Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM DIAMOND V TRONG THỨC ĂN GÀ ĐẺ ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT TRỨNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (475.34 KB, 57 trang )

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
****************

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM DIAMOND V
TRONG THỨC ĂN GÀ ĐẺ ĐẾN NĂNG SUẤT
VÀ PHẨM CHẤT TRỨNG

Sinh viên thực hiện: PHẠM ĐÌNH TOÀN
Lớp DH05TY
Ngành: Thú Y
Niên khoá: 2005 - 2010

THÁNG 08/2010


BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
****************

PHẠM ĐÌNH TOÀN

ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM DIAMOND V
TRONG THỨC ĂN GÀ ĐẺ ĐẾN NĂNG SUẤT
VÀ PHẨM CHẤT TRỨNG
Khoá luận được đề trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sỹ thú y


Giáo viên hướng dẫn
PGS.TS. BÙI HUY NHƯ PHÚC
KS. LÊ THỊ NGỌC HƯƠNG

THÁNG 08/2010

i


PHIẾU XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ tên sinh viên thực tập: Phạm Đình Toàn
Tên luận văn: “Ảnh hưởng của chế phẩm Diamond V trong thức ăn gà đẻ đến năng
suất và phẩm chất trứng”. Đã hoàn thành sửa chữa luận văn theo đúng yêu cầu của
giáo viên hướng dẫn và các ý kiến nhận xét, đóng góp của Hội đồng chấm thi tốt
nghiệp Khoa Chăn Nuôi – Thú Y ngày ………………...
Giáo viên hướng dẫn

PGS.TS. BÙI HUY NHƯ PHÚC

ii


LỜI CẢM TẠ
Kính dâng ba mẹ, người đã suốt đời hy sinh cho chúng con.
Xin bày tỏ lòng biết ơn PGS.TS.Bùi Huy Như Phúc, KS. Lê Thị Ngọc Hương đã
hướng dẫn, vạch phương hướng và chỉ bảo chi tiết cho tôi trong suốt quá trình thực
hiện đề tài.
Trân trọng biết ơn
Ban giám hiệu trường Đại Học Nông lâm thành phố Hồ Chí Minh.
Ban chủ nhiệm khoa chăn nuôi thú y, cùng toàn thể quý thầy cô đã hết lòng

truyền đạt kiến thức và những kinh nghiệm quý báu cho tôi trong suốt khóa học.
Ban lãnh đạo công ty TNHH Japfa Comfeed Long An.
Ban lãnh đạo công ty cổ phần phát triển nông nghiệp TNXP (ADECO).
Cảm ơn các anh chị, bạn bè trong và ngoài lớp đã động viên, chia sẽ và giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình học tập cũng như trong lúc thực hiện đề tài.
Sinh viên thực hiện
Phạm Đình Toàn

iii


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài “Ảnh hưởng của chế phẩm Diamond V trong thức ăn gà đẻ đến năng
suất và phẩm chất trứng” được thực hiện tại trại gà Thanh Tân II, thuộc công ty cổ
phần phát triển Nông Nghiệp Thanh Niên Xung Phong trong thời gian từ
08/04/2010 đến 08/06/2010. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên
1 yếu tố.
Nội dung đề tài là bổ sung chế phẩm Diamond V vào thức ăn của gà đẻ
nhằm để cải thiện năng suất và phẩm chất trứng. Thí nghiệm được tiến hành trên
900 con gà đẻ ở tuần tuổi thứ 22 chia thành 3 lô với 3 lần lặp lại. Ở lô đối chứng
(lô 1) gà được cho ăn khẩu phần cơ sở có 2850 kcal ME/ kg TA; 17 % Protein
thô; 0,8 % Lysine, 0,65 % Methionin + Cystin; 0,6 % Threonin; lô 2 bổ sung
0,25 % Diamond V; lô 3 bổ sung 0,5 % Diamond V.
Kết quả cho thấy tỷ lệ đẻ lô 2 giảm 0,1 % so với lô 1; lô 3 giảm 0,2 % so với
lô 1. Lượng thức ăn tiêu thụ của 1 con gà trong ngày ở lô 2 giảm 0,1 % so với lô 1;
lô 3 giảm 0,6 % so với lô 1. Tiêu tốn thức ăn để sản xuất 1 quả trứng lô 2 tương
đương với lô 1; lô 3 tăng 0,2 % so với lô 1. Đối với chỉ tiêu, tiêu tốn thức ăn để sản
xuất 1 kg trứng lô 2 giảm 1 % so với lô 1; lô 3 giảm 4,3 % so với lô 1. Trọng lượng
trung bình 1 quả trứng lô 2 tăng 1,1 % so với lô 1; lô 3 tăng 4,8 % so với lô 1. Về
chỉ tiêu chất lượng trứng thì 2 lô bổ sung chế phẩm có sự cải thiện đáng kể về phẩm

chất trứng so với lô đối chứng.
Về chỉ tiêu hiệu quả kinh tế, tuy tỷ lệ đẻ của những lô có bổ sung chế phẩm
Diamond V có giảm so với lô đối chứng. Nhưng xét trên khía cạnh kinh tế thì 2 lô
thí nghiệm có lợi nhuận cao hơn so với lô đối chứng. Cụ thể lô 2 giảm 0,81 %; lô 3
giảm 4,04 % chi phí thức ăn so với lô đối chứng.

iv


MỤC LỤC
TRANG TỰA............................................................................................................... i
PHIẾU XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN........................................... ii
LỜI CẢM TẠ ............................................................................................................. iii
TÓM TẮT LUẬN VĂN ............................................................................................ iv
MỤC LỤC ................................................................................................................... v
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................... viii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ....................................................................................... ix
Chương 1 MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề ........................................................................................................... 1
1.2 Mục đích và yêu cầu ........................................................................................... 2
1.2.1 Mục đích ............................................................................................................. 2
1.2.2 Yêu cầu ............................................................................................................... 2
Chương 2 TỔNG QUAN ............................................................................................ 3
2.1 Tình hình chăn nuôi gà nước ta .......................................................................... 3
2.2 Sơ lược về gia cầm.............................................................................................. 5
2.2.1 Sinh lý đẻ trứng ở gia cầm mái ........................................................................... 5
2.2.3 Các giống gà chuyên trứng ............................................................................... 10
2.2.4 Thành tích của gà thí nghiệm............................................................................ 12
2.3 Men ................................................................................................................... 14
2.3.1 Khái niệm về men ............................................................................................. 14

2.3.2 Đặc điểm chung của nấm men .......................................................................... 15
2.3.3 Cơ sở của việc sử dụng nấm men trong sản xuất và chế biến thức ăn ............. 15
2.3.4 Thành phần hóa học và dinh dưỡng của nấm men ........................................... 19
2.4 Sơ lược về chế phẩm nấm men Diamond V ..................................................... 20
2.4.1 Khái niệm .......................................................................................................... 20
2.4.2 Công nghệ sản xuất ........................................................................................... 21
2.4.3 Ưu điểm của sản phẩm...................................................................................... 21

v


2.4.4 Thành phần dinh dưỡng của chế phẩm Diamond V ......................................... 21
2.4.5 Cách sử dụng..................................................................................................... 22
2.5 Giới thiệu về trại gà đẻ Thanh Tân thuộc công ty ADECO ............................. 22
2.5.1 Lịch sử .............................................................................................................. 22
2.5.2 Vị trí địa lý ........................................................................................................ 22
2.5.3 Khí hậu-thời tiết-nguồn nước ........................................................................... 22
2.5.4 Chuồng trại ....................................................................................................... 23
2.5.5 Cơ cấu tổ chức lao động ................................................................................... 23
2.6 Tình hình sản xuất của trại ................................................................................ 24
2.6.1 Nhiệm vụ sản xuất ............................................................................................ 24
2.6.2 Con giống .......................................................................................................... 24
2.6.3 Dinh dưỡng ....................................................................................................... 24
2.6.4 Quy trình thú y .................................................................................................. 24
2.6.5 Quy trình tiêm phòng, thú y .............................................................................. 24
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ................................. 26
3.1 Nội dung............................................................................................................ 26
3.2 Thời gian và địa diểm ....................................................................................... 26
3.2.1 Thời gian ........................................................................................................... 26
3.2.2 Địa điểm ............................................................................................................ 26

3.3 Các điều kiện thí nghiệm .................................................................................. 26
3.3.1 Con giống .......................................................................................................... 26
3.3.2 Bố trí thí nghiệm ............................................................................................... 26
3.3.3 Chăm sóc và nuôi dưỡng .................................................................................. 27
3.4 Các chỉ tiêu theo dõi ......................................................................................... 28
3.4.1 Sức sản xuất ...................................................................................................... 28
3.4.2 Hiệu quả sử dụng thức ăn ................................................................................. 29
3.4.3 Đánh giá phẩm chất trứng ................................................................................. 29
3.4.4 Trứng kỳ hình ................................................................................................... 30
3.4.5 Tăng trọng ......................................................................................................... 30
3.4.6 Hiệu quả kinh tế ................................................................................................ 30

vi


3.5 Phương pháp xử lí số liệu ................................................................................. 30
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................. 31
4.1 Tỷ lệ đẻ ............................................................................................................. 31
4.2 Trọng lượng trứng ............................................................................................. 32
4.3 Lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày qua các tuần ............................................... 34
4.4 Tiêu tốn thức ăn cho 1 quả trứng ...................................................................... 35
4.5 Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg trứng ........................................................................ 36
4.6 Chất lượng trứng ............................................................................................... 37
4.7 Trứng kỳ hình ................................................................................................... 39
4.8 Tăng trọng ......................................................................................................... 40
4.9 Hiệu quả kinh tế ................................................................................................ 41
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ....................................................................................... 42
5.1 Kết luận ............................................................................................................. 42
5.2 Đề nghị .............................................................................................................. 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 43

PHỤ LỤC .................................................................................................................. 45

vii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CP (crude protein): Protein thô
Ctv: Cộng tác viên
HSBCTA: Hệ số biến chuyển thức ăn
ME (metabolisable energy): Năng lượng trao đổi
TA: Thức ăn
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
TNXP: Thanh niên xung phong
TB: Trung bình
TN: Thí nghiệm
WTO (World Trade Organization): Tổ chức Thương mại Thế giới

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Thời gian tạo trứng và chu kỳ đẻ trứng ở gia cầm ...................................... 5
Bảng 2.2 Tỷ lệ đẻ theo số lượng thức ăn và trọng lượng của gà ................................ 6
Bảng 2.3 Sử dụng thức ăn theo khẩu phần cân đối và không cân đối ........................ 7
Bảng 2.4 Quan hệ năng lượng/protein theo tỷ lệ đẻ ................................................... 8
Bảng 2.5 Protein tiêu hóa theo tuần tuổi .................................................................... 9
Bảng 2.6 Mức Protein thích hợp theo tuần tuổi.......................................................... 9
Bảng 2.7 Thành tích sản xuất của giống gà thí nghiệm............................................13
Bảng 2.8 Thành phần hóa học của nấm men (*) ......................................................16

Bảng 2.9 Thành phần axit amin của nấm men gia súc (*) .......................................17
Bảng 2.10 Thành phần khoáng của nấm men (*) .....................................................17
Bảng 2.11 Thành phần vitamin ở nấm men gia súc (mg/kg) (*) ..............................18
Bảng 2.12 Quy trình tiêm phòng thú y .....................................................................25
Bảng 3.1 Bố trí thí nghiệm .......................................................................................27
Bảng 3.2 Thành phần dinh dưỡng của cám thí nghiệm ............................................27
Bảng 4.1 Tỷ lệ đẻ trung bình qua các tuần (%) ........................................................31
Bảng 4.2 Trọng lượng trứng qua các tuần (g) ..........................................................32
Bảng 4.3 Lượng thức ăn tiêu thụ hằng ngày qua các tuần (g/con/ngày) ..................34
Bảng 4.4 Tiêu tốn thức ăn cho 1 quả trứng qua các tuần (g)....................................35
Bảng 4.5 Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg trứng (kg) ........................................................36
Bảng 4.6 Các chỉ tiêu về chất lượng trứng ...............................................................37
Bảng 4.7 Tỷ lệ trứng kỳ hình ....................................................................................39
Bảng 4.8 Trong lượng gà trước và sau thí nghiệm (g/con) ......................................40
Bảng 4.9 Hiệu quả kinh tế ........................................................................................41

ix


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Những năm gần đây ngành chăn nuôi gia cầm nước ta phát triển rất mạnh
trong lĩnh vực chăn nuôi so với các ngành nông nghiệp khác. Chăn nuôi gia cầm có
nhiều ưu điểm như tốc độ sinh trưởng nhanh, sinh sản mạnh, khả năng chuyển hóa
thức ăn tốt nên giảm giá thành sản phẩm, vốn đầu tư ban đầu thấp, thời gian xoay
vòng vốn nhanh, đem lại hiệu quả cho nhà chăn nuôi. Mặt khác, sản phẩm của
ngành chăn nuôi gia cầm như thịt, trứng là nguồn cung cấp thức ăn có giá trị dinh
dưỡng cao, ngon và dễ chế biến.
Trong chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gia cầm nói riêng, chi phí thức ăn

chiếm tỉ lệ lớn từ 55 – 70 % trong tổng chi phí chăn nuôi. Nhu cầu protein cho sinh
trưởng và mọc lông của gia cầm cao hơn các loại gia súc khác nên giá thành để sản
xuất ra một kg thức ăn hỗn hợp cho gia cầm cũng cao hơn. Từ đó, việc nghiên cứu
tiết kiệm thức ăn để tạo ra một sản phẩm chăn nuôi trở nên cần thiết.
Xu hướng hiện nay là sử dụng chế phẩm lên men của vi sinh vật bổ sung vào
thức ăn chăn nuôi và đã mang lại hiệu quả tốt với ngành chăn nuôi nói chung và gà
đẻ nói riêng. Có rất nhiều giống vi sinh vật được dùng trong công nghệ sản xuất
thức ăn gia súc, nhưng được sử dụng rộng rãi hơn hết là loài nấm men
Saccharomyces cerevisiae. Bởi vì sản phẩm lên men của Saccharomyces cerevisiae
giàu protein (40 - 45 %) có giá trị sinh học cao, ngoài ra nó còn chứa nhiều vitamin
nhóm B. Mặc dù phương pháp này đã được người chăn nuôi sử dụng từ lâu nhưng
để tìm ra một sản phẩm tốt với giá thành phù hợp luôn là vấn đề được quan tâm.
Diamond V là một sản phẩm lên men đặc biệt của nấm men Saccharomyces
serevisiae có thể đáp ứng được điều đó.

1


Xuất phát từ những vấn đề trên, được sự chấp nhận của khoa Chăn Nuôi-Thú
Y, Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh và dưới sự hướng dẫn của
PGS.TS.Bùi Huy Như Phúc chúng tôi tiến hành thực hiện thí nghiệm: “Ảnh hưởng
của chế phẩm Diamond V trong thức ăn gà đẻ đến năng suất và phẩm chất trứng”.
1.2 Mục đích và yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Khảo sát ảnh hưởng của chế phẩm Diamond V trong khẩu phần ăn đến năng
suất và chất lượng trứng của gà đẻ Japfa Brown.
1.2.2 Yêu cầu
Theo dõi các mức độ bổ sung 0%; 0,25 % và 0,5 % chế phẩm Diamond V
trong thức ăn đến năng suất và chất lượng trứng của gà đẻ Japfa Brown qua các chỉ
tiêu: sức sống, sức sản xuất, hiệu quả sử dụng thức ăn, trọng lượng gà, chất lượng

trứng.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Tình hình chăn nuôi gà nước ta
Chăn nuôi gà nói riêng và chăn nuôi gia cầm nói chung là nghề sản xuất
truyền thống lâu đời và chiếm vị trí quan trọng thứ hai trong tổng giá trị sản xuất
của ngành chăn nuôi nước ta. Tăng trưởng giai đọan 2001 - 2005 đạt 2,74 % về số
lượng đầu con, trong đó giai đọan trước dịch cúm (2004) tăng 9,02 % và giảm trong
dịch cúm gia cầm 6,67 %. Sản lượng đầu con đã tăng từ 158,03 triệu con năm 2001
và đạt cao nhất vào năm 2003: 185,22 triệu con. Do dịch cúm gia cầm, năm 2004
đàn gà giảm còn 159,23 triệu con; bằng 86,2 % năm 2003; năm 2005, đàn gà đạt
159,89 triệu con; tăng 0,9 % so với 2004. Chăn nuôi gà chiếm 72 - 73 % trong tổng
đàn gia cầm hàng năm.
Chăn nuôi gà phát triển mạnh nhất là các vùng Đông Bắc Bộ, Đồng bằng
sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long. Sản lượng đầu con của các vùng này năm
2003 lần lượt là 26,57; 50,13 và 34,58 triệu con, chiếm 60 % đàn gà của cả nước.
Các vùng phát triển tiếp theo là Đông Nam bộ và Bắc Trung bộ, chiếm 26 %, các
vùng có sản lượng thấp nhất là Tây Bắc và Tây Nguyên, chỉ chiếm từ 4 – 5 % về
số lượng đầu con. (Cục Chăn nuôi, 2007).
Chăn nuôi gà có 3 phương thức chính:
¾ Chăn nuôi nông hộ nhỏ lẻ: Đây là phương thức chăn nuôi truyền thống
của nông thôn Việt Nam. Đặc trưng của phương thức chăn nuôi này là nuôi thả
rông, tự tìm kiếm thức ăn và tận dụng phụ phẩm trong nông nghiệp, đồng thời tự ấp
và nuôi con. Phương thức này phù hợp với điều kiện tự nhiên và kinh tế của hộ
nông dân, với các giống gà bản địa có chất lượng thịt trứng thơm ngon.
¾ Chăn nuôi bán công nghiệp: Đây là phương thức chăn nuôi tương đối tiên

tiến, nuôi nhốt trong chuồng thông thoáng tự nhiên với hệ thống máng ăn uống bán

3


tự động. Các giống gà được nuôi thường là các giống kiêm dụng như Lương
phượng, Sarso, Kabir ... Sử dụng chủ yếu là thức ăn công nghiệp và đây là hình thức
chăn nuôi hàng hoá, quy mô đàn thường từ 200 - 500 con, tỷ lệ nuôi sống và hiệu
quả chăn nuôi cao, thời gian nuôi rút ngắn (70 - 90 ngày), quay vòng vốn nhanh.
¾ Chăn nuôi công nghiệp: Chăn nuôi gà công nghiệp phát triển trong
khoảng 10 năm trở lại đây, nhưng mạnh nhất là từ 2001 đến nay. Các giống gà nuôi
chủ yếu là các giống cao sản (Isa, Lohmann, Ross, Hyline, ...), sử dụng hoàn toàn
thức ăn công nghiệp, ứng dụng các công nghệ tiên tiến như chuồng kín, chuồng
lồng, được chủ động điều khiển nhiệt độ, ẩm độ, cho ăn uống theo hệ thống tự
động...Năng xuất chăn nuôi đạt cao, gà nuôi 42 - 45 ngày tuổi đạt 2,2 - 2,4 kg/con.
Tiêu tốn 2,2 - 2,3 kg TA/kg tăng trọng. Gà đẻ đạt 270 - 280 trứng/năm, tiêu tốn
1,8 - 1,9 kg TA/10 quả trứng...Ước tính, hiện nay chăn nuôi công nghiệp đạt
khoảng 18 - 20 % trong tổng sản phẩm chăn nuôi gà.
Vì phương pháp chăn nuôi gà khá đơn giản nên phù hợp với điều kiện nuôi
dưỡng ở nước ta.
Tuy nhiên, thực tế trong những năm qua ngành chăn nuôi gia cầm của nước
ta gặp rất nhiều vấn đề khó khăn:
Giá thức ăn tăng cao liên tục trong những năm qua gây bất lợi cho người
chăn nuôi, như năm 2008 tăng trên 40 % so với năm 2007. Trong khi đó sản phẩm
chăn nuôi cũng có những biến động lớn, giá sản phẩm gia cầm liên tục giảm và
dừng ở mức thấp.
Kể từ khi gia nhập WTO, các sản phẩm gia cầm trong nước phải cạnh tranh
gay gắt với các sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài. Sản phẩm nhập khẩu từ nước
ngoài đã và đang tạo áp lực rất lớn đối với việc phát triển ngành chăn nuôi gia cầm
hàng hóa trong nước.

Dịch bệnh thường xuyên đe dọa, lạm phát và thắt chặt tín dụng, thiếu năng
lượng và cạnh tranh gay gắt với sản phẩm nhập khẩu là những thách thức mà ngành
chăn nuôi gia cầm đang gặp phải. Trong đó nổi bật là lạm phát, thắt chặt tín dụng và
thiếu năng lượng là những nguyên nhân tác động mạnh nhất. Có thể nói, ảnh hưởng
nhiều nhất là chăn nuôi trang trại, chăn nuôi hàng hóa đối với gà thịt, gà đẻ, vịt đẻ

4


công nghiệp là những nhóm ngành chăn nuôi sử dụng hoàn toàn thức ăn công
nghiệp, nuôi công nghiệp chuồng kín và cần nhiều vốn đầu tư. Các nhóm ngành này
đang là xu hướng phát triển mạnh trong những năm gần đây và là những hình thức
mà chúng ta đang khuyến khích đầu tư, mở rộng. Những khó khăn này có thể còn
kéo dài nhiều năm nữa.
2.2 Sơ lược về gia cầm
2.2.1 Sinh lý đẻ trứng ở gia cầm mái
Gà bắt đầu đẻ trứng từ 19 - 21 tuần tuổi tùy theo giống, tuy nhiên ta có thể
cho gà đẻ sớm hơn bằng cách tăng cường thời gian chiếu sáng và bổ sung các chất
kích thích trong thức ăn, nhưng nếu cho gà đẻ quá sớm thì sẽ ảnh hưởng đến năng
suất cũng như trọng lượng trứng sau này. Thực nghiệm cho thấy nếu gà đẻ quá sớm
thì sản lượng trứng không cao và trọng lượng trứng nhỏ hơn so với khi gà đẻ đúng
độ tuổi. Gà thường đẻ trứng vào buổi sáng, nếu gà đẻ trứng sau 14 giờ thì sẽ ngưng
xuất noãn cho đến 16 - 18 giờ sau, gà ngưng một chu kì đẻ trứng.
Bảng 2.1 Thời gian tạo trứng và chu kỳ đẻ trứng ở gia cầm
Ngày

1

2


3

4

5

6

7

8

9

10

11 12

Mái 1: 27 giờ/trứng







O








O







O

Mái 2: 26 giờ/trứng











O












O

Mái 3: 25 giờ/trứng




















O





Ghi chú: ↓: đẻ; O: không đẻ (Lâm Minh Thuận, 2004)
Nhu cầu về dưỡng chất của gà mái trong ngày cũng có sự đỏi hỏi khác nhau,
buổi sáng gà cần nhiều protein cho việc tạo trứng, buổi tối gà cần nhiều canxi cho
việc tạo vỏ trứng, do đó ta cần cung cấp thật đầy đủ protein cho gà vào ban ngày.
Thời gian để gà tạo ra một quả trứng là khoảng 24 - 30 giờ, do đó gà không
thể đẻ hơn một quả trứng trong một ngày. Đặc biệt ở gia cầm là có thể đẻ trứng
chậm lại vài giờ đồng hồ nếu điều kiện xung quanh không thuận lợi cho việc đẻ
trứng, do gia cầm có thể kiểm soát cơ âm đạo theo ý muốn. Nên ta cần tạo điều kiện

5


tốt nhất cho gà trong quá trình đẻ trứng, nếu không sẽ ảnh hưởng đến năng suất của
gà.
Quá trình đẻ trứng của gà có thể chia làm 3 pha:
Pha 1 (19 - 22 tuần tuổi): Giai đoạn này tương đối ngắn, tỷ lệ đẻ chưa cao
Pha 2 (23 - 45 tuần tuổi): Đây là giai đoạn chính và kéo dài, gà cho năng suất
trứng cao và tương đối đồng đều.
Pha 3 (46 - 72 tuần tuổi): Đây là giai đoạn cuối nên tỷ lệ đẻ giảm tương đối
nhiều tuy nhiên trứng có xu hướng lớn hơn, gà bắt đầu có dấu hiệu ấp trứng hay
thay lông.
2.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản
™ Giống
Đây là yếu tố quyết định vì nó liên quan đến di truyền, do vậy ta phải chọn

giống gà ngay từ đầu sao cho phù hợp với mục đích sử dụng cũng như phải phù hợp
với điều kiện chăn nuôi, ngoại cảnh, khí hậu của từng vùng…
Những giống khác nhau có nhu cầu dinh dưỡng cũng khác nhau. Đối với gà
có khối lượng cơ thể lớn thì đòi hỏi lượng thức ăn cao hơn, ngược lại gà giống nhỏ
có nhu cầu thức ăn ít hơn.
Bảng 2.2 Tỷ lệ đẻ theo số lượng thức ăn và trọng lượng của gà
Tỷ lệ đẻ
(%)
32,8
41,1
49,3
57,5
65,8

Số lượng thức ăn/ngày theo khối lượng của gà (gam)
1,75 kg
2 kg
2,25 kg
2,5 kg
2,7 kg
102,5
111,5
120
128
138
109
117,5
126
134
142

115
124
132,5
140,5
148,5
121,5
130
138,5
147
154,5
128
136,5
145
153
161
(Nguyễn Thị Thu Nguyệt, 1986)

Gà chuyên thịt nặng cân, ăn nhiều, trong khi đó gà đẻ chuyên trứng IsaBrown nhẹ cân ăn ít, nên nhu cầu protein trong khẩu phần phải cao hơn. Ví dụ: Gà
Plymouth thịt thì gà con cần 22 % protein, gà giò cần 20 % protein trong khẩu phần
ăn. Gà Hybro thịt thì gà con cần 24 % protein, gà giò cần 22 % protein trong khẩu
phần ăn. Gà đẻ chuyên trứng Isa-Brown, gà con (0 - 10 tuần tuổi) cần 20 – 21 %

6


protein, gà hậu bị (11 - 20 tuần tuổi) cần 17 – 18 % protein, gà trong giai đoạn đẻ
trứng (21 - 76 tuần tuổi) cần 18 – 19 % protein trong khẩu phần ăn (Dương Thanh
Liêm, 1980).
™ Dinh dưỡng
Đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng liên quan trực tiếp đến khả

năng tăng trưởng, sinh sản của gà. Thức ăn tác động trong suốt quá trình chăm sóc
và nuôi dưỡng, do vậy việc cung cấp dinh dưỡng cho gà đầy đủ sẽ mang lại hiệu
quả tốt trong chăn nuôi. Quan trọng nhất cho gà đẻ trứng là năng lượng và protein.
Đối với protein liên quan đến tỷ lệ và chất lượng của protein.
Tỷ lệ protein trong khẩu phần: Trong quá trình chăn nuôi, tùy theo lượng
thức ăn gà ăn được mà bổ sung protein trong khẩu phần để có thể cung cấp đầy đủ
nhu cầu cho duy trì, tăng trưởng, và sản xuất tối đa của gà.
Chất lượng protein: Sự cân đối acid amin trong khẩu phần sẽ làm tăng hiệu
quả sử dụng thức ăn của gia cầm, hạn chế tối thiểu chi phí protein trong thức ăn,
qua đó ảnh hưởng tốt đến sức sản xuất của gà. Khi chất lượng protein kém và khó
tiêu hóa thì gia cầm sẽ ăn nhiều hơn để đảm bảo cho sản xuất, nhưng không mang
lại hiệu quả về kinh tế. Trong số các loại thức ăn cung cấp protein thì bột cá và bột
huyết có sự cân đối về acid amin khá tốt.
Thí nghiệm của Grigorew (1981) cho thấy quá trình sử dụng thức ăn trong
một ngày đêm của gà khi sử dụng khẩu phần không cân đối và cân đối có kết quả
như sau:
Bảng 2.3 Sử dụng thức ăn theo khẩu phần cân đối và không cân đối

Khẩu phần
không cân
đối
Khẩu phần
cân đối

Tỷ lệ protein
khẩu phần (%)

Tỉ lệ đẻ
(%)


Thức ăn/100
gà/ngày (kg)

16,8
14,8

72
72

10,9
12,2

Protein sử
dụng/1 gà/ngày
(g)
18
18

16,8

72

8,9

15

14,8

72
10,2

15
(Grigorew, 1981, trích dẫn Trần Ngọc Tuyền, 2009)

7


Quan hệ với năng lượng
Mức năng lượng tiêu thụ cũng ảnh hưởng đến lượng tiêu thụ thức ăn của gà mái
đẻ.
Hiệu quả sử dụng thức ăn của gia cầm tăng lên, nhu cầu về protein tăng lên
khi tăng mức năng lượng của khẩu phần.
Quan hệ năng lượng/protein (C/P): được tính bằng hàm lượng năng lượng
của một pound (hay kg) thức ăn trên tỷ lệ protein thức ăn đó. Tỷ lệ C/P thay đổi tùy
theo thể trọng, sức sản xuất.
Bảng 2.4 Quan hệ năng lượng/protein theo tỷ lệ đẻ
C/P theo hệ thống Anh,

C/P theo hệ thống

Mỹ

quốc tế (Châu Âu)

Gà mái đẻ 50 %

91 - 94

201 - 207

Gà mái đẻ 70 %


84 - 87

185 - 192

Gà mái đẻ 90 %

80 - 83

176 - 183

(Morgan và Lewis, 1962, trích từ Dương Thanh Liêm và ctv, 2002)
™ Tuổi và giai đoạn đẻ trứng
Sức đẻ trứng của gà phụ thuộc vào từng giai đoạn của quá trình đẻ trứng
của gà, như trong giai đoạn đầu của thời kì đẻ trứng thì tỷ lệ đẻ và trọng lượng
trứng của gà tăng dần cho đến khi gà được khoảng 40 tuần tuổi thì tỷ lệ đẻ của gà
bắt đầu giảm, trọng lượng trứng lớn hơn. Tỷ lệ đẻ của gà sau một năm còn khoảng
70 – 80 %, ngoài ra khi gà càng lớn tuổi thì vỏ trứng càng mỏng và rất dễ vỡ, khả
năng hấp thu thức ăn giảm…Tùy theo từng giai đoạn của thời kì đẻ trứng có năng
suất trứng khác nhau, gà thường có năng suất cao trong giai đoạn pha 2 của quá
trình đẻ trứng.
Trong giai đoạn gà đẻ cao, nhu cầu về dưỡng chất cũng như protein trong
thức ăn cần một lượng cao hơn giai đoạn gà đẻ thấp.
Theo tài liệu của Baintner (1965) cho biết mức protein tiêu hóa trong khẩu
phần của gà mái qua các giai đoạn tuổi (Trần Ngọc Tuyền, 2009).

8


Bảng 2.5 Protein tiêu hóa theo tuần tuổi

Tuần tuổi
20 - 24
24 - 40
40 - 44
44 tuần trở đi

Protein tiêu hóa (%)
11
15,3
14,5
13,6

Theo tác giả Huỳnh Thị Diệu (1986) đã xác định mức protein thích hợp cho
từng giai đoạn tuổi theo từng thời gian đẻ như sau.
Bảng 2.6 Mức Protein thích hợp theo tuần tuổi
Tuần tuổi

Protein (%)

Từ 22 tuần tuổi đến 40 tuần tuổi

18

Từ 40 tuần đến khi sức sản xuất giảm còn 65 %
Sau khi sức sản xuất còn dưới 65 %

15,5
15

™ Điều kiện chăm sóc và nuôi dưỡng

Các yếu tố bên ngoài đều có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của vật nuôi
và ảnh hưởng đến khả năng sản xuất trứng của gà như: stress, ánh sáng, bệnh tật,
khí hậu…
Khi bị stress: nếu gà bị stress do các yếu tố bên ngoài thì sẽ làm rối loạn kích
thích tố từ đó sẽ giảm sản lượng trứng.
Ánh sáng: thời gian chiếu sáng cho gà đẻ thường từ 10 - 14 giờ/ngày, ánh
sáng rất quan trọng đối với gà đẻ vì ánh sáng có tác dụng kích thích hệ sinh dục, cho
nên tăng thời gian chiếu sáng sẽ nâng cao năng suất đẻ trứng. Nhưng nếu lạm dụng
thời gian chiếu sáng quá nhiều thì sẽ dẫn tới tình trạng lì ánh sáng tức là không còn
đáp ứng với ánh sáng nữa, do vậy ta cần có thời gian chiếu sáng hợp lí.
Bệnh tật: nếu gà mắc các bệnh truyền nhiễm như dịch tả, thương hàn,
E.coli… thì sẽ làm giảm năng suất trứng, hay bị viêm phần phễu dẫn đến làm giảm

9


khả năng bắt giữ noãn, nên lòng đỏ sẽ không đi vào tử cung mà noãn rơi vào xoang
bụng và được hấp thu ở xoang bụng.
Nhu cầu protein cũng thay đổi theo thời tiết, khí hậu và các mùa trong năm.
Mùa nóng gà ăn ít nên phải bổ sung protein cao hơn trong khẩu phần ăn,
ngược lại vào mùa lạnh gà ăn nhiều thì hàm lượng protein trong khẩu phần phải
thấp hơn so với mùa nóng. Thường thì khi nhiệt độ tăng thêm 5oC thì hàm lượng
protein trong thức ăn tăng thêm 1 %. Hàm lượng protein trong mùa hè thường cao
hơn trong mùa đông khoảng 1 – 2 %.
Qua theo dõi các trại gà ở TP Hồ Chí Minh vào tháng 3, tháng 4, tháng 5
mùa khô-nóng, gà mái đẻ trứng thương phẩm chỉ ăn hết từ 80 - 90 gam thức ăn
một ngày, ít khi vượt lên 100 gam. Ngược lại vào tháng 12, tháng 1, tháng 2, trời
lạnh hay vào mùa mưa (từ tháng7 đến tháng11) gà ăn từ 90 - 110 gam/con/ngày
duy trì được sức đẻ trứng cao, do đó cần pha trộn thức ăn vào mùa khô-nóng có
mức protein 19 – 20 % cho gà đẻ, vào mùa mát thức ăn biến động từ 18 – 19 %.

Mức 16 – 17 % protein thô cho gà đẻ ở Việt Nam không đạt kết quả tốt (Dương
Thanh Liêm và ctv, 2002)
Phương thức chăn nuôi cũng ảnh hưởng đến việc cung protein cho gà như
đối với nuôi trên lồng thì đòi hỏi về protein sẽ cao hơn đối với nuôi ở nền, do nuôi
trên lồng gà vận động ít nên ăn ít hơn. Do đó cần nhu cầu protein cao hơn để cung
cấp đầy đủ cho cơ thể, ngược lại với gà nuôi ở dưới nền thì gà vận động nhiều nên
sẽ ăn nhiều hơn nên protein trong khẩu phần có thể ít hơn gà nuôi trên lồng mà
vẫn đảm bảo nhu cầu protein cho cơ thể. Thường thì sự chênh lệch về protein này
là 1 % (Dương Thanh Liêm, 1980).
2.2.3 Các giống gà chuyên trứng
Các giống gà chuyên trứng hiện nay cũng đều đã được chọn lọc, cải tạo và
phát triển thành các giống gà thích hợp với điều kiện tự nhiên và xã hội của từng địa
phương theo hướng công nghiệp hóa với mục đích làm tăng năng suất và chất lượng
trứng. Tên giống được lấy từ tên địa phương nơi giống đó ra đời và phát triển.
Nguồn gen dùng để lai tạo hầu hết xuất phát từ các giống gà của Mỹ, châu Âu, châu

10


Á và vùng Trung Cận Đông với đặc điểm về ngoại hình và năng suất đặc trưng của
mỗi giống.
Nhóm gà chuyên trứng bao gồm các giống với đặc điểm chung như thân hình
thon nhẹ, chân cao, mảnh, năng suất trứng cao, phẩm chất trứng tốt. Nhóm gà này
được phân biệt thành 2 loại dựa vào màu vỏ của trứng:
¾ Nhóm gà đẻ trứng trắng: điển hình là giống Leghorn, đây là giống gà
chuyên trứng ra đời sớm nhất tại Mỹ có nguồn gốc từ gà địa phương của Ý, nhưng
do thị hiếu người tiêu dùng không ưa chuộng trứng vỏ màu trắng. Hiện nay không
còn phổ biến ở Việt Nam và một số nơi trên thế giới. Tuy nhiên, giống này vẫn còn
được sử dụng để cải thiện năng suất trứng của các dòng mái trong các tổ hợp giống
cao sản chuyên trứng.

¾ Nhóm gà đẻ trứng nâu: do thị hiếu người tiêu dung nên các giống gà đẻ
trứng nâu được nuôi rất phổ biến hiện nay. Đa số thuộc nhóm này là những tổ hợp
lai với năng suất vượt trội và chuyên hóa có sự tham gia của các dòng mái lông
trắng (nhất là giống Leghorn trắng), và ít nhiều máu của các dòng trống lông màu
tạo ra hiện tượng autosex – phân ly màu theo giới tính ngay từ khi gà con mới nở,
rất thuận lợi cho việc lựa trống mái ở gà 1 ngày tuổi. Ở Việt Nam người chăn nuôi
có thể lựa chọn các tổ hợp lai cao sản.
™ Giống Goldline – 54
Đây là giống gà đẻ trứng nâu của hãng Hypeco- Hà Lan, được nhập vào Việt
Nam năm 1989. Gà mái thương phẩm có lông màu nâu, 20 tuần tuổi có khối lượng
cơ thể là 1670g. Sản lượng trứng của giống gà này đạt từ 260 – 280 quả/mái/năm,
trọng lượng trứng 56 – 60 g, vỏ màu nâu, chu kỳ đẻ kéo dài nên năng suất trứng có
thể còn cao hơn. Giai đoạn gà có tỷ lệ đẻ cao từ 85 – 90 % ở tuần tuổi 32 – 45. Tiêu
tốn thức ăn cho 10 quả trứng 1500 – 1600 g. Gà thích nghi tốt khi nhập vào Việt
Nam và nuôi ở nhiều vùng trong thời gian dài.
™ Giống Isa Brown
Giống gà Isa-Brown là giống gà chuyên trứng cao sản nổi tiếng của Pháp và
được nuôi khắp các nước trên thế giới. Phân biệt gà trống có màu lông trắng-đen bị
loại và chọn gà mái màu lông nâu để nuôi đẻ thương phẩm. Chu kỳ đẻ của giống gà

11


này là 22 – 76 tuần, tỷ lệ đẻ cao điểm có thể đạt 91 – 95 %, sản lượng trứng cao
khoảng 280 – 290 quả/mái/năm và có thể đạt đến 320 quả, trứng nặng 62,7 g, vỏ có
màu nâu, tiêu tốn thức ăn 1600 – 1700 g/10 quả. Giống gà Isa-Brown được nhập
vào Việt Nam năm 1998 và thích nghi tốt.
™ Giống Hyline Brown
Hyline Brown là giống gà chuyên trứng cao sản của Mỹ, nhập vào nước ta
năm 1996. Gà giống thương phẩm mới nở chọn theo autosex màu lông nâu để nuôi

đẻ. Gà Hylinne Brown có mình nhọn, màu lông vàng sậm, mào đơn, da vàng. Sản
lượng trứng giống gà này khoảng 270 – 300 quả/mái/năm, trứng nặng 56 – 60 g, vỏ
nâu, tiêu tốn thức ăn 1500 – 1600 g/10 quả trứng. Gà nhập vào Việt Nam và thích
nghi tốt, nhất là nuôi ở miền Trung.
™ Giống Brown Nick
Đây là giống gà chuyên trứng cao sản của Mỹ, nhập vào nước ta năm 1993.
Gà thương phẩm mới nở có lông màu vàng nâu được chọn nuôi và loại những con
gà trống lông màu trắng. Sản lượng trứng của giống gà Brown Nick đạt khoảng
280 – 300 quả/mái/năm, trứng nặng 62,5 – 63,5 g, vỏ nâu, tiêu tốn thức ăn cho 10
quả trứng 1500 – 1600 g. Giống gà này đã được nhập vào Việt Nam và thích nghi
tốt. Tỷ lệ đẻ cao 80 – 90 % có những tuần đẻ đạt đến 92 – 94 %, gà có tỷ lệ nuôi
sống cao, dễ nuôi.
™ Giống Lohman Brown
Lohman Brown Là giống gà đẻ trứng nâu được nhập từ Đức vào nước ta
năm 2002. Gà trống lông trắng bị loại, chỉ để lại những con gà mái lông nâu để
làm giống đẻ thương phẩm. Tỷ lệ đẻ cao nhất của giống gà này 90 – 93 %, Sản
lượng trứng đạt 285 – 295 quả/mái/năm, tiêu tốn thức ăn để sản xuất 1 kg trứng từ
2,3 - 2,4 kg.
2.2.4 Thành tích của gà thí nghiệm
Giống gà đẻ được sử dụng trong thí nghiệm của chúng tôi là gà Japfa Brown
mà theo công ty Japfa Comfeed thì đây chính là giống gà Isa-Brown. Thành tích của
gà thí nghiệm được thể hiện ở bảng 2.7.

12


Bảng 2.7 Thành tích sản xuất của giống gà thí nghiệm
Tuần

Tỉ


Trọng

Trọng

Thức

Tuần

Tỉ

Trọng

Trọng

Thức

tuổi

lệ

lượng

lượng

ăn

tuổi

lệ


lượng

lượng

Ăn

đẻ

trứng



(g/con/

đẻ

trứng



(g/con/

(%)

(g)

(g)

ngày)


(%)

(g)

(g)

ngày)

18

2,0

44,6

1.500

87

49

88,5

64,4

1.960

116

19


12,0

44,6

1.600

97

50

88,0

64,5

1.960

116

20

31,0

48,6

1.650

103

51


87,5

64,6

1.960

115

21

60,0

51,1

1.710

105

52

87,0

64,7

1.970

115

22


82,0

53,3

1.770

109

53

86,5

64,8

1.970

115

23

89,0

54,8

1.800

110

54


86,0

64,9

1.970

115

24

92,0

56,3

1.810

112

55

85,5

65,0

1.970

115

25


93,1

57,3

1.820

114

56

85,0

65,1

1.970

115

26

94,0

58,1

1.830

116

57


84,5

65,2

1.970

115

27

95,0

58,8

1.840

117

58

84,0

65,3

1.980

115

28


95,0

59,5

1.850

117

59

83,5

65,4

1.980

115

29

94,5

60,1

1.860

117

60


83,0

65,5

1.980

115

30

94,3

60,6

1.870

117

61

82,4

65,6

1.980

115

31


94,1

60,9

1.880

117

62

81,8

65,6

1.980

115

32

93,9

61,2

1.885

117

63


81,2

65,7

1.980

115

33

93,6

61,5

1.890

117

64

80,6

65,8

1.980

115

34


93,3

61,8

1.895

117

65

80,0

65,9

1.980

115

35

93,0

62,1

1.900

117

66


79,3

66,0

1.990

115

36

92,8

62,4

1.905

117

67

78,5

66,1

1.990

115

37


92,5

62,7

1.910

117

68

77,7

66,2

1.990

115

38

92,3

62,9

1.915

117

69


76,9

66,3

1.990

115

39

92,0

63,1

1.920

117

70

76,1

66,4

1.990

115

40


91,7

63,3

1.930

117

71

75,3

66,5

1.990

115

41

91,4

63,5

1.930

116

72


74,5

66,6

1.990

115

42

91,1

63,7

1.940

116

73

73,7

66,7

1.990

115

43


90,8

63,8

1.940

116

74

72,9

66,8

2.000

115

44

90,5

63,9

1.940

116

75


72,1

66,9

2.000

115

45

90,2

64,0

1.950

116

76

71,3

67,0

2.000

115

46


89,8

64,1

1.950

116

77

70,5

67,1

2.000

115

47

89,4

64,2

1.960

116

78


69,7

67,2

2.000

115

48

89,0

64,3

1.960

116

79

68,9

67,3

2.000

115

13



2.3 Men
2.3.1 Khái niệm về men
Men là một sản phẩm của công nghệ sinh học, đó là sản phẩm của quá trình
lên men các vi sinh vật có lợi như Saccharomyces cerevisiae, Lactobacillus
acitophilus, Streptococus faecium, Bacilus subtilis, được dùng làm chất bổ sung
trong thức ăn chăn nuôi, nhằm điều chỉnh vi sinh vật trong đường ruột bằng cách ức
chế các vi sinh vật có hại và tạo điều kiện cho các vi sinh vật có lợi phát triển.
Khi men được đưa vào đường tiêu hóa nó sẽ tạo ra các enzyme tiêu hóa, ổn
định pH của đường ruột, từ đó sẽ giúp quá trình tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng
trong thức ăn sẽ được tốt hơn.
Việc sử dụng men trong thức ăn chăn nuôi đã xuất hiện vào những năm 60
của thế kỉ 20, nhưng do còn nhiều vấn đề tranh cãi khác nhau mà cho đến những
năm gần đây việc sử dụng men sinh học mới được áp dụng phổ biến và rộng rãi.
Từ lâu con người đã biết sử dụng các phế phẩm trong sản xuất rượu bia để bổ
sung vào trong thức ăn cho vật nuôi để tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có và kết
quả cho thấy việc sử dụng các loại phụ phẩm này là rất tốt, nó kích thích tính thèm
ăn của vật nuôi. Men được biết dùng để cải thiện hiệu quả sản xuất bằng cách tối ưu
hóa lên men đường ruột, và cải thiện chức năng đường ruột giúp cho vật nuôi ăn
nhiều và mau lớn.
Ngày nay, với sự tiến bộ vượt bậc của công nghệ sinh học và những nghiên
cứu không ngừng cho thấy lợi ích vượt trội của bổ sung men trong khẩu phần của
heo, bò, gà và thủy sản… Cùng với việc hạn chế sử dụng kháng sinh trong thức ăn,
cũng như việc sử dụng kháng sinh ngày càng chặt chẽ hơn, các nhà nghiên cứu và
sản xuất đang tìm ra những sản phẩm nhằm tăng cường sức đề kháng cho vật nuôi,
trong đó men là một sản phẩm được chú ý.
Trong ngành chăn nuôi hiện nay, con người đã tạo ra những giống vật nuôi
với năng suất rất cao, do vậy ta cần phải tạo ra những loại thức ăn tương ứng với tốc
độ sản xuất của chúng. Và vấn đề bổ sung men vào trong thức ăn cũng là một giải

pháp, vì men hỗ trợ tiêu hóa và hấp thu rất tốt, từ đó sẽ góp phần vào việc tăng năng
suất của vật nuôi.

14


Song song với chăn nuôi là vấn đề môi trường cần được đảm bảo một cách tốt
nhất, do vậy với sự tiến bộ không ngừng của khoa học, việc đưa các men tiêu hóa
vào trong thức ăn để tăng cường khả năng tiêu hóa, hấp thu từ đó sẽ làm cho các
chất thải trong chăn nuôi giảm thiểu ô nhiễm và mùi hôi thối.
2.3.2 Đặc điểm chung của nấm men
Nấm men là tên chung để chỉ những nhóm nấm đơn bào, cấu tạo hoàn chỉnh,
hình trứng hoặc hình bầu dục, kích thước từ 3 – 5 * 5 - 10 µm, không có chất diệp
lục, không sử dụng năng lượng mặt trời.
Nấm men sử dụng chất dinh dưỡng là hydratcarbon mà trước hết là đường.
Trong tế bào nấm men chứa hầu hết các chất cần thiết cho sự sống như: protein,
glucid, lipit, các enzyme, các vitamin, các acid nucleic, các chất khoáng và các chất
có giá trị dinh dưỡng khác.
Nấm men rất giàu protein, vitamin mà nhất là vitamin nhóm B, sinh khối
nấm men chứa khoảng 75 – 80 % nước, 20 – 25 % chất khô trong đó carbon từ
40 – 45 %, phospho và kali chiếm 95 – 97 % tổng lượng tro, còn lại là Ca, Mg,
S, Cl2, Fe,… và một lượng nhỏ các nguyên tố Mn, Zn, Mo, Co,… protein chiếm
40 – 60 % thành phần chất khô, trong đó có khoảng 20 axit amin bao gồm các
axit amin không thay thế (Nguyễn Thị Thu Hằng, 2008).
Tùy từng loài giống, môi trường sản xuất khác nhau mà thành phần dinh
dưỡng khác nhau.
Nấm men sinh sản rất nhanh (theo cấp số nhân), chủ yếu bằng hình thức nảy
chồi. Trong điều kiện nhất định nấm men có khả năng sinh bào tử.
2.3.3 Cơ sở của việc sử dụng nấm men trong sản xuất và chế biến thức ăn
Nấm men sử dụng trong chăn nuôi phải đảm bảo các điều kiện sau:

Không sinh độc tố có hại cho gia súc.
Tốc độ phát triển nhanh, sinh khối cao.
Tế bào có kích thước lớn, dễ thu hoạch.
Sinh khối tế bào chứa nhiều protein và vitamin.
Nấm men sử dụng được nguồn nhiên liệu rẻ tiền, dễ kiếm, là phụ phế
phẩm của các ngành công nghiệp khác.

15


×