ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
HÀ NHÂN TÙNG
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG NƯỚC SUỐI KHU VỰC
TỈNH HÀ GIANG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP XỬ LÝ
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
Thái Nguyên - 2018
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
HÀ NHÂN TÙNG
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG NƯỚC SUỐI KHU VỰC
TỈNH HÀ GIANG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP XỬ LÝ
Ngành: Khoa học môi trường
Mã số: 8 44 03 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS Đỗ Thị Lan
Thái Nguyên - 2018
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ
công trình nào khác. Tôi xin cam đoan các thông tin trích trong luận văn đều đã
được ghi rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài, em đã nhận được sự giúp đỡ
tạo điều kiện thuận lợi nhất, những ý kiến đóng góp và những lời chỉ bảo quý báu
của tập thể và cá nhân trong và ngoài trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn sâu sắc PGS.TS Đỗ Thị Lan là
người trực tiếp hướng dẫn và giúp em trong suốt thời gian nghiên cứu đề tài và
hoàn thành luận văn.
Em xin cảm ơn sự góp ý chân thành của các Thầy, Cô giáo Khoa Môi trường,
Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện cho em thực hiện luận văn.
Em xin được bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và sâu sắc tới sự giúp đỡ tận
tình, quý báu đó!
Một lần nữa em xin trân trọng cảm ơn!
Thái nguyên, ngày
tháng
Học viên
năm 2018
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... ii
MỤC LỤC ............................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIỆT TẮT ......................................................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG...................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ...................................................................................... vii
MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài. .................................................................................. 1
2. Mục tiêu của đề tài. .......................................................................................... 2
3. Ý nghĩa và tính mới của luận án. ..................................................................... 2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ................................... 4
1.1. Cơ sở lý luận khoa học và pháp lý của đề tài ............................................... 4
1.1.1. Cơ sở lý luận khoa học của đề tài .......................................................... 4
1.1.2. Cơ sở pháp lý của đề tài ........................................................................ 6
1.2.Tổng quan về nước mặt ................................................................................. 7
1.2.1. Tổng quan về nước mặt Việt Nam ........................................................ 7
1.2.1.Trữ lượng nước mặt ................................................................................ 9
1.2.2. Chất lượng nước mặt ........................................................................... 10
1.2.3. Các tác nhân gây ô nhiễm nước mặt.................................................... 10
1.3. Tổng quan về nước mặt tỉnh Hà Giang....................................................... 13
1.3.1. Tài nguyên nước mặt lục địa ............................................................... 13
1.3.2. Các nguồn gây ô nhiễm nước mặt tại Hà Giang ................................. 15
1.4. Các biện pháp kiểm soát ô nhiễm ô nhiễm nước mặt tỉnh Hà Giang ......... 27
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 37
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................. 37
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 37
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 37
iv
2.2. Nội dung nghiên cứu................................................................................... 37
2.2.1. Đánh giá chất lượng môi trường nước suối khu vực Hà Giang qua kết
quả quan trắc phân tích. ................................................................................. 37
2.2.2. Đánh giá chất lượng suối tại khu vực tỉnh Hà Giang thông qua điều tra
phỏng vấn người dân ..................................................................................... 37
2.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nước suối, sông tại khu vực
tỉnh Hà Giang ............................................................................................... 37
2.2.4. Các giải pháp bảo vệ môi trường nước suối tại khu vực Hà Giang từ
việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng ............................................................. 37
2.3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 37
2.3.1. Phương pháp thu thập tài liệu số liệu thứ cấp ..................................... 37
2.3.2. Phương pháp thu thập tài liệu số liệu sơ cấp ....................................... 38
2.3.2. Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu ................................................... 40
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN........................... 42
3.1. Đánh giá chất lượng nước suối tại khu vực tỉnh Hà Giang ........................ 42
3.1.1. Đánh giá chất lượng nước suối Tà Vải tỉnh Hà Giang ........................ 42
3.1.2. Đánh giá chất lượng suối Đỏ tỉnh Hà Giang........................................50
3.1.3. Đánh giá chất lượng nước suối Sảo tại Hà Giang ............................... 56
3.2. Chất lượng nước suối thông qua ý kiến đánh giá của người dân tại khu vực
tỉnh Hà Giang ..................................................................................................... 61
3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường nước suối khu vực tỉnh Hà Giang .64
3.4. Các giải pháp bảo vệ môi trường nước suối dựa vào các yếu tố ảnh hưởng
tại khu vực tỉnh Hà Giang. ................................................................................. 63
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................. 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 74
v
DANH MỤC CÁC TỪ VIỆT TẮT
BOD :
Nhu cầu oxi sinh hóa
BTNMT :
Bộ Tài nguyên và Môi trường
BYT :
Bộ Y tế
COD :
Nhu cầu oxi hóa học
MTV :
Một thành viên
NSNN :
Ngân sách Nhà nước
QCVN :
Quy chuẩn Việt Nam
TBNN :
Trung bình nhiều năm
TCVN :
Tiêu chuẩn Việt Nam
TNHH :
Trách nhiệm hữu hạn
TSS :
Tổng chất rắn lơ lửng
KLN:
Kim loại nặng
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Tổng dân số trong tỉnh qua các năm ....................................................... 15
Bảng 1.2. Kết quả quan trắc mẫu nước thải sinh hoạt tại một số cống thải ............ 16
Bảng 1.3. Kết quả quan trắc mẫu nước thải một số mỏ khoáng sản ....................... 17
Bảng 1.4. Kết quả quan trắc mẫu nước thải bệnh viện đa khoa tỉnh ...................... 18
Bảng 1.5. Bảng dự báo chất thải chăn nuôi năm 2017 tại Hà Giang ...................... 19
Bảng 1.6. Kết quả quan trắc mẫu nước thải bãi rác tỉnh Hà Giang ........................ 21
Bảng 1.7. Lượng chất thải rắn cơ sở y tế các cấp trên địa bàn tỉnh Hà Giang................ 22
Bảng 1.8. Kết quả quan trắc TSS một số điểm trên lưu vực sông Gâm ................. 27
Bảng 1.8. Bảng diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2015 phân theo
huyện/thành phố thuộc tỉnh.................................................................... 33
Bảng 3.1. Bảng kết quả phân tích mẫu nước suối Tả Vải mùa khô – Tháng
03/2017 .................................................................................................. 42
Bảng 3.2. Bảng kết quả phân tích mẫu nước suối Tả Vải mùa mưa –
Tháng 07/2017 ....................................................................................... 43
Bảng 3.2. Bảng kết quả phân tích mẫu nước suối Tả Vải mùa mưa – Tháng
07/2017 .................................................................................................. 44
Bảng 3.3. Kết quả quan trắc mẫu nước suối Đỏ mùa khô: Tháng 3/2018 .............. 51
Bảng 3.4. Chất lượng nước suối Đỏ mùa mưa: Tháng 7/2018 ............................... 52
Bảng 3.5. Chất lượng nước suối Sảo mùa khô: Tháng 3/2018 ............................... 56
Bảng 3.6. Chất lượng nước suối Sảo mùa mưa: tháng 7/2018 ............................... 57
vii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Diễn biến TSS tại một số vị trí trên sông Lô .......................................... 24
Hình 1.2. Diễn biến Zn tại một số vị trí trên sông Lô ............................................. 24
Hình 1.3. Diễn biến Fe tại một số vị trí trên sông Lô ............................................. 25
Hình 1.4. Diễn biến Coliform tại một số vị trí trên sông Lô................................... 25
Hình 1.5. Diễn biến TSS tại một số vị trí trên lưu vực sông Gâm .......................... 27
Hình 3.1. Nồng độ BOD & COD vào mùa khô ...................................................... 46
Hình 3.2. Nồng độ TSS vào mùa khô ..................................................................... 46
Hình 3.3. Nồng độ Coliforms trong nước suối vào mùa khô (MPN/ 100ml) ......... 47
Hình 3.3. Nồng độ BOD & COD vào mùa mưa ..................................................... 48
Hình 3.4. Nồng độ TSS vào mùa mưa .................................................................... 49
Hình 3.5. Nồng độ Coliforms trong nước suối vào mùa mưa (MPN/ 100ml) ........ 50
Hình 3.6 Diễn biến BOD5 tại một số điểm trên suối Đỏ ......................................... 53
Hình 3.7. Diễn biến COD tại một số điểm suối Đỏ ................................................ 54
Hình 3.8. Diễn biến hàm lượng Coliforms tại một số điểm suối Đỏ\ ..................... 54
Hình 3.9. Diễn biến hàm lượng TSS tại một số điểm suối Đỏ ............................... 55
Hình 3.10. Hàm lượng KLN tại một số điểm trên suối Đỏ mùa khô ...................... 55
Hình 3.11. Diễn biến ô nhiễm KLN tại một số điểm trên suối Đỏ vào mùa mưa .......... 56
Hình 3.12.Diễn biến BOD5 tại một số điểm trên suối Sảo...................................... 58
Hình 3.13. Diễn biến COD tại một số điểm trên suối Sảo ...................................... 59
Hình 3.14. Diễn biến hàm lượng Coliforms tại một số điểm trên suối Sảo ............ 59
Hình 3.15. Diễn biến TSS tại một số điểm trên suối Sảo ....................................... 60
Hình 3.16. Hàm lượng KLN tại một số điểm trên suối Sảo vào mùa khô .............. 60
Hình 3.17. Hàm lượng KLN vào mùa mưa tại một số điểm suối Sảo .................... 61
Hình 3.18. Đánh giá cảm quan của người dân về màu của nước suối .................... 61
Hình 3.19. Đánh giá cảm quan của người dân về mùi của nước suối..................... 62
Hình 3.20. Chất lượng nước suối thông qua ý kiến người dân ............................... 62
Hình 3.21. Nguyên nhân ô nhiêm nước suối Tà Vải thông qua ý kiến người dân ......... 63
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
70% cơ thể con người là nước, nước là khởi nguồn của sự sống trên trái đất, đồng
thời cũng là nguồn để duy trì sự sống tiếp tục tồn tại nơi đây. Sinh vật không có nước
sẽ không thể sống nổi và con người nếu thiếu nước cũng sẽ không tồn tại.
Theo thống kê của Liên Hiệp Quốc, thì tình trạng thiếu nước nguyên nhân do nguồn
tài nguyên nước trên thế giới phân bổ không đồng đều, gia tăng dân số nhưng nguồn nước
lại giảm, sự lãng phí nước tăng cùng với mức sống của người dân tăng lên do sử dụng quá
nhiều thiết bị gia dụng, nước bị thất thoát nghiêm trọng, chỉ số 55% lượng nước khai thác
được sử dụng một cách thật sự, 45% còn lại bị thất thoát, rò rỉ trong các hệ thống phân
phối hoặc bị bay hơi trong tưới tiêu. Do tình trạng Trái Đất nóng lên mà 90% nguyên
nhân là do các hoạt động của con người, trong đó chủ yếu là do sử dụng quá nhiều nhiên
liệu hóa thạch, bên cạnh đó quá trình đô thị hoá làm cho chất lượng cuộc sống trên thế
giới ngày càng cao hơn đã khiến nhiều quốc gia phải chấp nhận xử lý các nguồn nước tái
sử dụng để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt. (Dư Ngọc Thành - Năm 2012)
Là quốc gia nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, tổng lượng mưa lớn, Việt Nam có
nguồn tài nguyên nước mặt phong phú. Tổng lượng dòng chảy trong năm đạt 835,5 Km3,
lượng nước bình quân 9210 m3/người/năm, cao hơn so với trung bình thế giới. Trong quá
trình phát triển kinh tế xã hội của khu vực Tây Bắc, vị thế của tài nguyên nước mặt ngày càng
được nâng cao và coi trọng. Chất lượng nước mặt ngày càng trở thành vấn đề quan tâm của
các cấp, các ngành cũng như cộng đồng dân cư hưởng lợi từ nguồn tài nguyên này.(Phạm
Thế Anh - Năm 2010)
Hà Giang là một tỉnh miền núi biên giới ở phía Bắc của Tổ quốc, có vị trí chiến lược
đặc biệt quan trọng. Đây là một trong những nơi có lượng mưa lớn nhất trong cả nước, tuy
nhiên, do địa hình chia cắt, núi đá tai mèo nên lượng nước sinh thủy thấp, do đó đây cũng
là nơi có tới 4 huyện vùng cao núi đá là Đồng Văn, Mèo Vạc,Yên Minh và Quản Bạ
thường xuyên thiếu nước về mùa khô.
2
Địa hình phức tạp, nhiều dãy núi cao nguy hiểm, việc dẫn, giữ nước và khai thác tài
nguyên nước trong khu vực tỉnh Hà Giang là tương đối khó khăn. Thời gian thiếu nước
sinh hoạt thường kéo dài từ tháng 10 cuối năm trước đến tháng 4 năm sau. Để có nước
sinh hoạt, người dân phải đi bộ hàng chục km và hứng nước nửa ngày mới đủ nước sinh
hoạt dùng trong 4-5 ngày cho gia đình. Nước chủ yếu chỉ được dùng để uống và nấu ăn
một cách rất hạn chế; nước sinh hoạt trong mùa khô càng thiếu thốn hơn.
Đối với khu vực biên giới, nguồn cung cấp nước chính vẫn là nước suối với đặc
điểm: lưu lượng dòng chảy nhỏ, không ổn định, bị tác động rõ rệt bởi các yếu tố lũ quét,
mưa bão,.. Đặc biệt chất lượng nước luôn biến động giữa ngày mưa và không mưa, và
khó kiểm soát do một phần lưu vực bổ cập nước từ nước ngoài. Các hoạt động khai thác
khoáng sản trái phép vùng đầu nguồn các suối đã làm cho nồng độ nhiều chất ô nhiễm
như TSS, CN-, Fe, Mn, Zn, Cu, Pb, Cd,... tăng lên rõ rệt. Mặt khác địa hình núi cao, phân
bố dân cư không tập trung và nguồn điện thiếu thốn. Đây là những yếu tố rất bất lợi cho
việc cung cấp nước khu vực biên giới phía Bắc, nhất là cho các đơn vị quân đội. (Sở Tài
nguyên và Môi trường tỉnh Hà Giang - Năm 2015)
Từ nhu cầu thực tế đó, được sự đồng ý của Phòng đào tạo và Khoa môi trường Trường Đại học nông lâm Thái Nguyên và Giảng viên PGS.TS Đỗ Thị Lan tôi tiến hành
thực hiện đề tài: “Đánh giá hiện trạng nước suối khu vực tỉnh Hà Giang và đề xuất giải
pháp xử lý” mang tính cấp thiết.
2. Mục tiêu của đề tài.
- Đánh giá chất lượng môi trường nước suối khu vực Hà Giang
- Tìm hiểu các yếu tố, nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng nước suối tại khu
vực tỉnh Hà Giang
- Đưa ra các giải pháp bảo vệ môi trường nước suối tại khu vực Hà Giang từ
việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng.
- Đưa ra giải pháp công nghệ xử lý nước suối để phục vụ sinh hoạt của người dân
3. Ý nghĩa và tính mới của luận án.
3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu góp phần làm rõ hiện trạng môi trường nước suối khu vực
tỉnh Hà Giang, từ đó có những đánh giá, nhận định về chất lượng tại khu vực này và
3
trên cơ sở đó đề xuất giải pháp xử lý phù hợp nhằm tận dụng nguồn nước suối để có
thể sử dụng cho nhiều mục đích của người dân khu vực tỉnh Hà Giang.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đánh giá và đưa ra bức tranh tổng thể về chất lượng, lưu lượng, và hiện trạng sử
dụng nguồn nước suối khu vực tỉnh Hà Giang. Đề xuất giải pháp xử lý nhằm mang lại
hiệu quả cao trong công tác bảo vệ tài nguyên nước.
4
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận khoa học và pháp lý của đề tài
1.1.1. Cơ sở lý luận khoa học của đề tài
• Khái niệm về môi trường
Theo khoản 1 điều 3 Luật Bảo Vệ Môi Trường Việt Nam năm 2014 môi trường
được định nghĩa như sau: “Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo
có tác động đối với sựu tồn tại và phát triển của con người và sinh vật”.
• Khái niệm về ô nhiễm môi trường
Theo khoản 8, điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 của Việt Nam: “Ô
nhiễm môi trường là biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với quy
chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người
và sinh vật”.
Trên thế giới ô nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển các chất thải hoặc
năng lượng và môi trường đến mức có khả năng gây hại cho sức khỏe con người, đến
sự phát triển của sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường. Các tác nhân gây
ô nhiễm bao gồm các chất thải ở dạng khí (khí thải), lỏng (nước thải), rắn (chất thải
rắn) chứa hóa chất hoặc các tác nhân vật lý, sinh học và các dạng năng lượng như nhiệt
độ, bức xạ.
Tuy nhiên môi trưởng chỉ được coi là bị ô nhiễm nếu trong đó hàm lượng, nồng
độ hoặc cường độ các tác nhân trên đạt mức có khả năng tác động xấu đến con người,
sinh vật, vật liệu.
• Khái niệm về nước thải
Nước thải là chất lỏng được thải ra sau quá trình sử dụng của con người và đã bị
thay đổi tính chất ban đầu của chúng .( Hoàng Hưng - Năm 2005)
Khái niệm về ô nhiễm nước
Hiến chương Châu Âu về nước đã định nghĩa: “Ô nhiễm nước là sự biến đổi nói
chung do con người đối với chất lượng nước, làm nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm
cho con người, công nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi, giải trí, cho các vật nuôi
và các loài hoang dã” (I. Pinna - Năm 2000).
- Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên: do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt đưa vào
môi trường nước chất thải bẩn, các sinh vật vi sinh vật gây hại kể cả xác chết của chúng.
5
- Ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo: Quá trình thải các chất độc hại chủ yếu
dưới dạng lỏng như các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vào
môi trường nước.
Theo bản chất các tác nhân gây ô nhiễm người ta có thể phân ra các loại ô nhiễm
nước: ô nhiễm vô cơ, hữu cơ, ô nhiễm hóa chất, ô nhiễm sinh học, ô nhiễm bởi các tác
nhân vật lý (Wenten, IG - Năm 2002).
• Khái niệm quản lý môi trường
“Quản lý môi trường là tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách, kinh tế, kỹ
thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống và phát triển bền
vững kinh tế, xã hội quốc gia”.
Các mục tiêu chủ yếu của công tác quản lý nhà nước về môi trường bao gồm:
- Khắc phục và phòng chống suy thoái, ô nhiễm môi trường phát sinh trong hoạt
động sống của con người.
- Phát triển bền vững kinh tế và xã hội quốc giá theo chín nguyên tắc của một xã
hội bền vững do Hội nghị Rio 92 đề xuất. Các khía cạnh của phát triển bền vững bao
gồm: Phát triển bền vững kinh tế, bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên, không tạo
ra ô nhiễm và suy thoái chất lượng môi trường sống, nâng cao sự văn minh và công
bằng xã hội.
Xây dựng các công cụ có hiệu lực quản lý môi trường quốc gia và các vùng lãnh thổ.
Các công cụ trên phải thích hợp cho từng nghành, từng địa phương và cộng đồng dân cư.
• Khái niệm về nước mặt:
Nước mặt là một dạng tài nguyên nước. “Nước mặt là nước tồn tại trên mặt đất
liền và hải đảo”.
Nước mặt là nước trong sông, hồ hoặc nước ngọt trong vùng đất ngập nước.
Nước mặt được bổ sung một cách tự nhiên bởi nước mưa và chúng mất đi khi chảy
vào đại dương, bốc hơi và thấm xuống đất. (Luật Tài nguyên nước năm2012)
Tài nguyên nước mặt: là phần nước phân bố trên mặt đất, nước trong các đại
dương, sông suối, sao hồ, đầm lầy. Đặc điểm của tài nguyên nước mặt là chịu ảnh
hưởng lớn từ điều kiện khí hậu và các tác động khác do hoạt động kinh tế của con
người, nước mặt dễ bị ô nhiễm và thành phần hoá lý của nước thường bị thay đổi, khả
năng hồi phục trữ lượng của nước nhanh nhất ở vùng thường có mưa. (Luật Tài
nguyên nước năm 2012)
6
• Đánh giá tài nguyên nước: dựa trên 3 đặc trưng; lượng (quanlity), chất lượng
(quanlity) và động thái (dynamic)
- Lượng là đặc trưng biểu thị mức độ phong phú của tài nguyên nước trên một
lãnh thổ.
- Chất bao gồm các đặc trưng về hàm lượng các hoà tan hoặc không hoà tan trong
nước (có lợi hoặc có hại theo tiêu chuẩn của đối tượng sử dụng)
- Động thái của nước được đánh giá bởi sự thay đổi của các đặc trưng dòng chảy
theo thời gian, sự trao đổi nước giữa các khu vực chứa nước, sự chuyển động của nước
dưới đất, các quá trình trao đổi các chất hoàn tan, truyền mặn,…
1.1.2. Cơ sở pháp lý của đề tài
Một số văn bản pháp lý có liên quan đến môi trường và chất lượng nước:
- Luật Bảo vệ môi trường năm 2014;
- Luật Tài nguyên nước năm 2012;
- Luật Đất đai năm 2013;
- Luật Xây dựng năm 2014;
- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường
- Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy
định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác
động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường
- Thông tư số 26/2015/TT-BTNMT ngày 28 tháng 5 năm 2015 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định đề án bảo vệ môi trường chi tiết, đề án bảo vệ môi
trường đơn giản
- Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 5 năm 2015 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi
trường và kế hoạch bảo vệ môi trường
- Nghị định số 25/2013/NĐ-CP ngày 29/03/2013 của Chính phủ về việc thu phí
bảo vệ môi trường đối với nước thải;
- Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính Phủ về xử lý vi
phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ Môi trường
7
- Các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường, gồm:
+ QCVN 08:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt;
+ QCVN 09:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm;
+ QCVN/14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt;
1.2.Tổng quan về nước mặt
1.2.1. Tổng quan về nước mặt Việt Nam
Nước ta có địa hình đồi núi chiếm ¾ diện tích lãnh thổ, tập trung phần lớn ở
vùng Đông Bắc, Tây Bắc và miền Trung, phần lớn diện tích còn lại là châu thổ và
đồng bằng phù sa, chủ yếu là ở ĐBSH và ĐBCL. Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt
đới gió mùa, mặc dù lượng mưa trung bình nhiều năm trên toàn lãnh thổ vào khoảng
1.940 mm/năm nhưng do ảnh hưởng của địa hình đồi núi, lượng mưa phân bố không
đều trên cả nước và biến đổi mạnh theo thời gian đã và đang tác động lớn đến trữ
lượng và phân bố tài nguyên nước ở Việt Nam.
• Miền Bắc (Vùng Tây Bắc, Đông Bắc, Đồng bằng Sông Hồng)
Địa hình miền Bắc được chia làm hai khu vực núi với hướng khác nhau. Phía
Bắc sông Hồng: núi có dạng cánh cung và nghiêng theo hướng Tây Bắc – Đông Nam.
Vùng đồi núi phía Nam sông Hồng: hướng núi dạng dải nhưng kéo dài không liên tục
tạo thành một vòng cung nối tiếp nhau, lưng quay ra biển đảo và bao quanh dải cao
nguyên bazan ở phía Tây.
Miền Bắc có khí hậu nhiệt đới gió mùa với bốn mùa xuân, hạ, thu đông rõ rệt.
Mùa xuân bắt đầu từ tháng 2 đến gần hết tháng 4; vào mùa hè (tháng 4 đến tháng 9) thì
nhiệt độ ngày khá cao và có mưa nhiều. Tháng nóng nhất thường là tháng 6; từ tháng 5
đến tháng 8 có mưa nhiều nhất trong năm. Mùa thu (tháng 9 và 10), mùa đông (tháng
11 đến tháng 2 năm sau) với khí hậu lạnh và hanh khô.
Do tác động của yếu tố địa hình nên các lưu vực sông ở miền Bắc có bề mặt thấp
dần, có hình na quạt; chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, được thể hiện thông qua
hướng chảy của các dòng sông lớn. Bên cạnh đó, chế độ thuỷ văn các sông còn chịu sự
chi phối của của yếu tố khí hậu với mùa mưa đến sớm làm cho lượng nước trong mùa
mưa khá dồi dào, thời gian lũ kéo dài do khả năng thoát lũ chậm (do các sông có hình
nan quạt, chảy tập trung vào một số dòng chính dẫn đến nước sống bị dồn ứ làm nước
8
lũ lên nhanh, xuống chậm). Các lưu vực sông miền Bắc còn có một số đặc điểm khác
so với các lưu vực sông khác trên cả nước, đó là các sông ở miền Bắc thường có hệ
thống đê điều ở hai bên tả hữu, do vậy nước ông trong cả mùa lũ và mùa kiệt thường
chảy tập trung trong một vùng nhất định. (Dư Ngọc Thành - Năm 2012)
• Miền Trung (Vùng Bắc Trung Bộ, Duyên hải miền Trung)
Địa hình miền Trung có xu hướng thấp dần từ Tây sang Đông. Miền Trung có
mật độ sông suối dày đặc, phân cắt thành nhiều lưu vực sông nhỉ như: Cả, Vu Gia –
Thu Bồn, Ba, ngoài ra còn có nhiều lưu vực sông Gianh, Thạch Hăn, Hương, Trà
Khúc và Kôn.
Sông ở miền Trung thường có lòng sông hẹp độ dốc lớn, diện tích lưu vực nhỏ.
Dòng chảy của các sông thường tập trung nhanh, lưu lượng lớn nên vào mùa mưa lũ
thường gây nhập lụt ở vùng hạ lưu (các khu vực đồng bằng thấp phía Đông) làm thiệt
hại đến đời sống của người dân khu vực và ảnh hưởng đến sự phát triển KT-XH của
các địa phương. (Dư Ngọc Thành - Năm 2012)
• Tây Nguyên
Địa hình của lưu vực khá phức tạp với những cao nguyên xen kẽ núi cao và núi
trung bình và hướng dốc chính thấp dần theo hướng Đông Bắc và Tây Nam ở phía Bắc
và hướng Đông Nam – Tây Bắc ở phía Nam.
Khí hậu Tây Nguyên chịu sự chi phối chung của khí hậu nhiệt đới nóng ẩm và độ
cao so với mực nước biển. Mừa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô bắt đầu
tứ tháng 11 đến tháng 4 năm sau với lượng mưa chỉ chiếm 10 – 15% lượng mưa năm.
Phần lớn các dòng sông tại khu vực Tây Nguyên chảy theo hướng Đông sang
Tây. Theo đó, phân phối dòng chảy trong năm mang tính chất mùa, mùa lũ bắt đầu từ
tháng 8 đến tháng 11 với tổng lũ chiếm khoảng 70% tổng lượng năm, mùa cạn từ
tháng 1 đến tháng 7 chiếm khoảng 30% tổng lượng nước.
• Đông Bắc Bộ
Khu vực Đông Nam Bộ bao gồm lư vực Sông Đồng Nai và hệ thống các lưu vực
sông nhỏ khác nằm ở vùng ven biển. Dòng chảy mặt tại các sông trong vùng ven biển.
Dòng chảy mặt tại các sông trong vùng Đông Nam Bộ được chia thành 2 mùa rõ rệt
với nùa lũ thường chậm hơn mùa mưa từ 1 đến 2 tháng và mùa kiệt trùng với mùa khô.
9
Hàng năm, mùa lũ kéo dài 6 tháng, bắt đầu từ tháng 6 và kết thúc vào tháng 11, tuy
nhiên, thời gian này không đều ở từng vùng.
• Đồng bằng sông Cửu Long.
Địa hình DDBSCL thấp dần theo 2 hướng: từ bắc xuống Nam và từ Tây sang
Đông. Khí hậu vùng ĐBCL mang tính nhiệt đới nóng ẩm với nền nhiệt độ cao và ổn
định theo 2 mùa: Mùa mưa và mùa khô.
Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 (hơn 90% lượng mưa tập trung vào mùa mưa
như các tháng 9,10, mùa khô tập trung vào mùa mưa như các tháng 9.10), mùa khô từ
tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Chế độ thuỷ văn khá phức tạp, theo đó chất lượng nước
cũng đa dạng theo từng lưu vực. (Hoàng Hưng - Năm 2010)
1.2.1.Trữ lượng nước mặt
Tài nguyên nước mặt (dòng chảy sông ngòi) của một vùng lãnh thổ hay một quốc
gia là tổng của lượng dòng chảy sông ngòi từ ngoài vùng chảy vào và lượng dòng chảy
được sinh ra trong vùng (dòng chảy nội địa).
Việt Nam có 108 lưu vực sông với khoảng 3.450 sông, suối tương đối lớn được
tập trung chủ yếu trên 9 lưu vực sông lớn, bao gồm: Hồng, Thái Bình, Bằng Giang Kỳ Cùng, Mã, Cả, Vu Gia - Thu Bồn, Ba, Đồng Nai và sông Cửu Long. Tổng lượng
dòng chảy sông ngòi trung bình hàng năm của nước ta bằng khoảng 847 tỷ m3, trong
đó tổng lượng ngoài vùng chảy vào là 507 tỷ m3 chiếm 60% và dòng chảy nội địa là
340 tỷ m3, chiếm 40%.
Nếu xét chung cho cả nước, thì tài nguyên nước mặt của nước ta tương đối phong
phú, chiếm khoảng 2% tổng lượng dòng chảy của các sông trên thế giới, trong khi đó diện
tích đất liền nước ta chỉ chiếm khoảng 1,35% của thế giới. Tuy nhiên, một đặc điểm quan
trọng của tài nguyên nước mặt là những biến đổi mạnh mẽ theo thời gian (dao động giữa
các năm và phân phối không đều trong năm) và còn phân bố rất không đều giữa các hệ
thống sông và các vùng. (Nguyễn Phi Hùng - Năm 2013)
Tổng lượng dòng chảy năm của sông Mê Kông bằng khoảng 500 tỷ m3, chiếm
tới 59% tổng lượng dòng chảy năm của các sông trong cả nước, sau đó đến hệ thống
sông Hồng 126,5 tỷ m3 (14,9%), hệ thống sông Đồng Nai 36,3 tỷ m3 (4,3%), sông Mã,
Cả, Thu Bồn có tổng lượng dòng chảy xấp xỉ nhau, khoảng trên dưới 20 km3 (2,3 2,6%), các hệ thống sông Kỳ Cùng, Thái Bình và sông Ba cũng xấp xỉ nhau, khoảng 9
tỷ m3 (1%), các sông còn lại là 94,5 tỷ m3 (11,1%).
10
Một đặc điểm quan trọng nữa của tài nguyên nước sông của nước ta là phần lớn
nước sông (khoảng 60%) lại được hình thành trên phần lưu vực nằm ở nước ngoài,
trong đó hệ thống sông Mê Kông chiếm nhiều nhất (447 tỷ m3, 88%). Nếu chỉ xét
thành phần lượng nước sông được hình thành trong lãnh thổ nước ta, thì hệ thống sông
Hồng có tổng lượng dòng chảy lớn nhất (81,3 tỷ m3) chiếm 23,9%, sau đó đến hệ
thống sông Mê Kông (53 tỷ m3, 15,6%), hệ thống sông Đồng Nai (32,8 tỷ m3, 9,6%).
(Hoàng Hưng - Năm 2010)
1.2.2. Chất lượng nước mặt
Thực trạng ô nhiễm nước mặt: Hiện nay chất lượng nước ở vùng thượng lưu các
con sông chính còn khá tốt. Tuy nhiên ở các vùng hạ lưu đã và đang có nhiều vùng bị
ô nhiễm nặng nề. Đặc biệt mức độ ô nhiễm tại các con sông tăng cao vào mùa khô khi
lượng nước đổ về các con sông giảm. Chất lượng nước suy giảm mạnh, nhiều chỉ tiêu
như : BOD, COD, NH4, N, P cao hơn tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. Ô nhiễm nước
mặt khu đô thị: các con sông chính ở Việt Nam đều đã bị ô nhiễm. Ví dụ như sông Thị
Vải, là con sông ô nhiễm nặng nhất trong hệ thống sông Đồng Nai, có một đoạn sông
chết dài trên 10km. Giá trị đo thường xuyên dưới 0.5mg/l, giá trị thấp nhất ở khu cảng
Vedan (0.04 mg/l) Với giá trị gần bằng 0 như vậy, các loài sinh vật không còn khả
năng sinh sống. (Tổng cục Môi trường- Năm 2011)
1.2.3. Các tác nhân gây ô nhiễm nước mặt
Ô nhiễm nước, theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), là sự giảm tính
phù hợp của nước tự nhiên đối với mục đích sử dụng đã định. Như vậy, ô nhiễm nước là
sự thay đổi chất lượng nước nguồn theo chiều hướng tiêu cực do các tác nhân khác nhau.
Hiện nay, trong các hệ sinh thái nước người ta đã xác định được trên 1.500 tác nhân ô
nhiễm khác nhau như các chất hữu cơ không bền vững, các chất hữu cơ bền vững, dầu
mỡ, các kim loại nặng,… Khi tác nhân ô nhiễm được đưa vào môi trường, chúng sẽ bị
biến đổi dưới ảnh hưởng của các yếu tố môi trường (ánh sáng, nhiệt độ, chế độ thuỷ văn,
sinh vật,…) sau đó tiếp xúc với đối tượng nhận (con người, sinh vật, vật liệu). (Phạm Thế
Anh - Năm 2010)
11
Để đánh giá mức độ ô nhiễm và kiểm soát được nó, người ta thường xem xét các
tác nhân ô nhiễm đồng thời với quá trình ô nhiễm do các tác nhân này gây ra.
a) Các chất rắn không hoà tan
Tổng chất rắn là thành phần vật lý đặc trưng của nước thải. Các chất rắn không
hoà tan có hai dạng: chất rắn keo và chất rắn lơ lửng. Chất rắn lơ lửng (SS) được giữ
lại trên giấy lọc kích thước lỗ 1,2 ịxm, bao gồm chất rắn lơ lửng lắng được (lắng trong
bình Imhoff sau 30 phút) và chất rắn lơ lửng không lắng được.
Khi xả nước thải vào nguồn nước mặt, các chất rắn không hoà tan có thể lắng
đọng vào đầu cống xả. Cặn lắng có thể cản trở dòng chảy, thay đổi kích thước và chế
độ thuỷ lực sông hồ. Hiện tượng lắng cặn hữu cơ kèm theo quá trình hô hấp trong lớp
bùn, gây thiếu ô xy và tạo nên các khí độc hại như H2S, CH4, N2… vùng cống xả.
Nước vùng này có màu đen và mùi hôi của sunphua hydrô.
b) Các hợp chất hữu cơ dễ phân huy sinh học
Tổng các chất hữu cơ thường đo bằng COD (Chemical Oxygen Demand). Các
chất hữu cơ dễ phân huỷ sinh học như là cácbohydrát, protein, chất béo… đo bằng
BOD (Biological Oxygen Demand), có nguồn gốc từ nước thải sinh hoạt hoặc nước
thải công nghiệp, cũng thường tạo nên sự thiếu hụt ô xy, làm mất cân bằng sinh thái
trong nguồn nước. Sự phân huỷ chất hữu cơ với lượng ô xy tiêu thụ lớn làm cho nồng
độ ô xy hoà tan không ổn định và thiếu hụt nhiều, tạo ra điều kiện kị khí. Các loại cá,
tôm thường bị nổi đầu và chết ở vùng đầu cống xả nước thải. Trong nguồn nước mặt,
thời điếm nguy kịch nhất đối với hệ sinh thái là khi hàm lượng ô xy hoà tan trong nước
thấp nhất. Thời gian dòng chảy tính từ khi tiếp nhận nước thải đến khi độ thiếu hụt ô
xy lớn nhất gọi là thời gian tới hạn. Thời gian này càng lớn, sự ô nhiễm cũng như nguy
cơ rủi ro sinh thái càng cao. (Phạm Thế Anh - Năm 2010)
c) Các chất hữu cơ độc tính cao
Các chất hữu cơ có độc tính cao thường là các chất bền vững, khó bị vi sinh vật
phân huỷ. Một số chất hữu cơ tích luỹ và tồn lưu lâu dài trong môi trường và Cơ thể
thuỷ sinh vật thông qua chuỗi thức ăn, gây nên ô nhiễm tiềm tàng. Các chất hữu cơ có
độc tính cao là phenol và các dẫn xuất của nó, các hoá chất bảo vệ thực vật, các loại
tanin và lignin, các loại hydrocácbon đa vòng ngưng tụ…
Phenol, có nguồn gốc từ một số ngành công nghiệp, thường làm cho nước có mùi
và gây tác hại cho hệ sinh thái cũng như sức khoẻ con người.
12
Các loại hoá chất bảo vệ thực vật, được sử dụng rộng rãi trong nông nghiệp,
thường là các nhóm phốtpho hữu cơ, clo hữu cơ, cácbonnat,
d) Các chất dinh dưỡng
Các nguyên tố dinh dưỡng như nitơ và phốtpho rất cần thiết cho sự phát triển của
vi sinh vật và thực vật. Trong nước, nitơ tồn tại dưới dạng nitơ hữu cơ, nitơ amôn, nitơ
nitrit và nitơ nitrat. Nitơ gây ra hiện tượng phú dưỡng và độc hại đối với nguồn nước
sử dụng ăn uống. Trong nước cấp hàm lượng N-NO3 không được quá 45 mg/l, bởi vì
chúng có thê gây ra mối đe doạ nghiêm trọng đối với sức khoẻ con người. Trong
đường ruột trẻ nhỏ thường tìm thấy một số loại vi khuẩn có thể chuyển hoá nitrat thành
nitrit. Nitrit này có ái lực với hồng cầu trong máu mạnh hơn ôxy. Khi thay thế ôxy, nó
tạo nên methemoglobin.
Các chất thải đô thị (nước thải và rác thải) còn làm cho hàm lượng nitơ và
photpho sông hồ tăng. Đây là nguyên nhân chính gây hiện tượng phì dưỡng trong sông
hồ vùng nhiệt đới. Trong hệ thống thoát nước và sông hồ, các chất hữu cơ chứa nitơ bị
amôn hoá. Sự tồn tại của NH4+ hoặc NH3 chứng tỏ sông hồ bị nhiễm bẩn bởi các chất
thải đô thị. Trong điều kiện có ô xy, nitơ amôn sẽ bị các loại vi khuẩn nitrosomonas và
nitrobacter chuyển hoá thành nitơrit và nitơrat. Hàm lượng nitơrat cao cản trở khả
năng sử dụng nước cho mục đích sinh hoạt, ăn uống.
e) Các kim loại nặng
Hầu hết kim loại nặng tồn tại trong nước ở dạng ion, có nguồn gốc tự nhiên hoặc
từ các hoạt động của con người. Kim loại nặng có tính độc hại cao đối với sinh vật và
theo con đường thức ăn sẽ tác động đến con người. Các kim loại nặng như chì (Pb),
thuỷ ngân (Hg), crôm (Cr), Cadimi (Cd), asen (As), niken (Ni) và selen (Se) phổ biến
nhiều trong tự nhiên và hiệu ứng độc hại cao. Do không phân rã nên kim loại nặng tích
tụ trong chuỗi thức ăn của hệ sinh thái. Quá trình này bắt đầu với nồng độ thấp trong
nước hoặc cặn lắng, sau đó tích tụ nhanh trong thực vật và động vật nước. Đến sinh
vật bậc cao, sự tích tụ kim loại nặng nồng độ lớn đủ gây nên độc hại đối với cơ thể.
Chì có khả nãng tích luỹ lâu dài trong cơ thể, có độc tính đối với não, làm giảm khả
nãng tổng hợp glucose và chuyển hoá pivurat…(Mimoza Milovanovic - Năm 2007)
13
f) Dầu mỡ
Dầu mỡ là chất lỏng khó tan trong nước, tan trong các dung môi hữu cơ. Dầu mỡ
có thành phần hoá học phức tạp. Độc tính và tác động sinh thái của dầu mỡ phụ thuộc
vào từng loại dầu. Dầu thô có chứa hàng nghìn phân tử khác nhau nhưng phần lớn là
hydrocácbon có số cacbon từ 4 đến 26. Trong dầu thô còn chứa lưu huỳnh, nitơ, kim
loại… Các loại dầu nhiên liệu sau khi tinh chế có chứa các chất độc như hydrôcácbon
thơm đa vòng, polyclobiphenyl, chì…Vì vậy các loại dầu mỡ có độ độc cao và tương
đối bển vững trong môi trường nước.
Hầu hết các loài thực vật, động vật đều bị tác hại do dầu mỡ.
g) Các vi sinh vật gây bệnh
Các vi sinh vật gây bệnh qua môi trường nước là vi trùng, siêu vi trùng và giun
sán. Nguồn nước bị ô nhiễm vi sinh vật do tiếp nhận nước thải sinh hoạt, phân, rác thải
hoặc nước rác.(Phạm Thế Anh - Năm 2010)
1.3. Tổng quan về nước mặt tỉnh Hà Giang
1.3.1. Tài nguyên nước mặt lục địa
Hà Giang nằm trong vùng thượng du của 3 lưu vực sông là sông Lô, sông Gâm
và sông Chảy.
- Sông Lô
Là sông lớn nhất chảy qua tỉnh Hà Giang. Sông bắt nguồn từ Vân Nam - Trung
Quốc chảy về tới cửa khẩu Thanh Thuỷ (huyện Vị Xuyên) theo hướng Tây Bắc - Đông
Nam tới thành phố Hà Giang chảy theo hướng bắc xuống nam tới Vĩnh Tuy chảy vào địa
phận tỉnh Tuyên Quang. Chiều dài sông chảy trong địa phận tỉnh Hà Giang là 97km (nếu
kể cả phần Trung Quốc là 284km), tổng diện tích lưu vực khi ra khỏi đất Hà Giang là
10.104 km2, trong đó có khoảng 8.000 km2 lưu vực nằm bên Trung Quốc. (Sở Tài nguyên
và Môi trường tỉnh Hà Giang - Năm 2015)
Dòng sông có nhiều thác ghềnh, mùa khô mực nước trung bình dòng sông từ 0,6
đến 1,5m, bề rộng lòng sông trung bình từ 40 đến 50m. Càng về hạ lưu bề rộng lòng
sông và chiều sâu cột nước trong sông càng tăng dần, dòng sông uốn khúc xuất hiện
các bãi bồi cát, sỏi có thể khai thác làm vật liệu xây dựng.
Trong địa bàn tỉnh Hà Giang, sông Lô có các nhánh sông cấp 1 như sông Miện,
ngòi Sảo, sông Con,... Những sông suối khe lạch nhỏ, thường có địa hình thích hợp để
xây dựng các công trình thuỷ lợi như đập, phai, mương dẫn, hồ chứa nhỏ. Một số phụ
lưu ảnh hưởng đến chế độ thủy văn của sông Lô gồm:
14
Sông Miện: Là phụ lưu lớn thứ nhất của sông Lô, bắt đầu đi vào lãnh thổ Việt
Nam từ xã Bát Đại Sơn, huyện Quản Bạ có chiều dài 54km, diện tích lưu vực 950 km2
đổ vào sông Lô tại thành phố Hà Giang. Chiều rộng 50 - 100 m, mặt cắt ngang dạng
chữ U, hai bờ và lòng sông đá gốc thường lộ ra khá liên tục, rải rác có các bãi bồi hẹp,
kéo dài theo hai bờ sông.
Ngòi Sảo: Là phụ lưu tiếp theo của sông Lô, bắt nguồn từ xã Ngọc Minh, huyện
Vị Xuyên, chảy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, đổ vào sông Lô tại xã Kim Ngọc.
Sông có chiều dài 34 km, diện tích lưu vực 448 km2.
Sông Con: Là phụ lưu lớn thứ hai của sông Lô, bắt nguồn từ dãy Tây Côn Lĩnh,
chiều dài 86km, diện tích lưu vực 1.394 km2 đổ vào Sông Lô tại thị trấn Vĩnh Tuy,
huyện Bắc Quang.(Hoàng Văn Hiếu - Năm 2017)
- Sông Gâm
Sông Gâm được bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy vào Việt Nam qua tỉnh Cao
Bằng rồi chảy qua Hà Giang, Tuyên Quang và nhập lưu với sông Lô tại ngã ba sông
Lô Gâm (với chiều dài chảy qua Việt Nam là 217 Km). Chiều dài sông Gâm chảy qua
tỉnh Hà Giang là 43 km. Trên địa bàn tỉnh Hà Giang, có một nhánh cấp 1 lớn là sông
Nho Quế.
Sông Nho Quế: Bắt nguồn từ Trung Quốc chảy vào Việt Nam qua Lũng Cú
(Đồng Văn), chảy theo hướng bắc xuống nam, chảy vào Cao Bằng tại Miêu Sơn và
nhập vào sông Gâm tại Là Mạt.
Trong địa bàn tỉnh Hà Giang, sông Nho Quế chảy trong vùng địa hình núi đá, có
độ rộng lòng sông hẹp, độ dốc lớn, nhiều thác ghềnh, có nhiều đoạn bờ sông là vách
đứng. Việc khai thác nguồn nước phục vụ nông nghiệp rất hạn chế, có thể lợi dụng
điều kiện địa hình và dòng chảy để phát triển thuỷ điện.
Sông Nhiệm: Là chi lưu của sông Nho Quế, bắt nguồn từ Lũng Thàu, chảy theo
hướng Tây Bắc xuống Đông Nam tới Miêu Sơn, chiều dài sông là 49km, diện tích lưu
vực là 1.181 km2.
- Sông Chảy
Bắt nguồn từ Tây Côn Lĩnh theo hướng Đông Bắc xuống Tây Nam qua huyện
Hoàng Su Phì và Xín Mần rồi chảy vào Yên Bái. Chiều dài sông chảy qua địa bàn tỉnh
Hà Giang là 44 km. Diện tích lưu vực là 816 km2.
15
Lòng sông sâu, độ dốc lớn thường từ 400 đến 450 hai bên bờ là núi cao, việc lấy
nước phục vụ sản xuất và đời sống gặp rất nhiều khó khăn. (Sở Tài nguyên và Môi
trường tỉnh Hà Giang,2015)
1.3.2. Các nguồn gây ô nhiễm nước mặt tại Hà Giang
1.3.2.1. Nước thải sinh hoạt
Sự gia tăng dân số và tập trung dân số chính là nguyên nhân chủ yếu làm tăng lên
lượng nước thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Hà Giang. Tốc độ đô thị hóa cao kéo theo
sự gia tăng dân số ở khu vực thành thị lớn hơn so với ở vùng nông thôn. Bảng 1.1. cho
thấy từ năm 2013 đến năm 2017 dân số khu vực đô thị tăng từ 115.655 người lên
123.792 người, tăng khoảng 7.000 người.
Bảng 1.1. Tổng dân số trong tỉnh qua các năm
TT
Chỉ số
Đơn
vị tính
Năm
2014
Năm
2015
Năm
2016
Năm
2017
Người
759.537
773.503
788.958
812.472
1
Dân số trung bình
2
Tỷ lệ nam giới
%
49,95
50,01
50,15
50,18
3
Tỷ lệ nữ giới
%
50,05
49,99
49,85
49,82
4
Tỷ lệ dân số khu vực thành thị
%
15,03
15,05
15,00
14,99
5
Tỷ lệ dân số khu vực nông thôn
%
84,97
84,95
85,00
85,01
6
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên
‰
18,22
17,61
17,22
16,86
Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Hà Giang
Với tổng dân số hơn 792.000 người, trung bình mỗi người dân sử dụng từ 110 –
120 lít nước/ngày đêm, với lượng thải ra bằng 90% lượng sử dụng thì lưu lượng nước
thải sinh hoạt toàn tỉnh khoảng từ 78.400 – 85.500 m3/ngày đêm. Trong khi hạ tầng kỹ
thuật thu gom và xử lý nước thải chưa phát triển tương ứng đã làm gia tăng vấn đề ô
nhiễm do nước thải sinh hoạt. Hiện tại, hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tập trung tại
thị trấn Tam Sơn huyện Quản Bạ, thị trấn Yên Minh huyện Yên Minh đang triển khai
xây dựng, tại thành phố Hà Giang đang chuẩn bị đầu tư, còn lại các địa phương khác
16
chưa được đầu tư. Nước thải sinh hoạt đều không được xử lý đạt quy chuẩn, thải thẳng
vào các nguồn nước mặt.
Nước thải sinh hoạt có chứa hàm lượng lớn các chất hữu cơ (BOD, COD), dinh
dưỡng (nitơ, phôtpho), chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh và chất tẩy rửa nên khi đổ
vào các kênh mương, ao hồ sẽ hủy hoại đời sống của các loài sinh vật thủy sinh,
làm mất cân bằng môi trường nước của các thủy hệ này. Đối với các ao hồ nước
tĩnh, hàm lượng chất hữu cơ nhiều trong nước thải sinh hoạt khi đổ vào sẽ gây ra
hiện tượng phú dưỡng.
Kết quả phân tích mẫu thải sinh hoạt phát sinh từ các hoạt động của dân cư xả
thải ra các cống thoát nước chung tại một số vị trí thể hiện tại bảng 1.2.
Bảng 1.2. Kết quả quan trắc mẫu nước thải sinh hoạt tại một số cống thải
Vị trí
PC
SXD
ĐV
PC
SXD
ĐV
Thông số
BOD5
(mg/l)
Coliform
(MNP/100ml)
Năm 2014
Đợt Đợt
1
2
43
43
65
67
78
77
6.850 6.650
8.450 8.530
9.380 8.360
Năm 2015
Đợt Đợt
1
2
45
45
52
55
65
68
6.540 6.350
8.370 8.430
8.540 8.620
Năm 2016
Đợt Đợt
1
2
40
36
42
43
62
60
6250 5.800
8.370 8.560
8.250 8.400
Năm 2017
Đợt Đợt QCVN
1
2
55
58
46
42
50
75
79
5.700 5.900
8.600 8.900 5000
8.900 8.200
(Nguồn:Trung tâm quan trắc môi trường tỉnh Hà Giang)
1.3.2.2. Nước thải công nghiệp
Các hoạt động sản xuất công nghiệp này đã phát sinh nhiều chất thải rắn, lỏng
gây ảnh hưởng xấu đến môi trường nước tỉnh Hà Giang. Trong đó nước thải công
nghiệp là đối tượng gây ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng nước mặt các thuỷ vực, làm
suy giảm chất lượng nguồn nước. Các ngành công nghiệp phát triển ở Hà Giang chủ
yếu là khai thác và chế biến khoáng sản, chế biến nông lâm sản, cơ khí và sản xuất vật
liệu xây dựng. Trong đó, ngành khai thác và chế biến khoáng sản là ngành thải ra
nhiều nước thải nhất, với độ đục, hàm lượng TSS, COD, kim loại nặng cao. Ngành
khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh hiện nay chủ yếu là khai thác kim loại, ngoài ra
còn có các khu vực khai thác đá, và hoạt động cát sỏi tự phát.