Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

Thực hiện quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc lợn nái nội nuôi con và lợn con theo mẹ nuôi trong nông hộ tại xã Phong Lộc - huyện Hậu Lộc - tỉnh Thanh Hoá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (434.06 KB, 60 trang )

1

LỜI CẢM ƠN
Qua thời gian học tập ở trường và sau thời gian thực tập tại cơ sở tôi luôn
được sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của thầy cô giáo, cơ quan chính quyền địa
phương và bạn bè. Nay tôi đã hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này. Thành
công này không chỉ nỗ lực của cá nhân em mà còn có sự giúp đỡ của nhiều
người.
Trước tiên tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên, ban Chủ nhiệm khoa Chăn nuôi Thú y cùng với các
thầy giáo, cô giáo trong khoa đã tận tình dìu dắt, giúp đỡ tôi trong suốt thời
gian học tập lý thuyết tại trường và đã tạo mọi điều kiện cho tôi có đủ kiến
thức hoàn thành chuyên đề cũng như hành trang cho công tác sau này
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới ThS. Phùng Đức Hoàn
đã tận tình chỉ bảo hướng dẫn tôi hoàn thành chuyên đề này.
Qua đây, tôi cũng xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo và toàn thể cán
bộ, công nhân viên xã Phong lộc - Huyện Hậu Lộc - Tỉnh Thanh Hóa đã tạo
mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập tại cơ sở để hoàn thành đợt
thực tập tốt nghiệp.
Một lần nữa cho phép tôi gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trong khoa
Chăn nuôi -Thú y, cùng gia đình bạn bè đã động viên giúp đỡ tôi. Tôi xin
chân thành cảm ơn và kính chúc toàn thể các thầy, các cô lời chúc sức khỏe,
hạnh phúc, thành đạt trong cuộc sống.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên 18 tháng 02 năm 2012
Sinh viên

Mai Thị Thảo


2



LỜI NÓI ĐẦU
Vấn đề đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật vững về lý thuyết giỏi về tay
nghề là một mục đích cực kỳ quan trọng trong các trường đại học và chuyên
nghiệp.
Để đạt được mục tiêu đó, Đảng và nhà nước ta đã đề ra phương châm
giáo dục “ Học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với thực tế, nhà trường gắn
liền với xã hội’’. Thực hiện phương châm đó, để tích lũy cho bản thân những
kiến thức cần thiết trong thực tế sản xuất trên cở đã trang bị đầy đủ kiến thức
về mặt lý thuyết trong nhà trường thì sinh viên đi thực tập trên địa bàn để
củng cố và hoàn thiện những kiến thức đã học trong nhà trường là một yêu
cầu cần thiết, không thể thiếu được trong quá trình đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ
thuật.
Được sự nhất trí của Nhà trường và ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi thú
y, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Đồng thời được sự tiếp nhận của
UBND xã Phong Lộc - huyện Hậu Lộc - tỉnh Thanh Hóa, tôi đã tiến hành
chuyên đề tốt nghiệp: “Thực hiện quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc lợn
nái nội nuôi con và lợn con theo mẹ nuôi trong nông hộ tại xã Phong
Lộc - huyện Hậu Lộc - tỉnh Thanh Hoá”.
Được sự dẫn dắt tận tình của thầy giáo hướng dẫn cùng với sự nỗ lực
của bản thân tôi đã hoàn thành chuyên đề này. Do một số yếu tố khách quan
cùng những chủ quan của bản thân, chuyên đề của tôi không tránh khỏi những
sai sót. Tôi rất mong được sự quan tâm góp ý của thầy, cô giáo và bạn bè để
chuyên đề của tôi được hoàn thiện hơn.
Sinh viên
Mai Thị Thảo


3


Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi của nước ta đã và đang
phát triển rất mạnh, theo hướng trang trại và hộ gia đình, đặc biệt là ngành
chăn nuôi lợn. Chăn nuôi lợn là nguồn cung cấp thực phẩm quan trọng, góp
phần tăng trưởng kinh tế nâng cao đời sống nhân dân và một phần cho xuất
khẩu. Trong đó phải nói đến sức sản xuất thịt có chất lượng tốt, đáp ứng nhu
cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.
Cùng với việc tăng số đầu lợn đã và đang áp dụng tiến bộ khoa học kỹ
thuật vào thực tế sản xuất nhằm cải tạo con giống, hoàn thiện quy trình chăm
sóc nuôi dưỡng, phòng trừ dịch bệnh, đảm bảo sức khoẻ cho người tiêu dùng,
trong đó có chương trình nạc hoá đàn lợn. Đây là mục tiêu quan trọng của
ngành chăn nuôi lợn, nhằm tạo ra giống lợn có tỷ lệ nạc cao, tiêu tốn thức ăn
thấp, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi.
Muốn đảm bảo cho ngành chăn nuôi ngày càng phát triển, đạt hiệu
quả kinh tế cao thì việc đầu tiên ta phải đặc biệt chú ý đến quy trình nuôi
dưỡng, chăm sóc. Trong những năm gần đây mặc dù công tác chăn nuôi thú y
ở huyện Hậu Lộc nói chung và ở xã Phong Lộc nói riêng đã được chú trọng,
các cấp chính quyền địa phương đã quan tâm việc phòng chống dịch bệnh, tuy
có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nhưng ngành chăn nuôi lợn nái ở xã
Phong Lộc cũng gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là vấn đề về kỹ thuật nuôi
dưỡng và chăm sóc.
Bên cạnh những mặt thuận lợi trên cùng với thực tế xã Phong Lộc
huyện Hậu Lộc là một xã đồng bằng, trình độ dân trí còn thấp, chăn nuôi
với quy mô hộ gia đình là chủ yếu nên trong chăn nuôi lợn nái sinh sản và
lợn con theo mẹ còn gặp một số khó khăn không nhỏ đó là sự kém hiểu
biết về quy trình chăn nuôi chính vì thế chăn nuôi không đạt được hiệu
quả cao, hay xảy ra dịch bệnh. Để nâng cao trình độ hiểu biết của người
chăn nuôi về quy trình chăn nuôi nái nội sinh sản và giảm bớt thiệt hại do

dịch bệnh gây ra nhằm nâng cao mức thu nhập, dưới sự hướng dẫn của
Th.S. Phùng Đức Hoàn, tôi tiến hành chuyên đề thực tập tốt nghiệp với


4

nội dung sau: “Thực hiện quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc lợn nái nội
nuôi con và lợn con theo mẹ nuôi trong nông hộ tại xã Phong Lộc huyện Hậu Lộc - tỉnh Thanh Hoá”.
1.2. Sự cần thiết tiến hành chuyên đề
Chăn nuôi lợn nái nội nuôi con và lợn con theo mẹ đạt kết quả cao nhất
thì phải thực hiện được:
+ Lợn nái có khả năng sinh sản tốt, nuôi con khéo
+ Lợn con có khả năng sinh trưởng phát dục nhanh
+ Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa cao và trọng lượng cai sữa cao
+ Tiêu tốn thức ăn/ 1 kg lợn con giống
Để đạt được các chỉ tiêu trên thì thực hiện quy trình nuôi dưỡng, chăm
sóc lợn nái nội nuôi con và lợn con theo mẹ là rất cần thiết.Việc thực hiện tốt
chuyên đề này sẽ có ý nghĩa trong quá trình chăn nuôi của người dân, cũng
như có biện pháp nuôi dưỡng chăm sóc, phòng trị bệnh hiệu quả làm giảm
thiệt hại, nâng cao chất lượng đàn nái cũng như tăng hiệu quả chăn nuôi.
- Thực hiện phương châm “Học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với
thực tiễn sản xuất”.
- Rèn luyện tác phong làm việc nghiêm túc, độc lập và sáng tạo.
- Đáp ứng nhu cầu thực tiễn nâng cao năng suất đàn lợn, góp phần vào
sự phát triển kinh tế đất nước.
1.3. Điều kiện thực hiện chuyên đề
1.3.1. Điều kiện của bản thân:
Dựa trên cơ sở những kiến thức đã được thầy cô truyền thụ từ các môn:
Sinh lý. Sinh hóa, Dinh dưỡng thức ăn, Giống, Di truyền, Chăn nuôi lợn, Vệ
sinh thú y, Bệnh truyền nhiễm…. Áp dụng vào thực tế sản xuất.

- Tham khảo tài liệu tài liệu chuyên môn trong sách giáo trình, báo đài,
tạp chí, tài liệu Internet.
- Tích cực học hỏi kinh nghiệm chuyên môn từ cán bộ chuyên môn,
người chăn nuôi và bạn bè cùng chuyên môn.


5

1.3.2. Điều kiện cơ sở, địa phương nơi triển khai thực hiện chuyên đề
1.3.2.1. Điều kiện tự nhiên của xã
1.3.2.1.1. Vị trí địa lý, đất đai, địa hình
* Vị trí địa lý
Xã Phong Lộc là một xã nằm về phía đông bắc của huyện Hậu Lộc
gồm có 5 thôn là thôn Cầu, Chùa, Lộc động, Phù lạc, Ngoài. Xã có vị trí:
Phía Đông giáp với xã Hà Toại huyện Hà Trung
Phía Nam giáp với xã Tuy Lộc huyện Hậu Lộc
Phía Tây giáp với xã Cầu lộc huyện Hậu lộc
Phía Bắc giáp với xã Hà Phú huyện Hà Trung
Là xã nằm xa trung tâm huyện vì vậy việc lưu thông và trao đổi hàng
hóa không được thuận lợi.
* Điều kiện đất đai
Bảng 1.1. Cơ cấu, diện tích đất của xã Phong Lộc
STT
1
2
3
4
5

Loại đất

Diện tích ( ha ) Tỷ lệ ( % )
Đất nông nghiệp
440,47
65,70
Đất thổ cư
24,28
3,60
Đất chuyên dùng
154,47
23,00
Đất ao hồ
15,3
2,30
Đất chưa sử dụng
36,12
5,40
Tổng số
670,17
100,00
( Nguồn số liệu do UBND xã cung cấp )

Như vậy, toàn bộ diện tích đất đai trên địa bàn xã hầu như đều được
đưa vào sử dụng chỉ có một số ít diện tích đất chưa được sử dụng do người
dân đi làm ăn xa và do kết cấu, tính chất của đất kém chưa được cải tạo ... nên
tỷ lệ cũng như cơ cấu về các loại đất cho các mục đích sử dụng khác nhau sẽ
có những thay đổi đáng kể trong thời gian tới. Điều này đang đặt ra cho nền
nông nghiệp của xã cần phải có chính sách quy hoạch, sử dụng quỹ đất nông


6


nghiệp có hiệu quả, đảm bảo hiệu suất canh tác và giá trị nông sản cao trên một
đơn vị diện tích.
Đất nông nghiệp của xã chủ yếu là đất thịt và đất pha cát, do đó khá
thuận lợi cho việc trồng và phát triển nhiều loại cây nông nghiệp khác nhau.
Trong những năm qua, nhờ áp dụng chính sách “Tam nông” của Đảng
và nhà nước nhân dân trong xã đã dần đưa đất vào thành từng khu khoảnh tập
trung hơn và sử dụng có hiệu quả hơn. Các mô hình VAC được khuyến khích
hình thành và mở rộng hơn, cùng với mô hình chuyên canh, thâm canh rau
màu … bước đầu cũng đã mang lại hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, để sử dụng
có hiệu quả hơn nữa nguồn đất nông nghiệp hiện có, việc lựa chọn các loại
cây, con, thực hiện các chính sách về giống, kỹ thuật chăm sóc, cùng các mô
hình canh tác… cần phải được chú trọng đúng mức.
1.3.2.1.2.Điều kiện khí hậu
Khí hậu thời tiết là một trong những yếu tố rất quan trọng, nó liên quan
mật thiết đến sự phát triển nông nghiệp và đặc biệt trong quá trình chăn nuôi.
Xã Phong Lộc là xã nằm trong vùng tiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa:
+ Có nhiệt độ trung bình là 27 - 30 0C, nhiệt độ cao nhất là 400C, nhiệt độ
thấp nhất là 90C.
+ Lượng mưa trung bình năm từ 1600 - 1850 mm, được chia thành 2 mùa
rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 10. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 5.
Tóm lại, điều kiện khí hậu ở Phong lộc cũng như các nơi khác trong
vùng hết sức đa dạng, thay đổi theo mùa rõ rệt. Điều này góp phần tạo nên sự
đa dạng về hệ động, thực vật cũng như thành phần các nhóm vật nuôi, cây
trồng tại địa phương theo phương châm "mùa nào, thức ấy", mang lại nguồn
dinh dưỡng độc đáo vừa mang dấu ấn của các nước nhiệt đới và các nước ôn
đới. Để tận dụng tốt những lợi thế mà thiên nhiên ban tặng, cần tiếp tục đẩy
mạnh công tác nghiên cứu ứng dụng, tìm ra những đối tượng cây trồng, vật
nuôi phù hợp nhất cho từng mùa vụ và phải chủ động được từ khâu giống cho
đến kỹ thuật chăm sóc và thị trường tiêu thụ.

1.3.2.2. Điều kiện kinh tế xã hội
- Kinh tế: Để thúc đẩy kinh tế phát triển thì Đảng uỷ, UBND xã đã có
những chính sách khuyến nông, khuyến ngư cụ thể để thúc đẩy nhân dân làm


7

ăn kinh tế nâng cao đời sống cho bà con trong xã như: tổ chức cho hộ nghèo
vay vốn để phát triển kinh tế với lãi suất thấp để các hộ có vốn làm ăn, phát
triển kinh tế nâng cao đời sống gia đình thông qua các tổ chức như hội phụ
nữ, hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên…
Để khuyến khích sản xuất nông nghiệp, giúp nhân dân hiểu biết nắm rõ
khoa học kỹ thuật thì hàng năm xã tổ chức và mời các cán bộ khuyến nông
của huyện, tỉnh về mở lớp tập huấn chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật
mới để bà con sớm đến với những kỹ thuật này và áp dụng vào sản xuất như
mô hình kỹ thuật trồng rau sạch, chăn nuôi bò hướng thịt, lợn siêu nạc, gà
siêu trứng, siêu thịt… Đồng thời xã còn có chính sách khuyến khích cho nhân
dân vay vốn lập trang trại, nông trại, chăn nuôi, trồng trọt, đa dạng hóa cây
trồng,vật nuôi phát triển kinh tế hộ gia định theo mô hình VAC… do đó bà
con ngày càng có trình độ hiểu biết về khoa học kỹ thuật và sản xuất có hiệu
quả hơn.
- Xã hội: Nằm trong chính sách xây dựng bộ máy của nhà nước, cũng
như nhiều địa phương khác bên cạnh bộ máy quản lý hành chính xã còn có các
tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội khác như các chi bộ Đảng, mặt trận
tổ quốc, hội cựu chiến binh, hội phụ nữ, đoàn thanh niên, hội khuyến nông,…
với các nhiệm vụ cụ thể mà Đảng giao cho, đóng góp vào sự phát triển mọi mặt
của địa phương. Từng tổ chức, cán bộ hàng năm đều có những chương trình
hoạt động cụ thể nhằm đảm bảo mọi chủ trương về đường lối, chính sách của
Đảng và Nhà nước đến được với người dân cũng như đi vào cuộc sống. Hơn
thế, là các tổ chức đóng trên địa bàn xã, luôn đi sâu, đi sát người dân, hiểu được

tâm tư nguyện vọng của dân, tiếp thu và chủ động tìm cách tháo gỡ những khó
khăn, phản hồi những ý kiến chính đáng của người dân lên các cấp nên luôn
mang lại hiệu quả thiết thực trong hoạt động của mình.
1.3.2.3. Cơ sở hạ tầng
+ Điện: Mạng lưới điện sáng đã được phủ khắp trên toàn xã, đường
làng ngõ xóm đều được thắp sáng.
+ Đường: Các tuyến đường trong xã đã được bê tông hóa hoàn toàn, tạo
điều kiện cho bà con đi lại thuận lợi.
+ Trường: Xã có một trường mầm non, một trường cấp I, một trường cấp II.


8

+ Trạm y tế: Trạm y tế nằm ở trung tâm xã với đội ngũ cán bộ y bác sỹ
có kinh nghiệm chuyên môn kịp thời cứu chữa bệnh kịp thời, đảm bảo sức
khỏe cho bà con yên tâm sản xuất.
1.3.2.4. Cơ cấu nhân khẩu
Toàn xã có 824 hộ với 3115 nhân khẩu. Do diện tích đất nông nghiệp khá
rộng, vì vậy rất thuận lợi cho phát triển chăn nuôi. Hiện nay xã được coi là một
trong những xã có tiềm năng phát triển kinh tế trang trại và gần đây bước đầu đã
đạt được nhiều thành tựu kinh tế đáng khích lệ trong việc chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp, theo hướng sản xuất hàng hóa đa dạng hóa sản phẩm nông
nghiệp như thịt, trứng… chất lượng cao. Đặc biệt trong thời gian gần đây ngành
chăn nuôi lợn của xã tương đối phát triển hơn những năm trước và đã góp phần
không nhỏ đến việc nâng cao đời sống của người dân trong xã.
- Số người trong độ tuổi lao động là 1588 người.
- Số người ngoài độ tuổi lao động là : 1527 người, chủ yếu là người già
và trẻ em.
Hiện nay, do chính sách mở cửa của Đảng và Nhà nước, trong những
năm gần đây nguồn lao động dư thừa của xã nói riêng và cả nước nói chung

được các Công ty liên doanh, liên kết với nước ngoài đào tạo, tuyển dụng đi
lao động xuất khẩu tại các nước như Đài Loan, Malaysia, Nhật Bản, Hàn
Quốc, Quatar… Hiệu quả của loại hình lao động này đã có những đóng góp
đáng kể vào sự phát triển kinh tế của địa phương.
Tuy nhiên, để tận dụng tốt nguồn lao động của xã cần thực hiện các
giải pháp đồng bộ giữa đào tạo và sử dụng, thực hiện đa dạng hoá các loại
hình đào tạo, các ngành nghề, phát huy tối đa các ngành nghề truyền thống
cũng như các ngành nghề mà địa phương có thế mạnh.
1.3.3. Tình hình sản xuất ngành chăn nuôi và đội ngũ cán bộ thú y xã
1.3.3.1. Tình hình chăn nuôi của xã
Do diện tích đất nông nghiệp khá rộng, vì vậy rất thuận lợi cho phát
triển chăn nuôi. Hiện nay xã được coi là một trong những xã có tiềm năng
phát triển kinh tế trang trại và gần đây bước đầu đã đạt được nhiều thành tựu
kinh tế đáng khích lệ trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tết nông nghiệp, theo
hướng sản xuất hàng hóa đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp như thịt,


9

trứng… chất lượng cao. Đặc biệt trong thời gian gần đây ngành chăn nuôi lợn
của xã tương đối phát triển hơn những năm trước và đã góp phần không nhỏ
đến việc nâng cao đời sống của người dân trong xã.


10

Bảng 1.2: Tình hình phát triển đàn gia súc của xã trong
những năm gần đây
Loại gia súc, gia cầm
Trâu, bò (con)

Lợn (con)
Gia cầm (con)
2009
775
4.860
5.817
2010
668
5.700
5.670
2011
578
5.820
5.707
( Nguồn số liệu do ban thú y xã cung cấp )
Qua bảng 1.2 cho thấy: Tình hình chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa
bàn xã nói chung trong 3 năm gần đây liên tục tăng cao và có sự thay đổi
trong cơ cấu đàn gia súc cụ thể: Đàn trâu, bò giảm dần qua các năm vì hiện
nay người ta áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên sức kéo sử dụng
trong sản xuất giảm sút. Song song với đó là diện tích đất nông nghiệp được
chuyển đổi dần sang trồng cây công nghiệp vì thế thức ăn cho gia súc bị giảm
đáng kể dẫn đến việc số lượng đàn trâu của xã giảm. Cơ cấu đàn lợn và gia
cầm tăng lên rõ rệt do tình hình dịch bệnh đã được khống chế và giá cả thành
phẩm luôn ổn định do đó nhân dân yên tâm sản xuất và mở rộng quy mô chăn
nuôi. Riêng đàn lợn của xã ngày càng tăng nhanh cả về số lượng, đặc biệt là
đàn lợn nái nội.
Năm

Bảng 1.3: Quy mô chăn nuôi lợn và khối lượng sản phẩm
sản xuất hàng năm của các nông hộ

Trong đó
Tổng
Năm

đàn
(con)

Lợn nái (con)

Lợn thịt (con)

Lợn con theo

Lợn đực

mẹ (con)

giống (con)

Số

Tỷ lệ

Số

Tỷ lệ

Số

Tỷ lệ


Số

Tỷ lệ

lượng

(%)

lượng

(%)

lượng

(%)

lượng

(%)

2009

4860

684

14.07

2459


50.60

1710

35.19

07

0.14

2010

5700

842

14.77

2750

48.25

2100

36.84

08

0.14


2011

5820

865

14.86

2785

47.86

2160

37.11

10

0.17

( Nguồn số liệu do ban thú y xã cung cấp )


11

Qua bảng 1.3 cho thấy: tổng đàn lợn có chiều hướng tăng cao rõ rệt: có
được kết quả đó là do: Nhà nước có nhiều chính sách mới phù hợp, tạo điều
kiện khuyến khích người dân đầu tư vào phát triển chăn nuôi. Người dân ngày
càng được tiếp cân với các tiến bộ khoa học trong lĩnh vực chăn nuôi (thông

qua sách, báo, đài, các lớp tập huấn kỹ thuật…). Đời sống của người dân ngày
càng được nâng cao, các hộ gia đình đã mạnh dạn đầu tư vốn vào chăn
nuôi.Tuy nhiên trong chăn nuôi lợn ở xã Phong Lộc, phương thức chăn nuôi
chủ yếu là chăn nuôi theo hộ gia đình, chăn nuôi quy mô nhỏ, hộ nào chăn
nuôi nhiều chỉ từ 15 - 20 con.Còn trung bình từ 4 - 5 con. Đàn lợn nuôi theo
hướng Móng Cái làm nền lai với giống lợn lai ngoại để sản xuất con giống.
Lợn con nuôi trong thời gian khoảng 3 - 4 tháng về mùa hè, 4 - 5 tháng về
mùa đông, trọng lượng xuất chuồng trung bình từ 70 - 80 kg/con.
1.3.3.2. Đội ngũ cán bộ thú y xã:
Nhìn chung công tác thú y luôn được các cấp chính quyền xã quan tâm,
coi trọng nên chăn nuôi không ngừng lớn mạnh.
Mạng lưới thú y xã gồm: 1 cán bộ thú y xã phụ trách chung tình hình
thú y của xã và mỗi thôn có một thú y viên.
Đội ngũ cán bộ thú y có trình độ từ Sơ cấp đến đại học hoạt động năng
nổ nhiệt tình, giàu kinh nghiệm luôn ý thức được trách nhiệm của mình với
nhân dân do vậy mà tình hình dịch bệnh trên địa bàn xã luôn được kiểm soát.
1.4. Mục tiêu đạt được sau khi kết thúc chuyên đề
- Rèn luyện nâng cao tay nghề về quy trình chăn nuôi lợn nái nội nuôi con
- Nắm vững các biện pháp nuôi dưỡng và chăm sóc chăn nuôi lợn con
theo mẹ
- Thực hiện tốt công tác phòng trị bệnh cho lợn mẹ và lợn con.
1.5. Tổng quan tài liệu
1.5.1. Cơ sở khoa học
1.5.1.1. Những hiểu biết về giống lợn nái nội nuôi tại các nông hộ
Giống lợn nái nuôi trong các nông hộ trong địa bàn xã là lợn Móng Cái.
* Nguồn gốc: Có thể xem các vùng Hà Cối (huyện Đầm Hà), Tiên Yên
(Đông Triều) tỉnh Quảng Ninh là nguồn cội của giống lợn Móng Cái. Do đặc
điểm sinh sản tốt nên từ những năm 60 - 70 trở đi lợn Móng Cái đã lan nhanh



12

ra khắp đồng bằng Bắc Bộ làm cho vùng nuôi lợn ỉ bị thu hẹp dần. Từ sau
1975 giống lợn này được lan nhanh ra các tỉnh miền Trung kể cả phía Nam.
* Đặc điểm của giống: Theo điều tra từ năm 1962, lợn Móng Cái chia ra
ba nòi khác nhau: nòi xương to, nòi xương nhỡ (nhân dân quen gọi là xương
to) và nòi xương nhỏ. Lợn Móng Cái có đặc điểm ngoại hình như đầu đen
giữa trán có một đốm trắng hình tam giác hoặc hình thoi mà đường chéo
dài theo chiều dài của mặt lợn. Mõm trắng, bụng và 4 chân trắng. Phần
trắng này có nối nhau bằng một vành trắng vắt qua vai, làm cho phần đen
còn lại trên lưng và mông có hình dáng như cái yên ngựa còn được gọi là
vết lang hình yên ngựa. ở chỗ tiếp giáp giữa lông đen và trắng có một
khoảng mờ, rộng khoảng 2 - 3 cm trên đó da đen lông trắng. Đặc điểm về
màu sắc lông da của lợn Móng Cái là cố định. Tuy nhiên ở dòng Móng Cái
xương to thì phần trắng vắt qua vai thường hẹp hơn so với Móng Cái xương
nhỏ và xương nhỡ và có trường hợp ở giữa vành trắng vắt qua vai có một
vùng da đen ở giữa như là một hòn đảo đen nằm giữa vành lông trắng. Lợn
Móng Cái xương to có tai to và cúp về phía trước. Còn lợn Móng xương nhỏ
và nhỡ thì tai nhỏ và đứng.Về kết cấu ngoại hình lợn Móng Cái có đặc
điểm là đầu to, tai đứng hướng về phía trước, lưng võng, bụng xệ, chân yếu
còn có hiện tượng đi bàn, có từ 12 - 14 vú.
* Khả năng sinh trưởng: Lợn Móng Cái là giống thành thục sớm, thời
gian sinh trưởng ngắn. Khối lượng sơ sinh 0.5 - 0.7 kg/con, khối lượng cai
sữa 6 - 8 kg/con, khối lượng lúc 6 tháng tuổi đạt 28.5 - 40 kg; khối lượng lúc
12 tháng tuổi đạt 60 kg; khối lượng trưởng thành đạt 100 - 120 kg.
* Khả năng sinh sản: Lợn Móng Cái là giống lợn thành thục sớm: lợn
đực 2 tháng tuổi có thể giao phối và thụ thai, lợn cái 3 tháng tuổi đã có biểu
hiện động dục, chu kỳ động dục bình quân 21 ngày (18 - 25 ngày), thời gian
động dục 3 - 4 ngày, thời gian chửa bình quân 114 ngày, thời gian động dục
trở lại sau cai sữa 5-7 ngày.

Lợn Móng cái là giống lợn mắn đẻ, đẻ nhiều con, nuôi con khéo. Có
thể đẻ từ 10 - 12 con /lứa, khối lượng sơ sinh 0.5 -0.7 kg/con,tỉ lệ nuôi sống
đến cai sữa đạt 80 - 90%.


13

* Khả năng cho thịt: Lợn nuôi béo giết thịt ở 8 - 10 tháng tuổi có trọng
lượng 50 - 55 kg trở lên, tỷ lệ thịt xẻ: 68 - 71%. Tỷ lệ nạc 35 - 38%, tỷ lệ mỡ 35 36%. Thịt lợn mềm, ngon thích hợp với nấu nướng, tuy lượng mỡ còn tương đối
nhiều. Da mềm, xương nhỏ, thích hợp với tập quán nấu nướng của nhân dân ta
(ăn cả phần da, mỡ, nạc).
* Tính trạng đặc biệt của lợn nái: Sinh sản tốt, nuôi con khéo là đặc
điểm lớn nhất của lợn Móng Cái. Hơn nữa lợn Móng Cái chịu ăn thức ăn
nghèo dinh dưỡng tự phối trộn. Khối lượng lợn nái vừa phải, tiêu tốn thức
ăn ít hơn lợn nái ngoại. Vì vậy người dân thích nuôi lợn Móng Cái. ở nhiều
vùng cho đến nay người ta vẫn nuôi lợn Móng Cái làm nền cho lai kinh tế
(tạp giao với lợn đực các giống ngoại Yorkshire hay Landrace v.v.. Ngoài
ra lợn nái lai hiện dùng nhiều ở miền Trung và miền Bắc phần lớn là lợn lai
nửa máu lợn Móng Cái.
1.5.1.2. Những hiểu biết về đặc điểm sinh lý sinh dục của lợn nái
Hoạt động sinh lý sinh dục của lợn nái được tính từ lúc nó bắt đầu
thành thục về tính, lúc này cơ quan sinh dục như buồng trứng, âm đạo, cổ tử
cung, tuyến sữa… phát triển hoàn chỉnh để đảm bảo cho quá trình sinh sản.
Ngoài ra nó còn xuất hiện các đặc điểm sinh dục phụ và các phản xạ về tính.
Tuổi thành thục về tính của gia súc khác nhau, phụ thuộc vào nhiều
yếu tố như giống, giới tính, dinh dưỡng, khí hậu, mùa vụ…Lợn nội tuổi
thành thục về tính sớm hơn lợn ngoại. Ví dụ lợn nội là 4 - 5 tháng; lợn
ngoại là 8 - 10 tháng.
Khi gia súc đã thành thục về tính thì cứ sau một khoảng thời gian nhất
định trong cơ thể gia súc và nhất là cơ quan sinh dục của con cái có những

biến động khác nhau, kèm theo là sự rụng trứng được lặp đi lặp lại nhiều lần,
hiện tượng này xảy ra theo một chu kỳ và được gọi là chu kỳ tính.
Chu kỳ tính trung bình của lợn nái là 21 ngày (biến động từ 18 - 24
ngày). Trong chu kỳ tính con vật có những biểu hiện khác nhau theo từng giai
đoạn: trước động dục, động dục, sau động dục và yên tĩnh. ở mỗi giai đoạn
này con vật cũng có những biểu hiện về sinh lý, sinh sản khác nhau, các cơ
quan sinh dục ngoài cũng thay đổi về màu sắc, kích thước và xuất hiện dịch
nhày… (âm hộ sưng đỏ, có dịch nhày chảy ra.. kèm theo bỏ ăn, kêu rống).


14

Thông thường tuổi thành thục về tính của gia súc sớm hơn tuổi thành
thục về thể vóc. Khi lợn cái mới thành thục về tính, tuy các cơ quan sinh dục
đã phát triển hoàn chỉnh và có khả năng giao phối nhưng thể vóc chưa phát
triển đầy đủ, chưa dự trữ đủ dinh dưỡng để mang thai do vậy không nên cho
phối giống.
Nếu cho phối giống quá sớm lợn con đẻ ra không nhiều, con yếu ảnh
hưởng đến tầm vóc và sức khoẻ cũng như thời gian sử dụng của con giống
sau này. Nhưng nếu phối giống cho lợn nái quá muộn thì không những lãng
phí thức ăn mà trong những kỳ động dục lợn ít ăn, không ăn hoặc phá phách
nên ảnh hưởng đến sinh trưởng. Tuổi thành thục về thể vóc của lợn nái
thường từ 7 - 9 tháng.
1.5.1.3. Những hiểu biết về yếu tố ảnh hưởng đến sức sản xuất của lợn nái
nội
- Giống: Giống là yếu tố quyết định đến sức sản xuất của lợn nái, giống và
đặc tính của nó gắn liền với năng suất sinh sản. Các giống lợn khác nhau cho năng
suất sinh sản khác nhau. Giống Móng Cái cho năng suất sinh sản rất tốt.
- Phương pháp nhân giống: Phương pháp nhân giống khác nhau sẽ cho
năng suất sinh sản khác nhau. Các phương pháp nhân giống thuần hay nhân

giống tạp giao có ảnh hưởng lớn đến năng suất sinh sản của lợn nái nội.
- Tuổi và khối lượng phối giống lần đầu: Tuổi sinh sản của lợn nái ổn
định từ năm tuổi thứ 2 đến năm tuổi thứ 4. Sang năm tuổi thứ 5 lợn có thể còn
đẻ tốt nhưng con đẻ ra còi cọc, chậm lớn. Do vậy tuổi phối giống lần đầu ảnh
hưởng rất lớn đến năng suất sinh sản của lợn nái. Để có thể giao phối lứa đầu,
lợn nái hậu bị phải thành thục cả về tính dục và thể vóc. Lợn Ỉ, lợn Móng Cái
có tuổi thành thục tính dục (động dục lần đầu) vào 4 - 5 tháng tuổi.
Trong chăn nuôi nái nội hậu bị, phải đảm bảo 3 yếu tố cần và đủ đó là
không được phối giống cho lợn nái nội trước 7 tháng tuổi, chỉ phối giống cho
lợn nái nội khi khối lượng cơ thể đạt 40 - 50 kg và chỉ phối giống cho lợn nái
hậu bị khi động dục ở chu kỳ thứ hai hoặc thứ 3 trở đi.
- Thứ tự các lứa đẻ: Lợn nái hậu bị ở lứa đẻ thứ nhất thường có số con
đẻ ra/lứa thấp. Sau đó từ lứa thứ 2 trở đi số con/lứa sẽ tăng dần lên cho đến
lứa thứ 6, lứa 7 thì bắt đầu giảm dần.


15

- Kỹ thuật phối giống: Kỹ thuật phối giống có ảnh hưởng đến số lượng lợn
con đẻ ra/lứa. Kỹ thuật phối giống bao gồm việc xác định thời điểm phối giống
thích hợp và số lần cho phối giống. trong kỹ thuật phối giống, ngoài các thao tác
nghề nghiệp ra, điều cốt yếu là phải xác định thời điểm phối giống thích hợp.
Chọn thời điểm phối giống thích hợp sẽ làm tăng tỷ lệ thụ thai và số
con/lứa. Nên chú ý rằng nếu lợn nái động dục kéo dài 48 h thì trứng rụng sẽ
vào 12 - 14 h trước khi kết thúc chịu đực, tức là 37 - 40 h sau khi bắt đầu
động dục. Do vậy cho phối giống quá sớm hoặc quá muộn thì tỷ lệ thụ thai và
số con đẻ ra/lứa giảm.
Có nhiều phương thức phối giống cho lợn nái nhưng tốt nhất là nên
áp dụng phương pháp phối lặp. Khoảng cách thời gian giữa hai lần phối
lặp từ 12 - 14 h cho lợn nái cơ bản và lợn nái hậu bị 10 - 12 h.

- Ảnh hưởng chế độ dinh dưỡng: Chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng đến
năng suất sinh sản của nái nội. Cần chú ý chế độ dinh dưỡng cho nái nội trước
phối giống , các yếu tố thức ăn rất quan trọng ở thời kỳ này. Chế độ ăn tăng
trước phối giống sẽ làm tăng số trứng rụng. Tuy nhiên chú ý đến thể trạng của
nái hậu bị, thể trạng quá béo sẽ hạn chế rụng trứng do đó làm giảm số con/lứa.
Vì vậy lợn nái hậu bị đến giai đoạn cuối sắp động dục phải cho ăn khẩu phần ăn
hạn chế để tránh lợn quá béo ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
1.5.1.4. Những hiểu biết về quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc lợn nái nội giai
đoạn đẻ
* Kỹ thuật đỡ đẻ cho lợn:
- Công tác chuẩn bị trước khi đỡ đẻ cho lợn
Chuẩn bị chuồng cho lợn nái đẻ: chăn nuôi lợn nái nội ở các nông hộ
trên địa bàn xã là chăn nuôi tận dụng nên hầu hết các nông hộ không có
chuồng đẻ riêng. Chuồng đẻ cũng chính là chuồng lúc lợn chửa và nuôi con.
+ Trước khi đẻ 10 - 15 ngày cần tẩy rửa vệ sinh, khử trùng toàn bộ ô
chuồng, sàn chuồng. yêu cầu chuồng lợn phải khô ráo, ấm áp, sạch sẽ, có đủ
ánh sáng. Chuồng đẻ cần phải đệm lót, có phên (rèm) che chắn và thiết bị sưởi
ấm cho những ngày mùa đông giá rét.
+ Trước khi đẻ một tuần, cần vệ sinh lợn nái sạch sẽ. Lợn nái được lau
rửa sạch đất hoặc phân bám dính trên người, dùng khăn thấm nước xà phòng


16

lau sạch bầu vú và âm hộ. Làm như vậy để tránh cho lợn con mới sinh bị
nhiễm vi khuẩn do tiếp xúc với lợn mẹ có chứa vi khuẩn gây bệnh.
Chuẩn bị thúng úm cho lợn con. Để đảm bảo ngừa lợn mẹ đè chết lợn con
lúc mới đẻ xong. Thúng úm tạo điều kiện để khống chế nhiệt độ thích hợp cho lợn
con, đặc biệt là những tháng mùa đông. Thúng úm phải lót rơm khô ở dưới.
+Chuẩn bị dụng cụ: Cần chuẩn bị các loại dụng cụ sau: Dao, kéo, cồn sát

trùng (cồn iốt hoặc thuốc đỏ), kìm bấm nanh, kìm bấm số tai, cân để cân khối lượng
sơ sinh, khăn mặt hoặc vải màn, đèn thắp sáng, khay men đựng dụng cụ, thùng
hoặc thúng có lót rơm để chứa lợn con, xô hoặc chậu để đựng nước, sổ sách ghi
chép. Các loại thuốc hỗ trợ đẻ, thuốc trợ sức, thuốc kháng sinh…
- Trực và đỡ đẻ lợn:
+ Những biểu hiện khi lợn nái sắp đẻ:
Khi lợn sắp đẻ, bụng đặc biệt to, khi lợn nằm thai cử động nhiều. Trước
khi đẻ vú to căng hướng ra phía. Trước khi đẻ 1- 2 ngày, nếu vắt hết thấy có
sữa, bộ phận sinh dục bên ngoài dãn lỏng, hai bên góc đuôi lõm xuống, gọi là
hiện tượng sụt mông. Khi thấy lợn có hiện tượng cắn ổ, đi lại không yên, có
hiện tượng đái són là lúc lợn sắp đẻ, thời gian này đến lúc khoảng 10 giờ (đối
với lợn chửa lứa đầu) và 5 - 6 h đối với lợn đẻ nhiều lứa. Khi lợn tìm chỗ
nằm, âm hộ chảy nước nhờn là lợn bắt đầu đẻ, cần bố trí theo dõi, đỡ đẻ kịp
thời.
+Những biểu hiện khi lợn đẻ:
Khi lợn đẻ toàn thân co bóp, thường gọi là cơn đau, lúc này áp lực tăng
cao đẩy thai ra ngoài. Khi thai ra rốn thai tự đứt, lợn là một loài đa thai nhưng
lợn đẻ từng con một, khoảng cách 10 - 15 hoặc 20 phút đẻ 1 con. Thời gian đẻ
của lợn trung bình kéo dài từ 1 - 6 giờ. Nếu quá 6 giờ mà thai chưa ra thì cần
xem xét để có biện pháp tác động ngay.
Khi lợn đẻ, lợn con tự làm rách nhau thai để ra, nhưng cũng có khi cả
màng thai và lợn con cùng ra một lúc, gọi là hiện tượng đẻ bọc, lúc này cần
nhanh chóng xé bọc đẻ tách màng thai ra tránh hiện tượng lợn con bị ngạt.
Lợn đẻ ở một trạng thái bình thường là đầu ra trước cùng với hai chân trước
úp xuống hoặc ngửa lên.


17

Khi lợn nái đẻ hay nằm, nhưng cá biệt có con đứng và đi lại, trong

trường hợp này chúng ta phải tác động cho lợn nằm xuống như có thể xoa nhẹ
vào mông, bụng để lợn nằm xuống đẻ.
+Kỹ thuật đỡ đẻ và chăm sóc lợn con mới sinh:
Người đỡ đẻ cần cắt móng tay và rửa tay sạch trước khi đỡ đẻ, khi thai
ra tiến hành các công việc như sau:
Lau dịch nhờn: một tay cầm chắc mình lợn, một tay dùng khăn khô lau
sạch dịch nhờn ở mồm, mũi và toàn thân cho lợn đẻ cho lợn hô hấp thuận lợi
và tránh cho lợn bị cảm lạnh. Các động tác cần làm nhẹ nhàng, khéo léo để
lợn con không kêu ảnh hưởng đến lợn mẹ.
Cắt rốn: chỉ cắt rốn trong những trường hợp rốn quá dài. Nên dùng chỉ
thắt lại chỗ cắt, độ dài rốn để lại là 4 - 5 cm rồi cắt bằng kéo bấm đã sát trùng,
sau khi cắt rốn dùng cồn iốt sát trùng vết cắt.
Bấm nanh: dùng kìm bấm nanh hoặc cắt móng tay loại to để bấm răng
nanh, số răng nanh phải bấm là 8 cái, trong đó gồm 4 răng nanh và 4 răng cửa sau.
Không bấm nanh quá nông vì bấm nông răng vẫn còn nhọn dễ làm tổn thương vú
lợn mẹ khi lợn con bú, bấm quá sâu (sát lợi) dễ gây viêm lợi cho lợn con.
Cân khối lượng sơ sinh và ghi chép cẩn thận rồi đưa từng con vào thùng
hoặc thúng chứa.
Tiến hành tuần tự các thao tác trên cho đến khi lợn đẻ xong.
Sau khi lợn đẻ xong dùng thuốc tím 10% hoặc dung dịch Han-Iodine
10% bơm vào ấm đạo tử cung lợn mẹ rồi nhanh chóng vệ sinh chuồng trại và
con mẹ, đưa lợn con vào bú sữa đầu càng sớm càng tốt. Việc chuyển hay ghép
lợn con từ một lợn mẹ này sang lợn mẹ khác bởi nhiều lý do khác nhau,
nhưng khi cần thiết phải cho lợn con đó được bú sữa đầu của chính mẹ chúng
hoặc sữa đầu của lợn mẹ khác. Cần giữ yên tĩnh ở khu vực lợn đẻ, tránh ồn
ào, xáo trộn khi lợn đang đẻ. Trong khi lợn đẻ con cuối cùng trong từ 2 - 3 giờ
nhau thai sẽ ra hết, cần chú ý nhặt nhau thai ngay, tránh để lợn mẹ ăn nhau
thai sống sẽ gây thói quen ăn thịt hoặc gây mất sữa. Sản dịch sẽ ra từ từ trong
4 - 6 ngày sau trong trường hợp sót nhau, viêm nhiễm đường sinh dục thì sản
dịch ra nhiều, có máu đen, có mùi hôi thối, nếu thấy biểu hiện như vậy cần

điều trị như phương pháp điều trị bệnh sót nhau.


18

+ Nhiệt độ chuồng nuôi đối với lợn con sơ sinh :
Yêu cầu về nhiệt độ môi trường: Trong chuồng lợn nái đẻ nuôi con thì
yêu cầu về nhiệt độ đối với lợn mẹ và yêu cầu đối với lợn con trong từng giai
đoạn là khác nhau. Đối với lợn mẹ, nhiệt độ thích hợp giao động từ 15 - 240C.
Khi nhiệt độ trong chuồng nuôi cao hơn 240C thì lợn giảm tính thèm ăn, giảm
khả năng suất sữa. Trong khi đó đối với lợn con, đặc biệt là trong những ngày
đầu sau khi mới được sinh ra, trung tâm điều chỉnh thân nhiệt của lợn con
chưa hoàn chỉnh, lợn con chưa điều chỉnh được thân nhiệt của mình khi nhiệt
độ xuống thấp, do nhiệt độ của môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ
của lợn con. Biên độ dao động nhiệt độ thích hợp đối với lợn con trong thời
kỳ theo mẹ là 21 - 350C. Vì vậy để nhiệt độ trong khu vực chuồng vừa thích
hợp cho lợn nái đẻ vừa thích hợp cho lợn mẹ lại vừa thích hợp cho lợn con là
một vấn đề không phải dễ.
* Kỹ thuật nuôi dưỡng lợn nái nội đẻ:
Thức ăn dùng cho lợn nái ở giai đoạn này phải là thức ăn có giá trị
dinh dưỡng cao, dễ tiêu hóa. Không cho lợn nái ăn thức ăn có hệ số choán cao
gây chèn ép thai sinh ra đẻ non, đẻ khó, hoặc ép thai chết ngạt.
Một tuần trước khi lợn nái đẻ phải căn cứ vào tình trạng sức khỏe cụ
thể của lợn nái đẻ có kế hoạch giảm dần lượng thức ăn. Đối với những lợn
nái có sức khoẻ tốt thì một tuần trước khi đẻ giảm 1/3 lượng thức ăn. Trước
khi đẻ 2 - 3 ngày giảm 1/2 lượng thức ăn. Đối với những lợn nái có sức khoẻ
yếu thì không giảm lượng thức ăn mà giảm dung tích bằng cách cho ăn các
loại thức ăn dễ tiêu hoá.
Những ngày lợn đẻ phải căn cứ vào thể trạng lợn nái, sự phát dục của bầu
vú, mà quyết định chế độ nuôi dưỡng cho hợp lý.

Ngày lợn nái cắn ổ đẻ, cho lợn ăn ít thức ăn tinh (0.5 kg) hoặc không cho ăn
thức ăn tinh, nhưng cho uống nước tự do. Ngày lợn nái đẻ có thể không cho lợn nái
ăn mà chỉ cho uống nước ấm có pha muối hoặc cho ăn cháo loãng. Sau đẻ 2 - 3
ngày không cho lợn nái ăn nhiều thức ăn một cách đột ngột vì lúc này lợn con chưa
cần nhiều sữa nên ta phải chú ý đến khẩu phần ăn của heo mẹ. Nếu heo mẹ ăn quá
nhiều thì sẻ dư thừa sữa heo con bú không hết sẽ làm sữa bị chua, heo con bú vào sẽ
gây tiêu chảy cho nên ta phải tăng từ từ khẩu phần ăn của heo mẹ.


19

Thức ăn cần chế biến tốt, dung tích nhỏ, có mùi vị thơm ngon đẻ kích thích
tính thèm ăn của lợn nái.
* Kỹ thuật chăm sóc quản lý lợn nái đẻ:
Trong trường hợp nuôi bán chăn thả, trước khi đẻ 4 - 5 ngày không cho
lợn nái vận động. Chuồng trại phải vệ sinh sạch sẽ và phải có đệm lót.
Theo dõi thường xuyên sức khoẻ lợn mẹ, quan sát bầu vú, thân nhiệt lợn
mẹ liên tục trong 3 ngày đầu sau khi đẻ để phát hiện sót nhau, sốt sữa hoặc
nhiễm trùng… để có biện pháp xử lý kịp thời.
1.5.1.5. Kỹ thuật chăn nuôi lợn nái nội nuôi con
* Nuôi dưỡng lợn nái nội nuôi con:
Nuôi dưỡng chăm sóc lợn nái nội nuôi con có ý nghĩa hết sức quan
trọng, vì lợn nái là loại động vật đa thai, tiết rất nhiều sữa để nuôi con, sữa lợn
có giá trị dinh dưỡng cao. Do đó khi cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng thì sẽ
nâng cao được sản lượng sữa, giảm tỷ lệ hao mòn lợn mẹ, tăng số lứa đẻ cho
lợn mẹ/ năm. Đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho lợn nái nội nuôi con và cung
cấp đủ nhu cầu về năng lượng, protein, khoáng vitamin.
+ Nhu cầu năng lượng :
Việc cung cấp đủ nhu cầu năng lượng cho lợn nái nội nuôi con rất quan
trọng, vì giá trị năng lượng trong sữa rất cao. Trung bình sữa lợn chữa khoảng

6% Protein, 5% đường lactoza, 8% lipid. Tổng gía trị năng lượng trong 1 kg
sữa lợn là 5.4 MJ. Nhưng để tạo được 1 kg sữa, Lợn nái cần cung cấp 8.8
MJDE từ thức ăn, hàng ngày lợn nái tiết rất nhiều sữa để nuôi con.
Trung bình lợn nội Móng Cái tiết trung bình 3 - 4 lít/ngày. Vì vậy nhu
cầu năng lượng đòi hỏi rất cao. Nếu không cung cấp đủ thì lợn mẹ phải huy
động năng lượng dự trữ trong cơ thể để tạo sữa, nên mau chóng gầy mòn, tỷ
lệ hao mòn trong cơ thể trong giai đoạn nuôi con cao.
+ Nhu cầu protein cho lợn nái nội nuôi con :
Việc xác định nhu cầu protein cho lợn nái nuôi con là khá phức tạp. Để
xác định ta cần phải biết lượng sữa trung bình/ ngày của lợn mẹ, tỷ lệ protein
trong sữa, protein của duy trì cơ thể mẹ.
Có thể áp dụng mô hình tính toán:
Protein nhu cầu = protein duy trì + protein tạo sữa.


20

- Protein duy trì: Phương pháp xác định cũng tương tự như đối với việc
xác định cho lợn nái chửa, nhu cầu protein duy trì trung bình là 60 g
(Whittemore và cộng sự, 1987).
Carr và Borman (1982), đề nghị công thức tính protein duy trì là 0.15 g
N x W 0.75.
- Protein để tạo sữa: Để xác định nhu cầu protein sản xuất sữa của lợn
nái, căn cứ vào hàm lượng protein trong sữa tiết hàng ngày mà xác định (sữa
lợn chứa trung bình 6% protein). Từ 2 nhu cầu trên ta sẽ xác định được
protein nhu cầu. Căn cứ giá trị sinh học (BV) và tỷ lệ tiêu hoá của protein, ta
sẽ xác định được lượng protein thô trong thức ăn. Căn cứ lượng thức ăn cung
cấp, xác định được tỷ lệ protein thích hợp trong khẩu phần.
+ Nhu cầu về khoáng
Đối với lợn nái nội nuôi con, chất lượng khoáng rất quan trọng vì nó

liên quan đến quá trình trao đổi chất, sản xuất sữa và sức khoẻ lợn mẹ, lợn
con. Một số khoáng quan trọng là Ca, P, Na, Cl, Fe, Cu, Zn… Trong đó Ca và
P là quan trọng nhất, vì thiếu chúng lợn mẹ phải huy động Ca, P từ trong
xương để sản xuất sữa. Nên lợn mẹ sẽ bị gầy yếu, mềm, xốp xương, bại liệt,
kém ăn. Khi thiếu Na, K gây nên co giật thần kinh. Vì vậy cần đảm bảo tỷ lệ
chất khoáng trong thức ăn lợn nái nuôi con: Với tỷ lệ Ca chiếm 0.7 - 0.8%, P
chiếm 0.4 - 0.5%, muối ăn chiếm 0.5%.
+ Nhu cầu về Vitamin
VTM đóng vai trò rất quan trọng trong dinh dưỡng lợn nái nuôi con.
Thiếu chúng thì qua trình trao đổi chất bị trở ngại, lợn mẹ dễ mắc bệnh, sản
lượng và chất lượng sữa kém. Trong các loại VTM, thì quan trọng là các
VTM A, D, E, K, B, C.
Hàm lượng các loại VTM trong 1 kg thức ăn hỗn hợp: VTM A: 3300
UI, VTM D 220 UI, VTM B1: 1,1 microgram B2: 3.3 mg, B12: 0.011 mg. Cho
lợn nái nuôi con ăn đủ rau xanh, vận động tắm nắng đầy đủ tránh hiện tượng
thiếu VTM.


21

Bảng 1.3: Lượng thức ăn cho một lợn nái nội nuôi
con/ngày đêm
Chỉ tiêu
Thức ăn tinh hỗn hợp
Thức ăn thô xanh

Khối lượng lợn nái (kg)

Đơn vị tính


50 - 65 65 - 80 80 - 90

90 - 110

> 110

kg

2.66

2.81

2.86

3.06

3.24

Đơn vị thức ăn

0.4

0.4

0.4

0.5

0.5


( Trần Văn Phùng và Cs, 2004 )
Bảng 1.4: Lượng thức ăn cho lợn nái nội đẻ và nuôi con
Giai đoạn nuôi con

Lượng thức ăn / con / ngày
Thức ăn hỗn hợp (kg)

Thức ăn xanh (kg)

0.3

không

- Ngày thứ 1

1.0

1

- Ngày thứ 2

1.5

1

- Ngày thứ 3

2.0

1


- Ngày thứ 4 đến ngày thứ 7

2.5

2

Theo công thức

3-5

Ngày cắn ổ
Sau đẻ

- Ngày thứ 8 đến cai sữa

( Trần Văn Phùng và Cs, 2004 )
1.5.1.6. Những hiểu biết về đặc điểm của lợn con theo mẹ
* Đặc điểm sinh trưởng phát dục:
Lợn con ở giai đoạn này có khả năng sinh trưởng, phát dục rất nhanh.
So với khối lượng sơ sinh thì khối lượng lợn con lúc 10 ngày tuổi tăng gấp 2
lần, lúc 21 ngày tuổi tăng gấp 4 lần, lúc 30 ngày tuổi tăng gấp 5 - 6 lần, lúc 40
ngày tuổi tăng gấp 7 - 8 lần, lúc 50 ngày tuổi tăng gấp 10 lần và lúc 60 ngày
tuổi tăng gấp 12 - 14 lần.
Lợn con bú sữa có sinh trưởng và phát triển nhanh nhưng không đều
qua các giai đoạn, nhanh trong 21 ngày tuổi đầu, sau đó giảm. Có sự giảm
này là do nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là do lượng sữa của mẹ giảm
và hàm lượng hemoglobin trong máu của lợn con bị giảm. Thời gian bị
giảm sinh trưởng thường kéo dài 2 tuần, còn gọi là giai đoạn khủng hoảng



22

của lợn con. Chúng ta có thể hạn chế sự khủng hoảng này bằng cách tập
cho lợn con ăn sớm.
Do lợn con sinh trưởng, phát dục nhanh, nên khả năng tích luỹ các chất
dinh dưỡng rất mạnh. Ví dụ : Lợn con ở 3 tuần tuổi, mỗi ngày có thể tích luỹ
được 9 - 14g Protein/1 kg khối lượng cơ thể. Trong khi đó lợn trưởng thành
chỉ tích luỹ được 0,3 -0.4 g protein/1 kg khối lượng cơ thể.
Hơn nữa, để tăng 1 kg khối lượng cơ thể, lợn con cần rất ít năng lượng,
nghĩa là tiêu tốn thức ăn ít hơn lợn lớn. Vì tăng khối lượng chủ yếu của lợn
con là nạc, mà để sản xuất ra 1 kg thịt nạc thì cần ít năng lượng hơn để sản
xuất ra 1 kg mỡ.
* Đặc điểm phát triển của cơ quan tiêu hoá:
Cơ quan tiêu hoá của lợn con giai đoạn theo mẹ phát triển nhanh về cấu
tạo và hoàn thiện dần về chức năng tiêu hoá, biểu hiện :
Dung tích của dạ dày lợn lúc 10 ngày tuổi có thể tăng gấp 3 lần lúc sơ
sinh, lúc 20 ngày tuổi tăng gấp 8 lần, lúc 60 ngày tuổi tăng gấp 60 lần ( dung
tích lúc sơ sinh khoảng 0.03 lít).
Dung tích ruột non của lợn con lúc 10 ngày tuổi tăng gấp 3 lần lúc sơ
sinh, lúc 20 ngày tuổi tăng gấp 6 lần lúc sơ sinh và lúc 60 ngày tuổi tăng gấp
50 lần ( dung tích ruột non lúc sơ sinh khoảng 0.11 lít).
Dung tích ruột già của lợn con lúc 10 ngày tuổi tăng gấp 1.5 lần lúc sơ
sinh, lúc 20 ngày tuổi tăng gấp 2.5 lần và lúc 60 ngày tuổi tăng gấp 50 lần
(dung tích ruột già lúc sơ sinh là khoảng 0.04 lít).
Chức năng tiêu hoá của lợn con mới sơ sinh chưa có hoạt lực cao, trong
giai đoạn theo mẹ, chức năng tiêu hoá của một số men tiêu hoá được hoàn
thiện dần : Men pepsin, men amilaza và maltaza, men saccaraza, men trypsin,
men catepsin, men lactaza, men lipaza và chymosin.
* Đặc điểm về cơ năng điều tiết nhiệt:

Lợn con dưới 3 tuần tuổi, cơ năng điều tiết nhiệt chưa hoàn chỉnh nên thân
nhiệt lợn con chưa ổn định, nghĩa là sự sinh nhiệt và thải nhiệt chưa được cân
bằng .
Khả năng điều tiết nhiệt của lợn con kém là do nhiều nguyên nhân:


23

Lớp mỡ dưới da còn mỏng, lượng mỡ và glycozen dự trữ trong cơ thể
lợn con còn thấp, trên thân lợn con thân còn thưa nên khả năng cung cấp nhiệt
để chống rét bị hạn chế và khả năng giữ nhiệt kém.
Hệ thống thần kinh điều khiển cân bằng nhiệt chưa hoàn thiện. Trung
tâm điều tiết thân nhiệt nằm ở vỏ não, mà não của gia súc là cơ quan phát
triển muộn nhất ở cả hai giai đoạn trong thai và ngoài thai.
Diện tích bề mặt của cơ thể lợn so với khối lượng chênh lệch tương đối
cao nên lợn con bị mất nhiệt nhiều khi bị lạnh.
Ở giai đoạn đầu, lợn con duy trì được thân nhiệt chủ yếu là nhờ nước
trong cơ thể và nhờ hoạt động mạnh mẽ của hệ tuần hoàn.
Trên cơ thể lợn con, phần thân nhiệt có nhiệt độ cao hơn là phần chân và
phần tai. Ở phần thân thì nhiệt độ ở phần bụng là cao nhất, cho nên khi lợn
con bị cảm lạnh thì phần bụng bị mất nhiệt nhiều nhất (Siler, 1965).
Sau 3 tuần tuổi, cơ năng điều tiết thân nhiệt của lợn con mới tương đối
hoàn chỉnh và thân nhiệt của lợn được ổn định hơn (39 - 39.50C).
* Đặc điểm về khả năng miễn dịch:
Lợn con mới đẻ ra trong cơ thể hầu như chưa có kháng thể. Lượng
kháng thể tăng rất nhanh sau khi lợn con được bú sữa đầu của lợn mẹ. Cho
nên khả năng miễn dịch của lợn con là hoàn toàn thụ động, phụ thuộc vào
lượng kháng thể hấp thụ được nhiều hay ít từ sữa đầu của lợn mẹ.
Trong sữa đầu của lợn mẹ có hàm lượng protein rất cao. Những ngày đầu
mới đẻ, hàm lượng protein trong sữa chiếm tới 18 - 19%, trong đó γ globulin chiếm số lượng khá lớn (30 - 35%). γ - globulin có tác dụng tạo sức

đề kháng, cho nên sữa đầu có vai trò quan trọng đối với khả năng miễn dịch
của lợn con. Lợn con hấp thu γ - globulin bằng con đường ẩm bào. Quá trình
hấp thu nguyên vẹn phân tử γ - globulin giảm đi rất nhanh theo thời gian.
Phân tử γ - globulin chỉ có khả năng hấp thấm qua thành ruột lợn con rất tốt
trong 24h đầu sau khi đẻ ra nhờ trong sữa đầu có kháng men antitripsin làm
mất hoạt lực của men trypsin tuyến tuỵ nhờ và nhờ khoảng cách giữa các tế
bào vách ruột của lợn con khá rộng. Cho nên 24h sau khi được bú sữa đầu,
hàm lượng γ - globulin trong máu lợn con đạt tới 20.3mg/100ml máu. Sau
24h, lượng kháng men trong sữa đầu giảm dần và khoảng cách giữa các tế bào


24

vách ruột của lợn con hẹp dần, nên sự hấp thu γ - globulin kém hơn, hàm
lượng γ - globulin trong máu lợn con tăng chậm hơn. Đến 3 tuần tuổi đầu chỉ
đạt khoảng 24mg/100ml máu (máu bình thường của lợn trưởng thành đạt 65
mg γ - globulin trong 100 ml máu). Do đó, lợn con cần được bú sữa đầu càng
sớm càng tốt. Nếu lợn con không được bú sữa đầu thì từ 20 - 25 ngày tuổi
mới có khả năng tự tổng hợp kháng thể. Do đó những lợn con không được bú
sữa đầu thì sức đề kháng kém, dễ mắc bệnh, tỷ lệ chết cao.
1.5.1.7. Những hiểu biết về quy trình chăn nuôi lợn con theo mẹ
* Cho con bú sữa bầu và cố định bầu vú cho lợn con:
Lợn con đẻ ra cần được bú sữa đầu càng sớm càng tốt. Thời gian bú
sữa đầu là 1 tuần kể từ khi đẻ nhưng có ý nghĩa rất lớn đối với lợn con trong
24 giờ đầu. Sau khoảng 2 giờ nếu lợn mẹ đẻ xong thì cho cả đàn cùng bú. Nếu
lợn mẹ chưa đẻ xong thì cho những con đẻ trước bú trước.
Sữa đầu có hàm lượng dinh dưỡng rất cao. Hàm lượng protein trong sữa
đầu gấp 2 lần so với sữa thường, Vitamin A gấp 5 - 6 lần, Vitamin C gấp 2.5 lần,
Vitamin B1 và và sắt gấp 1.5 lần. Đặc biệt trong sữa đầu có hàm lượng γ globulin mà sữa thường không có. γ - globulin có tác dụng giúp cho lợn con có
sức đề kháng đối với bệnh tật. Ngoài ra, Mg++ trong sữa đầu có tác dụng tẩy các

chất cặn bã (cứt su) trong quá trình tiêu hoá ở thời kỳ phát triển thai, để hấp thu
chất dinh dưỡng mới. Nếu không nhận được Mg++ thì lợn con sẽ bị rối loạn tiêu
hoá, gây ỉa chảy tỷ lệ rất cao.
Việc cố định bầu vú cho lợn con nên bắt đầu ngay từ khi cho chúng bú
sữa đầu. Theo quy luật tiết sữa của lợn nái, thì lượng sữa tiết ra ở các vú phần
ngực nhiều hơn phần bụng, mà lợn con trong một ổ thường con, con nhỏ không
đều nhau. Nếu để lợn con tự bú thì những con to khoẻ thường tranh bú ở vú phía
trước ngực có nhiều sữa hơn và dẫn đến tỷ lệ đồng đều của đàn lợn con rất thấp.
Có trường hợp có những con lợn yếu không tranh được bú sẽ đói làm cho tỷ lệ
chết của lợn con cao. Khi cố định đầu vú nên ưu tiên những con lợn nhỏ yếu
được bú các vú phía trước ngực.
* Bổ sung sắt cho lợn con:


25

Trong những ngày đầu, khi lợn con chưa ăn được, lượng sắt mà lợn con
tiếp nhận từ nguồn sữa mẹ không đủ cho nhu cầu của cơ thể, vì vậy lợn con
cần được bổ sung thêm sắt.
Nhu cầu sắt cần cung cấp cho lợn con ở 30 ngày đầu sau khi đẻ là
30 x 7 mg/ ngày = 210 mg. Trong đó lượng sắt lợn mẹ cung cấp từ sữa
chỉ đạt 1- 2 mg/ ngày (30 - 60 mg/30 ngày), lượng sắt thiếu hụt cho lợn con
khoảng 150 - 180 mg, vì vậy mỗi lợn con cần cung cấp thêm lượng sắt thiếu
hụt. Trong thực tế cần cung cấp thêm 200 mg.
Nên tiêm sắt cho lợn 3 - 4 ngày sau khi sinh. Việc tiêm sắt thường cùng
làm với các thao tác khác để tiết kiệm công lao động. Nếu cai sữa lợn lúc 3
tuần tuổi, tiêm 1 lần 100 mg sắt là đủ. Nếu cai sữa sau 3 tuần tuổi, nên tiêm
200 mg sắt chia làm hai lần:
Lần 1: 3 ngày tuổi.
Lần 2: 10 - 13 ngày tuổi

Triệu chứng điển hình của sự thiếu sắt lá thiếu máu, hàm lượng
hemoglobin giảm. Khi thiếu sắt, da của lợn con có màu trắng xanh, đôi khi
lợn con bị ỉa chảy, ỉa phân trắng, lợn con chậm lớn, có khi tử vong.
Để loại trừ hiện tượng thiếu sắt, cần bổ sung sắt cho lợn con bằng cách
tiêm, cho uống hoặc cho ăn.
Đưa sắt vào cơ thể lợn con bằng cách tiêm là đạt hiệu quả cao nhất.
London và Trigg đề nghị nên dùng sắt dưới dạng Dextran, hợp chất này có tên
là Ferri - Dextran. Ferri - Dextran là hợp chất có kích thước phân tử lớn nên
ngấm từ từ, hiệu quả kéo dài. Cách sử dụng như sau:
Cách 1: Chỉ tiêm lột lần vào ngày thứ 3 sau khi đẻ với liều là 200mg
sắt cho lợn con.
Cách 2: Tiêm 2 lần: Lần thứ nhất tiêm 100mg vào ngày thứ 3 sau khi
đẻ, lần thứ 2 (tiêm lặp lại) là 7 ngày sau khi tiêm lần thứ nhất cùng với liều
100mg cho 1 lợn con.
Để ngăn ngừa hiện tượng ngộ độc sắt cho lợn con, cần bổ sung vitamin
E vào khẩu phần ăn cho lợn mẹ một ngày trước khi tiêm (khoảng 50mg). Nếu
thiếu vitamin E bổ sung chỉ cần cung cấp 20 - 30mg sắt vào ngày thứ 3 sau
khi sinh cũng đã gây ngộ độc cho cơ thể lợn con.


×