Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

KHẢO SÁT HIỆU QUẢ VÀ ĐỘ AN TOÀN CỦA VACCINE GALLIVACTM AE+FP PHÒNG BỆNH ĐẬU VÀ VIÊM NÃO TỦY TRUYỀN NHIỄM TRÊN GÀ ĐẺ THƯƠNG PHẨM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (680.54 KB, 62 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
******************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT HIỆU QUẢ VÀ ĐỘ AN TOÀN CỦA VACCINE
GALLIVACTM AE+FP PHÒNG BỆNH ĐẬU VÀ VIÊM
NÃO TỦY TRUYỀN NHIỄM TRÊN
GÀ ĐẺ THƯƠNG PHẨM

Họ và tên: TRẦN XUÂN HỢP
Lớp: DH05TY
Ngành: Thú Y
Niên khóa: 2005 – 2010

THÁNG 08/2010


 
 

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
*******************

TRẦN XUÂN HỢP

KHẢO SÁT HIỆU QUẢ VÀ ĐỘ AN TOÀN CỦA VACCINE


GALLIVACTM AE+FP PHÒNG BỆNH ĐẬU VÀ VIÊM
NÃO TỦY TRUYỀN NHIỄM TRÊN
GÀ ĐẺ THƯƠNG PHẨM

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sỹ Thú Y

Giáo viên hướng dẫn
TS. NGUYỄN THỊ PHƯỚC NINH

Tháng 08/2010 


 


 
 

XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên: Trần Xuân Hợp
Tên luận văn: “Khảo sát hiệu quả và độ an toàn của vaccine GallivacTM
AE+FP phòng bệnh đậu và viêm não tủy truyền nhiễm trên gà đẻ thương
phẩm”.
Đã hoàn thành luận văn theo yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và ý kiến
đóng góp của Hội Đồng chấm thi tốt nghiệp Khoa ngày…… tháng…… năm 2010.
Giáo viên hướng dẫn

TS. Nguyễn Thị Phước Ninh

ii 

 


 
 

CẢM TẠ
Lời đầu tiên em xin chân thành cảm tạ công sinh thành và dưỡng dục của cha
mẹ đã chăm sóc và tạo điều kiện cho em được học tập như ngày hôm nay.
Em xin trân trọng biết ơn:
BGH, BCN khoa Chăn Nuôi – Thú Y trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí
Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình học tập.
Cô Nguyễn Thị Phước Ninh đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành khóa luận
này.
Các cô, chú, anh, chị trong công ty chăn nuôi TopMill đã tạo điều kiện và tận
tình giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập ở trại.
Đồng cám ơn các bạn học đã cùng em chia sẻ những kinh nghiệm trong học
tập cũng như trong cuộc sống.
Một lần nữa em xin chân thành cám ơn!
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2010
TRẦN XUÂN HỢP

 
 
 

 

iii 
 



 
 

TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Khóa luận: “Khảo sát hiệu quả và độ an toàn của vaccine GallivacTM
AE+FP phòng bệnh đậu và viêm não tủy truyền nhiễm trên gà đẻ thương
phẩm” được tiến hành trên 4388 gà Babcock B308 từ 10 đến 20 tuần tuổi, bao gồm
hai thử nghiệm: độ an toàn và hiệu lực của vaccine.
Thử nghiệm kiểm tra độ an toàn bao gồm 200 gà, chia thành hai lô: lô thí
nghiệm 100 con được chích vaccine GallivacTM AE+FP lúc 10 tuần tuổi với liều
gấp 10 lần khuyến cáo; lô đối chứng không tiêm. Thử nghiệm nhằm theo dõi độ an
toàn sau khi chủng ngừa và biến đổi bệnh tích mô học liên quan đến AE và FP.
Thử nghiệm về hiệu lực thực hiện trên 4188 con, cũng chia thành hai lô: lô thử
nghiệm (4088 con) chích vaccine GallivacTM AE+FP 1 liều/con lúc 10 tuần tuổi (0.1
ml/con); lô đối chứng (100 con). Theo dõi HGKT kháng AE, Gumboro, ND sau khi
chủng; tỷ lệ chết loại và biến đổi bệnh tích đại thể và vi thể liên quan đến AE và FP.
Qua 10 tuần theo dõi chúng tôi thu được một số kết quả như sau:
Thử nghiệm độ an toàn của vaccine, không xuất hiện bệnh tích đại thể và vi
thể sau khi chích liều gấp 10 lần liều khuyến cáo.
Thử nghiệm hiệu lực của vaccine. Chúng tôi xác định được:
Hiệu giá kháng thể kháng bệnh AE:
Lô đối chứng lúc tuần 10: 1849,6 ± 833,9, tuần 13: 1941,5 ± 972,4, tuần 20:
2771 ± 690
Lô thí nghiệm lúc tuần 10: 1794,2 ± 823,1, tuần 13: 8305,6 ± 621,9, tuần 20:
7670 ± 1403
Hiệu giá kháng thể kháng bệnh Gumboro
Lô đối chứng lúc tuần10: 13285 ± 6604, tuần 13: 15544 ± 7073, tuần 20:
13173 ± 6131.


Lô thí nghiệm lúc tuần 10: 14198 ±5891, tuần 13: 10381 ±
13173 ± 6131.

iv 
 

6626, tuần 20:


 
 

Hiệu giá kháng thể kháng bệnh Newcastle
Lô đối chứng: tuần 10 (%CD=76 , MG= 26), tuần 13 (%CD=100 , MG= 42),
tuần 20(%CD=92, MG= 24).
Lô thí nghiệm: tuần 10 (%CD=96 , MG= 52), tuần 13 (%CD=92 , MG= 45),
tuần 20(%CD=100, MG= 60).
Tỉ lệ chết 2,935 %, loại thải 0,856 % tổng hao hụt trong lô thí thí nghiệm là
3.791 % thấp hơn so với trại là 6,5 – 7 %
Không xuất hiện bệnh tích đại thể và vi thể của AE – FP khi mổ khám và
làm tiêu bản xem những biến đổi của mô bào ở tuần 20.
Tóm lại việc sử dụng vaccine GallivacTM AE+FP mang lại hiệu quả và an
toàn trong việc tạo kháng thể bảo hộ đàn gà.


 


 

 

MỤC LỤC
Trang
TRANG TỰA .......................................................................................................... i
XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ................................................... ii
CẢM TẠ ................................................................................................................ iii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN ..................................................................................... iv
DANH SÁCH CÁC CHỬ VIẾT TẮT ....................................................................x
DANH SÁCH CÁC BẢNG.................................................................................. xii
DANH SÁCH CÁC HÌNH .................................................................................. xiii
Chương 1: MỞ ĐẦU ...............................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề ..........................................................................................................1
1.2 Mục đích và yêu cầu ..........................................................................................2
1.2.1 Mục đích .........................................................................................................2
1.2.2 Yêu cầu ...........................................................................................................2
Chương 2: TỔNG QUAN........................................................................................3
2.1 Giới thiệu sơ lược về trại ...................................................................................3
2.1.1 Lịch sử hình thành và vị trí địa lý ...................................................................3
2.1.2 Cơ sở vật chất .................................................................................................3
2.2 Giới thiệu sơ lược về giống gà Babcock B308 ..................................................4
2.3 Sơ lược về bệnh đậu gà .....................................................................................4
2.3.1 Căn bệnh .........................................................................................................4
2.3.2 Phân lập virus.................................................................................................4
2.3.3 Triệu chứng .....................................................................................................5
vi 
 


 

 

2.3.4 Bệnh tích .........................................................................................................5
2.3.5 Chẩn đoán .......................................................................................................6
2.3.6 Chẩn đoán phân biệt .......................................................................................6
2.3.7 Điều trị ............................................................................................................6
2.3.8 Phòng bệnh .....................................................................................................6
2.4 Bệnh viêm não tủy truyền nhiễm gà ..................................................................6
2.4.1 Căn bệnh .........................................................................................................6
2.4.2 Triệu chứng .....................................................................................................7
2.4.3 Bệnh tích .........................................................................................................8
2.4.4 Chẩn đoán .......................................................................................................8
2.4.5 Điều trị và phòng bệnh ...................................................................................8
2.5 Sơ lược về miễn dịch .........................................................................................9
2.5.1 Khái niệm........................................................................................................9
2.5.1.1 Miễn dịch tự nhiên .......................................................................................9
2.5.1.2 Miễn dịch thu được ......................................................................................9
2.5.2 Sơ lược về hệ thống miễn dịch trên gà .........................................................12
2.5.2.1 Cơ quan lympho trung ương ......................................................................12
2.5.2.2 Cơ quan lympho ngoại vi...........................................................................12
2.5.3 Kháng thể ......................................................................................................14
2.6 Cách chăm sóc tại trại ......................................................................................14
2.6.1 Chuồng trại ...................................................................................................14
2.6.2 Chăm sóc.......................................................................................................17
Chương 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................18
3.1 Thời gian và địa điểm ......................................................................................18
vii 
 



 
 

3.2 Đối tượng khảo sát ...........................................................................................18
3.3 Nội dung nghiên cứu........................................................................................18
3.4 Vật liệu.............................................................................................................18
3.5 Phương pháp khảo sát ......................................................................................19
3.5.1 Kiểm tra tính an toàn của vaccine GallivacTM AE+FP .................................19
3.5.1.1 Bố trí thử nghiệm .......................................................................................19
3.5.1.2 Chỉ tiêu theo dõi.........................................................................................19
3.5.2 Kiểm tra tính hiệu lực của vaccine GallivacTM AE+FP ................................20
3.5.2.1 Bố trí thử nghiệm .......................................................................................20
3.5.2.2 Thực hiện ...................................................................................................21
3.5.2.3 Chỉ tiêu theo dõi.........................................................................................23
3.6 Công thức tính .................................................................................................23
3.7 Phương pháp xử lý số liệu ..............................................................................23
Chương 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN....................................................................24
4.1 Độ an toàn của vaccine GALLIVACTM AE+FP..............................................24
4.1.1 Phản ứng sau khi tiêm...................................................................................24
4.1.2 Bệnh tích đại thể và vi thể lúc 13 tuần tuổi ..................................................24
4.1.2.1 Bệnh tích đại thể ........................................................................................24
4.1.2.2 Bệnh tích vi thể ..........................................................................................24
4.2 Hiệu lực của vaccine ........................................................................................26
4.2.1 Hiệu giá kháng thể kháng bệnh viêm não tuỷ truyền nhiễm ........................26
4.2.2 Hiệu giá kháng thể chống bệnh Newcastle ...................................................27
4.2.3 Hiệu giá kháng thể chống bệnh Gumboro ....................................................28
4.2.4 Bệnh tích đại thể và bệnh tích vi thể.............................................................30
 
viii
 



 
 

Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................................33
5.1 Kết luận ............................................................................................................33
5.2 Đề nghị .............................................................................................................33
TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................34
PHỤ LỤC ..............................................................................................................35

ix 
 


 
 
 

DANH SÁCH CÁC CHỬ VIẾT TẮT
%CD

: Tỷ lệ chuyển dương

ND

: Bệnh Newcastle

AE


: Bệnh viêm não tủy truyền nhiễm

FP

: Bệnh đậu gia cầm

TN

: Thí nghiệm

ĐC

: Đối chứng

MG

: Hiệu giá kháng thể

HA

: (Haemagglutination) phản ứng ngưng kết hồng cầu

HI

: (Haemagglutination Inhibition) phản ứng ngăn trở ngưng kết hồng cầu

TS

: Tiến sĩ


TP

: Thành phố

HGKT

: Hiệu giá kháng thể

Tổ A

: Nuôi gà con từ 1-12 tuần tuổi

Tổ B

: Nuôi gà đẻ

Tổ C

: Phân loại trứng thương phẩm

Tổ D

: Tổ bảo vệ

NK

: Natural killer cell

CRP


: Cell realtive protein

BCDN

: bạch cầu đơn nhân

M

: Macrophage

TNF. γ

:Interferon γ


 


 
 

xi 
 


 
 
 

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Lịch chủng ngừa vaccine ở gà đẻ Topmill ................................................ 16
Bảng 3.1 Bố trí thử nghiệm kiểm tra tính an toàn của vaccine GallivacTM AE+FP. 19
Bảng 3.2 Bố trí thí nghiệm kiểm tra hiệu lực vaccine GallivacTM AE+FP ............... 20
Bảng 4.1 Bệnh tích vi thể .......................................................................................... 25
Bảng 4.2 Hiệu giá kháng thể kháng bệnh viêm não tủy truyền nhiễm ..................... 26
Bảng 4.3 Chỉ số MG và %CD ................................................................................... 28
Bảng 4.4 Hiệu giá kháng thể kháng bệnh Gumboro ................................................ 28
Bảng 4.5 Tỷ lệ chết và loại thải................................................................................. 29
Bảng 4.6 Bệnh tích đại thể lúc 20 tuần tuổi .............................................................. 30
Bảng 4.7 Bệnh tích vi thể của gà lúc 20 tuần tuổi ................................................... 32 
 

xii 
 


 
 
 

DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 4.1 Dạ dày tuyến có kết tụ cặn bã .................................................................25
Hình 4.2 Lympho xâm nhập trong niêm mạc tá tràng ...........................................26
Hình 4.3 Mảng Payer xuất huyết nhẹ ....................................................................31
Hình 4.4 Gà bị nhiễm sán dây và cầu trùng trong lô đối chứng ...........................31
Hình 4.5 Gan sung huyết .......................................................................................32 
 
 

 

xiii
 


 

Chương 1
MỞ ĐẦU
 

1.1 Đặt vấn đề
Ngày nay cùng với nhịp phát triển của xã hội, ngành chăn nuôi nói chung và
chăn nuôi gia cầm nói riêng đã có những bước tiến đáng kể. Chúng là nguồn thực
phẩm vô cùng bổ dưỡng, góp phần cung cấp một khối lượng lớn thịt và trứng cho
nhu cầu sinh hoạt hằng ngày của nhiều gia đình.
Để đáp ứng với nhu cầu sử dụng những sản phẩm từ gia cầm ngày càng cao,
ngành chăn nuôi theo hướng công nghiệp đang trên đà phát triển. Tuy nhiên việc
gia tăng hiệu quả trong công tác chăn nuôi là vô cùng khó khăn do ảnh hưởng của
dịch bệnh như Newcastle, Gumboro, dịch tả…, trong đó phải kể đến bệnh viêm não
tuỷ truyền nhiễm và bệnh đậu gia cầm. Chúng không những gây chết mà còn làm
giảm hiệu quả sử dụng thức ăn, tăng tỉ lệ loại thải giảm trọng lượng thịt, giảm sản
lượng trứng, tăng chi phí thuốc thú y….
Để kiểm soát và từng bước khống chế dịch bệnh thì việc sử dụng vaccine
phòng chống bệnh là biện pháp tối ưu. Do đó công ty dược thú y VIPHAVET đã
đưa ra chế phẩm vaccine mới Avian encephalomyelitis- Fowl pox để ngăn ngừa
bệnh viêm não tuỷ truyền nhiễm và bệnh đậu gia cầm.
Được sự đồng ý của khoa Chăn Nuôi Thú Y - trường Đại Học Nông Lâm
TP.HCM cùng với sự hướng dẫn của TS.Nguyễn Thị Phước Ninh chúng tôi tiến
hành đề tài: “ Khảo sát hiệu quả và độ an toàn của vaccine GallivacTM AE+FP
phòng bệnh đậu và viêm não tủy truyền nhiễm trên gà đẻ thương phẩm“.


1
 


 

1.2 Mục đích và yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Xác định độ an toàn và hiệu lực của vaccine GallivacTM AE+FP đối với bệnh
đậu và bệnh viêm não tuỷ truyền nhiễm khi chủng trên gà đẻ trứng thương phẩm 10
tuần tuổi. Từ đó, đề xuất một số chương trình chủng ngừa mang lại hiệu quả cao
trong công tác phòng bệnh.
1.2.2 Yêu cầu
-

Phân lô thí nghiệm và chủng ngừa cho đàn gà.

-

Theo dõi các biểu hiện của đàn gà liên quan đến bệnh AE và FP; tỉ lệ chết và
loại thải.

-

Lấy máu thực hiện phản ứng ELISA tìm hiệu giá kháng thể kháng AE và
Gumboro, phản ứng HI tìm hiệu giá kháng thể của Newcastle.

2
 



 

 

Chương 2
TỔNG QUAN
 

2.1 Giới thiệu sơ lược về trại
2.1.1 Lịch sử hình thành và vị trí địa lý
Trại được xây dựng vào năm 1997 do tư nhân quản lý chuyên sản xuất trứng
thương phẩm và gà giống.
Trại có diện tích khoảng 5 ha thuộc huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. Trước
đây trại nằm trong khu vực ít dân cư xung quanh là đất trống. Hiện nay, bên cạnh
trại là khu vực dân cư và khu công nghiệp, hệ thống giao thông thuận tiện.
Cơ cấu tổ chức của trại:
Ban giám đốc

Phòng nghiệp vụ

Tổ A

Phòng hành chính

Tổ B

Tổ C


Phòng kĩ thuật

Tổ D

2.1.2 Cơ sở vật chất
Trại có tất cả 42 dãy chuồng nuôi (sơ đồ tổng quát về công ty chăn nuôi
TopMill), trong đó có 36 dãy chuồng nuôi gà đẻ và 6 dãy chuồng gà con. Chuồng
gà đẻ được thiết kế kiểu chuồng hở có mái che. Chuồng gà con thiết kế theo kiểu
chuồng nửa hở, có mái che, có lưới bao xung quanh và hệ thống bạt che để điều
3
 


 

khiển ánh sáng, che mưa gió. Hệ thống ánh sáng luôn đảm bảo thời gian chiếu sáng
tốt nhất cho sự phát triển của gà qua từng gia đoạn. Máng ăn, uống, thoát nước luôn
được khử trùng, vệ sinh sạch sẽ.
2.2 Giới thiệu sơ lược về giống gà Babcock B308
Gà Babcock B308 là giống gà chuyên trứng được nhập từ Pháp. Qua thời
gian nuôi ở trại cho thấy giống gà này có khả năng sản xuất cao thích hợp với điều
kiện khí hậu ở nước ta. Hiện nay, gà Babcock B308 này được nuôi ở nhiều vùng
trong cả nước.
2.3 Sơ lược về bệnh đậu gà
2.3.1 Căn bệnh
Bệnh đậu gà hay còn gọi là bệnh trái gà, thường xảy ra vào mùa khô (từ
tháng 11 đến tháng 5 âm lịch năm sau). Bệnh phát nhanh lây lan rộng làm gà ăn
uống kém hoặc không ăn, kiệt sức dần và là nguyên nhân kế phát các bệnh khác
như E. coli, bạch lỵ làm gà chết. Bệnh do Foxvirus họ Poxviridae gây ra.
Lây truyền do vật mang mầm bệnh truyền cho con khoẻ trong trại, lây qua

các vết thương trực tiếp. Những con vật hút máu như muỗi, mòng, ruồi có thể
truyền lây từ con bệnh tới con khoẻ hoặc mang virus tới các trại ở gần.
Foxviurs là một ADN virus kích thước 200 -250 nm có thể phát hiện chúng
dưới kính hiển vi sau khi nhuộm bằng phương pháp Giemsa hoặc xanh Victoria 4R.
Virus mất độc lực trong nước 370C từ 8 đến 9 ngày, sau 30 phút trong nước 560C.
Trong nhiệt độ - 1900C tồn tại một vài ngày. Virus rất mẫn cảm với tác dụng của
nhiệt độ cao, chết nhanh khi đốt ở 460C, nhiệt độ thấp (đóng băng) sẽ giữ virus
trong thời kì dài hai năm hoặc lâu hơn. Chúng chết nhanh trong dung dịch fenol 3
%, trong dung dịch formol 0,5 – 1 % và rượu ethylic 70 – 900 trong vòng 10 phút.
2.3.2 Phân lập virus
Bệnh phẩm: các mụn đậu.
Phương pháp: tiêm truyền vào màng nhung niệu phôi gà 9-11 ngày và quan
sát các nốt đậu màu trắng trên màng nhung niệu hoặc độ dày của màng nhung niệu.

4
 


 

2.3.3 Triệu chứng
Tỷ lệ chết thấp (1 – 2 %), thường tổn thương nhẹ ở đầu, tỷ lệ chết của gà cao
đối với thể đậu ướt.
Ở gà đẻ: tỷ lệ đẻ giảm, sau một tuần trở lại bình thường.
Nốt đậu thường xuất hiện bên trong hoặc bên ngoài khóe miệng, trên mào,
mũi, mí mắt, da cánh, da mặt, lưỡi, yết hầu. Chúng có màu nâu, xám, vàng xám hay
xám đỏ nhưng thường là màu nâu, da sần sùi. Sau đó to dần như hạt đậu, từ từ
chuyển sang màu vàng, mềm, vỡ ra có mủ. Mụn đậu khô đóng vảy màu nâu sẫm,
dần dần tróc đi để lại vết sẹo.
Những tổn thương ở kết mạc đường hô hấp trên hoặc đường tiêu hóa làm con

vật khó thở và chán ăn mù mắt không nhìn thấy để ăn, uống. Gà chết do nghẹt thở,
đói và mất nước.
Ở gà con trên niêm mạc hầu, họng xuất hiện lớp màng giả khó bóc, màu
vàng nhạt hoặc trắng. Gà có thể bị sốt cao, bỏ ăn, tiêu chảy, thể trọng giảm nghiêm
trọng. Gà con mắc bệnh thường nặng hơn gà lớn.
2.3.4 Bệnh tích
Tổn thương da: khác nhau tùy theo từng giai đoạn của mụn nước. Đầu tiên
xuất hiện các điểm trắng nhỏ sau to lên nhanh chóng và chuyển sang màu vàng. Các
nốt sần được hình thành vào ngày thứ 5 - 6, sau đó là mụn nước với tổn thương dày
đặc và trở nên xù xì màu xám hoặc nâu đen.
Tổn thương thể bạch hầu: ở niêm mạc có mụn trắng nhỏ hơi phồng lên, sau
đó to lên rất nhanh và chuyển sang màu vàng, màng hầu hoại tử bã đậu và thường
có nhiều hơn ở miệng nhưng cũng có thể xuất hiện ở các xoang, khoang mũi, kết
mạc, họng, thanh quản, khí quản, thực quản.
Biểu mô tăng sinh và các tế bào phình to với thể vùi bào chất loại A, ưa
eosin ở các giai đoạn bệnh sử khác nhau.

5
 


 

2.3.5 Chẩn đoán
Dựa vào triệu chứng lâm sàng, các mụn ở đầu, cổ, da và trên niêm mạc hầu.
Phân lập và giám định virus ở những nơi triệu chứng và bệnh tích không đặc hiệu.
Cấy bệnh phẩm trên màng nhung niệu của phôi gà 9 – 10 ngày tuổi.
2.3.6 Chẩn đoán phân biệt
-


Bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm.

-

Ảnh hưởng do khí amoniac.

2.3.7 Điều trị
Bệnh không có thuốc điều trị trên gà. Có thể dùng các chất sát trùng chống
phụ nhiễm: cồn Iod 1 – 5 %, xanh methylen 2 % bôi vào mụn đậu. Dùng thuốc xát
trùng nhẹ như acid boric 3 %, sulphat kẽm 10 %, nước chanh cọ rửa các vết loét ở
miệng, hầu. Có thể dùng các loại kháng sinh sau để điều trị nhiễm khuẩn thứ phát:
-

Costrim 24 % ( gói 20 g): 1 g/5 kgTT. Dùng 3-5 ngày

-

Trimelthoxazol 24 % (lọ 5 ml, lọ 20 ml): 1 ml/5 kgTT, tiêm sâu bắp thịt, dùng 3

ngày liên tục.
-

Neotesol ( gói 50 g): 60- 120 mg/1 kgTT/1ngày pha với nước, liên tục 3-5

ngày.
2.3.8 Phòng bệnh
-

Dùng vaccin đậu gà nhược độc phòng bệnh cho gà


-

Vệ sinh thú y: chuồng trại, thức ăn, nước uống thường xuyên được tẩy trùng.

Bổ sung vào thức ăn hay nước uống vitamin AD E cho gà để giúp phục hồi vết
3

thương nhanh chóng.
-

Cung cấp thức ăn đầy đủ dưỡng chất

-

Phòng muỗi đốt, vệ sinh xung quanh khu vực nuôi.

-

Chú ý vệ sinh trước, sau khi nuôi và định kỳ sát trùng chuồng

2.4 Bệnh viêm não tủy truyền nhiễm gà
2.4.1 Căn bệnh
Viêm não tủy truyền nhiễm là bệnh truyền nhiễm trên gà con với những biểu
hiện đặc trưng là co giật đầu, cổ, rối loạn sự vận động của các chi, bại liệt tỷ lệ mắc
6
 


 


bệnh cũng như tỷ lệ chết cao, gây bệnh mãn tính trên gà lớn làm giảm tỉ lệ đẻ trứng
và chết phôi.
Viêm não tủy gia cầm là do virus Avian encephalomyelitis - một ARN virus
với kích thước 20 - 30 nm, thuộc nhóm Picornavirus. Vius có quan hệ họ hàng với
virus bại liệt của người và virus bại liệt của heo, có khả năng xuyên qua màng lọc
Berkefeldv. Virus xuất hiện nhiều trong hệ thần kinh của gia cầm mắc bệnh.
Nuôi cấy virus trong môi trường phôi gà, tế bào phôi gà một lớp hoặc huyết
thanh gà. Virus làm chết phôi hay có thể làm phôi thoái hóa.
Kháng sinh không có tác dụng đối với virus, chúng tồn tại trong dung dịch
Glyxerin 50 % trong 69 ngày, còn nguyên độc lực trong 428 ngày ở nhiệt độ - 200C.
Dưới tác dụng của nhiệt độ 650, dung dịch Ca(OH)2 20 %, dung dịch clorua vôi 5
%, fenol 5 %, formol 2 – 3 % và xút 2 – 3 % có thể giết virus trong vòng 10 phút.
Lây truyền chủ yếu qua thức ăn, nước uống. Những con bị bệnh bài thải
mầm bệnh ra môi trường chuồng trại, hay do nhập đàn mới, di chuyển đàn sang nơi
khác có mầm bệnh, dụng cụ và người chăn nuôi. Ngoài ra có thể lây truyền qua
trứng do những đàn gà giống bị nhiễm virus, virus này truyền qua trứng trong vòng
3 – 6 tuần.
2.4.2 Triệu chứng
Trong tự nhiên, virus gây bệnh chủ yếu trên gà con từ 1 đến 6 tuần tuổi, gà 6
– 20 ngày tuổi nhạy cảm với virus nhất. Gà tây, gà, gà lôi, chim cút là những động
vật rất mẫn cảm với bệnh này. Thời kì nung bệnh 5 – 40 ngày.
Đối với gà con: nếu bệnh được truyền qua trứng từ mẹ thì sau 2 tuần tuổi sẽ
biểu hiện một số triệu chứng sau:
- Ủ rũ, mệt mỏi, lắc lư đầu hay ngồi, nếu đuổi gà bệnh di chuyển xoay vòng
hoặc nằm bẹp tại chỗ đó là những triệu chứng đầu của bệnh. Sau đó gà xuất hiện
những triệu chứng như đứng dậy khó khăn, thường ngồi bằng khớp cổ chân, chân
choãi về phía trước, liệt cánh, chân và toàn thân.

7
 



 

- Triệu chứng điển hình của bệnh là rung cơ đầu, cổ và các lông đuôi đôi khi khó
phát hiện, chỉ khi ta cầm chúng trên tay mới xác định rõ. Gà chết do suy kiệt, mất
nước và do đạp lên nhau. Tỷ lệ bệnh có thể tới 50 % và chết đến 20 %.
Giai đoạn gà giò trên 8 tuần tuổi:
- Giai đoạn này ít biểu hiện triệu chứng
- Tỷ lệ đẻ giảm từ 5 – 50 %, thường kéo dài 3 tuần có những trường hợp cá biệt
có thể ngưng đẻ. Khả năng ấp nở trứng từ những đàn này cũng giảm do chết phôi ở
giai đoạn cuối.
- Một số con bị đục thủy tinh thể sau mỗi ổ dịch.
2.4.3 Bệnh tích
Không có bệnh tích đại thể trên cơ quan phủ tạng, chỉ có bệnh tích vi thể
trong não tủy sống, dạ dày, tuyến tụy. Vì vậy lấy bệnh phẩm não, tụy tạng và dạ dày
tuyến bảo quản trong formol 10 %, làm tiêu bản nhuộm xem những thay đổi mô học
trong các cơ quan trên.
2.4.4 Chẩn đoán
- Dựa vào những biểu hiện ở lâm sàng và bệnh tích kết hợp với tình hình dịch tễ
của địa phương.
- Phân lập và giám định virus.
- Bệnh tích vi thể: hệ thống thần kinh trung ương viêm nhưng không có mủ. Tế
bào xung quanh mạch ngoại vi não và dây chằng của tủy sống tích dịch. Tiểu não bị
viêm, những hạt nhỏ xuất hiện ở cả dạng tràn lan và tụ thành điểm.
- Các cơ quan nội tạng thấy tăng sinh các nang lympho.
- Chẩn đoán phân biệt với các bệnh thiếu vitamine E, B1 và dịch tả.
2.4.5 Điều trị và phòng bệnh
- Bệnh không điều trị được bằng kháng sinh, nên loại bỏ những con bị bệnh
nặng.

- Dùng kháng sinh phổ rộng để chống vi khuẩn kế phát.
- Cung cấp thức ăn nước uống đầy đủ tránh để gà đói, gà dễ giẫm đạp lên nhau
gây chết.
8
 


 

- Chủng ngừa vaccine định kì, có thể sử dụng vaccine Myelovax nhược độc
đông khô chủng lần một trong khoảng 10 đến 14 tuần tuổi bằng cách pha cho uống
(không dùng cho gà đẻ). Cũng có một số nước dùng vaccine chết cho gà trong giai
đoạn đẻ, kháng thể sinh ra ở gà mẹ được truyền qua trứng cho gà con phòng bệnh
được 2 -3 tuần kể từ lúc nở.
2.5 Sơ lược về miễn dịch
2.5.1 Khái niệm
Miễn dịch là trạng thái bảo vệ đặc biệt của cơ thể chống lại các yếu tố gây
bệnh (các vi sinh vật và độc tố của chúng, các phân tử lạ…) khi chúng thâm nhập
vào cơ thể. Tính miễn dịch được hình thành trong quá trình tiến hóa của sinh vật.
Hệ thống miễn dịch trong cơ thể sinh vật được chia làm hai nhóm miễn dịch
tự nhiên (không đặc hiệu) và miễn dịch thu được (miễn dịch đặc hiệu).
2.5.1.1 Miễn dịch tự nhiên
Miễn dịch tự nhiên được quy định bởi đặc tính của giống, loài sinh vật. Loại
miễn dịch này có sẵn khi cơ thể được sinh ra và được di truyền từ thế hệ này sang
thế hệ khác. Với đặc điểm là luôn luôn sẵn sàng đáp ứng lại sự xâm nhiễm của các
tác nhân ngoại lai.
Miễn dịch tự nhiên là lá chắn đầu tiên khi cơ thể có sự tiếp xúc với kháng
nguyên gây hại. Nó có thể tuyệt đối khi cơ thể không mắc bệnh trong bất cứ trường
hợp nào, hoặc tương đối khi cơ thể mắc bệnh trong một số điều kiện nhất định.
2.5.1.2 Miễn dịch thu được

Miễn dịch thu được là miễn dịch mà cơ thể tiếp thu và hoàn thiện trong quá
trình sống. Khi cơ thể đã có tiếp xúc với kháng nguyên để khởi động hệ thống miễn
dịch này cần có thời gian (được tính bằng ngày) mới có thể đáp ứng miễn dịch với
kháng nguên lần đầu tiên xâm nhập vào cơ thể. Miễn dịch thu được gồm 2 loại:
Miễn dịch thụ động: là loại miễn dịch cơ thể có được do sự tiếp thu từ bên
ngoài. Nếu quá trình tiếp thu miễn dịch xảy ra hoàn toàn tự nhiên gọi là miễn dịch
thụ động tự nhiên như trường hợp gia cầm non tiếp nhận kháng thể mẹ truyền qua

9
 


 

lòng đỏ trứng. Còn miễn dịch thụ là do con ngưòi tạo ra, như truờng hợp tiêm huyết
thanh để điều trị bệnh gọi là miễn dịch thụ động nhân tạo.
Miễn dịch chủ động: là loại miễn dịch mà tự bản thân sinh vật tạo ra khi tiếp
xúc với kháng nguyên. Nếu miễn dịch chủ động mà có sự tham gia của con người,
như tiêm vaccine sẽ được gọi là miễn dịch chủ động nhân tạo. Miễn dịch chủ động
do cơ thể sinh vật tiếp thu trong tự nhiên trong môi trường sống được gọi là miễn
dịch chủ động tự nhiên.

10
 


 

Miễn
dịch


Miễn dịch tự nhiên

Miễn dịch thu
được

Li giải
vi khuẩn

CRP
C

Trung hòa
độc tố

Hóa hướng động
Dịch
thể

Ức chế VSV

Ig

Lysozym
Bám dính
NK

B

Giết

vi khuẩn

BCĐN
Hợp tác
TFN. γ

Trình diện
kháng nguyên

Tế
bào
Giết vi khuẩn
nội bào

T
M

Thực bào

Lymphokin

Ức chế tế bào

Giết tế bào
nhiễm virus

Sơ đồ 2.1 Quy trình đáp ứng miễn dịch (Lê Văn Hùng 1996)
11
 



×