Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH CÓ TRIỆU CHỨNG NÔN TRÊN CHÓ ĐẾN KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN THÚ Y TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.33 MB, 81 trang )

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NI -THÚ Y
**************

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
CHẨN ĐỐN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH CĨ TRIỆU CHỨNG NƠN
TRÊN CHĨ ĐẾN KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN THÚ Y
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Họ và tên sinh viên : PHAN THỊ PHƯƠNG ĐÔNG
MSSV

: 05142005

Ngành

: Dược thú y

Niên khóa

: 2005 – 2010

Tháng 08/ 2010


BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NI -THÚ Y
**************


PHAN THỊ PHƯƠNG ĐƠNG

CHẨN ĐỐN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH CĨ TRIỆU CHỨNG NƠN
TRÊN CHĨ ĐẾN KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN THÚ Y
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Khóa luận được đệ trình để áp ứng u cầu cấp bằng bác sỹ thú y

Giáo viên hướng dẫn
TS. NGUYỄN VĂN PHÁT

Tháng 08/ 2010

i


PHIẾU XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên thực tập: Phan Thị Phương Đơng
Tên khóa luận : “Chẩn đốn và điều trị bệnh có triệu chứng nơn trên chó đến

khám và điều trị tại Bệnh Viện Thú Y Trường Đại Học Nơng Lâm Thành phố
Hồ Chí Minh”
Sinh viên đã hồn thành luận văn tốt nghiệp theo yêu cầu của giáo viên
hướng dẫn và các ý kiến ñóng góp của hội ñồng chấm bảo vệ luận văn tốt nghiệp
ngày .........................................

Giáo viên hướng dẫn

TS. NGUYỄN VĂN PHÁT

ii



LỜI CÁM ƠN
***

Kính dâng những tình cảm thiêng liêng nhất ñến cha me, người ñã sinh
thành, dưỡng dục, dạy dỗ và nuôi con ăn học nên người.
Chân thành cám ơn TS. Nguyễn Văn Phát đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn và
chỉ bảo tơi trong suốt q trình thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Xin tỏ lòng biết ơn:
Ban Giám Hiệu trường Đại học Nơng Lâm TP. Hồ Chí Minh.
Ban Chủ Nhiệm khoa Chăn Ni Thú Y.
Cùng tồn thể q Thầy Cơ đã tận tình giúp đỡ, chỉ dạy và truyền ñạt những
kiến thức quý báu cho tôi trong suốt thời gian thực tập.
Xin chân thành cám ơn
Ban lãnh ñạo Bệnh Viện Thú Y Trường Đại Học Nông Lâm Tp.HCM
Các anh chị, nhân viên Bệnh Viện Thú Y Trường Đại Học Nơng Lâm
Tp.HCM.
Chân thành cám ơn những người thân và tồn thể các bạn đã cùng chia sẽ,
giúp đỡ tơi trong suốt khoa học.
Xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên thực tập
Phan Thị Phương Đông

iii


MỤC LỤC
Trang

Phiếu xác nhận của giáo viên hướng dẫn.................................................................. iii
Lời cám ơn .................................................................................................................iv
Mục lục........................................................................................................................v
Danh sách các chữ viết tắt..........................................................................................ix
Danh sách các bảng .....................................................................................................x
Danh sách các hình.....................................................................................................xi
Tóm tắt luận văn........................................................................................................xii
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU ..............................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề .............................................................................................................1
1.2 Mục đích................................................................................................................2
1.3 u cầu..................................................................................................................2
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN ...............................................................................3
2.1 Đặc ñiểm sinh lý chó.............................................................................................3
2.2 Phương pháp xác định tuổi trên chó......................................................................4
2.2.1 Nha thức tuổi của chó (Phan Quang Bá, 1998)..................................................4
2.2.2 Sự mọc răng ở chó (trích dẫn Phan Châu Hải Triều, 2007)...............................4
2.3 Các liệu pháp điều trị trên chó ..............................................................................5
2.3.1 Điều trị theo nguyên nhân gây bệnh ..................................................................5
2.3.2 Điều trị theo cơ chế sinh bệnh............................................................................5
2.3.3 Điều trị theo triệu chứng ....................................................................................5
2.3.4 Liệu pháp hỗ trợ .................................................................................................5
2.4 Khái niệm về phản xạ nôn.....................................................................................6
2.4.1 Đường truyền vào...............................................................................................7
2.4.2 Đường truyền ra .................................................................................................7
iv


2.5 Các bệnh gây ra triệu chứng nôn...........................................................................7
2.5.1 Bệnh do giun ......................................................................................................7
2.5.1.1 Bệnh do giun móc ...........................................................................................7

2.5.1.2 Bệnh do giun ñũa ............................................................................................9
2.5.2 Ngộ ñộc ............................................................................................................10
2.5.4 Nghi bệnh viêm dạ dày – ruột do vi khuẩn ......................................................13
2.5.5 Bệnh Carré .......................................................................................................14
2.5.6 Bệnh do Parvovirus..........................................................................................17
2.6 Giới thiệu về test chẩn đốn nhanh bệnh Carré và bệnh do Parvovirus trên chó
...................................................................................................................................20
2.6.1 Nguyên tắc chung cho phản ứng test chẩn đốn nhanh bệnh Carré, bệnh do
Parvovirus trên chó ...................................................................................................20
2.6.2 Test chẩn đóan nhanh bệnh Carré ....................................................................21
2.6.3 Test chẩn đốn nhanh bệnh do Pavovirus........................................................21
CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT ............................22
3.1 Thời gian và ñịa ñiểm khảo sát ...........................................................................22
3.2 Đối tượng khảo sát ..............................................................................................22
3.3 Nội dung khảo sát................................................................................................22
3.4 Dụng cụ và vật liệu thí nghiệm ...........................................................................22
3.4.1Dụng cụ chẩn đốn lâm sàng ............................................................................22
3.4.2 Dụng cụ và hóa chất trong chẩn đốn phi lâm sàng.........................................22
3.4.3 Các loại thuốc điều trị ......................................................................................22
3.5 Các phương pháp chẩn đốn bệnh trên chó ........................................................23
3.5.1 Hỏi thăm bệnh sử .............................................................................................23
3.5.2 Chẩn ñoán lâm sàng .........................................................................................23
3.5.2.1 Khám chung ..................................................................................................23
3.5.2.2 Chẩn ñoán trên chó có triệu chứng nơn ........................................................24
3.5.3 Chẩn đốn phịng thí nghiệm ...........................................................................24
v


3.5.4 Điều trị bệnh và theo dõi kết quả ñiều trị.........................................................25
3.5.5 Phân loại theo giống, nhóm tuổi, giới tính, tình hình tiêm phịng ...................25

3.5.6 Phân loại một số bệnh gây ra triệu chứng nôn .................................................25
3.5.7 Khảo sát nhanh bệnh Carré và bệnh do Parvovirus bằng test Witness ...........25
3.5.8 Khảo sát tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng ..................................................................26
3.5.9 Định danh vi khuẩn và thử kháng sinh ñồ........................................................26
3.6 Các chỉ tiêu khảo sát và cách tính .......................................................................26
3.7 Phương pháp xử lý số liệu...................................................................................27
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..........................................................28
4.1 Tỷ lệ chó bệnh có triệu chứng nơn trên tổng số chó khảo sát.............................28
4.1.1 Tỷ lệ chó bệnh có triệu chứng nơn theo tuổi....................................................28
4.1.2 Tỷ lệ chó bệnh có triệu chứng nơn theo nhóm giống.......................................30
4.1.3 Tỷ lệ chó mắc bệnh có triệu chứng nơn theo giới tính.....................................31
4.1.4 Tỷ lệ chó có triệu chứng nơn theo tình hình tiêm phịng .................................31
4.1.5 Một số bệnh gây nên triệu chứng nôn..............................................................32
4.2 Những bệnh gây nên triệu chứng nơn trên chó và ghi nhận kết quả ñiều trị tại
Bệnh Viện Thú y Trường Đại Học Nông Lâm. ........................................................33
4.2.1 Bệnh truyền nhiễm ...........................................................................................33
4.2.1.1 Nghi bệnh Carré ............................................................................................33
4.2.1.2 Nghi bệnh do Parvovirus ..............................................................................38
4.2.1.3 Bệnh ghép......................................................................................................42
4.2.1.4 Kết quả xét nghiệm cận lâm sàng .................................................................43
4.2.2 Bệnh không truyền nhiễm ................................................................................44
4.2.2.1 Bệnh do giun .................................................................................................44
4.2.2.2 Nghi bệnh viêm dạ dày – ruột do vi khuẩn ...................................................46
4.2.2.3 Ngộ ñộc .........................................................................................................50
4.2.2.4 Nghi mắc bệnh thận ......................................................................................52
4.2.2.5 Nôn do mắc xương ........................................................................................53
vi


4.3 Hiệu quả ñiều trị chung ....................................................................................... 54

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ...............................................................55
5.1 Kết luận ...............................................................................................................55
5.2 Đề nghị ................................................................................................................56
Tài liệu tham khảo..................................................................................................... 57
Phụ lục....................................................................................................................... 59

vii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
EDTA - Ethylene Diamine Tetra-acetic Acid
CDV Ag - Canine Distemper Anigen
CPV Ag - Canine Parvovirus Anigen

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1 Tỷ lệ chó mắc bệnh có triệu chứng nơn trên tổng số chó khảo sát ........... 28
Bảng 4.2 Tỷ lệ chó bệnh có triệu chứng nơn theo tuổi............................................. 28
Bảng 4.3 Tỷ lệ chó bệnh có triệu chứng nơn theo nhóm giống................................ 30
Bảng 4.4 Tỷ lệ chó bệnh có triệu chứng nơn theo giới tính ..................................... 31
Bảng 4.5 Tỷ lệ chó bệnh có triệu chứng nơn theo tình hình tiêm phịng ................. 31
Bảng 4.6 Một số bệnh gây nên triệu chứng nôn ....................................................... 32
Bảng 4.7 Tỷ lệ chó nghi bệnh Carré theo lứa tuổi, nhóm giống, giới tính và tình
hình tiêm phịng......................................................................................................... 33
Bảng 4.8 Kết quả ñiều trị nhóm nghi bệnh Carré..................................................... 37
Bảng 4.9 Tỷ lệ chó nghi mắc bệnh do Parovirus theo nhóm, giống, lứa tuổi và tình
hình tiêm phịng......................................................................................................... 38

Bảng 4.10 Kết quả điều trị nghi bệnh do Parvovirus ............................................... 41
Bảng 4.11 Kết quả thử Test CDVAg, CPVAg ở chó nghi bệnh Carré và bệnh do
Parvovirus ................................................................................................................. 43
Bảng 4.12 Tỷ lệ chó bị bệnh do giun đơn thuần theo lứa tuổi, nhóm giống, giới tính 45
Bảng 4.13 Kết quả điều trị bệnh do giun .................................................................. 46
Bảng 4.14 Kết quả kháng sinh ñồ của vi khuẩn E.coli............................................. 48
Bảng 4.15 Kết quả kháng sinh ñồ của vi khuẩn Samonella ..................................... 49
Bảng 4.16 Kết quả ñiều trị các bệnh có triệu chứng nơn.......................................... 54

ix


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 4.1 Mụn mủ ở da bụng trong bệnh nghi bệnh Carré ...................................... 34
Hình 4.2 Sừng hóa và bong tróc gương mũi trong bệnh nghi bệnh Carré ............... 34
Hình 4.3 Phổi bị viêm, xuất huyết, sung huyết trên bệnh Carré................................ 35

Hình 4.4 Niêm mạc ruột bị sung huyết .................................................................... 35
Hình 4.5 Phổi xuất huyết trên vách phế nang và lan rộng........................................ 36
Hình 4.6 Hạch bạch huyết tích dịch và xuất huyết................................................... 36
Hình 4.7 Chó tiêu ra máu trong bệnh nghi bệnh do Parvovirus .............................. 39
Hình 4.8 Gan sung huyết và túi mật căng trên chó bệnh do Parvovirus.................. 39
Hình 4.9 Ruột xuất huyết và niêm mạc ruột sần sùi trên chó bệnh do Parvovirus.. 40
Hình 4.10 Lách có dạng khơng đồng nhất trong bệnh do Parvovirus ..................... 40
Hình 4.11 Chó đi tiêu ra máu và giun trong bệnh nghi bệnh do Parvovirus ghép
giun............................................................................................................................ 42
Hình 4.12 Test CDV Ag chẩn đốn nhanh bệnh Carré ............................................ 44
Hình 4.13 Trứng giun móc (100 x) .......................................................................... 44
Hình 4.14 Trứng giun đũa (100 x)............................................................................ 44

Hình 4.15 Chó bị nơn, chảy nước bọt do trúng độc ................................................. 51
Hình 4.16 Rút dich trong xoang bụng ở chó nghi mắc bệnh thận............................ 52
Hình 4.17 Chó mắc xương ....................................................................................... 53

x


TĨM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài: “Chẩn đốn và điều trị bệnh có triệu chứng nơn trên chó đến
khám và điều trị tại Bệnh Viện Thú Y Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố
Hồ Chí Minh” được tiến hành từ ngày 01/ 01/2010 – 15/05/2010 bằng phương
pháp chẩn đốn qua lâm sàng và thực hiện một số xét nghiệm. Qua theo dõi kết quả
điều trị được kết quả như sau: có 476 ca chó bệnh đem đến khám và điều trị trong
đó có 264 trường hợp chó bệnh có triệu chứng nơn chiếm tỷ lệ 55,46 %.
- Tỷ lệ chó bệnh có triệu chứng nơn:
Theo tuổi: chó bệnh có triệu chứng nôn < 2 tháng tuổi chiếm tỷ lệ là
48,98 %, từ 2 – 6 tháng tuổi chiếm tỷ lệ là 80,68 %, từ > 6 –12 tháng tuổi là
41,51 % và > 12 tháng tuổi là 30,53 %.
Theo giống: chó bệnh có triệu chứng nơn ở nhóm giống nội là 60,79 %
và nhóm giống ngoại là 50,60 %.
Theo giới tính: chó có triệu chứng nơn ở giới tính đực 52,96 %, giới
tính là cái 58,30 %.
Theo tình hình tiêm phịng: chó được tiêm phịng tỷ lệ bệnh là 33,79 %
và chưa tiêm phòng tỷ lệ bệnh là 64,95 %.
- Nghi ngờ bệnh do giun 21,21 %, ngộ ñộc 1,89 %, thận 0,76 %, mắc xương
0,38 %, viêm dạ dày ruột 40,53 %, Carré 12,50 %, Parvovirus 15,91 %, Carré ghép
giun 1,89 %, Parvovirus ghép giun 4,92 %.
Hiệu quả ñiều trị: chúng tơi nghi nhận được 203 chó khỏi bệnh chiếm tỷ lệ
76,89 % trong tổng số 264 trường hợp chó bệnh có triệu chứng nơn.


xi


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Từ xưa đến nay chó ñược xem là một người bạn trung thành, tận tụy, giúp
ích rất nhiều trong các gia đình. Chúng được đánh giá rất cao về sự thơng minh
cũng như độ nhạy bén. Với sự phát triển kinh tế hiện nay, nhu cầu về vật ni, đặc
biệt là ni chó của con người ngày càng trở nên ña dạng và phong phú. Người ta
ni chó khơng chỉ để giữ nhà, bảo vệ tài sản cho mọi người, làm cảnh, làm bạn
thân thiết với người già và trẻ em mà chó cịn được ni để phục vụ trong cơng tác
an ninh, quốc phịng…do đó, đàn chó ni ngày càng gia tăng.
Song song với sự gia tăng về số lượng chó ni thì số lượng chó bệnh cũng
tăng theo, trong đó có một số bệnh có thể lây cho người và gia súc khác như bệnh
dại, leptospirosis…, gây nên những tác hại nghiêm trọng.
Trong đó các bệnh gây ra triệu chứng nơn trên chó xảy ra rất phổ biến, bệnh
có thể do nhiều nguyên nhân gây ra như vi khuẩn, virut, ký sinh trùng, chấn thương
hệ thần kinh trung ương…Ngoài các nguyên nhân nguyên phát như trên thì cịn có
một ngun nhân khác tác ñộng làm cho quá trình bệnh trở nên phức tạp và nghiêm
trọng hơn, đó là ngun nhân nhiễm khuẩn kế phát. Như vậy, nếu trong q trình
ni dưỡng chó khơng có những biện pháp phịng chống và bảo vệ thích hợp, sẽ gây
ra những bệnh có triệu chứng nơn làm chúng suy nhược, mất nước...có thể dẫn đến
tử vong, gây tổn thương và thiệt hại khơng nhỏ về mặt tình cảm cũng như kinh tế
của con người.
Xuất phát từ thực tế trên và cũng nhằm củng cố thêm kiến thức, kinh nghiệm
trong chẩn đốn và điều trị các bệnh gây nơn trên chó, được sự đồng ý của khoa
Chăn Ni - Thú Y Trường Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, với sự

1



hướng dẫn của TS. Nguyễn Văn Phát, chúng tôi tiến hành thực hiện khóa luận tốt
nghiệp với đề tài: “Chẩn đốn và điều trị bệnh có triệu chứng nơn trên chó đến
khám và điều trị tại Bệnh Viện Thú Y Trường Đại Học Nơng Lâm Thành Phố
Hồ Chí Minh”.
1.2 Mục đích
Khảo sát một số bệnh có triệu chứng nơn trên chó, từ đó nâng cao sự hiểu
biết cũng như có thêm kinh nghiệm trong cơng tác chẩn đốn, phịng và ñiều trị
bệnh trên chó.
1.3 Yêu cầu
Khảo sát các dấu hiệu lâm sàng của chó bệnh, thực hiện một số chẩn đốn hỗ
trợ khác như siêu âm, mổ khám bệnh tích và kèm xét nghiệm test thử nhanh, xét
nghiệm phân ñể chẩn đốn, phân biệt bệnh.
Theo dõi, đánh giá và ghi nhận hiệu quả ñiều trị.

2


Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Đặc điểm sinh lý chó
Theo Trần Thị Dân – Dương Nguyên Khang, chó có một số đặc điểm sinh lý
sau:
Thân nhiệt
Chó trưởng thành đo ở trực tràng: 37,9 – 39,9 0C.
Chó non lúc sơ sinh: 35,6 – 36,5 0C, sau 1 tuần tăng lên 37,8 0C.
Nhịp thở
Chó trưởng thành: 10 – 40 lần/phút.
Chó con: 15 – 35 lần/phút.

Nhịp tim
Chó trưởng thành: 70 – 120 lần/phút.
Chó con: 200 – 220 lần/phút.
Tuổi thành thục sinh dục và thời gian mang thai
Chó đực: 7 – 10 tháng tuổi.
Chó cái: 8 – 12 tháng tuổi.
Giống chó nhỏ con thường thành thục vào 6 – 8 tháng tuổi, giống chó lớn
con thường thành thục muộn hơn khoảng 18 – 24 tháng. Thời gian mang thai 64
ngày. Trên chó cái thường có hiện tượng mang thai giả, kéo dài khoảng 70 ngày.
Chu kì lên giống
Mỗi năm chó thường lên giống 2 lần.
Chu kì động dục: 120 – 135 ngày.
Thời gian động dục trung bình: 12 – 20 ngày.

3


Thời gian thuận tiện ñể phối giống là từ ngày thứ 9 đến ngày thứ 13 ngày kể
từ khi có biểu hiện lên giống ñầu tiên.
Số con trong một lứa và tuổi cai sữa: tùy theo giống lớn hay nhỏ, thơng
thường là 3 – 15 con/lứa. Chó mẹ độ tuổi từ 2 – 3,5 tuổi có số con đẻ ra và nuôi
sống con tốt nhất. Tuổi cai sữa: 8 – 9 tuần tuổi.
2.2 Phương pháp xác định tuổi trên chó
2.2.1 Nha thức tuổi của chó (Phan Quang Bá, 1998)
Bảng 2.1 Nha thức tuổi chó
Răng sữa

Răng vĩnh viễn

2( Di = 3/3 – Dc = 1/1 – Dp = 3/3) = 2(I = 3/3 – C = 1/1 – P = 4/4 – M 2/3) = 42

28

Di: decidui incivisi (răng cửa sữa)

I: incivisi (răng hàm)

Dc: decidui canini (răng nanh sữa)

C: canini (răng nanh)

Dp: decidui praemolare (răng tiền hàm sữa)

M: Morales (răng hàm)

2.2.2 Sự mọc răng ở chó (trích dẫn Phan Châu Hải Triều, 2007)
Có thể xem răng cửa để đốn tuổi trên chó. Răng cửa gồm: hai răng trung
tâm, hai răng giữa và hai răng gốc. Trên chó răng sữa khá nhỏ, vành răng chia làm
ba thùy khá tách biệt còn vành răng vĩnh viễn có ba thùy dính liền nhau hình hoa
huệ. Chó mới sinh chưa mở mắt, đơi khi đã có vài răng sữa. Từ ngày sinh đến ngày
thứ 12-15 chó con mở mắt. Từ tuần thứ 2-3 các răng cửa sữa, răng nanh sữa hàm
trên mọc. Tuần thứ 4 tất cả các răng cửa sữa ñều mọc hết. Hai tháng tuổi các răng
cửa bắt mòn. Đến 2,5 tháng răng sữa hàm dưới mòn. Từ 3-3,5 tháng răng sữa kề
hàm dưới mịn bằng. Tháng thứ 4 các răng ngồi hàm dưới mòn bằng. Trong thời
kỳ này các răng khác cũng mọc hết. Đến tháng thứ 5, 6 các răng sữa ñều ñược thay
thế bằng các răng vĩnh viễn. Tháng thứ 7 các răng vĩnh viễn mọc cao bằng nhau.

4


2.3 Các liệu pháp điều trị trên chó

2.3.1 Điều trị theo nguyên nhân gây bệnh
Liệu pháp này cho hiệu quả cao nhưng khó thực hiện vì trước tiên phải xác
định ñúng nguyên nhân gây bệnh, sau ñó mới có thể áp dụng những biện pháp điều
trị thích hợp. Ví dụ: bệnh trên đường tiêu hóa do giun sán gây ra thì dùng Exotral
(niclosamide, levamisole) với liều 1 viên/ 5 kg rất có hiệu quả.
2.3.2 Điều trị theo cơ chế sinh bệnh
Muốn áp dụng liệu pháp này chúng ta cần xác ñịnh rõ diễn biến các giai ñoạn
của bệnh. Việc ñiều trị theo cơ chế sinh bệnh là dùng các biện pháp ñiều trị ñể cắt
ñứt cơn bệnh ở một khâu nào đó nhằm ngăn chặn hậu quả kế tiếp xảy ra (Nguyễn
Như Pho, 1995). Ví dụ: bệnh do Parvovirus trên chó khi đã có những triệu chứng
nơn, tiêu chảy thì thú sẽ mất nước và chất điện giải, do đó cần phải cung cấp nước
và chất ñiện giải ñầy ñủ.
2.3.3 Điều trị theo triệu chứng
Là liệu pháp áp dụng khi chưa xác ñịnh ñược tác nhân gây bệnh mà chỉ dựa
vào những biểu hiện lâm sàng thấy ñược ở ca bệnh. Đây là cách ñiều trị phổ biến
trong thú y nhằm ngăn chặn các triệu chứng nguy kịch có khả năng đe dọa đến tính
mạng thú bệnh. Ví dụ: sử dụng Primperan (metoclopramide) để cầm nơn, Imodium
(loperamide chlohydrate) để cầm tiêu chảy trong bệnh do Parvovirus gây ra.
2.3.4 Liệu pháp hỗ trợ
Là liệu pháp rất quan trọng trong ñiều trị các bệnh nhằm nâng cao sức ñề
kháng, tăng khả năng miễn dịch, giúp thú bệnh mau vượt qua cơn bệnh, nhất là các
bệnh do siêu vi gây ra. Ví dụ: ñảm bảo cho chó về nhiệt ñộ (dùng ñèn sưởi trong
trường hợp thú bị hạ thân nhiệt), thơng thống, cho ăn các thức ăn dễ tiêu hóa, đầy
đủ dinh dưỡng, ngon miệng, cung cấp vitamin nhằm nâng cao sức ñề kháng.
Trên thực tế, để điều trị bệnh có hiệu quả thường phối hợp nhiều liệu pháp
ñiều trị cùng một lúc. Do đó, cần phải nắm vững đặc điểm của từng bệnh, từng cá
thể bệnh; cách sử dụng các loại thuốc ñể tránh gây mất tác dụng lẫn nhau, gây bất

5



lợi cho thú và giá thành điều trị cao. Ví dụ: khi kết hợp kháng sinh thì phải chú ý
đến sự tương tác thuốc.
2.4 Khái niệm về phản xạ nôn
Nôn là sự tháo sạch dạ dày theo chiều ngược: môn vị đóng trong khi tâm vị
và thực quản dãn ra, như vậy khi có sự co cơ hồnh thì các chất chứa trong dạ dày
sẽ qua miệng ñể trào ra ngồi.
Nơn là một phản ứng tốt của cơ thể nhằm đẩy các chất khơng thích hợp với
cơ thể ra ngồi nhất là khi ngộ độc.
Nơn là một phản xạ có trung tâm ở hành não

Xúc ñộng, sợ hãi, tưởng
ttượng

Vỏ não
Cảm thụ
quan hóa
học

Trung tâm
nơn

Tiểu
não

Hàng rào máu não

Tai trong

Giác quan:

Thị giác
Khứu giác
Vị giác
Cơ vịng mơn vị,
tâm vị

Dây thần kinh
VAGUE

Hồnh
cách mơ

Nơn

Dạ dày

Kích thích hầu,
CuSO4

Sơ đồ 1: Cơ chế nơn (Trương Phương, 2009)

6

Dược
phẩm,
thuốc
chống
ung thư



2.4.1 Đường truyền vào
Sự kích thích trực tiếp
-

Từ các giác quan như mắt, mũi, lưỡi.

-

Từ ñầu mút cảm giác trong màng nhầy ống tiêu hóa.

-

Trạng thái tâm lý như khi ñi tàu xe, có thai, tưởng tượng, sự sợ hãi,

xúc ñộng.
Các kích thích ñược truyền ñến vỏ não rồi từ vỏ não đến trung tâm nơn.
Sự kích thích gián tiếp (vì trung tâm nơn nằm sau hàng rào máu não)
Não chỉ bị kích thích thơng qua sự kích thích cơ quan cảm thụ hóa học (
chemoreceptive trigger zone, CTZ): cơ quan này bị kích thích bởi các chất hóa học
như dược phẩm, nhất là các thuốc chống ung thư, bromocriptin, l-dopa, digoxin...
(Trương Phương, 2009)
2.4.2 Đường truyền ra
Khi sự kích thích vượt q ngưỡng, trung tâm nơn cho tín hiệu phát ñộng sự
nôn và ñường truyền ra theo nhiều ñường: dây thần kinh cơ hồnh, hồnh cách mơ.
Biểu hiện ban đầu là trương lực dạ dày giảm, nhu ñộng chậm lại trong khi
trương lực tá tràng - không tràng tăng lên, cơ vịng mơn vị mở ra, cơ hồnh co thắt
nên ñẩy các chất ra ngoài (Trương Phương, 2009).
2.5 Các bệnh gây ra triệu chứng nôn
2.5.1 Bệnh do giun
2.5.1.1 Bệnh do giun móc

Tỷ lệ nhiễm giun móc ở chó khá cao, nhất là Ancylostoma. Đường lây nhiễm
của giun móc trên chó chủ yếu là qua da. Sau khi xâm nhập 40 phút, tất cả ấu trùng
di chuyển vào hệ thống tuần hồn rồi qua phổi, sau đó về ruột phát triển thành giun
trưởng thành. Ở chó con cịn bú có thể nhiễm giun móc qua sữa mẹ (Lương Văn
Huấn và Lê Hữu Khương, 1997).

7


Mỗi giun móc hút 0,1ml máu/ ngày, khi hút máu giun móc tiết ra chất chống
đơng máu nên làm chảy máu ruột liên tục. Giun móc đẻ rất nhiều trứng nên dễ dàng
tìm thấy trứng trong phân bằng phương pháp phù nổi.
Triệu chứng
Cấp tính
Thường gặp ở chó từ 1 đến 4 tháng tuổi. Chó bị nhiễm giun móc nơn liên
tục, ăn ít hoặc bỏ ăn, ruột xuất huyết. Trong trường hợp bệnh nặng, chó nơn ra máu,
tiêu chảy máu do viêm dạ dày ruột cấp, tiêu chảy rất nhiều, mất nhiều nước, rối loạn
chất ñiện giải, kiệt sức, trụy tim mạch và cuối cùng dẫn đến chết.
Mãn tính
Sau 1 tháng nhiễm ấu trùng, chó bị thiếu máu, ruột xuất huyết. Sau vài tháng,
triệu chứng này giảm, chỉ cịn thấy chó gầy cịm, thiếu máu, thỉnh thoảng nơn khan.
Bệnh tích
Có rất nhiều giun cắm sâu vào niêm mạc ruột ở ñoạn không tràng. Niêm mạc
ruột viêm cata và loét hoặc xuất huyết, chó thiếu máu trầm trọng và gầy rạc.
Chẩn đốn
Dựa vào triệu chứng lâm sàng: chó bệnh thường khơng sốt, thiếu máu, gầy
rạc, niêm mạc nhợt nhạt, tiêu chảy phân lẫn máu. Xét nghiệm phân, tìm trứng giun
theo phương pháp phù nổi với nước muối bão hòa là cách chẩn ñoán tối ưu.
Điều trị
Mebendazole: 22 mg/ kg thể trọng/ ngày dùng trong 3 ngày..

Fenbendazole: 50 mg/ kg thể trọng/ ngày dùng trong 3 ngày.
Exotral (niclosamide 400 mg + levamisole 21,2 mg) 1 viên/ 5 kg thể trọng.
Cho uống trước khi ăn. Chó con rất dễ nhiễm, cho uống mỗi tháng một lần trong hai
tháng đầu, chó lớn mỗi năm xổ hai lần.
Phịng bệnh
Ni dưỡng chăm sóc tốt để nâng cao sức ñề kháng.

8


Định kỳ tẩy giun cho chó. Tùy vào độ tuổi chó và mơi trường sống của
chúng có nguy cơ gây nhiễm cao hay thấp mà khoảng cách giữa hai lần tẩy giun kế
tiếp thay đổi. Đối với chó con trong 2 – 3 tháng ñầu nên tẩy ñịnh kỳ mỗi tháng.
2.5.1.2 Bệnh do giun đũa
Trên chó thường bị nhiễm 2 lồi giun đũa: Toxocara canis và Toxascaris
leonina. Cả hai lồi này đều ký sinh ở ruột non của chó, cáo và thú ăn thịt khác. Chó
con dưới 1 tháng tuổi dễ dàng bị nhiễm qua bào thai và qua sữa nên tỷ lệ nhiễm cao
nhất. Tỷ lệ nhiễm trên chó tại Thành phố Hồ Chí Minh đối với Toxocara canis là
11,79 %, ñối với Toxascaris leonina là 5,88 % (Lương Văn Huấn và Trần Thanh
Hằng, 1990 – trích dẫn Nguyễn Lê Hồn Bảo, 2008).
Triệu chứng
Chó chậm lớn, mất tính thèm ăn, thiếu máu gầy cịm, tiêu chảy, bụng to, đau
bụng, có khi giun được thải qua dịch nơn hoặc phân ñó là những triệu chứng thường
thấy ở chó con dưới 2 tháng tuổi. Chó có biểu hiện thần kinh co giật (Lương Văn
Huấn và Lê Hữu Khương, 1997).
Ấu trùng di hành gây viêm phế quản phổi, rối loạn thần kinh, tăng bạch cầu
ái toan.
Tiến triển: lành bệnh ñối với trường hợp nhẹ. Trường hợp nặng tắc nghẽn,
thủng thành ruột, hoàng đản.
Bệnh tích

Ruột to hơn bình thường, bên trong chứa nhiều giun, có khi gây tắc ruột, làm
tắc ống dẫn mật và vỡ ống dẫn mật, niêm mạc ruột xuất huyết. Nếu bệnh nặng có
thể gây viêm phúc mạc.
Chẩn đốn
Dựa vào triệu chứng lâm sàng: thiếu máu, gầy cịm, nơn, đơi khi có kèm cả
giun ra đường miệng, phân cũng có khi lẫn giun. Dùng phương pháp phù nổi với
nước muối bão hịa để xét nghiệm phân tìm trứng giun.

9


Phòng trị
Diệt giun trưởng thành, ấu trùng, và trị các triệu chứng.
- Diệt giun trưởng thành bằng fenbendazole 60 mg/ kg thể trọng/ ngày/ lần
uống trong 2 ngày liên tục.
- Diệt ấu trùng bằng ivermectin 0,4 mg/ kg thể trọng, tiêm dưới da.
- Dùng Exotral (niclosamide + levamisole): 1 viên/ 5 kg thể trọng.
2.5.2 Ngộ ñộc
Nguyên nhân do tiếp xúc hoặc ăn những chất ñộc như thuốc diệt cỏ, diệt cơn
trùng, kí sinh trùng hoặc ăn phải thức ăn có tẩm độc.
Chẩn đốn
Thú bị nhiễm độc có triệu chứng lâm sàng ña dạng, tùy vào loại và nồng ñộ
chất ñộc mà thú bị nhiễm.
Thú chảy nhiều dãi nhớt trắng như bọt xà phịng, nơn liên tục có khi ra bã
chất ñộc, có khi ra dịch vàng (lẫn dịch mật) hoặc dịch hồng (chảy máu dạ dày), tiêu
chảy, co giật, thở khó tăng dần, tim đập rất nhanh, kêu gào, co dãn đồng tử q
mức, tím tái, hơn mê rồi chết.
Chỉ những con tiếp xúc với thuốc ñộc mới biểu hiện các triệu chứng trên,
những con khác trong đàn vẫn bình thường.
Chẩn đốn phân biệt

Bệnh dại: thay đổi hành vi, tấn cơng, biến đổi tiếng sủa, khơng cịn khả năng
nuốt, liệt…, chết trong vòng 3 – 5 ngày.
Bệnh Carré: sốt hai pha, các triệu chứng nôn, tiêu chảy tiến triển chậm hơn,
biểu hiện triệu chứng thần kinh ở giai ñoạn cuối của bệnh.
Cách giải độc
Gây nơn bằng apomorphine (chỉ sử dụng khi thú cịn tỉnh), than hoạt tính,
thuốc xổ Na2SO4, MgSO4 0,5 g/ kg (chỉ dùng một liều duy nhất), ñồng thời tiến
hành súc rửa dạ dày.
Hỗ trợ tuần hoàn, giảm ñau, chống co giật: anagil, promethazine.

10


Trợ sức bằng cách truyền tĩnh mạch Lactated ringer’s, glucose 5 %.
Khi xác định chính xác chất gây độc thì dùng chất giải độc đặc trị.
Sau khi thú bình phục thì cần tăng cường sức đề kháng bằng vitamin C,
vitamin nhóm B, cho ăn thức ăn dễ tiêu hóa, đầy ñủ chất dinh dưỡng.
2.5.3 Viêm thận cấp tính
Nguyên nhân
Do kế phát từ một số bệnh:
Kế phát từ một số bệnh truyền nhiễm ñường máu (tiêm mao trùng, biên
trùng).
Kế phát từ một số bệnh nội khoa (bệnh viêm dạ dày ruột, viêm gan, suy
tim,...).
Do vi trùng từ một số cơ quan khác trong cơ thể ñến thận gây viêm (từ viêm
nội tâm mạc, ngoại tam mạc, viêm phổi,...).
Do bị nhiễm ñộc bởi hóa chất, nấm mốc, thức ăn, độc tố thực vật.
Do gia súc bị cảm lạnh, bị bỏng.
Cơ chế sinh bệnh
Do những kích thích của bệnh nguyên gây rối loạn thần kinh trung khu, làm

ảnh hưởng tới cơ năng của thần kinh vận mạch, các mao quản toàn thân sinh ra co
thắt, nhất là thận sẽ làm giảm tính thẩm thấu mao quản thận, các chất độc tích lại
trong tiểu cầu thận gây nên viêm.
Khi tiểu cầu thận bị viêm, lớp tế bào nội bì sưng và tróc ra, tế bào bạch cầu
thâm nhiễm, mao quản cầu thận co thắt làm cho lượng nước tiểu giảm sinh ra ure
huyết gây trúng ñộc.
Do sự co thắt mạch quản, chất renin ñược sản xuất nhiều, kết hợp với
hypertensinogen trong huyết tương thành hypertensin làm cao huyết áp. Sự thải
nước tiểu bị cản trở, muối NaCl tích lại trong tổ chức gây nên phù tồn thân. Trong
nước tiểu có albumin, tế bào thượng bì, hồng cầu, bạch cầu và trụ niệu.

11


Triệu chứng
Bệnh ít khi gặp ở thể nguyên phát, thường là kế phát từ các bệnh khác, khi
mắc bệnh con vật thường có triệu chứng sau:
Gia súc sốt cao, tồn thân bị ức chế, bỏ ăn và ñau vùng thận làm cho con vật
đi đái khó khăn, lưng cong. Khi sờ vào vùng thận con vật có cảm giác đau.
Con vật ñi tiểu nhiều ở thời kỳ ñầu (ña niệu), giai đoạn sau đi tiểu ít (thiểu
niệu), nước tiểu ít có khi có máu. Bệnh kéo dài gây phù tồn thân (các vùng phù dễ
thấy là ngực, cổ, bụng, chân, âm hộ và mí mắt), có hiện tượng tràn dịch màng phổi,
xoang bụng, xoang bao tim.
Hàm lượng ure tăng cao trong máu gây nhiễm ñộc, làm cho con vật bị hơn
mê, co giật, nơn, ỉa chảy.
Xét nghiệm nước tiểu có protein niệu, huyết niệu, trụ niệu và tế bào biểu mô
tiểu cầu thận.
Trong máu, số lượng bạch cầu tăng, tỷ lệ bạch cầu trung tính tăng (nhất là tỷ
lệ bạch cầu non).
Bệnh tích

Thận bị sưng, bề mặt thận sung huyết hoặc lấm tấm sung huyết, màng ngồi
thận dễ bóc, trong mao quản của tiểu cầu thận có protein đơng đặc, bạch cầu và ít
hồng cầu. Hệ thống nội bì sưng làm cho tiểu cầu thận sưng to, tế bào thượng bì của
thận tiểu quản bị thối hóa hạt và thối hóa mỡ.
Trong nước tiểu có trụ niệu: trụ hạt, trụ hồng cầu, trụ mỡ...
Chẩn đốn
Căn cứ vào đặc điểm của bệnh là phù, huyết áp cao, giãn tim, thiểu niệu,
albumin niệu, ure huyết, có các trụ niệu trong nước tiểu, vùng thận ñau, hay kế phát
viêm phổi và viêm ruột.

12


Điều trị
Hộ lý: cho gia súc nghỉ nghơi, không cho con vật ăn thức ăn có nhiều muối,
thức ăn có nhiều nước, thức ăn có tính chất kích thích mạnh ñối với thận, hạn chế
cho uống nước.
Dùng thuốc ñiều trị.
Dùng thuốc để điều trị ngun nhân chính.
Dùng kháng sinh để diệt vi khuẩn.
Dùng thuốc lợi tiểu, giải ñộc, tăng cường sức ñề kháng cho cơ thể: Glucoza
20 % 150 – 300 ml, cafein natribenzoat 20 % 1 – 5 ml, canxi clorua 10 % 5 – 10ml,
urotropin 10% 10 – 15 ml, vitamin C 5 % 3 – 5 ml tiêm chậm vào tĩnh mạch.
Ngồi ra có thể cho uống nước râu bắp, bơng mã đề hoặc rễ cỏ tranh.
Đề phịng hiện tượng thận nhiễm mỡ, hoặc thối hóa, giảm viêm (dùng
prednisolon hoặc dexamethazon).(Phạm Ngọc Thạch, 2006).
2.5.4 Nghi bệnh viêm dạ dày – ruột do vi khuẩn
Ngoài những nguyên nhân trên, chó cịn có thể bị nơn do viêm dạ dày – ruột
mà nguyên nhân chính là do nhiễm các vi khuẩn gây bệnh trên đường tiêu hóa hay
do ăn phải thức ăn ẩm mốc:

Salmonella: gây ra các triệu chứng như sốt, tiêu chảy, đau bụng, nơn.
Campylobacter: có thể sốt, buồn nơn, đau bụng, tiêu chảy, phân có nước và
có màu của dịch ruột.
Escherichia coli: sốt cao, bỏ ăn hoặc ăn ít, nơn liên tục, đau bụng, lúc đầu táo
bón sau tiêu chảy phân tanh có lẫn máu.
Staphylococcus aureus: buồn nơn, nơn, tiêu chảy, đau bụng, khơng sốt, mất
nước nặng.
Độc tố vi nấm (Aflatoxin): ngồi triệu chứng nơn, tiêu chảy thì thú bệnh cịn
bị rối loạn chức năng gan.

13


×