 4.48 Chó mẹ rặn ra bọc ối ............................................................................... 45
Hình 4.49 Tử cung của chó mẹ bị bầm dập do rặn quá sức. .................................... 45
Hình 4.50 Tử cung bị bể do rặn nhiều gây viêm các cơ quan lân cận ..................... 45
Hình 4.51 Tử cung bị rách ........................................................................................ 46
Hình 4.52 Tử cung sau khi mổ ra thấy thai chỉ còn xương vụn và ít lông................ 46
Hình 4.53 Chó mẹ mang thai bị lủng tử cung ........................................................... 46
Hình 4.54 Tử cung bị rách gây viêm đỏ các cơ quan lân cân ................................... 46
Hình 4.55 Chó mẹ đang mang thai nhưng bị sa tử cung ........................................... 46
Hình 4.56 Vết mổ lành rất tốt sau 10 ngày phẫu thuật.............................................. 51
Hình 4.57 Vết mổ bị kích ứng chỉ ............................................................................. 51

Hình 4.58 Vết mổ bị nhiễm trùng ............................................................................. 51
Hình 4.59 Vết mổ bị bung chỉ ................................................................................... 51
Hình 4.60 Xoang bụng bị đọng nước tiểu ................................................................. 51

xii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay tại thành phố Hồ Chí Minh, bên cạnh sự gia tăng về số lượng chó
nuôi là tình hình dịch bệnh trên chó ngày càng phức tạp. Cũng như các loài động vật
khác, việc nuôi chó đòi hỏi cần phải có một số kiến thức nhất định về giá trị dinh
dưỡng, chăm sóc cũng như về việc phòng bệnh cho chó.
Trong những năm gần đây, bệnh lý về sinh sản trên chó cái xảy ra ngày càng
nhiều như viêm tử cung, u nang buồng trứng, viêm âm đạo, đẻ khó, thai chết lưu,
sót nhau… chiếm tỉ lệ cao, gây thương vong không ít đối với chó cái nhất là chó mẹ
và chó con. Theo số liệu thống kê của Nguyễn Tiến Thịnh (2008) tại Trạm Chẩn
đoán Xét nghiệm và Điều trị - Chi cục Thú y TP.Hồ Chí Minh, bệnh trên đường
sinh dục ở chó cái chiếm tỷ lệ 9,92 % trường hợp chó bệnh.Trong đó bệnh lý viêm
tử cung có mủ chiếm tỷ lệ cao nhất (57,6 %), kế đó là thai chết (12,8 %), sảy thai
(8 %), bướu tử cung (4 %) và theo Nguyễn Ngọc Thủy Tiên (2007) tại Trạm Phòng
Chống dịch và Kiểm dịch Động vật – Chi cục Thú y TP.HCM, trong 144 chó cái
mang thai đến khám có dấu hiệu sắp sinh thì 71 con chẩn đoán đẻ khó (49,31 %).
Nguyên nhân đẻ khó là do xương chậu hẹp (29,03 %), tử cung co bóp kém
(24,19 %), thai lớn (17,74 %), tư thế thai bất thường (14,52 %), nhiều thai nằm chèn
ép nhau (8,06 %)…Do đó những trường hợp này cần phải được phát hiện sớm, can
thiệp kịp thời cùng với sự chăm sóc kỹ lưỡng để tránh những đáng tiếc không hay
xảy ra.
Từ những nhu cầu thực tiễn trên và do được sự phân công của Bộ môn Nội

Dược, Khoa Chăn Nuôi Thú Y trường Đại Học Nông Lâm Tp. HCM, cùng với sự
chấp thuận của Trạm Chẩn đoán Xét nghiệm và Điều trị - Chi cục Thú y Tp.HCM ,
dưới sự hướng dẫn của ThS. Bùi Ngọc Thúy Linh, chúng tôi thực hiện đề tài:

1


“ KHẢO SÁT MỘT SỐ BỆNH/CHỨNG SẢN KHOA TRÊN CHÓ TẠI TRẠM CHẨN ĐOÁN
XÉT NGHIỆM VÀ ĐIỀU TRỊ - CHI CỤC THÚ Y THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH "
1.2 MỤC ĐÍCH-YÊU CẦU

1.2.1 Mục đích
Khảo sát các trường hợp bệnh/chứng sản khoa thường gặp trên chó và ghi
nhận kết quả điều trị nội khoa và ngoại khoa cho từng trường hợp bệnh, nhằm góp
phần nâng cao hiệu quả trong công tác chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh.
1.2.2 Yêu cầu
Lập hồ sơ bệnh án (quan sát và ghi nhận những triệu chứng lâm sàng trên
chó cái có biểu hiện bệnh lý sản khoa như bỏ ăn, ủ rũ, sốt, dịch tiết ở âm đạo như
mùi, màu sắc, lượng,…),… và theo dõi những chó cái đến khám để xác định rõ
nguyên nhân gây bệnh.
Ghi nhận tỷ lệ các trường hợp bệnh/chứng sản khoa trên chó, cách xử lý…
Đánh giá tỷ lệ thành công trên chó bệnh/chứng sản khoa đã được can thiệp
bằng nội khoa hay bằng phẫu thuật.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ CƠ THỂ HỌC TRÊN CHÓ

2.1.1 Cơ thể học vùng bụng
Bao bọc vùng bụng chó là một lớp da mỏng, kế đến là phần mô liên kết. Dưới
mô liên kết là cơ thẳng bụng. Hai cơ nằm song song với mặt bụng chạy từ xương ức
đến phần cuối xương mu. Đường trắng (đường giữa) là một làn mô sợi do hai lớp
màng cân của cơ thẳng bụng và màng gân của cơ nghiêng bụng hợp thành, ở đây
không có huyết quản lớn nhưng da và các cơ lân cận có nhiều mạch máu giúp
đường mổ mau lành. Phúc mạc nằm trong cùng.
2.1.2 Cấu tạo cơ quan sinh dục chó cái
2.1.2.1 Âm hộ
Là cửa mở ra ngoài của cơ quan sinh dục cái, nằm dưới hậu môn, bên ngoài
là lớp da chứa sắc tố, hình bầu dục. Âm hộ có hai môi, một ống niệu dục ngoài và
một khe hẹp. Mép dưới của âm hộ có thể tròn nằm trong một xoang nhỏ, đó chính
là âm vật hay dấu vết của dương vật trên thú đực. Âm hộ phân biệt với âm đạo bằng
một bờ liên kết thấp là dấu vết của màng trinh.
2.1.2.2 Tiền đình
Là giới hạn cuối âm đạo và âm hộ phía sau. Ở chó cái, tiền đình có chiều dài
từ 5 - 6 cm, tiền đình được che phủ bởi lớp màng nhầy trơn, màu đỏ xanh nhạt, sậm
màu hơn âm hộ. Chó cái có một bọng tiền đình có kích thước giới hạn, chiều cao từ
10 - 15 mm, có một đám rối thần kinh trải dài lớp màng nhầy tiền đình.
2.1.2.3 Âm đạo
Là đường sinh dục lớn, phía sau tiếp tục với cổ tử cung và âm hộ, đây là nơi
tiếp nhận cơ quan sinh dục của thú đực. Âm đạo nằm hoàn toàn trong xoang chậu,
nằm phía sau cổ tử cung, phía trên tiếp xúc với trực tràng, phía dưới tiếp xúc với

3


bàng quang và ống thoát tiểu. Ở chó cái âm đạo có kích thước rất dài, chiều dài có
kích thước từ 12 - 15 cm đối với những con chó có kích thước trung bình.
Âm đạo cấu tạo gồm 3 lớp. Lớp thứ nhất là áo trơn ở bên ngoài, gồm phần

lớn là mô kiên kết đàn hồi, phía trước được phần sau màng bụng bao phủ. Kế đến là
áo cơ gồm 2 lớp: cơ dọc ở ngoài và cơ vòng ở trong. Lớp thứ ba là lớp niêm mạc có
nhiều nếp gấp dọc, nhờ đó âm đạo có thể tăng đường kính rất lớn.
2.1.2.4 Tử cung
Ở thú ăn thịt thì tử cung có 2 sừng có kích thước rộng và dài. Đối với chó
cái có kích thước trung bình thì tử cung có chiều dài từ 12 - 16 cm, chiều rộng từ 8 9 mm nhưng thân tử cung có chiều dài không quá 3 - 4 cm và cổ tử cung có chiều
dài không quá 1,5 - 2 cm và 2 sừng tử cung có chiều dài khoảng vài cm. Trong thực
tế, sừng tử cung bên phải dài hơn sừng tử cung bên trái. Tử cung có chức năng giữ
và nuôi dưỡng noãn trong quá trình phôi và bào thai được hình thành.
Kích thước và hình dạng bên ngoài
Tử cung là ống tiếp nối ống dẫn trứng phía trước và âm đạo phía sau, là một
ống cơ rỗng, phần lớn nằm trong xoang bụng, phần còn lại nằm trong xoang chậu.
Kích thước của tử cung rất thay đổi, tùy thuộc vào kích thước của thú, số lần mang
thai, tình trạng bệnh lý sinh sản và thú có mang thai hay không.
Tử cung có cấu tạo gồm 3 phần:
Sừng tử cung: có dạng hình chữ S, nằm hoàn toàn trong xoang bụng. Các
sừng tử cung thường bị ép sát vào thành bụng bởi ruột, các sừng tử cung nhỏ về
phía trước và rộng dần về phía sau. Sừng tử cung có chiều dài từ 5 - 15 cm.
Thân tử cung: nằm một phần trong xoang bụng và nằm một phần trong
xoang chậu, là nơi tiếp giáp giữa 2 sừng, có đường kính lớn hơn nhưng ngắn hơn
sừng tử cung, có mặt trên tiếp giáp với trực tràng, mặt dưới tiếp giáp với bàng
quang.
Cổ tử cung là phần thu hẹp ở phía sau nhưng có thành rất dày, tiếp giáp giữa
thân tử cung với âm đạo, có kích thước 1 - 2 cm.

4


Cấu tạo: từ ngoài vô trong tử cung gồm 3 lớp. Lớp đầu là lớp áo trơn, liên
tục với dây rộng tử cung. Kế là lớp cơ gồm cơ dọc ở ngoài mỏng và cơ vòng ở trong

dày hơn. Giữa 2 lớp cơ có 1 lớp mô liên kết chứa rất nhiều mạch máu. Áo cơ dày
nhất ở cổ tử cung. Lớp cuối cùng là lớp niêm mạc có màu hồng, với nhiều tế bào
tiết dịch nhầy và có lông mao, khi cơ hoạt động các tiêm mao đẩy dịch nhầy về phía
sau.
Chức năng của tử cung: tiếp nhận tinh trùng của chó đực, vận chuyển tinh
trùng đến ống dẫn trứng, cung cấp môi trường thuận lợi cho sự định vị và phát triển
của phôi thai trong suốt giai đoạn mang thai. Bảo vệ bào thai và tống thai ra ngoài.
2.1.2.5 Dây rộng
Là những nếp gấp phúc mô có nhiệm vụ treo các cơ quan sinh dục bên
trong, ngoại trừ âm đạo, âm hộ và gồm
Màng treo tử cung bắt nguồn từ phần bên xương chậu và vùng dưới thắt
lưng để bám vào cạnh của đoạn trước âm đạo, cổ tử cung, thân tử cung và sừng tử
cung tương ứng. Màng treo ống dẫn trứng là phần nối tiếp phần trên để bám vào các
ống dẫn trứng và tạo với màng treo buồng trứng thành túi buồng trứng. Màng treo
buồng trứng là phần dây rộng là thành vách phía trong của túi buồng trứng. Túi
buồng trứng là túi phúc mô mỏng, thành bao bọc và chứa đựng buồng trứng, túi
thông vào xoang phúc mô qua một khe hẹp ở mặt trong.
2.1.2.6 Buồng trứng
Là nơi sản xuất trứng (noãn sào), buồng trứng có nhiệm vụ tổng hợp và phân
tiết hormone sinh dục cái. Buồng trứng hình bầu dục nằm trong túi buồng trứng,
nằm ở hai bên trong xoang bụng và nằm phía sau thận. Mỗi buồng trứng được nối
với tử cung bằng một dây riêng. Buồng trứng bên phải nằm về phía trước so với
buồng trứng bên trái. Mặt ngoài của buồng trứng tròn lồi, mặt trong là đường đi của
mạch máu, dây thần kinh gọi là tể noãn. Buồng trứng dính chặt với thắt lưng nhờ
vào phần trước của dây chằng rộng tử cung là màng treo buồng trứng.
Buồng trứng có hệ thống mô liên kết, trên đó có nhiều nang noãn chứa noãn
ở nhiều giai đoạn phát triển khác nhau. Các noãn còn non có nhiều lớp tế bào bao

5



bọc, bên trong chứa dịch nang. Noãn chín hay trưởng thành có kích thước lớn, lớp
bao bên ngoài mỏng dần do các lớp tế bào tiêu biến, có chứa dịch chất và trồi lên bề
mặt của buồng trứng gọi là noãn De Graaf (trích dẫn Phan Quang Bá, 2007). Khi
nang noãn vỡ các chất dịch thoát ra cùng với noãn bào, hiện tượng này gọi là sự
xuất noãn. Sau khi xuất noãn, xoang của nang noãn sẽ đông máu gọi là hồng thể.
Sau đó lớp tế bào của nang phát triển và thành lập hoàng thể. Nếu không có sự thụ
tinh thì hoàng thể sẽ thoái hóa dần, mô liên kết phát triển thành sẹo có màu trắng
hay nâu nhạt, được gọi là bạch thể (trích dẫn Lâm Thị Thu Hương, 2005).
2.1.2.7 Ống dẫn trứng
Đây là một ống ngoằn ngoèo, nối từ buồng trứng đến tử cung. Phần nối với
buồng trứng loe rộng có dạng hình phễu gọi là vòi Fallope, phần nối với tử cung gọi
là vòi tử cung. Ống có chức năng vận chuyển noãn bào từ buồng trứng đến vị trí thụ
tinh, hỗ trợ cho sự di chuyển của tinh trùng, cung cấp môi trường cho sự phát triển
của hợp tử, giúp vận chuyển hợp tử đến vị trí ở sừng tử cung.
Cấu tạo ống dẫn trứng chia làm ba phần: phần phễu hay vòi Fallope tiếp xúc
và bao bọc buồng trứng bằng những tua vòi. Vào giai đoạn xuất noãn, phần phễu sẽ
bao chặt buồng trứng và di chuyển đến vị trí nang Graff để hứng các noãn bào rụng.
Phần thứ hai là phần rộng ở vị trí 1/3 ống dẫn trứng, nơi đây xảy ra hiện tượng thụ
tinh. Sau cùng là phần eo nối tiếp với sừng tử cung có cấu tạo bởi lớp cơ trơn dày
giúp di chuyển trứng đã thụ tinh đi về phía sừng tử cung.

Hình 2.1 Cấu tạo cơ quan sinh dục chó cái (Kim Tiêm, 2010)

6


2.1.2.8 Nhũ tuyến
Có nguồn gốc là tuyến da, hoạt động liên hệ chặt chẽ với các cơ quan sinh
dục. Trên chó có khoảng 4 đôi vú từ ngực tới bẹn, mỗi núm vú có 8 – 12 bể sữa.

Mỗi tuyến vú là sự tập hợp của 10 - 15 chùm tuyến nhỏ (có ống tiết riêng biệt) nằm
xen kẽ trong lớp mô liên kết của vú. Bên ngoài của một tuyến vú có hình nón, đáy
liên kết với thành bụng, đỉnh hướng xuống dưới và tận cùng bằng núm vú, núm vú
là nơi thông ra ngoài cùa tuyến vú. Máu đến vú từ động mạch thẹn, sau đó theo các
tĩnh mạch thẹn rồi đổ về tĩnh mạch chủ sau. Ngoài ra, tuyến vú còn có sự chi phối
của mạch máu vùng ngực và bụng.
2.1.3 Cấu tạo của xương chậu
Xương chậu gồm xương hông, xương tọa và xương mu. Ba xương này hội tụ
tại hõm chén, là chỗ khớp với xương đùi. Hai xương chậu khớp nhau ở dưới, ở
khớp tọa mu. Phía trên và phía dưới, hai xương chậu khớp với xương thiêng tạo nên
miền bồn là nơi chứa các cơ quan trọng chủ yếu của bộ máy niệu dục và tiêu hóa.
Các biến dạng về khung xương chậu đều ảnh hưởng tới việc sinh đẻ của chó cái.

7


2.2

ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ CỦA CHÓ
Bảng 2.1 Những chỉ tiêu sinh lý sinh sản của chó cái

Stt

Chỉ tiêu

Bình quân
0

Biến động
36,7 - 40,40C


1

Thân nhiệt đo ở trực tràng (2)

38,9 C

2

Nhịp thở (2)

15 – 18 lần / phút 70

-

3

Nhịp tim (2)

– 100 lần/ phút

-

4

Tuổi trưởng thành (2)

1 năm

5


Tuổi thành thục (1)

10 tháng

6

Thời gian động dục (1)

8 ngày

7

Khoảng cách giữa hai kỳ động dục

6 – 8 tháng

8

Số con / lứa của giống có tầm vóc :

7 – 13 tháng
6 – 10 ngày
5 – 11 tháng

+ Nhỏ (1)

3 – 4 con

+ Trung bình (1)


6 – 7con

2 – 10 con

+ Lớn (1)

7 – 8 con

3 – 15 con

9

Thời gian cho sữa(1)

6 tuần

5 – 8 tuần

10

Thời gian dứt sữa(2)

8 – 9 tuần

-

11

Mùa phối giống (1)


Tháng 1, 12

-

12

Tuổi thọ (2)

13 – 17 năm

Tới 34 năm

13

Ngày phối giống tốt nhất (3)

1 – 5 con

Ngày thứ 9 – 13 của
chu kỳ động dục

14

Thời gian mang thai (1)

62 – 63 ngày

59 – 66 ngày


15

Quang kỳ của mùa sinh sản (3)

Tăng và kéo dài

16

Cơ chế xuất noãn (3)

Ngẫu nhiên

17

Thời điểm xuất noãn (3)

Ngày đầu hoặc ngày
thứ hai của chu kỳ

(1)

Theo Spira H.R. (1998)

(2)

Theo John B.Smith and Soesanto Mangkoewidjojo (1987)
( trích dẫn bởi Lê Văn Thọ, 2006)

(3)


Theo Trần Thị Dân và Dương Nguyên Khang (2006)

8


2.3 CHU KỲ ĐỘNG DỤC Ở CHÓ CÁI
Chu kỳ động dục ở chó cái xuất hiện lần đầu khi chó được 12 tháng tuổi. Những
chó nhỏ vóc có thề bắt đầu động dục lúc 6 – 9 tháng tuổi, tuy nhiên trên một số
giống chó lớn con, chu kỳ động dục có thể bắt đầu lúc 2 năm tuổi. Mỗi năm có 2
mùa lên giống, mỗi mùa cách nhau 6 tháng, thường xảy ra vào mùa xuân và mùa
thu. Theo Feldman và Nelson (1996), khoảng thời gian của các chu kỳ động dục tùy
theo giống, điều kiện chăm sóc, quản lý, dinh dưỡng và bệnh lý.
Nelson (1998) đã chia thời kỳ động dục gồm 4 giai đoạn thể hiện ở Bảng 2.2
(trích dẫn bởi Đỗ Hiếu Liêm, 2006)
Tuy nhiên chó cái còn có những giai đoạn động dục bất thường như giai đoạn trước
động dục kéo dài, giai đoạn động dục kéo dài, hay giai đoạn nghỉ ngơi dai dẳng, làm
kéo dài thời gian giữa hai chu kỳ động dục hay ngược lại cũng xảy ra hiện tượng rút
ngắn thời gian giữa hai chu kỳ động dục.
2.4 SỰ MANG THAI
Rất khó để thấy được sự thay đổi trên chó cái tháng đầu sau khi phối giống,
thường gần sinh có bụng to. Chó càng ít thai (dưới 4 con với các giống chó to:
Berger, Rottweiler, Labrador, Golden,…dưới 2 con với Miniature Bull Terrier, Nhật,
Bắc Kinh, Chihuahua,…) thì thời gian mang thai càng dài. Chó mang thai trung
bình 58-63 ngày, trong 30 ngày đầu thai chưa rõ, sau 30 ngày ta có thể chẩn đoán
bằng siêu âm, sau 49 ngày có thể kiểm tra bằng siêu âm hoặc X - Quang. Theo
Nguyễn Văn Thành (2004), khi chó mang thai 5 – 6 tuần cần thức ăn tăng dần từ
1/3 – 1/2 so với nhu cầu bình thường vì bữa ăn rất cần cho sự phát triển của bào
thai, căn bản là phải tăng nguồn protein - vitamin - nơi yên tĩnh cho chó mẹ.

9



Bảng 2.2 Các dấu hiệu sinh lý của chó cái trong chu kỳ động dục
Giai đoạn

Trước động dục

Thời gian

6 – 11 ngày, trung bình 9 ngày,

Động dục
9 – 18 ngày

Sau động dục

Nghỉ ngơi

60 ngày

3 – 5 ngày

có thể 2 – 3 ngày và có thể 25
ngày
Sinh lý

Đây là pha đầu tiên, kích thích

Sự xuất noãn có thể xảy ra


Tử cung trở lại trạng

Cơ quan

tố được sản sinh bởi buồng

từ 1 đến 2 ngày trước khi

thái nghỉ ngơi. Sự sản

sinh dục

trứng và tử cung chuẩn bị mang

bước qua động dục.

sinh noãn bào ngừng

không hoạt

lại.

động.

thai.
Dấu hiệu

Âm hộ sưng, cương cứng, thải

Âm hộ mềm, dịch thải có


Âm hộ trở về trạng

Không có

dịch có lẫn máu và thay đổi

máu và trong hơn.

thái bình thường và

dấu hiệu

chấm dứt thải dịch.

đặc biệt

theo cá thể.
Kích thích tố

Nồng độ estrogen trong máu

Nồng độ estrogen giảm,

Nồng độ estrogen

Estrogen và

tăng dần và đạt đỉnh vào ngày


progesterone tăng dần.

giảm, progesterone

progesterone

thứ nhất đến thứ hai của giai

Progesterone vượt quá

giảm vào giữa giai

< 1 ng/ml

đoạn động dục.

1ng/ml chỉ định chó cái ở

đoạn.

giai đoạn động dục.
Hành vi

Trong suốt giai đoạn, chó cái

Đây là pha“động dục đứng

có những biểu hiện cảm ứng

ì”, chó cái thường xuyên


bình

với chó đực qua pheromone,

đứng yên với tư thế phía sau

thường

quậy phá các chó khác nhưng

hạ thấp khi chó đực ngửi

không cho chó đực phối. Chó

phần âm môn, đuôi cong lên

cái có thể gầm gừ, nhe nanh,

về một phía để lộ cơ quan

cắn lại hoặc cụp đuôi giữa hai sinh dục ra ngoài. Chó cái đã
chân che âm hộ.

sẵn sàng cho phối.

10

Từ chối chó đực.


Hành vi


Hình 2.2 Bào thai chó con đã phát triển hoàn chỉnh. (Chinn P., 2010)
2.5 SỰ SINH ĐẺ
2.5.1 Dấu hiệu chó sắp sinh
Theo Feldman (1987), hai ba ngày trước dự kiến sinh, ta có thể kiểm tra thân
nhiệt mỗi buổi sáng. Khoảng 12 – 18 giờ trước khi sinh, thân nhiệt chó mẹ hạ từ
nhiệt độ bình thường (38,50C) xuống còn 37,50C hoặc thấp hơn. Tuy nhiên trong
một số trường hợp thì thân nhiệt chó vẫn bình thường. Từ 12 – 24 giờ trước khi sinh,
chó mẹ trở nên bồn chồn, bứt rứt, hay cào cấu, có thể thấy xuất hiện sữa đầu, bỏ ăn,
chảy dịch màu hồng nhạt, dịch nhờn từ âm hộ.
2.5.2 Những giai đoạn của quá trình đẻ
Giai đoạn 1: Mở tử cung
Bắt đầu bằng co thắt tử cung và kết thúc bằng sự mở hoàn toàn của cổ tử cung.
Chó mẹ có biểu hiện: bồn chồn, bỏ ăn, sợ sệt, thở nhanh, ói, tìm vị trí để làm ổ.
Theo Nguyễn Văn Thành (2004), trên một số giống chó thì giai đoạn này không
quan trọng, tuy nhiên vài giống chó giai đọan này kéo dài 3 - 24 giờ, đặc biệt ở
những thú đẻ lần đầu có thể kéo dài đến 36 giờ thai được di chuyển đến xương bồn
chậu, màng nhau đến cổ tử cung mới rách.

11


Ở giai đoạn này thân nhiệt thú thường thấp hơn bình thường, âm đạo và cổ tử cung
giãn nở, thân nhiệt thú giảm do sự giảm hàm lượng progesterone trong máu.
Giai đoạn 2: Tống thai
Cổ tử cung mở hoàn toàn, thai đầu tiên đi qua cổ tử cung, kết thúc bằng thai
cuối cùng được sinh ra. Thời gian giai đoạn 2 tùy thuộc vào số lượng chó con.
Thường kéo dài 6 – 12 giờ. Khi chó con đầu tiên đến vùng xương bồn chậu, thì cơn

rặn đẻ mạnh hơn, bàng quang trống, màng nhau rách tạo sự trơn trượt đường sinh
dục. Nếu tống thai có cả bọc nhau chó mẹ sẽ dùng răng cắn xé ăn lại bọc nhau và
dây rốn. Chó con thứ hai được sinh ra sau đó có đôi khi cách nhau đến 2 giờ. Có ba
dấu hiệu cho biết chó mẹ đã vào giai đoạn 2 của quá trình sanh: có sự chảy dịch thai
ở âm hộ, thành bụng co thắt, thân nhiệt trở về bình thường (Theo Cathrina Linde
Foesberg và Annelie Eneroth, 1994).
Giai đoạn 3: Tống nhau
Sau mỗi lần tống thai 15 phút, nhau thường được tống ra, một vài trường hợp
có thể tống ra cùng với chó con kế tiếp, đôi khi ra cả bọc nhau chứa chó con bên
trong.
2.6 MỘT SỐ BỆNH/ CHỨNG SẢN KHOA GẶP TRÊN CHÓ CÁI
2.6.1 Sự đẻ khó
2.6.1.1 Định nghĩa
Theo Darvelid và Linde Forberg (1994), đẻ khó là biểu hiện rối loạn sinh lý
sinh sản ở chó cái trong giai đoạn sinh đẻ mà cơ thể chó mẹ không có khả năng để
tự tống thai, nhau ra ngoài.
Những dấu hiệu của sự đẻ khó là chó mẹ cố gắng rặn để tống thai kéo dài
hơn 30 phút nhưng không tống thai được. Hoặc thời gian chờ đẻ giữa 2 thai lâu hơn
4 giờ. Chó mẹ không rặn đẻ, mệt mỏi kết hợp thân nhiệt cao hơn 39,50C hoặc thấp
hơn 37,50C. Âm đạo chó mẹ tiết ra dịch màu xanh đậm hoặc dịch nhầy có máu
trước khi đẻ con đầu tiên.
Đẻ khó hiếm khi xảy ra ở những chó khỏe mạnh, thể trạng tốt. Tuy nhiên nó
thường xảy ra ở những chó cái mập, béo phì.

12


×