Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

“Nghiên cứu giải pháp phòng chống lũ trên các tuyến sông có đê trên địa bàn tỉnh Hoà Bình nhằm phát triển bền vững kinh tế xã hội của tỉnh”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.36 MB, 114 trang )

LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian thực hiện, luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quy hoạch và Quản lý
Tài nguyên nước với đề tài: “Nghiên cứu giải pháp phòng chống lũ trên các tuyến sông
có đê trên địa bàn tỉnh Hoà Bình nhằm phát triển bền vững kinh tế xã hội của tỉnh” đã
được hoàn thành. Ngoài sự nỗ lực của bản thân, tác giả còn được sự chỉ bảo, hướng dẫn
tận tình của các thầy cô giáo, đồng nghiệp và bạn bè.
Đầu tiên, tác giả xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới thầy hướng
dẫn khoa học PGS.TS Phạm Việt Hòa - Trường Đại học Thủy lợi Hà Nội đã trực
tiếp tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và cung cấp những tài liệu, thông tin cần thiết cho
tác giả hoàn thành Luận văn này.
Tác giả xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Thủy lợi, các thầy giáo, cô
giáo Khoa Kỹ thuật Tài nguyên nước và các bộ môn đã truyền đạt những kiến thức
chuyên môn trong quá trình học tập.
Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các đồng nghiệp, bạn bè
trong lớp 20Q11 đã giúp đỡ, cung cấp các tài liệu cần thiết và đóng góp ý kiến cho
tác giả hoàn thành luận văn.
Tuy nhiên do thời gian có hạn, khối lượng tính toán lớn nên những thiếu sót
của luận văn là không thể tránh khỏi. Tác giả rất mong tiếp tục nhận được sự chỉ
bảo giúp đỡ của các thầy, cô giáo cũng như những ý kiến đóng góp của bạn bè và
đồng nghiệp.
Cuối cùng, tác giả xin chân thành cảm ơn những người thân trong gia đình,
bạn bè đã động viên giúp đỡ khích lệ tác giả trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn./.
Hà Nội , ngày

tháng 3 năm 2014

Tác giả

Nguyễn Thế Anh



BẢN CAM KẾT
Tên tác giả:

Nguyễn Thế Anh

Học viên cao học:

Lớp CH20Q11

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Việt Hòa
Tên đề tài luận văn “Nghiên cứu giải pháp phòng chống lũ trên các tuyến sông
có đê trên địa bàn tỉnh Hoà Bình nhằm phát triển bền vững kinh tế xã hội của tỉnh”.
Tác giả xin cam đoan đề tài luận văn làm dựa trên các số liệu, tư liệu được thu
thập từ nguồn thực tế, công bố trên báo cáo của các cơ quan Nhà nước, tạp chí
chuyên ngành, sách, báo… để làm cơ sở nghiên cứu. Tác giả không sao chép bất kỳ
một luận văn hoặc một đề tài nghiên cứu nào trước đó.
Hà Nội, ngày

tháng 3 năm 2014

Tác giả

Nguyễn Thế Anh


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................................... 1
BẢN CAM KẾT...................................................................................................................... 2
MỤC LỤC ............................................................................................................................... 3

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ............................................................................................... 5
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU .......................................................................................... 6
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU VÀ VÙNG NGHIÊN
CỨU ......................................................................................................................................... 5
1.1 Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu .................................................................... 5
1.1.1. Lĩnh vực nghiên cứu trên thế giới: ............................................................5
1.1.2. Lĩnh vực nghiên cứu ở Việt Nam: .............................................................8
1.2 Tổng quan về vùng nghiên cứu ....................................................................... 11
1.2.1. Điều kiện tự nhiên ...................................................................................11
1.2.2. Đặc điểm dân sinh, kinh tế và xã hội ......................................................20
1.2.3. Hệ thống sông ngòi, hồ đập, đê điều trên địa bàn tỉnh hòa bình............32
CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN ĐỂ ĐƯA RA... 47
GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG LŨ TRÊN CÁC TUYẾN ĐÊ ......................................... 47
CÓ SÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH............................................................... 47
2.1 Cơ sở khoa học và thực tiễn ............................................................................ 47
2.1.1 Phân tích phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh ảnh hưởng tới khả năng
tiêu, thoát lũ ......................................................................................................47
2.1.2 Phân tích, đánh giá ảnh hưởng của mưa trên lưu vực ............................48
2.1.3 Phân tích đặc điểm và xu thế biến đổi khí hậu ........................................49
2.1.4 Phân tích đặc điểm dòng chảy lũ trên địa bàn tỉnh .................................50
2.1.5 Phân tích đánh giá hiện trạng các công trình phòng chống lũ ...............52
2.1.6 Sự phát triển khoa học, công nghệ và phương pháp tính trong các bài
toán dòng chảy lũ của mạng sông .....................................................................54
2.2. Các vấn đề tồn tại cần giải quyết ................................................................... 55


CHƯƠNG 3. LỰA CHỌN GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG LŨ CHO CÁC TUYẾN
SÔNG CÓ ĐÊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH.............................................................................. 57
3.1 Yêu cầu, tiêu chuẩn phòng chống lũ ............................................................... 57
3.1.1 Đối với tuyến đê sông Đà .........................................................................57

3.1.2. Đối với tuyến đê sông Thanh Hà và sông Bôi thuộc hệ thống sông Đáy58
3.2. Giải pháp phòng chống lũ .............................................................................. 58
3.2.1 Phương án phòng chống lũ tuyến sông Đà ..............................................59
3.2.2 Phương án phòng chống lũ tuyến sông Bôi .............................................60
3.3 Lựa chọn mô hình tính thủy lực ...................................................................... 64
3.4 Mô phỏng và kiểm định mô hình ................................................................... 78
3.4.1 Trận lũ tháng 8/1996 (Hồ Hoà Bình và Thác Bà tham gia cắt lũ) ..........78
3.4.2. Kết quả mô phỏng trận lũ tháng 8/1996. ................................................78
3.4.3. Kết quả kiểm định trận lũ tháng 9/1985 (Thác Bà tham gia cắt lũ) .......84
3.5 Kết quả tính toán thủy lực cho các sông ......................................................... 84
3.6. Giải pháp phòng chống lũ trên các tuyến sông Đà, sông Bôi trên địa bàn .... 90
3.6.1. Giải pháp công trình ...............................................................................90
3.6.2 Giải pháp phi công trình ........................................................................101
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................. 107


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1. Bản đồ hành chính tỉnh Hòa Bình ........................................................................... 11
Hình 4. Bản đồ Quy hoạch các khu công nghiệp tỉnh Hòa Bình đến 2020 ....................... 29
Hình 3: Sơ đồ tính toán thuỷ lực sông Hồng - Thái Bình ................................................... 68
Hình 4: Bản đồ các công trình chống lũ thuộc lưu vực sông Hồng - Thái Bình .............. 76
Hình 5: Hệ thống công trình phân lũ sông Đáy ................................................................... 77
Hình 6. Hành lang thoát lũ sông Đà đoạn qua TP Hoà Bình và TT Kỳ Sơn ..................... 96
Hình 7 Hành lang thoát lũ sông Đà đoạn qua H. Phú Minh- Hợp Thịnh và Suối Chăm.. 98
Hình 8. Hành lang thoát lũ sông Bôi đoạn Hưng Thi- TT Chi Nê- Yên Bồng ............... 101
Hình 9. Hành lang thoát lũ sông Thanh Hà khu vực Thanh Lương- Xuân Dương ........ 112


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Diện tích các loại đất tỉnh Hòa Bình - ĐVT: ha ................................................. 12

Bảng 1.2. Tổng số giờ nắng ( Đơn vị: giờ) .......................................................................... 15
Bảng 1.3. Đặc trưng nhiệt độ tại các trạm ( Đơn vị: oC) .................................................... 16
Bảng 1.4. Độ ẩm tương đối trung bình tháng - Đơn vị:%................................................... 17
Bảng 1.5. Thống kê lượng mưa năm - Đơn vị: mm ............................................................ 18
Bảng 1.6. Phân phối lượng mưa năm - Đơn vị: % .............................................................. 19
Bảng 1.7. Đặc trưng lượng mưa phân theo mùa.................................................................. 20
Bảng 1.8: Cơ cấu ngành của tỉnh .......................................................................................... 23
Bảng 1.9 Dự kiến quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Hòa Bình đến 2020 ............. 23
Bảng 3.1: Xác định tần suất lũ thiết kế cho từng tuyến sông ............................................. 61
Bảng 3.2: Đường đặc tính hồ Hưng Thi.............................................................................. 62
Bảng 3.3: Các thông số cơ bản dự kiến hồ Hưng Thi ........................................................ 69
Bảng 3.4. Tài liệu biên sử dụng trong mô hình Mike 11 .................................................... 72
Bảng 3.5 Địa hình lòng dẫn sông Hồng - Thái Bình ........................................................... 74
Bảng 3.6. Thống kê các trạm dùng để kiểm định mô hình. ................................................ 74
Bảng 3.7: Đặc trưng các tuyến đê thuộc lưu vực sông Hồng. ............................................ 78
Bảng 3.8: Kết quả tính toán mực nước lũ lớn nhất thực đo và tính toán tại các trạm thuỷ
văn trên hệ thống sông Hồng - Thái Bình. ........................................................................... 79
Bảng 3.9: Kết quả tính toán mực nước lũ lớn nhất thực đo và tính toán tại các trạm thuỷ
văn chính trên hệ thống sông Hồng - Thái Bình.................................................................. 85
Bảng 3.10 Kết quả tính toán mực nước lớn nhất tại các vị trí trên sông Đà và
sông Chăm.............................................................................................................................. 87
Bảng 3.11 Mực nước thiết kế và lưu lượng thiết kế ........................................................... 90
Bảng 3.12: Kết quả tính toán mực nước lớn nhất trên sông Thanh Hà.............................. 93
Bảng 3.13: Mực nước thiết kế và lưu lượng thiết kế .......................................................... 95
Bảng 3.14 Nâng cấp hệ thống các tuyến đê sông tỉnh Hòa Bình đến 2020 ....................... 98
Bảng 3.15 Các tuyến kè cần nâng cấp, xây dựng mới ........................................................ 99
Bảng 3.16. Các tuyến đường tránh lũ cần được đầu tư xây dựng .................................... 100
Bảng 3.17 Số hộ dân cư vùng có nguy cơ ngập, sạt cần di dời đến 2020 ........................ 102



1

MỞ ĐẦU
I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Tỉnh Hòa Bình có tổng diện tích tự nhiên là 4.608 km2 bao gồm 1 thành phố
và 10 huyện thị, dân số 793,5 triệu người. Từ lâu đã hình thành các tuyến đê bảo vệ
cho diện tích đất đai và các cơ sở hạ tầng dân cư trong tỉnh. Đê Đà Giang và Đê
Quỳnh Lâm do Trung ương quản lý, tạo thành một vành đai khép kín bảo vệ bờ
phải của Thành phố Hoà Bình, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của Tỉnh, nằm
sát đập thuỷ điện Hoà Bình nên được Uỷ ban nhân dân tỉnh xác định là các tuyến đê
trọng điểm số 1 trong công tác hộ đê hàng năm trước khi có sự cố bão lũ xảy ra.
Ngoài ra tỉnh còn có hệ thống các tuyến đê cấp IV do địa phương quản lý: Huyện
Kỳ Sơn (đê Phú Cường), Lương Sơn (đê Thanh Lương, đê Xuân Dương), thành phố
Hoà Bình (đê Ngòi Dong, đê Trung Minh) và huyện Yên Thuỷ (đê Yên Trị).
Qua số liệu theo dõi từ năm 2001 đến 2009, đã có 25 cơn Bão và 8 ATNĐ trực
tiếp ảnh hưởng đến tỉnh Hoà Bình. Trong đó đáng kể là bão số 5 năm 2007 từ đêm
4/10 đến hết ngày 6/10 đã có mưa to đến rất to, đã đạt lượng mưa lớn hơn lịch sử
cùng thời kỳ trong vòng 25 năm qua, gây ra úng ngập trên diện rộng tại các huyện:
Yên Thuỷ, Lạc Thuỷ, Lạc Sơn và Mai Châu. Lượng mưa trên địa bàn tỉnh trung
bình từ 350 đên 580mm.
Hàng năm vào mùa mưa, trên các triền sông Đà, Bôi, Bưởi… nước lũ lên
nhanh gây ngập lũ các vùng ven sông: Ven sông Bôi mực nước mùa lũ có thể lên
tới 8m, ven sông Bưởi, sông Thanh Hà một số khu vực thường xuyên bị ngập sâu,
kéo dài, ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống người dân trong vùng.
Các vấn đề về lấn chiếm bãi, vi phạm hành lang thoát lũ và đê điều trong các
khu vực xảy ra ngày càng nhiều làm ảnh hưởng lớn đến công tác phòng phòng
chống lũ và tuyến đê trong mùa mưa bão. Các tác động của biến đổi khí hậu đối với
nước ta đang ngày càng rõ nét với việc xuất hiện các điều kiện thời tiết bất thường
và khó dự báo. Mặt khác hồ Sơn La đi vào hoạt động sẽ có các tác động tích cực và
tiêu cực đối với chế độ dòng chảy và hệ thống công trình đê điều trên sông Đà.

Từ năm 2001 đến 2009 trên địa bàn tỉnh, thiên tai đã gây ra các hậu quả:
- Thiệt hại về người: 39 người chết và mất tích
- Thiệt hại về nhà cửa: Trên 4.734 nhà dân, trường học, trụ sở, trạm xá bị đổ,
tốc mái, 315 nhà bị cuốn trôi.


2
- Thiệt hại về nông nghiệp: Hơn 18.450 ha lúa ngập, hư hại, và mất trắng,
15.042 ha hoa mầu bị thiệt hại do ngập và vùi lấp, 1.776 ha cây ăn quả.
- Thuỷ sản: bè cá bị chìm 186 cái, ao cá bị vỡ, tràn: 1166 ha.
- Cầu bị hư hại: 13 cầu giao thông, gồm cầu treo và cầu bê tông; phá huỷ 4
ngầm giao thông.
- Về công trình thuỷ lợi: Tổng số 280 công trình thuỷ lợi kiên cố bị hư hỏng,
sụt lở, 203 bai tạm bị cuốn trôi, 42,5 km kênh kiên cố bị cuốn trôi.
Giá trị tổn thất về kinh tế ước tính trên 468 tỷ đồng (Năm 2005 khoảng 30 tỷ
đồng, năm 2006 khoảng 53 tỷ đồng, năm 2007 khoảng 205 tỷ đồng, năm 2008
khoảng 150 tỷ đồng, năm 2009 khoảng 10 tỷ đồng ).
Như vậy có thể thấy phòng chống lũ là công việc có ảnh hưởng lớn đến sự phát
triển kinh tế của tỉnh Hoà Bình nói riêng và của cả nước nói chung. Về tổng thể hệ
thống đê đã vận hành tốt và bảo vệ an toàn cho nhiều khu vực quan trọng của tỉnh
trong suốt thời gian qua. Tuy nhiên hệ thống công trình phòng chống lũ bão của tỉnh
vẫn còn thiếu, yếu và bộc lộ nhiều vấn đề cần được quan tâm giải quyết như vấn đề
lấn chiếm hành lang bảo vệ đê điều, chất lượng đê còn kém, các công trình cống dưới
đê chưa đảm bảo an toàn, hệ thống công trình chống lũ quét còn chưa được quan tâm.
Do vậy việc Nghiên cứu giải pháp phòng chống lũ trên các tuyến sông có đê
trên địa bàn tỉnh nhằm phát triển bền vững kinh tế xã hội của tỉnh làm cơ sở để xây
dựng các chiến lược đầu tư hệ thống công trình phòng chống lũ là hết sức cần thiết.
II. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
Phân tích và đánh giá tình hình lũ lụt và hiện trạng đê trên các tuyến sông
thuộc địa bàn tỉnh Hoà Bình, từ đó đề ra giải pháp, phòng chống lũ trên các tuyến

sông có đê trên địa bàn tỉnh nhằm phát triển kinh tế xã hội vùng, miền.
III. CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Cách tiếp cận:
a. Tiếp cận tổng hợp và liên ngành:
Dựa trên định hướng Phát triển kinh tế xã hội vùng lưu vực sông; Hiện trạng
và định hướng phát triển kinh tế các ngành từ đó rút ra các giải pháp công trình và
phi công trình phòng chống lũ phù hợp.


3
b. Tiếp cận kế thừa:
Kế thừa các dự án quy hoạch, các quy hoạch phòng chống lũ, các đề tài nghiên
cứu về nguồn nước, vấn đề khai thác, sử dụng và quản lý tài nguyên nước. Việc kế
thừa có chọn lọc các kết quả nghiên cứu này sẽ giúp đề tài có định hướng giải quyết
vấn đề một cách khoa học hơn.
c. Tiếp cận thực tiễn:
Tiến hành khảo sát thực địa, tổng hợp số liệu nhằm nắm rõ chi tiết hiện trạng
và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương, hiện trạng công tác
phòng chống lũ và những thiệt hại do lũ gây ra.
Tiếp cận các phương pháp toán, thuỷ văn, thuỷ lực và các công cụ hiện đại
trong nghiên cứu:
Đề tài này ứng dụng, khai thác các phần mềm, mô hình hiện đại như mô hình
tính toán thủy động lực học (MIKE 11)
2. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp kế thừa: Kế thừa các tài liệu, kết quả tính toán của các dự án
quy hoạch, các đề tài nghiên cứu khoa học, điều tra cơ bản thực hiện trên lưu vực
các sông trên địa bàn tỉnh.
- Phương pháp điều tra, thu thập: Tiến hành điều tra, thu thập các tài liệu trong
vùng nghiên cứu bao gồm tài liệu hiện trạng và định hướng phát triển kinh tế - xã
hội, tình hình khai thác và sử dụng nguồn nước, các tài liệu địa hình, thủy văn...

- Phương pháp ứng dụng các mô hình toán, thuỷ văn, thuỷ lực hiện đại: Ứng
dụng các mô hình, công cụ tiên tiến phục vụ tính toán bao gồm phần mềm Mapinfo
xây dựng bản đồ; Mô hình MIKE 11 tính toán biến động dòng chảy mùa lũ....
IV. KẾT QUẢ DỰ KIẾN ĐẠT ĐƯỢC
- Phân tích và đánh giá được điều kiện tự nhiên, tình hình và phương hướng
phát triển kinh tế - xã hội vùng nghiên cứu.
- Phân tích, đánh giá được hiện trạng phòng chống lũ, phân tích những thiệt
hại do lũ gây ra.
- Phân tích được cơ sở khoa học và thực tiễn cho các giải pháp phòng chống lũ
cho các vùng có sông


4
- Đề xuất được giải pháp công trình phòng chống lũ cho các vùng có sông
chảy qua trên cơ sở : Xác định tiêu chuẩn phòng chống lũ.
Diễn toán chế độ dòng chảy mùa lũ bằng mô hình thủy lực.
Lựa chọn giải pháp chống lũ.
- Đề xuất giải pháp phi công trình phòng chống lũ cho các vùng bị ảnh hưởng.


5

CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU VÀ VÙNG
NGHIÊN CỨU
1.1 Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu
1.1.1. Lĩnh vực nghiên cứu trên thế giới:
Trong những năm gần đây, thời tiết trên toàn thế giới đang có những diễn
biến khó lường từ khu vực châu Âu đến Bắc Mỹ. Theo báo chí nước ngoài, sự thất
thường của thời tiết được thể hiện rõ ràng nhất tại Mỹ khi trong mùa Đông qua, nơi

thì nhiệt độ xuống đến mức kỷ lục, nơi thì phải chịu hạn hán nghiêm trọng. Theo
thống kê từ năm 1980 đến năm 2010, thiên tai tại Bắc Mỹ được đánh giá là nghiêm
trọng nhất trên toàn cầu. Trong giai đoạn này, nước Mỹ bị thiệt hại đến 1.150 tỷ
USD. Nếu tính riêng trong hai năm 2011-2012, nước Mỹ đã phải hứng chịu 98 vụ
thiên tai.
Ở châu Âu, giới chuyên gia nhận định tình hình cũng không khả quan hơn.
Trong mấy thập niên qua, nước Anh ngày càng phải hứng chịu nhiều trận mưa bão
và lũ lụt nghiêm trọng. Mưa lũ hiện tại ở Anh được đánh giá là nghiêm trọng nhất
kể từ 250 năm qua. Mưa lũ đang gây khó khăn cho chính phủ và người dân. Ở bờ
bên kia nước Pháp cũng chịu cảnh mưa lũ tương tự chỉ trong vòng một thế kỷ, mực
nước biển đã dâng cao thêm 12cm và ước tính sẽ tăng thêm từ 11-16cm.
Ở Châu Á, những năm qua tình hình mưa bão diễn ra rất nghiêm trọng ở
nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ, như tại thủ đô Manila của Philippines mưa lớn gây
ngập lụt nghiêm trọng ở hiều cơ quan chính phủ, trường học, văn phòng, thị trường
chứng khoán... phải đóng cửa. Ở Trung Quốc, lũ lụt nghiêm trọng đã tác động tới
tỉnh Quảng Đông và tỉnh Quảng Tây, làm ít nhất 30 người thiệt mạng và buộc hàng
trăm nghìn người khác phải đi sơ tán. Tại Pakistan, mưa lớn và lũ lụt đã cướp đi
sinh mạng của ít nhất 110 người, buộc 300 nghìn người phải sơ tán, lũ lụt cũng làm
hư hại hơn 2.400 ngôi nhà…
Trước thực trạng này nhiều quốc đã đề ra giải pháp phòng chống lũ, điển
hình cho công tác phòng chống là đất nước Hà Lan khi họ đã xây dựng những tuyến
đê bao dọc theo bờ biển và các con sông Ranh và sông Mơ-xơ, cá biệt có những
tuyến đê khổng lồ cao tới 13 mét và phần chân đê dày tới 46 mét. Ngoài ra Hà Lan


6
cho xây dựng các nhà nổi với thân nhà được xây bằng bê tông cốt thép rỗng, các hệ
thống trụ thép chống đỡ cho ngôi nhà. Hai cực neo ở phía trước và phía sau của tòa
nhà, nhằm neo nhà vào một vị trí cố định khi nó nổi lên do nước dâng, những ngôi
nhà này có thể nổi lên theo mặt nước đến 5,5 m. Tại Mỹ, 35% đô thị New Orleans

nằm dưới mực nước biển, được bảo vệ bởi các con đê và cửa lũ (flood gates) dài
hàng trăm dặm, ngoài ra họ còn áp dụng những biện pháp tiên tiến, với tính ứng
dụng và trình độ khoa học rất cao như: những dự án nhà nổi , nhà di động , hầm lưu
trữ dưới lòng đất nước , lưu trữ nước trong hồ chứa trong nhà để xe và thậm chí là
đơn giản biến một sân chơi trong điều kiện bình thường thành một hồ nhỏ trong thời
tiết mưa lớn. Các dự án nêu trên là chìa khóa trong việc chống những ảnh hưởng
biến đổi khí hậu toàn cầu như: tăng mực nước biển, tăng tần suất và mức độ nghiêm
trọng của một số thiên tai tự nhiên, và thậm chí tăng thời lượng khô hay mưa mùa…
Trên thế giới việc nghiên cứu, áp dụng các mô hình thủy văn, thủy lực để
cảnh báo, dự báo lũ lụt kịp thời và chính xác đã được sử dụng khá phổ biến; nhiều
mô hình đã được xây dựng và áp dụng cho dự báo hồ chứa, dự báo lũ cho hệ thống
sông, cho công tác qui hoạch phòng lũ. Một số mô hình đã được ứng dụng thực tế
trong công tác mô phỏng và dự báo dòng chảy cho các lưu vực sông có thể được liệt
kê ra như sau:
Viện Thủy lực Đan Mạch (Danish Hydraulics Institute, DHI) xây dựng phần
mềm dự báo lũ bao gồm: Mô hình NAM tính toán và dự báo dòng chảy từ mưa; Mô
hình Mike 11 tính toán thủy lực, dự báo dòng chảy trong sông và cảnh báo ngập lụt.
Phần mềm này đã được áp dụng rộng rãi và rất thành công ở nhiều nước trên thế
giới. Trong khu vực Châu Á, mô hình đã được áp dụng để dự báo lũ lưu vực sông
Mun-Chi ở Thái Lan, lưu vực sông ở Bangladesh, Indonesia. Hiện nay, công ty tư
vấn CTI của Nhật Bản đã mua bản quyền của mô hình, thực hiện những cải tiến để
mô hình có thể phù hợp với điều kiện thuỷ văn của Nhật Bản. Wallingford kết hợp
với Hacrow đã xây dựng phần mềm iSIS cho tính toán dự báo lũ và ngập lụt. Phần
mềm bao gồm các môđun: Mô hình đường đơn vị tính toán và dự báo dòng chảy từ
mưa; mô hình iSIS tính toán thủy lực, dự báo dòng chảy trong sông và cảnh báo
ngập lụt. Phần mềm này áp dụng khá rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới, đã được áp
dụng cho sông Mê Kông trong chương trình Sử dụng Nước do ủy hội Mê Kông


7

Quốc tế chủ trì thực hiện. ở Việt Nam, mô hình iSIS được sử dụng để tính toán
trong dự án phân lũ và phát triển thủy lợi lưu vực sông Đáy do Hà Lan tài trợ.
Trung tâm khu vực, START Đông Nam á (Southeast Asia START Regional
Center) đang xây dựng "Hệ thống dự báo lũ thời gian thực cho lưu vực sông Mê
Kông". Hệ thống này được xây dựng dựa trên mô hình thủy văn khu vực có thông
số phân bố, tính toán dòng chảy từ mưa. Hệ thống dự báo được phân thành 3 phần:
thu nhận số liệu từ vệ tinh và các trạm tự động, dự báo thủy văn và dự báo ngập lụt.
Thời gian dự kiến dự báo là 1 hoặc 2 ngày.
Viện Điện lực (EDF) của Pháp đã xây dựng phần mềm TELEMAC tính các
bài toán thuỷ lực 1 và 2 chiều. TELEMAC-2D là phần mềm tính toán thủy lực 2
chiều, nằm trong hệ thống phần mềm TELEMAC. TELEMAC-2D đã được kiểm
nghiệm theo các tiêu chuẩn nghiêm ngặt của Châu Âu về độ tin cậy; mô hình này đã
được áp dụng tính toán rất nhiều nơi ở Cộng hòa Pháp và trên thế giới. Ở Việt Nam,
mô hình đã được cài đặt tại Viện Cơ học Hà Nội và Khoa Xây dựng - Thuỷ lợi Thuỷ điện.
Trường Đại học Kỹ thuật Đà Nẵng đã áp dụng thử nghiệm để tính toán dòng
chảy tràn vùng Vân Cốc- Đập Đáy, lưu vực sông Hồng đoạn trước Hà Nội, và tính
toán ngập lụt khu vực thành phố Đà Nẵng.
Trung tâm kỹ thuật thủy văn (Mỹ) đã xây dựng bộ mô hình HEC-1 để tính
toán thủy văn, trong đó có HEC-1F là chương trình dự báo lũ từ mưa và diễn toán lũ
trong sông. Mô hình đã được áp dụng rất rộng rãi trên thế giới.Ở Châu Á mô hình
được áp dụng ở Indonesia, Thái Lan. Mô hình cũng áp dụng để tính toán lũ hệ thống
sông Thu Bồn. Gần đây, mô hình được cải tiến và phát triển thành HMS có giao
diện đồ hoạ thuận lợi cho người sử dụng.
Trong một nghiên cứu về hệ thống dự báo lũ cho sông Maritsa và Tundzha,
Roelevink và cộng sự đã kết hợp sử dụng mô đun mưa - dòng chảy Mike 11-NAM
và mô đun thủy lực Mike 11-HD để tiến hành dự báo. Các mô hình này đã được
hiệu chỉnh sử dụng số liệu các trận lũ năm 2005 và 2006. Kết quả từ hai mô hình
này được kết hợp sử dụng với phần mềm FloodWatch để xuất ra mực nước dự báo
và các cảnh báo tại các điểm xác định. Kết quả cho thấy rằng, số liệu đầu vào quyết
định độ lớn của thời gian dự kiến. Kết quả sẽ chính xác hơn nếu thời gian dự kiến

ngắn và ngược lại. Trong nghiên cứu này cũng đã sử dụng chức năng cập nhật mực


8
nước và lưu lượng tính toán theo mực nước và lưu lượng thực đo tại các vị trí biên
đầu vào.
1.1.2. Lĩnh vực nghiên cứu ở Việt Nam:
Lãnh thổ Việt Nam nằm trọn trong vùng nhiệt đới nhưng khí hậu Việt
Nam phân bố thành 3 vùng khí hậu riêng biệt với miền bắc mang khí hậu cận nhiệt
đới ẩm ấm, bắc trung bộ là khí hậu nhiệt đới gió mùa, miền nam và nam trung bộ
mang đặc điểm nhiệt đới. Đồng thời, do nằm ở rìa phía đông nam của phần châu Á
lục địa, giáp với biển Đông (một phần của Thái Bình Dương), nên chịu ảnh hưởng
trực tiếp của kiểu khí hậu gió mùa mậu dịch, thường thổi ở các vùng vĩ độ thấp.
Do nằm dọc theo bờ biển, khí hậu Việt Nam được điều hòa một phần bởi
các dòng biển và mang nhiều yếu tố khí hậu biển. Độ ẩm tương đối trung bình là
84% suốt năm. Hằng năm, lượng mưa từ 1.200 đến 3.000 mm, số giờ nắng khoảng
1.500 đến 3.000 giờ/năm và nhiệt độ từ 5 °C đến 37 °C. Hàng năm, Việt Nam luôn
phải phòng chống bão và lụt lội với 5 đến 10 cơn bão/năm gây thiệt hại to lớn về
người và tài sản.
Nhận thức rõ về ảnh hưởng của mưa lũ đối với đất nước, Đảng và Chính phủ
rất chú trọng chính sách phòng chống lụt bão. Ngay từ những năm 1993 Quốc hội
đã thông qua Pháp lệnh phòng chống lụt bão, sau này có sửa đổi, bổ sung; Quyết
định phê duyệt chiến lược Quốc gia phòng, chống giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020.
Để kịp thời ứng phó với biến đổi khí hậu và tình hình mưa lũ đang diễn ra
ngày một bức tạp, nhiều bộ ngành, địa phương đã để ra nhiều giải pháp như:
- Xây dụng các hồ chứa để cắt lũ cho hạ du, bảo đảm chống lũ cho hệ thống
đê điều hạ du, phải giữ nước hạ du không vượt qua mực nước quy định. Hiện đã có
quy trình vận hành hồ chứa chặt chẽ, khả năng xẩy ra lũ gây uy hiếp hạ du được
giảm nhẹ đi rất nhiều.
- Gia cố, nâng cao trình và xây mới nhiều tuyến đê trọng điểm như: mở rộng,

gia cố đê sông Hồng, đê sông Đà, sông Mã… điển hình như hệ thống sông Hồng
với 1.667 km đê, và 750 km đê thuộc hệ thống sông Thái Bình, với quy mô lớn và
hoàn thiện hơn so với các hệ thống đê còn lại. Các đê sông có độ cao khoảng 10 m.
Chiều cao trung bình của đê sông từ 6-8 m, có nơi lên đến 11 m.
- Đề án: “Sống chung an toàn với lũ tại các tỉnh miền Trung” đã được đặt ra.
Bộ Xây dựng đề xuất kế hoạch nâng cấp hạ tầng kỹ thuật như kiên cố các công trình


9
thủy lợi, hồ chứa giảm lũ, cắt lũ, công trình đê kè bảo vệ tại khu dân cư, nạo vét,
chỉnh trị các dòng song, chống bồi lắng xói mòn tại các cửa sông, mở rộng diện tích
trồng rừng.
- Hình thành các vùng phân lũ, chậm lũ: Trong trường hợp mực nước sông
vượt quá mức báo động thì tháo cống đê, hoặc cho nổ mìn đê sông để cho nước
chảy vào một số vùng thấp như các vùng Việt Trì, Tam Thanh ở tỉnh Phú Thọ, Lập
Thạch ở tỉnh Vĩnh Phúc, Lương Phú và Quảng Oai ở Hà Nội….
Ngoài những biện pháp mang tính định hướng, chiến lược, Việt Nam còn áp
dụng các mô hình thủy lực để diễn toán dòng chảy trong hệ thống sông và vùng
ngập lụt ở nước ta. Mô hình SOGREAH đã được áp dụng thành công trong công tác
khai thác, tính toán dòng chảy tràn trong hệ thống kênh rạch và các ô trũng; Mô
hình MASTER MODEL ứng dụng trong nghiên cứu qui hoạch cho vùng hạ lưu
sông Cửu Long vào năm 1988; Mô hình MEKSAL được xây dựng vào năm 1974 để
tính toán sự phân bố dòng chảy mùa cạn và xâm nhập mặn trong vùng hạ lưu các
sông; Mô hình VRSAP đã được áp dụng cho việc tính toán dòng chảy lũ và dòng
chảy mùa cạn cho vùng đồng bằng; Mô hình SAL và mô hình KOD đã có những
đóng góp đáng kể trong việc tính toán lũ và xâm nhập mặn đồng bằng cửa sông; Mô
hình DHM đã được áp dụng thành công trong tính toán nguy cơ ngập lụt hạ lưu lưu
vực Thu Bồn - Vũ Gia, và nghiên cứu thủy lực hạ lưu sông Hồng trong trường hợp
giả sử vỡ đập Hoà Bình, Sơn La v.v.
Đối với lưu vực sông Hồng-Thái Bình đã có một số nghiên cứu dự báo lũ tiêu biểu

như:
- "Nghiên cứu xây dựng công cụ tính toán và dự báo dòng chảy lũ thượng
lưu hệ thống sông Hồng" Đã xây dựng được hệ thống dự báo thủy văn cho các lưu
vực sông Đà, Thao, Lô, vận hành hồ chứa Hoà Bình và diễn toán lũ về hạ lưu đến
trạm Sơn Tây, Hà Nội. Đề tài đã tạo dựng được nền tảng cho việc áp dụng mô hình
thủy văn để dự báo lũ, kết quả tính toán của đề tài khá tốt và đã được
TTDBKTTVTƯ bổ sung và đưa vào dự báo tác nghiệp
- "Ứng dụng một số mô hình thích hợp để dự báo lũ thượng lưu hệ thống
sông Thái Bình". Trên cơ sở phân tích các hình thế thời tiết gây mưa và chế độ nước
lũ ở thượng lưu sông Thái Bình (sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam), đã
nghiên cứu ứng dụng các mô hình TANK, NAM và phương pháp hồi quy bội để


10
tính toán, dự báo quá trình dòng chảy lũ tại Thái Nguyên trên sông Cầu, Phủ Lạng
Thương trên sông Thương và Lục Nam trên sông Lục Nam. Kết quả nghiên cứu cho
thấy kết quả tính toán và dự báo dòng chảy lũ theo 3 mô hình nêu trên đều cho kết
quả tốt. Mô hình đã được TT DBKTTVTƯ bổ sung và đưa vào dự báo tác nghiệp
thử nghiệm từ năm 2000.
"Đánh giá khả năng phân lũ sông Đáy và sử dụng lại các khu phân chậm lũ"
do 3 cơ quan cùng thực hiện đồng thời (Viện Khí tượng Thủy văn, Trường Đại học
Thuỷ lợi, Viện Quy hoạch Thủy lợi). Đề tài đã giải quyết được phần thủy lực hạ lưu
của hệ thống sông Hồng - Thái Bình. Xét đến trường hợp vận hành hồ Hoà Bình,
Thác Bà, phân lũ sông Đáy và chậm lũ Tam Thanh, Lương Phú, Lương Phú Quảng Oai.


11
1.2 Tổng quan về vùng nghiên cứu
1.2.1. Điều kiện tự nhiên
1.2.1.1. Vị trí địa lý

Hòa Bình là tỉnh miền núi thuộc vùng Tây Bắc nằm ở tọa độ 20039' đến
21008' vĩ độ Bắc, 104048' đến 104051' kinh độ Đông, thủ phủ là thành phố Hòa
Bình cách thủ đô Hà Nội 76 km về phía Tây theo đường quốc lộ 6. Diện tích tự
nhiên toàn tỉnh là 4.608 km². Được giới hạn bởi:
- Phía bắc giáp với tỉnh Phú Thọ;
- Phía nam giáp với các tỉnh Hà Nam, Ninh Bình;
- Phía Đông giáp với thủ đô Hà Nội;
- Phía Tây giáp với các tỉnh Sơn La, Thanh Hóa.

Hình 1. Bản đồ hành chính tỉnh Hòa Bình
1.2.1.2 Đặc điểm địa hình
Điểm nổi bật của địa hình ở Hòa Bình là núi cao, chia cắt phức tạp, độ dốc
lớn, thấp dần từ Bắc xuống Nam và Tây sang Đông. Quá trình vận động kiến tạo
của địa chất qua nhiều thế kỉ đã tạo nên các vùng địa hình khác nhau trên địa bàn
tỉnh. Về dạng địa hình được chia thành ba khu vực rõ rệt:


12
- Dạng địa hình núi cao phân bố ở phía Tây Bắc, độ cao trung bình so với mặt
biển khoảng 600 - 700 m; có một số đỉnh núi cao trên 1.000 m, trong đó cao nhất là
Phu Canh, Phu Túc (huyện Đà Bắc) cao 1.373 m, tiếp đến là đỉnh núi Dục Nhan
(huyện Đà Bắc) cao 1.320m, đỉnh núi Psi Lung (huyện Mai Châu) cao 1.287 m.
- Dạng địa hình núi thấp, chia cắt phức tạp do đứt, gãy, lún sụt của nếp võng
sông Hồng ở khu vực trung tâm, độ cao trung bình so với mặt biển khoảng 250 - 300m,
trong đó Tân Lạc là 318m, Lạc Sơn, Kỳ Sơn 300m, Kim Bôi 310m, Lương Sơn 251m.
- Dạng địa hình đồi gò xen các cánh đồng, phân bố ở khu vực Đông Nam của
tỉnh, độ cao trung bình 40 - 100m, trong đó huyện Lạc Thủy 51m, huyện Yên Thủy
42m.
1.2.1.3 Đặc điểm tài nguyên thiên nhiên
Theo tài liệu của Niên giám thống kê tỉnh Hòa Bình năm 2010 sự biến động

sử dụng đất trong các năm gần đây của tỉnh trong giai đoạn 2006-2010, như sau:
a. Diện tích các loại đất
Bảng 1.1 Diện tích các loại đất tỉnh Hòa Bình - ĐVT: ha
Năm

Cơ cấu

Năm

Cơ cấu

2006

(%)

2010

(%)

468.419

100

460.869

100

I. Đất nông nghiệp

296.172


63,23

352.922

76,58

1. Đất sản xuất nông nghiệp

55.697

11,89

65.471

14,21

2. Đất lâm nghiệp

240.475

51,34

285.865

62,03

3. Đất nuôi trồng thuỷ sản

0,00


0,00

1.586

0,34

4. Đất nông nghiệp khác

0,00

0,00

0,00

0,00

II. Đất phi nông nghiệp

59.15

12,63

59.167

12,84

113.097

24,14


48.78

10,58

Loại đất
Tổng diện tích tự nhiên

III. Đất chưa sử dụng

(Nguồn: Nghị quyết 36/2012/NQ-HĐND tỉnh Hòa Bình về QH sử dụng đất đến năm
2020).
Trong cơ cấu sử dụng đất tỉnh Hoà Bình, đất nông nghiệp có tỷ trọng không
lớn, tăng từ 11,9% năm 2006 lên 14% năm 2010. Diện tích đất chưa sử dụng của
tỉnh Hoà Bình cũng còn khá lớn, năm 2010 chiếm 10,58% tổng diện tích tự nhiên
toàn tỉnh, trong đó chủ yếu là đất đồi núi chưa sử dụng.


13
Từ năm 2006 - 2010, đất sản xuất nông nghiệp của tỉnh tương đối ổn định,
tăng được 9.774 ha đất trồng cây lâu năm, cây lúa vẫn giữ ổn định về diện tích; Đất
lâm nghiệp tăng khá lớn 45.461ha do việc trồng mới, khoanh nuôi tái sinh rừng
trong chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng.
b. Tài nguyên nước
Tỉnh Hoà Bình có mạng lưới sông, suối phân bổ khắp trên tất cả các huyện,
thành phố. Nguồn cung cấp nước lớn nhất của Hoà Bình là sông Đà chảy qua các
huyện Mai Châu, Đà Bắc, Tân Lạc, Kỳ Sơn với tổng chiều dài 151 km. Hồ sông Đà
với diện tích mặt nước khoảng 8.000 ha, dung tích 9,5 tỷ m3 ngoài nhiệm vụ cung
cấp điện cho Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình còn có nhiệm vụ chính là điều tiết và
cung cấp nước cho vùng Đồng bằng sông Hồng.

Ngoài ra, Hoà Bình còn có 2 con sông lớn là sông Bôi và sông Bưởi cùng
khoảng 1.800 ha ao hồ, đầm nằm rải rác trên địa bàn tỉnh. Đây cũng là nơi trữ nước,
điều tiết nước và nuôi trồng thuỷ sản.
Bên cạnh đó nguồn nước ngầm ở Hoà Bình cũng có trữ lượng khá lớn, chủ
yếu được khai thác để sử dụng trong sinh hoạt. Chất lượng nước ngầm ở Hoà Bình
được đánh giá là rất tốt, không bị ô nhiễm. Đây là một tài nguyên quan trọng cần
được bảo vệ và khai thác hợp lý.
c. Tài nguyên rừng
Là tỉnh có diện tích rừng tương đối lớn, trong đó rừng phòng hộ là 112.253
ha; rừng đặc dụng 29.538 ha và 144.074 ha rừng sản xuất; sản lượng gỗ cây đạt
3,333 triệu m3, độ che phủ rừng là 46%. Hiện nay tài nguyên rừng của Hòa Bình
còn nghèo, phần lớn là rừng non phục hồi, mới trồng, trữ lượng gỗ còn thấp. Tỉnh
đã có chủ trương xã hội hóa lâm nghiệp, giao đất giao rừng cho dân. Nhà nước tích
cực hỗ trợ vốn, giống trong tương lai tài nguyên rừng sẽ trở thành thế mạnh trong
phát triển kinh tế của tỉnh.
d. Tài nguyên khoáng sản
Hoà Bình có nhiều loại khoáng sản, trong đó một số loại đã được khai thác
như: amiăng, than, nước khoáng, đá vôi…đáng lưu ý nhất là đá, nước khoáng, đất
sét có trữ lượng lớn. Đá gabrodiaba trữ lượng 2,2 triệu m3; đá granít trữ lượng 8,1
triệu m3; đặc biệt đá vôi có trữ lượng rất lớn trên 700 triệu tấn, đang được sản xuất
phục vụ xây dựng các công trình giao thông, thuỷ lợi, xây dựng cơ bản… Ngoài ra,


14
than đá có 6 mỏ nhỏ và 2 điểm khai thác than ở các huyện Kim Bôi, Lạc Thuỷ, Yên
Thuỷ, Lạc Sơn, Đà Bắc, Kỳ Sơn, tổng trữ lượng cấp là 982.000 tấn. Đôllômit, barit,
cao lanh cũng có trữ lượng lớn, trong đó có một số mỏ còn chưa được xác định rõ
về trữ lượng. Sét phân bố ở vùng thấp, có rải rác trong tỉnh, trữ lượng ước tính 8 10 triệu m3.
Tài nguyên quý của tỉnh Hoà Bình là nước khoáng, chủ yếu phân bố ở 2
huyện Kim Bôi và Lạc Sơn. Ngoài ra, kho tài nguyên khoáng sản của tỉnh còn rất

nhiều mỏ đa kim như: vàng, đồng, chì, kẽm, thủy ngân, antimon, pyrit, phôtphorit…
1.2.1.4 Đặc điểm về khí hậu
Tỉnh Hòa Bình thuộc đới khí hậu gió mùa chí tuyến, á đới có mùa đông lạnh
khô. Cơ sở để tạo cho tỉnh một nền nhiệt cao (đa số có tổng nhiệt trên 7.5000C) là
khu vực được hưởng một chế độ bức xạ mặt trời phong phú với tổng xạ hàng năm
đạt chừng 100 - 110 kcal/cm2 và cán cân bức xạ độ cao 55 - 86 kcal/cm2/năm. Tuy
ảnh hưởng của phông cực đới và gió mùa đông bắc đã giảm sút, nhưng vì không có
núi cao che khuất nên vẫn còn mạnh hơn so với khu Tây Bắc và khu Nghệ Tĩnh. Số
tháng lạnh dưới 180C nhiều nơi ngắn lại còn 2 tháng, riêng vùng đồi núi vẫn kéo
dài 3 tháng. Tỉnh bị ảnh hưởng của gió Lào, nên các núi thấp đã có khí hậu á đới
trên núi.
Do sự chi phối của địa hình phức tạp nên đã tạo ra nhiều tiểu vùng khí hậu:
- Ở các khu vực núi cao như Đà Bắc, Mai Châu, Tân Lạc có đặc điểm khí
hậu đặc trưng của vùng á nhiệt đới, nhiệt độ bình quân 18 - 190C.
- Ở khu vực quanh hồ thủy điện Hòa Bình, khí hậu tương đối mát mẻ, mưa
nhiều, độ ẩm cao do có sự điều hòa của hồ nước Hòa Bình.
- Ở thung lũng Mai Châu, do điều kiện địa hình đã tạo nên tiểu vùng khí hậu
đặc thù, trong năm có những đợt gió tây khô nóng, thường xuất hiện vào tháng 4,5
trong năm.
a. Tình hình nắng.
Nắng là một yếu tố khí hậu có quan hệ chặt chẽ với bức xạ mặt trời và bị chi
phối trực tiếp bởi lượng mây. Tổng số giờ nắng trong năm ở vùng tương đối cao
dao động khoảng từ 1400 ÷ 1650 giờ/năm.


15
Mùa đông trung bình mỗi tháng có khoảng 60 ÷ 100 giờ nắng. Số giờ nắng ít
nhất vào tháng II, tháng III. Mùa hạ trung bình mỗi tháng có 170 ÷ 250 giờ nắng,
nhiều nhất là từ tháng V đến tháng VII.
Trong năm, số giờ nắng tăng nhanh nhất vào khoảng thời gian từ tháng III

sang tháng IV ứng với thời kỳ chuyển tiếp từ mùa đông sang mùa hạ. Số giờ nắng
giảm nhanh nhất từ tháng VII sang tháng VIII. Thời gian này thường nhiều mây, số
giờ nắng cũng giảm tương đối nhanh từ tháng X sang tháng XI, ứng với thời kỳ
chuyển tiếp từ mùa hạ sang mùa đông. Ở các vùng núi, nhất là trong các thung lũng,
số giờ nắng trong năm có thể ít hơn.
Bảng 1.2. Tổng số giờ nắng ( Đơn vị: giờ)
TT

Trạm

1

Tháng

Năm

I

II

III

IV

V

VI

VII


VIII

IX

X

XI

XII

Hòa Bình

86,3

63,1

73,3

114,5

184,4

167,1

189,8

166,4

172,1


159,0

137,1

132,4

1645,5

2

Kim Bôi

72,0

53,0

59,0

99,7

161,1

153,4

165,6

161,0

162,7


133,6

128,6

109,9

1459,7

3

Chi Nê

69,4

45,1

49,5

92,4

173,0

164,4

171,4

149,6

151,0


146,2

135,0

116,7

1463,7

4

Mai Châu

87,6

76,5

106,5

132,2

174,2

149,5

164,0

147,4

150,5


136,3

113,6

114,3

1552,7

5

Lạc Sơn

61

95

53

90

148

138

149

158

154


149

112

102

1408

b. Chế độ gió
Hòa Bình là tỉnh chuyển tiếp giữa đồng bằng và vùng núi, do vậy địa hình của
tỉnh khá phức tạp. Điều này đã dẫn tới sự phức tạp đặc trưng của chế độ gió. Khu
vực núi cao, chế độ gió phụ thuộc hoàn toàn vào địa hình, còn ở vùng thấp, chế độ
gió lại gần với chế độ gió ở khu vực đồng bằng và trung du Bắc Bộ. Tuy nhiên, gió
thịnh hành ở tỉnh Hòa Bình có thể thấy sự thay đổi khá rõ rệt theo mùa. Mùa khô
gió thịnh hành chủ yếu theo hướng giữa bắc đến đông bắc, còn mùa mưa hướng gió
thịnh hành lại chủ yếu theo hướng giữa nam đến tây nam. Ngoài ra, Hòa Bình còn
chịu ảnh hưởng tương đối rõ nét của chế độ gió tây khô nóng (gió Lào).
Trung bình mỗi năm có từ 3 - 5 đợt gió tây khô nóng ảnh hưởng tới Hòa Bình,
mỗi đợt thường kéo dài từ 1 - 3 ngày và thường xảy ra vào các tháng 5 - 7 hàng năm.
c. Tình hình nhiệt độ không khí.
Chế độ nhiệt ở tỉnh Hòa Bình nói chung tương đối khác biệt so với các tỉnh
vùng lân cận. Theo chuỗi số liệu nhiều năm (1961 - 1995), nhiệt độ thấp nhất tuyệt
đối đã xảy ra ở Lạc Sơn vào ngày 31-12-1973 là: 0,10C, nhiệt độ cao nhất tuyệt đối
cũng đã xảy ra tại Lạc Sơn vào ngày 12-5-1996, lên tới: 41,80C.


16
Chỉ tính riêng khoảng thời gian 1995 - 1998, trung bình mỗi năm nhiệt độ
không khí ở tỉnh Hòa Bình tăng từ 0,2 - 0,50C. Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối vào thời
kỳ này chỉ đạt 4,10C, xảy ra ở Lạc Sơn vào ngày 1-1-1996. Nhiệt độ cao nhất tuyệt

đối vào thời kỳ này cũng chỉ lên tới 40,30C, xảy ra ở Chi Nê vào ngày 24-4-1998.
Bảng 1.3. Đặc trưng nhiệt độ tại các trạm ( Đơn vị: oC)
TT Trạm
1
2
3
4
5

Hòa
Bình
Kim
Bôi
Chi

Mai
Châu
Lạc
Sơn

Tháng
I

II

III

IV

V


VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

Năm

16,5 17,7 20,8 24,6 27,3 28,4 28,4 28,0 26,8 24,2 21,0 17,6

23,5

15,7 16,9 20,0 23,8 26,8 27,8 28,0 27,4 26,2 23,6 20,2 17,2

22,0

15,9 17,2 20,1 24,0 27,5 28,7 28,9 28,0 26,7 24,2 20,5 17,3

23,0

16,8 18,3 21,2 24,7 26,9 27,6 27,6 27,0 25,7 23,5 20,4 17,4


23,1

17,3 18,2 20,8 24,5 27,2 28,7 28,6 28,1 26,7 24,2 21,2 18,1

23,6

d. Tổng lượng bốc hơi
Tổng lượng bốc hơi chủ yếu phụ thuộc vào điều kiện mặt đệm, chế độ nắng,
gió, lượng mưa...Vì vậy, tổng lượng bốc hơi ở tỉnh Hòa Bình không mang tính đồng
nhất cả về mặt không gian cũng như thời gian trong năm. Đặc biệt, từ khi hồ sông
Đà chính thức đi vào tích nước, thì mức độ bốc hơi trên khu vực lòng hồ tăng lên rõ
rệt. Theo chuỗi số liệu nhiều năm (1961 - 1995) thì tổng lượng bốc hơi trung bình
hằng năm ở tỉnh Hòa Bình là 700 - 900mm (thành phố Hòa Bình là 762,6mm),
trong đó khu vực huyện Kim Bôi là nơi có tổng lượng bốc hơi nhỏ nhất (trạm Kim
Bôi là 710,2mm), khu vực huyện Lạc Thủy là nơi có tổng lượng bốc hơi lớn nhất
(trạm Chi Nê là 950,5 mm).
e. Tình hình độ ẩm không khí.
Có hai thời kỳ khô và ẩm khác nhau trong năm. Thời kỳ ẩm kéo dài từ tháng
IX đến tháng IV năm sau. Trong những tháng này độ ẩm tương đối trung bình tháng
đạt 85 ÷ 90%. Độ ẩm lớn nhất xảy ra trong khoảng tháng II ÷ III là thời kỳ mà trên
bầu trời thường đầy mây và có mưa nhỏ, mưa phùn.


17
Từ tháng V ÷ VIII là thời kỳ khô. Độ ẩm trung bình tháng thấp nhất thường
xảy ra trong tháng VI ÷ VII.
Trong một ngày đêm (24 giờ), độ ẩm tương đối thường tăng cao về đêm đến 8
÷ 9 giờ; trị số cao nhất trong ngày xảy ra trong khoảng 4 ÷ 7 giờ sáng. Độ ẩm tương
đối giảm thấp vào ban ngày, trị số thấp nhất xảy ra trong khoảng 14 ÷16 giờ.

Bảng 1.4. Độ ẩm tương đối trung bình tháng - Đơn vị:%
Trạm

Tháng
I

II

III IV

V

VI

VII

VIII

Hòa Bình

84 84 85 84 83 83

83

Kim Bôi

84 85 86 85 83 84

Chi Nê


IX

X

Năm

XI

XII

85

85 85 84

83

84

84

86

86 84 82

81

84

84 86 87 86 81 82


82

86

86 83 82

79

84

Mai Châu

80 79 79 80 80 83

83

86

86 84 82

80

82

Lạc Sơn

84 84 85 84 83 83

83


85

85 85 84

83

84

Trong những tháng giữa mùa hè và vào những ngày có ảnh hưởng của gió Tây
khô nóng, độ ẩm tương đối thấp nhất trong ngày thường giảm xuống dưới 50%,
trường hợp gió Tây khô nóng mạnh độ ẩm có thể giảm tới 35 ÷ 30%.
Vào mùa Đông độ ẩm trung bình hàng ngày phần lớn đều đạt trên 80% và rất
ít khi xuống dưới 60%, còn trong các tháng mùa hạ, độ ẩm trung bình ngày thường
dao động trong khoảng 65 ÷ 85%, rất ít khi vượt quá 90%, tuy độ ẩm trung bình
tháng nói chung đều lớn nhưng độ ẩm thấp nhất trong ngày cũng có thể giảm xuống
55 ÷ 50% hoặc thấp hơn nữa trong một số ngày do không khí lạnh cực đới xâm
nhập mạnh vào vùng nghiên cứu. Nhìn chung độ ẩm tương đối thấp nhất trung bình
đã xảy ra đều xấp xỉ 50%. Độ ẩm tương đối thấp nhất tuyệt đối đã xảy ra phần lớn
dưới 30%.
Tháng II ÷ III là thời kỳ có độ ẩm tương đối cao. Trong thời kỳ này điều kiện
tầng kết của không khí thường là ổn định, không có các nhiễu động mạnh, cho nên
mặc dầu lượng hơi nước có trong không khí nhiều nhưng không hình thành được
các loại mây cho mưa lớn. Không khí ở trạng thái gần bão hoà hoặc bão hoà hơi
nước và thời tiết thường có mưa nhỏ, mưa phùn.
f. Tình hình mưa.
Mưa là một trong những yếu tố khí hậu quan trọng cơ bản, có ảnh hưởng trực
tiếp đối với tình hình lũ trên các triền sông. Tuy nhiên lượng mưa trên toàn vùng lại


18

có sự phân bố chênh lệch đáng kể theo thời gian, không gian và phụ thuộc chặt chẽ
vào các nhân tố hoàn lưu khí quyển và điều kiện địa hình của vùng.
Vùng nghiên cứu có lượng mưa trung bình nhiều năm dao động từ 1600 ÷
2162 mm. Vùng lưu vực sông Bôi có lượng mưa tới 2.162 mm/năm, sông Bùi có
lượng mưa khoảng 1.607 mm/năm, do điều kiện đặc thù về vị trí địa lý và địa hình,
các lưu vực này nằm ở các thung lũng đón gió hoặc khuất gió đối với các hệ thống
gió mùa mùa đông hoặc gió mùa mùa hạ.
Bảng 1.5. Thống kê lượng mưa năm - Đơn vị: mm
Địa điểm

Tháng

B
0

I

II

III

IV
93,9

V

VI VII VIII IX

X


245 282 312 333 295 186

Năm

XI

XII

56

17,4 1893,0

Hòa Bình

19,5 15,3 37,9

Kim Bôi

29,5 30,7 57,2 103,3 267 310 340 352 354 218 75,7 24,5 2161,9

Chi Nê

17,4 18,8 42,3

75,6

194 241 304 370 345 217 67,1 19,7 1911,9

Mai Châu


13,6 12,2 28,1

95,3

201 267 319 343 294 161

Lạc Sơn

26,7 27,8 44,4

94,3

220 251 317 345 312 181 75,1 23,3 1917,6

Hưng Thi

22,7 21,7 43,4

89,9

219 254 290 323 330 202 65,3 18,9 1879,9

Tu Lý

19,6 23,6 38,2

94

218 268 289 337 289 194


36

50

10,3 1780,5

19,9 1840,0

Lượng mưa phân phối không đều theo thời gian trong năm tập trung chủ yếu
vào các tháng mùa lũ. Mùa mưa nhiều từ tháng V ÷ X, tổng lượng mưa các tháng này
chiếm tới trên 85% tổng lượng mưa của cả năm. Thời kỳ xảy ra mưa lớn nhất trong
năm là các tháng VI, VII, VIII, riêng tổng lượng trong ba tháng này đã chiếm từ 46 ÷
52% tổng lượng mưa năm. Đây là các tháng chính của mùa mưa lũ hàng năm, thường
xảy ra lũ lụt do có các trận mưa cường độ lớn, mưa nhiều kéo dài liên tục trong một
số ngày bởi bão, giải hội tụ hoặc các nhiễu động thời tiết khác gây nên.
Thời kỳ có lượng mưa trung bình tháng nhỏ nhất trong năm là từ tháng XII
đến tháng II, thông thường chỉ đạt từ 10 - 30mm mỗi tháng ở hầu hết các nơi trong
vùng, tổng lượng mưa của 3 tháng này chỉ đạt từ 2 ÷ 3,4% so với tổng lượng mưa
năm.
Mặt khác, sự biến động lượng mưa hàng năm cũng tương đối đáng kể, năm
mưa lớn nhất có thể gấp từ 2 -3 lần năm mưa nhỏ nhất.
Có sự biến đổi rất thất thường về lượng mưa ở các tháng trong năm. Ngoài
thời kỳ mưa lớn như đã nói trên, cuối mùa mưa lũ kể từ tháng X lượng mưa giảm đi


19
rất nhanh và kéo dài cho đến tháng IV, đây là thời kỳ mà các tháng liên tục có
lượng mưa nhỏ dưới 100 mm. Tiếp đến tháng V lượng mưa lại bắt đầu tăng đáng
kể, đây là thời thường gọi là mùa mưa tiểu mãn. Loại mưa này không phải năm nào
cũng xảy ra, nhưng theo thống kê nhiều năm thì số lần xảy ra chiếm tỉ lệ cũng khá

lớn vào khoảng 60 - 70%. Ở thời kỳ mưa tiểu mãn, thông thường lượng mưa không
lớn như ở thời kỳ mùa mưa lũ chính trong năm, tuy vậy cũng có năm xảy ra khá lớn
gây lũ lụt úng ngập ở nhiều nơi trong vùng, nhất là đối với các khu vực thấp ven các
sông, suối, làm thiệt hại đến sản xuất và đời sống bình thường của nhân dân địa
phương.
Do đặc điểm về sự phân phối khoảng đều của lượng mưa ở các thời kỳ như
vậy cho nên biến trình lượng mưa trung bình nhiều năm trong vùng này có dạng 1
đỉnh mưa lớn nhất là tháng VIII, trùng với thời kỳ thường xảy ra lũ lớn nhất trong
năm tại vùng hạ du.
Bảng 1.6. Phân phối lượng mưa năm - Đơn vị: %
Trạm

Tháng
II

III

XI

XII

Hòa Bình 1,03

0,81

2,00

4,96 12,94 14,90 16,48 17,59 15,58 9,83

2,96


0,92

Kim Bôi

1,36

1,42

2,65

4,78 12,35 14,34 15,73 16,28 16,37 10,08 3,50

1,13

Chi Nê

0,91

0,98

2,21

3,95 10,15 12,61 15,90 19,35 18,04 11,35 3,51

1,03

Mai Châu 0,76

0,69


1,58

5,35 11,29 15,00 17,92 19,26 16,51 9,04

2,02

0,58

1,39

1,45

2,32

4,92 11,47 13,09 16,53 17,99 16,27 9,44

3,92

1,22

Hưng Thi 1,21

1,15

2,31

4,78 11,65 13,51 15,43 17,18 17,55 10,75 3,47

1,01


Lâm Sơn

0,98

1,51

4,69 10,52 13,19 17,42 18,23 17,55 10,39 3,76

0,86

Lạc Sơn

Tu Lý

I

0,90
1,07

1,28

2,08

IV

V

VI


VII

VIII

IX

X

5,11 11,85 14,57 15,71 18,32 15,71 10,54

2,72

1,08

Số ngày có mưa trung bình nhiều năm tại các nơi trong vùng nói chung đều
lớn hơn 100 ngày, nhưng xảy ra không đều ở các tháng trong năm, mà chủ yếu tập
trung vào những tháng mùa mưa.


×