Tải bản đầy đủ (.docx) (173 trang)

Nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 173 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
VIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN
NGUYỄN XUÂN THỌ
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM DỆT MAY
VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
CHUYÊN NGÀNH
MÃ SỐ

: KINH TẾ PHÁT TRIỂN
: 9310105

NGƯỜI HƯỚNG DẪN 1 : PGS.TS BÙI TẤT THẮNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN 2
: TS NGUYỄN TRỌNG THỪA

HÀ NỘI - 2019


2

LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đề tài luận án “Nâng cao năng lực cạnh tranh
của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ”
là công trình nghiên cứu độc lập của tác giả. Công trình nghiên cứu và học tập
tại Viện chiến lược phát triển – Bộ Kế hoạch đầu tư.
Các tài liệu, số liệu mà tác giả sử dụng có nguồn trích dẫn hợp lí, không
vi phạm quy định của pháp luật.
Tác giả xin cam đoan những điều trên là đúng sự thật, nếu sai, tác giả
hoàn toàn xin chịu trách nhiệm.
Tác giả luận án
Nguyễn Xuân Thọ



LỜI CẢM ƠN
Luận án được thực hiện dưới sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo PGS.TS
Bùi Tất Thắng, cùng TS Nguyễn Trọng Thừa. Xin được trân trọng cảm ơn các
thầy đã rất nhiệt tình chỉ bảo và hướng dẫn NCS trong suốt quá trình học tập và
công tác tại Viện.


3

Nghiên cứu sinh xin gửi lơi cảm ơn đến các thầy, cô giáo tại Viện chiến
lược phát triển đã tạo điều kiện thuận lợi nhất để NCS hoàn thành tốt luận án
tiến sĩ của mình.
Nghiên cứu sinh xin cảm ơn các thầy, cô giáo trong hội đồng đã chia sẻ và
đóng góp những ý kiến rất thiết thực để luận án từng bước được hoàn thiện
hơn.
Nghiên cứu sinh cũng xin gửi lơi cảm ơn đến Ban lãnh đạo Tập đoàn Dệt
May Việt Nam, Hiệp hội dệt may Việt Nam, gia đình và bạn bè đã nhiệt tình
giúp đỡ để NCS hoàn thành được bản luận án này.
Trân trọng cảm ơn.


4

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN…………………………………………………………
MỤC LỤC…………………………………….................................................iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT................................................................vii
DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................viii

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ..........................................................................ix

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


5

Từ viết tắt
CMT
CPTPP
DMVN

Tiếng Việt
Gia công xuất khẩu
Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình
Dương
Dệt May Việt Nam

DN
EU

Doanh nghiệp
Liên minh Châu Âu

FDI

Đầu tư trực tiếp nuớc ngoài

FOB


Xuất khẩu trực tiếp

FTA

Hiệp định Thuơng mại Tự do

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

KNXK
NCS

Kim ngạch xuất khẩu
Nghiên cứu sinh

NLCT

Năng lực cạnh tranh

OBM

Sản xuất theo thương hiệu riêng

ODM
OEM

Sản xuất theo thiết kế riêng

SHTT


Sở hữu trí tuệ

UNIDO
VCCI
VINATEX
VITAS

Sản xuất theo tiêu chuẩn của khách hàng
Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hợp Quốc
Phòng Thuơng mại và Công nghiệp Việt Nam
Tập đoàn Dệt may Việt Nam
Hiệp hội Dệt may Việt Nam Tập đoàn Dệt may Việt Nam

WEF

Diễn đàn kinh tế thế giới

WTO

Tổ chức Thương mại Thế giới
DANH MỤC CÁC BẢNG


6

Bảng

Nội dung


Trang

3.1

Số liệu khái quát về ngành dệt may Việt Nam năm 2017

50

3.2

So sánh hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp dệt may với
các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp

51

3.3

Tổng mức tiêu thụ thị trường may mặc nội địa Việt Nam
giai đoạn 2010 – 2017

53

3.4

Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm dệt may Việt Nam giai
đoạn 2010-2017

55

3.5


So sánh chi phí và thời gian vận chuyển sợi bán trong
nước và xuất khẩu sang Trung Quốc

58

3.6

So sánh chi phí sản xuất sợi

58

3.7

Cung cầu vải trong nước năm 2016

59

3.8

Tình hình xuất, nhập khẩu vải năm 2016

60

3.9

Kim ngạch xuất khẩu của một số mặt hàng chủ lực của
hàng may mặc Việt Nam năm 2016

66


3.10

Số liệu so sánh tương đối giữa năng suất lao động nguồn
nhân lực dệt may và tăng trưởng xuất khẩu dệt may giai
đoạn 2010 – 2017

68


7

Bảng

Nội dung

Trang

3.11

Số lượng học sinh, sinh viên dệt may tuyển mới giai đoạn
2010 – 2017

69

3.12

Thời gian sản xuất hàng may mặc tại một số quốc gia
châu Á năm 2010


73

4.1

Tác động của CM 4.0 đến chuỗi giá trị Dệt May Việt
Nam

90

4.2

Dự báo thị trường hàng may mặc trên thế giới giai đoạn
2020-2030

98

4.3

Dự báo thị trường theo chủng loại sản phẩm dệt may giai
đoạn 2020- 2030

98

4.4

Các mục tiêu cụ thể sản phẩm của ngành dệt may giai
đoạn 2020- 2030

100



8

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình

Nội dung

Tran

1.1

Sơ đồ kim cương của M. Porter

g
10

1.2

Khung phân tích năng lực cạnh tranh ngành của UNIDO

11

2.1

Chuỗi giá trị dệt may toàn cầu Gereffi

2.2


Mô hình chuỗi giá trị đường cong nụ cười Stan Shih

32
33

Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu dệt may và tăng
3.1
3.2
3.3

3.4

3.5

3.6
3.7
3.8
3.9
3.10
3.11

51

trưởng GDP giai đoạn 1986 – 2017
Kim ngạch xuất khẩu dệt may top 5 quốc gia/vùng lãnh thổ

54

trên thế giới 2001-2017
Kim ngạch xuất khẩu Sợi Việt Nam giai đoạn 2010 – 2017

Các thị trường xuất khẩu Sợi Cotton lớn của Việt Nam năm

56
56

2016
Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu các quốc gia xuất khẩu Sợi

57

cotton lớn năm 2016
Kim ngạch xuất khẩu Vải Việt Nam giai đoạn 2010 – 2017

59

Kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc Việt Nam giai đoạn

60

2010 – 2017
Tỷ trọng xuất khẩu hàng may mặc Việt Nam năm 2017
Kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc Việt Nam năm 2017
phân theo tính chất mặt hàng

61
61

Tỷ trọng nhập khẩu hàng may mặc tại Mỹ theo quốc gia

62


xuất khẩu giai đoạn 2010 -2016
Tỷ trọng các nước xuất khẩu dệt may lớn sang EU năm 2016

63


9

Hình
3.12
3.13
3.14
3.15
3.16
3.17

3.18

4.1
4.2
4.3
4.4
4.5
4.6

Nội dung

Tran


Tỷ trọng các nước xuất khẩu dệt may lớn sang Nhật giai

g
64

đoạn 2010-2016
Tỷ trọng các nước xuất khẩu dệt may lớn sang Hàn Quốc

65

giai đoạn 2010-2016
Cơ cấu nhập khẩu thiết bị ngành Sợi năm 2015

70

Cơ cấu nhập khẩu thiết bị ngành Dệt nhuộm năm 2015

70

Cơ cấu nhập khẩu thiết bị ngành May năm 2015
Thời gian sản xuất các đơn hàng may mặc trung bình tại

71
74

Việt Nam
Lương hàng tháng tối thiểu của công nhân nhân may tại 20

74


quốc gia xuất khẩu hàng may mặc lớn trên thế giới năm
2015
Tích hợp trong các quá trình của chuỗi giá trị sản phẩm dệt

89

may và IoT
Xu thế sử dụng sản phẩm vải của thế giới
Mô hình hệ thống trồng Bông tưới nhỏ giọt
Mô hình hệ thống Sợi tự động
Mô hình máy dệt 3D Kniterate
Tính liên kết sản xuất ứng dụng CAM trong lĩnh vực May

102
107
108
110
111


10

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Năng lực cạnh tranh là vấn đề sống còn của hoạt động kinh tế trong nền
kinh tế thị trường, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Bởi vậy
nghiên cứu vấn đề về nâng cao năng lực cạnh trong luôn được đặt ra nhằm chỉ
ra những vấn đề cần giải quyết và những giải pháp hữu hiệu cho việc nâng
cao sức cạnh tranh. Sản phẩm dệt may là một trong những sản phẩm công
nghiệp xuất khẩu có mức tăng trưởng tốt và có lợi thế cạnh tranh của Việt

Nam. Năm 2017, với giá trị xuất khẩu đạt 31 tỷ đô la, dệt may Việt Nam đã
đóng góp trên 16% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Tính đến nay, sản
phẩm dệt may Việt Nam đã có mặt tại hơn 180 quốc gia trên thế giới, có thị
phần đứng thứ 2 tại những thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản. Ngành dệt
may hiện đang sử dụng đến gần 2,5 triệu lao động, chiếm khoảng 30 % số lao
động trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp [79].
Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây cho thấy, để tiếp tục duy trì được
vị thế của các sản phẩm dệt may và nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành
này, còn rất nhiều việc phải làm, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư bắt đầu diễn ra, với trình độ tự động
hóa cao, sử dụng robot, tất yếu lượng lao động dệt may sẽ giảm mạnh. Không
những thế, các khâu trong quá trình sản xuất, lưu thông được kết nối với nhau
nhờ internet nên có nhiều thay đổi về quản lý, thiết kế, chào hàng và các dịch
vụ khác. Nhiều loại lợi thế cũ như nhân công giá thấp, nguyên vật liệu truyền
thống… sẽ không còn, dẫn đến nguy cơ sản xuất hàng dệt may sẽ dịch chuyển
ngược trở lại các quốc gia phát triển. Trong khi đó, nhiều nước có nhân công
giá rẻ như Bangladesh, Campuchia…., sẽ cạnh tranh quyết liệt với Việt Nam.


11

Triển vọng từ việc tham gia các hiệp định thương mại tự do trong thời gian tới
như CPTPP, FTA-EU, Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực Asean 6+,
…sẽ là cơ hội thật sự lớn cho hàng hóa Việt Nam nói chung và ngành Dệt
May nói riêng. Trong bối cảnh đó, nếu không có chiến lược chuyển đổi hợp
lý, lựa chọn đầu tư không đúng đắn thì dệt may Việt Nam sẽ gặp trở ngại lớn
trong việc duy trì sự phát triển và tồn tại. Đồng thời, việc tìm kiếm những giải
pháp góp phần giải quyết những khó khăn thúc đẩy phát triển sản phẩm dệt
may, phát huy được những thế mạnh tiềm năng của đất nước, đưa ngành dệt
may trở thành một ngành công nghiệp phát triển bền vững.

Từ sự nhận thức sâu sắc, cấp bách cả về lý luận và thực tiễn nêu trên,
Nghiên cứu sinh quyết định chọn đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh của
sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” làm đề
tài nghiên cứu luận án.
2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án
Luận án tập trung vào những mục tiêu chính sau:
(1) Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về năng lực cạnh tranh
nói chung và đối với sản phẩm dệt may nói riêng trong bối cảnh hội nhập kinh
tế quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
(2) Phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt
may Việt Nam hiện nay và nguyên nhân của tình hình.
(3) Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao khả năng cạnh
tranh sản phẩm dệt may, tham gia sâu vào chuỗi giá trị may mặc thế giới.
Các câu hỏi cần nghiên cứu trong luận án gồm:
(1) Cơ sở lý thuyết nào để đánh giá năng lực cạnh tranh đối các sản
phẩm dệt may của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ?
(2) Những bài học kinh nghiệm gì của quốc tế cho Việt Nam để nâng
cao năng lực sản xuất của các sản phẩm dệt may trong bối cảnh hội nhập kinh
tế quốc tế ?


12

(3) Năng lực cạnh tranh sản phẩm dệt may Việt Nam trong nước và thế
giới hiện nay đang ở mức nào ? Các tiêu chí liên quan nào đánh giá/nâng cao
năng lực cạnh tranh sản phẩm dệt may Việt Nam ?
(4) Xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế của thế giới và Việt Nam trong
những năm sắp tới như thế nào?
(5) Những xu hướng, triển vọng về năng lực cạnh tranh của các sản
phẩm dệt may Việt Nam trên thị trường trong nước và thế giới ra sao?

(6) Những hệ thống giải pháp nào để nâng cao năng lực cạnh tranh các
sản phẩm dệt may Việt Nam ?
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của luận án là nâng cao năng lực cạnh
tranh sản phẩm dệt may dưới tác động bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
-

Phạm vi nội dung: Luận án nghiên cứu, phân tích thực trạng năng lực
cạnh tranh sản phẩm dệt may, đề cập đến các yếu tố thuộc môi trường
bên trong và bên ngoài để nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm

-

dệt may Việt Nam.
Phạm vi không gian: Nghiên cứu các sản phẩm dệt may của Việt Nam

-

trên các thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu.
Phạm vi thời gian: Luận án chủ yếu sử dụng các số liệu từ năm 2010
trở về đây và định hướng thời kỳ đến năm 2030.
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cách tiếp cận
Trên cơ sở lý thuyết về năng lực cạnh tranh, lý thuyết chuỗi giá trị toàn

cầu, Luận án sẽ xác định vị thế sản phẩm dệt may Việt Nam, phân tích các cơ
hội và thách thức đối với ngành dệt may trong chuỗi giá trị may toàn cầu, từ
đó đưa ra khuyến nghị về những khâu then chốt, có tính quyết định cần tập



13

trung. Trên cơ sở đó, đề án đề xuất các giải pháp, kiến nghị chính sách cụ thể
nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm dệt may.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng tổng hợp nhiều phương
pháp nghiên cứu. Trong đó, có một số phương pháp cơ bản nhất là:
- Phương pháp định tính: sử dụng hệ thống số liệu, dữ liệu lịch sử và sử
dụng lý thuyết về chuỗi giá trị dệt may toàn cầu và mô hình mô hình kim
cương (diamond model) năng lực cạnh tranh của Michael Porter để phân tích
năng lực cạnh tranh của các sản phẩm dệt may Việt Nam.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu: đặt đối tượng nghiên cứu trong sự
liên hoàn của chiến lược phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa ở nước ta, bối cảnh của nền kinh tế thế giới. Việc so sánh, đối chiếu
giữa các nước, giữa một số doanh nghiệp dệt may trong khía cạnh phát triển
thị trường cho sản phẩm dệt may để rút ra những định hướng và giải pháp
đúng đắn nhằm phát triển thị trường sản phẩm dệt may trong thời gian tới.
- Phương pháp thống kê: Từ việc thu thập dữ liệu, số liệu về hoạt động
phát triển thị trường hàng dệt may của Việt Nam, của Tập đoàn Dệt may Việt
Nam trong những năm qua và kinh nghiệm của các nước có liên quan để đưa
ra những phân tích, đánh giá về thực trạng hoạt động này.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu: từ những tài liệu đã có viết
về ngành dệt may, tác giả sẽ phân tích, tổng hợp lại nhằm có cái nhìn toàn
diện và thực tế nhất về đối tượng nghiên cứu, để đạt được mục tiêu nghiên
cứu. Mô hình phân tích SWOT là một công cụ hữu dụng được sử dụng nhằm
hiểu rõ Điểm mạnh (Strengths), Điểm yếu (Weaknesses), Cơ hội
(Opportunities) và Thách thức (Threats), từ đó có những chiến lược căn bản
đối với việc nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm dệt may Việt Nam trong

bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.


14

4.3. Nguồn số liệu
Đề tài về cơ bản sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp, được thu thập từ các số
liệu của Tổng cục thống kê, Báo cáo hàng năm của Hiệp hội Dệt may Việt
Nam (VITAS), Tập đoàn Dệt may Việt Nam (VINATEX), các số liệu công bố
về cạnh tranh sản phẩm Dệt May Việt Nam của Bộ Công thương, các báo cáo
hàng năm, hàng quý của các tổ chức phi chính phủ, tổ chức nước ngoài đánh
giá tốc độ phát triển ngành Dệt may của các nước khu vực Châu Á, Mỹ, Châu
Âu như UNIDO, World Bank, WEF,….Ngoài ra, tác giả còn tham vấn ý kiến
của các chuyên gia là các nhà quản lý của các công ty và các chuyên gia thuộc
các cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh vực Dệt may.
5. Những đóng góp của luận án
5.1. Về mặt học thuật, lý luận
Dựa trên khung lý luận về cạnh tranh theo các cấp độ và quan hệ liên
kết theo chiều dọc, chiều ngang giữa các khâu trong chuỗi giá trị sản phẩm,
luận án làm rõ bản chất, các đặc trưng cơ bản và vai trò của việc nâng cao
năng lực cạnh tranh sản phẩm Dệt May trong bối cảnh hội nhập kinh tế, với
sự phát triển có hiệu quả và bền vững các Doanh nghiệp trong chuỗi giá trị
sản phẩm.
Luận án nghiên cứu và xác định bộ tiêu chí cơ bản nâng cao năng lực
cạnh tranh sản phẩm Dệt May bao gồm: Thị phần sản phẩm dệt may, Chất
lượng nguồn nhân lực dệt may, Công nghệ thiết bị dệt may, Thương hiệu sản
phẩm dệt may, Chi phí lao động dệt may, Thời gian sản xuất sản phẩm dệt
may .Trong đó, yếu tố Chính sách của Nhà nước đều tác động lên các tiêu chí
nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm
5.2. Về mặt thưc tiễn



15

Vận dụng những vấn đề lý thuyết cơ bản về năng lực cạnh tranh sản
phẩm, từ phân tích những nét khái quát thực trạng của ngành công nghiệp dệt
may, luận án đã đi sâu phân tích thực trạng về thị phần sản phẩm Dệt May
trên thị trường thế giới, đánh giá về năng suất lao động, quá trình đổi mới
công nghệ thiết bị dệt may, xác định rõ chi phí lao động và thời gian sản xuất
sản phẩm dệt may. Các chính sách hỗ trợ nhà nước đối với việc cạnh tranh sản
phẩm cũng được phân tích một cách kỹ lưỡng đặc biệt trong bối cảnh ngành
Dệt may đang chịu sự ảnh hưởng cách mạng công nghiệp lần thứ tư ngày một
sâu sắc.Từ đó, luận án đã đánh giá rõ nhu cầu, những điều kiện tiền đề thuận
lợi và những khó khăn cản trở việc cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt
Nam. Trên cơ sở phân tích SWOT, luận án đã làm rõ luận cứ khoa học định
hướng hình thành, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt
Nam. Định hướng đó lấy hạt nhân là “Phát triển sản phẩm dệt may theo
hướng tiếp cận công nghệ hiện đại (công nghiệp lần thứ tư), thân thiện môi
trường, đảm bảo hiệu quả và bền vững trong quá trình hội nhập kinh tế quốc
tế”.
Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ là một nguồn tài liệu tham khảo hữu
ích cho các nhà quản trị doanh nghiệp (DN) dệt may và các nhà hoạch định
chính sách phát triển công nghiệp dệt may trong việc nghiên cứu cạnh tranh
sản phẩm Dệt May Việt Nam, góp phần thúc đẩy phát triển sự phát triển có
hiệu quả và bền vững các DN dệt may, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phần
phụ lục, nội dung của luận án được chia làm 4 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Chương 2: Một số vấn đề lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về nâng cao


16

năng lực cạnh tranh sản phẩm dệt may
Chương 3: Thực trạng năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt
Nam
Chương 4: Quan điểm, mục tiêu và giải pháp nâng cao năng lực cạnh
tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc
tế.

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH
NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Các công trình nghiên cứu quốc tế
Các công trình nghiên cứu cuả các học giả, các tổ chức quốc tế về chủ
đề năng lực cạnh tranh nói chung, năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may
nói riêng hết sức đa dạng, phong phú, cả những vấn đề lý thuyết lẫn thực tiễn
của các nước. Sau đây, tác giả xin phân tích một số công trình tiêu biểu liên
quan trực tiếp đến đề tài luận án.
Sanjaya Lall (2001) trong cuốn sách “Competitiveness, Technology and
Skills” đã đưa ra các nhận định liên quan đến vấn đề tại sao cạnh tranh lại


17

quan trọng và làm thế nào để các quốc gia năng cao năng lực cạnh tranh
[123]. Những quốc gia có tiềm lực về kinh tế giữ vững phát triển khoa học,
công nghệ thông tin để tạo ra hàng hóa với chi phí thấp, cạnh tranh so với các

đối thủ. Trong khi các quốc gia ở trình độ phát triển trung bình cố gắng bắt
kịp thay đổi về cách mạng khoa học công nghệ, thì các nước kém phát triển
bằng mọi phương thức để tiệm cận được công nghệ tiên tiến nhất và tạo ra sản
phẩm có thể cạnh tranh trong nền kinh tế. Có thể thấy rằng cuốn sách đưa ra
nhiều yếu tố quyết định đến năng lực cạnh tranh, nhưng yếu tố mấu chốt là
chất lượng của nguồn nhân lực ở các cấp độ trong quá trình quản trị, sản xuất
kinh doanh. Để đảm bảo tối đa hóa hiệu quả sử dụng các nguồn tài nguyên
trong nền kinh tế, việc đầu tư vào công nghệ thiết bị, đổi mới sáng tạo và lực
lượng lao động là vấn đề cấp thiết.
Appelbaum and Gereffi (2003): “The global apparel chain: What
prospects for upgrading by developing countries” đã sử dụng phương pháp
tiếp cận chuỗi giá trị toàn cầu đề lý giải các chuyển đổi trong phương thức sản
xuất kinh doanh, phân phối, marketing sản phẩm, thương mại quốc tế đối với
các doanh nghiệp may mặc tại một số quốc gia ở khu vực phía Bắc thị trường
Mỹ. Tác giả nhận định chuỗi giá trị hàng may mặc được tổ chức quanh các bộ
phận chính “ (1) mua nguyên liệu, bao gồm sợi tổng hợp và tự nhiên; (2) cung
cấp vật tư như chỉ và vải được sản xuất bởi các công ty dệt; (3) mạng lưới sản
xuất tạo thành từ các nhà máy may mặc, bao gồm các nhà gia công trong
nước và nước ngoài; (4) các kênh xuất khẩu được tổ chức bởi các trung gian
thương mại; và mạng lưới tiếp thị ở cấp bán lẻ “ [104]. Kết quả nghiên cứu
cho thấy mỗi thị trường có mô hình phát triển dệt may không giống nhau, dẫn
đến sự cạnh tranh sản phẩm ở mức độ khác nhau. Tại thị trường Mỹ, các
doanh nghiệp sản xuất tiến tới đáp ứng theo nhu cầu đại trà của người tiêu
dùng và phản ứng kịp thời với những thay đổi về nhu cầu của thị trường may


18

mặc. Các doanh nghiệp may mặc Caribbe hầu như chỉ tham gia công đoạn gia
công, cần xây dựng và phát triển mạng lưới phân phối các nhà bán lẻ tại Mỹ,

đồng thời tham gia vào các hoạt động gắn liền với sản xuất trọn gói. Vấn đề
đối với mô hình Mexico và Đông Á là nâng cao các mạng lưới phân phối mới
và tốt hơn để nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm.
Tác giả Michael E. Porter (1979) trong cuốn “ How competitive force
shape strategy” đã đưa ra mô hình “Kim cương” nêu lên các yếu tố quyết định
sự cạnh tranh thương mại trong bối cảnh hội nhập quốc tế của quốc gia bao
gồm (i) các điều kiện về yếu tố sản xuất; (ii) các điều kiên về cầu; (iii) các
điều kiên về các ngành phụ trợ và liên quan; (iv) chiến lược, cơ cấu và cạnh
tranh ngành. Theo Michael Porter, trong nền kinh tế thế giới phẳng như hiện
nay “ nền tảng cạnh tranh sẽ chuyển dịch từ các lợi thế tuyệt đối hay lợi thế so
sánh mà tự nhiên ban cho, sang những lợi thế cạnh tranh quốc gia được tạo ra
và duy trì vị thế cạnh tranh lâu dài của các công ty trên thương trường quốc tế
“ [118].
Hình 1.1 : Sơ đồ kim cương của M. Porter

Nguồn : [118]
Các nhóm yếu tố trong mô hình Kim cương của Michael Porter có mối
liên kết và quan hệ tương trợ lẫn nhau , dẫn đến việc xây dựng và phát triển
khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp cùng ngành kinh tế trong bối


19

cảnh hội nhập quốc tế. Để tăng cường năng lực cạnh tranh của một ngành thì
việc huy động các nguồn lực bên trong và bên ngoài là rất cần thiết, đảm bảo
cho sự phát triển bền vững ngành. Bên cạnh đó, việc tận dụng và nắm bắt
được những thời cơ, vận hội một cách kịp thời giúp doanh nghiệp có các
chiến lược, đối sách phù hợp đáp ứng yêu cầu cạnh tranh tình hình mới.
Ngoài ra, hệ thống các quan điểm đường lối , tư duy quản trị, điều hành ,nhân
sự …đều có thể đẩy mạnh và thôi thúc các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo,

nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, chất lượng hàng hóa, dịch vụ, đáp ứng
tốt các yêu cầu của thị trường và người tiêu dùng.Vai trò của chiến lược tổng
thể công ty trong việc khai thác, phân phối hài hòa các nguồn lực là rất quan
trọng.Đặc biệt ở đây, yếu tố điều hành và quản lý nhà nước giữ một vị trí quan
trọng, tác động đến tất cả các những nhóm yếu tố cạnh tranh của mô hình kim
cương; đảm bảo cho sự phát triển đồng bộ , công bằng và thuận lợi nhất cho
các doanh nghiệp tăng cường năng lực cạnh tranh trong nước và trên thế giới.
Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hợp Quốc – UNIDO đưa ra quan
điểm về năng lực cạnh tranh ngành dựa trên bối cảnh hội nhập quốc tế và các
mối quan hệ trong chuỗi giá trị toàn cầu như sau “ Sự thành công của một
ngành không chỉ phụ thuộc vào năng lực công nghệ của doanh nghiệp, mà
còn phụ thuộc vào môi trường kinh doanh (điều kiện phân tích), hiệu quả thị
trường đầu vào (lao động, kỹ năng, công nghệ, tài chính, nguyên liệu đầu vào
và hạ tầng) và chất lượng hỗ trợ từ các tổ chức trung gian (về đào tạo, dịch vụ
công nghệ, nghiên cứu và phát triển,…) “. Trong đó, các cơ chế, chính sách
nhà nước có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tác động theo chiều hướng tệ hơn
với những yếu tố của năng lực cạnh tranh ngành [131]. Đối với các ngành
công nghiệp sản xuất hàng hóa sử dụng nhiều nhân công như dệt may, da giầy
thì yếu tố đặc trưng là chuỗi giá trị sản phẩm được người mua hoặc phía cầu
quyết định. Các nhà phân phối, bán lẻ, công ty thời trang giữ vai trò cầu nối


20

trong việc hình thành các hệ thống sản xuất tại các quốc gia xuât khẩu hàng
dệt may.
Hình 1.2: Khung phân tích năng lực cạnh tranh ngành của UNIDO

Nguồn : [131]
Nhóm Michael A. Hitt, R. Duane Ireland, and Robert E. Hoskisson

(2007) trong cuốn sách “Strategic Management: Competitiveness and
Globalization” đưa ra quan điểm “ Năng lực cạnh tranh chiến lược đạt được
khi một công ty thành công trong việc xây dựng và thực hiện chiến lược tạo ra
giá trị. Chiến lược là một bộ cam kết và hành động được kết hợp và phối hợp
để khai thác các năng lực cốt lõi nhằm đạt được lợi thế cạnh tranh “ [116]. Do
vậy, chiến lược ở đây mang ý nghĩa tạo ra sự khác biệt thông qua việc lựa
chọn các nội dung cạnh tranh.
Eckhard Siggel & John Cocburn (1997) cho rằng lợi thế cạnh tranh là
một yếu tố cấu thành nên năng lực cạnh tranh và đưa ra cách tiếp cận lợi thế
cạnh tranh giá của sản phẩm trên trường quốc tế có sự tương quan giữa nhập
khẩu và xuất khẩu "Cạnh tranh nhập khẩu là sự chênh lệch giữa giá của các
nhà sản xuất trong nước và mức giá nhập khẩu trung bình được xử lý đúng từ


21

nhiều nhà xuất khẩu quốc tế. Tính cạnh tranh xuất khẩu được đo bằng sự khác
nhau giữa giá xuất khẩu của nhà sản xuất trong nước và giá của tất cả các nhà
xuất khẩu quốc tế tới một thị trường nhất định" [102].
Theo Barney thì “ Lợi thế cạnh tranh bền vững là lợi thế dài hạn của
việc thực hiện một chiến lược kinh doanh tạo ra các giá trị độc đáo cho khách
hàng, đồng thời chiến lược này không được thực hiện hoặc bắt chước bới đối
thủ cạnh tranh hiện tại hoặc tiềm năng của hãng đó “[108]. Trong khi đó theo
quan điểm của Michel Porter thì lợi thế cạnh tranh có thể có được từ 2 nguồn.
Thứ nhất là lợi thế cạnh tranh bên trong bằng chiến lược chi phí thấp. Mục
tiêu là đạt được tổng hao tổn và chi phí ở mức thấp nhất trong khi doanh thu
là bằng hoặc nhiểu hơn so với đối thủ trong cùng ngành kinh doanh. Thứ hai
là lợi thế cạnh tranh bên ngoài là khác biệt hóa. Theo đó, những sản phẩm và
dịch vụ độc đáo nhằm tạo ra sự vượt trội hoặc duy nhất mà đối thủ cạnh tranh
không có được, đảm bảo sự hài lòng của người mua với chi phí chấp nhận

được là mục tiêu then chốt của chiến lược.Trong môi trường kinh doanh hiện
nay, ngoài 2 chiến lược cơ bản trên còn có những phương pháp khác để tạo
được lợi thế cạnh tranh như chiến lược tập trung vào một phân đoạn thị
trường nhất định.
Những lợi ích mà hàng hóa có thể mang lại chi phối đến việc chọn lựa
sản phẩm hay hàng hóa nào đó. Thheo David Arnold trong cuốn “ The
handbook of brand management “ đưa ra nhận định “ thông tin dựa trên
Country of Origin – xuất sứ của sản phẩm ảnh hưởng đến sự đánh giá tổng thể
về sản phẩm, niềm tin về chất lượng sản phẩm và từ đó dẫn đến ý định mua
của người tiêu dùng “ [100].
Kotler và các đồng sự trong cuốn “ B2B Brand Management “ (2006)
cho rằng việc mua hàng nội thay vì sử dụng các sản phẩm, dịch vụ nước ngoài


22

phụ thuộc nhận thức của người tiêu dùng. Khi người mua có một thái độ tich
cực đối với các sản phẩm tiêu dùng trong trong nước, người tiêu dùng sẽ có ý
thức sử dụng hàng nội nhiều hơn [113]. Thông thường, người mua sẽ cảm
nhận chất lượng thông qua các tín hiệu ban đầu mà họ tiếp nhận được như giá
cả, thương hiệu, nguồn gốc xuất sứ, mẫu mã sản phẩm,…Những yếu tố đó có
ảnh hưởng không nhỏ đến việc xác định và lựa chọn sản phẩm trong nước hay
nước ngoài. Bổ sung vai trò nhận thức trong hành vi tiêu dùng có lựa chọn,
Wang và Chen (2004) với các nghiên cứu tại thị trường Trung Quốc cho rằng
“ cảm nhận chất lượng hàng nội là biến điều tiết mối quan hệ giữa chủ nghĩa
vị chủng tiêu dùng và sự sẵn sàng mua hàng nội. Điều đó có nghĩa là người
tiêu dùng vị chủng sẽ tích cực mua hàng nội nếu họ đánh giá sản phẩm nội có
chất lượng cao và mối quan hệ này sẽ yếu hơn nếu họ đánh giá chất lượng
hàng nội là thấp “ [132].
Tác giả Celia Mather trong bài viết “Garment industry supply chain”

năm 2004 đã phân tích chuỗi cung ứng toàn cầu của ngành may. Bài viết lấy
công ty GAP là một nhà bán lẻ quần áo và phụ kiện đa quốc gia có trụ sở tại
Mỹ là chủ thể nghiên cứu. Dữ liệu được thu thập từ nhiều quốc gia như
Trung Quốc, Thái Lan, Pakistan, Hồng Kông, Bangladesh. Kết quả phân tích
cho thấy các công ty may có thể hợp tác dọc theo chuỗi cung ứng thông qua
tăng cường phối hợp giữa công nhân chính thức và lao động phi chính thức.
Nghiên cứu cũng chỉ ra cách thức giúp lực lượng lao động công ty có thể cải
nâng cao tay nghề và vị trí công việc trong quá trình sản xuất kinh doanh [98].
Nghiên cứu của các tác giả Khalid Nadvi và John Thoburn (2003):
“Vietnam in the global garment and textile value chain: implications for firms
and workers” trong khuôn khổ Chương trình Toàn cầu hóa và Nghèo đói [111]
đã chỉ ra những vấn đề đối với ngành dệt may trong bối cảnh toàn cầu hóa.
Theo đó, các nhân tố nhà sản xuất và người lao động tại những quốc gia đang


23

phát triển chịu sự tác động nhất định từ bối cảnh hội nhập. Đối với Việt Nam,
mối quan hệ giữa những doanh nghiệp dệt và may đối với người mua toàn cầu
trong chuỗi giá trị dệt may đã chỉ ra được những thành công ban đầu của quá
trình toàn cầu hóa đến với ngành công nghiệp dệt may.
Bài nghiên cứu “How do industry clusters success: a case study in
China’s textiles and apparel industries “của nhóm tác giả Zhiming Zhang,
Chester and Ning Cao đăng trên tạp chí Quản lý và Công nghệ dệt may của
Trung Quốc, số 4, năm 2004, chỉ ra sự thành công của những cụm công
nghiệp dệt may ở Trung Quốc trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế. Qua các
điểu tra và đánh giá về cụm công nghiệp dệt may Wujiang ở tỉnh Jiangsu, các
nhà nghiên cứu đã đưa ra 5 nhóm yếu tố chi phối sự thành công của cụm công
nghiệp cũng như năng lực cạnh tranh của ngành bao gồm: “ 1) Cơ cấu ngành
và sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp; 2) Các yếu tố đầu vào (nguồn nhân

lực, tài nguyên, cơ sở hạ tầng...); 3) Các ngành công nghiệp hỗ trợ và liên
quan; 4) Các điều kiện về cầu; 5) Vai trò chính phủ và chính quyền địa
phương “ [136].
1.2. Nghiên cứu trong nước
Các công trình nghiên cứu về chủ đề năng lực cạnh tranh nói chung và
năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may nói riêng cũng khá phong phú,
nhất là từ khi đổi mới, chuyển sang nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.
Song, có điều đáng chú ý là, phần lớn các nội dung về năng lực cạnh tranh
được đề cập rải rác trong nhiều công trình nghiên cứu, như một trong những
nội dung của các vấn đề kinh tế, xã hội, luật pháp… Tuy vậy, cũng có những
công trình nghiên cứu hoặc bài viết tập trung bàn về vấn đề cạnh tranh, năng
lực cạnh tranh nói chung cũng của các ngành, các địa phương. Một số công
trình tiêu biểu có thể kể đến gồm:


24

Cạnh tranh và xây dựng pháp luật cạnh tranh ở Việt Nam hiện nay
(Sách tham khảo) – Nhiều tác giả. Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà nội
2001. Đây là tập hợp các bài nghiên cứu của các nhà khoa học bàn một cách
khá có hệ thống về nhiều vấn đề liên quan đến cạnh tranh và pháp luật về
cạnh tranh, cả về phương diện lý luận lẫn chính sách và thực tế, đặc biệt là
cách tiếp cận vấn đề từ góc độ chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường và
những điểm đặc thù của mô hình kinh tế thị trường ở Việt Nam [68].
Tác giả Bùi Tất Thắng trong bài “Sơ lược về khung khổ lý thuyết của
việc xác định lợi thế kinh tế so sánh” đăng trên Tạp chí Thông tin lý luận, số
Tháng 10/1997, đã phân tích về vấn đề lợi thế kinh tế so sánh – một trong
những nhân tố cốt lõi quyết định năng lực cạnh tranh qua việc so sánh các
cách tiếp cận khác nhau của các học thuyết kinh tế, từ kinh tế học cổ điển đến
hiện đại. Bài viết đưa ra nhận định “ Theo quan điểm tối ưu về kinh tế, về mặt

nguyên tắc lý thuyết, các hoạt động có lợi thế so sánh thực xứng đáng được
hỗ trợ cho dù là sự hỗ trợ không mang tính chất bóp méo; ngược lại, các hoạt
động có được tính cạnh tranh chỉ do hoặc chủ yếu là do sự sai lệch giá cả
không xứng đáng được hỗ trợ “ [19].
Tác giả Bùi Tất Thắng còn có bài viết về “Tính cạnh tranh của nền kinh
tế Việt Nam hiện nay” đăng trên Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số tháng
11/2000, đã phân tích khái niệm về cạnh tranh, bản chất cạnh tranh trong nền
kinh tế thị trường và thông qua việc đánh giá mức độ chuyển sang kinh tế thị
trường để đánh giá mức độ cạnh tranh của kinh tế Việt Nam ở thời điểm giao
thời của hai thiên niên kỷ [20].
Tác giả Phạm Thị Thu Phương trong công trình “Những giải pháp
chiến lược nhằm nâng cao hiệu quả ngành may Việt Nam”, NXB Khoa học
Kỹ thuật năm 2000. Những vấn đề lý luận về nâng cao hiệu quả và phát triển


25

của ngành may Việt Nam đã được tác phẩm phân tích và làm sáng tỏ. Những
giải pháp về việc phát triển sản xuất các sản phẩm đầu vào, sản phẩm thượng
nguồn của ngành may đề cập đến, mặc dù còn gặp khó khăn trong việc triển
khai liên quan đến việc phát triển các vùng nguyên phụ liệu dệt may [70].
Trong tác phẩm về “Phương hướng và các biện pháp chủ yếu nhằm
phát triển ngành công nghiệp dệt may trong quá trình công nghiệp hóa – hiện
đại hóa ở Việt Nam” của tác giả Dương Đình Giám (2001) đã phân tích vị trí,
vai trò, của ngành công nghiệp dệt may bằng việc phân tích khả năng cạnh
tranh của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam trong xu thế hội nhập kinh tế.
Trên cơ sở đó tác giả đã đưa ra các phương pháp đẩy mạnh phát triển ngành
công nghiệp dệt may Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa
Việt Nam [49].
Ấn phẩm “Chính sách công nghiệp và thương mại của Việt Nam trong

bổi cảnh hội nhập” năm 2003 của tác giả Đỗ Thị Đông tập trung nghiên cứu
chính sách phát triển các ngành công nghiệp trọng yếu của Việt Nam như
Điện tử viễn thông, Thép, Dệt May, Da giày, …Đối với ngành công nghiệp
dệt may, nội dung về giá trị gia tăng và chiến lược phát triển công nghiệp dệt
may được phát triển dựa trên phương thức sản xuất kinh doanh gia công xuất
khẩu và sản xuất xuất khẩu trực tiếp. Trên cơ sở đó, các chính sách hỗ trợ phát
triển công nghiệp dệt may đã được đề xuất khá rõ ràng [47].
Trong luận án tiến sĩ về “Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh hàng
may mặc của Việt Nam trên thị trường Châu Âu – EU ” năm 2006 của tác giả
Nguyễn Anh Tuấn, tác giả đã tổng hợp, phân tích lý luận về khả năng cạnh
tranh của hàng may mặc. Tác giả đã đề xuất Bộ tiêu chí cơ bản để đánh giá
khả năng cạnh tranh của các sản phẩm hàng may mặc Việt Nam tại thị trường
Châu Âu trên cơ sở lý luận và thực tiễn về khả năng cạnh tranh của hàng may


×