Tải bản đầy đủ (.pdf) (347 trang)

PHÁC ĐỒ SẢN PHỤ KHOA MỚI NHẤT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.85 MB, 347 trang )

MỤC LỤC
A.

SẢN KHOA

1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.
12.
13.
14.
15.
16.
17.
18.
19.
20.
21.
22.
23.
24.
25.
26.


27.
28.
29.
30.
31.
32.
33.
34.
35.
36.
37.
38.
39.
40.
41.
42.
43.
44.

Tư vấn cho phụ nữ có thai
Chẩn đoán trước sinh
Hướng dẫn chi tiết chăm sóc trước sinh
Quản lý thai
Tư vấn cho sản phụ trong chuyển dạ và ngay sau đẻ
Các yếu tố tiên lượng một cuộc chuyển dạ
Chẩn đoán chuyển dạ
Theo dõi chuyển dạ đẻ thường
Theo dõi liên tục cơn co tử cung và nhịp tim thai
Biểu đồ chuyển dạ
Đỡ đẻ thường ngôi chỏm

Xử trí tích cực giai đoạn 3 của chuyển dạ
Làm rốn trẻ sơ sinh
Kiểm tra rau
Cắt và khâu tầng sinh môn
Chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh ngày đầu sau đẻ
Chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh tuần đầu sau đẻ
Chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh 6 tuần đầu sau đẻ
Thai nghén có nguy cơ cao (Tim mạch, thiếu máu, basedow, VgB,
Chảy máu trong nửa đầu thai kỳ (doạ sảy thai, sảy thai, CNTC, thai trứng)
Chảy máu trong nửa cuối thai kỳ và trong chuyển dạ (Vỡ TC, RTĐ, RBN)
Chảy máu sau đẻ
Choáng sản khoa
Tăng huyết áp, tiền sản giật và sản giật
Sinh đôi
Ngôi bất thường (Mặt, trán-thóp trước, mông, vai)
Dọa đẻ non và đẻ non
Thai quá ngày sinh
Vỡ ối non
Sa dây rốn
Thai chết trong tử cung
Nhiễm HIV khi có thai
Xử trí phù phổi cấp trong chuyển dạ
Chuyển dạ đình trệ
Theo dõi cuộc đẻ với sản phụ có sẹo mổ ở tử cung
Suy thai cấp
Sử dụng oxytocin
Sử dụng thuốc giảm co tử cung trong chuyển dạ
Sốt sau đẻ (Bệnh nội ngoại khoa, NK hậu sản, các bệnh về vú, áp xe vú)
Phát hiện các dấu hiệu nguy hiểm, xử trí và chuyển tuyến các cấp cứu sản khoa
Đỡ đẻ tại nhà và xử trí đẻ rơi

Các phương pháp vô cảm trong sản khoa
Các phương pháp gây chuyển dạ
Kỹ thuật bấm ối

1

4
6
8
13
14
20
23
25
28
32
47
50
53
54
56
58
62
65
67
73
77
81
83
86

91
94
97
99
100
102
103
105
107
108
109
110
111
114
115
122
128
133
141
144


45.
46.
47.
48.
49.
50.
51.
52.

53.
54.
55.
56.
57.
58.
59.
60.
61.
62.
63.
64.

Nghiệm pháp lọt ngôi chỏm
Đỡ đầu trong ngôi mông
Xoay thai trong
Xử trí thai thứ hai trong sinh đôi
Forceps
Giác kéo
Bóc rau nhân tạo
Kiểm soát tử cung
Phẫu thuật lấy thai
Phẫu thuật thai ngoài tử cung
Rubella và thai kỳ
Thai kỳ với mẹ Rhesus âm
Chỉ định chấm dứt thai kỳ những thai DTBS nặng
Tắc mạch ối
Sinh khó do vai
Hở eo tử cung
Đái tháo đường thai kỳ

Thai chậm tăng trưởng trong tử cung
Đa ối
Thiểu ối

B.

SƠ SINH

65.
66.
67.
68.
69.
70.
71.
72.
73.
74.
75.
76.
77.
78.
79.
80.
81.
82.
83.
84.
85.
86.

87.
88.
89.
90.

Giao tiếp và hỗ trợ tinh thần đối với gia đình trẻ bệnh
Chuyển viện an toàn cho trẻ sơ sinh
Cho trẻ ra viện
Phối hợp chuyên ngành sản khoa và nhi khoa trong chăm sóc trẻ sơ sinh
Nguyên tắc sử dụng kháng sinh cho trẻ sơ sinh
Thuốc thiết yếu trong chăm sóc trẻ sơ sinh tại các tuyến
Trang thiết bị thiết yếu cho chăm sóc sơ sinh tại các tuyến y tế
Chăm sóc trẻ sơ sinh đẻ non/nhẹ cân
Chăm sóc trẻ bằng phương pháp Căng-gu-ru
Dị tật sơ sinh cần can thiệp sớm
Tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ
Hạ thân nhiệt ở trẻ sơ sinh
Rối loạn nước điện giải
Vàng da tăng bilirubin tự do
Suy hô hấp sơ sinh
Viêm phổi
Thở áp lực dương liên tục (CPAP)
Xuất huyết ở trẻ sơ sinh
Nhiễm khuẩn huyết sơ sinh
Nhiễm khuẩn mắt
Nhiễm khuẩn rốn
Trẻ sinh ra từ mẹ bị viêm gan B, lao, lậu, giang mai, HIV
Hội chứng co giật
Cấp cứu sặc sữa
Hồi sức sơ sinh ngay sau đẻ

Truyền máu

2

147
149
158
161
163
167
171
182
184
187
192
195
197
199
202
206
210
215
217
220

222
225
227
228
229

230
231
233
234
236
237
239
240
241
243
244
245
246
247
248
250
252
255
256
257
259


91.
92.
93.
94.
95.
96.
97.

98.
99.
100.
101.

Đặt catheter tĩnh mạch rốn
Nuôi dưỡng trẻ sơ sinh bằng đường tĩnh mạch
Thay máu ở trẻ sơ sinh
Lấy máu động mạch
Lấy máu gót chân
Đặt nội khí quản
Chọc hút và đặt ống dẫn lưu màng phổi
Kỹ thuật đặt ống thông dạ dày cho trẻ sơ sinh
Kỹ thuật chiếu đèn điều trị vàng da
Chọc dò tuỷ sống
Hạ đường huyết sơ sinh

C.

PHỤ KHOA - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

102.
103.
104.
105.
106.
107.
108.
109.
110.

111.
112.
113.
114.
115.
116.
117.
118.
119.
120.
121.
122.
123.
124.
125.
126.
127.

Phá thai bằng thuốc đến hết tuần thứ 9
Phá thai bằng phương pháp nong và gắp từ tuần 13 đến hết tuần 18
Xử trí băng huyết trong và sau khi hút thai
Đặt và tháo dụng cụ tử cung
Phá thai đến hết 12 tuần bằng bơm KARMAN
Tiền mãn kinh - Mãn kinh
Tổn thương lành tính cổ tử cung
U xơ tử cung
Viêm âm đạo do vi khuẩn
Viêm âm đạo do Nấm
Viêm âm đạo do TRICHOMONAS
Rong kinh - Rong huyết

Chửa ở sẹo mổ đẻ
Ung thư cổ tử cung
Apxe vú
Viêm phúc mạc
Ung thư buồng trứng
Viêm tiểu khung cấp
Apxe phần phụ
Viêm cổ tử cung
U nguyên bào nuôi
Quá sản niêm mạc tử cung
U buồng trứng
Lạc nội mac tử cung
Thai trứng
Phác đồ điều trị thai ngoài tử cung

3

261
262
263
265
266
267
269
270
271
272
273

274

277
279
280
282
285
288
290
293
294
295
296
300
304
310
312
317
326
329
331
332
337
341
346
350
354


TƢ VẤN CHO PHỤ NỮ CÓ THAI
Tư vấn cho phụ nữ có thai là quá trình giao tiếp, trao đổi hai chiều giữa nhân viên
y tế và sản phụ, giúp sản phụ có những kiến thức cần thiết về thai nghén và những bất

thường của thai nghén, từ đó quyết định những hành động thích hợp nhất có lợi cho
sức khỏe mẹ và con.
Trong quá trình tư vấn cần có thái độ vui vẻ thân mật, thông cảm, kiên trì giải
thích, tránh thái độ phê phán, gò ép. Cán bộ y tế cần nắm vững những nội dung cần tư
vấn, đảm bảo thông tin chính xác, tránh đưa ra những thông tin quá chung chung, hoặc
những thông tin không phù hợp với trình độ của sản phụ.
I. NHỮNG NỘI DUNG TƢ VẤN TRONG TỪNG TRƢỜNG HỢP:
1. Sự cần thiết của việc khám thai định kỳ.
2. Dinh dưỡng của thai phụ khi có thai.
3. Lao động và làm việc khi có thai.
4. Vệ sinh thân thể khi có thai.
5. Các sinh hoạt khác trong đời sống khi có thai.
6. Tư vấn quan hệ tình dục khi mang thai.
7. Nhận biết những dấu hiệu nguy hiểm thường gặp khi có thai để kịp thời đi khám.
8. Chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc sinh sắp tới.
9. Nuôi con bằng sữa mẹ
10. Biện pháp tránh thai sau khi sinh.
11. HIV/AIDS và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác. Tư vấn xét nghiệm
HIV tự nguyện cho phụ nữ mang thai dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, những
trường hợp nhiễm HIV được chuyển đến Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS Hà Nội
để được tư vấn và hỗ trợ dự phòng lây truyền.
12. Tư vấn về vai trò và trách nhiệm của chồng và các thành viên khác trong gia đình.
II. NGOÀI NỘI DUNG TRÊN, CẦN CHÚ Ý TƢ VẤN VỚI NHỮNG TRƢỜNG
HỢP CỤ THỂ:
1. Sản phụ có thai lần đầu:
Tư vấn đầy đủ về dinh dưỡng, về lợi ích của khám thai sớm, khám định kỳ theo
hẹn, dự kiến ngày sinh, chuẩn bị đầy đủ cho mẹ và con khi sinh, dự kiến nơi sinh,
người đỡ đẻ và cả người nhà chăm sóc, chuẩn bị cho việc nuôi con bằng sữa mẹ, tư
vấn về sinh hoạt tình dục khi mang thai và sau khi sinh.


4


2. Sản phụ đẻ từ lần 4 trở lên:
- Tư vấn về dinh dưỡng, nguy cơ ngôi bất thường, chuyển dạ kéo dài, chảy máu
trong giai đoạn sổ rau vì dễ bị đờ tử cung.
- Tư vấn về lợi ích của khám thai định kỳ để phát hiện nguy cơ.
3. Với thai ngoài ý muốn:
Nếu muốn đình chỉ thai nghén (phá thai) thì khi nào là thích hợp, nếu để thai phát
triển phải có trách nhiệm đầy đủ của gia đình.
4. Với thai ngoài giá thú:
Cho thai phụ biết các biện pháp đình chỉ thai nghén để sản phụ có thể lựa chọn. Nếu
quyết định không đình chỉ thai nghén, tư vấn về trách nhiệm làm mẹ khi sinh con.
5. Các trường hợp hiếm muộn, có thai quá sớm ( dưới 18 tuổi ), con so lớn tuổi ( trên
35 tuổi), sẩy liên tiếp, tiền sử dị dạng, thai chết lưu, đẻ khó, sẹo mổ cũ ở tử cung.
Tư vấn sự cần thiết của việc khám thai nhiều lần và đều đặn hơn các trường hợp
bình thường khác.

5


CHẨN ĐOÁN TRƢỚC SINH
I. MỤC ĐÍCH:
Phát hiện sớm những thai kỳ bị DTBS nặng, bệnh lý gen hoặc những trẻ giảm thiểu trí
tuệ: Hội chứng DOWN, Trisomy 13, Trisomy 18, bệnh Thalassemia, … từ đó tư vấn
cho thai phụ và gia đình hướng kết thúc thai kỳ nhằm giảm gánh nặng cho gia đình và
xã hội.
Việc chẩn đoán sớm những khuyết tật có thể sửa chữa được sau sinh như sứt môi,
hở hàm ếch, tay chân khoèo ... sẽ giúp cho việc chuẩn bị tâm lý tốt hơn cho vợ chồng.
II. CÁC BƢỚC SÀNG LỌC VÀ CHẨN ĐOÁN TRƢỚC SINH THEO TUỔI

THAI:
1. Khám thai lần đầu tiên:
Khi có tim thai, người mẹ được cho làm 1 số xét nghiệm để đánh giá sức khỏe bản
thân và nguy cơ cho thai nhi: huyết đồ, đường huyết, nhóm máu, yếu tố Rhesus,
HBsAg, HIV, VDRL, Rubella (IgM và IgG).
Tầm soát bệnh Thalassemia thai nhi bằng xét nghiệm huyết đồ của bố mẹ.
2. Sàng lọc và chẩn đoán trƣớc sinh 3 tháng đầu:
Tuần thứ 11 - 13 tuần 6 ngày: Đo độ mờ gáy, kết hợp khoảng mờ gáy với tuổi mẹ
và Double test [PAPP-A (Pregnancy Associated Plasma ProteinA) và Free βhCG] để
đánh giá nguy cơ hội chứng Down, Trisomy 18 và Trisomy 13. Với những đối tượng
thuộc nhóm nguy cơ cao được tư vấn làm xét nghiệm NIPS( cff DNA).
Siêu âm khoảng thời gian này có thể phát hiện những dị tật nặng nề của thai như:
vô sọ, nang bạch huyết vùng cổ thai nhi, cụt chi. Khi có những DTBS nặng nề này, tư
vấn thai phụ và gia đình kết thúc thai kỳ.
3. Sàng lọc và chẩn đoán trƣớc sinh 3 tháng giữa:
Tuần thứ 14 - 21, nếu chưa được sàng lọc 3 tháng đầu: làm Triple test (AFP, Free
βhCG và UE3) tầm soát nguy cơ hội chứng Down, Trisomy 18 và khuyết tật ống thần
kinh thai nhi.
Tuần thứ 21 - 24: Siêu âm khảo sát hình thái học.
Với những đối tượng thuộc nhóm nguy cơ cao được tư vấn xét nghiệm dịch ối để
chẩn đoán bệnh lý di truyền và bệnh lý gen (phụ lục 1). Với những DTBS nặng nề như
não úng thủy, bất sản thận hai bên, tim bẩm sinh nặng ... tư vấn thai phụ và gia đình
chấm dứt thai kỳ (phụ lục 2).

6


4. Tuổi thai muộn hơn:
3 tháng cuối thai kỳ: Siêu âm có vai trò trong chẩn đoán thai chậm tăng trưởng,
dây rốn quấn cổ thai, rau tiền đạo, rau cài răng lược.


7


HƢỚNG DẪN CHI TIẾT VỀ CHĂM SÓC TRƢỚC SINH
I. LỊCH KHÁM THAI:
- 3 tháng đầ u (tính từ ngày đầ u kinh cuố i đến 13 tuầ n 6 ngày).
+ Khám lầ n đầ u: sau chậm kinh 2 – 3tuầ n.
+ Khám lầ n 2: lúc thai 11-13 tuầ n 6 ngày để đo khoảng mờ gáy.
- 3 tháng giữa (tính từ tuầ n 14 đến 28 tuầ n 6 ngày): 1 tháng khám 1 lầ n.
- 3 tháng cuố i: (tính từ tuầ n 29 đến tuần 40) tái khám:
+ Tuầ n 29 - 32: khám 1 lầ n.
+ Tuầ n 33 - 35: 2 tuần khám 1 lầ n.
+ Tuầ n 36 - 40: 1 tuần khám 1 lầ n.
Chú ý: Lịch khám thai sẽ thay đổ i khi có dấ u hiệu bấ t thường (đau bụng, ra nước, ra
huyế t...).
- Hướng dẫn thai phụ về dinh dưỡng , vệ sinh, sinh hoa ̣t, tái khám và tiêm phòng
uố n ván rố n.
- Bổ sung sắ t, canxi và các vi chấ t khác.
- Cung cấ p sắ t và acid folic suố t thai kỳ .
- Sắ t 30 - 60mg/ ngày uố ng lúc bụng đói.
- Acid folic 400 mcg - 1000 mcg/ ngày.
- Cung cấ p Canxi 1000mg - 1500mg/ ngày .
II. KHÁM THAI TRONG 3 THÁNG ĐẦU (TƢ̀ KHI CÓ THAI ĐẾN 13 TUẦN
6 NGÀY):
 Mục đích:
- Xác đinh
̣ có thai – tình trạng thai.
- Xác đinh
̣ tuổ i thai – tính ngày dự sinh.

- Đánh giá sức khỏe của mẹ: bệnh lý nội, ngoại khoa và thai nghén.
 Các việc phải làm:
1. Hỏi bệnh:
1.1. Tiề n sử bản thân
- Sản - phụ khoa, PARA.
- Nội - ngoại khoa.
1.2. Tiề n sử gia đình:

8


- Về lầ n mang thai này.
2. Khám tổ ng quát: cân nặng - mạch, huyế t áp - tim phổ i.
3. Khám sản khoa: khám âm đa ̣o, đo chiều cao tử cung, đặt mỏ viṭ lầ n khám đầ u tiên.
4. Cận lâm sàng:
4.1. Máu (khi xác đinh
̣ có tim thai qua siêu âm).
- Huyế t đồ , HBsAg, VDRL, HIV, đư ờng huyế t khi đói.
- Nhóm máu, Rhesus.
- Rubella: IgM, IgG. (với trư ờng hơ ̣p tiề n sử s ảy thai liên tiế p xét nghi ệm thêm:
CMV, Toxoplasmosis).
- Double test: sau khi đo độ mờ gáy (thai 12tuầ n).
4.2. Nước tiểu: 10 thông số .
4.3. Siêu âm (lầ n 1): bắ t buộc để xác đinh
̣
- Tuổ i thai.
- Thai trong hay ngoài tử cung.
- Tình trạng thai: Thai trứng, đa thai, dọa sẩy, thai lưu...
Siêu âm đo khoảng mờ gáy (thai 12 tuầ n).
Tiêm VAT: 2 lầ n cách nhau 1 tháng

 Lịch tiêm VAT/thai phụ:
VAT 1: càng sớm càng tố t.
VAT 2: cách VAT 1 tố i thiể u 1 tháng (≥ 30 ngày) và trước sinh 1 tháng.
VAT 3: ở thai kỳ sau, cách VAT2 tố i thiể u 6 tháng (≥ 180 ngày).
VAT 4: ở thai kỳ sau, cách VAT3 tố i thiể u 1 năm.
VAT 5: ở thai kỳ sau, cách VAT4 tố i thiể u 1 năm.
Tiêm phòng VAT 2 mũi cho những thai phu ̣ chư a tiêm phòng lầ n nào ho ặc từ bé
có tiêm chủng ba ̣ch hầ u , ho gà, uố n ván.
Với những phu ̣ nữ đã tiêm đủ 5 mũi VAT, nế u mũi tiêm cuố i cùng > 10 năm, thì
cầ n nhắ c la ̣i 1 mũi.
III. KHÁM THAI TRONG 3 THÁNG GIƢ̃ A (TƢ̀ 15 - 28 TUẦN):
 Các việc cầ n làm:
1. Theo dõi sự phát triể n c ủa thai : trọng lượng mẹ , chiều cao tử cung , nghe tim
thai.
2. Phát hiện những bấ t thư ờng của thai kỳ : đa ố i , đa thai , rau tiề n đa ̣o , tiề n sản

9


giật...
3. Khám tiề n sản cho những thai phu ̣ có nguy cơ cao ho ặc siêu âm phát hiện bấ t
thường.
4. Phát hiện các bấ t thường của mẹ:
- Hở eo tử cung: dựa vào tiề n căn, lâm sàng và siêu âm.
- Tiề n sản giật: HA cao, Protein niệu.
- Dọa sẩ y thai to hoặc dọa sinh non.
- Hướng dẫn về dinh dưỡng, vệ sinh, sinh hoa ̣t, tái khám và tiêm phòng uố n ván
rố n.
- Hướng dẫn các sản phụ tham dự lớp ―Chăm sóc sức khỏe bà mẹ‖ .
 Cận lâm sàng:

1.Nghiệm pháp dung nạp đư ờng ở tuổ i thai từ 24 - 28 tuầ n tầ m soát đái tháo
đư ờng thai kỳ.
Chỉ đị nh: béo phì, tăng cân nhanh, gia đình trực h ệ đái tháo đư ờng , tiề n s ử bản
thân: sinh con to, thai di ̣tật hoặc thai lư u lớn không rõ nguyên nhân , đư ờng niệu (+),
đư ờng huyế t lúc đói > 105mg/dL).
2.Triple test: thực hiện ở tuổ i thai 14 - 21 tuầ n, đố i với những trư ờ ng hơ ̣p chư a thực
hiện sàng lo ̣c trong 3 tháng đầ u thai kỳ .
3. Tổ ng phân tích nước tiểu (mỗi lầ n khám).
4. Siêu âm: Siêu âm hình thái học (hoặc 3D, 4D) tố I thiể u 1 lầ n ở tuổ I thai 20 - 25
tuầ n khảo sát hình thái thai nhi, tuổ i thai, sự phát triể n thai, rau, ối.
IV. KHÁM THAI VÀO 3 THÁNG CUỐI (TƢ̀ 29 - 40 TUẦN):
 Các việc cầ n làm:
1. Ngoài những phầ n khám tư ơ ng tự 3 tháng giữa thai kỳ , từ tuầ n 36 trở đi cầ n
xác đinh
̣ thêm:
- Ngôi thai.
- Ước lượng trọng lượng thai.
2. Khung chậu.
- Tiên lượng sinh thường hay sinh khó.
- Hướng dẫn sản phụ đếm cử động thai.
Lưu ý các triệu chứng bấ t thư ờng
Ra huyế t âm đa ̣o.

10


Ra nư ớc ố i.
Đau bu ̣ng từng cơ n.
Phù, nhức đầ u, chóng mặt.
Chuẩ n bi ̣đồ đa ̣c cho me ̣ và trẻ sơ sinh khi đi sinh.

3. Tư vấn thai phụ phù hơ ̣p với tình tra ̣ng thai.
4. Phân loại thai kỳ nguy cơ cao.
 Cận lâm sàng:
1. Tổ ng phân tích nước tiểu (mỗi lầ n khám).
2. Siêu âm
- Siêu âm tố i t hiể u 1 lầ n lúc thai 32 tuầ n để xác đinh
̣ ngôi thai , lượng ối, vị trí
rau, đánh giá sự phát triể n thai nhi. Có thể lập la ̣i mỗi 4 tuầ n.
- Siêu âm màu (thai ≥ 28 tuầ n) khi nghi ngờ thai ch ậm phát triể n : mẹ tăng cân
chậm, BCTC không tăn g, các số đo sinh ho ̣c thai nhi không tăng sau 2 tuầ n, mẹ cao
huyế t áp... có thể lặp la ̣i sau mỗi 2 tuầ n.
3. Non stress test: thực hiện khi có chỉ đinh.
̣
4. X quang vùng chậu: khám khung chậu nghi ngờ.
5. MRI khi có chỉ đinh.
̣
 Một số lư u ý chung:
- Sau mỗi lầ n khám đề u phải có chẩ n đoán rõ ràng .
- Có thể siêu âm nhiề u lầ n hơn nế u cầ n .
- Những XN chuyên bi ệt đư ơ ̣c chỉ đinh
̣ theo y l ệnh BS: bệnh tim, bệnh thận,
tuyế n giáp...
- Khâu eo tử cung: từ 14 đến 18 tuầ n.
- Hội chẩ n vi ện đố i với những trư ờng hơ ̣p có U buồ ng trứng
trở lên, siêu âm
màu, có các XN AFP, β HCG và CA 125).

11

(tuổ i thai 15 tuầ n



QUẢN LÝ THAI NGHÉN
I. THẾ NÀO LÀ QUẢN LÝ THAI NGHÉN:
Quản lý thai nghén là nắm được tất cả các phụ nữ có thai trong địa phương do
người cán bộ y tế quản lý, ghi vào sổ, lập phiếu theo dõi để tiến hành khám thai định
kỳ cho từng người nhằm đảm bảo một cuộc thai nghén bình thường và sinh đẻ an toàn
cho cả mẹ và con.
Ở nước ta hiện nay bộ y tế quy định trong một cuộc thai nghén bình thường tối
thiểu phải khám cho bà mẹ 3 lần.
- Lần khám thứ nhất: Khi có thai trong ba tháng đầu nhằm mục đích :
+ Xác định có thai hay không, ví trí làm tổ của thai, tuổi thai và dự kiến ngày
sinh
+ Nếu có thai tiến hành đăng ký quản lý thai nghén (nếu thai ngoài ý muốn thì có
thể tư vấn các phương pháp đình chỉ thai nghén)
+ Phát hiện các bệnh lý của người mẹ
- Lần khám thứ 2: vào 3 tháng giữa nhằm mục đích:
+ Xem thai có phát triển bình thường không
+ Phát hiện các bệnh lý trong thai kỳ
+ Tiêm phòng uốn ván mũi thứ nhất
- Lần khám thứ 3 vào 3 tháng cuối nhằm mục đích:
+ Xem phát triển có bình thường không, ngôi thai có thuận không
+ Bà mẹ có nguy cơ gì do thai nghén 3 tháng cuối gây ra không
+ Tiêm mũi uốn ván thứ hai (nhắc lại)
Ngoài ba lần khám theo quy định kể trên cần dặn bà mẹ phải đi khám thêm bất kỳ
lúc nào nếu có triệu trứng bất thường như đau bụng, ra máu, ra nước âm đạo, phù,
nhức đầu, chóng mặt, mờ mắt...
II. CÁC CÔNG CỤ QUẢN LÝ THAI NGHÉN:
Các công cụ sử dụng trong quản lý thai nghén bao gồm:
- Sổ khám thai.

- Phiếu khám thai.
- Hộp phiếu hẹn.
- Bảng theo dõi quản lý thai sản.
Cần đăng ký quản lý thai sớm ngay từ khi phát hiện có thai.

12


Tất cả các cơ sở y tế đều phải có sổ khám thai, phiếu khám thai có đầy đủ các mục
theo quy định của bộ y tế.
Những cơ sở y tế cần có hộp phiếu hẹn để quản lý thai nghén tốt, phát hiện những
trường hợp không đi khám thai, vận động phụ nữ có thai đến khám đầy đủ. Bảng theo
dõi quản lý thai sản được treo tại trạm y tế cơ sở. Phát hiện những trường hợp thai
nghén nguy cơ cao, thai nghén bất thường để chuyển tuyến kịp thời.

13


TƢ VẤN CHO SẢN PHỤ TRONG CHUYỂN DẠ VÀ SAU SINH
(Chuẩn quốc gia)
Chuyển dạ là thời kỳ kết thúc quá trình mang thai, diễn ra trong nhiều giờ, bao
gồm giai đoạn xóa mở cổ tử cung, giai đoạn đẻ thai và giai đoạn bong rau, sổ rau. Giai
đoạn chuyển dạ và những ngày đầu sau đẻ là thời kỳ có nhiều nguy cơ nhất đối với sức
khỏe, tính mạng bà mẹ và thai nhi do tai biến nhiều khi không lường hết được. Vì thế
việc thông tin, tư vấn cho sản phụ trong chuyển dạ là việc làm hết sức cần thiết giúp
cho họ giảm nỗi lo sợ, dễ dàng vượt qua thời kỳ khó khăn này.
I. CÁC NGUYÊN TẮC CHUNG CẦN TÔN TRỌNG THÔNG TIN, TƢ VẤN
TRONG CHUYỂN DẠ:
- Cần luôn luôn động viên sản phụ để giảm bớt nỗi lo âu là điều sản phụ nào cũng
có do:

 Họ đang ở thời kỳ nguy hiểm nhất kể từ khi thai nghén: việc sinh nở liệu có
suôn sẻ, "mẹ tròn con vuông" hay không.
 Người đã trải qua sinh đẻ rồi thì lo không biết diễn biến có nặng nề hơn lần
trước hay không. Người con so thì không biết cuộc chuyển dạ sẽ diễn ra thế nào, có
đau đớn như người ta nói là phải "banh da xẻ thịt" mới đẻ được ra con hay không.
 Họ phải ở một nơi xa lạ, không quen biết, không có người thân thích bên cạnh.
Liệu các nhân viên y tế có phục vụ chu đáo hay không.
 Con họ sắp sinh ra có bình thường không, có đáp ứng lòng mong mỏi của họ
không (con trai hay gái, khỏe mạnh bình thường, có dị tật nào không).
 Khi họ đang chuyển dạ ở đây thì ở nhà chồng con họ ra sao. Ai sẽ chợ búa, cơm
nước cho gia đình họ... và còn biết bao nhiêu lý do, hoàn cảnh trong gia đình khiến sản
phụ không thể thoải mái được. Trong hoàn cảnh đó những lời lẽ thăm hỏi, động viên,
khuyến khích, an ủi của nữ hộ sinh (NHS) sẽ giúp họ an tâm, giải tỏa nỗi lo rất nhiều.
- Phải lắng nghe những điều bản thân và gia đình họ lo lắng: có lắng nghe mới hiểu,
cảm thông và đưa ra được những lời khuyên nhủ, động viên phù hợp tâm trạng sản phụ
lúc đó.
- Phải tôn trọng những truyền thống văn hóa và tôn giáo của sản phụ. Trước nỗi lo
âu và đau đớn của bản thân trong thời kỳ chuyển dạ, mỗi sản phụ biểu hiện một cách
ứng xử khác nhau: người cắn răng chịu đựng, người rên rỉ hay la hét, người cầu kinh,
niệm phật, người khấn tổ tiên cha mẹ phù hộ, cá biệt có người văng tục, chửi bậy trong

14


mỗi cơn đau. Với bất cứ biểu hiện nào của sản phụ lúc này người NHS cần tôn trọng,
không bày tỏ thái độ phân biệt, khó chịu mà luôn tìm cách nhẹ nhàng trấn an sản phụ.
Với người có lời nói, việc làm kích động cũng cần vui vẻ, nhã nhặn nói chuyện, can
ngăn họ. Tuyệt đối không được bày tỏ thái độ phản ứng, gắt gỏng, chê bai hay coi
thường.
- Nói (thông báo) với sản phụ và gia đình những điều sẽ diễn ra đối với trường

hợp cụ thể của họ như: giờ nào có thể đẻ, diễn biến từ lúc đó tới khi đẻ ra sao, điều gì
thuận lợi, điều gì trở ngại cho quá trình tiến triển của cuộc chuyển dạ, đánh giá tiên
lượng về trường hợp này của thầy thuốc và NHS ra sao... Nếu có lý do bất thường nào
cần sự can thiệp trong lúc sinh (thủ thuật, phẫu thuật) cũng cần thông báo cho sản phụ
và gia đình họ biết và bàn bạc, thuyết phục họ chấp nhận.
- Khi cần thiết cũng nên cho sản phụ và gia đình biết những tai biến có thể gặp
trong quá trình chuyển dạ, nhất là khi bàn bạc với họ về chỉ định chuyên môn để xử trí
trường hợp cụ thể đó. Tuy vậy không được đưa các tai biến để đe dọa, ép buộc sản phụ
và gia đình chấp nhận một chỉ định chuyên môn. Khi nói cần tránh các từ chuyên môn
khó hiểu và không bao giờ được nói đến từ "không thể cứu được", "không thể qua
khỏi", "chết", "tử vong" trước mặt sản phụ. Nếu không may sản phụ bị tai biến đã lâm
vào tình trạng quá nặng thì những thông tin về tiên lượng chỉ cung cấp riêng cho người
thân thích có trách nhiệm nhất trong gia đình.
II. NỘI DUNG THÔNG TIN, TƢ VẤN TRƢỚC SINH:
Thời gian từ khi bắt đầu chuyển dạ đến lúc sinh con là khoảng thời gian lâu nhất
trong quá trình chuyển dạ, có thể từ 12 đến 16 tiếng và càng gần lúc đẻ tình trạng sản
phụ càng nhiều bức xúc (mệt mỏi, đau đớn, lo âu, sợ hãi).
- Trong giai đoạn này nếu có thể nên khuyến khích người chồng, người thân trong
gia đình sản phụ hoặc bạn bè cùng có mặt với NHS chăm nom, săn sóc sản phụ. Đây
không chỉ đơn giản là hành động "nhân đạo hóa" cơ sở y tế mà còn góp phần quan
trọng trong chăm sóc sản phụ nhất là về mặt tinh thần, làm cho cuộc sinh nở không
còn là một cực hình mà sản phụ phải một mình chịu đựng.
- Cần thường xuyên cung cấp thông tin qua mỗi lần khám để sản phụ yên tâm chờ đợi,
hi vọng.
- Nói rõ phương hướng xử trí khi sản phụ vào cuộc đẻ thực sự (đẻ thường hay đẻ
can thiệp và tại sao).

15



- Hướng dẫn sản phụ vận động, đi lại trong phòng (tự đi hay có người dìu đi), các
động tác hít vào mạnh và thở ra nhanh khi có cơn đau, cách thư dãn cơ thể, thở sâu đều
đặn sau mỗi cơn rặn và cách thổi hơi ra liên tục khi không được rặn nữa. Cũng cần
nhắc nhở việc đi tiểu, đại tiện, làm vệ sinh trước mỗi lần thăm khám và cả việc uống
nước, uống sữa (nếu không có chống chỉ định).
- Nếu có gì khó khăn, bất thường cũng cần thông báo cho sản phụ và gia đình biết
để an tâm và tin ở cách thức chăm sóc, xử trí của cán bộ y tế.
III. THÔNG TIN, TƢ VẤN NGAY SAU SINH:
Ngay sau khi sinh, tâm trạng sản phụ thường mỗi người một khác: đa số thấy thoải
mái, vì đã "qua cầu thoát nạn". Có người vui sướng khi sinh được đứa con cả gia đình
đang mong mỏi nhưng cũng có người buồn phiền, thất vọng vì những hoàn cảnh đặc
biệt như con ngoài giá thú, con không đúng với điều mong ước, chồng hoặc gia đình
nhà chồng thiếu quan tâm, con bị suy yếu, dị tật... Tất cả các đối tượng này đều cần
được tư vấn ngay sau đẻ và cả những ngày đầu sau đẻ.
- Trước hết cung cấp cho sản phụ các thông tin về cuộc sinh nở vừa diễn ra và tình
trạng con của họ khi ra đời; chia sẻ với sản phụ niềm vui và hỗ trợ tình cảm của họ
trong những tình huống trắc trở. Nếu không có gì cần tránh né, nên bế cháu bé cho bà
mẹ nhìn và đặt nằm ngay bên cạnh mẹ để tạo tình cảm mẹ con.
- Cố gắng thuyết phục bà mẹ và gia đình rằng sữa mẹ là thức ăn bổ nhất và an toàn
nhất cho sơ sinh. Nhưng cần tôn trọng lòng tin truyền thống, phong tục tập quán và
giúp đỡ gia đình họ những điều cần thiết. Ví dụ: gia đình đã chuẩn bị nước đường hay
nước cam thảo để đổ cho cháu bé, nếu giải thích họ không nghe thì cần hướng dẫn cho
họ cách luộc kỹ chén, thìa và cho trẻ uống tí chút trước khi cho bú sữa non của mẹ.
- Cần hướng dẫn cho sản phụ và gia đình cách theo dõi và chăm sóc cho cả mẹ và
con. Nhấn mạnh việc phát hiện băng huyết của sản phụ, tình trạng ngạt và hạ thân
nhiệt của sơ sinh trong những giờ đầu.
- Hướng dẫn chu đáo việc bú mẹ ngay sau sinh (xem bài ―Tư vấn nuôi con bằng sữa
mẹ‖).
- Giải thích những diễn biến bình thường của sản phụ trong những ngày sau đẻ
như cơn đau do tử cung co rút, sự thay đổi của sản dịch, xuống sữa, tình trạng đại, tiểu

tiện. Giải thích những diễn biến bình thường về con như ngủ gần như cả ngày, các
phản xạ bẩm sinh như mút vú, trương lực cơ gấp tăng, cuống rốn khô dần và rụng

16


nhằm giúp sản phụ giảm nỗi lo âu. Ngoài ra cũng cần hướng dẫn những dấu hiệu bất
thường có thể diễn ra ở mẹ và con biểu hiện một bệnh hay một biến chứng sau sinh
như sốt, sưng nề, nhìn mờ, ra sản dịch hôi; cuống rốn hôi hoặc chảy máu, sưng đau
cuống rốn của con, bé bú yếu, li bì... nhằm giúp bà mẹ phát hiện sớm các triệu chứng
bất thường để đi khám.
- Khi tư vấn cần chú ý lắng nghe những điều sản phụ bày tỏ, nhất là những điều
tâm sự, những nỗi éo le sản phụ muốn được chia sẻ. Tôn trọng các ý kiến, tình cảm
cũng như nỗi xúc động của họ và nếu có thể, đưa ra những lời khuyên thích hợp.
IV. TƢ VẤN CHO NHỮNG TRƢỜNG HỢP ĐẶC BIỆT:
1. Sản phụ bị biến chứng:
- Phải tỏ thái độ thông cảm với nỗi lo lắng của sản phụ và gia đình họ. Dù nguyên
nhân có thể do gia đình đưa đến y tế muộn cũng không được phê phán, trách móc.
Không buông xuôi, đổ lỗi hết cho gia đình mà phải tập trung vào cứu chữa tích cực.
- Phải giải thích cho gia đình và sản phụ các diễn biến có thể xảy ra ngay lúc đó và về
sau.
- Phải đặt chương trình kế hoạch chăm sóc và thăm hỏi sản phụ khi ở cơ sở y tế
cũng như tại nhà.
2. Sản phụ trong tình trạng nguy kịch:
- Phải bình tĩnh và khẩn trương, tích cực điều trị ở mọi thời điểm. Luôn luôn thông
báo cho gia đình sản phụ biết tình trạng đang diễn biến và cả tiên lượng cũng như các
biện pháp cấp cứu đã được sử dụng.
- Nếu tử vong không tránh được cần an ủi và chia sẻ nỗi đau đớn với gia đình. Giải
thích cho gia đình lý do dẫn đến tử vong và sẵn sàng, nghiêm túc trả lời các câu hỏi thắc
mắc của họ.

- Tạo điều kiện cho gia đình chôn cất nếu có thể và trong tang lễ nên có người đại
diện cơ sở y tế đến phúng viếng, chia buồn nếu tang lễ làm ngay tại cơ sở y tế (bệnh
viện) hoặc tại nhà nếu gia đình ở gần cơ sở y tế.
3. Trẻ sơ sinh bị chết:
- Nếu chết trong tử cung: cần giải thích cho sản phụ và gia đình nguyên nhân dẫn
đến tử vong của thai (suy thai, sa dây rốn, thai quá hạn, thai dị dạng, bệnh lý của mẹ,
của thai hay phần phụ).
- An ủi sản phụ và gia đình trước sự mất mát đó.

17


- Dùng khăn sạch quấn, bọc cho sơ sinh đã chết, không để nằm trơ trên khay men hay
trên bàn đá.
- Không nên chuyển sơ sinh chết đi ngay mà nên để sản phụ và gia đình ở cạnh và
nhận mặt đứa trẻ nếu họ yêu cầu.
- Nếu thai chết phải lấy ra bằng thủ thuật huỷ thai thì chỉ sau khi quấn bọc thai cẩn
thận mới cho sản phụ và gia đình nhận mặt. Nếu sản phụ không muốn thì cũng không
nên ép buộc.
- Khi chuyển sơ sinh tử vong xuống khu đại thể nếu gia đình muốn cử người đi theo
cũng không từ chối.
- Bà mẹ có con tử vong nên xếp cho nằm phòng riêng, không ở chung phòng với các
sản phụ khác có con khỏe mạnh.
- Nên trao đổi với sản phụ và gia đình họ về các biện pháp dự phòng trong tương lai.
4. Trẻ sơ sinh dị dạng:
- Cần thông báo cho sản phụ và gia đình ngay sau khi sinh và nên đưa trẻ ra cho gia
đình quan sát, chỉ rõ dị tật của trẻ. Với sản phụ cần hỏi ý kiến xem họ có muốn nhìn
ngay đứa trẻ hay không. Nếu bà mẹ chưa muốn tiếp xúc ngay thì cũng không ép buộc.
- Nếu sơ sinh có nhiều dị tật thì nên quấn trẻ trong chăn cho mẹ và gia đình quan sát
những phần bình thường trước, rồi mới bộc lộ từng phần dị dạng cho họ quan sát.

Không ép sản phụ kiểm tra dị dạng của con mình.
- Trao đổi với sản phụ và gia đình về hướng xử trí dị dạng (cho đi khám ở đâu, có thể
mổ vào giai đoạn nào ví dụ sứt môi, não úng thủy, bàn chân khoèo, thừa ngón tay
chân...) và trả lời các câu hỏi của sản phụ và gia đình, nhưng phải thận trọng khi giải
thích.
- Không tách riêng sơ sinh khỏi mẹ mà nên để nằm với mẹ để gia đình chăm sóc và
dễ dàng chấp nhận con mình.
5. Suy sụp tâm lý sau sinh:
- Một số sản phụ có những hoàn cảnh đặc biệt có thể bị suy sụp tâm lý sau sinh ví
dụ sinh con ngoài ý muốn (ngoài kế hoạch, không đúng với mong mỏi về giới tính,
thai ngoài giá thú), vợ chồng bất hòa trước khi sinh, chồng chết khi đang thai nghén,
hoàn cảnh kinh tế gia đình quá khó khăn, sơ sinh bị chết hay bị dị dạng. Cũng có khi
không có lý do cụ thể nào. Mọi trường hợp đó đều cần được theo dõi và giúp đỡ cẩn
thận

18


- Cần chuyện trò thăm hỏi và lắng nghe tâm tư, tình cảm của sản phụ, động viên sản
phụ tự tin với vai trò làm mẹ. Động viên người thân trong gia đình có thái độ và việc làm
cần thiết để giúp đỡ. Khuyến khích sản phụ mở rộng giao tiếp với các sản phụ khác để
được hỗ trợ.
- Nếu suy sụp tâm lý nặng, thái độ và sự chăm sóc tận tình của CBYT không có tác
dụng thì nên cho thuốc an thần rồi cho chuyển tuyến trên.

19


CÁC YẾU TỐ TIÊN LƢỢNG CUỘC ĐẺ
(Chuẩn quốc gia)

Yếu tố tiên lượng là các dấu hiệu được phát hiện khi hỏi sản phụ, khi thăm khám
và trong quá trình theo dõi chuyển dạ giúp cho người thầy thuốc đánh giá, dự đoán về
một cuộc chuyển dạ và quá trình đẻ. Các dấu hiệu đó nếu ở trong phạm vi bình thường
thì đó là các yếu tố tiên lượng tốt. Ngược lại, nếu có những dấu hiệu, những chỉ số
không bình thường thì cuộc đẻ sẽ gặp khó khăn, tai biến có thể xảy ra.
I. QUAN NIỆM VỀ CUỘC ĐẺ BÌNH THƢỜNG:
 Quan niệm về một cuộc đẻ bình thƣờng bao gồm nhiều yếu tố:
- Sản phụ đẻ được tự nhiên theo đường âm đạo sau một cuộc chuyển dạ xảy ra bình
thường.
- Trong chuyển dạ cũng như khi đẻ không phải can thiệp bất cứ thủ thuật, phẫu
thuật nào (trừ cắt tầng sinh môn).
- Không có biến cố nào xảy ra cho mẹ và con khi chuyển dạ, trong khi đẻ và sau
đẻ.
- Một số chỉ tiêu cụ thể đã được nêu ra để đánh giá một cuộc đẻ bình thường:
 Mẹ khỏe mạnh: không có bệnh (cấp, mạn tính), không có dị tật và di chứng
bệnh (toàn thân, sinh dục), không có tiền sử đẻ khó, băng huyết...
 Không có biến cố trong khi có thai lần này.
 Tuổi thai từ đủ 37 tuần đến hết 41 tuần.
 Một thai - ngôi chỏm.
 Chuyển dạ tự nhiên.
 Cơn co tử cung bình thường theo sự tiến triển của chuyển dạ.
 Nhịp tim thai ổn định trong suốt thời kỳ chuyển dạ.
 Tình trạng ối bình thường (không đa ối, không thiểu ối, không vỡ ối non và
sớm, nước ối không có phân su, không có máu).
 Thời gian chuyển dạ bình thường, trung bình 16 - 18 giờ hoặc ngắn hơn.
 Ngôi tiến triển tốt từ cao xuống thấp.
 Thời gian rặn đẻ bình thường (dưới 60 phút).
 Thai sổ tự nhiên không cần can thiệp.
 Thai đẻ ra cân nặng trên 2500g, Apgar sau phút đầu phải từ 8 điểm trở lên.
 Sổ rau bình thường (dưới 30 phút) trong và sau sổ rau không băng huyết,


20


không sót rau.
II. CÁC YẾU TỐ TIÊN LƢỢNG MỘT CUỘC CHUYỂN DẠ BẤT THƢỜNG:
Đó là những dấu hiệu, những triệu chứng bất thường thể hiện trong quá trình mang
thai và quá trình theo dõi chuyển dạ cần phải chuyển tuyến để xử trí kịp thời.
1. Yếu tố về mẹ:
- Chảy máu trong khi có thai và ra máu nhiều khi chuyển dạ.
- Tuổi mẹ: trước 18 hoặc sau 35 tuổi nếu là con so, sau 40 tuổi nếu là con rạ.
- Đẻ quá dày hoặc quá nhiều (khoảng cách giữa 2 lần đẻ dưới 3 năm, đẻ trên 4 lần).
- Thai phụ lo lắng, sợ hãi, mệt mỏi vì các lý do sức khỏe cá nhân, gia đình và xã
hội.
- Mạch nhanh, huyết áp cao hoặc thấp, nhiệt độ cơ thể tăng, khó thở.
- Khung chậu hẹp, giới hạn hoặc méo. Tầng sinh môn cứng rắn.
- Tiền sử đẻ khó: mổ đẻ cũ, forceps, giác hút, băng huyết khi đẻ.
- Các bệnh có sẵn từ trước hoặc mới phát sinh trong quá trình chuyển dạ (bệnh tim
mạch, phổi, gan, thận, tăng huyết áp, tiền sản giật, sản giật, thiếu máu, nhiễm
khuẩn...).
2. Yếu tố về thai và phần phụ của thai:
- Thai quá ngày sinh hoặc non tháng.
- Đa thai, ngôi bất thường, thai to.
- Tim thai: nhịp tim thai trên 160 lần/phút hoặc dưới 120 lần/phút.
- Tình trạng ối:
 Đầu ối phồng hay hình quả lê, màng ối dày, ối vỡ non, ối vỡ sớm.
 Nước ối có phân su, máu hoặc có mùi hôi.
 Đa ối hay thiểu ối.
- Rau tiền đạo, rau bong non.
3. Tiến triển của cuộc chuyển dạ:

- Cơn co tử cung bất thường:
+ Tăng co bóp: cơn co mạnh, cơn co mau hoặc tăng cả hai (cơn co mạnh và mau).
 Giảm co bóp: cơn co yếu, cơn co thưa hoặc giảm cơn co toàn bộ (cơn co yếu và
thưa).
+ Rối loạn cơn co: cơn co tử cung không đồng bộ.
- Xóa mở cổ tử cung không tốt: cổ tử cung dày, cứng, phù nề, mở chậm hoặc không

21


mở thêm.
- Chuyển dạ kéo dài so với biểu đồ chuyển dạ.
- Độ lọt của ngôi thai: đầu thai luôn luôn chờm vệ. Ngôi thai không tiến triển, đầu
không cúi, có hiện tượng chồng khớp sọ hoặc không lọt.
Như vậy, tiên lượng một cuộc chuyển dạ cho chính xác là điều khó nhưng là điều
bắt buộc người thầy thuốc sản khoa nào cũng phải thực hiện theo dõi sát, phát hiện bất
thường chuyển tuyến hoặc xử trí kịp thời để tránh các tai biến có thể xảy ra cho mẹ và
con. Sử dụng biểu đồ chuyển dạ giúp theo dõi quá trình chuyển dạ nhằm phát hiện
sớm các chuyển dạ bất thường.

22


CHẨN ĐOÁN CHUYỂN DẠ
I. CHUYỂN DẠ:
Chuyển dạ là giai đoạn cuối cùng kết thúc tình trạng thai nghén làm cho thai nhi và
rau thai được đưa ra khỏi buồng tử cung qua đường âm đạo.
Một cuộc chuyển dạ đẻ thường xảy ra sau một thời gian thai nghén từ hết tuần
37 (259 ngày) đến hết 41 tuần (287 ngày), trung bình là 40 tuần (280 ngày).
II. CHẨN ĐOÁN CHUYỂN DẠ GIẢ:

Chuyển dạ được xác định dựa vào 4 triệu chứng chính sau đây:
- Các cơn co tử cung có đau bụng tăng dần lên với những đặc điểm từ nhẹ đến
mạnh, từ ngắn đến dài, từ thưa đến mau với tần số là 3 cơn co trong 10 phút, mỗi cơn
co kéo dài trên 20 giây.
- Sản phụ thấy ra chất nhày (nhựa chuối) ở âm đạo.
- Cổ tử cung xóa hết hoặc gần hết và đã mở từ 2cm trở lên.
- Đầu ối thành lập: khi chuyển dạ, cực dưới túi ối sẽ dãn dần ra do các cơn co tử
cung dồn nước ối xuống tạo thành đầu ối.
III. PHÂN BIỆT CHUYỂN DẠ THẬT VÀ CHUYỂN DẠ GIẢ:
Trước khi bước vào cuộc chuyển dạ thật để kết thúc thời kỳ thai nghén một vài tuần
người sản phụ cũng đã có một số thay đổi tiền chuyển dạ như:
- Có hiện tượng sụt bụng do ngôi thai bắt đầu cúi vào tiểu khung. Sản phụ thấy bụng
nhỏ đi, dễ thở hơn, nếu đo chiều cao tử cung thấy giảm hơn.
- Sản phụ hay đi tiểu, dịch tiết âm đạo tăng.
- Có cơn co rất nhẹ, rất ngắn, rất thưa và không đau. Đó là cơn co sinh lý trước
chuyển dạ.
- Cổ tử cung có thể đã xóa một phần hoặc có khi cũng đã xóa hết, ở người đẻ con rạ
thì ngay trong thời kỳ tiền chuyển dạ này có khi cổ tử cung cũng đã hé mở cho lọt
ngón tay dễ dàng.
Vì thế nhiều khi rất khó xác định chuyển dạ thật hay giả. Về mặt lâm sàng, có
thể căn cứ vào các dấu hiệu sau để phân biệt:

Cơn co tử cung

Xóa mở cổ tử cung

Chuyển dạ thật
Lúc đầu nhẹ - ngắn - thưa.
Tiến triển tăng dần lên theo quá trình
chuyển dạ, cơn co gây đau.

Cổ tử cung biến đổi, mở rộng dần
theo quá trình chuyển dạ.

23

Chuyển dạ giả
Cơn co tử cung thất thường,
không tiến triển tăng dần lên như
chuyển dạ thật.
Cổ tử cung hầu như không tiến
triển sau một thời gian theo dõi.


Tóm lại, có thể nghĩ đến chuyển dạ giả khi theo dõi sản phụ không thấy mức độ tiến
triển về cơn co tử cung, độ xóa mở cổ tử cung, trong đó quan trọng nhất là cơn co tử
cung.
IV. CÁC GIAI ĐOẠN CỦA MỘT CUỘC CHUYỂN DẠ:
Chuyển dạ đẻ được chia thành ba giai đoạn
1. Giai đoạn I (còn gọi là giai đoạn mở cổ tử cung) được tính từ khi cổ tử cung bắt
đầu mở đến mở hết (10cm). Giai đoạn mở cổ tử cung chia ra 2 pha:
- Pha tiềm tàng (1a) cổ tử cung bắt đầu mở đến 3cm, pha này cổ tử cung tiến triển
chậm, thời gian trung bình là 8 giờ.
- Pha tích cực (1b) cổ tử cung mở từ 3cm đến 10cm, pha này cổ tử cung tiến triển
nhanh, thời gian chừng 7 giờ, mỗi giờ trung bình cổ tử cung mở thêm được 1cm hoặc
hơn.
2. Giai đoạn II (còn gọi là giai đoạn sổ thai) tính từ lúc cổ tử cung mở hết, ngôi lọt
đến lúc thai sổ ra ngoài. Thời gian trung bình từ 30 phút đến 1 giờ.
3. Giai đoạn III (còn gọi là giai đoạn sổ rau) tính từ lúc sổ thai đến khi rau sổ ra
ngoài. Thời gian trung bình từ 15 phút đến 30 phút


24


THEO DÕI CHUYỂN DẠ ĐẺ THƢỜNG
(Chuẩn quốc gia)
Sau khi sản phụ đã được khám nhận, NHS phải thực hiện các công việc theo dõi
mọi diễn biến và sự tiến triển của chuyển dạ, kịp thời phát hiện những nguy cơ có thể
xuất hiện khi chuyển dạ, đảm bảo được độ an toàn cao nhất đối với cả mẹ và con.
Trong quá trình chuyển dạ sản phụ cần được theo dõi về 6 yếu tố dưới đây (dựa
theo Biểu đồ chuyển dạ):
I. THEO DÕI TOÀN THÂN:
- Mạch:
 Trong chuyển dạ bắt mạch 1 giờ một lần, sau đẻ 15 phút một lần trong giờ
đầu, 30 phút một lần trong giờ thứ hai và 1 giờ một lần trong 4 giờ tiếp theo.
 Bình thường mạch 70 - 80 lần/phút, mạch nhanh  90 lần/phút hoặc chậm  60
lần/phút phải hồi sức rồi chuyển tuyến gần nhất.
- Huyết áp:
 Đo huyết áp trong chuyển dạ 1 giờ một lần, ngay sau đẻ, khi có chảy máu
hoặc mạch nhanh. Chỉ đo huyết áp giữa các cơn co tử cung khi sản phụ đã hết đau.
 Chuyển tuyến huyện khi: huyết áp tối đa trên 140mmHg hoặc huyết áp tối thiểu
trên 90mmHg hoặc cả hai. Huyết áp tụt thấp dưới 90/60mmHg phải hồi sức và chuyển
tuyến. Nếu huyết áp quá thấp phải gọi tuyến trên xuống hỗ trợ.
- Thân nhiệt:
 Đo thân nhiệt 4 giờ/lần.
 Bình thường  37oC. Khi nhiệt độ  37,5oC cần chuyển tuyến.
- Quan sát diễn biến toàn trạng:
 Nếu người mẹ mệt lả, kiệt sức, vật vã, khó thở phải chuyển tuyến.
II. THEO DÕI CÁC CƠN CO TỬ CUNG:
- Theo dõi độ dài 1 cơn co và khoảng cách giữa 2 cơn co.
- Nếu có điều kiện thì theo dõi cơn co trong vòng 10 phút liền để biết tần số cơn co.

- Trong pha tiềm tàng đo 1 giờ một lần, pha tích cực 30 phút một lần.
- Cơn co tử cung quá thưa yếu, quá mạnh, rối loạn hoặc tăng trương lực cơ bản
(ngoài cơn co thành bụng vẫn cứng) đều phải chuyển tuyến.
- Nếu cơn co quá mạnh (Xem bài Biểu đồ chuyển dạ) phải cho thuốc giảm co
papaverin 40mg tiêm bắp 01 ống (hoặc uống 02 viên) trước khi chuyển.

25


×