UBND TỈNH PHÚ YÊN
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
DỰ THẢO
ĐỀ ÁN
ĐIỀU TRA,THỐNG KÊ NGUỒN NHÂN LỰC
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN
năm 2017
PHÚ YÊN, NĂM 2017
MỤC LỤC
Contents
Contents............................................................................................................................ 2
TỔNG QUAN, SỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN.........................3
I. Tổng quan...................................................................................................................................................3
II. Luận giải sự cần thiết, tính cấp bách, ý nghĩa lý luận và thực tiễn của của Đề án.................................4
III. Các căn cứ xây dựng Đề án......................................................................................................................4
Phần thứ hai..................................................................................................................... 8
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN..................................8
I. Mục tiêu.....................................................................................................................................................8
Bảng 02: Bảng chuyển đổi yêu cầu chức năng sang trường hợp sử dụng (use-case).11
Bảng 03: Bảng tính toán điểm các tác nhân (actors) tương tác, trao đổi thông tin với
phần mềm....................................................................................................................... 13
Bảng 04: Bảng tính toán điểm các user-case................................................................14
Bảng 05: Bảng tính toán hệ số phức tạp kỹ thuật công nghệ......................................15
Bảng 06: Bảng tính toán hệ số tác động môi trường và nhóm làm việc, hệ số phức
tạp môi trường................................................................................................................16
II.Tínhtoánhệsốtácđộngmôitrườngvànhómlàmviệc,hệsốphứctạpvềmôitrường,xácđịnhđộổnđịnhkinhng
hiệmvànộisuythờigianlaođộng(P)..............................................................................................................17
Bảng 07: BẢNGTÍNHTOÁNGIÁTRỊPHẦNMỀM............................................................................................19
Phần thứ ba..................................................................................................................... 21
GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN......................................................21
Phần thứ tư..................................................................................................................... 23
KẾT LUẬN, ĐỀ NGHỊ..................................................................................................23
PHỤ LỤC 2..................................................................................................................... 26
PHỤ LỤC 2a................................................................................................................... 29
Phần mở đầu
TỔNG QUAN, SỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
I. Tổng quan
Trong thời gian qua việc phát triển KH&CN tỉnh Phú Yên chủ yếu tập
trungđẩy mạnh việc nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng các thành tựu về công nghệ
sinh học; đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ trong các ngành sản xuất và dịch
vụ; huy động các thành phần kinh tế tham gia đầu tư cơ sở vật chất và đào tạo
nguồn nhân lực. Hình thành đội ngũ cán bộ KH&CN có đủ điều kiện tổ chức nghiên
cứu và giải quyết những nhiệm vụ KH&CN của tỉnh.
Chính vì vậy tiềm lực KH&CN của tỉnh, trong đó có nguồn nhân lực
KH&CN đã có bước phát triển mạnh mẽ. Lực lượng cán bộ KH&CN của tỉnh
thông qua quá trình tự đào tạo và đào tạo lại đã phát triển nhanh về số lượng,
trưởng thành một bước về chất lượng, thích nghi dần với nền kinh tế thị trường và
có những đóng góp đáng kể trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và KH&CN
của tỉnh. Một số lượng đáng kể cán bộ KH&CN có trình độ chuyên môn giỏi đã
được thu hút về Phú Yên.
Bên cạnh đó, bằng cơ chế, chính sách tỉnh Phú Yên đã thu hút một số sinh
viên tốt nghiệp loại giỏi, xuất sắc, các nhà khoa học. Lực lượng cán bộ KH&CN
này đã tham gia một cách tích cực và có hiệu quả vào việc phát triển kinh tế - xã
hội của tỉnh. Đây là nguồn nhân lực KH&CN rất quan trọng đối với tỉnh Phú Yên.
Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ KH&CN của tỉnh còn nhiều mặt hạn chế. Một bộ
phận cán bộ KH&CN bất cập về kiến thức, năng lực và trình độ trước yêu cầu của
nền kinh tế thị trường, của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Thiếu cán bộ
đầu đàn ở nhiều lĩnh vực KH&CN, thiếu cán bộ giỏi về khoa học quản lý và
chuyên gia công nghệ có trình độ cao. Có sự mất cân đối về ngành nghề đào tạo.
Thiếu sự liên kết hữu cơ giữa công tác nghiên cứu khoa học, giáo dục đào tạo với
thực tế sản xuất kinh doanh. Đó là những trở ngại cho sự phát triển KH&CN nói
riêng và sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung của tỉnh Phú Yên.
Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Phú Yên đang bước vào
một giai đoạn mới, với những thách thức mới, một trong những yêu cầu cấp
thiết là phải tiếp tục nâng cao hơn nữa số lượng và chất lượng nguồn nhân lực
KH&CN ở các cấp, các ngành và toàn xã hội; khắc phục tình trạng hẫng hụt, bị
động trong việc tiếp cận tiến bộ KH&CN, từng bước đưa KH&CN trở thành
động lực phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Phú Yên. Từ thực tiễn đó,
việc xây dựng đề án:“Điều tra và thống kê nguồn nhân lực khoa học và công nghệ
trên địa bàn tỉnh Phú Yên” là rất cần thiết. Số liệu này sẽ cung cấp thông tin về cơ
cấu nhân lực khoa học và công nghệ theo từng lĩnh vực chuyên môn, độ tuổi và
theo từng huyện, thị xã, thành phố, đáp ứng nhu cầu lãnh đạo, quản lý, dự báo,
hoạch định chiến lược, chính sách phát triển nguồn nhân lực KH&CN của Tỉnh.
II. Luận giải sự cần thiết, tính cấp bách, ý nghĩa lý luận và thực tiễn của của
Đề án
Chưa có số liệu mới cập nhật nào về nhân lực KH&CN trên địa bàn tỉnh Phú
Yên để phục vụ công tác lãnh đạo, quản lý, dự báo, hoạch định chiến lược, chính
sách phát triển nguồn nhân lực KH&CN của tỉnh.
Điều tra và thống kê nguồn nhân lực KH&CN sẽ đưa ra thực trạng về số
lượng, cơ cấu và tỷ lệ phân bố theo ngành nghề, độ tuổi nguồn nhân lực KH&CN
trên địa bàn tỉnh Phú Yên.
Phát triển, thu hút và sử dụng nhân lực KH&CN có nhiều giải pháp khác
nhau nhưng theo định hướng nhu cầu là phù hợp trong điều kiện, đặc điểm của tỉnh
Phú Yên hiện nay. Việc định hướng nhu cầu theo từng lĩnh vực ưu tiên; xác định rõ
mục tiêu thu hút nhân lực, loại hình nhân lực KH&CN cần thu hút, sử dụng, nhu
cầu nhân lực KH&CN của từng lĩnh vực sẽ giúp xác định rõ số lượng và chất
lượng nhân lực KH&CN cần đến đâu, từ đó đưa ra những chính sách phát triển,
thu hút và sử dụng và biện pháp thu hút, sử dụng đủ, đúng, trúng và sắp xếp công
việc hợp lý, có như vậy mới mong được nhiều nhân lực và giữ chân nhân lực ở lại
với tổ chức. Đào tạo được nguồn nhân lực KH&CN chuyên sâu theo từng lĩnh vực
có trình độ cao đáp ứng được các công việc hiện tại cũng như tiếp cận những công
nghệ mới trình độ cao trong nước và trên thế giới.
Giúp cho cán bộ quản lý và những người quan tâm có thông tin, số liệu cập
nhật, chính xác về nguồn nhân lực KH&CN tỉnh Phú Yên.
III. Các căn cứ xây dựng Đề án
- Nghị quyết số 27-NQ/TW, ngày 6/8/2008 của Hội nghị lần thứ bảy Ban
Chấp hành Trung ương khóa X về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước;
- Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 01/11/2012 của Ban Chấp hành Trung
ương Đảng (khóa XI)về "Phát triển KH&CN phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH trong
điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế";
- Kết luận số 86KL/TW ngày 24/01/2014 của Bộ Chính trị về chính sách thu
hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ;
- Luật khoa học và công nghệ năm 2013;
- Nghị định số 30/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về
thống kê khoa học và công nghệ;
- Nghị định 11/2014/NĐ-CPngày 18 tháng 2 năm 2014 của Chính phủ về
hoạt động thông tin khoa học và công nghệ;
- Quyết định số 418/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ : Phê duyệt Chiến
lược phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011 – 2020;
- Quyết định số 579/QĐ-TTg ngày 19/4/2011 của Thủ tướng chính phủ về
phê duyệt chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỹ 2011 – 2020;
- Quyết định 4009/QĐ-KHCN ngày 29/12/2011 của Bộ trưởng Bộ KH&CN
phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực ngành KH&CN giai đoạn 2011 – 2020;
- Quyết định số 1547/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển
nhân lực tỉnh Phú Yêngiai đoạn 2011-2020
Phần thứ nhất
KHÁI QUÁT VỀ NGUỒN NHÂN LỰC KH&CN
VÀ THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC KH&CN TỈNH PHÚ YÊN
I. Khái quát về nguồn nhân lực KH&CN
1. Khái niệm nhân lựckhoa học và công nghệ
Nhân lực khoa học và công nghệ (KH&CN) có thể được hiểu theo những
cách khác nhau. Theo cuốn KH&CN Việt Nam 2003 và cuốn “ Cẩm nang về đo
lường nguồn nhân lực KH&CN” của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế
(OECD), thì nhân lực KH&CN bao gồm những người đáp ứng được một trong
những điều kiện sau đây:
1) Đã tốt nghiệp đại học và cao đẳng và làm việc trong một ngành KH&CN;
2) Đã tốt nghiệp đại học và cao đẳng, nhưng không làm việc trong một
ngành KH&CN nào;
3) Chưa tốt nghiệp đại học và cao đẳng, nhưng làm một công việc trong một
lĩnh vực KH&CN đòi hỏi trình độ tương đương.
Đây chính là khái niệm nhân lực KH&CN theo nghĩa rộng. Theo đó, có thể
hiểu nhân lực KH&CN bao gồm cả những người đã tốt nghiệp đại học nhưng
không làm việc trong lĩnh vực KH&CN. Khái niệm này dường như quá rộng để thể
hiện nguồn nhân lực hoạt động KH&CN của một quốc gia.
Do vậy, các nước thường sử dụng khái niệm nhân lực nghiên cứu phát triển
(NCPT), hay còn gọi là R&D (research and development), để thể hiện lực lượng
lao động KH&CN của mình.
Theo Hướng dẫn thống kê nghiên cứu phát triển(NCPT) của OECD (Cẩm
nang FRASCATI), nhân lực NCPT bao gồm những người trực tiếp tham gia vào
hoạt động NCPT hoặc trực tiếp hỗ trợ hoạt động NCPT. Nhân lực NCPT được chia
thành 3 nhóm:
- Nhóm 1: Cán bộ nghiên cứu (nhà nghiên cứu/nhà khoa học/kỹ sư nghiên cứu).
Đây là những cán bộ chuyên nghiệp có trình độ cao đẳng/đại học, thạc sĩ và
tiến sĩ hoặc không có văn bằng chính thức, song làm các công việc tương đương
như nhà nghiên cứu/nhà khoa học, tham gia vào quá trình tạo ra tri thức, sản phẩm
và quy trình mới, tạo ra phương pháp và hệ thống mới.
- Nhóm 2: Nhân viên kỹ thuật và tương đương.
Nhóm này bao gồm những người thực hiện các công việc đòi hỏi phải có
kinh nghiệm và hiểu biết kỹ thuật trong những lĩnh vực của KH&CN. Họ tham gia
vào NCPT bằng việc thực hiện những nhiệm vụ khoa học và kỹ thuật có áp dụng
những khái niệm và phương pháp vận hành dưới sự giám sát của các nhà nghiên
cứu.
- Nhóm 3: Nhân viên phụ trợ trực tiếp NCPT.
Bao gồm những người có hoặc không có kỹ năng, nhân viên hành chính văn
phòng tham gia vào các dự án NCPT. Trong nhóm này bao gồm cả những người
làm việc liên quan đến nhân sự, tài chính và hành chính trực tiếp phục vụ công việc
NCPT của các tổ chức NCPT.
2. Nhân lực khoa học và công nghệ trong đề án
Nhân lực khoa học và công nghệcó thể được thể hiện như sau:
Nhân lực NCPT
Nhân lực KH&CN
Nhân lực có trình độ đang làm việc
Tổng số nhân lực
Nguồn: Phát triển nhân lực KH&CN ở các nước ASEAN, Trung tâm Thông tin
KH&CN quốc gia, Hà Nội, 2005.
Tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) cũng
đưa ra khái niệm liên quan đến nhân lực trong lĩnh vực KH&CN là: “Tổng số nhân
lực có trình độ” và “Số nhân lực có trình độ hiện đang công tác”.
Quan điểm của UNESCO về hai khái niệm này là:
- “Tổng số nhân lực có trình độ” cần phải được xem xét như một đại
lượng đo, bởi qua đó có thể biết được tổng số những người được đào tạo để có
năng lực trở thành nhà khoa học và kỹ sư, bất kể hiện tại họ có làm việc theo năng
lực này hay không. Nói cách khác, đại lượng này thể hiện cho tiềm năng của một
quốc gia về nhân lực KH&CN. Tổng số nhân lực có trình độ chính là chỉ số nhân
lực KH&CN.
- “Số nhân lực có trình độ hiện đang công tác” phản ánh số lượng cán bộ
thực sự đang làm việc theo năng lực của họ (không chắc là làm trong lĩnh vực
KH&CN hay không) và đang đóng góp cho các hoạt động kinh tế của một đất
nước. Số nhân lực có trình độ hiện đang công tác chính là chỉ số nhân lực NCPT.
Trong đề án này, nguồn nhân lực KH&CN được hiểu là tổng số những
người đã được đào tạo từ bậc đại học trở lên, bất kể hiện tại họ có làm việc theo
năng lực được đào tạo hay không.
II. Thực trạng nguồn nhân lực KH&CN Phú Yên
Tại tỉnh Phú Yên, hiện nay chưa có một cơ quan, đơn vị nào tổ chức việc
thực hiện điều tra thống kê nguồn nhân lực khoa học và công nghệ. Sở Lao động
Thương binh và xã hội thực hiện điều tra theo dự án điều tra cung cầu lao động
theo định kỳ nhưng thông tin điều tra chưa thể hiện đầy đủ thông tin về các lĩnh
vực chuyên môn, các chuyên ngành đào tạo cụ thể và một số thông tin cần thiết
khác.
Theo Trung tâm Quốc gia về dịch vụ việc làm, Bộ Lao động Thương binh và
Xã hội, số lao động đã qua đào tạo từ bậc đại học trở lên đến năm 2013của tỉnh
Phú Yên là 17.623
Số người lao động đã qua đào tạo từ bậc đại học trở lên đến năm 2013
(Số liệu năm 2013: theo Trung tâm Quốc gia về dịch vụ việc làm)
Danh mục
Năm 2013
17.232
1
Đại học
357
2
Thạc sĩ
34
3
Tiến sĩ
0
4
GS, PGS
17.623
Tổng cộng:
Nhìn một cách tổng thể, các lực lượng tham gia hoạt động KH&CN ở Phú
Yêntập trung ở một số thành phần chủ yếu sau đây:
1. Cán bộ nghiên cứu trong các viện, trường đại học trên địa bàn tỉnh.
2. Cán bộ kỹ thuật, công nghệ (kỹ thuật viên, kỹ sư, kỹ sư trưởng) làm việc
trong các doanh nghiệp trong tỉnh.
3. Các cá nhân trong tỉnh thuộc mọi tầng lớp xã hội yêu thích khoa học kỹ
thuật, có sáng kiến cải tiến, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào đời sống.
4. Cán bộ quản lý các cấp (kể cả quản lý doanh nghiệp) tham gia hoặc chỉ
đạo công việc nghiên cứu phục vụ việc hoạch định các chính sách, quyết định quan
trọng trong thẩm quyền của mình.
5.Các tổ chức khoa học và công nghệ;
6. Các chuyên gia nước ngoài làm việc tại Phú Yên.
Phần thứ hai
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
I. Mục tiêu
1. Điều tra và thống kê nguồn nhân lực khoa học và công nghệ trên địa bàn
tỉnhPhú Yên hiện nay, phục vụ cho công tác quản lý, đào tạo, hoạch định chính
sách về nguồn nhân lực KH&CN trên địa bàn tỉnh;
2. Cung cấp số liệu điều tra nguồn nhân lực KH&CN đã điều tra cho các sở,
ban, ngành, các huyện thị xã, thành phố trong tỉnh;
II. Nội dungđiều tra
1. Đối tượng điều tra
Đối tượng điều tra: Tất cả các các nhân đã được đào tạo từ bậc cao đẳng trở
lên có hộ khẩu tại tỉnh Phú Yên (trừ các cá nhân thuộc lĩnh vực công an, quân sự,
tôn giáo tín ngưỡng),.
2. Phạm vi điều tra
- Trên địa bàn tỉnh Phú Yên.
- Nhân lực KH&CN có trình độ Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Thạc sĩ, Đại
học.
3. Nội dung điều tra
Thực hiện điều tra trực tiếp tại hộ gia đình theo các nội dung trong phiếu
điều tra thông tin gồm các chỉ tiêu sau:
PHIẾU ĐIỀU TRA THÔNG TIN NGUỒN NHÂN LỰC KH&CN
1. Họ và tên:....................................................................................................................................
2. Năm sinh:.........................................Nam
Nữ . Dân tộc: ............................................
3. Quê quán: ……………………………………………………………………………………..
4. Hộ khẩu thường trú: ...................................................................................................................
5. Nơi làm việc hiện nay:.................................................................................................................
6. Chức vụ: .....................................................................................................................................
7. Là Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam ?
Có
8. Địa chỉ liên lạc: ...........................................................................................................................
Điện thoại: Cơ quan: .....................................
Nhà riêng:…………………………………
Di động:.......................................... Email: ...........................................................
9. Học hàm: Giáo sư Phó giáo sư Năm phong hàm: ………….
Không
10. Học vị:
- Tiến sĩ
Chuyên ngành:……………................................................................
Xếp loại:…………….Năm cấp bằng:………………….………………………………..
Nơi đào tạo: …………………….....................................................................................
- BS Chuyên khoa II: Chuyên ngành: ……………................................................................
Xếp loại:…………….Năm cấp bằng:………………….………………
Nơi đào tạo: ……………………......................................................................................
- Thạc sĩ Chuyên ngành: ……………............................./.....................................................
Xếp loại:………/………...Năm cấp bằng:………………/…..……………
- BS Chuyên khoa I: Chuyên ngành:……………………...................................................
Xếp loại:…………….Năm cấp bằng:……………………………….
- Đại học Chuyên ngành: ……………............................./....................................................
Xếp loại:………/……….Năm cấp bằng:………………/….…………….
Loại hình đào tạo: Chính quy
Vừa làm vừa học:
Liên kết Từ xa
11. Ngoại ngữ: ................................................................................................................................
Người khai
(Ký và ghi rõ họ tên)
III. Xây dựng cơ sở dữ liệu và ứng dụng quản lý nguồn nhân lực khoa học và
công nghệ:gồm các nội dung sau:
Xây dựng bộ cơ sở dữ liệu nguồn nhân lực khoa học và công nghệ đã điều
tra; ứng dụng quản lý thông tin nguồn nhân lực, cấp tài khoản cho các cơ quan,
đơn vị trong tỉnh khai thác;
1. Giải pháp công nghệ, kỹ thuật sử dụng, giải pháp triển khai
1.1 Giải pháp công nghệ: Hệ thống sử dụng mô hình client – server cho hoạt
động của ứng dụng.
Mô hình client-server là một mô hình nổi tiếng trong mạng máy tính, được
áp dụng rất rộng rãi và là mô hình của mọi trang web hiện có. Ý tưởng của mô
hình này là máy con (đóng vài trò là máy khách) gửi một yêu cầu (request) để máy
chủ (đóng vai trò người cung ứng dịch vụ), máy chủ sẽ xử lý và trả kết quả về cho
máy khách.
Mô hình client-server
Mô hình client-server có thể được hiện thực hóa qua việc xây dựng website
bằng công nghệ ASP.NET của Microsoft bằng ngôn ngữ lập trình C#. Toàn bộ
website được kết nối với database được xây dựng bằng Microsoft SQL Server
2008.
1.2 Kỹ thuật sử dụng
- Ngôn ngữ lập trình: C#
- Cơ sở dữ liệu: Microsoft SQL Server 2008 hỗ trợ kỹ thuật Full text
search.
- Website: Microsoft ASP.Net MVC 5.
- Server: IIS 7.5 trên Windows Server 2008 R2
- Công cụ: Microsoft Visual Studio 2013
1.3 Giải pháp triển khai
Để thực hiện việc xây dựng bộ cơ sở dữ liệu nguồn nhân lực khoa học và
công nghệ đã điều tra để quản lý thông tin nguồn nhân lực, cấp tài khoản cho các
cơ quan, đơn vị trong tỉnh khai thác cần thực hiện các việc sau:
- Lập kế hoạch triển khai các bước của đề án.
- Thực hiện việc phân tích, đánh giá các yếu tố cần thiết của dữ liệu
nguồn nhân lực KHCN.
- Tiến hành phân tích và thiết kế cơ sở dữ liệu đảm bảo tính đúng đắn
và tính tiên tiến.
- Thực hiện thiết kế hệ thống giao diện người dùng và quản trị của hệ
thống.
- Tiến hành xây dựng hệ thống.
- Thực hiện kiểm thử từng module của hệ thống.
- Thử nghiệm hệ thống trên bộ cơ sở dữ liệu đã có sẵn trước đó và dữ
liệu mới được điều tra.
2. Dự toán kinh phí xây dựng
Căn cứ pháp lý để dự toán: Công văn số 2589/BTTTT-ƯDCNTT, ngày 24
tháng 08 năm 2011 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc Hướng dẫn xác định
chi phí phát triển, nâng cấp phần mềm nội bộ.
Bảng 01: Sắp xếp thứ tự ưu tiên các yêu cầu chức năng của phần mềm
Tên phầnmềm:Cơ sở dữ liệu nguồn nhân lực khoa học và công nghệ
TT
Mô tả yêu cầu
Phân loại
Ghi chú
1.
Thiết kế cơ sở dữ liệu (MS SQL)
cơsởdữliệu
Phức tạp
2.
Module Backend - Phân quyền người
dùng
dữliệuđầuvào
Đơn giản
3.
Module Quản trị nội dung
dữliệuđầuvào
Phức tạp
4.
Module Tìm kiếm nhân lực
dữliệuđầura
Đơn giản
5.
Module Báo cáo – thống kê
dữliệuđầura
Đơn giản
Bảng 02: Bảng chuyển đổi yêu cầu chức năng sang trường hợp sử dụng (usecase)
Tên phầnmềm:Cơ sở dữ liệu nguồn nhân lực khoa học và công nghệ
TT
1
Tên Use-case
Thiết kế cơ sở dữ liệu (MS
SQL)
2
Trang chủ
3
Phân quyền người dùng
4
Đăng nhập/Đăng xuất hệ
thống
Tên
tác
nhân
chính
Tên
tác
nhân
phụ
user
admin Thiết kế cơ sở dữ liệu
Mô tả trường hợp sử dụng
Hiển thị thông tin:
- Thống kê về Tổng nguồn
nhân lực KHCN theo
Tỉnh/Quận/Huyện, biểu đồ
user
admin
phát triển nguồn nhân lực
KHCN trên địa bàn
- Liên kết đến các website
khác
Phân quyền chi tiết người
admin user
dùng
Cho phép đăng nhập/đăng
user
admin
xuất hệ thống
Mức
độ cần
thiết
B
B
B
B
5
Quản lý phiếu điều tra nhân
lực
admin user
Cho phép thêm, xóa, cập nhật
phiếu điều tra
B
6
Quản lý nhân lực KHCN
admin user
Cho phép thêm, cập nhật nhân
lực KHCN
B
7
Quản lý quá trình phát triển
của nhân lực
admin user
Cho phép theo dõi quá trình
phát triển của một nhân lực
trong một khoảng thời gian
B
8
Quản lý danh mục cơ quan,
đơn vị
admin user
Cho phép thêm, xóa, sửa danh
mục cơ quan, đơn vị (một cơ
quan có thể có nhiều đơn vị)
B
9
Quản lý danh mục Quận,
Huyện, Thành phố
admin user
Cho phép thêm, xóa, cập nhật
danh mục Quận, Huyện, TP
B
10
Quản lý danh mục Chuyên
ngành
admin user
Cho phép thêm, xóa, cập nhật
danh mục các chuyên ngành
nhân lực KHCN hoạt động
B
B
11
Quản lý danh mục nơi cấp
bằng (Đại học, Học viện)
admin user
Cho phép thêm, xóa, cập nhật
danh mục các nơi cấp bằng
cho nhân lực KHCN (các
trường Đại học, học viên...)
12
Quản lý danh mục Xếp loại
bằng cấp
admin user
Cho phép thêm, xóa, cập nhật
danh mục xếp loại bằng cấp
B
13
Quản lý danh mục Loại hình
đào tạo
admin user
Cho phép thêm, xóa, cập nhật
danh mục loại hình đào tạo
của nơi cấp bằng
B
14 Quản lý danh mục ngoại ngữ
admin user
Cho phép thêm, xóa, cập nhật
danh mục ngoại ngữ hiện có
B
15 Quản lý danh mục chức vụ
admin user
Cho phép thêm, xóa, cập nhật
danh mục chức vụ
B
16 Quản lý Thông tin tài khoản
user
Cho phép cập nhật thông tin
admin tài khoản(tên, địa chỉ, điện
thoại, ảnh đại diện...)
B
17 Tìm kiếm nhân lực
user
18 Báo cáo
user
19 Thống kê
user
Cho phép tìm kiếm nguồn
nhân lực theo tên, chức vụ,
admin
chuyên ngành, quận, huyện,
TP, học hàm, học vị…
Cho phép xuất báo cáo dạng
file về nguồn nhân lực KHCN
theo Tỉnh/Tp, Quận/Huyện,
admin
Cơ quan; theo năm, khoản
thời gian; theo chuyên ngành,
học hàm, học vị…
Cho phép thống kê về nguồn
nhân lực KHCN theo
Tỉnh/Tp, Quận/Huyện, Cơ
admin
quan; theo năm, khoản thời
gian; theo chuyên ngành, học
hàm, học vị…
B
B
B
Bảng 03: Bảng tính toán điểm các tác nhân (actors) tương tác, trao đổi thông
tin với phần mềm
Tên phầnmềm:Cơ sở dữ liệu nguồn nhân lực khoa học và công nghệ
TT
Loại Actor
1
Đơn giản
2
Trung bình
3
Phức tạp
Cộng (1+2+3)
Ghi chú:
Số tác
nhân
Điểm của
từng loại
tác nhân
Ghi chú
Thuộc loại giao diện của
chương trình
17
1
17
Giao diện tương tác hoặc
phục vụ một giao thức hoạt
động
0
2
0
Giao diện đồ họa
4
3
12
Mô tả
29
TAW
Điểmcủatừngloạitácnhân=SốtácnhânxTrọngsố
Trongđó:
TT
Trọngsốđượcquiđịnhnhưsau:
Loại Actor
Trọng số
1
Đơn giản
1
2
Trung bình
2
3
Phức tạp
3
Bảng 04: Bảng tính toán điểm các user-case
Tên phầnmềm:Cơ sở dữ liệu nguồn nhân lực khoa học và công nghệ
Số trường hợp sử
dụng
Điểm của từng
loại trường hợp sử
dụng
Đơn giản
17
17 x 5 x 1 = 85
Trung bình
0
0
Phức tạp
4
4 x 15 x 1 = 60
Đơn giản
0
0
Trung bình
0
0
Phức tạp
0
0
Đơn giản
0
0
Trung bình
0
0
Phức tạp
0
0
TBF
145
STT
1
2
3
Loại
B
M
T
Cộng 1+2+3
Ghi chú: Điểm của từng loại trường hợp sử dụng được tính theo công thức:
Điểm của từng
loại trường hợp
Trọng số và hệ số
sử dụng
=
Số trường hợp sử
dụng
Trọng số
x
Hệ số BMT
x
Trọng số và hệ số BMT được quy định như sau:
TT
Loại trường hợp sử dụng
1
B
Đơn giản
Trung bình
Trọng số
Hệ số BMT
5
1
10
1
Phức tạp
15
1
5
1,2
Trung bình
10
1,2
Phức tạp
15
1,2
5
1,5
Trung bình
10
1,5
Phức tạp
15
1,5
2
M
Đơn giản
3
T
Đơn giản
Bảng 05: Bảng tính toán hệ số phức tạp kỹ thuật công nghệ
Tên phầnmềm:Cơ sở dữ liệu nguồn nhân lực khoa học và công nghệ
TT
Các hệ số
Trọng sô
Giá trị xếp
hạng
I Hệ số KT-CN (TFW)
1 Hệ thống phân tán
Kết quả
13
2
0
0
1
0
0
3 Hiệu quả sử dụng trực tuyến
1
1
1
4 Độ phức tạp của xử lý bên trong
1
2
2
5 Mã nguồn phải tái sử dụng được
1
2
2
6 Dễ cài đặt
0,5
2
1
7 Dễ sử dụng
0,5
2
1
8 Khả năng chuyển đổi
2
1
2
9 Khả năng dễ thay đổi
1
2
2
10 Sử dụng đồng thời
1
2
2
2
Tính chất đáp ứng tức thời hoặc yêu cầu đảm
bảo thông lượng
11 Có các tính năng bảo mật đặc biệt
1
0
0
12
Cung cấp truy nhập trực tiếp tới các phần
mềm của các hãng thứ ba
1
0
0
13
Yêu cầu phương tiện đào tạo đặc biệt cho
người sử dụng
1
0
0
0,73
II Hệ số phức tạp về KT-CN (TCF) = 0.6 + (0.01 x TFW)
Ghichú:
-Hệsốkỹthuật–
côngnghệ(TFW)tạicộtKếtquả(đơnvịtính:giátrị)đượcxácđịnhtheocông thức:
13
T ∑Q
i
F
W xTS
i
=
i=1
Trong đó:
- Qi
:Giátrịxếphạngcủahệsố
thứ
i
trong
13
hệ
số
Giátrịxếphạngđượcxácđịnhtrongkhoảngtừ0đến5vớiýnghĩa:
thànhphần.
0=Khôngquantrọng;
5=Cóvaitròtácđộngcănbản;
- TSi: Trọng số tương ứng của hệ số thứ i trong 13 hệ số thành phần
Bảng 06: Bảng tính toán hệ số tác động môi trường và nhóm làm việc, hệ số
phức tạp môi trường
Tên phầnmềm:Cơ sở dữ liệu nguồn nhân lực khoa học và công nghệ
I.Dựkiếntrìnhđộvàkinhnghiệmcầncócủanhâncônglaođộng
TT
Kỹ năng
Điểm đánh giá
1
2
3
4
Kỹ năng lập trình
3
ASP.NET , MS SQL, C#
3
Kiến thức về phần mềm
15
Frontpage
3
IIS
3
Win 2000/XP
3
LAN
3
Internet
3
Hiểu biết về qui trình và kinh nghiệm thực tế (ghi rõ loại)
11
Có áp dụng qui trình phát triển phần mềm theo mẫu RUP và có
hiểu biết về RUP hoặc quy trình phát triển phần mềm tương
đương
1
Có kinh nghiệm về ứng dụng tương tự
3
Có kinh nghiệm về hướng đối tượng
3
Có khả năng lãnh đạo Nhóm
1
Có tính cách năng động
3
Loại khác (ghi rõ loại)
0
II.Tínhtoánhệsốtácđộngmôitrườngvànhómlàmviệc,hệsốphứctạpvềmôitrường,xácđịnhđ
ộổnđịnhkinhnghiệmvànộisuythờigianlaođộng(P)
TT
Các hệ số tác động môi trường
I
Hệ số tác động môi trường và nhóm làm
việc (EFW)
Trọng
số
Giá trị
xếp
hạng
Độ ổn
định
Kết quả
kinh
nghiệm
23,5
Đánh giá cho từng thành viên
1
Có áp dụng qui trình phát triển phần mềm
theo mẫu RUP và có hiểu biết về RUP hoặc
quy trình phát triển phần mềm tương đương
1,5
5
7,5
1
2
Có kinh nghiệm về ứng dụng tương tự
0,5
3
1,5
0,1
3
Có kinh nghiệm về hướng đối tượng
1
3
3
0,6
4
Có khả năng lãnh đạo Nhóm
5
Tính chất năng động
0,5
5
2,5
0,6
1
5
5
1
Đánh giá chung cho Dự án
6
Độ ổn định của các yêu cầu
2
5
10
1
7
Sử dụng các nhân viên làm bán thời gian
-1
3
-3
0
8
Dùng ngôn ngữ lập trình loại khó
-1
3
-3
0
II
Hệ số phức tạp về môi trường (EF): 1,4 + (-0,03 x EFW)
III
Độ ổn định kinh nghiệm (ES)
4,3
IV
Nội suy thời gian lao động (P)
20
0,695
Ghi chú:
8
E ∑
F
W xTS
i
=
Mi
i=1
EF = 1,4 + (-0,03 x EFW)
8
E ∑Sinoisuy
S
=
i=1
Trongđó
Sinoisuy :Giátrịnộisuytươngứngcủa8hệsốthànhphần,cụthể
Kếtquả
Giátrịnộisuy
≤0
0
>0
0,05
>1
>2
>3
0,1
0,6
1
-Thờigianlaođộng(P)đượcxácđịnhtrêncơsởnộisuyđộ
ổnđịnhkinhnghiệm(đơnvịtính: giờ),cụthểnhưsau:
ES
Giátrịnộisuy(P)
<1
48
≥1
32
≥3
20
Bảng 07: BẢNGTÍNHTOÁNGIÁTRỊPHẦNMỀM
Tên phầnmềm:Cơ sở dữ liệu nguồn nhân lực khoa học và công nghệ
TT
Hạng mục
Diễn giải
Giá trị
Ghi chú
I
Tính điểm trường hợp sử
dụng (Use-case)
1
Điểm Actor (TAW)
Bảng 03
29
Bảng 03
2
Điểm Use-case (TBF)
Bảng 04
145
Bảng 04
3
Tính điểm UUCP
UUCP = TAW +TBF
174
4
Hệ số phức tạp về KT-CN
(TCF)
TCF = 0,6 + (0,01 x
TFW)
0,73
5
Hệ số phức tạp về môi trường
(EF)
EF = 1,4 + (-0,03 x
EFW)
0,695
6
Tính điểm AUCP
II
Nội suy thời gian lao động
(P)
Bảng 05
Bảng
phần II
06,
Bảng
phần II
06,
AUCP = UUCP x TCF
88,2789
x EF
III Giá trị nỗ lực thực tế (E)
IV
Mức lương lao động bình
quân (H)
V
Giá trị phần mềm nội bộ (G)
P : người/giờ/AUCP
E = 10/6 x AUCP
H: người/giờ
G = 1,4 x E x P x H
20
147,1315
16.088
66.275.384
Tổng cộng: 66.275.384 (đồng)
Làm tròn:66.275.000 (đồng)
(Bằng chữ: Sáu mươi sáu triệu hai trăm bảy mươi lăm ngàn đồng )
Ghi chú: Mức lương lao động bình quân (H) = (2,34 x 1.210.000)/22ngày/8giờ =
16.088đồng
IV. Dự toán kinh phí thực hiện đề án
1. Kinh phí do Sở Lao động Thương binh và Xã hội lập dự toán
Tổng kinh phí: 803.726.000 đồng(chi tiết kèm Phụ lục 1)
(Bằng chữ: Tám trăm lẻ ba triệu, bảy trăm hai mươi sáu nghìn đồng)
2. Kinh phído Sở KH&CN đề xuất phối hợp Sở LĐ,TB&XH:
Tổng kinh phí: 498.302.989đồng(chi tiết kèm Phụ lục 2)
(Bằng chữ: Bốn trăm chín mươi tám triệu, Ba trăm lẻ hai nghìn, chín trăm tám
mươi chín đồng)
• Dự toán kinh phí phối hợp điều tra cho các năm tiếp theo
Tổng kinh phí: 26.515.149(chi tiết kèm Phụ lục 2a)
(Bằng chữ: Hai mươi sáu triệu, năm trăm mười lăm nghìn, một trăm bốn mươi
chín đồng)
3. Kinh phído Sở Khoa học và Công nghệtự tổ chức điều tra:
Tổng kinh phí: 1.411.442.047(chi tiết kèm Phụ lục 3)
(Bằng chữ: Một tỷ, bốn trăm mười một triệu, bốn trăm bốn mươi hai nghìn,
không trăm bốn mươi bảy đồng)
Phần thứ ba
GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
I. Giải pháp
1. Giải pháp kết hợp
a. Tổ chức thực hiện
* Sở Khoa học và Công nghệ
- Sở Khoa học và Công nghệ xin chủ trương UBND tỉnh cho xây dựng đề án
Điều tra nguồn nhân lực KH&CN trên địa bàn tỉnh;
- Xây dựng đề án, lấy ý kiến các ngành liên quan, hoàn chỉnh đề án trình
UBND tỉnh phê duyệt;
- Xây dựng phương án và lập mẫu phiếu điều tra
- Thực hiện in phiếu điều tra.
- Cấp phiếu điều tra cho Sở Lao động Thương Binh và Xã hội
- Thu phiếu điều tra, xử lý và làm sạch phiếu
- Xây dựng cơ sở dữ liệu phiếu điều tra
- Nhập phiếu điều tra
- Tổ chức vận hành, cung cấp tài khoản cho các huyện, thị xã, thành phố
khai thác sử dụng.
* Sở Lao động Thương Binh và Xã hội
- Tiếp nhận phiếu điều tra từ Sở Khoa học và Công nghệ;
- Tổ chức điều tra theo chương trình điều tra cung cầu lao động theo định kỳ
của Sở.
- Bàn giao phiếu điều tra (sau khi kết thúc đợt điều tra)
b. Nhận xét:
Ưu điểm:
- Tiết kiệm kinh phí điều tra;
- Có sẵn đội ngũ điều tra viên chuyên nghiệp vì đã điều tra theo chương trình
điều tra cung cầu lao động theo định kỳ;
- Tránh gây phiền hà cho đối tượng được điều tra do phải cung cấp thông tin
cho nhiều cuộc điều tra;
- Tiết kiệm thời gian triển khai điều tra.
Nhược điểm:
- Sự phối hợp giữa 2 đơn vị phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan
2. Giải pháp Sở KH&CN tự thực hiện
a. Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức thực hiện
- Sở Khoa học và Công nghệ xin chủ trương UBND tỉnh cho xây dựng đề án
Điều tra nguồn nhân lực KH&CN trên địa bàn tỉnh;
- Xây dựng đề án, lấy ý kiến các ngành liên quan, hoàn chỉnh đề án trình UBND
tỉnh phê duyệt;
- Xây dựng phương án và lập mẫu phiếu điều tra
- Thực hiện in phiếu điều tra.
- Phối hợp các huyện, thị xã, thành phố thuê điều tra viên từ cơ sở (các Trưởng,
phó thôn)
- Tổ chức Tập huấn cho điều tra viên;
- Kí hợp đồng và cấp phiếu điều tra viên;
- Thu phiếu điều tra, xử lý và làm sạch phiếu
- Xây dựng cơ sở dữ liệu phiếu điều tra
- Nhập phiếu điều tra
- Tổ chức vận hành, cung cấp tài khoản cho các huyện, thị xã, thành phố khai
thác sử dụng.
b. Nhận xét
Ưu điểm:
- Sở Khoa học và Công nghệ chủ động triển khai các cuộc điều tra
Nhược điểm:
- Kinh phí điều tra cao do phải thuê nhân viên điều tra từ cơ sở.
- Gây phiền hà cho đối tượng được điều tra do phải cung cấp thông tin cho
nhiều cuộc điều tra;
- Thời gian triển khai chậm do phải thực hiện nhiều thủ tục, phối hợp nhiều cơ
quan, đơn vị trong tỉnh trong quá trình triển khai.
II. Tổ chức thực hiện
* Sở Khoa học và Công nghệ:
- Trong năm 2017, Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì tổ chức xây dựng các
chỉ tiêu điều tra, in phiếu điều tra, phối hợp với Sở Lao động, Thương binh và Xã
hội để tổ chức điều tra.
- Xây dựng chương trình phối hợp hàng năm hoặc định kỳ giữa Sở Khoa học
và Công nghệ và Sở Lao động Thương binh và Xã hội (ưu tiên theo chương trình
điều tra cung cầu lao động của Sở Lao động Thương binh và Xã hội).
* Sở Lao động Thương binh và Xã hội:
Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ triển khai thực hiện tốt cuộc điều
tra trong năm 2017; Tham gia xây dựng chương trình phối hợp điều tra theo định
kỳ, đảm bảo số liệu điều tra khách quan nhất.
* UBND các huyện thị xã, thành phố trong tỉnh: Phối hợp trong việc thực
hiện tuyên truyền, phổ biến mục đích của cuộc điều tra này.
Phần thứ tư
KẾT LUẬN, ĐỀ NGHỊ
I. Kết luận
Tổ chức việc thực hiện điều tra thống kê nguồn nhân lực khoa học và công
nghệtrên toàn tỉnh là thật sự cần thiết trong thời điểm hiện nay. Sở Lao động
Thương binh và xã hội thực hiện điều tra theo dự án điều tra cung cầu lao động
theo định kỳ là điều kiện thích hợp để Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp triển
khai, tiết kiệm kinh phí, giảm gánh nặng từ ngân sách.
Bộ số liệu về nhân lực khoa học và công nghệ sẽ phục vụ cho công tác lãnh
đạo, quản lý, dự báo, hoạch định chiến lược, chính sách phát triểnnguồn nhân lực
cho Tỉnh. Đây cũng là cơ sở dữ liệu phục vụ cho việc tra cứu, thống kê, quản lý
nguồn nhân lực khoa học và công nghệ cho từng huyện, thị xã, thành phố để biết
được nguồn nhân lực tập trung chủ yếu ở những ngành nào.
II. Đề nghị
- UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan liên quan phối hợp thực hiện,xây dựng
chương trình phối hợp điều tra hàng năm hoặc định kỳ để có bộ số liệu tin
cậy, trung thực phục vụ cho công các lãnh đạo, quản lý, dự báo, hoạch định
chiến lược kịp thời;
- Cho chủ trương để Sở Khoa học và Công nghệ dành một khoản kinh phí
hàng năm phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội điều tra, cập
nhật những thay đổi của đối tượng đã điều tra, bổ sungnhững đối tượng mới
hàng năm hoặc định kỳ đề có được số liệu thống kê mới nhất, kịp thời phục
vụ cho công tác lãnh đạo, quản lý, dự báo, hoạch định chiến lược cho nguồn
nhân lực KH&CN của tỉnh.
- Chỉ đạo UBND các huyện, thị xã thành phố phối hợp trong việc thực hiện
tuyên truyền, phổ biến mục đích của cuộc điều tra này để có được kết quả tốt
nhất;
PHỤ LỤC 1
DỰ TOÁN KINH PHÍ
SỞ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI ĐỀ XUẤT
Tổng cộng: A + B =666.666.000 + 137.060.000 = 803.726.000 đồng
(Bằng chữ: Tám trăm lẻ ba triệu, bảy trăm hai mươi sáu nghìn đồng)