Tải bản đầy đủ (.doc) (168 trang)

PHÁT BIỂU ĐỀ DẪN TẠI HỘI NGHỊ Tổng kết hoạt động đào tạo giai đoạn 2010-2015 của Tiểu ban chuyên môn kỷ niệm 55 năm thành lập trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.42 MB, 168 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
TIỂU BAN CHUYÊN MÔN KỶ NIỆM 55 NĂM THÀNH LẬP TRƯỜNG

PHÁT BIỂU ĐỀ DẪN TẠI HỘI NGHỊ
Tổng kết hoạt động đào tạo giai đoạn 2010-2015
của Tiểu ban chuyên môn kỷ niệm 55 năm thành lập trường
Kính thưa:
-

Các đồng chí lãnh đạo, quản lý nhà trường

-

Các thày, cô giáo và cán bộ quản lý giáo dục

Thực hiện kế hoạch của Tiểu ban chuyên môn kỷ niệm 55 năm thành lập trường và
triển khai Quyết định số 620/QĐ-ĐHTM ngày 30/9/2014 của Hiệu trưởng Trường
ĐHTM về thành lập Ban tổ chức và kế hoạch tổng thể kỷ niệm 55 năm thành lập trường,
hôm nay, ngày 11/11/2015 Nhà trường tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động đào tạo giai
đoạn 2010-2015. Thay mặt Ban tổ chức và Tiểu ban chuyên môn kỷ niệm 55 năm thành
lập trường tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới toàn thể các đồng chí cán bộ quản lý,
giảng viên, viên chức quản lý của nhà trường trong nhiều tháng qua đã nỗ lực cố gắng
hoàn thành tốt các kế hoạch của tiểu ban chuyên môn đã đề ra để có kết quả báo cáo
trong hội nghị tổng kết hôm nay và tôi xin gửi lời chúc sức khỏe, sụ thành đạt tới các
đồng chí, chúc cho Hội nghị của chúng ta thành công tốt đẹp.
Kính thưa các đồng chí!
Trong 5 năm qua, tiếp tục đổi mới mục tiêu, chương trình, phương pháp và quản lý
đào tạo theo hướng hoàn thiện đào tạo theo hệ thống tín chỉ và thực hiện chuẩn đầu ra đã
công bố, hoạt động đào tạo và quản lý đào tạo của Trường đã có những thay đổi đáng kể.
Chất lượng đào tạo ở tất cả các trình độ và hình thức đào tạo đã được đảm bảo và từng
bước nâng cao rõ rệt. Việc chuyển đổi thành công từ đào tạo theo niên chế sang đào tạo


theo hệ thông tín chỉ từ năm học 2007-2008 đối với đào tạo chính quy và theo nguyên lý
đào tạo theo hệ thống tín chỉ với đào tạo phi chính quy, sau đại học đã từng bước nâng
cao chất lượng đào tạo của trường đáp ứng gần hơn với nhu cầu của xã hội được khẳng
định qua ý kiến phản hồi của các nhà tuyển dụng và sinh viên tốt nghiệp. Cụ thể, chất
lượng đào tạo chính quy trình độ đại học đã được nâng cao rõ rệt và cơ bản đáp ứng được
chuẩn đầu ra đã công bố, đặc biệt là về các kỹ năng của sinh viên tốt nghiệp. Chất lượng
đào tạo phi chính quy được vững và từng bước được nâng cao gần với chuẩn đầu ra của
đào tạo chính quy. Với đào tạo sau đại học mặc dù có tăng đáng kể về quy mô nhưng
chất lượng đào tạo được đảm bảo và có một số khâu trong quy trình đào tạo được cải tiến
và nâng cao chất lượng. Chất lượng đào tạo quốc tế được nâng cao rõ rệt được xã hội và
nhà tuyển dụng đánh giá cao. Nhiều chuyên ngành của trường có tỷ lệ sinh viên tốt
nghiệp có việc làm cao sau tốt nghiệp theo kết quả điều tra của các khoa chuyên ngành.
Công tác khảo thí, nhất là khảo thí học phần được đổi mới căn bản, đảm bảo đánh giá
khách quan, trung thực kết quả học tập của người học…Tuy nhiên, bên cạnh những
thành tích đạt được, hoạt động đào tạo và các lĩnh vực khác phục vụ cho đào tạo trong 5
năm qua cũng bộc lộ không ít những yếu kém cần phải có giải pháp hữu hiệu khắc phục
trong thời gian tới.
Với các mục đích, yêu cầu mà tiểu ban chuyên môn kỷ niệm 55 năm thành lập
trường đã đề ra và chuẩn bị cho Hội nghị tổng kết hôm nay gồm:

1


1- Xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch các hoạt động chuyên
môn giúp việc Ban tổ chức kỷ niệm 55 năm ngày thành lập trường một cách thiết thực,
gọn nhẹ, đánh giá đúng những thành tích, hạn chế các hoạt động chuyên môn về đào tạo,
nghiên cứu khoa học của trường, nhất là trong giai đoạn từ 2010-2015;
2- Đánh giá đúng thực trạng việc triển khai các hoạt động chuyên môn, mà trọng
tâm là việc tổng kết các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học chủ yếu trong 5 năm
gần đây ở tất cả các cấp từ bộ môn đến trường làm tiền đề cho việc hoàn chỉnh, đổi mới

chương trình đào tạo với các trình độ đào tạo hiện hành của nhà trường;
3- Các hoạt động chuyên môn được tổ chức sâu rộng trong các bộ môn, khoa, các
phòng có liên quan để tất cả các giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục đều có trách nhiệm
tham gia và xây dựng kế hoạch, chương trình hành động đổi mới các hoạt động chuyên
môn của toàn trường trong thời gian tới;
4- Tiếp tục công khai với xã hội về năng lực đào tạo và các điều kiện đảm bảo chất
lượng của trường để người học, phụ huynh và nhà tuyển dụng biết và giám sát; Thực
hiện cam kết của trường với xã hội về chất lượng đào tạo để cán bộ quản lý, giảng viên,
người học nỗ lực phấn đấu vươn lên trong giảng dạy và học tập; Đổi mới công tác quản
lý đào tạo, đổi mới phương pháp giảng dạy, phương pháp kiểm tra đánh giá và đổi mới
phương phương pháp học tập; đồng thời, xác định rõ nghĩa vụ và nâng cao trách nhiệm
của đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên trong các hoạt động giảng dạy, phục vụ giảng dạy
và quản lý nhằm giúp người học vươn lên trong học tập và tự học để đạt chuẩn đầu ra.
5- Công khai để người học biết được các kiến thức sẽ được trang bị sau khi tốt
nghiệp một chuyên ngành, một trình độ về chuẩn năng lực nghề nghiệp, về kiến thức
chuyên môn, kỹ năng thực hành, khả năng nhận thức và giải quyết vấn đề, công việc mà
người học có thể đảm nhận sau khi tốt nghiệp.
Triển khai kế hoạch của tiểu ban cùng các hoạt động khác của nhà trường, thời
gian qua, đặc biệt là từ nửa cuối tháng 10 tới nay, các đơn vị trong trường đã nghiêm túc
tổ chức các hội nghị ở đơn vị để tổng kết công tác chuyên môn, trong đó chú trọng đến
các hoạt động đào tạo nhằm đánh giá đúng thực trạng những việc đã làm được, những
việc còn tồn tại và nguyên nhân của chúng, đồng thời đề ra phương hướng, giải pháp
khắc phục trong thời gian tới nhằm không ngừng cải tiến và nâng cao chất lượng đào tạo
toàn diện đáp ứng chuẩn đầu ra và triển khai cụ thể việc đổi mới căn bản và toàn diện
giáo dục theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI (Nghị quyết số 29NQ/TW) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công
nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
và hội nhập quốc tế vào điều kiện cụ thể của Trường. Trên cơ sở đề cương hướng dẫn
của Tiểu ban chuyên môn, nhiều đơn vị đã có rất nhiều sáng tạo, tổng kết rất chi tiết về
Kết quả đào tạo và thực hiện các kế hoạch đổi mới đào tạo của khoa và nhà trường
gồm: (1) Về công tác tuyển sinh, tốt nghiệp; (2) Kết quả đào tạo; (3) Việc thực hiện kế

hoạch của Tiểu ban chỉ đạo đổi mới chương trình đào tạo (kèm theo Quyết định số
615/QĐ-ĐHTM ngày 1/9/2011 của Hiệu trưởng Trường Đại học Thương mại); (4) Việc
thực hiện kế hoạch của Tiểu ban chỉ đạo rà soát chuẩn đầu ra các ngành/chuyên ngành
đào tạo (Kèm theo Quyết định số 568/QĐ-ĐHTM ngày 4/9/2013 của Hiệu trưởng
Trường ĐHTM); (5) Việc thực hiện tổ chức lấy ý kiến phản hồi từ người học về hoạt
động giảng dạy của giảng viên theo các năm học; (6) Việc chỉ đạo và tổ chức thực hiện
tiếp tục đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập của khoa; (7) Tình hình việc làm của

2


sinh viên sau tốt nghiệp; (8) Kết qủa việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên
môn của đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý của khoa giai đoạn 2011-2015…
Nhiều giải pháp, kiến nghị hiến kế của các đơn vị rất có giá trị sẽ được nhà trường
tiếp tục nghiên cứu, triển khai trong thời gian tới. Báo cáo tổng kết của các đơn vị và của
nhà trường sau hội nghị này sẽ được bổ sung, hoàn thiện trên cơ sở các ý kiến thảo luận
của các giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục theo các kết luận tại các Hội nghị của các
khoa và của Nhà trường và được đóng thành tập để lưu trữ và toàn văn sẽ được đưalên
mạng Lan của nhà trường để toàn thể công chức, viên chức nhà trường có thể tham khảo.
Trong Hội nghị này, chúng ta sẽ nghe các báo cáo tổng kết về đào tạo trình độ đại
học do TS Nguyễn Hóa, Trưởng phòng Quản lý đào tạo trình bày; báo cáo tổng kết đào
tạo trình độ sau đại học do PGS.TS Nguyễn Thị Phương Liên, Trưởng khoa Sau đại học
trình bày; Báo cáo tổng kết hoạt động liên kết đào tạo quốc tế do PGS.TS Nguyễn
Hoàng, Trưởng khoa Đào tạo quốc tế trình bày; các báo cáo về công tác nghiên cứu khoa
học, biên soạn giáo trình, tài liệu và công tác tổ chức nhân sự, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ
giảng viên cán bộ quản lý trong 5 năm qua phục vụ cho hoạt động đào tạo của nhà
trường do PGS.TS Nguyễn Viết Thái, Phó Trưởng phòng Quản lý KH-ĐN và PGS.TS
Nguyễn Văn Minh, Trưởng phòng Tổ chức nhân sự trình bày. Trên cơ sở các báo cáo
trên, rất mong có được nhiều ý kiến thảo luận của các đại biểu tham dự Hội nghị này để
góp phần đánh giá đầy đủ, toàn diện hơn về hoạt động đào tạo 5 năm quả cảu Trường và

đề ra được các giải pháp đột phá, khả thi nhằm tiếp tục duy trì và từng bước nâng cao
chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội trong bối cảnh thị trường giáo dục, đào tạo
ngày càng cạnh tranh gay gắt hơn.
Hội nghị này được tổ chức trong bối cảnh nhà trường đang diễn ra hàng loạt sự
kiện chuẩn bị cho lế Kỷ niệm 55 năm thành lập trường và đón nhận Huân chương Độc
lập hạng nhât. Thời gian Hội nghị diễn ra trong một buổi sáng, Tiểu ban chuyên môn kỷ
niệm 55 năm thành lập trường và Ban tổ chức Hội nghị trân trọng đề nghị các đồng chí
tập trung trí tuệ theo dõi, thảo luận, hiến kế cho nhà trường để tổ chức hoạt động đào tạo
ngày càng có chất lượng tốt hơn thực hiện được các mục tiêu chiến lược của Trường đã
đề ra đến năm 2020.
Trân trọng cảm ơn và chúc Hội nghị thành công tốt đẹp!
TM.BAN TỔ CHỨC HỘI NGHỊ
Trưởng Tiểu ban chuyên môn
Kỷ niệm 55 năm thành lập trường

PGS.TS Bùi Xuân Nhàn

3


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 8 tháng 11 năm 2015

BÁO CÁO
TỔNG KẾT HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC GIAI ĐOẠN 2010 – 2015

I. Khái quát về ngành/chuyên ngành đào tạo của Trường
Trong giai đoạn 2010 -2015, Trường Đại học Thương mại tiếp tục phát triển quy
mô đào tạo trong mối quan hệ với mở rộng thêm các ngành/chuyên ngành đào tạo mới
theo sự phát triển của nhu cầu kinh tế - xã hội, đảm bảo sự tương thích giữa nhu cầu xã
hội về các ngành nghề, năng lực đào tạo của Trường và yêu cầu đảm bảo chất lượng.
Từ 5 ngành đào tạo ở thời điểm năm 2010, hiện nay Trường đang đào tạo sinh viên
theo 13 ngành với 16 chuyên ngành ở trình độ đại học, 2 ngành đào tạo chất lượng cao, 2
chuyên ngành trình độ cao đẳng (đã dừng tuyển sinh từ năm 2013), 5 chuyên ngành đào
tạo trình độ thạc sĩ và 5 chuyên ngành đào tạo trình độ tiến sĩ. Cụ thể như sau :
Hiện nay, Trường đang đào tạo 13 ngành đại học với 16 chuyên ngành và 2 ngành
đào tạo chất lượng cao do 13 khoa và 39 bộ môn đảm trách, cụ thể:
- Ngành Quản trị kinh doanh: Bao gồm các chuyên ngành:
+ Quản trị doanh nghiệp thương mại
+ Quản trị kinh doanh tổng hợp
+ Tiếng Pháp thương mại
- Ngành Kế toán: chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp
- Ngành Marketing: Bao gồm 2 chuyên ngành:
+ Chuyên ngành Quản trị thương hiệu
+ Chuyên ngành Marketing thương mại
- Ngành Quản trị khách sạn : chuyên ngành Quản trị khách sạn
- Ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành: chuyên ngành Quản trị dịch vụ du
lịch và lữ hành
- Ngành Luật kinh tế: chuyên ngành Luật thương mại
- Ngành Kinh doanh quốc tế: chuyên ngành Thương mại quốc tế
- Ngành Kinh tế: chuyên ngành Kinh tế thương mại
- Ngành Ngôn ngữ Anh: chuyên ngành Tiếng Anh thương mại
- Ngành Tài chính - Ngân hàng: chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng thương mại
- Ngành Hệ thống thông tin quản lý: chuyên ngành Quản trị hệ thống thông tin
- Ngành Quản trị nhân lực: chuyên ngành Quản trị nhân lực thương mại
- Ngành Thương mại điện tử: chuyên ngành Quản trị Thương mại điện tử.

Trường Đại học Thương mại là trường đại học đầu tiên ở Việt Nam được phép của Bộ
4


mở thí điểm đào tạo ngành này trên cơ sở chuyên ngành Quản trị Thương mại điện tử
thuộc ngành QTKD (Bắt đầu đào tạo từ năm 2005).
Ngành Tài chính ngân hàng và Kế toán chất lượng cao, Trường được Bộ cho phép
đào tạo từ tháng 7/2014, hiện tại trường đã tuyển sinh hai lớp này và sẽ tiến hành đào tạo
cử nhân chất lượng cao từ năm học 2014-2015.
II. Đánh giá về phát triển quy mô và thực hiện kế hoạch đào tạo
2.1. Quy mô đào tạo và tốc độ tăng trưởng quy mô đào tạo
Trong giai đoạn 2011 -2015, quy mô đào tạo của Trường tăng giữ ở mức tương
đối ổn định trong bình quân từ 15 -15.500 sinh viên đại học chính quy, 5000 – 8000 sinh
viên phi chính quy (bao gồm cả đại học bằng 2 và liên thông trình độ đại học). Trong 02
năm gần đây quy mô đào tạo đại học chính quy tăng nhẹ, tuy nhiên quy mô đào tạo phi
chính quy (bao gồm cả liên thông đại học) giảm xuống đáng kể, đặc biệt là hệ VLVH.
Tình hình thực hiện kế hoạch tuyển sinh các loại hình đào tạo và quy mô đào tạo
qua các năm (số liệu tính đến 31/10/2015) thể hiện ở Bảng 1,2,3
Bảng 1: Kết quả đào tạo đại học chính quy giai đoạn 2010 -2015
Năm học

Quy mô

2010-2011

SV tuyển mới

Số SV tốt nghiệp

Đại học


Cao đẳng

Đại học

Cao đẳng

15,224

3,953

304

3,613

131

2011-2012

15,667

3,567

233

3,391

81

2012-2013


15,521

3,691

216

3,245

115

2013-2014

15,420

3,965

-

3,512

137

2014-2015

14,951

4441

-


3,069

121

Bảng 2: Kết quả tuyển sinh hệ phi chính quy
Hệ đào tạo
SỐ học

Năm

2010
-2011

2011
-2012

2012
-2013

2013
-2014

2014 -2015
(Dự kiến)

TT
1

Đại học vừa làm vừa học


951

532

279

123

50

2

Hệ liên thông từ trình độ
cao đẳng lên đại học

2.677

1.552

177

192

1. 100

3

Hệ liên thông từ trình độ
Trung cấp lên đại học


650

605

269

155

340

4

Đại học bằng II

141

115

46

52

60

4.419

3.104

771


522

1. 550

Cộng

5


Bảng 3: Quy mô đào tạo hệ phi chính quy giai đoạn 2011 - 2015
TT

Năm học

2010
-2011

2011
-2012

2012
-2013

2013
-2014

2014
-2015
(Dự

kiến)

Hệ đào tạo
1

Đại học vừa làm vừa
học

5.525

5.556

3.905

2.715

2.500

2

Hệ liên thông từ trình độ
cao đẳng lên đại học

2.187

3.937

1.151

377


750

3

Hệ liên thông từ trình độ
Trung cấp lên đại học

544

1.439

1.645

1.285

1.300

4

Đại học bằng II

420

1388

324

192


346

8.676

11.462

7.425

4.377

4.896

Cộng:

2.2. Phát triển chương trình đào tạo
Hoạt động đổi mới chương trình đào tạo, phát triển chuyên ngành đào tạo và mở
ngành đào tạo được đặc biệt chú trọng. Năm 2011, Trường đã thành lập Tiểu ban đổi
mới chương trình đào tạo và đã tổ chức hai đợt tập huấn về việc học tập và đổi mới
chương trình đào tạo đó là: Tập huấn tại Thành Phố Cần Thơ và tại Thành phố Móng
Cái, Quảng Ninh. Trên cơ sở đề nghị của Hội đồng các khoa chuyên ngành và kết luận
của Hội đồng khoa học và đào tạo, Trường đã ban hành Quyết định 141/QĐ-ĐHTM
ngày 21 tháng 03 năm 2012 về việc “Ban hành bộ chương trình GDĐH hệ chính quy các
chuyên ngành trình độ đại học theo hệ thống tín chỉ” và Quyết định Quyết định 179/QĐĐHTM ngày 9 tháng 04 năm 2012 về việc “Phân công các học phần thuộc bộ Chương
trình GHĐH hệ chính quy các chuyên ngành trình độ đại học theo hệ thống tín chỉ”. Nhà
trường đã thống nhất chương trình đào tạo đại học cụ thể của từng chuyên ngành bao
gồm 120 TC (Bao gồm cả làm gồm thực tập cuối khóa và làm khóa luận tốt nghiệp,
không tính các học phần Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng – An ninh ), trong đó
các học phần bắt buộc chiếm 80 – 90% tổng số TC; các học phần tự chọn chiếm 10
-20% tổng số TC, các học phần trong chương trình sẽ được thiết kế là những học phần
gồm 2 tín chỉ hoặc 3 tín chỉ, các học phần này sẽ được đảm bảo dậy học luân phiên cho

các chuyên ngành trong nhà trường, điều này đã rút bớt số lượng học phần so với chương
trình cũ ban hành là gần 60% số lượng học phần so với chương trình đào tạo cũ của Nhà
trường.
Nhà trường cũng đã thống nhất dùng chung môt CTĐT chính quy và VLVH cả về
cấu trúc chương trình và nộidung các học phần. Đối với chương trình đào tạo thạc sĩ bao
gồm 46 tín chỉ, trong đó có 36 tín chỉ bắt buộc. Với chương trình đào tạo tiến sĩ tổng số
tiến chỉ là 13 tín chỉ (chưa bao gồm Nghiên cứu khoa học và luận án tiến sĩ).
Nhìn chung, hoạt động phát triển chương trình đào tạo đã làm thay đổi đáng kể về
nhận thức của giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục trong việc xây dựng nội dung các
học phần, phương pháp giảng dạy, phương pháp kiểm tra, đánh giá. Chương trình đào tạo
mới đã giảm thiểu tối đa số lượng các học phần, hạn chế sự trùng lắp nội dung giữa các
6


học phần, góp phần thúc đẩy hoạt động đổi mới phương pháp giảng dạy và nâng cao chất
lượng đào tạo của Nhà trường.
Tuy nhiên, CTĐT hiện hành cũng còn bộc lộ một số bất cập mà chúng ta cần phải
rà soát, xem xét trong thời gian tới, đó là:
- Việc phát triển CTĐT nặng về đào tạo cái mà Nhà trường đang có, chưa bám sát
đòi hỏi của thực tế;
- Nội dung nhiều học phần vẫn còn mang nặng tính hàn lâm, chưa chú nhiều đến
việc cung cấp kỹ năng giải quyết vấn đề và kiến thức thực tiễn;
- Nội dung một số học phần vẫn còn trùng lắp;
- Xây dựng các học phần tự chọn, bổ trợ kiến thức ở một số CTĐT còn chưa hợp
lý, thiếu sự gắn kết với mục tiêu đào tạo và tuyên bố chuẩn đầu ra;
- Một số Đề cương chi tiết học phần được xây dựng mang tính tách biệt, chưa gắn
kết với các điều kiện thực tiễn khi triển khai thực hiện chương trình đào tạo (ví dụ: điều
kiện học phần);
2.3. Công tác quản lý đào tạo
Trong giai đoạn 2010-2015, Trường đã tiến hành triển khai, đổi mới đồng bộ

phương pháp quản lý giáo dục và phục vụ đào tạo theo hướng từng bước chuẩn hóa toàn
bộ các khâu của quá trình đào tạo từ quá trình đăng ký học tập của sinh, công tác xây
dựng kế hoạch, thời khoá biểu giảng dạy học tập, lịch thi và thông báo kết quả thi; hoàn
thiện, nâng cấp các yếu tố và điều kiện vật chất kỹ thuật công nghệ thông tin phục vụ
giảng dạy, học tập, quản lý giáo dục, áp dụng thiết bị giảng dạy đa chức năng, mạng
INTERNET, mạng LAN, phần mềm. Hiện nay, công tác đăng ký học, nhập điểm tất cả
các hệ và trình đã được hỗ trợ bằng công nghệ thông tin.
Trường đã ban hành đầy đủ các văn bản để tổ chức triển khai công tác đào cho các
trình độ đào tạo và các hình thức đào tạo của nhà trường, cụ thể:
+ Đã xây dựng được các văn bản quản lý phù hợp với đào tạo theo hệ thống tín
chỉ: Quy đinh đào tạo đại học, cao đẳng chính quy theo hệ thống tín chỉ (QĐ 555/2013)
trên cơ sơ cụ thể hóa Quy chế đào tạo đại học, cao đẳng chính quy theo hệ thống tín chỉ
của Bộ (QC 43 và Thông tư 57); Bộ quy chế quản lý sinh viên theo học chế tín chỉ; và
các văn bản hướng dẫn khác. Công tác tổ chức và quản lý đào tạo theo hệ thống tín chỉ
đã đi vào ổn định và đang từng bước được hoàn thiện.
+ Để quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo cho các trình độ và
hình thức đào tạo, Trường đã ban hành Quy định về hoạt động khảo thí theo hệ thống tín
chỉ (Quy định 371/QĐ- ĐHTM ngày 22/5/2014), trong đó quy định việc xây dựng ngân
hàng câu hỏi thi cho tất cả các học phần có trong chương trình đào tạo đối với tất cả các
trình độ và hình thức đào tạo. Ngân hàng câu hỏi thi được xây dựng đầy đủ, lưu trữ
chung do bộ phận chuyên trách phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng quản lý và tổ
chức sao in theo quy định, đảm bảo đánh giá khách quan, công bằng và chính xác.
+ Phần mềm quản lý đào tạo thường xuyên được cập nhật, hoàn thiên, bổ sung các
tính năng mới đã phục vụ tốt cho quá trình quản lý của Trường từ khâu đăng ký học qua
mạng Internet, cung cấp thông tin cho sinh viên (kết quả đăng ký học, kết quả học phần)
theo tài khoản cá nhân; cho phép giáo viên nhập điểm qua mạng LAN và Interrnet của
Trường; tích hợp công tác quản lý sinh viên của các khoa với Phòng CTSV, thu học phí
7



của phòng KHTC. Tích hợp việc cho điểm chuyên cần, điểm đổi mới phương pháp với
xét điều kiện dự thi, điểm thi hết học phần. Tính điểm xét rèn luyện, sàng lọc, thực tập
tốt nghiệp và cấp bằng tốt nghiệp theo quy chế.
Có thể nói, hoạt động quản lý đào tạo ở tất cả các hệ và trình độ đào tạo đang từng
bước được chuẩn hóa, góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả quản lý và chất lượng đào
tạo của Trường.
Một số hạn chế:
-

Việc triển khai kế hoạch đào tạo còn bị động, phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố
nguồn lực hạn chế của Trường (Phòng học thiếu, lớp học đông) làm ảnh hưởng
đáng kể đến chất lượng đào tạo.

-

Việc triển khai CTĐT chất lượng cao (ngành Kế toán và Tài chính – Ngân
hàng) còn bộc lộ nhiều bất câp trong cả CTĐT và triển khai kế hoạch giảng
dạy.

2.4. Xây dựng chuẩn đầu ra
Chuẩn đầu ra của các chương trình đào tạo trong Giáo dục đại học của Nhà trường
được thực hiện theo yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại công văn số 2435/BGDĐTGDĐH ngày 12/4/2013 và tuân thủ quy định của Công văn số 2196/BGDĐT-GDĐH
ngày 22/4/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn xây dựng và công bố chuẩn đầu
ra ngành đào tạo.
Trường đã thành lập Thành lập Ban chỉ đạo xây dựng và công bố chuẩn đầu ra
vào tháng 9/2013. Ban chỉ đạo xây dựng và công bố chuẩn đầu ra tổ chức các phiên họp,
thảo luận và thống nhất về mục tiêu, nội dung, cấu trúc, kế hoạch thời gian, cách thức
triển khai, các nguồn lực và giao nhiệm vụ cho các khoa xây dựng chuẩn đầu ra của các
ngành đào tạo thuộc quản lý của Khoa.
Trong quá trình xây dựng chuẩn đầu ra, các khoa đã triển khai nghiêm túc, đúng

quy định của Ban chỉ đạo xây dựng chuẩn đầu ra của Trường, đặc biệt có sự tham gia của
giảng viên, sinh viên và nhà tuyển dụng. Vì vậy, chuẩn đầu ra được xây dựng đáp ứng
đòi hỏi cử thực tiễn và yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Ngày 8 tháng 5 năm 2014, Hiệu trưởng Trường Đại học Thương mại đã ký Quyết
định số 345/QĐ-ĐHTM về việc ban hành “Chuẩn đầu ra các ngành/chuyên ngành đào
tạo trình độ đại học của trường Đại học Thương mại” thay cho Quyết định số 26/QĐTM-ĐT ngày 15 tháng 01 năm 2009 về việc “ Tuyên bố đầu ra các ngành/chuyên ngành
đào tạo trình độ đại học của Trường Đại học Thương mại”.
Việc ban hành tuyên bố chuẩn đầu ra giúp Trường tiếp tục công khai với xã hội về
năng lực đào tạo và các điều kiện đảm bảo chất lượng của Trường để người học, phụ
huynh và nhà tuyển dụng biết và giám sát; Thực hiện cam kết của Trường với xã hội về
chất lượng đào tạo để cán bộ quản lý, giảng viên, người học nỗ lực phấn đấu vươn lên
trong giảng dạy và học tập. Công khai để người học biết được các kiến thức sẽ được
trang bị sau khi tốt nghiệp một chuyên ngành, một trình độ về chuẩn năng lực nghề
nghiệp, về kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành, khả năng nhận thức và giải quyết
vấn đề, công việc mà người học có thể đảm nhận sau khi tốt nghiệp.Tạo cơ hội tăng
cường hợp tác, gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo và sử dụng nhân
lực cho xã hội, đáp ứng yêu cầu của các nhà sử dụng lao động.

8


2.5. Hoạt động đảm bảo chất lượng đào tạo theo chuẩn đầu ra
Trên cơ sở chuẩn đầu ra đã được công bố công khai, Nhà trường đã tập tập trung
củng cố và tăng cường các điều kiện đảm bảo chất lượng để thực hiện đúng cam kết theo
chuẩn đầu ra, cụ thể là đảm bảo các chuẩn về: chương trình đào tạo, thư viện giáo trình,
cơ sở vật chất thiết bị, thí nghiệm, thực hành, thực tập, đội ngũ giảng viên, phương pháp
giảng dạy, thi kiểm tra, đánh giá, liên kết giữa trường với doanh nghiệp và các hoạt động
xã hội nghề nghiệp khác. Cụ thể như sau :
- Xây dựng đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý : Hiện nay, đội ngũ công chức,
viên chức của Trường đã đảm bảo phẩm chất, năng lực làm việc, gần 80% cán bộ giảng

viên nhà trường có học vị từ thạc sĩ trở lên. Trường có kế hoạch xây dựng và nâng cao
chất lượng đội ngũ giảng viên trong năm học phù hợp với tiến độ đã đề ra trong quy
hoạch phát triển đội ngũ giảng viên của trường giai đoạn 2010-2020. Công tác đào tạo,
bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ được thực hiện thường xuyên, tạo mọi điều kiện
để động viên, khuyến khích đội ngũ công chức, viên chức học tập nâng cao trình độ,
khuyến khích giáo viên trẻ đi học sau đại học ở nước ngoài, đảm bảo tỷ lệ giảng viên là
tiến sĩ tăng, ít nhất đạt mức 35% tổng số giảng viên vào năm 2020.
Bảng 4: Đội ngũ cán bộ, giảng viên của Nhà trường giai đoạn 2011-2015
Năm
2011

Năm
2012

Năm
2013

Năm
2014

Năm
2015

696

656

656

625


627

Số lượng giáo sư

1

2

2

2

2

Số lượng Phó Giáo sư

37

37

37

37

38

Số lượng Tiến sỹ

87


71

82

87

88

Số lượng Thạc sỹ

227

288

305

372

400

Tổng số cán bộ giảng viên

Nguồn : Phòng Tổ chức nhân sự, Đại học Thương mại
- Cơ sở vật chất thiết bị, thí nghiệm, thực hành, thực tập : Nhà trường đảm bảo
duy trì hoạt động bình thường của các trang thiết bị, bàn ghế, cung cấp dịch vụ, cơ sở vật
chất phục vụ giảng dạy ở các hội trường, lớp học và phòng thảo luận nhóm. 100% phòng
học đã được trang bị projector, các phòng thực hành tin học đã được nâng cấp đạt chuẩn
chất lượng của các phòng thực hành tin học. Trong năm học 2014-2015, Trường đã thực
hiện dự án cải tạo Thư viện, cải tạo nhà C, D cải tạo hội trường H1 giúp cải thiện điều

kiện học tập của sinh viên và điều kiện làm việc của cán bộ quản lý.
Công tác mua sắm phục vụ giảng dạy, quản lý, học tập và nghiên cứu khoa học
được thực hiện xuất phát từ nhu cầu thực tế của các đơn vị, được Ban Giám hiệu nhà
trường phê duyệt. Phòng Quản trị và Kế hoạch tài chính có sự phối hợp chặt chẽ, đảm
bảo mua sắm kịp thời, đúng chủng loại, đúng chất lượng và đảm bảo các quy định về tài
chính và mua sắm của Nhà nước. Các thiết bị đáp ứng đầy đủ các nhiệm vụ học tập,
giảng dạy và nghiên cứu khoa học của cán bộ giảng viên, nghiên cứu sinh, cao học viên
và sinh viên nhà trường.
Trường hiện nay có nhiều phòng họp, phòng hội thảo, phòng thực hành với 10
máy chủ, 700 máy tính kết nối mạng LAN và Internet phục vụ đào tạo, phục vụ quản lý
và phục vụ sinh viên học tập và nghiên cứu khoa học.
9


Hạ tầng Internet: Gồm 2 đường Leased line tổng cộng là 20mb
1 đường FTTX không giới hạn băng thông. Các đường này trong thời gian sinh viên
đăng ký sẽ được nâng cấp lên thành 10Mb, đảm bảo đủ dung lượng cho khoảng 20.000
sinh viên đăng ký học và tất cả cán bộ quản lý, giảng viên trường làm việc.
Bảng 5. Phòng học, giảng đường, trang thiết bị hỗ trợ giảng dạy, nghiên cứu khoa
học và đảm bảo chất lượng đào tạo
Loại phòng học
Số
TT

1

2

3


Danh mục trang thiết bị chính
Số
lượng

Diện
tích
(m2)

Tên thiết bị

Số
lượng

Phòng học quy mô 100150 chỗ ngồi

35

8.750

Projector

- 35

Phòng học quy mô 5080 chỗ ngồi

42

5.850

Projector


- 42

Các môn học

Máy cassette

- 42

lý thuyết

Hội trường lớn :

05

Máy chiếu

05

- Hội trường quy mô 200
- 220 chỗ ngồi/HT;

04

- Hội trường quy mô 580
- 600 chỗ ngồi/HT);

01

Các học phần

giảng lý
thuyết, bảo vệ
luận văn, hội
thảo.

- Phòng video
conference,

01

Máy chiếu,
Tivi

01

Dùng để họp
trực tuyến.

(Phòng học, giảng
đường, phòng học đa
phương tiện, phòng học
chuyên dụng)

Phòng máy tính

Phòng học 40 máy

hỗ trợ giảng dạy

1800 m2

1500 m2

18

10

150 m2

3.835

1.500

4

1.000

Phòng khác

4

1.335

5

Phòng học ngoại ngữ

20

3.000


6

- Phòng làm việc của các
bộ môn;

42

1260 m2

- Phòng làm việc bộ
phận quản lý và phục vụ.

59

Các môn học
lý thuyết

856

Các môn học
có sử dụng
phòng máy

400

Các môn học
có sử dụng
phòng máy

240


Các môn học
có sử dụng
phòng máy

Máy vi tính

216

Các môn học
có sử dụng
phòng máy

Máy cassette

- 35

Học các môn

Projector

- 20

Anh văn

Máy tính

42

Máy tính


295

Phục vụ công
tác chuyên
môn và công
tác khác của

Máy vi tính

Máy vi tính

4
Phòng học 60 máy

Phục vụ học
phần

Máy vi tính

1770 m2

10


đơn vị.
Nguồn: Phòng Hành chính tổng hợp, Đại học Thương mại
- Thư viện và hệ thống giáo trình, tài liệu : Hoạt động của thư viện được tin học
hoá dựa trên phần mềm Hệ Quản trị thư viện tích hợp ILIB 6.0. Tất cả nguồn tài liệu được
xử lý tạo lập thành các cơ sở dữ liệu thư mục điện tử. Trung tâm Thông tin Thư viện đã tạo

lập 34.640 biểu ghi thư mục tài liệu, hàng năm cập nhật 2.000 biểu ghi mới. Về cơ sở vật
chất kỹ thuật, trường có hệ thống tư liệu và thư viện điện tử gồm 4 cơ sở dữ liệu trên CD
ROM với 1570 đĩa: Bussiness periodicals on disk, Bussiness and Management Practices,
Ecolit, Dissertation Abtracts. Trường có hệ thống tư liệu và thư viện điện tử hiện đại thuộc
Dự án Giáo dục Đại học mức A với 60.000 bản sách và Giáo trình do trường xuất bản gồm
132 loại với hơn 9.643 cuốn; Giáo trình khác: 954 loại, 9.893 cuốn; Tài liệu tham khảo
23.485 loại, 105.606 cuốn; Ấn phẩm định kỳ (loại báo, tạp chí trong và ngoài nước): 215
loại (trong đó có 25 loại báo, tạp chí nước ngoài). Trong năm học 2014, trường đã bổ sung
993 tài liệu theo chuyên ngành đào tạo của trường. trong đó 80% số đầu sách, báo, tạp chí
gắn với chuyên ngành đào tạo của Trường. Hệ thống mạng máy tính thư viện gồm 01 máy
chủ, 40 máy trạm kết nối với mạng của trường, với Internet. Trong đó 20 máy dùng cho
truy cập Internet, 6 máy tra cứu mục lục công cộng trực tuyến–OPAC, các máy tính khác
dùng cho công tác nghiệp vụ.
+ Diện tích thư viện: 2514 m2;
+ Số chỗ ngồi: 1200 chỗ

+ Diện tích phòng đọc: 2257 m2

; Số lượng máy tính phục vụ tra cứu: 40 máy

+ Số lượng sách, giáo trình điện tử: 18.000 bản
+ Phần mềm quản lý thư viện: Ilibrary do công ty CMC cung cấp. Phần mềm thư
viện của trường Đại học Thương mại sử dụng cổng kết nối Z39.50 để tìm kiếm và sử
dụng dữ liệu từ các thư viện thế giới như: Thư viện Quốc hội Mỹ, Thư viện Boston
University, Columbia University...
-

Đổi mới phương pháp giảng dạy :

Từ năm 2011 đến nay, các bộ môn, các giảng viên tiếp tục đổi mới phương pháp

giảng dạy, khắc phục tình trạng quá lệ thuộc vào các Slide chuẩn bị trước; về bố trí thực
hiện cấu trúc giờ giảng, nhất là giờ thực hành không còn quá cứng nhắc như trước đây.
Đã đổi mới căn bản việc giao đề tài và thực hiện khóa luận tốt nghiệp...; về khảo thí đã
xây dựng lại quy định khảo thí, toàn bộ ngân hàng đề thi, thời gian thi hết học phần, tập
trung nhập điểm lên mạng về phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng; xây dựng quy
trình kiêm tra, sửa điểm thành phần và điểm thi học phần...Xóa bỏ việc thi lại, học hè và
đang từng bước thực hiện đào tạo theo chuẩn đầu ra mới hoàn thiện.
Kết quả từ việc đổi mới phương pháp học tập của sinh viên thời gian qua đã được
khẳng định. Qua theo dõi kết quả học tập của sinh viên nhất là từ khi trường không tổ
chức thi lại không có biến động nhiều, nhiều ngành đào tạo điểm để nhận học bổng của
sinh viên tăng cao rõ rệt, tính chủ động của sinh viên trong học tập được nâng cao rõ nét
thể hiện qua số lượng sinh viên được khen thưởng hàng năm.
- Việc lấy ý kiến phản hồi từ người học
Việc thực hiện tổ chức lấy ý kiến phản hồi từ người học về hoạt động giảng dạy
của giảng viên được tiến hành đều đặn trong những năm gần đây (năm học 2013 -2014
và 2014 -2015) ở tất cả các bộ môn.
11


Nhìn chung, hoạt động lấy ý kiến phản hồi của người học đã góp phần nâng cao
nhận thức, trách nhiệm của giảng viên, quản lý các bộ môn, khoa trong việc đổi mới
phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng đào tạo.
Quan 2 năm tổ chức lấy ý kiến người học, đã có gần 800 lượt giảng viên và trên
27000 lượt sinh viên tham gia. Tổng hợp ý kiến của người học cho thấy, đa số người học
đánh giá cao chất lượng giảng dạy của giảng viên (trên các khía cạnh: cung cấp thông tin
về học phần, tài liệu tham khảo, kiểm tra, đánh giá, chất lượng và nội dung giảng dạy, tác
phong sư phạm, đạo đức nhà giáo…).
Một số khoa (Kinh tế - Luật,…) đã kết hợp điều tra về chất lượng sinh viên tốt
nghiệp thông qua ý kiến người tuyển dụng. Nhìn chung, các nhà tuyển dụng đánh giá khá
cao về chất lượng sinh viên tốt nghiệp của Trường (Mức điểm trung bình từ 3,5 –

3,8/5.0). Đây là một hoạt đông rất cần thiết, nhằm giúp chúng ta nhận diện được những
điểm yếu của sinh viên tốt nghiệp để có giải pháp hiệu quả nâng cao hơn nữa chất lượng
đào tạo.
III. Một số đinh hướng và giải pháp đào tạo trong thời gian tới
3. 1. Đinh hướng phát triển
Tiếp tục phát huy và phát triển bền vững các thành quả đã đạt được về đổi mới
phương pháp đào tạo thời gian qua, đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin vào
quản lý và đổi mới phương pháp đào tạo trong thời gian tới. Thực hiện tốt Nghị quyết
29-NQ/TW ngày 4/1/2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về: “Đổi mới
căn bản và toàn diện về giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại
hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc
tế”.
Tiếp tục hoàn thiện quy trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ theo hướng tăng khả
năng các phương án lựa chọn, xây dựng kế hoạch học tập của người học, phấn đấu nâng
cao chất lượng đào tạo đảm bảo chất lượng đào tạo theo chuẩn đầu ra đã công bố, tiến tới
đảm bảo thực hiện bằng được hệ thống tín chỉ liên thông với các trường đại học trong và
ngoài nước.
3.2.Một số giải pháp đổi mới hoạt động quản lý và nâng cao chất lượng đào
tạo trong thời gian tới
- Tiếp tục đổi mới nội dung, chương trình đào tạo của các chuyên ngành theo
hướng tích hợp các khối kiến thức cơ bản, cơ sở ngành và chuyên ngành của các chuyên
ngành đào tạo trong cùng một ngành để tăng cường các phương án bố trí lịch trình, thời
khóa biểu và tăng khả năng lựa chọn các học phần của người học theo kế hoạch học tập
của từng cá nhân, đảm bảo đúng các tiêu chí của chuẩn đầu ra đã ban hành.
- Tiếp tục xây dựng quy trình chuẩn, hoàn thiện chương trình học phần, các bài
giảng mẫu, nội dung từng giờ giảng lý thuyết, thảo luận trên lớp, thảo luận nhóm, mời
giảng viên thực tế và xây dựng, cập nhật thường xuyên danh mục các đề tài thảo luận và
danh mục tài liệu tham khảo bắt buộc cho từng học phần.
- Đầu tư, nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin và phát triển hệ thống phần mềm
quản lý đào tạo phù hợp với yêu cầu mới phục vụ tốt cho quản lý đào tạo.

- Đảm bảo số lượng và chất lượng đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục
thông qua tuyển dụng và đào tạo nâng cao trình độ.

12


- Đảm bảo cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy và học tập như tăng cường số lượng
phòng học đa phương tiện, phòng thảo luận nhóm cho sinh viên, phòng thực hành máy
tính; tăng cường số đầu giáo trình và tài liệu tham khảo của thư viện.
- Tiếp tục đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tăng cường sự tham gia,
tương tác của người học. Định kỳ hàng năm tổ chức các hội thảo chuyên đề về đổi mới
phương pháp giảng dạy và học tập. Chú trọng hoạt động đánh giá chất lượng giảng dạy
thông qua ý kiến của đồng nghiệp và người học.
- Cấu trúc lại bộ phận quản lý và điều hành đào tạo cấp trường và cấp khoa cho
phù hợp, hiệu quả.
- Tập trung chỉ đạo, hoàn thiện quy trình để từng bước hoàn chỉnh được hệ thống
đào tạo theo tín chỉ, đảm bảo sự ăn khớp các quy định của các hệ, trình độ đào tạo, nâng
cấp chất lượng, liên tục cải tiến phương pháp đào tạo, tương tác giữa nhà trường với
người học nhằm đáp ứng yêu cầu công bố chuẩn đầu ra và đảm bảo chất lượng đào tạo
của nhà trường theo chuẩn đầu ra đã công bố...làm cho các khâu của quá trình đào tạo
khớp nối nhau theo tiếp cận hệ thống, logic, đảm bảo được các yêu cầu của quản trị tri
thức.
TRƯỞNG PHÒNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

TS. Nguyễn Hóa

13


TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MAI

KHOA SAU ĐẠI HỌC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

TỔNG KẾT HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
Giai đoạn 2010 – 2015
Phần 1. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC QUẢN LÝ ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
Trường Đại học Thương mại được giao nhiệm vụ đào tạo phó tiến sĩ (nay là tiến sĩ) từ
năm 1987; đến năm 1994 được giao nhiệm vụ đào tạo trình độ thạc sĩ.
Từ năm 1987 đến 1998, do quy mô đào tạo nhỏ, nhiệm vụ tổ chức và quản lý đào tạo sau
đại học của Trường do Phòng Nghiên cứu khoa học đảm nhiệm. Để đáp ứng yêu cầu
chuẩn hóa công tác quản lý đào tạo sau đại học và không ngừng nâng cao chất lượng
đào tạo trong điều kiện quy mô đào tạo ngày càng tăng theo định hướng chiến lược xây
dựng Trường Đại học Thương mại trở thành một trung tâm đào tạo và khoa học, tháng 5
năm 1998, Khoa Sau đại học được thành lập theo Quyết định số 862/QĐ-BGD&ĐTTCCB ngày 27/4/1998 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hiện nay (9/2015) Khoa
Sau đại học có 10 viên chức. Trong đó: phó giáo sư, tiến sĩ: 01; tiến sĩ: 02; thạc sĩ: 04; cử
nhân: 03.
Bảng 1: Số lượng viên chức của Khoa Sau đại học (2010-2015)
STT

Chỉ tiêu

2010

2011

2012


2013

2014

2015

6

6

7

8

9

10

1

Tổng số viên chức

2

Chức danh KH, học vị

2.1

Số người có học vị tiến sĩ trở
lên


2

2

2

2

2

3

2.2

Số người có học vị thạc sĩ

2

2

2

3

3

4

2.3


Số người có học vị cử nhân

2

2

3

3

4

3

3

Thâm niên công tác

3.1

Từ 5 năm trở lên

3

4

5

6


8

8

3.2

Dưới 5 năm

3

2

2

2

1

2

Phần 2. KẾT QUẢ ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC (2010-2015)
2.1. Kết quả tuyển sinh và đào tạo sau đại học
 Công tác tuyển sinh
Hoạt động tuyển sinh sau đại học của Trường 5 năm qua đã đạt được những kết quả đáng
khích lệ, luôn hoàn thành và hoàn thành vượt mức chỉ tiêu tuyển sinh Bộ giao. Điểm
đáng lưu ý là trong bối cảnh chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo sau đại học của nhiều trường
những năm qua bị cắt giảm, thì chỉ tiêu tuyển sinh của Trường không những không giảm
mà còn tăng đều qua các năm. Ngoài tuyển sinh tại Trường (mỗi năm 2 lần vào khoảng
tháng 3 và tháng 9), điểm mới trong 5 năm qua là Nhà trường đã phát triển thêm các địa

bàn tuyển sinh ở ngoài Trường. Cụ thể: năm 2012 và 2013 đã tổ chức 2 đợt tuyển sinh
14


cho khu vực Tây Bắc (tại Trường Cao đẳng Sơn La); tháng 1 năm 2015, tổ chức tuyển
sinh cho tỉnh Quảng Ngãi và vùng lân cận (tại Trường ĐH Phạm Văn Đồng); dự kiến
tháng 12/2015 tổ chức tuyển sinh cho khu vực Tây Bắc (tại Trường ĐH Công nghệ
Thông tin và Truyền thông, ĐH Thái Nguyên).
Công tác tuyển sinh sau đại học được tổ chức nghiêm túc, đảm bảo thực hiện đúng quy
chế tuyển sinh sau đại học: từ khâu thông báo tuyển sinh, thành lập hội đồng thi và các
ban giúp việc cho hội đồng, tổ chức biên soạn, ra đề thi, coi thi, chấm thi, phúc tra tuyển
sinh, thông báo kết quả thi đến việc báo cáo kế hoạch tuyển sinh tới các cơ quan như: Bộ
GD&ĐT, công an PA83 để chỉ đạo, theo dõi, giám sát tình hình thực hiện. Các thông tin
về tuyển sinh, danh sách thí sinh, kết quả tuyển sinh… được công bố công khai trên
website của Trường (). Sau mỗi đợt tuyển sinh, Trường đều làm báo cáo
gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo theo đúng quy định (trừ các đợt tuyển sinh từ tháng 9/2014:
theo Thông tư 15/2014/TT-BGDĐT, kết quả tuyển sinh báo cáo cùng báo cáo hoạt động
đào tạo vào cuối năm học).
 Quy mô và chất lượng đào tạo
Giai đoạn 2010-2015, quy mô đào tạo trình độ thạc sĩ và tiến sĩ của Trường không ngừng
tăng lên (xem bảng 2), gấp khoảng 2,5 lần so với quy mô giai đoạn 5 năm trước. Ngoài
đào tạo tại Trường, được phép của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trường đã tổ chức đào tạo
trình độ thạc sĩ tại một số địa phương như Sơn La, Quảng Ngãi, Hải Dương. Đối tượng
người học sau đại học không chỉ là người Việt Nam mà còn có các học viên đến từ Cộng
hòa Dân chủ Nhân dân Lào (bao gồm cả học viên vào học diện Hiệp định và diện tự túc
kinh phí). Các thạc sĩ, tiến sĩ được đào tạo tại Trường luôn được xã hội đánh giá cao, khi
trở về cơ quan công tác đều đã phát huy được vai trò của mình trong công tác thực tiễn.
Bảng 2: Số lượng tuyển sinh, tốt nghiệp và quy mô đào tạo sau đại học (2010-2015)
Năm học


Tuyển sinh

Cấp bằng

Quy mô đào tạo

Số chuyên
ngành
ThS/TS

Ghi chú
(khóa CH
TN)

Cao
học

NCS

Thạc


Tiến


Cao học

NCS

2010-2011


398

46

140

7

660

70

3/3

K.13,14,15a

2011-2012

534

54

294

12

900

112


3/3

K.15b,16a

2012-2013

885

98

573

15

1.212

195

5/3

K.16b,17

2013-2014

866

43

769


5

1.309

233

5/3

K.18

2014-2015

840

84

739

8

1.410

309

5/3

K.19

Tổng


3.523

325

2.515

47

 Các chuyên ngành đào tạo
Thực hiện kế hoạch đổi mới và phát triển các chương trình đào tạo, trong những năm
qua, Nhà trường đã tổ chức, quản lý tốt các hoạt động đào tạo trình độ thạc sĩ và tiến sĩ
được Bộ GD&ĐT cho phép. Trước tháng 9/2012, tổ chức đào tạo 3 chuyên ngành thạc sĩ
và tiến sĩ là: Quản lý kinh tế, Kế toán và Thương mại. Từ tháng 9/2012 Trường được
phép tổ chức đào tạo 2 chuyên ngành thạc sĩ mới, đó là: Quản trị kinh doanh và Tài chính
- Ngân hàng. Đối với đào tạo trình độ tiến sĩ, 2 chuyên ngành: Quản trị kinh doanh và
Tài chính - Ngân hàng bắt đầu được triển khai từ đợt tuyển sinh tháng 9/2015. Từ năm
2013, chuyên ngành Thương mại được chuyển đổi thành chuyên ngành Kinh doanh
15


thương mại.
Xuất phát từ nhận thức, coi đào tạo sau đại học là đào tạo bậc cao và chuyên sâu, theo
định kì 2 năm một lần (năm 2012 và 2014), Nhà trường đã tiến hành rà soát, hoàn thiện
các chương trình đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ. Các chương trình đào tạo của Trường được
xây dựng và hoàn thiện trên nguyên tắc tuân thủ đúng pháp luật, đáp ứng yêu cầu cơ bản
và hiện đại, phù hợp với thực tiễn phát triển của chuyên ngành đào tạo. Chương trình đào
tạo được quan tâm đổi mới theo hướng cập nhật kiến thức chuyên ngành, tăng cường
kiến thức liên ngành, tham khảo có chọn lọc các chương trình đào tạo của các trường đại
học có uy tín trong và ngoài nước. Qua thực tế đào tạo, các chương trình này đã đáp ứng

được nhu cầu của người học, cơ quan sử dụng người học và thực tiễn phát triển các
ngành kinh tế của đất nước.
• Chuyên ngành Kế toán
Năm học

Tuyển sinh

Cấp bằng

Quy mô đào tạo

Ghi chú

Cao học

NCS

Thạc sĩ

Tiến sĩ

Cao học

NCS

(khóa cao học
TN)

20102011


164

9

45

0

253

23

K.13,14,15a

20112012

171

9

103

3

321

32

K.15b,16a


20122013

209

21

227

2

303

51

K.16b,17

20132014

169

15

229

0

243

66


K.18

20142015

232

23

160

3

315

86

K.19

Tổng

945

77

764

8

• Chuyên ngành Thương mại/ Kinh doanh thương mại
Năm học


Tuyển sinh

Cấp bằng

Quy mô đào tạo

Ghi chú

Cao học

NCS

Thạc sĩ

Tiến sĩ

Cao
học

NCS

(khóa cao học
TN)

2010-2011

150

22


63

6

221

24

K.13,14,15a

2011-2012

210

25

106

5

325

44

K.15b,16a

2012-2013

137


21

216

7

246

58

K.16b,17

2013-2014

105

13

182

4

169

67

K.18

2014-2015


74

25

128

4

115

88

K.19

Tổng

676

106

695

26

• Chuyên ngành Quản lý kinh tế
Năm học

Tuyển sinh


Cấp bằng

Quy mô đào tạo

Ghi chú

16


Cao học

NCS

Thạc sĩ

Tiến sĩ

Cao học

NCS

(khóa cao học
TN)

2010-2011

84

15


32

1

155

23

K.13,14,15a

2011-2012

153

20

85

4

223

39

K.15b,16a

2012-2013

190


56

130

6

283

89

K.16b,17

2013-2014

230

15

193

1

320

103

K.18

2014-2015


128

36

148

1

300

138

K.19

Tổng

785

142

588

13

• Chuyên ngành Quản trị kinh doanh
Năm học

Tuyển sinh

Cấp bằng


Quy mô đào tạo

Ghi chú

Cao học

NCS

Thạc sĩ

Tiến sĩ

Cao
học

NCS

(khóa cao học
TN)

2012-2013

163

0

0

0


163

0

Chưa có TN

2013-2014

167

0

75

0

255

0

K.18

2014-2015

174

0

146


0

283

0

K.19

Tổng

504

0

221

0

• Chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng
Năm học

Tuyển sinh

Cấp bằng

Quy mô đào tạo

Ghi chú


Cao học

NCS

Thạc sĩ

Tiến sĩ

Cao
học

NCS

(khóa cao học
TN)

2012-2013

186

0

0

0

186

0


Chưa có TN

2013-2014

195

0

90

0

291

0

K.18

2014-2015

232

0

157

0

366


0

K.19

Tổng

613

0

247

0

2.2. Hoạt động quản lý đào tạo sau đại học
Với mục tiêu không ngừng hoàn thiện, từng bước chuẩn hóa và nâng cao chất lượng,
hiệu quả quản lý, qua đó góp phần nâng cao chất lượng đào tạo sau đại học, trong 5 năm
qua, Nhà trường đã tích cực, tập trung triển khai các hoạt động quản lý sau:
- Đã tổ chức, xây dựng và tiếp tục hoàn hiện các văn bản quản lý đào tạo sau đại học
(Quyết định số 662/QĐ-ĐHTM ngày 22/9/2011 ban hành Quy định đào tạo trình độ thạc
sĩ; Quyết định số 346/QĐ-ĐHTM ngày 22/6/2013 ban hành Quy định chi tiết về đào tạo
trình độ tiến sĩ; Quyết định số 586/QĐ-ĐHTM ngày 05/9/2014 ban hành Quy định đào
tạo trình độ thạc sĩ; Quyết định số 326/QĐ-ĐHTM ngày 22/5/2015 ban hành Quy định
quản lý học viên trình độ đào tạo sau đại học).
- Đã xây dựng và hoàn thiện các văn bản hướng dẫn quy trình quản lý đào tạo cao học và
nghiên cứu sinh. Xây dựng và hoàn thiện các biểu mẫu quản lý đào tạo sau đại học ở tất
cả các khâu, các quy trình quản lý, nhất là ở khâu: bảo vệ luận văn thạc sĩ, phản biện độc
17



lập và bảo vệ luận án tiến sĩ các cấp. Một điểm mới trong công tác quản lý đào tạo SĐH
là bên cạnh việc phân công rõ ràng trách nhiệm của các chuyên viên, Khoa SĐH đã đề
xuất và triển khai thực hiện việc thay đổi biểu mẫu dự kiến danh sách nhà khoa học tham
gia vào quá trình đánh giá luận án tiến sĩ với số lượng lớn hơn nhiều số thành viên được
phép tham gia theo quy định (trước đây đề xuất danh sách vừa đủ) để BGH xem xét, lựa
chọn, quyết định. Nhờ đó, có tác dụng phòng ngừa khả năng lựa chọn, dàn xếp thành
viên hội đồng, thành viên phản biện độc lập luận án... (nếu có) giữa NCS với các viên
chức của Khoa Sau đại học (được phân công phụ trách khâu làm dự kiến danh sách thành
viên các hội đồng đánh giá luận án, phản biện độc lập…), và đây cũng là minh chứng,
chứng minh cho sự khách quan, công tâm, minh bạch trong việc ra quyết định của Nhà
trường.
- Đã tổ chức truyền thông các văn bản quản lý, văn bản hướng dẫn, các quy trình quản lý
đào tạo sau đại học, kế hoạch học tập của học viên cao học và nghiên cứu sinh, những
điểm mới của luận án tiến sĩ, lịch bảo vệ luận văn, luận án… qua website của Nhà trường
từ năm 2012. Đã thực hiện việc truyền thông nội dung luận án, tóm tắt luận án tiến sĩ của
NCS của Trường qua website của Bộ GD&ĐT (gửi đến địa chỉ ) từ
năm 2013. Có thể nói rằng, hoạt động truyền thông về đào tạo sau đại học của Trường
những năm qua, đã có bước đột phá (vì, 5 năm trước các hình thức truyền thông này hầu
như chưa được triển khai), công tác truyền thông bước đầu đáp ứng được các yêu cầu về
tính đầy đủ, kịp thời, tính tuân thủ pháp luật, chất lượng truyền không ngừng được nâng
cao, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của các đối tượng sử dụng thông tin về đào tạo
sau đại học của Trường.
- Duy trì hoạt động thông tin, phổ biến chương trình, lịch trình, thời khóa biểu học tập
toàn khóa, từng học kì, từng năm học cho người học qua các đợt học tập vào đầu khóa
học, mỗi năm học và qua website của Trường. Thực hiện tốt quy trình giao đề tài luận
văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ, đảm bảo đề tài phù hợp với chuyên ngành đào tạo, từng bước
nâng cao tỉ lệ đề tài nghiên cứu về các lĩnh vực mới, các vấn đề mà thực tiễn chuyên
ngành đặt ra. Trong mỗi khóa đào tạo, Trường đã thành lập các Tiểu ban chuyên môn để
xét đơn đăng kí đề tài luận văn của học viên, trao đổi, góp ý và chốt danh sách tên đề tài;
xin ý kiến của người hướng dẫn để tư vấn cho Hiệu trưởng ra Quyết định giao đề tài luận

văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ theo đúng quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Việc phân công giảng viên giảng dạy, hướng dẫn và tham gia hội đồng đánh giá luận văn,
luận án… đảm bảo quy định hiện hành của Bộ về trình độ học vấn, năng lực chuyên
môn, về số lượng thành viên ngoài Trường...; đảm bảo sự công bằng, công khai trong
phân công, tạo điều kiện cho hầu hết giảng viên cơ hữu của Trường có trình độ tiến sĩ trở
lên đều được tham gia vào quá trình đào tạo.
- Đã sử dụng phần mềm và thực hiện chuyên môn hóa các khâu công việc trong công tác
khảo thí đối với các khóa tuyển sinh từ đợt tháng 3/2014 (giống như quản lý sinh viên hệ
chính quy): Bộ môn và giảng viên giảng dạy nhập điểm quá trình học tập; Phòng khảo
thí dán phách, mở phách và nhập điểm thi; Khoa Sau đại học nhập điểm nghiên cứu khoa
học, bảo vệ luận văn, luận án…. Đã chuyển việc thu nộp học phí sau đại học từ thu nộp
bằng tiền mặt sang thu nộp qua tài khoản từ học kì I năm học 2014-2015. Nhờ đó, công
tác quản lý đào tạo sau đại học đã được chuẩn hóa thêm một bước, tính công khai, minh
bạch trong đào tạo và quản lý đào tạo ngày càng được tăng cường; tạo thuận lợi cho
người dạy và người học trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch đào tạo.
- Tăng cường và từng bước nâng cao chất lượng quản lý quá trình học tập, nghiên cứu
khoa học, làm và bảo vệ luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ; tổ chức, quản lý quá trình ôn và
18


thi Tiếng Anh B1 cho học viên cao học, Tiếng Anh B2 cho nghiên cứu sinh theo đúng
các quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của Trường. Đảm bảo sự phối
hợp nhịp nhàng giữa Khoa Sau đại học (đơn vị được Nhà trường giao nhiệm vụ quản lý
đào tạo sau đại học) với giảng viên, người hướng dẫn khoa học, với bộ môn chuyên môn,
Phòng Thanh tra và các bộ phận chức năng khác của Nhà trường trong quản lý chấp hành
quy chế, quy định về đào tạo sau đại học của người học, của các đơn vị, cá nhân tham gia
vào quá trình đào tạo sau đại học. Toàn bộ quá trình làm và đánh giá luận án tiến sĩ, luận
văn thạc sĩ được tổ chức theo quy trình, tiêu chuẩn và tiêu chí thống nhất, phù hợp với
quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thường xuyên tổ chức thu nhận thông
tin, kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc của học viên, nghiên cứu sinh.

- Từ năm 2014, Nhà trường đã tổ chức triển khai việc lấy ý kiến phản hồi của học viên
cao học về hoạt động giảng dạy của giảng viên. Trong năm học 2014-2015, đã tổ chức 2
đợt lấy ý kiến của người học đối với các lớp cao học khóa 20A và 20B. Đợt 1 lấy ý kiến
vào tháng 11-12/2014; đợt 2 lấy ý kiến vào tháng 5-6/2015 (với các học phần và giảng
viên chưa được lấy ý kiến ở đợt 1). Tổng số học phần được lấy ý kiến là 34/34 học phần;
số lớp học phần được lấy ý kiến là 109; số giảng viên được lấy ý kiến là 42/42 giảng viên
tham gia giảng dạy; với tổng số phiếu thu về là 3.841 phiếu.
Bảng 3: Tổng hợp số liệu lấy ý kiến phản hồi từ người học về hoạt động
giảng dạy của giảng viên năm học 2014-2015
Đợt

Số HP lấy
ý kiến từ
người học

Số lớp HP
lấy ý kiến
từ người
học

Số giảng viên
được lấy ý
kiến từ người
học

Tổng số
phiếu thu về

Đợt 1


16

80

29

2.823

Đợt 2

18

29

21*

1.018

Tổng

34

109

42

3.841

Ghi chú


* Trong 21 giảng viên được lấy ý kiến phản hồi ở đợt 2, có 6 giảng viên được tiếp tục lấy
ý kiến phản hồi của người học về các học phần chưa giảng dạy ở đợt 1.
Khoa SĐH đã tập hợp, chuyển phiếu cho bộ môn/trưởng học phần để tổng hợp và gửi
báo cáo kết quả về Trường qua Khoa SĐH. Kết quả thống kê cho thấy, mức đánh giá của
học viên cho các câu hỏi phần lớn từ điểm 4-5/thang điểm 5. Hầu hết báo cáo của các bộ
môn đều cho rằng, đây là hoạt động có ý nghĩa và cần thiết, giúp Người học có kênh
thông tin để thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình trong học tập; giúp Giảng viên tự
đánh giá và điều chỉnh hoạt động giảng dạy của bản thân; Nhà trường có kênh thông tin
chính thức để đánh giá thực trạng chương trình đào tạo và chất lượng đội ngũ. Duy nhất
có một bộ môn có ý kiến nên để giảng viên giảng dạy tự tổ chức lấy ý kiến phản hồi từ
người học.
2.3. Phát triển đội ngũ nhà khoa học tham gia đào tạo sau đại học
Trong 5 năm qua, đội ngũ cán bộ giảng dạy và hướng dẫn khoa học cho người học sau
đại học của Nhà trường đã không ngừng được củng cố và ngày càng lớn mạnh. Căn cứ
quy định hiện hành của Bộ Giáo dục & Đào tạo về tiêu chuẩn giảng viên trong đào tạo
trình độ thạc sĩ, tiến sĩ; chương trình đào tạo của từng chuyên ngành, trình độ và năng lực
chuyên môn của đội ngũ giảng viên trong Trường, Nhà trường đã ra các quyết định
(Quyết định số 328/QĐ-ĐHTM ngày 28/5/2012; Quyết định số 18/QĐ-ĐHTM ngày
19


11/1/2013; Quyết định số 798/QĐ-ĐHTM ngày 17/12/2013; Quyết định số 793/QĐĐHTM ngày 12/12/2014) phân công giảng viên giảng dạy cho từng học phần. Cùng với
sự phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu của Trường, số giảng viên đủ tiêu chuẩn và được
phân công tham gia giảng dạy sau đại học, hướng dẫn luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
cũng không ngừng tăng lên. Số liệu thống kê sơ bộ cho thấy, năm 2011 chỉ có gần 60
giảng viên, đến nay (tháng 9/2015) số giảng viên cơ hữu của Trường tham gia đào tạo
sau đại học đã tăng lên hơn 80 người.
Ngoài giảng viên cơ hữu trong trường, Nhà trường đã mời và kí hợp đồng với các nhà
khoa học ngoài trường tham gia vào quá trình giảng dạy, hướng dẫn, đánh giá luận văn,
luận án. Số lượng nhà khoa học ngoài trường tham gia đào tạo sau đại học của Trường

hiện nay gần 130 người. Để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo sau đại học, Nhà
trường đã mời các nhà khoa học đến từ nhiều loại hình tổ chức khác nhau như: trường
đại học, viện nghiên cứu, cơ quan quản lý (bộ, sở) và các doanh nghiệp thuộc các lĩnh
vực, ngành kinh tế. Định kì, Nhà trường yêu cầu nhà khoa học kê khai, cập nhật lý lịch
khoa học, làm căn cứ phân công người hướng dẫn và sắp xếp vào các hội đồng đánh giá
luận văn, luận án đảm bảo phù hợp với trình độ và năng lực chuyên môn của từng người.
2.4. Đánh giá chung
 Thành công:
- Công tác tuyển sinh đào tạo sau đại học được tổ chức ngày càng chặt chẽ, nghiêm túc.
- Hoạt động đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ được quản lý chặt chẽ, khoa học, đảm bảo
thực hiện đúng các quy định hiện hành của pháp luật, quy chế của Bộ, quy định của
Trường.
- Quy mô đào tạo sau đại học ngày càng tăng, chất lượng đào tạo được đảm bảo và có xu
hướng nâng cao.
 Hạn chế:
- Cá biệt vẫn còn hiện tượng học viên vi phạm quy định về quản lý đào tạo sau đại học
(nhờ người đi học hộ, sao chép luận văn thạc sĩ).
- Hoạt động nghiên cứu khoa học của học viên cao học và nghiên cứu sinh còn yếu.
- Tỉ lệ nghiên cứu sinh chậm tiến độ đào tạo còn cao (khoảng 90%).
- Sự phối kết hợp trong quản lý đào tạo sau đại học giữa Khoa Sau đại học với các bộ
phận có liên quan chưa thật chặt chẽ, thường xuyên nhất là với người hướng dẫn khoa
học và các bộ môn có NCS sinh hoạt chuyên môn.
- Kết quả lấy ý kiến phản hồi từ người học ở một vài lớp còn mang tính hình thức, chưa
phản ánh chính xác thực trạng giảng dạy của giảng viên.
- Hiện tượng bỏ sót, ghi không đủ, thiếu chính xác thông tin trong văn bản họp hội đồng
đánh giá luận văn thạc sĩ vẫn còn. Công tác lưu trữ hồ sơ học viên, NCS chưa thật khoa
học, chuyên nghiệp.
 Nguyên nhân của hạn chế:
- Quy định về hình thức kỉ luật đối với hành vi đi học hộ và nhờ người đi học hộ còn quá
nhẹ, chưa đủ sức răn đe đối với người học sau đại học.

- Ý thức chấp hành quy chế, quy định quản lý đào tạo sau đại học của một số học viên,
20


nghiên cứu sinh chưa tốt; một số học viên chưa nhận thức đầy đủ ý nghĩa của việc lấy ý
kiến phản hồi của người học về hoạt động giảng dạy của giảng viên.
- Việc phổ biến mục đích, yêu cầu của hoạt động lấy ý kiến phản hồi của người học về
hoạt động giảng dạy đến học viên cao học của cá biệt một vài chuyên viên phụ trách lớp
cao học chưa thật nghiêm túc, bài bản.
- Cá biệt một vài nhà khoa học (thư kí hội đồng) chưa cẩn trọng trong thực hiện nhiệm
vụ, dẫn đến còn có những sai sót trong tổng hợp điểm và ghi biên bản họp hội đồng đánh
giá luận văn thạc sĩ.
Phần 3. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN (2015-2020)
Trong thời gian tới, hoạt động đào tạo sau đại học của Trường tập trung vào một số định
hướng chính sau đây:
1. Tiếp tục xây dựng và phát triển thêm các chương trình đào tạo mới nhằm đáp ứng nhu
cầu đa dạng về nguồn nhân lực có trình độ cao của xã hội như: Quản trị dịch vụ du lịch
và lữ hành (mã số 60340103), Quản trị marketing, Kinh doanh quốc tế...
2. Xây dựng chuẩn đầu ra của các chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ. Định kì
(2 năm/lần), tổ chức tự đánh giá chương trình đào tạo, làm cơ sở cho việc sửa đổi, cập
nhật, hoàn thiện chương trình nhằm đảm bảo tính khoa học và hiện đại, hấp dẫn và hiệu
quả, đảm bảo tính chuyên sâu của từng chuyên ngành, từ đó góp phần nâng cao chất
lượng đào tạo, đáp ứng ngày càng tốt hơn chuẩn đào tạo và nhu cầu xã hội.
3. Tăng cường và nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên tham gia đào tạo sau đại học,
coi việc nâng cao chất lượng giảng viên là chìa khóa dẫn đến thành công của việc nâng
cao chất lượng đào tạo.
4. Tiếp tục đổi mới hoạt động quản lý đào tạo sau đại học. Tăng cường và đẩy mạnh sự
phối kết hợp giữa các đơn vị và cá nhân có liên quan đến quá trình đào tạo và quản lý
đào tạo: Khoa Sau đại học, các bộ môn chuyên môn, các hội đồng đào tạo chuyên ngành,
thanh tra, giảng viên và người hướng dẫn khoa học…

5. Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học của học viên cao học và nghiên cứu sinh,
coi đây là nhân tố góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, là một trong các thước đo đánh
giá trình độ thạc sĩ, tiến sĩ.

Hà Nội, ngày 02 tháng 10 năm 2015
TRƯỞNG KHOA

PGS.TS Nguyễn Thị Phương Liên

21


TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

KHOA TẠI CHỨC

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BÁO CÁO

TỔNG KẾT ĐÀO TẠO PHI CHÍNH QUY GIAI ĐOẠN 2010-2015
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CỦA ĐƠN VỊ
- Tổng số cán bộ công chức:
+ Năm 2010: 16 người.
Có 1 nguời được điều chuyển sang đơn vị khác, 1 người nghỉ theo chế độ.
+ Hiện nay : 14 người, 14/14 là thạc sỹ
- Tổ chức lao động: Khoa được tổ chức thành 2 bộ phận công tác
+ Bộ phận Quản lý đào tạo: chịu trách nhiệm công tác tuyển sinh, quản lý kế hoạch giảng
dạy, học tập, kế hoạch thi và quản lý điểm thi.

+ Bộ phận Quản lý sinh viên : chịu trách nhiệm quản lý quá trình học tập của các lớp,
quản lý hồ sơ sinh viên, danh sách và sự biến động danh sách sinh viên, quản lý thu nộp
học phí và các thủ tục hành chính liên quan đến sinh viên.
- Lãnh đạo đơn vị có 2 phó trưởng khoa, trong đó 1 phó khoa phụ trách khoa.
- Đơn vị có Chi bộ đảng gồm 11 đ/c, có Công đoàn bộ phận và Chi đoàn thanh niên.
- Đồng chí Đỗ Minh Thành Bí thư Đảng uỷ, Phó Hiệu trưởng: phụ trách công tác và sinh
hoạt cùng đơn vị.
- Từ 30/9/2015 đồng chí Nguyễn Thị Bích Loan, Phó Hiệu trưởng phụ trách đơn vị.
II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ
Khoa Tại chức là đơn vị được nhà trường giao làm đầu mối tham mưu cho Hiệu
trưởng thực hiện công tác tuyển sinh và quản lý đào tạo hệ Phi chính quy bao gồm hệ
VLVH, Đào tạo Văn bằng 2 , Liên thông từ Trung cấp và từ Cao đẳng lên Đại học
1. Công tác tuyển sinh:
Hàng năm Khoa Tại chức xây dựng Kế hoạch tuyển sinh Phi chính quy trình Hiệu
trưởng phê duyệt. Công tác tuyển sinh đã đi vào nề nếp, đạt chuẩn theo tuyển sinh đại
học hệ chính quy bao gồm các khâu công việc: thông báo tuyển sinh, phát hành và tiếp
nhận hồ sơ, tổ chức thi tuyển, chấm thi và xét tuyển gọi nhập học.
Các thông báo tuyển sinh đều có đủ các thông tin: địa điểm tuyển sinh, đối tượng
tuyển sinh, ngành tuyển, các điều kiện về văn bằng, điều kiện về hồ sơ và thời gian thi
tuyển.
Việc tuyển sinh ở các địa điểm ngoài trường đều tuân thủ các quy định về điều kiện đảm
bảo cơ sở vật chất của cở sở mở lớp, các quy định về thủ tục xin mở lớp tại cơ sở liên
kết.
Việc tiếp nhận hồ sơ đều đảm bảo đúng các quy đinh của quy chế tuyển sinh hệ
đào tạo vừa làm vừa học, trước khi lập danh sách dự thi tất cả hồ sơ đều được kiểm tra để
22


đảm bảo hồ sơ dự thi đủ giấy tờ và hợp thức, hồ sơ được thanh tra đào tạo kiểm tra ra
biên bản xác nhận hợp lệ theo quy chế.

Công tác tổ chức thi tuyển đã đảm bảo thực hiện đúng các quy định của quy chế
trong việc thành lập hội đồng tuyển sinh, ban coi thi, ban thanh tra, ban đề thi, ban chấm
thi. Trường luôn quan tâm và đặc biệt coi trọng khâu coi thi và chấm thi. Ở tất cả các đợt
thi công tác phổ biến, quán triệt quy chế cho cán bộ coi thi và thí sinh đều được tổ chức
thực hiện nghiêm túc. Nhờ làm tốt công tác chuẩn bị và quán triệt quy chế thi nên trong
những năm qua ở tất cả các đợt thi tuyển sinh, số thí sinh vi phạm kỷ luật thi phải xử lý
đình chỉ đã giảm hẳn, tính nghiêm túc trong các kỳ thi được các cơ sở liên kết đào tạo và
dư luận đánh giá cao.
Dưới sự chỉ đạo của Ban Giám hiệu, khoa Tại chức đã có nhiều cố gắng trong liên hệ
với các đối tác truyền thống, tìm các đối tác mới, địa bàn mới, xác định thời điểm tốt
nhất của một đợt tuyển sinh cũng như có các hình thức, biện pháp phù hợp trong truyền
thông tuyển sinh, hướng dẫn các cơ sở đối tác trong việc tìm nguồn tuyển...
Số liệu thống kê kết quả tuyển sinh trong 5 năm gần đây:
Hệ đào tạo
SỐ học

Năm

2010
-2011

2011
-2012

2012
-2013

2013
-2014


2014
-2015
(Dự
kiến)

TT
1

ĐH vừa làm vừa học

951

532

279

123

50

2

Hệ liên thông từ trình độ
cao đẳng lên đại học

2.677

1.552

177


192

1. 100

3

Hệ liên thông từ trình độ
Trung cấp lên đại học

650

605

269

155

340

4

ĐH Bằng II

141

115

46


52

60

4.419

3.104

771

522

1. 550

Cộng

2. Công tác tổ chức giảng dạy và điều hành kế hoạch
- Công tác xây dựng kế hoạch, điều hành và điều độ thời khoá biểu đã tiếp tục được
hoàn thiện, cải tiến phù hợp với kết quả tuyển sinh và yêu cầu của chương trình đào tạo.
Kế hoạch giảng dạy được giao cho các bộ môn và công bố cho sinh viên ngay từ đầu
học kỳ. Việc công bố lịch học và lịch thi sớm cho sinh viên đã tạo điều kiện để sinh viên
chủ động hơn trong học tập và ôn thi hết học phần. Mặt khác do kế hoạch giảng dạy
được giao sớm nên các bộ môn đã chủ động trong việc sắp xếp của giáo viên giảng dạy.
Việc chấp hành lịch giảng của giáo viên cũng được thực hiện nghiêm chỉnh hơn, không
còn hiện tượng giáo viên trao đổi với lớp để thay đổi lịch học.
Khoa Tại chức đã có nhiều cải tiến trong tổ chức đào tạo nhằm tạo thuận lợi nhất cho
người học, phù hợp nhất với kết quả tuyển sinh của từng đợt thi và trong từng năm học

23



(Tổ chức các lớp học phần gồm nhiều lớp hành chính ghép lại, các lớp ở xa trường có
thời khoá biểu linh hoạt thuận lợi cho ngưòi học và cho giáo viên đến giảng dạy...).
- Công tác quản lý kết quả học tập: Việc lập danh sách thi, tổ chức thi, tiếp nhận và
quản lý điểm thi, lập các bảng tổng hợp kết quả học tập phục vụ xét duyệt hàng năm và
cuối khoá học được thực hiện đúng các Quy định Khảo thí của nhà trường.
- Từ năm 2014 việc quản lý danh sách và kết quả học tập đã được thực hiện trên phần
mềm quản lý đào tạo hệ phi chính quy của nhà trường.
3. Công tác quản lý sinh viên
- Quản lý hồ sơ: Tất cả các lớp đều được lập sổ theo dõi ngay từ đầu khóa học khi
sinh viên mới nhập trường. Hồ sơ sinh viên được quản lý chặt chẽ sắp xếp theo lớp hành
chính, hồ sơ sinh viên ngay sau khi nhập học đều được kiểm tra, thanh tra bằng tốt
nghiệp đầu vào để đảm bảo đúng đối tượng tuyển sinh theo quy định.
- Công tác phổ biến quán triệt quy chế: tất cả sinh viên các lớp ở tất cả các địa bàn
sau khi nhập học đều được học tập, quán triệt quy chế của Bộ và các quy định của
Trường. Đã triển khai thực hiện tốt các cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi
cử và bệnh thành tích trong giáo dục” của Bộ Giáo dục và đào tạo, “Xây dựng và thực
hiện các giá trị văn hóa học tập và quy định về đạo đức sinh viên đại học vừa làm vừa
học trường đại học thương mại”. Thông qua các đợt học tập này ý thức học tập và trách
nhiệm của sinh viên được nâng lên rõ rệt. Qua kiểm tra trên lớp của giáo viên giảng dạy
và cán bộ quản lý đã phát hiện và xử lý kịp thời nghiêm minh những trường hợp nhờ
người đi học hộ, thi hộ.
- Quản lý theo dõi biến động danh sách và thu học phí sinh viên:
+ Việc theo dõi biến động của sinh viên vào ra của từng lớp được theo dõi cập nhật kịp
thời, các sinh viên tăng giảm so với danh sách đầu khoá học đều có Quyết định của Hiệu
trưởng, đầu mỗi học kỳ đều xác định chính xác danh sách của lớp từ đó đảm bảo việc thu
và quản lý học phí của từng lớp theo đúng yêu cầu của nhà trường.
+ Quản lý chặt chẽ việc thu nộp học phí, đảm bảo thu đúng, thu đủ và thu kịp thời.
Vào đầu học kỳ căn cứ vào Quyết định mức thu của nhà trường và danh sách sinh viên
đầu học kỳ cũng như số tín chỉ học tập của từng lớp, Khoa đã xây dựng kế hoạch Thu

nộp học phí báo cáo Trường và ra thông báo triển khai thu học phí đến các lớp và các cơ
sở đối tác một cách minh bạch, rõ ràng. Không có hiện tượng sinh viên vẫn học mà
không thu được học phí hoặc học phí thu được mà không nộp về trường. Đã có các biện
pháp kịp thời trong giải quyết vướng mắc trong thu nộp học phí tại một số cơ sở đối tác.
- Đã phối hợp tốt với các cơ sở liên kết đào tạo trong việc quản lý theo dõi học tập của
sinh viên và giảng dạy của giáo viên.
- Khoa đã xây dựng thành chế độ quản lý: vào buổi học đầu của mỗi học phần cán bộ
quản lý lớp đến làm việc với lớp, nắm tình hình, giao lớp cho giáo viên giảng dạy học
phần, các buổi làm việc đều được ghi chép, phản ảnh trong Sổ theo dõi, kiểm tra lớp học
( có chữ ký xác nhận của Giáo viên và Ban cán sự lớp học).

3. Công tác quản lý đơn vị

24


- Khoa Tại chức đã tiếp tục duy trì, bố trí lao động thành 2 tổ công tác; tổ quản lý
điều độ kế hoạch và tổ quản lý sinh viên. Việc hình thành 2 tổ công tác và phân công
nhiệm vụ chi tiết tới từng vị trí công tác đã tạo sự chuyên môn hóa hơn trong công việc,
đảm bảo sự lãnh đạo tập trung thống nhất.
- Hàng tuần Khoa tổ chức họp giao ban và định kỳ họp sơ kết công tác. Thực hiện cơ
chế quản lý theo chức trách nhiệm vụ, lấy kết quả thực hiện làm thước đo năng lực công
tác, nâng cao trách nhiệm cá nhân trong phần việc mình phụ trách.
- Nắm vững tư tưởng, động viên kịp thời những cá nhân có thành tích tốt. Tăng cường
quản lý hành chính trong Khoa.
- Chuyên viên quản lý lớp thường xuyên liên hệ với BCS lớp và các cơ sở đối tác. phản
ánh kịp thời với tổ trưởng và lãnh đạo Khoa. Tổ trưởng nắm thông tin hàng tuần báo cáo
tại giao ban hoặc phản ánh trực tiếp cho trưởng khoa. Trưởng khoa báo cáo kịp thời cho
BGH.
- Các hoạt động tiến tới kỷ niệm 55 thành lập trường Đại học Thương mại: Tuyên truyền

trong sinh viên và tới các cơ sở đối tác, tổ chức các hoạt động văn thể, tham gia biên
soạn Kỷ yếu trường, xây dựng các chương trình công tác phục vụ kỷ niệm 55 năm thành
lập trường, tổ chức Hội nghị Công tác Quản lý Sinh viên 2015.
Từ việc bố trí lao động hợp lý, phân công nhiệm vụ rõ ràng đội ngũ cán bộ công
chức của khoa đã phát huy được vai trò, trách nhiệm và năng lực của mỗi cá nhân. Tập
thể lao động trong khoa là một tập thể đoàn kết thống nhất thực hiện nhiệm vụ vì mục
tiêu chung.
4. Đánh giá chung tình hình thực hiện nhiệm vụ:
4.1- Ưu điểm: Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng uỷ và Ban Giám hiệu, đơn vị đã
hoàn thành tốt nhiệm vụ của nhà trường giao.
Tập thể đoàn kết nhất trí, thống nhất trong hành động, trong xây dựng và duy trì lề lối
làm việc.Các vướng mắc được báo cáo xin ý kiến Ban Giám hiệu và đã xử lý kịp thời.
Đã chủ động khắc phục các khó khăn, cố gắng trong công tác tuyển sinh, trong xây
dựng và điều hành kế hoạch và trong công tác quản lý sinh viên.
Mỗi đ/c trong đơn vị đều yên tâm, cố gắng trong công tác.
Cán bộ lãnh đạo đơn vị luôn nhận rõ trách nhiệm trong công việc.Luôn bám sát nhiệm
vụ chuyên môn của đơn vị từ đó có chỉ đạo cụ thể và kiểm tra sát sao, thường xuyên đổi
mới công tác quản lý đào tạo, đổi mới điều hành hoạt động của đơn vị.
4.2- Khuyết điểm: Tuy đã có nhiều cố gắng song công tác quản lý đào tạo của Khoa
vẫn còn những khuyết điểm:
- Công tác tuyển sinh: Một số kỳ thi tuyển sinh số sinh viên đăng ký thi và trúng tuyển
không được như dự kiến.
- Việc quản lý kết quả học tập khi nhập điểm còn có những sai sót nhất định.
- Việc theo dõi sinh viên ở một số cán bộ quản lý lớp có thời điểm không chặt chẽ, không
nắm vững các vấn đề phát sinh trong sinh viên và danh sách sinh viên nên việc xử lý
chưa kịp thời, cá biệt còn để xảy ra sai sót trong danh sách cuối khoá học.
- Phương hướng khắc phục những hạn chế, tồn tại.

25



×