Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH NGHI DO PARVOVIRUS TRÊN CHÓ TẠI TRẠM PHÒNG CHỐNG DỊCH VÀ KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT – CHI CỤC THÚ Y THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (873.41 KB, 69 trang )

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
***********

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH NGHI DO PARVOVIRUS
TRÊN CHÓ TẠI TRẠM PHÒNG CHỐNG DỊCH VÀ
KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT – CHI CỤC THÚ Y
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Sinh viên thực hiện: VÕ THÀNH PHƯỢNG UYÊN
Lớp: DH05TY
Ngành: Thú Y
Niên khóa: 2005 – 2010

Tháng 08/2010


BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
************

VÕ THÀNH PHƯỢNG UYÊN

CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH NGHI DO PARVOVIRUS
TRÊN CHÓ TẠI TRẠM PHÒNG CHỐNG DỊCH VÀ
KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT- CHI CỤC THÚ Y
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sỹ thú Y

Giáo viên hướng dẫn
ThS. BÙI NGỌC THÚY LINH

Tháng 08/2010

i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên thực tập: VÕ THÀNH PHƯỢNG UYÊN
Tên luận văn: Khảo sát, chẩn đoán và ghi nhận liệu pháp điều trị bệnh nghi do Parvovirus
tại Trạm Phòng chống dịch và kiểm dịch động vật - Chi cục thú y Thành phố Hồ Chí Minh
Đã hoàn thành luận văn theo yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý kiến nhận xét, đóng
góp của Hội đồng chấm thi tốt nghiệp Khoa ngày
Giáo viên hướng dẫn

ThS. Bùi Ngọc Thúy Linh

ii


LỜI CẢM TẠ
Con cám ơn bố mẹ đã cho con có mặt trong cuộc đời này, nuôi nấng che chở
con có được ngày hôm nay.
Thành kính ghi ơn TS. Nguyễn Tất Toàn và ThS. Bùi Ngọc Thúy Linh đã tận
tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài này.
Xin chân thành cảm ơn thầy cô các bộ môn khoa Chăn nuôi Thú Y đã tận
tình giảng dạy cho tôi trong suốt thời gian qua, truyền đạt nguồn kiến thức quý báu

vô giá cho tôi.
Xin gửi tấm lòng tri ân đến :
Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh
Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi Thú y
Ban lãnh đạo cùng tập thể các anh chị thú y viên Chi cục thú y Tp. Hồ
Chí Minh
Xin được cám ơn tất cả các bạn lớp Thú y 31 đã luôn bên tôi, xem tôi là bạn,
cùng chia sẽ và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.
Xin chân thành cảm ơn

iii


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “ Khảo sát, chẩn đoán và ghi nhận liệu pháp điều trị bệnh
nghi do Parvovirus trên chó “ được tiến hành tại Trạm phòng chống dịch và kiểm
dịch động vật - Chi cục thú y Thành phố Hồ Chí Minh – 185 Lý Chính Thắng,
Quận 3. Thời gian từ 18/01/2010 đến 18/06/2010. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu
khảo sát các chó đến khám và điều trị tại trạm, ghi nhận tỷ lệ bệnh do Parvovirus và
các yếu tố liên quan đến bệnh.
Kết quả thu được trong 1659 ca đến khám tại trạm có 514 ca bệnh đường tiêu
hóa (30,98%), trong đó 76 ca nghi bệnh do Parvovirus (14,79%), thử test nhanh 20
ca, kết quả dương tính chiếm 70%. Tỷ lệ nghi bệnh theo các yếu tố ảnh hưởng ghi
nhận được 18,79% giống nội, 12,89% giống ngoại, 15,69% chó đực và 14% chó
cái, không có sự khác biệt thống kê về tỷ lệ nghi bệnh theo giống và giới tính. Lứa
tuổi nghi mắc bệnh cao nhất là 2 – 6 tháng tuổi (25,97%), thấp nhất là >12 tháng
tuổi (5,16%), <2 tháng tuổi chiếm 11,58% và 6 – 12 tháng tuổi là 19,34%, sự khác
biệt về tỷ lệ nghi bệnh theo nhóm tuổi là có ý nghĩa. Tỷ lệ bệnh và nghi bệnh theo
phương thức nuôi nhốt là 6,58% và 14,29%, nuôi thả là 93,42% và 85,71%, thức ăn
công nghiệp là 9,21% và 7,14%, thức ăn tự chế biến là 90,79% và 92,86%, sự khác

biệt về phương thức nuôi và dạng thức ăn là không có ý nghĩa. Tỷ lệ chưa tiêm
phòng chiếm 92,86% và 88,7% trên nhóm chó bệnh và chó nghi mắc bệnh do
Parvovirus
Kết quả xét nghiệm những ca dương tính ghi nhận bạch cầu giảm chiếm
28,57%, 64,28% có hồng cầu giảm, 78,57% số mẫu phụ nhiễm E.coli, đề kháng cao
nhất với ampicillin và tetracycline.
Bệnh tích đại thể và vi thể quan sát rõ trên các cơ quan như ruột, hạch bạch
huyết, lách và gan với các biểu hiện như sưng, xung huyết, xuất huyết và hư hại,
bong tróc tế bào niêm mạc ruột.
Tỷ lệ điều trị khỏi bệnh là 52,63% với liệu pháp điều trị chủ yếu là sử dụng
kháng sinh, bù đắp mất nước, tăng đề kháng và chăm sóc hỗ trợ

iv


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa .................................................................................................................i
Phiếu xác nhận của giáo viên hướng dẫn .............................................................. ii
Lời cảm tạ............................................................................................................. iii
Tóm tắt ..................................................................................................................iv
Mục lục................................................................................................................... v
Danh sách các chữ viết tắt .....................................................................................ix
Danh sách các bảng ................................................................................................ x
Danh sách các hình................................................................................................xi
Danh sách các sơ đồ ..............................................................................................xi
Chương 1 MỞ ĐẦU ............................................................................................. 1
1.1 Đặt vấn đề ........................................................................................................ 1
1.2 Mục đích và yêu cầu ........................................................................................ 2
1.2.1 Mục đích........................................................................................................ 2

1.2.2 Yêu cầu.......................................................................................................... 2
Chương 2 TỔNG QUAN ..................................................................................... 3
2.1 Khái niệm ......................................................................................................... 3
2.2 Lịch sử và phân bố bệnh .................................................................................. 3
2.3 Một số thông tin về bệnh do Parvovirus .......................................................... 4
2.3.1 Đặc tính sinh học của Parvovirus ................................................................. 4
2.3.2 Đặc điểm dịch tể............................................................................................ 5
2.3.3 Đặc điểm gây bệnh ........................................................................................ 6
2.3.4 Triệu chứng bệnh do Parvovirus trên chó .................................................... 8
2.3.4.1 Một số chỉ tiêu sinh lý trên chó .................................................................. 8
2.3.4.2 Các triệu chứng lâm sàng của bệnh do Parvovirus .................................... 9
2.3.5 Bệnh tích trên chó bệnh do Parvovirus ....................................................... 10
2.3.5.1 Bệnh tích đại thể....................................................................................... 10
2.3.5.2 Bệnh tích vi thể ........................................................................................ 10

v


2.3.6 Chẩn đoán.................................................................................................... 11
2.3.6.1 Chẩn đoán lâm sàng ................................................................................. 11
2.3.6.2 Chẩn đoán phòng thí nghiệm ................................................................... 13
2.3.7 Điều trị ........................................................................................................ 14
2.3.7.1 Các phương pháp điều trị ......................................................................... 14
2.3.7.2 Điều trị bệnh do Parvovirus trên chó ....................................................... 14
2.3.8 Phòng bệnh .................................................................................................. 15
2.3.8.1 Vệ sinh phòng bệnh.................................................................................. 15
2.3.8.2 Tiêm phòng .............................................................................................. 15
2.4 Lược duyệt các công trình nghiên cứu ........................................................... 16
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH .......................... 18
3.1 Thời gian và địa điểm tiến hành ..................................................................... 18

3.1.1 Thời gian ..................................................................................................... 18
3.1.2 Địa điểm ...................................................................................................... 18
3.2 Đối tượng khảo sát ......................................................................................... 18
3.3 Nội dung khảo sát........................................................................................... 18
3.4 Phương pháp tiến hành ................................................................................... 19
3.4.1 Khảo sát tỷ lệ chó nghi bệnh do Parvovirus và các yếu tố
ảnh hưởng đến bệnh ............................................................................................. 19
3.4.1.1 Khảo sát tỷ lệ chó bệnh nghi do Parvovirus ............................................ 19
3.4.1.2 Khảo sát kết quả thử test Witness ........................................................... 19
3.4.1.3 Khảo sát tỷ lệ bệnh do Parvovirus theo giống, tuổi, giới tính ................. 21
3.4.1.4 Khảo sát tỷ lệ bệnh do Parvovirus theo phương thức nuôi
và dạng thức ăn .................................................................................................... 21
3.4.1.5 Khảo sát tỷ lệ bệnh do Parvovirus theo tình trạng tiêm phòng .............. 22
3.4.2 Khảo sát một số dấu hiệu lâm sàng và các xét nghiệm cận lâm sàng ......... 23
3.4.2.1 Khảo sát một số dấu hiệu lâm sàng .......................................................... 23
3.4.2.2 Khảo sát các xét nghiệm cận lâm sàng .................................................... 23
3.4.3 Khảo sát một số thay đổi bệnh tích đại thể và vi thể trên

vi


chó bệnh Parvovirus ............................................................................................ 25
3.4.4 Khảo sát liệu pháp và hiệu quả điều trị ....................................................... 26
3.5 Phương pháp xử lý thống kê .......................................................................... 26
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ......................................................... 27
4.1 Khảo sát tỷ lệ chó bệnh nghi do Parvovirus và các yếu tố
ảnh hưởng đến bệnh ............................................................................................. 27
4.1.1 Ghi nhận tỷ lệ bệnh nghi do Parvovirus ..................................................... 27
4.1.2 Khảo sát kết quả thử test Witness ............................................................... 28
4.1.3 Khảo sát tỷ lệ bệnh do Parvovirus theo giống, tuổi, giới tính .................... 28

4.1.4 Khảo sát tỷ lệ bệnh do Parvovirus theo phương thức nuôi
và dạng thức ăn .................................................................................................... 31
4.1.5 Khảo sát tỷ lệ bệnh do Parvovirus theo tình trạng tiêm phòng vaccine ..... 33
4.2 Khảo sát một số dấu hiệu lâm sàng và các xét nghiệm cận lâm sàng ............ 34
4.2.1 Khảo sát một số dấu hiệu lâm sàng ............................................................. 34
4.2.2 Khảo sát các xét nghiệm cận lâm sàng ....................................................... 37
4.2.2.1 Khảo sát kết quả xét nghiệm sinh lý máu ................................................ 37
4.2.2.2 Khảo sát kết quả phân lập vi khuẩn và thử kháng sinh đồ ....................... 39
4.3 Khảo sát một số thay đổi bệnh tích đại thể và vi thể
trên chó bệnh do Parvovirus ................................................................................ 41
4.4 Khảo sát liệu pháp và hiệu quả điều trị .......................................................... 45
4.3.1 Khảo sát liệu pháp điều trị .......................................................................... 45
4.3.2 Khảo sát hiệu quả điều trị............................................................................ 45
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .............................................................. 47
5.1 Kết luận .......................................................................................................... 47
5.2 Đề nghị ........................................................................................................... 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 48
Tài liệu tiếng Việt................................................................................................. 48
Tài liệu mạng........................................................................................................ 49

vii


PHỤ LỤC ............................................................................................................ 50
Phụ lục 1 – Bảng điều tra các yếu tố nguy cơ ...................................................... 50
Phụ lục 2 – Bệnh án chó bệnh do Parvovirus ..................................................... 51
Phụ lục 3 – Bảng thống kê kết quả xét nghiệm máu một số ca nghi
bệnh do Parvovirus .............................................................................................. 52
Phụ lục 4 – Bảng thống kê kết quả kháng sinh đồ một số ca nghi
bệnh do Parvovirus phụ nhiễm E.coli .................................................................. 53

Phụ lục 5 - Các bảng xử lý thống kê theo trắc nghiệm χ2 .................................... 54

viii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CPV

Canine Parvovirus

FPV

Feline Panleukopenia virus

HI

Haemagglutination inhibition

ELISA

Enzyme Linked ImmunoSorbent Assay

ix


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Một số chỉ tiêu sinh lý máu bình thường trên chó

8


Bảng 2.2 Chẩn đoán phân biệt bệnh do Parvovirus với một số bệnh
gây triệu chứng đường tiêu hóa trên chó

12

Bảng 4.1 Tỷ lệ bệnh nghi do Parvovirus

27

Bảng 4.2 Kết quả thử test Witness

28

Bảng 4.3 Tỷ lệ nghi bệnh và bệnh do Parvovirus theo giống, tuổi, giới tính

29

Bảng 4.4 Tỷ lệ chó bệnh theo giống, tuổi, giới tính

31

Bảng 4.5 Tỷ lệ nghi bệnh và bệnh do Parvovirus theo phương thức nuôi và

31

dạng thức ăn

33


Bảng 4.6 Tỷ lệ tiêm phòng vaccine trên chó nghi bệnh
và chó bệnh do Parvovirus

33

Bảng 4.7 Tần số xuất hiện các triệu chứng lâm sàng trên
chó bệnh do Parvovirus

35

Bảng 4.8 Tỷ lệ thay đổi các chỉ tiêu sinh lý máu chó bệnh do Parvovirus

37

Bảng 4.9 Kết quả xét nghiệm sinh lý máu chó bệnh doParvovirus

38

Bảng 4.10 Kết quả phân lập vi sinh vật phụ nhiễm đường ruột

39

Bảng 4.11 Kết quả thử kháng sinh đồ vi khuẩn E.coli

40

Bảng 4.12 Kết quả điều trị trên chó bệnh khảo sát

46


x


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 3.1 Thao tác tiến hành thử test chẩn đoán bệnh do Parvovirus
trên chó

20

Hình 3.2 Test Witness – Parvo dương tính và âm tính

20

Hình 4.1 Dịch ói của chó bệnh do Parvovirus

34

Hình 4.2 Phân chó bệnh do Parvovirus

35

Hình 4.3 Chó ói ra dịch nhày màu vàng chứa bọt

36

Hình 4.4 Chó đi tiêu chảy phân lỏng lẫn máu tươi

37


Hình 4.5 Ruột căng phồng, xuất huyết

41

Hình 4.6 Lông nhung co lại

42

Hình 4.7 Hạch bạch huyết sưng, căng

42

Hình 4.8 Xuất huyết bên trong hạch bạch huyết

43

Hình 4.9 Bệnh tích đại thể trên gan

43

Hình 4.10 Bệnh tích vi thể ở lách

44

xi


DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ
Trang
Sơ đồ 2.1 Cách sinh bệnh của Parvovirus khi vào cơ thể chó


xii

7


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của phong trào nuôi chó,
nhu cầu về sự chăm sóc và bảo vệ tốt nhất cho những người bạn thú cưng của con
người đã trở thành mối quan tâm lớn, do đó bệnh do Parvovirus - một trong những
bệnh nguy hiểm, gây tỷ lệ chết cao trên chó nhất là chó con cũng nằm trong những
vấn đề cần quan tâm. Đã có rất nhiều nghiên cứu về cách thức gây bệnh, biện pháp
chẩn đoán, phòng chống cũng như điều đối với căn bệnh này tuy nhiên kết quả thu
được vẫn chưa thật sự thành công hoàn toàn.
Theo khảo sát của Huỳnh Tấn Phát (2001) tiến hành tại Chi cục Thú y Thành
phố Hồ Chí Minh từ tháng 12 đến tháng 5 năm 2001 ghi nhận có 175 ca dương tính
với Parvovirus, chiếm tỷ lệ 28,92% trong 605 ca có triệu chứng tiêu chảy ói mửa
đến khám tại trạm, và Tô Thị Thiện Toàn (2005) khảo sát từ tháng 2 đến tháng 5
năm 2005 có 182 trên 1054 ca đến khám và điều trị tại trạm Chẩn đoán, xét nghiệm
và điều trị-Chi cục thú Y Thành phố Hồ Chí Minh mắc bệnh do Parvovirus, chiếm
tỷ lệ là 17,27% cho thấy tỷ lệ chó mắc bệnh do Parvovirus còn rất cao, các biện
pháp chẩn đoán phát hiện, phòng chống và điều trị bệnh do Parvovirus chưa thật sự
đạt hiệu quả.
Bệnh do Parvovirus gây triệu chứng tiêu chảy và ói mửa trên chó, đặc trưng
là tình trạng tiêu chảy phân lẫn máu. Công tác phòng chống hiện nay là tiêm
vaccine định kỳ, các biện pháp chẩn đoán chủ yếu dựa trên triệu chứng lâm sàng
đặc trưng, thử test nhanh tại chỗ đối với những ca nghi ngờ, tuy nhiên vẫn chưa thật
sự đạt được hiệu quả cả về kết quả lẫn số ca thực hiện, công tác điều trị gặp nhiều

khó khăn, phức tạp.

1


Trước tình hình thực tế đó, để tìm hiểu tỷ lệ nhiễm bệnh, các phương pháp chẩn
đoán và hiệu quả điều trị hiện nay, được sự đồng ý của Khoa Chăn Nuôi Thú Y
trường Đại học Nông Lâm, dưới sự hướng dẫn của ThS. Bùi Ngọc Thúy Linh,
chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài:
“ Chẩn đoán và ghi nhận liệu pháp điều trị bệnh nghi do Parvovirus trên chó
tại Trạm phòng chống dịch và kiểm dịch động vật – Chi cục Thú y Thành phố
Hồ Chí Minh”
1.2 Mục đích và yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Tiềm hiểu tình hình nhiễm bệnh, các phương pháp chẩn đoán, các yếu tố ảnh
hưởng đến bệnh và liệu pháp điều trị bệnh Parvovirus hiện nay, từ đó có được
những ghi nhận và đề xuất phù hợp về các vấn đề liên quan đến bệnh.
1.2.2 Yêu cầu
(1) Ghi nhận tỷ lệ chó nghi nhiễm bệnh do Parvovirus đến khám tại trạm
(2) Thử test CPV Ag (Canine Parvovirus Ag test - test Witness) chẩn đoánh
nhanh bệnh.
(3) Theo dõi các biểu hiện lâm sàng, yếu tố nguy cơ có ảnh hưởng
(4) Tiến hành các xét nghiệm cận lâm sàng
(5) Ghi nhận liệu pháp và hiệu quả điều trị

2


Chương 2
TỔNG QUAN

2.1 Khái niệm
Bệnh do Parvovirus trên chó gây viêm dạ dày - ruột cấp tính biểu hiện là tiêu
chảy phân lẫn máu, ói mửa nặng, làm suy giảm miễn dịch gây giảm thiểu số lượng
bạch cầu, gây chết 50-100%, tử số cao trên chó con còn bú (www.anova.com.vn)
2.2 Lịch sử và phân bố bệnh
Canine Parvovirus phát hiện vào cuối những năm 1970, được xác nhận là
dịch lần đầu tiên vào năm 1978 nhưng chỉ trong vòng một, hai năm sau nó đã trở
thành đại dịch của chó trên toàn thế giới (www.vietdog.com)
Qua phân lập từ năm 1979 đến 1984 các nhà khoa học đã xác định phần lớn
chó nhiễm hai chủng virus CPV2a và CVP2b nhưng ở Ý, Tây Ban Nha và Việt
Nam người ta còn phát hiện chủng virus thứ ba CVP2c cũng gây bệnh Parvo trên
chó
Theo Fenner (1993), bệnh được phát hiện đầu tiên tại Texas vào năm 1977
với những triệu chứng điển hình là viêm ruột xuất huyết cấp tính, viêm cơ tim trên
chó non dưới 4 tuần tuổi, tỷ lệ mắc bệnh và tần số chết rất cao trên chó non. Năm
1978, bệnh xảy ra ở nhiều vùng khác nhau tại Mỹ và Canada. Năm 1979, bệnh được
phát hiện tại Úc, Bỉ, Hà Lan, Anh và Pháp…. Hiện nay bệnh xuất hiện rất nhiều nơi
trên thế giới. Tại các nước phát triển, do áp dụng chương trình tiêm phòng thích hợp
nên mức độ thiệt hại đã giảm đi rất nhiều (trích dẫn bởi Huỳnh Tấn Phát, 2001)
Theo Trần Thanh Phong (1996), bệnh do Parvovirus được ghi nhận đầu tiên
ở Việt Nam trên đàn chó nghiệp vụ vào năm 1990. Từ đó đến nay đã có một số báo
cáo ghi nhận về tình hình bệnh do Parvovirus trên chó, gây nhiều ảnh hưởng trực
tiếp đến phong trào nuôi chó cảnh tại các thành phố lớn.

3


2.3 Một số thông tin về bệnh Parvovirus
2.3.1 Đặc tính sinh học của Parvovirus
Phân loại

Họ: Parvoviridae
Giống: Parvovirus type 2 trên chó (Canine Parvovirus type 2)
(Parvovirus type 1 không gây bệnh)
Hình thái
Parvovirus là một ADN virus một sợi đơn, không có vỏ bọc do đó virus có
sức đề kháng cao với môi trường, được cấu tạo gồm 32 capsomers, kích thước virus
rất nhỏ từ 18-26 nm, thành phần cấu tạo gồm 50% protein và 50% ADN
Đặc điểm nuôi cấy
Theo Nguyễn Thị Phương Đông (1992) cho rằng virus thích nghi với những
tế bào có tốc độ phân chia nhanh chóng như tế bào biểu mô ruột, tế bào cơ tim, tế
bào lympho trên chó non, phát triển và gây bệnh tích vi thể trên tế bào cơ tim của
chó non còn bú, trên tế bào ruột và tế bào lympho trên chó thời kỳ cai sữa. Trong
phòng thí nghiệm, virus được cấy trên tế bào mèo, chó, chuột (trích dẫn bởi Huỳnh
Tấn Phát, 2001)
Sức đề kháng
Do không có vỏ bọc nên virus đề kháng rất cao với các tác nhân lý hóa, virus
có thể tồn tại và còn khả năng gây bệnh khi ở trong phân 5 tháng, ở những vùng khí
hậu ôn đới có thể đến 8 tháng. Ngoài ra virus còn có khả năng đề kháng với tác
động của ether, acid, chloroform, nhiệt độ 56oC trong 60 phút và không bị tiêu diệt
bởi dung môi hữu cơ nhưng lại nhạy cảm với NaOH và nước Javel (Trần Thanh
Phong, 1996).
Tính kháng nguyên và tính sinh miễn dịch
Parvovirus có 3 lọai kháng nguyên là viral protein (VP) : VP1, VP2 , VP3
(20 acid amin) (Trần Thanh Phong, 1996)
Virus gây ngưng kết hồng cầu heo, khỉ, mèo. Sự nhân lên của Parvovirus ở
chó làm xuất hiện kháng thể gây ức chế phản ứng ngưng kết hồng cầu và phản ứng

4



trung hòa huyết thanh. Kháng thể ức chế phản ứng ngưng kết hồng cầu xuất hiện
vào ngày thứ hai hoặc thứ ba sau khi nhiễm.
Theo Trần Thanh Phong (1996), đối với những chó khỏi bệnh sẽ có miễn
dịch, hiệu giá kháng thể trung hòa và ngăn trở ngưng kết hồng cầu ở những chó này
sẽ rất cao, có thể kéo dài hơn 2 năm. Trên chó con còn bú, có một thời kỳ nhạy cảm
với sự xâm nhiễm của virus, nhưng lượng kháng thể mẹ truyền sang còn sót lại đủ
để trung hòa lượng vaccine virus đưa vào, trong thời kỳ này việc tiêm chủng chó
con thường không đạt hiệu quả mong muốn trong khi nó lại đang ở trong giai đoạn
cảm nhiễm hoàn toàn với sự xâm nhiễm tự nhiên. Ngoài ra còn có một số kháng
nguyên tương đồng giữa những dòng Parvovirus khác nhau ở thú ăn thịt như virus
gây giảm bạch cầu toàn thể trên mèo (FPV) và virus gây viêm ruột ở chồn. Sự
tương đồng này có thể được phát hiện bởi phản ứng trung hòa và phản ứng HI. Mặc
dù có sự tương đồng kháng nguyên nhưng nó cũng có những giới hạn riêng biệt,
trong tự nhiên FPV chỉ gây nhiễm cho mèo, MEV chỉ gây nhiễm cho chồn và CPV
chỉ gây nhiễm cho chó
2.3.2 Đặc điểm dịch tể
Nguồn virus: Khi chó nhiễm bệnh do Parvovirus có thể bài thải virus rất
sớm, những cá thể này chính là vật chứa virus, góp phần phát tán virus trong quần
thể. Phân do các các thể nhiễm virus này thải ra cũng chính là chất chứa căn bệnh
chủ yếu, là nguồn virus gây bệnh cho chó khỏe khác khi tiếp xúc.
Loài nhạy cảm: Parvovirus type 2 chỉ gây bệnh cho chó, chó sói, cáo, không
gây bệnh cho người, heo, mèo nhưng những đối tượng này có khả năng làm nơi tồn
trữ virus để phát tán bệnh.
Đường xâm nhập: Do virus gây bệnh trên hệ thống dạ dày-ruột nên xâm
nhập chủ yếu vào cơ thể bằng đường miệng, chó khỏe có thể nuốt phải virus khi
liếm láp lông hoặc phân chó bệnh.
Phương thức lây lan: Bệnh lây lan thông thường là do chó khỏe tiếp xúc
trực tiếp với chó bệnh như chơi đùa, liếm lông, hoặc cũng có thể lây lan gián tiếp

5



qua các vật dụng chăm sóc như chuồng nuôi nhốt chung, dụng cụ ăn, uống, chăm
sóc vấy nhiễm phân thú bệnh.
Tính cảm thụ: Đối với quần thể chó chưa nhiễm bệnh thì tính cảm thụ bệnh
có thể đạt đến 100%. Chó mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh nhưng bệnh thường xảy
ra trên chó con từ 6 tuần đến 6 tháng tuổi. Chó được tiêm chủng vaccin hoặc sau khi
cảm nhiễm tự nhiên có đáp ứng miễn dịch với virus.
Theo Trần Thanh Phong (1996), trong những tuần lễ đầu của cuộc sống,
miễn dịch từ cơ thể mẹ truyền sang qua sữa đầu, giúp thú được bảo vệ tránh được
bệnh. Tuy nhiên những kháng thể này sẽ được loại thải hết trong khoảng từ 6-10
tuần tuổi, lúc này chó con sẽ trở nên dễ cảm thụ nhất. Đối với những chó con có tốc
độ tăng trưởng nhanh thì sẽ có hiện tượng giảm nhanh lượng kháng thể từ mẹ
truyền sang do đó những chó con có tốc độ tăng trưởng nhanh, ngoại hình đẹp lại là
những cá thể nhiễm bệnh đầu tiên. Trong một ổ dịch, những chó có độ tuổi dưới 4
tuần,thường bệnh xuất hiện dưới thể viêm cơ tim cấp tính, chó có độ tuổi từ 2 tuần
đến 6 tháng và những chó già yếu nhiễm virus thường xuất hiện dạng viêm ruột cấp
tính, những chó trưởng thành thường nhiễm virus nhưng không thể hiện rõ triệu
chứng lâm sàng.
2.3.3 Đặc điểm gây bệnh
Theo Trần Thanh Phong (1996), chỉ cần đưa một lượng rất nhỏ Parvovirus
vào cơ thể chó cũng đủ gây nhiễm bệnh, cho phép dự báo về tác hại do sự bài thải
một lượng quá lớn virus trong phân của chó mắc bệnh. Parvovirus thích ứng với
những mô bào có tốc độ phân chia nhanh, thông thường là tế bào cơ tim trên chó
non gây tình trạng viêm cơ tim và chết đột ngột. Trên chó trưởng thành, virus xâm
nhập đầu tiên sẽ nhân lên trong những mô lympho ở vùng hầu họng và vào máu gây
nhiễm trùng máu từ ngày thứ 3-5 sau khi cảm nhiễm. Virus theo hệ thống tuần hoàn
đến nhiều mô và cơ quan, nhân lên trong nhiều tế bào lympho và tế bào tủy xương,
làm giảm số lượng bạch cầu, hậu quả là làm suy giảm hệ thống miễn dịch tạo điều
kiện cho nhiều loại vi khuẩn cơ hội phát triển. Virus đến ruột, nhân lên trong tế bào

ruột làm hư hại nhung mao ruột, hoại tử biểu mô ruột, viêm ruột, giảm hấp thu gây

6


tiêu chảy mất nước, mất máu, giảm hấp thu, rối loạn cân bằng các chất điện giải,
gây suy tim và chết.

Qua đường miệng
Virus vào máu
(Viremie)

Hạch bạch huyết và lách

Tủy xương

Ruột

Hoại tử những tế bào sinh lympho

Hoại tử biểu mô ruột

Giảm thiểu tế bào lympho

Viêm ruột/Tiêu chảy

CHẾT

KHỎI BỆNH


Sơ đồ 2.1 Cách sinh bệnh của Parvovirus khi vào cơ thể chó
( Nguồn: Trần Thanh Phong(1996))

7


2.3.4 Triệu chứng bệnh do Parvovirus trên chó
2.3.4.1 Một số chỉ tiêu sinh lý trên chó
Nhiệt độ cơ thể: Chó bình thường có nhiệt độ trung bình đo tại trực tràng là
38,9oC, nhiệt độ này thường biến động trong khoảng 37,9-39,9oC tùy vào lứa tuổi,
giới tính, trọng lượng và tình trạng phát triển của cơ thể
Tần số hô hấp: Là số lần gia súc thở trong một phút. Một cơ thể chó khỏe có
cấu tạo hệ hô hấp bình thường thì có tần số hô hấp trung bình là 10-30 lần/phút
Nhịp tim: Là số chu kỳ tim đập trong một phút. Chó có nhịp tim trung bình
ở vào khoảng 70-120 nhịp/phút là chó khỏe, có hoạt động sinh lý và cấu tạo tim
mạch bình thường.
Các chỉ tiêu sinh lý máu: Trên chó khỏe, có hoạt động sinh lý bình thường,
không đang mắc các bệnh tiềm ẩn thì có các chỉ tiêu sinh lý máu như bảng sau:
Bảng 2.1 Một số chỉ tiêu sinh lý máu bình thường trên chó
Chỉ tiêu

Số lượng

Hồng cầu (triệu/mm3)

5,6 – 7,4

Bạch cầu (ngàn/mm3)

6 – 12


Bạch cầu trung tính (%)

44 – 77

Bạch cầu ái toan (%)

2,2 – 9,5

Bạch cầu ái kiềm (%)

0–1
21 – 40

Lympho bào (%)

(Nguồn: Huỳnh Tấn Phát (2001))
Phân và nước tiểu: Phân chủ yếu là những chất phân tiết của niêm mạc
đường ruột, mảnh thứ ăn chưa được tiêu hóa, vi sinh vật đường ruột và những muối
khoáng. Chó khỏe thì thải khoảng 0,5 kg phân/24h, khô và đi ra ngoài thành viên,
màu vàng hơi nhạt, mùi thối. Nước tiểu bình thường là nước tiểu không chứa
glucose và acid amine nhưng chứa hàm lượng ure cao, màu vàng nhạt đến đậm, mùi

8


khai, hàm lượng và màu sắc nước tiểu phụ thuộc vào hàm lượng nước được thú hấp
thu, nhiệt độ môi trường, hoạt động của cơ thể thú
Tuổi thành thục sinh dục: Thành thục sinh dục là giai đoạn các cơ quan
sinh dục hoàn thiện cấu tạo và hoạt động, có khả năng giao phối và sinh sản, hay

nói cách khác thành thục sinh dục là tuổi có hiện tượng động dục lần đầu tiêu. Ở
chó khỏe tuổi thành thục sinh dục ở giống đực là 7-8 tháng tuổi còn giống cái là 712 tháng tuổi. Chó cái thường động dục 2 lần/năm, thời gian mang thai kéo dài từ
58-62 ngày tùy giống, tầm vóc, thể trạng ....
Lông và da: Hệ da lông chính là tấm gương phản chiếu tình trạng sức khỏe
của thú, da ẩm và có độ đàn hồi, lông mượt, sạch, bóng và ít rụng phản ánh một sức
khỏe tốt.
2.3.4.2 Các triệu chứng lâm sàng của bệnh Parvovirus
Bệnh do Parvovirus gây nên trên chó có thời gian nung bệnh kéo dài từ 3
đến 5 ngày, chó biểu hiện ủ rũ, kém ăn, xù lông, giảm sự linh hoạt, sau đó thường
ngủ lịm, thỉnh thoảng có ói mửa. Theo Trần Thanh Phong (1996), bệnh có những
triệu chứng chung là ói mửa, tiêu chảy (khoảng 12-40 giờ sau khi có triệu chứng ói
mửa), phân lúc đầu xám hay vàng, sau đó chứa một lượng nhất định máu. Với
những ca bệnh nặng, chó tiêu chảy rất nhiều máu tươi trong phân, mất nước cực kỳ
nhanh trên chó non còn bú, suy nhược nặng nề, đôi khi thấy có biểu hiện sốt
(khoảng 50% trường hợp) nhưng không bao giờ quá cao ở lúc bắt đầu bệnh, giảm
bạch cầu cùng với sốt (liên quan bạch cầu trung tính và bạch cầu lympho). Bệnh
thường xuất hiện ở 2 thể:
Thể đường ruột: Sự phát triển bệnh có thể ở 3 dạng
Thể quá cấp: thường xảy ra trên chó độ tuổi từ 1-2 tháng, chó mẹ
mang thai hoặc chó con chưa được tiêm phòng, bệnh thường xảy ra độ ngột và gây
chết nhanh sau vài giờ khi chưa biểu hiện triệu chứng bệnh rõ ràng, tình trạng suy
sụp.
Thể cấp tính: thường xảy ra trên chó 2-6 tháng tuổi, chó chưa được
tiêm phòng hay qui trình tiêm phòng không đúng. Chó tiêu chảy có máu tươi, lỏng

9


và tanh, ói mửa nhiều lần trong ngày, chân đi xiu vẹo, giảm thể tích máu và thường
phụ nhiễm với vi trùng đường ruột, chó chết sau 5-6 ngày.

Thể thầm lặng: thường trên những chó trưởng thành nhiễm bệnh thì
biểu hiện các triệu chứng lâm sàng của bệnh không rõ ràng, phát hiện được bằng
các xét nghiệm huyết thanh học tuy nhiên những chó này vẫn có thể bài thải bệnh ra
môi trường và lây nhiễm bệnh cho chó khác.
Thể viêm cơ tim: Thường gặp trên chó con dưới 2 tháng tuổi nhất là trên
chó dưới 4 tuần tuổi, có thể dẫn đến chết một cách đột ngột sau vài phút đến vài giờ
với các triệu chứng khó thở, rên rỉ và kiệt sức. Trên những chó còn sống sẽ có bất
thường về điện tâm đồ, tiếng thổi ở tim và bị suy tim.
2.3.5 Bệnh tích trên chó bệnh do Parvovirus
2.3.5.1 Bệnh tích đại thể
Những biến đổi đại thể ở các cơ quan trên chó nhiễm bệnh do Parvovirus
chủ yếu là trên hệ thống lympho và hệ thống ống tiêu hóa. Những chó bệnh chết đi,
khi mổ khám nhận thấy hình dạng lách không đồng nhất, đôi khi có xuất huyết ở vài
nơi. Bệnh tích biểu hiện rõ nhất và chủ yếu nhất là trên ruột, có thể thấy ruột nở
rộng, thường là trống rỗng do chó bỏ ăn và đi tiêu liên tục, xung huyết, có thể vừa
xung huyết vừa xuất huyết. Toàn bộ khúc ruột, nhất là tá tràng bị hư hại, thành ruột
mỏng do sự bào mòn nhung mao, có hiện tượng bong tróc niêm mạc ruột, ống ruột
thường chứa đầy máu và mảnh vỡ tróc ra của niêm mạc ruột. Hạch màng treo ruột
triển dưỡng, căng phồng lên, thủy thũng và xuất huyết.
Ngoài ra có thể thấy bệnh tích ở một vài cơ quan khác như ở dạ dày, gan, tim
(trong thể viêm cơ tim ở chó non). Tại dạ dày trong bệnh do Parvovirus thường bị
sung huyết toàn bộ, gan thường sưng, mềm và dễ vỡ, túi mật căng chứa đầy dịch
mật. Trong thể viêm cơ tim còn ghi nhận tình trạng thủy thũng phổi.
2.3.5.2 Bệnh tích vi thể
Đối với những cơ quan ghi nhận biến đổi đại thể trong bệnh Parvo như trên,
khi tiến hành quan sát vi thể có thể thấy những thay đổi cấu trúc, bệnh tích tế bào
đặc trưng. Trên cơ quan lympho ghi nhận được tình trạng hoại tử và tiêu hủy tế bào

10



lympho trong mảng Payer, hạch bạch huyết màng treo ruột và hạch bạch huyết lách.
Trên hệ thống ống tiêu hóa nhận thấy tình trạng hoại tử những tế bào biểu mô của
tuyến Lieberkuhn và sự bào mòn hoàn toàn nhung mao ruột, ngoài ra còn có hiện
tượng tái thiết biểu mô và nang tuyến khá rõ nét trong trường hợp cấp tính.
Đối với thể viêm cơ tim, bệnh tích thay đổi tùy theo giai đoạn phát triển dẫn
đến chết trên chó non còn bú. Giai đoạn đầu xuất hiện triệu chứng viêm ở tế bào cơ
tim, sau đó có hiện tượng thủy thủng gây hoại tử và hóa sợi với sự có mặt hay
không của một lượng lớn thể vùi ái base trong nhân của tế bào sợi cơ tim.
2.3.6 Chẩn đoán
2.3.6.1 Chẩn đoán lâm sàng
Chẩn đoán lâm sàng là những chẩn đoán sơ bộ dựa trên những biểu hiện bên
ngoài của thú để hướng nghi vấn về những bệnh có khả năng xảy ra, từ đó đưa ra
những hướng điều trị phù hợp.
Những dấu hiệu đặc trưng và chủ yếu để chẩn đoán bệnh do Parvovirus trên
chó là đặc điểm của một bệnh viêm ruột cấp: bệnh phát triển rất nhanh trên chó từ 6
tuần đến 6 tháng tuổi, tiêu chảy phân lỏng có máu tươi mùi tanh, ói nhiều lần trong
ngày, dịch ói chỉ chứa chất nhầy, sốt (không cao), giảm bạch cầu, chết nhanh dưới 5
ngày. Bệnh có tốc độ lây lan trong đàn rất nhanh, tử số cao nhất là giai đoạn chó
còn bú mẹ.
Trong chẩn đoán lâm sàng chó bệnh do Parvovirus cần phân biệt với một số
bệnh như Bảng 2.2.

11


12

do


vi

những mụn mủ ở vùng da ít lông, chó bệnh nặng có dấu hiệu thần kinh

- Sốt cao trong nhiều ngày (40-41oC), viêm phổi, đi tiêu máu hiếm khi có máu tươi, có

xuất hiện theo mùa thuận lợi cho virus như lạnh và ẩm ướt.

- Có tốc độ lây rất cao nhưng diễn tiến bệnh chậm (6 – 14 ngày), tiêu chảy nhẹ , ít gây chết,

- Có tốc độ lây lan trong đàn rất nhanh, tử số cao nhất là giai đoạn chó còn bú mẹ.

chứa chất nhầy, giảm bạch cầu gây chết nhanh dưới 5 ngày

tháng tuổi, tiêu chảy phân lỏng có máu tươi mùi tanh, ói nhiều lần trong ngày, dịch ói chỉ

- Có đặc điểm của một bệnh viêm ruột cấp, phát triển rất nhanh trên chó từ 6 tuần đến 6

Triệu chứng

khuẩn - Mọi lứa tuổi đều nhiễm bệnh, lây lan không cao và tử số thấp.

Bệnh do ký sinh trùng

perfringenns
- Có biểu hiện tiêu chảy ra máu nhưng mức độ nhẹ, trong phân có trứng giun sán.

cấp tính do Clostridium già yếu.

Bệnh viêm ruột xuất huyết - Tiêu chảy máu tươi, tiến triển và chết rất nhanh, ít lây lan, thường xảy ra trên những chó


hay tiêu chảy do trúng độc

(Salmonella, Shigella, ...)

Bệnh

Bệnh do virus Carré

Bệnh do Coronavirus

Bệnh do Parvovirus

Bệnh

Bảng 2.2 Chẩn đoán phân biệt bệnh do Parvovirus với một số bệnh gây triệu chứng đường tiêu hóa trên chó


×