Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Thực trạng tuân thủ vệ sinh tay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (379.8 KB, 15 trang )

THUYẾT MINH ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ
1. Tên đề tài:
Thực trạng tuân thủ vệ sinh tay của nhân viên y tế tại các khoa lâm sàng Bệnh viện
74 Trung ương, quý 3 năm 2018.
2. Thời gian thực hiện: 03 tháng

3. Cấp quản lý: Cấp cơ sở

Từ tháng 7 năm 2018
đến tháng 9 năm 2018
4. Chủ nhiệm đề tài:
Họ và tên: Nguyễn Thị Huyền
Học vị: Cử nhân
Chuyên môn: Điều dưỡng
Chức vụ: Điều dưỡng trưởng
Địa chỉ: Khoa Điều trị tích cực
Điện thoại: 0976378850 Email:
5. Các cán bộ tham gia nghiên cứu:
1. Đ/d Đỗ Thị Hà, Đơn vị: khoa Điều trị tích cực
2. Đ/d Hoàng Thị Hương: khoa Hồi sức cấp cứu
3. ThS Trương Công Thứ: khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn
4. Đ/d Nguyễn Thị Sức: khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn
5. Các thành viên mạng lưới kiểm soát nhiễm khuẩn tại các khoa lâm sàng.
6. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
1. Mô tả thực trạng tuân thủ 5 thời điểm và quy trình vệ sinh tay của nhân viên y tế
tại các khoa lâm sàng Bệnh viện 74 Trung ương, quý 3 năm 2018.
2. Xác định một số yếu tố cá nhân của đối tượng nghiên cứu liên quan đến tuân thủ
5 thời điểm và quy trình vệ sinh tay.

1




7. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước:
2.1. Một số khái niệm
Vệ sinh tay là làm sạch tay bằng nước với xà phòng có hay không có chất sát
khuẩn và sát khuẩn tay với dung dịch có chứa cồn.
Vệ sinh tay hay còn gọi là rửa tay được định nghĩa là bất cứ phương pháp
nào loại bỏ hoặc làm hủy diệt vi sinh vật trên bàn tay.
Trong bệnh viện có hai hình thức rửa tay: Rửa tay thường quy và rửa tay
ngoại khoa.
- Rửa tay thường quy: là hành động VST bằng phương pháp vật lý hay hóa
học nhằm loại bỏ bụi bẩn, chất hữu cơ hoặc vi sinh vật khu trú trên bàn tay.
- Rửa tay ngoại khoa: là hoạt động rửa tay bằng chất sát khuẩn/dung dịch sát
khuẩn được thực hiện bởi kíp phẫu thuật, nhằm làm loại bỏ và giảm nhanh sự có
mặt của hệ vi sinh vật khu trú trên da bàn tay. Chất khử khuẩn được sử dụng
thường có hoạt tính kéo dài.
Rửa tay thường quy bao gồm hai cách:
- Rửa tay bằng xà phòng và nước
- Rửa tay bằng dung dịch chứa cồn hoặc bằng cồn.
Quy trình kỹ thuật rửa tay thường quy bằng nước và xà phòng
Bước1: Làm ướt hai lòng bàn tay bằng nước, lấy xà phòng chà hai lòng bàn
tay vào nhau.
Bước2: Chà lòng bàn tay này lên mu và kẽ các ngón tay của bàn tay kia và
ngược lại.
Bước 3: Chà hai lòng bàn tay vào nhau miết mạnh các kẽ ngón tay.
Bước 4: Chà mặt ngoài các ngón tay của bàn tay này vào lòng của bàn tay
kia.
Bước 5: Dùng bàn tay này xoay ngón cái của bàn tay kia và ngược lại.
Bước 6: Xoay các đầu ngón tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại. Rửa
sạch tay dưới vòi nước chảy tới cổ tay và thấm khô tay bằng khăn sạch (hoặc làm

khô tay bằng máy sấy).
Quy trình kỹ thuật sát khuẩn tay bằng dung dịch chứa cồn
Bước1: Lấy 3-5ml dung dịch chứa cồn, chà hai lòng bàn tay vào nhau.
Bước2: Chà lòng bàn tay này lên mu và kẽ các ngón tay của bàn tay kia và
ngược lại.
Bước 3: Chà hai lòng bàn tay vào nhau miết mạnh các kẽ ngón tay.
Bước 4: Chà mặt ngoài các ngón tay của bàn tay này vào lòng của bàn tay
kia.
Bước 5: Dùng bàn tay này xoay ngón cái của bàn tay kia và ngược lại.
Bước 6: Xoay các đầu ngón tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại chà
sát tay đến khi tay khô.
2


Mỗi bước chà 5 lần thời gian từ 20 -30 giây, hoặc chà xát tay cho đến khi tay
khô.
Phương tiện rửa tay gồm: Dung dịch chứa cồn, nước, xà phòng, khăn lau.

Sơ đồ 1. Quy trình rửa tay thường quy của Bộ Y tế (2007)
Theo Tổ chức y tế thế giới có 5 thời điểm VST
- Trước khi tiếp xúc với người bệnh
- Trước khi làm thủ thuật vô trùng
- Sau khi phơi nhiễm với dịch tiết của
người bệnh
- Sau khi tiếp xúc với người bệnh
- Sau khi tiếp xúc với những vật dụng
xung quanh người bệnh

Sơ đồ 2. 05 thời điểm rửa tay
theo Tổ chức Y tế thế giới

Định nghĩa sự tuân thủ rửa tay theo Tổ chức Y tế Thế giới
Theo tổ chức y tế thế giới (WHO): khi NVYT thực hiện rửa tay theo 5 thời
điểm VST còn được gọi là tuân thủ rửa tay (tuân thủ VST)
Rửa tay là một chương trình can thiệp đơn giản và có hiệu quả cao phòng
ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện do Tổ chức Y tế thế giới phát động. Tăng cường tuân
thủ rửa tay của nhân viên y tế là một hoạt động ưu tiên trong kiểm soát nhiễm
khuẩn.
2.2. Tầm quan trọng của VST
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính, hiện nay trên thế giới có khoảng 59
triệu NVYT, tương đương với hơn 100 triệu bàn tay chạm vào người bệnh mỗi
ngày và có hơn 1,4 triệu người mắc nhiễm khuẩn liên quan đến chăm sóc y tế. Đặc
biệt, ở các nước phát triển, có 5% đến 10% tổng số bệnh nhân mắc nhiễm khuẩn
liên quan đến chăm sóc y tế, còn ở các nước đang phát triển, nguy cơ này cao gấp
từ 2 đến 20 lần. Do vậy, để làm giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện thì vệ sinh tay là
biện pháp hiệu quả nhất trong kiểm soát sự lây truyền các tác nhân gây bệnh trong
các cơ sở khám chữa bệnh. Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, các nghiên cứu cho
3


thấy tỷ lệ tuân thủ VST tăng lên thì tỷ lệ NKBV giảm xuống: Nghiên cứu của
Salama MF1 tại đơn vị Hồi sức tích cực bệnh viện Kuwait (2013) chỉ ra rằng tỷ lệ
tuân thủ VST của NVYT tăng từ 42,9% lên 61,4% (P<0.001) thì tỷ lệ NKBV đã
giảm từ 37,2 ‰ xuống còn 15,1 ‰ (P<0.001). Lục Thị Thu Quỳnh bệnh viện Nhi
trung ương: tỷ lệ tuân thủ 5 thời điểm VST tăng từ 33,3% lên 61,9%, tỷ lệ NKBV
giảm từ 11,5% xuống còn 3,7%; Huỳnh Minh Tuấn nghiên cứu tại bệnh viện Đại
học Y dược thành phố Hồ Chí Minh: tỷ lệ tuân thủ 5 thời điểm của NVYT tăng từ
39,71% lên 71,96% thì tỷ lệ NKBV giảm từ 12,2% xuống 9,2%.
Như vậy, việc VST đúng cách trong các cơ sở y tế là hoạt động đặc biệt quan
trọng góp phần làm giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện cũng như tỷ lệ kháng kháng
sinh ở người bệnh. Năm 2009, tổ chức y tế thế giới đã phát động chiến dịch rửa tay

toàn cầu. Ngay sau khi phát động, Việt Nam đã có những hoạt động hưởng ứng
chiến dịch này tại nhiều cơ sở y tế. Việc thực hiện chiến dịch VST đã đem lại được
nhiều thành công trong phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện.
2.3. Các văn bản của Bộ Y tế liên quan đến VST
Năm 2007 Bộ Y tế đã ban hành “Hướng dẫn rửa tay thường quy”, tại công
văn số 7517/BYT- ĐTr ngày 12/10/2007.
Năm 2009 để hưởng ứng cuộc vận động toàn cầu của Tổ chức Y tế Thế Giới
phát động chiến dịch “Bảo vệ sự sống: hãy rửa tay”. Nhận thức được tầm quan
trọng của VST trong khám, chữa bệnh, ngày 20/4/2009, Tiến sĩ Nguyễn Thị Xuyên,
Thứ trưởng Bộ Y tế đã đại diện cho lãnh đạo Bộ Y tế ký văn bản ủng hộ phong trào
VST và kiểm soát nhiễm khuẩn do (WHO) phát động, Việt Nam đã trở thành nước
thứ 118 tuyên bố triển khai cuộc vận động toàn cầu này. Cũng trong năm 2009, Bộ
Y tế đã có Thông tư số 18/2009/TT-BYT ngày 14 tháng 10 năm 2009 về việc
“Hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở
khám, chữa bệnh”. Đặc biệt là ngay điều đầu tiên của Thông tư đã quy định về rửa
tay. Thông tư này lại được thay thế bằng Thông tư liên tịch của Bộ Y tế-Bộ Tài
nguyên môi trường, ngày 31 tháng 12 năm 2015, Quy định quản lý chất thải y tế.
Gần đây nhất, năm 2012 Bộ Y Tế đã ban hành “Hướng dẫn phòng ngừa
chuẩn trong các cơ sở khám chữa bệnh" kèm theo quyết định số 3671/ QĐ-BYT
ngày 27/9/2012. Trong hướng dẫn này có 5 thời điểm và quy trình rửa tay thường
quy và bảng kiểm, Bộ yêu cầu các cơ sở y tế tập huấn, kiểm tra giám sát tuân thủ
VST.
2.4. Một số nghiên cứu về VST
2.4.1. Trên thế giới
Nghiên cứu của Salama MF1 tại đơn vị Hồi sức tích cực bệnh viện Kuwait
(2013) cũng chỉ ra rằng sau khi tác động vào hành vi VST của NVYT, tỷ lệ tuân thủ
VST của NVYT tăng từ 42,9% lên 61,4% ((P<0.001)) thì tỷ lệ NKBV đã giảm từ
37,2 ‰ xuống còn 15,1 ‰ (P<0.001).
4



Nghiên cứu năm 2010 của Sarit Sharma và cộng sự tiến hành trên 114 NVYT
tại khoa HSTC, bệnh viện trường đại học y khoa Dayanand, Ấn Độ đã chỉ ra rằng
tỷ lệ tuân thủ thời điểm VST của các đối tượng nghiên cứu là 43,2% trong đó tỷ lệ
ở Bác sỹ và Điều dưỡng lần lượt là 50,8% và 41,3%. Tỷ lệ tuân thủ VST thấp nhất
là 40,4% ở nhóm tuổi từ 21-30 và cao nhất là 65,1% ở nhóm bác sỹ có độ tuổi 3140. Trong khi đó ở Điều dưỡng có tỷ lệ lần lượt là 41,5% và 41,1%.
Nghiên cứu của Nura Muhammed Abdella cùng cộng sự trường đại học
Gondar, Ethiopia năm 2013 về “Sự tuân thủ vệ sinh tay và các yếu tố
liên quan của các nhân viên y tế trong Bệnh viện Đại học Gondar,
Gondar, Tây Bắc Ethiopia”, đã công bố tỷ lệ tuân thủ rửa tay của nhân viên y
tế là 16,5%.
Mahfouz AA và cộng sự đã tiến hành một nghiên cứu tại khoa HSTC, bệnh
viện trung tâm Aseer, Ả rập năm 2013, kết quả cũng chỉ ra tỷ lệ tuân thủ thời điểm
VST theo 5 thời điểm của WHO là 59,0%. Sự khác biệt về tỷ lệ tuân thủ VST theo
từng thời điểm của các đối tượng là có ý nghĩa thống kê.
2.4.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam
Năm 2010, Đặng Thị Vân Trang cùng cộng sự tại bệnh viện Chợ Rẫy đã thực
hiện nghiên cứu “Tỷ lệ tuân thủ rửa tay của NVYT theo năm thời điểm của Tổ
chức Y tế thế giới ”. Kết quả: tỷ lệ tuân thủ thời điểm VST của nhân viên y tế là
25,7%.
Cùng thời điểm đó, Trần Hữu Luyện - Bệnh viện TW Huế đã tiến hành
"Khảo sát tuân thủ vệ sinh tay tại Bệnh viện TW Huế năm 2010". Kết quả cho thấy
NVYT tuân thủ rửa tay là: 46,6%.
Cũng theo một nghiên cứu của tác giả Mai Ngọc Xuân, bệnh viện Nhi đồng 2
khảo sát "thái độ và sự tuân thủ rửa tay của bác sỹ và điều dưỡng tại khoa trọng
điểm bệnh viện Nhi đồng 2 năm 2010" cho thấy tỷ lệ tuân thủ chung chỉ chiếm
17,6%. Tỷ lệ tuân thủ ở Điều dưỡng cao hơn Bác sỹ (60,4% so với 49,6%).
Nghiên cứu của tác giả Chu Thị Hải Yến, bệnh viện cấp cứu Trưng Vương
năm 2013 thì tỷ lệ tuân thủ rửa tay theo 5 thời điểm khuyến cáo của WHO là
31,5%. Tỉ lệ tuân thủ rửa tay giữa nam và nữ như nhau. Điều dưỡng tuân thủ rửa

tay tốt hơn bác sỹ. Về tuân thủ quy trình rửa tay, tỷ lệ tuân thủ từng bước là: bước
1 (94,59) – bước 2 (88,61%) – bước 3 (73,17%). Các bước kém được tuân thủ
nhất lần lượt là bước thứ 6 (49,42%) - bước thứ 5 (52,32%) - bước thứ 4
(60,62%).
Tại bệnh viện 74 Trung ương, kết quả khảo sát vệ sinh bàn tay của nhân viên
y tế do khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn thực hiện năm 2017 cho thấy tỷ lệ NVYT
tuân thủ 5 thời điểm và quy trình VST chưa cao (50,7% và 47,7%). Hơn nữa, bệnh
viện chưa có một nghiên cứu nào để đánh giá mức độ tuân thủ 5 thời điểm và quy
trình VST tại các khoa lâm sàng. Do đó để xác định tỷ lệ tuân thủ 5 thời điểm VST
5


và quy trình VST của NVYT, trên cơ sở đó cải tiến nâng cao tuân thủ VST cho
NVYT trong bệnh viện, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Thực trạng tuân thủ vệ
sinh tay của nhân viên y tế tại các khoa lâm sàng Bệnh viện 74 Trung ương, quý 3
năm 2018”.

8. Nội dung:
8.1. Đối tượng nghiên cứu
- Bác sĩ, điều dưỡng tại các khoa lâm sàng
+ Tiêu chuẩn lựa chọn: bác sĩ, điều dưỡng có làm thủ thuật hoặc tiếp xúc với người
bệnh, dụng cụ, vật dụng xung quanh người bệnh trong buồng bệnh, buồng thủ thuật
trong thời gian điều tra viên quan sát.
+ Tiêu chuẩn loại trừ: bác sĩ, điều dưỡng không vào buồng bệnh, buồng thủ thuật
hoặc có vào nhưng không làm thủ thuật hoặc tiếp xúc với người bệnh, dụng cụ, vật
dụng trong buồng bệnh, buồng thủ thuật trong thời gian điều tra viên quan sát.
8.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian: từ 01/7/2018 – 30/9/2018
- Địa điểm: tại 13 khoa lâm sàng thuộc Bệnh viện 74 Trung ương
8.3. Phương pháp nghiên cứu

8.3.1. Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang
8.3.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu
- Cỡ mẫu: Toàn bộ bác sĩ, điều dưỡng có làm thủ thuật, khám, tiếp xúc với người
bệnh, dụng cụ, vật dụng trong buồng bệnh/buồng thủ thuật tại thời điểm nghiên
cứu.
- Cách chọn: Chọn mẫu thuận tiện
8.4. Nội dung nghiên cứu/ Các biến số và chỉ số trong nghiên cứu:
- Các thông tin về đặc điểm cá nhân của đối tượng nghiên cứu
- Thông tin về tuân thủ thời điểm vệ sinh tay
- Thông tin về tuân thủ quy trình kỹ thuật vệ sinh tay
- Mối liên quan giữa đặc điểm cá nhân của đối tượng nghiên cứu với tuân thủ vệ
sinh tay.
6


8.5. Bộ công cụ nghiên cứu: Công cụ là bảng kiểm được thiết kế sẵn dựa theo 05
thời điểm VST của Tổ chức Y tế thế giới, hướng dẫn quy trình VST của Bộ Y tế và
quy trình VST của bệnh viện đã được nghiên cứu tại khoa Hồi sức bệnh viện vào
năm 2014 (phụ lục1).
8.6. Kỹ thuật thu thập số liệu
- Điều tra viên là các thành viên mạng lưới kiểm soát nhiễm khuẩn tại các khoa lâm
sàng và cán bộ khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn. Điều tra viên được tập huấn cách thu
thập số liệu 05 thời điểm VST và các bước của quy trình VST.
- Mỗi nhóm quan sát 02 điều tra viên, mỗi NVYT được quan sát khi có tiếp xúc
trực tiếp với người bệnh/vật dụng hoặc khi thao tác kỹ thuật tại buồng bệnh/buồng
xét nghiệm từ khi bắt đầu thực hiện thủ thuật/tiếp xúc với người bệnh, dụng cụ
trong buồng bệnh/buồng thủ thuật. Điều tra viên quan sát từ khi bắt đầu thăm
khám, chăm sóc NB hoặc làm thủ thuật cho đến khi kết thúc thủ thuật, kết thúc lần
thăm khám, chăm sóc NB.
- Để đảm bảo tính khách quan, không ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu, điều tra

viên thuộc 05 thời điểm và các bước trong quy trình VST, không cho đối tượng biết
là được quan sát VST.
8.7. Phân tích và xử lý số liệu
- Bằng phần mềm SPSS 16.0. Sử dụng test 2 và mức ý nghĩa thống kê P<0,05 để
tìm mối liên quan giữa các yếu tố cá nhân của đối tượng nghiên cứu với tuân thủ 5
thời điểm và quy trình VST.
8.8. Khía cạnh đạo đức
- Đề tài tiến hành sau khi được Hội đồng khoa học của Bệnh viện 74 Trung ương
thông qua và chấp thuận cho nghiên cứu.

9. Kết quả dự kiến của đề tài
* Dự kiến kết quả nghiên cứu
7


9.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu
Bảng 9.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu
Thông tin chung (n= )
Số lượng
Tỷ lệ %
≤ 30 tuổi
Tuổi
31 đến 40 tuổi
> 40 tuổi
Nam
Giới
Nữ
Bác sỹ
Nghề nghiệp
ĐD

Trung học
Cao đẳng, đại học
Trình độ
Sau đại học
≤ 5 năm
Thâm niên
6 đến 10 năm
công tác
> 10 năm
9.2. Sự tuân thủ thời điểm và quy trình VST chung của NVYT trong bệnh viện
9.2.1. Phân bổ thời điểm cần VST theo đối tượng nghiên cứu
Bảng 9.2. Phân bố thời điểm cần VST của đối tượng nghiên cứu
Thời điểm
Thời điểm cần VST (n = )
Số thời điểm cần VST
Tỷ lệ %
Đối tượng
ĐD
Bác sỹ
Tổng cộng
9.2.2. Tuân thủ thời điểm VST chung của NVYT trong bệnh viện

Biểu đồ9.1. Tỷ lệ chung NVYT tuân thủ thời điểm VST
9.2.3. Tuân thủ VSBT theo từng thời điểm của NVYT trong bệnh viện

Bảng 9.3. Tuân thủ 05 thời điểm VST theo từng thời điểm của NVYT
Đối tượng
Thời điểm

Bác sỹ

(n1 = )

Không

ĐD/NHS/KTV
(n2 = )

Không

8

Tổngcộng
(n = )

Không


Trước khi làm thủ thuật
vô trùng
Trước tiếp xúc NB
Sau tiếp xúc dịch tiết
Sau tiếp xúc NB
Sau tiếp xúc với vật
dụng xung quanh NB
Cộng

9.2.4. Tuân thủ quy trình VST của NVYT trong bệnh viện

Biểu đồ 9.2. Tuân thủ quy trình VST của NVYT


9.2.5. Tuân thủ từng bước trong quy trình VST của NVYT trong bệnh viện
Bảng 9.4. Tuân thủ từng bước trong quy trình VST của NVYT
Bác sỹ
(n1 = )

Không

Đối tượng
Thời điểm

9

Điều dưỡng
(n2 = )


Không


Chuẩn bị: Tháo bỏ trang sức hoặc không đeo
trang sức
Làm ướt tay, lấy dung dịch sát khuân tay/ xà
phòng vào lòng bàn tay, chà 2 lòng bàn tay
vào nhau
Chà lòng bàn tay này lên mu và kẽ ngoài các
ngón của bàn tay kia và ngược lại.
Chà 2 lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các
kẽ ngón tay.
Chà mặt ngoài các ngón tay của bàn tay này
vào lòng bàn tay kia và ngược lại.

Dùng lòng bàn tay này xoay ngón cái của
bàn tay kia và ngược lại.
Xoay đầu ngón tay này vào lòng bàn tay kia
và ngược lại.
Lau khô tay bằng khăn sạch hoặc chờ khô
tay
4.2.6. Đánh giá chung sự tuân thủ thời điểm và quy trình VST theo nhóm nghề
nghiệp của NVYT

Biểu đồ 9.3. Sự tuân thủ thời điểm và quy trình VST của bác sĩ và ĐD lâm sàng

4.2.7. Phân bố sự tuân thủ thời điểm, quy trình VST của bác sĩ và điều dưỡng theo
thời gian làm việc

10


Biểu đồ 9.4. Sự tuân thủ thời điểm VST của bác sĩ và ĐD lâm sàng theo sáng, chiều
9.3. Một số yếu tố liên quan đến việc tuân thủ các thời điểm VST và quy trình VST
9.3.1. Liên quan giữa đặc điểm của đối tượng nghiên cứu với thời điểm VST
Bảng 9.5 Liên quan giữa đặc điểm của ĐTNC với tuân thủ thời điểm

VST
Đặc điểm của ĐTNC
Tuổi

Không tuân thủ
thời điểm VST

Tuân thủ thời điểm

VST

OR

P

< 30
≥ 30 tuổi

Giới

Nam
Nữ

ĐD
Nghề
Bác sỹ
nghiệp
Trình Sơ cấp/TH/CĐ
Đại học/SĐH
độ
≤ 5 năm
Thâm
> 5 năm
niên

9.3.2. Liên quan giữa đặc điểm của đối tượng nghiên cứu với quy trình VST
Bảng 9.6 Liên quan giữa đặc điểm của ĐTNC với tuân thủ quy trình VST
Đặc điểm của ĐTNC


Không tuân thủ
quy trình VST

Tuân thủ quy trình
VST

11

P


Số lượt

Tỷ lệ %

Số lượt

Tỷ lệ %

< 30
≥ 30 tuổi

Nam
Nữ
ĐD
Bác sỹ
Sơ cấp/TH/CĐ
Đại học/SĐH
≤ 5 năm
> 5 năm


9.3.3. Liên quan giữa thời gian thực hiện và hình thức VST với tuân thủ thời điểm
và quy trình VST của ĐTNC
9.3.3.1. Liên quan giữa thời gian VST với tuân thủ thời điểm và quy trình VST
* Liên quan giữa thời gian với tuân thủ thời điểm VST
Bảng 9.7. Liên quan giữa thời gian VST với tuân thủ 05 thời điểm VST
Không tuân thủ
Số lượt

Tỷ lệ %

Tuân thủ thời điểm
Số lượt

Tỷ lệ %

Buổi sáng
Buổi chiều

* Liên quan giữa thời gian thực hành với tuân thủ quy trình VST
Bảng 9.8. Liên quan giữa thời gian VST với tuân thủ quy trình VST
Không tuân thủ
Số lượt

Tỷ lệ %

Tuân thủ quy trình
Số lượt

Tỷ lệ %


Buổi sáng
Buổi chiều

9.3.3.2. Liên quan giữa hình thức VST với tuân thủ quy trình VST
Bảng 9.9. Liên quan giữa hình thức VST với tuân thủ quy trình VST (n = 2128)
Không tuân thủ

Tuân thủ

Số lượt Tỷ lệ % Số lượt Tỷ lệ %
Nước, xà phòng
Dung dịch chứa cồn

12


10. Tài liệu tham khảo
1. Bộ Y tế (2007), Hướng dẫn rửa tay thường quy, công văn số 7517/BYT-ĐTr ngày
12/10/2007.
2. Bộ Y tế (2012), Hướng dẫn phòng ngừa chuẩn trong các cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh, quyết định số 3671/QĐ-BYT ngày 27 tháng 9 năm 2012, tr 6-8.
3. Bộ Y tế (2009), Thông tư số 18/2009/TT-BYT ngày 14 tháng 10 năm 2009 về việc
“Hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở
khám, chữa bệnh”.
4. Bộ Y tế - Bộ Tài nguyên môi trường (2015), Thông tư 58/2015/TTLT-BYTBTNMT, Thông tư liên tịch của Bộ Y tế-Bộ Tài nguyên môi trường, ngày
31 tháng 12 năm 2015, Quy định quản lý chất thải y tế.
5. Nguyễn Thi Thanh Hà (2012), Đánh giá sự tuân thủ vệ sinh tay của nhân viên y
tế tại các khoa lâm sàng bệnh viện Nhi đồng 1, Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh,
phụ bản số 2, tập 16, 2012.

6. Hoàng Xuân Hương (2011), Lễ phát động phong trào“Bảo vệ sự sống: Hãy vệ
sinh tay, 5/8/2016.
7. Nguyễn Thị Kim Liên và cộng sự (2013), Đánh giá tỷ lệ tuân thủ rửa tay của
nhân viên y tế bệnh viện Nhi Đồng 2 năm 2013, Hội nghị Nhi khoa, truy cập tại
trang
web:
/>8. Trần Hữu Luyện và cộng sự (2010), Khảo sát tuân thủ vệ sinh tay tại Bệnh viện
Trung ương Huế năm 2010, Tạp chí Y học Lâm sàng Bệnh viện Trung ương Huế,
8,tr.19-23.
9. Lục Thu Quỳnh và cộng sự (2010), Can thiệp tăng cường tuân thủ VST từ năm
2009 đến năm 2010 tại bệnh viện Nhi trung ương, truy cập tại trang web:
/>
11. Phụ lục (1)
12. Tiến độ thực hiện đề tài
- Viết đề cương: tháng 3/2018
- Báo cáo thông qua đề cương: tháng 4/2018
- Thu thập số liệu: tháng 7 – tháng 9/2018
- Xử lý số liệu, viết và hoàn thiện đề tài: tháng 10/2018
- Báo cáo bảo vệ đề tài: tháng 11/2018
13. Kinh phí thực hiện đề tài (kèm theo dự toán kinh phí chi tiết):
……………………………………………………………..……………(triệu đồng)
Trong đó: + kinh phí nhà trường hỗ trợ:…………(triệu đồng)
+ kinh phí từ nguồn khác: ……………(triệu đồng)
- Kinh phí xây dựng đề cương, hoàn thiện công cụ nghiên cứu và quy trình nghiên
13


cứu: ………………………………….(triệu đồng)
- Kinh phí mua nguyên vật liệu vật tư hoá chất:…….…….(triệu đồng)
……………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
- Các chi khác:
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
Vĩnh Phúc, ngày

tháng

năm 20…

Ý kiến của khoa/ phòng
(Ký và ghi rõ họ tên)

Chủ nhiệm đề tài
(Ký và ghi rõ họ tên)

Giám đốc

Phòng ĐT-NCKH&CĐT

14


BỆNH VIỆN 74 TRUNG ƯƠNG
KHOA KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN
1. Họ và tên người được quan sát:
4. Nghề nghiệp: □ Bác sĩ
□ Điều dưỡng

5. Trình độ: □ Trung học
□ Cao đẳng
6. Thâm niên: □ < 1 năm □ 1 đến 5 năm
TT
1
2
3
4
5

TT

5 thời điểm rửa tay
Trước khi tiếp xúc với NB
Trước khi làm thủ thuật vô trùng.
Sau tiếp xúc với máu, dịch cơ thể
Sau tiếp xúc NB
Sau khi đụng chạm vào những vùng
xung quanh NB.

1

2

PHIẾU KHẢO SÁT TUÂN THỦ VỆ SINH TAY CỦA NVYT
BỆNH VIỆN VIỆT 74 TRUNG ƯƠNG
Ngày
tháng
năm 2016
2. Tuổi:


□ Đại học
□ 6-10 năm
3

4

5

6

Quy trình rửa tay thường quy

7

1

3. Giới: □ Nam

□ Nữ

□ Sau đại học
□ >10 năm
8

2

9

3


10

4

11

5

12

6

13

7

14

8

15

9

16

1
0


17

11

18

19

20

1
2

1
3

1
4

21

Rửa tay: a. Bằng nước, xà phòng. b. Bằng dd chứa cồn
Chuẩn bị: Tháo bỏ trang sức hoặc không đeo trang sức
Làm ướt tay, lấy dung dịch sát khuân tay/ xà phòng vào
1
lòng bàn tay, chà 2 lòng bàn tay vào nhau
Chà lòng bàn tay này lên mu và kẽ ngoài các ngón của bàn
2
tay kia và ngược lại.
3 Chà 2 lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các kẽ ngón tay.

Chà mặt ngoài các ngón tay của bàn tay này vào lòng bàn
4
tay kia và ngược lại.
Dùng lòng bàn tay này xoay ngón cái của bàn tay kia và
5
ngược lại.
6.1 Xoay đầu ngón tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại.
6.2. Lau khô tay bằng khăn sạch hoặc chờ khô tay
Phương tiện rửa tay (dd chứa cồn, nước, xà phòng, khăn lau)
Thời điểm thực hiện: a. Từ......./......đến......../......; b. 7h30-10h
c. 8h-10h d. 10h-11h30 e. 13h-15h f. 15h-16h30
Ghi chú: Có thực hiện: đánh “x”; Không thực hiện: ghi số “0”;
Phương tiện rửa tay: có đánh “x”; Không có ghi số “0”

Người quan sát

15

1
5

22

1
6

23

24


1
7

25

1
8

26

19

27

2
0

28

2
1

29

2
2

30

23




×