Tải bản đầy đủ (.pdf) (42 trang)

XÂY DỰNG WEBSITE HỖ TRỢ DẠY – HỌC HỌC PHẦN VẬT LÝ ĐẠI CƢƠNG A1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.13 MB, 42 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
TRƢỜNG PT THỰC HÀNH SƢ PHẠM

XÂY DỰNG WEBSITE HỖ TRỢ DẠY – HỌC
HỌC PHẦN VẬT LÝ ĐẠI CƢƠNG A1

VÕ VĂN DỄ

AN GIANG, THÁNG 10 NĂM 2016


TRƢỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
TRƢỜNG PT THỰC HÀNH SƢ PHẠM

XÂY DỰNG WEBSITE HỖ TRỢ DẠY – HỌC
HỌC PHẦN VẬT LÝ ĐẠI CƢƠNG A1

VÕ VĂN DỄ

AN GIANG, THÁNG 10 NĂM 2016


Đề tài nghiên cứu khoa học “Xây dựng website hỗ trợ dạy – học học phần vật lý đại
cương A1”, do tác giả Võ Văn Dễ, công tác tại Trường PT Thực hành Sư phạm thực
hiện. Tác giả đã báo cáo kết quả nghiên cứu và được Hội đồng Khoa học và Đào tạo
trường Đại học An Giang thông qua ngày 15 tháng 01 năm 2016.

Thƣ ký

Phản biện 1


Phản biện 2

NGUYỄN VĂN MỆN

HUỲNH ANH TUẤN

Chủ tịch Hội đồng

P.GS TS VÕ VĂN THẮNG

i


LỜI CẢM TẠ
Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Phịng Quản lí Khoa học và
Hợp tác quốc tế, Phịng Kế hoạch Tài vụ, q thầy cơ đồng nghiệp bộ môn Vật lý
trường Đại học An Giang đã hỗ trợ, tư vấn và giúp đỡ trong suốt thời gian thực hiện
đề tài.
Tác giả xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Văn Mện, thầy Trương Tín
Thành, thầy Huỳnh Anh Tuấn đã hỗ trợ, động viên và cộng tác cùng tác giả để thực
nghiệm đề tài.
Tác giả xin cảm ơn quý đồng nghiệp ở khoa Sư phạm, Ban Giám hiệu trường
PT Thực hành Sư phạm đã động viên, hỗ trợ và tạo điều kiện để thực nghiệm và
hoàn chỉnh đề tài. Cuối cùng tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đối với gia đình, bạn bè
đã động viên, giúp đỡ tác giả hoàn thành bài nghiên cứu này.
Xin trân trọng kính chào!
An Giang, ngày 10 tháng 10 năm 2016
Ngƣời thực hiện

VÕ VĂN DỄ


ii


TÓM TẮT
Việc truy cập, khai thác các tài nguyên Internet đã trở thành một việc không thể
thiếu của giảng viên và sinh viên. Xây dựng tài liệu học tập trên mơi trường mạng để
người học có thể sử dụng qua Internet sẽ góp phần khuyến khích sự tự học, tự ôn tập
và kiểm tra kiến thức của người học. Xây dựng tài liệu hỗ trợ dưới dạng siêu văn bản
để tạo điều kiện thuận lợi phát huy tính tích cực, khuyến khích sự tự chủ động của
sinh viên.
Đề tài đã xây dựng được hệ thống các trang web có nội dung về Vật lý đại cương
phần Cơ - Nhiệt để hỗ trợ sinh viên học môn vật lý đại cương A1. Cấu trúc nội dung
dựa trên kiến thức khoa học của phần Cơ học, Nhiệt học được sắp xếp thành các mục
tóm tắt kiến thức, hệ thống kiến thức, các bài tập củng cố và ôn tập, bài tập vận dụng,
bài tập có hướng dẫn giải, các câu hỏi trắc nghiệm được thiết kế theo từng chủ đề để
người dùng có thể tự học, tự kiểm tra kiến thức của mình. Đề tài đã thu nhận ý kiến
phản hồi từ phía người dùng để có đánh giá sơ bộ về chất lượng, làm cơ sở nâng cấp
và hoàn thiện các nội dung. Kết quả khảo sát cho thấy, đây là một tài liệu đa phương
tiện hữu ích cho sinh viên chun và khơng chun ngành vật lý, góp phần làm
phong phú kho học liệu của nhà trường.
Hệ thống tiếp tục nâng cấp và phát triển thêm các chức năng như các thí nghiệm
ảo tương tác, chức năng kiểm tra trực tuyến,… để website không chỉ là tài liệu tham
khảo trực tuyến mà cịn là cơng cụ đắc lực phục vụ quá trình dạy và học của giảng
viên và sinh viên.
* Từ khóa: Vật lý, giáo dục đại học, tài liệu đa phương tiện, trang web học tập, Cơ
học, Nhiệt học.
Abtract
The use of the Web in higher education has increased significantly in recent
years. The project studied and developed a website sytem as an information resource

to support students’ learning processes. Particularly, this research created a
multimedia material which based on the curiculum of General Physics course (or
physics for Engineer) of An Giang University by HTML and PHP language in higher
education. The structure of these sites include 8 knowlegde modules of Mechanics
and Heat & Thermaldynamics with 5 functions: Introduction, Knowlegde, Example
Problems, Review Tests and Trial Tests.
This paper initially assessed the Website and received users’ feedbacks
through the surveys. Findings revealed that was highly used by individials and have
the positive impacts on students. Users also provided many helpful suggestion for
improvement.
Future research would focus on more functions like Vital Experiences, Online
Test System,…
* Key: Physics, higher education, multimedia resource, educational website,
Mechanics, Heat and Thermaldynamics.
iii


LỜI CAM KẾT
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các sản phẩm và số liệu
trong cơng trình nghiên cứu này có xuất xứ rõ ràng. Những kết luận mới về khoa học
của cơng trình nghiên cứu này chưa được công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

An Giang, ngày 10 tháng 10 năm 2016
Ngƣời thực hiện

VÕ VĂN DỄ

iv



DANH MỤC HÌNH ẢNH
Tên hình

Trang

Hình 1. Thiết kế theo cấu trúc các nội dung

5

Hình 2. Thiết kế cấu trúc của từng nội dung

6

Hình 3. Sơ đồ cấu trúc các trang chính của website

6

Hình 4 . Thời gian sử dụng Internet trong tuần của sinh viên ĐHAG

Hình 5. Các thiết bị sinh viên dùng để truy cập Internet

9
9

Hinh 6. Mức độ thường xuyên các tiện ích Internet trong học tập của sinh viên.
Hình 7. Sơ đồ tóm tắt tiến trình nghiên cứu của đề tài.

11

Hình 8. Trang chủ của website


13

Hình 9. Phần giới thiệu chung của modul Động học chất điểm

14

Hình 10. Sơ đồ cấu trúc nội dung modul Động học chất điểm

14

Hình 11. Một nội dung kiến thức trong modul Động học chất điểm

14

Hình 12. Một ví dụ minh họa cho việc vận dụng kiến thức trong modul Động
học chất điểm

15

Hình 13. Sơ đồ tóm tắt kiến thức cơ bản modul Động học chất điểm.

16

Hình 14. Gói câu hỏi trắc nghiệm của modul Động học chất điểm

16

Hình 15. Sơ đồ cấu trúc các nội dung kiến thức phần Vật lý đại cương A1


17

Hình 16. Sơ đồ tóm tắt các nội dung kiến thức của modul Nhiệt học

17

12

Hình 17. Các gói câu hỏi trắc nghiệm
Hình 18. Gói 10 câu hỏi trắc nghiệm phần Động học chất điểm

18

Hình 19. Gói bài tập tổng hợp
Hình 20. Giao diện khi làm bài của các gói câu hỏi

20

Hình 21. Xem lại kết quả bài làm sau khi hồn thành gói câu hỏi

20

Hình 22. Phần Hướng dẫn của Tính năng Kiểm tra thử
Hình 23. Form đăng nhập để thực hành các bài tập

21

Hình 24. Ngân hàng đề ở bước đầu tiên trước khi bắt đầu làm bài

21


Hình 25. Giao diện phần làm bài

22

Hình 26. Phần kết quả khi chọn nộp bài

22

Hình 27. Phần chức năng Tạo đề ngẫu nhiên trong trang Quản trị.

23

Hình 28. Phản hồi của SV về giao diện của Website

24

Hình 29. Mức hài lịng của HS khi sử dụng website

24

Hình 30. Đánh giá của sinh viên về sự cần thiết các nội dung và mức thường
xuyên sử dụng các phần nội dung trong học tập

25

v


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Viết tắt

Viết đầy đủ

SV

Sinh viên

GV

Giáo viên

ICT

Công nghệ thong tin và truyền thông

DH

Dạy học

ĐHAG

Đại học An Giang

PPDH

Phương pháp dạy học

vi



MỤC LỤC
CHƢƠNG 1 ................................................................................................................ 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................................................. 1
1.1. GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................................ 1
1.2. LƢỢT KHẢO VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................................................... 2
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU .............................................................................. 3
CHƢƠNG 2 ................................................................................................................ 4
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................. 4
2.1. MẪU NGHIÊN CỨU ...................................................................................... 4
2.2. THIẾT KẾ VÀ CÔNG CỤ NGHIÊN CỨU .................................................. 4
2.2.1. Các bước tổng quát xây dựng một website.......................................... 4
2.2.2. Thiết kế cấu trúc nội dung của trang Hỗ trợ học Vật lý đại cương .......... 5
2.2.3. Lựa chọn nội dung, hình ảnh, các kỹ thuật thiết kế: .............................. 6
2.2.4. Cơ sở thực tiễn của tài liệu học tập trên Website.................................. 7
2.2.5. Thiết kế phiếu lấy ý kiến từ người dùng ........................................... 11
2.4. TIẾN TRÌNH NGHIÊN CỨU ...................................................................... 12
CHƢƠNG 3 .............................................................................................................. 13
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.................................................................................. 13
3.1. Xây dựng đƣợc website có các tính năng cơ bản hỗ trợ dạy học .............. 13
3.1.1. Website hệ thống lại các kiến thức vật lí dưới dạng siêu văn bản.......... 13
3.1.2. Tóm tắt các nội dung ..................................................................... 17
3.1.3. Các gói câu hỏi trắc nghiệm ........................................................... 18
3.1.4. Tính năng kiểm tra thử .................................................................. 20
3.2. Kết quả phản hồi từ ngƣời dùng .................................................................. 23
CHƢƠNG 4 .............................................................................................................. 27
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................. 27
4.1. KẾT LUẬN .................................................................................................... 27
4.2. KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 27
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 29


vii


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Thế kỷ XXI được nhận định là thế kỷ của nền kinh tế tri thức - Kỷ nguyên thông
tin. Công nghệ thông tin và truyền thông đã và đang mang lại những “cơ hội điện
tử”, cung cấp các phương tiện chưa từng có để tiếp nhận, tích lũy và truyền thơng tin.
Trong xu thế đó, vai trị của giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học trở nên hết sức
quan trọng trong việc tạo điều kiện tối đa cho cán bộ giáo viên (GV) khai thác sử
dụng cho việc dạy của mình, hướng dẫn cho sinh viên (SV) khai thác phục vụ cho
việc tự học, tự nghiên cứu của họ. Việc truy cập, khai thác các tài nguyên Internet đã
trở thành một việc không thể thiếu của giảng viên và sinh viên. Xây dựng tài liệu học
tập trên mơi trường mạng, người học có thể tiếp cận các nội dung học tập dễ dàng
mọi lúc mọi nơi, góp phần khuyến khích SV tự học, tự ơn tập và kiểm tra kiến thức
để nâng cao chất lượng học tập.
Do đó, yêu cầu có một tài liệu hỗ trợ học tập là cần thiết, đáp ứng nhu cầu học
tập của sinh viên. Bên cạnh những tài liệu, giáo trình truyền thống, các tài nguyên
trên môi trường Internet ngày càng được SV đón nhận và khai thác thường xuyên.
Với mục đích hỗ trợ SV, đề tài nghiên cứu tạo ra một tài liệu học tập dưới dạng
website để giúp SV học Vật lý đại cương thêm hiệu quả.
Để đạt được mục tiêu xây dựng một website hỗ trợ dạy học SV có chất lượng,
các nội dung đề tài thực hiện cụ thể như sau:
- Nghiên cứu những định hướng cơ bản trong việc đổi mới dạy học đại học và
có chú trọng đến những đặc trưng của việc đào tạo theo hệ thống tín chỉ.
- Nghiên cứu lý luận dạy học và các phương pháp dạy học tích cực ở bậc đại
học.
- Nghiên cứu đề cương học phần vật lý đại cương A1, ngân hàng câu hỏi trắc

nghiệm vật lý đại cương A1 và những tài liệu, giáo trình đã xuất bản có nội dung liên
quan.
- Xây dựng website về học phần Vật lý đại cương phần Cơ - Nhiệt gồm các
nội dung cơ bản về kiến thức khoa học của phần cơ học, nhiệt học, tóm tắt hệ thống
các kiến thức, bài tập củng cố và ôn tập,... Bài tập vận dụng, ví dụ người dùng có thể
tham khảo phần hướng dẫn giải, câu hỏi trắc nghiệm được thiết kế thành các gói nhỏ
theo chủ đề và theo dạng tổng hợp để người dùng làm trực tiếp đồng thời có phản hồi
kết quả từ chương trình.
- Bước đầu thử nghiệm và thu nhận phản hồi từ phía người dùng để hoàn
thiện website trong dạy học Vật lý đại cương A1.
1


Sản phẩm của đề tài là một tài liệu đa phương tiện được sử dụng cho sinh
viên chuyên và không chuyên ngành vật lý, góp phần nâng cao hiệu quả tiến trình
học theo học chế tín chỉ của nhà trường. Kết quả nghiên cứu cịn có thể đưa vào cơ
sở dữ liệu của trường làm tài liệu tham khảo trực tuyến cho sinh viên học vật lý, giáo
viên và học sinh phổ thông.

1.2. LƢỢT KHẢO VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Việc xây dựng website ở tổ chức và cá nhân hiện nay đang rất phổ biến.
Nhiều đề tài khoa học giáo dục cũng đã làm theo hướng này. Các hướng chủ yếu
hiện nay là xây dựng dạng cung cấp thông tin thông qua blog hay các trang cá nhân,
mạng xã hội, các chương trình quản lí học tập nhằm lưu trữ chia sẻ tài nguyên dưới
dạng tập tin. Có rất nhiều trang web phát triển phục vụ việc học, có thể kể đến các
trang như khanacademy.org có hơn 3.300 videos miễn phí, đăng ký học trực tuyến tại
trang web này cần thiết của các sinh viên và học sinh tại các nước phát triển. Thống
kê của trang này, chỉ trong vòng hai năm trở lại đây, hơn 187 triệu bài học và bài tập
của trang đã được các học sinh trên toàn thế giới tải xuống, hồn tồn miễn phí.
Trang openculture.com: một trang mạng cao cấp giới thiệu các môn học nhân văn

mở rộng với hơn 400 khóa học của các trường hàng đầu như: ĐH Oxford, Stanford
và Columbia… Đặc điểm của trang web này là ngoài các bài giảng trực tuyến, trang
mạng cịn giúp các học viên giải trí với những phim cổ điển của các thập niên 1940
và 1950 được trình chiếu miễn phí. Trang memrise.com: là một website học ngoại
ngữ miễn phí với cơng nghệ tiên tiến nhất. Người học có thể chọn học 200 ngơn ngữ
khác nhau qua hình ảnh, phát âm chuẩn và các bài tập ghi nhớ. Ngồi các chương
trình trau dồi ngoại ngữ, cịn có những chương trình hướng dẫn về cuộc sống thường
ngày qua tiếng Anh phổ thông. Các trang bằng tiếng Việt khá quen thuộc với cộng
đồng mạng ở Việt Nam có thể kể đến như: Violet.vn - nơi chia sẻ các tài nguyên giáo
dục như giáo án, bài giảng, tư liệu, các bài dạy mẫu,… trang violympic.vn - thi Toán
Online do Đại học FPT phát triển, W3Schools.com là trang được tối ưu hóa cho việc
học tập, thử nghiệm và đào tạo các kiến thức ICT có hướng dẫn, tài liệu tham khảo,
và các ví dụ xem xét liên tục để tránh sai sót.
Tuy nhiên, việc xây dựng các trang web phục vụ trực tiếp phổ biến kiến
thức, học tập với nội dung cụ thể trên lớp ít được phát triển. Về dạy học và phổ biến
kiến thức vật lý, các trang nổi tiếng có thể kể đến như HyperPhysics của trường Đại
học Georgia State (Canada), Physics 2000 của Đại học Colorado (Mỹ). Ở nước ta,
gần đây các trường như đại học Bách Khoa Tp. Hồ Chí Minh, Đại học Bách khoa Hà
Nội bước đầu xây dựng các môn vật lý đại cương dưới dạng website nhưng chủ yếu
dưới dạng cung cấp các kiến thức thông thường.
Đối với Trường Đại học An Giang, hiện nay giáo viên bắt đầu chú ý sử dụng
và khai thác hệ thống Blog trên hệ thống của trường (blog cá nhân được phát triển
trên nền WordPress do Trung tâm Tin học quản lí). Theo thống kê, hiện nay có chỉ
khoảng 30 GV đang sử dụng hệ thống này (theo thống kê từ
ngày 28 tháng 11 năm
2015). Việc lưu trữ hệ thống các bài viết, kết quả nghiên cứu khoa học của trường
Đại học An Giang “Tài liệu Nội sinh” tại địa chỉ cũng được
quan tâm phát triển, hiện có đến 1763 ấn phẩm được lưu trữ ở đây (tính đến ngày

2



15/12/2015). Việc xây dựng website dưới dạng tài liệu hỗ trợ dạy học các học phần
đang học trực tiếp trên lớp hầu như chưa có.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1. Website dưới dạng tài liệu học tập hỗ trợ học Vật lí đại cương có cấu trúc và nội
dung của như thế nào?
2. Người học khai thác và có phản hồi gì về việc sử dụng tài liệu hỗ trợ đa phương
này?

3


CHƢƠNG 2
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. MẪU NGHIÊN CỨU
Nội dung kiến thức dựa trên Đề cương chi tiết của chương trình vật lý đại
cương A1 hiện hành của trường, có kết hợp với các sách, giáo trình và tài liệu giảng
dạy về nội dung này.
Các câu hỏi, bài tập dựa trên Ngân hàng vật lí đại cương A1 được nhiệm thu
của trường, tác giả có chọn lọc, lựa chọn một số bài tập điển hành, cơ bản từ một số
tài liệu trong và ngoài nước.
Về chọn mẫu khảo sát, chọn ngẫu nhiên 04 nhóm sinh viên với tổng số học
sinh 189 học sinh (110 nữ, 79 nam) trong hai năm học 2013-2014, 2014-2015 có học
học phần Vật lí đại cương A1. Về phía giáo viên, đề tài đã phóng vấn, trao đổi với
thầy cô chuyên môn tin học (3 GV), và các thầy cơ tham gia giảng dạy Vật lí đại
cương A1 (3 GV).
2.2. THIẾT KẾ VÀ CÔNG CỤ NGHIÊN CỨU
2.2.1. Các bƣớc tổng quát xây dựng một website

Theo các nhà thiết kế web, để tạo ra một Website có chất lượng nhà thiết kế
cần thực hiện theo những bước sau đây:
Bƣớc 1: Ðây là giai đoạn định hướng. Cần phải nghiên cứu đến những vấn đề sau
đây:
− Những ý tưởng tổng quan.
− Mục đích cần đạt tới đối với website.
− Ðối tượng cần nhắm tới là ai.
− Thơng tin gì đã có trong tay và sử dụng chúng như thế nào.
Bƣớc 2: Sau khi xác định được các điểm trên ta sẽ:
− Tiến hành tổ chức các phần mục và các thơng tin có trên site (kịch bản sư phạm).
Tạo ra các nhánh, các tiêu đề và các tiêu đề phụ để có thể tìm kiếm thơng tin hữu ích
một cách dễ dàng để khơng lãng phí thời gian đối với các thông tin mà ta không quan
tâm.
− Lựa chọn các từ khố thích hợp để thuận tiện cho việc tìm kiếm và sử dụng các
dịch vụ tìm kiếm.
Bƣớc 3:
− Lựa chọn các hình ảnh đưa lên site từ thư viện điện tử hoặc từ trên đĩa CDROM.
Ðó có thể là những hình ảnh, biểu tượng điển hình, đặc trưng cho nội dung được đề
cập.
− Chuyển đổi các hình ảnh đến vị trí thích hợp và có sự chỉnh sửa về mầu sắc và kích
cỡ cho phù hợp.
4


Bƣớc 4:
Khi đã có bộ khung (kịch bản) của mình thì người ta bắt đầu chuẩn bị tạo ra
website bằng việc sử dụng ngôn ngữ siêu văn bản (HTML) hoặc các ngơn ngữ lập
trình web như PHP, ASP,... Sau đó, tiến hành chuyển các văn bản text thông thường
sang định dạng HTML mà có thể làm bằng World, Netscape, Homesite và một vài
các gói thơng tin được lựa chọn khác. Hiện có một vài chương trình phần mềm rất

thuận tiện cho người sử dụng có thể chuyển đổi một cách tự động từ dạng text thành
ngôn ngữ HTML mà không cần phải biết sâu về HTML. Ví dụ như Frontpage,
Dreamweaver.
Bƣớc 5:
Xuất bản website: Lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ Internet để đưa website lên
Internet.
2.2.2. Thiết kế cấu trúc nội dung của trang Hỗ trợ học Vật lí đại cƣơng
Có nhiều cách tổ chức nội dung sao cho người dùng dễ dàng tiếp cận, truy
cập đến các trang được thuận tiện. Trang Cơ – Nhiệt này được cấu trúc như hình 1,
từ đây người dùng có thể truy cập đến những nội dung thành phần trong hệ thống.

Hình 1. Thiết kế theo cấu trúc các nội dung
Trong mỗi đơn vị kiến thức (module), hệ thống cấu trúc các kiến thức từng phần theo
hướng một tài liệu trong học tập (hình 2), gồm có phần Kiến thức thành phần (Mở
đầu, Chi tiết kiến thức, tóm tắt), phần Tóm tắt và phần Bài tập.

5


Hình 2. Thiết kế cấu trúc của từng nội dung
Về tổng thể, các trang chính trong hệ thống được thiết kế theo sơ đồ hình 3.

Hình 3. Sơ đồ cấu trúc các trang chính của website
2.2.3. Lựa chọn nội dung, hình ảnh, các kỹ thuật thiết kế:
Các nội dung của trang web dựa trên đề cương học phần Vật lý đại cương A1
hiện hành của Trường Đại học An Giang, đây là học phần bắt buột của sinh viên khối
6


kỹ thuật và các ngành sư phạm Tốn và Hóa học. Vật lý đại cương là một trong

những môn cơ bản đầu tiên của chương trình đại học kỹ thuật. Nội dung môn học
giới thiệu tổng quan về Vật lý học, đặc biệt Cơ học và Nhiệt học. Học phần cung cấp
SV những khái niệm cơ sở ban đầu về phương pháp nghiên cứu vật lý, về hệ đo
lường và phương pháp luận về tư duy khoa học.
Cơ học là một môn vật lý ra đời từ rất sớm ngay từ đầu cơng ngun và đối
tượng nghiên cứu của nó là dạng chuyển động đơn giản nhất của vật chất: chuyển
động cơ học. Phần này được chia thành: Động học chất điểm; Động lực học chất
điểm; Các định luật bảo toàn; Chuyển động của vật rắn; Cơ học chất lưu chất lưu và
Dao động và sóng. Nhiệt học nghiên cứu các hiện tượng liên quan đến những quá
trình xảy ra bên trong vật như vật nóng chảy, vật bay hơi, vật nóng lên khi ma sát…
những hiện tượng này liên quan đến một dạng chuyển động khác của vật chất đó là
chuyển động nhiệt. Phần này gồm các định luật thực nghiệm về chất khí; các nguyên
lí nhiệt động lực học.
Các nội dung chi tiết của hệ thống được thiết kế dựa trên đề cương học phần
Vật lí đại cương này. Đề tài đã cấu trúc lại, lược bõ một số nội dung so với các tài
liệu hiện hành về Vật lý đại cương A1. Các nội dung kiến thức được biên soạn lại, có
bổ sung cập nhật những kiến thức mới, các hình vẽ, ảnh minh họa,… dựa trên các ấn
phẩm trong và ngoài nước. Hệ thống các câu hỏi trắc nghiệm ôn tập được sưu tầm từ
các nguồn tài liệu hiện hành, biên soạn lại phù hợp với nội dung chương trình và có
sử dụng lại trên 530 câu hỏi từ Ngân hàng câu hỏi Vật lý đại cương A1 của trường
Đại học An Giang.
2.2.4. Cơ sở thực tiễn của tài liệu học tập trên Website
Website với tư cách là một phần mềm dạy học, khi sử dụng trong DH giúp
khai thác tốt chức năng đa phương tiện. Website chứa một lượng lớn các dữ liệu khác
nhau phục vụ cho mọi hình thức của quá trình DH. Tùy theo khả năng lập trình, trình
độ thiết kế mà các website dạy học có khả năng tương tác, tích hợp các đa phương
tiện rất đa dạng, phong phú nhằm hỗ trợ hoạt động dạy và học. Nhìn chung website
dạy học thường có các chức năng: Tổ chức nội dung kiến thức (sách điện tử), lưu trữ
và truyền dẫn thông tin (thư viện điện tử), hỗ trợ ôn tập và kiểm tra đánh giá kiến
thức, tạo môi trường tương tác trao đổi thông tin trong dạy học.


7


Tùy theo điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học và kinh phí, có thể tiến
hành khai thác các website theo hình thức trực tuyến (Online) hay ngoại tuyến
(Offline).
- Sử dụng website dưới hình thức offline. Hình thức này website có vai trị như
một “sách điện tử”, chứa đựng những nội dung kiến thức, các chỉ dẫn có tích hợp các
multimedia, hỗ trợ cho bài học của thầy. Cho phép cài đặt các website đến từng SV
như là một tài liệu học tập thay cho hình thức tài liệu in. Đây là hình thức đơn giản
nhất, ít chi phí nhất và tương đối thuận lợi vì SV chỉ cần có máy tính cá nhân là có
thể tiếp cận nguồn tài liệu. Tuy nhiên, hình thức này ta chỉ khai thác chức năng rất
hạn chế của website, không khai thác hết chức năng nâng cao và sự cập nhật của
website.
- Sử dụng website dưới hình thức online. Đây chính là hình thức sử dụng đúng
nghĩa, phát huy thế mạnh thật sự của một website. Ta có thể cài đặt website lên hệ
thống mạng cục bộ của trường (LAN/Intranet) hay đưa lên mạng toàn cầu www
(Word Wire Web/ Internet). Nếu cài đặt trên mạng Intranet thì phạm vi khai thác, sử
dụng trong phạm vi cục bộ của trường đó, cơ quan đó, cịn nếu đưa lên mạng Internet
thì sử dụng ở tất cả các máy có kết nối Internet phạm vi toàn cầu. Tuy nhiên, ngày
nay dưới sự phát triển của mạng Internet và các công nghệ hỗ trợ thì việc đưa
website lên mạng Internet trở nên phổ biến và dễ dàng. Với sự phát triển không
ngừng của các ngơn ngữ lập trình web và các cơng nghệ về mạng việc đưa website
lên Internet ngày càng thể hiện sức mạnh to lớn của nó.
Việc khai thác, sử dụng các tiện ích từ Internet ngày càng trở nên quen thuộc với
người Việt Nam, đặc biệt là giới trẻ. Theo số liệu thống kê của Bộ Thông tin và
Truyền thông (TT&TT), trong năm 2014, hiện 41% dân số Việt Nam đã được tiếp
cận dịch vụ Internet, trong đó, tỷ lệ thuê bao Internet băng rộng cố định là 7 thuê
bao/100 dân. Tỷ lệ thuê bao di dộng tại Việt Nam đạt khoảng 140 thuê bao/100 dân,

trong đó, số lượng người dùng dịch vụ 3G đạt khoảng 18,57%, với khoảng 27,5 triệu
thuê bao phát sinh lưu lượng. Mật độ phủ sóng di động trên cả nước là 94%.
Theo một cuộc khảo sát từ mẫu ngẫu nhiên của 156 sinh viên học tại Đại học An
Giang trong năm 2014, tất cả sinh viên đều được tiếp cận với các tiện ích từ Internet
(Biểu đồ hình 4). Khoảng 1/5 sinh viên mỗi tuần truy cập Internet trên 15 giờ, có
42% sinh viên hàng tuần sử dụng các tiện ích online từ 7giờ đến 14 giờ. Phần lớn
8


sinh viên sử dụng khoảng 7 giờ đến 12 giờ cho việc khai thác tài nguyên và các dịch
vụ trực tuyến.

< 1 giờ
11%

>15 giờ
19%

1-3 giờ
16%
13-14 giờ
15%
4-6 giờ
12%

7-12 giờ
27%

Hình 4 . Thời gian sử dụng Internet trong tuần của sinh viên ĐHAG


Về các thiết bị sử dụng để truy cập Internet, Laptop là thiết bị sử dụng phổ biến nhất
hiện nay của sinh viên (chiếm 39% mẫu khảo sát), tiếp theo là máy tính cá nhân để
bàn (có 26% số người được hỏi sử dụng) và điện thoại thông minh (smartphone)
chiếm 14%, đã trở thành thiết bị sử dụng phổ biến thứ ba trong sinh viên (Biểu đồ
hình 5).

9


Máy tính bảng
4%

Khác
8%

Máy tính cá
nhân
26%

Smartphone
14%
Laptop
39%

Máy tính
thư viện
9%

Hình 5. Các thiết bị sinh viên dùng để truy cập Internet
Về các dịch vụ trên Internet, sinh viên ĐHAG đang sử dụng khá phong phú về các

dạng thức. Phiêu khảo sát của đề tài chia thành 7 hình thức và mức độ thường xuyên
từ 0 đến 10 (bảng 1), khi xử lí dữ liệu được quy đổi về 5 mức (xem thêm phụ lục 1).
Bảng 1. Bảng khảo sát sinh viên về các hình thức sử dụng Internet
Hình thức sử dụng
Sử dụng các cộng cụ tìm kiếm như
Google, Search,..
Truy cập vào các trang web và đọc tài liệu
trực tuyến
Download các tài liệu từ các trang web
Sử dụng các clip từ YouTube
Tự học và có tương tác với website để
kiểm tra kiến thức, nhận các phản hồi,...
Tham gia nhóm học tập trên mạng xã hội
Tham gia lớp học trực tuyến E-learning
Hình thức khác (Diễn tả hình thức):

Mức độ sử dụng









Kết quả được thể hiện ở biểu đồ hình 6, cho thấy chức năng Tìm kiếm được sinh viên
thường xuyên sử dụng nhất. Hình thức tham gia nhóm học tập trên mạng xã hội,
tham gia các khóa học trực tuyến (e-learning) là hai hình thức ít sinh viên tham gia.
Việc truy cập vào các trang web và đọc tài liệu trực tuyến, Tự học và có tương tác

với website để kiểm tra kiến thức, nhận các phản hồi cũng đã được sinh viên chú ý
và khai thác từ Internet. Đây là cơ sở quan trọng cho thiết kế và triển khai kết quả
của đề tài có thể ứng dụng vào thực tiễn học tập của SV.
10


4.500
4.000
3.500
3.000
2.500
2.000
1.500
1.000
.500
.000

4.300

3.96

3.61

3.47
3.000
2.26

2.12

Hinh 6. Mức độ thường xuyên các tiện ích Internet trong học tập của sinh viên.

Kết quả khảo sát cho thấy việc xây dựng tài liệu học tập đa phương tiện trên
mơi trường mạng là có cơ sở thực tiễn, phù hợp và đáp ứng nhu cầu học tập hiện nay
của sinh viên.
2.2.5. Thiết kế phiếu lấy ý kiến từ ngƣời dùng
Phiếu khảo sát dùng để thu nhận các thông tin phản hồi từ phía người dùng về
chất lượng của website. Đây là thơng tin hữu ích cho người phát triển web để hoàn
chỉnh, nâng cấp hệ thống để ngày càng đáp ứng nhu cầu của đại đa số người dùng.
Về các tiêu chuẩn đánh giá, hiện nay các tổ chức tiêu chuẩn quốc tế


ất lượng sản phẩm phần

mềm như: ISO 9126 (Software engineering - Product quality),

ISO 14598

(Information technology - Software product evaluation), ISO 12119 (Software
Packages – Quality Requirement and Testing),… Tuy nhiên một trong các chuẩn
thông dụng về tiêu chí đánh giá chất lượng phần mềm chúng ta chỉ có thể áp dụng
một phần nhỏ. Vì vậy, trong giới hạn đề tài, tác giả chỉ vận dụng một phần của chuẩn
ISO 9126 (phần 3) để kiểm nghiệm lại chất lượng của sản phẩm.
Chất lượng sử dụng là khả năng của phần mềm cho phép những người sử dụng đạt
được những mục đích cụ thể với các tiêu chí tính hiệu quả, tính năng suất, tính an
tồn và tính thoả mãn, trong một hồn cảnh làm việc cụ thể. Tính hiệu quả là khả
11


năng của phần mềm cho phép người dùng đạt được mục đích một cách chính xác và
hồn tồn trong điều kiện làm việc của mình. Tính năng suất là khả năng của phần
mềm cho phép người dùng sử dụng lượng tài nguyên hợp lý tương đối để thu được

hiệu quả cơng việc trong những hồn cảnh cụ thể. Tính an tồn: phần mềm có thể
đáp ứng mức độ rủi ro chấp nhận được đối với người sử dụng, phần mềm, thuộc tính,
hoặc mơi trường trong điều kiện cụ thể. Tính thoả mãn: phần mềm có khả năng làm
thoả mãn người sử dụng trong từng điều kiện làm việc của họ. Trong giới hạn, đề tài
chỉ khảo sát về sự thỏa mãn, nhận định từ phía SV về sự cần thiết và sự hài lòng của
họ khi sử dụng tài liệu học tập dưới dạng website này. Phiếu khảo sát tập trung vào
việc đánh giá của sinh viên về giao diện (màu sắc, size chữ, bố cụ, phân trang, hình
ảnh, biểu tượng), về mức hài lòng của sinh viên đối với từng phần chức năng như
phần Tóm tắt, phần bài tập minh họa, phần Trắc nghiệm và phần Nội dung chi tiết.
Phiếu khảo sát cịn thu thập thơng tin về tầm quan trọng của các chức năng trong hệ
thống, mức độ sử dụng thường xuyên các chức năng.
2.4. TIẾN TRÌNH NGHIÊN CỨU
Tiến trình nghiên cứu của đề tài có thể tóm tắt như Sơ đồ sau:
Nghiên cứu lược sử

Nghiên cứu Nội dung kiến thức, các kỹ
thuật về xây dựng website

Xây dựng website và từng bước hồn thiện

Phản hồi người dùng

Hình 7. Sơ đồ tóm tắt tiến trình nghiên cứu của đề tài.

12


CHƢƠNG 3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Xây dựng đƣợc website có các tính năng cơ bản hỗ trợ dạy học


Hình 8. Trang chủ của website
3.1.1. Website hệ thống lại các kiến thức vật lí dƣới dạng siêu văn bản
Các kiến thức Vật lý đại cương phần Cơ học và Nhiệt học được cấu trúc dựa
trên đề cương môn học hiện hành của trường. Theo đó, chia thành 8 modul kiến thức,
gồm: Tổng quan, Động học chất điểm, Động lực học chất điểm, Định luật bảo toàn,
Vật rắn, Dao động cơ học, Cơ học chất lưu và Nhiệt học. Cấu trúc mỗi modul đảm
bảo các phần cơ bản: phần giới thiệu chung, các nội dung chi tiết, ví dụ minh họa,
tóm tắt kiến thức và phần bài tập áp dụng. Người dùng có thể xem chi tiết các nội
dung dựa vào mục lục bên trái hoặc các liên kết được tạo lập giữa các nội dung liên
quan. Dưới đây xin giới thiệu một trong số các modul của chương trình: modul động
học chất điểm.

13


Hình 9. Phần giới thiệu chung của modul Động học chất điểm

Hình 10. Sơ đồ cấu trúc nội dung modul Động học chất điểm

Hình 11. Một nội dung kiến thức trong modul Động học chất điểm
14


Hình 12. Một ví dụ minh họa cho việc vận dụng kiến thức trong modul Động
học chất điểm

15



Hình 13. Sơ đồ tóm tắt kiến thức cơ bản modul Động học chất điểm.

Hình 14. Gói câu hỏi trắc nghiệm của modul Động học chất điểm

16


×