Tải bản đầy đủ (.doc) (72 trang)

Hoạt động kế toán và tín dụng tại chi nhánh ngân hàng NHNo&PTNT (AgriBank) tỉnh Hà Giang.DOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (401.38 KB, 72 trang )

Học viện Ngân hàng – Phân viện Bắc Ninh Báo cáo thực tập tốt nghiệp
LỜI NÓI ĐẦU
Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là quy luật chủ yếu để
đưa nước ta từ thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội.
Để thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế của đất
nước nói chung, thực hiện công nghiệp hóa - Hiện đại hóa nói riêng thì việc
thực hiện tốt công tác Ngân hàng nói chung, công tác tín dụng nói riêng giữ
một vai trò cực kỳ quan trọng, vấn đề này Lênin đã nói “ không có ngân
hàng lớn xã hội chủ nghĩa thì không có Chủ nghĩa xã hội ”.
Hiện nay trong điều kiện cụ thể của đất nước ta cũng như ở Hà Giang nhu
câù về vốn phát triển kinh tế - xã hội, mở mang ngành nghề, cải tiến kỹ thuật,
nâng cao năng lực sản xuất, trang bị kỹ thuật tiên tiến hiện đại, nhằm thu hút
nhiều lao động xã hội, tăng nhu cầu thực tế cho nhân dân ngày càng lớn và
bức xúc, đòi hỏi các ngân hàng,các tổ chức tín dụng phải có vốn điều lệ đủ
mạnh, phải đẩy mạnh công tác huy động vốn trong xã hội đẻ đáp ứng đầy đủ
các nhu cầu vay vốn của xã hội
Hoạt động tín dụng của Chi nhánh NHNo & PTNT tỉnh Hà Giang trong
những năm qua đã có nhiều cố gắng và đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi
nhận trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Trong 15 năm
họat động huy động vốn và đầu tư cho các thành phần kinh tế đều tăng lên rất
nhiều. Song bên cạnh những mặt tốt đã đạt được, chúng ta cần phải tiếp tục
nghiên cứu một cách kỹ lưỡng, khoa học, nghiêm túc về tín dụng ngân hàng
của đất nước nói chung và của Chi nhánh NHNo & PTNT tỉnh Hà Giang nói
riêng, nhằm có một hệ thống ngân hàng an toàn, đủ mạnh để đáp ứng đầy đủ
nhu cầu về vốn cho sự phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh trong thời kỳ đổi
mới.
Thîng HuyÒn Trang – K40G 1 Chuyªn ngµnh
tÝn dông
Học viện Ngân hàng – Phân viện Bắc Ninh Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Là học sinh chuyên ngành tín dụng Ngân hàng, trong quá trình thực tập
tại trường và đi thực tế tại NHNo & PTNT tỉnh Hà Giang, em đã thấy rõ được


tầm quan trọng của tín dụng Ngân hàng nói riêng cũng như hoạt động của
Ngân hàng nói chung đối với nền kinh tế đất nước. Do đặc thù của họat động
tín dụng là “Đi vay để cho vay ”. Với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế hiện
nay thì mục tiêu phát triển Tín dụng luôn là vấn đề được Ngân hàng quan tâm.
Do khả năng của bản thân cũng như thời gian nghiên cứu và thực tế có
giới hạn mà các nghiệp vụ thì đa dạng nên báo cáo thực tập của em còn có
những mặt khiếm khuyết. Vì vậy em kính mong được sự góp ý, chỉ bảo, bổ
sung của thầy cô trong trường cũng như Ban giám đốc Ngân hàng No &
PTNT tỉnh Hà Giang để báo cáo thực tập của em được hoàn chỉnh hơn.
Trên cơ sở các kiến thức đã học ở trường, qua thời gian thực tập và tìm
hiểu thực tế tại chi nhánh NHNo & PTNT tỉnh Hà Giang, với thời gian là một
báo cáo thực tập, em xin đi sâu nghiên cứu và viết báo cáo của mình về nội
dung “ Tín dụng Ngân hàng ” .
Báo cáo của em được chia làm 4 phần:
Phần I : Vài nét về Ngân hàng No & PTNT tỉnh Hà Giang
Phần II : Hoạt động kế toán
Phần III : Hoạt động tín dụng
Phần IV : Một số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao nghiệp vụ tín
dụng tại Chi nhánh Ngân hàng No & PTNT tỉnh Hà Giang
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến toàn thể thầy cô đã tận tình hướng
dẫn cùng toàn thể Ban lãnh đạo, các cán bộ nhân viên tại NHNN & PTNT
tỉnh Hà Giang đã tạo điều kiên giúp đỡ em hoàn thành bản báo cáo chuyên đề
này.
Em xin chân thành cảm ơn!

Thîng HuyÒn Trang – K40G 2 Chuyªn ngµnh
tÝn dông
Học viện Ngân hàng – Phân viện Bắc Ninh Báo cáo thực tập tốt nghiệp
PHẦN I
VÀI NÉT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT

TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH HÀ GIANG
1.Vài nét về NHNo & PTNT tỉnh Hà Giang
Hoàn cảnh kinh tế xã hội và môi trường hoạt động kinh doanh của
NHNo & PTNT tỉnh Hà Giang.
Tỉnh Hà Giang nằm ở cực Bắc của Tổ Quốc, phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam
Trung Quốc, phía Nam giáp với tỉnh Tuyên Quang, phía Đông giáp với tỉnh
Yên Bái – Lào Cai có đường biên giới dài hơn 274 Km.
Là tỉnh miền núi nên địa hình và điều kiện tự nhiên có nhiều khó khăn, có
tới 75% diện tích là núi cao, sông suối sâu, giao thông thì khó khăn, lâm thổ
sản bị khai thác bừa bãi, lại có chiến tranh biên giới năm ( 1979 - 1986 ) tàn
phá chưa khôi phục được.
Tỉnh Hà Giang có diện tích tự nhiên là 7884,37 Km² bao gồm 10 huyện
và 1 Thị xã, dân số trên 60 vạn người, bao gồm 22 dân tộc anh em sinh sống,
trong đó dân tộc H’Mông chiếm 31,3%, Tày chiếm 26,2%, Dao chiếm 15,4%,
Kinh chiếm 11%. Tỉnh Hà Giang có 10 huyện và 1 thị xã với 919 xã phường,
thị trấn. Trong đó có 65% số Xã và 58% số Huyện thuộc diện khó khăn và
đặc biệt khó khăn.
2. Khái quát hoạt động của NHNo & PTNT tỉnh Hà Giang.
2.1. Quá trình hình thành và phát triển của NHNo & PTNT tỉnh Hà
Giang.
Sau 15 năm hợp nhất tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Hà Tuyên (1976 – 1991),
tháng 10 năm 1991 tỉnh Hà Giang chính thức được tái lập tách ra khỏi tỉnh Hà
Tuyên. Cùng với sự chia tách của Tỉnh, thực hiện quyết định số: 136/NHQĐ
Thîng HuyÒn Trang – K40G 3 Chuyªn ngµnh
tÝn dông
Học viện Ngân hàng – Phân viện Bắc Ninh Báo cáo thực tập tốt nghiệp
ngày 7 tháng 9 năm 1990 NHNo & PTNT tỉnh Hà Giang cũng bắt đầu được
hình thành và đi vào hoạt động.
Là một Ngân hàng còn non trẻ, hoạt động trên địa bàn tỉnh miền núi
mang đặc thù của mọi sự khó khăn, nghèo nàn, lạc hậu của đất nước. Không

chịu lùi bước bất khó khăn nào, bằng ý chí vươn lên từ nội lực của tập thể cán
bộ công nhân viên toàn chi nhánh, có sự chỉ đạo chặt chẽ NHNo & PTNT
Việt Nam, Ngân hàng nhà nước Tỉnh, cấp ủy chính quyền địa phương. Cùng
sự chỉ đạo của Ban lãnh đạo NHNo & PTNT tỉnh Hà Giang, sự nỗ lực phấn
đấu vươn lên của tập thể cán bộ công nhân viên toàn chi nhánh, hoạt động
kinh doanh của toàn chi nhánh NHNo & PTNT tỉnh Hà Giang đã liên tục phát
triển trong nhiều năm và từng bước đi lên.
2.2. Chức năng nhiệm vụ và cơ cấu bộ máy NHNo & PTNT tỉnh Hà
Giang
2.2.1. Chức năng và nhiệm vụ của NHNo & PTNT tỉnh Hà Giang
NHNo & PTNT tỉnh Hà Giang là đại diện pháp nhân của NHNo & PTNT
Việt Nam với chức năng nhiệm vụ kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ
Ngân hàng trên địa bàn toàn tỉnh. Khách hàng có quan hệ chủ yếu với Ngân
hàng là hộ nông dân, hộ kinh doanh dịch vụ và cán bộ công nhân viên chức
đủ mọi thành phần kinh tế, do đó vai trò của NHNo & PTNT tỉnh Hà Giang
với việc phát triển kinh tế thể hiện trên các mặt sau :
Thứ nhất: Góp phần khai thác triệt để và sử dụng có hiệu quả tiềm năng
kinh tế của Tỉnh như: Đất đai, tài nguyên thiên nhiên, lao động trong nông
nghiệp nông thôn.
Thứ hai: Góp phần tích tụ và tập trung vốn sản xuất thúc đẩy sự phát triển
nông nghiệp nông thôn, phát triển sản xuất hàng hóa.
Thîng HuyÒn Trang – K40G 4 Chuyªn ngµnh
tÝn dông
Học viện Ngân hàng – Phân viện Bắc Ninh Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Thứ ba: Góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông
thôn, mở rộng công nghiệp, chế biến dịch vụ nông nghiệp, khôi phục mở rộng
ngành nghề truyền thống, giải quyết việc làm cho người lao động.
Thứ tư: Góp phần xây dựng kết cấu hạ tầng ở nông thôn. Việc xây dựng
kết cấu hạ tầng đòi hỏi phải có vốn đầu tư và đầu tư đúng hướng, trọng tâm và
thích đáng. Có như vậy mới tạo điều kiện về kỹ thuật, công nghệ để phát triển

nông thôn Tỉnh nhà.
2.2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy của NHNo & PTNT tỉnh Hà Giang.
Hệ thống NHNo & PTNT tỉnh Hà Giang từng bước được hoàn thiện đã
mở rộng mạng lưới kinh doanh toàn tỉnh với 10 Ngân hàng cấp Huyện, một
hội sở Ngân hàng nông nghiệp tại thị xã và 8 Ngân hàng cấp III, trong đó có
2 Ngân hàng cấp III trực thuộc Tỉnh, tạo mạng lưới hoàn chỉnh có đủ các
phương tiện làm việc hiện đại, phục vụ kịp thời nhu cầu của khách hàng.
Trong công tác chỉ đạo, Ban giám đốc chi nhánh NHNo & PTNT tỉnh Hà
Giang luôn hướng về cơ sở, phân công nhiệm vụ cụ thể từng đồng chí trong
ban lãnh đạo phụ trách toàn diện các ngân hàng cơ sở, nắm bắt và tháo gỡ kịp
thời những khó khăn vướng mắc, tạo môi trường pháp lý thuận lợi để mở
rộng kinh doanh đạt chất lượng hiệu quả.
Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Giang có tổng số là
255 cán bộ đã vào biên chế và 57 cán bộ hợp đồng hiện đang công tác tại các
đơn vị ngân hàng chi nhánh cấp II, III trực thuộc Tỉnh và Huyện
Với Ban lãnh đạo của NHNo & PTNT tỉnh Hà Giang có 1 giám đốc do
đồng chí Nguyễn Ngọc Hải lãnh đạo cùng với 2 đồng chí phó giám đốc và đội
ngũ cán bộ công nhân viên có năng lực, có trình độ và kinh nghiệm trong kinh
doanh. NHNo & PTNT tỉnh Hà Giang sẽ hoạt động có hiệu quả theo đúng
đường lối phát triển kinh tế của địa phương.
Thîng HuyÒn Trang – K40G 5 Chuyªn ngµnh
tÝn dông
Học viện Ngân hàng – Phân viện Bắc Ninh Báo cáo thực tập tốt nghiệp
* Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của NHNo & PTNT tỉnh Hà
Giang
* Các phòng nghiệp vụ:
(1): Phòng Hành Chính - Quản trị: Quản lý hành chính và theo dõi
toàn bộ tài sản, phương tiện làm việc.
(2): Phòng Tổ chức cán bộ - Đào tạo: Cân đối kết quả lao động, sản
xuất với ban lãnh đạo, bổ xung lao động, đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh

doanh của các chi nhánh, quản lý nhân sự và hồ sơ của cán bộ công nhân
viên, là đầu mối giao tiếp với khách hàng, chăm lo đời sống vật chất cho cán
bộ công nhân viên.
Thîng HuyÒn Trang – K40G 6 Chuyªn ngµnh
tÝn dông

GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC
P.KẾ TOÁN NGÂN QUỸ
P. DỊCH VỤ
MARKETING
P. ĐIỆN TOÁN

PHÓ GIÁM ĐỐC
P.HÀNH CHÍNH
NHÂN SỰ
P. KẾ TOÁN KIỂM
SOÁT NỘI BỘ
P. KẾ HOẠCH
KINH DOANH
Học viện Ngân hàng – Phân viện Bắc Ninh Báo cáo thực tập tốt nghiệp
(3): Phòng Nguồn vốn và Kế hoạch tổng hợp: Đề ra kế hoạch kinh
doanh cho từng thời kỳ và thực hiện đa dạng các nghiệp vụ như: huy động
vốn, xác định chiến lược khách hàng, đánh giá tổng kết, tổng hợp báo cáo và
các nghiệp vụ khác. Trong đó có Tổ tiếp thị.
(4): Phòng Tín dụng: Thực hiện chức năng thẩm định trực tiếp cho vay
tại hội sở, là một trong các nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng, và
thực hiện chức năng chỉ đạo, kiểm tra chất lượng tín dụng toàn tỉnh.
Trong đó có Tổ thẩm định thực hiện thẩm định các dự án ( phương án )

vượt quyền phán quyết của NHNo trực thuộc và theo chỉ định của Giám đốc
NHNo & PTNT tỉnh.
(5): Phòng Kế toán ngân quỹ: Xử lý các nghiệp vụ, hạch toán kế toán.
Tổng hợp, cân đối, quản lý hồ sơ, chỉ đạo công tác kế toán toàn tỉnh. Trong đó
có Tổ dịch vụ thanh toán quốc tế và Dịch vụ giao dich chứng khoán
Với Dịch vụ thanh toán quốc tế bạn có thể thanh toán qua hệ thống
SWIFT, bao gồm thanh toán hàng hóa xuất nhập khẩu…, quy đổi mua bán
ngoại tệ, đặc biệt là dịch vụ chi trả kiểu kiều hối Westem Union ( Dịch vụ
chuyển tiền nhanh trên toàn thế giới ).
Với Dịch vụ giao dịch chứng khoán với việc đại lý chứng khoán cho
Công ty chứng khoán NHNo & PTNT Việt Nam, chi nhánh NHNo & PTNT
tỉnh Hà Giang đã thực hiện các dịch vụ: Môi giới chứng khóan, lưu ký chứng
khoán, tư vấn đầu tư, quản lý danh mục đầu tư, cho vay mua bán chứng
khoán…
(6): Phòng Vi tính: Phụ trách cài đặt các phầm mềm phát sinh, hướng
dẫn và tập huấn tin học cho các Ngân hàng cơ sở.
(7): Tổ Kiểm tra, kiểm toán nội bộ: Kiểm tra công tác điều hành của chi
nhánh kiểm tra độ chính xác của các báo cáo tài chính, bản cân đối kế toán,
giải quyết đơn thư khiếu nại liên quan đến họat động của Ngân hàng và các
nghiệp vụ khác .
Thîng HuyÒn Trang – K40G 7 Chuyªn ngµnh
tÝn dông
Học viện Ngân hàng – Phân viện Bắc Ninh Báo cáo thực tập tốt nghiệp
(8): Tổ Nghiệp vụ thẻ: Dịch vụ thẻ Success là một tiện ích thanh toán có
thể nói là thuận lợi văn minh và hiện đại. Với dịch vụ này bạn có thể tra cứu
thông tin về ngân hàng, tiêu dùng trước, chi trả sau, thực hiện thanh toán tiền
hàng hóa dịch vụ tại đơn vị chấp nhận thẻ trên toàn quốc. Đặc biệt được rút
tiền ở bất kỳ nơi nào có đặt máy ATM của NHNo & PTNT Việt nam.
2.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT tỉnh Hà Giang
Quá trình hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT tỉnh Hà Giang trong

những năm vừa qua đã có những thuận lợi đáng kể. Là một NHNo & PTNT
tỉnh miền núi sớm mạng dạn thay đổi cơ cấu đàu tư vốn từ kinh tế quốc doanh
sang thí điểm và mở rộng đầu tư vào kinh tế hộ sản xuất, mạnh dạn áp dụng
khoa học công nghệ tiên tiến vào phục vụ hoạt động kinh doanh của Ngân
hàng, chiến lược huy động vốn “Đi vay để cho vay” đã được thấu suốt trong
từng bộ phận, thu nhâp và đời sống của cán bộ công nhân viên tương đối ổn
định và từng bước được cải thiện.
Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của ban lãnh đạo và sự quản lý điều hành chung
toàn hệ thống NHNo & PTNT Việt Nam, cùng với sự nỗ lực vươn lên của bản
thân mình, NHNo & PTNT tỉnh Hà Giang là đơn vị kinh doan đa năng, đạt
hiệu quả cao. Hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT tỉnh Hà Giang trong
những năm qua đã đạt được nhiều kết quả đáng được khích lệ. Cụ thể như
sau:
2.3.1 Hoạt động huy động vốn
Vốn của ngân hàng thương mại là những giá trị tiền tệ do ngân hàng
thương mại tạo lập hoặc huy động để cho vay, đầu tư hoặc thực hiện các dịch
vụ kinh doanh khác. Hoạt động huy động vốn là chức năng chủ yếu của ngân
hàng thương mại nó quyết định sự phát triển lớn mạnh của ngân hàng. Ngân
hàng huy động vốn từ các thành phần kinh tế bằng nhiều phương thức như:
Nhận tiền gửi của các tổ chức cá nhân và các Tổ chức tín dụng khác, phát
Thîng HuyÒn Trang – K40G 8 Chuyªn ngµnh
tÝn dông
Học viện Ngân hàng – Phân viện Bắc Ninh Báo cáo thực tập tốt nghiệp
hành giấy tờ có giá, vay vốn các tổ chức tín dụng, vay vốn ngắn hạn của Ngân
hàng nhà nươc…
NHNo & PTNT tỉnh Hà Giang luôn xác định nguồn vốn là khâu quan
trọng có ý nghĩa sống còn đối với sự phát triển của mình. Nhận thức được
điều đó NHNo & PTNT tỉnh Hà Giang đã coi trọng công tác huy động vốn
với phương châm “Đi vay để cho vay ”. Trong những năm qua NHNo &
PTNT tỉnh Hà Giang bằng nhiều hình thức hoạt động huy động vốn phong

phú, cải tiến nghiệp vụ, đổi mới phong cách giao dịch, mở rộng mạng lưới
huy động, cải tiến thủ tục giấy tờ, trang bị máy móc thiết bị hiện đại, thực
hiện chính sách huy đông tiết kiệm có thưởng … để thu hút nguồn vốn tại địa
phương. Chính vì vậy nguồn vốn huy động trong những năm qua của ngân
hàng NHNo & PTNT tỉnh Hà Giang tăng tỉ lệ cao. Kết quả huy động vốn đạt
được của NHNo & PTNT tỉnh Hà giang được thể hiện trong bảng sau. Qua
bảng số liệu trên ta thấy nguồn vốn huy động của NHNo & PTNT tỉnh Hà
Giang ổn định có chiều hướng tăng. Tính đến 30/6/2008 nguồn vốn đạt 888,6
tỷ đồng tăng 6,1% so với 31/12/2007. Trong tổng nguồn vốn huy động trên
phân ra huy động theo thời hạn, theo tính chất nguồn vốn cũng tăng đồng đều.
Thể hiện nguồn vốn huy động của ngân hàng ổn định. Đây là kết quả tốt của
ngân hàng.
Thîng HuyÒn Trang – K40G 9 Chuyªn ngµnh
tÝn dông
Học viện Ngân hàng – Phân viện Bắc Ninh Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Bảng1: Tình hình huy động vốn của chi nhánh NHNo & PTNT tỉnh Hà
Giang năm 2007 – 2008 (Đơn vị tính: Tỷ đồng )
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 (6 tháng đầu năm)
Số

Tỷ
trọng
%
Số

Tỷ
trọng
%
Tăng, giảm
Tuyệt

đối
Tương
đối
Tổng Nguồn vốn
huy động
837,4 100 888,6 100 51,2 + 6,1
Phân theo thời kỳ
huy động
Tiền gửi không kỳ
hạn
447,5 53,43 361,6 70,69 -85,9 - 19,1
Tiền gửi có kỳ hạn
< 12 tháng
170,7 20,38 288,3 32,44 117,6 + 68,8
Tiền gửi có kỳ hạn
> 12 tháng
216,5 25,85 238,7 10,61 22,2 - 56,4
Phân theo tính chất
nguồn vốn
Tiền gửi dân cư 403,4 48,17 477,8 53,76 74,4 + 18,4
Tiền gửi tổ chức
kinh tế-xã hội
428 51,11 149,5 16,82 - 278,5 - 65,0
Tiền gửi các tổ
chức TD khác
3,3 0,39 76,1 8,56 72,8
(Nguồn báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT tỉnh
Hà Giang)
2.3.2. Hoạt động sử dụng vốn
Với phương châm “Đi vay để cho vay” hoạt động sử dụng vốn là hoạt

động tín dụng đầu tư cho vay để đáp ứng nhu cầu vốn trong sản xuất kinh
doanh, dịch vụ trong mọi thành phần kinh tế. Đây là một chỉ tiêu quan trọng,
một hoạt động chủ yếu phản ánh hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. NHNo
& PTNT tỉnh Hà Giang luôn chú trọng đến họat động sử dụng vốn đi đôi với
Thîng HuyÒn Trang – K40G 10 Chuyªn ngµnh
tÝn dông
Học viện Ngân hàng – Phân viện Bắc Ninh Báo cáo thực tập tốt nghiệp
việc nâng cao chất lượng tín dụng, đảm bảo vốn tín dụng sử dung có hiệu quả
thu hồi đầy đủ gốc và lãi. kết quả đạt được thể hiện qua bảng sau :
Bảng 2: Tình hình sử dụng vốn của chi nhánh NHNo & PTNT tỉnh Hà
Giang năm 2007 – 2008 (Đơn vị tính: Tỷ đồng )
Chỉ tiêu
Năm 2007 Năm 2008 (6 tháng đầu năm)
Số

Tỷ
trọng
%
Số

Tỷ
trọng
%
Tăng, giảm
Tuyệt
đối
Tương
đối
Tổng dư nợ 842,6 100 851,1 100 + 8,5 + 1
Phân theo thời

hạn cho vay
Dư nợ ngắn hạn 263 31,2 249,5 29,3 - 1,9 - 5,1
Dư nợ trung hạn 404,6 48,01 399,9 46,9 - 1,1 - 1,16
Dư nợ dài hạn 175 20,7 201,7 23,6 + 2,9 + 15,2
Phân theo
thành phần kinh
tế
Dư nợ DN
nhà nước
1,2 0,14 1,2 0,14 0 0
Dư nợ DN ngoài
quốc doanh
85,9 10,1 87,8 10,3 + 0,2 + 2,21
Dư nợ hợp
tác xã
5,6 0,6 7,2 0,8 + 0,2 +28,57
Hộ gia đình
– cá nhâ
597,1 70,8 581,3 68,2 - 2,6 - 2,6
Công ty cổ
phần
152,8 18,1 173,6 20,3 + 2,2 +13,61
Nợ xấu ( %) 1,77
(Nguồn báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT tỉnh
Hà Giang)
Qua bảng số liệu trên cho thấy họat động tín dụng đến 30/6/2008 đạt tổng
dư nợ 851,1 tỷ đồng tăng so với 30/6/2007 là 1% (tăng tuyệt đối là 8,5 tỷ
Thîng HuyÒn Trang – K40G 11 Chuyªn ngµnh
tÝn dông
Học viện Ngân hàng – Phân viện Bắc Ninh Báo cáo thực tập tốt nghiệp

đồng) đây là một kết quả tốt cho họat động kinh doanh ngân hàng, nhưng
phân theo thời hạn cho vay và theo kinh tế thì mức độ tăng không đều do nhu
cầu và các thành phần kinh tế tại địa phương phát triển chưa đồng đều . Chỉ
tiêu nợ xấu tính đến 30/6/2008 là 1,77% trên tổng dư nợ. giảm cùng kỳ so với
năm 2006-2007. Thể hiện chất lượng tín dụng của NHNo & PTNT tỉnh Hà
Giang tăng lên rất tốt.
Ngoài ra cần kể đến doanh số đầu tư vào các ngành nghề nông nghiệp
nông thôn, phục vụ cho công nghiêp hóa hiện đại hóa nông thôn ngày càng
tăng với tốc độ đáng kể. Ngoài việc quan tâm đến đầu tư chiều rộng NHNo &
PTNT tỉnh Hà Giang còn quan tâm về mặt chiều sâu, chuyển dịch cơ cấu đầu
tư tín dụng theo hướng có lợi cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của tỉnh,
nâng tỉ trọng cho vay vốn trung dài hạn để thực hiện các dự án mang tính đầu
tư chiến lược. Với viẹc cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh đảm bảo đúng
đối tượng, phù hợp với nhu cầu sản xuất của người dân, góp phần tạo công ăn
việc làm mở mang ngành nghề tại địa phương.
Với phương trâm đó NHNo & PTNT tỉnh Hà Giang đã chú trọng và tích
cực cung ứng nguồn vốn tín dụng cho sự nghiệp phát triển nông nghiệp nông
thôn với số liệu ngày càng tăng.
Nhìn chung trong năm 2007 và 6 tháng đầu năm 2008 NHNo & PTNT
tỉnh Hà Giang đã thành công trong đổi mới, cải tiến phong cách lề lối làm
việc, nắm bắt được chủ trương chính sách trong đổi mới của nhà nước đem
lại. Cùng với sự nỗ lực của bản thân, NHNo & PTNT tỉnh Hà Giang xứng
đáng là một trong những chi nhánh kinh doanh có hiệu quả của hệ thống
NHNo & PTNT Việt Nam.
Thîng HuyÒn Trang – K40G 12 Chuyªn ngµnh
tÝn dông
Học viện Ngân hàng – Phân viện Bắc Ninh Báo cáo thực tập tốt nghiệp
PHẦN II
HOẠT ĐỘNG KẾ TOÁN
1. Vai trò nhiệm vụ của kế toán Ngân hàng nói chung.

1.1. Vai trò của kế toán Ngân hàng
Kế toán Ngân hàng là việc thu thập, tính toán, ghi chép, phân loại, tổng
hợp các nghiệp vụ kinh tế, tài chính về hoạt động tiền tệ, tín dụng, dịch vụ
ngân hàng dưới hình thức chủ yếu là giá trị để phản ánh, kiểm tra toàn bộ hoạt
động kinh doanh của đơn vị ngân hàng, đồng thời cung cấp thông tin cần thiết
phục vụ cho công tác quản lý hoạt động tiền tệ ngân hàng ở tầm vĩ mô và vi
mô, cung cấp thông tin cho các tổ chức cá nhân theo quy định của pháp luật.
Hầu hết các nghiệp vụ của kế toán Ngân hàng đều liên quan đến các
ngành kinh tế khác.Vì thế, kế toán Ngân hàng không chỉ phản ánh tổng hợp
hoạt động của bản thân Ngân hàng mà nó còn phản ánh tổng hợp hoạt động
của nền kinh tế thông qua quan hệ tiền tệ, tín dụng... giữa các Ngân hàng,
giúp cho các giao dịch trong nền kinh tế được tiến hành một cách kịp thời,
nhanh chóng và chính xác hơn.
Những số liệu do kế toán Ngân hàng cung cấp là những chỉ tiêu thông tin
kinh tế quan trọng giúp cho việc chỉ đạo điều hành hoạt động kinh doanh
Ngân hàng và làm căn cứ cho việc hoạch định, thực thi chính sách tiền tệ
quốc gia và chỉ đạo hoạt động của toàn bộ nền kinh tế.
1.2. Nhiệm vụ của kế toán Ngân hàng nói chung
Kế toán Ngân hàng ghi chép, phản ánh đầy đủ, kịp thời, chính xác các
nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh của mỗi Ngân hàng theo đúng những
chuẩn mực kế toán thống nhất do Nhà nước, Ngân hàng nhà nước quy định,
Nhằm bảo vệ an toàn tài sản của Ngân hàng cũng như của toàn xã hội gửi tại
Ngân hàng
Thîng HuyÒn Trang – K40G 13 Chuyªn ngµnh
tÝn dông
Học viện Ngân hàng – Phân viện Bắc Ninh Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Phân loại nghiệp vụ, tổng hợp số liệu theo đúng phương pháp kế toán và
theo những tiêu thức nhất định nhằm cung cấp những thông tin kịp thời cho
việc quản trị kinh doanh, cho việc hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ
quốc gia.

Giám sát chặt chẽ qúa trình sử dụng tài sản của bản thân ngân hàng và
của xã hội thông qua các khâu kiểm soát kế toán nhằm nâng cao hiệu quả
trong việc sử dụng an toàn tài sản, góp phần tăng cường kỷ luật tài chính,
củng cố chế độ hạch toán kế toán kinh tế trong ngân hàng cũng như trong toàn
bộ nền kinh tế quốc dân.
Tổng hợp số liệu kế toán theo tiêu thức nhất định để cung cấp thông tin
phục vụ sự chỉ đạo nghiệp vụ của các cấp quản lý ngân hàng và phục vụ sự
chỉ đạo thực thi chính sách tiền tệ - tín dụng ngân hàng nói riêng và chính
sách tài chính nói chung.
Tổ chức giao dịch, phục vụ khách hàng một cách văn minh, lịch sự, giúp
đỡ khách hàng nắm được những nội dung cơ bản của các sản phẩm dịch vụ
Ngân hàng nói chung và các thủ tục giao dịch với kế toán nói riêng, góp phần
thực hiện chiến lược khách hàng đối với các Ngân hàng Thương mại.
2. Những văn bản, thể lệ, chế độ hiện hành về kế toán
- Quyết định số 479/2004/QĐ-NHNN ngày 29/04/2004 của Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc ban hành hệ thống tài khoản kế toán
các tổ chức Tín dụng.
- Quyết định số 1161/NHNo-TCKT- ngày 03/08/2004 của tổng Giám đốc
Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT Việt Nam về việc ban hành hệ thống tài
khoản kế toán NHNo&PTNT Việt Nam.
- Quyết định số 165/HĐQT-KHTH ngày 25/06/2004 của chủ tịch HĐQT
NHNo&PTNT Việt Nam về việc ban hành quy định các hình thức huy động
vốn trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam.
Thîng HuyÒn Trang – K40G 14 Chuyªn ngµnh
tÝn dông
Học viện Ngân hàng – Phân viện Bắc Ninh Báo cáo thực tập tốt nghiệp
- Quyết định số 1225/NHNo-TCKT ngày 12/04/2004 của Tổng Giám đốc
NHNo&PTNT về việc nghiệp vụ huy động vốn theo QĐ 165 của
NHNo&PTNN Việt Nam.
- Quyết định số 321/QĐ/NH2 ngày 04/12/1996 của Tổng giám đốc

NHNo&PTNT Việt Nam về việc ban hành qui định về chế độ chứng từ kế
toán trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam
3. Những vấn đề cơ bản về hạch toán kế toán.
Hàng ngày Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà
Giang phát sinh các nghiệp vụ bao gồm nhiều loại chứng từ như: Séc, UNC,
phiếu chuyển khoản, phiếu thu, phiếu chi, giấy báo Nợ, giấy báo Có, chuyển
tiền điện tử và bảng kê thanh toán bù trừ.
Khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh, các thanh toán viên xử lý nhanh
chóng, kịp thời, chính xác. Căn cứ vào các chứng từ, kế toán hạch toán vào
máy, việc tính lãi, thu nợ, thu lãi, cho vay được kế toán viên hạch toán kịp
thời, chính xác trực tiếp ngay khi khách hàng đến giao dịch.
Bộ phận ngân quỹ giao dịch trực tiếp tới từng khách hàng các món thu,
chi từng món được thủ quỹ hướng dẫn phân loại thu chi theo giấy phân loại
tiền.
Cuối ngày cộng sổ cập nhật chứng từ, in sổ phụ, lập bảng cân đối ngày,
tách chứng từ báo Nợ, báo Có cho khách hàng. Kiểm quỹ tiền mặt tồn thực tế
so với sổ sách khớp đúng.
Thanh toán không dùng tiền mặt qua hệ thống Ngân hàng (UNC, chuyển
khoản, thanh toán bù trừ, chuyển tiền điện tử...)
3.1 Kế toán tiền mặt
* Kế toán thu tiền mặt
Khi khách hàng nộp tiền mặt vào Ngân hàng, khách hàng viết giấy nộp
tiền theo mẫu in sẵn của Ngân hàng. Kế toán viên kiểm tra tính hợp lệ, hợp
Thîng HuyÒn Trang – K40G 15 Chuyªn ngµnh
tÝn dông
Học viện Ngân hàng – Phân viện Bắc Ninh Báo cáo thực tập tốt nghiệp
pháp của giấy nộp tiền: Họ tên khách hàng, đơn vị, số hiệu TK, số tiền nộp
bằng chữ bằng số phải khớp đúng. Sau đó chuyển cho người kiểm soát
(Trưởng, phó phòng kế toán) kiểm soát, vào nhật ký quỹ và chuyển cho thủ
quỹ thu tiền. Thủ quỹ thu đủ ký lên phiếu, đóng dấu "Đã thu tiền" chuyển

sang cho bộ phận kế toán để hạch toán ghi Có cho Tài khoản khách hàng
(Nếu nộp tiền vào tài khoản). Nếu khách hàng trả nợ gốc, lãi kế toán căn cứ
vào hồ sơ vay để lập phiếu thu chuyển khoản sang bộ phận ngân quỹ để thu.
Xử lý chứng từ:01 liên chứng từ lưu lại ngân hàng, 01 liên chứng từ giao cho
khách hàng.
Ví dụ : Ngày 08/7/2007 thủ quỹ Công ty TNHH Phú Cường nộp tiền mặt
vào tài khoản tiền gửi của Công ty tại Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT tỉnh
Hà Giang, gồm 2 liên giấy nộp tiền và bảng kê phân loại tiền.
Thanh toán viên nhận chứng từ kiểm tra các yếu tố ghi trên chứng từ ghi
đầy đủ, khớp đúng giữa số tiền bằng số, bằng chữ và số hiệu tài khoản chuyển
sang cho bộ phận thu ngân để thu, sau khi thủ quỹ thu đủ tiền ký lên chứng từ,
chuyển khách hàng ký và đóng dấu "đã thu tiền" lên 2 liên chứng từ chuyển
sang kế toán để hạch toán ghi:
Nợ: TK tiền mặt tại quỹ
Có: TK tiền gửi của Công ty TNHH Phú Cường
Sau kế toán ký sổ phụ chuyển sang kế toán trưởng ký kiểm soát, đóng
dấu kế toán trả lại khách hàng liên 2, liên 1 làm chứng từ gốc đưa kế toán
tổng hợp lưu. Cuối ngày chứng từ được xếp thành tập, đóng lại đê lưu trữ theo
chế độ hiện hành.
*Kế toán chi tiền mặt
+ Khi khách hàng có yêu cầu rút tiền mặt từ tài khoản tiền gửi. Khách
hàng sử dụng séc, giấy lĩnh tiền mặt theo đúng mẫu quy định:
- Kế toán viên nhận chứng từ yêu cầu rút tiền mặt từ khách hàng, kiểm tra
các yếu tố trên chứng từ: Tên đơn vị, số tài khoản, số tiền bằng chữ, bằng số.
Thîng HuyÒn Trang – K40G 16 Chuyªn ngµnh
tÝn dông
Học viện Ngân hàng – Phân viện Bắc Ninh Báo cáo thực tập tốt nghiệp
- Kiểm tra số dư tài khoản của khách hàng.
- Kiểm tra mẫu chữ ký của khách hàng trên chứng từ với chữ ký, mẫu dấu
(nếu có) đã đăng ký tại ngân hàng.

- Kiểm tra họ tên, số chứng minh thư, thời gian cấp, nới cấp chứng minh
của người nhận tiền.
Nếu hợp lệ hạch toán:
Nợ: TK tiền gửi khách hàng
Có: TK tiền mặt tại quỹ
Sau đó kế toán giữ sổ phụ ký và chuyển sang cho bộ phận kiểm soát,
kiểm tra lại một lần nữa trên chứng từ nếu đúng ký kiểm soát, chuyển sang bộ
phận kho quỹ để chi tiền, khách hàng ký nhận tiền. Sau khi thủ quỹ chi đủ
tiền ký kên chứng từ, đóng dấu "Đã chi tiền" lên liên chứng từ chuyển sang kế
toán tổng hợp lưu. Cuối ngày chứng từ được xếp thành tập, đóng lại để lưu trữ
theo chế độ hiện hành.
+ Chi tiền mặt cho khách hàng vãng lai: Khi khách hàng đến Ngân hàng
yêu cầu cho nhận tiền chuyển theo CMT, kế toán viên kiểm tra họ tên, số
chứng minh thư, nơi cấp, ngày cấp khớp đúng với lệnh chuyển tiền đến. Lập
phiếu chi tiền cho khách hàng, ký tên trên phiếu chi rồi chuyển cho bộ phận
kiểm soát kiểm soát lại, đúng chuyển cho bộ quỹ để chi tiền. Lấy chữ ký
khách hàng trên phiếu chi, thủ quỹ ký tên trên chứng từ chi tiền và đóng dấu
"Đã chi tiền" rồi chuyển cho bộ phận tổng hợp lưu chứng từ.
3.2 Kế toán cho vay
* Nghiệp vụ kế toán cho vay (ngắn hạn, trung hạn, dài hạn )
a. Giải ngân
Khách hàng nộp cho kế toán cho vay giấy nhận nợ cùng bảng kê rút tiền
vay đã có ý kiến của CBTD cùng toàn bộ hồ sơ món vay . Kế toán cho vay
kiểm tra lại và làm nốt thủ tục trong hồ sơ cho vay .Sau đó chuyển sang bộ
Thîng HuyÒn Trang – K40G 17 Chuyªn ngµnh
tÝn dông
Học viện Ngân hàng – Phân viện Bắc Ninh Báo cáo thực tập tốt nghiệp
phân kiểm soát để kiểm tra lại. nếu không có sai sót gì thì tiến hành hạch toán
trên máy và lập một hồ sơ khé ước mới cho món vay đó để theo dõi,
Nợ : TK cho vay (Ngắn-Trung-Dài hạn )

Có : TK tiền mặt tại quỹ
Mọi thủ tục đúng và hợp lệ sẽ được chuyển sang phòng ngân quỹ để giải
ngân cho khách hàng .
Khế ước chỉ có một bản duy nhất lưu tại phòng kế toán ngân hàng .các
bản khác chỉ có giá trị đối chiếu , làm cơ sở tìm hồ sơ khách hàng tới trả nợ
hay tới kiểm tra theo dõi (Phải có CMND kèm theo ).
b. Phương pháp thu nợ
Đến kỳ trả nợ ( cả gốc lẫn lãi ), nếu khách hàng không có khả năng trả nợ
thì kế toán ngân hàng chuyển sang nợ quá hạn , còn lại nhập vào sổ theo dõi
lãi chưa thu được (lãi treo).
Trong trường hợp khách hàng đến hạn trả gốc, lãi nhưng không chủ động
trả và nguồn thu chưa có , kế toán cũng nhập sổ theo dõi lãi chưa thu . Đồng
thời khách hàng làm đơn xin “Gia hạn nợ ”, (khách hàng đã làm việc với
CBTD )
c. Phương pháp tính lãi
Lãi theo món vay trong hạn = SDN x Lãi suất x số ngày vay
30 ngày
Lãi phạt quá hạn = SDN x Lãi phạt quá hạn x số ngày quá hạn
30 ngày
Ví dụ: Ngày 24/10/2006 tại NHNo&PTNT Hà Giang, công ty Đức Hiếu
có nhu cầu vay 500.000.000 (năm trăm triệu đồng) để kinh doanh điện thoại
di động.Ngân hàng xét duyệt áp dụng cho vay theo hạn mức tín dụng
Kế toán hạch toán
Thîng HuyÒn Trang – K40G 18 Chuyªn ngµnh
tÝn dông
Học viện Ngân hàng – Phân viện Bắc Ninh Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Nợ TK 211103.20002 : 500.000.000
Có TK 1011101.01: 500.000.000
3.3 Kế toán thanh toán không dùng tiền mặt
Một số hình thức thanh toán thông thường. Cách xử lý và hạch toán.

* Chứng từ UNC (Chứng từ giấy): Uỷ nhiệm chi là lệnh chi tiền của chủ
tài khoản gửi đến ngân hàng phục mình yêu cầu trích tài khoản tiền gửi của
mình trả cho người thụ hưởng. Khi khách hàng nộp 3 liên UNC theo mẫu in
sẵn của ngân hàng, thanh toán viên tiến hành kiểm tra các yếu tố trên UNC,
đối chiếu, kiểm tra số dư trên tài khoản tiền gửi người trả tiền để đảm bảo đủ
khả năng thanh toán. Sau đó kiểm tra các thông tin của người thụ hưởng trên
UNC.
Xử lý chứng từ như sau:
- Trường hợp người trả tiền và người thụ hưởng mở tài khoản tại một
ngân hàng thì thanh toán viên xử lý hạch toán:
Nợ: TK tiền gửi của đơn vị trả tiền
Có: TK tiền gửi của đơn vị thụ hưởng
Liên 1: Là chứng từ ghi nợ, có
Liên 2: Là chứng từ báo Nợ cho đơn vị trả
Liên 3: Là chứng từ báo Có cho đơn vị thụ hưởng
- Trường hợp người thụ hưởng mở tài khoản tại ngân hàng khác: Căn cứ
chứng từ hợp pháp hợp lệ kế toán hạch toán:
Nợ: TK tiền gửi người trả tiền
Có: Tài khoản thích hợp (Chuyển tiền đi năm nay, thanh toán bù trừ)
+ 1 liên UNC làm chứng từ ghi nợ TK người trả tiền
+ 1 liên UNC làm chứng từ báo nợ TK người trả tiền
+ 2 liên UNC dùng làm căn cứ thành lập chứng từ thanh toán với NH
phục vụ người thụ hưởng để thanh toán cho người thụ hưởng.
Thîng HuyÒn Trang – K40G 19 Chuyªn ngµnh
tÝn dông
Học viện Ngân hàng – Phân viện Bắc Ninh Báo cáo thực tập tốt nghiệp
* Chuyển tiền điện tử:
Chuyển tiền điện tử là quá trình xử lý một khoản chuyển tiền qua mạng
máy tính, kể từ khi nhận được lệnh chuyển tiền của người phát lệnh (Người
phát lệnh là tổ chức hoặc cá nhân gửi lệnh chuyển tiền đến ngân hàng để thực

hiện việc chuyển tiền điện tử) đến khi hoàn tất việc thanh toán cho người thụ
hưởng (đối với chuyển tiền có). NHNo&PTNT Việt Nam không nhận thu hộ
tiền (lệnh chuyển nợ) đối với khách hàng mà chỉ áp dụng lệnh chuyển nợ đối
với thanh toán nội bộ.Chứng từ ghi sổ trong chuyển tiền điện tử là lệnh
chuyển tiền (Bằng giấy hoặc dưới dạng chứng từ điện tử). Chứng từ gốc làm
cơ sở để lập lệnh chuyển tiền là các chứng từ thanh toán theo chế độ hiện
hành.
Trong chuyển tiền điện tử lệnh chuyển tiền được lập riêng cho từng
chứng từ chuyển tiền.
Hạch toán:
Đối với lệnh chuyển có đi:
Nợ: TK thích hợp
Có: TK chuyển tiền điện tử đi năm nay
Đối với lệnh chuyển nợ đi:
Nợ: TK chuyển tiền điện tử đi năm nay
Có: TK thích hợp
Đồng thời hạch toán thu phí chuyển tiền (nếu có):
Nợ: TK tiền mặt (tiền gửi)
Có: TK thuế VAT
Có: Tk thu phí dịch vụ chuyển tiền
Liên 1,2: là chứng từ gốc ghi nợ, có
Liên 3: trả cho khách hàng làm chứng từ báo Nợ, Có.
Thîng HuyÒn Trang – K40G 20 Chuyªn ngµnh
tÝn dông
Học viện Ngân hàng – Phân viện Bắc Ninh Báo cáo thực tập tốt nghiệp
PHẦN III
NGHIỆP VỤ CHUYÊN NGÀNH (TÍN DỤNG)
I. TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG NGÂN
HÀNG ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN
1. Cơ sở ra đời của tín dụng ngân hàng

Tín dụng Ngân hàng ra đời trên cơ sở trong xã hội có sự phân công lao
động ngày càng rõ nét, sự xuất hiện chế độ tư nhân về tư liệu sản xuất và sự
lệch pha thời gian của tuần hoàn vốn trong sản xuất, kinh doanh của từng đơn
vị sản xuất.
Xét về mặt xã hội, sự xuất hiện chế độ sở hữu về tư liệu sản xuất là cơ sở
hình thành sự phân hoá xã hội, của cải tiền tệ có xu hướng tập trung vào
những nhóm người, trong lúc đó một nhóm người khác có thu nhập thấp họặc
thu nhập không đáp ứng đủ nhu cầu tối thiểu của cuộc sống, đặc biệt khi gặp
khó khăn hay biến cố bất thường xảy ra. Trong điều kiện như vậy, nhu cầu cấp
bách cần vốn để giải quyết những đòi hỏi của đời sống và phát triển kinh tế
xuất hiện. Để đáp ứng nhu cầu đó cần có một tổ chức tín dụng ra đời. Đó là
điều kiện xuất hiện tín dụng ngân hàng. Chủ thể tham gia quan hệ tín dụng là
các cá nhân hay các doanh nghiệp.
Trong quá trình phát triển của nền kinh tế thị trường, xuất phát từ đặc
điểm tuần hoàn vốn tiền tệ, người sản xuất bán được sản phẩm nhưng có thể
chưa có nhu cầu sử dụng vốn để mua vật liệu ngay, trong khi người khác lại
tạm thời có nhu cầu đó; vì vậy phát sinh nhu cầu đi vay và cho vay của người
thừa và thiếu vốn trong cùng một thời điểm, đòi hỏi phải có một tổ chức
đứng ra làm trung gian. Xuất phát từ những yêu cầu trên, tổ chức NHTM đã
ra đời và bằng hoạt động của mình NHTM đã giải quyết được nhu cầu thừa,
thiếu vốn của các chủ thể.
Thîng HuyÒn Trang – K40G 21 Chuyªn ngµnh
tÝn dông
Học viện Ngân hàng – Phân viện Bắc Ninh Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Tín dụng Ngân hàng là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị từ
người sở hữu sang người sử dụng để sau một thời gian sẽ thu hồi được một
lượng giá trị lớn hơn giá trị ban đầu. Trong quan hệ chuyển giao này thể hiện:
- Người cho vay giao cho người sử dụng một lượng giá trị nhất định, giá
trị này có thể dưới hình thái tiền tệ hoặc hiện vật như máy móc, thiết bị, bất
động sản.

- Người đi vay chỉ được sử dụng tạm thời trong một thời gian nhất định.
Sau khi hết thời gian sử dụng theo thoả thuận, người đi vay phải hoàn trả lại
cho người cho vay.
- Giá trị hoàn trả thông thường lớn hơn giá trị lúc cho vay hay nói cách
khác người đi vay phải trả thêm phần lợi tức.
2. Đặc trưng của tín dụng Ngân hàng
Đặc trưng cơ bản của tín dụng là lòng tin và trên nguyên tắc có tính thời
hạn, tính hoàn trả và đảm bảo tín dụng.
Để quan hệ tín dụng được tạo lập, yếu tố lòng tin có ý nghĩa hết sức quan
trọng, vì thông thường quan hệ giữa người đi vay và người cho vay hầu như
không có sẵn, nếu như không có lòng tin thì người có tiền sẽ không dám
giao quyền sử dụng tài sản của mình cho người khác.
NHTM là một doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ,
hoạt động trên cơ sở đi vay để cho vay. Vốn Ngân hàng sử dụng cho vay chủ
yếu là nguồn vốn huy động được từ các tổ chức kinh tế và trong dân cư, vốn
này phải hoàn trả cho họ khi họ có nhu cầu sử dụng hoặc khi hết thời hạn vay.
Vốn hoàn trả thường bao giờ cũng lớn hơn vốn ban đầu lúc cho vay; vì vậy
khi Ngân hàng cho vay ra cũng phải xác định thời hạn cụ thể cho từng món
cho vay để đảm bảo khả năng thanh toán, chi trả của Ngân hàng cho khách
hàng.
Thîng HuyÒn Trang – K40G 22 Chuyªn ngµnh
tÝn dông
Học viện Ngân hàng – Phân viện Bắc Ninh Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Đứng trên góc độ người đi vay, NHTM phải hoàn trả đúng thời hạn hoặc
đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng với một món lợi tức kèm theo.
Với cương vị người cho vay, NHTM sử dụng vốn đi vay để cho thuê lại, tức
tạm thời bán quyền sử dụng vốn cho người khác. Ngân hàng luôn mong
muốm khách hàng của mình sử dụng vốn vay có hiệu quả và hoàn trả đầy đủ
cả gốc và lãi đúng hạn theo qui định, đã cam kết trong hợp đồng tín dụng.
Mối quan hệ tay ba này đều dựa vào lòng tin của nhau để giải quyết tình trạng

thừa, thiếu vốn của các chủ thể.
Kinh doanh trong lĩnh vực tín dụng Ngân hàng là kinh doanh “ quyền sử
dụng của khoản tiền tệ”. Ngân hàng chỉ bán " giá trị sử dụng của tiền" chứ
không bán tiền nên khi hết thời hạn sử dụng theo như cam kết, tiền sẽ quay
về giữ nguyên giá trị của nó. Phần chênh lệch theo thoả thuận, nếu có, là “giá
bán” của quyền sử dụng khoản cho vay trong thời gian nhất định. Giá bán
quyền sử dụng tiền tệ thường rất nhỏ so với giá trị khoản cho vay, nên sự bù
đắp rủi ro xẩy ra là quá ít ỏi. Từ đó có thể thấy rằng, quan hệ tín dụng buộc
phải có lòng tin. Trong những trường hợp thiếu lòng tin thì quan hệ tín dụng
khó có thể được tạo lập.
3. Vai trò của tín dụng đối với nền kinh tế
Trong nền kinh tế thị trường vai trò của tín dụng Ngân hàng đối với nền
kinh tế cũng thay đổi về bản chất so với nền kinh tế tập trung trước kia.
Tín dụng Ngân hàng trong thời kỳ bao cấp ở nước ta trước đây được xem
như là một công cụ cấp phát thay Ngân sách.
Ngày nay vai trò của tín dụng Ngân hàng phải thực sự được sử dụng là
một đòn bẩy kinh tế để phát triển kinh tế của nước ta.
Tín dụng Ngân hàng có vai trò quan trọng đối với việc phát triển kinh tế
thị trường ở nước ta, góp phần chuyển nền kinh tế tự cung tự cấp lên sản xuất
hàng hóa.
Thîng HuyÒn Trang – K40G 23 Chuyªn ngµnh
tÝn dông
Học viện Ngân hàng – Phân viện Bắc Ninh Báo cáo thực tập tốt nghiệp
3.1 Tín dụng Ngân hàng góp phần giảm chi phí lưu thông, nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn.
Vai trò của đồng tiền rất quan trọng trong nền kinh tế hàng hoá. Không có
tiền thì sản xuất hàng hoá và lưu thông hàng hoá không thực hiện và phát
triển được.
Tiền đúc bằng kim khí quý đem đi lưu thông vừa đắt vừa không tiện lợi
lại bị hao mòn tự nhiên trong quá trình vận động nên giảm giá trị. Không đáp

ứng được nhu cầu của sản xuất và trao đổi hàng hoá ngày càng tăng. Nhờ có
hoạt động của Ngân hàng mà giảm được chi phí đó. Bởi vì tín dụng Ngân
hàng đã gạt tiền ra và chiếm lấy vị trí của nó. Trong nhiều trường hợp tiền
không sử dụng trong giao dịch, người ta có thể thanh toán nợ cho nhau bằng
cách bù trừ không dùng tiền mặt, nếu còn chênh lệch mới sử dụng thanh toán
phần chênh lệch đó. Bởi vì chủ doanh nghiệp vừa là người đi vay vừa là
người cho vay. Ngân hàng có thể dễ dàng khấu trừ nợ lẫn nhau khi giữa các
khách hàng có quan hệ với Ngân hàng.
Mặt khác việc phát hành giấy bạc Ngân hàng, ngân phiếu, séc dùng trong
thanh toán giao dịch làm giảm đi và không cần thiết phải dùng tiền mặt (tiền
đúc) trong lưu thông mà chủ yếu đi cất trữ trong kho. Đồng thời tín dụng
Ngân hàng làm giảm hệ số tiền nhàn rỗi và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Vì
rằng tín dụng Ngân hàng đã huy động mọi nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội
giúp cho dự trữ vốn tiền tệ trong mỗi doanh nghiệp, tổ chức xã hội giảm
xuống mức tối thiểu, không cần thiết phải dự trữ nhiều. Tín dụng Ngân hàng
thoả mãn mọi nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tạo điều kiện để
sử dụng vốn trong hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Tóm lại, nhờ có hoạt
động tín dụng Ngân hàng mà vốn được sử dụng triệt để hiệu quả hơn.
Thîng HuyÒn Trang – K40G 24 Chuyªn ngµnh
tÝn dông
Học viện Ngân hàng – Phân viện Bắc Ninh Báo cáo thực tập tốt nghiệp
3.2. Tín dụng Ngân hàng góp phần thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng và
góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Trong nền kinh tế hàng hoá, tiền tệ (T) đóng vai trò quan trọng vừa là
công cụ, vừa là phương tiện phục vụ trong hoạt động kinh tế xã hội. Quá trình
sản xuất kinh doanh, dịch vụ trong xã hội đều bắt đầu từ (T) sau một quá trình
vận động sẽ được T’ (T’>T) và chính cái tăng thêm đó để tiếp tục tái sản xuất
mở rộng hoạt động. Việc tăng nhanh vòng quay vốn tiền tệ trong chu trình
vận hành này có tác động tích cực đến hiệu quả sản xuất kinh doanh, để tăng
nhanh vòng quay vốn, rút gắn thời gian sản xuất, các chủ thể kinh doanh phải

tìm mọi biện pháp hữu hiệu như áp dụng những thành tựu khoa học - kỹ thuật,
công nghệ tiên tiến, cải tiến cách tổ chức quản lý, tìm kiếm thị trường tất cả
những công việc đó đòi hỏi phải có nhiều vốn và phải kịp thời. Chính tín dụng
Ngân hàng sẽ cung ứng vốn cho những nhu cầu đó một cách nhanh chóng đầy
đủ kịp thời nhất. Mặt khác vốn Ngân hàng cung ứng cho các nhà kinh doanh
bằng việc cho vay có hoàn trả gốc, lãi có thời hạn.
Do không chỉ có vốn là đủ mà các doanh nghiệp phải tìm nhiều biện pháp
để tăng cường vòng quay vốn, sử dụng vốn có hiệu quả để thu hồi vốn đúng
hạn trả (cả gốc lẫn lại). Nếu không làm được việc đó các nhà kinh doanh sẽ
gặp khó khăn thậm chí dẫn đến phá sản. Bởi vì cơ chế thị trường, vốn dễ là thị
trường năng động, diễn biến "gay gắt và quyết liệt” vì thế làm cho nền kinh tế
hàng hoá phát triển ngày một cao.
Tín dụng Ngân hàng thông qua việc cung ứng vốn cho các doanh nghiệp
góp phần phân bổ lại vốn một cách hợp lý tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh
tế để đạt được các mục tiêu kinh tế trong từng thời kỳ do Đảng và Nhà nước
đề ra.
Thîng HuyÒn Trang – K40G 25 Chuyªn ngµnh
tÝn dông

×