Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ MẶN LÊN SỰ TĂNG TRƯỞNG VÀ TỈ LỆ SỐNG CỦA CÁ LĂNG NHA (Mystus wyckioides Chaux và Fang, 1949)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (773.35 KB, 71 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA THỦY SẢN
---oOo---

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ MẶN LÊN SỰ TĂNG TRƯỞNG
VÀ TỈ LỆ SỐNG CỦA CÁ LĂNG NHA
(Mystus wyckioides Chaux và Fang, 1949)

Ngành
: NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Niên khóa
: 2006 - 2010
Sinh viên thực hiện : NGUYỄN LÂM NHỊ LONG

Tháng 08/2010


ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ MẶN LÊN SỰ TĂNG TRƯỞNG
VÀ TỈ LỆ SỐNG CỦA CÁ LĂNG NHA
(Mystus wyckioides Chaux và Fang, 1949)

Thực hiện bởi

NGUYỄN LÂM NHỊ LONG

Khóa luận được đệ trình để hoàn tất yêu cầu cấp bằng Kỹ Sư Nuôi Trồng Thủy Sản

Giáo viên hướng dẫn: TS. NGUYỄN PHÚ HÒA



Tháng 8 năm 2010

i


TÓM TẮT
Đề tài “Ảnh hưởng của độ mặn lên sự sinh trưởng và tỉ lệ sống của cá lăng nha
(Mystus wyckioides)” đã được thực hiện tại trại thực nghiệm của Khoa Thủy Sản thuộc
Trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM từ tháng 05/2010 đến tháng 07/2010. Thí
nghiệm gồm 5 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần và được bố trí hoàn
toàn ngẫu nhiên trên cá có trọng lượng trung bình 1,3 g, chiều dài trung bình 5,02 cm.
Nghiên cứu này nuôi cá ở độ mặn 0‰ (nghiệm thức 1), 6‰ (nghiệm thức 2),
8‰ (nghiệm thức 3), 10‰ (nghiệm thức 4), 12‰ (nghiệm thức 5).
Kết quả thu được sau thí nghiệm như sau:
 Tỉ lệ sống trung bình giữa các nghiệm thức 1, 2, 3 sai biệt không có ý nghĩa về
thống kê (P > 0,05), còn tỉ lệ sống trung bình giữa nhóm nghiệm thức 1, 2, 3 và nhóm
nghiệm thức 4, 5 sai biệt có ý nghĩa về thống kê (P < 0,05), tỉ lệ sống trung bình giữa 2
nghiệm thức 4, 5 cũng sai biệt có ý nghĩa về thống kê (P < 0,05). Trong đó, tỉ lệ sống
trung bình cao nhất là các nghiệm thức 1, 2, 3 (đều là 100%), còn thấp nhất là
nghiệm thức 5 (0%).
 Tăng trọng hằng ngày (DWG), tốc độ tăng trưởng đặc biệt (SGR), sự tăng trọng
(WG) của cá thí nghiệm cũng như trọng lượng trung bình (Wt), chiều dài trung bình
(Lt) của cá khi kết thúc thí nghiệm giữa các nghiệm thức 1, 2 với nhau và giữa các
nghiệm thức 3, 4 với nhau sai biệt không có ý nghĩa về thống kê (P > 0,05), còn giữa
nhóm nghiệm thức 1, 2 với nhóm nghiệm thức 3, 4 sai biệt có ý nghĩa về thống kê
(P < 0,05), ngoại trừ 2 chỉ tiêu tăng trọng hằng ngày (SGR) và sự tăng trọng (WG) của
cá ở nghiệm thức 3 là sai biệt không có ý nghĩa về thống kê so với nhóm nghiệm 1, 2
(P > 0,05).
 FCR của cá ở các nghiệm thức dao động từ 1,33 – 3,50. Theo kết quả thống kê,

FCR của cá giữa các nghiệm thức 1, 2, 3, 4 sai biệt không có ý nghĩa về thống kê
(P > 0,05).
 Hệ số biến động về trọng lượng (CvW) và hệ số biến động về chiều dài (CvL)
của cá có xu hướng tăng dần theo độ mặn nhưng theo kết quả thống kê thì sự sai biệt
không rõ rệt ở các nghiệm thức 1, 2, 3, 4.
ii


LỜI CẢM TẠ

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
Ban Giám hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh.
Ban Chủ nhiệm và quý Thầy Cô Khoa Thủy Sản Đại Học Nông Lâm Thành
phố Hồ Chí Minh.
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến cô Nguyễn Phú Hòa đã tận tình
hướng dẫn, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian làm đề tài.
Xin cảm ơn gia đình thân yêu chia sẻ giúp đỡ tạo mọi điệu kiện thuận lợi về vật
chất và tinh thần trong những năm tháng học tập trên giảng đường đại học cũng như
suốt quá trình làm khóa luận tốt nghiệp.
Cảm ơn các bạn, các anh chị làm đề tài và toàn thể anh em trong Trại Thực
Nghiệm Thủy Sản đã giúp đỡ tôi trong quá trình làm đề tài.
Cảm ơn các tác giả những tài liệu mà tôi đã sử dụng trong suốt quá trình thực
hiện khóa luận tốt nghiệp này.
Do có những hạn chế về mặt thời gian và kiến thức nên khóa luận không thể
tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý
Thầy Cô, anh chị và các đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn.

iii



MỤC LỤC
Đề mục

Trang

Trang tựa

i

Tóm tắt

ii

Lời cảm tạ

iii

Mục lục

iv

Danh sách chữ viết tắt

vi

Danh sách các hình và sơ đồ

vii

Danh sách các bảng


viii

Danh sách các biểu đồ

ix

Chương 1. MỞ ĐẦU

1

1.1 Đặt vấn đề

1

1.2 Mục tiêu của đề tài

2

Chương 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3

2.1 Đặc điểm sinh học cá lăng nha

3

2.1.1 Phân loại

3


2.1.2 Đặc điểm hình thái

3

2.1.3 Phân bố, tập tính sống

4

2.1.4 Đặc điểm sinh sản

4

2.1.4.1 Mùa vụ sinh sản

4

2.1.4.2 Phân biệt đực, cái

5

2.1.4.3 Sức sinh sản

5

2.1.5 Đặc điểm sinh trưởng, tập tính dinh dưỡng

5

2.2 Độ mặn, tổng quan về áp suất thẩm thấu


6

2.2.1 Độ mặn

6

2.2.2 Tổng quan về áp suất thẩm thấu

7

2.3 Tổng quan về tình hình nghiên cứu về ảnh hưởng của độ mặn lên một số loài
thủy sản

8

iv


Chương 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

10

3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài

10

3.2 Dụng cụ thí nghiệm

10


3.3 Đối tượng thí nghiệm

11

3.4 Phương pháp bố trí thí nghiệm

11

3.5 Chăm sóc và quản lý

13

3.6 Phân tích các chỉ tiêu tỉ lệ sống, tăng trưởng

14

3.7 Phương pháp thu thập, xử lý số liệu

15

Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

16

4.1 Kết quả chất lượng nước trong quá trình thí nghiệm

16

4.1.1 Nhiệt độ


16

4.1.2 Hàm lượng Oxy hòa tan

18

4.1.3 Độ pH

19

4.1.4 Ammonia

20

4.2 Tỉ lệ sống, sự tăng trưởng của cá lăng nha ở các độ mặn khác nhau

20

4.2.1 Tỉ lệ sống

20

4.2.2 Tăng trưởng của cá thí nghiệm

22

4.2.3 Hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) của cá lăng nha ở các độ mặn khác nhau

27


4.2.4 Tỉ lệ phân đàn

28

Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

29

5.1 Kết luận

29

5.2 Đề nghị

29

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

v


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
TB

Trung bình

NT


Nghiệm thức

SD

Standard Deviation

Độ lệch chuẩn

DO

Dissolved oxygen

Hàm lượng oxy hòa tan

SR

Survival rate

Tỉ lệ sống

W

Weight

Trọng lượng

L

Length


Chiều dài

WG

Weight gain

Tăng trọng

DWG

Daily weight gain

Tăng trọng hằng ngày

SGR

Specific growth rates

Tốc độ tăng trưởng đặc biệt

FCR

Food conversion ratio

Hệ số biến đổi thức ăn

Cv

Coefficient of variation


Hệ số biến động

vi


DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ
Hình

Nội dung

Trang

Hình 2.1

Hình dạng ngoài cá lăng nha

Hình 3.1

Cá lúc bố trí thí nghiệm

11

Sơ đồ 3.2

Sơ đồ hệ thống bố trí thí nghiệm

12

Hình 3.3


Hệ thống bố trí thí nghiệm

13

Hình 3.4

Thức ăn viên của công ty TOMBOY

13

vii

3


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng

Nội dung

Trang

Bảng 4.1

Các yếu tố môi trường nước trong thời gian tiến hành thí nghiệm

16

Bảng 4.2


Tỉ lệ sống

21

Bảng 4.3

Sự tăng trưởng về trọng lượng của cá

23

Bảng 4.4

Sự tăng trưởng về chiều dài của cá

24

Bảng 4.5

FCR của cá thí nghiệm ở các nghiệm thức

27

Bảng 4.6

Hệ số biến động về trọng lượng (CvW) và chiều dài (CvL) của cá sau

thí nghiệm

28


viii


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ

Nội dung

Trang

Biểu đồ 4.1

Biến động nhiệt độ vào buổi sáng ở các nghiệm thức

17

Biểu đồ 4.2

Biến động nhiệt độ vào buổi chiều ở các nghiệm thức

17

Biểu đồ 4.3

Biến động DO vào buổi sáng ở các nghiệm thức

18

Biểu đồ 4.4


Biến động DO vào buổi chiều ở các nghiệm thức

18

Biểu đồ 4.5

Biến động pH vào buổi sáng ở các nghiệm thức

19

Biểu đồ 4.6

Biến động pH vào buổi chiều ở các nghiệm thức

19

Biểu đồ 4.7

Tăng trưởng về trọng lượng của cá

24

Biểu đồ 4.8

Tăng trưởng về chiều dài của cá

25

ix



Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Cá lăng nha (Mystus wyckioides) là một đối tượng có giá trị kinh tế cao, kích
thước lớn, tốc độ tăng trưởng nhanh, thịt trắng, dai, ngon, không xương dăm, được
nhiều người ưa chuộng và tương đối dễ nuôi. Đây là loài cá nhiệt đới, hiện diện ở miền
Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long. Cá lăng nha đang mở ra một triển vọng
mới trong nghề nuôi thủy sản ở các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long nói riêng và cả
nước nói chung. Tuy nhiên, để nghề nuôi cá lăng phát triển mà không bị rơi vào cảnh
khủng hoảng thừa rồi bấp bênh như đã từng xảy ra của cá tra, cá basa thì nhà nước,
ngành chức năng cần có chính sách phát triển hợp lý như: hỗ trợ vốn, kỹ thuật, tổ chức
đầu ra, quy hoạch vùng nuôi hợp lý, xây dựng thương hiệu xuất khẩu…
Từ khi quy trình kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo cá lăng nha được hoàn thiện
vào năm 2005 (Bùi Thị Hoàng Oanh và Trần Thanh Luôn, 2005) cho đến nay đã dần
đáp ứng được nhu cầu con giống cho người dân phục vụ cho nhu cầu nuôi thương
phẩm và cũng đã có rất nhiều đề tài khác nghiên cứu về cá lăng nha như: nghiên cứu
sử dụng thức ăn tự chế để ương nuôi cá lăng nha (Trần Thị Kim Thơ, 2005), khảo sát
ảnh hưởng của thức ăn lên sự tăng trưởng của cá lăng nha (Lê Đại Quan, 2004)... Tuy
nhiên, trong thời gian qua, vẫn chưa có những nghiên cứu đánh giá khả năng nuôi cá
lăng nha ở vùng nước lợ phục vụ nhu cầu nuôi thương phẩm của người dân ở những
vùng này vì đây là loài cá có giá trị kinh tế cao. Cho nên, việc tìm hiểu ảnh hưởng của
độ mặn lên sự tăng trưởng và tỉ lệ sống của cá lăng nha là điều cần thiết.
Xuất phát từ mục tiêu trên, được sự phân công của Khoa Thủy Sản Trường Đại
Học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh, chúng tôi thực hiện đề tài: “Ảnh hưởng của độ mặn
lên sự tăng trưởng và tỉ lệ sống của cá lăng nha”.

1



1.2 Mục tiêu của đề tài
Đánh giá tỉ lệ sống và sự tăng trưởng của cá lăng nha ở các độ mặn 0‰, 6‰,
8‰, 10‰ và 12‰.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Đặc điểm sinh học cá lăng nha
2.1.1 Phân loại
Bộ: Siluriformes
Họ: Bagridae
Giống: Mystus
Loài: Mystus wyckioides Chaux và Fang, 1949
Tên tiếng Anh: Red tail catfish
Tên Việt Nam: cá lăng nha, cá lăng đuôi đỏ

Hình 2.1: Hình dạng ngoài cá lăng nha.
2.1.2 Đặc điểm hình thái
Cá lăng nha có thân dài, đầu dẹp ngang, số lược mang 11-15, đuôi dẹp bên. Cá
có bốn đôi râu: một đôi râu mũi kéo dài tới mắt, hai đôi râu cằm, một đôi râu hàm trên
rất dài đến giữa vây hậu môn. Miệng cá ở dưới rộng hướng ra phía trước. Môi trên của
cá dày và nhô hơn môi dưới, hàm trên và hàm dưới đều có răng nhỏ, nhọn. Khoảng
cách hai ổ mắt rộng, khe mang rộng, màng mang tách khỏi eo mang. Vây lưng và vây
ngực của cá có tia cứng, tia cứng vây ngực to, khỏe, phía sau có răng cưa nhưng tia
3


cứng ở vây lưng nhỏ và được bao phủ bởi lớp da không có răng cưa. Thân cá có màu

xám hoặc xanh đen. Vây đuôi và mép các vây của cá như vây lưng, vây ngực, vây
bụng, vây hậu môn có màu đỏ. Mép vây lưng kéo dài đụng gốc vây mỡ. Râu hàm trên
của cá có màu trắng đục và to (Chaux và Fang, 1949; trích bởi Lê Đại Quan, 2004).
2.1.3 Phân bố, tập tính sống
Theo Mai Thị Kim Dung (1998) cá lăng nha phân bố rộng rãi, hiện diện ở hầu
hết các nước Đông Nam Á, Châu Á.
Theo Smith, 1945 (trích bởi Lê Đại Quan, 2004) cá lăng nha phân bố rộng rãi ở
Ấn Độ và nhiều nước Đông Nam Á. Chúng phân bố chủ yếu ở các con sông lớn từ
thượng nguồn đến tận vùng cửa sông.
Theo Mai Đình Yên và ctv. (1992), cá lăng nha gần như phân bố rộng rãi ở các
sông rạch thuộc miền Nam Việt Nam.
Cá lăng nha được tìm thấy trên các sông lớn và lưu vực sông Mê Kông, đôi khi
gặp ở Tonlé Sap và hạ lưu sông Mê Kông (Rainboth, 1996; trích bởi Đào Dương
Thanh, 2004).
Cá lăng nha sống ở tầng đáy, sống thành đàn nơi có nước chảy nhẹ. Cá lăng nha
không có cơ quan hô hấp phụ, cá thích tối, thích hoạt động và bắt mồi về đêm. Nhiệt
độ thích hợp cho cá 24 - 36oC (tốt nhất 28 – 32oC), hàm lượng DO từ 3 mg/L trở lên
(Ngô Văn Ngọc, 2008), pH thích hợp cho cá nuôi là 6,5 – 9,0 (theo Swingle, 1989;
trích bởi Nguyễn Quốc Việt, 2009)
2.1.4 Đặc điểm sinh sản
2.1.4.1 Mùa vụ sinh sản
Theo Rainboth (1996; trích bởi Lê Đại Quan, 2004) thì cá lăng tìm vào những
vùng ngập nước để sinh sản. Ở Tonlé Sap cá được tìm thấy vào khoảng tháng 8 và
khoảng từ tháng 10 – 12 cá con trở ra sông.
Theo Mai Thị Kim Dung (1998) cá lăng nha có thể tham gia sinh sản ở kích
thước 32 cm và mùa vụ sinh sản kéo dài quanh năm, không xác định.
Theo Ngô Văn Ngọc (2008), mùa vụ sinh sản của cá lăng nha có thể từ tháng 3
đến tháng 11, thời gian tái phát dục của cá lăng nha là 2,5 tháng. Với điều kiện nuôi
nhân tạo có thể cho cá sinh sản quanh năm.


4


2.1.4.2 Phân biệt đực, cái
Cá cái có phần bụng to, mềm đều khi ta chạm vào và bè ra hai bên nếu nhìn
thẳng từ trên xuống, có lỗ sinh dục hình tròn màu hồng và hơi lồi ra.
Cá đực có gai sinh dục dài và nhọn ở đầu mút, khi thành thục đầu mút ửng
hồng.
2.1.4.3 Sức sinh sản
Cá lăng nha đẻ trứng dính vào các vật thể chìm trong nước.
Theo Phạm Báu và Nguyễn Đức Tuân (1998; trích bởi Đào Dương Thanh,
2004), cá lăng có sức sinh sản thấp, hệ số thành thục trung bình 7,48%, sức sinh sản
tuyệt đối tăng theo tuổi, cá từ 3 – 11 tuổi đạt 6.342 – 54.575 trứng, sức sinh sản tương
đối trung bình đạt 3.750 trứng/kg cá cái.
Ngô Văn Ngọc (2008) đã công bố sức sinh sản thực tế của cá lăng nha thấp hơn
nhiều so với cá lăng vàng và cá lăng hầm, cụ thể từ 15.000 – 20.000 trứng/kg cá cái
(sức sinh sản của cá lăng vàng từ 126.364 – 142.000 trứng/kg cá cái, của cá lăng hầm
từ 35.000 – 40.000 trứng/kg cá cái). Thời gian phát triển phôi của cá lăng nha từ 24 –
26 giờ, của cá lăng vàng từ 18 – 20 giờ, của cá lăng hầm và lăng nghệ từ 20 – 22 giờ.
2.1.5 Đặc điểm sinh trưởng, tập tính dinh dưỡng
Theo Mai Đình Yên và ctv. (1992), họ Bagridae có kích cỡ tối đa đạt 80 cm.
Theo Smith (1945; trích bởi Đào Dương Thanh, 2004), giống Mystus trong tự nhiên có
thể đạt kích thước hơn 60 cm, nhưng chiều dài thông thường từ 25 – 30 cm. Theo Ngô
Văn Ngọc (2008), sau 1 năm nuôi cá lăng nha đạt trọng lượng 1,1 - 1,4 kg/con (tăng
trọng nhanh vào năm hai).
Cá lăng nha được xếp vào nhóm cá dữ (Sterba, 1962; trích bởi Mai Thị Kim
Dung, 1998). Theo Ngô Văn Ngọc (2008) cá 3 ngày tuổi tiêu hết noãn hoàng, biết ăn
phiêu sinh động vật; cá 5 ngày tuổi, ngoài ăn phiêu sinh động vật ra, cá còn ăn được
trùn chỉ; cá 20 ngày tuổi ăn ấu trùng côn trùng, tôm tép con, thịt cá và thức ăn viên
nổi; cá lăng nha là loài cá hoạt động và kiếm ăn mạnh về đêm.


5


2.2 Độ mặn, tổng quan về áp suất thẩm thấu
2.2.1 Độ mặn
Độ mặn là nồng độ của tất cả các muối khoáng có trong nước. Ký hiệu: S‰ và
đơn vị ppt, ‰ hay g/L.
Nước được chia theo độ mặn tùy từng tác giả. Chẳng hạn:
 Theo Fast, 1986 (trích bởi Nguyễn Phú Hoà, 2000).
 Nước ngọt < 0,5‰
 Oligohaline 0,5 – 3‰
 Mesohaline 3 – 16,5‰
 Polyhaline 16,5 – 30‰
 Marine 30 – 40‰
 Hyperhaline > 40‰
 Nước lợ (brackishwater) dao động trong khoảng 0,5 - 30‰ và biến động
tùy theo mùa.
 Theo Zemop, 1934 (trích bởi Nguyễn Trường Sinh, 2008).
 Nước ngọt 0,2 – 0,5‰
 Nước lợ 0,5 – 16‰
 Nước mặn 16 – 47‰
 Nước quá mặn > 47‰
Độ mặn ảnh hưởng trực tiếp đến việc điều hòa áp suất thẩm thấu của thủy sinh
vật.
Độ mặn của vùng nước phụ thuộc vào vị trí địa lý và khí hậu của vùng đó. Độ
mặn là nguyên nhân di cư sinh sản của một số loài ( cá hồi…) (Nguyễn Trường Sinh,
2008).
Các thay đổi độ mặn vượt ra ngoài giới hạn thích ứng của cá, tôm nuôi đều gây
ra các phản ứng sốc của cơ thể, làm giảm khả năng đề kháng bệnh của cá tôm nuôi.

Khi độ mặn thay đổi hơn 10‰ trong thời gian vài phút hay vài giờ thì cá và giáp xác
không có khả năng chịu đựng được, giới hạn thay đổi độ mặn không vượt quá 5‰
trong ngày. Cần phải thuần hóa cá, tôm để tránh gây sốc và chết (Nguyễn Trường
Sinh, 2008).
6


2.2.2 Tổng quan về áp suất thẩm thấu
Mỗi loài động vật thủy sản có một môi trường sống với độ mặn thích hợp, trong
môi trường đó đôi khi cơ thể phải điều hòa áp suất thẩm thấu do sự thay đổi của điều
kiện tự nhiên hoặc do sự thuần hóa của con người cũng đòi hỏi cơ thể phải có sự điều
hòa để có thể thích nghi và tồn tại trong môi trường sống mới. Chúng sẽ phải tiêu tốn
một năng lượng nhất định cho quá trình điều hòa này (Nguyễn Hương Thùy, 2010).
Thẩm thấu là hiện tượng dịch chuyển của nước từ dung dịch có nồng độ thấp
đến dung dịch có nồng độ cao qua màng bán thấm. Hiện tượng thẩm thấu tạo ra áp
suất thủy tĩnh lên màng bán thấm. Khi tế bào sinh học trong môi trường nhược trương,
nước sẽ xâm nhập vào tế bào qua màng tế bào làm cho tế bào trương nước. Ngược lại,
khi tế bào trong môi trường ưu trương thì tế bào co lại do bị mất nước qua màng tế
bào. Thể tích tế bào không thay đổi trong môi trường đẳng trương (Nguyễn Hương
Thùy, 2010).
Áp suất thẩm thấu là áp suất thủy tĩnh được tạo ra bởi một dung dịch trong
khoảng không được ngăn cách bởi màng bán thấm do sự khác nhau của nồng độ chất
tan. Điều hòa áp suất thẩm thấu là cơ chế nội cân bằng của cơ thể để đạt trạng thái cân
bằng áp suất thẩm thấu. Đơn vị đo lường áp suất thẩm thấu là mOsm/kg (Hardy, 2003;
trích bởi Nguyễn Hương Thùy, 2010).
Áp suất thẩm thấu của máu và dịch mô giữ vai trò rất quan trọng trong việc điều
hòa sự trao đổi nước giữa máu và các mô. Sự thay đổi áp suất thẩm thấu của nội môi
trường sẽ dẫn đến sự thay đổi cơ chế trao đổi nước của tế bào. Áp suất thẩm thấu của
máu do các muối khoáng trong huyết tương tạo nên (chủ yếu là NaCl). Các protein
trong huyết tương tạo ra một phần nhỏ áp suất thẩm thấu của máu, người ta gọi đó là

áp suất keo. Các loài cá khác nhau có áp suất thẩm thấu không giống nhau. Nhìn
chung, cá sụn có áp suất thẩm thấu của máu cao hơn cá xương, cá biển có áp suất thẩm
thấu của máu cao hơn cá nước ngọt. Các loài cá sụn (biển và nước ngọt) và cá xương
nước ngọt có áp suất thẩm thấu của máu cao hơn và cá xương biển có áp suất thẩm
thấu của máu thấp hơn môi trường. Áp suất thẩm thấu của máu tương đối ổn định. Tuy
nhiên trong phạm vi không nguy hại đến cơ thể, nó cũng thay đổi theo áp suất thẩm
thấu của môi trường. Khi áp suất thẩm thấu của môi trường tăng lên thì áp suất thẩm
thấu của máu cũng tăng lên và ngược lại (Nguyễn Văn Tư, 2005).
7


Ở tất cả cá xương cho thấy các adrenocorticosteroid có vai trò quan trọng trong
việc duy trì nội cân bằng nước và các chất điện phân (adrenocorticosteroid là hormone
của tuyến vỏ thượng thận, sự tổng hợp và tiết các hormone này là dưới sự kiểm soát
của một hormone tuyến não thùy adrenocorticotropic hormone (ACTH)). Ở cá xương,
mang, thận và ruột là những vị trí chính của sự trao đổi muối và nước giữa dịch cơ thể
và môi trường bên ngoài. Nói chung, trong việc điều hòa áp suất thẩm thấu, thận có vai
trò rất lớn. Tuy nhiên, cơ chế điều hòa áp suất thẩm thấu của thận thay đổi tùy theo
loài cá và tùy theo môi trường sống của chúng. Chẳng hạn như cá chình Nhật Bản,
Anguilla japonica (Nguyễn Văn Tư, 2005), sự thích ứng của thận đối với nước biển là
một quá trình gồm 2 giai đoạn. Khi cá chình Nhật Bản nước ngọt được vận chuyển vào
trong nước biển, GFR (tỷ lệ lọc của quản cầu) và lượng nước tiểu giảm trong vòng 6
giờ khoảng 30% tỉ lệ của chúng trong nước ngọt. Sau đó, khi cá chình đã trở nên thích
ứng hoàn toàn với nước biển, GFR hồi phục và có thể tương đương hay thậm chí vượt
xa GFR trung bình của cá chình đã thích ứng với nước ngọt. Cùng thời điểm này tính
thấm nước của ống gia tăng. Kết quả là lượng nước tiểu tiếp tục giảm trong khi GFR
gia tăng vì sự tái hấp thu nước của ống tăng nhiều hơn GFR tăng.
Cá xương nước ngọt khi vào môi trường có muối, thận sẽ giảm tạo ra nước tiểu
và ngưng lấy NaCl qua mang chỉ trong thời gian ngắn (vài phút đến 1, 2 giờ). Đây là
quá trình điều chỉnh tức thời của cá (Đỗ Thị Thanh Hương, 2000).

Cá xương đã thích ứng với môi trường biển khi vào môi trường nước ngọt thì cá
ngừng uống nước gần như tức thời, đình chỉ tiết Mg2+ và SO42- của phần ống của thận
(Nguyễn Hương Thùy, 2010).
2.3 Tổng quan về tình hình nghiên cứu về ảnh hưởng của độ mặn lên một số loài
thủy sản
Lươn (Monopterus sp) có thể tồn tại ở độ mặn 16‰ đến 6 ngày, tuy nhiên khả
năng chịu độ mặn của lươn bắt đầu giảm ở độ mặn 18‰, lươn có hiện tượng chết sau
24 giờ ở độ mặn 22‰ và sau 48 giờ ở độ mặn 20‰. Kích cỡ cũng ảnh hưởng rất rõ
đến khả năng chịu đựng độ mặn của lươn, lươn càng nhỏ khả năng chịu đựng càng
kém (Schofield và Nico, 2002).

8


Lươn đồng (Monopterus albus) tăng trưởng và phát triển tốt ở độ mặn thấp hơn
9‰, nhưng tốt nhất ở độ mặn 3‰, FCR ở các độ mặn 0 – 9‰ dao động từ 3,58 – 4,11
và không có sự khác biệt giữa các độ mặn (Nguyễn Hương Thùy, 2010).
Cá rô phi đỏ (Oreochromis sp) có thể thả trực tiếp vào môi trường có độ mặn từ
0‰ đến 15‰ mà không cần qua một phương pháp xử lý nào. Để đạt tỉ lệ sống cao và
tiết kiệm thời gian thuần khi muốn nuôi cá rô phi đỏ trong môi trường nước có độ mặn
cao 20 – 30‰ thì nên chọn cá có trọng lượng 16g trở lên và áp dụng phương pháp
thuần cứ mỗi 24 giờ tăng độ mặn lên 5‰ (Trần Thị Ngọc Mỹ, 2006).
Febry và Lutz (1986) nghiên cứu trên cá rô phi đỏ (Oreochromis sp), năng
lượng tiêu tốn cho điều hòa áp suất thẩm thấu ở nước ngọt (0‰) cao hơn so với môi
trường nước biển (35‰) và thấp nhất là ở môi trường mà tại đó áp suất thẩm thấu của
cơ thể cân bằng với môi trường (12‰).
Cá rô Châu Âu (Perca fluviatilis L.) là cá nước ngọt nhưng sinh sản ở vùng
nước lợ của biển Baltic (15 – 25‰) nhưng khi cho loài này vào vùng nước lợ một thời
gian thì tăng trưởng giảm (Overton và ctv, 2008; trích bởi Andersen, 2008).
Theo nghiên cứu của Morgan và ctv, (1997; trích bởi Nguyễn Hương Thùy,

2010) khi cho cá rô phi nước ngọt (Oreochromis mossambicus) vào nước có độ mặn
cao tỉ lệ trao đổi chất tăng lên 20% sau 4 ngày.
Nghiên cứu của Galy (2002; trích bởi Nguyễn Hương Thùy, 2010) trên 2 loài cá
nhám Scyliorhinus canicula và Triakis scyllia cho thấy áp suất thẩm thấu đều tăng sau
1,5 giờ và 6 giờ sau khi chuyển cá từ nước được pha từ 80% nước biển với 20% nước
ngọt sang 100% nước biển. Và lượng nước uống vào của cá nhám đạt cực đại sau 6
giờ chuyển cá vào nước biển 100%, lượng nước uống vào này được duy trì trong
khoảng 24 giờ sau đó.
Cá tráp biển (Sparus auratus) sống ở 38‰, khi được chuyển sang nước có độ
mặn 55‰ thì áp suất thẩm thấu tăng lên 20%, và khi chuyển sang độ mặn thấp 6‰ áp
suất thẩm thấu cũng giảm đến 15% (Sangiao – Alvarellos và ctv., 2005; trích bởi
Nguyễn Hương Thùy, 2010).

9


Chương 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài
Được sự phân công của Khoa Thủy Sản, Trường Đại Học Nông Lâm Tp Hồ
Chí Minh chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài tại trại thực nghiệm của Khoa Thủy
Sản, Trường Đại Học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh.
Thí nghiệm đánh giá ảnh hưởng của độ mặn đến sự tăng trưởng và tỷ lệ sống
của cá lăng nha được thực hiện từ tháng 05/2010 đến tháng 07/2010.
3.2 Dụng cụ thí nghiệm
Thí nghiệm được tiến hành trên hệ thống gồm 15 bể kính, mỗi bể có kích thước
là 0,4 x 0,6 x 0,45 m, các bể kính được làm vệ sinh và phơi nắng 1 ngày trước khi sử
dụng. Xung quanh bể kính được dán giấy để giảm bớt ánh sáng và hạn chế bóng
người làm ảnh hưởng đến cá. Trong mỗi bể kính đều được gắn sục khí đầy đủ để cung
cấp oxy, đều có một cây heater để giữ ổn định nhiệt độ.

Để có được các độ mặn theo yêu cầu của thí nghiệm, 2 nguồn nước được sử
dụng là nước ót có độ mặn khoảng 110‰ và 120‰ được vận chuyển từ Vũng Tàu.
Nước ngọt là nguồn nước máy sinh hoạt. Chúng tôi tiến hành pha độ mặn trong các bể
thí nghiệm là 2‰, sau đó sục khí cho các bể trong 1 ngày rồi bố trí cá thí nghiệm, và
nâng độ mặn trong các bể lên từ từ (mỗi lần nâng độ mặn lên 2‰) đến khi đạt độ mặn
yêu cầu của từng nghiệm thức. Sau khi nâng độ mặn đến yêu cầu của từng nghiệm
thức, chúng tôi tiến hành thay nước trong bể khi thấy bể bị ô nhiễm (nguồn nước dùng
để thay có độ mặn bằng độ mặn trong bể). Nguồn nước thay được lấy từ các bể trữ đã
pha độ mặn sẵn.
Một số dụng cụ khác dùng trong thí nghiệm như: máy đo pH, khúc xạ kế, máy
đo DO, vợt, thùng nhựa 100L, cân điện tử 3 kg 1 số lẻ, thước đo, ống siphon, test
NH4/NH3, thau nhựa, can nhựa 10L, 5L và 1L...

10


3.3 Đối tượng thí nghiệm
Đối tượng thí nghiệm là cá lăng nha giống, được sản xuất tại trại thực nghiệm
của Khoa Thủy Sản, Trường Đại Học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh. Cá được trữ trong
bể Composite có thể tích 500 L trước khi tiến hành bố trí thí nghiệm 1 tuần, trong bể
có sục khí và được cho ăn bằng thức ăn công nghiệp có độ đạm 42%, 2 lần/ngày (sáng
8 giờ, chiều 15 giờ 30, trùng với thời gian cho cá ăn trong thí nghiệm).
Khi cá đã thích nghi tốt với điều kiện môi trường nước trong bể, ta tuyển chọn
những con khỏe mạnh, có kích cỡ đồng đều và trọng lượng trung bình 1,3 g, chiều dài
trung bình khoảng 5,02 cm để tiến hành bố trí thí nghiệm.

Hình 3.1: Cá lúc bố trí thí nghiệm.
3.4 Phương pháp bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm gồm 5 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần, được bố trí hoàn
toàn ngẫu nhiên, mật độ nuôi thí nghiệm là 20 con/bể, mực nước duy trì khoảng 30

cm/bể, có gắn sục khí, có cây heater cho mỗi bể. Các nghiệm thức như sau:
 Nghiệm thức 1: 0‰ (nghiệm thức đối chứng)
 Nghiệm thức 2: 6‰
 Nghiệm thức 3: 8‰
 Nghiệm thức 4: 10‰
 Nghiệm thức 5: 12‰
Mỗi lần nâng độ mặn lên 2‰ đến khi đạt yêu cầu của từng nghiệm thức thì
dừng lại, khoảng cách thời gian giữa 2 lần nâng kế tiếp tùy thuộc tình trạng của cá
lăng (cá ăn bình thường, hoạt động bơi lội nhanh nhẹn…). Chúng tối pha độ mặn theo
công thức sau:
11


Công thức pha độ mặn (Nguyễn Trường Sinh, 2008):

a: Độ mặn của nước A
b: Độ mặn của nước B
c: Độ mặn của nước cần pha trộn
VA: Thành phần thể tích nước A cần dùng để pha trộn
VB: Thành phần thể tích nước B cần dùng để pha trộn
Các nghiệm thức được chăm sóc như nhau trong suốt quá trình thí nghiệm. Sau
khi kết thúc thí nghiệm, chúng tôi tiến hành cân và đo chiều dài từng con trong mỗi
bể. Sau đó, lấy trung bình trọng lượng và chiều dài cơ thể của cá lăng nha trong các
bể. Cuối cùng, chúng tôi tiến hành phân tích xử lý số liệu, rút ra kết quả.

Bể 1

Bể 2

Bể 3


Bể 4

Bể 5

Bể 6

Bể 7

Bể 8

NT 1.1

NT 5.1

NT 2.3

NT 1.3

NT 2.1

NT 5.3

NT 4.3

NT 3.1

Bể 9

Bể 10


Bể 11

Bể 12

Bể 13

Bể 14

Bể 15

NT 2.2

NT 4.2

NT 5.2

NT 4.1

NT 3.2

NT 1.2

NT 3.3

Sơ đồ 3.2: Sơ đồ hệ thống bố trí thí nghiệm.

12



Hình 3.3: Hệ thống bố trí thí nghiệm.
3.5 Chăm sóc và quản lý
Thức ăn dùng trong thí nghiệm là thức ăn viên kích cỡ 1mm, có độ đạm tối
thiểu 42%, béo tối thiểu 8%, tro tối đa 14%, xơ tối đa 5%, độ ẩm tối đa 11% được sản
xuất bởi công ty TNHH SX Thức Ăn Thủy Sản TOMBOY. Cá được cho ăn ngày hai
lần vào lúc 8 giờ sáng và 15 giờ 30 phút, thời gian cho ăn kéo dài 30 phút với lượng
ăn tối đa. Sau đó, tiến hành vớt thức ăn thừa và tính lượng ăn của từng bể, lượng ăn sẽ
được điều chỉnh hằng ngày dựa vào sức ăn của cá. Lượng thức ăn ăn vào của cá được
kiểm soát mỗi ngày cho đến khi kết thúc thí nghiệm.

Hình 3.4: Thức ăn viên của công ty TOMBOY.
Hằng ngày, quan sát tình hình sức khỏe của cá. Trong 3 ngày đầu kể từ khi bố
trí thí nghiệm nếu có cá chết thì tiến hành bổ sung vì cá chết có thể do xây xát trong
quá trình bố trí chứ không phải do yếu tố thí nghiệm. Cá bổ sung có trọng lượng bằng
13


với cá chết. Sau đó nếu cá chết nữa thì vớt, cân và ghi chép lại trọng lượng và ngày
chết của cá để việc tính FCR được chính xác.
Cứ cách một hoặc hai ngày tiến hành thay nước một lần, mỗi lần thay 20 –
30% lượng nước có trong bể, lượng nước cần thay sẽ thay đổi tùy theo tình trạng ô
nhiễm của bể. Nước thay được lấy từ các bể trữ đã pha độ mặn sẵn. Trong khi thay
nước, chúng tôi tiến hành siphon chất dơ trong bể.
Thường xuyên kiểm tra độ mặn (bằng khúc xạ kế) để duy trì độ mặn theo đúng
yêu cầu của từng nghiệm thức.
Trong quá trình thí nghiệm, chúng tôi theo dõi các yếu tố chất lượng nước như:
nhiệt độ, DO, pH mỗi ngày hai lần vào lúc 7 giờ và 15 giờ. Ammonia (NH4+/NH3)
được đo bằng test Sera của Đức mỗi tuần một lần.
3.6 Phân tích các chỉ tiêu tỉ lệ sống, tăng trưởng
Trọng lượng cá được cân ngay ngày đầu bố trí thí nghiệm và sau 6 tuần nuôi.

Đánh giá sự tăng trưởng, tỉ lệ sống, hệ số FCR, hệ sống biến động về trọng lượng
(CvW) và chiều dài (CvL). Xác định sự tăng trưởng của cá theo các chỉ tiêu:
Tăng trọng của cá (WG)
WG = Wt – Wo (g)
Trong đó:
 Wo : Trọng lượng cá đầu thí nghiệm (g/con).
 Wt : Trọng lượng cá sau thí nghiệm (g/con).
Tăng trọng hằng ngày (DWG)
DWG =

Wt – Wo
Tt – To

(g/ngày)

Trong đó:
 To: Thời gian đầu thí nghiệm .
 Tt: Thời gian cuối thí nghiệm
Tốc độ tăng trưởng đặc biệt (SGR)
SGR =

LnWt – LnWo
Tt – To

x 100 (%/ngày)

14


Tỉ lệ sống (SR)

SR =

Nt
No

x 100 (%)

Trong đó:
 No : Lượng cá đầu thí nghiệm
 Nt : Lượng cá sau thí nghiệm
Hệ số FCR
FCR =

Lượng thức ăn ăn vào
Trọng lượng cá thu hoạch – Trọng lượng cá ban đầu + Tăng trọng của cá chết

Hệ số biến động về trọng lượng (CvW) và chiều dài (CvL) của cá sau thí nghiệm
CvW =
CvL =

SD x 100
Wtb
SD x 100
Ltb

(%)
(%)

Trong đó:
 SD: độ lệch chuẩn của trọng lượng hoặc chiều dài của cá sau thí nghiệm.

 Wtb: Trọng lượng trung bình của cá sau thí nghiệm (g/con).
 Ltb: Chiều dài trung bình của cá sau thí nghiệm (cm/con).
3.7 Phương pháp thu thập, xử lý số liệu
Các chỉ tiêu môi trường, các số liệu về lượng ăn, trọng lượng đầu của cá, trọng
lượng cuối của cá, tăng trọng, tỉ lệ sống, hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR), hệ số biến
động về trọng lượng (CvW) và chiều dài (CvL)…Tính toán xử lý bằng phần mềm
Excel. Phân tích so sánh bằng phần mềm thống kê. Giá trị trung bình và độ lệch tiêu
chuẩn được tính cho mỗi tham số đo lường.
Phương pháp phân tích biến ANOVA của thí nghiệm một yếu tố, tìm sự khác
biệt giữa trung bình nghiệm thức bằng phép thử Tukey với độ tin cậy 95% bằng phần
mềm Minitab 15.
Các giá trị được biểu diễn dưới dạng giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn (SD) ở
các bảng và biểu đồ.

15


×