Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

GIÁO ÁN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.42 KB, 17 trang )

Tiết PPCT: 18
Ngày soạn: 30/11/2018
Ngày dạy: 26/12/2018
KIỂM TRA HỌC KÌ I
I. MỤC TIÊU KIỂM TRA
- Đánh giá được chất lượng học tập bộ môn của học sinh và thái độ của học sinh
đối với bộ môn.
- Đánh giá được kĩ năng, kĩ sảo làm bài của học sinh và kĩ năng vận dụng kiến
thức vào thực tế địa phương.
- Từ đó giáo viên có cái nhìn tổng quát và điều chỉnh (nếu có) phương pháp và kĩ
năng truyền thụ kiến thức cho học sinh.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- Giáo viên: Chuẩn bị ma trận, đề kiểm tra, hướng dẫn chấm và thang điểm
- Học sinh: Ôn bài, chuẩn bị bài kĩ ở nhà.
III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
ĐỀ 001,002
Cấp
độ

Tên chủ đề

Nhận biết

TNKQ

Công
dân Nêu
với sự phát được
triển kinh tế vai trò
của sản
xuất của


cải vật
chất
Số câu:
1 câu
Điểm:
0,25
Tỉ lệ:
điểm
25%
Hàng hóa – Chức
Tiền tệ - Thị năng
trường
của tiền
tệ và thị
trường
Số câu:
2 câu
Điểm:
0,5
Tỉ lệ:
điểm
5%
Quy luật giá Nêu
trị trong sản được
xuất và lưu nội
thông hàng dung
hóa
của quy

TL


Thông hiểu

TNKQ
Hiểu
được
ý
nghĩa của
phát triển
kinh
tế
đối với cá
nhân
1 câu
0,25
điểm
25%
Hiểu
được các
thuộc tính
của hàng
hóa
1 câu
0,
25
điểm
2,5%
Hiểu
được các
tác động

của quy
luật giá trị

TL

Vận dụng cấp độ
thấp
TNKQ

TL

Vận dụng
cấp độ cao
TN
KQ

Tổng

TL

2 câu
0,5
điểm
5%

3 câu
0,75
điểm
7,5%
Phân biệt

được thời
gian lao
động cá
biệt



luật giá
trị
Số câu:
Điểm:
Tỉ lệ:

1 câu
0,25
điểm
25%

1 câu
0,25
điểm
25%
Hiểu
được vai
trò
của
cạnh
tranh, tính
hai mặt
của cạnh

tranh
2 câu
0,5 điểm
5%

Cạnh tranh
trong
sản
xuất và lưu
thông hàng
hóa

Số câu:
Điểm:
Tỉ lệ:
Cung – cầu
trong
sản
xuất và lưu
thông hành
hóa

Nêu
được
khái
niệm
cung,
cầu

Nêu

khái
niệm
cung,
cầu

Số câu:
Điểm:
Tỉ lệ:

1 câu
0,25
điểm
2.5%
Hình
thức sở
hữu, vai
trò của
các
thành
phần
kinh tế

1 câu
1
điểm
10%

Thực hiền
nền kinh tế
nhiều thành

phần và tăng
cường vai
trò quản lý
kinh tế của
nhà nước

Số câu:
Điểm:
Tỉ lệ:

2 câu
0,5
điểm
5%
Chủ nghĩa Hình
xã hội
thức quá
độ lên
chủ
nghĩa xã
hội

thời gian
lao động
xã hội cần
thiết
1 câu
0,25
điểm
25%


3 câu
0,75
điểm
7,5%

2 câu
0,5
điểm
5%
Phân biệt
được
cung, cầu
trong sản
xuất

lưu thông
hàng hóa
1 câu
0,25 điểm
2.5%

Hiểu
được tính
tất
yếu
khách
quan của
việc thực
hiện nền

kinh
tế
nhiều
thành
phần

Phân biệt
các thành
phần kinh
tế ở nước
ta

1 câu
0,
25
điểm
2,5%
Hiểu
được các
đặc trưng

bản
của chủ
nghĩa xã

2 câu
0,25 điểm
2,5%
Nêu
được

tính tất
yếu
khách
quan đi

3 câu
1,5
điểm
15%
Trách
nhiệm
của
bản
thân
trong
việc
thực
hiện
nền
kinh tế
nhiều
thành
phần
1 câu
2 điểm
20%

7 câu
3
điểm

30%


hội

Số câu:
Điểm:
Tỉ lệ:
Tổng số
câu:
Tổng điểm:

1 câu
0,25
điểm
2,5%
8 câu
2 điểm
20%

1 câu
1
điểm
20%

2 câu
0, 5 điểm
5%

lên chủ

nghĩa
xã hội
1 câu
2 điểm
20%

8 câu
2 điểm
20%

1 câu
2 điểm
20%

4 câu
1 điểm
10%

1 câu
2 điểm
20%

3 câu
2,75
điểm
27,5%
23 câu
10,0
điểm
100%


IV. ĐỀ KIỂM TRA
Đề thi số: 001
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm)
Câu 1: Nội dung nào dưới đây là đặc trưng cơ bản về văn hóa của chủ nghĩa xã hội ở nước
ta?
A. Là một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
B. Do dân làm chủ.
C. Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
D. Con người được giải phóng khỏi áp bức, bất công.
Câu 2: Cạnh tranh giữ vai trò như thế nào trong sản xuất và lưu thông hàng hoá?
A. Nền tảng của sản xuất và lưu thông hàng hoá. B. Cơ sở sản xuất và lưu thông hàng hoá.
C. Một đòn bẩy kinh tế.
D. Một động lực kinh tế.
Câu 3: Bác Bình vừa bán một đàn gà được 10 triệu đồng. Bác đem số tiền 10 triệu đồng mua
cho con gái một chiếc xe đạp điện. Trong trường hợp này số tiền của bác Bình đã thực hiện
chức năng nào sau đây?
A. Thước đo giá trị.
B. Phương tiện lưu thông.
C. Phương tiện thanh toán.
D. Phương tiện cất trữ.
Câu 4: Quá độ từ xã hội tiền tư bản lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản
chủ nghĩa là quá độ
A. gián tiếp.
B. nhảy vọt.
C. đứt quãng.
D. không cơ bản.
Câu 5: Thành phần kinh tế tư nhân có cơ cấu như thế nào?
A. Kinh tế các thể tiểu chủ, kinh tế tư nhân.
B. Kinh tế tư nhân, kinh tế cá thể.

C. Kinh tế cá thể tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân. D. Kinh tế cá thể tiểu chủ, kinh tế tư
bản.
Câu 6: Những tiểu thương bán hàng ở chợ thuộc thành phần kinh tế nào dưới đây?
A. Kinh tế tư nhân.
B. Kinh tế tập thể.
C. Kinh tế nhà nước.
D. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Câu 7: Thông tin của thị trường quan trọng như thế nào đối với người bán?
A. Giúp người bán biết được chi phí sản xuất của hàng hóa.
B. Giúp người bán điều chỉnh số lượng hàng hóa nhằm thu nhiều lợi nhuận.
C. Giúp người bán đưa ra quyết định kịp thời nhằm thu nhiều lợi nhuận.
D. Giúp người bán điều chỉnh số lượng và chất lượng hàng hóa để thu nhiều lợi nhuận.
Câu 8: Sản xuất của cải vật chất giữ vai trò như thế nào đến mọi hoạt động của xã hội?
A. Quan trọng.
B. Trung tâm.
C. Cần thiết.
D. Quyết định.
Câu 9: Tiền tệ thực hiện chức năng thước đo giá trị khi nào?
A. Khi tiền dùng để chi trả sau khi giao dịch mua bán.


B. Khi tiền dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hóa.
C. Khi tiền dùng làm phương tiện lưu thông, thúc đẩy quá trình mua bán hàng hóa diễn ra
thuận lợi.
D. Khi tiền rút khỏi lưu thông và đi vào cất trữ.
Câu 10: Sau giờ học GDCD, H cho rằng: chỉ những mặt hàng đã có bán trên thị trường
mới là cung, còn những hàng hóa trong kho chưa được bày bán thì không phải. Em lựa chọn
phương án nào dưới dây để hiểu đúng nhất về lượng cung hàng hóa trên thị trường?
A. Cung là hàng hóa hiện đang có trên thị trường.
B. Cung là hàng hóa hiện có trên thị trường và chuẩn bị đưa ra thị trường.

C. Cung là hàng hóa còn nằm trong nhà kho, sẽ đưa ra thị trường trong thời gian tới.
D. Cung là hóa chuẩn bị đưa ra thị trường trong thời gian tới.
Câu 11: Nhiều người cùng góp vốn thành lập nên Hợp tác xã vận tải Đức Phúc chuyên kinh
doanh dịch vụ vận chuyển hành khách, đây là thành phần kinh tế nào dưới đây?
A. Kinh tế tập thể.
B. Kinh tế tư nhân.
C. Kinh tế nhà nước
D. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Câu 12: Phát triển kinh tế có ý nghĩa như thế nào đối với cá nhân?
A. Phát triển văn hóa, giáo dục, y tế. B. Tạo điều kiện cho mọi người có việc làm và thu
nhập.
C. Thực hiện dân giàu, nước mạnh D. Cơ sở thực hiện và xây dựng hạnh phúc.
Câu 13: Giá trị của hàng hóa được biểu hiện thông qua yếu tố nào?
A. Giá trị số lượng, chất lượng.
B. Lao động xã hội của người sản xuất.
C. Giá trị trao đổi.
D. Giá trị sử dụng của hàng hóa.
Câu 14: Bác A trồng rau ở khu vực ngoại thành Hà Nội. Bác mang rau vào khu vực nội thành
để bán vì giá cả ở nội thành cao hơn. Vậy hành vi của bác A chịu tác động nào của quy luật
giá trị?
A. Điều tiết sản xuất.
B. Tự phát từ quy luật giá trị.
C. Điều tiết trong lưu thông.
D. Tỷ suất lợi nhuận cao của quy luật giá trị.
Câu 15: Trong sản xuất, quy luật giá trị yêu cầu người sản xuất phải đảm bảo sao cho thời
gian lao động cá biệt phù hợp với
A. thời gian hao phí để sản xuất ra hàng hóa. B. thời gian lao động xã hội cần thiết.
C. thời gian lao động cá biệt.
D. thời gian cần thiết.
Câu 16: Hãy chỉ ra đâu không phải là đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội?

A. Là một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
B. Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới.
C. Có nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản săc dân tộc.
D. Do giai cấp công nhân làm chủ.
Câu 17: Nội dung nào dưới đây lí giải sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta?
A. Những thành phần kinh tế cũ vẫn còn và xuất hiện thêm những thành phần kinh tế mới.
B. Do đòi hỏi tất yếu về việc xây dựng một nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần.
C. Do sự đòi hỏi tất yếu của nền kinh tế thị trường.
D. Nước ta đang trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Câu 18: Để may một cái áo A may hết 5 giờ. Thời gian lao động xã hội cần thiết để may cái
áo là 4 giờ. Vậy A bán chiếc áo giá cả tương ứng với mấy giờ?
A. 3 giờ.
B. 6 giờ.
C. 5 giờ.
D. 4 giờ.
Câu 19: Thành phần kinh tế nào dưới đây giữ vai trò chủ đạo trong toàn bộ nền kinh tế quốc
dân?
A. Kinh tế tư bản nhà nước.
B. Kinh tế tập thể.


C. Kinh tế nhà nước
.
D. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Câu 20: Những người sản xuất kinh doanh đua nhau cải tiến máy móc hiện đại và nâng cao
trình độ chuyên môn cho người lao động là thể hiện mặt tích cực nào dưới đây của cạnh
tranh?
A. Góp phần ổn định thị trường hàng hóa.
B. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển, năng suất lao động tăng lên.
C. Khai thác tối đa mọi nguồn lực của đất nước.

D. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế.
II. PHẦN TỰ LUẬN ( 5 điểm)
Câu 1 (1 điểm) Cung là gì? Cầu là gì?
Câu 2 (2 điểm) Vì sao nước ta lại lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ
tư bản chủ nghĩa?
Câu 3 (2 điểm) Bản thân em cần có trách nhiệm gì trong việc thực hiện nền kinh tế nhiều
thành phần ở nước ta hiện nay?

.........Hết........
Đề thi số: 002
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm)
Câu 1: Thành phần kinh tế tư nhân có cơ cấu như thế nào?
A. Kinh tế các thể tiểu chủ, kinh tế tư nhân. B. Kinh tế cá thể tiểu chủ, kinh tế tư bản tư
nhân.
C. Kinh tế tư nhân, kinh tế cá thể.
D. Kinh tế cá thể tiểu chủ, kinh tế tư. bản
Câu 2: Tiền tệ thực hiện chức năng phương tiện thanh toán khi nào?
A. Khi tiền rút khỏi lưu thông và đi vào cất trữ.
B. Khi tiền dùng làm phương tiện lưu thông, thúc đẩy quá trình mua bán hàng hóa diễn ra
thuận lợi.
C. Khi tiền dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hóa.
D. Khi tiền dùng để chi trả sau khi giao dịch mua bán.
Câu 3: Để nâng cao năng suất lao động, tăng doanh thu và lợi nhuận cao, công ty X đã đầu tư
hệ thống máy móc, dây chuyền hiện đại vào sản xuất. Như vậy, công ty X đã thể hiện mặt tích
cực nào dưới đây của cạnh tranh?
A. Góp phần ổn định thị trường hàng hóa.
B. Kích thích lực lượng sản xuất, kho học - kĩ thuật phát triển, năng suất lao động tăng lên.
C. Khai thác tối đa mọi nguồn lực của đất nước.
D. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế.
Câu 4: Nhiều người cùng góp vốn thành lập nên Hợp tác xã vận tải Hòa Bình chuyên kinh

doanh dịch vụ vận chuyển hàng hóa, đây là thành phần kinh tế nào dưới đây?
A. Kinh tế tư nhân.
B. Kinh tế tập thể.
C. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
D. Kinh tế nhà nước
.
Câu 5: Phát triển kinh tế có ý nghĩa như thế nào đối với cá nhân?
A. Thực hiện dân giàu, nước mạnh
B. Cơ sở thực hiện và xây dựng hạnh phúc.
C. Giúp cho mọi người có điều kiện chăm sóc sức khỏe, nâng cao tuổi thọ.
D. Phát triển văn hóa, giáo dục, y tế.
Câu 6: Thành phần kinh tế nào dưới đây giữ vai trò là “cầu nối” đưa sản xuất nhỏ lên CNXH
bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa?
A. Kinh tế tập thể.
B. Kinh tế tư bản nhà nước.


C. Kinh tế nhà nước
D. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Câu 7: Sản xuất của cải vật chất giữ vai trò như thế nào đến mọi hoạt động của xã hội?
A. Quyết định mọi hoạt động của xã hội.
B. Trung tâm của mọi hoạt động xã hội.
C. Cần thiết trong mọi hoạt động của xã hội. D. Quan trọng trong mọi hoạt động xã hội.
Câu 8: Trong sản xuất, quy luật giá trị yêu cầu người sản xuất phải đảm bảo sao cho thời
gian lao động cá biệt phù hợp với
A. thời gian lao động xã hội cần thiết.
B. thời gian hao phí để sản xuất ra hàng hóa.
C. thời gian lao động cá biệt.
D. thời gian cần thiết.
Câu 9: Cạnh tranh giữ vai trò như thế nào trong sản xuất và lưu thông hàng hoá?

A. Một đòn bẩy kinh tế.
B. Nền tảng của sản xuất và lưu thông hàng
hoá.
C. Một động lực kinh tế.
D. Cơ sở sản xuất và lưu thông hàng hoá.
Câu 10: Nội dung nào dưới đây là đặc trưng cơ bản về đối ngoại của chủ nghĩa xã hội ở nước
ta?
A. Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới.
B. Do nhân dân làm chủ.
C. Con người được giải phóng khỏi áp bức, bất công.
D. Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Câu 11: K đang bán hãng bia X tại tỉnh Y nhưng thị trường tỉnh Y lại ưa chuộng hãng bia Z
nên cửa hàng của K bán được rất ít bia X. Để phù hợp với quy luật giá trị và để việc kinh
doanh có lãi (bỏ qua yếu tố độc quyền), nếu là K, em sẽ
A. giữ nguyên bia X dù bán không chạy hàng. B. bỏ bán bia để chuyển sang mặt hàng
khác.
C. chỉ bán bia Z.
D. giảm bớt lượng bia X, tăng thêm lượng bia
Z.
Câu 12: Giá trị của hàng hóa được biểu hiện thông qua yếu tố nào?
A. Giá trị số lượng, chất lượng.
B. Lao động xã hội của người sản xuất.
C. Giá trị trao đổi.
D. Giá trị sử dụng của hàng hóa.
Câu 13: Nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội theo hình thức quá độ nào dưới đây?
A. Nhảy vọt.
B. Không cơ bản.
C. Đứt quãng.
D. Gián tiếp.
Câu 14: Chị A may một cái áo hết 5 giờ, trong khi thời gian lao động xã hội cần thiết để may

một chiếc áo là 4 giờ. Vậy chị A bán chiếc áo ra thị trường với giá cả 4 giờ thì
A. lãi nhiều.
B. lãi ít.
C. hòa vốn.
D. thua lỗ.
Câu 15: Hãy chỉ ra đâu không phải là đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội?
A. Là một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
B. Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới.
C. Có nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản săc dân tộc.
D. Do giai cấp công nhân làm chủ.
Câu 16: Nội dung nào dưới đây lí giải sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta?
A. Do đòi hỏi tất yếu về việc xây dựng một nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần.
B. Nước ta bước vào thời kì quá độ với LLSX thấp kém và nhiều trình độ khác nhau.
C. Do sự đòi hỏi tất yếu của nền kinh tế thị trường.
D. Nước ta đang trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Câu 17: Anh T có ý định thành lập một công ty chuyên về xây dựng, vậy công ty của anh T
thuộc thành phần kinh tế nào?
A. Kinh tế tập thể. B. Kinh tế nhà nước. C. Kinh tế cá thể.
D. Kinh tế tư nhân.


Câu 18: An nhận được học bổng với số tiền 5 triệu đồng. An muốn thực hiện chức năng
phương tiện cất trữ của tiền tệ thì An cần làm theo cách nào dưới đây?
A. An mua vàng cất đi.
B. An gửi số tiền đó vào ngân hàng.
C. An mang số tiền đó đi mua đồ.
D. An mang số tiền đó biếu bố mẹ.
Câu 19: Nhà máy Z sản xuất một lô hàng,trong đó: 5% dùng thử không bán; 60% đưa ra thị
trường; 30% cất trong kho; 5% phế phẩm. Vậy cung nhà máy Z là
A. 100%.

B. 95%.
C. 90%.
D. 60%.
Câu 20: Thông tin của thị trường quan trọng như thế nào đối với người bán?
A. Giúp người bán biết được chi phí sản xuất của hàng hóa.
B. Giúp người bán đưa ra quyết định kịp thời nhằm thu nhiều lợi nhuận.
C. Giúp người bán điều chỉnh số lượng hàng hóa nhằm thu nhiều lợi nhuận.
D. Giúp người bán điều chỉnh số lượng và chất lượng hàng hóa để thu nhiều lợi nhuận.
II. PHẦN TỰ LUẬN ( 5 điểm)
Câu 1 (1 điểm) Nêu khái niệm cung, cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa?
Câu 2 (2 điểm) Tại sao nói, nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội là tất yếu khách quan?
Câu 3 (2 điểm) Bản thân em cần có trách nhiệm gì trong việc thực hiện nền kinh tế nhiều
thành phần ở nước ta hiện nay?

.........Hết........
Thí sinh không sử dụng tài liệu, cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
V. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM
PHẦN TRẮC NGHIỆM (5 ĐIỂM)
Mỗi ý đúng = 0,25 điểm
Câu
Đề 001
1
C
2
D
3
B
4
A
5

C
6
A
7
C
8
D
9
B
10
B
11
A
12
B
13
C
14
C
15
B
16
D
17
A
18
D
19
C
20

B
II. PHẦN TỰ LUẬN (5 ĐIỂM)

Đề 002
B
D
B
B
C
B
A
A
C
A
D
C
D
D
D
B
D
A
C
B


Câu
1

2


3

Hướng dẫn chấm
Thang điểm
- Cung là khối lượng hàng hóa, dịch vụ hiện có trên thị
trường và chuẩn bị đưa ra thị trường trong một thời kì nhát
định tương ứng với giá cả, khả năng sản xuất và chi phí sản 0,5
xuất xác định
- Cầu là khối lượng hàng hóa dịch vụ mà người tiêu dùng
cần mua trong một thời kì nhất định tương ứng với giá cả và 0,5
thu nhập xác định.
Sau khi hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân
dân, Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn con đường phát triển
tiếp theo là đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ 0,5
nghĩa.
+ Chỉ có đi lên chủ nghĩa xã hội đất nước mới thực sự được 0,5
độc lập
0,5
+ Đi lên chủ nghĩa xã hội mới xóa bỏ được áp bức bóc lột
+ Đi lên chủ nghĩa xã hội mới có cuộc sống ấm no, tự do, 0,5
hạnh phúc; mọi người mới có điều kiện phát triển toàn diện.
HS nêu được một số trách nhiệm cơ bản của bản thân:
- Tin tưởng và ủng hộ chính sách phát triển kinh tế nhiều
thành phần ở nước ta.
0,5
+ Tham gia lao động sản xuất ở gia đình.....
0,5
- Tổ chức sản xuất kinh doanh trong các thành phần kinh tế,
ngành nghề, mặt hàng mà pháp luật không cấm.....

0,5
- Chủ động tìm kiếm việc làm ở các ngành nghề thuộc các
thành phần kinh tế phù hợp với khả năng.....
0,5
- Câu 3 phần tự luận, tùy theo câu trả lời của học sinh mà GV đánh giá điểm
- Điểm toàn bài làm tròn đến 0,5


Tiết PPCT: 20
Ngày soạn: 26/12/2018
Ngày dạy:
Lớp
Ngày dạy
11A
11C
11D1
11D2
11D3
11D4
11D5

Sĩ số

BÀI 9. NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA (TIẾT 1)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức
- Biết được thế nào là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
- Biết được nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam có bản chất như thế nào.
2. Về kĩ năng
Biết phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa CNXH với chế độ XH trước ở nước ta.

3. Về thái độ
Tin tưởng vào thắng lợi của CNXH ở nước ta, có ý thức sẵn sàng tham gia xây dựng
và bảo vệ đất nước, bảo vệ chế độ XHCN.
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC:
KN phân tích, KN làm việc tập thể, KN hợp tác
III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- Giáo viên: Giáo án, SGK, SGV GDCD 11, Chuẩn kiến thức kĩ năng
- Học sinh: SGK, vở ghi
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp 1’
2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra
3. Dạy bài mới
Hoạt động của GV và HS
Hoạt động 1. Tìm hiểu về nguồn gốc
của nhà nước
Phần này GV không phân tích chỉ hướng
dẫn học sinh tìm hiểu bằng cách tổ chức
cho học sinh thực hiện phương pháp vấn
đáp trả lời các câu hỏi rồi tìm ra nội
dung bài học.
? Lịch sử xã hội loài người đã và đang
trải qua mấy hình thái kinh tế xã hội?
? Trong các hình thái kinh tế xã hội
đó, hình thái kinh tế xã hội nào có nhà
nước?
? Theo em điều kiện gì dẫn đến sự
ra đời của nhà nước?

Nội dung cần đạt
1. Nguồn gốc và bản chất của nhà

nước
a. Nguồn gốc của nhà nước

TG
8’


? Nhà nước đầu tiên ra đời đầu tiên
trong lịch sử xã hội loài người là nhà
nước nào?
- HS trả lời
- GV kết luận
CXNT => CHNL => PK=> TBCN => XHCN
Chưa có NN

4 kiểu nhà nước

- Xã hội xuất hiện chế độ tư hữu về tư
liệu sản xuất.
- Xã hội phân hóa thành các giai cấp →
mâu thuẫn giữa các giai cấp ngày càng
gay gắt đến mức không thể điều hòa
được.
Lập ra một bộ máy trấn áp
gọi là nhà nước.
- HS lắng nghe
b. Bản chất của nhà nước
1’
- GV hướng dẫn HS đọc thêm phần b
Đọc thêm

Hoạt động 2. Tìm hiểu về nhà nước
2. Nhà nước pháp quyền xã hội
pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam chủ nghĩa Việt Nam
a.Thế nào là nhà nước pháp quyền 12’
xã hội chủ nghĩa Việt Nam
GV yêu cầu học sinh đọc nội dung phần a
trong SGK trang 76 và đặt câu hỏi
? Em hiểu thế nào là nhà nước pháp
quyền?
- HS suy nghĩ, trả lời
- GV kết luận
Nhà nước pháp quyền là nhà nước
quản lí mọi mặt của đời sống xã hội
bằng pháp luật; mọi hoạt động của
các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội
và mọi công dân đều được thực hiện
trên cơ sở của pháp luật.
- HS ghi chép bài
- GV giảng: Trong lịch sử có hai kiểu nhà
nước pháp quyền là nhà nước pháp quyền
tư sản và nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa.
- GV đưa ra bảng so sánh về hai kiểu
nhà nước pháp quyền
NN pháp quyền TS

NN pháp quyền XHCN

- NN của GC tư sản
- Thể hiện ý chí của GC tư sản

- Do giai cấp tư sản lãnh đạo - NN của


toàn thể nhân dân
- Thể hiện ý chí của GCCN và NDLĐ
- Do GCCN thông qua chính đảng là
Đảng sộng sản lãnh đạo
- GV yêu cầu HS rút ra khái niệm nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt
Nam.
- GV hỏi: Thế nào là nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
- HS trả lời
- GV kết luận

- HS ghi bài
Hoạt động 3. Tìm hiểu bản chất của
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Việt Nam
GV yêu cầu HS theo dõi nôi dung SGK
- GV khẳng định: Nhà nước ta là nhà
nước pháp quyền XHCN, thành quả cách
mạng của quần chúng nhân dân lao động
do giai cấp công nhân thông qua chính
đảng của mình là Đảng Cộng sản VN
lãnh đạo.
Vì vậy, nhà nước ta mang bản chất giai
cấp công nhân.
- HS ghi bài
- GV hỏi:

Theo em, bản chất giai cấp công nhân
của nhà nước ta được thể hiện như thế
nào?
- HS trả lời
- GV nhận xét, chốt ý

- GV chia lớp thành 2 nhóm lớn để thảo
luận về tính nhân dân và tính dân tộc của
nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam
- Thời gian thảo luận 3’
- Câu hỏi
Nhóm 1. Tính nhân dân của nhà nước ta
được thể hiện như thế nào? Lấy ví dụ.

Nhà nước pháp quyền XHCN Việt
Nam là nhà nước của nhân dân, do
nhân dân và vì nhân dân, quản lí mọi
mặt của xã hội bằng pháp luật, do
Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
b. Bản chất của Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
15’

- Nhà nước ta mang bản chất giai cấp
công nhân

- Bản chất giai cấp công nhân được
thể hiện tập trung nhất ở sự lãnh đạo
của Đảng cộng sản đối với Nhà
nước.



Nhóm 2. Tính dân tộc của nhà nước ta
được thể hiện như thế nào?Lấy ví dụ.
Lưu ý: Các nhóm lớn sẽ thảo luận theo
từng bàn, sau đó sẽ lên bảng hoàn thiện
câu trả lời
- Các nhóm trình bày kết quả
- HS cả lớp nhận xét
- GV nhận xét, bổ sung và kết luận
- Tính nhân dân của Nhà nước ta thể
hiện:
+ Nhà nước ta là nhà nước của dân,
vì dân, do nhân dân lập nên và nhân
dân tham gia quản lý.
+ Nhà nước thể hiện ý chí, lợi ích và
nguyện vọng của nhân dân
+là công cụ chủ yếu để nhân dân thể
hiện quyền làm chủ của mình.
- TÍnh dân tộc của Nhà nước ta được
thể hiện:
+ Nhà nước ta kế thừa và phát huy
những truyền thống, bản sắc tốt đẹp
của dân tộc.
+ Có chính sách dân tộc đúng đắn,
chăm lo lợi ích mọi mặt cho các dân
tộc
+ Thực hiện đại đoàn kết dân tộc
- HS ghi chép bài
4. Củng cố 6’

- GV khái quát kiến thức cơ bản
- HS trả lời các câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1. Nhà nước thể hiện ý chí, lợi ích và nguyện vọng của nhân dân là nói đến đặc
điểm nào dưới đây?
A. Tính xã hội.
B. Tính nhân dân. C. Tính giai cấp.
D. Tính quần chúng.
Câu 2. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước
A. Của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
B. Của riêng giaia cấp lãnh đạo
C. Của riêng những người lao động nghèo
D. Của riêng tầng lớp tri thức
Câu 3. Tính dân tộc của Nhà nước ta được thể hiện như thế nào dưới đây?
A. Nhà nước ta là Nhà nước của các dân tộc
B. Nhà nước chăm lo lợi ích mọi mặt cho các dân tộc ở Việt Nam
C. Mỗi dân tộc có bản sắc riêng của mình
D. Dân tộc nào cũng có chữ viết riêng
Câu 4. Khẳng định nào dưới đây không đúng về tính nhân dân của Nhà nước ta?
A. Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân lập nên
B. Nhà nước ta do nhân dân tham gia quản lí
C. Nhà nước ta do nhân dân quản lí và ban hành pháp luật


D. Nhà nước ta thể hiện ý chí, lợi ích và nguyện vọng của nhân dân
5. Hướng dẫn về nhà 2’
- Học bài cũ
- Đọc trước các nội dung còn lại của bài.


Tiết PPCT: 21

Ngày soạn: 29/12/2018
Ngày dạy:
Lớp
Ngày dạy
11A
11C
11D1
11D2
11D3
11D4
11D5

Sĩ số

BÀI 9. NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA (TIẾT 2)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức
- Giúp học sinh năm được chức năng của nhà nước pháp quyền XHCN VN.
- Giúp học sinh nhận thức được trách nhiệm của công dân trong việc tham gia
xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam
2. Về kĩ năng
Biết phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa CNXH với chế độ XH trước ở nước ta.
3. Về thái độ
Tin tưởng vào thắng lợi của CNXH ở nước ta, có ý thức sẵn sàng tham gia xây
dựng và bảo vệ đất nước, bảo vệ chế độ XHCN.
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC:
KN phân tích, KN làm việc tập thể, KN hợp tác
III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- Giáo viên: Giáo án, SGK, SGV GDCD 11, Chuẩn kiến thức kĩ năng
- Học sinh: SGK, vở ghi

V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp 1’
2. Kiểm tra bài cũ 6’
Bản chất của nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam được thể hiện như thế nào?
3. Dạy bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
TG
Hoạt động 1. Tìm hiểu về chức năng c. Chức năng của nhà nước pháp 20’
của nhà nước pháp quyền xã hội chủ quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
nghĩa Việt Nam.
Đối với phần kiến thức này giáo viên sử
dụng phương pháp vấn đáp để giúp học
sinh tìm ra nội dung kiến thức.
- GV yêu cầu HS theo dõi nội dung
SGK và trả lời lần lượt các câu hỏi:
? Tại sao NN pháp quyền XHCN VN
cần phải có chức năng đảm bào ANCT,
TTATXH?


? NN pháp quyền XHCN VN tổ chức và
xây dựng xã hội như thế nào?
- HS suy nghĩ, trả lời
- GV nhận xét, chốt ý
- Chức năng đảm bảo an ninh chính
trị và TT ATXH
+ Phòng ngừa, ngăn chặn mọi âm
mưa gây rối, phá hoại, bạo loạn.
+ Ổn định chính trị, ATXH để xây

dựng và phát triển.
- Chức nằng tổ chức và xây dựng
+ Xây dựng và quản lý nền kinh tế
+ Xây dựng và quản lý văn hoá, giáo
dục, khoa học
+ Xây dựng và đảm bảo các CSXH
+ Xây dựng hệ thống pháp luật
Giáo viên yêu cầu học sinh so sánh sự
khác nhau giữa các NN CHNL, PK,
TBCN với NN XHCN bằng cách trả lời
các câu hỏi:
? Giai cấp bóc lột sử dụng bạo lực trấn
áp để nhằm mục đích gì?
? Chức năng bạo lực và trấn áp ở nhà
nước pháp quyền XHCN nhằm mục đích
gì?
? Mục đích tổ chức và xây dựng của
các nhà nước bốc lột là gi?
? Mục đích tổ chức và xây dựng của
nhà nước pháp quyền XHCN nhằm mực
đích gì?
- HS hoàn thiện nội dung dựa trên sự
hiểu biết của bản thân.
- GV nhận xét, đánh giá điểm cho những
học sinh làm tốt:
- Nhà nước CHNL, PK, TBCN:
+ Bạo lực - trấn áp: bảo vệ và duy trì sự
thống trị của giai cấp bóc lột
+ Tổ chức – xây dựng: đem lại sự giàu có
cho giai cấp bóc lột.

- Nhà nước XHCN:
+ Bạo lực – trấn áp: chống lại giai cấp
bóc lột, thế lực thù địch và ATXH.
+ Tổ chức – xây dựng: xây dựng xã hội
mới, nền KT mới, nền văn hóa mới, con


người mới
- HS lắng nghe
- GV hỏi:
? Trong hai chức năng này thì chức
năng nào có vai trò quyết định? Vì sao?
- HS trả lời
- GV:
Cả hai chức năng này của NN pháp
quyền XHCN có mối liên hệ hữu cơ trong
đó chức năng tổ chức và xây dựng đóng
vai trò quyết định. Vì: Bạo lực trấn áp là
việc đầu tiên xoá bỏ tận gốc bóc lột; tổ
chức và xây dựng: để xây dựng XH mới
được ấm no, hạnh phúc, XH tiến bộ.
* Tích hợp phòng chống tham nhũng
GV giảng: Nhà nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam có chức năng xây
dựng pháp luật và bảo đảm thực hiện
pháp luật, trong đó có pháp luật về
phòng, chống tham nhũng. Nhà nước ta
xác định tham nhũng là kẻ thù của nhân
dân, gây tổn hại to lớn cho sự phát triển
kinh tế-xã hội của đất nước, phá hoại đội

ngũ cán bộ công chức và bộ máy nhà
nước, đe dọa sự tồn vong của Nhà nước.
- GV hỏi: Em hãy cho biết để phòng
chống tham nhũng có hiệu quả, Nhà nước
ta đã ban hành văn bản pháp luật nào?
- HS trả lời
- GV:
+ Luật số: 36/2018/QH14 Luật Phòng
chống tham nhũng đươc Quốc hội thông
qua ngày 20/11/2018 có hiệu lực thi hành
từ ngày 1/7/2019.
+ Bộ luật Hình sự
- GV hỏi:
Nhà nước ban hành các văn bản pháp luật
về phòng chống tham nhũng nhằm mục
đích gì?
- HS trả lời,
- GV nhận xét
Hoạt động 2. Tìm hiểu trách nhiệm của 3. Trách nhiệm của công dân trong 14’
công dân trong việc tham gia xây dựng việc tham gia xây dựng nhà nước
pháp quyền XHCN VN.
nhà nước pháp quyền XHCN VN.
Qua các đơn vị kiến thức của toàn bài
giáo viên giúp học sinh nắm được các


trách nhiệm của mình trong việc xây
dựng NN pháp quyền XHCN bằng hệ
thống câu hỏi mở.
? Theo mỗi công dân phải làm gì để

góp phần xây dựng và bảo vệ NN VN?
? Em có suy nghĩ gì về trách nhiệm
của mình trong việc tham gia xây dựng
nhà nước Việt Nam?
- Tích cực tham gia xây dựng và bảo
vệ tổ quốc
- Rèn luyện đạo đức, học tập tốt,
sống lành mạnh.
- Ngăn ngừa VPPL, tuyên truyền mọi
người tin vào đường lối của Đảng và
NN..

* Tích hợp phòng chống tham nhũng
? Theo em, học sinh cần có thái độ như
thế nào trước hành vi tham nhũng?
? Để góp phần đấu tranh phòng chống
tham nhũng, theo em ngay từ khi còn
ngồi trên ghế nhà trường, mỗi học sinh
cần phải làm gì?
- HS suy nghĩ, trả lời
- GV chốt ý
+ Biết đấu tranh, phê phán đối với những
hanh vi tham nhũng
+ Khi phát hiện thấy hành vi tham nhũng
cần tố cáo
+ Tuyền truyền chủ trương, đường lối,
chính sách của đảng và pháp luật của
Nhà nước về phòng chống tham nhũng.
+ Rèn luyện tính trung thực trong học
tập...

4. Củng cố 3’
- Giáo viên hệ thống một cách cô đọng nhất về nội dung toàn bài 9
- Hướng dẫn học sinh làm bài tập phòng chống tham nhũng
5. Dặn dò nhắc nhở 1’
Về nhà học bài cũ, làm bài tập và chuẩn bị bài 10 trước khi đến lớp
* Rút kinh nghiệm giờ dạy:
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................



×