Tải bản đầy đủ (.doc) (103 trang)

Khảo sát tình hình nhiễm và một số biến đổi bệnh lý do parvovirus trên chó tại Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.75 MB, 103 trang )

1. M U
1.1. t vn
Trong chăn nuôi, chó là một loài gia súc đợc con ngời thuần hoá từ rất sớm.
Cùng với lịch sử phát triển của con ngời, chó đợc sử dụng vào nhiều mục đích
khác nhau: vùng Bắc cực chó đợc sử dụng trong việc kéo xe trợt tuyết, chó
chăn cừu ở những nớc nuôi cừu, chó tham gia vào các chơng trình giải trí (chó
làm xiếc), chó phục vụ cho ngành an ninh - quốc phòng, chó làm nhiệm vụ
cứu hộ.
Cũng nh nhiều nớc khác trên thế giới, Việt Nam là một quốc gia có
truyền thống nuôi chó từ xa xa. Tuy nhiên, vấn đề hiện nay là số lợng đàn chó
càng lớn bệnh tật xảy ra trên đàn chó càng nhiều, thiệt hại trên chăn nuôi chó là
không nhỏ. Trong các bệnh thờng gặp, hội chứng nôn mửa, tiêu chảy ra máu
gây thiệt hại không nhỏ về kinh tế cho những hộ nuôi chó. Có nhiều nguyên
nhân gây hội chứng nôn mửa, tiêu chảy ở chó nh: Ký sinh trùng (cầu trùng,
giun móc), virus (coronavirus, care, parvovirus) Trong đó, bệnh parvovirus
là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do Canine Parvovirus type 2 gây ra (CPV2)
gây viêm dạ dày ruột, nôn mửa, tiêu chảy ra máu. Bệnh xảy ra nhiều trên chó
non 6 20 tuần tuổi với hai thể bệnh hay gặp: thể tim và tiêu hoá, bệnh tiến
triển nhanh gây tỷ lệ chết rất cao. Tại khu vực Hà Nội cho tới nay cha có sự
khảo sát cụ thể tỷ lệ nhiễm parvovirus trên tổng số chó có dấu hiệu nôn mửa,
tiêu chảy ra máu. Việc xác định tỷ lệ nhiễm bệnh, đặc điểm triệu chứng và biến
đổi bệnh lý của bệnh là cơ sở nhằm xây dựng các biện pháp phòng trị bệnh có
hiệu quả cho khu vực Hà Nội nói riêng và ở Việt Nam nói chung.
Xuất phát từ thực tiễn trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
Khảo sát tình hình nhiễm và một số biến đổi bệnh lý do parvovirus trên
chó tại Hà Nội
1
1.2. Mục đích của đề tài
• Xác định tỷ lệ chó mắc bệnh Parvovirus theo các giống, lứa tuổi,
giíi tÝnh.
• Đặc điểm bệnh lý chủ yếu (lâm sàng, huyết học, tổn thương đại thể


và vi thể) trên chó mắc bệnh Parvovirus.
• Xây dựng phác đồ điều trị cho các giống chó, mang lại hiệu quả phù
hợp với yêu cầu chăn nuôi thực tế của gia đình trên địa bàn Hà Nội và các
vùng lân cận.
2
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Một số tư liệu về loài chó
Xuất phát từ nhu cầu và thị hiếu của người nuôi khuyển cảnh mà có rất
nhiều giống chó được lại tạo hoặc du nhập vào Việt Nam. Mỗi một giống chó
có những đặc điểm khác nhau về hình dạng bên ngoài, mầu sắc lông
2.1.1. Nguồn gốc loài chó
Dựa trên những thành tựu nghiên cứu về cổ sinh vật học và di truyền
học, các nhà khoa học đã xác định được tổ tiên của loài chó nhà hiện nay là
một số loài chó sói sống hoang dã ở các vùng sinh thái khác nhau trên thế
giới. Cách đây khoảng 15.000 năm con người đã thuần hoá với mục đích
phục vụ cho việc săn bắt, sau đó là giữ nhà và là bạn với con người [66].
Trung tâm thuần hoá chó cổ nhất có lẽ là vùng Đông Nam á, sau đó
được du nhập vào Châu Úc, lan ra khắp Phương Đông và đến Châu Mỹ.
Ở Việt Nam, theo các nhà khảo cổ học, chó được nuôi từ trung kỳ đồ
đá mới, khoảng 3000 - 4000 năm trước công nguyên (cách đây 5 - 6 nghìn
năm). Tập hợp những giống chó nhà được nuôi hiên nay trên thế giới có
khoảng 400 giống, được gọi chung là loài chó nhà (Canis familiaris), thuộc họ
chó (Canidae), bộ ăn thịt (Carnivora), lớp động vật có vú (Mammilia) [16]
[17].
2.1.2. Một số giống chó chính trên thế giới
Bắt đầu từ hàng trăm năm về trước, những nhà nhân giống đã cho phối
những con chó đực và những con chó cái có những đặc điểm, chất lượng tốt.
Với mục đích của họ là muốn những chú chó con có những đặc điểm giống
bố mẹ chúng.
Những con chó dùng để phát triển những đặc điểm này gọi là chó

giống. Theo AKC, có khoảng 150 giống chó và chia thành 7 nhóm: chó thông
minh, chó làm việc, chó thể thao, chó săn, chó chăn giữ gia súc, chó cảnh [66]
3
- Những chú chó thông minh có bộ lông cứng và mỏng. Những con chó
này được nhân giống để săn bắt cáo và thỏ.
- Chó làm việc có thân hình rất khoẻ mạnh và rất nghe lời. Giống chó
này được nhân giống để kéo xe trượt tuyết đại diện gồm:chó Boxer,
Dorberman pinscher, Rottwailer.
- Chó thể thao như Pointers và Golden Retrieverf chúng được nhân
giống để tha những con vịt và những chim hoang dã mà thợ săn bắt được.
- Giống chó săn có khứu giác rất tốt, chúng giúp thợ săn lần ra được
dấu vết của thỏ và những loài động vật nhỏ bé khác.
- Giống chó chăn giữ gia súc được nhân giống để trông giữ những vật
nuôi trong các nông trại.
- Giống chó cảnh có thân hình đẹp và nhỏ nhắn, chúng được nhân
giống để làm người bạn đối với con người, đại diện của nhóm chó này gồm:
giống chó Chihuahua, Japanese, Pekingese, Boston Terrier [33][66].
2.1.3. Một số giống chú nuụi ở Việt Nam
a. Các giống chó địa phương
- Giống chó Vàng: Đây là giống chó nuôi phổ biến nhất, có tầm vóc
trung bình, cao 50 - 55cm, nặng 12 - 15kg, là giống chó săn được nuôi để giữ
nhà, săn thú và làm thực phẩm. Chó phối giống được ở độ tuổi 15 - 18 tháng.
Chó cái sinh sản được ở độ tuổi 12 - 14 tháng. Mỗi lứa chó cái đẻ 4 - 7 con,
trung bình 5 con. [16][17].
- Giống chó H'Mông: sống ở miền núi cao, được dùng giữ nhà và săn
thú, có tầm vóc lớn hơn chó Vàng: chiều cao 55 - 60cm, nặng 18 - 20kg. Chó
đực phối giống được ở 16 - 18 tháng tuổi, chó cái sinh sản ở độ tuổi 12 - 15
tháng. Chó cái mỗi lứa đẻ 5 - 8 con, trung bình 6 con.
- Giống chó Lào: thường thấy ở trung du và miền núi, lông xồm màu
hung có 2 vệt trắng trên mí mắt, có tầm vóc lớn hơn. Cao 60 - 65cm, nặng 18

- 25kg. Chó đực có thể phối giống ở độ tuổi 16 - 18 tháng. Chó cái sinh sản ở
4
độ tuổi 13 - 15 tháng. Mỗi lứa đẻ 5 - 8 con, trung bình 6 con. [33].
- Gièng chã Phó Quèc: Nguồn gốc từ bán đảo Phú Quốc Việt Nam,
thể hình khá lớn thể trọng bình quân lúc 12 - 15 tháng tuổi đạt từ 12,6 -
13,6kg, cao 45,65cm. Đầu cân đối, trên trán có nếp nhăn, mắt đen linh hoạt,
tai hướng về phía trước hình chữ V luôn thẳng đứng. Đường lưng thẳng, trên
lưng có một xoáy dài. Đuôi khá dài 23,72cm, kiểu đuôi vòng uốn cong lên
lưng, bộ lông ngắn dầy ôm sát thân, bóng mựơt, mầu sắc lông một mầu có thể
là vàng đen, vện hoặc úa [16][33].
Chó Phú Quốc được xếp vào loại chó quý ở Việt Nam, nó rất trung
thành và nó có thể bắt cá nuôi chủ khi chủ ốm.
b. Một số giống chó nhập ngoại
- Chó Chinhuahua
Đây là giống chó lâu đời nhất ở Châu Mỹ và là giống chó có thân hình
nhỏ nhất trong mọi loài chó trên thế giới. Tên của giống chó này được lấy tên
từ tên của bang Chihuahua của Mexico, nơi mà các nhà thám hiểm đã tìm ra
chúng. Chihuahua là giống chó nhỏ con có đầu tròn và mõm ngắn. Nó có đôi
mắt to tròn, màu sẫm gần như đen, đôi khi là màu đỏ ruby sẫm. Đôi tai đặc
hiệu to đùng luôn giữ vểnh. Chihuahua ở phần thóp trên đỉnh
đầu có một hõm mềm. Lỗ thủng này khi lên sẽ được xương sọ che
phủ hết. Thân hình chắc chắn, dài hơn so với chiều cao, đuôi uốn cong
trên lưng hoặc vắt sang một bên. Ở Việt Nam rất phổ biến loài lông ngắn, tuy
vậy, ở nước ngoài cả 2 loại lông ngắn, lông dài đều được coi trọng như
nhau. Màu lông thường có các loại màu vàng cát, nâu hạt dẻ, màu bạc,
xanh thép, nâu nhạt. Chúng có lưng bằng và 4 chân thẳng. Chiều cao khoảng 15
- 23cm, cân nặng từ 1 - 3kg. [7][16].
Chihuahua không chịu nổi lạnh và hay bị run lên vì rét. Nó tỏ ra dễ
thích nghi với sự ấm áp hơn là với thời tiết lạnh. Đây là loại chó rất
thích hợp với đời sống căn hộ.[76]

5
- Chó Fox
Chó Fox có nguồn gốc từ Pháp & đã du nhập vào nước ta đã lâu , fox là
giống chó nhỏ con tầm khoảng từ 1.5kg - 2,5kg ngoại hình nó nhìn như một
con hươu thu nhỏ, ngoại hình như con cheo, nhưng không được mảnh mai
nhỏ nhắn bằng. Đầu nhỏ, tai to mà vểnh, sống mũi hơi gãy, mõm nhỏ mà dài.
Ngực chó Fox nở nang, bụng thon, bốn chân mảnh và cao nên chó chạy rất
nhanh. Bộ lông chó Fox ngắn, có con lông sát như lông bò. Chó fox có nhiều
màu gồm màu vàng bò, đen bốn chân vàng v v đôi chỗ có vá nâu hay vàng,
có khi màu đen đặc biệt, phần mặt bao giờ cũng có vá hai bên, giữa sống mũi
kéo dài lên đỉnh đầu là lằn đen hoặc trắng.[7][33][76].
Chó Fox có khả năng săn bắt những loài thú nhỏ. Vì vậy, nếu được
huấn luyện ở trường lớp đàng hoàng thì nó có thể trở thành giống chó săn
thực thụ. Chó Fox giữ nhà rất giỏi, tiếng sủa lớn và dai, dám lăn xả vào kẻ thù
mà cắn xé. Đối với chủ nuôi, Fox rất trung tín, mến chủ, gặp là mừng rỡ quấn
quýt bên chân rất dễ thương. [76].
- Chó Bắc Kinh (Pekingese)
Giống chó Bắc Kinh tương đối nhỏ có trọng lượng trung bình ở chó cái
là 2,66kg, ở chó đực là 3,58kg, đầu rộng, khoảng cách giữa hai mắt lớn, mũi
ngắn tẹt, trên mõm có nhiều nếp nhăn, mặt gẫy, mắt tròn lồi đen tuyền và long
lanh. Tai hình quả tim cụp xuống hai bên, cổ ngắn và dầy, có một cái bờm nhiều
lông dài và thẳng. Bắc kinh có bộ lông mầu luy pha nhiều lông mầu sẫm ở mặt
lưng, hông và đuôi, đuôi gập dọc theo sống lưng kiểu đuôi sóc [7][33].
- Chó Boxer
Có nguồn gốc tại Đức, được phát hiện năm 1850, chó Boxer được miêu
tả như một con chó đẹp trong cái xấu vì chó có bộ mặt xấu xí nhưng lại rất
ngoan và trung thành. Đầu cân đối với cơ thể, trán không có nếp nhăn, mặt
hơi ngắn hơn sọ, hàm dưới uốn cong lên và hở xa với hàm trên. Tai mọc ở
phần cao của đầu, mũi lớn đen, chân cao khoẻ, vai cao 58cm. Đuôi mọc ở
6

phần cao mà thường được cắt ngắn, mầu sắc vàng hoặc vện [7].
Boxer là giống chó vui vẻ, thích chơi đùa, tình cảm, tò mò và rất hiếu
động. Rất thông minh, có tính ham học cái mới và học khá nhanh nhưng cũng
có thể khá bướng bỉnh. Đây là giống chó thích hợp cho các cuộc thi tài. Luôn
luôn ở trạng thái vận động, chúng rất quyến luyến và gắn bó với gia chủ.[16]
[76].
- Chó Rottweiler
Chó Rottweiler bắt nguồn từ con Mastiff của Ý. Nó được tạo giống ở
thị trấn Rottwell. Chó Rottweiler có cơ thể mạnh mẽ và rất vạm vỡ, đầu hình
cầu khoảng cách giữa hai vai rất rộng, mặt dài gần bằng sọ mặt hơi gẫy, mõm
phát triển. Mắt mầu nâu đen với dáng vẻ trung thành. Tai hình tam giác và
cụp về phía trước. Lưng phẳng, cổ và lưng tạo thành một đường thẳng, cấu
trúc cơ thể có dạng hình vuông, chân trước khá cao vai trung bình 69,5cm. Bộ
l«ng ngắn cứng và rậm rạp. Mầu lông đen với một ít đốm vàng ở gấn hai mắt,
trên má, mõm ngực và chân [16].
- Giống chó Dobermann
Chó có nguồn gốc từ Đức được phát hiện ra vào năm 1866 và được
nhập vào nước ta nuôi với mục đích để canh gác, tìm kiếm và làm cảnh.
Chó có tầm vóc trung bình cao, cao 65 - 69cm, dài 110 - 112cm; nặng
30 - 33kg. Chó có bộ lông ngắn đen sẫm gần như toàn thân; mõm, ngực, 4 chân
có màu vàng sẫm. Có đầu hình nêm, hơi thô, mũi rộng mắt đen, hàm răng chắc,
cắn khít; cổ to khoẻ; ngực nở, bụng thon; cơ chi chắc khoẻ, đuôi ngắn.
Chó thuộc loại hình thần kinh ổn định, thông minh, can đảm, lanh lợi;
khéo léo và đặc biệt dễ huấn luyện [76].
- Giống Dug
Có nguồn gốc từ châu Á khoảng 400 trước Công nguyên. Tuy vậy hiện
nay nguồn gốc của Pug vẫn còn là vấn đề tranh cãi. Một số chuyên gia cho
rằng Pug có nguồn gốc từ vùng Viễn Đông, được du nhập bởi các nhà lái
7
buôn Hà lan. Họ cũng cho rằng có thể đây là một nhánh của giống chó Bắc

Kinh lông ngắn. Tuy vậy có ý kiến khác cho rằng Pug là kết quả của việc lai
tạo giống chó Bulldog bé. [76].
Chó chuẩn có hình dáng giống quả lê, phần vai rộng hơn phần hông.
Bộ lông ngắn, mềm mại, dễ chải có mầu nâu, trắng, vện và trộn lẫn giữa
chúng. Da chúng mềm mại, tạo cảm giác dễ chịu khi vuốt ve. Chúng có đôi
mắt tròn lồi màu sẫm và hàm dưới hơi trề ra rất ngộ. Đuôi thẳng hoặc xoắn.
Chó Dug được nuôi rộng rãi ở nhiều nước để làm cảnh vì tầm góc nhỏ, ngộ
nghĩnh, lại rất thông minh hiền lành, yêu mến trẻ em.
Chó có tầm vóc nhỏ, cao từ 30 - 33cm; dài từ 50 - 55cm; nặng từ 5- 8
kg. Bộ lông mịn màu nâu nhạt hoặc vàng sẫm; khoang mắt, mũi, mõm có màu
đen; đầu to thô; mõm ngắn và thô; mũi chia thuỳ; tai cụp; ngực sâu; thân chắc
lẳn; đuôi ngắn và cuốn.
2.2. Một số đặc điểm sinh lý của chó
2.2.1. Thân nhiệt (0C)
Nhiệt độ của cơ thể là chỉ số tương đối của hai quá trình sinh nhiệt
và thải nhiệt. Sự hằng định tương đối của thân nhiệt gia súc là nhờ có
trung tâm điều tiết nhiệt nằm ở hành não [5].
Ở trạng thái sinh lý bình thường, thân nhiệt của chó là 37,5
o
C - 39
o
C.
Trong tình trạng bệnh lý thân nhiệt có sự thay đổi tuỳ vào tính chất và mức độ
bệnh. [23].
Nhiệt độ của cơ thể chó bình thường còn thay đổi bởi các yếu tố: tuổi
tác (con non có thân nhiệt cao hơn con trưởng thành), giới tính (con cái có
thân nhiệt cao hơn con đực) [31]. Sự vận động cũng ảnh hưởng đến thân nhiệt
của chó, khi vận động nhiều thân nhiệt của chó thường cao hơn bình thường.
Thân nhiệt của chó vào lúc sáng sớm thường thấp hơn buổi chiều và chênh
lệch từ 0,2

o
C - 0,5
o
C.
8
-Ý nghĩa chẩn đoán: thông qua việc kiểm tra nhiệt độ chó, ta có thể
xác định được con vật có bị sốt hay không. Nếu tăng 1-2
o
C con vật sốt
vừa, tăng 2-3
o
C sốt rất nặng. Qua đó, sơ bộ xác định được nguyên nhân
gây bệnh, tính chất, mức độ tiên lượng của bệnh, đánh giá được hiệu quả
điều trị tốt - xấu [31].
2.2.2. Tần số hô hấp (số lần thở/phút)
Tần số hô hấp là số lần thở trong 1 phút. Tần số hô hấp phụ thuộc vào
cường độ trao đổi chất, tuổi, tầm vóc, trạng thái dinh dưỡng, trạng thái làm
việc, trạng thái sinh lý, thời tiết, khí hậu và tình trạng bệnh lý. [4].
Ở trạng thái sinh lý bình thường, chó con có tần số hô hấp từ 18 - 20
lần/phút. Chó trưởng thành: giống chó to có tần số hô hấp từ 10 - 20 lần/phút,
chó nhỏ có tần số hô hấp 20 - 30 lần/phút.
Chó thở thể ngực và tấn số hô hấp còn phụ thuộc vào các yếu tố sau:
• Nhiệt độ bên ngoài môi trường: khi thời tiết quá nóng nên chó phải
thở nhanh để thải nhiệt, ở chó nhịp thở có thể lên tới 100 - 160 lần/phút.
• Thời gian trong ngày: ban đêm và sáng sớm chó thở chậm hơn, buổi
trưa và buổi chiều chó thở nhanh hơn.
• Tuổi: con vật càng lớn tuổi thì tần số hô hấp càng chậm.
• Những con mang thai, sự sợ hãi cũng làm cho tần số hô hấp tăng lên.
[36][37].
Thông qua hoạt động hô hấp mà cơ thể lấy oxy và các chất dinh dưỡng

trực tiếp từ môi trường, thải CO2 và các sản phẩm dị hoá ra môi trường đồng
thời giữ vai trò điều tiết nhiệt. Tần số hô hấp hay nhịp thở là số lần thở ra hay
hít vào trong một phút. Ở mỗi loài gia súc đều có tần hô hấp nhất định. Tuy
nhiên ở trạng thái bình thường tần số hô hấp có thể thay đổi do tác động của
cường độ trao đổi chất, lứa tuổi, tầm vóc, trạng thái sinh lý, nhiệt độ môi
trường, khí hậu… [36]
9
Ở trạng thái bệnh lý, tần số hô hấp thay đổi gọi là hô hấp bệnh lý. Tăng
tần số hô hấp gặp trong các bệnh gây hẹp diện tích về thể tích của phổi, những
bệnh gây sốt cao nhất là những bệnh truyền nhiễm cấp tính, bệnh ký sinh
trùng. Tần số hô hấp giảm trong những bệnh: hẹp thanh khí quản, chảy máu
não, hôn mê, bại liệt sau đẻ, các trường hợp sắp chết. Tuỳ từng giai đoạn sẽ
có một kiểu thở khác nhau: Biot, Kusman, nhanh nông…[23]
2.2.3. Tấn số tim (lần/phút)
Tần số tim mạch là số lần co bóp của tim trong một phút (lần/phút). Khi
tim đập thì mõm tim hoặc thân tim chạm vào thành ngực, vì vậy mà ta có thể
dùng tay, áp tai hoặc dùng tai nghe áp vào thành ngực vùng tim để nghe được
tiếng tim. Khi tim co bóp sẽ đẩy một lượng máu vào động mạch làm mạch
quản mở rộng, thành mạch quản căng cứng. Sau đó nhờ vào tính đàn hồi,
mạch quản tự co bóp lại cho đến thời kỳ co tiếp theo tạo nên hiện tượng động
mạch đập. Dựa vào tính chất này ta có thể tính được nhịp độ mạch sẽ tương
đương với mạch tim đập. Mỗi loài gia súc khác nhau thì tần số tim mạch cũng
khác nhau. Sự khác nhau này cũng biểu hiện ở từng lứa tuổi trong một loài
động vật, tính biệt, thời điểm. Nhịp độ mạch đập tương ứng với nhịp tim. Tuy
vậy tần số tim mạch của động vật chỉ dao động trong một phạm vi nhất định.
[37] [5].
Ỏ trạng thái sinh lý bình thường:
• Chó con: 200 - 220 lần/phút.
• Chó trưởng thành: 70 - 120 lần/phút.
• Chó già: 70 - 80 lần/phút [36].

Ở chó, mèo vị trí tim đập động là khoảng sườn 3-4 phía bên trái. Tần số
tim thể hiện tần số trao đổi chất, trạng thái sinh lý, bệnh lý của tim cũng như
của cơ thể. Tần số tim phụ thuộc vào tầm vóc của gia súc, độ béo gầy, lứa
tuổi, giống loài. Ở trạng thái sinh lý bình thường, có hai cơ chế điều hoà tim
10
mạch bằng thần kinh và thể dịch. Gia súc non có tần số tim đập lớn hơn gia
súc già, gia súc hoạt động nhiều thì tần số tim mạch đập tăng lên. Khi cơ thể
bị một số bệnh về máu ( thiếu máu, mất máu, suy tim, viêm cơ tim, viêm ao
tim) cũng làm tăng tần số tim mạch [19].
2.3. Sinh lý máu
Máu là tấm gương phản ánh tình trạng và sức khoẻ của cơ thể. Máu là
nguồn gốc của hầu hết các chất dịch trong cơ thể: dịch nội bào, dịch gian bào,
dịch bạch huyết và dịch não tuỷ. Tổng lượng máu gồm 54% máu lưu thông và
dự trữ ở gan 20%, lách 16%, mao mạch dưới da 10% [10].
Máu đảm nhiệm rất nhiều chức năng khác nhau vì nó là chất dịch mang
các chất vận chuyển đi khắp cơ thể: vận chuyển O
2
từ phổi tới mô bào và CO
2
từ mô bào ra phổi để thải ra ngoài; mang các chất dinh dương hấp thu từ hệ tiêu
hoá đến mô bào, tổ chức để nuôi dưỡng, cung cấp năng lượng và là nguyên liệu
để sinh tổng hợp các chất của cơ thể, mang các sản phẩm của quá trình trao đổi
chất như CO
2
, ure, axit uric mang đến phổi, thận, da, mật để thải ra ngoài.
Máu làm nhiệm vụ điều hoà thân nhiệt. Máu giữ chức năng điều hoà và duy trì
cân bằng nội môi như nước, pH, áp suất thẩm thấu; máu mang các hormon và
các chất sinh ra từ các cơ quan này đến cơ quan khác, góp phần vào sự điều
hoà trao đổi chất, sinh trưởng và phát triển, đảm bảo sự cân bằng nội môi; máu
mang các loại kháng thể và các loại bạch huyết có khả năng ngăn cản, tiêu diệt

vi khuẩn và những mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể [4] [10].
Máu gồm hai thành phần: thành phần hữu hình và thành phần dịch thể
2.3.1. Thành phần dịch thể
Huyết tương chiếm 60% thể tích của máu, có màu vàng nhạt do chứa
sắc tố. Trong huyết tương, thành phần chủ yếu là protein gồm: albumin,
globulin, fibrinogen, đường (chủ yếu là đường glucoza với hàm lượng 60 -
120mg%), ngoài ra còn có các hạt mỡ, hormon, vitamin, enzym va muối
11
khoáng. Protein của huyết tương có 3 loại chính: albumin tham gia cấu tạo
nên mô bào, cơ quan trong cơ thể vì thế hàm lượng albumin trong máu biểu
thị khả năng sinh trưởng của gia súc. Nó là tiểu phần chính để tạo nên áp suất
thẩm thấu thể keo; globulin gồm có: α, β, γ globulin (kháng thể); fibrinogen là
chất sinh sợi huyết, tham gia vào quá trình đông máu. [10] [39].
2.3.2. Thành phần hữu hình
Huyết cầu chiếm 40% gồm hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu đều do tuỷ
xương tạo ra. Các tế bào tăng lên hoàn toàn bằng cách phân bào sau đó là sự
trưởng thành của mỗi dòng tế bào [10]. Tế bào gốc bao gồm tế bào liên võng
(gồm liên võng thực bào, liên võng kiểu monocyte) và kiểu lymphocyte.
a. Hồng cầu
Các tế bào hồng cầu được biệt hoá từ nguyên bào máu của tuỷ xương
và phát triển kế tiếp nhau là kết quả của một quá trình phân bào phức tạp.
Hồng cầu hình đĩa, lõm hai mặt, không có nhân để tăng diện tích tiếp xúc với
các chất khí. Số lượng hồng cầu thay đổi tuỳ loài gia súc, giống, tuổi, giới
tính, chế độ dinh dưỡng, tính chất bệnh lý Đời sống hồng cầu trung bình là
120 ngày. Hồng cầu bị phân huỷ một phần ngay trong dòng máu (có từ 0,5% -
1%). Cơ thể bình thường có khả năng điều chỉnh thăng bằng giữa hai quá
trình tiêu huỷ và tái sinh hồng cầu để duy trì số lượng hồng cầu bình thường ở
phạm vi nhất định [10].
Tăng hồng cầu thường thấy ở gia súc ốm khi bị trở ngại hô hấp viêm
khí quản, phế quản, hoặc một số trường hợp làm giảm trạng thái lỏng của máu

như mất nước do ỉa chảy, ra mồ hôi, nôn mửa Sự thay đổi điều kiện khí hậu,
môi trường càng làm ảnh hưởng đến số lượng hồng cầu trong cơ thể. Ở vùng núi
cao, áp suất khí quyển giảm thấp, phân áp oxy trong không khí giảm, hồng cầu
tăng lên có tác dụng bù, đảm bảo cung cấp oxy cho cơ thể. Ở cơ thể vận động
mạnh, trong môi trường nóng đột ngột, hồng cầu cũng tăng lên [8].
12
• Hemoglobin (Hb) - Huyết sắc tố:
Huyết sắc tố là một đại phân tử chứa trong hồng cầu có chức năng vận
chuyển oxy đến các mô. Trong hồng cầu, hemoglobin chứa 90% vật chất khô
và khoảng 400 triệu phân tử. Một phân tử hemoglobin gồm một phân tử
globin (96%) và 4 phân tử hem (4%). Hàm lượng hemoglobin trong máu của
các loài gia súc rất khác nhau: ở chó khoảng 12 - 18g%. Trong cùng một
giống, hàm lượng hemoglobin cũng dao động lớn, hemoglobin phụ thuộc vào
lứa tuổi. Hàm lượng hemoglobin cũng tăng lên trong điều kiện nóng ẩm, chế
độ dinh dưỡng và tình trạng cơ thể. [8] [10].
b. Bạch cầu
Bạch cầu là loại tế bào máu có nhân, tương bào, không có sắc tố với số
lượng thường ít ổn định và phụ thuộc vào trạng thái sinh lý của cơ thể. Bạch cầu
được tạo ra trong hệ thống nội mô và bị phá huỷ ở gan và lách. Chức năng của
bạch cầu là bảo vệ cơ thể chống nhiễm trùng và ngộ độc trong hệ thống phòng
vệ chung của cơ thể. Chức năng này được thực hiện thông qua thực bào và miễn
dịch dịch thể. Trong trường hợp bệnh lý, bạch cầu tăng mạnh khi bị viêm nhiễm
có sự xâm nhập của vi khuẩn, vật lạ giảm khi bị suy tuỷ, nhiễm phóng xạ. Vì
vậy xác định số lượng bạch cầu có ý nghĩa rất lớn trong chẩn đoán. [4] [10].
Bạch cầu được chia làm hai loại là bạch cầu có hạt và bạch cầu không hạt.
Bạch cầu có hạt gồm 3 loại là: loại bạch cầu trung tính là loại bạch cầu
mà trong bào tương có các hạt nhỏ, mịn bắt màu hồng nhạt hoặc tím hoa cà.
Nhân có hai dạng, khi còn non nhân có hình ấu và hình gậy, khi trưởng thành
nhân chia làm 3 - 5 đốt. Bạch cầu trung tính di động kiểu amip và có thể trườn
trên các sợi tơ như loại tơ huyết. Chức năng chính của bạch cầu đa nhân trung

tính là thực bào. mục đích của thực bào là nuốt, trung hoà hoặc có thể tiêu huỷ
dị vật. [39].
Loại bạch cầu ái toan trong bào tương có hạt trong to bắt màu đỏ, nhân
cũng được chia làm hai loại ấu, gậy, đốt, thường có hai thuỳ hình lá.
13
Bạch cầu ái kiềm là loại bạch cầu trong bào tương có hạt bắt màu xanh
(kiềm) nhân có hình chữ “S” hoặc hình lá. [4] [39].
Bạch cầu không hạt: có hai loại là: lâm ba cầu (lymphocyte) thường
được chia ra các loại về mặt hình thái (nhỏ, trung bình, to) bào tương không
có hạt bắt màu xanh da trời, nhân trong hoặc hình hạt đỗ, chiếm gần hết bào
tương. Bạch cầu đơn nhân lớn là loại bạch cầu to nhất, nhân có hình hạt đậu
nằm lệch về một phía của tế bào. Bào tương không hạt nhuộm màu xám tro.
Chúng có khả năng thực bào và ẩm bào các dị vật và vi sinh vật, do đó đóng
vai trò quan trọng trong cơ chế đề kháng ban đầu của cơ thể cũng như trong
cơ chế miễn dịch. [10] [39].
Chức năng sinh lý của bạch cầu: trong cơ thể, bạch cầu thực hiện 3
chức năng chính là thực bào, miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào.
Chức năng sinh lý chủ yếu của bạch cầu trung tính và bạch cầu đơn
nhân lớn: hai loại bạch cầu này có khả năng thực bào rất mạnh, đặc biệt là
bạch cầu trung tính, toàn diện nhất là bạch cầu đơn nhân lớn. Bạch cầu trung
tính và bạch cầu đơn nhân lớn tăng nhanh khi chó bị bệnh viêm ruột ỉa chảy
nhất là trong trường hợp chó mắc hội chứng viêm ruột ỉa chảy cấp tính. [10]
Chức năng của bạch cầu ái toan: bạch cầu ái toan có vai trò trung hoà
chất histamin và vận chuyển chất serotonin có hoạt động thực bào nhưng
không quan trọng, vai trò sinh lý của bạch cầu ái toan không rõ ràng. Chúng
tham gia vào những phản ứng bảo vệ cơ thể thuộc loại dị ứng miễn dịch. Bạch
cầu ái toan giảm khi chó bị viêm ruột, tăng trong các bệnh dị ứng, hen suyễn,
thời kỳ phục hồi của bệnh. [39].
Chức năng sinh lý của bạch cầu ái kiềm: trong bạch cầu ái kiềm có một
số men, histamin bất hoạt, nó chỉ hoạt động được khi được giải phóng ra

ngoài. Chúng có khả năng gắn kết các IgE trên màng tế bào có phản ứng
kháng nguyên. [10] [39].
Chức năng của lympho bào: thực hiện phản ứng miễn dịch dịch thể nhờ
14
lympho B và miễn dịch tế bào qua lympho T của cơ thể.
Chỉ tiêu sinh lý máu trên chó
Chỉ tiêu Đơn vị tính Trị số
Hồng cầu 10
6
/mm 5,20 - 8,06
Bạch cầu 10
3
/mm
3
5,40 - 15,30
Hemoglobin g/100ml 12,40 - 19,10
Hematocrite ml/100ml 37,00 - 55,00
(Nguồn: Đỗ Đức Việt và Trịnh Thơ Thơ, 1997)
2.4. Một số đặc điểm cấu tạo và chức năng sinh lí dạ dày - ruột
2.4.1. Cấu tạo và chức năng của dạ dày đơn
* Cấu tạo
-Lớp niêm mạc: Các phần khác nhau của dạ dày có thể phân biệt bằng
màu sắc. Dựa vào màu sắc đó người ta phân thành 3 phần: thượng vị, thân vị,
hạ vị. Niêm mạc sáng nhất chỗ thượng vị, thẫm nhất ở thân vị. Màu sắc không
đều là do sự cung cấp máu, có liên quan đến hoạt động của các tuyến. [5] [19]
- Biểu mô: Biểu mô của niêm mạc là loại đơn trụ, rõ nhất ở thân vị, ở
đó nó tiết ra phần lớn dịch vị. Trên bề mặt của niêm mạc có những tế bào biểu
mô hình trụ cao, nhân nằm phía cực đáy, bào tương có nhiều chất bám loại
nhờn như chất tiết của tế bào hình dài. Biểu mô này lõm xuống dưới tổ chức
đệm làm thành tuyến [5].

- Đệm: Lớp đệm của niêm mạc là tổ chức liên kết thưa có pha sợi lưới
chứa tuyến dạ dày. Xung quanh các tuyến nó tạo thành lớp mỏng, có chứa
những tế bào cơ trơn riêng rẽ.
- Cơ niêm: Cơ niêm của niêm mạc gồm 2 lớp, vòng trong, dọc ngoài.
Nó có những nhánh đi vào tổ chức liên kết giữa các tuyến.
- Hạ niêm mạc: Là tổ chức liên kết thưa, xếp dày đặc, chứa nhiều huyết
quản, lâm ba quản và nhiều đám rối thần kinh. Ở lợn, lớp này có nhiều nang kín
lâm ba, nhiều nhất ở manh nang thượng vị. Phần gần thực quản của lợn và phần
phùng manh nang thượng vị của ngựa, niêm mạc giống niêm mạc thực quản.
15
- Áo cơ: Do sự phát sinh không đều của thành dạ dày trong quá trình
phát sinh nên hướng đi và sự sắp xếp lớn của áo cơ có nhiều điểm khác. Một
phần những sợi vòng của lớp trong biến thành những lớp chéo phụ rõ ở vùng
thượng vị. Số sợi còn lại ở lớp trong vẫn là vòng. Lớp này đặc biệt phát triển
ở hạ vị, ở đó nó tạo ra thành một vòng cơ vòng khoẻ giữ thức ăn trong dạ dày.
[5] [19].
Lớp cơ ngoài dọc, ở đường cong lớn và đường cong nhỏ, ở 2 bên cạnh
có hướng chéo đi không giữ chiều dọc nữa.
Áo ngoài: Là biểu mô đơn vị lát dưới nó có nhiều sợi liên kết nhỏ, tổ
chức mỡ, mạch quản và thần kinh.
Tuyến dạ dày: Tuyến dạ dày phân thành tuyến thân vị, hạ vị và thượng vị.
Tuyến thân vị: Còn gọi là tuyến đáy vị, là một tuyến hình nhánh ống đổ
vào xoang kế dạ dày. Ở mỗi kẽ có 2 - 3 ống cùng đổ chung vào, mỗi ống
tuyến người ta phân ra một phần dưới đáy gọi là đáy tuyến, trên là thân tuyến và
cổ tuyến. Thành ống tuyến là biểu mô phủ đơn trụ tương đối thấp và người ta thấy
bốn dạng tế bào: tế bào chính, tế bào quây, tế bào phụ và tế bào ái bạc. [37].
Tuyến hạ vị: Tuyến hạ vị chủ yếu tiết ra chất nhờn và một số ít pepsin
không đáng kể. Nó đổ ra những lỗ châm kim sâu ở dạ dày. Lỗ châm kim xếp
thưa nhưng phân nhánh nhiều hơn, đồng thời lòng túi tuyến cũng rộng hơn
hai loại trên. Thành của ống tuyến chỉ có một loại tế bào, bào tương bắt màu

axit. Đôi khi kẽ những tế bào đó còn gặp một số tế bào hẹp hơn, đó là những tế
bào tối Ster. [4] [37].
Ở đây ống có những tế bào sáng, cổ tuyến có những tế bào hình trứng,
bào tương ái kiềm, nhân bị đẩy về đáy và tiết ra chất nhờn. Cổ tuyến hạ vị ở
ngựa thì dài, ngược lại loài ăn thịt thì ngắn.
Tuyến thượng vị: Tuyến thượng vị có phần cổ tuyến dài, thân ống rộng.
Ở loài ăn thịt, tuyến này phát triển ít, tập trung lại phần niêm mạc gần thực
quản. Ở lợn, tuyến này phân nhiều nhánh bẻ cong, chiếm một phần lớn của
16
vùng thân vị và toàn bộ manh nang, như vậy ở lợn tuyến thượng vị khá phát
triển còn ở loài ăn thịt thì kém phát triển. [4] [37].
* Chức năng
Chức năng tiêu hoá hoá học ở dạ dày đơn là không nhiều, chỉ có sự tiêu
hoá do các men từ tế bào chính tiêt ra và các men từ nước bột miệng xuống.
Dạ dày có chức năng tiêu hoá cơ học và có quá trình nhũ hoá mỡ nhờ HCl. Dạ
dầy là nơi không có khả năng hấp thu chất dinh dưỡng [4].
2.4.2. Cấu tạo và chức năng của ruột non
* Cấu tạo
Cấu tạo ruột non cũng như toàn bộ cấu tạo chung của ống tiêu hoá gồm
có 3 lớp từ trong ra ngoài.
- Niêm mạc: Niêm mạc ruột có nhiều gấp nếp vòng hướng theo nhiều
chiều, những gấp nếp này làm diện tích niêm mạc tăng gấp 2 - 3 lần. Niêm
mạc còn có những phần kéo dài lồi lên như những cái lông gọi là lông nhung.
- Biểu mô: Biểu mô phủ niêm mạc là biểu mô đơn trụ, có riềm hút.
Trước đây người ta cho rằng mỗi tế bào mô ở mặt tự do của nó có một màng
dày. Màng của các tế bào ấy giáp lại với nhau tạo thành một màng có vạch
khía, người ta gọi là mâm khía; nhưng dưới kính hiển vi điện tử cho thấy rằng
trên mặt tự do của mỗi tế bào có tới 3000 vi nhung làm tăng diện hấp thụ lên
tới 30 lần. Dưới kính hiển vi điện tử, vi nhung có đường kính một phần vạn
milimét và chiều cao một phần nghìn milimét mà trong lõi là những ống dẫn

rất nhỏ. Trên vi nhung có những mấu lồi với đường kính 60A, các hệ thống
sợi lưới đan chéo nhau. [19] [36].
Các dinh dưỡng thấm qua vi nhung vào tế bào rồi vào mạch quản lâm
ba. Hoá tổ chức học đã cho biết ở vi nhung có nhiều chất đa đường đơn và
liên quan với nó là các men. Các dạng đường này có vai trò bảo vệ sự xâm
nhập của vi khuẩn vào tế bào.
Trong bào tương, dưới vi nhung thấy có nhiều lớp khác nhau. Sự hình
17
thành các lớp này có liên quan đến cấu tạo hoá tổ chức không đồng đều của bào
tương. Sự sắp xếp các bào quan phản ánh các quá trình trao đổi chất, như sau khi
hấp thụ các axit béo qua vi nhung vào tế bào nó biến thành mỡ trung tính.
Biểu mô giữa các lông nhung lượn xuống dưới tạo thành những lỗ
châm kim. Lỗ này thẳng hay hình ống. Đó là chỗ đổ của tuyến ruột (thường
gọi là tuyến Lieberkihn). Hình thái của tuyến này không đồng đều ở các động
vật khác nhau. Màng cứng của tế bào biểu mô tuyến thì yếu hơn ở màng
cứng mặt niêm mạc. Ở đây tuyến không có màng cứng. Xen kẽ giữa các tế
bào đơn trụ có những tế bào hình dài. Đây là những tế bào phần giữa phình to,
hai đầu thon lại, cực đỉnh thông với lông tuyến và chứa nhiều không bào
nhầy, cực đáy chứa nhân hình tam giác; bào tương chứa ít tiểu vật dài và một
bộ Golgi điển hình ở phía trên nhân. Ở đáy, tuyến có những tế bào Paneth to
hơn các tế bào khác và có tính chất tiết dịch. Lợn và mèo không thấy tế bào
này. [10] [36].
Niêm mạc tá tràng khác niêm mạc các đoạn khác của ruột ở chỗ ngoài
tuyến ruột ra còn tuyến tá tràng (thường gọi là tuyến Brunner). Nó nằm ở hạ
niêm mạc và có khi chiếm toàn bộ lớp ấy khiến cho thành ruột dày hẳn lên,
mà trong các lò sát sinh hay gọi là ruột đặc. Hình thái tuyến ta thấy thuộc loại
tuyến ống túi có phân nhánh [10].
- Đệm: Đệm là tổ chức liên kết thưa, có nhiều lưới sợi trong có nhiều
đại thực bào, tương bào và lâm ba cầu. Ngoài ra còn nhiều hạt lâm ba (hạt
lympho) dưới dạng nang kín gọi là nang kín lâm ba, cũng có thể tập trung

thành mảng Paye. Nang kín lâm ba ở trâu bò thì to, ngựa, lợn, mèo thì nhỏ. Ở
dê, cừu có cả 2 loại to và nhỏ.
- Cơ niêm: Gồm những cơ trơn tạo thành những vòng trong, dọc ngoài,
ở ngựa, mèo chỉ có lớp vòng trong. Ở lợn có 2 lớp nối với nhau bằng những
sợi chéo.
- Hạ niêm mạc: Tạo bởi tổ chức liên kết có nhiều mạch quản và thần
18
kinh. Ở tá tràng giữa các tuyến cũng gặp các sợi cơ trơn. Nang kín lâm ba ở
lớp hạ niêm mạc có khi phủ cả lớp cơ niêm lên lớp đệm giáp sát biểu mô. Nói
chung, lớp này có rất nhiều nang kín lâm ba, tế bào mỡ, huyết quản, mạch
quản lâm ba và thần kinh. Ở đây một đám rối thần kinh điển hình gọi là đám
rồi thần kinh Meissen, tuỳ theo có chứa tuyến hay không mà lớp này dày lên
hoặc mỏng đi. Khu vực tuyến tá tràng của các loài cũng khác nhau: ở lợn 3 - 5
mét, ở bò 4 - 5 mét, ở ngựa 5 - 6 mét, ở gà không có tuyến tá tràng. Ngoài
niêm mạc còn tiết ra kích tố Entero - crinin thúc đẩy sự phân tiết dịch ruột [4].
- Lông nhung: Lông nhung là những phần lồi hình trụ của niêm mạc.
Tổ chức liên kết có nhiều sợi cơ trơn từ cơ niêm phát đến, dưới biểu mô có
một lưới mao quản và ở chính giữa là mao quản lâm ba gọi là ống dưỡng
chấp. Ở đỉnh lông nhung có những nhánh động mạch ngắn kéo dài nối thẳng
với tĩnh mạch. Tĩnh mạch này sau tiếp các mao quản từ lông nhung khác đến.
Trong thời gian hấp thụ thì máu chảy qua mao quản về tĩnh mạch.
Mỡ sau khi bị các men tiêu hoá phân thành axit béo và glyxêrin thì bị
biểu mô nhung mao hấp thụ đưa vào các ống dưỡng chấp. Protit phân giải
thành các axit amin, đường phân giải thành glucoz thì theo mao quản về tĩnh
mạch màng treo ruột rồi qua tĩnh mạch cửa mà về gan [4].
- Áo cơ: Gồm 2 lớp, vòng trong và dọc ngoài. Lớp vòng trong dày, dọc
ngoài mỏng, giữa chúng có tổ chức liên kết, rất nhiều mạch quản và thần
kinh. Ở loài ăn thịt, khu vực sát hạ niêm mạc có một lớp cơ chéo rất mỏng.
- Áo dài: Áo dài là phúc mạc bao bọc. Theo dẫn liệu của Radostina thì
ở lợn trong màng treo ruột, cách ruột 10 - 15cm có một cái gờ mạch quản tạo

bởi những động mạch, tĩnh mạch và nhánh tiếp hợp động tĩnh mạch. Trong
gờ đó có những nắp bằng tế bào cơ biểu mô (tế bào lẵng hoa), do đó mạch
quản ở đây có thể đóng kín lại được giúp cho việc điều hoà lượng máu. Khi
nắp mở thì máu đi về các mạch quản của gờ và hướng về những phần của ruột
có hoạt động tiêu hoá cao. Khi nắp đóng thì máu đi về tim. Gờ này có nhiều
19
thần kinh dưới dạng hạch bọc và dưới dạng đầu tự do.
Những hạch dưới niêm mạc và những đám rối giữa cơ có lưới mao
quản bao quanh, lưới này cung cấp máu cho tế bào thần kinh ngay cả khi cơ
ruột co rút làm hết máu.
* Chức năng hấp thu.
Sự hấp thu được thực hiện là do hoạt động của các tế bào biểu mô niêm
mạc ruột - sự hoạt động của lông nhung xúc tiến quá trình hấp thu, lông
nhung co bóp hoặc dãn nở làm thay đổi áp lực trong máu và bạch huyết, tạo
điều kiện cho các chất hoà tan trong dưỡng chất và hấp thụ dễ dàng [10].
Sự hoạt động của lông nhung là do kích thích của các chất sinh ra trong
quá trình tiêu hoá ở ruột, những chất đó là sản phẩm của quá trình tiêu hoá
Protit thành peptit, axit amin, tiêu hoá mỡ thành axit béo, tiêu hoá đường
thành Glucoza và sự tham gia của axit mật.
Do cấu trúc phức tạp của hệ thống lông nhung, vi nhung mà các chất
ding dưỡng được hấp thụ có chọn lọc tuỳ theo kích thích và diện tích của
chúng. Trong quá trình hấp thu các ty thể trong nguyên sinh chất tế bào biểu
mô luôn thay đổi thể tích và di động từ đỉnh xuống đáy tế bào. Do cung cấp
năng lượng ATP cho hệ thống Protein vận chuyển hoạt động. Ngoài ra, quá
trình vận chuyển các chất còn có sự tham gia của các bào quan khác trong tế
bào như Ribosom, bộ máy Golgi, hệ thống lưới nội bào [19].
Quá trình hấp thu ở ruột non chủ yếu theo phương thức khuyếch tán,
thẩm thấu và hấp thu chủ động. Sự hấp thu được thực hiện do kết quả hoạt
động tích cực của tế bào biểu mô màng nhầy ruột. Tuy nhiên không phải lúc
nào ở tế bào biểu mô ruột cũng diễn ra hiện tượng khuyếch tán và thẩm thấu

theo quy luật thông thường tức là quá trình vận chuyển các chất theo hướng
từ nơi có nồng độ cao đến nới có nồng độ thấp. Một số đi ngược chiều áp xuất
nghĩa là đi từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao hơn. Quá trình đó
đòi hỏi phải có năng lượng gọi là vận chuyển chủ động nhờ protein vận
chuyển phân bố trên màng nhung mao (hay hệ thống vận tải).
20
Vai trò của quá trình hấp thu chịu ảnh hưởng của áp lực thuỷ tĩnh trong
ruột. Khi tăng áp lực đến 8-10 mmHg, làm ép các mao quản nhung mao thì sự
hấp thu sẽ ngừng lại, áp lực thuỷ tĩnh trong ruột thường không quá 3-5 mmHg
nên tác dụng chọn lọc ảnh hưởng ít đến sự hấp thu [19].
** Hấp thu Protit.
Protit được hấp thu thu khoảng 94% ở ruột non dưới dạng các axit
amin và một số ít dưới dạng Polipeptit phân tử thấp, mức độ hấp thu
Polipeptit thường rất ít.
Những axit amin khác nhau được hấp thu vào máu và bạch huyết khác
nhau, sự hấp thu có tính chất chọn lọc. Quá trình này phụ thuộc vào quan hệ
tương tác của từng axit amin với dây chuyền tiêu hoá hấp thu. Khả năng tích
tụ và vận chuyển axit amin có vai trò cả của enzym.
Các nghiên cứu mới đây của Nguyễn Tài Lương, 1973 đã chứng minh
rằng hấp thu các axit amin tạo ra trong quá trình phân huỷ Protein nhanh hơn
các axit amin tự do đưa vào ruột. Vai trò của các enzym trong hấp thu, mối
tương tác hợp đồng của enzym thuỷ phân với các enzym vận tải trong phạm
vi ngoại bào và nội bào giữ vị trí rất quan trọng đảm bảo cho quá trình hấp
thu có hiệu suất cao nhất [4] [37].
** Hấp thu Gluxit.
Gluxit được hấp thu chủ yếu ở ruột non. Gluxit hấp thu ở ruột non dưới
dạng Monosacarit (glucoza, galactoza, fructoza) ngoài ra một phần Disacarrit
trong thức ăn có thể đựơc hấp thu.
Quá trình hấp thu Gluxit trong ruột non không đơn thuần chỉ là quá
trình thẩm thấu, các phân tử đi qua màng tế bào niêm mạc ruột, mà là một quá

trình sinh lí tích cực, dựa trên cơ sở thường xuyên tác động tương hỗ giữa cấu
tạo tế bào màng ruột và các phân tử đường đơn được vận chuyển.
Trên màng của tế bào niêm mạc ruột tồn tại một hệ thống vận tải tự do
di động, chuyên trách vận chuyển các chất dinh dưỡng trong đó có các chất
đuờng, không phải tất cả các chất đường có mặt trong khoang ruột đều đựơc
21
tích tụ và vận chuyển qua màng ruột để vào máu. Bản thân các tế bào màng
ruột cũng có tính chọn lọc cao độ trong hấp thu Gluxit [37].
Quá trình hấp thu đường trong các phân đoạn của từng đoạn ruột,
nhưng quá trình hấp thu xảy ra với cường độ cao tại không tràng, nơi xảy ra
các quá trình hiệp đồng nhất giữa axit amin tiêu hoá và vận chuyển, và là nơi
mà hoạt tính của các axit amin vận tải cao nhất.
Các quá trình Photphoryl hoá trong tế bào biểu mô của ruột đã thúc đẩy
quá trình hấp thu. Với một số đường không qua quá trình Photphoryl hoá mà
hấp thu nhờ con đường khuyếch tán.
** Hấp thu nước.
Trong ruột nước được hấp thu với một lượng tương đối lớn, trong 24 giờ
ruột có thể hấp thu 23 lít nước [19].
Nước hấp thu chủ yếu, hấp thu khá nhanh ở ruột non và hấp thu nhiều
trong ruột già. Sự hấp thu nước từ ruột vào máu phụ thuộc vào áp xuất thẩm
thấu của dung dịch. Nước ở dung dịch ưu trương không được hấp thu. Nước
được hấp thu thụ động theo các chất hoà tan, một phần nước hấp thu tích cực
nhu cầu cơ thể [19].
** Hấp thu khoáng
Chất khoáng được hấp thu chủ yếu ở ruột non, sự hấp thu muối Natri
và Kali từ dung dịch nhược trương và đẳng trương được tiến hành tốt hơn.
Tuyến nội tiết cũng ảnh hưởng đến hấp thu Natri, Kali [19].
** Điều hoà quá trình hấp thu
Quá tình hấp thu được điều hoà nhờ hoạt động hệ thần kinh và vỏ não.
Hoạt động hấp thu của ruột bị phá huỷ khi thay đổi trạng thái chức năng của

trung ương thần kinh. Việc thành lập các phản xạ có điều kiện có thể ức chế
hoặc xúc tiến các quá trình hấp thu các chất khác nhau.
Việc điều hoà các quá trình trao đổi chất cũng ảnh hưởng đến quá trình
hấp thu [10] [19].
2.5. Bệnh do parvovirus trên chó
22
Là bệnh truyền nhiễm do Parvovirus gây ra với đặc điểm tiêu chảy
phân lẫn máu, giảm thiểu số lượng bạch cầu, tỷ lệ tử vong cao trên chó con.
Đây là bệnh cơ hội đã gây những tổn thất cho ngành chăn nuôi chó ở phần lớn
các quốc gia trên toàn thế giới.
2.5.1. Lịch sử bệnh
Bệnh xuất hiện đầu tiên vào năm 1978, sau đó lan dần ra trên phạm vi
toàn thế giới. Bệnh thường xảy ra ở dạng dịch địa phương hoặc nhiều ổ dịch
xảy ra cùng một lúc. Bệnh xuất hiện vào mùa thu năm 1977 ở Texas và đến
mùa hè năm 1978 đã xảy ra nhiều vùng khác nhau ở hoa Kỳ và Canada. Đầu
năm 1979 bệnh đã xuất hiện ở Úc, Bỉ, Hà Lan, Anh, Pháp. Bệnh đã được ghi
nhận lần đầu tiên ở nước ta vào năm 1990 trên chó nghiệp vụ [29].
Giống Parvovirus chỉ gây nhiễm cho họ chó: chó nhà, chó sói, sói có
lông bờm cổ, cáo ăn cua, gấu mèo Mỹ [75].
Chó ở mọi lứa tuổi đều nhạy cảm với bệnh. Thông thường hầu hết các
con trưởng thành đều có kháng thể, tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong trên chó
con từ 6 - 12 tuần tuổi rất đáng kể do có sự huỷ bỏ kháng thể mẹ truyền. Bệnh
có khả năng lây lan nhanh. Tỷ lệ mắc bệnh có thể lên đến 50%, tỷ lệ tử vong
trên chó con từ 50 - 100% [12] [29].
2.5.2. Phân loại và một số đặc tính sinh học của virus
a. Phân loại
Họ: Parvoviridae
Giống: Parvovirus
Loài: Canine Parvovirus type 2
b. Các đặc tính sinh học của Parvovirus

* Hình thái và cấu trúc
Là một ADN virus không có vỏ bọc, có đường kính 20nm, 32
capsomers [71].
* Sức đề kháng với môi trường bên ngoài:
23
Parvovirus đề kháng mạnh với môi trường bên ngoài. Trong phân thì
virus có thể tồn tại hơn 6 tháng ở nhiệt độ phòng. Nó đề kháng với tác động
của éther, chloroforme, acide và nhiệt độ (56
o
C trong 30 phút) [71].
* Đặc tính nuôi cấy của virus
Virus chỉ nhân lên trong nhân tế bào và gây bệnh tích tế bào (CPE) trên
tế bào tim chó con còn bú hay trên tế bào ruột, tế bào lymphocyte của chó
trong thời kỳ cai sữa. Những tế bào trong thời kỳ gián phân thích hợp nhất.
* Đặc tính kháng nguyên: sự nhân lên của Parvovirus ở chó làm xuất
hiện kháng thể gây ức chế phản ứng ngưng kết hồng cầu và phản ứng trung
hoà huyết thanh. Kháng thể ức chế phản ứng ngưng kết hồng cầu xuất hiện
vào ngày thứ hai hoặc ngày thứ 3 sau khi nhiễm. Phản ứng này được sử dụng
trong chẩn đoán huyết thanh học. Phản ứng trung hoà huyết thanh rất khó
thực hiện trong phòng thí nghiệm [31].
* Khả năng miễn dịch
Sau khi nhiễm bệnh, chó có miễn dịch kéo dài trong 3 năm, hiệu giá
kháng thể trung hoà hay ngăn trở ngưng kết hồng cầu trên những chó này sẽ
lên rất cao. Những chó con sinh ra trong khoảng thời gian này cảm nhiểm lúc
9 - 12 tuần. Sau 2 - 3 năm thì hiệu giá kháng thể sẽ giảm thấp, chó con sinh ra
có thể cảm nhiễm Parvovirus sớm hơn vào lúc 5 - 6 tuần tuổi.
Miễn dịch thụ động ở chó con có được do kháng thể mẹ truyền cho.
Kháng thể này tồn tại khoảng 9 ngày và thường được bài thải vào khoảng
tuần thứ 10 hay 11 sau khi sinh.
Ở chó con còn bú có một thời kỳ nhạy cảm với sự xâm nhiễm virus

nhưng lượng kháng thể còn sót lại đủ để trung hoà virus vacxin đưa vào. Ở
“thời kỳ khủng hoảng này”, chó con không thể được tiêm chủng hiệu quả
trong khi nó thụ cảm hoàn toàn với sự xâm nhiễm tự nhiên.
Một số kháng nguyên tương đồng giữa những dòng Parvovirus khác
nhau ở thú thịt: virus Panleucopénie féline (FPV), virus gây viêm ruột ở chồn
(MEV). Sự tương đồng này có thể được phát hiện bởi phản ứng trung hoà và
24
phản ứng HI. Mặc dù có sự tương đồng kháng nguyên nhưng nó có những
giới hạn riêng biệt trong tự nhiên, FPV chỉ gây nhiễm cho mèo, MEV chỉ gây
nhiễm cho chồn và CPV chỉ gây nhiễm cho chó [71].
2.5.3. Dịch tễ học
Chất chứa căn bệnh: Phân, nước tiểu, nước bọt nhưng quan trọng nhất
là phân.
Sức đề kháng tự nhiên: Khoảng 6 tháng ở nhiệt độ phòng, dễ bị tiêu
diệt bởi ánh sáng mặt trời, tồn tại kéo dài vào mùa đông (ôn đới).
Cách truyền lây: Lây gián tiếp qua sự tiếp xúc với môi trường vấy bẩn
phân thú hoặc trực tiếp từ chó bệnh sang chó khoẻ.
Đường xâm nhập: chủ yếu bằng đường miệng.
Vật cảm thụ: Chó ở mọi lứa tuổi, chủ yếu là chó non từ 1 - 5 tháng tuổi.
Tính cảm thụ: 100% đối với những quần thể chó chưa nhiễm. Những
chó lớn có miễn dịch do sự tiêm phòng hay cảm nhiễm tự nhiên. Bệnh thường
được biểu hiện trên chó con từ 1 - 6 tháng tuổi .
Sự miễn dịch mẹ truyền qua sữa đầu giúp thú phòng chống bệnh.
Những kháng thể này sẽ được loại thải hết trong khoảng 6 - 10 tuần tuổi, lúc
này chó con sẽ trở lên thụ cảm nhất. Sự giảm dần kháng thể mẹ truyền cũng
liên quan trực tiếp đến tốc độ tăng trưởng của chó con; những chó con “đẹp
nhất”, tăng trưởng tốt nhất thường nhiễm bệnh đầu tiên [31].
2.5.4. Cách sinh bệnh
Virus xâm nhập bằng đường miệng và mũi, thải ra ngoài qua phân. Sau
khi xâm nhập, đầu tiên virus nhân lên tại các mô lympho, gây nhiễm trùng

huyết vào ngày thứ hai và ngày thứ năm, từ đó tạo phản ứng miễn dịch và
kháng thể có thể xuất hiện vào ngày thứ năm và thứ sáu. Trong thời gian này
virus có thể được thải ra ngoài qua phân vào ngày thứ tư, tối đa là vào ngày
thứ năm, sau dó giảm dần và chấm dứt vào ngày thứ chín. Trong quá trình
25

×