Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Tìm hiểu tỷ lệ đái tháo đ ờng thai kỳ và một số yếu tố liên quan ở phụ nữ quản lý thai kỳ tại bv phụ sản trung ơng và bv phụ sản hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (462.58 KB, 83 trang )

Bộ Khoa học và công nghệ - Bộ Y tế
Bệnh viện Nội tiết bệnh viện phụ sản trung ơng
bệnh viện phụ sản hà nội

Tìm hiểu tỷ lệ đái tháo đờng thai kỳ
và một số yếu tố liên quan ở phụ nữ
quản lý thai kỳ tại bv phụ sản trung ơng
và bv phụ sản hà nội

5923-5
28/6/2006

Nhà xuất bản y học


Bộ Khoa học và công nghệ - Bộ Y tế
Bệnh viện Nội tiết bệnh viện phụ sản trung ơng
bệnh viện phụ sản hà nội

Báo cáo tổng kết đề tài nhánh cấp Nhà nớc
Mã số: KC.10.15.02.

Tìm hiểu tỷ lệ đái tháo đờng thai kỳ và một số
yếu tố liên quan ở phụ nữ quản lý thai kỳ tại
bv phụ sản trung ơng và bv phụ sản hà nội

Thuộc Đề tài NCKH cấp Nhà nớc KC.10.15

Dịch tễ học bệnh Đái tháo đờng ở Việt Nam
các phơng pháp điều trị và biện pháp dự phòng


Nhà xuất bản y học
Hà nội 2004


Chñ biªn:
PGS. TS. T¹ V¨n B×nh

Th− ký:
PGS. TS. NguyÔn §øc Vy

ThS. Ph¹m ThÞ Lan


Danh sách những cán bộ thực hiện chính
đề tài KC.10.15.02

Họ và tên Học hàm, học vị

Cơ quan

1. Nguyễn Đức Vy

Phó Giáo s, Tiến sỹ

Bệnh viện Phụ sản TW

2. Phạm Thị Lan

Thạc sỹ


Bệnh viện Nội tiết TW

3. Dơng Lan Dung

Thạc sỹ

Bệnh viện Phụ sản TW

4. Nguyễn Minh Hùng

Bác sỹ

Bệnh viện Nội tiết TW

5. Nguyễn Trí Dũng

Tiến sỹ

Bệnh viện Nội tiết TW

6. Nguyễn Ngọc Khanh

Tiến sỹ

Bệnh viện Phụ sản TW

7. Nguyễn Thị Huệ

BS CK II


Bệnh viện Phụ sản TW

8. Trần Lan Anh

Thạc sỹ

Bệnh viện Phụ sản TW

9. Tô Thị Minh Hơng

Thạc sỹ

BV Phụ sản Hà nội

10. Trần Thị Phơng

Bác sỹ

BV Phụ sản Hà nội

11. Nguyễn Thị Hồng

Bác sỹ

BV Phụ sản Hà nội

12. Nguyễn T. Hồng Loan

Bác sỹ


Bệnh viện Nội tiết TW

13. Đặng Mai Trang

Bác sỹ

Bệnh viện Nội tiết TW

14. Nguyễn Thị Phơng

Bác sỹ

Bệnh viện Phụ sản TW

15. Bùi Thị Hảo

Nữ hộ sinh

Bệnh viện Phụ sản TW

16. Đàm Lê Hoa

Nữ hộ sinh

Bệnh viện Phụ sản TW


Những chữ viết tắt trong báo cáo
ADA ...................... (American Diabetes Asociation) Hiệp hội đái tháo đờng Mỹ
BMI......................... (Body Mass Index) Chỉ số khối cơ thể

BSCKII.................... Bác sỹ chuyên khoa II
BV .......................... Bệnh viện
Cholesterol TP ....... Cholesterol toàn phần
ĐTĐ ....................... Đái tháo đờng
HA .......................... Huyết áp
HbA1c .................... Hemoglobin A1c
HDL........................ (High density lipoprotein) Lipoprotein tỷ trọng phân tử cao
LDL ........................ (Low density lipoprotein) Lipoprotein tỷ trọng phân tử thấp
IFG.......................... (Impaired Fasting Glucose) Rối loạn đờng huyết khi đói
IGT ......................... (Impaired Glucose Tolerance) Rối loạn dung nạp glucose
KH&CN ................. Khoa học và Công nghệ
NCV ....................... Nghiên cứu viên
NP .......................... Nghiệm pháp
OGTT ..................... (Oral Glucose Tolerance Test) Nghiệm pháp dung nạp
glucose uống
OR .......................... (Odd Ratio) Tỷ suất chênh
RR........................... (Relative Risk) Nguy cơ tơng đối
SD .......................... (Standard Deviation) Độ lệch chuẩn
RDS ........................ (Respiratory Distress Syndrome) Hội chứng suy hô hấp
RLDNG .................. Rối loạn dung nạp glucose
RLĐH đói............... Rối loạn đờng huyết lúc đói
Phòng ĐT&NCKH Phòng Đào tạo & Nghiên cứu khoa học
Phòng CĐCK ......... Phòng Chỉ đạo chuyên khoa
SNKH .................... Sự nghiệp khoa học
ThS.......................... Thạc sỹ
TS............................ Tiến sỹ
WHO ..................... (World Health Organisation) Tổ chức Y tế Thế giới
YTNC .................... Yếu tố nguy cơ



Mục lục
Trang
Các từ viết tắt trong báo cáo
Mục lục
Danh mục các bảng ................................................................................
Danh mục các đồ thị ...............................................................................
Đặt vấn đề ............................................................................................. 1
Chơng 1: Tổng quan tài liệu .............................................................. 3
1.1. Sơ lợc về bệnh đái tháo đờng ..................................................... 3
Bệnh sinh và Phân loại bệnh ĐTĐ ................................................. 3
1.2. Sơ bộ về chuyển hoá Carbohydrate ................................................ 5
1.3. Các giai đoạn của thai kỳ và sự phát triển của thai nhi ................. 7
1.4. Những nguy cơ tiềm ẩn của đái tháo đờng thai kỳ ...................... 9
Nguy cơ đối với trẻ ........................................................................ 9
Nguy cơ đối với mẹ ....................................................................... 11
1.5. Đặc điểm bệnh ĐTĐ thai kỳ và các yếu tố nguy cơ ...................... 13
1.6. Chẩn đoán đái tháo đờng thai kỳ ................................................. 15

Chơng 2: Đối tợng và Phơng pháp nghiên cứu ...........................
18
2.1. Địa điểm nghiên cứu ......................................................................
2.2. Đối tợng nghiên cứu .................................................................... 18
Chọn đối tợng
Tiêu chuẩn loại trừ
2.3. Thiết kế và Phơng pháp nghiên cứu ............................................. 18
Thiết kế nghiên cứu
Các dữ liệu đợc thu thập .............................................................. 19
Kỹ thuật và công cụ thu thập số liệu ............................................. 20
Chẩn đoán ĐTĐ thai kỳ.................................................................. 20
Chẩn đoán ĐTĐ thực sự sau đẻ ...................................................... 21

Máy móc và thiết bị phục vụ chẩn đoán......................................... 21
2.4. Xử lý và phân tích số liệu .............................................................. 22


2.5. Đạo đức trong nghiên cứu .............................................................. 22
Chơng 3: Kết quả nghiên cứu ................................................................ 23
3.1. Đặc điểm chung của các đối tợng nghiên cứu .............................. 23
3.2. Đặc điểm về tiền sử bệnh và tiền sử sản phụ khoa ......................... 28
3.3. Tỷ lệ mắc ĐTĐ và các yếu tố nguy cơ ĐTĐ .................................. 31
3.3.1. Tỷ lệ mắc ĐTĐ thai kỳ và các YTNC ĐTĐ thai kỳ ............. 31
3.3.2. Một số kết quả xét nghiệm sinh hoá máu trong thai kỳ ....... 37
3.3.3. Tỷ lệ mắc ĐTĐ thực sự và một số xét nghiệm sau đẻ.......... 39
3.4. Các chỉ số theo dõi về trẻ sơ sinh .................................................. 40

Chơng 4: Bàn luận .............................................................................
46
4.1. Đặc điểm chung về nhóm đối tợng nghiên cứu ............................ 46
4.2. Tình hình mắc bệnh và các yếu tố nguy cơ ĐTĐ ........................... 48
Tỷ lệ mắc các yếu tố nguy cơ ĐTĐ ................................................ 48
Tỷ lệ mắc ĐTĐ thai kỳ và các yếu tố nguy cơ ĐTĐ thai kỳ .......... 49
Một số kết quả xét nghiệm sinh hoá trong thai kỳ ......................... 52
Tỷ lệ mắc ĐTĐ thực sự và kết quả xét nghiệm sinh hoá sau đẻ .... 54
4.3. Các chỉ số theo dõi về trẻ sơ sinh ................................................... 56

Kết luận .................................................................................................
59
Kiến nghị ...............................................................................................
61
Sơ đồ khuyến cáo khám sàng lọc ĐTĐ thai kỳ ..................................... 62


Tài liệu tham khảo ................................................................................
63
Phụ lục
Biểu đồ tăng cân khuyến cáo cho phụ nữ mang thai (theo ADA)
Mục tiêu quản lý glucose máu ở phụ nữ mang thai bị ĐTĐ
Mẫu hồ sơ nghiên cứu (Trớc sinh Khi sinh Sau sinh)


Danh mục các bảng
Bảng

Tên bảng

Trang

3.1.

Đặc điểm về tuổi của các đối tợng nghiên cứu

23

3.2.

Trình độ văn hoá của nhóm đối tợng nghiên cứu

24

3.3.

Nghề nghiệp của nhóm đối tợng nghiên cứu


25

3.4.

Chỉ số khối cơ thể trớc khi có thai

25

3.5.

Cân nặng tăng khi có thai

26

3.6.

Tiền sử bệnh tật của bản thân và gia đình đối tợng

28

3.7.

Tiền sử bệnh phụ khoa

28

3.8.

Số lần mang thai


29

3.9.

Số lần đẻ và số con sống trong những lần mang thai trớc

29

3.10.

Tiền sử sản khoa bất thờng

30

3.11.

Cân nặng con trong những lần đẻ trớc

30

3.12.

Tỷ lệ mắc các yếu tố nguy cơ lối sống

31

3.13.

Tỷ lệ mắc ĐTĐ thai kỳ theo tuổi


32

3.14.

Tỷ lệ mắc bệnh theo chỉ số khối cơ thể trớc khi có thai

33

3.15.

Tỷ lệ mắc bệnh theo các yếu tố nguy cơ lối sống

34

3.16.

Tỷ lệ mắc bệnh theo tiền sử gia đình ĐTĐ

34

3.17.

Tỷ lệ mắc bệnh theo tiền sử sản khoa bất thờng

35

3.18.

Số lần sinh con và tỷ lệ bệnh ĐTĐ thai kỳ


35

3.19.

Tiền sử cân nặng con trung bình trong lần đẻ trớc

36

3.20.

Tỷ lệ mắc bệnh và cân nặng của con trong lần đẻ trớc

36

3.21.

Kết quả xét nghiệm HbA1c, Insulin và lipid máu

37

3.22.

Tỷ lệ mắc rối loạn lipid máu

38

3.23.

Chẩn đoán ĐTĐ thực sự sau đẻ


39

3.24.

Kết quả xét nghiệm HbA1c và lipid máu sau đẻ

40

3.25.

ĐTĐ thai kỳ và cân nặng trẻ sơ sinh trung bình

43

3.26.

Tỷ lệ trẻ cân nặng >=4000g ở nhóm có và không ĐTĐ thai kỳ 44


3.27.

Cân nặng trẻ sơ sinh (chia theo bách phân vị 20%)

42

3.28.

Tỷ lệ ĐTĐ thai kỳ theo nhóm bách phân vị cân nặng con


42

3.29.

Cân nặng trẻ sơ sinh và sự tăng cân của mẹ khi có thai

43

3.30.

Phơng pháp đẻ và chẩn đoán ĐTĐ thai kỳ ở mẹ

44

3.31.

Phơng pháp đẻ và cân nặng trẻ sơ sinh

44

3.32.

Chỉ số apga của trẻ sơ sinh

45

3.33.

Dị tật trẻ sơ sinh


45

4.34.

Tỷ lệ ĐTĐ thai kỳ và số cân tăng thêm của mẹ khi có thai

52

4.35.

So sánh nồng độ đờng huyết đói và 2 giờ trớc và sau đẻ

55

4.36.

So sánh các chỉ số HbA1c và lipid máu trớc và sau đẻ

55

Bảng PL. Mục tiêu quản lý glucose máu ở bà mẹ mang thai bị ĐTĐ

PL

Danh mục các đồ thị
Tên biểu đồ / đồ thị

Trang

3.1.


Phân bố các đối tợng theo nhóm tuổi

24

3.2.

BMI trớc khi có thai của nhóm đối tợng nghiên cứu

26

3.3.

Cân nặng tăng thêm trong thai kỳ của các đối tợng

27

3.4.

Tỷ lệ bệnh ĐTĐ thai kỳ của nhóm đối tợng nghiên cứu

32

3.5.

Tỷ lệ bệnh ĐTĐ thai kỳ theo tuổi của đối tợng nghiên cứu

33

3.6.


Chẩn đoán ĐTĐ sau đẻ 6-12 tuần

39

3.7.

Cân nặng trẻ sơ sinh theo tuổi mẹ và tăng cân trong thai kỳ

45

PL

Mô hình tăng cân khuyến cáo cho phụ nữ mang thai

PL


1

Đặt vấn đề

Đái tháo đờng là một hội chứng rối loạn chuyển hoá đặc trng bởi tình
trạng tăng đờng huyết mạn tính, là hậu quả của thiếu hụt chế tiết và/hoặc
hoạt động của Insulin.
ĐTĐ thai kỳ đợc định nghĩa là tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở
bất kỳ mức độ nào, khởi phát hoặc lần đầu tiên đợc phát hiện trong quá trình
mang thai. Định nghĩa này đợc áp dụng dù ngời bệnh có cần phải điều trị
bằng Insulin hay chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn và cho dù sau khi sinh tình
trạng này còn tồn tại hay không. Định nghĩa này cũng không loại trừ khả năng

tình trạng rối loạn dung nạp glucose đã có từ trớc hay là xảy ra đồng thời với
quá trình mang thai (28).
ĐTĐ thai kỳ hiện đang là một vấn đề đáng quan tâm của y tế cộng đồng
vì tỷ lệ mắc bệnh cũng nh các biến chứng của bệnh cho cả ngời mẹ và thai
nhi. Khoảng 7% các phụ nữ mang thai tại Mỹ bị đái tháo đờng thai kỳ
nghĩa là trên 200.000 phụ nữ mang thai mỗi năm. Cũng theo Hiệp hội Đái
tháo đờng Mỹ, tỷ lệ này có thể dao động từ 1% đến 14% tuỳ theo quần thể
nghiên cứu và tuỳ theo loại test đợc sử dụng để chẩn đoán (10).
Các nghiên cứu khác nhau trên thế giới đã khẳng định ĐTĐ thai kỳ làm
tăng nguy cơ sảy thai sớm trong 3 tháng đầu của thời kỳ thai nghén nếu không
khống chế đợc mức đờng huyết của mẹ, tăng nguy cơ chết thai trong tử
cung vào 4 - 8 tuần cuối của thời kỳ thai nghén và tăng tỷ lệ chết chu sinh
không rõ nguyên nhân. ĐTĐ thai kỳ cũng làm tăng nguy cơ thai to, thờng
dẫn đến khó đẻ do thai ngôi vai. Ngoài ra, ngời mẹ bị ĐTĐ thai kỳ còn làm
tăng nguy cơ mắc các bệnh/ dị tật khác ở trẻ sơ sinh nh hạ đờng máu, hạ
can xi máu, chứng tăng hồng cầu và chứng vàng da. Những đứa trẻ con của
các bà mẹ bị ĐTĐ thai kỳ bị tăng nguy cơ béo phì, rối loạn dung nạp glucose
và ĐTĐ khi đến tuổi dậy thì. Những ngời mẹ bị ĐTĐ thai kỳ cũng có tăng
nguy cơ tăng huyết áp, đặc biệt là tăng nguy cơ mắc ĐTĐ typ 2 thực sự sau
này (7,25,30).


2

Tại Việt nam, trớc năm 2001 có rất ít số liệu thống kê chính thức về
bệnh đái tháo đờng.
Năm 2001, điều tra của Bệnh viện Nội tiết tại khu vực 4 thành phố lớn
trong cả nớc (Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng) cho thấy tỷ lệ
bệnh đái tháo đờng ở lứa tuổi 30-64 tuổi là 4,0%; tỷ lệ rối loạn dung nạp
glucose là 5,9%; tỷ lệ rối loạn đờng huyết lúc đói là 2,8%; trong khi đó, tỷ lệ

mắc các yếu tố nguy cơ là 38,5% (1).
Năm 1999, Ngô Thị Kim Phụng nghiên cứu về đái tháo đờng thai kỳ tại
một quận ở Thành phố Hồ Chí Minh và thấy tỷ lệ bệnh là 3,9% (6). Tại Hà
nội, Nguyễn Thị Kim Chi (2001) trong nghiên cứu Phát hiện tỷ lệ ĐTĐ thai
nghén ở bệnh viện Phụ sản Hà Nội và tìm hiểu các yếu tố liên quan đã dùng
test OSullivan/Mahan với nghiệm pháp sàng lọc 50g glucose uống và nghiệm
pháp chẩn đoán với 100g glucose đờng uống. Kết quả cho thấy tỷ lệ ĐTĐ
thai kỳ trong nhóm đối tợng nghiên cứu là 3,6% (4). Tuy nhiên, nghiên cứu
này cha có tính thuyết phục và tính đại diện vì cỡ mẫu nghiên cứu còn khiêm
tốn và biện pháp chẩn đoán đợc sử dụng phải qua 2 bớc khá phức tạp - tỷ lệ
đáp ứng của đối tợng thấp.

Với những lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm mục
đích:
1. Xác định tỷ lệ ĐTĐ thai kỳ ở phụ nữ đợc quản lý thai nghén tại
Bệnh viện Phụ sản Trung ơng và Bệnh viện Phụ sản Hà Nội năm 2002-2004.
2. Tìm hiểu một số yếu tố nguy cơ liên quan đối với ĐTĐ thai kỳ.
3. Tìm hiểu các ảnh hởng của ĐTĐ thai kỳ đối với trẻ sơ sinh.

Qua đó đa ra một số khuyến nghị về việc khám sàng lọc thờng quy
phát hiện ĐTĐ thai kỳ nhằm quản lý tốt thai nghén và hạn chế các biến chứng
do ĐTĐ thai kỳ đối với cả mẹ và trẻ sơ sinh, dự phòng bệnh ĐTĐ typ 2, giảm
gánh nặng bệnh tật cho cộng đồng.


3

Chơng 1: Tổng quan tài liệu

1.1. Sơ lợc về bệnh đái tháo đờng

ĐTĐ là một hội chứng chuyển hoá đặc trng bởi tăng glucose máu, là
hậu quả của sự suy giảm bài tiết và/hoặc hoạt động của Insulin. Diễn biến mạn
tính của bệnh ĐTĐ gây ra những biến đổi mạch máu thứ phát bao gồm bệnh
lý ở mạch máu nhỏ (microangiopathy - bệnh lý võng mạc, thận, thần kinh
ngoại vi...) và mạch máu lớn (macroangiopathy - đột quỵ, nhồi máu cơ tim và
bệnh mạch máu ngoại vi)...
Bệnh sinh và phân loại
ĐTĐ có thể đợc phân thành: ĐTĐ týp 1 (ĐTĐ phụ thuộc Insulin),
ĐTĐ týp 2 (ĐTĐ không phụ thuộc Insulin), ĐTĐ thai kỳ và ĐTĐ thứ phát.
* ĐTĐ týp 1 hay ĐTĐ phụ thuộc insulin
Bệnh nhân ĐTĐ týp 1 chắc chắn có kháng nguyên HLA (DR3 hoặc
DR4) và sản xuất ra tự kháng thể kháng tế bào tiểu đảo tuỵ, phân tử insulin
và/hoặc các thành phần của tế bào đảo tuỵ, gần đây đã đợc xác định nh
enzyme glutamic acid decarboxylase. Các kháng thể này có thể có nhiều năm
trớc khi xuất hiện các dấu hiệu, triệu chứng của bệnh ĐTĐ.
Bệnh nhân ĐTĐ týp 1 thờng có nhiễm toan cetone, biểu hiện thiếu hụt
thực sự insulin, nếu không điều trị bằng insulin bệnh nhân thờng nhanh
chóng đi vào hôn mê và tử vong.
Khoảng 6% dân số Mỹ mắc bệnh ĐTĐ nhng chỉ 10% trong số đó bị
ĐTĐ týp 1. Mặc dù hầu hết các bệnh nhân này là trẻ em hoặc ngời trẻ tuổi
(<30 tuổi), trớc kia gọi là ĐTĐ xuất hiện ở tuổi thanh thiếu niên là không
chính xác, vì một số ngời lớn và ngời già cũng bị ĐTĐ nhiễm cetone. Thậm


4

chí những bệnh nhân 70 hay 80 tuổi có thể bị ĐTĐ nhiễm toan cetone. Tuy
vậy mức độ nhiễm toan thờng diễn tiến chậm hơn ở ngời già.
* ĐTĐ týp 2 hay ĐTĐ không phụ thuộc insulin
Trớc kia gọi là ĐTĐ ở ngời lớn tuổi, xuất hiện ở tuổi trởng thành,

hay ĐTĐ không nhiễm cetone. ĐTĐ týp 2 liên quan với thiếu hụt và đề kháng
insulin - biểu hiện qua nồng độ insulin bình thờng hoặc cao kết hợp với tăng
nồng độ glucose máu. Tăng insulin và suy giảm hoạt động của insulin làm
tăng nguy cơ ĐTĐ týp 2 ở những ngời béo phì và ngời lớn tuổi.
Nếu tế bào của tuỵ còn tốt, sự cờng tiết insulin giữ cho mức glucose
huyết ở mức bình thờng. Nhng sau đó rối loạn dung nạp glucose sẽ xuất
hiện mặc dù sự cờng tiết insulin vẫn tiếp tục xảy ra. Sự tăng cờng hoạt động
của tuyến tuỵ trong thời gian dài dần dần dẫn đến suy yếu hoạt động của
tuyến, khi đó tuỵ giảm bài tiết insulin, mức glucose máu tăng lên - biểu hiện
lâm sàng bệnh ĐTĐ và lợng insulin máu giảm đến hoặc dới mức bình
thờng. ĐTĐ týp 2 đợc phân biệt do không nhiễm cetone, điều đó chỉ ra rằng
bệnh nhân vẫn có insulin. Khoảng 35% bệnh nhân ĐTĐ týp 2 sử dụng insulin
ngoại sinh. Nhng không giống nh bệnh nhận ĐTĐ týp 1, họ không cần sử
dụng insulin để duy trì cuộc sống.
Béo phì và tuổi là các yếu tố nguy cơ độc lập gây bệnh ĐTĐ týp 2.
Khoảng 80-90% bệnh nhân ĐTĐ týp 2 có béo phì và tỷ lệ tăng gấp đôi cho
mỗi 20% cân nặng tăng thêm so với cân nặng lý tởng và cho mỗi 10 năm từ
sau 40 tuổi không kể cân nặng. Tỷ lệ mắc bệnh ở tuổi từ 65-74 tuổi là khoảng
15%. Tuổi càng tăng, tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ càng cao. ĐTĐ týp 2 gặp nhiều ở
những chủng tộc nh ngời da đỏ ở Bắc Mỹ, ngời da đen và những ngời gốc
Tây Ban Nha.
* ĐTĐ thai kỳ
ĐTĐ thai kỳ đợc định nghĩa là tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở
bất kỳ mức độ nào, khởi phát hoặc đợc phát hiện lần đầu tiên trong khi mang


5

thai. Định nghĩa này đợc áp dụng dù ngời bệnh có cần phải điều trị bằng
Insulin hay chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn và cho dù sau khi sinh tình trạng này

còn tồn tại hay không. Định nghĩa này cũng không loại trừ khả năng tình
trạng rối loạn dung nạp glucose đã có từ trớc hay là xảy ra đồng thời với quá
trình mang thai (28).
Những ngời phụ nữ bị ĐTĐ trong thai kỳ có thể đợc chia làm hai
nhóm: ĐTĐ trớc khi có thai hoặc ĐTĐ phát sinh trong khi mang thai. Cả hai
nhóm này nếu không đợc điều trị sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh và tử vong
cho cả mẹ và thai nhi. Chăm sóc trớc khi có thai kết hợp với quản lý tốt
những phụ nữ ĐTĐ thai kỳ có thể cải thiện kết cục của quá trình mang thai.
* ĐTĐ thứ phát
Loại này bao gồm những thể bệnh ĐTĐ là hậu quả của các bệnh gây
phá huỷ tuỵ (ví dụ hemochromatosis, viêm tuỵ và u nang tuỵ), các bệnh nội
tiết gây tăng tiết quá nhiều hormone đối kháng với tác dụng của insulin (ví dụ:
tăng tiết GH trong bệnh to đầu chi, tăng tiết Cortisol trong hội chứng Cushing
và tăng tiết Cathecholamin trong u tuỷ thợng thận), và một số thuốc ức chế
bài tiết insulin (nh phenytoin) hay ức chế hoạt động của Insulin (nh
Estrogen hay Glucocorticoids).

1.2. Sơ bộ về chuyển hoá Carbohydrate
Gan sản xuất ra glucose thông qua hai quá trình: (1) Phân giải
glycogen, cung cấp khoảng 75% glucose sau một đêm nhịn đói; (2) Tân tạo
glucose, tổng hợp glucose từ những tiền chất khác đợc đa đến gan. Khi nhịn
đói kéo dài, việc phân giải glycogen giảm xuống đáng kể và quá trình tân tạo
glucose chiếm u thế.
Việc sản xuất glucose trong cơ thể đợc điều chỉnh bởi nồng độ insulin,
nồng độ glucagon và cơ chế tự điều chỉnh. Insulin làm giảm sản xuất glucose,


6

ngợc lại glucagon làm tăng sản xuất glucose. Tự điều chỉnh là quá trình qua

đó mức glucose trung gian do gan sản xuất độc lập với các hormone kích thích
bên ngoài. Khi đói, lợng insulin giảm xuống trong khi lợng glucagon tăng
lên. Sau bữa ăn, nồng độ glucose máu tăng lên kích thích tế bào của tuyến
tuỵ giải phóng insulin, trong khi đó việc sản xuất glucagon bởi các tế bào
của đảo tuỵ bị ức chế. Insulin qua gan trớc tiên, ở đó khoảng 50% bị phá
huỷ. Phần còn lại đi vào vòng tuần hoàn chung, ở đây, thời gian bán huỷ của
insulin khoảng 5 phút. Insulin gắn với các receptor đặc hiệu trên bề mặt tế bào
gan, cơ và mô mỡ, ở đó chúng phát huy tác dụng trong vài giờ. Vì thế, sau khi
ăn việc sản xuất glucose ở gan giảm đáng kể và glucose đi vào các mô.
Khoảng 25% carbohydrate thu nhận đợc trong bữa ăn đợc dự trữ ở gan, số
còn lại đến mô ngoại vi - chủ yếu là mô cơ, mỡ.
ở ngời trẻ tuổi không bị ĐTĐ, nồng độ glucose máu tăng 20-50mg/dl
ngay sau khi ăn và trở lại bình thờng sau 2 giờ. Khi tuổi tăng lên, sự đề
kháng insulin tăng dần, nồng độ glucose máu tăng thêm 5mg/dl trong mỗi 10
năm tính từ sau 50 tuổi trở đi.
Có 5 yếu tố giải thích ảnh hởng của tuổi tác lên chuyển hoá
carbohydrate: chế độ ăn trở nên nghèo nàn hơn, ít hoạt động thể lực hơn, giảm
khối lợng cơ dự trữ carbohydrate, suy giảm bài tiết insulin và đề kháng
insulin. ăn ít carbohydrate chỉ giải thích một phần nhỏ của vấn đề. Những
nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng ở những ngời cao tuổi nhng vẫn thờng chịu
khó rèn luyện cơ thể không thấy rối loạn dung nạp glucose, chứng tỏ ít hoạt
động thể lực đóng vai trò quan trọng trong mối liên quan giữa tuổi và rối loạn
glucose máu. Mặc dù khối cơ của cơ thể giảm xuống theo tuổi, sự phân bố lại
mô không giải thích đợc mối liên quan giữa tuổi với thay đổi chuyển hoá
carbohydrate. Dù sự bài tiết insulin đáp ứng với glucose không suy giảm theo
tuổi, hầu hết các nghiên cứu về đáp ứng tiết insulin với các kích thích khác
nhau (uống hoặc truyền glucose, amino acids, hay tolbutamide) chỉ ra sự bình
thờng, thậm chí làm tăng nồng độ insulin ở ngời già. Mặc dù nhiều ngời



7

già đáp ứng chậm với glucose đờng uống, ý nghĩa của sự đáp ứng chậm này
là cha chắc chắn.
1.3. Các giai đoạn thai kỳ và Sự phát triển của thai nhi
Khi có thai, cơ thể ngời phụ nữ có một số thay đổi để đáp ứng nhu cầu
phát triển của thai nhi trong buồng tử cung. Mỗi giai đoạn phát triển của thai
nhi đều rất quan trọng và cơ thể ngời mẹ đóng vai trò quan trọng đối với sự
phát triển của thai nhi.
Một kỳ mang thai bình thờng kéo dài khoảng 40 tuần hay 9 tháng.
Thai kỳ đợc chia thành 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn kéo dài 3 tháng. Việc chẩn
đoán đái tháo đờng thai kỳ có thể đợc thực hiện vào cuối 3 tháng giữa hoặc
bắt đầu 3 tháng cuối của thai kỳ. (Nghiệm pháp sàng lọc đái tháo đờng thai
kỳ thờng đợc tiến hành vào tuần thứ 24-28 cho đến tuần thứ 32 của thời kỳ
mang thai). Có thể bệnh đái tháo đờng thai kỳ cha xuất hiện ở 3 tháng đầu
thai kỳ - giai đoạn hình thành các cơ quan trong cơ thể của thai nhi. Vì thế, đái
tháo đờng thai kỳ ít gây nguy cơ dị tật bẩm sinh cho trẻ nguy cơ dị tật bẩm
sinh không khác so với quần thể chung, khoảng 2-3%. Tuy nhiên, một số phụ
nữ có thể đã mắc đái tháo đờng từ trớc khi mang thai mà không biết và bệnh
đái tháo đờng típ 2 làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh.
Các giai đoạn phát triển bình thờng của thai nhi đợc mô tả nh sau:
* Ba tháng đầu thai kỳ:
5 tuần đầu của thai kỳ đợc gọi là giai đoạn nang trứng. Trong giai
đoạn này, trứng đợc thụ tinh hình thành những mầm mống của nhau thai và
gắn vào thành tử cung của mẹ. Trong những tuần đầu thai kỳ, tim của thai nhi
cũng đợc hình thành và bắt đầu bơm máu; hệ tiêu hoá, xơng sống, tuỷ sống
và não cũng bắt đầu đợc hình thành.
Khi đợc khoảng 8 tuần, thai nhi sẽ có mắt (nhng các mí mắt vẫn dính
liền nhau), mũi, môi và lỡi. Cánh tay, cẳng tay, bàn tay, đầu gối, cẳng chân



8

và bàn chân bắt đầu hình thành. Trớc tuần thứ 9 của thai kỳ vẫn là giai đoạn
phôi thai. Vào cuối giai đoạn phôi thai, tất cả các cơ quan chính của thai nhi
đều đã đợc hình thành.
Kể từ sau tuần thứ 9 của thai kỳ đợc gọi là giai đoạn bào thai; giai
đoạn này các cơ quan trong cơ thể thai nhi dần phát triển và trởng thành. Đến
cuối 3 tháng đầu của thai kỳ, thai nhi dài khoảng 7,5cm và nặng khoảng 42g.
Các mầm răng và chân răng trên xơng hàm bắt đầu hình thành. Móng tay,
móng chân bắt đầu phát triển, dái tai đợc tạo thành; cơ thể thai nhi sẽ có hầu
hết các mô và cơ quan.
* Ba tháng giữa thai kỳ:
Thai nhi tiếp tục phát triển và trởng thành; vào khoảng tháng thứ 4 của
thai kỳ, thai nhi nặng khoảng 198g và dài khoảng 15-18cm. Nhịp tim thai trở
nên mạnh hơn và đã có thể nghe thấy bằng ống nghe hoặc qua siêu âm
Doppler kích hoạt tiếng tim. Các cơ và xơng của thai nhi đợc hình thành;
tóc và lông mày bắt đầu mọc. Ngời mẹ cũng có thể cảm nhận đợc cử động
của thai ở tuần thứ 18.
Gần tới cuối 3 tháng giữa của thai kỳ (khoảng 6 tháng tuổi thai), thai
nhi có thể nặng tới 0,8kg và dài 28-35cm. Các mí mắt tách rời ra và lông mi
hình thành, móng tay mọc dài ra tới tận đầu các ngón tay. Thai nhi cũng cử
động nhiều hơn.
* Ba tháng cuối thai kỳ:
Tất cả các hệ thống cơ quan đều đã đợc hình thành đầy đủ, các xơng
sọ của thai nhi mềm và dễ di chuyển. Lúc này thai bắt đầu tăng cân và lớn rất
nhanh. Vào cuối tháng thứ 7 của thai kỳ, thai nhi có thể nặng tới 1,1-1,4kg và
dài 35-43cm. Ngay trớc khi sẵn sàng chào đời, thai nhi có thể có cân nặng lý
tởng khoảng 3,1-3,8kg và dài khoảng 50cm.



9

1.4. Những nguy cơ tiềm ẩn của bệnh ĐTĐ thai kỳ
1.4.1. Nguy cơ đối với trẻ
Ngời ta thấy con của các bà mẹ bị ĐTĐ thai kỳ có tỷ lệ bệnh tật cao
hơn bình thờng. Các biến chứng về chuyển hoá thờng gặp bao gồm hạ
glucose máu, hạ Calci máu, thai to và tăng bilirubine máu. Ngày nay nhờ các
tiến bộ trong việc chăm sóc trẻ sơ sinh, điều khó khăn là chứng minh đợc sự
thay đổi về tỷ lệ mắc bệnh ở bào thai. Tuy vậy, đã có báo cáo tỷ lệ tử vong ở
trẻ tăng gấp 4 lần ở bà mẹ bị ĐTĐTN. Các ảnh hởng đến trẻ không chỉ giới
hạn ở giai đoạn bào thai và sơ sinh mà còn ảnh hởng lâu dài đến đời sống sau
này; những trẻ này có thể sớm phát sinh tình trạng đề kháng Insulin và béo phì
ở giai đoạn vị thành niên và có tỷ lệ rối loạn glucose máu cao.
Mặc dù ĐTĐ thai kỳ ít có nguy cơ gây khuyết tật bẩm sinh cho trẻ,
nhng trẻ vẫn có thể có những nguy cơ nhất định mà hầu hết đều có thể phòng
tránh đợc nếu sức khoẻ của ngời mẹ và của trẻ đợc kiểm soát tốt trong suốt
thai kỳ. Một số vấn đề thờng gặp ở trẻ nếu mẹ không kiểm soát tốt bệnh
ĐTĐ thai kỳ bao gồm:
* Thai to
Trẻ có cân nặng lớn hơn những trẻ bình thờng khác ở cùng độ tuổi
phát triển. Những phụ nữ bị ĐTĐ thai kỳ có mức đờng máu càng cao thì
càng có nguy cơ sinh con to do trẻ đợc nuôi dỡng bằng cách hấp thu
glucose và các chất dinh dỡng khác từ máu mẹ qua nhau thai. Nếu ĐTĐ thai
kỳ không đợc kiểm soát tốt, lợng chất dinh dỡng ở cơ thể mẹ sẽ cao hơn
mức cần thiết, thai nhi sẽ nhận đợc lợng đờng nhiều hơn so với nhu cầu
thực. Vì thai nhi không bị ĐTĐ, tuyến tuỵ hoạt động bình thờng sẽ tăng
cờng sản xuất insulin để chuyển hoá hoàn toàn lợng glucose trong máu.
Nh vậy, cơ thể của thai nhi sẽ nhận đợc quá nhiều năng lợng so với nhu
cầu thực sự, dần dần thai nhi sẽ ngày càng lớn lên và béo lên.



10

Đẻ con to có nguy cơ cho cả mẹ và trẻ. Trong quá trình chuyển dạ đẻ,
khi qua âm đạo, vai và cánh tay của trẻ có thể bị chấn thơng hoặc trẻ có thể
bị ngạt trong một thời điểm nào đó (23,24). Đôi khi thai quá to làm cho ngời
mẹ không thể đẻ thờng đợc và cần phải mổ lấy thai.
* Hạ đờng huyết
Nếu nồng độ glucose máu của ngời mẹ quá cao ngay trớc hoặc trong
khi sinh, tuyến tuỵ của trẻ sẽ sản xuất nhiều insulin để cân bằng với lợng
glucose d thừa mà trẻ nhận từ mẹ. Tuy nhiên, sau khi sinh, trẻ không còn
nhận đợc lợng glucose nhiều nh khi còn ở trong tử cung của mẹ, và lợng
insulin d thừa do tuyến tuỵ sản xuất có thể làm mức glucose máu của trẻ
giảm xuống thấp hơn bình thờng, gây hạ đờng huyết. Hạ đờng huyết
không đợc điều trị có thể gây nguy hiểm cho trẻ sơ sinh.
* Vàng da (do tăng bilirubin máu)
Trớc khi sinh, trẻ cần rất nhiều tế bào hồng cầu; nhng khi chào đời
trẻ không cần lợng cung cấp d thừa đó nữa. Vì thế, sau khi sinh, cơ thể trẻ
sẽ phá huỷ và đào thải bớt các tế bào hồng cầu già. Nếu gan của trẻ cha đủ
trởng thành, nó khó có thể thực hiện nhiệm vụ nặng nề này; nhng nh thế sẽ
làm tích luỹ lại các tế bào hồng cầu già. Bilirubin - mảnh vỡ của các tế bào
hồng cầu già - thay vì đợc đào thải ra ngoài sẽ lắng đọng lại ở các mô của trẻ
gây vàng da do tăng bilirubin máu.
Bình thờng trẻ sinh ra vẫn có một lợng nhỏ bilirubin trong cơ thể.
Nếu trẻ có quá nhiều bilirubin ngay sau khi sinh, có thể cần đợc điều trị
chiếu tia cực tím để giúp phá huỷ và đào thải hết bilirubin - thờng triệu
chứng sẽ giảm sau vài ngày điều trị chiếu tia. Nồng độ bilirubin máu quá cao
có thể gây nhiễm độc nhng hiếm gặp. Nếu vàng da nặng, trẻ có thể cần đợc
truyền máu. Vì tăng bilirubin máu và vàng da khá thờng gặp ở con của các

bà mẹ bị ĐTĐ thai kỳ, các thày thuốc sẽ đặc biệt chú ý đến triệu chứng vàng
da ở trẻ sơ sinh.


11

* Hội chứng suy hô hấp (RDS)
Con của các bà mẹ bị ĐTĐ thờng có xu hớng to hơn bình thờng và
tăng nguy cơ bị đẻ non. Do đẻ non và do các yếu tố nguy cơ liên quan đến
ĐTĐ khác, nên các trẻ này có nguy cơ mắc hội chứng suy hô hấp (RDS). Khi
đó, phổi của trẻ cha phát triển đầy đủ để giúp trẻ tự thở và cần đợc theo dõi
trong đơn vị chăm sóc tích cực, thở oxy đến khi có thể tự thở đợc. Xét
nghiệm chọc dịch ối trớc sinh có thể giúp cho biết mức độ trởng thành của
phổi của trẻ và nguy cơ trẻ mắc hội chứng suy hô hấp hay không.

Ngoài ra, trẻ còn có thể có các nguy cơ khác nh: ngạt, chấn thơng khi
đẻ, các dị tật bẩm sinh, đa hồng cầu, suy tim, chậm phát triển trong tử cung,
hệ thần kinh dễ bị kích thích, phì đại các cơ quan ...

1.4.2. Nguy cơ đối với ngời Mẹ
Những phụ nữ bị ĐTĐ thai kỳ bị tăng nguy cơ tiền sản giật, nhiễm
khuẩn tiết niệu và ceton niệu hơn so với những ngời không bị ĐTĐ thai kỳ.
* Tiền sản giật tăng huyết áp
Tiền sản giật là một hội chứng xảy ra trong thời kỳ mang thai, gồm có
tăng huyết áp, phù - thờng là phù bàn chân, cẳng chân và tay. Nếu huyết áp
tăng quá cao có thể nguy hiểm, đe doạ tính mạng cả mẹ và thai nhi. Ngời bị
tiền sản giật thờng phải giảm hoạt động và phải nhập viện theo dõi, điều trị.
Tiền sản giật thờng mất đi sau khi sinh.
* Nhiễm khuẩn tiết niệu
Phụ nữ bị ĐTĐ thai kỳ dễ bị nhiễm khuẩn tiết niệu hơn, triệu chứng của

bệnh có thể là đau rát khi đi tiểu hoặc tiểu nhiều lần.


12

* Nhiễm toan ceton
Thể ceton là một số thành phần acid đợc tạo ra khi cơ thể ngời mẹ
phân giải chất béo do thiếu các nguồn năng lợng khác. Khi quá d thừa,
ceton sẽ đợc tích luỹ lại trong máu rồi đợc đào thải ra ngoài qua nớc tiểu
gọi là ceton niệu. Trong thời kỳ mang thai, điều này có nghĩa là ngời mẹ
cha ăn đủ theo nhu cầu của bản thân và của trẻ. Thể ceton từ máu của mẹ có
thể qua nhau thai vào máu trẻ, có thể gây hại cho trẻ.
* Bệnh Đái tháo đờng typ 2
Nhiều nghiên cứu về tỷ lệ mới mắc ĐTĐ typ 2 của những phụ nữ đã
đợc chẩn đoán ĐTĐ thai kỳ tăng dần theo thời gian; với thời gian theo dõi từ
4 đến 8 tuần sau đẻ, tỷ lệ mới mắc tích luỹ ĐTĐ typ 2 của những ngời đã
đợc chẩn đoán ĐTĐ thai kỳ dao động từ 2,6% đến 13%; tỷ lệ này khác nhau
tuỳ theo nhóm dân tộc, thời gian chẩn đoán sau đẻ và tiêu chuẩn chẩn đoán
đợc sử dụng (15,17,26). Tỷ lệ mới mắc tích luỹ ĐTĐ typ 2 tăng lên đáng kể
sau 5 năm và tăng lên chậm hơn trong 10 năm tiếp sau đó. Các nghiên cứu
khác nhau với thời gian theo dõi khác nhau trên các nhóm chủng tộc khác
nhau đã cho thấy tỷ lệ này có thể dao động từ 3,4% đến trên 70% (18,29,32).

Ngoài ra, ngời phụ nữ bị ĐTĐ thai kỳ còn có nguy cơ mắc một số
bệnh/ tình trạng bệnh khác nh hạ đờng huyết, tăng huyết áp, đa ối, đẻ non,
làm nặng thêm các biến chứng mạn tính đã có (bệnh võng mạc, thần kinh,
thận, tim mạch).

1.5. Đặc điểm đtđ thai kỳ và các yếu tố nguy cơ
Đái tháo đờng thai kỳ là một thể bệnh đái tháo đờng xuất hiện lần

đầu tiên trong thời kỳ mang thai và thờng mất đi sau khi sinh con. Vì vậy,
đái tháo đờng thai kỳ không giống bất kỳ dạng bệnh ĐTĐ nào khác.


13

ĐTĐ thai kỳ có ở khoảng 1-14% số phụ nữ có thai tuỳ theo quần thể
nghiên cứu. Nguyên nhân chính xác gây nên tình trạng bệnh vẫn cha đợc
biết rõ, nhng có thể vì trong thời kỳ mang thai, nhau thai sản xuất ra rất
nhiều hormone quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Điều không may là
các hormone này cũng ngăn cản hoạt tính của insulin trong cơ thể mẹ, gây
tình trạng kháng insulin tạm thời đến khi đứa trẻ đợc sinh ra. Tất cả phụ nữ
mang thai đều có kháng insulin tạm thời ở một mức độ nào đó.
Ngời ta cho rằng Đái tháo đờng thai kỳ xuất hiện khi tuyến tuỵ của
ngời mẹ sản xuất không đủ insulin theo nhu cầu của cơ thể trong thời kỳ
mang thai. Do không có lợng insulin bổ sung, cơ thể ngời mẹ không thể
chuyển glucose trong máu thành năng lợng, làm cho nồng độ glucose máu
tăng lên (hay tăng đờng huyết) và đợc chẩn đoán là đái tháo đờng thai kỳ.
ĐTĐ thai kỳ thờng xuất hiện vào khoảng tuần thứ 24 của thai kỳ, khi
nhau thai bắt đầu sản xuất một lợng lớn các hormone gây kháng insulin. Với
hầu hết mọi phụ nữ, bệnh ĐTĐ thai kỳ mất đi ngay sau khi sinh vì khi đó
trong cơ thể ngời mẹ đã hết yếu tố gây kháng insulin và nồng độ glucose
máu trở lại bình thờng. Tuy vậy, nguy cơ mắc lại ĐTĐ thai kỳ vẫn còn cao
trong những lần mang thai tiếp theo; khoảng một nửa số ngời đã từng bị
ĐTĐ thai kỳ sẽ mắc bệnh ĐTĐ typ 2 sau này.
ĐTĐ thai kỳ rất khó phát hiện nếu không làm xét nghiệm máu vì bệnh
thờng không có biểu hiện các dấu hiệu hay triệu chứng. Việc chẩn đoán chủ
yếu phải dựa vào xét nghiệm sàng lọc. Trớc đây, biện pháp sàng lọc thờng
là xét nghiệm glucose trong nớc tiểu; tuy nhiên, xét nghiệm này không chính
xác vì nhiều phụ nữ mang thai không bị ĐTĐ thai kỳ cũng có glucose trong

nớc tiểu và những ngời bị ĐTĐ thai kỳ không phải lúc nào cũng có glucose
trong nớc tiểu.
Biện pháp chẩn đoán ĐTĐ thai kỳ thờng đợc dùng hiện nay là
nghiệm pháp dung nạp glucose uống - thực hiện vào tuần 24-28 của thời kỳ


14

mang thai. Nếu còn nghi ngờ, ngời phụ nữ mang thai sẽ đợc chỉ định làm lại
nghiệm pháp khi đợc 32 tuần tuổi thai.
Một số ý kiến còn cho rằng, những phụ nữ mang thai có nguy cơ cao
mắc ĐTĐ thai kỳ cần đợc làm nghiệm pháp dung nạp glucose trớc 24 tuần.
Mặt khác, nếu chẩn đoán ĐTĐ thai kỳ sau tuần thứ 30 thì cũng không phải đã
là quá muộn để cải thiện kiểm soát đờng máu.
Nguy cơ bị ĐTĐ thai kỳ của ngời phụ nữ tăng dần theo tuổi. Vì thế,
ngời không bị ĐTĐ thai kỳ trong lần mang thai đầu tiên không có nghĩa là sẽ
không bị ĐTĐ thai kỳ trong những lần mang thai tiếp theo.

* Các yếu tố nguy cơ mắc ĐTĐ thai kỳ bao gồm (2):
- Tuổi 25.
- Béo phì hoặc thừa cân nặng trớc khi có thai (tiêu chuẩn cho ngời
Châu á: BMI 23,0kg/m2 - khuyến cáo của WHO).
- Thuộc nhóm dân tộc/ chủng tộc có nguy cơ cao.
- Tiền sử gia đình có ngời mắc bệnh ĐTĐ.
- Có tiền sử bị rối loạn dung nạp glucose hoặc rối loạn đờng huyết khi
đói hoặc đã đợc chẩn đoán ĐTĐ thai kỳ trong lần mang thai trớc.
- Có tiền sử sản khoa bất thờng trong những lần mang thai trớc (ví dụ
thai chết lu, sảy thai không rõ nguyên nhân).
- Có tiền sử sinh con to > 4000gam.


1.6. chẩn đoán đái tháo đờng thai kỳ


15

Mặc dù đã có 4 Hội thảo Quốc tế về ĐTĐ thai kỳ, nhng các chuyên
gia vẫn còn có những ý kiến khác nhau về nghiệm pháp chẩn đoán cũng nh
tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ thai kỳ.
Nghiên cứu kinh điển của OSullivan và Mahan (1964) dùng biện pháp
chẩn đoán hai bớc để chẩn đoán ĐTĐ thai kỳ ở phụ nữ mang thai. Bớc một,
tất cả các đối tợng đợc uống 50gam glucose và đo nồng độ glucose huyết
sau khi uống 1 giờ - đây là nghiệm pháp sàng lọc ngẫu nhiên nên đối tợng có
thể không ở tình trạng đói. Nếu đờng huyết 140mg/dL (7,8mmol/L), đối
tợng đợc chọn để làm nghiệm pháp chẩn đoán (bớc hai) với 100gam
glucose và định lợng đờng huyết 4 thời điểm: lúc đói, 1 giờ, 2 giờ và 3 giờ chẩn đoán nếu có ít nhất 2 giá trị cao hơn ngỡng.
Tuy nhiên, sau này, các chuyên gia khác cũng đã đề xuất tiêu chuẩn
chẩn đoán mới cho nghiệm pháp 100g đờng uống này (bảng 1).
Bảng 1. Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ thai kỳ bằng nghiệm pháp dung nạp
glucose đờng uống với 100g.

Thời điểm

Tiêu chuẩn

Nhóm dữ liệu ĐTĐ

Đề xuất sửa đổi của

O'Sulivan/Mahan


quốc gia Mỹ

Carpenter/Coustan

máu toàn phần

huyết tơng

huyết tơng

mg/dl (mmol/l)

mg/dl (mmol/l)

mg/dl

(mmol/l)

Lúc đói

90

(5,0)

105

(5,83)

95


(5,28)

1 giờ

165

(9,17)

190

(10,56)

180

(10,0)

2 giờ

145

(8,06)

165

(9,17)

155

(8,61)


3 giờ

125

(6,94)

145

(8,06)

140

(7,78)


16

(Ghi chú: Chẩn đoán ĐTĐ thai kỳ khi có 2 giá trị bằng hoặc cao hơn
giá trị nêu trên. Xét nghiệm đợc làm vào buổi sáng sau khi nhịn đói 8-14 giờ,
và sau ít nhất 3 ngày ăn uống và hoạt động thể lực không hạn chế).

Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ thai kỳ của Tổ chức Y tế Thế giới (1985)
dựa trên nghiệm pháp chẩn đoán một bớc với 75g glucose và phân tích đáp
ứng đờng huyết tại các thời điểm: 0 giờ, 1giờ và 2 giờ. Chẩn đoán ĐTĐ thai
kỳ nếu có 2 giá trị cao hơn ngỡng (bảng 2).
Bảng 2. Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐTN bằng nghiệm pháp dung nạp
glucose đờng uống với 75g (*)
Thời điểm
lấy mẫu


Tiêu chuẩn

Australia (1995) lần 4 về ĐTĐ thai kỳ (1998)
mg/dl

Lúc đói

(mmol/l)
(5,5)

99

1 giờ
2 giờ

WHO - Hội thảo Quốc tế

144

(8,0)

mg/dl

(mmol/l)

95

(5,3)

180


(10,0)

155

(8,6)

Đề xuất của Mose
& CS (1998)
mg/dl

(mmol/l)
(5,0)

90
140

(7,8)

* Các giá trị này đều đợc tính cho đờng huyết tơng tĩnh mạch. Chẩn
đoán ĐTĐ thai kỳ khi có 2 giá trị bằng hoặc cao hơn giá trị nêu trên. Xét
nghiệm đợc làm vào buổi sáng sau khi nhịn đói 8-14 giờ, và sau ít nhất 3
ngày ăn uống và hoạt động thể lực không hạn chế.

Biện pháp chẩn đoán 1 bớc đơn giản, dễ thực hiện hơn so với nghiệm
pháp kinh điển của OSullivan và Mahan. Tuy vẫn còn một số ý kiến khác
nhau về ngỡng giá trị đợc áp dụng để chẩn đoán ĐTĐ thai kỳ, nhng tại



×