Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

phan tich kha nang tiep can von cua ho ngheo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 64 trang )

TÓM TẮT
Đề tài tập trung nghiên cứu nhằm đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố đến
khả năng tiếp cận vốn vay của hộ nghèo tại huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang
trong năm 2010. Đề tài sử dụng mô hình Probit và mô hình Tobit để ước lượng
mức ảnh hưởng của các biến độc lập đến các biến phụ thuộc dựa trên thông tin
của hộ nghèo qua kết quả phỏng vấn trực tiếp 152 hộ nghèo tại 3 xã có tỷ lệ hộ
nghèo cao nhất của huyện. Kết quả chỉ ra rằng, khả năng tiếp cận vốn vay của hộ
nghèo bị ảnh hưởng bởi giới tính, tuổi, trình độ học vấn của chủ hộ và thu nhập
bình quân người đầu người của hộ. Trong khi đó giới tính, tuổi, trình độ học vấn
của chủ hộ, quen biết với chính quyền địa phương, diện tích đất, thu nhập bình
quân, và khoảng cách từ nhà đến chợ xã ảnh hưởng đến lượng vốn vay của hộ
nghèo tại huyện Gò Quao.
Bên cạnh đó, đề tài còn tổng hợp số liệu thứ cấp từ các ngân hàng, UBND
huện Gò Quao để phân tích tình hình cấp tín dụng cho hộ nghèo, đánh giá tác
động của vốn vay đối với hộ nghèo và công tác xóa đói giảm nghèo tại huyện Gò
Quao.
Dựa trên kết quả phân tích, đề tài đưa ra một số giải pháp nhằm nâng ccao
khả năng tiếp cận vốn vay của hộ nghèo tại huyện Gò Quao.

-i-


ABSTRACT
The study was done to evaluate the influence of factors to access loans for
poor households in Go Quao district, Kien Giang province in 2010. The study
used Probit model and Tobit model to estimate the effects of the independent
variables to the dependent variables based on data from direct interviews with
152 poor households in 3 communes having highest poverty rate in the district.
The results show that the ability to access loans for poor households
affected by gender, age, education level of the household head and income per
capita of households. Whereas gender, age, education level of the household


head, acquaintance with local authorities, land area, income per capita, and the
distance from home to the commune market affect the amount of loan for poor
households Go Quao district.
In addition, the study also synthesized secondary data from local banks
and the People's Committee of Go Quao district to analyze the situation of credit
to the poor and assess the impact of loans on poor households and the poverty
reduction in Go Quao district.
Based on the results of the analysis, the study suggested some solutions to
improve access to loans for poor households in Go Quao district.

- ii -


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................... Error! Bookmark not defined.
LỜI CẢM ƠN ........................................................ Error! Bookmark not defined.
LÝ LỊCH TRÍCH NGANG .................................. Error! Bookmark not defined.
TÓM TẮT............................................................................................................ iv
ABSTRACT.......................................................................................................... v
MỤC LỤC ........................................................................................................... vi
DANH SÁCH BẢNG .......................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................... vii
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI .................................................................. 1
1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI .................................................................... 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .......................................................................... 2
1.2.1 Mục tiêu chung .........................................................................................2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể .........................................................................................2
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ............................................................................. 2
1.4.1 Địa bàn nghiên cứu ..................................................................................3
1.4.2 Thời gian nghiên cứu ...............................................................................3

1.5 ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU....................................................................... 3
1.6 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU ............................................................................. 3
1.7 BỐ CỤC ĐỀ TÀI ........................................................................................... 4
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................... 5
2.1 PHƢƠNG PHÁP LUẬN ............................................................................... 5
2.1.1 Khái niệm đói nghèo ................................................................................5
2.1.2 Tiêu chí về đói nghèo ...............................................................................6
2.1.3 Đặc điểm của ngƣời nghèo ở Việt Nam .................................................7
2.1.4 Sự cần thiết phải hỗ trợ ngƣời nghèo.....................................................8

- iii -


2.1.5 Tín dụng đối với hộ nghèo ......................................................................8
2.1.6 Lý thuyết về tiếp cận tín dụng. .............................................................10
2.2.1 Phƣơng pháp chọn vùng nghiên cứu ...................................................15
2.2.2 Phƣơng pháp thu thập dữ liệu ..............................................................15
2.2.3 Phƣơng pháp phân tích số liệu .............................................................16
CHƢƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHO VAY HỘ NGHÈO TẠI
HUYỆN GÒ QUAO ........................................................................................... 23
3.1 MỘT SỐ TÌNH HÌNH CƠ BẢN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU. ........... 23
3.2 TỔNG QUAN VỀ CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG Ở HUYỆN GÕ QUAO 25
3.2.1 Ngân hàng chính sách xã hội (VBSP) .................................................27
3.2.2 Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam .............28
3.2.3 Ngân hàng thƣơng mại cổ phần ...........................................................29
3.2.5 Các chƣơng trình đặc biệt của Chính phủ và các tổ chức phi chính
phủ ....................................................................................................................29
3.2.6 Các hình thức tín dụng phi chính thức ................................................30
3.3 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY HỘ NGHÈO ............................... 31
3.3.1 Tình hình cho vay hộ nghèo tại huyện Gò Quao ................................31

3.3.2 Đánh giá tác động của vốn vay với công tác xoá đói giảm nghèo .....32
CHƢƠNG 4 : PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN KHẢ
NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG VÀ LƢỢNG VỐN VAY CỦA HỘ NGHÈO
TẠI HUYỆN GÕ QUAO .................................................................................. 35
4.1 MÔ TẢ MẪU KHẢO SÁT ......................................................................... 35
4.1.1 Thông tin chung về hộ nghèo của mẫu điều tra ..................................35
4.1.2 Thông tin về tình hình vay vốn .............................................................36
4.2 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN VIỆC TIẾP CẬN
TÍN DỤNG CỦA HỘ NGHÈO Ở HUYỆN GÕ QUAO ................................. 39
4.3 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN LƢỢNG VỐN VAY
CỦA HỘ NGHÈO Ở HUYỆN GÕ QUAO ...................................................... 41
- iv -


CHƢƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN
TÍN DỤNG CỦA HỘ NGHÈO Ở HUYỆN GÕ QUAO ................................. 44
5.1 CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP .................................................................. 44
5.1.1 Nguyên nhân tồn tại ..............................................................................44
5.1.2 Phƣơng hƣớng của các cấp về tín dụng hộ nghèo ..............................44
5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN VỐN VAY
CỦA HỘ NGHÈO Ở HUYỆN GÕ QUAO ...................................................... 45
CHƢƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................... 48
6.1 KẾT LUẬN................................................................................................... 48
6.2 KIẾN NGHỊ ................................................................................................. 48
6.2.1 Kiến nghị với chính phủ và các cơ quan có liên quan ........................48
6.2.3 Kiến nghị đối với các TCTD .................................................................48
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 50

-v-



DANH SÁCH BẢNG
Bảng 2.1: Thống kê địa bàn điều tra

16

Bảng 2.2: Các biến độc lập và dấu kỳ vọng trong phân tích hồi qui

21

Bảng 3.1: Huy động vốn và dƣ nợ từng TCTD trên địa bàn năm 2010

26

Bảng 3.2: Tình hình vay vốn của hộ nghèo từ năm 2006-2010

31

Bảng 3.3: Tỷ lệ hộ nghèo từ năm 2006-2010

32

Bảng 3.4: Số hộ thoát nghèo từ vốn vay

33

Bảng 4.1: Một số chỉ tiêu thống kê từ mẫu khảo sát

35


Bảng 4.2: Thực trạng vay vốn

36

Bảng 4.3: Thông tin vay vốn

36

Bảng 4.4: Nguồn thông tin vay vốn

37

Bảng 4.5: Những khó khăn khi vay tiền.

38

Bảng 4.6: Lý do không vay vốn

38

Bảng 4.7: Kết quả mô hình Probit

40

Bảng 4.8: Kết Quả mô hình Tobit

42

- vi -



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
NGO’s

Tổ chức phi chính phủ

NHCSXH

Ngân hàng Chính sách Xã hội

NHNo&PTNT

Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn

QTDND

Quỹ tín dụng nhân dân

TCTD

Tổ chức tín dụng

TMCP

Thương mại cổ phần

UBND

Ủy ban nhân dân


UNDP

Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc

- vii -


Chƣơng 1
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Giảm nghèo là một chính sách an sinh xã hội quan trọng trong chiến lược
kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước, thu hút được sự quan tâm của toàn xã hội.
Vì vậy, Chính phủ đã đưa ra chiến lược xóa đói giảm nghèo nhằm tạo điều kiện
cho người nghèo phát triển sản xuất, dịch vụ, nâng cao thu nhập, tiếp cận các
dịch vụ xã hội, bảo đảm xóa đói giảm nghèo bền vững bằng nhiều giải pháp
chiến lược trong đó chính sách tín dụng cho người nghèo là một trong những giải
pháp quan trọng hỗ trợ trực tiếp đến người nghèo.
Trong những năm gần đây, chính sách tín dụng ưu đãi đã mang lại nhiều
lợi ích cho người dân nông thôn, giúp họ phát triển các loại hình sản xuất. Song,
trên thực tế, nhiều nông dân, đặc biệt là người nghèo, vẫn không biết tiếp cận
nguồn vốn tín dụng bằng cách nào. Hiện cả nước có 4 ngân hàng thương mại nhà
nước, hơn 40 ngân hàng thương mại cổ phần, gần 1.000 quỹ tín dụng nhân dân
và Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH). Tuy nhiên, trong số hàng nghìn tổ
chức tín dụng này, chỉ có 2 ngân hàng có ưu tiên cho các chương trình giảm
nghèo là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) và
NHCSXH. Lãi suất cho vay trung bình ở các ngân hàng thương mại hiện nay là
khoảng 1,6-1,7%/tháng, trong khi đó, nếu được vay vốn ưu đãi của Nhà nước,
người nghèo chỉ phải trả lãi suất 0,65%/tháng. Tuy nhiên, không phải người
nghèo nào cũng có may mắn tiếp cận nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước.
Sau 8 năm hoạt động, đã có 100% số xã trên toàn quốc có hộ nghèo tiếp

cận các dịch vụ của NHCSXH. Tuy nhiên, tiện ích này không đồng nghĩa với
việc dễ “cầm” được nguồn vốn vay. Các nhóm khách hàng của NHCSXH dù là
hộ nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn hay những người đi xuất khẩu lao
động, muốn tiếp cận được nguồn vốn phải qua các tổ tiết kiệm vay vốn bình xét
theo các tiêu chí, năng lực lao động, sức khỏe và hiệu quả sản xuất kinh doanh và
được Uỷ ban nhân dân xã xác nhận là hộ nghèo trước khi tới ngân hàng. Hiện
nay, NHCSXH có 197.507 tổ tiết kiệm, khoảng 5,7 triệu người nghèo đã được
ngân hàng cho vay vốn trong năm qua với tổng dư nợ 43.940 tỉ đồng. Tuy nhiên,
ngoài 5,7 triệu người nghèo đã tiếp cận nguồn vốn vay vi mô thì còn khoảng 5
triệu hộ nghèo khác và hộ cận nghèo chưa có ngân hàng phục vụ và việc họ tiếp
cận nguồn vốn của các ngân hàng quốc doanh và ngân hàng thương mại rất xa
vời.
Tại huyện Gò Quao, hộ nghèo là 8,88% dân số của huyện với 2.928 hộ,
tổng dư nợ cho vay hộ nghèo đạt gần 27,5 tỷ đồng với 1.928 hộ vay. Tỷ lệ hộ
-1-


nghèo được vay vốn chỉ đạt khoảng 65,47%%. Như vậy còn một số lượng lớn hộ
nghèo chưa tiếp cận được nguồn vốn tín dụng từ các tổ chức tín dụng trên địa
bàn.
Vấn đề đặt ra là làm thế nào để nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng
của hộ nghèo để đảm bảo hộ nghèo tiếp cận được vốn vay nhiều hơn, các nhân tố
nào ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng của hộ nghèo để họ có điều
kiện phát triển sản xuất, nâng cao mức sống, thoát nghèo bền vững.
Với những lý do trên, tôi chọn đề tài Phân tích các nhân tố ảnh hưởng
đến khả năng tiếp cận vốn vay của hộ nghèo tại huyện Gò Quao, tỉnh Kiên
Giang làm đề tài tốt nghiệp.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn vay của hộ

nghèo để đề ra giải pháp phù hợp.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Mục tiêu 1: Phân tích tình hình cho vay hộ nghèo tại huyện Gò Quao;
- Mục tiêu 2: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn
vay của hộ nghèo trong huyện;
- Mục tiêu 3: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay của hộ
nghèo trong huyện;
- Mục tiêu 4: Đề xuất một số giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận vốn
vay của hộ nghèo trong huyện.
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Thực trạng tình hình cho vay hộ nghèo tại địa phương như thế nào?
- Tỷ lệ hộ nghèo được tiếp cận các nguồn vốn là bao nhiêu?
- Các nhân tố nào ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn vay của họ?
- Các nhân tố nào ảnh hưởng đến lượng vốn vay của họ?
- Cần có giải pháp gì để nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay của hộ nghèo
tài địa phương?

-2-


1.4 GiỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Địa bàn nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu tình hình cho vay hộ nghèo của huyện Gò Quao, tỉnh
Kiên Giang.
Dữ liệu để phân tích khả năng tiếp cận tín dụng của hộ nghèo được tiến
hành thu thập trên 03 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất huyện là xã Định An, Định
Hòa, Thới Quản.
1.4.2 Thời gian nghiên cứu
Phân tích tình hình vay vốn đối với hộ nghèo năm 2006 đến năm 2010.
Tiến hành phỏng vấn điều tra trực tiếp tới hộ tháng 03,04 năm 2011.

Thời gian thực hiện luận văn từ tháng 02 đến tháng 08 năm 2011.
1.5 ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
Đề tài phân tích tình hình vay vốn và khả năng tiếp cận vốn vay nguồn tín
dụng chính thức của hộ nghèo tại huyện Gò Quao
1.6 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
Nghiên cứu Nathan Okurut (2005) về những nhân tố ảnh hưởng đến tiếp
cận tín dụng đối với người nghèo và người da màu ở Nam Phi. Nghiên cứu sử
dụng số liệu điều tra thu nhập và chi tiêu năm 1995 và năm 2000, bằng việc sử
dụng mô hình đa thức Logit và mô hình Heckman Probit, tác giả cho rằng việc
tiếp cận tín dụng của người nghèo bị ảnh hưởng bởi tuổi, giới tính của chủ hộ, số
thành viên trong hộ, chi tiêu bình quân đầu người, trình độ học vấn và chủng tộc.
Tác giả cho rằng người nghèo và người da đen ở Nam Phi có hạn chế trong việc
tiếp cận các nguồn tín dụng chính thức. Việc tiếp cận tín dụng bán chính thức tác
động tích cực bởi số thành viên trong hộ, chi tiêu bình quân đầu người, địa
phương và chủng tộc. Các yếu tố tác động tiêu cực đến việc tiếp cận tín dụng bán
chính thức là giới tính, vị trí nông thôn, hộ nghèo và chủng tộc. Việc tiếp cận tín
dụng phi chính thức tác động tích cực bởi địa phương và hạn chế bởi trình độ học
vấn và chủng tộc.
Theo Lê Văn Ngân, Lê Khương Ninh (2005) việc tiếp cận nguồn vốn tín
dụng chính thức của nông hộ bị ảnh hưởng bởi các nhân tố: diện tích đất, trình độ
học vấn, số lao động trong hộ, số người còn phụ thuộc, độ tuổi, giới tính của chủ
hộ, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Nghiên cứu của Nguyễn Quốc Oánh và Phạm Thị Mỹ Dung (2010) về khả
năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ nông dân ở vùng cận ngoại thành Hà
Nội, sử dụng mô hình hồi qui hai bước của Heckman để ước lượng ảnh hưởng

-3-


của các nhân tố đến việc tiếp cận tín dụng chính thức. Nghiên cứu cho thấy, khả

năng tiếp cận vốn tín dụng của hộ dân bị ảnh hưởng bởi độ tuổi và địa vị xã hội
của chủ hộ, tín dụng không chính thức và thủ tục vay vốn rườm rà. Trong khi đó,
trình độ học vấn của chủ hộ, diện tích đất, thu nhập của hộ, tài sản thế chấp và
mục đích vay vốn là các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay được.
Âu Vi Đức (2008) đã nghiên cứu hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ nghèo
ở tỉnh Hậu Giang. Đề tài đã sử dụng mô hình phân tích Logit và Tobit để xác
định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận và quy mô vốn vay của hộ
nghèo. Kết quả đề tài cho thấy bằng khoán đất, tổng giá trị tài sản và chi tiêu của
hộ là những yếu tố chính ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận và quy mô vốn tín
dụng của hộ nghèo.
Nghiên cứu của Phạm Bảo Dương (2009) về các nhân tố hỗ trợ và cản trở
hộ nghèo tiếp cận nguồn vốn sinh kế để giảm nghèo bền vững, xem xét nguồn
vốn có thể vay của hộ theo điều kiện kinh tế cho thấy: Hộ có thu nhập càng cao
thì khả năng vay vốn càng lớn. Trình độ học vấn cũng là rào cản đối với việc tiếp
cận nguồn vốn nhưng nó không phải là rào cản trực tiếp mà gián tiếp ảnh hưởng
đến khả năng vay vốn của hộ. Lý do mà các hộ này không vay được vốn có nhiều
song chủ yếu vẫn là: thủ tục còn rườm rà, phức tạp, thiếu sổ đỏ để thế chấp vay
vốn và thời hạn vay ngắn..., trong đó thời hạn cho vay ngắn được coi là rào cản
lớn nhất đối với khả năng vay vốn của nông hộ.
1.7 BỐ CỤC ĐỀ TÀI
Bố cục của đề tài gồm những phần chính như sau:
- Chương 1: Giới thiệu đề tài
- Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
- Chương 3: Phân tích thực trạng cho vay hộ nghèo tại huyện Gò Quao
- Chương 4: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín
dụng của hộ nghèo tại huyện Gò Quao
- Chương 5: Một số giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng của hộ
nghèo tại huyện Gò Quao.
- Chương 6: Kết luận và Kiến nghị


-4-


Chƣơng 2
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƢƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Khái niệm đói nghèo
Đinh Phi Hổ, Lê Ngọc Uyển, Lê Thị Thanh Tùng(2009) đã khái niêm về
đói nghèo như sau: nghèo là tình trạng thiếu thốn ở nhiều phương diện: thu nhập
hạn chế, hoặc thiếu cơ hội tạo thu nhập, thiếu tài sản để đảm bảo tiêu dùng trong
những lúc bất trắc xảy ra và dễ bị tổn thương trước những mất mát và những đột
biến bất lợi, không được người khác tôn trọng... đó là những khía cạnh của
nghèo.
Nghèo diễn tả sự thiếu cơ hội để có thể sống một cuộc sống tương ứng với
các tiêu chuẩn tối thiểu nhất định.
Tổ chức Y Tế thế giới (WHO) định nghĩa nghèo theo thu nhập như sau:
Nếu một người là nghèo khi thu nhập hàng năm ít hơn một nửa mức thu nhập
bình quân trên đầu người hàng năm ( Per Capita Incomme, PCI) của quốc gia.
Kể từ năm 2000, Ủy ban Kinh tế và Xã hội châu Á Thái Bình Dương của
Liên hiệp quốc (UNESCAP) đã đưa ra ba khái niệm liên quan chặt chẽ với nhau
để mô tả nghèo đói, đó là nghèo thu nhập (poverty of income), nghèo tiếp cận
(poverty of access) và nghèo sức mạnh (poverty of power).
2.1.1.1 Nghèo thu nhập
Thu nhập hay mức tiêu dùng bình quân vẫn được đo lường, thông qua các
con số và tỷ lệ, mức chuẩn nghèo quốc gia và quốc tế, hệ số Gini, ... để đánh giá
nghèo đói, cách biệt giàu nghèo, bất bình đẳng và mức độ thoát nghèo của một
quốc gia.
Tuy nhiên, dù phải dùng những con số để dễ đo lường và định lượng,
cũng không thể mô tả hết hình thù nghèo đói cũng như đánh giá mức độ và khả
năng thoát nghèo. Thậm chí những con số thống kê còn có thể làm hạn chế hiểu

biết về tình trạng nghèo đói thực sự.
Mức thu nhập chỉ là một dấu hiệu của nghèo hay thoát nghèo, nhưng đã
không mô tả được nguyên nhân và tình trạng dễ tổn thương, bấp bênh giữa ranh
giới nghèo đói và thoát nghèo. Quan trọng hơn thu nhập, cái họ thiếu (hay
nghèo) nhất là nguồn tích lũy an toàn cho cuộc sống, thông tin và định hướng về
thị trường và những phương cách sản xuất nông sản phù hợp từng thời điểm,
nguồn vốn vay an toàn (để không phải “vay nóng”)... Những yếu tố này không
phải là không có, nhưng người nghèo đã không thể tiếp cận được. Chính vì vậy,
-5-


nghèo đói về thu nhập liên quan rất chặt chẽ đến tình trạng nghèo tiếp cận trong
xã hội.
2.1.1.2 Nghèo tiếp cận
Nghèo tiếp cận đã làm vững chắc hơn nữa cái nghèo thu nhập và vòng lẩn
quẩn đói nghèo. Người nghèo không tiếp cận được với rất nhiều dịch vụ và cơ sở
hạ tầng cơ bản, từ giao thông, giáo dục, nguồn vốn, nước sạch, nhà ở, an sinh xã
hội, thông tin và chính sách.
2.1.1.3 Nghèo sức mạnh
Cho dù có thể tiếp cận được, thì những chính sách và thông tin này có
thực sự giúp được những người nghèo không? Câu trả lời là “có” chỉ khi nó đáp
ứng được nhu cầu và bắt nguồn từ thực tế của họ. Điều đó liên quan đến việc
người nghèo có được tạo điều kiện và có đủ năng lực, sức mạnh để có ý kiến
tham gia vào quá trình xây dựng chính sách và những quyết định liên quan đến
chính họ hay không.
Người nghèo không chỉ nghèo thu nhập và nghèo tiếp cận, họ còn đang rất
nghèo sức mạnh. Họ chưa đủ sức lên tiếng chất vấn về những lý do mình “có sổ”
hay “mất sổ” hộ nghèo, chưa biết tìm chỗ để hỏi “tôi nên trồng gì, nuôi gì để
không bị thua lỗ nữa”, người dân ở khu quy hoạch vẫn chưa đủ sức đối thoại với
nhà đầu tư và Nhà nước về quyền lợi và phương kế mưu sinh bền vững mà các

dự án có thể đem lại cho họ.
2.1.2 Tiêu chí về đói nghèo
Một trong những tiêu chí để đánh giá tình tình đói nghèo là chuẩn nghèo.
Chuẩn nghèo là công cụ để phân biệt người nghèo và người không nghèo. Hầu
hết chuẩn nghèo dựa vào thu nhập hoặc chi tiêu.
Chuẩn nghèo quốc gia là mức chi phí cho một loạt nhu cầu tiêu dùng các
mặt hàng lương thực và phi lương thực thiết yếu, cho phép con người có một
cuộc sống khỏe mạnh. Các quốc gia khác nhau sử dụng các tiêu chuẩn khác nhau
để đánh giá mức độ giàu nghèo.
Để đảm bảo tính so sánh quốc tế của chỉ tiêu tỷ lệ dân số sống dưới mức
nghèo, Ngân hàng Thế giới đưa ra 2 mức chuẩn là thu nhập dưới 1 đô la Mỹ 1
ngày và thu nhập dưới 1 đô la Mỹ 1 ngày được chuyển đổi theo sức mua tương
đương (PPP - Purchasing Power Parity) của đô la Mỹ năm 1993, có nghĩa là
tương đương với mức 1,08 USD/ngày/người và mức 1,16 USD/ngày/người của
năm 2002

-6-


Tiêu chuẩn được Tổng cục Thống kê sử dụng trong các cuộc điều tra mức
sống dân cư là mức tiêu thụ 2.100 ca-lo/ngày/người giống như một số quốc gia
khu vực.
Năm 2000, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đưa ra ngưỡng nghèo
mới làm căn cứ xác định mục tiêu xoá đói giảm nghèo cho giai đoạn 2001- 2005.
Ngưỡng nghèo đó được ấn định cho từng khu vực: nông thôn miền núi, hải đảo:
80.000 đồng/người/tháng; nông thôn đồng bằng: 100.000 đồng/người/tháng;
thành thị: 150.000 đồng. Chuẩn nghèo áp dụng trong giai đoạn 2006-2010 là từ
200.000 và 260.000 đồng một người một tháng trở xuống tương ứng với khu vực
nông thôn và thành thị.
Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính Phủ đã ban hành

chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 - 2015 như sau:
- Hộ nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000
đồng/người/tháng (từ 4.800.000 đồng/người/năm) trở xuống.
- Hộ nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 500.000
đồng/người/tháng (từ 6.000.000 đồng/người/năm) trở xuống.
- Hộ cận nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 401.000
đồng đến 520.000 đồng/người/tháng.
- Hộ cận nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 501.000
đồng đến 650.000 đồng/người/tháng.
2.1.3 Đặc điểm của ngƣời nghèo ở Việt Nam
Người nghèo thường có những đặc điểm tâm lý và nếp sống khác hẳn với
những khách hàng khác thể hiện:
- Người nghèo thường rụt rè, tự ti, ít tiếp xúc, phạm vi giao tiếp hẹp.
- Bị hạn chế về khả năng nhận thức và kỹ năng sản xuất kinh doanh.
Chính vì vậy, người nghèo thường tổ chức sản xuất theo thói quen, chưa biết mở
mang ngành nghề và chưa có điều kiện tiếp xúc với thị trường. Do đó, sản xuất
mang nặng tính tự cung tự cấp, chưa tạo được sản phẩm hàng hóa và đối tượng
sản xuất kinh doanh thường thay đổi.
- Phong tục, tập quán sinh hoạt và những truyền thống văn hóa của người
nghèo cũng tác động tới nhu cầu tín dụng.
- Khoảng cách giữa ngân hàng và nơi người nghèo sinh sống đang là trở
ngại, người nghèo thường sinh sống ở những nơi mà cơ sở hạ tầng còn yếu kém.

-7-


- Người nghèo thường sử dụng vốn vào sản xuất nông nghiệp là chủ yếu
hoặc những ngành nghề thủ, công buôn bán nhỏ. Do vậy, mà nhu cầu vốn thường
mang tính thời vụ.
2.1.4 Sự cần thiết phải hỗ trợ ngƣời nghèo

Nước ta đang trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường xuất phát
điểm nghèo nàn lạc hậu, tình trạng đói nghèo càng không tránh khỏi, thậm chí
trầm trọng và gay gắt. Như vậy, hỗ trợ người nghèo trước hết là mục tiêu xã hội,
gắn liền với mục tiêu xóa đói giảm nghèo. Người nghèo được hỗ trợ để tự vươn
lên, tạo thu nhập, từ đó làm tăng sức mua, khuyến khích sản xuất phát triển.
Hỗ trợ cho người nghèo là một tất yếu khách quan. Xuất phát từ lý do của
sự đói nghèo có thể khẳng định rằng: mặc dù kinh tế đất nước có thể tăng trưởng
nhưng nếu không có chính sách và chương trình riêng về xóa đói giảm nghèo thì
các hộ gia đình nghèo không thể thoát ra khỏi đói nghèo được.
Hiện nay, chính phủ đã có các chính sách, giải pháp để tạo cơ hội cho hộ
nghèo vươn lên như tạo việc làm, chuyển giao kỹ thuật, xây dựng cơ sở hạ tầng
với quy mô nhỏ ở những vùng nghèo, cho hộ nghèo vay vốn với lãi suất ưu đãi,
đồng thời cung cấp thông tin cần thiết để họ tiếp cận với thị trường và cộng
đồng; kết hợp chương trình mục tiêu Quốc gia XĐGN với các chương trình khác
như chương trình khuyến nông, chương trình phát triển các ngành công nghiệp
và dịch vụ, chương trình phủ xanh đồi núi trọc, chương trình hỗ trợ các xã đặc
biệt khó khăn, chương trình nước sạch nông thôn….
Thực tế cho thấy, có rất nhiều hình thức hỗ trợ để thực hiện chương trình
XĐGN nhưng hình thức tín dụng có hoàn trả là hiệu quả hơn cả. Để thấy tính ưu
việt của nó, chúng ta hãy tìm hiểu vai trò của kênh tín dụng đối với hộ nghèo.
2.1.5 Tín dụng đối với hộ nghèo
2.1.5.1 Khái niệm
Tín dụng là mối quan hệ vay mượn lẫn nhau và hoàn trả cả gốc và lãi
trong một khoảng thời gian nhất định đã thỏa thuận giữa người đi vay và người
cho vay. Hay nói cách khác, tín dụng là một phạm trù kinh tế trong đó mỗi cá
nhân hay tổ chức nhường quyền sử dụng một khối lượng giá trị hay hiện vật cho
một cá nhân hay tổ chức khác với thời hạn hoàn trả cùng với lãi suất, cách thức
vay mượn, thu hồi món vay …. Tín dụng ra đời, tồn tại và phát triển cùng với
nền sản xuất hàng hóa. Trong điều kiện nền kinh tế còn tồn tại song song hàng
hóa và quan hệ hàng hóa tiền tệ thì sự tồn tại của tín dụng là một tất yếu khách

quan.

-8-


Tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác là việc sử
dụng các nguồn lực tài chính do Nhà nước huy động để cho người nghèo và các
đối tượng chính sách khác vay ưu đãi phục vụ sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm,
cải thiện đời sống; góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói
giảm nghèo, ổn định xã hội.
Về mặt bản chất, tín dụng cho người nghèo theo quan điểm mới là:
- Người nghèo quá nhiều (hàng tỷ). Họ vừa là vấn đề phải giải quyết, họ
cũng chính là phương tiện giải quyết vấn đề. Hay nói cách khác, họ phải tự giúp
họ.
- Người nghèo, nếu có cơ hội làm ra tiền, sẽ thanh toán nợ (tất nhiên tâm
lý xù nợ ở người nghèo là có, nhưng sẽ có cách kiểm soát).
- Tài chính vi mô (microfinance) sẽ là trung gian tài chính để đưa vốn đến
người nghèo.
2.1.5.2 Vai trò của tín dụng đối với hộ nghèo
Trong nhiều nguyên nhân dẫn đến nghèo đói, có nguyên nhân chủ yếu và
cơ bản là do thiếu vốn, thiếu kiến thức làm ăn. Vốn, kỹ thuật, kiến thức làm ăn là
“chìa khoá” để người nghèo vượt khỏi ngưỡng nghèo đói. Do không đáp ứng đủ
vốn nhiều người rơi vào tình thế lẩn quẩn làm không đủ ăn, phải đi làm thuê, vay
nặng lãi, bán lúa non, cầm cố ruộng đất mong đảm bảo được cuộc sống tối thiểu
hàng ngày, nhưng nguy cơ nghèo đói vẫn thường xuyên đe dọa họ. Mặt khác do
thiếu kiến thức làm ăn nên họ chậm đổi mới tư duy làm ăn, bảo thủ với phương
thức làm ăn cũ cổ truyền, không áp dụng kỹ thuật mới để tăng năng suất lao động
làm cho sản phẩm sản xuất ra kém hiệu quả. Thiếu kiến thức và kỹ thuật làm ăn
là một cản lực lớn nhất hạn chế tăng thu nhập và cải thiện đời sống hộ gia đình
nghèo. Khi đó, giải quyết được vốn cho người nghèo có tác động hiệu quả thiết

thực.
- Là động lực giúp người nghèo vượt qua nghèo đói.
- Tạo điều kiện cho người nghèo không phải vay nặng lãi, nên hiệu quả
hoạt động kinh tế được nâng cao hơn.
- Giúp người nghèo nâng cao kiến thức tiếp cận với thị trường, có điều
kiện hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường.
- Góp phần trực tiếp vào việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông
thôn, thực hiện việc phân công lại lao động xã hội.
- Cung ứng vốn cho người nghèo góp phần xây dựng nông thôn mới.

-9-


2.1.6 Lý thuyết về tiếp cận tín dụng.
2.1.6.1 Các phương pháp tiếp cận tín dụng.
Có nhiều quan điểm khác nhau về phương pháp tiếp cận tín dụng, đặc biệt
là đối với hộ nghèo. Theo Lê Khương Ninh (2004) thì có những phương pháp
tiếp cận tín dụng sau:
a. Phương pháp tiếp cận cổ điển
Tại các nước đang phát triển, thị trường không hoàn hảo hạn chế vai trò
của các trung gian tài chính trong thị trường tín dụng. Phương pháp tiếp cận cổ
điển cho rằng, ở các nước đang phát triển, thu nhập thấp giới hạn tiềm năng tiết
kiệm. Vì thế, vai trò của Chính phủ trong việc tăng tiết kiệm, tạo tín dụng và cấp
vốn cho những nơi cần thiết là vô cùng quan trọng. Về mặt nhu cầu tín dụng, tín
dụng được xem là đầu vào quan trọng trong sản xuất và việc không sẵn có vốn là
nguyên nhân của sự trì trệ, chậm tăng trưởng và làm giới hạn cơ hội đầu tư của
người dân cũng như doanh nghiệp.
Do đó, nền nông nghiệp ở những nước đang phát triển cũng sẽ tăng
trưởng chậm lại vì thiếu nguồn cung tín dụng. Mặt khác, lãi suất trên thị trường
tín dụng quá cao so với những hộ vay nhỏ. Điều này buộc họ phải tìm nguồn vốn

thiết yếu khác cho đầu tư tăng năng suất. Từ đó, nó tạo ra khe hở cho những
người cho vay độc quyền kiếm lời. Vì vậy, phương pháp tiết kiệm cổ điển chú
trọng việc khuyến khích giá đầu vào. Tức là việc giảm lãi suất sẽ làm giảm chi
phí đầu vào trong sản xuất và tạo nên sự khuyến khích cần thiết cho việc hình
thành vốn sản xuất. Điều này sẽ làm tăng tốc độ học hỏi của người dân trong việc
đầu tư và cải thiện kỹ thuật trong sản xuất. Trong trường hợp này, trường phái cổ
điển ủng hộ cho các chính sách tín dụng lãi suất thấp như lãi suất trần, luật chống
cho vay nặng lãi và lãi suất trợ cấp, … Theo trường phái này, vai trò của các
chương trình tín dụng của Chính phủ trở nên rất quan trọng trong việc can thiệp
vào việc lập ngân quỹ cho từng vùng cụ thể, đặc biệt là nông nghiệp, từng nhà
sản xuất cụ thể, đặc biệt là các công ty nhỏ và nông dân vì đây là những thành
phần dễ bị ảnh hưởng nhất của thị trường chưa hoàn hảo.
b. Phương pháp tiếp cận kìm hãm tài chính
Cũng giống như trường phái cổ điển, trường phái kìm hãm tài chính cũng
cho rằng, thị trường tín dụng bị phân khúc và kém hoàn hảo. Tuy nhiên, trường
phái kìm hãm tài chính cũng phản bác lại những lập luận của trường phái cổ
điển, trường phái kìm hãm tài chính cho rằng, các chính sách tài chính của chính
phủ đã kìm hãm thị trường tài chính phát triển theo đúng hướng của nó. Họ cho
rằng, Chính phủ đã can thiệp quá sâu vào giá cả trên thị trường tự do.

- 10 -


Việc ấn định lãi suất thấp trong cho vay chính thức đã phá hỏng cân bằng
về cung - cầu trong hệ thống tài chính và bóp méo nhu cầu về các khoản vay. Do
đó, tín dụng rơi vào những khách hàng vay lớn, vào những người có quyền lực
chính trị và vào những người có sự bảo trợ.
Cho nên, lý thuyết kìm hãm tài chính tập trung vào cả hai mặt: lượng tiền
tiết kiệm và lượng tiền cho vay trong thị trường tài chính. Về nguồn cung tín
dụng, lý thuyết này căn cứ vào lập luận là các cá nhân sẽ chú trọng đến lợi nhuận

khi họ gửi tiền trong điều kiện có rủi ro. Trong đó, lợi nhuận là lãi suất của các
khoản tiết kiệm và rủi ro gửi tiền là tỷ lệ lạm phát.
Do đó, theo phương pháp tiếp cận “sự co giãn lãi suất” cho rằng, lãi suất
thực cao và sự cố định giá cả là điều kiện cho việc thu hút các nguồn tiền tiết
kiệm. Ngược lại, lãi suất tín dụng thấp sẽ kìm hãm sự phát triển của các tổ chức
tài chính chính thức. Vì có trần lãi suất, các ngân hàng không thể tăng nguồn huy
động tiết kiệm, họ phụ thuộc phần lớn vào khung cấp tín dụng của ngân hàng
trung ương. Từ đó, họ không thể huy động được những nguồn tiết kiệm khác, đặc
biệt là khu vực nông thôn.
Ngoài ra, trong bất kỳ trường hợp nào, mức lãi suất thấp và không cân
bằng sẽ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng trong chỉ định các nguồn cung
ứng tín dụng. Theo một số kết quả nghiên cứu cho rằng, chính sách lãi suất thấp
sẽ dẫn đến tăng nhu cầu về các khoản vay, tạo nên áp lực về đầu cơ và buộc phải
đưa ra các cơ chế không định giá. Điều này làm cho các ngân hàng cung cấp “tín
dụng lãi suất thấp”, nhưng thực tế lại khác, mặc dù lãi suất danh nghĩa có thể
thấp, nhưng chi phí tiền mặt và chi phí cơ hội của người vay trong suốt thời gian
thực hiện thủ tục vay vốn là rất cao.
Bên cạnh đó, với mức lãi suất bắt buộc, các tổ chức tài chính tái phân phối
lại danh mục tín dụng cho những hộ lớn quen biết hơn là lập quan hệ với những
hộ vay nhỏ và các khách hàng có rủi ro cao hơn. Hơn nữa, tín dụng lãi suất thấp
cũng là cơ hội cho những kẻ tìm kiếm khe hở độc quyền. Điều này không chỉ dẫn
đến thị trường tín dụng hoạt động kém hiệu quả và bị xuyên tạc mà còn cản trở
việc vay vốn của người nghèo và làm tăng cơ hội cho tham nhũng và quan liêu.
Mặt khác, theo trường phái kìm hãm tài chính cho rằng, với một lượng
nhỏ quỹ, người nông dân chỉ có thể đầu tư kỹ thuật lạc hậu và họ sẽ nhận phần
lợi nhuận thấp. Ngược lại, nếu anh ta có đủ vốn, anh ta sẽ tiếp cận với kỹ thuật
hiện đại. Từ đó, lợi nhuận sẽ cao và sẽ làm cho mức tiết kiệm tích lũy của anh ta
vượt xa ngưỡng thấp nhất ban đầu. Cho nên, lãi suất cao sẽ khuyến khích người
gửi tiền mà không kiềm hãm đầu tư.


- 11 -


Vì vậy, các cách giải quyết chính sách theo lý thuyết kiềm hãm tài chính
là giải phóng tự do cho tài chính và hạn chế sự can thiệp của Chính phủ vào mọi
mặt trên thị trường tài chính. Điều này cũng bao gồm việc hạn chế mọi hình thức
quản lý giá như lãi suất trần, hạn ngạch tín dụng, ngân quỹ cho vay và bù lỗ, …
c. Phương pháp tiếp cận hiện đại
Trường phái này cho rằng nguồn vốn cho vay trong thị trường tài chính
nông thôn phải được hình thành chủ yếu từ nguồn tiết kiệm. Do đó, tích cực huy
động tiết kiệm để tạo nguồn cho vay là rất quan trọng. Hơn nữa, chính sách tạo ra
những cơ hội tiết kiệm tốt giúp đỡ người nghèo hiệu quả hơn chính sách lãi suất
thấp. Vốn tiết kiệm sẽ giúp người nghèo thoát khỏi vòng luẩn quẩn của nghèo
đói (thu nhập thấp, không dư thừa cho tiết kiệm, không đầu tư, năng suất thấp,
thu nhập thấp). Ngoài ra, huy động vốn tốt có nghĩa là nguồn vốn trong xã hội
được sử dụng hiệu quả hơn và đảm bảo tính phát triển bền vững của các tổ chức
tài chính vì nó giảm sự phụ thuộc của ngân hàng đối với các nguồn vốn bên
ngoài và đáp ứng được nhu cầu tín dụng của khách hàng, đánh giá tốt hơn về khả
năng tín dụng của khách hàng, đồng thời cũng giảm chi phí và khả năng đổ vỡ tín
dụng thấp hơn.
Ngoài ra, trường phái này chỉ ra rằng thị trường tài chính nông thôn
thường bị phân đoạn và hoạt động không hoàn hảo. Sự cố gắng của Chính phủ
trong việc mở rộng mạng lưới các tổ chức tài chính, tín dụng nông thôn vẫn
không thể đáp ứng hết nhu cầu dịch vụ tài chính, tín dụng đa dạng của người dân.
Bên cạnh đó, việc hạn chế tín dụng tồn tại ngay cả trong thị trường cạnh tranh tự
do vì cơ chế lãi suất đã không đủ khả năng cân bằng giữa cung và cầu của tín
dụng. Mặt khác, do thiếu các định chế tài chính chính thức ở thị trường tài chính
nông thôn nên những người có nhu cầu vay nhỏ, đặc biệt là những người nghèo,
thường không gia nhập được thị trường tài chính chính thức.
Vì vậy, hai hướng giải quyết của trường phái tiếp cận hiện đại là tổ chức

lại các định chế tài chính truyền thống, xây dựng các định chế tài chính mới để
các định chế này hoạt động năng động hơn, gần khách hàng hơn nhằm giảm chi
phí giao dịch, tăng hiệu quả hoạt động. Hướng giải quyết thứ hai là thực hiện mối
liên kết giữa thị trường tài chính chính thức và phi chính thức. Các tổ chức tín
dụng chính thức sẽ sử dụng các tổ chức tín dụng phi chính thức như là kênh dẫn
vốn của mình. Ở nhiều nước đang phát triển như Đài Loan, Indonesia, …. Việc
vận dụng các lý thuyết mới đã giúp hệ thống tài chính nông thôn phát triển vững
mạnh và hoạt động có hiệu quả, đóng góp nhiều vào sự phát triển kinh tế nông
nghiệp và nông thôn. Đặc biệt là cung ứng tốt các dịch vụ tiết kiệm, tín dụng cho
các hộ nông dân và các hộ nghèo.

- 12 -


2.1.6.2 Nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của hộ
nghèo
Khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng được đánh giá trên hai tiêu chí là
khả năng nhận được các khoản vay và tổng số tiền vay mà hộ nhận được. Khả
năng tiếp cận tín dụng ngân hàng phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác nhau có thể
chia thành các nhóm chính như sau:
a. Các nhân tố thuộc đặc điểm của hộ
Bao gồm các nhân tố như: Tuổi, giới tính, trình độ học vấn, địa vị xã hội,
dân tộc của chủ hộ, diện tích đất, giá trị tài sản, số lao động, số người phụ thuộc,
thu nhập của hộ, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, mục đích vay vốn, nơi cư
trú của hộ,…
b. Các nhân tố thuộc các tổ chức tín dụng, nơi cho vay
Bao gồm lãi suất cho vay, thủ tục vay vốn, thời hạn cho vay, quy mô của
tổ chức tín dụng,..
c. Các nhân tố chính sách Nhà nước
Bao gồm các chính sách hỗ trợ của Nhà Nước: chính sách hỗ trợ lãi suất,

chính sách tín dụng ưu đãi kết hợp với khuyến nông.
Theo Phạm Bảo Dương(2009), những nhân tố ảnh hưởng đến việc tiếp
cận nguồn vốn sinh kế như sau:
* Những nhân tố thúc đẩy việc tiếp cận nguồn vốn sinh kế
Tỷ lệ hộ vay vốn tại địa bàn có các dự án chia sẻ là khá cao, đặc biệt là tỷ
lệ hộ nghèo vay được vốn là tương đối lớn. Có được điều này là do có 3 sự tác
động hỗ trợ:
- Thứ nhất, trên các địa bàn có nhiều nguồn tín dụng mà các hộ nông dân
có thể tiếp cận như Ngân hàng Chính sách Xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, các quỹ hỗ trợ phát triển, các dự án.
- Thứ hai, có sự đóng góp rất lớn của Ngân hàng Chính sách Xã hội thông
qua việc áp dụng chính sách cho vay tín chấp với lãi suất ưu đãi.
- Thứ ba là sự hỗ trợ của các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội thông qua
việc đứng ra bảo lãnh tín chấp cho nông dân vay vốn và hướng dẫn làm thủ tục
vay vốn.
Nhìn chung, thủ tục vay vốn đơn giản, thời gian làm thủ tục vay vốn ngắn,
bình quân khi vay vốn mỗi hộ phải đến ngân hàng 2,3 lần và thời gian trung bình
từ lúc nộp hồ sơ đến lúc vay được là 19 ngày, có được điều này là do trong
những năm qua các ngân hàng đã tinh giảm tối đa các thủ tục rườm rà khi cho
- 13 -


nông hộ vay vốn và đặc biệt là do có sự hỗ trợ làm thủ tục vay vốn, đứng ra bảo
lãnh tín chấp của các đoàn thể chính trị xã hội. Qua điều tra cho thấy, nhiều phụ
nữ, người dân tộc thiểu số, người không biết chữ - những người không có khả
năng làm thủ tục vay vốn đều được các đoàn thể đứng ra hướng dẫn làm thủ tục
vay vốn. Sự tồn tại của các đoàn thể chính trị xã hội thực sự là nhân tố hỗ trợ đối
với việc tiếp cận vay vốn của hộ nông dân, đặc biệt là hộ nghèo, dân tộc thiểu số,
phụ nữ và người mù chữ.
* Những nhân tố cản trở việc tiếp cận nguồn vốn sinh kế

Xem xét nguồn vốn có thể vay của hộ nông dân theo điều kiện kinh tế cho
thấy: Hộ có thu nhập càng cao thì khả năng vay vốn càng lớn. Mặc dù đa số
người nghèo đều có thể vay được vốn từ Ngân hàng Chính sách Xã hội nhưng
khả năng vay được vốn của họ từ tất cả những nguồn vốn khác rất kém, bên cạnh
đó việc vay vốn từ Ngân hàng Chính sách Xã hội luôn gặp phải những rào cản
như: phải có đợt cho vay, hạn mức cho vay thấp, người vay vốn phải là người
tham gia các tổ chức đoàn thể… Do vậy, thu nhập thấp cũng là rào cản trong
việc vay vốn.
Trình độ học vấn cũng là rào cản đối với việc tiếp cận nguồn vốn nhưng
nó không phải là rào cản trực tiếp mà gián tiếp ảnh hưởng đến khả năng vay vốn
của nông hộ. Chúng ta đã biết, mặc dù tại các địa phương luôn có các tổ chức
đoàn thể hỗ trợ rất tích cực trong việc làm thủ tục vay vốn cho các nông hộ, các
tổ chức đoàn thể không những giúp đỡ được phụ nữ và người nghèo có trình độ
thấp vay vốn mà còn giúp đỡ được cả những người mù chữ, người không biết nói
tiếng phổ thông vay vốn.
Lý do mà các hộ không vay được vốn có nhiều song chủ yếu vẫn là: thủ
tục còn rườm rà, phức tạp, thiếu sổ đỏ để thế chấp vay vốn và thời hạn vay
ngắn..., trong đó thời hạn cho vay ngắn được coi là rào cản lớn nhất đối với khả
năng vay vốn của nông hộ. Thông thường thời gian vay vốn của các hộ chỉ được
khoảng 3 năm, với khoảng thời gian này các hộ không kịp quay vòng thì đã phải
trả cả lãi lẫn gốc, trong khi đó một số tổ chức tín dụng cho các hộ nông dân vay
vốn với thời gian dài nhưng yêu cầu phải có tài sản thế chấp, lãi suất lại cao, nếu
người nông dân vay được ở những nguồn vay thì cùng khó có khả năng trả nợ
bởi lãi ngân hàng có thể cao hơn cả lãi của người sản xuất. Bên cạnh đó, không
có sổ đỏ hoặc thủ tục rườm rà, thời gian xét duyệt lâu cũng là những lý do đáng
kể để hộ không vay được vốn. Đây thực sự là rào cản trong việc tiếp cận các
nguồn vốn vay phục vụ cho nhu cầu sản xuất của bà con nông dân.
Mặc dù các ngân hàng và tổ chức tín dụng đã tinh giảm tối đa các thủ tục
vay vốn rườm rà, phức tạp và các hộ nông dân luôn có các tổ chức đoàn thể ở
bên cạnh hỗ trợ nhưng vẫn còn tình trạng khó khăn trong khi làm thủ tục vay

- 14 -


vốn, nguyên nhân chính là do năng lực xây dựng phương án xin vay của cả nông
hộ và cán bộ hướng dẫn vẫn còn nhiều hạn chế. Đây cũng là một rào cản làm
giảm khả năng tiếp cận nguồn vốn tài chính của nông hộ.
2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phƣơng pháp chọn vùng nghiên cứu
Gò Quao là huyện vùng sâu, có nhiều xã có hộ nghèo chiếm tỷ lệ cao. Tuy
nhiên với thời gian và kinh phí hạn chế, đề tài chỉ chọn thu thập dữ liệu tại 3 xã
Định An, Định Hòa, Thới Quản vì đây là 3 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất huyện
và có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống.
2.2.2 Phƣơng pháp thu thập dữ liệu
2.2.2.1 Thu thập dữ liệu thứ cấp
Thu thập số liệu thứ cấp từ các báo cáo năm của Ngân hàng Nông nghiệp,
NHCSXH, Ngân hàng Kiên Long trên địa bàn, các báo cáo năm của UBND
huyện, từ Niên giám thống kê Gò Quao năm 2008 và 2010.
2.2.2.2 Thu thập dữ liệu sơ cấp
a. Xác định cỡ mẫu
Theo Tabachnick & Fidell (1996) để phân tích hồi quy đạt được kết quả
tốt nhất, thì kích cỡ mẫu phải thỏa mãn công thức n ≥ 8m + 50.
Trong đó:
n là kích cỡ mẫu
m là số biến độc lập của mô hình
Với số biến độc lập của mô hình ước lượng là 10 biến, từ công thức trên ta
tính được cỡ mẫu: n = 8 x 10 + 50= 130 mẫu.
Như vậy với cỡ mẫu tối thiểu 130 là có thể đáp ứng nghiên cứu của đề tài.
b. Phương pháp chọn mẫu và thu mẫu
Sử dụng phương pháp chọn mẫu hạn mức theo tiêu thức địa bàn cư trú.
Dựa vào danh sách hộ nghèo của UBND xã cung cấp, chọn đối tượng theo xóm

ấp có hộ nghèo cư trú đông, sống liền cư để tiến hành phỏng vấn trực tiếp.

- 15 -


c. Phương pháp thu thập dữ liệu
Thu thập số liệu sơ cấp bằng cách tiến hành phỏng vấn trực tiếp thông qua
phiếu điều tra để thu thập các thông tin cần nghiên cứu trên địa bàn 03 xã có tỷ lệ
hộ nghèo cao của huyện Gò Quao, cụ thể như sau:
Bảng 2.1: Thống kê địa bàn điều tra
Số hộ



Số hộ nghèo

Tỷ lệ hộ nghèo (%) Số mẫu điều tra

Định An

3.078

311

10,1

58

Định Hòa


4.278

452

10,6

52

Thới Quản

2.810

305

10,9

42

Tổng cộng

10.166

1.068

10,5

152

Nguồn: Thống kê từ số liệu điều tra năm 2011
Tiến hành thu thập dữ liệu trong tháng 03,04 năm 2011 bằng cách phỏng

vấn trực tiếp tại nhà của hộ dân, người phỏng vấn thực hiện phỏng vấn đáp viên
thông qua phiếu điều tra và phỏng vấn viên điền vào phiếu điều tra.
2.2.3 Phƣơng pháp phân tích dữ liệu
2.2.3.1 Đối với mục tiêu 1
Đề tài sử dụng phương pháp phân tích thống kê mô tả thông qua phân tích
tần suất, tần suất tích lũy, so sánh để phân tích tình hình cho vay hộ nghèo tại
huyện Gò Quao trong thời gian qua (cho mục tiêu 1) và phân tích thông tin của
mẫu thu thập được.
2.2.3.2 Đối với mục tiêu 2
Sử dụng mô hình Probit để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng
tiếp cận vón tín dụng của hộ nghèo.
Mai Văn Nam, Phạm Lê Thông, Lê Tấn Nghiêm, Nguyễn Văn Ngân
(2004) đã trình bày mô hình Probit tổng quát như sau:
k

Yi   0    j xij  ui
*

j 1

Trong đó: Yi * chưa biết, nó được gọi là biến ẩn. Chúng ta xem xét biến giả
Yi được khai báo như sau :

nếu Yi * >0

- 16 -


1
Y i 

0

trường hợp khác

Yi là biến phụ thuộc, đây là một biến giả, nó có giá trị là 1 nếu hộ nghèo
có tiến cận được vốn vay, là 0 nếu nghèo không tiếp cận được vốn vay.
Xij là các biến độc lập, đây là các nhân tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận vốn
vay của hộ nghèo.
2.2.3.3 Đối với mục tiêu 3
Trong mô hình Probit, chúng ta xem xét biến giả phụ thuộc chỉ nhận hai
giá trị 0 hoặc 1. Tuy nhiên, chúng ta có thể mở rộng như sau :

Y *   Xi  ui
Y i  i
0
với ui

nếu Yi * >0
nếu Yi *  0

IN (0, 2 )

Mô hình chúng ta thấy như trên được gọi là mô hình Tobit và được sử
dụng phân tích lý thuyết kinh tế lượng lần đầu tiên bởi nhà kinh tế học James
Tobin năm 1958. Nó có tên gọi khác là mô hình hội qui chuẩn được kiểm duyệt
bởi vì có một số quan sát Yi * bị kiểm duyệt.
Mô hình Tobit dùng để nghiên cứu mối tương quan giữa mức độ (số
lượng) biến động của biến phụ thuộc với các biến độc lập. Trong đề tài này, mô
hình Tobit dùng để phân tích mối tương quan giữa lượng vốn vay được (biến phụ
thuộc) và các nhân tố ảnh hưởng (biến độc lập).

Trong đó :
Yi là biến phụ thuộc, là lượng vốn vay (hạn mức tín dụng) mà hộ nghèo
được vay.
Xij là các biến độc lập, là các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay mà hộ
nghèo nhận được, các biến này bao gồm: giới tính, tuổi, trình độ học vấn, địa vị
xã hội, dân tộc của chủ hộ, diện tích đất, số người phụ thuộc, diện tích đất, thu
nhập bình quân của hộ, khoảng cách từ nhà đến chợ, khoảng cách từ nhà đến
huyện.
2.2.3.4 Kiểm định mô hình
a. Đánh giá độ thích hợp tốt của mô hình
Pseudo R2 = Mc Fadden R2=1- (LLFUR / LLFR)
b. Kiểm tra ý nghĩa thống kê các hệ số

- 17 -


Sử dụng thống kê z thay vì thống kê t Bảng phân phối chuẩn chuẩn hoá
với giá trị tới hạn (critical value Z và mức ý nghĩa / 2 cho kiểm định hai đuôi)
c. Kiểm định ý nghĩa chung của toàn bộ mô hình
Sử dụng thống kê Chi bình phương thay vì thống kê F
LR= Likelihood ratio= 2(LLFUR - LLFR)
so sánh với giá trị tới hạn thống kê chi bình phương với mức ý nghĩa cho
trước và df = số biến độc lập trong mô hình.
2.2.3.5 Giải thích các biến đưa vào mô hình
Sự tiếp cận tín dụng có thể bị ảnh hưởng bởi một số biến giải thích như là
giá trị tài sản của chủ hộ, diện tích đất, tuổi của chủ hộ, trình độ văn hoá của chủ
hộ, giới tính chủ hộ và thu nhập của hộ,... Mỗi biến có thể ảnh hưởng đến những
mức độ tiếp cận tín dụng khác nhau. Mức độ ảnh hưởng của những biến này đối
với những hộ có vay vốn thì khác biệt so với mức độ ảnh hưởng của những hộ
không có vay vốn.

Giới tính là giới tính của chủ hộ. Đây là một biến giả, nhận giá trị là 1
nếu chủ hộ là nam, ngược lại nhận giá trị là 0 nếu chủ hộ là nữ. Theo điều tra
mức sống dân cư và theo một số nghiên cứu khác cho rằng tại các nước Châu Á
thì phụ nữ nói chung và nhất là phụ nữ ở các khu vực nông thôn ít có điều kiện
tiếp cận với thông tin, tín dụng, giáo dục do tư tưởng “trọng nam” nên hệ quả là
phụ nữ có cơ hội ít hơn trong quá trình tiếp cận với tín dụng. Tuy nhiên, theo
Nathan Okurut (2005), trong tài chính vi mô, đối với hộ nghèo, chủ hộ là nữ thì
dễ tiếp cận vốn vay hơn chủ hộ là nam vì họ thường xuyên sinh hoạt trong các
câu lạc bộ phụ nữ, từ đây họ có nhiều thông tin về nguồn vốn và có nhiều cơ hội
tiếp cận được nguồn vốn tín dụng hơn nam.
Tuổi của chủ hộ là biến số tuổi chủ chủ hộ tính từ năm sinh. Tuổi của chủ
hộ càng cao thì chủ hộ càng có tài xoay sở, kinh nghiệm, có nhiều uy tín và càng
có nhiều trách nhiệm trong gia đình. Vì thế tuổi của chủ hộ càng lớn thì họ càng
đồng tình trong việc tiếp cận vay vốn dễ dàng hơn. Ngược lại, những người trẻ
tuổi thường có khuynh hướng tiêu dùng nhiều hơn tiết kiệm. Theo kết quả nghiên
cứu thì các chủ hộ trẻ tuổi khó có thể vay vốn bởi vì họ ít có tiếng tâm và thiếu
kinh nghiệm. Tuy nhiên, theo Nathan Okurut(2005), những người trong nhóm
tuổi từ 35 đến 44 có khả năng tiếp cận vốn vay cao hơn các nhóm tuổi còn lại.
Số ngƣời phụ thuộc là biến số người phụ thuộc của hộ. Biến này được
tính theo số người không có hoạt động tạo thu nhập cho gia đình, hay sống phụ
thuộc vào các thành viên lao động khác. Các thành viên phụ thuộc là các thành
- 18 -


×