Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

Thực hiện quy trình trồng cây ớt ngọt tại farm 115, moshav paran, vùng arava, israel, năm 2017 – 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 59 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------

GIA QUỐC TÚ
THỰC HIỆN QUY TRÌNH TRỒNG CÂY ỚT NGỌT TẠI FARM 115,
MOSHAV PARAN, VÙNG ARAVA, ISRAEL NĂM 2017 – 2018

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:

Chính quy

Chuyên ngành:

ST&BTĐDSH

Khoa:

Lâm nghiệp

Khóa học:

2014 - 2018

Thái Nguyên - 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM


--------------

GIA QUỐC TÚ

THỰC HIỆN QUY TRÌNH TRỒNG CÂY ỚT NGỌT TẠI FARM 115,
MOSHAV PARAN, VÙNG ARAVA, ISRAEL NĂM 2017 – 2018

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:

Chính quy

Chuyên ngành:

ST&BTĐDSH

Lớp:

K46 - ST&BTĐDSH

Khoa:

Lâm nghiệp

Khóa học:

2014 - 2018

Giảng viên hướng dẫn: TS. Đỗ Hoàng Chung


Thái Nguyên - 2018


i

LỜI CAM ÐOAN
Tôi xin cam đoan các số liệu về kết quả thực hiện được trình bày trong
khóa luận là kết quả thí nghiệm thực tế của tôi, nếu có sai sót gì tôi xin chịu
hoàn toàn trách nhiệm và chịu mọi hình thức kỷ luật của khoa và nhà trường
đề ra.
Thái Nguyên, Tháng 12 năm 2018
XÁC NHẬN CỦA GVHD

NGƯỜI VIẾT CAM ĐOAN

Đồng ý cho bảo vệ kết quả
Trước Hội đồng

TS. ĐỖ HOÀNG CHUNG

GIA QUỐC TÚ

XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN
Xác nhận đã sữa chữa sai sót sau khi Hội đồng đánh giá chấm
(Ký, họ và tên)


ii


LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là một khâu rất quan trọng trong quá trình học tập
của mỗi sinh viên nhằm hệ thống lại toàn bộ kiến thức đã học, vận dụng kiến
thức vào thực tiến, qua đó khi sinh viên ra trường sẽ hoàn thiện về kiến thức
cũng như các phương pháp làm việc để có thể đáp ứng được nhu cầu thực tiễn
của công việc sau này.
Xuất phát từ nhu cầu đó, được sự đồng ý của Khoa Lâm Nghiệp
Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Trung tâm Đào tạo và phát triển
quốc tế Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, em tiến hành thực tập tốt nghiệp
tại Farm
115, Paran, vùng Arava, Israel. T r o n g thời gian thực tập cũng như trong
thời gian học tập tại trường em đã nhận được sự quan tâm, chỉ bảo tận tình
của các thầy cô, bạn bè và các cô, chú, anh, chị tại nơi thực tập.
Em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban Giám hiệu Nhà trường,
Ban lãnh đạo Trung Tâm Đào tạo và phát triển quốc tế, Ban chủ nhiệm Khoa
Lâm Nghiệp, đặc biệt là thầy giáo TS. Đỗ Hoàng Chung người đã dành
nhiều thời gian, công sức hướng dẫn chỉ bảo tận tình, giúp đỡ em trong suốt
quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành báo cáo.
Em xin gửi lời cảm ơn tới các anh chị, thầy cô tại trung tâm AICAT
cùng toàn thể các cô chú, các anh chị và các bạn đang làm việc tại Farm 115,
Paran, vùng Arava, Israel đã nhiệt tình giúp đỡ, chỉ bảo, để em có được thành
công như ngày hôm nay.
Vì năng lực bản thân và thời gian có hạn nên bản khóa luận của em
không tránh khỏi những thiếu xót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp
của các thầy giáo, cô giáo và các bạn để khóa luận tốt nghiệp của em được
hoàn thiện
hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 12 năm 2018
Sinh vên

Gia Quốc Tú


3

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................ vi
DANH MỤC HÌNH ........................................................................................ vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...............................................................viii
PHẦN 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài ................................................................... 3
1.2.1. Mục tiêu chung........................................................................................ 3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể........................................................................................ 3
1.3. Ý nghĩa của đề tài....................................................................................... 3
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ...................................... 3
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiến sản xuất ............................................................. 4
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 5
2.1. Giới thiệu chung về cây ớt ngọt ................................................................. 5
2.1.1. Nguồn gốc ............................................................................................... 5
2.1.2. Phân loại ớt.............................................................................................. 5
2.1.3. Đặc điểm thực vật học của cây ớt ngọt ................................................... 6
2.2. Tổng quan về Israel, Arava và Moshav Paran ........................................... 8
2.2.1. Israel ........................................................................................................ 8
2.2.2. Arava ..................................................................................................... 11
2.2.3. Paran ...................................................................................................... 12
2.2.4. Trang trại 115 ........................................................................................ 13

2.3. Tình hình sản xuất ớt trên thế giới ........................................................... 13
2.4. Tình hình sản xuất ớt ở Israel................................................................... 16


4

PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU.....18
3.1. Đối tượng phạm vi nghiên cứu ................................................................ 18
3.1.1. Đối tượng .............................................................................................. 18
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu............................................................................... 18
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành. .............................................................. 18
3.2.1. Địa điểm ................................................................................................ 18
3.2.2. Thời gian tiến hành ............................................................................... 18
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 18
3.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 19
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp ................................................... 19
3.4.2. Phương pháp thu tập số liệu sơ cấp....................................................... 19
3.4.3. Phương pháp khảo sát thực tế ............................................................... 19
3.4.4. Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu .................................................... 19
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN........................... 20
4.1. Điều tra sơ bộ về vị trí địa lý, điều kiện địa hình, khí hậu,
kinh tế nông nghiệp và cơ sở vật chất của moshav Paran và farm 115 .......... 20
4.1.1. Moshav Paran ........................................................................................ 20
4.1.2. Vị trí địa lý ............................................................................................ 20
4.1.3. Khí hậu .................................................................................................. 21
4.1.4. Nông nghiệp .......................................................................................... 21
4.1.5. Kinh tế ................................................................................................... 22
4.1.6. Điều kiện cơ sở vật chất của trang trại 115, Paran................................ 22
4.2. Tìm hiểu đặc điểm hệ thống nhà lưới nhà kính sản xuất ớt

tại Farm 115, moshav Paran, vùng Avara, Israel ............................................ 23
4.2.1. Hệ thống nhà lưới.................................................................................. 23
4.2.2. Hệ thống nhà kính ................................................................................. 25
4.3. Tìm hiểu hệ thống tưới nhỏ giọt và hệ thống tưới phun sương
để sản xuất ớt tại Farm 115, moshav Paran, vùng Avara, Israel..................... 27


5

4.3.1. Hệ thống tưới nhỏ giọt tưới nhỏ giọt .................................................... 27
4.3.2. Hệ thống tưới phun sương..................................................................... 28
4.4. Thực hiện quy trình trồng cây ớt ngọt ..................................................... 30
4.4.1. Chọn giống ............................................................................................ 31
4.4.2. Chuẩn bị đất trồng ................................................................................. 31
4.4.3. Trồng cây............................................................................................... 33
4.4.4. Chăm sóc cây ........................................................................................ 34
4.4.5. Thu hoạch .............................................................................................. 43
4.4.6. Sau thu hoạch ........................................................................................ 43
4.5. Bài học kinh nghiệm rút ra từ quá trình sản xuất và từ quá
trình thực hiện đề tài........................................................................................ 44
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................... 46
5.1. Kết luận .................................................................................................... 46
5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 48


6

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Nhiệt độ sa mạc Negev năm 2018. ................................................. 10

Bảng 2.2: Diện tích, năng suất ớt trên thế giới trong giai đoạn 2014 – 2016 .....
13
Bảng 2.3: Sản lượng ớt trên thế giới trong giai đoạn 2014 – 2016................. 14
Bảng 2.4: Sản lượng ớt ở một số nước trên thế giới trong giai đoạn 2014 –
2016 ....15
Bảng 4.1: Nguồn nhân lực của Farm 115 ....................................................... 22
Bảng4.2: Tiêu chuẩn chọn giống cây ớt ngọt. ................................................ 31
Bảng 4.3: Chế độ tưới tiêu .............................................................................. 36
Bảng 4.4: Lượng phân bón.............................................................................. 36
Bảng 4.5: Nhiệt độ trung bình các tháng của moshav Paran trong năm 2017......
38
Bảng 4.6: Nhiệt độ trung bình các tháng của Farm 115 trong quá trình sản
xuất cây ớt ngọt từ tháng 8/2017 – 6/2018. .................................................... 38
Bảng 4.7: Sinh trưởng trung bình của 4 giống trong quy trình
trồng cây ớt ngọt từ tháng 8/2017 đến tháng 3/2018 ...................................... 42


vii

DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Sa mạc Negev.................................................................................... 9
Hình 2.2: Sản xuất rau quả ở thung lũng trung tâm Arava & Sodom 2012/2013 ...17
Hình 4.1: Ảnh chụp Moshav Paran ................................................................. 20
Hình 4.2: Hệ thống nhà lưới............................................................................ 23
Hình 4.3: Hệ thống nhà kính ........................................................................... 25
Hình 4.4: Sơ đồ công nghệ tưới nhỏ giọt ........................................................ 28
Hình 4.5: Sơ đồ cấu tạo hệ thống tưới phun sương. ....................................... 29
Hình 4.6: Sơ đồ chăm sóc cây trồng ............................................................... 30
Hình 4.7: Cày xới và tạo luống ....................................................................... 32
Hình 4.8: Ủ đất bằng nilon .............................................................................. 33

Hình 4.9: Trồng cây ớt ngọt. ........................................................................... 33
Hình 4.10: Lượng nước tưới ảnh hưởng đến sự phát triển của bộ rễ.............. 35
Hình 4.11: Biểu đồ nhiệt độ tháng của moshav Paran năm 2017 ................... 38
Hình 4.12: Biểu đồ nhiệt độ trung bình các tháng của Farm 115
trong quá trình sản xuất cây ớt ngọt từ tháng 8/2017 – 6/2018. ..................... 39
Hình 4.13: Làm dàn cho cây ớt ngọt............................................................... 40
Hình 4.14: Sơ đồ xử lý cây sau thu hoạch ...................................................... 43


viii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
GDP : Tổng sản phẩm nội địa.
PAO : Tổ chức nông nghiệp và lương thực liên hợp quốc.
EU

: Liên minh Châu Âu.

UAE : Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất.
IPM : Quản lý dịch hại tổng hợp.


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Đối với cây trồng nói chung và các loại cây trồng nông nghiệp thời vụ
hay hàng năm nói riêng, trong suốt vòng đời luôn chịu sự tác động rất lớn của
các yếu tố thời tiết, khí hậu, đất đai. Các nguồn năng lượng mặt trời, nhiệt độ,

lượng mưa, điều kiện thổ nhưỡng là những yếu tố quan trọng nhất. Nếu các
điều kiện về nhiệt độ, độ ẩm, diễn ra thuận lợi, đất tốt cây trồng sẽ sinh trưởng
phát triển tốt, cho năng suất sản lượng cao. Ngược lại, nếu giống tốt, vật tư kỹ
thuật đảm bảo nhưng các điều kiện về nhiệt độ, thời tiết, ẩm độ không ổn định,
đất xấu thì sẽ làm giảm năng suất cây trồng một cách rõ rệt. Các điều kiện về
nhiệt độ, độ ẩm luôn diễn biến và thường xuyên biến đổi vào các khoảng thời
gian trong ngày và các ngày trong tuần. Sự biến đổi thường xuyên đó cũng
ảnh
hưởng rất lớn đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng kéo theo sự
biến đổi về năng suất và sản lượng. Vì thế, để nâng cao năng suất và sản
lượng cây trồng phục vụ lợi ích của con người, phải khai thác triệt để, cải
thiện các yếu tố tác động đến cây trồng như nhiệt độ, độ ẩm, đất đai,… .
Trong đó yếu tố nhiệt độ và lượng nước tưới cung cấp cho cây ảnh hưởng rất
lớn tới năng suất, sản lượng của cây trồng.
Ớt ngọt (Capsicum annuum L.) là quả của giống cây thuộc họ cà, đôi
khi cũng được xếp vào nhóm ớt ít cay, là một loại quả gia vị cũng như loại quả
làm rau phổ biến trên thế giới. Có nhiều màu như: xanh, đỏ, vàng và cam,… .
Ớt ngọt có nguồn gốc từ miền Nam Bắc Mỹ và phần phía Bắc Nam Mỹ. Hạt
ớt ngọt đầu tiên được mang đến đất nước Tây Ban Nha vào khoảng năm 1493,
sau đó lan rộng ra khắp châu Âu, châu Phi và châu Á. Hiện nay, Trung quốc là
đất
nước dẫn đầu về lượng ớt ngọt xuất khẩu, sau đó là Me-xi-co và Indonexia.
Ngày nay nó được trồng khắp nơi trên thế giới và được sử dụng làm gia vị,
rau, và thuốc.


Ớt ngọt là một loại quả rất giàu các chất chống oxi hóa và vitamin C. So
với ớt ngọt xanh, ớt ngọt đỏ có nhiều vitamin và dưỡng chất hơn. Lượng
carotene, giống như lycopene trong ớt ngọt đỏ cao gấp 9 lần. Ớt ngọt đỏ còn
chứa gấp đôi lượng vitamin C so với ớt ngọt xanh. Theo các tài liệu khoa học

thì cứ 100g ớt ngọt thì có chứa 120mg vitamin C, là thực phẩm rất giàu chất
xơ.
Cùng với các giá trị về dinh dưỡng ớt ngọt là một loại cây trồng đem lại
hiệu quả về kinh tế cao, các nước trên toàn thế giới xuất khẩu hơn 30 triệu tấn
mỗi năm.
Israel được biết đến là một nước phần lớn diện tích là sa mạc, thiên
nhiên hết sức khắc nghiệt, là quốc gia chỉ có diện tích trên 20,000 km2 hơn
60% là sa mạc, lượng mưa trong năm vào khoảng 50mm, tức là bằng 1/30 của
việt nam. Tuy nhiên, lại là đất nước có nền nông nghiệp phát triển bậc nhất
trên thế giới những người Do Thái đã cải tạo và biến Israel trở thành “vườn
rau” của Châu Âu trong mùa đông với một nền nông nghiệp có năng suất là
hiệu quả cao nhất thế giới, mỗi năm nông nghiệp đem về 3,5 tỷ USD từ xuất
khẩu.
Thung lũng Arava là một trong những vùng đất khô cằn nhất thế giới,
nhưng ở đây được phủ xanh bởi những trang trại rau, hoa, quả màu mỡ. Ớt
ngọt là một trong những cây trồng chính tại đây, tuy là cây ưa khí hậu ôn hòa,
nhiệt độ thích hợp khoảng 18-28ºC, nhiệt độ dưới 15ºC và >32ºC cây sẽ phát
triển chậm, hoa bị rụng, tỉ lệ đậu quả thấp. Chính vì vậy, một yêu cầu cấp
thiết tại một đất nước 60% là sa mạc như Israel cần có các biện pháp để cân
bằng các yếu tố môi trường tự nhiên phù hợp để ớt ngọt đạt được năng suất và
sản lượng cao mà cây không bị chết, tăng thêm thu nhập cho các trang trại.
Vì vậy tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Thực hiện quy trình trồng cây Ớt
ngọt tại farm 115, Moshav Paran, vùng Arava, Israel, năm 2017 – 2018”. Để
đánh giá sự ảnh hưởng của yếu tố khí hậu và lượng nước tưới tới quá trình
sinh trưởng và phát triển của cây ớt ngọt, cũng như trong quá trình sản xuất
và thu


hoạch cây ớt ngọt. Tạo cơ sở cho việc nghiên cứu, chăm sóc và đưa ra các
biện pháp phù hợp để tăng năng suất và sản lượng cho cây ớt ngọt.

1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu chung
Đề tài nhằm nghiên cứu, phân tích, đánh giá mức ảnh hưởng của yếu tố
môi trường, nhiệt độ và lượng nước tưới tới quy trình trồng cây ớt ngọt. Từ đó
đề suất các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất cây ớt ngọt góp phần
nâng cao sản lượng cho người sản xuất.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Góp phần hệ thống hóa được cơ sở lý luận vào thực tiến và hiệu quả
kinh tế trong quy trình sản xuất cây ớt ngọt.
Đánh giá được thực trạng hệ thống nhà kính, nhà lưới và hệ thống tưới
tự động tới quy trình trồng cây ớt ngọt của farm 115 Moshav Faran.
Phân tích được yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, môi trường và sinh vật ảnh
hưởng đến sinh trưởng cũng như năng suất của cây ớt ngọt trong quy trình sản
xuất tại farm 115 Moshav Faran.
Rút ra được một số bài học kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả chăm
sóc và nâng cao sản lượng cho cây trồng.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
Giúp cho sinh viên củng cố, hệ thống lại những kiến thức đã học được
trên ghế nhà trường vận dụng vào thực tế. biết cách thu thập thông tin, phân
tích xử lý số liệu đã thu thập, viết đề tài nghiên cứu về loài cây mà mình đang
điều tra. Học tập hiểu biết thêm về kinh nghiệm, kĩ thuật được áp dụng trong
thực tiễn tại cơ sở nghiên cứu.
Biết cách tổng hợp, phân tích để viết một báo cáo nghiên cứu khoa học.


1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiến sản xuất
Quá trình thu thập số liệu giúp tôi học hỏi và làm quen với thực tế sản
xuất. Quá trình nghiên cứu và thu thập số liệu giúp chúng tôi nắm bắt
được

tình hình hấp thụ và phát triển của cây ớt ngọt, từ đó có thể đánh giá và đưa ra
các đề xuất mà đề tài nghiên cứu. Ứng dụng vào thực tiễn sản xuất để nâng
cao hiệu quả, giúp cây ớt ngọt sinh trưởng và phát triển tốt và đáp ững được
mục tiêu kinh doanh.


PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Giới thiệu chung về cây ớt ngọt
2.1.1. Nguồn gốc
Cây ớt (Capsicum annuum L.) có nguồn gốc nhiệt đới và cận nhiệt đới
Châu Mỹ, bằng chứng của sự trồng trọt sớm nhất tìm thấy ở nơi an táng của
nguời Peru và dấu vết hạt giống khoảng 5000 năm trước Công nguyên được
tìm thấy trong các hang động ớt Tehuacan, Mexico (Aljebjo và Orakwue,
2002)
[4].
“Theo các nhà nghiên cứu phân loại thực vật thì trung tâm khởi nguồn
của ớt là Mehico và trung tâm thứ hai là Guatemala, còn theo Valilop thì trung
tâm khởi nguồn thứ hai là Evari” (Mai Thị Phương Anh, 1996) [2]. Cây ớt
được phân bổ rộng rãi khắp châu Mỹ kể cả dạng hoang dại và dạng trồng trọt.
Ở châu Âu, đến thế kỷ thứ 16 cây ớt mới được biết đến nhờ nhà thám hiểm
Colombus. Từ Tây Ba Nha ớt được phát tán rộng rãi đến Địa Trung Hải, nước
Anh và trung tâm Châu Âu trong những năm cuối thế kỷ 16. Người Bồ Đào
Nha mang ớt từ Khu vực châu Á, cuối thế kỷ 14 cây ớt đã được trồng ở Trung
Quốc và lan rộng ra Nhật Bản, bán đảo Triều Tiên đầu thế kỷ 15. Các giống ớt
trồng ở khu vực này đều thuộc nhóm cay và không cay. Các nước Đông Nam
Á như Indonesia, cây ớt được trồng sớm hơn Châu Âu và hiện nay cây ớt được
trồng hầu hết ở các nước trong khu vực với dạng ớt cay là chủ yếu
(Muthukrishman C.R. và cs, 1986) [6].
Cây ớt có mặt ở nước ta, được du nhập từ Trung Quốc, Ấn Độ. Diện

tích phân bố khá rộng rãi, tập trung ở miền Bắc và miền Trung, ở miền Nam
diện tích trồng ớt còn phân tán. Ở Việt Nam cây ớt ngọt do người Pháp đưa
sang.
2.1.2. Phân loại ớt


Theo (Bosland P.W and Votava 2000)[7] cây ớt thuộc họ cà
(Solanaceae), chi Capsicum. Hiện nay có ít nhất 25 loài hoang dại được biến
đến và 5 loài được thuần hóa bao gồm:
- Capsicum frutescens, bao gồm cả ớt Tabasco.
- Capsicum chinense, bao gồm cả loài ớt cay nhất như naga, habanero
và Scotch bonnet.
- Capsicum pubescens, bao gồm cả ớt rocoto Nam Mỹ.
- Capsicum baccatum, bao gồm cả ớt cay Nam Mỹ.
- Capsicum annuum, bao gồm nhiều loại khác nhau như Bell pepper,
Paprika, Cayenne, Jalapexnos và Chiltepin.
Năm loài trồng trọt trên được xuất phát từ ba trung tâm khởi nguồn
khác nhau: Mexico là trung tâm khởi nguồn của Capsicum annuum và
Guatemala là trung tâm thứ 2, vùng rừng Amaron là trung tâm khởi nguồn của
Capsicum frutescens và Capsicum chinense, Peru và Bolivia là trung tâm khởi
nguồn của Capsicum baccatum và Capsicum pubescens.
Trong năm loài trồng trọt thì loài Capsicum annuum là loài được trồng
rộng khắp và thông dụng nhất.
2.1.3. Đặc điểm thực vật học của cây ớt ngọt
Thân: ớt là cây thân bụi 2 lá mầm, thân thường mọc thẳng, đôi khi có
thể gặp các dạng (giống) có thân bụi, nhiều cành, chiều cao trung bình 0,51,5m, có thể là cây hàng năm hoặc cây lâu năm nhưng thường được gieo trồng
là cây hàng năm.
Rễ: Ban đầu ớt có rễ cọc phát triển mạnh với rất nhiều rễ phụ, rễ cọc
chính đứt, một hệ rễ chùm phát triển mạnh, vì thế nhiều khi lầm tưởng ớt có
hệ rễ chùm.

Ớt thường có lá đơn mọc xoắn trên thân chính, lá có nhiều hình dạng
khác nhau, nhưng thường gặp nhất là dạng lá móc, trứng ngược, mép lá hình


răng cưa. Mặt trên lá phụ thuộc vào các loài khác nhau, một số có mùi thơm.
Lá thường mỏng có kích thước trung bình 1,5-12,0cm x 0,5-7,5cm.
Quả: Thuộc loại quả mọng có rất nhiều hạt với nhiều thịt quả nhăn và
chia làm 2 ngăn. Các giống khác nhau có kích thước quả, hình dạng, độ nhọn,
màu sắc, độ cay (hăng) và độ mềm của thịt quả rất khác nhau. Quả chưa chín
có màu xanh, khi chín chuyển thành màu vàng, hoặc đỏ.
Hạt: Hạt có dạng thận và màu vàng rơm, chỉ có hạt của C.pubescens có
màu đen. Hạt có chiều dài khoảng 3-5mm. Một gam hạt ớt cay có khoảng 220
hạt (Mai Thị Phương Anh, 1999) [2] (Bosland P.W and Votava, 2000) [7].
Trong điều kiện nóng ẩm, ẩm độ không khí thấp, ớt có thể giao phấn
đến 91% (TansKey), đồng thời vị trí giữa vòi nhụy và ống phấn khác chênh
lệch nhau ở một số giống (Vũ Hữu Yêm, 1995) [3]; (Bosland P.W and
Votava, 2000) [7].
Hoa ớt là hoa lưỡng tính, được xếp vào nhóm cây tự thụ tỷ lệ giao phấn
của ớt là 7,6-36,8%, trung bình là 16,5%. Tùy theo giống và điều kiện ngoại
cảnh sẽ ảnh hưởng tới mức độ giao phấn. Những giống có ống phấn thấp hơn
vòi nhụy thường có tỷ lệ giao phấn khá cao đôi khi lên tới 36,5%, trong điều
kiện nhiệt độ cao thông thường tỷ lệ giao phấn tới 90% và được thụ bằng ong
và một số loài sâu khác (Mai Thị Phương Anh, 1999) [2].
Trong điều kiện nóng bao phấn nở sớm hơn mùa lạnh nhiệt độ tối thiểu
để hạt phấn nảy mầm là 10ºC. Trong điều kiện 35 - 40ºC quá trình nảy mầm
của hạt phấn bị đình trệ. Bảo quản hạt phấn dưới 20ºC có thể kéo dài sức sống
của hạt phấn từ 2 - 4 ngày. Chứng tỏ vị trí vòi nhụy so với ống phấn là một
tính trạng di truyền đồng thời nó cũng phụ thuộc vào điều kiện khí hậu.
Thông
thường ớt giao phấn nhờ côn trùng, vì vậy để sản xuất hạt giống nên trồng

cách ly (Vũ Hữu Yêm, 1995) [3].


Theo (Bosland P.W and Votava 2000) [7] nhiệt độ lý tưởng để hạt phấn
nảy mầm 20-25ºC, sự hình thành hạt phấn bị tổn hại ở nhiệt độ 30ºC. Ở 0ºC
hạt phấn có thể bảo quản 5-6 ngày, mất khoảng 6-42 giờ để hạt phấn nảy mầm
trên đầu nhụy và thực hiện quá trình thụ tinh.
2.2. Tổng quan về Israel, Arava và Moshav Paran
2.2.1. Israel
2.2.1.1. Vị trí địa lý
Israel là một quốc gia nằm ven cực đông của Địa Trung Hải, giáp với
Liban về phía bắc, Syria về phía đông bắc, Jordan và Bờ Tây về phía đông, và
Ai Cập cùng Dải Gaza về phía tây nam. Lãnh thổ Israel nằm giữa vĩ tuyến 29º
và 34º Bắc, kinh tuyến 34º và 36º Đông. Có diện tích khoảng 20.770/22.072
km2. Thành phố lớn nhất là Tel Aviv-Yafo, thủ đô Jerusalem.
Ngày 14 tháng 5 năm 1948 thành lập nhà nước Do Thái, được gọi là nhà
nước của Israel ( Pal es ti nia n Terr ito ri es” . State.gov).
 Đồng bằng ven biển Địa Trung Hải:
Đồng bằng ven biển Địa Trung Hải, bờ biển phía tây của Israel trải dài
dọc theo biển Địa Trung Hải, từ Rosh ha-Nikra ở phía Bắc đến dải Gaza ở
phía Nam. Phần lớn dân số của Israel tập trung ở đây. Khu vực này màu mỡ
và ẩm ướt và được biết đến với các vườn cây ăn quả và trồng nho.


Khu Đồi Trung tâm:

Ở phía Bắc của vùng này là những dãy núi và những ngọn đồi của
Galilê trên và dưới. Thường có độ cao từ 500 đến 700 mét so với mực nước
biển. Một số thung lũng cắt ngang qua các vùng cao nguyên từ đông sang tây,
lớn nhất là thung lũng Jezreel.

 Thung lũng Jordan Rift:
Rạn nứt mở rộng toàn bộ chiều dài của Israel từ thị trấn Metula phía Bắc


đến Biển Đỏ ở miền Nam. Sông Jordan lớn nhất, Jordan, chảy qua Thung lũng
Jordan và bao gồm hai hồ của Israel: biển Galilee (vùng nước ngọt lớn nhất ở
Israel) và Biển Chết (điểm thấp nhất trên trái đất). Thung lũng Jordan được
chia từ Bắc vào Nam thành Thung lũng Hula, Thung lũng Kinneret, Thung
lũng Jordan, Thung lũng Biển Chết và Arava.
 Sa mạc Negev:
Sa mạc Negev bao gồm khoảng 12000 km2, hơn một nửa tổng diện tích
đất của Israel.

.
Hình 2.1: Sa mạc Negev
2.2.1.2. Dân số
Năm 2017, dân số Israel ước tính đạt 8.680.600 người, trong đó
6.484.000 (74,7%) được ghi trong hồ sơ là người Do Thái. 1.808.000 người Ả
Rập chiếm 20,8% dân số, trong khi những người Cơ Đốc giáo phi Ả Rập và
người không tôn giáo theo đăng kí dân sự chiếm 4,4%.
Ngôn ngữ chủ yếu của Israel là tiếng Hebrew và tiếng Ả Rập. Tiếng
Hebrew là ngôn ngữ chính của quốc gia và được dạy tại các trường học.
Người hồi giáo chiếm 17,6% dân số Israel và là cộng đồng thiểu số tôn
giáo lớn nhất tại đây. Khoảng 2% dân số là tín đồ Cơ Đốc giáo và 1,6% là tín
đồ Druze.


2.2.1.3. Khí hậu Israel
Israel là đất nước nằm ở vùng Trung Đông, trên sa mạc Negev với phần
lớn là sa mạc và núi đá nhưng nền nông nghiệp xanh phát triển thuộc hàng đầu

thế giới. Là một đất nước không có tài nguyên nhưng nền công nghiệp được
hiện đại hóa rất cao.
Không có nguồn nước, nước sinh hoạt /uống được lấy từ sông Jordan và
từ biển. Nước tưới tiêu cho nông nghiệp lấy từ 75% nước thải sinh hoạt và
nước mưa được trữ lại để tái sử dụng. Lương mưa trung bình năm là
khoảng
500mm/năm. Nhiệt độ khắc nghiệt vào khoảng 35-45oC. Không nhiều cảnh
quan để phát triển du lịch nhưng mỗi địa điểm du lịch của Israel đều nổi tiếng
thế giới như: Biển Chết, Biển Đỏ, biển Địa Trung Hải, thành cổ Jerusalem,
thành cổ Akko… .
Bảng 2.1: Nhiệt độ sa mạc Negev năm 2018.
T
h
C
a
o
Tr
u
ng
Tr
un
g

T
h

G
i
á
n

S

n

1

2

3

4

2
8.
4

3
1.
0

3
5.
4

4
0.
9

1
6.

7

1
7.
5

2
0.
1

7
.
5

7
.
6


5
4

5 6

7

9

1
0


1
1

1
2


m

4 46. 41. 40.
2. 0
5
5
2

4
1.
2

3
9.
6

3
4.
0

3
1.

4

46
,0

2
5.
8

2 31. 32. 32.
9. 3
7
8
0

3
1.
3

2
8.
5

2
3.
5

1
8.
8


25
,7

9
.
3

1
2.
7

1 18. 20. 20.
5. 4
5
9
4

1
9.
5

1
6.
7

1
2.
6


8
.
9

14
,2


0.
5

2
.
4

4
.
0

8 13. 15. 15.
. 6
8
6
0

1
3.
0

1

0.
2

3
.
4

3
.
0


5

4

3

1

2 0

0

5

1

4


20

0

8

0

9.

0.

0.

2.

.7

.

.

.

.4

6

4


7

9

(0.

0

0

0

(0. (0. 7

0
.
8

0.
0

0.
0

0.
0

9
.
2


8
.
0

6
.
4

2
.
6

0
.
1

.8

1
.
8

9.

1. 4,1
(8,

9
4

.
6

7
.
5

41
,0

(Theo Báo điện tử 2018, sa mạcNegev) [5]
Chính vì sự nghèo nàn về tài nguyên và sự khắc nghiệt của khí hậu cho
nên con người Israel được mệnh danh là tộc người thông minh nhất thế giới do


họ phải động não tư duy phát triển và thoát khỏi sự khắc nghiệt ấy.
2.2.1.4. Kinh tế của Israel
Các ngành công nghiệp chủ yếu bao gồm các sản phẩm công nghệ cao,
sản phẩm kim loại, thiết bị điện tử, y học, sinh học, nông sản, thực phẩm chế
biến, hóa chất và thiết bị vận tải; ngành công nghiệp kim cương của Israel là
một trong những trung tâm của thế giới về cắt và đánh bóng kim cương. Tài
nguyên thiên nhiên tương đối nghèo, Israel phụ thuộc vào nhập khẩu dầu mỏ,
nguyên liệu thô, lúa mỳ, xe cơ giới, kim cương chưa cắt và các đầu vào sản
xuất, mặc dù gần như hoàn toàn phụ thuộc vào nhập khẩu năng lượng của đất
nước này có thể thay đổi với những phát hiện gần đây về trữ lượng khí tự
nhiên lớn ngoài khơi bờ biển. Israel hoạt động tích cực trong phát triển phần
mềm, viễn thông và bán dẫn.
2.2.2. Arava
Thung lũng Arava nằm dọc theo biên giới Jordan kéo dài 180km từ
Eilat ở phía nam đến đầu múi biển Chết ở phía Bắc. Thung lũng Arava có khí

hậu đặc biệt khô hạn chỉ nhận được 50 mm lượng mưa hàng năm. Đất ở nơi
này cằn cỗi và chỉ một vài loài thực vật có thể sinh trưởng mà không cần tưới
tiêu và bổ sung thêm đất màu.
Nhiệt độ mùa hè bình quân lên tới 40 độ C và ban đêm là 25 độ C.
Nhiệt độ mùa đông ban ngày là 21 độ và ban đêm chỉ từ 3-8 độ C. Độ ẩm cực
thấp và sự chênh lệch nhiệt độ khiến đá cũng phải vỡ vụn mà khắp hoang mạc
phủ một lớp đá vụn và cát đặc thù sa mạc.
Khoảng 800 gia đình sống trong bảy cộng đồng ở Arava và 600 nông
dân địa phương tham gia vào nhiều hoạt động canh tác, bao gồm nông nghiệp
sinh học, nuôi cá và cơ sở hạ tầng du lịch. Khoảng 40.000 dunam (10,000
acre) đất trồng sa mạc đang sản xuất 150.000 tấn rau quả - chủ yếu là cà chua
và ớt, cùng với các loại trái cây như nho và xoài. Sản phẩm này chủ yếu
được xuất


khẩu sang Châu Âu, Hoa Kỳ và Nga, chiếm khoảng 60% tổng lượng xuất khẩu
rau tươi của Israel.
2.2.3. Paran
Paran là một moshav nhỏ ở thung lũng Arava ở miền nam Israel. Nằm
khoảng 100 km về phía bắc của Eilat, nó thuộc thẩm quyền của Hội đồng khu
vực Central Arava. Trong năm 2009, nó có dân số khoảng 100 gia đình.
Moshav Paran được đặt tên theo Kinh Thánh (Sang thế ký 21: 20- 21):
“Và Đức Chúa Trời ở cùng với người con trai, và Ngài lớn lên, sống trong
đồng vắng, trở thành một cung thủ, và Ngài ở trong vùng hoang dã của Paran.
mẹ đưa anh ta ra khỏi đất Ai Cập. "
Mỗi đơn vị trang trại gia đình bao gồm 50 dunams (50.000 m²). Các loại
cây trồng chính là ớt và hoa chất lượng cao để xuất khẩu. Ngoài ra, 14 trong
số các gia đình nuôi một trang trại bò từ 40-45 con bò sữa. Trong số các chi
nhánh trang trại nhỏ hơn là một vườn Trà là và chăn nuôi gà tây. Một số gia
đình bổ sung thu nhập của họ với các hoạt động khác như trường dạy cưỡi

ngựa, vườn ươm cây rau và hoa, tiểu thủ công nghiệp sản xuất hàng thủ công
mỹ nghệ và các tour du lịch bằng xe jeep.
Trong năm 2008, các quy định mới ở Israel đã làm cho năng lượng mặt
trời sinh lợi. Một số gia đình bắt đầu sản xuất điện (thương mại) từ 50 kWp
nhà máy điện quang điện (mỗi gia đình).
Các moshav cung cấp cho các thành viên một loạt các dịch vụ cộng
đồng bao gồm một trường mẫu giáo, vườn ươm, câu lạc bộ thành viên, câu lạc
bộ thanh niên, hồ bơi, nhà để xe, phòng tập thể dục, khu vườn công cộng tươi
tốt và thư viện đầy ắp.


2.2.4. Trang trại 115
Farm 115, Moshav Paran, vùng Arava, Israel. Được ông Itamar Bochlin
thành lập vào năm 1990 với diện tích 3,5 ha và hiện tại đã tăng lên 10 ha.
Trang trại của ông chủ yếu là trồng ớt với 8 ha và dùng 2 ha để chăn nuôi bò
sữa.
Nguồn nhân lực lao động của trang trại có 7 người gồm: 01 người lao
động kiêm quản lý, 02 lao động làm trang trại ớt, 01 lao động làm tại trang trại
bò sữa. Ngoài ra, có thêm 03 sinh viên thực tập tại trang trại. Trang trại của
ông đã góp phần giải quyết việc làm cho người lao động và giúp sinh viên học
tập, làm việc để tích lũy kinh nghiệm thực tiến.
2.3. Tình hình sản xuất ớt trên thế giới
Xuất phát từ giá trị dinh dưỡng, hiệu quả kinh tế, cây ớt đã giữ một vị
trí quan trọng trong nền nông nghiệp hàng hóa, đặc biệt là các nước có điều
kiện khí hậu, đất trồng thích hợp. Cây ớt được xem là một trong những cây
trồng quan trọng ở các vùng nhiệt đới. Diện tích và sản lượng ớt trên thế giới
ngày càng tăng.
Bảng 2.2: Diện tích, năng suất ớt trên thế giới trong giai đoạn 2014 – 2016
Đơn vị tính: Tấn
D Năng

C
i suất
2
2
22 2 2
á
0
0
00 0 0
T c 1. 1. 1. 1 1 1
h 8 8 9 5. 6. 6.
C 3 3 3 8 7 7
h
0 2 6 . . .
C 2 2 21 1 1
h
1 1 17. 6. 9.
C 1. 1. 1. 1 1 1
h 1 2 2 6. 7. 7.
C 1 1 12 2 2
h
2 1 13. 4. 4.
C 2 2 22 2 2
h
7 7 70. 0. 0.

(Nguồn: FAO STAT Database, 2017)


Bảng 2.3: Sản lượng ớt trên thế giới trong giai đoạn 2014 – 2016

Đơn vị tính: Tấn
C 2
c
T
29 30
h
2 .
C 2 2
h
8 25
C 3 3
h
9 91
C 19 20
h
8 .
C 2 2
h
2 57
C 56 56
h

2
1
3
1
2
85
4
42

2
1
2
29
57
7

(Nguồn: FAO STAT Database, 2017)

Theo FAO, diện tích trồng ớt năm 1994 trên thế giới là 1,25 triệu ha thì
tới năm 2001 diện tích này tăng lên 1,45 triệu ha, tăng lên 1,656 triệu ha vào
2004, với sản lượng ớt tươi là 24,027 triệu tấn . Tới năm 2009, diện tích
ớt đã tăng lên trên 1,8 triệu ha. Lên đến 1,91 triệu ha vào năm 2012, trong đó
Châu Á dẫn đầu cả về sản lượng và diện tích với 63,6% diện tích và 68,5%
sản
lượng của toàn thế thế giới. Tuy nhiên, về năng suất có thể nhận thấy Châu Á
chỉ có năng suất đạt loại trung bình với trên 17,5 tấn/ha, Châu Phi có năng
suất rất thấp 7,9 tấn/ha vào năm 2012. Châu Âu với việc áp dụng các công
nghệ kỹ thuật tiên tiến trong canh tác ớt cho năng suất rất cao gấp 1,5 năng
suất trung bình của thế giới và gấp 3 lần so với Châu Phi năm 2012. Ngoài ra,
Châu Đại Dương cũng có năng suất trung bình ở mức khá cao trên 20 tấn/ha.


Bảng 2.4: Sản lượng ớt ở một số nước trên thế giới trong
giai đoạn 2014 – 2016
Đơn vị tính: Tấn
S
T
1T
ru

2M
e
3 In
d
4T
h
5T
â
6M

7N
ig
8A
i
9R
o
1 It
1 al
1T
2u
1H
3u
1M
4a
1S
5 er
1N
6h

1

5
2
3
1
3
1
9
8
6
9
5
5
0
6
8
2
4
2
6
3
0
1
4
2
6
1
9
1
3


15
.
2
31
1
03
1
75
9
8
9
7
4
9
6
3
2
0
2
9
2
0
1
0
1
2
1
0
1
0


16
0
2
9
1
6
2
2
1
3
1
4
5
0
6
4
2
2
1
1
3
8
92
1
1
1
4
1
0


(Nguồn: FAO STAT Database, 2017)

Một số nước có sản lượng ớt cao như: Trung Quốc, Mexico, Indonexia,
Thổ Nhĩ Kỳ… . Trong đó Trung Quốc là nước có sản lượng ớt cao nhất thế
giới, sản lượng ớt hàng năm của nước này chiếm khoảng 30% sản lượng ớt
của thế giới.
Hiện nay, Ấn Độ là nước xuất khẩu lớn nhất thế giới chiếm 25% tổng
sản lượng toàn cầu, tiếp theo là Trung Quốc 24%, Tây Ban Nha 17%, Mexico
8%. Các nước nhập khẩu lớn nhất thế giới là các Tiểu vương quốc Ả Rập


×