Tải bản đầy đủ (.doc) (93 trang)

quản lý hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục các trường sĩ quan quân đội hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (518.97 KB, 93 trang )

BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ

NGUYỄN VĂN TUẤN

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KIỂM ĐỊNH
CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC CÁC TRƯỜNG SĨ QUAN
QUÂN ĐỘI HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

HÀ NỘI - 2013


BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ

NGUYỄN VĂN TUẤN

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KIỂM ĐỊNH
CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC CÁC TRƯỜNG SĨ QUAN
QUÂN ĐỘI HIỆN NAY

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60 14 01 14

Người hướng dẫn khoa học: TS PHẠM ĐỨC TU

HÀ NỘI - 2013



MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
3
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN - THỰC TIỄN CỦA QUẢN LÝ
HOẠT ĐỘNG KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO
DỤC CÁC TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI HIỆN
18

1.1.

NAY
Quan niệm về quản lý hoạt động kiểm định chất lượng

18

1.2.

giáo dục ở các trường sĩ quan quân đội hiện nay
Thực trạng quản lý hoạt động kiểm định chất lượng giáo

34

Chương 2

dục ở các trường sĩ quan quân đội
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KIỂM ĐỊNH
CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC CÁC TRƯỜNG SĨ

48


2.1.

QUAN QUÂN ĐỘI HIỆN NAY
Hệ thống biện pháp quản lý hoạt động kiểm định chất

48

2.2.

lượng giáo dục các trường sĩ quan quân đội hiện nay
Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện
pháp quản lý hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục ở

các trường sĩ quan quân đội hiện nay
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

75
80
83
86


CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Bộ Giáo dục và Đào tạo

BGD&ĐT


Bộ Quốc phòng

BQP

Chất lượng giáo dục
Giáo dục đại học
Giáo dục - Đào tạo

CLGD
GDĐH
GD - ĐT

Kiểm định chất lượng giáo dục

KĐCLGD

Đảm bảo chất lượng giáo dục
Khảo thí và Đảm bảo chất lượng giáo dục - đào tạo
Trường sĩ quan

ĐBCLGD
KT&ĐBCLGD - ĐT
TSQ


3
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hoạt động KĐCLGD tại các cơ sở GDĐH trong cả nước nói chung, các
học viện, đại học, các TSQ quân đội nói riêng được thực hiện bởi tổ chức

chuyên nghiệp thành lập hội đồng đánh giá (tiến hành đánh giá ngoài) trên cơ
sở hội đồng tự đánh giá do thủ trưởng cơ sở GDĐH thành lập (tiến hành đánh
giá trong) nhằm xác định mức độ đạt chuẩn chất lượng trường, chương trình
đào tạo của trường theo các tiêu chuẩn, tiêu chí theo quy định, hướng dẫn của
BGD – ĐT, BQP, của TSQ.
Cho đến nay, hoạt động KĐCLGD nói chung và quản lý hoạt động
KĐCLGD tại các TSQ càng trở nên cấp thiết bởi những lý do sau:
Kiểm định chất lượng giáo dục là một biện pháp quản lý giáo dục nhằm
đảm bảo chất lượng đào tạo nhân lực chất lượng cao theo các tiêu chí, tiêu
chuẩn quốc gia và quốc tế, qua đó phát huy tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm
của các cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng về chất lượng sản phẩm của mình,
đồng thời tạo điều kiện cho Nhà nước và xã hội giám sát chất lượng đào tạo ở
mỗi nhà trường;
Trong điều kiện kinh tế thị trường hội nhập kinh tế quốc tế, Đảng ta đã
có chủ trương xã hội hóa giáo dục đào tạo nói chung, đào tạo đại học và cao
đẳng nói riêng. Thực hiện tốt công tác kiểm định chất lượng giáo dục ở từng
trường đại học, cao đẳng sẽ góp phần bảo đảm chất lượng đào tạo nhân lực
cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay.
Chất lượng giáo dục, các hoạt động bảo đảm chất lượng giáo dục nói
chung, kiểm định chất lượng giáo dục nói riêng ở các trường sỹ quan quân đội
luôn là vấn đề được Bộ Quốc phòng quan tâm đặc biệt, tổ chực thực hiện
nghiêm túc vì tầm quan trọng hàng đầu của nó đối với sự nghiệp xây dựng
quân đội cách mạng, chính quy tinh nhuệ, từng bước hiện đại bảo vệ Tổ quốc.


4
Quản lý hoạt động KĐCLGD ở các TSQ là yêu cầu cấp thiết của Quân ủy
Trung ương, Thủ trưởng BQP về đổi mới và nâng cao chất lượng GD – ĐT
trong các trường đáp ứng yêu cầu mới của Quân đội.
Quán triệt quan điểm của Đảng, thực hiện Luật Giáo dục, Quân ủy

Trung ương, Thủ trưởng BQP đã chỉ đạo Tổng Tham mưu trưởng ra Quyết
định số 1736/QĐ-TM ngày 27/10/2009 về việc thành lập Phòng
KT&ĐBCLGD - ĐT thuộc Cục Nhà trường/Bộ Tổng Tham mưu và Quyết
định số 1737/QĐ-TM ngày 27/10/2009 về việc thành lập Phòng (Ban)
KT&ĐBCLGD - ĐT Khảo thí thuộc học viện, TSQ quân đội nhằm đáp ứng
yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo tại các cơ sở GDĐH theo đúng yêu cầu
của Luật Giáo dục và Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ. Đây là thời điểm
quan trọng đánh dấu sự ra đời của hệ thống cơ quan quản lý về đảm bảo chất
lượng, trong đó có nhiệm vụ tham mưu đề xuất giúp Thủ trưởng BQP, Thủ
trưởng nhà trường về quản lý hoạt động KĐCLGD các TSQ quân đội.
Kể từ khi được thành lập đến nay gần 4 năm, công tác tham mưu đề
xuất của các phòng (ban) KT& ĐBCLGD - ĐT giúp thủ trưởng các cấp quản
lý có hiệu quả hoạt động KĐCLGD các TSQ đã đạt được kết quả bước đầu,
song cũng tồn tại không ít những khó khăn, bất cập làm giảm sút chất lượng,
hiệu quả công tác quản lý hoạt động KĐCLGD các TSQ nói riêng, các trường
trong quân đội nói chung. Cụ thể là:
Hoạt động KĐCLGD đã đi vào nền nếp, từng bước đáp ứng yêu cầu
của BQP, BGD – ĐT. Được sự chỉ đạo của BQP, BGD&ĐT, 100% các TSQ
đã có Ban KT& ĐBCLGD – ĐT; 100% đã ra quyết định thành lập hội đồng tự
đánh giá; xây dựng kế hoạch tự đánh giá; thành lập tổ thư ký; các nhóm
chuyên trách; thu thập minh chứng; viết phiếu đánh giá tiêu chí và từng bước
hoàn thành báo cáo tự đánh giá. Cho đến nay, đã có 07/12 trường (chiếm tỷ lệ
58,3%) hoàn thành báo cáo tự đánh giá.


5
Tuy nhiện vấn đề quản lý các hoạt động KĐCLGD còn mới mẻ, chưa
phát huy được những hiệu quả như mong muốn, còn bộc lộ một số hạn chế,
bất cập là: Đội ngũ cán bộ KĐCLGD các TSQ chưa nhận thức đúng vai trò, vị
trí của hoạt động KĐCLGD; hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật chưa

đồng bộ, thống nhất từ BQP đến các TSQ; chất lượng cán bộ chuyên trách
thuộc các Ban KT& ĐBCLGD – ĐT còn hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm
công tác KĐCLGD. Báo cáo tự đánh giá của các trường chất lượng chưa cao,
mang tính hình thức. Bố trí kinh phí chưa đáp ứng yêu cầu.
Tình hình trên đã đặt ra vấn đề cần nghiên cứu về: Quản lý hoạt động
kiểm định chất lượng giáo dục các trường sĩ quan quân đội hiện nay với tư
cách là đề tài luận văn thạc sỹ.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
* Mô hình hoạt động quản lý KĐCLGD của một số nước trên thế giới
và tại Việt Nam
Vấn đề KĐCLGD và quản lý hoạt động KĐCLGD xuất hiện lần đầu ở
Mỹ vào năm 1905 do một tổ chức tư nhân lập ra nhằm đánh giá chất lượng các
trường phổ thông trung học theo các tiêu chuẩn, tiêu chí đề ra nhằm tư vấn cho
phụ huynh học sinh cho học sinh nhập học vào trường và sau đó được hình thành
và phát triển tại một số nước Châu Âu và Úc. Kể từ đó đến nay, trải qua hơn 100
năm, hệ thống KĐCLGD đã được phổ cập và triển khai tại 213 nước và vùng
lãnh thổ trên thế giới. Ở Việt Nam, tháng 01/2002, Phòng Kiểm định chất lượng
đào tạo thuộc Vụ Đại học và Sau đại học (nay là Vụ Giáo dục đại học) ra đời,
KĐCLGD đã chính thức đi vào hoạt động, sau đó phát triển thành Cục Khảo thí
và KĐCLGD thuộc BGD&ĐT đánh dấu một thời kỳ mới của sự hình thành và
phát triển hoạt động KĐCLGD và quản lý KĐCLGD ở Việt Nam [11- tr.14].
Để nắm được hoạt động KĐCLGD, quản lý hoạt động KĐCLGD cần
lược khảo hoạt động một số nước trên thế giới và ở Việt Nam như sau:


6
Tại Mỹ, KĐCLGD được ra đời đầu tiên ở Mỹ xuất phát từ phục vụ lợi
ích của công chúng trước sự phát triển mạnh mẽ của giáo dục về quy mô, số
lượng đào tạo. Khác với hầu hết các nước Châu Âu, Bộ Giáo dục Liên bang
Mỹ không trực tiếp KĐCLGD mà chỉ công nhận hiện trạng chất lượng do các

tổ chức hệ thống KĐCLGD của Mỹ tiến hành kiểm định. Hệ thống tổ chức cơ
quan KĐCLGD tại Mỹ là các tổ chức tư nhân phân bố trên phạm vi 50 bang
của Mỹ và các quốc gia khác, hoạt động độc lập theo các vùng lãnh thổ, liên
hiệp các trường.
Ủy ban Giáo dục Đại học khu vực Trung Mỹ (CIHE) thực hiện
KĐCLGD các trường cao đẳng, trường học khu vực Trung Mỹ và một số nước
trên thế giới: 6 bang của Anh, 02 cơ sở giáo dục của Hy Lạp, 03 ở Thụy sỹ;...
trong đó Ủy ban các cơ sở Giáo dục Đại học (CIHE) thuộc Hiệp hội các Nhà
trường và Cao đẳng New England được phân cấp KĐCL 6 bang của Anh. Ủy
ban Giáo dục Đại học (HCL) cùng với Hiệp Hội các trường Cao đẳng và nhà
trường Bắc Mỹ (NCA) KĐCLGD các trường trung cấp cấp bằng ở Bắc Mỹ.
Ủy ban các Trường Cao đẳng và Đại học Tây Bắc (NWCCU) KĐCLGD các
cơ sở giáo dục đại học cấp bằng cử nhân, thạc sỹ, tiến sỹ ở khu vực Tây Bắc
Mỹ. Ủy ban các Trường Cao đẳng thuộc Hiệp hội các trường cao đẳng và Đại
học Nam Mỹ KĐCLGD các cơ sở giáo dục đại học cấp bằng thuộc Nam Mỹ.
Ủy ban các Trường Cao đẳng Cộng đồng (ACCJC) thuộc Hiệp Hội các trường
Cao đẳng và Nhà trường Tây Mỹ (WASC) KĐCLGD các cơ sở giáo dục cấp
bằng ở Tây Mỹ. Ủy ban Kiểm định các trường cao đẳng, đại học Mỹ (WASCASSCU) thuộc Hiệp Hội các trường Cao đẳng và Nhà trường Tây Mỹ
KĐCLGD các cơ sở giáo dục đại học, cao học vùng Tây Mỹ.
Chức năng, nhiệm vụ của các Ủy ban là KĐCLGD toàn bộ các trường
ở các cấp học được cấp bằng theo phạm vi các bang và vùng lãnh thổ. Hình
thức KĐCLGD: Kiểm định trường; kiểm định chương trình đào tạo. Các tổ


7
chức KĐCLGD ở Mỹ được tài trợ chủ yếu bằng các nguồn kinh phí hàng năm
từ các trường và từ chương trình kiểm định. Kiểm định trường và chương
trình có thể thực hiện theo chu kỳ vài năm đến 10 năm. Các trường tiến hành
KĐCLGD trên cơ sở bộ tiêu chuẩn, tiêu chí do các tổ chức quy định.
Tại Ô-xtơ-rây-lia, sự phát triển mạnh mẽ hệ thống GDĐH vào cuối

những năm 1970 với sự gia tăng về số lượng sinh viên và chuyên ngành đào
tạo đã đặt ra vấn đề cần thiết phải có những hoạt động đảm bảo chất lượng
đào tạo. Những năm 70, số lượng sinh viên đại học tăng gấp đôi, đến thập kỷ
80, số sinh viên đại học một lần nữa tăng gấp đôi với nhiều chương trình,
phương thức đào tạo khác nhau. Điều đó đã đòi hỏi Chính phủ cần có phương
tiện xem xét đánh giá chất lượng đào tạo. Tháng 11 năm 1992, Chính phủ đã
đề xuất thành lập Ủy ban Đảm bảo chất lượng GDĐH (The Committee for
Quality Assurance in Higher Education- CQAHE) để kiểm soát chất lượng
đào tạo. Ủy ban này chi phối Hội đồng Bộ trưởng về Giáo dục, Việc làm và
Quan hệ công việc (trực tiếp là Hội đồng các Bộ trưởng Giáo dục và Việc làm
của 6 bang; 02 lãnh thổ- gọi tắt là MCTEE). Sau đó, MCTEE thành lập Cơ
quan chất lượng các trường đại học Ô-xtơ-rây-lia (AUQA); AUQA là cơ quan
quốc gia đầu não có nhiệm thúc đẩy đánh giá và báo cáo về KĐCLGD đối với
MCTEE. AUQA hoạt động độc lập với chính quyền bang và ngành giáo dục
đại học dưới sự chỉ đạo của Ban Giám đốc gồm 12 người, 11 Giám đốc được
đề cử bởi các nhóm khác nhau và được MCTEE bổ nhiệm, người thứ 12 là
Giám đốc điều hành được bầu bởi Ban Giám đốc. Hiện nay, AUQA đã đánh
giá được 59 trường đại học và tương đương đại học của Liên bang. Kinh phí
hoạt động của AUQA gồm: 40% của Chính phủ Liên bang, 25% từ chính
quyền bang và lãnh thổ; 25% từ các cơ sở giáo dục đại học khi AUQA đến
đánh giá; 10% doanh thu qua tư vấn. Các trường tiến hành KĐCLGD trên cơ
sở bộ tiêu chuẩn, tiêu chí do AUQA quy định.


8
Ở Ấn Độ, việc tiến hành KĐCLGD được xuất phát từ sự tăng nhanh
quy mô, số lượng sinh viên đào tạo từ những năm 80 của thế kỷ XX. Hiện
nay, Ấn Độ có hơn 400 trường đại học, 17.000 trường cao đẳng với hơn 10
triệu sinh viên chính quy, 2 triệu sinh viên theo học các chương trình đào tạo
từ xa với nhiều loại hình trường khác nhau. Điều đó đã đòi hỏi Quốc hội

thành lập Ủy ban Tài trợ các trường đại học (UGC). Ủy ban này thành lập Hội
đồng Đánh giá và Kiểm định quốc gia (NAAC) để đánh giá chất lượng; Hội
đồng Đánh giá và Kiểm định quốc gia chỉ đạo các Hội đồng ngành KĐCLGD
các trường đại. Các Hội đồng ngành KĐCLGD chương trình đào tạo,
KĐCLGD các trường đại học. Hình thức KĐCLGD gồm: kiểm định trường
đại học; chương trình đào tạo. UGC chịu trách nhiệm điều hành, quyết định,
chỉ đạo Hội đồng ngành, các trường tiêu chuẩn kiểm định. Các trường tiến
hành KĐCLGD trên cơ sở bộ tiêu chuẩn, tiêu chí do UGC quy định.
Hàn Quốc, đã có rất nhiều nỗ lực trong công tác KĐCLGD đại học. Hệ
thống cơ quan KĐCLGD của Hàn Quốc gồm: Ủy ban KĐCLGD đại học
(Committee for University Accreditaition); Hội đồng Giáo dục đại học Hàn
Quốc (Korean Council for University Education- KCUE); Ủy ban Điều hành
KĐCLGD đại học; Nhóm Kiểm định; Ủy ban Trọng tài. Ủy ban KĐCLGD
đại học quyết định các hướng đi cơ bản và phân loại công việc trong hoạt
động KĐCLGD và chịu sự quản lý và giám sát của KCUE. KCUE chịu trách
nhiệm giám sát các hoạt động liên quan đến đánh giá chất lượng GDĐH, đào
tạo cán bộ cho công tác kiểm định. Ủy ban Điều hành KĐCLGD đại học đưa
ra các chiến lược KĐCLGD, các quyết định ban đầu về kết quả đánh giá chất
lượng một trường đại học. Nhóm Kiểm định tiến hành đánh giá trực tiếp các
trường thông qua báo cáo tự dánh giá của các trường. Ủy ban Trọng tài được
thành lập tạm thời trong trường hợp có một trường học yêu cầu xem xét lại
kết quả kiểm định được đánh giá. Hình thức KĐCLGD: Kiểm định trường;


9
chương trình đào tạo. Các bộ tiêu chuẩn, tiêu chí kiểm định được Ủy ban
KĐCLGD đại học ban hành. Các trường tiến hành KĐCLGD trên cơ sở bộ
tiêu chuẩn, tiêu chí do KCUE quy định.
Trung Quốc, ngay từ những thập kỷ 80 của Thế kỷ XX, Chính phủ đã
thực hiện nhiều biện pháp để nâng cao chất lượng giáo dục đại học trước sự

gia tăng mạnh mẽ của số lượng sinh viên. Chính phủ thành lập Ủy ban Kiểm
định và đề ra các tiêu chuẩn kiểm định đối với các trường đại học. Một trường
đại học được thành lập hay tạm ngừng hoạt động nếu không đáp ứng được
yêu cầu về chất lượng thông qua vài lần kiểm định của Chính phủ và Ủy ban
Kiểm định. Các cơ quan chịu trách nhiệm duy trì chất lượng giáo dục tại
Trung Quốc gồm các tổ chức bên ngoài và bên trong ngành giáo dục. Các tổ
chức bên ngoài: Ủy ban Kiểm định phê chuẩn thành lập các trường đại học; Ủy
ban thẩm định bằng cấp; cơ quan kiểm toán chất lượng các chương trình đào
tạo có cấp bằng; Ủy ban Chuyên đề: Chịu trách nhiệm hướng dẫn nội dung về
chất lượng giảng dạy; Các tổ chức xã hội đánh giá về giáo dục; các cơ quan
kiểm định dự án và phân bổ kinh phí nghiên cứu khoa học. Các tổ chức bên
trong: Ủy ban Giáo dục chịu trách nhiệm lập kế hoạch, ra quyết định đánh giá
chất lượng giảng dạy và nghiên cứu tại các trường đại học; Cơ quan thẩm định
học hàm của giảng viên có quyền quyết định học hàm của giảng viên dựa trên
hoạt động chuyên môn của họ; Ủy ban giám sát và đánh giá giảng dạy; Ủy ban
quản lý và giám sát các dự án nghiên cứu khoa học. Hình thức KĐCLGD:
Kiểm định trường; chương trình đào tạo; bằng cấp; chất lượng giảng dạy; học
hàm nhà giáo; nghiên cứu khoa học; thành lập và giải thể trường đại học. Các
trường tiến hành KĐCLGD trên cơ sở bộ tiêu chuẩn, tiêu chí do Ủy ban Kiểm
định quy định.
KĐCLGD tại Phi-líp-pin, xuất phát từ quy mô GDĐH tương đối lớn
đòi hỏi đi đôi với cơ chế đánh giá chất lượng. Điều đó đã hình thành cơ quan


10
quản lý về KĐCL. Hiện Phi-líp-pin có 14.023 trường đại học, trong đó chiếm
83,61% là đại học dân lập, còn lại là công lập. Phi-líp-pin là nước có truyền
thống khá lâu dài về KĐCLGD. Tháng 5 năm 1994, Chính phủ ra quyết định
thành lập Ủy ban Giáo dục đại học hoạt động độc lập với Bộ Giáo dục, Văn
hóa và Thể thao có trách nhiệm quản lý chất lượng GDĐH, trong đó có

KĐCLGD. Hiện nay, tại Phi-líp-pin có 3 cơ quan KĐCLGD đang hoạt động
là: Cơ quan kiểm định các trường cao đẳng và đại học hiến chương hoàng gia
(AACCUP); Hiệp hội kiểm định các trường trung học, cao đẳng và đại học
(PAASCU); Hiệp hội kiểm định các trường cao dẳng và đại học Phi-líp-pin.
Hình thức KĐCLGD: Kiểm định trường; chương trình đào tạo. Các bộ tiêu
chuẩn, tiêu chí kiểm định được các cơ quan KĐCLGD ban hành. Kinh phí đảm
bảo cho KĐCLGD do Chính phủ (qua Ủy ban Giáo dục đại học) hỗ trợ
khoảng 10%, còn lại do các trường đảm bảo. Các trường tiến hành KĐCLGD
trên cơ sở bộ tiêu chuẩn, tiêu chí do Ủy ban Giáo dục đại học quy định.
Thái Lan, Bộ Giáo dục có vai trò quan trọng trong thúc đẩy hệ thống
KĐCLGD tại các trường (hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong). Đảm bảo
chất lượng bên ngoài được tiến hành bởi Cơ quan Tiêu chuẩn Giáo dục quốc
gia và Đánh giá Chất lượng (ONESQA) là tổ chức công được thành lập vào
năm 2000. ONESQA phê chuẩn thành lập Ủy ban Chấp hành cơ quan, Ủy ban
phát triển Hệ thống đánh giá giáo dục cơ bản, Ủy ban Phát triển Hệ thống
đánh giá giáo dục đại học. Hình thức KĐCLGD: Kiểm định trường; chương
trình đào tạo. Các bộ tiêu chuẩn, tiêu chí kiểm định được nội các Chính phủ
phê chuẩn. Các trường tiến hành KĐCLGD trên cơ sở bộ tiêu chuẩn, tiêu chí do
ONESQA quy định.
Việt Nam, vấn đề KĐCLGD được quan tâm từ năm 1995 bằng việc
thành lập Trung tâm Đảm bảo chất lượng đào tạo và Nghiên cứu phát triển
giáo dục (nay là Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục) thuộc Đại học Quốc gia


11
Hà Nội. Đây là trung tâm mang tính chất nghiên cứu và tư vấn cho Giám đốc
Đại học Quốc gia. Tháng 01/2002, Phòng Kiểm định chất lượng đào tạo thuộc
Vụ Đại học và Sau đại học (nay là Vụ Giáo dục đại học) ra đời. Tháng 3/2003
Cục Khảo thí và KĐCLGD thuộc BGD&ĐT được thành lập với tư cách là cơ
quan tham mưu đề xuất giúp Bộ trưởng BGD&ĐT, hướng dẫn, chỉ đạo các

trường về hoạt động KĐCLGD. Sự ra đời của Cục Khảo thí và KĐCLGD
đánh dấu một thời kỳ mới về sự phát triển hoạt động KĐCLGD ở Việt Nam.
KĐCLGD đại học ở Việt Nam hình thành được xuất phát từ nhu cầu
của quy mô phát triển giáo dục đại học gắn liền với việc đảm bảo và nâng cao
chất lượng đào tạo. Theo thống kê của BGD&ĐT, năm học 2010- 2011, cả
nước có 189 trường đại học, học viện, trường đại học (chưa kể 28 trường đại
học thành viên của các đại học) và 223 trường cao đẳng, trong đó có 50
trường đại học và 30 trường cao đẳng ngoài công lập. Số trường đại học, cao
đẳng đã tăng gấp 2,17 lần so với năm học 2000 - 2001. Quy mô đào tạo tăng
nhanh. Năm học 2010- 2011, cả nước có 2.162.106 sinh viên đại học và
726.219 sinh viên cao đẳng tăng 31% so với năm học 2000- 2001 [19- tr.1,2].
Hệ thống cơ quan KĐCLGD của Việt Nam hiện nay gồm: Cục Khảo thí và
Kiểm định chất lượng giáo dục; các cơ quan (bộ phận) chuyên trách tại các
Bộ, ngành, các sở giáo dục và đào tạo, các trường đại học.
Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục là cơ quan tham mưu
giúp Bộ trưởng BGD&ĐT quản lý Nhà nước về KĐCLGD có nhiệm vụ xây
dựng, ban hành hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về KĐCLGD; ra
quyết định thành lập các tổ chức KĐCLGD tiến hành KĐCLGD các trường
đại học, cao đẳng trong hệ thống giáo dục quốc dân. Các cơ quan các cơ quan
(bộ phận) chuyên trách tại các Bộ, ngành, các sở giáo dục và đào tạo có
nhiệm vụ làm tham mưu giúp lãnh đạo các bộ, ngành, ủy ban nhân dân các
tỉnh, thành phố KĐCLGD đối với các trường thuộc quyền quản lý. Các cơ


12
quan (bộ phận) chuyên trách tại các trường có nhiệm vụ làm tham mưu giúp
lãnh đạo nhà trường tiến hành KĐCLGD thuộc trường (tự đánh giá) theo các
bộ tiêu chuẩn, tiêu chí BGD&ĐT đã ban hành. Tính đến tháng 10/2010 đã có
149/150 học viện, trường đại học thành lập đơn vị (bộ phận) chuyên trách về
đảm bảo chất lượng; có 100 trường đại học trong cả nước hoàn thành báo cáo

tự đánh giá, trong đó 40 trường đại học đã được đánh giá ngoài [3- tr.8].
Tóm lại, thông qua lược khảo mô hình hoạt động quản lý KĐCLGD của
một số nước trên thế giới và tại Việt Nam có thể đi tới một số kết luận sau:
KĐCLGD các cơ sở GDĐH do tổ chức KĐCLGD độc lập của Chính
phủ (hoặc phi Chính phủ), quốc hội, hiệp hội thành lập để tiến hành đánh giá
ngoài đối với cơ sở GDĐH, chương trình đào tạo đạt hay không đạt theo bộ
tiêu chuẩn, tiêu chí đề ra.
Đánh giá ngoài có 02 dạng: Đánh giá trường; Đánh giá chương trình
đào tạo.
Bộ tiêu chuẩn, tiêu chí do Chính phủ (hoặc phi Chính phủ), quốc hội,
hiệp hội ban hành làm cơ sở pháp lý để các cơ sở GDĐH triển khai thực hiện.
Tại các cơ sở GDĐH, xây dựng báo cáo tự đánh giá báo cáo cấp có
thẩm quyền để được KĐCLGD.
Kết quả báo cáo tự đánh giá làm cơ sở để trường xây dựng kế hoạch cải tiến
chất lượng, đề ra các biện pháp đổi mới quản lý, nâng cao chất lượng đào tạo.
* Công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Bên cạnh đó vấn đề quản lý hoạt động KĐCLGD đã được đề cập bởi
nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước. Có thể kể
đến như:
Các tác giả ngoài nước: Mạng lưới các trường đại học ASEAN và châu
Âu trong phạm vi bảo đảm chất lượng (QA), Tiến sĩ Ton Vroeijenstijn tiến
hành khảo sát và tiến hành hội thảo tại các trường đại học thành viên của


13
AUN ở 9 quốc gia ASEAN. Phó Giáo sư, tiến sĩ Piniti Ratananukul Giám đốc
điều hành của AUN, Tiến sĩ Namtana Gajaseni, Phó giám đốc điều hành của
AUN. Tại khu vực ASEAN để góp phần vào việc phát triển một hệ thống đảm
bảo chất lượng. “AUN – QA sổ tay thực hiện các hướng dẫn đảm bảo chất
lượng trong mạng lưới các trường đại học đông nam á, Nhà xuất bản Đại học

quốc gia Hà Nội”.
Các tác giả trong nước: PGS. TS Nguyễn Đức Chính với công trình:
Kiểm định chất lượng trong giáo dục. Nâng cao không ngừng chất lượng giáo
dục đại học là vấn đề cần được quan tâm và là yếu tố cấp bách của tất cả
chúng ta, những nhà quản lý giáo dục đại hoc, cán bộ giảng dạy, sinh viên,
và cũng là của toàn xà hội. Đây cũng là giải pháp duy nhất giúp giáo dục đại
học Việt Nam làm tròn sứ mạng lịch sử của mình: Cung cấp nguồn nhân lực
có chất lượng cao cho công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, vươn ngang
tầm khu vực, tiến tới trình độ giáo dục đại học thế giới; PGS. TS Nguyễn
Phương Nga với công trình: Giáo dục đại học, đảm bảo, đánh giá và kiểm
định chất lượng giáo dục đại học ở Việt Nam; TS Phạm Xuân Thanh với
công trình: Phát triển hệ thống bảo đảm chất lượng giáo dục Việt Nam. Đảm
bảo chất lượng giáo dục là những vấn đề còn khá mới ở Việt Nam. Trong
mấy năm qua, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực để hình thành hệ thống đảm bảo
chất lượng giáo dục trong cả nước. Trong xu thế quốc tế hóa và toàn cầu hóa,
chủ đề này đang được quan tâm và thúc đẩy phát triển. Sau 7 năm chính thức
triển khai thực hiện, hệ thống đảm bảo chất lượng giáo dục nói chung và kiểm
định chất lượng giáo dục nói riêng đã phủ khắp các cấp học và được triển khai
trong cả nước.
Trong quân đội, việc nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chí đánh giá chất
lượng các nhà trường quân đội đã được quan tâm từ khá sớm. Tập thể các tác
giả: Trần Đình Tuấn, Lê Anh Tuấn, Nguyễn Hữu Các... đã quan tâm nghiên


14
cứu và xây dựng bộ tiêu chí đánh giá chất lượng các trường đại học trong
Quân đội từ những năm 2003 -2004. Đây là cơ sở để thực hiện cho hoạt động
KĐCLGD và quản lý hoạt động KĐCLGD ở các trường sĩ quan quân đội.
Bên cạnh đó vấn đề KĐCLGD và quản lý KĐCLGD ở đại học quân sự đã
được quan tâm đưa vào trong chương trình giảng dạy cho các lớp đào tạo giáo

viên chuyên ngành giáo dục học, các lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục
tại Học viện Chính trị từ những năm 2004 đến nay. Đồng thời các nhà khoa
học thuộc tập thể Khoa Sư phạm quân sự đã biên soạn nhiều tài liệu, giáo
trình về quản lý giáo dục ở đại học quân sự, trong đó KĐCLGD được coi là
một trong những nội dung, nhiệm vụ cơ bản của quá trình quản lý giáo dục ở
đại học quân sự. Nghiên cứu về vấn đề KĐCLGD trong quân đội, tác giả
Phạm Đức Tú với công trình: Phát triển hệ thống kiểm định chất lượng đáp
ứng quân đội thời kỳ mới (đề tài cấp Cục Nhà trường năm 2011) đã đề cập tới
những vấn đề chung của quản lý hoạt động bảo đảm chất lượng, về xây dựng,
phát triển bộ máy KĐCLGD trong quân đội, tuy nhiên chưa đi sâu vào quản
lý hoạt động KĐCLGD đối với TSQ quân đội.
Có thể thấy, KĐCLGD và quản lý KĐCLGD trong quân đội còn là vấn
đề mới, song đã thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học
cũng như của lãnh đạo, chỉ huy các cấp. Đây chính là những cơ sở lý luận,
thực tiễn rất quan trọng cho việc nghiên cứu vấn đề quản lý hoạt động
KĐCLGD ở các nhà trường quân đội nói chung, các trường sĩ quan quân đội
nói riêng. Tuy nhiên cho đến nay, vẫn chưa có công trình nào đi sâu nghiên
cứu về quản lý hoạt động KĐCLGD đối với các trường sĩ quan quân đội.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu của đề tài:
Trên cơ sở nghiên cứu làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về
quản lý hoạt động KĐCLGD; Đề xuất các biện pháp cơ bản trong quản lý
hoạt động KĐCLGD các TSQ quân đội hiện nay.


15
* Nhiệm vụ nghiên cứu:
Làm rõ một số vấn đề cơ bản về lý luận quản lý hoạt động KĐCLGD ở
trường đại học.
Điều tra, khảo sát và phân tích thực trạng quản lý hoạt động KĐCLGD

ở các TSQ quân đội hiện nay.
Đề xuất biện pháp nâng cao chất lượng quản lý hoạt động KĐCLGD ở các
TSQ quân đội hiện nay.
4. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
* Khách thể nghiên cứu của đề tài:
Hoạt động KĐCLGD trong các TSQ quân đội.
* Đối tượng nghiên cứu của đề tài:
Quản lý hoạt động KĐCLGD các TSQ quân đội.
* Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động KĐCLGD và quản lý hoạt động
KĐCLGD ở các TSQ quân đội. Các số liệu khảo sát, điều tra được tiến hành
trong thời gian từ năm 2009 đến nay tại các TSQ quân đội.
5. Giả thuyết khoa học
Kết quả của hoạt động KĐCLGD chịu sự tác động của nhiều yếu tố,
trong đó yếu tố quản lý hoạt động KĐCLGD giữ vị trí, vai trò rất quan trọng.
Nếu trong quá trình quản lý hoạt động KĐCLGD ở các TSQ quân đội thực
hiện tốt một số biện pháp chủ yếu như: Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của
các lực lượng liên quan tiến hành hoạt động KĐCLGD; Xây dựng, hoàn thiện
hệ thống văn bản pháp quy cho quản lý KĐCLGD; Xây dựng cơ quan
KT&ĐBCLGD - ĐT có số lượng đủ, chất lượng cao; Tổ chức hoạt động
KĐCLGD có nề nếp, nghiêm túc tại các trường thì quản lý hoạt động
KĐCLGD sẽ đạt chất lượng, hiệu quả cao góp phần nâng cao chất lượng giáo
dục và đào tạo của các nhà trường.


16
6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp luận của đề tài
Đề tài tiếp cận vấn đề nghiên cứu dựa trên những quan điểm của Chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng Cộng sản Việt

Nam về GD - ĐT, về quản lý giáo dục, về KĐCLGD; đồng thời dựa trên các
quan điểm cơ bản trong nghiên cứu khoa học như: Quan điểm hệ thống - cấu
trúc; quan điểm lịch sử - lôgic; quan điểm thực tiễn.
* Phương pháp nghiên cứu của đề tài.
Đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của khoa học
quản lý giáo dục: bao gồm:
Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Sử dụng các phương
pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá, khái quát hoá một số tác phẩm kinh
điển Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; các văn kiện, Nghị quyết của Đảng,
của Quân đội về GD - ĐT; giáo trình, sách chuyên khảo, các công trình khoa
học, bài báo khoa học có liên quan đã được công bố và đăng tải trên các tạp
chí, kỷ yếu hội thảo khoa học.
Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Khảo sát hoạt động KĐCLGD ở một số TSQ; tọa đàm, trao đổi với cán
bộ quản lý giáo dục, nhất là cán bộ ở các ban KT&ĐBCLGD - ĐT, đội ngũ
giảng viên, học viên về các vấn đề có liên quan.
Điều tra xã hội học với 400 cán bộ quản lý và giảng viên, 200 học viên,
làm cơ sở đánh giá thực trạng, chỉ ra nguyên nhân. Nghiên cứu một số sản
phẩm như: Báo cáo tổng kết của các nhà trường; của Cục Nhà trường/Bộ
Tổng tham mưu; Xin ý kiến chuyên gia của một số nhà khoa học, nhà sư
phạm về một số vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan đến vấn đề nghiên
cứu, từ đó rút ra những vấn đề có giá trị khoa học làm cơ sở cho việc đánh
giá, đề xuất biện pháp nâng cao chất lượng quản lý hoạt động KĐCLGD ở các
TSQ quân đội hiện nay.


17
7. Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài:
Góp phần bổ sung lý luận về KĐCLGD trong các nhà trường quân đội.
Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho quá

trình giảng dạy, nghiên cứu và làm cơ sở để lãnh đạo, chỉ huy các nhà trường
vận dụng trong chỉ đạo hoạt động KĐCLGD ở nhà trường.
8. Kết cấu của đề tài:
Kết cấu đề tài luận văn gồm: phần mở đầu; Phần nội dung với 2
chương, 4 tiết; Phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, các phụ lục
kèm theo.


18
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN - THỰC TIỄN CỦA QUẢN LÝ
HOẠT ĐỘNG KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
CÁC TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI HIỆN NAY
1.1. Quan niệm về quản lý hoạt động kiểm định chất lượng giáo
dục ở các trường sĩ quan quân đội hiện nay
1.1.1. Một số quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về quản lý hoạt
động kiểm định chất lượng giáo dục
Để có quan niệm chính xác, toàn diện về các vấn đề cơ bản của
KĐCLGD và quản lý hoạt động KĐCLGD ở các TSQ quân đội, cần tìm hiểu
các quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước ta về KĐCLGD. Các quan điểm
đó là cơ sở pháp lý, tư tưởng, khoa học cho việc nâng cao chất lượng quản lý
hoạt động KĐCLGD nói chung, quản lý hoạt động KĐCLGD trong các TSQ
quân đội nói riêng. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về KĐCLGD thời kỳ mới
được khẳng định tại Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Luật giáo
dục, Luật Giáo dục Đại học, các văn bản pháp quy của Quốc Hội, Chính phủ,
BGD&ĐT. Tựu chung lại, có những quan điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, KĐCLGD chịu sự quản lý của Nhà nước tuân theo quy định
của pháp luật.
KĐCLGD là một lĩnh vực, một hoạt động đặt dưới sự quản lý, điều
hành của Nhà nước. KĐCLGD là một hoạt động liên quan trực tiếp đến vấn

đề bảo đảm CLGD cũng như thương hiệu của các cơ sở giáo dục, do đó đòi
hỏi hoạt động KĐCLGD phải đặt dưới sự quản lý của Nhà nước, tuân thủ
đúng quy định của pháp luật. Luật giáo dục năm 2005 đã được sửa đổi, bổ
sung năm 2009 quy định những nội dung về quản lý Nhà nước; nguyên tắc
hoạt động; điều kiện thành lập, giải thể; ra quyết định thành lập tổ chức
KĐCLGD. Những quan điểm đó có tính chất chỉ đạo cho việc xây dựng và
tiến hành các hoạt động KĐCLG, cũng như cho quản lý hoạt động KĐCLGD


19
hiện nay. Theo đó, có các quan điểm chính: Về nội dung quản lý Nhà nước về
KĐCLGD, được Điều 110a, Luật Giáo dục chỉ rõ: Ban hành quy định về tiêu
chuẩn đánh giá CLGD; quy trình và chu kỳ KĐCLGD ở từng cấp học và trình
độ đào tạo; nguyên tắc hoạt động, điều kiện và tiêu chuẩn của tổ chức, cá nhân
hoạt động KĐCLGD; cấp phép hoạt động KĐCLGD; cấp, thu hồi giấy chứng
nhận KĐCLGD. Quản lý hoạt động kiểm định chương trình giáo dục và kiểm
định cơ sở giáo dục. Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân và cơ sở giáo dục thực
hiện đánh giá, KĐCLGD. Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các quy định về
KĐCLGD. Về nguyên tắc KĐCLGD, Điều 110b chỉ rõ: phải bảo đảm các
nguyên tắc: Độc lập, khách quan, đúng pháp luật. Trung thực, công khai, minh
bạch. Bình đẳng, bắt buộc, định kỳ. Về tổ chức, Điều 110c chỉ rõ: Tổ chức
KĐCLGD bao gồm: Tổ chức KĐCLGD do Nhà nước thành lập. Tổ chức
KĐCLGD do tổ chức, cá nhân thành lập. Bộ trưởng BGD&ĐT quyết định
thành lập hoặc cho phép thành lập tổ chức KĐCLGD; quy định điều kiện thành
lập và giải thể, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức KĐCLGD” [27; tr. 93- 96].
Thứ hai, KĐCLGD là quá trình hình thành, củng cố, nâng cao hiệu
quả hoạt động hệ thống các cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức
KĐCLGD độc lập nhằm đảm bảo không ngừng củng cố và nâng cao CLGD.
Đây là quan điểm cơ bản, có vai trò chỉ đạo, chi phối tới việc hoạt động
KĐCLGD, quản lý hoạt động KĐCLGD của đất nước nói chung, của

KĐCLGD quân đội nói riêng. Đồng thời quan điểm đã chỉ rõ việc quản lý
hoạt động KĐCLGD là một quá trình xây dựng, củng cố, hoàn thiện bộ máy,
cơ chế hoạt động của hệ thống KĐCLGD.
Hệ thống KĐCLGD là tổng thể các tổ chức của cơ quan quản lý Nhà
nước, các tổ chức KĐCLGD hoạt động chuyên nghiệp về KĐCLGD dựa trên
cơ sở hệ thống các văn bản pháp quy của Nhà nước về KĐCLGD, tham mưu
đề xuất giúp thủ trưởng các cấp đánh giá CLGD tại các cơ sở giáo dục nhằm


20
góp phần nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ
được giao. Hệ thống KĐCLGD gồm: Cơ quan quản lý Nhà nước về
KĐCLGD; cơ quan KĐCLGD tại các cơ sở đào tạo; các tổ chức KĐCLGD
độc lập. Theo đó, phát triển hệ thống KĐCLGD là quá trình phát hiện và giải
quyết mâu thuẫn nhằm xây dựng, củng cố, kiện toàn bộ máy, cơ chế hoạt
động, tạo động lực nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan, tổ chức của
hệ thống KĐCLGD đáp ứng yêu cầu đề ra của Chính phủ, BGD&ĐT về
KĐCLGD. Như vậy, phát triển hệ thống KĐCLGD là quá trình củng cố, kiện
toàn, hoàn thiện bộ máy tổ chức, cơ chế hoạt động bảo đảm cho hệ thống
KĐCLGD hoạt động có hiệu quả cao nhất, phát huy tốt nhất vị trí, vai trò,
chức năng của hệ thống đó trong những điều kiện nhất định. Đề án xây dựng
và phát triển hệ thống KĐCLGD đối với GDĐH và trung cấp chuyên nghiệp
giai đoạn 2011- 2020 do Bộ trưởng BGD&ĐT phê duyệt đã chỉ rõ: Hệ thống
KĐCLGD đối với GDĐH - TCCN ở Việt Nam bao gồm: Cơ quan quản lý
Nhà nước về KĐCLGD là BGD&ĐT; Các tổ chức KĐCLGD.
Tổ chức KĐCLGD do Nhà nước thành lập là tổ chức KĐCLGD đại
học và tổ chức KĐCLGD trường trung cấp chuyên nghiệp do Bộ trưởng
BGD&ĐT thành lập và định kỳ cấp phép hoạt động để kiểm định các cơ sở
giáo dục, chương trình GDĐH, trung cấp chuyên nghiệp thuộc các khối công
lập và ngoài công lập.

Tổ chức KĐCLGD do tổ chức, cá nhân thành lập: Tổ chức KĐCLGD
do hiệp hội, cơ quan chuyên môn có nhu cầu thành lập được Bộ trưởng
BGD&ĐT cho phép thành lập và định kỳ cấp phép hoạt động để KĐCLGD
trong những lĩnh vực cụ thể. Tổ chức KĐCLGD do cá nhân có nhu cầu thành
lập được Bộ trưởng BGD&ĐT cho phép thành lập và định kỳ cấp phép hoạt
động để KĐCLGD trong những lĩnh vực cụ thể.
Trong giai đoạn 2011-2015, để thống nhất quy trình đánh giá, đảm bảo
sự khách quan, công bằng về kết quả đánh giá chỉ nên thành lập tổ chức


21
KĐCLGD của Nhà nước (do BGD&ĐT thành lập) độc lập với các đơn vị,
giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về GD - ĐT. Giai đoạn
2016- 2020 có thể hình thành các tổ chức KĐCLGD do tổ chức, cá nhân
thành lập. Tổ chức KĐCLGD là một đơn vị chuyên trách, có thể là một cơ
quan, văn phòng, trung tâm hay công ty có đủ tư cách pháp nhân; có Hội đồng
KĐCLGD do cơ quan chủ quản của tổ chức đó thành lập; có đội ngũ chuyên
gia đánh giá để triển khai các hoạt động KĐCLGD. Tổ chức KĐCLGD được
quyền độc lập trong việc đưa ra quyết định công nhận hoặc không công nhận
cơ sở giáo dục hoặc chương trình giáo dục đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục.
Thứ ba, KĐCLGD là công cụ quan trọng góp phần đổi mới công tác
quản lý GD - ĐT.
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã chỉ rõ: “Tiếp tục đổi
mới cơ chế quản lý giáo dục, đào tạo trên tinh thần tăng cường tính tự chủ, tự
chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục, đào tạo. Thực hiện hợp lý cơ chế tự
chủ đối với các cơ sở giáo dục, đào tạo gắn với đổi mới cơ chế tài chính. Làm
tốt công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển, quản lý mục tiêu, chất
lượng giáo dục, đào tạo. Phát triển hệ thống kiểm định chất lượng giáo dục, đào
tạo; tổ chức xếp hạng cơ sở giáo dục, đào tạo” [… tr. 217, 218]. Quan điểm của
Đảng đã chỉ rõ: KĐCLGD là một trong những biện pháp góp phần đổi mới cơ

chế quản lý GD - ĐT cùng với các giải pháp phân cấp quản lý phát huy quyền
tự chủ của cơ sở đào tạo, đổi mới quy họach, kế hoạch phát triển, đổi mới cơ
chế tài chính.
Như vậy, các quan điểm cơ bản của Đảng, Nhà nước về KĐCLGD đã
chỉ rõ mô hình tổ chức, phương thức quản lý, điều kiện đảm bảo KĐCLGD.
Đây là những cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn quan trọng cho việc quản lý hoạt
động KĐCLGD, cho việc nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý hoạt động
KĐCLGD các TSQ quân đội.


22
1.1.2. Các khái niệm cơ bản
* Chất lượng giáo dục:
CLGD là một phạm trù đa cấp, đa diện được tiếp cận dưới nhiều bình diện
khác nhau, nó là tổng hoà các yếu tố cấu thành và tác động lên nó. Nhìn chung,
khi xem xét CLGD ta có thể xem xét, đánh giá từ những yếu tố cấu thành nên
nó, mà những yếu tố này ít trừu tượng hơn. Ví như, có thể đánh giá CLGD thông
qua việc đánh giá chất lượng đầu vào; đánh giá chất lượng đầu ra, đánh giá bằng
giá trị gia tăng, chất lượng của việc xác định nội dung, chương trình và phương
thức tổ chức quá trình đào tạo; chất lượng của đội ngũ giáo viên, chất lượng dạy
và học, chất lượng của hệ thống giảng đường, thư viện, bãi tập, phòng thí
nghiệm, chất lượng của các phương tiện dạy học v.v… Có thể nhận thấy, CLGD
được thể hiện ở khía cạnh chính là: mức độ hoàn hảo, tối ưu của toàn bộ quá
trình giáo dục; Sự tổng hoà hữu cơ chất lượng của các hoạt động, các yếu tố cơ
bản trong quá trình giáo dục; Mức độ đạt được mục tiêu giáo dục đã được xác
định; Sự biến đổi về chất của người học sau quá trình giáo dục.
Từ cách tiếp cận trên, đề tài cho rằng: CLGD là kết quả của quá trình
đào tạo tuân theo các tiêu chuẩn đã quy định, phù hợp với nhu cầu sử dụng,
khớp với mục tiêu đào taọ.
* Quản lý chất lượng giáo dục:

Để thực hiện được CLGD cần phải tiến hành đồng bộ nhiều hoạt động,
nhiều biện pháp, trong đó quản lý CLGD hiện nay đang và đã được đặt ra như
là một vấn đề trọng tâm. Cho đến nay quan niệm về quản lý CLGD vẫn còn
có nhiều ý kiến đề cập khác nhau. Dưới đây, tổng thuật lại một số quan niệm
chính là:
Dưới cách tiếp cận về chất luợng sản phẩm, quản lý CLGD được hiểu
đó là quá trình thiết kế các tiêu chuẩn và duy trì các cơ chế để sản phẩm
CLGD đạt được các tiêu chuẩn xác định.


23
Tiếp cận dưới góc độ các thủ pháp và quy trình bảo đảm chất lượng,
quản lý CLGD được sử dụng để miêu tả các thủ pháp hoặc quy trình được tiến
hành nhằm kiểm tra, đánh giá xem các sản phẩm giáo dục có bảo đảm được các
tiêu chuẩn, các thông số chất lượng đã được xác định sẵn hay không.
Tích hợp cả hai cách tiếp cận trên đây, chúng tôi quan niệm, quản lý
CLGD là quá trình tổ chức thực hiện có hệ thống các biện pháp quản lý đến
toàn bộ quá trình giáo dục nhằm đảm bảo và không ngừng nâng cao CLGD.
Theo đó, quản lý CLGD bao gồm cả vấn đề thiết kế các tiêu chuẩn và duy
trì cơ chế để sản phẩm đạt được các tiêu chuấn xác định; Đồng thời nó còn bao
gồm cả quy trình, biện pháp nhằm đảm bảo cho sản phẩm giáo dục được bảo đảm.
* Đảm bảo chất lượng giáo dục: ĐBCLGD là quá trình xảy ra trước và
trong khi thực hiện, sự kết hợp giữa việc quản lý bên trong và quản lý bên
ngoài cơ sở giáo dục đại học và được xác định như các hệ thống, chính sách,
thủ tục, qui trình, hành động và thái độ được xác định từ trước nhằm đạt
được, duy trì, giám sát và củng cố chất lượng giáo dục ở mức chuẩn cho
phép nhất định và tìm ra những giải pháp để không ngừng nâng cao chất
lượng giáo duc, đảm bảo để nhà trường hoàn thành sứ mạng.
ĐBCLGD được tiến hành thông qua việc thực hiện 04 chức năng cơ
bản của đảm bảo chất lượng: xác lập chuẩn; xây dựng quy trình; xác định các

tiêu chí đánh gia; vận hành, đo lường, đánh giá, thu thập và xử lí số liệu.
* Kiểm định chất lượng giáo dục: Theo nghĩa chung nhất, KĐCLGD
được hiểu là là một trong những hoạt động đảm bảo chất lượng bên ngoài cơ
sở đào tạo. Quá trình kiểm định chất lượng giáo dục nhằm mục tiêu đưa ra
các quyết định công nhận về mức độ tiến bộ và đảm bảo chất lượng giáo dục
tại các trường cao đẳng, đại học…, là hệ thống tổ chức và giải pháp để đánh
giá, công nhận CLGD của cơ sở giáo dục theo các tiêu chuẩn được quy định.
Như vậy, KĐCLGD là hoạt động đánh giá của các tổ chức chuyên
nghiệp, độc lập với các cơ sở giáo dục nhằm công nhận mức độ đạt tiêu chuẩn


×