Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

“Đánh giá hoạt động của thanh tra môi trường trong kiểm soát ô nhiễm nước lưu vực sông Nhuệ Đáy, đề xuất giải pháp tăng cường năng lực nhằm bảo vệ môi trường”.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.46 MB, 126 trang )

LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian nghiên cứu, tác giả đã hoàn thành luận văn thạc sỹ “Đánh
giá hoạt động của thanh tra môi trường trong kiểm soát ô nhiễm nước lưu vực
sông Nhuệ - Đáy, đề xuất giải pháp tăng cường năng lực nhằm bảo vệ môi
trường”. Đây là một đề tài phức tạp và khó khăn trong cả việc thu thập , phân tích‎
thông tin số liệu và cả những vấn đề liên quan đến đề xuất các giải pháp cụ thể. Tuy
vậy, trong quá trình triển khai thực hiện tác giả đã cố gắng đến mức cao nhất để
hoàn thành luận văn với khối lượng và chất lượng tốt nhất có thể. Trong quá trình
học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tác giả đã nhận được rất nhiều sự giúp
đỡ của thầy cô, bạn bè và gia đình.
Trước hết tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và trân trọng tới PGS.TS Lê
Đình Thành, người Thầy đã chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tác giả rất tận tình
trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành luận văn. Tác giả xin trân trọng cảm
ơn đến các thầy: PGS.TS Nguyễn Văn Thắng - Trường Đại học Thủy lợi, GS.TS Lê
Văn Khoa - Trường Đại học Khoa học Tự nhiên đã có những chỉ bảo, góp ý chân
thành cho tác giả trong quá trình thực hiện luận văn.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn đến Phòng Đào tạo đại học và sau đại học, Khoa
Môi trường của trường Đại học Thủy lợi và toàn thể các thầy cô đã giảng dạy, giúp
đỡ tác giả trong thời gian học tập cũng như thực hiện luận văn.
Nhân dịp này, tác giả xin chân thành cảm ơn Phó Chánh thanh tra Hoàng
Văn Vy - Thanh tra Tổng cục Môi trường, TS Nguyễn Thị Hồng Liễu - Cục Quản lý
chất thải và Cải thiện môi trường, ThS Nguyễn Thị Nguyệt Ánh - Trung tâm Quan
trắc môi trường và những đồng nghiệp đã giúp đỡ tác giả trong quá trình thực hiện
luận văn.
Cuối cùng tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các bạn bè, người thân
trong gia đình đã động viên, ủng hộ, chia sẻ và là chỗ dựa tinh thần giúp tác giả tập
trung nghiên cứu và hoàn thành bản luận văn.
Do thời gian nghiên cứu không dài, trình độ và kinh nghiệm thực tiễn chưa
nhiều nên luận văn chắc chắn không thể tránh được những hạn chế và thiếu sót.
Tác giả kính mong các thầy, cô giáo, đồng nghiệp đóng góp ý kiến để kết quả
nghiên cứu được hoàn thiện hơn.


Tác giả xin chân thành cảm ơn.
Hà Nội, ngày
tháng 5 năm 2013
Học viên
Vũ Ngọc Ánh


ii

CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn thạc sĩ kỹ thuật “Đánh giá hoạt động của
thanh tra môi trường trong kiểm soát ô nhiễm nước lưu vực sông Nhuệ - Đáy, đề
xuất giải pháp tăng cường năng lực nhằm bảo vệ môi trường” là do tôi thực hiện
với sự hướng dẫn của PGS.TS Lê Đình Thành. Đây không phải là bản sao chép của
bất kỳ một cá nhân, tổ chức nào. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn đều do tôi
thực hiện và đánh giá.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những nội dung mà tôi trình bày trong
luận văn này.
Hà Nội, ngày

tháng
Học viên

Vũ Ngọc Ánh

năm 2013


iii


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. LƯU VỰC SÔNG NHUỆ - ĐÁY VÀ HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM,
QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ......................................................................................5
1.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI ...............................................5
1.1.1. Đặc điểm tự nhiên lưu vực .........................................................................5
1.1.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................5
1.1.1.2. Đặc điểm địa hình lưu vực ...................................................................5
1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ............................................................................9
1.1.2.1. Dân số ...................................................................................................9
1.1.2.2. Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp .................................................10
1.1.2.3. Nông nghiệp........................................................................................11
1.2. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG LVS NHUỆ - ĐÁY ....................................12
1.2.1. Hiện trạng môi trường trầm tích, nước và thủy sinh vật......................12
1.2.1.1. Môi trường trầm tích ..........................................................................12
1.2.1.2. Môi trường nước ................................................................................13
1.2.1.3. Môi trường thủy sinh vật....................................................................17
1.2.2. Các nguồn gây ô nhiễm môi trường ........................................................20
1.3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG LVS NHUỆ - ĐÁY ...............21
1.3.1. Các cơ chế, chính sách về bảo vệ môi trường.........................................21
1.3.2. Hoạt động của các tổ chức, đơn vị quản lý môi trường ........................23
1.3.3. Hiệu quả và những tồn tại trong quản lý môi trường ...........................25
CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG THANH TRA MÔI TRƯỜNG
TRONG KIỂM SOÁT Ô NHIỄM NƯỚC LƯU VỰC SÔNG NHUỆ -ĐÁY ....27
2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TRA, KIỂM TRA ....27
2.1.1. Chức năng và vai trò của thanh tra môi trường ....................................27
2.1.2. Mục đích của thanh tra môi trường ........................................................27



iv

2.1.3. Các nội dung chính trong hoạt động thanh tra môi trường .................28
2.1.3.1. Chuẩn bị thanh tra .............................................................................28
2.1.3.2. Thanh tra tại cơ sở .............................................................................29
2.1.3.3. Kết thúc thanh tra ...............................................................................30
2.2. MÔ HÌNH TỔ CHỨC THANH TRA MÔI TRƯỜNG Ở MỘT SỐ NƯỚC
TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM....................................................................30
2.2.1. Mô hình tổ chức thanh tra trên thế giới .................................................30
2.2.1.1. Mô hình tổ chức thanh tra ở Trung Quốc ........................................30
2.2.1.2. Mô hình tổ chức thanh tra ở Philippines ..........................................32
2.2.1.3. Mô hình tổ chức thanh tra ở Canada ................................................35
2.2.1.4. Mô hình tổ chức thanh tra ở Hàn Quốc ...........................................38
2.2.2. Mô hình tổ chức thanh tra ở Việt Nam...................................................39
2.2.3. Phân tích đánh giá các mô hình...............................................................42
2.3. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG THANH TRA, KIỂM TRA NHẰM KIỂM
SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC LVS NHUỆ - ĐÁY ..........................44
2.3.1. Những văn bản pháp luật liên quan đến thanh tra môi trường tại Việt
Nam ......................................................................................................................44
2.3.2. Những tồn tại, bất cập liên quan đến công tác thanh tra, kiểm tra và
bảo vệ môi trường ...............................................................................................46
2.3.3. Đánh giá quá trình triển khai hoạt động công tác thanh tra môi
trường...................................................................................................................49
2.3.4. Đánh giá công tác thanh tra, kiểm tra (2006-2012) ...............................67
2.3.5. Những kết luận ..........................................................................................69
CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC NHẰM
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG .......................................................................................70
3.1. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP.................70
3.1.1. Các cơ sở khoa học ...................................................................................70
3.1.2. Các cơ sở thực tiễn về chính sách và pháp luật .....................................71



v

3.2. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC
THANH TRA MÔI TRƯỜNG ..............................................................................83
3.2.1. Các nhóm giải pháp .................................................................................83
3.2.2. Cơ chế chính sách .....................................................................................83
3.2.3. Tăng cường năng lực thanh tra môi trường ..........................................84
3.2.3.1. Hoàn thiện mô hình tổ chức cơ quan thực hiện chức năng thanh tra
chuyên ngành về môi trường ..........................................................................84
3.2.3.2. Tăng cường nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị cho cơ quan
được giao chức năng thanh tra chuyên ngành môi trường từ trung ương
đến địa phương ................................................................................................86
3.2.3.3. Xây dựng cơ sở dữ liệu, lưu trữ hồ sơ , chia sẻ và trao đổi thông tin ,
dữ liệu về kết quả kiểm tra , thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh
vực BVMT ........................................................................................................88
3.2.4. Tăng cường tổ chức thanh tra, kiểm tra theo lĩnh vực/loại hình sản
xuất .......................................................................................................................88
3.2.5. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về môi trường .89
3.2.6. Xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường ..................................................90
3.2.7. Kết luận chương 3 .....................................................................................92
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................93
KẾT LUẬN ..............................................................................................................93
KIẾN NGHỊ .............................................................................................................94


vi

MỤC LỤC HÌNH VẼ

Hình 1. 1. Bản đồ lưu vực hệ thống sông Nhuệ - Đáy ................................................7
Hình 1.2. Tỉ lệ % các nhóm TVN toàn LVS Nhuệ - Đáy ...........................................17
Hình 1. 3. Tỉ lệ số loài các nhóm động vật nổi LVS Nhuệ - Đáy ..............................18
Hình 1. 4. Phần trăm thành phần loài ĐVĐ trên sông Nhuệ - Đáy năm 2012 .........19
Hình 1. 5. Tần xuất xuất hiện của một số loài ĐVĐ sông Nhuệ - Đáy 2012 ............19
Hình 2. 1. Cơ cấu tổ chức của Cục Giám sát Môi trường Trung Quốc ...................31
Hình 2. 2. Các bước xử lý đối với các trường hợp ô nhiễm ......................................33
Hình 2. 3. Cơ chế hoạt động của Cục Cưỡng chế Canada .......................................37
Hình 2. 4. Mô hình thanh tra sau khi Bộ TN&MT thành lập ....................................40
Hình 2. 5. Mô hình tổ chức thanh tra môi trường sau khi thành lập Tổng cục Môi
trường thuộc Bộ TN&MT ..........................................................................................41


vii

MỤC LỤC BẢNG
Bảng 1. 1. Số dân các tỉnh trong LVS Nhuệ - Đáy tính đến 31/12/2011 ....................9
Bảng 1. 2. Thống kê làng nghề LVS Nhuệ - Đáy ......................................................10
Bảng 1. 3. Giá trị sản xuất nông nghiệp các tỉnh trong LVS Nhuệ - Đáy (tỷ đồng) .11
Bảng 1. 4. Diễn biến đàn gia súc LVS Nhuệ - Đáy ...................................................11
Bảng 1. 5. Kết quả phân tích trầm tích tại 10 điểm quan trắc trên LVS Nhuệ Đáy 12
Bảng 1. 6. Thành phần môi trường và thông số quan trắc .......................................13
Bảng 1. 7. WQI nước tại các điểm quan trắc trên LVS Nhuệ - Đáy năm 2012 ........15
Bảng 1. 8. Giá trị WQI tương ứng với mức đánh giá chất lượng nước ....................16
Bảng 2. 1. Tổng hợp những hành vi vi phạm pháp luật về BVMT diễn ra phổ biến 66
Bảng 3. 1. Thống kê hiện trạng nguồn nhân lực của thanh tra Sở - Sở Tài nguyên và
Môi trường Hà Nam, Hà Nội, ...................................................................................79
Hòa Bình, Nam Định .................................................................................................79
Bảng 3. 2. Thống kê hiện trạng cán bộ chuyên trách về kiểm tra, thanh tra môi
trường ........................................................................................................................79

Bảng 3. 3. Thống kê hiện trạng trình độ và lĩnh vực đào tạo của cán bộ phụ trách
môi trường .................................................................................................................80
Bảng 3. 4. Thống kê hiện trạng trang thiết bị của thanh tra Sở - Sở Tài nguyên và
môi trường Hà Nam, Hà Nội, ....................................................................................80
Hòa Bình, Nam Định .................................................................................................80
Bảng 3. 5. Thống kê kinh phí thực hiện kiểm tra, thanh tra môi trường của thanh tra
Sở - Sở Tài nguyên và môi trường Hà Nam, Hà Nội, Hòa Bình, Nam Định ............81
Bảng 3. 6. Thống kê số lượng cán bộ được cử đi học, đào tạo; Sự phối hợp trong
công tác của thanh tra Sở-Sở Tài nguyên và môi trường Hà Nam, Hà Nội, Hòa
Bình, Nam Định .........................................................................................................82


viii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BVMT

Bảo vệ môi trường

BOD5

Nhu cầu ôxy sinh học

COD

Nhu cầu ôxy hoá học

KCN

Khu công nghiệp


CCN

Cụm công nghiệp

LVS

Lưu vực sông

CKBVMT

Cam kết bảo vệ môi trường

ĐTM

Đánh giá tác động môi trường

ĐKĐTCMT

Đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường

CTR

Chất thải rắn

CTNH

Chất thải nguy hại

HTXLNT


Hệ thống xử lý nước thải

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TCCP

Tiêu chuẩn cho phép

XLNT

Xử lý nước thải

XLKT

Xử lý khí thải

GDP

Tổng sản phẩm trong nước

WHO

Tổ chức Y tế thế giới

UBND

Uỷ ban nhân dân


VPHC

Vi phạm hành chính

CNH

Công nghiệp hóa

HĐH

Hiện đại hóa


1

MỞ ĐẦU
Lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh
tế của đất nước nói chung và khu vực đồng bằng sông Hồng nói riêng. Lưu vực
thuộc địa phận của 5 tỉnh, thành phố: Hòa Bình, Hà Nội, Hà Nam, Nam Định và
Ninh Bình với diện tích lưu vực 7.388 km2, chiếm 10% diện tích toàn LVS Hồng.
Đây là khu vực kinh tế năng động và quan trọng của miền Bắc và cả nước. LVS
Nhuệ - sông Đáy đã và đang hình thành hệ thống đô thị phát triển hơn hẳn so các
vùng lân cận khác và đặc biệt trên lưu vực có Hà Nội là thủ đô và trung tâm kinh tế,
văn hoá, chính trị của cả nước.
Trong những năm gần đây, tình trạng ô nhiễm môi trường nói chung và môi
trường nước nói riêng trong lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy đang gây ảnh hưởng đến
sức khoẻ cho cộng đồng dân cư sống trên và xung quanh lưu vực. Nguyên nhân của
tình trạng này là do công tác quản lý nhà nước về môi trường trong thời gian qua
còn tồn tại một số bất cập, hạn chế. Đặc biệt là tình trạng xả thải nước thải sinh

hoạt, nước thải từ các KCN, CCN, bệnh viện và nước thải từ các làng nghề chưa
qua xử lý thải trực tiếp vào LVS; tình trạng đổ phế thải, rác thải xuống sông còn
phổ biến.
Nhiều năm qua, hướng tới sự phát triển bền vững được Chính phủ, các Bộ,
Ngành và các địa phương thuộc LVS Nhuệ - sông Đáy đã quan tâm nhiều đến
BVMT. Tuy nhiên, chất lượng môi trường trên lưu vực nói chung và môi trường
nước nói riêng vẫn chưa được cải thiện đáng kể, tình trạng xả nước thải vượt quy
chuẩn cho phép vào LVS vẫn đang diễn ra.
Hiện nay, các cơ quan quản lý nhà nước, các nhà khoa học tâm huyết đang
tiếp tục nghiên cứu, đề xuất các chính sách, biện pháp, giải pháp để kiểm soát ô
nhiễm môi trường. Một trong những biện pháp đó là đẩy mạnh công tác thanh tra,
kiểm tra môi trường. Thực tế gần đây, hoạt động thanh tra, kiểm tra đã phát huy vai
trò tích cực trong việc ngăn ngừa, phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về
BVMT và góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật BVMT của các cơ sở sản
xuất, kinh doanh trên cả nước. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, công tác thanh


2

tra, kiểm tra môi trường còn gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc về mặt cơ chế,
chính sách, pháp luật, nguồn nhân lực... làm hạn chế hiệu quả hoạt động.
Với mong muốn áp dụng các phương pháp khoa học và kinh nghiệm từ thực
tiễn trong công tác thanh tra chuyên ngành môi trường, tác giả luận văn mong muốn
đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác thanh tra môi trường,
thông qua đề tài: “Đánh giá hoạt động của thanh tra môi trường trong kiểm soát ô
nhiễm nước lưu vực sông Nhuệ - Đáy, đề xuất giải pháp tăng cường năng lực nhằm
bảo vệ môi trường”. Luận văn lựa chọn phạm vi nghiên cứu là công tác thanh tra
môi trường tại LVS Nhuệ - Đáy, là khu vực tập trung nhiều cơ sở hoạt động sản
xuất, kinh doanh có nguồn phát thải lớn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Qua
phân tích kết quả của các Đoàn thanh tra, kiểm tra môi trường tại LVS Nhuệ - Đáy,

tác giả đánh giá những khó khăn, hạn chế trong công tác thanh tra, kiểm tra về
BVMT và đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả thanh tra môi trường LVS
Nhuệ - Đáy nói riêng và công tác thanh tra môi trường nói chung.
1. Tính cấp thiết của Đề tài: Tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay đã đến
mức báo động, các vấn đề bức xúc, nổi cộm về ô nhiễm môi trường đã xảy ra ở
nhiều địa phương, vi phạm pháp luật về BVMT ngày càng gia tăng dưới nhiều hình
thức, quy mô và mức độ khác nhau, nhiều vụ việc vi phạm kéo dài, coi thường kỷ
cương pháp luật, gây hậu quả nghiêm trọng đến môi trường và sức khỏe của người
dân, chất lượng môi trường tiếp tục bị xuống cấp, nhiều điểm nóng môi trường tiếp
tục xuất hiện đã, đang và sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, sự phát triển
bền vững của đất nước và sức khỏe của nhân dân.
Chính vì vậy, một trong những chế tài đủ mạnh, có sức dăn đe là đẩy mạnh
công tác thanh tra, kiểm tra trên địa bàn các tỉnh/thành phố nhằm kiểm soát, ngăn
chặn các hành vi vi phạm pháp luật về BVMT.
2. Mục đích của Đề tài: Đánh giá hoạt động của công tác thanh tra môi
trường trong lĩnh vực kiểm soát ô nhiễm môi trường nước LVS Nhuệ - Đáy, nhằm
nêu được những thuận lợi, khó khăn trong các mặt cơ chế, chính sách, tổ chức và
trong quá trình thực hiện thanh tra;


3

Đề xuất được các giải pháp phù hợp nhằm hoàn thiện và tăng cường năng lực
công tác thanh tra, kiểm tra kiểm soát ô nhiễm môi trường LVS.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Hoạt động của thanh tra môi trường trong lĩnh vực kiểm soát chất lượng nước
thải từ các KCN, CCN và các cơ sở đang hoạt động sản xuất trong LVS Nhuệ - Đáy.
- Phạm vi khu vực nghiên cứu: các tỉnh (thành phố) Hòa Bình, Hà Nội, Hà
Nam, Nam Định và Ninh Bình.
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu:

1. Cách tiếp cận:
(i) Tiếp cận hệ thống
Xem lưu vực sông Nhuệ - Đáy là một hệ thống lưu vực thống nhất, trong đó:
điều kiện địa hình, địa chất, khí hậu, nước, đất, khoáng sản, sinh vật, con người,
phương pháp khai thác,… là các thành phần của hệ tương tác có quan hệ ràng buộc,
tác động lẫn nhau. Để đạt được mục đích của đề tài, đòi hỏi phải xem xét tổng hợp
đánh giá các hoạt động của công tác thanh tra môi trường để đưa ra giải pháp phù
hợp nhằm hoàn thiện và tăng cường năng lực công tác thanh tra, kiểm tra kiểm soát
ô nhiễm môi trường LVS Nhuệ - Đáy.
(ii) Tiếp cận liên ngành
Để giải quyết các nhiệm vụ cụ thể, luận văn cần phải đồng thời xem xét
nghiên cứu nhiều yếu tố, điều này đòi hỏi phải biết kết hợp các nhà chuyên môn ở
các lĩnh vực khác nhau cùng tham gia giải quyết. Ngoài ra, cần huy động sự tham
gia của các nhà quản lý, cộng đồng dân cư sống trên lưu vực sông đóng góp ý kiến
nhằm phát hiện xử lý và ngăn ngừa các hoạt động, hành vi xả thải các chất gây ô
nhiễm môi trường.
(iii) Tiếp cận kế thừa
Các công trình nghiên cứu (hiện đã và đang thực hiện ở nhiều ngành, viện nghiên
cứu, cơ quan, công ty, cá nhân ở Trung ương và địa phương) bao gồm phương pháp
luận, nguồn số liệu và kết quả. Luận văn đã tập trung vào phân tích, chọn lọc và hoàn
thiện những vấn đề để tạo nền và lựa chọn phương pháp cho phù hợp với luận văn.


4

2. Các phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp điều tra;
- Phương pháp phỏng vấn hiện trường;
- Phương pháp thống kê;
- Phương pháp tổng hợp;

- Phương pháp phân tích thể chế và chính sách.
5. Phương pháp thực hiện:
(i) Phương pháp thống kê: để phân tích đánh giá kết quả thanh, kiểm tra,
trong luận văn, phương pháp này được coi là phương pháp cơ bản đã thông qua kết
quả xử lý, bổ sung để đánh giá hoạt động của thanh tra môi trường trong kiểm soát
ô nhiễm nước lưu vực sông Nhuệ - Đáy.
(ii) Phương pháp tổng hợp địa lý: để xác định được công tác thanh, kiểm tra
của các tỉnh thuộc lưu vực sông Nhuệ - Đáy.
Ngoài 2 phương pháp nêu trên, trong luận văn còn sử dụng thêm phương
pháp như sau:
- Phương pháp điều tra;
- Phương pháp chuyên gia.
6. Cấu trúc luận văn: Các nội dung chính của luận văn ngoài mở đầu và kết
luận gồm 3 chương:
Chương 1: Lưu vực sông Nhuệ - Đáy và hiện trạng ô nhiễm , quản l ‎ý môi
trường
Chương 2: Đánh giá hoạt động thanh tra môi trường trong kiểm soát ô
nhiễm nước lưu vực sông Nhuệ - Đáy
Chương 3: Đề xuất các giải pháp tăng cường năng lực bảo vệ môi trường.


5

CHƯƠNG 1. LƯU VỰC SÔNG NHUỆ - ĐÁY VÀ HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM,
QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
1.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI
1.1.1. Đặc điểm tự nhiên lưu vực
1.1.1.1. Vị trí địa lý
Lưu vực sông Nhuệ - Đáy nằm ở hữu ngạn sông Hồng với tổng diện tích tự
nhiên 7.665 km2 (riêng LVS Đáy là 6.965 km2), tọa độ địa lý của lưu vực từ 200 đến

21020’ vĩ độ Bắc, và từ 1050 đến 106030’ kinh độ Đông. Lưu vực bao gồm:
- Các tỉnh Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình;
- Một phần của thủ đô Hà Nội và bốn huyện của tỉnh Hòa Bình (Lương Sơn,
Kim Bôi, Lạc Thủy, Yên Thủy).
Lưu vực sông Nhuệ - Đáy được giới hạn như sau: Phía Bắc và phía Đông
được bao bởi đê sông Hồng kể từ ngã ba Trung Hà tới cửa Ba Lạt với chiều dài
khoảng 242 km, phía Tây Bắc giáp sông Đà từ Ngòi Lát tới Trung Hà với chiều dài
khoảng 33 km, phía Tây và Tây Nam là đường phân lưu giữa LVS Hồng và LVS
Mã bởi dãy núi Ba Vì, Cúc Phương - Tam Điệp, kết thúc tại núi Mai An Tiêm (nơi
có sông Tống gặp sông Cầu Hội) và tiếp theo là sông Càn dài 10 km rồi đổ ra biển
tại cửa Càn, phía Đông và Đông Nam là biển Đông có chiều dài khoảng 95 km từ
cửa Ba Lạt tới cửa Càn (Hình 1.1).
1.1.1.2. Đặc điểm địa hình lưu vực
Lưu vực sông Nhuệ - Đáy có địa hình đa dạng, với các vùng núi, đồi và 2/3
diện tích là đồng bằng nên có những thuận lợi để phát triển kinh tế. Xét cấu trúc
ngang đi từ Tây sang Đông có thể chia địa hình LVS Đáy thành ba vùng chính là:
- Vùng núi;
- Vùng đồng bằng;
- Vùng cửa sông ven biển.
Địa hình lưu vực khá đa dạng về nguồn gốc cũng như về hình thái, các kết
quả nghiên cứu gần đây đã xác định được 39 dạng địa hình thuộc 5 nhóm nguồn gốc


6

có tuổi khác nhau. Địa hình LVS Đáy thấp dần theo hướng Tây Bắc - Đông Nam từ
Bất Bạt Trung Hà đến giáp sông Ninh Cơ và biển. Chiều rộng trung bình của LVS
Đáy khoảng 60 km. Phía hữu ngạn sông Đáy chủ yếu là miền núi, có nhiều dãy núi
đá vôi xen kẽ đồi núi đất (các khu đá vôi có nhiều hang động và hiện tượng Karst
mạnh), phần đồng bằng chiếm rất ít và bị chia cắt khá phức tạp. Phía tả ngạn sông

Đáy là đồng bằng phì nhiêu, thấp dần về phía biển, đất cao thấp không đều nên đã
hình thành những vùng trũng. Các vùng đất thấp dọc các sông có cao trình khoảng +
10,0 m ở phía Bắc và thấp dần về phía Nam khoảng từ + 0,5 m đến + 1,0 m.
Theo điều kiện địa hình cụ thể dọc sông, có thể chia sông Đáy thành các
đoạn như sau:
- Đoạn từ Vân Cốc đến Đập Đáy dài khoảng 12 km có dạng hình phễu, thực
tế đây là khu chứa lũ Vân Cốc khi phân lũ.
- Đoạn từ Đập Đáy đến cầu Mai Lĩnh dài 23 km, chiều rộng trung bình giữa
hai đê là 3.000 m, lòng sông quanh co uốn khúc, trong mùa kiệt không có nguồn
sinh thuỷ nên cạn kiệt, mùa lũ nước chủ yếu là nước tiêu chảy tràn trên bãi sông.
- Đoạn Mai Lĩnh - Tân Lang dài 75 km, đây là đoạn đi qua nhiều địa phương
và điều kiện khác nhau, lòng sông quanh co uốn khúc nên có thể chia thành hai
đoạn cụ thể:
+ Đoạn Mai Lĩnh - Ba Thá dài 27 km có khoảng cách giữa 2 đê khoảng
3.000 ÷ 4.000 m, nơi hẹp nhất khoảng 700 m;
+ Đoạn Ba Thá - Tân Lang dài 48 km, khoảng cách 2 bờ biến đổi từ 300 ÷
1.500 m (Từ Trinh Tiết trở xuống chủ yếu là lũ chảy trong lòng sông). Tại Tân
Lang địa hình lòng sông thu hẹp rất đáng kể do các dãy núi;
- Đoạn Tân Lang - Gián Khẩu dài 53 km, bờ tả có đê còn bờ hữu là chân núi,
từ bờ sông vào chân núi là những cánh đồng nhỏ thuộc huyện Kim Bảng, Thanh
Liêm tỉnh Hà Nam khi gặp lũ lớn thường bị ngập;
- Đoạn từ Gián Khẩu đến biển dài khoảng 82 km lòng sông mở rộng dần biến
đổi từ 150 ÷ 600 m, có một số chỗ bãi bờ tả khá rộng làm khoảng cách hai đê lên
đến 3.000 ÷ 4.000 m, đoạn sông này luôn luôn ảnh hưởng của thủy triều.


7

Nguồn: Trung tâm Quan trắc môi trường - Tổng cục Môi trường


Hình 1. 1. Bản đồ lưu vực hệ thống sông Nhuệ - Đáy
1.1.1.3. Đặc điểm khí hậu
Khí hậu khu vực nghiên cứu mang đầy đủ những thuộc tính cơ bản của khí
hậu miền Bắc Việt Nam đó là nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, mùa đông khá lạnh và ít
mưa, mùa hè nắng nóng nhiều mưa tạo nên bởi tác động qua lại của các yếu tố: bức
xạ mặt trời, địa hình, các khối không khí luân phiên khống chế.
 Chế độ nắng: Khu vực nghiên cứu nằm trong miền khí hậu nhiệt đới gió
mùa, với lượng bức xạ tổng cộng trung bình năm khoảng 105 - 120 Kcal/cm2 và có
số giờ nắng thuộc loại trung bình, đạt khoảng 1.600 - 1.750 giờ/năm, trong đó tháng
VII có số giờ nắng nhiều nhất đạt 200 - 230 giờ/tháng và tháng II, III có số giờ nắng
ít nhất khoảng 25 - 45 giờ/tháng.


8

Chế độ nắng cũng giống như chế độ nhiệt, nó ảnh hưởng đến tốc độ và dạng
phân huỷ các hợp chất hữu cơ và nồng độ ôxy hoà tan trong nước.
 Chế độ nhiệt: Chế độ nhiệt phân hoá khá rõ rệt theo đai cao trong khu
vực nghiên cứu. Nhiệt độ trung bình năm ở vùng thấp đạt từ 25 - 27oC, ở vùng đồi
núi phía Tây và Tây Bắc nhiệt độ trung bình năm xấp xỉ 24oC. Mùa đông nhiệt độ
trung bình ở vùng cao giảm xuống còn 16 - 19oC, mùa hè trung bình khoảng 22oC;
còn ở vùng thấp mùa đông nhiệt độ trung bình 18 - 20oC, mùa hè từ 27 - 30oC.
Trong trường hợp cực đoan, nhiệt độ tối cao có thể lên tới 40oC, và nhiệt độ tối thấp
có thể xuống tới dưới 0oC. Chế độ nhiệt của nước phụ thuộc vào chế độ nhiệt của
không khí đã ảnh hưởng đến các quá trình hoá lý xảy ra trong nước, nó ảnh hưởng
đến đời sống các vi sinh vật và vi khuẩn sống trong nước.
 Chế độ gió: Mùa đông gió có hướng thịnh hành là Đông Bắc, tần suất đạt
60 - 70%. Một số nơi do ảnh hưởng của địa hình, hướng gió đổi thành Tây Bắc và
Bắc, tần suất đạt 25 - 40%. Mùa hè các tháng V, VI, VII hướng gió ổn định, thịnh
hành là Đông và Đông Nam, tần suất đạt khoảng 60 - 70%. Tháng VIII hướng gió

phân tán, hướng thịnh hành nhất cũng chỉ đạt tần suất 20 - 25%. Các tháng chuyển
tiếp hướng gió không ổn định, tần suất mỗi hướng thay đổi trung bình từ 10 - 15%.
Tốc độ gió trung bình thay đổi từ 2,0 - 2,5 m/s, ở các khu vực núi cao,
thoáng tốc độ gió tăng 3,0 - 4,5 m/s. Ở trong các thung lũng kín, tốc độ gió trung
bình khá thấp đạt 1,0 - 2,0 m/s, trong đó tần suất lặng gió có thể lên tới 40 - 50%.
Tốc độ gió lớn nhất đạt 30 - 40 m/s (thường là trong dông hoặc bão).
 Chế độ mưa ẩm: Do địa hình khu vực nghiên cứu đa dạng và phức tạp
nên lượng mưa cũng biến đổi không đều theo không gian. Phần hữu ngạn của lưu
vực có mưa khá lớn (X > 1.800 mm), nhất là vùng đồi núi phía Tây (X > 2.000
mm). Trung tâm mưa lớn nhất ở thượng nguồn sông Tích thuộc núi Ba Vì (X =
2.200 - 2.400 mm). Phần tả ngạn lưu vực lượng mưa tương đối nhỏ (X = 1.500 1.800 mm), nhỏ nhất ở thượng nguồn sông Đáy, sông Nhuệ (X = 1.500 mm) và lại
tăng dần ra phía biển (X = 1.800 - 2.000 mm).
Mùa mưa từ tháng V - X, lượng mưa chiếm 80 - 85% tổng lượng mưa năm,


9

đạt từ 1.200 - 1.800 mm với số ngày mưa vào khoảng 60 - 70 ngày. Tháng VII - IX
là những tháng có nhiều ngày mưa nhất và lượng mưa lớn nhất, chiếm 50 - 60%
tổng lượng mưa năm, đạt khoảng 250 - 350 mm/tháng. Nhìn chung mưa mùa hè
thường là mưa dông, dông nhiệt hoặc dông phát sinh trên đường hội tụ nhiệt đới.
Các trận mưa có thể kéo dài từ 1 đến 5 ngày có khi đến 10 ngày hoặc dài hơn. Có
những đợt mưa lớn lượng mưa ngày có thể lên tới 200 mm và cao hơn nữa, lượng
mưa toàn đợt lên tới trên 400 mm, thậm chí 500 mm ở vùng núi.
Theo kết quả thống kê của Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi
trường cho thấy phần lớn các trận mưa lớn có lượng mưa > 100 - 200 mm, hay các
trận mưa kéo dài liên tục tập trung trong vài ba ngày thường ảnh hưởng trực tiếp
gây ra úng ngập cho những vùng trũng thấp, thậm chí ngay cả những vùng bằng
phẳng khi hệ thống tiêu thoát kém cũng bị úng ngập, điều này đã ảnh hưởng đến
môi trường nói chung và môi trường nước mặt và nước ngầm nói riêng.

1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
1.1.2.1. Dân số
Dân số của 05 tỉnh, thành phố trên LVS Nhuệ - Đáy (thành phố Hà Nội mở
rộng, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình và Hoà Bình) tính đến 31/12/2011 là
11.026.700 người. Mật độ dân số trung bình trên toàn lưu vực là 1.169 người/km2,
cao gấp 4,6 lần so với bình quân chung của cả nước (254 người/km2) (Bảng 1. 1)
Bảng 1. 1. Số dân các tỉnh trong LVS Nhuệ - Đáy tính đến 31/12/2011
Tỉnh/thành phố

Số dân (người)

Diện tích (km2)

Mật độ dân số (người/km2)

Hà Nội

6.699.600

2.543

2634

Hà Nam

786.900

823

956


Nam Định

1.833.500

1.676

1094

Ninh Bình

906.900

1.392

652

Hòa bình

799.800

1.557

514

Lưu vực

8.948.719

7991


1120
Nguồn: Niên giám thống kê năm 2011


10

1.1.2.2. Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp
Theo thống kê tổng giá trị sản xuất công nghiệp trên toàn lưu vực trong năm
2010 là 98076,5 tỷ đồng chiếm 42,2% tổng giá trị sản suất trên toàn lưu vực. Các
ngành công nghiệp trên lưu vực được khuyến khích đầu tư phát triển về số lượng, quy
mô sản xuất. Tuy nhiên tình hình phát triển công nghiệp của các tỉnh trên lưu vực là
không đồng đều, các cơ sở sản xuất công nghiệp, KCN và CCN tập trung chủ yếu tại
Hà Nội với 4 nhóm ngành có ý nghĩa then chốt là: cơ - kim khí, dệt - da - may, chế
biến lương thực thực phẩm và đồ điện - điện tử. Sản lượng sản xuất công nghiệp của
thành phố Hà Nội chiếm tới 85.8% tổng sản xuất công nghiệp toàn lưu vực.
Trong những năm gần đây các làng nghề truyền thống thuộc LVS Nhuệ Đáy được khôi phục và không ngừng phát triển. Trong LVS Nhuệ - Đáy theo thống
kê chưa đầy đủ có khoảng 800 làng nghề với các quy mô khác nhau và hàng chục
ngàn cơ sở sản xuất hộ cá thể (Bảng 1. 2).
Bảng 1. 2. Thống kê làng nghề LVS Nhuệ - Đáy
Tỉnh/TP

Số lượng (ước tính)

Ngành nghề chính

Hà Nội

626


Chế biến nông sản, lâm sản, cơ khí, mây tre đan…

Ninh Bình

44

Sản xuất đồ mộc, cói, mĩ nghệ…

Hà Nam

154

Chế biến nông sản, dệt lụa, thủ công mỹ nghệ, cơ khí…

Nam Định

71

Sản xuất muối, đồ gỗ, mây tre đan, chiếu cói, cơ khí…
Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các làng nghề này với nhiều loại hình sản xuất (công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp, dịch vụ) được phát triển mạnh mẽ đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị
trường. Làng nghề trở thành trung tâm công nghiệp của nông thôn và đang phát
triển rộng khắp theo các quy mô và mức độ khác nhau. Các hộ gia đình có vốn đã
đầu tư mở rộng sản xuất phát triển thành những tổ hợp sản xuất, công ty tư nhân có
tư cách pháp nhân nằm trên LVS, với nhiều ngành nghề sản xuất khác nhau như dệt
may, giấy, cơ khí, bia, đường, vật liệu xây dựng….



11

1.1.2.3. Nông nghiệp
Các hoạt động sản xuất nông nghiệp trên LVS Nhuệ - Đáy rất phát triển với
số dân tham gia hoạt động nông nghiệp chiếm 60 - 70% dân số toàn lưu vực, tuy
nhiên đóng góp của ngành nông nghiệp còn khiêm tốn chỉ chiếm 21%. Ngành nông
nghiệp lưu vực chủ yếu tập trung vào 2 ngành nghề chính là trồng trọt và chăn nuôi
(Bảng 1. 3).
Bảng 1. 3. Giá trị sản xuất nông nghiệp các tỉnh trong LVS Nhuệ - Đáy (tỷ đồng)
Tỉnh/thành phố

2007

2008

2009

2010

Hà Nội

6353

7050

7753

8445.2

Nam Định


1055.2

1118.5

1228.3

1333.3

Hà Nam

1593.3

1660.2

1667.5

1768.2

Ninh Bình

1642

1705.1

1988.2

2002.5

Hòa Bình


1252.6

1315.4

1425.1

1534.6

11896.1

12849.2

14062.1

15083.8

Tổng

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2010

Chăn nuôi cũng đang được khuyến khích đầu tư phát triển ở LVS Nhuệ Đáy, số lượng đàn vật nuôi không ngừng gia tăng theo thời gian (Bảng 1. 4).
Bảng 1. 4. Diễn biến đàn gia súc LVS Nhuệ - Đáy
Quy mô (con)

Hạng mục
2007

2008


2009

2010

Đàn Trâu

198100

184234

184343

164638

Đàn Bò

399810

462858

475353

416011

Đàn Lợn

3714803

3568881


3660543

3631151

Gia Cầm

30029913

28690937

30474579

32640917

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2010

Ngoài ra, trong lưu vực cũng hình thành nhiều trang trại chăn nuôi với số
lượng gia súc, gia cầm lên tới hàng chục nghìn con. Điều này cho thấy người dân đã
nhận thức được lợi ích về kinh tế của hình thức chăn nuôi tập trung.


12

1.2. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG LVS NHUỆ - ĐÁY
Theo kết quả quan trắc năm 2012 của Trung tâm Quan trắc môi trường Tổng cục Môi trường đã tiến hành quan trắc môi trường nước LVS Nhuệ - Đáy,
thời gian quan trắc được chia thành 5 đợt vào các tháng 3, 5, 7, 9 và 11 tại 42 điểm
quan trắc. Tại các điểm quan trắc tiến hành quan trắc các thông số cơ bản, thông số
kim loại nặng và độc học. Thời gian thực hiện cụ thể:
- Đợt 1: thực hiện quan trắc từ ngày 19 tháng 3 đến 27 tháng 3 năm 2012;
- Đợt 2: thực hiện quan trắc từ ngày 08 tháng 5 đến 16 tháng 5 năm 2012;

- Đợt 3: thực hiện quan trắc từ ngày 26 tháng 7 đến 03 tháng 8 năm 2012;
- Đợt 4: thực hiện quan trắc từ ngày 06 tháng 9 đến 14 tháng 9 năm 2012;
- Đợt 5: thực hiện quan trắc từ ngày 05 tháng 11 đến 13 tháng 11 năm 2012.
Trung tâm đã phối hợp với Viện sinh thái và Tài nguyên sinh vật thực hiện
quan trắc 2 đợt thủy sinh (vào đợt 2 và đợt 4) cho các chỉ tiêu động vật nổi, thực vật
nổi, động vật đáy. Kết quả đo đạc là các thông số về môi trường đất, nước và môi
trường hệ sinh thái.
1.2.1. Hiện trạng môi trường trầm tích, nước và thủy sinh vật
1.2.1.1. Môi trường trầm tích
Trên LVS Nhuệ - Đáy đã tiến hành quan trắc trầm tích sông với 04 thông số
(Asen, chì, PCBs, hóa chất bảo vệ thực vật) tại 10 điểm: Cửa Đáy, Nho Quan, Bến
Đế, Thanh Tân, Tựu Liệt, Đồng Quan, Mai Lĩnh, cầu Quế, Đò Kiều và Nhật Tựu.
Thời điểm tiến hành lấy mẫu vào tháng 05 năm 2012. Kết quả quan trắc 10 mẫu
trầm tích được so sánh với QCVN 43:2012/BTNMT cho thấy hầu hết các thông số
quan trắc nằm trong quy chuẩn cho phép (Bảng 1. 5).
Bảng 1. 5. Kết quả phân tích trầm tích tại 10 điểm quan trắc trên LVS Nhuệ Đáy
Điểm
quan
trắc
Cửa
Đáy
Nho
Quan
Bến Đế

Pb
As
(mg/kg) (mg/kg)

PCBs

(µg/kg)

BHC
(µg/kg)

DDD
(µg/kg)

DDE
(µg/kg)

DDT
(µg/kg)

Hóa chấtbảovệthực vật
Aldrin+
Endrin Heptachlor
Dieldrin
(µg/kg)
(µg/kg)
(µg/kg)

Lindane
(µg/kg)

Endosulfan
(µg/kg)

Chlordane
(µg/kg)


35,9

22,2

9,02

<0,011

2,48

0,43

3,21

<0,010

<0,005

<0,003

<0,003

<0,011

<0,005

169,2

19,8


5,4

<0,011

3,91

<0,001

2,53

0,07

<0,005

<0,003

<0,003

<0,011

<0,005

25

16,9

3,57

<0,011


0,554

1,849

2,403

<0,01

<0,005

<0,003

<0,003

<0,011

0,244


13

Điểm
quan
trắc

Pb
As
(mg/kg) (mg/kg)


Thanh
Tân
Tựu
Liệt
Đồng
Quan
Mai
Lĩnh
Cầu
Quế
Đò
Kiều
Nhật
Tựu
QCVN
43

PCBs
(µg/kg)

BHC
(µg/kg)

DDD
(µg/kg)

DDE
(µg/kg)

DDT

(µg/kg)

Hóa chấtbảovệthực vật
Aldrin+
Endrin Heptachlor
Dieldrin
(µg/kg)
(µg/kg)
(µg/kg)

Lindane
(µg/kg)

Endosulfan
(µg/kg)

Chlordane
(µg/kg)

68,8

10,2

0,49

0,28

0,32

0,19


3,29

<0,010

<0,005

<0,003

<0,003

<0,011

<0,005

82,6

42

161,9

0,13

11,53

3,95

3,38

<0,010


<0,005

<0,003

<0,003

<0,011

0,17

38,9

8,9

0,18

<0,011

0,21

<0,001

5,53

<0,010

<0,005

<0,003


<0,003

<0,011

<0,005

53,2

21,2

4,2

<0,011

1,09

0,17

1,86

0,1

<0,005

<0,003

<0,003

<0,011


<0,005

35,6

13,9

1,99

<0,011

3,22

1,09

4,24

0,05

<0,005

<0,003

<0,003

<0,011

<0,005

37,1


31,3

3,62

0,065

0,661

3,958

4,619

<0,01

<0,005

<0,003

<0,003

<0,011

<0,005

44,4

17,7

6,84


<0,011

0,359

1,738

2,097

<0,01

<0,005

<0,003

<0,003

<0,011

<0,005

91,3

17,0

277

8,5

6,8


4,8

6,7

62,4

2,7

1,4

1.2.1.2. Môi trường nước
Trên LVS Nhuệ - Đáy đã quan trắc và phân tích 23 thông số hóa lý cơ bản (7
thông số đo nhanh tại hiện trường và 16 thông số hóa lý) tại 42 điểm với tần suất 5
lần/năm (210 mẫu). Các thông số quan trắc được trình bày ở Bảng 1.6.
Bảng 1. 6. Thành phần môi trường và thông số quan trắc
Thành phần môi trường quan trắc

Nhóm thông số

Nước mặt
pH
Nhiệt độ (T0)
Độ đục
Độ dẫn điện (EC)
Tổng chất rắn hoà tan (TDS)
Ôxy hoà tan (DO)

Hoá lý cơ bản


Nhu cầu ôxy sinh hoá (BOD5)
Nhu cầu ôxy hoá học (COD)
Chất rắn lơ lửng (TSS)
Amôni (NH4+-N)
Nitrat (NO3--N)
Nitrit (NO2--N)
Phốt phát (PO43--P)

Trầm tích

8,9


14

Thành phần môi trường quan trắc

Nhóm thông số

Nước mặt

Trầm tích

Tổng nitơ keldan (TKN)
Tổng Phốtpho (TP)
Clorua (Cl-)
Sắt (Fe)
Chì (Pb)
Cadimi (Cd)
Kẽm (Zn)

Đồng (Cu)
Coliform
Động vật nổi
Sinh học

Thực vật nổi
Động vật đáy

Độc học

Asen (As)

Asen (As)

Thuỷ ngân (Hg)

Chì (Pb)

Xianua (CN-)

PCBs
Hoá chất bảo vệ thực
vật (Clo hữu cơ)

Tổng dầu, mỡ
Dư lượng Hoá chất bảo vệ thực vật (Clo
hữu cơ)

Kết quả quan trắc các thông số nêu trên được đánh giá theo chỉ số chất lượng
nước (WQI). Theo nội dung của Quyết định số 879/QĐ-TCMT ngày 01 tháng 7 năm

2011 của Tổng cục Môi trường về việc ban hành sổ tay hướng dẫn về tính toán chỉ số chất
lượng nước (WQI) theo công thức sau:
WQI pH  1 5

1 2
WQI =
WQI
WQI b × WQI c 
×


a

100  5 a=1
2 b=1


1/ 3

Trong đó:
- WQIa: Giá trị WQI đã tính toán đối với 05 thông số: DO, BOD5, COD,
N-NH4+, P-PO443- WQIb: Giá trị WQI đã tính toán đối với 02 thông số: TSS, độ đục
- WQIc: Giá trị WQI đã tính toán đối với thông số Tổng Coliform


15

- WQIpH: Giá trị WQI đã tính toán đối với thông số pH
(Ghi chú: Giá trị WQI sau khi tính toán sẽ được làm tròn thành số nguyên)
Ứng dụng công thức của hướng dẫn trên, chỉ số chất lượng nước WQI tại các

điểm quan trắc trên LVS Nhuệ - Đáy năm 2012 được trình bày ở (Bảng 1. 7).
Bảng 1. 7. WQI nước tại các điểm quan trắc trên LVS Nhuệ - Đáy năm 2012
STT

Tên điểm quan
trắc

Ký hiệu điểm
quan trắc

WQI
Đợt 1

Đợt 2

Đợt 3

Đợt 4

Đợt 5

1

Cống Liên Mạc

ND_SW_01

12

18


15

14

10

2

Phúc La

ND_SW_02

12

12

15

13

9

3

Cầu Tó

ND_SW_04

10


11

13

8

9

4

Cự Đà

ND_SW_03

12

12

13

9

10

5

Cầu Chiếc

ND_SW_05


13

13

14

10

12

6

Đồng Quan

ND_SW_06

10

41

13

4

10

7

Cống Thần


ND_SW_07

10

63

45

16

72

8

Cống Nhật Tựu

ND_SW_17

39

49

70

74

16

9


Đò Kiều

ND_SW_18

16

48

70

17

16

10

Cầu Hồng Phú

ND_SW_19

16

17

51

80

54


11

Cầu Mai Lĩnh

ND_SW_08

13

15

16

18

49

12

Ba Thá

ND_SW_09

12

54

16

17


53

13

Cầu Tế Tiêu
Đền Đức Thánh
Cả

ND_SW_10

67

52

55

63

11

ND_SW_67

68

15

17

38


17

Cầu Quế
Trạm Bơm
Thanh Nộn

ND_SW_20

16

79

17

17

17

ND_SW_21

16

18

17

18

17


Cầu Đọ Xá
Cầu Phao Kiện
Khê

ND_SW_22

15

67

17

18

54

ND_SW_23

16

48

17

18

18

ND_SW_24


58

70

18

57

16

20

Thanh Tân
Xi măng Việt
Trung

ND_SW_25

71

65

17

18

77

21


Trung Hiếu Hạ

ND_SW_26

65

81

17

62

77

22

Gián Khẩu

ND_SW_34

18

72

15

17

52


23

Chùa non nước

ND_SW_35

78

67

80

19

57

24

Khánh Phú

ND_SW_36

60

10

78

74


86

14
15
16
17
18
19


16

STT

Tên điểm quan
trắc

Ký hiệu điểm
quan trắc

WQI
Đợt 1

Đợt 2

Đợt 3

Đợt 4


Đợt 5

25

Yên Trị

ND_SW_31

38

34

76

79

90

26

Độc Bộ

ND_SW_30

72

14

80


55

93

27

Đò Mười

ND_SW_32

45

14

16

19

86

28

Thượng Kiệm

ND_SW_39

66

6


80

87

20

29

Cửa Đáy

ND_SW_40

62

45

62

84

79

30

Bến Đế

ND_SW_38

82


72

19

94

93

31

Nho Quan

ND_SW_37

16

18

56

20

89

32

Cầu Phủ Lý

ND_SW_27


16

73

73

19

63

33

Đầm Tái

ND_SW_28

58

15

75

59

17

34

Cầu Sắt


ND_SW_29

74

67

15

20

17

35

Lộc Hạ

ND_SW_33

84

86

9

77

20

36


Đền Độc Bộ

ND_SW_66

66

13

17

12

94

37

Nghĩa Đô

ND_SW_11

10

9

11

12

7


38

Cầu Mới

ND_SW_12

9

8

12

9

9

39

Phương Liệt

ND_SW_13

8

8

10

10


9

40

Tựu Liệt

ND_SW_14

10

8

10

10

8

41

Định Công

ND_SW_15

9

12

12


8

7

42

Cầu Sét

ND_SW_16

8

6

10

10

9

Từ các giá trị WQI đã xác định ở Bảng 1.7 tương ứng có mức đánh giá chất
lượng nước theo màu của LVS Nhuệ - Đáy được trình bày ở (Bảng 1.8).
Bảng 1. 8. Giá trị WQI tương ứng với mức đánh giá chất lượng nước
Giá trị WQI
91 - 100
76 - 90
51 - 75
26 - 50
0 - 25


Mức đánh giá chất lượng nước
Sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt
Sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt
nhưng cần các biện pháp xử lý phù hợp
Sử dụng cho mục đích tưới tiêu và các mục
đích tương đương khác
Sử dụng cho giao thông thủy và các mục đích
tương đương khác
Nước ô nhiễm nặng, cần các biện pháp xử lý
trong tương lai

Màu
Xanh nước biển
Xanh lá cây
Vàng
Da cam
Đỏ


17

Từ kết quả tính toán WQI cho thấy có 4/210 vị trí quan trắc gồm Độc Bộ
(đợt 5), Bến Đế (đợt 4 và đợt 5), đền Độc Bộ (đợt 5) có chất lượng nước phù hợp
với mục đích cấp nước sinh hoạt, 23/210 vị trí quan trắc có chất lượng nước phù hợp
với mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng cần các biện pháp xử lý phù hợp, 45/210 vị
trí quan trắc có chất lượng nước phù hợp với mục đích tưới tiêu và các mục đích
tương đương khác, 11/210 vị trí quan trắc có chất lượng nước phù hợp với mục đích
giao thông thủy và các mục đích tương đương khác, các vị trí quan trắc còn lại, chất
lượng nước bị ô nhiễm nặng, cần có các biện pháp xử lý trong tương lai.
1.2.1.3. Môi trường thủy sinh vật

a. Thực vật nổi (TVN):
Kết quả phân tích mẫu để xác định được thành phần các loài TVN thu được
tại các sông thuộc LVS Nhuệ - Đáy trong năm 2012 như sau:
- Xác định được 99 loài thực vật nổi thuộc 5 ngành bao gồm: tảo Lam
(Cyanophyta), tảo Silic (Bacillariophyta), tảo Lục (Chlorophyta), tảo Mắt
(Euglenophyta) và tảo Giáp (Pyrrophyta).
- Trong 5 ngành tảo xác định được thì tảo Silic và tảo Lục có số loài cao nhất
(cùng có 32 loài), tiếp đến là và tảo Mắt (có 19 loài, chiếm 19 %), tảo Lam (15 loài,
chiếm 15 %) và sau cùng là tảo Giáp (có 1 loài, chiếm 1 % trên tổng số loài thực vật nổi).
- Trong tháng 5 tổng số loài đại diện cho cả hai đợt quan trắc là 99 loài. Còn
trong tháng 9, số loài xác định được thấp hơn với 89 loài, trong đó tảo Silic chiếm tỉ
lệ cao hơn trong thành phần loài TVN của đợt quan trắc (Hình 1.2).
T. Giáp
1%
T. Mắt
19%

T. Giáp
1%

T. Giáp
1%

T. Silic
33%

T. Lam
15%

T. Mắt

19%

T. Silic
33%

Cả năm 2012

T. Silic
36%

T. Lam
13%

T. Lam
15%

T. Lục
32%

T. Mắt
19%

T. Lục
32%

Tháng 5

T. Lục
31%


Tháng 9

Hình 1.2. Tỉ lệ % các nhóm TVN toàn LVS Nhuệ - Đáy


×