ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------
NGUYỄN THỊ THU TRANG
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP XỬ LÝ
MÔI TRƢỜNG NƢỚC THẢI TẠI NHÀ MÁY THÉP ĐẶC BIỆT
SHENGLI VIỆT NAM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệđào tạo
Chuyên ngành
họcmôitrƣờngKhoa
Khóahọc
: Chínhquy
: Khoa
: Môi trƣờng
: 2013 –2017
Thái Nguyên, năm 2017
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------
NGUYỄN THỊ THU TRANG
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP XỬ LÝ
MÔI TRƢỜNG NƢỚC THẢI TẠI NHÀ MÁY THÉP ĐẶC BIỆT
SHENGLI VIỆT NAM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệđào tạo
: Chínhquy
Chuyên ngành
: Khoa
họcmôitrƣờngKhoa : Môi trƣờng
Khóahọc
: 2013 –2017
Giảng viên hƣớng dẫn : PGS.TS. Nguyễn Thế Hùng
Thái Nguyên, năm 2017
i
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận
được sự quan tâm, giúp đỡ quý báu của quý thầy giáo, cô giáo nhà trường,
cùng bạn bè xung quanh. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS
Nguyễn Thế Hùng, người đã giành nhiều thời gian chỉ dẫn và giúp đỡ tận
tình trong quá trình tôi thực hiện đềtài.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo khoa Môi trường,
cùng các thầy giáo, cô giáo Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, những
người đã truyền đạt tri thức và phương pháp học tập, tìm hiểu và nghiên cứu
khoa học trong suốt thời gian tôi học tập tại nơiđây.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Công ty Cổ phần môi trường
xanh Cửu Long đã tạo mọi điều kiện tốt nhất trong quá trình tôi thực tập và
cung cấp số liệu cho đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới gia đình, bạn bè luôn động viên, tạo điều
kiện và góp ý để tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện đề tài không thể tránh được những
thiếu sót, vì vậy rất mong nhận được sự góp ý của các thầy giáo, cô giáo để đề
tài của tôi được hoàn thiện tốt hơn nữa.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 20 tháng 05 năm 2017
Sinh viên
Nguyễn Thị Thu Trang
ii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Thiết bịlấymẫu ................................................................................ 19
Bảng 3.2. Kỹ thuật bảoquản mẫu .................................................................... 20
Bảng 3.3. Phương pháp phân tíchmẫu ............................................................ 22
Bảng 4.1. Chỉ tiêu kỹ thuật phân xưởngluyện thép ........................................ 25
Bảng 4.2. Chỉ tiêu kỹ thuật phân xưởngcán thép ............................................ 26
Bảng 4.3: Kết quả phân tích nước ngầmnăm2015-2016 ................................ 42
Bảng 4.4: Kết quả phân tích nước mặtnăm2015-2016 ................................... 44
Bảng4.5:Kếtquảphântíchchấtlượngnướcthảisinhhoạtnăm2015-2016 ...................46
Bảng 4.6: Kết quả phân tích chất lượng nước thải sản xuấtnăm2015-2016 ...... 48
iii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chứcCôngty ........................................................... 27
Hình 4.2: Quy trình sảnxuấtthép ..................................................................... 30
Hình 4.3: Quy trình công nghệ hệ thống xử lý nước thảisinhhoạt.................. 35
Hình 4.4: Quy trình công nghệ hệ thống xử lý nước thảisảnxuất ................... 38
Hình 4.5: Sơ đồ công nghệ hệ thống tuần hoàn sạch(khépkín) ...................... 40
Hình 4.6: Sơ đồ công nghệ hệ thống tuần hoàn nước sạch (không áp lực
chạy về bểnước nóng) ....................................................................... 40
Hình 4.7: Sơ đồ công nghệ hệ thống tuầnhoàn đục ........................................ 41
Hình 4.8: Biểu đồ đánh giá chất lượngnướcngầm .......................................... 43
Hình 4.9: Biểu đồ đánh giá chất lượngnướcmặt ............................................. 45
Hình 4.10: Biểu đồ đánh giá chất lượng nước thảisinh hoạt .......................... 47
Hình 4.11: Biểu đồ đánh giá chất lượng nước thảisản xuất ............................ 49
iv
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt
AAO
BOD
Tiếng Anh
Tiếng Việt
Anaerobic - Anoxic - Oxic
Biochemical
Oxygen
Demand
Hệ thống gồm các bể: Yếm khí Thiếu khí - Hiếu khí
Nhu cầu oxy hóa sinh học
BOD5
Nhu cầu oxy hóa sinh học 5 ngày
BTCT
Bê tông cốt thép
BVMT
Bảo vệ môi trường
BYT
Bộ Y tế
COD
Chemical Oxygen Demand
ĐTM
ISO
Nhu cầu oxy hóa hóa học
Đánh giá tác động môi trường
International Organization
forStandardization
Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế
KCN
Khu công nghiệp
LVS
Lưu vực sông
MBBR
MBR
Moving
Bed
Biofilm Công nghệ màng vi sinh tầng
Reactor
chuyểnđộng
Membrane Bio Reactor
Bể sinh học bằng màng
NĐ-CP
Nghị định - Chính phủ
QCVN
Quy chuẩn Việt Nam
QĐ-
Quyết định - Bộ Tài nguyên Môi
BTNMT
trường
QH
Quốc hội
SCR
Song chắn rác
v
Tiêu chuẩn Việt Nam
TCVN
TDS
Total Dissolved Solids
Tổng chất rắn hòa tan
TNHH
Trách nhiệm hữu hạn
TP.
Thành phố
TSS
Total Suspended Solids
Tổng chất rắn lơ lửng trong nước
TT-
Thông tư - Bộ Tài nguyên Môi
BTNMT
trường
UASB
Upflow Anearobic Sludge
Bể xử lý sinh học dòng chảy ngược
Bblanket
qua tầng bùn kỵ khí
United Nations Educational
UNESCO
Scientific
and
Organization
Cultural
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và
Văn hóa của Liên hiệpquốc
vi
MỤC LỤC
LỜICẢMƠN ...................................................................................................... i
DANH MỤCCÁC BẢNG................................................................................. ii
DANH MỤCCÁCHÌNH .................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU CÁC CHỮVIẾTTẮT...................................... iv
MỤC LỤC ........................................................................................................ vi
PHẦN I:MỞĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Đặtvấnđề..................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu và yêu cầu củađềtài ..................................................................... 2
1.3. Ý nghĩa củađề tài ........................................................................................ 2
PHẦN II: TỔNG QUANTÀI LIỆU .............................................................. 3
2.1. Cơ sở khoa học củađề tài ........................................................................... 3
2.1.1. Khái niệm vềmôi trường ......................................................................... 3
2.1.2. Khái niệm về ô nhiễm môi trường, ô nhiễm môitrường nước ................ 5
2.1.3. Khái niệm nước thải và nguồnnướcthải .................................................. 6
2.1.4. Một số văn bản liên quan đến tàinguyên nước ....................................... 7
2.2. Tình hình ô nhiễm nước trên thế giới và ở Việt Nam 2.2.1. Tình hình
ô nhiễm nước trênthế giới ...................................................................... 8
2.2.2 Hiện trạng tài nguyên nước ởViệtNam .................................................. 11
2.2.3. Tình hình ô nhiễm nước ởViệt Nam ..................................................... 14
PHẦNIII:ĐỐITƢỢNG,NỘIDUNGVÀPHƢƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU ..............17
3.1. Đối tượng và phạm vinghiêncứu .............................................................. 17
3.1.1. Đối tượngnghiêncứu ............................................................................. 17
3.1.2. Phạm vinghiêncứu ................................................................................. 17
3.2.1. Địa điểm ................................................................................................ 17
3.2.2. Thời gian nghiên cứu ............................................................................ 17
vii
3.3.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH thép đặt biệt
SHENGLI Việt Nam ............................................................................ 17
3.3.2. Công nghệ sản xuất, các nguồn thải và công nghệ xử lý của Công ty .17
3.3.3. Đánh giá chất lượng môi trường nước, nước thải của Công ty, ảnh
hưởng của nước thải tới môi trường và cuộc sống củacon người........ 17
3.3.4. Đề xuất giải pháp trong quá trình nghiên cứu đề tài vềCôngty ............ 17
3.4.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệuthứcấp ........................................ 17
3.4.3. Phương pháp lấy mẫu, bảo quản và phântích mẫu ............................... 18
3.4.4. Phương pháp đối chiếu với tiêu chuẩn, quy chuẩnViệtNam ................ 22
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀTHẢO LUẬN ......................... 23
4.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH thép đặt biệt
SHENGLI Việt Nam ............................................................................ 23
4.1.1. Lịch sử hình thành Công ty TNHH thép đặt biệt SHENGLI Việt
Nam ...................................................................................................... 23
4.1.2. Khái quát về Nhà máy thép đặt biệt SHENGLIViệtNam ..................... 23
4.1.3. Cơ cấu tổ chức củaCôngty ..................................................................... 27
4.2. Công nghệ sản xuất, các nguồn thải và công nghệ xử lý nước thải của
Côngty .................................................................................................. 27
4.2.1. Công nghệsảnxuất ................................................................................. 27
4.2.2. Các nguồn thải có khả năng gâyô nhiễm .............................................. 31
4.2.3. Quy trình công nghệ xử lý nước thải củacông ty .................................. 33
4.3. Đánh giá chất lượng môi trường nước, nước thải của Nhà máy, ảnh
hưởng của nước thải tới môi trường và cuộc sống củacon người........ 42
4.3.1. Đánh giá chất lượng môi trường nước của nhà máy thép đặc biệt
SHENGLI Việt Nam thông qua các kết quảphântích .......................... 42
4.3.2. Đánh giá chất lượng môi trường nước thải của nhà máy thép đặc
biệt SHENGLI Việt Nam thông qua các kết quảphântích ................... 46
viii
4.3.3. Ảnh hưởng do hoạt động sản xuất của công ty tới cuộc sống của
người dânxungquanh ............................................................................ 50
4.4. Đề xuất giải pháp trong quá trình nghiên cứu đề tài tạiCông ty .............. 51
4.4.1. Giải pháp giảm thiểunướcthải ............................................................... 51
4.4.2. Giải pháp tuyên truyền giáo dục và xã hội hóa côngtácBVMT ........... 52
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀĐỀ NGHỊ .......................................................... 53
5.1. Kếtluận ..................................................................................................... 53
5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 53
TÀI LIỆUTHAMKHẢO .............................................................................. 55
1
PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấnđề
Trong quá trình phát triển của nền văn minh nhân loại, sản xuất gang
thép giữ một vai trò rất quan trọng. Qua nhiều thiên niên kỷ, chúng tạo ra
các sản phẩm được sử dụng rất rộng rãi trong các ngành công nghiệp, nông
nghiệp, xây dựng, sản xuất và phân phối năng lượng, chế tạo máy móc thiết
bị, sản xuất hàng gia dụng và trong y học, trong an ninh quốc phòng,...
Nguyên liệu chính được sử dụng trong quá trình sản xuất phôi thép dựa vào
nguồn thép phế trong nước và nhập khẩu. Do nguyên liệu là thép phế liệu,
dính nhiều tạp chất nên khi xử lý thường phát sinh ô nhiễm, gây ảnh hưởng
trực tiếp tới môi trường, đặc biệt là môi trường nước và ảnh hưởng tới sức
khỏe người dân. Vì thế, ngành thép được đánh giá là một trong những ngành
công nghiệp có “tiềm năng” gây ô nhiễm, suy thoái môi trường do có lượng
chất thải lớn và có nồng độ các chất ô nhiễm cao.
Công ty TNHH thép đặc biệt SHENGLI Việt Nam là doanh nghiệp
thép quy mô lớn 100% vốn đầu tư Trung Quốc do công ty TNHH đầu tư
phát triển SHENGLI (Phúc Kiến) cùng với tập đoàn xuất nhập khẩu khoáng
sản ngũ kim tỉnh Quảng Đông cùng nhau đầu tư thành lập. Ngày 16 tháng 01
năm 2008, Công ty TNHH thép đặc biệt SHENGLI Việt Nam được Bộ xây
dựng đầu tư phê chuẩn và tiến hành thành lập. Trong quá trình hoạt động sản
xuất, lưu trình lò hồ quang điện - lò thùng tinh luyện thép đã gây ảnh hưởng
nghiêm trọng tới môi trường nước và không khí, do đó Công ty đã thiết kế
và xây dựng hệ thống lọc bụi xử lý khói bụi và hệ thống xử lý nước thải đối
với nước thải sinh hoạt, đặc biệt là hệ thống tuần hoàn nước sạch và hệ
thống tuần hoàn nước đục đối với nước thải sản xuất, đảm bảo đáp ứng các
tiêu chuẩn, quy chuẩn nước thải trước khi ra môi trường.
2
Xuất phát từ thực tế nói trên và nguyện vọng của bản thân cùng với sự
đồng ý của Ban giám hiệu nhà trường, Công ty Cổ phần Môi trường xanh Cửu
Long, Ban chủ nhiệm khoa Môi trường - Trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của thầy giáo PGS.TS Nguyễn Thế Hùng,
em tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp xử lý môi trường nước thải tại nhà
máy thép đặc biệt SHENGLI Việt Nam”.
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đềtài
- Tìm hiểu công nghệ sản xuất tại Công ty và dự báo các nguồnthải.
- Đánh giá chung về hiện trạng chất lượng nước thải tại nhà máy thép
đặc biệt SHENGLI Việt Nam và xác định mức độ ô nhiễm và nguồn gây ô
nhiễm nướcthải.
- Đề xuất một số biện pháp xử lý nhằm giảm thiểu ô nhiễm đối với môi
trườngnước.
1.3. Ý nghĩa của đềtài
* Ý nghĩa khoahọc:
- Là nguồn cơ sở dữ liệu cho các nghiên cứu về sau. Áp dụng với các
vùng, các cơ sở có điều kiện tươngtự.
- Vận dụng được những kiến thức về môi trường nước, cải tạo phục hồi
môi trường đã được học và áp dụng vào trong thựctế.
* Ý nghĩa trong thựctiễn:
- Tăng cường trách nhiệm của ban lãnh đạo Công ty trước ảnh hưởng
của hoạt động sản xuất đến môi trường. Từ đó có hoạt động tích cực trong
việc quản lý và xử lý nướcthải.
- Cảnh báo nguy cơ gây ô nhiễm và suy thoái môi trường nước do nước
thải gây ra, ngăn ngừa và giảm thiểu ảnh hưởng của nước thải đến môi trường,
bảo vệ sức khoẻ của người dân khu vực quanh Côngty.
3
PHẦN II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đềtài
2.1.1. Khái niệm về môitrường
Theo Luật Bảo vệ môi trường đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII thông qua ngày 23 tháng 6 năm 2014: "Môi
trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối
với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật."[11]
* Môi trường sống của con người theo chức năng được chia thành cácloại:
- Môi trường tự nhiên: bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hoá
học, sinh học, tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu
tác động của con người. Ðó là ánh sáng mặt trời, núi sông, biển cả, không khí,
động vật, thực vật, đất, nước,... Môi trường tự nhiên chứa không khí để ta hô
hấp; cho ta đất để xây dựng nhà cửa, trồng trọt, chăn nuôi, cung cấp cho con
người các loại tài nguyên khoáng sản cần thiết cho quá trình sản xuất; là nơi
chứa đựng, đồng hoá các chất thải, cung cấp cho ta cảnh đẹp để giải trí, làm
cho cuộc sống con người thêm phongphú,…
- Môi trường xã hội: là tổng thể các quan hệ giữa người với người. Ðó
là những luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định,... ở các cấp khác nhau
như: Liên Hợp Quốc, Hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng
xã, họ tộc, gia đình, tổ nhóm, các tổ chức tôn giáo, tổ chức đoàn thể,... Môi
trường xã hội định hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất
định, tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống
của con người khác với các sinh vậtkhác.
- Ngoài ra, người ta còn phân biệt khái niệm môi trường nhân tạo, bao
gồmtấtcảcácnhântốdoconngườitạonên,làmthànhnhữngtiệnnghitrong
4
cuộc sống, như ôtô, máy bay, nhà ở, công sở, các khu vực đô thị, công viên nhân
tạo,...
Môi trường theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần
thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người, như tài nguyên thiên nhiên,
không khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội,...
Môi trường theo nghĩa hẹp không xét tới tài nguyên thiên nhiên, mà chỉ
bao gồm các nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc
sống con người. Ví dụ: môi trường của học sinh gồm nhà trường với thầy
giáo, bạn bè, nội quy của trường, lớp học, sân chơi, phòng thí nghiệm, vườn
trường, tổ chức xã hội như Ðoàn, Ðội với các điều lệ hay gia đình, họ tộc,
làng xóm với những quy định không thành văn, chỉ truyền miệng nhưng vẫn
được công nhận, thi hành và các cơ quan hành chính các cấp với luật pháp,
nghị định, thông tư, quyđịnh.
Tóm lại, môi trường là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở
để sống và pháttriển.
* Môi trường có các chức năng cơ bảnsau:
- Môitrườnglàkhônggiansinhsốngcủaconngườivàcácloàisinhvật.
- Môi trường là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt
động sản xuất của conngười.
- Môi trường là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra
trong cuộc sống và hoạt động sản xuất củamình.
- Môi trường là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới
con người và sinh vật trên tráiđất.
- Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho conngười.
Con người luôn cần một khoảng không gian dành cho nhà ở, sản xuất lương
thực và tái tạo môi trường. Con người có thể gia tăng không gian sống cần
thiết cho mình bằng việc khai thác và chuyển đổi chức năng sử dụng của các
5
loại không gian khác như khai hoang, cải tạo các vùng đất và nước mới. Việc
khai thác quá mức không gian và các dạng tài nguyên thiên nhiên có thể làm
cho chất lượng không gian sống mất đi khả năng tự phục hồi. [10]
2.1.2. Khái niệm về ô nhiễm môi trường, ô nhiễm môi trườngnước
* Ô nhiễm môitrường
- Theo Luật Bảo vệ môi trường đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII thông qua ngày 23 tháng 6 năm 2014: “Ô
nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù
hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh
hưởng xấu đến con người và sinh vật.”[11]
- Nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường là do các hoạt động
của con người gây ra như sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt, giao
thông vận tải,… Ngoài ra, ô nhiễm còn do một số hoạt động của tự nhiên: núi
lửa phun nham thạch gây nhiều bụi bặm, thiên tai, lũ lụt, động đất, sóng
thần,… tạo điều kiện cho nhiều loại vi sinh vật gây bệnh pháttriển.
* Ô nhiễm môi trườngnước
- Theo Luật Tài nguyên nước đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII thông qua ngày 21 tháng 6 năm 2012: “Ô
nhiễm môi trường nước là sự biến đổi tính chất vật lý, tính chất hóa học và
thành phần sinh học của nước không phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ
thuật cho phép, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật.”[12]
- Ô nhiễm nước có nguyên nhân từ các loại nước, chất thải công nghiệp
được thải ra lưu vực các con sông mà chưa qua xử lý đúng mức; các loại phân
bón hoá học và thuốc trừ sâu ngấm vào nguồn nước ngầm và nước ao hồ;
nước thải sinh hoạt được thải ra từ các khu dân cư ven sông gây ô nhiễm trầm
trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, sinh vật trong khuvực.
6
- Việc thải các chất thải hoặc nước thải vào môi trường nước sẽ gây ra ô
nhiễm nước về vật lý, hóa học, hữu cơ, nhiệt hoặc phóng xạ. Việc thải đó phải
không được gây nguy hiểm đối với sức khỏe cộng đồng và phải tính đến khả
năng đồng hóa các chất thải của nước (khả năng pha loãng, tự làm sạch,…).
Những hoạt động kinh tế - xã hội của cộng đồng, những biện pháp xử lý nước
đóng vai trò rất quan trọng trong vấn đềnày.
2.1.3. Khái niệm nước thải và nguồn nướcthải
* Nước thải: “Nước thải là nước được thải ra sau khi đã sử dụng, hoặc
được tạo ra trong một quá trình công nghệ và không còn có giá trị trực tiếp
đối với quá trình đó nữa.”[17]
* Nguồn nước thải: Nguồn nước thải là nguồn phát sinh ra nước thải và
là nguồn gây ô nhiễm môi trường nước chủyếu.
Có nhiều cách phân loại nguồn nước thải như sau:
- Phân loại theo nguồnthải:
+ Nguồn xác định (nguồn điểm): Là nguồn gây ô nhiễm có thể xác định
được vị trí, bản chất, lưu lượng xả thải và các tác nhân gây ô nhiễm (ví dụ như
cống xả thải).
+ Nguồn không xác định: Là nguồn gây ô nhiễm không cố định, không
xác định được vị trí, bản chất, lưu lượng và các tác nhân gây ô nhiễm; nguồn
này rất khó quản lý (ví dụ như nước mưa chảy tràn qua đồng ruộng, đường
phố đổ vào sông ngòi, ao, hồ, kênhrạch).
- Phân loại theo tác nhân gây ônhiễm:
+ Tác nhân hóa lý: màu sắc, nhiệt độ, mùi vị, độ dẫn điện, chất rắn lơ lửng,...
+ Tác nhân hóa học: Kim loại nặng như Hg, Cd, As,…
+ Tác nhân sinh học: vi sinh vật, tảo, vi khuẩn E.Coli,...
- Phân loại theo nguồn gốc phát sinh (là cơ sở để lựa chọn biện pháp
quản lý và áp dụng công nghệ):
7
+ Nước thải sinh hoạt: là nước thải từ các khu dân cư, khu vực hoạt
động thương mại, khu vực công sở, trường học và các cơ sở tương tự khác, có
chứa đựng các chất thải trong quá trình sinh sống của con người.
+ Nước thải công nghiệp (hay còn gọi là nước thải sản xuất): là nước
thải từ các nhà máy đang hoạt động hoặc trong đó nước thải công nghiệp là
chủ yếu. Các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giao thông vận tải.
+ Nước thấm qua: là lượng nước thấm vào hệ thống ống bằng nhiều
cách khác nhau, qua các khớp nối, các ống có khuyết tật hoặc thành hố ga hay
hố xí.
+ Nước thải tự nhiên: nước mưa được xem như nước thải tự nhiên ở
những thành phố hiện đại, chúng được thu gom theo hệ thống riêng.
+ Nước thải đô thị: nước thải đô thị là một thuật ngữ chung chỉ chất
lỏng trong hệ thống cống thoát của một thành phố, thị xã; đó là hỗn hợp của
các loại nước thải trên.[14]
2.1.4. Một số văn bản liên quan đến tài nguyênnước
- Luật Bảo vệ Môi trường số 55/2014/QH13 được Quốc hội nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua và ban hành ngày 23 tháng 6 năm
2014 và có hiệu lực thi hành từ ngày ngày 01 tháng 01 năm2015;
- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 được Quốc hội khóa XIII, kỳ
họp thứ 3 thông qua ngày 21/6/2012 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng
01 năm 2013;
- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính
phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của luật bảo vệ môitrường;
- Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Chính
phủ quy định chi tiết thi hành Luật Tài nguyênnước;
- Nghị định số 18/2015/NĐ-CP Quy định về quy hoạch bảo vệ môi
trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế
hoạch bảo vệ môitrường;
8
- Nghị định số 201/2013/NĐ-CP Quy định việc cấp phép thăm dò, khai
thác, sử dụng tài nguyên nước, xả thải vào nguồnnước;
- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của chính
phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật Bảo
vệ Môitrường;
- Nghị định số 154/2016/NĐ-CP ngày 16/11/2016 của Chính phủ về phí
bảo vệ môi trường đối với nướcthải;
- Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT về việc áp dụng Tiêu chuẩn Việt
Nam về môitrường;
- Thông tư số 12/2015/TT-BTNMT ngày 31/03/2015 của Bộ tài nguyên
và Môi trường về việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môitrường;
- QCVN 08:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nướcmặt;
- QCVN 09:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nướcngầm;
- QCVN 40:2011/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải
công nghiệp;
- QCVN 14:2008/BNTMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải
sinhhoạt;
- TCVN 7957:2008: Tiêu chuẩn về thiết kế hệ thống xử lý nướcthải;
- TCVN 5945-2005: Nước thải công nghiệp - Tiêu chuẩnthải;
- TCVN 5942-1995: Chất lượng nước - Tiêu chuẩn nướcmặt;
- TCVN5944-1995:Chấtlượngnước-Tiêuchuẩnchấtlượngnướcngầm.
2.2. Tình hình ô nhiễm nƣớc trên thế giới và ở ViệtNam
2.2.1. Tình hình ô nhiễm nước trên thếgiới
Ô nhiễm nước đang là vấn đề đáng báo động trên thế giới hiện nay, đặc
biệt là ở các nước phát triển. Cùng với sự phát triển của hàng loạt nhà máy,
9
khu công nghiệp,… lượng các chất thải độc hại được thải ra môi trường làm
cho nguồn nước ở đây bị ô nhiễm nghiêm trọng. Thế giới cảnh báo, hiện cứ ba
người trên trái đất có một người sống trong tình trạng thiếu nước. Việc khai
thác và sử dụng tài nguyên nước một cách không hợp lý cũng là nguyên nhân
dẫn tới việc suy thoái tài nguyên nước. Nhiều quốc gia có tài nguyên nước
thuộc vào hàng trung bình trên thế giới nhưng lại ẩn chứa nhiều dấu hiệu
không bền vững. Biến đổi khí hậu cũng đang làm cho nhiều nơi rơi vào tình
cảnh khan hiếm nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp, đe dọa tới an ninh
lương thực, làm gia tăng tình trạng nghèo đói và bất ổn xã hội.
Theo báo cáo mới nhất của Liên hiệp quốc, đến năm 2050, nhu cầu
lương thực tăng 70% và nhu cầu nước tăng 19%. Lúc đó, cần huy động đến
90% nguồn nước trên thế giới. Trong khi đó, sự phân bố và sử dụng nguồn
nước đang bộc lộ nhiều điểm bất hợp lý. [14]
Dưới đây là một số khu vực đang chịu nhiều thách thức nhất thế giới
hiện nay:
- Hàm lượng thủy ngân trong nước ngầm ở Vapi, Ấn Độ cao gấp 96
lần so với tiêu chuẩn sức khỏe do Tổ chức Y tế Thế Giới quy định;[14]
- Ở châu Phi, nguồn nước ở khoảng 50 con sông được "chia năm sẻ
bảy" cho các quốc gia, việc tranh giành nguồn nước từ các sông Nile,
Zambezi, Niger và Volta rất có khả năng xảy ra tranh chấp. Cuộc xung đột về
nước sạch không chỉ diễn ra giữa nhiều quốc gia mà thậm chí xảy ra ngay
trong một quốc gia khi các bang cùng chia sẻ một con sông;[14]
- Ở Hoa Kỳ, vùng Đại Hồ bị ô nhiễm nặng, trong đó hồ Erie, Ontario ô
nhiễm đặc biệt nghiêmtrọng;
- Trung Quốc là nước đông dân nhất thế giới, kèm theo sự phát triển về
kinh tế xã hội đã gây ảnh hưởng lớn tới môi trường. Một trong những vấn đề
ônhiễmmôitrườngđángquantâmởnướcnàyđólàtìnhtrạngônhiễm
10
nghiêm trọng xảy ra ở các dòng sông. Sông Hoàng Hà, con sông dài thứ hai
Trung Quốc đã bị ô nhiễm nặng vì chất thải công nghiệp;
- Theo thống kê của Cục Môi trường Vương Quốc Anh (1989), khoảng
80% trong số 12.000.000 m3 nước cống ở Anh và Wales có nguồn gốc từ
nước thải sinh hoạt, trong đó 95% tải lượng ô nhiễm hữu cơ được xử lý trước
khi đổ thải. Trong khi đó, ở nhiều quốc gia nguồn nước thải này chưa được xử
lý mà đổ trực tiếp và nguồn tiếp nhận.[14]
Các thách thức nghiêm trọng liên quan đến nước mà những khu vực
này đang phải đối mặt xuất phát từ biến đổi khí hậu, thủy học, hoạt động quản
lý và xử lý nguồn nước. Thêm vào đó, còn có những khác biệt về tính chất và
hiệu quả của các hệ thống thể chế, sự bất tương đồng trong phân phối, cấu
trúc nhân khẩu của dân số cũng như các nhân tố vĩ mô liên quan đến buôn bán
quốc tế. Dân số đô thị trong khu vực đã tăng gấp 3 lần trong 4 thập kỷ qua,
đặc biệt là ở các thành phố nhỏ và trung bình. Theo Liên hiệp quốc, con số
này sẽ tiếp tục tăng nhanh từ 460 triệu người hiện nay lên 609 triệu người vào
năm 2030 với nhiều thành phố quy mô hơn 1 triệu dân. Trong khi đó, theo các
báo cáo được công bố Diễn đàn Nước toàn cầu lần thứ 6 mới đây cho thấy,
hiện vẫn còn có tới 3 tỷ người trên thế giới không được tiếp cận nguồn nước
an toàn cho sức khỏe. Mục tiêu thiên niên kỷ là giảm nửa số người không
được tiếp cận nước sạch đã đạt được đúng hạn vào 2010, nhưng tình hình vẫn
rất nghiêm trọng. Nước bẩn vẫn là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên thế
giới, mỗi phút có tới 7 người trên hành tinh thiệt mạng. Ủy viên châu Âu về
hợp tác quốc tế, cứu trợ nhân đạo, Kristalina Georgieva, nhấn mạnh: “Các
thảm họa về nước gây nhiều thiệt hại cho con người, cộng đồng. Đặc biệt,
những người nghèo dễ bị tổn thương và bị ảnh hưởng nhiều nhất”.[14]
11
2.2.2 Hiện trạng tài nguyên nước ở Việt Nam
Tài nguyên nước ở Việt Nam được đánh giá là rất đa dạng và phong
phú, bao gồm cả nguồn nước mặt và nước ngầm ở các thủy vực tự nhiên và
nhân tạo như sông, suối, hồ tự nhiên, hồ nhân tạo, giếng khơi, hồ đập, ao, đầm
phá và các túi nước ngầm. Hiện nay, tổng lượng nước sông ngòi trên lãnh
thổ Việt Nam khoảng 830 tỷ m3; được tập trung chủ yếu trên 13 lưu vực sông
(LVS) lớn, bao gồm sông Hồng, sông Thái Bình, sông Đà, sông Lô, sông
Bằng Giang - Kỳ Cùng, sông Mã, sông Cả, sông Vu Gia - Thu Bồn, sông Ba,
sông Đồng Nai và sông Mê Kông, sông Sê San, sông Srepok. Lượng nước sản
sinh trên lãnh thổ Việt Nam là 310 tỷ m3/năm (chiếm 37,4%), trong đó lượng
nước ngầm là khoảng 91 tỷ m3/năm, lượng nước từ nước ngoài vào là 520 tỷ
m3/năm (chiếm 62,6%). Trong khi đó, tài nguyên nước Việt Nam phân bố
không đều theo không gian và thời gian: 60% nước sông ngòi Việt Nam thuộc
đồng bằng sông Cửu Long, hơn 20% thuộc sông Hồng và Đồng Nai và lượng
nước tập trung chủ yếu vào mùa mưa (tổng lượng nước mùa cạn chỉ có 194.5
tỷ m3/năm, chiếm 23.36% lượng nước bình quân năm).[15]
Có 6 lưu vực sông phụ thuộc hoặc liên quan đến dòng chảy của các
nước khác, đó là sông Bằng Giang - Kỳ Cùng, sông Hồng, sông Mã, sông Cả,
sông Đồng Nai và sông Cửu Long. Gần 40% dòng chảy của sông Hồng là từ
Trung Quốc; hơn 10% dòng chảy của sông Đồng Nai là từ Campuchia và
khoảng 95% dòng chảy của LVS Cửu Long là từ các nước thượng nguồn sông
Mê Công. [15]
Trong nhiều năm gần đây, các hoạt động khai thác nước để phát triển
thủy điện ở các quốc gia thượng nguồn trên các sông xuyên biên giới đang
diễn ra mạnh mẽ. Trung Quốc đã và đang xây dựng 20 nhà máy thủy điện trên
thượng nguồn các sông Đà, sông Lô và sông Thao, và 14 đập thủy điện với
công suất lắp đặt 22.590 MW trên LVS Mê Kông; Lào, Thái Lan
và
12
Campuchia đang lập kế hoạch xây dựng 11 công trình thủy điện với tổng công
suất 10.000-19.000 MW. Các hoạt động này đã và đang làm ảnh hưởng đến
chế độ dòng chảy và gây xói lở bờ sông của Việt Nam, đáng kể nhất là làm
thay đổi lượng dòng chảy, mực nước sông, đặc biệt vào mùa khô, tác động
trực tiếp đến nhu cầu sử dụng nước trên các LVS.[15]
Ngoài ra, áp lực gia tăng dân số cũng gây ra nguy cơ cạn kiệt và tình
trạng thiếu nước vào mùa khô. Trong những năm gần đây, ở hạ lưu trên hầu
hết các LVS, tình trạng suy giảm nguồn nước dẫn tới thiếu nước, khan hiếm
nước không đủ cung cấp cho sinh hoạt, sản xuất đang diễn ra ngày một thường
xuyên hơn, trên phạm vi rộng lớn hơn và ngày càng nghiêm trọng hơn.
Hiện tượng nguồn nước suy giảm trong các vụ Đông - Xuân (2004 2005, 2005 - 2006, 2006 - 2007, đặc biệt là 2009 - 2010) đã diễn ra ở hạ lưu
các hồ chứa thủy điện Hòa Bình, Thác Bà, gần đây là thêm hồ Tuyên Quang,
dẫn tới cạn kiệt nghiêm trọng dòng chảy ở hạ lưu sông Hồng. Dòng sông
Hồng có những thời kỳ cạn trơ đáy.[15]
Trong suốt mùa khô năm 2010, mực nước các sông ở Tây Nguyên như
sông Sê San, sông Ayun,... cũng xuống thấp dần. Tại Gia Lai, hạn hán diễn ra
trên diện rộng tại các huyện phía Đông của tỉnh là Kông Chro, Krông Pa, Ðăk
Pơ, Kbang,... Trên hầu hết các sông ở Bắc Trung bộ và Nam Trung bộ, mực
nước trung bình tháng đều thấp hơn so với trung bình nhiều năm và đã xuống
thấp nhất trong vòng 40-50 năm qua, nước mặn xâm nhập sâu vào vùng cửa
sông ven biển Trung Bộ như Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh,… Một số tỉnh
như Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Cà Mau... nước mặn đã xâm
nhập sâu tới 30km - 70km. Tại TP. Hồ Chí Minh, một số nơi vùng ngoại và
nội thành cũng đã bị nhiễm mặn, gây thiệt hại lớn cho trồng trọt, nuôi trồng
thủy sản và sinh hoạt của người dân. [15]
13
Trong khi nguồn nước ở hạ lưu các LVS đang bị suy giảm thì áp lực gia
tăng nhu cầu sử dụng nước cũng ngày càng tăng (ước tính năm 2010, tổng
nhu cầu nước của các ngành khoảng 130 tỷ m3, gần tương đương với nguồn
nước các LVS vào mùa khô). Thực tế trên càng làm tăng nguy cơ khan hiếm
nguồn nước và sự cạnh tranh trong khai thác, sử dụng nước giữa các ngành,
địa phương.[15]
Tại lưu vực sông Hồng - Thái Bình đã có sự cạnh tranh về sử dụng
nguồn nước tại các hồ chứa đa mục tiêu như sử dụng nước cho phát điện,
phòng chống lũ hạ du, cung cấp nước tưới cho giao thông vận tải thủy, nông
nghiệp, nuôi trồng thủy sản, sinh hoạt, du lịch, duy trì sinh thái hạ du,…; cạnh
tranh trong sử dụng nguồn nước cho các mục đích sinh hoạt, nông nghiệp,
công nghiệp (sử dụng nguồn nước làm nơi tiếp nhận nước thải), nuôi trồng
thủy sản trên một số sông nhánh như sông Chu, hạ du hồ Dầu Tiếng; cạnh
tranh trong nuôi trồng thủy sản, phát điện và môi trường hạ du ở hồ Trị An,…
Hiện nay, trên cùng một dòng sông, sự cạnh tranh giữa những người sử dụng
nước ở đầu nguồn và những hộ ở cuối nguồn đang là một thực tế khách quan.
Để giảm sự cạnh tranh, cần phải xây dựng các quy định cụ thể về điều
hòa, phân phối và chia sẻ nguồn nước. Một trong những căn cứ quan trọng
cho việc điều hòa, phân phối nguồn nước là quy hoạch phân bổ tài nguyên
nước của LVS, trong đó xác định ngưỡng khai thác tài nguyên nước đối với
từng nguồnnước.
Bên cạnh đó, do quá trình khai thác sử dụng tài nguyên nước chưa hợp
lý và thiếu bền vững dẫn đến tình trạng suy giảm tài nguyên nước trong khi
hiệu quả sử dụng nước còn thấp. Tính bình quân, lượng nước sử dụng cho
nông nghiệp chiếm 82%, nước cho công nghiệp chiếm 3,7%; nước cho sinh
hoạt chiếm 3,0% và nước cho thủy sản chiếm 11%. Cơ cấu sử dụng nước
đang có xu hướng tăng dần cho công nghiệp và thủy sản và sinh hoạt.[15]
14
2.2.3. Tình hình ô nhiễm nước ở Việt Nam
Giống như một số nước trên thế giới, hiện nay, Việt Nam đang phải đối
mặt với các thách thức lớn về tình trạng ô nhiễm nguồn nước, đặc biệt là tại
các khu công nghiệp và đô thị.
Theo một kết quả nghiên cứu công bố năm 2008 của Ngân hàng thế
giới (WB), trên 10 tỉnh thành phố Việt Nam, xếp theo thứ hạng về ô nhiễm
đất, nước, không khí, TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội là những địa bàn ô nhiễm
đất nặng nhất. Theo báo cáo của Chương trình môi trường của Liên hợp quốc,
HàNộivàthànhphốHồChíMinhcũngđứngđầuChâuÁvềmứcđộônhiễmbụi.
-ỞthànhphốHà Nội,tổnglượngnướcthảicủathànhphốlêntới
300.0
- 400.000 m3/ngày; hiện mới chỉ có 5/31 bệnh viện có hệ thống xử lý
nước thải, chiếm 25% lượng nước thải bệnh viện; 36/400 cơ sở sản xuất có hệ
thống xử lý nước thải; lượng rác thải sinh hoại chưa được thu gom khoảng
1.200m3/ngày đang xả vào các khu đất ven các hồ, kênh, mương trong nội
thành; chỉ số BOD, oxy hoà tan, các chất NH4, NO2, NO3 ở các sông, hồ,
mương nội thành đều vượt quá quy định cho phép.[10]
- Ở TP. Hồ Chí Minh, lượng rác thải lên tới gần 4.000 tấn/ngày; chỉ có
24/142 cơ sở y tế lớn là có hệ thống xử lý nước thải; khoảng 3.000 cơ sở sản
xuất gây ô nhiễm thuộc diện phải di dời.[10]
- Không chỉ riêng Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh mà ở các đô thị khác như
Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Nam Định, Hải Dương,… nước thải sinh hoạt
cũng không được xử lý, độ ô nhiễm nguồn nước nơi tiếp nhận nước thải đều
vượt quá tiểu chuẩn cho phép (TCCP). Các thông số chất lơ lửng (SS), BOD,
COD, oxy hoà tan (DO) đều vượt từ 5-10 lần, thậm chí 20 lần TCCP.[10]
- Về tình trạng ô nhiễm nước ở nông thôn và khu vực sản xuất nông
nghiệp: hiện nay Việt Nam có gần 76% dân số đang sinh sống ở nông thôn –
lànơicơsởhạtầngcònlạchậu,phầnlớncácchấtthảicủaconngườivàgia
15
súc không được xử lý nên thấm xuống đất hoặc bị rửa trôi, làm cho tình trạng
ô nhiễm nguồn nước về mặt hữu cơ và vi sinh vật ngày càng cao. Theo báo
cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số vi khuẩn Feca Coliform
trung bình biến đổi từ 1.500 - 3.500 MNP/100ml ở các vùng ven sông Tiền và
sông Hậu, tăng lên tới 3800 - 12.500 MNP/100ml ở các kênh tưới tiêu. Trong
sản xuất nông nghiệp, do lạm dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, các nguồn
nước ở sông, hồ, kênh, mương bị ô nhiễm, ảnh hưởng lớn đến môi trường
nước và sức khoẻ nhân dân. Theo thống kê của Bộ Thuỷ sản, tổng diện tích
mặt nước sử dụng cho nuôi trồng thuỷ sản đến năm 2001 của cả nước là
751.999 ha. Do nuôi trồng thuỷ sản ồ ạt, thiếu quy hoạch, không tuân theo
quy trình kỹ thuật nên đã gây nhiều tác động tiêu cực tới môi trường nước.
Cùng với việc sử dụng nhiều và không đúng cách các loại hoá chất trong nuôi
trồng thuỷ sản, thì các thức ăn dư lắng xuống đáy ao, hồ, lòng sông làm cho
môi trường nước bị ô nhiễm các chất hữu cơ, làm phát triển một số loài sinh
vật gây bệnh và xuất hiện một số tảo độc; thậm chí đã có dấu hiệu xuất hiện
thuỷ triều đỏ ở một số vùng ven biển Việt Nam.[10]
Có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến tình trạng ô
nhiễm môi trường nước, như sự gia tăng dân số, mặt trái của quá trình công
nghiệp hoá, hiện đại hoá, cơ sở hạ tầng yếu kém, lạc hậu, nhận thức của người dân
về vấn đề môi trường còn chưa cao,… Đáng chú ý là sự bất cập trong hoạt
động quản lý, bảo vệ môi trường. Nhận thức của nhiều cấp chính quyền, cơ
quan quản lý, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm về nhiệm vụ bảo vệ môi
trường nước chưa sâu sắc và đầy đủ; chưa thấy rõ ô nhiễm môi trường nước là
loại ô nhiễm gây nguy hiểm trực tiếp, hàng ngày và khó khắc phục đối với đời
sống con người cũng như sự phát triển bền vững của đất nước. Các quy định
về quản lý và bảo vệ môi trường nước còn thiếu, chưa có các quy định và quy
trình kỹ thuật phục vụ cho công tác quản lý và bảo vệ nguồn nước. Cơ chế