Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA VIỆC SỬ DỤNG SẢN PHẨM SEAPAK THAY THẾ BỘT CÁ PERU TRONG THỨC ĂN HEO CON TỪ 3060 NGÀY TUỔI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (705.91 KB, 54 trang )

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
***************






KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA VIỆC SỬ DỤNG SẢN PHẨM
SEAPAK THAY THẾ BỘT CÁ PERU TRONG THỨC ĂN
HEO CON TỪ 30-60 NGÀY TUỔI

Sinh viên thực hiện

: NGUYỄN VĂN TUẤN

Lớp

: DH06CN

Ngành

: Chăn nuôi

Niên khóa

: 2006 – 2010



BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HOC NÔNG LÂM TP. HCM
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
***************

NGUYỄN VĂN TUẤN

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA VIỆC SỬ DỤNG SẢN PHẨM
SEAPAK THAY THẾ BỘT CÁ PERU TRONG THỨC ĂN
HEO CON TỪ 30 - 60 NGÀY TUỔI
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư ngành Chăn Nuôi

Giáo viên hướng dẫn
TS. TRẦN VĂN CHÍNH
KS. NGUYỄN MINH QUANG

Tháng 08/2010

i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƢỚNG DẤN
Họ tên sinh viên thực tập: Nguyễn Văn Tuấn
Tên đề tài tốt nghiệp" Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng sản phẩm Seapak thay
thế bột cá Peru trong thức ăn heo con từ 30 - 60 ngày tuổi".
Đã hoàn thành theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và ý kiến nhận xét, của
Hội đồng chấm thi tốt nghiệp Khoa ngày………………

Giáo viên hướng dẫn


TS. Trần Văn Chính

ii


LỜI CÁM ƠN
Kính dâng cha mẹ
Cha mẹ đã sinh thành, nuôi dưỡng và suốt đời hi sinh để cho con có được
ngày hôm nay.
Trân trọng biết ơn
TS Trần Văn Chính, kỹ sư Nguyễn Minh Quang đã tận tình giúp đỡ và
hướng dẫn con trong thời gian thực hiện đề tài và hòan thành khóa luận tốt nghiệp
này.
Chân thành cảm tạ
Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh
Ban Chủ Nhiệm Khoa Chăn Nuôi Thú Y–Bộ Môn Di Truyền Giống Động
Vật, cùng toàn thể quý thầy cô đã tận tình giảng dạy, truyền đạt kinh nghiệm, kiến
thức quý báu và tạo mọi điều kiện tốt cho chúng tôi trong suốt quá trình học tập
Ban Giám Đốc, cùng toàn thể cô chú, anh chị công nhân viên Công Ty Cổ
Phần Chăn Nuôi Phú Sơn. Đặc biệt là các cô chú, anh chị tổ nái sinh sản và cai sữa
thương phẩm đã tận tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho chúng tôi trong
suốt thời gian thực tập tốt nghiệp.
Cảm ơn
Tất cả các bạn bè trong và ngòai lớp đã động viên giúp đỡ tôi trong suốt thời
gian học tập và thực hiện đề tài.

Nguyễn Văn Tuấn

iii



TÓM TẮT
Đề tài "Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng sản phẩm SEAPAK thay thế bột
cá PERU đối với thức ăn của heo con từ 30 - 60 ngày tuổi" được tiến hành tại Công
Ty Cổ Phần Chăn Nuôi Heo Phú Sơn, từ ngày 20 - 01 - 2010 đến ngày 09 - 04 2010.
Nội dung nghiên cứu là so sánh một số chỉ tiêu sinh trưởng, khả năng sử
dụng thức ăn, sức sống và kháng bệnh của heo con giai đoạn 30 - 60 ngày tuổi qua
việc thay thế nguồn cung protein là bột cá Peru bằng sản phẩm Seapak trong thức
ăn nuôi dưỡng.
Thí nghiệm gồm 3 lô với 4 đợt lặp lại trong đó lô 1 thức ăn đối chứng sử
dụng nguồn cung protein thô là bột cá Peru, lô 2 thay thế 50 % bột cá Peru bằng sản
phẩm Seapak và lô 3 thay thế hoàn toàn bột cá Peru bằng Sản phẩm Seapak.
Kết quả nghiên cứu cho thấy lúc kết thúc thí nghiệm heo ở 60 ngày tuổi :
-

Trọng lượng sống lúc 60 ngày tuổi trên heo ở lô 1 đạt kết quả cao nhất
(22,60 kg) và thấp nhất lô 3 (21,92 kg) với (P > 0,05).

-

Hệ số chuyển biến thức ăn (kgTĂ/kgTT) của heo ở lô 1 thấp nhất (1,60
kgTĂ/kgTT) và cao nhất ở lô 3 (1,72 kgTĂ/kgTT) với (P < 0,05).

-

Tỷ lệ ngày con tiêu chảy khác biệt không đáng kể giữa 3 lô: cao nhất là lô 3
(4,12 %) và thấp nhất là lô 2 (3,80) với (P > 0,05).

-


Chi phí giá thành để sản xuất cho 1 kg tăng trọng ở lô 2 và lô 3 cao hơn so
với lô 1 theo thứ tự là 1,04 % và 3,70 %.
Kết quả thí nghiệm cho thấy việc thay thế bột cá Peru bằng sản phẩm Seapak

trong khẩu phần thức ăn cho heo con cai sữa từ 30 - 60 ngày tuổi đã không đem lại
hiệu quả kinh tế như mong muốn.

iv


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa .................................................................................................................. i
Xác nhận của giáo viên hướng dẫn ..........................................................................ii
Lời cảm ơn ............................................................................................................ iii
Muc lục ................................................................................................................... v
Chú thích những từ viết tắt ...................................................................................viii
Danh sách các bảng ................................................................................................ ix
Danh sách các biểu đồ ............................................................................................. x
Chƣơng 1 MỞ ĐẦU............................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề ......................................................................................................... 1
1.2 Mục đích và yêu cầu .......................................................................................... 2
Chƣơng 2 TỔNG QUAN ....................................................................................... 3
2.1 Giới thiệu về Công Ty Cổ Phần Chăn Nuôi Phú Sơn ......................................... 3
2.1.1 Vị trí địa lý ..................................................................................................... 3
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển ................................................................... 3
2.1.3 Cơ cấu tổ chức, quản lý của Công ty ............................................................... 4
2.1.4 Nhiệm vụ ........................................................................................................ 5
2.1.5 Cơ cấu đàn ...................................................................................................... 5

2.1.6 Giống và công tác giống ................................................................................. 6
2.1.7 Qui trình vệ sinh thú y và tiêm phòng bệnh ..................................................... 6
2.2 Đặc điểm tiêu hóa và dinh dưỡng của heo con ................................................... 9
2.2.1 Thay đổi của bộ máy tiêu hoá khi cai sữa ........................................................ 9
2.2.2 Dinh dưỡng cho heo cai sữa ............................................................................ 9
2.2.3 Nguyên liệu cung đạm .................................................................................. 11
2.2.3.1 Đậu nành và khô dầu đậu nành .................................................................. 11
2.2.3.2 Bột huyết tương ......................................................................................... 12
2.2.3.3 Bột cá ........................................................................................................ 12
2.2.4 Sản phẩm Seapak .......................................................................................... 14

v


2.2.5 Bột cá Peru ................................................................................................... 16
Chƣơng 3 NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ........................... 17
3.1 Thời gian và địa điểm ...................................................................................... 17
3.1.1 Thời gian ...................................................................................................... 17
3.1.2 Địa điểm ....................................................................................................... 17
3.2 Nội dung.......................................................................................................... 17
3.3 Phương pháp thí nghiệm .................................................................................. 17
3.3.1 Bố trí thí nghiệm ........................................................................................... 17
3.3.2 Vật liệu thí nghiệm ....................................................................................... 18
3.3.2.1 Heo thí nghiệm .......................................................................................... 18
3.3.2.2 Thức ăn thí nghiệm .................................................................................... 18
3.3.2.3 Chuồng trại ................................................................................................ 23
3.3.2.4 Chăm sóc ................................................................................................... 23
3.3.3 Các chỉ tiêu theo dõi ..................................................................................... 24
3.3.3.1 Trọng lượng sống ....................................................................................... 24
3.3.3.2 Tăng trọng ngày ......................................................................................... 24

3.3.3.3 Lượng thức ăn tiêu thụ ............................................................................... 24
3.3.3.4 Hệ số chuyển biến thức ăn ......................................................................... 24
3.3.3.5 Tỷ lệ ngày con tiêu chảy ............................................................................ 24
3.3.3.6 Tỷ lệ chết ................................................................................................... 25
3.3.3.8 Phương pháp xử lý số liệu .......................................................................... 25
Chƣơng 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................ 26
4.1 Trọng lượng sống của heo lúc vào thí nghiệm .................................................. 26
4.3 Tăng trọng ngày ............................................................................................... 29
4.4 Lượng hức ăn tiêu thụ ...................................................................................... 31
4.5 Hệ số chuyển biến thức ăn ............................................................................... 31
4.6 Tỷ lệ con tiêu chảy........................................................................................... 33
4.7 Tỷ lệ chết......................................................................................................... 34
4.8 Hiệu quả kinh tế .............................................................................................. 35

vi


Chƣơng 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................ 37
5.1 Kết luận ........................................................................................................... 37
5.2 Đề nghị ............................................................................................................ 37
PHỤ LỤC ............................................................................................................. 40

vii


CHÚ THÍCH NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
TSTK

:


Tham số thống kê

X

:

Trung bình

SD

:

Độ lệch tiêu chuẩn (Standard deviation)

DF

:

Độ tự do (Dergree of Freedom)

SV

:

Nguồn gốc biến thiên (Sum of Square)

SS

:


Tổng bình phương (Sum of Square)

MS

:

Trung bình bình phương (Mean of Square)

D

:

Duroc

L

:

Landrace

Y

:

Yorkshire

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG


TRANG
Bảng 2.1 Cơ cấu đàn heo ......................................................................................... 5
Bảng 2.2 Qui trình tiêm phòng 1 số bệnh truyền nhiễm cho đàn heo........................ 8
Bảng 2.3 Mức tăng trưởng heo con cai sữa có trọng lượng trong khoảng 6 – 20 kg11
Bảng 2.4 Thành phần dinh dưỡng của sản phẩm Seapak ........................................ 15
Bảng 2.5 Thành phần dinh dưỡng của bột cá Peru ................................................. 16
Bảng 3.1 Công thức thức ăn thí nghiệm 6A1 (kg) .................................................. 19
Bảng 3.2 Thành phần dinh dưỡng thức ăn thí nghiệm 6A1 .................................... 20
Bảng 3.3 Công thức thức ăn thí nghiệm 6A2 ......................................................... 21
Bảng3.4 Thành phần dinh dưỡng thức ăn thí nghiệm 6A2 ..................................... 21
Bảng 4.1 Trọng lượng sống của heo lúc vào thí nghiệm ........................................ 26
Bảng 4.2 Trọng lượng sống của heo lúc kết thúc thí nghiệm .................................. 28
Bảng 4.4 Lượng thức ăn tiêu thụ của các lô thí nghiệm (g/con/ngày) ..................... 31
Bảng 4.5 Hệ số chuyển biến thức ăn của các lô thí nghiệm (kgTĂ/kgTT) .............. 32
Bảng 4.6 Tỷ lệ ngày con tiêu chảy của các lô thí ngiệm ......................................... 34
Bảng 4.7 Tỷ lệ chết của heo ở các lô thí nghiệm (%) ............................................. 35
Bảng 4.10 Hiệu quả kinh tế ................................................................................... 36

ix


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ

Trang
Biểu đồ 4.1 Trọng lượng sống của heo lúc vào thí nghiệm..................................... 27
Biểu đồ 4.2 Trọng lượng sống của heo lúc kết thúc thí nghiệm .............................. 29
Biểu đồ 4.3 Tăng trọng ngày ở giai đoạn 30 – 60 ngày tuổi của các lô thí nghiệm . 30
Biểu đồ 4.4 Hệ số chuyển biến thức ăn của các lô thí nghiệm. ............................... 32


x


Chƣơng 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Những năm gần đây nền kinh tế đất nước ngày càng phát triển, dẫn đến đời
sống của nhân dân cũng được nâng cao về mọi mặt, trong đó có nhu cầu thực phẩm
cung đạm động vật đặc biệt là thịt heo ngày càng nhiều về số lượng và chất lượng.
Mục tiêu đặt ra cho ngành chăn nuôi hiện tại và tương lai là cung cấp đầy đủ
thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và hướng tới xuất khẩu.
Để đáp ứng mục tiêu này các nhà chăn nuôi heo đã và đang nghiên cứu, ứng
dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật trong nước và thế giới nhằm tác động vào các
quá trình chọn lọc và nhân giống mới, quy trình chăn nuôi, sản xuất thức ăn, thú y
và phòng bệnh để làm sao nâng cao được hiệu quả kinh tế, giảm chi phí giá thành
sản xuất.
Trong những vấn đề trên thức ăn có vai trò quan trọng nhất vì chi phí thức
ăn chiếm tới 70 % - 80 % chi phí sản xuất. Và yêu cầu đặt ra là phải giảm tối đa chi
phí thức ăn nhưng vẫn phải giữ được chất lượng tốt, mang lại hiệu quả kinh tế. Một
phương pháp đang được áp dụng đó là thay thế các nguyên liệu có giá cao bằng
những nguyên liệu khác có giá thấp hơn, nguồn cung cấp dồi dào hơn, đặc biệt là
những nguyên liệu cung cấp chất đạm cho vật nuôi.
Xuất phát từ những yêu cầu trên, được sự đồng ý của Khoa Chăn Nuôi Thú Y
Trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh, sự hợp tác nghiên cứu giữa bộ môn
Di Truyền Giống Động Vật và Công ty Cổ phần Chăn Nuôi Heo Phú Sơn dưới sự
hướng dẫn của TS Trần Văn Chính và KS Nguyễn Minh Quang, chúng tôi thực hiện
đề tài: "Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng sản phẩm Seapak thay thế bột cá
Peru trong thức ăn heo con từ 30 – 60 ngày tuổi".

1



1.2 Mục đích và yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Đánh giá hiệu quả sử dụng sản phẩm Seapak nhằm thay thế đạm bột cá Peru
trong khẩu phần thức ăn đối với heo con từ 30 - 60 ngày tuổi.
1.2.2 Yêu cầu
Bố trí thí nghiệm thay thế sản phẩm Seapak vào thức ăn heo con cai sữa từ
30 đến 60 ngày tuổi.
Cân trọng lượng, lượng thức ăn tiêu thụ, ghi nhận tình hình sức khỏe của heo
và tính toán hiệu quả kinh tế.
So sánh các chỉ tiêu khảo sát trên heo giữa các lô thí nghiệm (sử dụng sản
phẩm Seapak) và lô đối chứng (sử dụng bột cá Peru).

2


Chƣơng 2
TỔNG QUAN
2.1 Giới thiệu về Công Ty Cổ Phần Chăn Nuôi Phú Sơn
2.1.1 Vị trí địa lý
Công ty Cổ Phần Chăn Nuôi Phú Sơn nằm trên địa bàn thuộc ấp Phú Sơn, xã
Bắc Sơn, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai cách đường quốc lộ 1 khoảng 2 km về
phía Bắc. Công Ty được xây dựng trên một sườn đồi dốc theo hướng Bắc – Nam có
độ dốc khoảng 30 độ. Đây là vùng đồi trọc, đất bạc màu, không sình lún, nên dễ
dàng cho việc thoát nước.
Nguồn nước sử dụng cho trại đa số là giếng khoan và một số giếng đào, do
có cấu tạo thổ nhưỡng đặc biệt nên nguồn nước khá phong phú. Mạch nước ngầm
rất tốt, nước trong, mát ít phèn, không mùi hôi, lưu lượng nước rất lớn và đạt vệ
sinh nên được sử dụng cho hoạt động chăn nuôi của công ty.

2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển
Công ty CP Chăn Nuôi Heo Phú Sơn trước đây gọi là Xí Nghiệp Chăn Nuôi
Heo Phú Sơn. Thành lập vào 03/1976 theo quyết định số 41/UBT của UBND tỉnh
Đồng Nai. Khi mới thành lập, xí nghiệp có tên là Quốc Doanh Chăn Nuôi Heo Phú
Sơn, đơn vị hạch toán độc lập thuộc Ty Nông Nghiệp Đồng Nai.
Năm 1984, Quốc Doanh Chăn Nuôi Heo Phú Sơn sát nhập vào Công Ty
Chăn Nuôi Đồng Nai theo quyết định của UBND tỉnh Đồng Nai.
Tháng 7/1994, Quốc Doanh Chăn Nuôi Heo Phú Sơn được tách khỏi Công
Ty Chăn Nuôi Đồng Nai, trở thành đơn vị hạch toán độc lập và đổi tên thành Xí
Nghiệp Chăn Nuôi Heo Phú Sơn.
Tháng 12/1994, Xí Nghiệp Chăn Nuôi Heo Phú Sơn tiếp quản thêm Xí
Nghiệp Chăn Nuôi Heo Long Thành.

3


Tháng 2/1997, Xí Nghiệp tiếp nhận Trại Chăn Nuôi Heo Đông Phương.
Tháng 8/2000, Xí Nghiệp Chăn Nuôi Heo Phú Sơn được chủ tịch nước
phong tặng danh hiệu “Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới”, đây là phần
thưởng vinh dự và xứng đáng với sự nỗ lực và cố gắng của toàn thể cán bộ công
nhân viên của Xí Nghiệp luôn cố gắng để trở thành doanh nghiệp quốc doanh có qui
mô đàn heo lớn nhất cả nước.
Ngày 17/6/2005 Xí Nghiệp Chăn Nuôi Heo Phú Sơn đổi tên thành Công Ty
Cổ Phần Chăn Nuôi Phú Sơn.
2.1.3 Cơ cấu tổ chức, quản lý của Công ty
Sơ đồ tổ chức Công Ty Cổ Phần Chăn Nuôi Phú Sơn
Giám Đốc

Phó Giám
Đốc

P. Kế toán
thống kê

Trại heo
Đông Phương

P. Kỹ
thuật

Trại heo
Phú Sơn

Đội thương
phẩm

Tổ
nái
sinh
cai
sữa

Tổ
nái
đẻ
TP

P. Quản lý
chất lượng

Trại heo

Long Thành

Trại Gà
Phú Sơn

Đội Giống
gốc

Tổ
heo
thịt

Tổ
nái
sinh
cai
sữa

Tổ
nái
đẻ

4

P. Kế hoạch
kinh doanh

Đội phục
vụ sản xuất


Tổ
hậu
bị
nhỏ

Tổ
sản
xuất
tinh

Tổ
chế
biến
thức
ăn

Tổ
bảo
vệ


2.1.4 Nhiệm vụ
- Xây dựng đàn giống thuần hạt nhân (ông bà) và đàn giống cơ bản (cha mẹ)
của 3 giống heo Yorkshire, Landrace và Duroc để sản xuất các giống heo thương
phẩm lai 3 máu chất lượng cao như: D x (Y x L) hoặc D x (L x Y).
- Không ngừng nâng cao chất lượng đàn giống bằng cách chọn lọc và lai với
các giống Yorshire, Landrace và Duroc nhập từ các nước như: Pháp, Thái Lan
(1992), Mỹ (1995), Thái Lan (1997) và Úc (2003).
- Cung cấp heo đực và cái hậu bị, heo giống nuôi thịt và heo thịt thương
phẩm cho thị trường chăn nuôi trong tỉnh và các tỉnh lân cận.

- Cung cấp tinh heo thuần đáp ứng nhu cầu gieo tinh nhân tạo cho người
chăn nuôi trong khu vực.
2.1.5 Cơ cấu đàn
Cơ cấu đàn heo của Công Ty Cổ Phần Chăn Nuôi Phú Sơn tính đến ngày
08/05/2010, được trình bày qua Bảng 2.1.
Bảng 2.1 Cơ cấu đàn heo
Lọai heo

Tổng đàn

Giống gốc

Thương phẩm

Đực giống

238

230

8

Nái sinh sản

2998

923

2075


Hậu bị đực

17

17

0

Hậu bị cái

443

157

286

Hậu bị lớn

268

117

151

Hậu bị nhỏ

2760

2760


0

Heo con theo mẹ

3500

1219

2281

Heo con cai sữa

6139

2200

3939

Heo thịt

7074

0

7074

5


2.1.6 Giống và công tác giống

Nguồn giống tại Công Ty Cổ Phần Chăn Nuôi Phú Sơn khá phong phú,
ngoài những giống thuần Landrace, Yorkshire và Duroc, Công Ty còn tiến hành lai
tạo ra những con lai hai nhóm máu có thành tích sinh sản cao. Bên cạnh đó, công ty
còn nhập một số giống khác từ nhiều nước trên thế giới nhằm hạn chế sự đồng
huyết.
Qui trình chọn heo cái hậu bị:
- Heo một ngày tuổi: dựa vào thành tích và heo có cha mẹ tốt, dễ nuôi, bấm
tai, chọn những con khỏe mạnh, không dị tật, không bệnh, lông da bóng mượt, trọng
lượng lớn hơn 1,2 kg, vú đều và có 12 vú trở lên, núm lộ rõ, khoảng cách giữa hai
hàng vú không quá xa.
- Heo ở giai đọan 2 - 3 tháng tuổi: chọn những con có ngoại hình đẹp, thân
hình tròn chắc, lông da bóng mượt, bốn chân khỏe, vai ngực, mông nở nang, bộ
phận sinh dục phát triển tốt, không bệnh tật, linh họat.
- Heo giai đoạn 5,5 - 6 tháng tuổi: heo cái hậu bị được giám định ngoại hình
thể chất lần cuối, cho điểm để quyết định đưa vào sử dụng. Những heo hậu bị được
chọn phải có điểm ngọai hình thể chất trên 80 điểm và đạt trọng lượng trên 100 kg.
Mỗi cá thể được chọn làm hậu bị sẽ được ghi nhận và theo dõi sức sinh
trưởng, thành tích sinh sản, bệnh lý để thuận lợi cho việc theo dõi dòng, giống qua
các thế hệ, chọn ghép đôi giao phối tránh bị đồng huyết.
Phương thức phối giống:
- Việc phối giống được thực hiện 2 lần/ ngày: sáng sớm, chiều mát, cách
nhau 8 giờ để heo đẻ sai con. Không cho giao phối trực tiếp mà gieo tinh nhân tạo.
2.1.7 Qui trình vệ sinh thú y và tiêm phòng bệnh
Vệ sinh chuồng trại:
Thường xuyên vệ sinh và quét dọn chuồng trại và khu vực xung quanh
chuồng.

6



Trang bị hố sát trùng ở đầu mỗi trại, cổng chính, nhà thay đồ bảo hộ lao
động, khu vực văn phòng. Dung dịch trong hố sát trùng được thay mới mỗi ngày 1
lần vào đầu mỗi buổi sáng bằng dung dịch lenka 5 %.
Các dãy chuồng heo: phun thuốc sát trùng vào đàn heo và xung quanh các
dãy chuồng định kỳ 1lần/tuần. Thuốc sử dụng là bioxide.
Đường đi chính trong khu vực chăn nuôi, đường lùa heo, được phun thuốc
sát trùng định kỳ 2 lần/tuần vào buổi sáng, thuốc sử dụng là frmol 5 %.
Sau khi cai sữa heo con xong, chuồng sẽ được rửa sạch, phơi khô, phun dung
dịch NaOH 2 % một lần. Rửa lại bằng nước sạch, để khô, tạt nước vôi 20 %, phơi
chuồng 2 ngày.
Vệ sinh công nhân và khách tham quan:
+ Vệ sinh công nhân: công nhân được trang bị quần áo và mang ủng trong
làm việc.
+ Vệ sinh khách tham quan: khách tham quan phải mặc áo Blouse, mang ủng
đi qua tất cả các hố sát trùng mới được xuống trại.
Qui trình tiêm phòng cho đàn heo ở công ty được trình bày qua Bảng 2.2

7


Bảng 2.2 Qui trình tiêm phòng 1 số bệnh truyền nhiễm cho đàn heo
Loại heo
Heo con
theo mẹ
Heo cai
sữa
Heo thịt
Heo hậu
bị nhỏ


Hậu bị
lớn

Heo nái
mang
thai

Heo nái
nuôi con

Loại bệnh tiêm phòng
Thời gian
tiêm (tuổi) Dịch tả Giả dại FMD Parvo Myco
14 ngày
21 ngày
x
x
42 ngày
x
49 ngày
56 ngày
x
12 tuần

x

x

13 tuần
12 tuần

13 tuần
16 tuần
185 ngày
190 ngày
195 ngày
200 ngày
205 ngày
210 ngày
65 ngày
70 ngày
75 ngày
80 ngày
85 ngày
90 ngày
95 ngày
10 ngày
15 ngày
21 ngày
25 ngày

PRRS Cisco
x
x

x
x
x
x
x
x

x

x
x

x
x

x
x
x
x

x

x
x
x

x
x
x

x
x
x
x

x


FMD: Lở mồm long móng; Myco: Viêm phổi địa phương; PRRS: Rối loạn hô hấp và sinh
sản; Cisco: Porcine cicovirus.

- Heo nái hậu bị nhỏ (khoảng 84 ngày tuổi): chích phòng bệnh lở mồm long
móng, cách 1 tuần chích phòng bệnh giả dại, cách 3 tuần chích phòng bệnh giả dại
lần 2 (2 cc/con ).

8


- Heo nái hậu bị lớn (khoảng 85 - 90 kg): Nái hậu bị chuyển lên nái bầu nuôi
1 tuần rồi chích phòng bệnh dịch tả, bệnh giả dại, bệnh lở mồm long móng, bệnh
Parvovirus, hội chứng rối lọan sinh sản và hô hấp trên heo, bệnh phó thương hàn,
bệnh tụ huyết trùng, chích cách nhau 2 - 4 ngày, 2 cc/con, mỗi năm tiêm ngừa 3 đợt,
mỗi đợt cách nhau 4 tháng.
2.2 Đặc điểm tiêu hóa và dinh dƣỡng của heo con
2.2.1 Thay đổi của bộ máy tiêu hoá khi cai sữa
Màng nhày ruột non có những thay đổi khi heo cai sữa ở 3 - 4 tuần tuổi. So với
trước khi cai sữa, nhung mao (để hấp thu chất dinh dưỡng) ngắn đi khoảng 75 %
trong vòng 24 giờ sau cai sữa và tình trạng ngắn này vẫn tiếp tục nhưng giảm dần
cho đến ngày thứ 5 sau cai sữa (Hampson và Kidder, 1986, trích Trần Thị Dân,
2004). Vài enzyme tiêu hoá (lactase, glucosidase, protease) bị giảm nhưng maltase
lại tăng, do đó khả năng hấp thu chất dinh dưỡng của ruột cũng giảm. Việc giảm
chiều dài của nhung mao và hình dạng chưa trưởng thành của quần thể tế bào ruột
(do tốc độ thay thế nhanh) có thể giúp giải thích tại sao heo cai sữa tăng nhạy cảm
đối với bệnh do E. coli. Những thay đổi nhung mao và mào ruột được thiết lập trong
vòng 5 ngày và kéo dài trong ít nhất 5 tuần.
Sự nhạy cảm của hệ thống miễn dịch trong đường tiêu hoá đối với kháng
nguyên trong khẩu phần được thể hiện qua nhiều cách, bao gồm sự tiết IgA, tạo
IgM và IgG trong huyết thanh, IgE hoặc sự miễn dịch trung gian tế bào. Thất bại

trong việc điều hòa các đáp ứng này có thể đưa đến bệnh tích ở đường ruột. Những
thay đổi này xảy ra trong vòng 7 - 10 ngày. Người ta cho rằng những thay đổi này là
do miễn dịch trung gian tế bào đối với những thành phần trong thức ăn.
Ở heo sau cai sữa, dù không có E. coli gây bệnh, việc gia tăng số tế bào ở mào
ruột và bất dưỡng của nhung mao ruột thường đi kèm với hấp thu kém thức ăn.
2.2.2 Dinh dƣỡng cho heo cai sữa
Sau khi cai sữa, chế độ ăn của heo con có sự thay đổi đột ngột từ bình quân 16
bữa ngày với sữa mẹ, một thức ăn ngon miệng, rất giàu dinh dưỡng và dễ tiêu hoá

9


sang thức ăn thô với những thành phần khó tiêu hoá và kém ngon miệng hơn. Khi
cai sữa khả năng tiêu hoá thức ăn thô kém và sức đề kháng của heo con bị giảm đi
rất nhiều. Khả năng tiêu hóa rất hạn chế đó của heo con có khi còn bị suy giảm đi
do tác động của việc cai sữa đối với biểu mô của ruột. Kết quả là có một thời kỳ
lượng thức ăn được hấp thu vào cơ thể của heo con cai sữa bị giảm; mức và thời
gian giảm đó phụ thuộc vào tính ngon miệng và dễ tiêu hoá của thức ăn, chế độ
chăm sóc và trọng lượng cơ thể của heo con khi cai sữa.
HCl tự do xuất hiện từ ngày thứ 25 và tính kháng khuẩn xuất hiện từ ngày thứ
40 sau khi sinh. Hơn nữa, ở heo con 20 - 30 ngày tuổi, dạ dày chưa phân giải được
protein thực vật. Do đó, tập cho heo con ăn sớm thức ăn hạt rang để tác động tiết
dịch vị sớm hơn là điều hết sức cần thiết.
Trong một số trường hợp, lượng thức ăn vào cơ thể heo con giảm do phải tiêu
hoá một lượng thức ăn quá lớn đối với hệ tiêu hoá và dẫn đến heo con bị tiêu chảy
hàng loạt. Để đề phòng và hạn chế tới mức thấp nhất bệnh tiêu chảy sau khi cai sữa,
nên hạn chế thức ăn trong mấy ngày đầu sau khi cai sữa. Mặc dầu hạn chế mức cho
ăn như vậy cơ thể có thể giảm nhẹ bệnh tiêu chảy và hiện tượng phù nề ở ruột,
nhưng mức độ tăng trưởng của heo con có thể bị suy giảm, nói chung tốt nhất là để
cho heo con được tự do tiếp thụ thức ăn. Ngoài ra vệ sinh chuồng trại kém, chuồng

ẩm ướt heo con bị lạnh, trong điều kiện đó nhiều chủng loại vi sinh vật có hại tăng
mật độ, xâm nhập đường ruột heo con, thừa dịp heo con bị lạnh yếu sức sẽ bộc phát
bệnh tiêu chảy (Võ Văn Ninh, 2001).

10


Bảng 2.3 Mức tăng trưởng heo con cai sữa có trọng lượng trong khoảng 6 – 20 kg
Chỉ tiêu

Khá

Tốt

Tốt nhất

Tăng trọng bình quân (gram/con/ngày)

340

455

545

Lượng thức ăn bình quân (gram/con/ngày)

705

770


770

Hệ số tiêu tốn thức ăn

2,0

1,7

1,4

Tỷ lệ chết (%)

2,5

1,5

0,5

(Nguồn Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân , 1999)
2.2.3 Nguyên liệu cung đạm
Protein là thành phần dinh dưỡng không thể thiếu trong thức ăn hỗn hợp của
heo, nó đứng thứ hai sau năng lượng. Trong thức ăn cho heo con người ta cần phải
cung một nguồn đạm cao, dễ tiêu hóa, và cân đối tỷ lệ các acid amin thiết yếu.
2.2.3.1 Đậu nành và khô dầu đậu nành
Đậu nành là loại hat họ đậu chủ lực được sử dụng để cung cấp đạm trong
thức ăn chăn nuôi. Năng suất của hạt đậu nành khoảng trên dưới 1 tấn/ha nhưng là
cây trồng, có tác dụng làm tốt đất và có giá trị dinh dưỡng của hạt cao nên vẫn là
nguồn thực liệu cung đạm chủ lực trong thức ăn chăn nuôi.
Hạt đậu nành có hàm lượng đạm khá cao (38 %) và nhiều chất béo (18 %),
khô dầu đậu nành có hàm lượng đạm thô trong khoảng 43 – 49 %, giàu acid amin

thiết yếu, nhất là lysine nên trong chăn nuôi ít sử dụng hạt nguyên mà thường dùng
khô dầu đậu nành. Đậu nành hạt thường được sử dụng cho các khẩu phần thu nhỏ,
nhất là heo con tập ăn cần có cùng lúc nhiều năng lượng và đạm giá trị cao.
Trong vỏ hạt đậu nành có nhiều loại độc tố gồm anti-trypsin, lectin,
phytoestrogen. Trong đó độc tố anti-trypsin ức chế hoạt động của enzyme trypsin và
chymotrypsin của tuyến tụy, các anty-trypsin chỉ bị mất hoạt tính khi xử lý ở nhiệt

11


độ cao nên đậu nành hạt sử dụng trong chăn nuôi phải được xử lý ở nhiệt độ 105 oc
trong khoảng 30 phút.
Các độc tố khác trong đậu nành như phytoestrogen, goitrogen, thường có tác
động không tốt trên tăng trưởng của của heo con. Ở thú trưởng thành các độc tố này
không có tác động đáng kể. Vì vậy với khẩu phần tập ăn cho heo con thường người
ta có thể chỉ sử dụng các sản phẩm giàu protein ly trích từ đậu lành mà không dùng
hạt nguyên hoặc khô dầu để giới hạn ảnh hưởng của các độc tố ( Dương Thanh
Liêm và ctv, 2002).
2.2.3.2 Bột huyết tƣơng
Bột huyết tương là sản phẩm từ lò mổ giá trị cao hơn bột huyết nhiều do
được sản xuất từ huyết tương sau khi đã loại bỏ các thành phần hữu hình trong máu.
Do vậy bột huyết tương có hàm lượng protein cao (78 %), dễ tiêu hóa do chủ yếu là
albumin và globulin vì vậy nên thành phần các acid amin rất cân đối, và có độ ngon
miệng cao nên phù hợp cho thú non. Trong chăn nuôi, bột huyết tương được dùng
trong khẩu phần tập ăn của heo con theo mẹ (creep feed). Tỷ lệ sử dụng khoảng 2 5 % trong khẩu phần (Dương Thanh Liêm và ctv, 2002). Bột huyết tương có giá rất
cao nên không thể dùng với tỷ lệ cao vì sẽ không kinh tế.
Bột huyết tương bao gồm các thành phần kháng oxy hóa sinh học như
bilirubin, acid uric, urea và glutathione, các yếu tố này tác động lên các khoáng vi
lượng thường gây oxy hóa như đồng, sắt, kẽm, và mangan,… Với cơ chế là các yếu
tố vi lượng kết hợp với một enzyme (superoxidative dismutase) làm hạn chế sự hoạt

động của catalase và sự hấp thu các chất vi lượng sắt, đồng, kẽm, mangan,…(Czech
A. và Greala E. G, 2006).
2.2.3.3 Bột cá
Các dạng bột cá thường dùng được gọi tên theo mức đạm thô: bột cá 40 %
đạm, bột cá 45 % đạm, bột cá 60 % đạm, … gọi tắt là bột cá 40, bột cá 45 hay bột
cá 60,… Dựa trên hàm lượng muối, bột cá được chia làm 2 loại: bột cá mặn và bột
cá lạt. Bột cá lạt là loại bột cá có hàm lượng muối dưới 5 % và đạm phải khoảng 50
% trở lên. Bột cá tốt là nguồn cung cấp tuyệt hảo các nguồn protein cân đối nhưng

12


thường giá cao so với các thực liệu khác nên thường chỉ được sử dụng trong các
khẩu phần cho heo con và gà nhỏ khi cần nhiều protein chất lượng cao.
Thông thường bột cá dùng trong gia súc được chế biến từ các loại cá thứ
phẩm hoặc những phần bỏ của nhà máy chế biến thủy sản cho người. Trên thế giới
các nước sản xuất nhiều bột cá chất lượng cao là Peru, Chile, Ecuado, Mỹ, Nam
Phi... Những loại cá thường được sản xuất bột cá là cá trích, cá mòi, cá cơm. Ở Việt
Nam khu vực có nguồn nguyên liệu cá cơm dồi dào là ở tỉnh Bình Thuận, nhưng
bột cá cơm của Việt Nam sản xuất cũng chỉ đạt 55 % đạm.
Cùng với hàm lượng và chất lượng protein cao, bột cá còn là nguồn cung cấp
rất tốt các chất khoáng (Calci, Phospho, và khoáng vi lượng,…) và các vitamin. Bột
cá cũng tạo độ ngon miệng cao cho thức ăn heo gà.
Thực tế sử dụng bột cá trong thức ăn chăn nuôi thường gặp phải những vấn
đề là hàm lượng protein thô và acid amin hữu dụng không đúng như công bố của
sản phẩm thương mại. Nguyên nhân của sự sai khác giữa hàm lượng công bố và
hàm lượng thực là do giá bán cao dẫn đến sự pha tạp các chất độn khác để kiếm lời,
hoặc kỹ thuật chế biến ( sấy ở nhiệt độ cao) làm mất giá trị sử dụng của các acid
amin.
Một vấn đề cần quan tâm khi sử dụng bột cá trong thức ăn là khả năng nhiễm

vi sinh vật gây bệnh: Salmonella, E.coli,…, hoặc hàm lượng muối cao trong các
loại bột cá mặn có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của thú, nhất là thú non.
Giá cao là một nhân tố cũng rất là quan trọng cần cân nhắc khi quyết định tỷ lệ sử
dụng bột cá trong khẩu phần cho thú. (Dương Thanh Liêm và ctv, 2002)

13


2.2.4 Sản phẩm Seapak
Seapak là chất bổ sung protein đậm đặc, không dùng cho thú nhai lại. Được
tạo ra với 50 % là sản phẩm từ cá, 50 % protein còn lại là các nguyên liệu có nguồn
gốc từ thực vật là đậu nành, khoai tây, lúa mì... Sản phẩm này được cân đối các acid
amin sao cho tương đương với các acid amin của bột cá. Không chứa bất kỳ loại
nguyên liệu nào thuộc động vật có vú, không chứa kháng sinh, hormons.., hoặc bất
kỳ loại hóa chất độc hại nào.
Seapak là bột protein chất lượng cao dễ tiêu hóa được thiết kế đặc biệt để sử
dụng trong thức ăn chăn nuôi gia súc và thủy sản. Nguyên liệu và công nghệ sản
xuất đặc biệt để đảm bảo tính tươi mới của sản phẩm, đảm bảo tính ngon miệng và
đầy đủ dưỡng chất cần thiết trong thức ăn.
Với ưu điểm là sản phẩm cung cấp protein chất lượng cao, dễ tiêu hóa đối
với mọi đối tượng thú và đặc biệt có giá thành rẻ hơn, nguồn cung dồi dào hơn so
với các sản phẩm bột cá khác với cùng tỷ lệ đạm. Đây đang là sản phẩm hy vọng sẽ
là nguồn thay thế hữu hiệu các sản phẩm bột cá khác có giá cao và nguồn cung hạn
chế trên thị trường hiện nay ( - pham/ ca/ san - pham
- quoc – gia - khac/ cac – san - pham/seapak). Trong 1 kg sản phẩm Seapak dành
cho heo với 96 % vật chất khô có 3250 (kcal) năng lượng trao đổi và 2270 (kcal)
năng lượng thuần, tỷ lệ thành phần dinh dưỡng các chất được trình bày qua bảng
2..4 như sau:

14



×