Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Luyện từ và câu: Dấu gạch ngang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (66.65 KB, 4 trang )

Thứ ba, ngày 19 tháng 02 năm 2019
Luyện từ và câu
DẤU GẠCH NGANG
I.Mục tiêu
1. Kiến thức: Nắm được tác dụng của dấu gạch ngang (ND Ghi nhớ).
2. Kĩ năng:
- Nhận biết và nêu được tác dụng của dấu gạch ngang trong bài văn (BT1, mục III).
- Viết được đoạn văn có dùng dấu gạch ngang để đánh dấu lời đối thoại và đánh dấu phần chú thích
(BT2, mục III).
3. Thái độ: Rèn tính cẩn thận, trình bày vở sạch đẹp.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: sách, máy chiếu, thước, bảng
PHIẾU THẢO LUẬN
Đoạn văn có chứa dấu gạch ngang
Tác dụng của dấu gạch ngang
a. Thấy tôi sán đến gần, ông hỏi tôi:
……………………………………
- Cháu con ai?

- Thưa ông, cháu là con ông Thư.
……………………………………
DUY KHÁN

……………………………………

b. Con cá sấu này màu da xám ngoét như da cây bần, gai lưng
……………………………………
mọc chừng ba đốt ngón tay, trông dễ sợ. Cái đuôi dài – bộ

phận khỏe nhất của con vật kinh khủng dùng để tấn công – đã
……………………………………


bị trói xếp vào bên mạng sườn.

Theo ĐOÀN GIỎI ……………………………………

……………………………………

c. Để quạt điện được bền, người dung nên thực hiện các biện
……………………………………
pháp sau đây:

- Trước khi bật quạt, đặt quạt nơi chắc chắn để chân quạt
……………………………………
tiếp xúc đều với nền.

- Khi điện đã vào quạt, tránh để quạt bị vướng víu, quạt
……………………………………
không quay được sẽ làm nóng chảy cuộn dây trong quạt.

- Hằng năm, tra dầu mỡ vào ổ trục, bộ phận điều khiển
……………………………………
hướng quay của quạt, nhung không nên tra quá nhiều, vì dầu …
mỡ sẽ chảy vào trong làm hỏng dây bên trong quạt.
……………………………………
- Khi không dung, cất quạt vào nơi khô, mát, sạch sẽ, ít bụi

bặm.
……………………………………
Theo PHẠM ĐÌNH CƯƠNG

……………………………………


……………………………………

……………………………………

……………………………………



HS: bảng con, sách giáo khoa, vở, bút chì
III. Các hoạt động dạy học
1.HĐ 1: Khởi động
Mục tiêu: ôn lại kiến thức cũ bài mở rộng vốn từ cái đẹp
Tiến hành:
- Tìm những từ ngữ thể hiện vẻ đẹp của bà trong đoạn văn sau:
Thanh bước xuống dưới giàn thiên lí. Có tiếng người đi, rồi bà mái tóc bạc phơ, chống gậy
trúc ở ngoài vườn vào. Thanh cảm động và mừng rỡ, chạy lại gần.
- Cháu đã về đấy ư?
Bà thôi nhai trầu, đôi mắt hiền từ dưới làn tóc trắng nhìn cháu, âu yếm và mến thương:
- Đi vào trong nhà kẻo nắng, cháu!
- 1 HS trả lời- 1 HS nhận xét
- Từ ngữ nào thể hiện vẻ đẹp bên ngoài của bà?
- HS trả lời-HS nhận xét
- Từ ngữ nào thể hiện vẻ đẹp bên trong tâm hồn và tính cách của bà?
- 1 HS trả lời
- Gv nhận xét
- Trong đoạn văn những dấu câu nào đã được học?
- 1hs trả lời- HS nhận xét
- Giới thiệu bài
2.HĐ 2: Hình thành kiến thức

Mục tiêu: Giúp hs nắm được tác dụng của dấu gạch ngang.
Tiến hành:
BT 1
- 1 hs đọc yêu cầu bài tập 1- Cả lớp đọc thầm.
- HS làm cá nhân
- Trong đoạn a những câu nào có sử dụng dấu gạch ngang?
- Hs trả lời - HS nhận xét.
- Ở phần b câu nào có chứa dấu gạch ngang?
- 1 HS trả lời- HS nhận xét
- Trong câu này có mấy dấu gạch ngang?
- 1 HS trả lời- HS nhận xét
- Ở phần c có mấy câu sử dụng dấu gạch ngang?
- HS trả lời
- Em có nhận xét gì về vị trí của các dấu gạch ngang trong các đoạn văn trên?
- HS trả lời – HS nhận xét
- GV nhận xét
BT2 (làm phiếu thảo luận)
- 1 HS đọc yêu cầu bài 2
- Thảo luận nhóm 4 làm vào phiếu thảo luận
- GV phát phiếu
- HS làm phiếu
- Đại diện nhóm trình bày thảo luận ở phần a
- Lời của nhân vật ở đây gồm những ai?


- 1 HS trả lời- HS nhận xét
- Đại diện nhóm trình bày thảo luận ở phần b
- Hãy nêu phần chú thích.
- 1 HS nêu- HS nhận xét
- Bộ phận đứng trước phần chú thích là gì?

- 1 HS trả lời- HS nhận xét
- Phần chú thích giúp em hiểu điều gì?
- 1 HS trả lời- HS nhận xét
- Tác dụng của dấu gạch ngang trong phần c
- Đại diện nhóm trình bày - HS nhận xét
GV nhận xét: mỗi 1 ý liệt kê đều được đánh dấu bằng 1 dấu gạch ngang đầu dòng.
- Em có nhận xét gì về sự giống và khác nhau giữa đoạn a và c?
- HS trả lời- HS nhận xét
GV: Cũng cùng có dấu hai chấm, theo sau là các dấu gạch ngang ở đầu câu nhưng a lại là đoạn đối
thoại, c là đoạn liệt kê vì sao?
- GV nêu ví dụ minh họa
- HS nhắc lại tác dụng của dấu gạch ngang
HS nhắc lại
- Dấu gạch ngang đoạn (a) để đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật đối thoại.
- Dấu gạch ngang đoạn (b) đánh dấu phần chú thích trong câu.
- Dấu gạch ngang đoạn (c) đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.
- HS nhắc lại phần ghi nhớ.
3.HĐ 3: Luyện tập
Mục tiêu: Giúp hs nhận biết và nêu được tác dụng của dấu gạch ngang trong bài văn.
Tiến hành:
a) Bài tập 1: trò chơi Ai nhanh ai đúng
- Hs đọc to yêu cầu
- bài tập có mấy yêu cầu?
- GV chia mẩu chuyện làm 3 phần, HS quan sát trên màn hình và đánh dấu vào sách giáo khoa.
- HS dùng bút chì khoanh vào những dấu gạch ngang có trong bài sau đó trao đổi với bạn về tác dụng
mỗi dấu.
- 1HS lên bảng tìm dấu gạch ngang có trong bài?
- HS nhận xét
- Nêu tác dụng của dấu gạch ngang bằng trò chơi Ai nhanh ai đúng
GV nhận xét, chốt ý

b) Bài tập 2: làm vở
-1 HS đọc yêu cầu
- Bài tập yêu cầu viết đoạn văn về nội dung gì?
- Bài yêu cầu sử dụng dấu gạch ngang với tác dụng gì?
- GV đưa tiêu chí
- HS viết đoạn văn dài từ 3-5 câu.
- HS viết
- HS nhận xét bài làm thông qua tiêu chí được nêu.
GV nhận xét


4.HĐ 4: Vận dụng
Mục tiêu: Biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để vận dụng trong cuộc sống.
Tiến hành:
- Trong trường học của mình em nhìn thấy ở đâu có sử dụng dấu gạch ngang.
- 1 HS trả lời- HS nhận xét
5.HĐ 5: Mở rộng, tìm tòi
Mục tiêu: Liên hệ thực tế hoặc vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để liên hệ.
Tiến hành:
- Làm thế nào để phân biệt dấu gạch ngang và dấu gạch nối?
- Một số tác dụng khác của dấu gạch ngang.
+ Đặt giữa hai, ba, bốn tên riêng để chỉ một liên danh. Ví dụ: Theo kế hoạch, năm mới 2012 sẽ có cầu
truyền hình Hà Nội – Huế – TP. Hồ Chí Minh.
+ Đặt giữa hai con số ghép lại để chỉ một liên số hoặc một khoảng số. Ví dụ: Nhiệt độ trung bình của
nước ta là 22 – 250C, lượng mưa trung bình năm 1.500 – 2.000mm, độ ẩm không khí 80 – 85%, ...
+ Để chỉ sự ngang hàng trong quan hệ. Ví dụ: Mối quan hệ láng giềng hữu nghị Việt – Lào …
Trong toán học:
+ Dấu gạch ngang là một phép tính trong toán học – phép trừ. Ví dụ: 25 – 5 = 20
IV. Dặn dò
- Nhận xét tiết học

- Dặn dò chuẩn bị bài mở rộng vốn từ: Cái đẹp
Rút kinh nghiệm:
………………………………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………………………...
……………………………………………………………………………………………………….......
........



×