Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của một số tổ hợp phân bón đến sinh trưởng phát triển của giống sắn KM94 tại thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.96 MB, 104 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐỖ TRẦN ĐẠT
TÊN ĐỀ TÀI:

“NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ TỔ HỢP PHÂN BÓN
ĐẾN SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN CỦA GIỐNG SẮN KM94 TẠI
THÁI NGUYÊN”.

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Khoa học cây trồng

Khoa:

: Nông học

Khóa học

: 2014-2018

Thái Nguyên – năm 2018



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐỖ TRẦN ĐẠT
TÊN ĐỀ TÀI:
“NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ TỔ HỢP PHÂN BÓN
ĐẾN SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN CỦA GIỐNG SẮN KM94 TẠI
THÁI NGUYÊN”.

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Khoa học cây trồng

Lớp

: K46- Trồng trọt

Khoa

: Nông học

Khóa học

: 2014- 2018


Giáo viên hướng dẫn

: ThS. Đỗ Tuấn Tùng
ThS. Hà Việt Long

Thái Nguyên, năm 2018


i

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình, em cảm ơn các thầy và các
bạn đã tạo điều kiện thuận lợi, nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình học tập và
thực hiện đề tài tốt nghiệp.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo hướng dẫn
ThS. Hà Việt Long và ThS. Đỗ Tuấn Tùng đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn
giúp đỡ em vượt qua khó khăn trong quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành
báo cáo tốt nghiệp.
Em cũng chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn động viên giúp
đỡ em về tinh thần, vật chất trong quá trình học tập và thời gian thực hiện đề
tài tốt nghiệp cuối khóa học.
Thái Nguyên, ngày 4 tháng 6 năm 2017
Sinh viên thực hiện

Đỗ Trần Đạt


ii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN..................................................................................................... i
MỤC LỤC ......................................................................................................... ii
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................... v
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ vi
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT............................................... vii
PHẦN 1: MỞ ĐẦU.......................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề.................................................................................................. 1
1.2. Mục đích nghiên cứu đề tài. ....................................................................... 2
1.2.1. Yêu cầu đề tài. ......................................................................................... 2
1.4.2. Ý nghĩa trong sản xuất. ........................................................................... 3
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................... 4
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 4
2.2. Tình hình sản xuất sắn trên thế giới và Việt Nam. .................................... 4
2.2.1. Tình hình sản xuất sắn trên thế giới. ....................................................... 4
2.2.2 Tình hình sản xuất sắn tại Việt Nam. ....................................................... 8
2.2.3.Tình hình sản xuất sắn tại Thái Nguyên. ............................................... 10
2.3. Một số kết quả nghiên cứu về phân bón cho sắn trên Thế giới và Việt Nam. ...... 11
2.3.1. Một số kết quả nghiên cứu về phân bón cho sắn trên Thế giới. ........... 11
2.3.2. Một số kết quả nghiên cứu về phân bón cho sắn ở Việt Nam. ............. 14
PHẦN 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................... 17
3.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 17
3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu............................................................ 17
3.3. Nội dung nghiên cứu. ............................................................................... 17
3.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 17
3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm.............................................................. 17
3.4.2. Quy trình kỹ thuật thí nghiệm. ........................................................... 18
3.4.3. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi. .............................................. 19



iii

PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................... 22
4.1. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến tỷ lệ mọc mầm, thời gian mọc mầm
và thời gian phân cành của giống sắn tham gia thí nghiệm. ................................ 22
4.2.1. Ảnh hưởng của phân bón đến tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của
giống sắn KM94 tại Thái Nguyên. .................................................................. 24
4.2.2. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến tốc độ ra lá của giống sắn KM94
trồng tại Thái Nguyên. .................................................................................... 26
4.2.3. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến diện tích lá của giống sắn
KM94 tại Thái Nguyên. .................................................................................. 29
4.3. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến đặc điểm hình thái của giống sắn
KM94 tại Thái Nguyên. .................................................................................. 31
4.3.1. Chiều cao thân chính. ............................................................................ 32
4.3.2. Chiều dài cành các cấp. ......................................................................... 32
4.3.3. Đường kính gốc. .................................................................................... 33
4.3.4. Chiều cao cây cuối cùng. ...................................................................... 33
4.3.5. Tổng số lá. ............................................................................................. 34
4.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến một số yếu tố cấu thành
năng suất và năng suất của giống sắn KM94 tại Thái Nguyên. ...................... 34
4.4.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến một số yếu tố cấu
thành năng suất của giống sắn KM94 tại Thái Nguyên. ................................. 35
4.4.1.1. Chiều dài củ........................................................................................ 36
4.4.1.2. Đường kính củ. ................................................................................... 36
4.4.1.3. Số củ trên gốc. .................................................................................... 36
4.4.1.4. Khối lượng trung bình củ trên gốc. .................................................... 37
4.5.. Nghiên cứu ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến năng suất của giống sắn
KM94 tại Thái Nguyên. .................................................................................. 37
4.6. Nghiên cứu ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến chất lượng của giống
sắn KM94 tại khu trồng cạn của Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên. 41



iv

4.7. Nghiên cứu ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến hiệu quả kinh tế của giống
sắn KM94 tại khu trồng cạn trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên............... 44
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................... 47
5.1. Kết luận. ................................................................................................... 47
5.2. Đề nghị. .................................................................................................... 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 48


v

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Diện tích, năng suất và sản lượng sắn trên thế giới giai đoạn từ
2012 – 2016 ....................................................................................................... 5
Bảng 2.2: Tình hình sản xuất sắn ở một số châu lục năm 2016. ...................... 6
Bảng 2.3: Tình hình sản xuất sắn của Việt Nam giai đoạn 2012 – 2016.......... 8
Bảng 4.1: Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến tỷ lệ nẩy mầm và thời gian
phân cành của giống sắn KM94. ..................................................................... 22
Bảng 4.2: Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến tốc độ tăng trưởng chiều cao
của giống sắn KM94. ...................................................................................... 25
Bảng 4.3: Ảnh hưởng của phân bón đến tốc độ ra lá của giống sắn KM94. .. 27
Bảng 4.4: Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến diện tích lá. ................... 29
Bảng 4.5: Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến đặc điểm hình thái giống sắn
KM94 tại Thái Nguyên. .................................................................................. 31
Bảng 4.6. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến một số yếu tố cấu thành năng
suất của giống sắn KM94 tại khu trồng cạn trường Đại Học Nông Lâm Thái
Nguyên. ........................................................................................................... 35

Bảng 4.7. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến năng suất và chỉ số thu hoạch
của giống sắn KM94 tại khu trồng cạn trường Đại Học Nông Lâm Thái
Nguyên. ........................................................................................................... 38
Bảng 4.8: Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến chất lượng của giống sắn
KM94 tại khu trồng cạn của Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên. ....... 41
Bảng 4.9. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến hiệu quả kinh tế của giống sắn
KM94 tại Thái nguyên. ................................................................................... 44


vi

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1: Biểu đồ ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến năng suất củ tươi, năng
suất thân lá và năng suất sinh vật học của giống sắn KM94. ......................... 38
Hình 4.2: Biểu đồ chỉ số thu hoạch của giống sắn KM94. ............................. 40
Hình 4.3: Biểu đồ ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến Tỷ lệ chất khô và Tỷ lệ
tinh bột của giống sắn KM94. ......................................................................... 42
Hình 4.4: Biểu đồ ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến năng suất tinh bột và
năng suất củ khô của giống sắn KM94. .......................................................... 43
Hình 4.5: Hiệu quả kinh tế của giống sắn KM94. .......................................... 45


vii

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
CIAT

: Trung tâm Quốc tế nông nghiệp nhiệt đới.

CV


: Coefficient variance (hệ số biến động).

Đ/C

: Đối chứng.

FAO

: Tổ chức Nông nghiệp và lương thực thế giới.

IFPRI

:Viện nghiên cứu chính sách lương thực thế giới.

IITA

: Viện quốc tế Nông nghiệp nhiệt đới.

NSCK

: Năng suất củ khô.

NSCT

: Năng suất củ tươi.

NSTB

: Năng suất tinh bột.


NSSVH

: Năng suất sinh vật học.

NSTL

: Năng suất thân lá.

NS

: Not significant (không có ý nghĩa).

TLCK

: Tỷ lệ chất khô.

TLTB

: Tỷ lệ tinh bột.

P

: Probabliity (xác suất).

STT

: Số thứ tự.



1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Cây sắn có tên khoa học (Manihot esculenta Crantz) là cây lương thực,
thực phẩm chính của hơn 500 triệu người trên thế giới. Sắn đồng thời cũng là
cây thức ăn gia súc quan trọng của nhiều nước trên thế giới, cây hàng hóa
xuất khẩu có giá trị để làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến bột ngọt,
rượu, cồn, bánh kẹo, mì ăn liền và nhiều sản phẩm khác nhau. Đặc biệt trong
việc nghiên cứu phát triển sản xuất và sử dụng nhiên liệu sinh học đang được
các quốc gia trên thế giới quan tâm bởi các lợi ích của loại nhiên liệu này đem
lại mà cây sắn là nguyên liệu chính cho công nghiệp chế biến sinh học
(ethanol). Theo tổ chức Nông lương liên hợp quốc (FAO) dự báo sản lượng
toàn cầu của bio-ethanol có thể đạt 155 tỷ lít vào năm 2020.
Sắn là một cây lương thực dễ trồng, khả năng thích ứng rộng và trồng
được trên những vùng đất nghèo, không yêu cầu cao về điều kiện sinh thái,
phân bón, chăm sóc. Nó được phổ biến rộng rãi từ 30 vĩ độ Bắc đến 30 vĩ độ
Nam và được trồng ở trên 100 nước nhiệt đới thuộc 3 châu lục lớn là Châu
Phi, Châu Mỹ và Châu Á (Phạm Văn Biên và cs, 1991) [1].
Ở Việt Nam, sắn là cây lương thực quan trọng đứng hàng thứ ba sau lúa
và ngô. Cây sắn hiện nay đã chuyển đổi vai trò từ cây lương thực, thực phẩm
thành cây công nghiệp hàng hóa có lợi thế cạnh tranh cao. Tinh bột sắn Việt
Nam đã trở thành một trong bảy mặt hàng xuất khẩu có triển vọng và đứng
thứ hai trên thế giới. Việt Nam hiện sản xuất mỗi năm khoảng 600.000 –
800.000 tấn tinh bột sắn, trong đó trên 70% xuất khẩu và gần 30% tiêu thụ
trong nước (Trần Ngọc Ngoạn, 2007) [2]. Sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam
chủ yếu là tinh bột, sắn lát và bột sắn. Thị trường tiêu thụ chính là Trung
Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Singapo và Hàn Quốc.



2

Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi phía Bắc có diện tích đất tự
nhiên 356,282 ha, dân số 1,156,000 người. Năm 2016 diện tích trồng sắn của
tỉnh là 3,4 nghìn ha, năng suất trung bình 14,5 tấn/ha, sản lượng 49,3 tấn (theo
Tổng cục Thống kê năm 2018) [3]. Cây Sắn đã có từ lâu đời ở tất cả các
huyện, thị xã trong tỉnh, sắn được trồng để làm lương thực thực phẩm, thức ăn
cho gia súc và để bán. Tuy nhiên, người dân thường quan niệm sắn là cây dễ
trồng, thích ứng rộng, ít sâu bệnh, chịu đất chua, nghèo dinh dưỡng và không
đòi hỏi kỹ thuật phức tạp nên chưa chú ý đầu tư thâm canh. Để phục vụ cho
chiến lược phát triển sắn bền vững ở Việt Nam, ngoài việc nghiên cứu về
giống, cần áp dụng các biện pháp kỹ thuật vào sản xuất sắn nhằm nâng cao
năng suất và chất lượng của các giống sắn là vấn đề rất cần thiết. vì vậy em
thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số tổ hợp phân bón đến
sinh trưởng phát triển của giống sắn KM94 tại Thái Nguyên ”.
1.2. Mục đích nghiên cứu đề tài.
Xác định được tổ hợp phân bón thích hợp đến sinh trưởng và phát triển của
giống sắn KM94 tại Thái Nguyên.
1.2.1. Yêu cầu đề tài.
- Theo dõi ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến sinh trưởng của giống
sắn KM94.
- Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến năng suất, chất lượng của
giống sắn KM94.
-

Đánh giá hiệu quả kinh tế của các công thức phân bón đối với giống
sắn KM94 trồng tại Thái Nguyên.

1.3. Ý nghĩa của đề tài.

1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học.
- Thực tập tốt nghiệp giúp sinh viên củng cố lại kiến thức, kỹ năng và hệ
thống lại toàn bộ những kiến thức đã học, áp dụng vào thực tế tạo điều


3

kiện cho sinh viên học hỏi thêm những kiến thức cũng như kinh nghiệm
trong sản xuất.
- Giúp sinh viên nắm được phương pháp tổ chức, thực hiện một đề tài
nghiên cứu và viết báo cáo khoa học.
1.4.2. Ý nghĩa trong sản xuất.
Xác định được lượng phân bón thích hợp với giống sắn KM94 cho
năng suất cao, chất lượng tốt nhất để áp dụng vào sản xuất đại trà nhằm đáp
ứng nhu cầu sản xuất và tiêu thụ của tỉnh Thái Nguyên nói riêng cũng như các
tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc.


4

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Thực tiễn sản xuất nông nghiệp trên thế giới cũng như trong nước đã
khẳng định giống cây trồng là một trong những nhân tố quyết định đến năng
suất, chất lượng và hiệu quả của sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, năng suất
và chất lượng cây trồng là những tính trạng số lượng, do vậy ngoài phụ thuộc
vào giống chúng còn chịu ảnh hưởng rất lớn tác động của điều kiện ngoại
cảnh như thời vụ, mật độ, phân bón…
Phân bón là yếu tố quan trọng nhất trong thâm canh tăng năng suất cây

trồng. Để bón phân cho cây trồng đạt hiệu quả cao mà không gây ảnh hưởng
xấu tới cây và môi trường, cần phải bón phân phù hợp với đặc điểm của từng
loại cây và từng loại đất. Cơ sở khoa học của việc bón phân hợp lý cho cây
trồng cần được xây dựng trên cơ sở đảm bảo những yêu cầu cơ bản như cây
trồng cần được cung cấp đầy đủ và kịp thời chất dinh dưỡng cần thiết cho
năng suất cao, phẩm chất tốt. Không ngừng ổn định và nâng cao độ phì của
đất, đem lại lợi nhuận tối đa cho người sản xuất trên cơ sở phối hợp tốt các
biện pháp kỹ thuật trồng, đồng thời phải phù hợp với điều kiện và trình độ sản
xuất hiện tại của người dân.
Nhiều nghiên cứu về phân bón cho sắn được thực hiện trên thế giới và
Việt Nam cho thấy cây sắn yêu cầu từ 50 – 200 kg N, 40 – 80 kg P205 và 80 –
160 kg K20 với tỷ lệ N:P:K là 2:1:2, 1,5:1:2 hoặc 1:1:2. Do vậy, để đạt được
năng suất và phẩm chất cao, đồng thời duy trì được độ phì của đất trồng sắn
cần xác định được tổ hợp phân bón thích hợp trên từng loại đất.
2.2. Tình hình sản xuất sắn trên thế giới và Việt Nam.
2.2.1. Tình hình sản xuất sắn trên thế giới.
Hiện nay sắn được trồng trên 100 quốc gia trong đó 64,8% được trồng
ở Châu Phi, Châu Á chiếm 21% và Châu Mỹ 14%. Mức tiêu thụ sắn bình


5

quân thế giới khoảng 18kg/người/năm. Sản lượng sắn của thế giới được tiêu
dùng trong nước khoảng 85% (lương thực 58%, thức ăn gia súc 28%, chế
biến công nghiệp 3%, hao hụt 11%), còn lại 15% (gần 30 triệu tấn) được xuất
khẩu dưới dạng sắn lát khô, sắn viên và tinh bột (CIAT, 1993). Sắn chiếm tỷ
trọng cao ở khu vực Châu Phi bình quân 96kg/người/năm do nhu cầu lương
thực ở cả dạng củ tươi và sản phẩm chế biến
Theo thống kê của FAO, tính đến năm 2016 diện tích trồng sắn trên thế
giới đạt 23,48 triệu ha, năng suất bình quân đạt 11,80 tấn/ha, sản lượng đạt

277,10 triệu tấn. Tình hình sản xuất sắn trên thế giới 5 năm gần đây được thể
hiện ở bảng 2.1
Bảng 2.1: Diện tích, năng suất và sản lượng sắn trên thế giới
giai đoạn từ 2012 – 2016
Diện tích

Năng suất

Sản lượng

( triệu ha)

( tấn/ha)

(triệu tấn)

2012

23,27

11,24

261,44

2013

23,67

11,05


261,51

2014

23,21

11,82

274,33

2015

23,46

11,79

276,61

2016

23,48

11,80

277,10

Năm

(Nguồn : FAOSTAT, 3/2018) [26]
Số liệu bảng 2.1 cho thấy diện tích trồng sắn trên thế giới trong 5 năm

gần đây tăng giảm không đáng kể, từ 23,21 triệu ha (2014) lên 23,48 triệu ha
(2016). Năng suất sắn tăng chậm từ 11,05 tấn/ha (năm 2013) đến 11,82 tấn/ha
(năm 2014). Tuy nhiên do diện tích và năng suất đều tăng nên sản lượng sắn
trên thế giới tăng dần qua các năm từ 261,44 triệu tấn (năm 2012) lên 277,1
triệu tấn (năm 2016). Có được kết quả đó là do chiến lược phát triển lương
thực toàn cầu đã thực sự coi trọng giá trị của cây sắn. Mặt khác, sắn lại là cây


6

lương thực dễ trồng, thích hợp với nhiều điều kiện kinh tế đặc biệt là có thể
sinh trưởng và cho năng suất cao ở những nơi đất nghèo dinh dưỡng, là cây
trồng nông nghiệp có khả năng cạnh tranh với nhiều cây công nghiệp khác.
Viện nghiên cứu chính sách lương thực thế giới (IFPRI) ước tính sản lượng
sắn toàn cầu đến năm 2020 ước đạt 278,10 triệu tấn, mức tiêu thụ sắn ở các
nước đang phát triển dự báo đạt 254,60 triệu tấn so với các nước đã phát triển
là 20,5 triệu tấn.
Tuy nhiên, do điều kiện khí hậu, đất đai và trình độ thâm canh khác nhau
ở các vùng miền nên sản xuất sắn ở các châu lục có nhiều khác biệt. Tình hình
sản xuất sắn ở các châu lục trên thế giới năm 2016 được trình bày ở bảng 2.2
Bảng 2.2: Tình hình sản xuất sắn ở một số châu lục năm 2016.
Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(ha)

( tấn/ha)


(tấn)

Châu Phi

17,006,222

9,25

157,271,697

Châu Á

4,182,958

21,34

89,269,132

Châu Mỹ

2,267,294

13,37

30,311,826

25,579

9,77


249,909

23,482,052

11,8

277,102,564

Châu lục

Châu Đại Dương
Thế giới

(Nguồn : FAOSTAT, 3/2018) [26]
Số liệu bảng 2.2 cho thấy châu Phi là châu lục có diện tích trồng sắn lớn
nhất thế giới (năm 2016: 17,006,222 ha). Tuy nhiên do năng suất sắn vùng
này thấp (năm 2016: 9,25 tấn/ha) nên sản lượng sắn châu Phi chỉ đạt
157,271,697 tấn, chiếm 56,76% sản lượng sắn toàn thế giới.
Châu Á là nơi có diện tích trồng sắn đứng thứ 2 thế giới, năm 2016 là
4,182,958 ha. Song do năng suất sắn châu lục này cao (năm 2016: 21,34
tấn/ha. Do vậy sản lượng sắn châu Á năm 2016 đạt 89,269,132 tấn, chiếm
32,22% sản lượng sắn toàn thế giới. Sản lượng sắn của châu Á tăng mạnh là
nhờ sự gia tăng sản lượng ở Insonesia và Campuchia. Sản lượng sắn qua các


7

năm vẫn có xu hướng tăng mạnh do nhu cầu sử dụng ethanol sinh học được
phát triển nhanh chóng

Đứng thứ 3 trên thế giới về diện tích và sản lượng sắn là châu Mỹ, năm
2016 diện tích trồng sắn châu lục này là 2,267,294 ha, với năng suất đạt 13,37
tấn/ha và sản lượng đạt 30,311,826 tấn.
Châu Đại Dương là châu lục có diện tích trồng sắn ít nhất (25,579 ha),
với năng suất sắn là 9,77 tấn/ha. Do vậy sản lượng sắn châu lục này đạt thấp
nhất thế giới năm 2016 là 249.909 nghìn tấn.
Chiến lược phát triển lương thực toàn cầu đã thực sự coi trọng giá trị
của cây sắn. Mặt khác, sắn lại là cây lương thực dễ trồng, thích hợp với nhiều
điều kiện kinh tế đặc biệt là có thể sinh trưởng và cho năng suất cao ở những
nơi đất nghèo dinh dưỡng, là cây trồng nông nghiệp có khả năng cạnh tranh
với nhiều cây công nghiệp khác.
Trên thế giới, sắn được trồng bởi những hộ nông dân sản xuất nhỏ để
làm lương thực – thực phẩm, thức ăn gia súc và để bán. Sắn chủ yếu được
trồng trên đất nghèo dinh dưỡng và kỹ thuật canh tác truyền thống. Mức tiêu
thụ sắn bình quân toàn thế giới khoảng 18 kg/người/năm. Sản lượng sắn
của thế giới được tiêu dùng trong nước khoảng 85% (lương thực 58%, thức
ăn gia súc 28%, chế biến công nghiệp 3%, hao hụt 11%), còn lại gần 15%
(gần 30 triệu tấn) được xuất khẩu dưới dạng sắn lát khô, sắn viên và tinh
bột (CIAT, 1993) [28].
Cây sắn tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong nhiều nước châu Á, đặc
biệt là các nước Đông Nam Á nơi cây sắn có tổng diện tích đứng thứ 3 sau lúa
và ngô và tổng sản lượng đứng thứ ba lúa và mía. Chiều hướng sản xuất sắn
phụ thuộc vào khả năng cạnh tranh cây trồng. Giải pháp chính là tăng năng
suất sắn bằng cách áp dụng giống mới và các biện pháp kỹ thuật tiến bộ.


8

2.2.2 Tình hình sản xuất sắn tại Việt Nam.
Sắn là cây lương thực và thức ăn chăn nuôi quan trọng thứ ba sau ngô

và lúa (Phạm Văn Biên, 1998) [4], và đang có xu hướng tăng ở vùng Đông
Nam Bộ, Tây Nguyên, vùng núi và trung du Bắc Bộ. Tình hình sản xuất sắn
trong 5 năm gần đây được thể hiện ở bảng 2.3
Bảng 2.3: Tình hình sản xuất sắn của Việt Nam giai đoạn 2012 – 2016
Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(ha)

(tấn/ha)

(tấn)

2012

551,771

17,64

9,735,723

2013

554,107

17,93


9,757,681

2014

552,760

18,47

10,209,882

2015

567,988

18,91

10,740,000

2016

579,898

19,05

11,045,184

Năm

(Nguồn: FAOSTAT, 3/2018) [26]
Số liệu bảng 2.3 cho thấy sản xuất của Việt Nam tăng dần trong 5 năm

gần đây, năm 2012 diện tích trồng sắn cả nước là 511,771 ha, đến năm 2016
đạt 579,898 ha. Năng suất tăng từ 17,64 tấn/ha (năm 2012) tăng dần qua các
năm và đạt 19,05 tấn/ha (năm 2016). Do diện tích và năng suất tăng nên sản
lượng sắn tăng dần trong 5 năm gần đây, từ 9,735,723 tấn (năm 2012) và đạt
cao nhất năm 2016 (11,045,184 tấn).
Ở miền Bắc nước ta, sắn được trồng chủ yếu ở khu vực có địa hình đồi
núi và khoảng 68% diện tích trồng sắn là đất đá và có 12% là đất cát pha. Sắn
tuy được trồng với diện tích khá lớn nhưng lại không tập trung. Trong khi đó
sắn ở miền Nam nước ta được trồng chủ yếu trên đất cát màu xám, các loại
đất này phẳng và nghèo chất dinh dưỡng, các khu vực ven biển miền Trung và
Đông Nam Bộ, chiếm khoảng 60% diện tích sắn toàn miền Nam. Trong đó
hơn 30% diện tích sắn được trồng ở Tây Nguyên và Đồng Nai, Bình Phước
của khu vực Đông Nam Bộ trên đất đỏ màu vàng với địa hình đồi núi. Hiện


9

nay có 41 nhà máy chế biến tinh bột sắn đã hoạt động, tập trung tại một số
tỉnh: Tây Ninh, Đồng Nai, Bình Phước, Bình Thuận.
Do điều kiện địa hình, đất đai và trình độ thâm canh mỗi vùng miền có
nhiều khác biệt nên năng suất sắn các vùng miền còn nhiều chênh lệch. Tình
hình sản xuất sắn các vùng miền trong cả nước được trình bày ở bảng 2.4
Bảng 2.4: Diện tích, năng suất và sản lượng sắn của các vùng
trong cả nước năm 2016
DT
Vùng

(nghìn
ha)


Cả nước

NS
(tấn/ha)

SL
(nghìn
tấn)

569,9

19,18

10,931,8

1,6

19,88

31,8

Trung du và miền núi phía Bắc

114,6

12,87

1,474,9

Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung


174,5

18,61

3,247,4

Tây Nguyên

155,4

17,83

2,771,2

Đông Nam Bộ

187,8

16,54

3,106

3,8

23,92

90,9

Đồng bằng sông Hồng


Đồng Bằng sông Cửu Long

(Nguồn: MARD, sơ bộ 4/2018)[27]
Qua bảng 2.4 cho ta thấy: trong 7 vùng sinh thái nông nghiệp đều trồng sắn.
Trong đó vùng Đông Nam Bộ có diện tích sắn lớn nhất (187,8 nghìn ha), đứng
thứ 2 là vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung diện tích là 174,5 nghìn ha
kế đến là vùng Tây Nguyên có diện tích là 155,4 nghìn ha.
Về năng suất, vùng Đồng Bằng sông Cửu Long có năng suất cao nhất (239,2
tấn/ha), đứng thứ hai là vùng Đồng Bằng sông Hồng (198,8 tấn/ha), tiếp theo là
vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung (18,61 tấn/ha). Các tỉnh miền núi
phía bắc còn gặp nhiều khó khăn, điều kiện canh tác còn lạc hậu nên năng suất sắn
thấp nhất (12,87 tấn/ha). Do vùng này sắn được trồng chủ yếu ở khu vực có địa
hình đồi núi và khoảng 68% diện tích trồng sắn là đất đá và 12% có đất cát pha


10

tương ứng. Ở miền Nam sắn được trồng chủ yếu trên đất cát màu xám, các loại
đất này phẳng và nghèo chất dinh dưỡng, các khu vực ven biển miền Trung và
Đông Nam, chiếm khoảng 60% diện tích sắn toàn miền Nam.
Sắn và sản phẩm từ sắn là mặt hàng tăng trưởng nóng trong những năm
qua và phụ thuộc vào nhu cầu nhập khẩu của các nước, do vậy, nghề trồng
sắn dễ bị động nếu các thị trường giảm nhu cầu nhập khẩu. Hiện nay Trung
Quốc là thị trường nhập khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn lớn nhất của Việt
Nam (chiếm 85%) tuy nhiên xuất khẩu sắn và sản phẩm sắn sang thị trường
Trung Quốc trong những năm gần đây ngày càng giảm. Do sự trì trệ của
ngành Ethanol tại Trung Quốc, các nhà máy sản xuất cồn tại đây đã đóng cửa
gần 70%, một số còn lại giảm công suất nên nhu cầu nhập khẩu sắn cũng sụt
giảm mạnh.

Ngoài ra, giá xuất khẩu sắn của Việt Nam hiện nay đang giảm, thêm
vào đó lượng tồn kho sắn lại cao trong khi nguồn cung từ các thị trường xuất
khẩu khác (như Thái Lan và Indonesia) đang rất lớn, giá cả cạnh tranh cũng là
nguyên nhân của sự sụt giảm xuất khẩu sắn sang thị trường Trung Quốc nói
riêng và thị trường thế giới nói chung. Bởi thế, yêu cầu cấp thiết hiện nay là
phải chủ động được thị trường và đặc biệt ưu tiên chính từ thị trường nội địa.
2.2.3.Tình hình sản xuất sắn tại Thái Nguyên.
Thái Nguyên là tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc, diện tích tự nhiên
toàn tỉnh là 3,526,2 km2, độ cao trung bình so với mực nước biển 200 - 300m.
Thái Nguyên mang nét đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ
trung bình khoảng 23 - 280c, địa hình chủ yếu là đồi núi thích hợp cho việc
canh tác sắn. Do công nghiệp chế biến sắn phát triển nhất là ngành chế biến
tinh bột và athanol thì sắn được coi là một trong những cây trồng cho thu
nhập cao. Tình hình sản xuất sắn tỉnh Thái Nguyên 5 năm gần đây được trình
bầy ở bảng 2.5


11

Bảng 2.5: Diện tích, năng suất, sản lượng sắn tại Thái Nguyên
giai đoạn 2012-2016.
Diện tích

Năng xuất

Sản lượng

(nghìn ha)

(tạ/ha)


(nghìn tấn)

2012

3,8

14,68

55,8

2013

3,7

15,05

55,7

2014

3,7

14,75

54,6

2015

3,4


14,735

50,1

2016

3,4

14.50

49,3

Năm

(nguồn : 2018)[13].
Số liệu bảng 2.5 cho thấy sản suất sắn ở Thái Nguyên trong 5 năm gần đây
có xu hướng giảm, năm 2012 diện tích trồng sắn là 3,8 nghìn ha, năng suất là
14,68 tấn/ha, sản lượng là 55,8 nghìn tấn. Đến năm 2016 diện tích giảm xuống
còn 3,4 nghìn ha, năng suất giảm còn 14,5 tấn/ha, sản lượng sắn giảm còn 49,3
nghìn tấn.
2.3. Một số kết quả nghiên cứu về phân bón cho sắn trên Thế giới và Việt Nam.
2.3.1. Một số kết quả nghiên cứu về phân bón cho sắn trên Thế giới.
Trên thế giới sắn có thể trồng trong một phạm vi biến động lớn của đất
từ cát nhẹ đến sét nặng, PH từ 3,5 đến 7,8, ngoại trừ đất úng nước hoặc đất có
hàm lượng muối cao. Sắn đạt năng suất cao nhất ở đất có tưới, hàm lượng
dinh dưỡng cao với PH khoảng 7,0-8,0.
Theo tác giả Howeler và cộng sự ( 1997 ) [15] cho rằng sắn được trồng
trên đất giầu dinh dưỡng hoặc được bón đầy đủ và hợp lý các loại phân vô cơ,
hữu cơ thì sưc sinh trưởng tốt dẫn đến năng suất củ, năng suất sinh học, tỉ lệ

tinh bột cao. Nếu sắn trồng trên đất nghèo dinh dưỡng sức sinh trưởng yếu,
năng suất củ, năng suất sinh học và tỷ lệ tinh bột trong củ thấp, bón phân quá
nhiều dẫn đến thân lá phát triển nhiều, năng suất sinh vật học, năng suất củ
tươi giảm, chỉ số thu hoạch thấp. Cũng theo tác giả Howeler (1997) [15] nếu


12

cung cấp P, K vượt mức giới hạn cho phép sẽ ức chế đến sự hấp thụ dinh
dưỡng khác như Fe và Zn hoặc Ca, Mg làm cho sắn sinh trưởng phát triển
kém và năng suất củ giảm. Việc cung cấp dư thừa đạm dẫn đến cây sắn phát
triển nhất mạnh về thân lá, ẩm độ không khí của bộ lá cao, không bào lá lớn,
lá non hơn dẫn đến cây sắn dễ bị sâu bệnh phá hoại. Bón phân dư thừa sẽ làm
tăng giá thành sản xuất và đôi khi làm giảm năng suất dẫn đến hiệu quả kinh
tế thấp. Chính vì vậy duy trì việc cung cấp dinh dưỡng cân đối cho cây sắn là
rất cần thiết để đạt năng suất cao.
Tuỳ theo điều kiện đất đai, giống, thời gian thu hoạch mà trung bình một
tấn sắn củ tươi thu hoạch sẽ lấy đi của đất 4,1 kg K; 2,3 kg N; 0,6 kg Ca; 0,5
kg P và 0,3 kg Mg.
Theo tác giả Howeler (1999 ) [16] Để đạt năng suất 15 tấn củ tươi/ha,
cây sắn lấy đi lượng dinh dưỡng trung bình là 74kg N, 16kg P2O5, 87kg K2O,
27kg Ca, 12kg Mg. Tác giả Kanapaty (1974) [17] cho rằng để đạt được mức
năng suất củ tươi 20 tấn/ha thì cây sắn đã hấp thụ một lượng dinh dưỡng là
87kg N + 37kgP2O5 +177kg K2O + 35,1kg MgO.
Còn theo tác giả Anneke (2005) [18] cho rằng để đạt mức năng suất củ
tươi 20 tấn/ha thì cây sắn đã hấp thu một lượng dinh dưỡng là 87kg N, 37kg
P2O5, 177kg K2O, 35,1kg MgO.
Tác giả Duangpatra (1987) [19] cho biết đạm là nguyên tố quan trọng
nhất đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây. Cây hấp thu lượng lớn N từ
đất nên bón đạm làm tăng số lá trên thân, số đốt, tăng năng suất củ, tuy nhiên

theo các tác giả khác thì bón nhiều đạm là giảm tỷ lệ tinh bột chứa trong củ..
Ở các ô thí nghiệm dài hạn ngắn hạn cho thấy sắn phản ứng với đạm nhất
mạnh, nhất là trên các loại đất nghèo dinh dưỡng. Phản ứng của sắn đối với
các liều lượng N khác nhau để thể hiện rõ ngay từ năm thí nghiệm đầu tiên.
Ngoài ra có mối quan hệ rõ giữa lượng N bón vào đất và hàm lượng N chưa
trong thân lá sắn. Hàm lượng N trong thân lá tăng khi mức bón đạm tăng


13

Theo tác giả Weite, Z (1996) [20] cho rằng sắn được trồng trên đất giầu
dinh dưỡng và bón phân đầy đủ thì sức sinh trưởng mạnh, tỷ lệ tinh bột cao.
Bón quá nhiều đạm với giống sắn có tốc độ sinh trưởng nhanh dẫn đến thân lá
phát triển nhiều, năng suất sinh vật học cao, tỷ lệ tinh bột giảm. Nếu lúc thu
hoạch người ta lấy toàn bộ sinh khối của sắn có trên đồng ruộng (củ tươi, các
bộ phận thân lá) thì họ lấy đi hầu hết các chất hữu cơ do sắn hấp thu được
trong quá trình sinh trưởng và phát triển gồm 75%N, 92% Ca, 76% Mg. Số
liệu phân tích cho thấy tổ hợp lân chứa trong củ lúc thu hoạch tương đương với
lượng P ở bộ phận trên mặt đất như thân, lá khi thu hoạch cộng với lượng P ở
nhiều bộ phận lá già đã rụng. Ở rễ và củ sắn tỷ lệ N:P:K bị lấy đi khi thu hoạch
là 2:1:4. Song tính chung bộ phận ở dưới và trên mặt đất thì tỷ lệ là 3:1:3.
Theo tác giả Sittibusaye (1984) và Weite (1996) [21] từ những kết quả
nghiên cứu của hơn 100 thì nghiệm trên đồng ruộng của nông dân tại Thái
Lan và Trung Quốc cho thấy rằng cây sắn phản ứng mạnh với mức bón phân
N từ 50 đến 200 kgN/ha và sự phản ứng khác nhau còn tùy thuộc vào giống
(giống SC205 phản ứng với mức bón 200kg N/ha còn giống SC201 ở mức
50kg N/ha).
Kết quả nghiên cứu của Ashokan và Sreedhanan (1985) [22] về vai trò
của P2O5 cho thấy sắn hấp thu một lượng P2O5 rất thấp nhưng P2O5 có thể làm
tăng tỷ lệ tinh bột và giảm axit cyanhydric (HCN) trong củ. K là nguyên tố

được cây hấp phụ nhiều nhất. Theo các kết quả nghiên cứu tại Clombia bón
K2O làm tăng năng suất sắn từ 23.0 lên 43.7 tấn/ha và có sự tương quan thuận
giữa năng suất và hàm lượng K2O chứa trong lá. Kết quả nghiên cứu của
Quinol và Amora (1987) [23] cho thấy trên đất độc canh sắn, nếu hàng năm
đều bón phân đầy đủ thì năng suất sắn sẽ không bị giảm.
Theo kết quả cyar Annke M.Fermont và cộng sự, (2005) [24], ở Kenya,
Uganda cho thấy mức phân bón 100 kgN + 22 kgP2O5 + 80 kgK2O)/ha là phù
hợp để cho năng suất từ 14,4 - 25,7 tấn/ha.


14

Nghiên cứu khác tại Châu Á đã chỉ ra rằng việc áp dụng phân khoáng
giúp tăng cường kiểm soát xói mòn giúp cho quá trình phủ xanh đất được
nhanh hơn bởi các tán cây. Việc bón phân cân đối N, P, K có thể làm tăng
năng suất lên 48% so với không bón phân. Mức bón phân dao động trong
khoảng: (100kgN + 50kg P2O5 + 100kg K2O)/ha; (60kgN + 60kg P2O5 +
120kg K2O)/ha ; (80kgN + 40kg P2O5 + 80kg K2O)/ha. Nghĩa là tỷ lệ bón
NPK là 2:1:2 và 2:2:4 để cho năng suất và tỷ lệ tinh bột cao, đồng thời có thể
duy trì được độ phì của đất. Công thức phân bón của tiến sĩ Lian thực hiện
trên đất than bùn ở Malaysia cho thấy công thức phân bón N, P, K thích hợp
cho sắn là 150 - 250kgN + 30kg P2O5 + 80 - 160kg K2O/ha.
Theo Anneke M.Fermont và cộng sự (2005) [25] ở Châu Phi cụ thể là ở
Kenya, Uganda mức bón [100kg N + 22kg P2O5 +80kg K2O]/ha là phù hợp để
cho năng suất từ 14,4 - 15,7 tấn/ha.
2.3.2. Một số kết quả nghiên cứu về phân bón cho sắn ở Việt Nam.
Sắn được trồng ở nhiều vùng miền trên cả nước, hầu hết các vùng trồng
sắn của nước ta đều là vùng đất bạc màu, đất nghèo dinh dưỡng và có độc tố
như chua, mặn, phèn. Sắn cũng được trồng trên đất dốc ở miền Bắc cho đến
đất cát xám ven biển miền Trung và đất phù sa nhiễm phèn vùng đồng bằng

sông Cửu Long.
Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Công Doãn Sắt và Hoàng Văn
Tám (2000) cho thấy sắn được trồng chủ yếu trên các loại đất có độ phì thấp,
quá trình canh tác không bón phân hoặc ít bón và chưa áp dụng các biện pháp
bảo vệ đất trồng sắn. Hàng năm cây sắn đã lấy đi một lượng dinh dưỡng khá
lớn. Người dân quen với tập quán sản xuất độc canh làm tăng độ chua trong
đất, hàm lượng mùn, độ phì đất giảm. Mặt khác trồng sắn với mật độ thưa,
diện tích che phủ thấp làm tăng quá trình rửa trôi, xói mòn đất dẫn đến sự cạn
kiệt, mất cân bằng dinh dưỡng của cây, do vậy cần các biện pháp bón phân để
duy trì sản xuất bền vững [5].


15

Theo tác giả Thái Phiên và Nguyễn Công Vinh (1998) [6] khi trồng sắn
3 năm liên tục trên cùng một diện tích đất ở miền Bắc Việt Nam thì năng suất
sắn giảm xuống chỉ còn 10 tấn/ha nếu không bón phân, ngược lại năng suất sẽ
tăng 20 tấn/ha nếu cân đối đủ lượng phân bón cho cây, đặc biệt khi bón K ở
mức cao.
Theo tác giả Trần Công Khanh, Nguyễn Văn Long (1998) [7] cho thấy
bón phân NPK cân đối cho sắn có hiệu quả rõ rệt so với không bón phân hoặc
bón mất cân đối. Công thức phân bón cho 1 ha đem lại hiệu quả trên đất nâu
đỏ ở Bình Long là : 160kg N + 80kg P2O5 + 100kg K2O/ha và 120kgN + 80kg
P2O5 + 160kg K2O/ha.
Theo tác giả Trần Công Khanh thì lượng bón phân thích hợp trồng sắn
ở vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên: Trên vùng đất đỏ bón 80kg N + 40kg
P2O5 + 80kg K2O/ ha, kết hợp với 5 - 10 tấn phân hữu cơ và trên các vùng đất
khác bón 160kg N + 80kg P2O5 + 120-160kg k2O/ha, kết hợp với 5-10 tấn
phân hữu cơ hoặc phân xanh. [8].
Theo tác giả Lê Hồng Lịch, Võ Thị Kim Oanh (2000) [9] lượng phân

bón cho đất trồng sắn trên đất phiến thạch sét và đất bazan nâu đỏ ở Đắc Lắc
cho thấy sắn đạt năng suất củ và hiệu quả kinh tế cao là 70kgN+ 50kg P2O5 +
100kg K2O /ha.
Trên đát xám ở miền Đông Nam Bộ công thức bón N, P, K thích hợp
cho sắn đạt năng suất củ và hiệu quả kinh tế cao là : (80kgN + 40kgP2O5 +
80kgK2O)/ha và (160kg N+80kg P2O5+160kg K2O)/ha. Người ta khuyến cáo
bón phân NPK với theo tỷ lệ 2:1:2 nếu phân nền là vôi, hay 3:1:3 nếu phân
nền là lân nung chảy hoặc super lân sẽ cho kết quả tốt.
Theo nghiên cứu của Nguyễn Thế Đặng, Thái Phiên và cộng sự (1994)
[10] cho thấy bón phân khoáng hợp lý cho sắn có tác dụng tốt đến việc cải thiện
đặc tính lý, hóa của đất cũng như nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế.


16

Một số công trình nghiên cứu tại miền Bắc Việt Nam trên đất đỏ vàng
của trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên và một số địa điểm khác trên
ruộng của nông dân cho rõ thấy phản ứng của cây sắn với N và K.
Trong các nguyên tố đa lượng K là yếu tố ảnh hưởng tới năng suất sắn.
Thí nghiệm bón N, P, K hàng năm trên đất đỏ vàng của trường Đại Học Nông
Lâm Thái Nguyên chỉ ra rằng nếu bón N, K mà thiếu P thì năng suất vẫn
cao,nhưng khi bón N, P mà không bón K thì năng suất giảm.
Hàng năm cây sắn đã lấy đi một lượng dinh dưỡng khá lớn so với các
cây trồng khác, sắn trồng với mật độ thưa và diện tích che phủ thấp làm tăng
quá trình rửa trôi, xói mòn đất dẫn đến sự cạn kiệt và mất cân đối nguồn dinh
dưỡng của cây trồng, do vậy cần phải áp dụng các biện pháp kỹ thuật bón
phân để duy trì sản suất bền vững.
Nhiều nghiên cứu của các tác giả khác nhau cho thấy bón phân hữu cơ
làm giảm dung trọng đất, tăng độ xốp, điều hòa được chế dộ nhiệt và ẩm độ
trong đất, dung tích hấp thụ của đất được cải thiện, nhờ đó khả năng trao đổi

ion và kháng chất được tốt hơn. Phân hữu cơ còn có tác dụng chuyển lân từ
dạng kho tiêu thành dạng dễ tiêu cho cây trồng.
Nhiều nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam cho thấy để đạt năng suất
và chất lượng cao, cây sắn yêu cầu từ 50 - 200 kgN, 40 - 80 kgP2O5 và 80-160
kgK2O, để đạt hiệu quả kinh tế cao, sự kết hợp giữa N : P : K phụ thuộc vào
từng loại đất.


×