Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Nghiên cứu kỹ thuận nhân giống bằng phương pháp ghép của một số dòng cây maca (macadamia) tại ba vì hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.03 MB, 65 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------

CỨ A SÚA

NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP
GHÉP CỦA MỘT SỐ DÒNG CÂY MACA (MACADAMIA)
TẠI BA VÌ HÀ NỘI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: K46-Nông lâm kết hợp

Khoa

: Lâm nghiệp

Khóa học

: 2014-2018

Thái Nguyên, 2018



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------

CỨ A SÚA

NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP
GHÉP CỦA MỘT SỐ DÒNG CÂY MACA (MACADAMIA)
TẠI BA VÌ HÀ NỘI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Nông lâm kết hợp

Lớp

: K46 - NLKH

Khoa

: Lâm nghiệp

Khóa học

: 2014-2018


Giảng viên hướng dẫn : ThS. Phạm Thu Hà

Thái Nguyên, 2018


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp: “Nghiên cứu kỹ thuận nhân
giống bằng phương pháp ghép của một số dòng cây Maca (Macadamia) tại
Ba Vì Hà Nội” đây là công trình nghiên cứu của bản thân tôi, các số liệu thu
thập khách quan và trung thực. Kết quả nghiên cứu chưa được sử dụng và
công bố trên tài liệu nào khác. Nếu tôi sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Thái nguyên, ngày
XÁC NHẬN CỦA GVHD

tháng

năm 2018

NGƯỜI VIẾT CAM ĐOAN

CỨ A SÚA

XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN CHẤM PHẢN BIỆN
Xác nhận sinh viên đã sửa theo yêu cầu
Của hội đồng chấm Khóa luận tốt nghiệp



ii
LỜI CẢM ƠN
Được sự phân công của khoa Lâm Nghiệp Trường Đại Học Nông Lâm
Thái Nguyên và được sự đồng ý của cô hướng dẫn THS. PHẠM THU HÀ tôi
đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống bằng phương pháp
ghép của một số dòng cây macadamia, tại Ba vì –Hà Nội”.
Tôi xin chân thành bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến ThS.
Trần Đức Vượng, Phan đức Chỉnh và tập thể cán bộ của Trung tâm thực
nghiệm và chuyển giao giống cây rừng, Tại Phú Phong -Cẩm Lĩnh-Ba Vì –Hà
Nội, là đơn vị đã trực tiếp hỗ trợ nhân lực, vật liệu giống, hiện trường nghiên
cứu và đóng góp những ý kiến quý báu cho luận văn của sinh viên được hoàn
thiện nhất.
Tôi xin chân thành bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến các thầy,
cô giáo trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên và các thầy cô trong khoa Lâm
Nghiệp đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập tại trường.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô ThS. Phạm Thu Hà đã tận tình
hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Mặc dù em đã cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất
nhưng do kinh nghiệm và kiến thức bước đầu đi vào thực tế để tìm hiểu và
nghiên cứu loài cây mắc ca còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những sai
xót mà bản thân chưa biết được. Tôi rất mong được sự giúp đỡ của quý thầy,
cô và các bạn để khóa luận được hoàn chỉnh tốt hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !


iii
DANH MỤC BẢNG, HÌNH
Hình 2.1: Cây và quả Macadamia ..................................................................... 6
Bảng 2.1. Thành phần dinh dưỡng trong nhân Mắc ca ..................................... 7
(Wenkham&Miller 1965).................................................................................. 7

Bảng 2.2. Tổng hợp các yếu tố sinh thái chủ đạo cho cây mắc ca ................. 15
Bảng 2.3: Sản lượng hạt mắc ca của một số nước trên thế giới: .................... 16
Bảng 2.4 : Năng suất và chất lượng hạt Macadamia sau 6 năm trồng tại Đăk
Lăk của Viện KHKT Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên ......................................... 20
Bảng 3.1.Đặc điểm khí hậu vùng khảo nghiệm .............................................. 24
Bảng 3.2. Tính chất hoá - lý của đất ở các khu vực khảo nghiệm .................. 24
Bảng 4.1: Ảnh hưởng của các công thức phân bón đến sinh trưởng của cây hạt
Mắc ca làm gốc ghép....................................................................................... 31
Số liệu đo Lần 1 ngày 10/11/2017 .................................................................. 31
Bảng 4.2: Ảnh hưởng của các công thức phân bón đến sinh trưởng của cây hạt
Mắc ca làm gốc ghép....................................................................................... 32
Số liệu đo Lần 2 ngày 27/03/2018 .................................................................. 32
Bảng 4.3: Dòng Mắc ca 842............................................................................ 33
Bảng 4.4: Dòng Mắc ca DAD ......................................................................... 34
Bảng 4.5: Dòng Mắc ca 246............................................................................ 35
Bảng 4.6: Dòng Mắc ca OC ............................................................................ 36
Bảng 4.7: Dòng Mắc ca 816........................................................................... 37


iv
DANH MỤC VIẾT TẮT

Hvn

Chiều cao vút ngọn

Do

Đường kính gốc



v

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
DANH MỤC BẢNG, HÌNH ............................................................................ iii
DANH MỤC VIẾT TẮT ................................................................................. iv
MỤC LỤC…………………………………………………………………..v
PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................. 1
1.1.Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu ......................................................... 1
1.2. Mục đích ..................................................................................................... 3
1.3. Mục tiêu...................................................................................................... 3
1.4.Ý nghĩa của đề tài ........................................................................................ 3
1.4.1.Ý nghĩa nghiên cứu học tập ..................................................................... 3
1.4.2.Ý nghĩa thực tiễn sản xuất........................................................................ 4
PHẦN 2. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU................................ 5
2.1. Nghiên cứu Macadamia trên thế giới ........................................................ 5
2.2. Nghiên cứu Macadamia ở Việt Nam ....................................................... 16
2.3.Tổng quan về khu vực nghiên cứu ............................................................ 21
PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 25
3.1.Địa điểm nghiên cứu ................................................................................. 25
3.2 Thời gian nghiên cứu ................................................................................ 25
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 25
3.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................25
3.4.1. Vật liệu nghiên cứu ............................................................................... 25
3.4.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm.............................................................. 26
3.4.3. Phương pháp thừa kế............................................................................. 26
3.4.4. Phương pháp điều tra ............................................................................ 26



vi

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................... 31
4.1 Ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng của cây hạt Mắc ca làm gốc
ghép ................................................................................................................. 31
4.2. Ảnh hưởng của đường kính gốc ghép đến khả năng hình thành cây ghép ở
các dòng Mắc ca .............................................................................................. 33
4.2.1 Dòng Mắc ca 842 ................................................................................... 33
4.2.2. Dòng Mắc ca DAD................................................................................ 34
4.2.3. Dòng Mắc ca 246 .................................................................................. 35
4.2.4. Dòng Mắc ca OC ................................................................................... 36
4.2.5. Dòng Mắc ca 816 .................................................................................. 37
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .............................................. 38
5.1. Kết luận .................................................................................................... 38
5.2. Khuyến nghị ............................................................................................. 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 40
PHỤ LỤC


1
PHẦN 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1.Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Macadamia là một loại cây ăn quả thân gỗ, thuộc nhóm quả hạch. Hạt
Macadamia có giá trị kinh tế cao với tỷ lệ dầu trong nhân 71 – 80%.
Macadamia hiện được gây trồng rộng rãi ở Australia, Hawail, Nam Phi và
Braxin
Macadamia là tên gọi chung của 9 loài cây thuộc chi Macadamia, họ Chẹo
thui (Proteaceae); trong đó hai loài cây có giá trị thương mại là M. integrifolia

Maiden & Betche và M.tetraphylla. L.A.S Johnson. Cả hai loài này đều mọc ở
vùng ven biển phía Đông - Nam Queensland và Đông - Bắc New Wales của
Australia.[1] Cây Macadamia ở Australia còn gọi là cây Hawaii, cây hạnh đào
Australia, cây quả khô Queensland. Khi đưa vào Việt Nam gọi là cây Mắc ca.
Cây Mắc ca là cây quả khô thân gỗ, quả tròn, khi chín vỏ quả chuyển từ
xanh sang nâu, vỏ khô tự nứt, bên trong chứa một hạt, hiếm khi có 2-3 hạt. Vỏ
quả cứng đường kính hạt khoảng 2-3 cm, trọng lượng tươi khoảng 8-9 gram.
Nhân hạt, chiếm gần 1/3 trọng lượng hạt. Macadamia được coi là hoàng hậu
của các loại quả khô do có hương vị ngon cũng như giá trị dinh dưỡng và giá
trị kinh tế rất cao. Hạt Macadamia có hàm lượng acid không bão hòa cao
(78,2%), đường (10%), kali (0,37%), phốt pho (0,17%) và magiê (0,12 %).
Hàm lượng dầu béo trong nhân Macadamia là cao hơn cả so với lạc và hạt
điều. Hiện nay, nhân hạt Macadamia được dùng rất nhiều trong công nghiệp
thực phẩm với cách ăn và chế biến rất phong phú từ ăn sống hoặc trộn trong
sà lát, sào, nấu, làm nhân bánh, kem, ...Trên thế giới, mắc ca đã được đưa lên
bàn ăn của các gia đình giầu có hoặc yến tiệc sang trọng. Cũng là thực phẩm
lý tưởng cho người mắc bệnh tim mạch, cao huyết áp và mỡ máu cao.


2
Macadamia là loài cây có tiềm năng thị trường còn rất lớn. Giá 1 kg hạt
Macadamia quy khô trên thị trường thế giới hiện nay là khoảng từ 3 đến
5USD/kg. Như vậy 1 ha Macadamia có thể có thể cho thu nhập từ 10,000 đến
25,000 USD/năm. Mắc ca cũng được xét là loại cây khó tính chỉ thích hợp với
thổ nhưỡng màu mỡ, thoát nước tốt, lượng mưa từ 1.000 - 2.000mm, nhiệt độ
khoảng 25 độ C và không dưới 10 độ C. Thời gian trồng tới lúc bắt đầu cho
thu hoạch là khoảng từ 7 - 10 năm. Là loại cây gỗ thường xanh, sống lâu năm,
có khả năng chịu hạn tốt, có tán lá rộng, lá dày và xanh, có khả năng phòng
hộ, rất phù hợp với bảo vệ môi trường và phát triển vùng miền núi.
Tại Việt Nam, các địa điểm trồng Macadamia có sinh trưởng và phát

triển tốt như Mai Sơn (Sơn La), Điện Biên Phủ (Điện Biên), Ba Vì (Hà Nội)
và Krông Năng (Đắc Lắk) đều có nhiệt độ trung bình năm từ 22 đến 230C,
nhiệt độ trung bình ngày nóng nhất của tháng nóng nhất từ 31 đến 34 0C, nhiệt
độ trung bình ngày lạnh nhất của tháng lạnh nhất từ 10 đến 17 0C và lượng
mưa hàng năm từ 1400 đến 1800 mm .
Như vậy, qua các khảo nghiệm Macadamia ở Việt Nam có thể thấy hầu
hết loài cây này sinh trưởng nhanh và cho sản lượng hạt cao ở các tỉnh Tây
Nguyên mặc dù các khảo nghiệm đều có thể thích nghi được với điều kiện tự
nhiên ở các tỉnh miền Bắc tuy nhiên sản lượng hạt chưa cao. Chính vì vậy cần
có nghiên cứu sâu hơn về loài cây này ở các tỉnh phía Bắc nhằm chọn ra các
giống thích hợp, sinh trưởng nhanh và cho sản lượng cao phuc vụ cho phát
triển kinh tế ở các tỉnh miền Bắc Viêt Nam.
- Kế thừa các kết quả nghiên cứu về chọn giống và trồng Macadamia ở
nước ngoài với các kết quả nghiên cứu về chọn giống, nhân giống và kỹ thuật
gây trồng ở việt nam.
- Chọn vùng và lập địa trồng phù hợp với yêu cầu sinh thái và nhu cầu thị
trường của cây Macadamia.


3
Xuất phát từ lý do trên để tiếp tục công tác đánh giá, chọn lọc và phát triển cây
Maccadamia tại Việt Nam tôi tiến hành thực hiện đề tài“Nghiên cứu kỹ thuật
nhân giống bằng phương pháp ghép của một số dòng Macadamia tại Ba vìHà Nội” nhằm lựa chọn được những dòng cây mắc ca tốt cho các tỉnh phía
Bắc và nâng cao năng suất, sản lượng hạt cho loài cây này.
1.2. Mục đích
Nghiên cứu là cơ sở khoa học trong công tác nhân giống các dòng cây
mắc ca để phục vụ cho việc sản xuất và nhân rộng các dòng cây mắc ca tốt.
1.3. Mục tiêu
Lựa chọn ra được các công thức bón phân ảnh hưởng đến đường kính,
sinh trưởng của cây hạt mắc ca làm gốc ghép.

Nhằm chọn ra được công thức nào cho tỷ lệ cây sống cao nhất
Nghiên cứu tìm ra tỷ lệ liền sinh và bật chồi cao nhất cho các dòng mắc ca
1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa nghiên cứu học tập
Nghiên cứu nhân giống hoàn thiện cơ sở lí luận và thực tiễn để nâng
cao các dòng ghép Macadamia và từ đó lựa chọn được các dòng phát triển
phù hợp cho từng vùng sinh thái.
Tạo điều kiện cho sinh viên được tiếp xúc, làm quen với thực tế và
cũng như trong công tác nghiên cứu .
Tạo điều kiện cho sinh viên lấy kiến thức của mình đã học trong nhà
trường để bước vào thực tiễn.
Góp phần hoàn chỉnh dữ liệu và nghiên cứu chuyên sâu về loài cây
Macadamia.
Kết quả nghiên cứu làm cơ sở để lựa chọn ra các giải pháp bảo tồn và
phát triển loài Macadamia.


4
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn sản xuất
Nhằm lựa chọn được các dòng cho năng suất và chất lượng cao để
người trồng Macadamia tại Ba Vì - Hà Nội và các vùng có điều kiện sinh thái
tương tự gia tăng thu nhập, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tạo ra được nhiều
sản phẩm của Macadamia có giá trị cho xã hội.


5
PHẦN 2

TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Nghiên cứu Macadamia trên thế giới

Macadamia gồm nhiều loài, nhưng nổi bật là Macadamia tetraphylla,
và M. integrifolia, thuộc Họ Proteaceae, hạt chứa dầu cho thương phẩm
gần giống hạt Điều. Đây là cây lấy quả nổi tiếng và đang trở thành cây
trồng được quốc tế hoá như cà phê, ca cao, cao su… Mắc ca nguyên sản ở
bang Queensland nước úc, người châu Âu đầu tiên di cư đến úc gọi cây này là
Giẻ Queensland, về sau được nhập về trồng ở Hawoai tạo ra hàng xuất khẩu
quy mô lớn, trên thương trường sản phẩm này đã được mang tên mới là quả
khô Ha-oai.Macadamia được trồng phổ biến như một cây ăn quả ở Hawai ừ
những năm 1930, sau đó được trồng rộng rãi ở Australia từ năm 1996. Đến
năm 2006 diện tích trồng Macadamia ở Australia đã vượt xa Hawai, năm
2006 các vườn quả ở Australia đã trồng 21.500 ha (Kim Wilson, 2006). Hiện
nay Macadamia đã được trồng ở một số nơi khác như Trung Quốc, Nam Phi,
Kenya, Zimbabuê, Israel, California, Guatemala, Brazil, Costa Rica v.v
(Nagao & Hirae, 1992; Hardner & MeConchie, 1999)[11]. Sản lượng hạt
Macadamia ở vườn quả thành thục ở Hawaii, Australia và Nam Phi đạt năng
suất hàng năm có thể 3,5 - 5 tấn hạt/ha (Mavis, 1997; Allan, 1992[1]; Allan,
2001). Năm 1881 Macadamia được đưa tới trồng ở Hawaii vào, lúc đó chúng
được sử dụng như một cây trồng rừng. Năm 1948, Trạm nghiên cứu nông
nghiệp Hawaii đã đầu tư nghiên cứu về lĩnh vực giống và đã tạo ra các dòng
có nhiều triển vọng làm tiền đề cho công nghiệp mắc ca hiện đại ở Hawaii
như ngày nay. Ở California hai cây Macadamia đầu tiên được trồng vào đầu
thập niên 1880 trong sân Berkeley thuộc đại học tổng hợp California. Năm
1950 California

mới bắt đầu nhập khẩu một số giống đã được cải thiện từ


6
Hawaii. Tại Trung Quốc, cây Macadamia đã có mặt ở vườn thực vật Đài loan
từ đầu thế kỷ 20, nhưng việc trồng đại trà mới thực hiện trong khoảng 20 năm

gần đây.

Hình 2.1: Cây và quả Macadamia
Sản phẩm chính của cây Macadamia là hạt. Hạt Macadamia có hương vị
thơm ngon nhất trong các loại hạt dùng để ăn. Theo kết quả phân tích của
Wenkham và Miller năm 1965, thành phần dinh dưỡng trong nhân hạt
Macadamia như sau:


7
Bảng 2.1. Thành phần dinh dưỡng trong nhân Mắc ca
(Wenkham&Miller 1965)
Thành phần

Hàm lượng trong 100g phần ăn được

Nước (g)

1,50 – 2,50

Chất béo (g)

78,20

Hydrat cacbon (g)

10,00

Protit (g)


9,20

K (mg)

0,37

P (g)

0,17

Mg (g)

0,12

Ca (mg)

36,00

S (mg)

6,60

Fe (mg)

1,80

Zn (mg)

1,40


MN (mg)

0,38

Cu (mg)

0,33

Axit nicotic

1,60

VB1 (mg)

0,22

VB2 (mg)

0,12

Ngoài ra trong mỗi kg nhân hạt Macadamia còn chứa Can-xi 360 mg,
Lưu huỳnh 66 mgr, Sắt dễ tiêu 18 mg, Kẽm 14 mg, đồng 3,3 mg, và một số
loại Vitamin như Vitamin pp 16 mg, Vitamin B1 2,2 mg, Vitamin B2 2,2 mg;
các nghiên cứu sau này còn cho biết thêm: trong nhân mắc ca còn chứa một
lượng Vitamin E rất lớn: 6,4 - 18 g/kg nhân.
Nếu so sánh với hàm lượng chất béo sau khi rang của lạc nhân là 44,8%,
hạt điều 47%, hạnh nhân 51%, hạt hạch đào 63% thì hàm lượng dầu béo 78%


8

trong nhân Macadamia rõ ràng là cao hơn hẳn. Điều đặc biệt là hàm lượng
acid béo không no trong dầu mắc ca lên tới 84% chỉ đứng sau dầu Sở (97%)
đây là thứ chất béo mà thế giới hiện đại rất coi trọng vì ít dẫn tới nguy cơ tích
tụ colesteron trong cơ thể người và rất phù hợp với nhu cầu làm dung môi
trong mỹ phẩm.
Maccadamia là cây ăn quả thân gỗ, thuộc nhóm quả hạch, hạt có vỏ
cứng, tỷ lệ nhân 30- 50%, tỷ lệ dầu trong

nhân 71 - 80%. Nhân hạt

Maccadamia được dùng làm nhân bánh ngọt, nhân socola, kem, hoặc ăn trực
tiếp ở dạng đồ hộp.
Các nghiên cứu về chọn giống và nhân giống Macadamia đã được thực
hiện chủ yếu là chọn lọc cây trội, khảo nghiệm hậu thế và khảo nghiệm dòng
vô tính tại các vùng sinh thái khác nhau để xác định hệ số di truyền, quan
hệ giữa kiểu gen với điều kiện hoàn cảnh, cũng như hệ số di truyền theo
nghĩa rộng và áp dụng chỉ thị phân tử vào chọn giống (Hardner &
MeConchie, 1999; Peace, Hardner and others, 2000; Peace et at, 2001).
Tương quan di truyền giữa hạt và nhân Macadamia có thể đạt rg = 0,80
(Hardner, Winks, 2001).
Nghiên cứu lai giống Macadamia cũng được thực hiện và bước đầu đã
thu được một số kết quả khả quan (Hardner, MeConchie and others, 2000)[2].
Theo Cliff Tanner giống lai có nguồn gốc ở Rancho Santa Fe, nhân chiếm tỷ
lệ trung bình 46% trọng lượng của hạt, hương vị của hạt thơm, hàm lượng dầu
của giống lai 75%, vỏ rất mỏng, giống lai Macadamia có kích cỡ trung bình,
tán hình kim tự tháp và bắt đầu cho quả sau 5 năm. Các giống lai của cây
Macadamia đã được nhập khẩu trồng tại trang trại nghiên cứu Ukulinga - Đại
học Natal-Pietermaritzburg từ năm 1969 (Allan, 1968; Reim, 1991)[3]. Trồng
thử nghiệm các giống lai của trường Đại học Natal (Allan, 1992)[4] cũng đã
khảo nghiệm trên các vùng sinh thái khác nhau, đã xác định được các giống



9
lai không những cho sản lượng cao mà còn cho tỷ lệ nhân cấp I trên 90%
(Allan, 2001).
Nghiên cứu nhân giống sinh dưỡng cho Macadamia bắt đầu được nghiên
cứu ở Australia từ năm 1930 (Cheel & Morrison, 1935)[5].
Các nghiên cứu cho thấy Macadamia là cây có hoa lưỡng tính, song nhị
và nhụy chín so le nên là cây thụ phấn khác hoa, vườn quả điển hình được xây
dựng từ 2- 4 dòng vô tính bằng cây ghép (Hardner & MeConchie, 1999;
Hardner, Winks and others, 2001)[6]. Trên 1 ha có thể trồng 200 - 357 cây.
Hạt được thu nhặt từ quả rụng dưới gốc cây (Ơ Hare, Loebel, Skinner, 1998).
Chương trình chọn giống Macadamia được xây dựng ở Australia gồm
những nội dung chính là:
- Tăng sản lượng hạt và nhân trên đơn vị diện tích.
- Cải thiện tính trạng chất lượng (kích thước hạt, tỷ lệ nhân, khả năng
cất trữ hạt v.v.).
- Cải thiện hình dạng tán.
- Chống sâu bệnh.
Có nhiều đặc điểm quan tâm để cải thiện di truyền cho Macadamia
(Hardner et al, 2009). Nghiên cứu cũng cho thấy không có tương quan di
truyền giữa kích thước cây và năng suất hạt (Hardner et al, 2002)[7]. Các
thông số đã được sử dụng để mô tả7 năng suất là: Tuổi của cây trồng, năng
suất ở một độ tuổi nhất định và tổng sản lượng hoặc trung bình trong khoảng
thời gian đặc biệt, do vậy chọn lọc sớm là hướng đi rút ngắn thời gian cho
vườn quả năng suất hơn và kiểm soát được di truyền (Hardner et al, 2009).
Nghiên cứu về năng suất ở chọn lọc sớmđã chỉ ra mối quan hệ có ý nghĩa giữa
kiểu gien (G) và môi trường (E) (Hardner et al, 2006). Năng suất trồng vườn
cây ăn quả sau này trong độ tuổi có thể tăng lên đến 60% (MaFadyen et al,



10
2004). Các hệ số di truyền về năng suất ở tuổi 10 là rất cao (Hardner et al,
2009).
Nghiên cứu phát triển giống kháng sâu, bệnh được coi là một trong
những nội dung quan trọng của chiến lược phát triển tổng hợp cây
Macadamia (Akinsanmi et al, 2007; Hardner et al, 2009)[8]. Phát triển các
giống kháng sâu, bệnh đòi hỏi một sự hiểu biết tốt hơn về các chu kỳ sâu bệnh
hại (Hardner et al, 2009).
Bên cạnh trương trình cải thiện giống Macadamia tại Australia họ cũng
đi vào trồng khảo nghiệm vùng, phân vùng và từng lập địa, từ đó đưa ra
khuyến cáo các nhà vườn trồng cây Macadamia (Kim Wilson, 2006)[9].
Macadamia là một ngành công nghiệp của Úc Về diện tích canh tác, tính
đến năm 2014, cả nước Úc có khoảng 850 nông trại trồng cây mắc ca. Tổng
diện tích canh tác cây mắc ca ở Úc gần 6.000.000 cây, tương đương 19.230 ha
(theo tiêu chuẩn trồng hiên nay 312 cây/ha, hàng cách hàng 8 m, cây cách
cây 4 m). Tuy nhiên có thể trồng với mật độ dày hơn. Vì giá công lao động ở
Úc cao cho nên công việc thu hoach trái rụng trên mặt đất đều bằng máy
móc. Tổng sản lượng mắc ca của Úc hiện nay khoảng 40.000 tấn/năm, chưa
tách vỏ. Sau khi tách vỏ và sấy khô chỉ còn được khoảng15.000 tấn hạt nhân
(kernel), tỷ lệ khoảng 35 – 40% sau khi tách vỏ. Tỷ lệ này thay đổi theo thời
tiết và khi hậu hàng năm của nơi trồng, không ổn định. Theo dự tính, diện tích
canh tác cây mắc ca của Úc tăng mỗi năm khoảng 6% cho đến năm 2025.
Trong khi đó diện tích trồng cây mắc ca ở Hawaii giảm từ 9,154 ha xuống còn
6,780 ha (1990 – 2012). Khi đầu tư vào cây mắc ca, nhà đầu tư phải mạnh
vốn và lâu dài sau đó mới mong hoàn vốn và có lời vì cây mắc ca cho trái sau
5 năm, thậm chí có cây tới 8 năm mới bắt đầu cho trái lần đầu. Cho dù cây
mắc ca đã có từ lâu nhưng mới được thương mại hóa trong thập niên vừa qua
và năng suất cây mắc ca không ổn định, còn lệ thuộc rất nhiều yếu tố, cho nên



11
thời gian cụ thểđể thu hồi vốn rất khó xác định. Có nhiều sự ước đoán của các
chuyên gia tư vấn kinh tế nông nghiệp Úc cho rằng thời gian hoàn vốn cho
một vườn mắc ca 20 ha khoảng 10 – 12 năm trong “điều kiện mưa thuận gió
hòa” có nghĩa là thời tiết thuận lợi, đúng giống, chăm sóc và quản lý tốt. Đó là
chưa tính tiền mua/thuê đất, tiền lãi ngân hàng và khấu hao máy móc và dụng
cụ sử dung trong quá trình canh tác. Hàng năm các nghiên cứu về đất và phân
tích dinh dưỡng qua lá, dữ liệu về khí tượng được ghi cập nhật cho nghiên
cứu. Sự khác biệt về năng suất cũng liên quan đến tính thích ứng với khí hậu,
nhiệt độ tố ưu cho Macadamia khoảng 23-240C và tối đa là 380C, nhiệt độ đất
cao không gây ra cây chết, nhưng hạn chế sự phát triển (Allan, 1972;
Shigeura, 1981; Liang et al., 1983; Shigeura and Ooka, 1984). Trồng ở vùng
lạnh hơn dẫn đến sự phát triển chậm hơn và ra quả muộn (Thompson, 1957).
Tuy nhiên với nghiên cứu của Trochoulias và Lahav (1983)[15] thì nhiệt độ
của Macadamia khoảng 15-300C. Nghiên cứu về nhu cầu cung cấp dinh
dưỡng (Cooil et al., 1966; Cooil, 1967; Warner and Fox, 1967, 1972;
Shigeura et al., 1974). Nghiên cứu về đạm trong lá thông qua chỉ số phân tích
lá có liên quan đến bón N trong đất hoàn toàn phù hợp với nghiên cứu của
Ljones (1966), Childers (1975, trang 114) cũng đã khẳng định rằng N là chất
dinh dưỡng quan trọng được sử dụng để kiểm soát tăng trưởng và đậu quả táo,
Warner và Fox (1972) thấy rằng cây Macadamia có năng suất cao thì N trong
lá cao hơn N trong cây có năng suất thấp. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng N
trong lá cao thí sinh trưởng nhanh chóng và hạt ở giai đoạn tích luỹ dầu trong
tháng 12, tháng 1 ở Australian, N cũng tích tụ trong thời gian phát triển quả
Macadamia (Jones, 1939), Willians (1955) cũng đã lưu ý bón N vào lá cây
ngũ cốc góp phần đậu quả và Smith (1962) đã trích dẫn từ nhiều tác giả đã chỉ
ra giai đoạn trái cây đang phát triển thì N cần thiết cho nhu cầu phát triển của
quả, được thể hiện qua thành phần dinh dưỡng của lá.



12
Ở Hawail các nghiên cứu đã chứng minh về tăng sản lượng hạt
Macadamia thông qua bón phosphate cho đất trồng cây Macadamia (Cooil et
al, 1966; Sigeura et al, 1974).Theo Aitken thì Phosphate ở trong lá qua phân
tích có nồng độ 0 – 0,8%, tương ứng với sự tăng trưởng tương 90%, Robinson
(1986) qua nghiên cứu ở cây trưởng thành cho rằng P ở mức khoảng 0,08 –
0,10% ở trong lá sẽ đầy đủ cho Macadamia. Ở Hawaii (Cooil et al, 1966; Hue
et al, 1988) cũng cho thấy khoảng 0,10% P trong lá là tố ưu cho cây
Macadamia.
Nghiên cứu nhu cầu cung cấp nước cho cây ở các giai đoạn phát triển
khác nhau, đặc biệt trong mùa khô (Awada et al., 1967; Trochoulias,
1983)[5].
Nghiên cứu về côn trùng (D.A. Ironside, personal communication,
1985). Hawaii trồng Macadamia dựa trên hồ sơ phân loại đất, thời tiết và
năng suất (Liang et al, 1983).
Nghiên cứu về cải thiện giống đã góp phần tăng năng suất 27,1%, các
yếu tố dinh dưỡng tổng cộng là 17,7%, tưới nước 8,2% và Zn trong đất 5,2%
(Stephenson, Cull and Mayer, 1986)[17].
Hawaii có 43 dòng Macadamia nhập nội đã được phân biệt bằng dấu vân
tay, mức độ biến đổi di truyền lớn hơn mức bình thường quan sát thấy ở các
loài tương tự như phân bố phạm vi hẹp (Hamrick & Godt, 1990)[8],
Macadamia trồng ở Hawaii thuộc nhóm vỏ trơn M.integrifolia được phân biệt
thành hai nhóm, điều đó cho thấy cây Macadamia được lựa chọn từ hai quần
thể độc lập đã được giới thiệu đến Hawaii bởi William purviscủa Kukuihaele
giữa 1882 và 1885, E.W.Jordan và R.A.Jordan của Honolulu ở Hamilton
1892 (Hamilton & Fukunaga, 1959; Shigeura & Ooka, 1984)[9]. Họ đã đưa ra
giả thuyết là do hạn chế của Macadamia phân phối tại Úc, sẽ có ít cơ hội đối



13

với kiểu sinh thái phát triển hoặc giống phụ (Aradhya, K.M., Yee, L.K., Zee,
F.T. & Manshardt, R.M., 1998)[10].
Nghiên cứu về bản đồ di truyền của Macadamia lần đầu tiên đã được báo
cáo và xây dựng bản đồ di truyền cho một thành viên trong họ Proteaceae. Các
bản đồ sẽ là cơ sở để tiếp tục lập bản đồ và sẽ tạo điều kiện cho việc xác định các
gen vùng với các biểu hiện khác nhau về đặc điểm thông qua phân tích (Peace,
C., Vithanage, V., Turnbull, C., and Carroll, B., 2003).
Từ năm 1936 ở Hawai đã có chương trình cải tạo giống Macadamia
(Bell, 1995). Năm 1960 đã nghiên cứu chọn giống có chất lượng nhân trong
hạt cao và đã chọn được 5 giống có chất lượng cao nhất, đặc biệt là 2 dòng
Keaau và Kau có tỷ lệ nhân tương ứng là 97% và 98% (Hamilton, Ito, 1976).
Macadamia đã trồng ở Kenya khoảng 40 năm, nhưng phát triển thành
cây thương mại khoảng 25 năm trở lại đây. Nghiên cứu trồng Macadamia ở
các độ cao và lượng mưa khác nhau 1280 – 1750 m và độ cao lớn hơn 1750 m
của cao nguyên, từ các vùng sinh thái của Kenya đã chọn được 300 cây mẹ,
qua khảo nghiệm đã xác định được 17 dòng sai quả cho sản lượng hạt từ 55
đến 80 kg hạt/cây, đồng thời cũng đã cải thiện về tỷ lệ nhân (31,3 – 33,7%) ở
tuổi 15 (Natalio.Ondabu, Lusikea.Wasilwa & Groace.Watani, 2007)[14].
Cây mắc ca là loại cây chịu khí hậu mát, mưa ẩm và khô hạn xen kẽ.
Sinh trưởng thích hợp trong điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa, có khả năng
chịu hạn cao đồng thời chịu được mưa ẩm. Mắc ca có thể sinh trưởng trên
nhiều loại đất khác nhau: từ đất sét mùn pha cát, đất đỏ bazan hoặc các loại
đất có nguồn gốc núi lửa, đất có lẫn đá ong đến đất sét nặng. Độ pH tối ưu
trong đất khoảng 5,5 đến 6,5. Tuy nhiên cần lưu ý rằng cây mắc ca không
chịu được điều kiện ngập úng. Lượng mưa trung bình từ 700 mm đến 3.000
mm, lượng mưa tối ưu từ 1.500 mm đến 2.500 mm. Độ cao so với mặt biển từ
300 m đến 1.200 m



14
Một trong những yêu cầu sinh thái thiết yếu nhất đối với cây mắc ca đó
là biên độ nhiệt, đặc biệt là nhiệt độ thích hợp cho cây mắc ca ra hoa. Nhiệt
độ thích hợp cho cây mắc ca là từ 12oC đến 32oC, nhiệt độ tối ưu để cây ra
nhiều hoa là từ 12oC đến 21oC, tốt nhất là 18oC. Nếu nhiệt độ ban đêm thấp
hơn 12oC và cao hơn 21oC, cây mắc ca đều không thể hình thành chồi hoa.
Ra hoa kết quả là vấn đề then chốt quyết định sản lượng, các nước đã tập
trung nghiên cứu rất nhiều. Trước hết là sự hình thành chồi hoa, ở bắc bán cầu
sự phân hoá để hình thành chồi hoa diễn ra trong tháng 10 và nở hoa vào cuối
tháng 2 đến đầu tháng 4. Thí nghiệm trong khí hậu nhân tạo cho thấy chồi hoa
có thể hình thành trong các chế độ nhiệt 12, 15, 18, 21 oC, tốt nhất là 18 oC,
nhiệt độ ban đêm tháng 10 tháng 11 thấp hơn 12 và cao hơn 21 oC đều không
thể hình thành chồi hoa. Do đêm không đủ lạnh, các vùng lãnh thổ trong đới
xích đạo từ 8- 10 độ vĩ nam đến 8-10 độ vĩ bắc chỉ có thể chọn vùng núi có
cao từ 600-1000m để trồng mắc ca. Sau khi chồi hoa được hình thành, cần có
thêm 60 ngày mới có thể thấy được nụ hoa bằng mắt thường và hoa nở từ cuối
tháng 2 kéo dài tới đầu tháng 4. Nụ hoa có thể chịu đựng sương giá ngắn hạn
0-2 oC trong 5-7 ngày, đợt rét hiếm có vào trước tết âm lịch mùa xuân năm
1999 ở miền bắc Việt Nam và miền nam Trung Quốc đã cho thấy: tại Quảng
Tây nhiệt độ hạ thấp –5 oC, kéo dài 6 – 7 ngày nhưng chưa gây tổn thất rõ
ràng với nụ hoa, nhưng lạnh sâu hơn và dài hơn sẽ làm nụ hoa thui chột. Kinh
nghiệm hơn 20 năm trồng mắc ca ở miền nam Trung Quốc đã cho nhận xét là:
càng áp sát biên giới phía nam thì sản lượng mắc ca ở vùng này càng cao.
Mùa hoa nở và sau hoa nở (tháng 3, 4) gặp nắng hạn sẽ gây rụng hoa nghiêm
trọng. Cây Mắc ca ra rất nhiều hoa, mỗi bông đuôi sóc có từ 100-300 hoa,
nhưng tỷ lệ đậu quả lại chỉ đạt 0,1 - 0,3%. Khí hậu không thuận lợi có thể
hoàn toàn không đậu quả.



15
Bảng 2.2. Tổng hợp các yếu tố sinh thái chủ đạo cho cây mắc ca
Biên độ thích hợp

Yếu tố
1. Khí hậu
- Nhiệt độ tối ưu (oC)

12 – 32

- Nhiệt độ mùa ra hoa (oC)

18 – 21

2. Đất đai
- Loại đất

Trồng được trên nhiều loại đất khác nhau

- Kết cấu đất
- Độ pH

Đất tơi xốp, thoát nước tốt
5,5 – 6,5 (%)

3. Độ cao so với mặt biển
Độ cao tương đối (m)

300 – 1,200 (m)


Đến thập kỷ 90 của thế kỷ 20, cây Macadamia được phát triển nhanh
nhất trên phạm vi toàn cầu. Theo thống kê đến năm 2006, diện tích trồng
Macadamia trên toàn thế giới đạt 78.015ha, sản lượng hạt đạt 115.707 tấn,
trong đó có 8 nước trồng nhiều nhất là: Australia 21.500 ha, sản lượng hạt đạt
44.000 tấn; Nam Phi 8.579 ha, sản lượng hạt đạt 16.500 tấn; Hawaii 7.408 ha,
sản lượng hạt đạt 23.600 tấn; Malawi 5.995 ha, sản lượng hạt 5.500 tấn;
Brazil 4.722 ha, sản lượng hạt đạt 3.350 tấn; Kênia 4.348 ha, sản lượng hạt
đạt 12.500 tấn; Costa Rica 800 ha, sản lượng hạt đạt 7.500 tấn; Goatamala
5.500 ha, sản lượng hạt đạt 6.200 tấn (Kim Wilson, 2006)[1]. Ở 8 nước này,
diện tích trồng Macadamia chiếm 90%, sản lượng chiếm 97% so với toàn thế
giới. Còn những nước trồng với lượng ít như: Srilanca, Veneduela, Mehicô,
Zimbabuê, Pêru, Indônêxia, Thái Lan v.v.


16
Bảng 2.3: Sản lượng hạt mắc ca của một số nước trên thế giới:
1996 - 1997

2009 - 2010

2010 - 2011

ÚC

26,000 tấn

42,558 tấn

37,120 tấn


NAM PHI

3,920 tấn

26,563 tấn

27,700 tấn

MỸ

24,000 tấn

21,220 tấn

20,700 tấn

KENYA

4,400 tấn

17,550 tấn

13,250 tấn

Tại Trung Quốc, cây Mắc ca đã có mặt ở vườn thực vật Đài loan từ đầu
thế kỷ 20, nhưng việc trồng đại trà mới thực hiện trong khoảng 20 năm gần
đây. Trung Quốc đã nhập hàng chục dòng vô tính cao sản về khảo nghiệm
và nhân bằng phương pháp ghép truyền thống, đến nay đã trồng được hơn
2000 Ha, cây Macadamia bắt đầu trồng từ năm 1969 với 65 giống ban đến
nay đã trồng được hơn 4000 ha (Tran Hien Quoc, 2000) chủ yếu tại phía nam

giáp với Việt Nam, Lào và Miến Điện và có triển vọng đạt sản lượng 1.500
tấn đến 2.500 tấn hạt trong vài năm tới.
Năm 2003 cả thế giới đã sản xuất được 95.000 tấn hạt Macadamia, dự
kiến năm 2006 cả thế giới sản xuất 150.000 tấn hạt, giá hạt có thể từ 3,5 - 4,0
UAD/1kg.
2.2. Nghiên cứu Macadamia ở Việt Nam
- Mắc ca có mặt ở Việt Nam từ năm 1993 - 1994, một số cán bộ lãnh đạo địa
phương và một số nhà khoa học của ta đã đưa một số cây về trồng ở Ba Vì (Hà
Nội), Đắc Lắc, Sơn La... Đến nay đã có nhiều địa phương trồng loài cây này.
* Tại Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam:
- Năm 1994 cây Mắc ca (Mắc ca integrifolia) đã được Viện khoa học
lâm nghiệp Việt Nam trồng thử tại Ba Vì (Hà Nội), năm 1999 một số cây đã
cho quả, năm 2010 có cây đã cho trên 10 kg hạt/năm.


17
- Thực hiện đề tài “Khảo nghiệm giống và nhân giống sinh dưỡng Mắc
ca ở Việt Nam” giai đoạn 2002 – 2005, đầu năm 2002 Viện khoa học lâm
nghiệp Việt Nam nhập thêm 9 dòng sai quả bằng cây ghép của Australia bao
gồm các dòng: 246; 344; 741; 294; 816; 849; 856; NG8, Daddow và 2 dòng
của Trung Quốc là OC, A800.
- Năm 2003 Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam đã nhập 70 kg hạt
gieo ươm cây con làm gốc ghép và năm 2005 nhập được 100 kg hạt Mắc ca
của 20 giống sai quả phục vụ cho trồng khảo nghiệm hậu thế chọn cá thể sai
quả ở giai đoạn tiếp theo.
- Từ nguồn giống nhập nội và thông qua thực hiện đề tài nghiên cứu,
Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam đã tiến hành các khảo nghiệm tại 7 địa
điểm là Ba Vì (Hà Nội); Uông Bí (Quảng Ninh); Mai Sơn (Sơn La); Đồng
Hới (Quảng Bình); Krông Năng (Đắc Lắc); Đắc Plao (Đắc Nông); Đại Lải
(Vĩnh Phúc).

- Khảo nghiệm hậu thế các giống Macadamia giai đoạn 2 (2006 - 2010)
tại Ba Vì (Hà Nội), Hoành Bồ (Quảng Ninh), Cầu Hai (Phú Thọ) và Nam Đàn
(Nghệ An) đều có tỷ lệ sống cao và sinh trưởng tốt.
Từ kết quả nghiên cứu Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam đã xây
dựng hồ sơ đề nghị công nhận giống để phát triển cây Mắc ca. Kết quả đánh
giá tại thực địa và họp hội đồng khoa học đã đề xuất công nhận các dòng OC,
246, 816 và 849 là giống tiến bộ kỹ thuật phát triển cho vùng Tây
Nguyên.Đến nay đã có 10 giống mắc ca được Bộ Nông nghiệp và PTNT công
nhận để phát triển vào sản xuất tại Krông Năng (Đắc Lắc) và Ba Vì (Hà Nội).
Trong đó, có 3 giống quốc gia (dòng OC, 246 và 816), 7 giống tiến bộ kỹ
thuật (dòng Daddow, 842, 849, 741, 800, 900, 695). Tuy nhiên, cả 10 giống
được công nhận này cũng mới chỉ phù hợp ở những nơi trồng khảo nghiệm.
Trong hai vùng quy hoạch là Tây Nguyên và Tây Bắc được xem là thích hợp


×