Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

Quản lý hoạt động kinh doanh Karaoke trên địa bàn quận Cầu giấy hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 36 trang )

Đề tài

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH KARAOKE
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN CẦU GIẤY, THÀNH PHỐ
HÀ NỘI HIỆN NAY
1.


MỤC LỤC
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
5. Đóng góp của đề tài
6. Bố cục của đề tài
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH KARAOKE VÀ KHÁI QUÁT VỀ QUẬN CẦU GIẤY
1.1.Một số vấn đề lý thuyết về quản lý hoạt động kinh doanh Karaoke
1.1.1. Khái niệm Karaoke
1.1.2. Vai trò của karaoke trong đời sống xã hội
1.1.3. Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh karaoke
1.2.Khái quát về quận Cầu Giấy
1.2.1. Vị trí địa lý
1.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Tiểu kêt chương 1
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
KARAOKE TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN CẦU GIẤY HIỆN NAY
2.1. Khái quát về hoạt động kinh doanh karaoke ở quận Cầu Giấy
2.2. Thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh karaoke trên
địa bàn quận Cầu Giấy hiện nay
2.2.1. Chủ thể quản lý hoạt động kinh doanh karaoke


2.2.2. Công cụ quản lý hoạt động kinh doanh karaoke
2.2.3. Thực hiện quản lý nhà nước đối với họat động kinh doanh karaoke
2.3. Đánh giá chung về quản lý hoạt động kinh doanh karaoke trên địa bàn
quận Cầu Giấy


2.3.1. Hiệu quả đạt được
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân
Tiểu kết chương 2
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH KARAOKE TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN CẦU GIẤY
3.1. Hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh
doanh karaoke
3.2. Tăng cường thanh tra, kiểm tra xử lý các vi phạm trong hoạt động kinh
doanh karaoke trên địa bàn quận Cầu Giấy
3.3. Tăng cường phối hợp quản lý giữa cơ quan quản lý văn hóa với chính
quyền cơ sở và người dân
3.4. Nâng cao ý thức của chủ các cơ sở hoạt động kinh doanh karaoke và
người sử dụng dịch vụ
Tiểu kết chương 3
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hà Nội là trung tâm văn hoá, chính trị, kinh tế lớn của cả nước, nơi lưu giữ
nhiều giá trị văn hoá tiêu biểu của chốn kinh kỳ ngàn năm văn hiến. Trong tiến
trình hội nhập, phát triển đó ta dễ dàng nhận thấy một Hà Nội đang lớn mạnh bằng

chính tiềm năng, nội lực và bằng chính những giá trị văn hoá được chắt lọc, lưu
truyền hàng ngàn năm.
Quận Cầu Giấy nằm ở phía tây của thủ đô Hà Nội, cùng với vùng đất Thăng
Long, Cầu Giấy là vùng đất có bề dày lịch sử lâu đời, là một trong những địa bàn
sinh tụ của cư dân đất Việt từng góp phần tạo ra nền văn minh sông hồng. Cầu
Giấy là vùng đất được cả nước biết đến bởi truyền thống văn hóa, tinh thần hiếu
học, nếp sống văn minh, thanh lịch mang đậm nét văn hoá Thăng Long-Hà Nội.
Trong xu thế phát triển chung của đất nước và thủ đô Hà Nội, quận Cầu
Giấy nhanh chóng thay đổi diện mạo, khang trang, hiện đại và đẹp hơn. Tuy nhiên,
bên cạnh những thành tựu về kinh tế và nét đẹp đáng tự hào của nền văn hoá
truyền thống là mặt trái của quy luật phát triển đã ảnh hưởng không nhỏ tới đời
sống văn hoá-xã hội của người dân. Một trong những mặt trái được đề cập đó là
các tệ nạn trá hình, ẩn danh karaoke. Đây vốn bản chất là một hoạt động văn hoá
lành mạnh nhằm đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của cộng đồng, nhất là trong
xã hội hiện đại khi cuộc sống, công việc có nhiều áp lực thì việc được thư giãn,
giải trí, xả stress, được vui vẻ với gia đình, bạn bè và đồng nghiệp trong những nhà
hàng karaoke là một lựa chọn thú vị. Karaoke một loại hình sinh hoạt văn hóa hiện
đại tạo thêm sự phong phú, đa dạng cho cuộc sống văn minh. Song, loại hình kinh
doanh dịch vụ này từ khi du nhập vào nước ta đã có một thời gian dài bị các cơ sở
kinh doanh lợi dụng biến thành nơi chứa chấp tệ nạn xã hội, gây bức xúc trong dư
luận và trở thành vấn đề quan tâm của nhiều đại biểu Quốc Hội. Những hoạt động
trá hình đó làm biến dạng, mất đi ý nghĩa ban đầu của karaoke, thay vào đó mỗi khi
1


nói đến karaoke người ta nghĩ ngay đó là chốn ăn chơi dành cho những kẻ đua đòi,
nơi chứa chấp tệ nạn, làm mất đi một lựa chọn văn hóa có ích cho xã hội.
Với quyết tâm chấn chỉnh hoạt động kinh doanh karaoke đi vào nề nếp của
các cơ quan quản lý nhà nước, trong thời gian qua, bước đầu đã ghi nhận những kết
quả khả quan, số nhà hàng kinh doanh karaoke đảm bảo quy định, đầu tư lớn cho

phòng hát với tiêu chí đẹp, lịch sự, chú trọng chất lượng dịch vụ tăng lên, để làm
ăn lâu dài nhiều cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke xác định kinh doanh lành mạnh
và nhiều karaoke gia đình, karaoke cùng nhau hát được ra đời. Tuy nhiên, những vi
phạm của một số cơ sở kinh doanh karaoke hiện nay vẫn còn, không lộ liễu như
trước mà tinh vi hơn, được bao bọc kỹ lưỡng hơn và không ít trong số đó chưa
chấp hành những quy định về tiêu chuẩn kinh doanh karaoke.
Với những lý do trên nên em quyết định chọn đề tài “Quản Lý hoạt động
kinh doanh Karaoke trên địa bàn quận Cầu giấy hiện nay” làm đề tài nghiên
cứu trong bài tiểu luận với mong muốn góp phần nhỏ bé của mình đưa karaoke trở
về với mô hình văn hóa lành mạnh, ứng dụng thiết thực vào cuộc sống; gợi ý một
số giải pháp khả thi nhằm góp thêm lời bàn về phương pháp, cách thức quản lý
karaoke.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1.

Mục đích nghiên cứu

Mục tiêu của đề tài là tìm ra giải pháp quản lý có hiệu quả hoạt động kinh
doanh karaoke. Do đó, đề tài hướng tới:
+ Tìm hiểu về hoạt động kinh doanh karaoke trên cơ sở lý thuyết và thực tế.
+ Đánh giá vai trò, hiệu quả của karaoke đối với đời sống xã hội.
+ Phân tích thực trạng công tác quản lý và thực trạng hoạt động kinh doanh
karaoke.

2


+ Đề xuất những ý kiến tham khảo cho các nhà quản lý hoạt động kinh
doanh karaoke ở quận Cầu Giấy góp phần nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động
kinh doanh karaoke.

2.2.

Nhiệm vụ nghiên cứu

+ Hệ thống hóa một số khái niệm công cụ được sử dụng trong nghiên cứu đề
tài: quản lý, quản lý nhà nước, quản lý nhà nước đối với dịch vụ văn hóa, kinh
doanh và cách hiểu về karaoke;
+ Đánh giá khách quan những kết quả và những hạn chế, bất cập của quản lý
hoạt động kinh doanh karaoke trên phạm vi quận Cầu Giấy hiện nay để rút ra
những bài học kinh nghiệm cho việc triển khai tiếp theo trong thời gian tới;
+ Khái quát thực trạng hoạt động kinh doanh karaoke hiện nay ở quận Cầu
Giấy. Đánh giá những mặt tích cực và tiêu cực của hoạt động này.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh karaoke
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài triển khai nghiên cứu trên địa bàn quận Cầu Giấy thành phố Hà Nội
hiện nay
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài nghiên cứu, tác giả đã sử dụng các phương pháp:
- Phương pháp điều tra xã hội học;
- Phương pháp điền dã dân tộc học;
- Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu.
5. Đóng góp của đề tài
Khái quát tình hình quản lý và thực trạng hoạt động kinh doanh karaoke ở
quận Cầu Giấy. Trên cơ sở đó tác giả đưa ra đánh giá về công tác quản lý và thực
trạng hoạt động kinh doanh karaoke trên địa bàn quận Cầu Giấy thành phố Hà Nội
3



hiện nay để làm cơ sở cho việc đưa ra các biện pháp tổ chức, quản lý phù hợp với
thực tiễn và xu hướng vận động của loại hình kinh doanh dịch vụ đầy nhạy cảm
này.
6. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung tiểu
luận được chia làm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý thuyết về quản lý hoạt động kinh doanh
Karaoke và khát quát về quận Cầu Giấy
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động kinh doanh Karaoke trên địa bàn
quận Cầu Giấy hiện nay
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động kinh
doanh Karaoke trên địa bàn quận Cầu Giấy

4


Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH KARAOKE VÀ KHÁI QUÁT VỀ QUẬN CẦU GIẤY
1.1.

Một số vấn đề lý thuyết về quản lý hoạt động kinh doanh Karaoke

1.1.1. Khái niệm Karaoke
1.1.1.1.Karaoke
Karaoke được hình thành, phát triển từ đất nước Nhật Bản và du nhập vào
Việt Nam từ những năm 90 của thế kỷ XX, đến nay karaoke đã phát triển nhanh
chóng, mạnh mẽ và rộng lớn. Đó là một dịch vụ giải trí mang tính cộng đồng và
đáp ứng nhu cầu, lòng mong muốn của đông đảo quần chúng giúp cho họ có những
phút giây thoải mái, khỏe khoắn sau những phút giây làm việc cực nhọc, căng

thẳng.
Karaoke là một loại hình giải trí tiêu biểu dành cho giới doanh nhân Nhật
Bản. Sau giờ làm việc, họ cùng nhau đến một quán bar nào đó, mua đồ uống và
cùng hát những bài hát đang thịnh hành qua thiết bị mang tên “karaoke”. Người ta
thường hát trong buổi tiệc để làm không khí vui nhộn, bất kể người hát hát hay hay
hát dở, người ta đều vỗ tay tán thưởng. Với một ý nghĩa như vậy, người Nhật ít
cảm thấy ngượng khi hát giữa đám đông, chính vì vậy karaoke rất dễ được chấp
nhận ở đây. Đặc biệt, trong một xã hội có nhiều “stress” như xã hội Nhật Bản hiện
đại, karaoke lại càng dễ được chấp nhận như một phương tiện giải trí lành mạnh.
Theo từ gốc “karaoke” là một từ ghép bởi các từ: “kara” viết tắt từ chữ
“karapo”, có nghĩa là trống, không có; “oke” viết tắt từ chữ “okesutora” có nghĩa là
dàn nhạc. Karaoke: Vắng dàn nhạc. Karaoke cấu tạo bởi hai phần: phần nhạc nền
được ghi âm trước phối đồng bộ với phần chữ; phần xướng dành cho người biểu
diễn (hát) trực tiếp cầm micro biểu diễn theo nhạc và chữ chạy trên màn hình (tivi).

5


Từ karaoke hiện có mặt trong cuốn từ điển “the Oxford Englich dictionary”
mới nhất, một trong các cuốn từ điển được đánh giá là uy tín và chuẩn mục nhất tại
Anh, qua đó có thể thấy được từ này đã trở thành thông dụng trên toàn thế giới.
Trong cuốn từ điển này karaoke được định nghĩa như sau: (From Japanere)
“Empty orchestra”, singing with recorded music while the lyrics are displayed on a
screen.
Tức là: (Xuất xứ từ Nhật Bản)“không có dàn nhạc” hát bằng bản nhạc được
ghi sẵn trong khi lời bài hát hiện lên màn hình”.
Thông thường, các đĩa hát được ghi âm lại luôn gồm cả phần lời và phần
nhạc. Các đĩa chỉ có nhạc đệm mà không có tiếng hát thì được gọi là
“karaoke”(dàn nhạc không người hát). Phần nhạc đệm cho bài hát được ghi từ các
buổi diễn tấu của ban nhạc nơi phòng thu hoặc được tạo ra do một nhà chuyên môn

về phối khí kỹ thuật số. Người ta có thể chép nốt của bản nhạc vào máy vi tính
hoặc nhập nốt vào máy đàn organ, sau đó dùng phần mềm phối khí chuyên nghiệp
để tạo ra âm sắc của các nhạc cụ khác nhau như: trống, đàn ghi ta, đàn organ, đàn
violon, kèn, sáo...
Phần nền bài hát là những hình ảnh tĩnh hoặc những đoạn phim ngắn (video
clip) để làm tăng tính hấp dẫn, sinh động cho bài hát và cho người hát. Tuy nhiên,
hiện nay có những chương trình karaoke mà nội dung phần nền không ăn nhập với
nội dung bài hát, một số điểm dịch vụ karaoke còn nhận lồng hình hoặc phim của
gia đình vào làm nền cho chương trình karaoke theo đơn đặt hàng.
Ca từ được ghép vào từng cảnh và hiển thị phù hợp với từng câu nhạc, thông
thường chữ nền màu trắng, sau đó chuyển dần sang màu xanh hoặc đỏ cho đến hết
câu nhạc.
Ca sĩ của karaoke là tất cả những ai thích ca hát, họ hát để giải trí, hát để
giao lưu,...

6


Như vậy, karaoke được hiểu là loại hình giải trí hiện đại, không có dàn
nhạc và người hát hát bằng bản nhạc được ghi sẵn trong khi lời bài hát hiện lên
màn hình.
1.1.1.2. Các loại hình karaoke
- Karaoke nhà hàng, khách sạn: Là một loại hình giải trí khá cao cấp. Trong
một số nhà hàng, khách sạn người ta để phòng hát lộ thiên để cho khách nào thích
hát thì vào hát không thu tiền coi như là một dịch vụ phục vụ nhu cầu của khách.
Đối với một số nhà hàng lấy việc kinh doanh karaoke làm chính, phần phụ là bán
đồ ăn uống. Với loại nhà hàng này thì phòng hát được thiết kế riêng biệt, có cách
âm để không gây phiền hà đến các hộ lân cận. Khách vào hát có quyền sử dụng
phòng để hát cho thỏa thích và nhà hàng tính tiền theo giờ, tùy từng nơi, từng địa
điểm kinh doanh mà giá giờ hát khác nhau, giao động từ một trăm ngàn đến vài trăm

cho tới hàng triệu đồng một giờ.
- Karaoke gia đình: Thiết bị và trang bị dành cho phòng hát karaoke gia đình đơn
giản: một ti vi, một đầu máy, một micro, một dàn âm li. Song cái bất lợi cho việc
hát karaoke gia đình là làm phiền hàng xóm vì phòng hát không theo tiêu chuẩn
nên gây tiếng ồn cho các gia đình lân cận. Người ta đã làm một so sánh: Một người
thợ cơ khí mài cái đục thì phát ra tiếng ồn khoảng 90 đêxiben. Nếu ai hát to thì âm
thanh phát ra trên 80 đêxiben và nếu gào to lên thì âm thanh phát ra trên dưới 110
đêxiben. Như vậy, khi hát karraoke gia đình mà không có phòng cách âm, người
hát thì vui nhưng gây phiền hà cho hàng xóm.
- Karaoke hàng quán vỉa hè: Là một loại hình giải trí bình dân ở quán cóc
hay một quán cà phê nho nhỏ. Chỉ cần một âm ly nhỏ, một cặp loa khiêm tốn, một
cái ti vi, một cái micro và vài bộ bàn ghế nhựa là đủ trang bị cho loại hình karaoke
này. Giá cả phục vụ rẻ, khoảng năm, bảy chục ngàn hoặc không tính tiền hát chỉ
tính tiền đồ uống. Chính vì sự bình dân ấy mà karoke có thể thâm nhập mọi ngóc
ngách, mọi làng, mọi thôn. Loại hình karaoke mới - karaoke vỉa hè không những
7


đã vi phạm nghiêm trọng quy định điều kiện hoạt động karaoke mà còn gây ồn ào,
ảnh hưởng đến đời sống của người dân xung quanh. Hiện tượng này đã xuất hiện
hàng loạt dọc theo vỉa hè đường Lê Đức Thọ quanh sân vận động quốc gia Mỹ
Đình từ tháng 7/2010. Hoạt động của các quán karaoke vỉa hè này rầm rộ nhất vào
các tháng hè. Vào tháng 7/2011 khi thực hiện khảo sát thực tế cho đề tài thì vẫn có
4 quán karaoke vỉa hè đang hoạt động.
1.1.2. Vai trò của karaoke trong đời sống xã hội
Karaoke là một loại hình văn hóa phục vụ nhu cầu tinh thần. Con người luôn
có ý chí vươn tới tự điều chỉnh mình. Sau những giờ làm việc căng thẳng thì vui
chơi giải trí bằng sinh hoạt hát karaoke là một trong những hoạt động cần thiết và
bổ ích, nó giúp mỗi cá nhân tự hoàn thiện chính mình, tự nâng cao nhận thức thẩm
mỹ, thiết lập mối quan hệ giao tiếp 2 chiều. Hát karaoke làm cho ta cân bằng về

mặt tâm-sinh lý, giúp tinh thần hưng phấn để tái sản xuất nâng cao chất lượng hiệu
quả lao động cao hơn. Mỗi người trong chúng ta không ai có thể phủ nhận tác dụng
của ca hát. Hát karaoke là một cách biểu hiện trạng thái tình cảm của con người,
khi vui hay khi buồn chúng ta đều có thể quây quần cùng bạn bè để ca hát, vì âm
nhạc là phương tiện biểu lộ cảm xúc của con người. 
Karaoke là một công cụ hiện đại, được chế tạo đặc biệt rất chuyên dụng;
thiết kế nhỏ, gọn; có thể hòa âm phối khí và hiển thị âm thanh, hình ảnh minh hoạ
tách rời. Thông qua phương tiện karaoke, mọi người có thể tự trình diễn và cảm
nhận hết nội dung sâu xa của bài hát. Theo các nhà nghiên cứu, con người có 7 loại
nhu cầu cơ bản như: nhu cầu sinh học, nhu cầu an ninh (thuộc nhu cầu vật chất);
nhu cầu tình cảm, nhu cầu kính trọng, nhu cầu được tham gia hoạt động thực tiễn,
nhu cầu tri thức, nhu cầu thẩm mỹ (thuộc nhu cầu tinh thần). Con người ngoài việc
được thỏa mãn nhu cầu vật chất như: ăn uống, ngủ, nghỉ, mặc, sinh tồn..., còn phải
được thỏa mãn về nhu cầu tinh thần: thư giản, vui chơi giải trí, du lịch, an dưỡng.
8


Hơn thế, hát karaoke đã góp phần dấy nên phong trào văn nghệ quần chúng
trên diện rộng tại các khu phố, trường học, lực lượng vũ trang, nhà máy xí nghiệp...
ở mọi thành phần, lứa tuổi. Hàng năm, tại nhiều địa phương, cơ quan, đơn vị diễn
ra phong trào ca hát quần chúng như các hội thi hát karaoke dành cho nhiều đối
tượng khác nhau. Từ đó giúp phát hiện tài năng văn hóa nghệ thuật.
Khi nói về vai trò của karaoke thì ngoài khả năng đem lại niềm vui, sự sảng
khoái và nghị lực cho con người trong cuộc sống, karaoke còn có tác dụng thức
tỉnh tình cảm qua những cung bậc hết sức tinh tế của âm nhạc tiến bộ, lành mạnh
giúp con người vươn tới một nhân cách toàn vẹn. Ngay thời cổ đại, ở Trung Quốc,
Khổng Tử đã cho rằng âm nhạc có tác dụng làm thay đổi đạo đức và tập quán xã
hội. Tuân Tử trong cuốn Luận về âm nhạc, có viết rằng âm nhạc nhập vào lòng
người rất sâu, cảm hoá người rất nhanh. Nhạc mà bình thì dân hoà không bị dục
vọng lôi cuốn. Nhạc nghiêm trang thì dân tề nhất mà không loạn. Trái lại, nhạc mà

bất nghiêm và hiểm hóc thì dân sa đà, bi tiện.
Kinh doanh dịch vụ karaoke theo đúng ý nghĩa, bản chất xã hội của nó sẽ
góp phần nâng cao thu nhập và giải quyết việc làm cho một lực lượng lao động
đông đảo. Cho tới nay chưa có con số thống kê cụ thể về số người làm việc trong
các nhà hàng karaoke nhưng theo khảo sát thực tế tại một số nhà hàng karaoke trên
địa bàn quận Cầu Giấy thì bình quân mỗi nhà hàng karaoke hạng trung bình sử
dụng khoảng từ 7-10 nhân viên, từ người bảo vệ đến nhân viên phụ trách chọn bài
cho khách, phục vụ phòng, nhân viên thu ngân, quản lý … Lương chi trả thấp nhất
từ 2 triệu đồng cho tới 5-7 triệu đồng tùy từng vị trí làm việc khác nhau. Với những
nhà hàng karaoke hoạt động kinh doanh quy mô hơn thì con số này lớn hơn rất
nhiều. Ví dụ như một nhà hàng karaoke có tiếng trên đường Trần Duy Hưng, ngôi
nhà cao 11 tầng, các phòng hát đuợc bố trí ở 5 tầng, mỗi tầng có 5 phòng hát. Đội
ngũ nhân viên, người làm ở đây khá đông; riêng đội ngũ thanh niên làm nhiệm vụ
dắt xe máy, lái xe ô tô vào bãi đỗ và trông xe cho khách đã có khoảng 8 người;
9


nhân viên quản lý, phục vụ phòng, nhân viên âm thanh, chọn bài … tổng cộng hơn
30 người. Mức thu nhập của các nhân viên ở đây cũng khác nhau ở mỗi vị trí làm
việc, dao động từ 2,5 triệu đồng tới hơn chục triệu đồng một tháng.
1.1.3. Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh karaoke
Quản lý là một dạng hoạt động có mục đích của chủ thể quản lý tác động lên
đối tượng nhằm thực hiện mục tiêu nhất định thông qua các nguyên tắc, các hình
thức, các phương pháp quản lý phù hợp. Quản lý bao giờ cũng mang tính mục
đích, tính tổ chức và tính hiệu quả. Quản lý ở tầm vĩ mô chính là quản lý nhà nước.
Như vậy, quản lý nhà nước là hoạt động có mục tiêu rõ ràng, có chiến lược và
kế hoạch để thực hiện mục tiêu. Đặc điểm này đòi hỏi các cơ quan nhà nước phải
xác định mục tiêu, xây dựng chiến lược và kế hoạch hoạt động của mình nhằm đạt
các mục tiêu đã xác định trên cơ sở chiến lược, kế hoạch của cấp trên và đường lối,
chính sách của Đảng. Quản lý nhà nước là hoạt động dựa trên những quy định chặt

chẽ của pháp luật, đồng thời là hoạt động có tính chủ động, sáng tạo và linh hoạt
trong thực tiễn điều hành, quản lý. Trên cơ sở những quy định của pháp luật và
mục tiêu, định hướng, kế hoạch của cấp trên và đường lối, chính sách của Đảng.
Karaoke là một trong những sản phẩm văn hoá làm cầu nối cho những sáng
tạo nghệ thuật của tác giả tới công chúng nhằm thoả mãn nhu cầu của công chúng.
Kinh doanh karaoke là hoạt động cung ứng dịch vụ hàng hóa đặc biệt nhằm mục
đích sinh lời nhưng đồng thời phải nâng cao mức hưởng thụ văn hóa, xây dựng đời
sống văn hóa lành mạnh, hiện đại.
Quản lý hoạt động kinh doanh karaoke là quản lý bằng quyền lực nhà nước
(thông qua hệ thống các văn bản quản lý nhà nước) nhằm điều chỉnh hoạt động
kinh doanh karaoke theo đúng quan điểm, đường lối của Đảng, pháp luật của nhà
nước, đúng với quan điểm về xây dựng và phát triển nền văn hóa dân tộc Việt
Nam, đồng thời đáp ứng nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ văn hóa của xã hội nhằm
xây dựng đời sống văn hóa tiến bộ, lành mạnh.
10


1.2.

Khái quát về quận Cầu Giấy

1.2.1. Vị trí địa lý
Trước kia, Cầu Giấy là một phần của huyện Từ Liêm, phủ Quốc Oai, trấn
Sơn Tây. Năm 1831, Cầu Giấy là vùng đất của huyện Từ Liêm thuộc phủ Hoài
Đức, tỉnh Hà Nội. Sau ngày giải phóng Thủ đô 1954, vùng đất Cầu Giấy thuộc
quận VI ngoại thành Hà Nội. Từ năm 1961, vùng đất Cầu Giấy thuộc huyện Từ
Liêm, Hà Nội mở rộng địa giới, xóa bỏ các quận, lập ra 4 khu phố nội thành và 4
huyện ngoại thành. Huyện Từ Liêm bao gồm đất 2 quận V và VI, dân cư sống tập
trung tại các vùng như: vùng Kẻ Bưởi (nay là Nghĩa Đô, Nghĩa Tân); vùng Kẻ
Vòng (nay là Dịch Vọng, Mai Dịch); vùng Kẻ Cót-Giấy (nay là Quan Hoa, Yên

Hòa); vùng Đàn Kính Chủ (nay là Trung Hòa).
Ngày 22/11/1996, Chính phủ ban hành Nghị định số 74-CP thành lập quận
Cầu Giấy trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và nhân khẩu của các thị trấn: Cầu
Giấy, Nghĩa Đô, Nghĩa Tân, Mai Dịch và các xã Dịch Vọng, Yên Hòa, Trung Hòa
của huyện Từ Liêm. Quận Cầu Giấy khi mới thành lập gồm 7 phường: Quan Hoa,
Nghĩa Đô, Nghĩa Tân, Mai Dịch, Dịch Vọng, Yên Hòa và Trung Hòa.
Ngày 5/1/2005, Chính phủ ban hành Nghị định số 02/2005/NĐ-CP thành lập
phường Dịch Vọng Hậu thuộc quận Cầu Giấy trên cơ sở điều chỉnh địa giới hành
chính của 2 phường Quan Hoa và phường Dịch Vọng. Cầu Giấy hiện nay có 8 đơn
vị hành chính gồm các phường: Dịch Vọng, Dịch Vọng Hậu, Mai Dịch, Nghĩa Đô,
Nghĩa Tân, Quan Hoa, Trung Hòa và Yên Hòa.
Quận Cầu Giấy nằm ở phía Tây nội thành Hà Nội. Phía Đông giáp quận
Đống Đa và quận Ba Đình; phía Tây giáp huyện Từ Liêm; phía Nam giáp quận
Thanh Xuân; phía Bắc giáp quận Tây Hồ. Khí hậu chia thành 2 mùa, mùa nóng bắt
đầu từ tháng 4 đến tháng 10, nhiệt độ cao nhất là 380C, mưa tập trung nhiều từ
tháng 7 đến tháng 9. Mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3, nhiệt độ thấp.
1.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
11


1.2.2.1. Kinh tế
Cầu Giấy luôn gắn bó với đất thành Thăng Long, là một phần của những con
đường thủy, bộ chính nối thành Thăng Long với mọi miền đất nước, do vậy, dù ở
thời kỳ nào vùng đất này có vị trí chiến lược trong việc phát triển kinh tế-quân sự
của thành Thăng Long xưa cũng như Hà Nội hiện nay. Vùng Cầu Giấy xưa lấy
nghề trồng cây lúa là chủ yếu, cùng với cây lúa các làng nghề trồng rau, hoa cũng
nổi tiếng khắp kinh thành với hoa lơ (Dịch Vọng), cải bắp và hoa huệ (Mai Dịch).
Từ một vùng đất ven đô, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, kinh tế còn nghèo
nàn, cơ sở hạ tầng yếu kém, giờ đây Cầu Giấy là quận nội thành với kết cấu hạ
tầng đô thị ngày càng văn minh hiện đại, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân

được cải thiện, an ninh quốc phòng được bảo đảm. Những năm gần đây, tỷ lệ tăng
trưởng kinh tế hàng năm của quận Cầu Giấy bình quân đạt 35%, thu ngân sách
bình quân tăng 71%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hướng ngày càng tăng
tỷ trọng các ngành dịch vụ-công nghiệp. Năm 2016, tổng thu ngân sách của quận
đạt 2.105 tỷ đồng; doanh thu từ hoạt động thương mại-dịch vụ đạt 31.230 tỷ đồng;
Giá trị sản xuất công nghiệp-xây dựng cơ bản đạt 7.500 tỷ đồng. Hiện nay, quận
đang có 3 xu hướng đô thị hóa: Hình thành các trung tâm công nghiệp, thương mại
dịch vụ mới; mở rộng đô thị từ các phường ven đô tới các nơi xa hơn; chuyển đổi
những vùng nông thôn có điều kiện phát triển sản xuất, giao lưu hàng hóa hình
thành các đô thị, các trung tâm buôn bán.
Năm 2017, quận đã đầu tư cho xây dựng 276 dự án xây dựng cơ sở hạ tầng
với tổng vốn đầu tư 1712 tỷ đồng. đã tạo việc làm cho 3500 - 4000 lao động. Năm
2017, hỗ trợ giải quyết việc làm cho 5.880 lao động trong đó lao động có đào tạo
đạt 65%.
1.2.2.2. Văn hóa – Xã hội
Cách đây trên 1.000 năm, Nghĩa Đô đã phát triển nghề dệt lụa lĩnh. Làng
Nghè vùng Nghĩa Đô cũng rất nổi tiếng với nghề làm giấy “sắc chỉ”, đây là loại
12


giấy vừa dai, vừa mịn được vẽ hoa văn, hoạ tiết rất đẹp chuyên dùng cho việc nhà
Vua phong cấp cho các quan, các vị thần ở các làng.
Cầu Giấy có nhiều đình, chùa, đền, miếu có giá trị kiến trúc nghệ thuật cũng
như giá trị lịch sử: Đình Bái Ân (Nghĩa Đô) là ngôi đình cổ duy nhất thờ ba vị
Thánh Hoàng làng là Chiêu ứng Vũ Đại Vương, Thuận Chính công chúa và Chiêu
Điều Đại Vương. Đình làng Nghè thờ tướng quân Trần Công Tích đã có công
chống quân xâm lược nhà Tống (thời vua Lê Đại Hành 980-1005). Chùa Dụ Ân
làng Bái Ân (Nghĩa Đô) là nơi tu hành và dạy học của vị Tôn thất nhà Lý Công
Uẩn, tiêu biểu nhất trong số học trò của ông là anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt.
Chùa Thánh Chúa (Dịch Vọng) một thắng cảnh đẹp, gắn liền với truyền thống và

lịch sử của triều đại vua Lý Thánh Tông. Chùa Hà (Dịch Vọng) được xây dựng
năm 1680, năm Cảnh Thịnh thứ bảy (1799) được tu sửa lại và đúc chuông. Đời
Nguyễn, nhân dân thôn Dịch Vọng Trung phải giấu quả chuông tránh việc vua
quan nhà Nguyễn phá huỷ để trả thù Tây Sơn. Tam bảo chùa Hà được xây dựng
năm 1928 theo kiểu cung đình Huế và quả chuông quý được treo tại đây. Chùa Hà
là một trong những di tích Cách mạng thời kỳ tiền khởi nghĩa của đất Hà Thành...
Nhân dân Cầu Giấy có truyền thống giàu lòng yêu nước mà trong thư tịch cổ
(thần phả, gia phả...) hiện còn lưu giữ cho thấy cách đây hơn 2000 năm, nhân dân
trong vùng đã đồng lòng, nhất trí cùng nhau tham gia cuộc khởi nghĩa của Hai Bà
Trưng. Đầu thế kỷ thứ VI, Lý Bí khởi nghĩa chống quân xâm lược nhà Lương,
nhân dân vùng Cầu Giấy đã tham gia nghĩa quân và dựng thành luỹ ở cửa sông Tô
Lịch chống lại kẻ thù. Cuối thế kỷ XIX, Cầu Giấy là căn cứ chống Pháp của quân
đội phái chủ chiến và nghĩa quân Bắc Hà do Hoàng Kế Viêm và Tôn Thất Thuyết
chỉ huy.
Hiện nay, nhân dân quận Cầu Giấy còn được hưởng thụ văn hóa từ các thiết
chế văn hóa như: Trung tâm văn hóa, nhà văn hóa, nhà triển lãm, thư viện, bảo
tàng, rạp chiếu phim, nhà sách, đội thông tin lưu động, các điểm vui chơi công
13


cộng, nhà họp tổ dân phố, các công trình phúc lợi khác nhằm đáp ứng nhu cầu vui
chơi, sinh hoạt của người dân, qua đó thắt chặt mối giao lưu, đoàn kết. Trên địa
bàn quận có trụ sở của một số đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp thường xuyên tổ
chức biểu diễn phục vụ nhu cầu thưởng thức văn hóa văn nghệ của nhân dân đã
góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho người dân.
Hoạt động văn hóa-thể thao quần chúng thường xuyên được tổ chức nhân kỷ
niệm những ngày lễ tết, sự kiện chính trị của đất nước, của Thủ đô và của thành
phố. Phong trào “toàn dân xây dựng đời sống văn hóa” được triển khai và 100%
các hộ dân trên địa bàn quận hưởng ứng tham gia tích cực. Các câu lạc bộ sở thích
được hình thành và hoạt động hiệu quả góp phần xây dựng đời sống văn hóa lành

mạnh, phong phú.

14


Tiểu kêt chương 1
Quản lý hoạt động kinh doanh karaoke là quá trình tác động, điều chỉnh
bằng pháp luật của nhà nước đối với hoạt động kinh doanh karaoke, tạo môi trường
văn hoá phát triển phù hợp với định hướng của Đảng, Nhà nước ta, từ đó góp phần
xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam, tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
Sự hấp dẫn bởi tính mới, hiện đại của karaoke đã được các nhà kinh doanh
khai thác và làm nó trở thành một loại dịch vụ văn hóa giải trí thu hút mọi đối
tượng thuộc thành phần lứa tuổi khác nhau. Tuy nhiên, do bị chi phối bởi quy luật
cạnh tranh, quy luật cung-cầu nên nhiều cơ sở kinh doanh karaoke đã biến nơi tổ
chức sinh hoạt văn hóa hiện đại, lành mạnh thành nơi chứa chấp tệ nạn xã hội, tìm
kiếm lợi nhuận bằng mọi giá. Những biến tướng nguy hiểm của loại hình dịch vụ
văn hóa nói chung và karaoke nói riêng đã làm ảnh hưởng đến đời sống tinh thần
và nhu cầu thẩm mỹ của bộ phận dân chúng, nhất là giới trẻ.
Do vậy, rất cần có sự khảo sát đánh giá đúng thực trạng về hoạt động kinh
doanh karaoke và quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh karaoke hiện nay
nhằm phát huy mặt tích cực và hạn chế tối đa mặt tiêu cực, làm trong sạch môi
trường văn hóa, uốn nắn khuynh hướng thẩm mỹ lệch lạc cũng như giữ gìn truyền
thống tốt đẹp của dân tộc.

15


Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH KARAOKE TRÊN
ĐỊA BÀN QUẬN CẦU GIẤY HIỆN NAY

2.1. Khái quát về hoạt động kinh doanh karaoke ở quận Cầu Giấy
Theo số liệu của Phòng Văn hóa-Thông tin quận Cầu Giấy, số lượng nhà
hàng kinh doanh karaoke trên địa bàn quận có thay đổi nhưng không nhiều trong
giai đoạn từ năm 2010 đến 01/10/2017. Sau ngày 01/01/2010, khi việc cấp giấy
phép kinh doanh cho nhà hàng karaoke cho những tỉnh, thành phố đã phê duyệt
xong quy hoạch được khôi phục, Cầu Giấy là quận đã được duyệt quy hoạch nên
việc cấp giấy phép kinh doanh karaoke đã được bắt đầu thực hiện trở lại, và từ thời
điểm đó đến nay số lượng nhà hàng karaoke có dấu hiệu tăng.
Việc quy hoạch các điểm kinh doanh karaoke trên địa bàn quận Cầu Giấy
đến nay đã được phê duyệt, nhưng khi tác giả ngỏ ý xin được cung cấp tài liệu này
thì không được sự đồng ý của Phòng Văn hóa-Thông tin, nên việc theo dõi các nhà
hàng karaoke hiện nay trên địa bàn quận đang kinh doanh và được cấp giấy phép
mới, cấp đổi giấy phép kinh doanh và gia hạn giấy phép kinh doanh có theo đúng
quy hoạch hay không là điều tác giả không thực hiện được. Tuy nhiên, karaoke là
loại hình hạn chế kinh doanh. Riêng cá nhân tác giả cũng đồng tình với việc cần
hạn chế số lượng nhà hàng kinh doanh karaoke theo luật định và theo quy hoạch
từng quận, huyện dựa trên các tiêu chí cụ thể như: độ tuổi, trình độ dân trí, mật độ
dân số, tình hình phát triển kinh tế-xã hội và nhu cầu giải trí của người dân…để
xem xét, quyết định tại mỗi quận, huyện nên có bao nhiêu điểm kinh doanh
karaoke là đủ với nhu cầu. Mặt khác, sẽ tiến hành rà soát lại toàn bộ các điểm kinh
doanh karaoke trên địa bàn, trường hợp phát hiện các cơ sở hoạt động không phép
hoặc vi phạm Nghị định 103 sẽ kiên quyết thu hồi giấy phép kinh doanh.
Tính đến thời điểm tháng 12 năm 2017 quận Cầu Giấy có 138 nhà hàng
karaoke đang hoạt động và có 11 nhà hàng sắp hết hạn giấy phép kinh doanh. Đối
16


với những nhà hàng này sau khi kiểm tra nếu đảm bảo các quy định kinh doanh sẽ
cấp giấy phép kinh doanh tiếp. Trong 2 năm 2016 và 2017 có 3 nhà hàng bị tịch
thu giấy phép kinh doanh vì vi phạm quy chế.

Ở những nhà hàng karaoke sang trọng giá thuê phòng khá cao. Vào những
ngày thường giá cho phòng nhỏ nhất có sức chứa khoảng 10 người là 200
ngàn/tiếng; phòng có sức chứa khoảng 50 người, rộng khoảng 45m2 giá thuê 1.300
ngàn/tiếng; phòng rộng khoảng 30m2, giá 500 ngàn/tiếng. Những ngày lễ, tết, dịp
cuối tuần, cuối năm giá cao hơn ngày thường từ 100-200 ngàn thậm chí như sau tết
2018 vừa qua các nhà hàng karaoke “cháy” phòng dẫn đến việc giá thuê phòng hát
bị đẩy lên tăng gấp đôi giá thường ngày. Nếu khách hàng mang đồ uống hoặc đồ ăn
vào, nhà hàng tính phí 30%. Tất cả đồ ăn, đồ uống ở đây được bán giá cao hơn giá
ngoài thị trường (nhỏ như gói bim bim giá cao hơn 5-7 ngàn, đến chai rượu ngoại
chênh lệch khoảng vài trăm ngàn).
2.2. Thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh karaoke trên
địa bàn quận Cầu Giấy hiện nay
2.2.1. Chủ thể quản lý hoạt động kinh doanh karaoke
Quản lý hoạt động kinh doanh karaoke được nhìn nhận trên phương diện phân
cấp quản lý hành chính và quản lý theo chuyên môn. Do vậy, chủ thể quản lý hoạt
động kinh doanh karaoke trên địa bàn quận Cầu Giấy hiện nay là Phòng Văn hóaThông tin, được phân cấp quản lý các hoạt động văn hóa trên địa bàn quận.
Bộ máy quản lý Nhà nước về văn hóa của nước ta được xây dựng theo 4 cấp:
Ở Trung ương có Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đây là cơ quan thuộc Chính
phủ, chịu trách nhiệm thống nhất quản lý Nhà nước về văn hóa trên phạm vi toàn
quốc. Ở cấp tỉnh, thành phố có Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch là những cơ quan
thuộc Ủy ban Nhân dân, thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về văn hóa trên địa
bàn tỉnh, thành phố.

17


Đối với cấp quận, huyện từ năm 1995 trở về trước, các đơn vị sự nghiệp Văn
hóa-Thông tin, Thể dục, thể thao do ngành Văn hóa-Thông tin quản lý trực tiếp
toàn diện cả về tổ chức bộ máy, biên chế, tiền lương. Từ tháng 2/1996, thực hiện
quyết định của Ủy ban Nhân dân Thành phố, các phòng Văn hóa-Thông tin và Thể

dục Thể thao được chuyển giao về cho các quận, huyện quản lý, các Sở quản lý về
mặt chuyên môn nghiệp vụ. Phòng Văn hóa-Thông tin là một trong 12 cơ quan
chuyên môn thuộc Ủy ban Nhân dân quận, huyện, thị xã.
Đối với cấp xã, phường có Ban Văn hóa-Xã hội, do phó chủ tịch Ủy ban
Nhân dân xã, phường, thị trấn phụ trách văn xã làm trưởng ban và 01 cán bộ
chuyên trách văn hóa và kiêm nhiệm thể dục thể thao. Ban văn hóa xã hội chịu sự
quản lý trực tiếp về chuyên môn của Phòng Văn hóa-Thông tin quận, huyện.
Phòng Văn hóa-Thông tin quận Cầu Giấy hoạt động theo căn cứ Quyết định
số 92/2001/QĐ-UB ngày 23 tháng 10 năm 2001 của Ủy ban nhân dân thành phố
Hà Nội về việc quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ của các phòng chuyên môn
thuộc Ủy ban nhân dân quận, huyện. Theo Quyết định số 2987/QĐ-UB ngay 18
tháng 11 năm 2004 của Ủy ban nhân dân quận Cầu Giấy về việc ban hành quy chế
làm việc của Ủy ban nhân dân quận Cầu Giấy, phòng Văn hóa-Thông tin làm việc
theo quy chế quy định về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn nhất định.
Phòng Văn hóa-Thông tin quận Cầu Giấy hiện có 13 cán bộ, công chức do
01 trưởng phòng phụ trách, 01 phó trưởng phòng và 8 cán bộ, chuyên viên.
- Trưởng phòng là người lãnh đạo và điều hành mọi hoạt động của phòng
Văn hóa-Thông tin. Phòng chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân quận, đồng
thời chịu trách nhiệm trước giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao vàDu lịch về quản lý
nhà nước đối với hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch, gia đình trên địa bàn quận.
- Phó phòng là người giúp việc cho trưởng phòng phân công phụ trách, chỉ
đạo một số lĩnh vực công tác và chịu trách nhiệm trước trưởng phòng về những

18


nhiệm vụ được phân công, đồng thời thay mặt trưởng phòng chỉ đạo những công
việc của phòng khi trưởng phòng vắng mặt.
Phòng Văn hóa-Thông tin quận Cầu Giấy là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy
ban Nhân dân quận, chịu sự lãnh đạo trực tiếp và toàn diện của Ủy ban Nhân dân

quận, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Văn
hóa, Thể thao và Du lịch. Phòng Văn hóa-Thông tin có chức năng giúp Ủy ban
Nhân dận quận trực tiếp quản lý nhà nước đối với mọi hoạt động liên quan đến lĩnh
vực văn hóa, thể dục, thể thao theo thẩm quyền được Ủy ban nhân dân thành phố
Hà Nội phân cấp, đảm bảo đúng chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà
nước và các quy định của Ủy ban Nhân dân quận, thành phố.
* Nhiệm vụ
+ Xây dựng tổng hợp kế hoạch phát triển sự nghiệp văn hóa và thể dục, thể
thao trên địa bàn quận, theo dõi, kiểm tra đôn đốc thực hiện kế hoạch đó.
+ Giúp Ủy ban Nhân dân quận quản lý, phối hợp điều hành, hướng dẫn,
kiểm tra nội dung các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao trên địa bàn quận như:
quản lý công tác xuất bản, biển quảng cáo, kinh doanh văn hóa phẩm, dịch vụ văn
hóa…xét và kiến nghị với Ủy ban Nhân dân quận để cấp, đổi hoặc thu hồi giấy
phép hành nghề, kinh doanh văn hóa phẩm, dịch vụ văn hóa xử lý các trường hợp
vi phạm theo thẩm quyền.
+ Hướng dẫn các tổ chức, đơn vị và nhân dân trên địa bàn quận thực hiện
pháp luật Nhà nước và những quy định của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch
đối với các hoạt động: Văn hóa nghệ thuật, giáo dục truyền thống, thông tin cổ
động, thư viện, câu lạc bộ, lễ hội, cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời
sống văn hóa”, bảo vệ các di tích văn hóa, lịch sử, kinh doanh dịch vụ văn hóa, nội
dung hoạt động của đài truyền thanh, trạm tin phường và hoạt động thể dục, thể
thao…
* Quyền hạn
19


+ Ra các văn bản giao dịch, văn bản hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ thuộc
chức năng, nhiệm vụ của phòng.
+ Giải quyết, xử lý những vấn đề thuộc phạm vi thẩm quyền do Ủy ban
Nhân dân quận phân công và do pháp luật quy định.

+ Thẩm định hồ sơ, đề xuất với Ủy ban Nhân dân quận để cấp mới, đổi và
thu hồi giấy phép hành nghề cho những hoạt động văn hóa và dịch vụ văn hóa theo
quy định.
+ Tham gia các ban chỉ đạo theo quyết định của Ủy ban Nhân dân quận và
được tham dự các cuộc họp của ngành, các cấp có liên quan đến chức năng, nhiệm
vụ của phòng Văn hóa-Thông tin.
+ Đề xuất với Ủy ban nhân dân quận khen thưởng hoặc xử lý vi phạm đối
với tổ chức, cá nhân trên địa bàn quạn theo thẩm quyền.
2.2.2. Công cụ quản lý hoạt động kinh doanh karaoke
Các công cụ quản lý được ban hành trong đó có các văn bản quy phạm pháp
luật-đây được coi là công cụ quản lý hữu hiệu nhất như:
- Chỉ thị số 17/2005-CT-TTg ngày 25/5/2005 về việc chấn chỉnh các hoạt
động tiêu cực trong quán bar, nhà hàng karaoke, vũ trường.
- Luật Thương mại số 36/2005/QH10 do Quốc hội thông qua ngày
14/06/2005.
- Luật Doanh Nghiệp của Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam số 60/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005.
- Thông tư số 54/2006/TT-BVHTT hướng dẫn quy hoạch nhà hàng karaoke,
vũ trường.
- Chỉ thị 215/CT-BVHTTDL về thực hiện Nghị định 103/2009/NĐ-CP ban
hành Quy chế hoạt động văn hoá và kinh doanh dịch vụ văn hoá công cộng do Bộ
văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành.

20


- Nghị định 72/2009/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ quy
định điều kiện an toàn trật tự đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
- Nghị định số 75/2010/NĐ-CP về xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động
văn hóa có hiệu lực từ ngày 01/9/2010.

- Thông tư số 09/2010/TT-BVHTTDL quy định chi tiết thi hành một số quy
định tại Nghị định 75/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 7 năm 2010 của Chính phủ quy
định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa.
- Quyết định số 52/2018 ngày 16 tháng 1 năm 2018 của Ủy ban Nhân dân
Thành phố Hà Nội về việc phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực kinh tế-xã
hội trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Các văn bản pháp lý này là công cụ hữu hiệu để quản lý hoạt động kinh
doanh karaoke hiện nay trên địa bàn quận Cầu Giấy.
2.2.3. Thực hiện quản lý nhà nước đối với họat động kinh doanh karaoke
Trên cơ sở các văn bản quản lý của Nhà nước về hoạt động kinh doanh
karaoke, đặc biệt ngay sau khi Nghị định 103 được ban hành và có hiệu lực Sở Văn
hóa, Thể thao và Du lịch đã kịp thời ban hành công văn số 1433/KH-SVHTTDL
ngày 29/7/2011 về việc thực hiện kiểm tra công tác quản lý Nhà nước của UBND
quận, huyện đối với hoạt động karaoke, biểu diễn nghệ thuật trong các cơ sở kinh
doanh trên địa bàn thành phố. Quận Cầu Giấy cũng như các quận, huyện khác triển
khai công tác quán triệt, phổ biến nội dung Nghị định 103/2009/NĐ-CP tới tất cả
các đơn vị, ngành, đoàn thể thuộc quận và tới 100% các phường trên địa bàn quận.
Thường xuyên chỉ đạo đài truyền thanh các phường tăng cường công tác phát
thanh, tuyên truyền các văn bản, quy định của nhà nước đối với hoạt động kinh
doanh karaoke với tổng số 2513 buổi.
Phòng Văn hóa-Thông tin đã phối hợp với Phòng Kinh tế và Ủy ban Nhân
dân các Phường triển khai rà soát, thống kê toàn bộ các cơ sở kinh doanh karaoke.
Đã tổ chức 03 buổi họp mời tất cả các chủ kinh doanh karaoke đến phổ biến nội
21


dung các quy định của Nhà nước về hoạt động kinh doanh karaoke và tổ chức ký
cam kết chấp hành nghiêm túc các quy định của nhà nước về hoạt động kinh doanh
karaoke.
2.3. Đánh giá chung về quản lý hoạt động kinh doanh karaoke trên địa bàn

quận Cầu Giấy
2.3.1. Hiệu quả đạt được
- Các văn bản quản lý nhà nước về các hoạt động văn hóa nói chung và
karaoke nói riêng được ban hành tạo hành lang pháp lý cho công tác quản lý dịch
vụ karaoke tốt hơn. Những văn bản pháp quy này đều có những điều khoản chặt
chẽ, cụ thể xác định trách nhiệm của chủ thể quản lý và đối tượng của quản lý kèm
theo là những điều khoản quy định rõ việc nhà nước cho phép cái gì được làm và
cái gì cấm làm. Đó là những quy định bắt buộc mọi đối tượng phải thực hiện đúng
và nghiêm túc.
- Cấp mới, gia hạn giấy phép kinh doanh karaoke được thực hiện theo đúng
trình tự và thủ tục quy định.
- Đã có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các đơn vị chức năng của Quận như:
Công an, phòng kinh tế và các Ủy ban Nhân dân Phường, đặc biệt là sự hỗ trợ của
của phòng Quản lý văn hóa, Thanh tra Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; phòng
cảnh sát quản lý hành chính và trật tự xã hội của Công an Thành phố trong công
tác cấp phép cũng như kiểm tra xử lý vi phạm. Phòng Văn hóa-Thông tin thường
xuyên công tác thanh tra, kiểm tra.
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân
- Các văn bản quản lý được ban hành nhưng khi áp dụng vào thực tiễn còn
bộc lộ những thiếu sót, bất cập, chưa theo kịp nhịp độ phát triển phong phú, đa
dạng của cuộc sống. Nhiều điều còn chưa rõ ràng nên khi triển khai gây tranh cãi,
thiếu thống nhất trong quản lý.

22


×