Tải bản đầy đủ (.doc) (76 trang)

VIE: DỰ ÁN PHÁT TRIỂN CÁC THÀNH PHỐ LOẠI 2, TẠI QUẢNG NAM, HÀ TĨNH VÀ ĐẮK LẮK – TIỂU DỰ ÁN PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ TAM KỲ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (746.86 KB, 76 trang )

Kế hoạch Tái định cư

Giai đoạn tài liệu: Cập nhật
Khoản vay số 3044
Tháng 6 năm 2015

VIE: DỰ ÁN PHÁT TRIỂN CÁC THÀNH PHỐ LOẠI 2, TẠI
QUẢNG NAM, HÀ TĨNH VÀ ĐẮK LẮK – TIỂU DỰ ÁN PHÁT
TRIỂN THÀNH PHỐ TAM KỲ
HỢP PHẦN: HOÀN THIỆN TUYẾN ĐÊ SÔNG BÀN THẠCH

Chuẩn bị bởi: Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam cho Ngân hàng Phát triển Châu Á
Kế hoạch tái định cư này là một tài liệu của bên vay. Những quan điểm được trình bay trong đây có thể
không phải là quan điểm của Ban giám đốc, quản lý hoặc nhân sự của ADB và bản chất có thể là sơ
bộ, tham khảo. Bạn có thể tham khảo trực tiếp tại “Điều khoản sử dụng” của trang web này.


BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TỈNH QUẢNG NAM

Khoản tín dụng số VIE-3044

KẾ HOẠCH TÁI ĐỊNH CƯ
(Giai đoạn tài liệu: Cập nhật)
DỊCH VỤ TƯ VẤN.

Cập nhật Kế hoạch tái định cư và Giám sát thực hiện Kế hoạch tái định cư
cho tiểu dự án thành phố Tam Kỳ

BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
TỈNH QUẢNG NAM


TƯ VẤN

Nguyễn Xuân Nhàn


TIỀN TỆ TƯƠNG ĐƯƠNG
(Tháng 6 năm 2015)
Đơn vị tiền tệ
$1.00

=
=

Đồng (VND)
21.400 VND

GHI CHÚ
(i)

Năm tài chính (FY) của Chính phủ Việt Nam kết thúc ngày 31, tháng 12. Năm tài chính
trước một năm dương lịch chỉ năm mà trong năm đó năm tài chính kết thúc, ví dụ năm
tài chính 2014 kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm 2015.

(ii)

Trong báo cáo này, “$” chỉ Đô la Mỹ.


Bảng từ viết tắt
ADB


Ngân hàng Phát triển Châu Á

BAH

Bị ảnh hưởng

BNN&PTNT

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

BQLDA

Ban Quản lý Dự án

BTN-MT

Bộ Tài nguyên và Môi trường

CRUEIP

Dự án Môi trường Đô thị Miền Trung - ADB

DMS

Khảo sát đo đạc chi tiết

EA

Cơ quan Chủ quản ự án


GAP

Kế hoạch Hành động Giới

GCNQSĐ

Giấy chứng nhận Quyền Sử dụng đất

HTKT

Dự án Hỗ trợ Kỹ thuật

IA

Cơ quan Thực hiện Dự án

IOL

Thống kê thiệt hại

KHTĐC

Kế hoạch Tái định cư

KT-XH

Kinh tế - Xã hội

PHTN


Chương trình Phục hồi Thu nhập

SLĐTBXH

Sở Lao động Thương binh Xã hội

TĐC

Tái định cư

TTPTQĐ

Trung tâm Phát triển Quỹ đất

TVHT

Tư vấn Hỗ trợ Thực hiện Dự án

UBND

Uỷ ban Nhân dân

USD

Đồng Đô la Mỹ

VNĐ

Đồng Việt Nam


4


MỤC LỤC
1. MÔ TẢ DỰ ÁN......................................................................................................................11
1.1. Tổng Quan.........................................................................................................................11
1.2. Các tiểu hợp phần của Thành phố Tam Kỳ.......................................................................11
1.3. Mục tiêu của kế hoạch tái định cư.....................................................................................12
1.4. Các biện pháp nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực..........................................................13
2. PHẠM VI THU HỒI ĐẤT VÀ TÁI ĐỊNH CƯ..........................................................................13
2.1. Các hộ Bị ảnh hưởng........................................................................................................14
2.2. Thu hồi đất.........................................................................................................................14
2.3. Nhà Bị ảnh hưởng.............................................................................................................15
2.4. Vật kiến trúc Bị ảnh hưởng................................................................................................15
2.5. Cây trồng bị ảnh hưởng.....................................................................................................16
2.6. Ảnh hưởng đối với tài sản công........................................................................................16
2.7. Ảnh hưởng đối với tài sản công........................................................................................16
2.8. Ảnh hưởng đối với di tích/di sản văn hóa và khu vực bảo tồn.........................................16
2.9. Tình trạng pháp lý về quyền sử dụng đất của hộ gia đình bị ảnh hưởng........................16
3. ĐIỀU TRA KINH TẾ XÃ HỘI.................................................................................................17
3.1. Điều kiện KT-XH khu vực Dự án.......................................................................................17
3.1.1. Nhân khẩu học................................................................................................................17
3.1.2. Tỷ lệ nghèo đói...............................................................................................................18
3.1.3. Trình độ học vấn.............................................................................................................19
3.1.4. Nguồn thu nhập..............................................................................................................19
3.1.5. Tiện nghi sinh hoạt và tài sản.........................................................................................20
5- Đầu CD/DVD.........................................................................................................................21
3.1.6. Nước, Vệ sinh và Nguồn năng lượng............................................................................21
3.1.7. Thành viên của các tổ chức xã hội.................................................................................22

3.1.8. Tham gia vào các hoạt động kinh tế..............................................................................22
3.2. Kinh tế - xã hội của 2 phường bị ảnh hưởng bởi tiểu dự án............................................23
3.2.1. Kinh tế - xã hội của các hộ ảnh hưởng..........................................................................23
3.2.2. Dân tộc............................................................................................................................24
3.2.3. Trình độ học vấn,............................................................................................................24
3.2.4. Nghề nghiệp....................................................................................................................24
3.2.5. Thu nhập.........................................................................................................................25
3.2.6. Tỷ lệ nghèo.....................................................................................................................25
3,2,7, Vấn đề Giới.....................................................................................................................25
3.2.8. Hộ có phụ nữ làm chủ hộ...............................................................................................26
3.2.9. Hỗ trợ từ Hội Phụ nữ......................................................................................................26
4. THAM VẤN VÀ PHỔ BIẾN THÔNG TIN..............................................................................27
4.1. Công bố thông tin..............................................................................................................27
4.1.1. Phổ biến thông tin và tham vấn trong quá trình chuẩn bị RP........................................27
4.1.2. Phổ biến thông tin và tham vấn trong quá trình cập nhật RP........................................27
4.2. Tham vấn cộng đồng.........................................................................................................28
4.2.1. Làm việc với chính quyền địa phương...........................................................................28
4.2.2. Tham vấn với các hộ bị ảnh hưởng...............................................................................28
5. GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI......................................................................................................31
6. KHUNG CHÍNH SÁCH VÀ PHÁP LÝ VỀ TÁI ĐỊNH CƯ......................................................33
6.1. Các bộ luật nhà nước có liên quan...................................................................................33
5


6.2. Quy định của Quảng Nam về thu hồi đất và tái định cư...................................................34
6.3. Yêu cầu và chính sách an toàn xã hội của ADB...............................................................35
6.4. Nguyên tắc của Dự án.......................................................................................................35
6.5. Chính sách về tính hợp lệ.................................................................................................37
6.6 Khung Tái định cư...............................................................................................................37
6.7 Sự thống nhất về chính sách tái định cư của Chính phủ Việt Nam và ADB.....................38

7. QUYỀN LỢI, HỖ TRỢ VÀ LỢI ÍCH.....................................................................................40
Ma trận quyền lợi......................................................................................................................40
8. DI DỜI...................................................................................................................................50
8.1. Các phương án di dời........................................................................................................50
8.2 . Các khu Tái định cư..........................................................................................................50
9. PHỤC HỒI THU NHẬP.........................................................................................................52
9.1. Sự cần thiết phải có Chương trình phục hồi thu nhập......................................................52
9.2. Chương trình nông nghiệp................................................................................................53
9.3. Đào tạo...............................................................................................................................54
9.4. Buôn bán/dịch vụ kinh doanh nhỏ.....................................................................................54
9.5. Tiếp cận tín dụng...............................................................................................................55
9.6. Ngân sách cho chương trình phục hồi thu nhập...............................................................55
10. NGÂN SÁCH VÀ KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH.........................................................................55
10.1. Nguồn ngân sách.............................................................................................................55
10.2. Khảo sát giá thay thế.......................................................................................................55
10.3. Chi phí Tái đinh cư..........................................................................................................57
11. TỔ CHỨC THỰC HIỆN......................................................................................................58
11.1. Ủy Ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam (UBND tỉnh)............................................................58
11.2. Ủy ban Nhân dân thành phố Tam Kỳ...............................................................................58
11.3. Ban Quản lý Dự án (BQLDA )..........................................................................................58
11.4. Trung tâm Phát triển Quỹ đất Thành phố........................................................................59
11.5. Chính quyền địa phương ( phường/xã)...........................................................................59
11.6. Các tổ chức đoàn thể địa phương...................................................................................60
11.7. Tư vấn hỗ trợ thực hiện...................................................................................................60
12. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN....................................................................................................61
13. GIÁM SÁT VÀ BÁO CÁO...................................................................................................61
13.1. Giám sát nội bộ................................................................................................................61
13.2. Giám sát và đánh giá độc lập..........................................................................................63

6



DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Tỷ lệ mất đất nông nghiệp của hộ gia đình.............................................................14
Bảng 2.2. Các loại đất bị ảnh hưởng của dự án......................................................................14
Bảng 2.3. Diện tích nhà bị ảnh hưởng.....................................................................................15
Bảng 2.4: Ảnh hưởng vật kiến trúc...........................................................................................15
Bảng 2.5. Ảnh hưởng cây cối, hoa màu...................................................................................16
Bảng 3-1: Dân số trong Khu vực Dự án...................................................................................17
Bảng 3-2: Tỷ lệ nghèo đói ở khu vực dự án.............................................................................18
Bảng 3-3: Nguồn thu nhập chính của các hộ gia đình bị ảnh hưởng ở 2 tiểu hợp phần........19
Bảng 3-4: Nguồn thu nhập phụ chủ yếu của các hộ bị ảnh hưởng.........................................20
Bảng 3-5: Thu nhập hàng tháng trung bình của các hộ bị ảnh hưởng....................................20
Bảng 3-6: Tiện nghi sinh hoạt và tài sản của hộ bị ảnh hưởng...............................................21
Bảng 3-7: Thành viên hộ gia đình chịu trách nhiệm tạo ra thu nhập chính.............................22
Bảng 4-1: Làm việc với chính quyền địa phương và các bên liên quan.................................28
Bảng 4-2: Thông tin tham vấn cộng đồng................................................................................29
Bảng 6-1: Sự khác biệt giữa các quy định của Chính phủ và Chính sách của ADB và các
biện pháp xử lý sự khác biệt....................................................................................................38
Bảng 7-1: Ma trận Quyền lợi....................................................................................................41
Bảng 8-1: Đặc điểm của các Khu Tái định cư ở thành phố Tam Kỳ........................................51
Bảng 9-1: Các biện pháp phục hồi thu nhập đã được đưa vào chính sách tái định cư của Dự
án...............................................................................................................................................52
Bảng 9-2: Ước tính số người tham gia Chương trình Kế hoạch Tái định cư..........................55
Bảng 9-3: Ước tính số lượng người tham gia theo hoạt động do người hưởng lợi lựa chọn 55
Bảng 10-1. Tóm tắt khảo sát giá thay thế................................................................................56
Bảng 10-2. Kinh phí bồi thường...............................................................................................57
Bảng 12-1: Lịch trình thực hiện................................................................................................61

DANH MỤC SƠ ĐỒ/BIỂU ĐỒ

Sơ đồ 1-1: Các tiểu hợp phần - Hoàn thiện và nâng cấp đê sông Bàn Thạch.......................12
Biểu đồ 3-1: Trình độ học vấn của các chủ hộ.........................................................................19
Biểu đồ 3-2: Vệ sinh..................................................................................................................21
Biểu đồ 3-3: Thành viên của các tổ chức xã hội......................................................................22
Biểu đồ 3-4. Trình độ học vấn của chủ hộ................................................................................24
Biểu đồ 3-5. Nghề nghiệp của các chủ hộ gia đình bị ảnh hưởng..........................................24
Biểu đồ 3-6. Nguồn thu nhập chính của hộ ảnh hưởng...........................................................25
Sơ đồ 5-1: Quy trình giải quyết khiếu nại tại thành phố Tam Kỳ.............................................32
Sơ đồ 8-1: Vị trí của các khu Tái định cư ở thành phố Tam Kỳ...............................................51

Tổng Quan
7


Mô tả dự án: Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhận được một
khoản vay từ Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) để chi phí cho dự án phát triển các thành
phố loại II. Dự án sẽ tài trợ để cải thiện môi trường đô thị thông qua 11 tiểu dự án cơ sở hạ
tầng ở ba thành phố loại 2 trong khu vực miền trung của Việt Nam là Buôn Ma Thuột (tỉnh
Đắk Lắk), Hà Tĩnh (tỉnh Hà Tĩnh) và Tam Kỳ (tỉnh Quảng Nam).
Các tiểu dự án sẽ bao gồm (i) quản lý chất thải rắn (SWM) để cải thiện chất lượng
môi trường; (ii) nâng cấp đường đô thị để cải thiện kết nối và sơ tán trong thiên tai; và (iii)
hoàn thiện hệ thông đê ngăn lũ, kênh thoát nước, điều tiết lưu vực và chống lũ. Dự án tối ưu
hóa bằng cách đầu tư thêm vào cơ sở hạ tầng bảo vệ và thoát lũ thông qua một dự án trước
đó (CRUEIP) của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB). Dự án nhằm phát triển cơ sở hạ tầng
đô thị và cải thiện, bảo vệ môi trường bền vững trước tác động của biến đổi khí hậu
Trong số 3 thành phần, hai thành phần có thu hồi đất, bao gồm (i) Gói TK-01: Ban
sông Thạch đê; và (ii) Gói TK-02: đường Điện Biên Phủ.
Phạm vi của kế hoạch tái định cư: Kế hoạch tái định cư này được cập nhật cho
Gói TK-01: Bàn Thạch sông đê điều, dựa trên RP gốc chuẩn bị trong PPTA và xác nhận bởi
ADB, thiết kế kỹ thuật của gói TK-1 được phê duyệt, kết quả của DMS, thực hiện tham vấn

với AP và khảo sát chi phí thay thế.
Phạm vi ảnh hưởng của tiểu dự án: Tổng diện tích đất bị ảnh hưởng là 99,639.3
m2, trong đó đất phi Nông nghiệp (Đất ở Đô thị) là 2,244,3 m2 (chiếm 2.25%) và đất Nông
nghiệp là 97,395.0 m2 (97.75%); trong đất Nông nghiệp, Đất trồng lúa 83,867.7 m2
(84.17%); đất trồng cây hàng năm 3,219.2 m2 (3.23 %); đất trồng cây lâu năm 9,560.5 m2
(9.6%); và đất nuôi trồng thủy sản (đất ao) 747.6 m2 (0.8%).
Trong tổng số 265 hộ gia đình/tổ chức bị ảnh hưởng của Dự án, có 201 hộ thuộc đối
tượng bị ảnh hưởng nặng, trong đó có 20 hộ gia đình bị ảnh hưởng nhà và 181 hộ ảnh
hưởng từ 10% đất sản xuất trở lên.
Điều kiện kinh tế-xã hội: Trong số 264 hộ, quy mô gia đình trung bình là 3,8 thành
viên cho một dân số bị ảnh hưởng của 1,003 người. Nông nghiệp (trồng trọt) là lĩnh vực lao
động chính trong thành phần đê sông với 50% số hộ gia đình làm nông nghiệp. Tất cả các
hộ là từ các nhóm dân tộc Kinh; không có các thành viên của dân tộc thiểu số đã được tìm
thấy trong số các hộ BAH. Có 16 hộ gia đình do phụ nữ làm chủ hộ, 20 hộ gia đình là các hộ
gia đình có người già neo đơn và người tàn tật làm chủ hộ và 13 hộ thuộc diện nghèo.
Tham vấn cộng đồng và phổ biến thông tin: Họp và tham vấn cộng đồng đã được
tổ chức ở mỗi xã bị ảnh hưởng trong suốt quá trình chuẩn bị và thực hiện tiểu dự án. Những
cuộc họp này nhằm phổ biến chính sách bồi thường, biện pháp phục hồi và hỗ trợ; những ý
kiến tham vấn của các hộ gia đình về đơn giá bồi thường đối với tài sản bị ảnh hưởng, kế
hoạch thực hiện dự án, công bố kết quả áp dụng đơn giá bồi thường, quyền lợi và giải thích
đối với những thắc mắc và cơ chế giải quyết khiếu nại. Sổ tay thông tin dự án (PIB) cũng đã
được chuyển đến các hộ gia đình và cộng đồng họ.
Cơ chế giải quyết khiếu nại: Cơ chế giải quyết khiếu nại 4 cấp rõ ràng được thiết
lập nhằm giải quyết những khiếu nại từ những hộ gia đình bị ảnh hưởng liên quan đến thu
hồi đất, tái định cư và bồi thường một cách nhanh chóng và thỏa đáng. Các hộ gia đình có
quyền đưa ra bất kỳ khiếu nại nào đối với yêu cầu thu hồi đất, tái định cư, chính sách bồi
thường, quyền lợi, tỷ giá và thanh toán bồi thường, chiến lược và thủ tục tái định cư cũng
như những chương trình hỗ trợ phục hồi khác. Trong thủ tục giải quyết khiếu nại, Ủy ban
nhân dân xã, phường và các tổ chức xã hội đóng vai trò điều giải ở cấp xã trong khi Ủy ban
nhân dân huyện sẽ chịu trách nhiệm giải quyết khiếu nại ở cấp huyện, và Ủy ban nhân dân

tỉnh ở cấp tỉnh. Tòa án sẽ là cấp cuối cùng giải quyết khiếu nại của những hộ gia đình bị ảnh
8


hưởng. Cơ chế giải quyết khiếu nại sẽ được công bố trước các hộ bị ảnh hưởng trong suốt
quá trình họp và tham vấn cộng đồng.
Khung chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư áp dụng cho dự án được thiết lập
dựa trên luật và những quy định hiện hành của Chính phủ Việt Nam về thu hồi đất, bồi thường, tái
định cư, phục hồi và những chính sách của ADB về tái định cư không tự nguyện được quy định trong
Tuyên bố Chính sách bảo trợ xã hội của ADB (SPS-2009). Trường hợp có bất kỳ khác biệt nào giữa
quy định của Chính phủ Việt Nam và ADB, thì phải áp dụng các quy định, chính sách và thủ tục của
ADB. Khung chính sách tái định cư của dự án được Chính phủ Việt Nam và ADB thiết lập và phê
duyệt dựa trên nguyên tắc đảm bảo công bằng và tối đa hóa lợi ích của người bị ảnh hưởng về quyền
sử dụng đất, cũng như hỗ trợ đặc biệt cho những người nghèo và dễ bị tổn thương để họ có thể cải
thiện cuộc sống của họ sau bồi thường và tái định cư.

Quyền lợi của những người bị ảnh hưởng (APs) được trình bày trong bảng ma trận
quyền lợi trong Kế hoạch tái định cư và phù hợp với những ảnh hưởng được xác định trong
suốt quá trình kiểm kê thiệt hại (DMS) và Khảo sát kinh tế xã hội (SES). Quyền này sẽ được
cập nhật trong suốt quá trình thực hiện dự án. Ma trận quyền lợi này sẽ được áp dụng cho
việc chuẩn bị các phương án bồi thường để đảm bảo việc phục hồi hoặc cải thiện thu nhập
AP 'và đời sống mà bị ảnh hưởng bởi dự án. .
Quyền lợi: Các quyền lợi dự án được thông qua dựa trên SPS 2009 trên IR ADB ',
pháp luật của Chính phủ, Quyết định của UBND tỉnh Quảng Nam về việc thu hồi đất, tái định
cư và hỗ trợ. Các quyền lợi này đã được thảo luận và thống nhất với các hộ trong thời gian
tham vấn cộng đồng. Tất cả bồi thường được dựa trên các nguyên tắc chi phí thay thế. Một
tư vấn thẩm định giá có trình độ đã được tham gia của UBND tỉnh Quảng Nam để thực hiện
một cuộc khảo sát chi phí thay thế (RCS).
Di dời và định cư: Tất cả các hộ bị thu hồi đất thổ cư và vật kiến trúc sẽ được bồi
thường bằng tiền mặt. Đối với 20 hộ phải di dời, họ có thể lựa chọn mua một mảnh đất tại

khu tái định cư hoặc tự di dời.
Khôi phục thu nhập: Ngoài việc được bồi thường đối với đất và tài sản bị thu hồi,
các hộ bị ảnh hưởng cũng sẽ được hỗ trợ bằng tiền mặt dưới các hình thức khác nhau
nhằm ổn định đời sống theo quy định của Chính phủ. Chương trình khôi phục thu nhập sẽ
được chuẩn bị nhằm hỗ trợ bổ sung cho các hộ bị ảnh hưởng nặng, tạo cơ hội cho các hộ
này cải thiện thu nhập thông qua đào tạo và cung cấp đầu vào.
Tổ chức thực hiện: UBND tỉnh Quảng Nam là Cơ quan chủ quản Dự án. BQL Đầu
tư Xây dựng tỉnh Quảng Nam (gọi tắt là BQL) là cơ quan thực hiện Dự án. BQLDA sẽ chịu
trách nhiệm giám sát các hoạt động tái định cư thuộc các Tiểu hợp phần. Tại cấp thành phố,
UBND thành phố Tam Kỳ, cùng với các cơ quan ban ngành khác như Trung tâm phát triển
quỹ đất và chính quyền địa phương chịu trách nhiệm thực hiện kế hoạch tái định cư.
Ngân sách tái định cư (TĐC): Việc bồi thường cho các hộ gia đình bị ảnh hưởng
dựa trên chi phí thay thế tài sản bị ảnh hưởng được xác định bởi các chuyên gia giàu kinh
nghiệm. Tổng ngân sách cho việc thực hiện kế hoạch tái định cư là 44.375.918.789 đồng
tương đương với 2.073.641 USD. Chi phí này bao gồm: (i) Chi phí bồi thường, hỗ trợ cho
các hộ bị ảnh hưởng; (ii) Các chi phí quản lý thực hiện và; (iii) chi phí dự phòng. Uỷ ban
nhân dân tỉnh Quảng Nam có trách nhiệm cung cấp đầy đủ kinh phí và bố trí đúng thời gian
cho việc thanh toán bồi thường. Ban QLDA phối hợp với Trung tâm phát triển quỹ đất thành
phố chịu trách nhiệm về thanh toán trực tiếp các khoản cho các hộ bị ảnh hưởng..
Tiến độ thực hiện: Dự án sẽ được thực hiện trong vòng hơn 4 năm. Dự kiến dự án
được thực hiện vào quý 3 năm 2013 và bắt đầu thi công vào quý 3 năm 2015.
Giám sát và báo cáo: UBND tỉnh chịu trách nhiệm thực hiện giám sát nội bộ thông
qua BQLDA với sự trợ giúp của Tư vấn hỗ trợ thực hiện dự án. BQLDA sẽ đệ trình báo cáo
giám sát hàng quý lên ADB. BQLDA sẽ thuê tuyển Tư vấn giám sát độc lập nhằm xem xét
9


và đánh giá độc lập định kỳ về (i) mức độ đạt được mục tiêu tái định cư; (ii) thay đổi về mức
sống và sinh kế của người dân, (iii) khôi phục điều kiện KT-XH của người bị ảnh hưởng; (iv)
hiệu quả và tính bền vững của các quyền được hưởng và (v) nhu cầu về các biện pháp giảm

thiểu như được yêu cầu. Các báo cáo giám sát độc lập 6 tháng sẽ được đệ trình lên ADB và
BQLDA.

10


1.

MÔ TẢ DỰ ÁN

1.1.

Tổng Quan

1. Phát triển các thành phố loại hai của Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc giảm
khoảng cách chênh lệch về phát triển không gian và kinh tế nhằm đạt được mục tiêu
phát triển và tăng trưởng kinh tế của quốc gia. Tam Kỳ, Buôn Ma Thuột và Hà Tĩnh là 3
thành phố đã được lựa chọn tham gia Dự án phát triển các thành phố loại hai.
2. Các thành phố được lựa chọn có quá trình đô thị hóa nhanh nhưng dịch vụ hạ tầng cơ
sở còn yếu kém. Nền kinh tế của các thành phố này, mặc dù vẫn phụ thuộc vào nông
nghiệp, nhưng cũng có tiềm năng phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ mới.
Nâng cấp đường giao thông đô thị, hệ thống phòng chống lũ lụt, thoát nước và quản lý
chất thải rắn là 3 hợp phần chính thuộc Dự án.
1.2.

Các tiểu hợp phần của Thành phố Tam Kỳ

3. Tam Kỳ là thủ phủ của tỉnh Quảng Nam. Động lực tăng trưởng kinh tế chính của thành
phố cũng như các vùng lân cận là Khu kinh tế Chu Lai. Khu công nghiệp này có diện
tích khoảng 27.000 ha, bao gồm 3.000 ha là đất công nghiệp.

4. Công tác quản lý thiên tai thực sự là một quan ngại của các cộng đồng dân cư vùng
duyên hải tại Tam Kỳ cũng như toàn tỉnh Quảng Nam. Trước đây, Quảng Nam là khu
vực chưa có đầy đủ các hệ thống báo bão, các tuyến đường tránh lũ, cứu hộ cứu nạn.
5. Các tuyến đường và hạ tầng giao thông hiện tại vẫn không đủ hấp dẫn để tăng sức
cạnh tranh của thành phố Tam Kỳ.
6. Để đáp ứng cho những quan ngại trên, thành phố Tam Kỳ đã đề xuất các Tiểu hợp
phần (THP) về xây dựng đường chiến lược và quản lý lũ.



Tiểu hợp phần Quản lý lũ – Hoàn thiện và nâng cấp hệ thống đê sông Bàn Thạch
Xây dựng tuyến đường chiến lược – Đường Điện Biên Phủ.

Tiểu hợp phần Quản lý lũ – Nâng cấp/hoàn thiện tuyến đê sông Bàn Thạch
7. Cần phải hoàn thiện và nâng cấp hệ thông đê sông Bàn Thạch nhằm:
Cải thiện công tác quản lý và phòng chống lũ tại các khu vực dễ bị lũ tại Tam Kỳ,
trong đó có tính đến các nguy cơ ngày càng tăng cao do hiện tượng biến đổi khí
hậu;
 Đảm bảo tăng cường công tác phòng chống lũ có tính đến các yếu tố về xã hội
để sao cho các nhóm dễ bị tổn thương và nhóm dân nghèo ở thành thị cũng được
bảo vệ.

Hoàn thiện các công trình đê mới được bắt đầu xây dựng trong dự án Cải
thiện môi trường đô thị miền Trung (CRUIEP).


8. Tổng chiều dài của tuyến đê là 9,7km. Tuyến đê này sẽ hỗ trợ công tác phòng chống lũ
giữa Quốc lộ 1, phía Tây Bắc của khu dân cư, và đường Nam Quảng Nam ở phía Đông
Nam. Có bốn đoạn, trong đó bao gồm cả các công trình đê mới và nâng cấp tuyến đê
hiện tại. (xem Hình 1.1):



Đoạn 1: từ QL1 đến đường Nguyễn Văn Trỗi, là tuyến đê bằng đất được d ự á n
xây mới có chiều dài 2,5km, cao trình 4,34m so với mặt nước biển;

11








Đoạn 2: Từ khu dân cư Tân Thành đến khu vực dân cư số 6: bao gồm 0,7km
chiều dài tuyến đê mới và đường trải nhựa chưa được hoàn thiện trong dự án
CRUEIP. Đoạn này sẽ được kết nối với tuyến đê hiện tại, nhưng sẽ được nâng
cao trình lên 4,34m so với mặt nước biển bằng cách thi công tường chắn và tạo
cảnh quan;
Đoạn 3: Từ đường Tôn Đức Thắng đến đường Nam Quảng Nam: bao gồm
tuyến đê bằng đất được x ây mới có chiều dài 3.0 km, cao trình 4,28m so với mặt
nước biển.
Đoạn 4 - Nâng cao trình đoạn đê hiện tại được hoàn thiện trong dự án CRUEIP.
Đoạn đê này có chiều dài 3.5km từ cuối đoạn 2 đến đường Tôn Đức Thắng sẽ
được nâng lên cao trình 4,34m so với mực nước biển bằng cách thi công tường
chắn và tạo cảnh quan;

9. Tuyến đê sông Bàn Thạch được xây dựng theo tiêu chuẩn của BNN&PTNT và BTN-MT
về chống biến đổi khí hậu, bao gồm chống sóng cồn và cường độ mưa lớn, với tần xuất
lũ là 40 năm.

Sơ đồ 1-1: Các tiểu hợp phần - Hoàn thiện và nâng cấp đê sông Bàn Thạch

1.3.

Mục tiêu của kế hoạch tái định cư

10. Kế hoạch tái định cư đảm bảo rằng các tiểu dự án sẽ (i) tránh tái định cư không tự
nguyện bất cứ nơi nào có thể; (ii) giảm thiểu tái định cư không tự nguyện bằng cách tìm
hiểu dự án và thiết kế giải pháp thay thế; (iii) nâng cao, hoặc ít nhất khôi phục sinh kế
của tất cả những người phải di dời trong thực tế như trước khi các tiểu dự án cấp; và
(iv) cải thiện mức sống của các nhóm dễ bị tổn thương như người nghèo và các hộ di
dời.
11. Tài liệu này bắt nguồn từ kế hoạch tái định cư gốc được lập cho Dự án phát triển các
thành phố loại 2, tại tỉnh Quảng Nam vào tháng 5 năm 2013 và được cập nhật cho gói
TK-01 - đê sông Bàn Thạch dựa trên thiết kế chi tiết được phê duyệt và dữ liệu thu thập
được từ DMS và kết quả Khảo sát giá thay thế.

12


12. Đây là kế hoạch tái định cư cập nhật (uRP), là tài liệu hướng dẫn và xác định các vấn
đề quan trọng cần giải quyết trong hài hòa chính sách và các yêu cầu của tái định cư
không tự nguyện của ADB với các chính sách của quốc gia và cấp tỉnh. Mối quan tâm
cho tái định cư đã được tích hợp trong tài liệu này và sẽ điều chỉnh thiết kế của tiểu dự
án, thực hiện và giám sát.
13. Kế hoạch tái định cư cập nhật này bao gồm những nội dung sau đây:
i.

Chính sách và hướng dẫn thủ tục thu hồi đất, bồi thường tài sản, tái định cư,
và chiến lược sẽ giúp đảm bảo khôi phục hoàn toàn sinh kế và mức sống của

người bị ảnh hưởng;

ii.

Xác định các hộ gia đình và cộng đồng bị ảnh hưởng xấu bởi các tiểu dự án,
chuẩn bị công tác bồi thường và các biện pháp giảm thiểu liên quan sẽ được
cung cấp cho người bị ảnh hưởng và đảm bảo rằng các biện pháp này sẽ
được thực hiện;

iii.

Một kế hoạch cụ thể về cách mà các hộ bị ảnh hưởng sẽ được tham gia vào
các giai đoạn khác nhau của các tiểu dự án, bao gồm gồm cơ chế giải quyết
khiếu nại; và

iv.

Một ngân sách ước tính để thực hiện tái định cư.

14. Kế hoạch tái định cư được lập nhằm giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực từ tiểu dự
án và đảm bảo các biện pháp giảm thiểu và bồi thường sẽ giúp người bị ảnh hưởng
phục hồi lại ít nhất bằng mức sống mà họ đã có trước dự án. Để thực hiện điều này, kế
hoạch tái định cư nhằm đạt những mục tiêu sau:

1.4.



Xác định khu vực chịu ảnh hưởng từ dự án và những ảnh hưởng tiêu cực đối với
người dân cũng như phạm vi tác động đến tài sản, kinh tế, văn hóa và những tác

động đến sinh kế của họ;



Xác định quyền được bồi thường và hỗ trợ của những người bị ảnh hưởng dựa
trên nguyên tắc giá thay thế và những yêu cầu của luật quốc gia và chính sách
ADB;



Mô tả thủ tục đền bù và hỗ trợ theo chính sách dự án bao gồm cơ chế giải quyết
khiếu nại; và



Mô tả sắp xếp thể chế và những yêu cầu tài chính để thực hiện kế hoạch và giám
sát việc thực hiện kế hoạch tái định cư này.

Các biện pháp nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực

15. Chính quyền địa phương đã xác nhận rằng các hộ nằm trong tiểu dự án đường không
thể xây dựng mới nhà ở hoặc công trình trong khu vực tiểu hợp phần vì gia đình họ là
một phần của quy hoạch tổng thể đã được phê duyệt. Tuy nhiên họ có thể sửa chữa,
cải tạo nhà ở hiện có của họ. Theo chính quyền địa phương, các hộ đã biết các quy
hoạch tổng thể và hạn chế sử dụng đất trong các tiểu hợp phần đó. Điều này cũng đã
được xác nhận bởi những người bị ảnh hưởng trong các buổi tham vấn cộng đồng. Vì
vậy việc lựa chọn các tiểu dự án dựa trên kế hoạch tổng thể góp phần giảm thiểu tái
định cư vì người dân đã không được phép việc xây dựng các công trình kiến trúc trong
những năm qua.
2.


PHẠM VI THU HỒI ĐẤT VÀ TÁI ĐỊNH CƯ

13


16. Quá trình kiểm kê chi tiết đã thu thập dữ liệu trên tất cả các diện tích đất và tài sản (vật
kiến trúc, cây cối, hoa màu) bị ảnh hưởng cũng như các doanh nghiệp bị ảnh hưởng.
Cuộc điều tra cũng thu thập thông tin chi tiết mức sống, sinh kế, thu nhập và trình độ
giáo dục của hộ gia đình.
2.1.

Các hộ Bị ảnh hưởng

17. Kết quả kiểm đếm đo đạc chi tiết cho thấy có số 265 hộ gia đình/tổ chức của 02
phường Tân Thạnh và Hòa Hương, TP Tam Kỳ bị ảnh hưởng bởi dự án, trong đó có
264 hộ và một tổ chức (UBND xã Tân Thạnh). Trong số các hộ ảnh hưởng có 20 hộ gia
đình ảnh hưởng nhà, phải tái định cư; 181 hộ gia đình bị chiếm dụng trên 10% đất sản
xuất. Cả 20 hộ bị ảnh hưởng nhà đều phải tái định cư tại nơi ở mới; trong 181 hộ bị
ảnh hưởng nặng do mất trên 10% đất sản xuất, có 82 hộ mất từ 10 đến 30%, 60 hộ mất
trên 30 đến 70% và 39 hộ mất trên 70% đất sản xuất. Chi tiết số hộ và tỷ lệ mất đất
nông nghiệp thể hiện trong bảng 2.1 dưới đây:
Bảng 2.1. Tỷ lệ mất đất nông nghiệp của hộ gia đình
Tỷ lệ mất đất
NN
10-<30%
30-70%
>70%
Tổng


Tân Thạnh
71
54
39
164

Số hộ
Hòa Hương
11
6
0
17

Tổng
82
60
39
181

Nguồn: Số liệu kiểm kê chi tiết

18. Tổng số nhân khẩu bị ảnh hưởng 1,003 người. Tất cả những người bị ảnh hưởng đều
là dân tộc Kinh, không có người dân tộc thiểu số. Có 16 hộ gia đình có phụ nữ làm chủ
hộ, 20 hộ có người già và tàn tật làm chủ hộ 13 hộ nghèo theo tiêu chuẩn của bộ Lao
động TB&XH
2.2.

Thu hồi đất

19. Tổng diện tích đất bị ảnh hưởng là 99,639.3 m2, trong đó đất phi Nông nghiệp (Đất ở

Đô thị) là 2,244,3 m2 (chiếm 2.25%), diện tích đất ở chỉ ảnh hưởng của phường Hòa
Hương; phạm vi ảnh hưởng đất Nông nghiệp nằm trên địa bàn 2 phường Hòa Hương
và Tân Thạnh với diện tích là 97,395.0 m2 (97.75%). Chi tiết diện tích bị ảnh hưởng các
loại đất như sau: Đất trồng lúa 83,867.75 m2 (84.17%); đất trồng cây hàng năm 3,219.2
m2 (3.23 %); đất trồng cây lâu năm 9,560.5 m2 (9.6%); và đất nuôi trồng thủy sản 747.6
m2 (0.8%).
Bảng 2.2. Các loại đất bị ảnh hưởng của dự án
Stt

Loại đất

Đơn vị tính

Số lượng

Tổng

Tân Thạnh

Hòa Hương

Số lượng

Tỷ lệ (%)

I

Đất phi Nông nghiệp

m2


2.244,30

0

2.244,30

2,25

1

Đất ở Đô thị

m2

2.244,30

0

2.244,30

2,25

II

Đất Nông nghiệp

m2

83.313,75


14.081,20

97.394,95

97,75

2

Đất trồng lúa

m2

75.942,35

7.925,30

83.867,65

84,17

3

Đất trồng cây hàng năm

m2

0

3.219,20


3.219,20

3,23

4

Đất trồng cây lâu năm

m2

6.981,50

2.579,00

9.560,50

9,60

5

Đất nuôi trồng thủy sản

m2

389,90

357,70

747,60


0,75

14


Nguồn: Số liệu kiểm kê chi tiết

2.3.

Nhà Bị ảnh hưởng

20. Có 20 hộ gia đình bị ảnh hưởng nhà đều thuộc khu phố Hương Trà Đông, phường Hòa
Hương. Tổng diện tích nhà bị ảnh hưởng là 1.388,51, tất cả các ngôi nhà bị ảnh hưởng
đều là nhà xây cấp 4.
Bảng 2.3. Diện tích nhà bị ảnh hưởng
Phường
P.Hòa Hương
Tổng cộng

Đơn vị tính

Nhà cấp 4

Tổng số

m2

1,388.51


1,388.51

Hộ

20

20

m2
Hộ

1,388.51

1,388.51

20

20

Nguồn: Số liệu kiểm kê chi tiết

Phân loại nhà được xác định như sau:
- Nhà cấp 4 là nhà kiên cố 1 tầng (chủ yếu xây bằng gạch)
- Nhà tạm là nhà được xây dựng bằng các vật liệu khác như tre, nứa và những vật liệu này sẽ được
thay thế định kỳ (khoảng 5-10 năm phụ thuộc vào loại vật liệu).

2.4.

Vật kiến trúc Bị ảnh hưởng


21. Khối lượng công trình kiến trúc bị ảnh hưởng đã được đo đạc, kiểm đếm nhằm phục vụ
công tác bồi thường tái định cư. Công trình kiến trúc bị ảnh hưởng là các công trình
phụ như: Chuồng chăn nuôi gia súc, gia cầm, mái hiên tạm, tường rào, nền xi
măng….Trong đó đáng lưu ý có 46 ngôi mộ đất phải di dời, bao gồm 45 ngôi mộ vô chủ
và một ngôi mộ có chủ. Số liệu chi tiết các loại ảnh hưởng công trình kiến trúc được thể
hiện chi tiết trong Bảng 2.4.
Bảng 2.4: Ảnh hưởng vật kiến trúc
Stt

Loại công trình kiến trúc

Đơn vị
tính

Số lượng
Tân Thạnh

Tổng số

Hòa Hương

1

Bể nước ngầm

m2

0

25,61


25,61

2

Bê tông

m3

0

11,26

11,26

3

Trụ xây gạch

m3

0

7,00

7,00

4

Chái lợp giấy dầu/tôn/ngói


m2

0

247,55

247,55

5

Chuồng trại chăn nuôi

m2

151,45

6

Đường Bê tông

m2

400,80

7

Tường rào xây

md


11,20

8

Hàng rào thép gai

m2

9

Sân (nền) láng ximăng

10

18,00

169,45

27,00

427,80

995,20

1.006,40

0

187,00


187,00

m2

0

1.175,43

1.175,43

Giếng

Cái

3

5,00

8,00

11

Khối lượng đất đào

m3

311,02

2.343,34


2.654,36

12

Mộ

Cái

46

0

46,00

13

Hồ nuôi cá tường xây

m2

3,00

0

3,00

14

Nhà kho


m2

48,10

0

48,10

15


Nguồn: Số liệu kiểm kê chi tiết

2.5.

Cây trồng bị ảnh hưởng

22. Có nhiều loại cây trồng và hoa màu bị ảnh hưởng, trong đó ảnh hưởng lớn nhất là
79,101.7 m2 đất lúa ,diện tích đất trông hoa màu là 482.8 m2. Về cây cối, có 2,560 cây
ăn quả, 6,402 cây lấy gỗ, 348 cây cảnh các loại bị ảnh hưởng, ngoài ra còn các loại cây
khác như cây dược liệu, cây Công nghiệp… Chi tiết thể hiện tại bảng 2.5.
Bảng 2.5. Ảnh hưởng cây cối, hoa màu
Stt
I
II
III
1
2
3

4
5
6
7
8

Loại cây cối hoa
màu
Cây Lúa
Hoa màu
Cây cối
Cây ăn quả
Cây lấy gỗ
Cây cảnh
Cây Công nghiệp
Cây dược liệu
Sen
Cây gỗ tạp
Cỏ Voi

Đơn vị
tính
m2
m2
Cây
Cây
Cây
Cây
m2
m2

Cây
m2

Số lượng
Tân Thạnh
Hòa Hương
70.746
8.355,80
75,70
406,30
1.106
1.444
99
4
0
5.601,60
412
25,0

1.454,00
4.958,00
249,00
0
3
0
2.036
0

Tổng số
79.101,65

482,00
2.560
6.402
348
4
3
5.601,60
2.448
25,0

Nguồn: Số liệu kiểm kê chi tiết

2.6.

Ảnh hưởng đối với tài sản công

23. Không có hộ kinh doanh và các công ty, xưởng sản xuất bị tác động, ảnh hưởng của
việc thực hiện công tác thu hồi đất, bồi thường và GPMB tiểu Dự án đê sông Bàn
Thạch. Chính vì vậy, trong tiểu hợp phần này không phải thực hiện hỗ trợ đối với thiệt
hại do ngừng, giảm thu nhập sản xuất, kinh doanh.
2.7.

Ảnh hưởng đối với tài sản công

24. Dự án sẽ gây ảnh hưởng đến 400.8 m2 đường bê tông do UBND xã Tân Thạnh quản
lý. Khoản bồi thường này nằm trong chi phí bồi thường, tái định cư của dự án và sẽ
được chi trả cho UBND xã Tân Thạnh.
2.8.

Ảnh hưởng đối với di tích/di sản văn hóa và khu vực bảo tồn


25. Dự án không ảnh hưởng đến di tích lịch sử, di sản văn hóa hay khu bảo tổn thiên
nhiên, khu dự trữ sinh quyển, rừng phòng hộ...
2.9.

Tình trạng pháp lý về quyền sử dụng đất của hộ gia đình bị ảnh hưởng

26. Kế quả kiểm kê xác nhận rằng 20 hộ bị ảnh hưởng đất ở đều đã được cấp giấy chứng
nhận QSDĐ, 244 hộ có đất nông nghiêp bị ảnh hưởng không có giấy chứng nhận
QSDĐ nhưng họ có quyền sử dụng và có thể hợp pháp hóa quyền SDĐ và có đủ điều
kiện được bồi thường theo quy định của pháp luật.
27. Tuy theo tình trạng pháp lý của việc sở hữu đất mà việc áp dụng mức bồi thường sẽ
khác nhau; và tùy thuộc vào tỷ lệ % mất đất nông nghiệp khác nhau mà viẹc áp dụng
các biện pháp hỗ trợ cũng khác nhau đây là cách mà dự án áp dụng nhằm đảm bảo
quyền lợi của người bị ảnh hưởng và đảm bảo công bằng trong công tác bồi thường tái
16


định cư. Chi tiết về việc áp dụng chính sách quyền lợi được trình bầy trong (Bảng 7-1:
Ma trận Quyền lợi).

3.

ĐIỀU TRA KINH TẾ XÃ HỘI

28. Dữ liệu điều tra tình hình KT-XH tổng thể được thực hiện năm 2013 cho cả 2 tiểu hợp
phần (i) Hoàn thiện và nâng cấp hệ thống đê sông Bàn Thạch và (ii) Xây dựng tuyến
đường chiến lược – Đường Điện Biên Phủ. Dữ liêu KT – XH phục vụ cập nhật RP của
tiểu dự án được thực hiện năm 2014 tại 2 phường và điều tra đối với 100% hộ bị ảnh
hưởng kết quả điều tra được thề hiện tại mục 3.2. Kinh tế - xã hội của 2 phường bị ảnh

hưởng bởi tiểu dự án
3.1.

Điều kiện KT-XH khu vực Dự án

29. Điều tra tình hình KT-XH của các hộ bị ảnh hưởng bởi 2 Tiểu hợp phần đã được tiến
hành từ tháng 2 đến tháng 3 năm 2013. Cuộc điều tra này đã thu thập các dữ liệu về
điều kiện sống của 25,3% hộ bị ảnh hưởng (220 hộ được khảo sát trong tổng số 869
hộ). Kết quả điều tra sẽ cung cấp dữ liệu cơ sở về một số chỉ số nhằm đánh giá những
thay đổi về đời sống của hộ bị ảnh hưởng sau khi tái định cư.Kết quả điều tra tổng hợp
được trình bày trong các bảng dưới đây.
30. Có 6 phường (An Mỹ, An Xuân, Phước Hòa, An Phú, Hòa Hương và Tân Thạnh) trong
khu đô thị thành phố Tam Kỳ và một xã (Tam Phú) nằm trong vùng nông thôn của thành
phố sẽ bị ảnh hưởng bởi 2 Tiểu hợp phần của Dự án. Đoàn Tư vấn lưu ý rằng việc sử
dụng đất trong 2 tiểu hợp phần này chủ yếu vẫn là nông nghiệp, trừ đoạn đầu tiên của
Đường Điện Biên Phủ nằm trong khu vực dân cư đông đúc.
3.1.1. Nhân khẩu học
31. Tam Kỳ là thủ phủ của tỉnh Quảng Nam thuộc khu vực Duyên hải miền Trung Việt Nam.
Dân số của thành phố vào năm 2011 vào khoảng 108.661 người. Ba trong các phường
bị ảnh hưởng ở khu đô thị có dân số đông đúc, trong khi phường An Phú, ở phía Bắc
sông Bàn Thạch và 2 xã thuộc vùng nông thôn có mật độ dân số thấp hơn nhiều.
32. Động lực phát triển kinh tế cốt lõi của thành phố Tam Kỳ và vùng lân cận là Khu kinh tế
Chu Lai tại huyện Núi Thành, cách thành phố Tam Kỳ 20km. Đây là một vùng rộng lớn
với diện tích là 27.000ha, trong đó có 3.000ha là đất công nghiệp. Khu đất này trải dài
đến ranh giới huyện Thăng Bình về phía tây bắc, giáp với huyện Bình Sơn ở phía Nam,
với huyện Núi Thành ở phía Tây và với Biển ở phía đông. Khu Kinh tế Chu Lai được
thành lập năm 2003 (ban đầu chủ yếu phát triển ở khu phía nam)
Bảng 3-1: Dân số trong Khu vực Dự án
Dân số năm
2011

Thành phố Tam Kỳ
Phường An Mỹ

108.661

Diện tích
Mật độ
2
2
(km )
(người/km )
92,82
1,171

Số hộ

Trung bình
số người/hộ

N/A

N/A

14.176

1,98

7,497

2.955


4.8

Phường Phước Hòa
Phường An Phú

5.139

0,64

8,008

1.170

4.4

7.387

14,62

505

2.090

3.5

Xã Tam Thanh

5.257


20,56

826

N/A

N/A

17


Xã Tam Phú

8.048

16,63

484

2.345

3.4

3.1.2. Tỷ lệ nghèo đói
33. Chuẩn nghèo mới áp dụng cho giai đoạn 2011-2015 đã được Thủ tướng Chính phủ ban
hành theo quyết định 09/2011 của Thủ tướng Chính phủ ngày 30.1.2011. Tại khu vực
nông thôn, các hộ gia đình thuộc diện nghèo nếu như thu nhập trung bình của hộ nhỏ
hơn hoặc bằng 400.000 đồng/người/tháng (hoặc 500.000 đồng/người/tháng đối với khu
vực thành thị). Tronggiai đoạn 2005-2010, chuẩn nghèo được áp dụng cho các hộ có
thu nhập 200.000 đồng/người/tháng đối với khu vực nông thôn và 260.000

đồng/người/tháng đối với khu vực thành thị. Vì thế, trong giai đoạn 2009 - 2011, tỷ lệ hộ
nghèo gia tăng trong phần lớn các khu vực do có sự thay đổi về chuẩn nghèo. Quyết
định này cũng xác định tiêu chuẩn dành cho “hộ cận nghèo”, đó là những hộ có thu
nhập từ 401.000 - 550.000 đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn và 501.000-650.000
đồng/người/tháng ở khu vực thành thị).
34. Theo chuẩn nghèo trên, các hộ có thể đăng ký hộ nghèo với chính quyền địa phương.
Nếu được chính quyền địa phương xác nhận hộ nghèo, các hộ sẽ nhận được giấy
chứng nhận người nghèo cho phép họ nhận được nhiều phúc lợi xã hội hơn bao gồm
giảm phí các dịch vụ và chăm sóc sức khỏe. Những hộ gia đình không thuộc diện
nghèo sẽ không được hưởng các phúc lợi trên.
35. Tỷ lệ nghèo đói trong khu vực Dự án, đặc biệt thấp hơn tỷ lệ trung bình ở vùng Bắc
trung bộ và Duyên hải phía Nam của tỉnh Quảng Nam cũng như của toàn quốc. Vào
năm 2010, tỷ lệ nghèo của thành phố Tam Kỳ thấp hơn mức trung bình của tỉnh Quảng
Nam (tương ứng là 7,93% với 24%). Tỷ lệ nghèo toàn quốc thời điểm đó là 14,2%
(6,9% ở khu vực thành thị và 17,4% ở khu vực nông thôn).
36. Vào năm 2012, các phường đô thị An Mỹ, Phước Hòa trong trung tâm thành phố với tỷ
lệ hộ nghèo lần lượt là 3,29% và 4,27%. Tỷ lệ này thấp hơn đáng kể so với tỷ lệ của cả
thành phố Tam Kỳ (7,93%). Các phường An Phú, xã Tam Thanh và Tam Phú – thuộc
khu vực nông thôn của thành phố Tam Kỳ với tỷ lệ nghèo lần lượt là 9,7%, 13,4% và
13,15% có tỷ lệ nghèo cao hơn vào năm 2012.
Bảng 3-2: Tỷ lệ nghèo đói ở khu vực dự án

Tỉnh Quảng Nam
Thành phố Tam Kỳ
Phường n Mỹ
Phường Phước Hòa
Phường n Phú
An Xuân
Tân Thạnh
Hòa Hương

Xã Tam Phú
Khu vực Bắc Trung bộ
và Duyên hải phía Nam
Toàn Việt Nam

Tỷ lệ nghèo 2008

Tỷ lệ nghèo 2012

Tỷ lệ nghèo 2014

19.6%
8.49%

24.0%*
7.93%*
3.29%
4.27%
9.70%

19.2%

13.15%
20.4%*

12.1%
2.02%
0.96%
1.21%
2.34%

0.99%
0.66%
1.5%
4.3%
12.2%

13.4

14.2%*

6.0%

13.40%

18


Khu vực thành thị
Khu vực nông thôn

6.9%*
17.4%*

6.7%
16.1%

* Khảo sát mức sống tại Việt Nam năm 2010 dựa trên chuẩn nghèo mới của Chính phủ áp dụng cho giai đoạn 2011 - 2015
SLĐTBXH và Niên giám thống kê thành phố Tam Kỳ năm 2014

3.1.3. Trình độ học vấn

37. Ở cả hai Tiểu hợp phần, hầu hết các hộ bị ảnh hưởng được khảo sát đều có trình độ
học vấn cấp 2, hoặc cấp 3. Các hộ bị ảnh hưởng bởi Tiểu hợp phần đê sông Bàn
Thạch có trình độ học vấn thấp hơn, trong khi đó các hộ bị ảnh hưởng bởi Tiểu hợp
phần Đường Điện Biên Phủ, một phần dân cư sống tại khu vực đô thị hóa, có trình độ
học vấn cao hơn.
38. Trong các hộ bị ảnh hưởng, phụ nữ thường có trình độ học vấn thấp hơn nam giới với
tỷ lệ trình độ cấp 1 hoặc chưa hết cấp 1 cao hơn nam giới.
Biểu đồ 3-1: Trình độ học vấn của các chủ hộ

3.1.4. Nguồn thu nhập
39. Nông nghiệp là nghề chủ yếu của các hộ bị ảnh hưởng bởi Tiểu hợp phần đê sông Bàn
Thạch với 50% thành viên các hộ tham gia vào các hoạt động sản xuất nông nghiệp.
Với các hộ bị ảnh hưởng bởi Tiểu hợp phần đường Điện Biên Phủ, có một bộ phận dân
cư sinh sống trong khu vực thành thị, thì nguồn thu nhập chính của họ từ buôn bán,
lương làm thuê và lương công chức lần lượt là 27,7%, 17,6% và 16,2%.
Bảng 3-3: Nguồn thu nhập chính của các hộ gia đình bị ảnh hưởng ở 2 tiểu hợp phần

Tiểu hợp phần

Các hộ
được điều
Tra

Nông
nghiệp

Số
hộ

Số

hộ

%

Kinh
doanh

Lương
(làm
thuê)

%

Số
hộ

%

Số
hộ

%

Số
hộ

7

9,2


2

2,6

13

27,7 13

8,8

26

Tuyến đê sông
76
Bàn Thạch

100

38

50

Đường Điện
Biên Phủ

100

25

16,9 41


148

Dịch
vụ

Lương
(Công
chức)

Lương
hưu

%

Số
hộ

%

Số
hộ

17,1 11

14,5

3

3,9


2

2,6

17,6 24

16,2 15

10,1

4

2,7

%

Số
hộ

Lao
động
phổ
thông

%

19



Tổng

224

100

63

28,1 48

21,4 15

6,7

39

17,4 35

15,6 18

8,0

6

2,7

40. Nông nghiệp là nguồn thu ngập chính quan trọng của các hộ bị ảnh hưởng ở cả 2 Tiểu
hợp phần (34,8%). Thu nhập tư buôn bán, dịch vụ, lương làm thuê và viên chức cũng là
một nguồn quan trọng.
Bảng 3-4: Nguồn thu nhập phụ chủ yếu của các hộ bị ảnh hưởng

Tiểu hợp phần

Số hộ
được
điều tra
Số
hộ

Tuyến đê
sông Bàn
Thạch
Đường Điện
Biên Phủ
Tổng

Nông
nghiệp

Dịch vụ

Lương
(làm thuê
cho tư
nhân)

Số
hộ

%


Số
hộ

%

22,37

1

1,3

5

6,6

4

5,3

21,6 29

19,59

1

0,7

6

4,1


12

8,1

16,5 46

20,54

2

0,9 11

4,9

16

7,1

Số
hộ

%

Số
hộ

%

100 29


38,2 15

19,7

5

6,6

17

148 100 49

33,1 19

12,8

32

224 100 78

34,8 34

15,2

37

76

Khác


%

%

%

Lao
động
phổ
thông

Lương
(công
chức)
Số
hộ

Số
hộ

%

Số
hộ

Kinh
doanh

41. Thu nhập trung bình hàng tháng của các hộ bị ảnh hưởng được điều tra cao hơn gấp

2-3 lần chuẩn nghèo (xem Bảng 3.5). Thu nhập trung bình của các hộ bị ảnh hưởng bởi
Tiểu hợp phần đường Điện Biên Phủ ở khu đô thị cao hơn (các hộ ở khu vực chủ yếu
là kinh doanh buôn bán.
Bảng 3-5: Thu nhập hàng tháng trung bình của các hộ bị ảnh hưởng
Thu nhập của hộ hàng tháng

Số hộ
được điều
tra

Nguồn chính

Các nguồn

Tuyến đê sông Bàn Thạch

76

3 650 000

5 251 842

Đường Điện Biên Phủ

148

4 086 149

6 021 486


Tổng

224

3 938 170

5 760 357

Tiểu Hợp phần

Chuẩn nghèo đối khu
vực thành thị (Trung
bình mỗi hộ có 4,5
người)

2 250 000

3.1.5. Tiện nghi sinh hoạt và tài sản
42. Liên quan đến tiện nghi sinh hoạt và tài sản của hộ bị ảnh hưởng, Bảng 3.6 dưới đây
trình bày các loại tiện nghi sinh hoạt và tài sản của các hộ được điều tra. Cuộc điều tra
tiện nghi sinh hoạt và tài sản của hộ bị ảnh hưởng cho thấy, các hộ bị ảnh hưởng đều
có các tiện nghi sinh hoạt thiết yếu hàng ngày. Tỷ lệ hộ có xe máy và ti vi cao (lần lượt
là 82,9% và 89,5% với các hộ ở Tiểu hợp phần tuyến đê sông Bàn Thạch và 82,4% và
90,5% với Tiểu hợp phần Đương Điện Biên Phủ).
43. Ngoài ra, nhìn chung không có nhiều hộ có tiện nghi sinh hoạt cao cấp. Chỉ có khoảng
40,8% và 41,9% số hộ bị ảnh hưởng bởi 2 Tiểu hợp phần nêu trên có tủ lạnh; tương tự
có 25% và 26.4% số hộ có máy tính. Tỷ lệ người dân có thể tiếp cận với các dịch vụ

20



thông tin liên lạc rất cao với 89,5% (tuyến đê sông Bàn Thạch) và 91,2% (Đường Điện
Biên Phủ.
Bảng 3-6: Tiện nghi sinh hoạt và tài sản của hộ bị ảnh hưởng
Loại tài sản

Loại tài sản

%

%

Loại tài sản

%

Hợp phần A (Tuyến đê sông Bàn Thạch)
1- Xe đạp

97,4

6- Máy bơm nước

43,4

11- Máy khâu

2- Xe máy

82,9


7- Nồi cơm điện

100

12- Xe tải

3- Ô tô

1,3

8- Điện thoại di động

89,5

13- Máy phát điện

4- Ti vi

89,5

9- Điện thoại bàn

23,7

14 – Máy vi tính

5- Đầu CD/DVD

77,6


10-Tủ lạnh

40,8

17,1
2,6
23,7
25

Hợp phần B (Đường Điện Biên Phủ)
1- Xe đạp

93,9

6- Máy bơm nước

52,7

11- Máy khâu

2- Xe máy

82,4

7- Nồi cơm điện

100

12- Xe tải


3- Ô tô

1,4

8- Điện thoại di động

91,2

13- Máy phát điện

18,9

4- Ti vi

90,5

9- Điện thoại bàn

30,4

14 – Máy vi tính

26,4

84,5

10-Tủ lạnh

41,9


5- Đầu CD/DVD

12,2
0

3.1.6. Nước, Vệ sinh và Nguồn năng lượng
44. Tình trạng cấp nước khác nhau tùy thuộc vào vị trí của mỗi Tiểu hợp phần.Liên quan
đến nước sạch dùng để uống và đun nấu, tất cả các hộ bị ảnh hưởngcông trình đê đều
dung nước từ nước mưa và nước giếng. Các hộ bị ảnh hưởng thuộc Tiểu hợp phần
đường Điện Biên Phủ sống ở khu đô thị đều được tiếp cận với nước máy từ hệ thống
cấp nước của thành phố, trong khi đó các hộ còn lại dung nước giếng (cả giếng khơi và
giếng sâu). Các hộ bị ảnh hưởng đều cho rằng chất lượng nguồn nước tạm ổn.
45. Liên quan đến cấp nước tắm giặt,hiện trạng cấp nước cũng khác nhau giữa các hộ bị
ảnh hưởng bởi các Tiểu hợp phần khác nhau. Các hộ bị ảnh hưởng bởi công trình đê
sử dụng nước từ giếng và sông, trong khi đó các hộ ở Tiểu hợp phần đường Điện Biên
Phủ lại chủ yếu dùng nước giếng và nước máy. Chi tiết xem Hình 3-4.
46. Liên quan đến vệ sinh, hầu hết các hộ trong Tiểu hợp phần đường Điện Biên Phủ đều
có nhà vệ sinh, trong khi đó các hộ thuộc Tiểu hợp phần đê sông Bàn Thạch thì dùng
cả hố xí đào, nhà vệ sinh trên sông và nhà vệ sinh khép kín. Ít có hộ nào không có nhà
vệ sinh riêng.
Biểu đồ 3-2: Vệ sinh

21


47. Tất cả các hộ ở cả hai Tiểu hợp phần đều sử dụng điện lưới quốc gia, điện dùng cho
chiếu sáng. Gỗ và ga dùng để nấu ăn.
3.1.7. Thành viên của các tổ chức xã hội
48. Trong khu vực nông thôn, hầu hết các hộ gia đình đều có thành viên tham gia hội phụ

nữ và hội nông dân.Những tổ chức này hỗ trợ và tư vấn cho các hộ gia đình. Các tổ
chức này cũng có thể được huy động nhằm hỗ trợ cho công tác bồi thường và khôi
phục thu nhập. Một số hộ cũng là thành viên của các nhóm tiết kiệm.
Biểu đồ 3-3: Thành viên của các tổ chức xã hội

3.1.8. Tham gia vào các hoạt động kinh tế
49. Trong các hộ được khảo sát, chủ hộ, vợ/chồng chủ hộ và con cái trưởng thành đảm
nhiệm tạo ra nguồn thu nhập chính của hộ. Con cái trưởng thành cũng đóng góp thêm
vào thu nhập cho cha mẹ. Chỉ có 2,2% hộ có chủ hộ là người mang lại nguồn thu nhập
chính do đó phụ nữ cũng tham gia vào các hoạt động kinh tế như nam giới.
Bảng 3-7: Thành viên hộ gia đình chịu trách nhiệm tạo ra thu nhập chính

22


Tiểu hợp
phần

Số hộ Chỉ có chủ hộ
Chủ hộ và
được
tạo ra nguồn vợ/chồng tạo ra
điều tra
thu nhập
nguồn thu nhập
chính
chính
Hộ

Con cái

trưởng thành
tạo ra nguồn
thu nhập
chính

%

Hộ

%

Hộ

%

Chủ hộ,
vợ/chồng chủ hộ
và con cái đảm
nhiệm tạo ra
nguồn thu nhập
chính
Hộ
%

Khác

Hộ

%


Tuyến đê
sông Bàn
Thạch
Đường Điện
Biên Phủ

76

4

5,3

45

59,2

0

0

25

32,9

2

2,6

148


1

0,7

80

54,1

0

0

61

41,2

6

4,1

Tổng

224

5

2,2

125


55,8

0

0

86

38,4

8

3,6

3.2.

Kinh tế - xã hội của 2 phường bị ảnh hưởng bởi tiểu dự án

50. Tổng diện tích tự nhiên của 2 phường bị ảnh hưởng bởi dự án là 916,69 ha, trong đó
diện tích đất ở là 72.43 ha (chiếm 7,57%), đất trồng cây hàng năm 574,96 ha (chiếm
62,83%) đất chuyên dùng 251,98ha (chiếm 27.4,49%), đất chưa sử dụng 19.32ha
(chiếm 0,02%). Đất đất sản xuất chiếm phần lớn diện tích trong cơ cấu diên tích đất
(62,83%) đất chuyên dùng cũng chiếm trên ¼ (27,49) tổng diện tích đất của các
phường. Việc nghiên cứu thiết kế dự án đã lựa chọn phương án tối ưu nhằm giảm
thiểu việc thu hồi đất sản xuất tuy nhiên vẫn có những hộ chịu tác động nặng mất trên
10% diện tích sản xuất. Tất cả các trường hợp này đã được thống kê đầy đủ và có
trương trình hỗ trợ phục hồi cụ thể (xem chi tiết mục 5.3. Chương trình phục hồi thu
nhập và phát triển sinh kế).
51. Tổng dân số của 2 phường trong vùng dự án là 4.694 hộ với tổng số nhân khẩu là
18.391 người. Trong đó, người dân tộc kinh chiếm chiếm đa số với (97,2%). dân tộc

Hán chiếm 0,28%. .. Dự án chỉ tác động đến các hộ dân kinh, không ảnh hưởng đến
người dân tộc thiểu số.
52. Sinh kế của người dân trong 2 phường của dự án khá đa dạng bao gồm sản xuất nông
nghiệp, buôn bán dịch vụ và thương mại số rất ít các hộ gia đình có ham gia hoạt động
làm thuê. Có 1104 hộ (23.529%) có tham gia sản xuất nông nghiệp; 2889 hộ (61.55%)
hoạt động thương mại dịch vụ; 495 hộ (10.55%) là các hộ cán bộ công chức, giáo viên
và khoảng 4,3% là các hộ tham gia các hoạt động làm thuê..Cả 2 phường đều là khu
vực đô thị nên sinh kế của họ phần lớn (61,55%) dựa vào các hoạt động thương mại
dịch vụ. Hoạt động nông nghiệp với 1104 hộ chiếm 23,52% và 10.56% là hộ gia đinh có
sinh kế chính từ lương của công chức nhà nước.
53. Số hộ nghèo trên tổng số hộ của phường Tân Thạnh là 15 hộ chiếm tỷ lệ 0,01%, sô hộ
nghèo phường Hòa Hương là 38 hộ chiếm (0,02%).
54. Cơ sở hạ tầng xã hội của các phường/phường khá tốt, 100% số hộ trong phường sử
dụng điện lưới quốc gia, hệ thống giao thông đã được trải nhựa hoặc bê tông, hệ thống
trường học, trạm y tế đã được kiên cố hóa đáp ứng nhu cầu của người dân.
55. Tất cả hộ gia đình nơi đây đều dễ dàng tiếp cận hệ thống chợ và các trung tâm hành
chính. Để đi đến chợ trung bình mất khoảng 15 phút với khoảng cách từ 1- 4 km để đến
chợ. Khoảng cách trung bình đi đến các trung tâm hành chính 2,5 km với thoài gian di
chuyển 10 phút đề đến các trung tâm hành chính.
3.2.1. Kinh tế - xã hội của các hộ ảnh hưởng
23


56. Thu thập thông tin Kinh tế - Xã hội được tiến hành song song quá trình DMS. Việc thu
thu thập thông tin KT-XH của những hộ gia đình bị ảnh hưởng vào từ đầu tháng 8 năm
2014 và kết thúc vào cuối tháng 11 năm 2014. Tham vấn lãnh đạo địa phương, các
nhóm xã hội và những hộ gia đình bị ảnh hưởng cũng được tiến hành trong suốt quá
trình này.
57. Việc thu thập thông tin kinh tế xã hội được tiến hành trên 100% những hộ gia đình bị
ảnh hưởng. Như vậy việc thu thập thông tin kinh tế - xã hội được thực hiện tại 264 hộ

gia đình của 2 phường bị ảnh hưởng. Số liệu thống kê cho thấy có 248 chủ hộ là nam
giới (chiếm 93,94%) và 16 chủ hộ là nữ giới (chiếm 6,06%). Tổng số nhân khẩu trong
các hộ gia đình bị ảnh hưởng là 1,003 người, Trong đó nam 507 người (50.6%), nữ 495
người (49.4%). Số nhân khẩu trung bình của hộ là 3,8 người/hộ.
3.2.2. Dân tộc
58. Theo số liệu thống kê (năm 2014) từ UBND 2 phường bị ảnh hưởng bởi dự án, khu vực
dự án có 2 nhóm dân tộc gồm dân tộc Kinh và dân tộc Hán. Dân tộc kinh chiếm
(97,2%). dân tộc Hán chiếm 0,28% dân số. Không có hộ dân tộc thiểu số nào bị ảnh
hưởng bởi dự án.
59. Không phải thực hiện kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số do dự án không ảnh hưởng
đến đồng bào dân tộc thiểu.
3.2.3. Trình độ học vấn,
60. Khảo sát KT-XH cho thấy trình độ học vấn của các chủ hộ không cao. Chủ hộ chưa học
hết tiểu học chiếm 6,4%; học hết tiểu học (28,7%); trình độ Trung học cơ sở 53,6%;
trình độ Phổ thông trung học (7,1%). Trên phổ thông trung (trên cấp 3) chiếm 4,3%.
Biểu đồ 3-4. Trình độ học vấn của chủ hộ

3.2.4. Nghề nghiệp
61. Nghề nghiệp của chủ hộ gia đình bị ảnh hưởng chủ yếu là nông nghiệp các nghề khác
chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Số chủ hộ làm nông nghiệp là 171hộ (53,4%), chủ hộ đã nghỉ hưu 9
hộ (4,5%), chủ hộ là cán bộ công chức làm việc trong các cơ quan chính phủ 22 hộ
(14,4%), 17 (10,6%) chủ hộ buôn bán nhỏ và 45 chủ hộ (17,1%) làm thuê tự do.
Biểu đồ 3-5. Nghề nghiệp của các chủ hộ gia đình bị ảnh hưởng

24


3.2.5. Thu nhập
62. Nguồn thu nhập chính của người bị ảnh hưởng tại hai phường vẫn là nông nghiệp với
153 hộ chiếm 58,0%; 27 hộ (10,2%) có thu nhập chính từ kinh doanh dịch vụ; 33 hộ

(12,5%) có thu nhập chính từ lương công chức; 31 hộ (11,7%) có thu nhập chính từ lao
động làm thuê; và 20 hộ có thu nhập chính từ lương hưu hoặc trợ cấp xã hội.
Biểu đồ 3-6. Nguồn thu nhập chính của hộ ảnh hưởng

63. Thu nhập bình quân đầu người tại 2 phường bị ảnh hưởng là 14,670.000 đồng/năm.
Thu nhập bình quân của phường Hòa Hương là 27.000.000 đồng và phường Tân
Thạnh là 12.000.000 đồng/năm.
3.2.6. Tỷ lệ nghèo
64. Theo tiêu chuẩn xác định hộ nghèo, có 13 trong số 264 hộ gia đình bị ảnh hưởng là hộ
gia đình nghèo. Đây là các hộ sẽ được hỗ trợ đặc biệt trong quá trình thực hiện kế
hoạch tái định cư của dự án.
3,2,7, Vấn đề Giới
65. Các dự án phát triển có thể tác động khác nhau lên nam giới và nữ giới. Tác động lên
phụ nữ thường không được chú ý tới khi các biện pháp giảm thiểu chỉ chú trọng đến
chủ hộ mà không chú ý đến các thành viên khác của hộ gia đình. Quy trình bồi thường
thu hồi đất có xu hướng bỏ qua người phụ nữ nếu như việc bồi thường không được
thực hiện chi trả cho cả vợ và chồng chủ hộ. Các hộ do phụ nữ làm chủ thường đối mặt

25


×