Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

KHẢO SÁT ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH VÀ TÍNH AN TOÀN SAU TIÊM VACXIN DỊCH TẢ HEO TẾ BÀO TRÊN HEO SƠ SINH, TRÊN NÁI MANG THAI VÀ NÁI HẬU BỊ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (544.47 KB, 65 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
*****************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH VÀ TÍNH AN TOÀN
SAU TIÊM VACXIN DỊCH TẢ HEO TẾ BÀO TRÊN HEO SƠ
SINH, TRÊN NÁI MANG THAI VÀ NÁI HẬU BỊ

Sinh viên thực hiện: NGUYỄN VĂN TUÂN
Lớp : DH05TY
Ngành: Thú Y
Niên khóa: 2005 – 2010

Tháng 08/2010


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
****************

NGUYỄN VĂN TUÂN

KHẢO SÁT ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH VÀ TÍNH AN TOÀN
SAU TIÊM VACXIN DỊCH TẢ HEO TẾ BÀO TRÊN HEO
SƠ SINH, TRÊN NÁI MANG THAI VÀ NÁI HẬU BỊ

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng


Bác sỹ Thú Y

Giáo viên hướng dẫn
TS. NGUYỄN THỊ PHƯỚC NINH
ThS. NGUYỄN THỊ THU HỒNG

Tháng 08/2010

i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên thực tập: Nguyễn Văn Tuân
Tên khóa luận: “Khảo sát đáp ứng miễn dịch và tính an toàn sau tiêm vacxin DTH
tế bào trên heo hậu bị, trên nái mang thai và trên heo sơ sinh”Đã hoàn thành khóa
luận theo yêu cầu của giáo viên hướng dẫn.
Giáo viên hướng dẫn

TS. Nguyễn Thị Phước Ninh

ii


LỜI CẢM TẠ
Con xin cảm ơn ba má đã có công sinh thành dưỡng dục và hy sinh rất nhiều
để cho con có được ngày hôm nay.
Em xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Thị Phước Ninh đã hết lòng hỗ trợ,
dẫn dắt và hướng dẫn em hoàn tất tốt đề tài này.
Con xin chân thành cảm ơn ThS. Nguyễn Thị Thu Hồng trưởng bộ môn siêu
vi trùng, Ths. Lê Thị Thu Phương, chú Đặng Hùng bộ môn siêu vi trùng, cùng toàn

thể cán bộ công nhân viên công ty NAVETCO đã quan tâm, hướng dẫn và tạo điều
kiện học tập tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian qua.
Xin chân thành cảm ơn chú Đỗ Văn Trong, chú Nguyễn Ngọc Dũng, chú Võ
Đình Đạt, cùng toàn thể cán bộ công nhân viên công ty cổ phần chăn nuôi Phú Sơn
đã tạo điều kiện thuận lợi cho con trong thời gian thực tập.
Em xin được cảm ơn các thầy cô trong khoa Chăn nuôi – Thú y đã tận tình
truyền dạy kiến thức cho em trong quá trình học tập tại trường.
Xin được cảm ơn các bạn cùng lớp DH05TY đã gắn bó giúp đỡ mình trong
suốt năm đại học.

iii


TÓM TẮT
Đề tài “Khảo sát đáp ứng miễn dịch và tính an toàn sau tiêm vacxin DTH tế
bào trên heo hậu bị, trên nái mang thai và trên heo sơ sinh” được thực hiện tại trại
heo Phú Sơn và Bộ môn siêu vi trùng – Công ty NAVETCO từ 8/3/2010 đến
10/8/2010. Chúng tôi xin tóm tắt nội dung chính của đề tài:
Hai lô vacxin dùng trong thí nghiệm trên heo nái có liều TCID50 là 104,33 /liều
ở lô 1 và 104 /liều ở lô 2.
Vacxin DTH heo tế bào chủng C do NAVETCO sản xuất an toàn trên heo hậu
bị, heo nái mang thai và heo con sơ sinh.
Heo hậu bị và heo nái mang thai khi được chủng vacxin này sẽ có đáp ứng
miễn dịch tương tự như khi chủng vacxin ngoại khác dùng làm đối chứng trong thí
nghiệm này.
Tiêm vacxin cho heo con sơ sinh 2 ngày tuổi có KTTĐ thì sự đáp ứng KT
không rõ ràng.

iv



MỤC LỤC
Trang
Trang tựa ......................................................................................................................... i
Xác nhận của giáo viên hướng dẫn ................................................................................ ii
Lời cảm tạ...................................................................................................................... iii
Tóm tắt .......................................................................................................................... iv
Mục lục........................................................................................................................... v
Danh mục các chữ viết tắt ............................................................................................. ix
Danh mục các bảng ........................................................................................................ x
Danh mục các sơ đồ ...................................................................................................... xi
Danh mục các hình ........................................................................................................ xi
Chương 1 MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề ................................................................................................................ 1
1.2 Mục đích và yêu cầu ................................................................................................ 2
1.2.1 Mục đích................................................................................................................ 2
Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN....................................................................................... 3
2.1 Lịch sử bệnh DTH .................................................................................................... 3
2.1.1 Khái niệm .............................................................................................................. 3
2.1.2 Tình hình nhiễm bệnh DTH trên thế giới ............................................................. 3
2.2.1. Nguồn bệnh và phương pháp lây lan ................................................................... 4
2.2.2.3 Mùa vụ mắc bệnh ............................................................................................... 6
2.2.5 Đường xâm nhập ................................................................................................... 6
2.2.6 Cách sinh bệnh ...................................................................................................... 6
2.3 Căn bệnh................................................................................................................... 7
2.3.2 Phân loại ................................................................................................................ 7
2.3.3 Nuôi cấy ............................................................................................................... 9
2.3.3.1 Động vật thí nghiệm...................................................................................................9
2.3.3.2 Môi trường nuôi cấy........................................................................................... 9
2.3.4 Sức đề kháng của virus DTH ................................................................................ 9


v


2.4 Triệu chứng và bệnh tích.......................................................................................... 9
2.4.1.1 Thể quá cấp ...................................................................................................... 10
2.4.1.4 Thể không điển hình ........................................................................................ 10
2.4.2 Bệnh tích ............................................................................................................. 11
2.4.2.1 Bệnh tích đại thể ............................................................................................. 11
2.4.2.2 Bệnh tích vi thể ................................................................................................ 11
2.5 Chẩn đoán............................................................................................................... 11
2.5.1 Chẩn đoán lâm sàng và mổ khám ....................................................................... 12
2.5.2 Chẩn đoán phân biệt ............................................................................................ 12
2.5.3 Chẩn đoán phòng thí nghiệm ............................................................................. 14
2.5.3.1 Phương pháp trung hòa trên thỏ ....................................................................... 14
2.5.3.2 Phương pháp tiêm truyền qua heo ................................................................... 14
2.5.3.3 Phương pháp phân lập virus DTH trên nuôi cấy tế bào PK-15 ....................... 14
2.5.3.4 Thử nghiệm hấp phụ miễn dịch kết nối enzyme ELISA (Enzyme Linked
Immuno Sorbent Assay)............................................................................................... 14
2.5.3.5 Phương pháp nhuộm hóa mô miễn dịch (IHC: Immunohistochemical
Staining) ....................................................................................................................... 15
2.5.3.6 Phản ứng miễn dịch huỳnh quang .................................................................... 15
5.3.7 Phương pháp PCR (Polymerase Chains Reaction) ............................................. 16
2.6 Miễn dịch trong bệnh DTH .................................................................................... 17
2.6.1 Miễn dịch trong quá trình nhiễm virus DTH ...................................................... 17
2.6.2 Đáp ứng miễn dịch trong tiêm phòng vacxin DTH ............................................ 17
2.6.2.1 Miễn dịch qua trung gian tế bào....................................................................... 18
2.6.2.2 Miễn dịch dịch thể............................................................................................ 18
2.7 Điều trị ................................................................................................................... 20
2.8 Phòng bệnh ............................................................................................................ 20

2.8.1 Phòng và tấn công bệnh DTH ............................................................................. 20
2.8.2 Phòng bệnh bằng vacxin ..................................................................................... 21
2.8.2.1 Vacxin chết....................................................................................................... 21

vi


2.8.2.2 Vaccine nhược độc ........................................................................................... 22
2.8.2.3 Vacxin thế hệ mới ....................................................................................................22
Chương 3 NỘI DUNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......... 24
3.1 Thời gian và địa điểm ............................................................................................ 24
3.2 Vật liệu thí nghiệm ................................................................................................. 24
3.2.1 Heo thí nghiệm .................................................................................................... 24
3.2.3 Vật liệu dung trong phản ứng trung hòa (NPLA) trên môi trường tế bào PK-15
và trong kỹ thuật nhuộm miễn dịch Peroxidase (IPx) do phòng thí nghiệm thú y Úc
AAHL (Australia Animal Health Laboratory) cung cấp ............................................ 24
3.4 Phương pháp nghiên cứu........................................................................................ 25
3.4.1 Bố trí thí nghiệm ................................................................................................. 25
3.4.1.1 Xác định liều gây nhiễm 50% tế bào nuôi cấy của 2 lô vacxin A và B ........... 25
3.4.1.3 Bố trí thí nghiệm 2 ........................................................................................... 27
3.4.2 Phương pháp xét nghiệm..................................................................................... 29
3.4.2.1 Phương pháp trung hòa gắn kết enzym NPLA (Neutralization Peroxidase
Linked Assay) .............................................................................................................. 29
3.4.2.2 Phương pháp ELISA phát hiện kháng nguyên DTH ....................................... 32
3.4.3 Các công thức tính và phương pháp xử lý số liệu............................................... 37
3.4.3.1 Các công thức tính ........................................................................................... 37
3.4.3.2 Xử lý số liệu ..................................................................................................... 37
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................. 38
4.1 Xác định liều gây nhiễm 50% tế bào nuôi cấy của 2 lô vacxin A và B ................. 38
4.2 Kết quả thí nghiệm trên nái hậu bị ......................................................................... 39

4.2.1 Kết quả theo dõi các phản ứng phụ ..................................................................... 39
4.2.2 Kết quả đáp ứng kháng thể sau tiêm vacxin ....................................................... 40
4.3 Kết quả thí nghiệm trên nái mang thai ................................................................... 41
4.3.1 Kết quả theo dõi các phần ứng phụ ..................................................................... 41
4.3.2 Kết quả đáp ứng kháng thể sau tiêm vacxin ....................................................... 41
4.3.3 Kết quả theo dõi chỉ tiêu năng suất sinh sản ....................................................... 42

vii


4.3.4 Kết quả theo dõi sự hiện diện của kháng thể trên heo con trước khi bú sữa đầu 44
4.4 Kết quả thí nghiệm trên heo con ............................................................................ 44
4.4.1 Kết quả theo dõi các phản ứng phụ ..................................................................... 44
4.4.2 Kết quả đáp ứng kháng thể sau tiêm vacxin ....................................................... 44
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...................................................................... 47
5.1 Kết luận .................................................................................................................. 47
5.2 Đề nghị ................................................................................................................... 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 48
PHỤ LỤC .................................................................................................................... 52

viii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

AAHL

Australian Animal Health Laboratory

BDV


Border Disease Virus

BVDV

Bovine Viral Diarrhea Virus

CPE

Cyto Pathogenic Effect

DTH

Dịch tả heo

ELISA

Enzyme Linked Immuno Sorbent Assay

HGKT

Hiệu giá kháng thể

HCV

Hog cholera Virus

IPx

Immuno - Peroxidase


KN

Kháng nguyên

KT

Kháng thể

KTTĐ

Kháng thể thụ động

Mab

Monoclone Antibody

MEM

Minimum Essential Media

NAVETCO

National Veterinary Company

NPLA

Neutralization Peroxidase Linked Assay

OD


Optical Density

OIE

Office International Epizooties

PBSA

Phosphate Buffered Saline

PBST

Phosphate Buffered Saline + 0,5 % Tween

RT – PCR

Reverse Transcription – Polymaerase chains reaction

TCID

Tissue Culture Infected Dose

TMB

3,3’,5,5’ - Tetremethylbenzidine

WHO

World Health Organization


ix


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 : Phân biệt DTH cổ điển và DTH Châu Phi ..............................................13
Bảng 3.1 Bố trí thí nghiệm 1 ....................................................................................26
Bảng 3.2 Bố trí thí nghiệm 2 ....................................................................................27
Bảng 3.3 Bố trí thí nghiệm 3 ....................................................................................28
Bảng 4.1 Kết quả chuẩn độ của virus vacxin của lô A .............................................38
Bảng 4.2 Kết quả chuẩn độ của virus vacxin của lô B .............................................39
Bảng 4.3 HGKT trên nái hậu bị ................................................................................40
Bảng 4.4 Kết quả HGKT trung bình trên heo nái mang thai ....................................41
Bảng 4.5 Kết quả chỉ tiêu sinh sản trên heo nái mang thai ......................................42
Bảng 4.6 Tỷ lệ thai chết trong khi sinh.....................................................................43
Bảng 4.7 Bảng HGKT trung bình của heo con 1 tuần và 2 tuần sau tiêm vacxin ....45

x


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 3.1 Các bước tiến hành phương pháp NPLA .................................................30
Sơ đồ 3.2 Phương pháp nhuộm IPx ..........................................................................31
Sơ đồ 3.3 Cách thêm kháng thể đơn dòng kháng HCV (α-HCV) và kháng thể đơn
dòng đối chứng (Control Mab) vào đĩa chuyển .......................................34
Sơ đồ 3.4 Cách chuyển hỗn hợp KN và KT của đĩa chuyển sang đĩa ELISA .........35
Sơ đồ 3.5 Các bước thực hiện phản ứng ELISA ......................................................36

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1 Tế bào chất của tế bào PK-15 bắt màu đỏ gạch (nhuộm IPx) khi bị nhiễm

virus DTH .................................................................................................32

xi


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Ngành chăn nuôi heo Việt Nam hiện nay đang phát triển với quy mô ngày
càng lớn, số lượng và mật độ ngày càng tăng dẫn đến nguy cơ lây lan dịch bệnh rất
cao. Vì thế, để nâng cao hiệu quả chăn nuôi ngoài việc chú ý đến vấn đề về con
giống, thức ăn, người chăn nuôi luôn phải chú ý đến các vấn đề về dịch bệnh, đặc
biệt là đối với các bệnh lây lan nhanh và không có thuốc điều trị đặc hiệu như: dịch
tả heo, lở mồm long móng, hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp …
Bệnh dịch tả heo (DTH) do virus thuộc nhóm Pestivirus gây ra, đặc điểm của
bệnh là lây lan rất nhanh và tử số rất cao ở trên đàn heo.
Theo Hammond (2000), bệnh DTH gây ra nhiều thiệt hại cho nền kinh tế do
tính lây lan nhanh và mạnh. Ước tính thiệt hại do bệnh dịch tả heo gây ra chiếm 50 60% so với tất cả các bệnh của heo. Một đặc điểm đáng lưu ý là bệnh cũng xảy ra
một cách âm ỉ, lẻ tẻ, triệu chứng và bệnh tích không điển hình. Diễn biến của bệnh
ngày càng phức tạp. Những biểu hiện lâm sàng và bệnh tích không rõ ràng tuy kết
quả xét nghiệm là dương tính (Nguyễn Lương Hiền, Ngô Thanh Long, 1999).
Đối với bệnh DTH, biện pháp kiểm soát bệnh tốt nhất là phòng bệnh bằng
vacxin.Trên thị trường hiện nay có rất nhiều công ty cung cấp vacxin DTH, trong
đó vacxin DTH thỏ hóa chủng C là rất an toàn và được sử dụng phổ biến. Tại Việt
Nam, công ty thuốc thú y Trung Ương II (NAVETCO) đã sản xuất được vacxin
DTH chủng C trên tế bào thận heo PK-15 thay vì sản xuất trên thỏ, bê. Vacxin này
đã được kiểm tra tính an toàn và hiệu lực trong phòng thí nghiệm và đã đạt kết quả
tốt. Để có thể tiến hành sản suất và phân phối đại trà, vacxin phải được khảo
nghiệm hiệu lực trên đàn heo thực địa.


1


Được sự chấp thuận của công ty NAVETCO và Khoa chăn nuôi thú y – Trường Đại
Học Nông Lâm dưới sự hướng dẫn của:
TS. Nguyễn Thị Phước Ninh
ThS. Nguyễn Thị Thu Hồng
chúng tôi thực hiện đề tài:
KHẢO SÁT ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH VÀ TÍNH AN TOÀN SAU TIÊM
VACXIN DỊCH TẢ HEO TẾ BÀO TRÊN HEO SƠ SINH, TRÊN NÁI
MANG THAI VÀ NÁI HẬU BỊ
1.2 Mục đích và yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Khảo sát tính an tòan và hiệu lực của vacxin DTH tế bào trên heo, để đưa ra
sản xuất đại trà để phục vụ ngành chăn nuôi heo.
1.2.2 Yêu cầu
Kiểm tra sự hiện hiện của kháng nguyên DTH và kháng thể thụ động kháng
DTH trên heo sơ sinh trước khi tiêm vacxin
Tiêm vacxin cho những heo nái mang thai ngày thứ 70 đến ngày thứ 75.
Tiêm vacxin cho heo con sơ sinh 2 ngày tuổi.
Theo dõi các phản ứng phụ sau tiêm.
Theo dõi các chỉ tiêu về rối lọan sinh sản:số con sinh ra còn sống, số con chọn nuôi,
số thai chết khô, số thai chết tươi, thai sảy, đẻ non và heo còn sống đến 30 ngày
tuổi.

2


Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1 Lịch sử bệnh DTH
2.1.1 Khái niệm
Dịch tả heo là bệnh truyền nhiễm do virus lây lan rất mạnh, bệnh số và tử số
cao trên đàn nhạy cảm. Đặc điểm của bệnh là gây bại huyết, xuất huyết và hoại tử ở
nhiều cơ quan nhất là đường tiêu hóa. Bệnh thường ghép với các cảm nhiễm phụ
như Pasteurella, Salmonella…(Trần Thanh Phong, 1996).
2.1.2 Tình hình nhiễm bệnh DTH trên thế giới
Năm 1810, một bệnh giống như bệnh DTH ở Tennessel được mô tả đầu tiên
bởi Dahle. Sau đó ổ dịch đã được phát hiện ở Ohio (Hoa Kỳ) vào những năm đầu
1830 (Van Oirchot, 1977).
Bệnh DTH đã xảy ra ở Pháp (1822), Đức (1833), và những báo cáo khác cho
là DTH đã xuất hiện ở Anh (1862), và sau đó lan rộng khắp châu Âu (Fuchs, 1968).
Bệnh DTH phân bố rộng khắp trên thế giới, nhưng đã có nhiều quốc gia thanh
toán được bệnh như Anh, Hoa Kỳ, Thụy Sĩ, Thụy Điển, Phần Lan, Đan mạch,
Bungary…Pháp và các quốc gia lân cận như Đức, Tây Ban Nha, Italia vẫn còn,
bệnh thường biểu hiện ở thể không điển hình (Trần Thanh Phong, 1996).
Năm 1997 dịch nổ ra mạnh mẽ ở 5 nước: Đức,Ý, Hà Lan, Tây Ban Nha và Bỉ
tổng số heo chết và giết loại hơn tám triệu con. Tháng tám năm 2000 bệnh DTH lại
nổ ra tại nước Anh gây thiệt hại trầm trọng về kinh tế.
2.1.3. Tình hình nhiễm bệnh DTH ở Việt Nam
Ở nước ta bệnh DTH được Houdemer xác định lần đầu tiên vào năm 1923 1924, đến nay vẫn tồn tại và luôn là mối đe dọa nghiêm trọng đối với ngành chăn
nuôi heo ở nước ta (Đào Trọng Đạt, 1989).

3


Năm 1968 là năm có số lượng ổ dịch xảy ra nhiều nhất ở miền Bắc, theo thống
kê có đến 481 ổ dịch nổ ra (Lê Độ, 1981).
Một ổ dịch nổ ra trên diện rộng gây thiệt hại trầm trọng được ghi nhận là vào
năm 1974 dịch đã nổ ra ở 17 tỉnh phía Bắc giết chết trên 400.000 con heo. Nhiều ổ

dịch lớn xảy ra ở 15 tỉnh miền Tây Nam Bộ năm 1978 đã giết chết trên 150 000 con
(Đào Trọng Đạt, 1989).
Năm 1998 xảy ra dịch lớn ở Nghi Lộc - Nghệ An do phát tán heo trong dịp tết
cổ truyền. Năm 1990, bệnh xảy ra trên 1800 con heo tại lò mổ Huỳnh Thúc Kháng
(Thừa Thiên Huế) do mua heo tập trung về ăn tết sau đó lan ra thành phố Huế (Cục
Thú Y, 1990).
Theo Cục Thú Y trong báo cáo hội nghị thú y toàn quốc năm 1997, bệnh DTH
ở nước ta không nổ ra những ổ dịch lớn và gây thiệt hại nặng như những năm1960 1970 nhưng vẫn là mối đe dọa lớn đối với nghành chăn nuôi heo, gây khó khăn cho
việc chăn nuôi và xuất khẩu.
2.2 Dịch tễ học bệnh DTH
2.2.1. Nguồn bệnh và phương pháp lây lan
Bệnh DTH là bệnh truyền nhiễm lây lan mạnh do virus gây ra chỉ ở loài heo
(bao gồm heo rừng và heo nhà) (Trần Đình Từ, 1990).
Về nguồn gốc của virus DTH trên heo rừng và trên heo nhà thì có rất nhiều ý
kiến khác nhau. Có tác giả cho rằng virus DTH trên heo rừng cũng giống như trên
heo nhà, những triệu chứng đều giống nhau giữa heo rừng và heo nhà. Những triệu
chứng giống nhau giữa hai loài: sốt cao, bỏ ăn, táo bón xen lẫn tiêu chảy. Khi gây
nhiễm cho heo nhà bằng chủng phân lập ở heo rừng thì những triệu chứng lâm sàng
và những bệnh tích mổ khám ở heo nhà cũng giống như ở heo rừng (Aubert và
Picard, 1996).
Chúng ta có thể khẳng định là virus DTH có mặt trên toàn thế giới (Nguyễn
Tiến Dũng, 1996). Virus DTH có thể tiếp tục tồn tại trong cơ thể kí chủ sau khi gây
bệnh và tạo miễn dịch. Nói cách khác, mặc dù đã có miễn dịch bằng tiêm phòng,
heo vẫn có khả năng bị nhiễm và bài thải virus DTH ra môi trường xung quanh. Sự

4


bài thải này có thể theo đường tự nhiên hoặc qua thịt và phủ tạng con vật sau khi
giết mổ.

Heo nái bị nhiễm bệnh có thể truyền virus DTH qua nhau thai ở tất cả các thời
kỳ có mang. Virus lan tỏa theo đường máu và lây từ bào thai này sang bào thai
khác. Mức độ nhiễm trong bào thai phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau: thời
điểm nhiễm, độc lực của virus,…( Van Oirschot và Terpstra, 1977). Theo tác giả,
heo con được đẻ ra từ những heo nái bị nhiễm virus DTH có thể sống sót đến 332
ngày, những heo con này không biểu lộ triệu chứng lâm sàng của bệnh DTH nhưng
virus DTH vẫn được phát hiện trong huyết thanh của chúng cho đến suốt đời.
Bệnh có thể lây lan trực tiếp do nuôi nhốt chung, chuyên chở, chợ bán gia súc
hoặc gián tiếp qua các chất bài tiết, qua thức ăn nhiễm, thức ăn thừa, qua thú sản,
qua các động vật trung gian truyền bệnh, qua chất thải từ lò mổ…
2.2.2 Loài mắc bệnh, lứa tuổi, mùa vụ mắc bệnh
2.2.2.1.Loài mắc bệnh
Trong tự nhiên chỉ có loài heo mắc bệnh, cả heo nhà lẫn heo rừng. Heo các lứa
tuổi đều bị mắc bệnh nhất là heo con còn non. Heo nái mắc bệnh thì heo con của nó
cũng mắc bệnh. Theo Stitz (1948) đã cho thấy rằng bệnh truyền từ heo rừng sang
heo nhà. Các loài khác và người không mắc bệnh (Nguyễn Lương, 1997).
Trong phòng thí nghiệm: nhiều tác giả đã thí nghiệm truyền bệnh cho chuột
nhắt, chuột lang, gà, ngựa, trâu nhưng không thành công. Năm 1950, Coronel và
Albis thực hiện tiêm truyền lần lượt giữa heo và phôi trứng vịt đã được thích ứng
với virus DTH với phôi trứng vịt, sau đời thứ tám qua phôi vịt, virus mất độc lực
đối với heo (Nguyễn Lương, 1997).
2.2.2.2 Lứa tuổi mắc bệnh
Bệnh thường xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng nhiều nhất là heo con theo mẹ và
đôi khi heo dưới hai tuần tuổi, tỷ lệ chết con rất cao có khi đến 100% (Đào Trọng
Đạt, 1989). Những heo 5-35 kg thường nhạy cảm nhất và mắc thể cấp tính (Trần
Thanh Phong, 1996).

5



2.2.2.3 Mùa vụ mắc bệnh
Bệnh DTH xảy ra quanh năm và liên tục từ năm này sang năm khác. Thời gian
bệnh tập trung vào từ tháng 3 - 4 đến tháng 9 - 10, bệnh thường rộ lên sau các đợt
tiêm phòng các loại vacxin. Vì vậy người chăn nuôi thường gọi là phản ứng vacxin
và ngại tiêm phòng (Nguyễn Thị Phương Duyên, 1999).
Theo thống kê của Lê Độ (1981) về tình hình DTH ở miền Bắc cho thấy số ổ
dịch xảy ra từ tháng 11, 12 năm trước cho tới tháng 2, 3 năm sau chiếm 80% số ổ
dịch trong năm. Các tháng còn lại chỉ chiếm 20%.
2.2.4 Chất chứa virus
Heo nhiễm bệnh, trong thời kỳ ủ bệnh, nhiễm mãn tính hay heo khỏe (heo có
miễn dịch mang trùng hay thể ẩn), tất cả các mô, chất tiết, dịch tiết đều có độc lực.
Virus có trong máu khá sớm và khả năng lây nhiễm cao, trong giai đoạn sốt 1
ml máu chứa 107 virus. Sau khi nhiễm 3 đến 7 ngày, virus hiện diện ở máu, lách,
hạch hạnh nhân. Do đó, hạch bạch huyết và lách thường dùng làm bệnh phẩm xét
nghiệm. Thịt và những sản phẩm từ heo nhiễm bệnh đều là yếu tố phát tán bệnh đi
rất xa. Virus đề kháng với ướp muối và xông khói: tồn tại nhiều tháng trong thịt
jambon và các thịt xông khói (Mesplede và ctv, 1998).
2.2.5 Đường xâm nhập
Virus xâm nhập chủ yếu qua đường tiêu hóa, ngoài ra còn có thể theo đường
hô hấp (niêm mạc mũi), đường sinh dục hay qua da bị tổn thương (Trần Thanh
Phong, 1996). Việc lây truyền qua nhau thai cũng có thể xảy ra, nhất là đối với
những chủng độc lực yếu tạo nên việc nhiễm bệnh bẩm sinh (Van Oirschot, 1980).
2.2.6 Cách sinh bệnh
Bảy giờ sau khi xâm nhập bằng đường tiêu hóa, virus vào hạch amygdale,
hạch vùng hầu họng (đây là vị trí virus nhân lên đầu tiên). Mười sáu giờ sau virus
vào hệ thống lâm ba rồi vào máu (trong các đại thực bào) gây viremia lần thứ nhất.
Theo tuần hoàn, virus đến định vị sinh sản và phá hủy những tế bào nội mạc mao
mạch (máu và bạch huyết) những mảnh vỡ sẽ tụ lại thành vật tắc mạch, dẫn đến
nhồi huyết ở lách, xuất huyết và hoại tử ruột…Viremia lần thứ hai xảy ra vào 5 - 6


6


ngày sau khi cảm nhiễm, xuất hiện những triệu chứng, số lượng virus trong máu sẽ
đạt tối đa vào ngày thứ bảy sau khi cảm nhiễm, sự suy giảm miễn dịch do virus
DTH tạo thuận lợi cho sự phụ nhiễm vi sinh vật khác (Trần Thanh Phong, 1996).
Virus còn có thể tồn tại trong bạch cầu và đại thực bào “trốn tránh” kháng thể
gây sự cảm nhiễm dai dẳng. Một trường hợp rất đặc biệt đó là sự tồn tại của vírus
DTH trong tử cung. Sự cảm nhiễm này không dẫn đến chết phôi, nhưng dẫn đến sự
dung nạp miễn dịch (heo có thể nhiễm nhiều tháng sau khi sinh, không tạo kháng
thể nhưng có tình trạng huyết nhiễm siêu vi dai dẳng và thường xuyên bài virus)
(Trần Thanh Phong, 1996).
2.3 Căn bệnh
2.3.1 Đặc điểm hình thái
Virus DTH trước đây được xếp vào họ Togaviridae, thuộc chi Pestivirus cùng
với virus gây bệnh tiêu chảy ở bò (Bovine Viral Diarrhae Virus – BVDV) và virus
gây bệnh Border ở cừu (Border Diseae Virus – BDV). Theo Collett (1989) và
Hozinek (1990), những nghiên cứu gần đây về cấu trúc phân tử của Pestivirus cho
thấy bộ gen của chúng tương ứng với các virus thuộc họ Flaviviridae hơn là họ
Togaviridae nên đã phân loại Pestivirus vào họ Flaviviridae cùng với chi Flavivirus
(bệnh sốt vàng và bệnh viêm não Nhật Bản).
Virus DTH có dạng hình cầu với cấu trúc nucleocapsid đối xứng khối được
bao bọc bởi môt màng ngoài (envelop). Đường kính khoảng 30-40nm. Bộ gen của
virus là môt chuỗi đơn ARN có độ dài 12kb (Moormann và Hulot, 1988). Ngày nay
bằng kỹ nghệ sinh học, người ta phát hiện những protein virus quan trọng: đó là
những glycoprotein ở vỏ bọc: 55 kDa (gọi là E1), 44-48kDa và 33 kDA, những
protein ở phần cốt lõi trung tâm: 36 kDa, 23 kDa và 14 kDa… (Trần Thanh Phong,
1996). Cấu trúc kháng nguyên của virus DTH gần giống với các virus BVDV và
BDV, do vậy cần lưu ý phân biệt trong chẩn đoán huyết thanh học.
2.3.2 Phân loại

Năm 1939, Geiger đã kết luận rằng không có sự khác nhau cơ bản nào về tính
kháng nguyên để sắp xếp các chủng virus DTH vào nhiều type virus khác nhau.

7


Nhưng theo Trần Đình Từ (1990) thì hiện tượng biến chủng của virus DTH làm độc
lực của virus biến chủng thường thấp độc lực của virus ban đầu.
Theo Szent (1985), các chủng virus DTH được chia làm hai nhóm:
Nhóm I: gồm chủng cường độc, chủng Alfort, chủng Thiherval.
Nhóm II: gồm các chủng 331 và nhiều chủng khác phân lập được từ những heo bị
bệnh mãn tính.
Sự phát bệnh DTH do những chủng có độc lực trung bình phần nào chịu ảnh
hưởng bởi những yếu tố thuộc vật chủ như: giống, tuổi, sự cạnh tranh miễn dịch và
điều kiện dinh dưỡng, trái lại đối với những chủng có độc lực cao thì các yếu tố trên
giữ vai trò rất nhỏ.
Như vậy, nhũng chủng có độc lực cao thường gây bệnh cấp tính và tỷ lệ chết
cao, trái lại các chủng có độc lực trung bình thường gây bệnh ở thể á cấp tính hoặc
mãn tính. Các chủng có độc lực thấp thường gây tỷ lệ chết cao cho bào thai và heo
sơ sinh.
Ngày nay người ta đã sử dụng các phương pháp làm giảm độc lực của virus và
thu được một số chủng nhược độc có thể sử dụng làm vacxin như virus DTH chủng
C, chủng IFFA…
Một số nghiên cứu về tính đa dạng kháng nguyên của virus DTH biến chủng:
• Năm 1995, Torerey và cộng tác viên cho rằng sự biến chủng của virus có khả
năng dẫn đến sự thất bại của hiệu quả tiêm vacxin. Nhưng năm 1988, Lee và cộng
tác viên nhân thấy những heo được tiêm vacxin thỏ hóa thì được bảo hộ khi thử
thách bằng những chủng virus DTH thực địa.
• Tuy nhiên, sự đa dạng kháng nguyên là vấn đề quan tâm hiện nay. Ở Trung
Quốc, có những nghiên cứu cho thấy rằng những chủng virus DTH thực địa đang

lưu hành trong những năm gần đây có sự phân ly di truyền từ những chủng Shinen
và chủng C, điều này chỉ ra rằng có nguồn gốc khác nhau đối với những virus DTH
ở Trung Quốc (Zongji Lu, 1999).

8


• Ở Thái Lan, theo Parchariyanon (1999), thì virus DTH không có những type
huyết thanh xác định mặc dù những chủng này biến đổi vế độc lực và tính đa dạng
kháng nguyên có thể được chứng minh bằng phản ứng trung hòa virus huyết thanh.
2.3.3 Nuôi cấy
2.3.3.1 Động vật thí nghiệm
Khi cấy truyền qua cơ thể heo, các chủng virus DTH vẫn giữ nguyên đặc tính
gây bệnh và miễn dịch của chúng. Ngược lại, sự thích nghi của virus đối với các
loại động vật khác thường làm thay đổi tính gây bệnh của virus đối với heo. Thỏ là
loài động vật được chú ý nhất, đặc biệt là nhằm tạo ra những chủng virus vacxin
giảm độc.
2.3.3.2 Môi trường nuôi cấy
Virus có thể nhân lên trên nhiều loại tế bào của nhiều loài động vật, nhưng đặc
biệt là tế bào nguyên thủy từ thận heo hay dòng tế bào PK-15. Virus không gây
bệnh tích tế bào (CPE) trên tế bào nuôi cấy. Những tế bào bị nhiễm vẫn tiếp tục
nhân lên và sản sinh những phân tử virus gây nhiễm. Việc nuôi cấy tế bào cho phép
phân lập virus, định chủng virus vacxin, sản xuất vacxin, định hiệu giá kháng thể
(Trần Thanh Phong, 1996).
2.3.4 Sức đề kháng của virus DTH
Virus DTH nhạy cảm với nhiệt độ cao, trong môi trường tế bào virus sẽ vô
hoạt trong vòng mười phút ở nhiệt độ 60oC. Virus tồn tại rất tốt trong điều kiện
đông khô, nhưng rất kém trong điều kiện thối rữa. Trong phân rác của gia súc virus
mất hoạt lực trong vài ba ngày. Theo tổ chức dịch tễ thế giới (OIE), virus DTH ổn
định ở pH 5-10 nhưng bị bất hoạt ở pH <3,0 hoặc pH>11,0, bị diệt nhanh chóng bởi

NaOH.
2.4 Triệu chứng và bệnh tích
2.4.1 Triệu chứng
Tùy theo độc lực của virus và phản ứng của cơ thể heo thì bệnh DTH có các
thể lâm sàng quá cấp tính, cấp tính, mãn tính và thể không điển hình.

9


Tùy theo độc lực, số lượng virus, sức đề kháng mà thời gian nung bệnh có thể
5 - 10 ngày (tối đa 20 - 30 ngày).
2.4.1.1 Thể quá cấp
Có thể thấy chết một vài heo con và những con khác có triệu chứng cấp tính.
Những heo này sốt cao 41 - 42oC, phần da mỏng đỏ ửng: chết nhanh trong 1 - 2
ngày.
2.4.1.2 Thể cấp tính
Sốt cao từ 41 - 42oC và heo suy nhược trong vòng hai ngày, sau đó xuất hiện
những triệu chứng khác nhau tùy cơ quan:
Biểu hiện trên da: xanh tím, xuất huyết điểm, sung huyết ở những vùng da
mỏng (tai, bụng…)
Mắt: viêm kết mạc mắt.
Tiêu hóa: táo bón thoáng qua, tiêu chảy, viêm dạ dày ruột.
Hô hấp: khó thở, ho, chảy máu cam.
Thấn kinh: run, co giật, động kinh hoặc mất thăng bằng, húc vào tường hoặc
liệt.
Sinh sản: sảy thai.
Heo chết nhanh từ 6 - 20 ngày, tỷ lệ chết gần 100% trên heo con.
2.4.1.3 Thể mãn tính
Heo bệnh có triệu chứng cục bộ và toàn thân giống như thể cấp tính nhưng
nhẹ. Hiện tượng tiêu chảy kéo dài lên tới một tháng. Sau 10 - 15 ngày bệnh thuyên

giảm, một số heo có thể khỏi nhưng trở thành vật mang trùng mãn tính.
2.4.1.4 Thể không điển hình
Quin (1950) có nhận định hết sức sâu sắc như sau “ trong bệnh DTH điều điển
hình hơn cả là bệnh thường tiến triển một cách không điển hình” (trích dẫn bởi Trần
Thanh Phong, 1996).
Trong thể không điển hình có các biểu hiện khác nhau trong những ca bệnh cụ
thể. Thường là biểu hiện lâm sàng nhẹ khó phát hiện. Rối loạn sinh sản như xảy
thai, heo sơ sinh yếu, run rẩy, đẻ ra chết ngay hoặc bị thai gỗ.

10


Trong thể không điển hình, virus lưu hành ẩn nhất là trên thú sinh sản với
những triệu chúng lâm sàng thất thường chỉ bộc phát khi có tác nhân thuận lợi
(stress, vận chuyển).
2.4.2 Bệnh tích
2.4.2.1 Bệnh tích đại thể
Tùy độc lực virus, sức đề kháng của con vật, thời gian cảm nhiễm bệnh, thể
bệnh mà biểu hiện bệnh tích của từng con, từng ổ dịch có sự khác nhau.
Trong thể quá cấp và thể cấp tính bệnh tích thường xuất hiện là xuất huyết ở
da, kích thước khác do hoại tử thoái hóa tế bào nội bì và máu khó đông. Hạch
lâm ba sưng to và xuất huyết ở các xoang ngoại biên. Lách có kích thước bình
thường và có nhiều điểm nhồi huyết ở vùng rìa lách. Xuất huyết nhiều nhất là ở
hạch lâm ba, thận, ít hơn ở tim, bàng quang, phổi, niêm mạc ruột, thực quản và
dạ dày. Thận xuất huyết điểm chủ yếu ở vùng vỏ. Số lượng bạch cầu giảm
(<10.000), số lượng tế bào lympho B ở máu cũng giảm (Trần Thanh Phong,
1996). Vào giai đoạn cuối của bệnh thì ruột non, mảng peyer, van hồi manh
tràng xuất hiện vài nốt loét hình cúc áo.
Trong thể mãn tính có thể gặp viêm phổi, viêm phổi dính vào lồng ngực. Ruột
viêm có nhiều mụn loét tròn, bờ đứng phủ casein, đường kính 1 - 2 cm, nhất là ở

vùng van hồi manh tràng (do nang lâm ba sưng, hoại tử và phủ fibrin thành vòng do
sợi huyết đông lại thành từng đợt. Hung tuyến (tuyến thymus) bất thường và sưng
các khớp của xương sườn; heo con thường thấy ở thể bệnh này (Van Orischot và
Terpstra, 1997).
2.4.2.2 Bệnh tích vi thể
Sự thoái hóa và hoại tử những tế bào nội mô mao mạch là nguyên nhân hình
thành những cục huyết khối trong mạch máu, gây nên những bệnh tích của bệnh
DTH như xuất huyết, nhồi huyết, sung huyết.
2.5 Chẩn đoán
Các phương pháp chủ yếu để chẩn đoán DTH:
• Khám lâm sàng

11


• Quan sát về dịch tễ: tiền sử của bệnh trong vùng, ổ dịch có gần với trại, sự
vận chuyển thú và thức ăn gần đây, khách tham quan có đến trại trong vòng
ít nhất 48 giờ vừa qua, động vật khác: chim, gậm nhấm mang mầm bệnh đến
và truyền virus thụ động…
• Mổ khám thú
• Xét nghiệm mô học.
• Thực hiện các phân tích phòng thí nghiệm để chứng minh sự có mặt của
kháng nguyên virus và kháng thể kháng DTH.
2.5.1 Chẩn đoán lâm sàng và mổ khám
Những dấu hiệu để chẩn đoán DTH
− Xuất hiện một bệnh truyền nhiễm xảy ra trên heo mọi lứa tuổi, heo con từ 535 kg thường chết ở thể cấp tính.
− Sốt cao cùng với tiêu chảy đôi khi táo bón.
− Tỷ lệ chết cao.
− Nhồi huyết ở lách, loét cúc áo ở ruột.
− Xuất huyết ở khắp các cơ quan như hạch lympho, tiểu thiệt, thận, bàng

quang, da.
− Sảy thai, chết thai.
2.5.2 Chẩn đoán phân biệt
Triệu chứng và bệnh tích của DTH có nhiều điểm giống với bệnh DTH heo
Châu Phi. Nhưng bệnh DTH Châu Phi có những bệnh tích riêng:
-Xuất huyết trong xoang
- Lách sưng to
- Thủy thủng thành túi mật.
- Các hạch thường xuất huyết rất mạnh mẽ.
Theo Trần Thanh Phong (1996), nếu nghi ngờ cần tiến hành thử miễn dịch
chéo bằng cách tiêm cùng lúc bệnh phẩm nghi ngờ cho 2 nhóm heo:
-Nhóm 1: Đã được tiêm phòng vacxin DTH cổ điển
-Nhóm 2 : Không tiêm vacxin DTH cổ điển

12


Bảng 2.1 : Phân biệt DTH cổ điển và DTH Châu Phi
Triệu chứng

Nhóm 1

Nhóm 2

Chẩn đoán

Lộ bệnh

Lộ bệnh


DTH Châu Phi

Không bệnh

Lộ bệnh

DTH cổ điển

Không bệnh

Không bệnh

Phải kiểm tra, tìm kháng
thể DTH cổ điển và DTH
Châu Phi
Không phải DTH

Phân biệt DTH với các bệnh đỏ khác: dấu son, tụ huyết trùng, phó thương hàn.
Phụ nhiễm DTH với phó thương hàn, tụ huyết trùng
Biểu hiện

DTH

THT

PTH

Dấu son

Tuổi


Mọi lứa tuổi

3-6 tháng

Cai sữa-4

3 tháng – 1

tháng

năm tuổi

Lây lan

Nhanh, rộng

Lẻ tẻ, hẹp

Phạm vi đàn

Chậm

Tỷ lệ chết

Cao

Cao ở đầu ổ

Cao


Thấp

dịch
Ngoài da

Xuất huyết

Đám xuất

Tím mõm, tai,

Các dấu đỏ

điểm

huyết tím bầm

bẹn, chân

hình đa giác

Mắt

Viêm, có ghèn

Lách

Nhồi huyết


Hạch

Xuất huyết

Tụ huyết

Tụ huyết

Tụ huyết

Phổi

Xuất huyết

Gan hóa

Tụ huyết

Viêm phổi

Ruột

Nốt loét cúc

Sưng, dai

Loét tràn lan

áo


13


×