Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

8 đề thi thử THPT QG 2019 môn ngữ văn ôn luyện đề thi mẫu đề 1 file word có đáp án image marked

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (281.01 KB, 4 trang )

Phần A
20 ĐỀ MINH HỌA THEO CẤU TRÚC CỦA BỘ GIÁO DỤC
ĐỀ 01
ĐỌC HIỂU
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Em tên là Phương, du học sinh đang trầy trật để thi đậu mấy môn cuối và tìm việc.
Còn nửa kia của em là ngữ văn.
Bọn em đã bên nhau được 12 năm, mà tạm xa rời vì bây giờ em đã có nhiều bạn khác thú vị hơn.
Nguyên nhân khiến cho em viết lách, giao tiếp và phản biện vô cùng kém so với những đứa bạn đến từ
các nước khác. Bởi:
Thứ nhất: Tính gia trưởng
Đề bài yêu cầu học sinh nêu cảm nghĩ của mình vê một vấn đề/tác phẩm, nhưng nếu cảm nghĩ của học
sinh mà không giống với bảng điểm là "không có ý để chấm". Điều này dẫn đến 1.000 học sinh sản xuất
ra 1.000 phiên bản khác nhau vài cái chấm phẩy. Như vậy, từ trong trường lớp học sinh đã bị hạn chế
chuyện nêu ra ý kiến của mình!
Thứ hai: Hay mơ mộng
Mình cảm thấy chuyện học văn rất hữu ích, vì trong cuộc sống mình sử dụng văn nhiều hơn toán. Ví dụ
nhé! Mình bị lạc mất con mèo và muốn nhờ mọi người giúp, thế thì phải biết sử dụng văn miêu tả làm sao
cho người ta tưởng tượng ra con mèo nhà mình. Thế nhưng mèo ở Việt Nam, 100 con thì tới 99 con có
đôi mắt như hai hòn bi ve! (...)
Kết: Hãy trở thành một nửa lý tưởng của mọi bạn đời, chứ đừng là kẻ lúc nào cũng bị ly dị sau 12 năm
gắn bó.
(Lược trích bài viết của Lê Uyên Phương, />
Câu 1. Đặt một nhan đề phù hợp cho văn bản.
Câu 2. Vì sao bạn Phương tạm xa rời môn Văn?
Câu 3. Vì sao bạn Phương cho rằng học văn rất hữu ích? Anh/Chị hiểu như thế nào về câu nói, “Thế
nhưng mèo ở Việt Nam, 100 con thì tới 99 con có đôi mắt như hai hòn bi ve!" ?
Câu 4. Anh/Chị có đồng tình với ý kiến môn Văn hay mơ mộng không? Vì sao?
TẬP LÀM VĂN
Câu 1.
Từ nội dung văn bản ở phần Đọc hiểu, Anh/Chị hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) nêu suy


nghĩ về vai trò, ý nghĩa của việc học Ngữ văn ở bậc phổ thông ngày nay.
Câu 2.
Thế mà hơn bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức
đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa.
Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào.
Chúng thi hành những luật pháp dã man. Chúng lập ba chế độ khác nhau ở trung, nam, bắc để ngăn
cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết.
Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương
nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.
Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân.
Trang 1/5


Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược.
Về kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến tận xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ
xác, tiêu điều.
Chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu.
Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý, làm cho dân ta, nhất là dân cày và dân buôn, trở nên bần cùng.
Chúng không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên. Chúng bóc lột công nhân ta một cách vô cùng tàn
nhẫn.
(Trích "Tuyên ngôn Độc lập", Hồ Chí Minh)
Trình bày cảm nhận của Anh/Chị về nét đặc sắc của đoạn trích trên. Từ đó, liên hệ với "Bình Ngô đại
cáo" của tác giả Nguyễn Trãi để thấy rõ điểm tương đồng và khác biệt của hai tác giả, hai thời đại.
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
Phần/
câu

Nội dung

I. ĐỌC HIỂU

1

- HS đặt được một nhan đề phù hợp với văn bản.

2

- Bạn Phương tạm xa rời môn Văn, vì:
+ Thứ nhất: Tính gia trưởng.
+ Thứ hai: Hay mơ mộng.

3

- Bạn Phương cho rằng học văn rất hữu ích, vì trong cuộc sống mình sử dụng văn nhiều hơn
toán.
- Câu nói, "Thế nhưng mèo ở Việt Nam, 100 con thì tới 99 con có đôi mắt như hai hòn bi ve!"
chỉ học sinh học theo văn mẫu/thụ động/...

4

- HS có thể đồng tình hoặc không đồng tình, nhưng cần thể hiện qua một đoạn văn ngắn từ 5-7
câu hợp lí.

II. TẬP LÀM VĂN
1

Suy nghĩ về vai trò, ý nghĩa của việc học Ngữ văn ở bậc phổ thông ngày nay.
- Trong trường, Ngữ Văn là môn học rất quan trọng vì nó góp phần giáo dục tư tưởng, bồi
dưỡng hoàn thiện nhân cách học sinh.
+ Mỗi bài thơ, bài văn, mỗi tác phẩm văn học trong chương trình học phổ thông là một bài học
đạo đức dành cho chúng ta.

+ Nếu không học môn văn thì làm sao thế hệ trẻ ngày nay hiểu được những tấm gương chiến
đấu ngoan cường của những chiến sĩ cách mạng, những người đã hi sinh xương máu nhằm
giành lại độc lập, tự do để bao thế hệ ngày sau được sống yên vui, hạnh phúc?...
+ Học tốt môn văn, tâm hồn học sinh như được nuôi dưỡng bởi một liều thuốc bổ để hoàn thiện
nhân cách của mình.

Trang 2/5


2

Cảm nhận về nét đặc sắc của đoạn trích trong "Tuyên ngôn độc lập". Từ đó, liên hệ với
“Bình Ngô đại cáo" để thấy rõ điểm tương đồng và khác biệt của hai tác giả, hai thời đại.
* Mở bài
- Tác giả Chủ tịch Hồ Chí Minh: phong cách sáng tác đa dạng, sáng tác được ở nhiều thể loại,
trong đó có văn chính luận.
- Tác phẩm: "Tuyên ngôn Độc lập" là một văn kiện lớn được Bác viết để tuyên bố trước công
luận trong và ngoài nước về quyền độc lập dân tộc. "Tuyên ngôn Độc lập" là một áng văn chính
luận mẫu mực của Chủ tịch Hồ Chí Minh (Phạm Văn Đồng).
Đoạn trích: thuộc phần hai của tác phẩm, tố cáo tội ác của thực dân Pháp trong hơn tám mươi
năm cai trị ở nước ta, đồng thời thể hiện lòng căm thù của tác giả.
* Thân bài.
- Tố cáo tội ác của thực dân Pháp:
+ Về chính trị: "chúng tuyệt đôĩ không cho nhân dân ta một chút tự do, dân chủ nào", "Chúng
thẳng tay chém giết...", “Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu". Bằng
cách lập luận chặt chẽ, với những câu văn liên kết trùng điệp, Bác đã cho ta thấy tội ác chồng
chất của thực dân Pháp hơn 80 năm qua.
+ Về kinh tế, Bác cũng kết tội thực dân Pháp từ khái quát đến cụ thể: "Chúng bóc lột nhân dân
ta đến tận xương tuỷ, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều”. Bác
quan tâm đến tất cả hạng người: "dân cày và dân buôn, trở nên bần cùng, chúng không cho các

nhà tư sản ta ngóc đầu lên được". Bác muốn tranh thủ khối đại đoàn kết toàn dân trong công
cuộc bảo vệ nền độc lập. Điệp từ “chúng" liên tiếp được nhắc lại làm âm hưởng đoạn văn thêm
nhức nhối. Đằng sau những dẫn chứng thực tế hùng hồn, những ngôn ngữ nghệ thuật, như cháy
lên ngọn lửa căm thù bọn xâm lược, như chan chứa một tình cảm xót thương nhân dân.
=> Qua các đoạn văn trên, tác giả đã tố cáo một cách hùng hồn và đanh thép tội ác mọi mặt
của thực dân Pháp đối với nhân dân ta bằng giọng văn mạnh mẽ, đây sức thuyết phục. Đồng
thời đoạn văn còn gây xúc động hàng triệu con tim, khơi dậy lòng phẫn nộ bằng những lí lẽ xác
đáng, các bằng chứng xác thực không thể chối cãi được.
- Nghệ thuật:
+ Tác phẩm văn học thể hiện trực tiếp tình cảm của người viết, là sự giãi bày, giải tỏa tâm tư
của tác giả: Xuyên suốt bản Tuyên ngôn là luận điểm chính trị nhưng người đọc, người nghe
vẫn nhận thấy tình cảm nhân ái của Bác.
+ Người cũng xúc động khi sử dụng những từ như "nhân dân ta", “đồng bào ta”, "các nhà tư
sản của ta".
+ Sử dụng thành công biện pháp điệp: “chúng" được điệp lại 13 lần để nhấn mạnh những tội ác
chồng chất của thực dân Pháp. "Sự thực là" để khẳng định thực tế, thực tiễn cụ thể.
- Giống nhau:
+ Khẳng định chủ quyền, quyền độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam, đất nước Việt Nam.
+ Thể hiện tình yêu quê hương, đất nước, đồng bào.
+ Tố cáo tội ác của giặc, vạch trần bộ mặt gian xảo của chúng đồng thời ca ngợi, tôn vinh con
người Việt Nam.
Trang 3/5


- Khác nhau:
+ Về nội dung:
 Tư tưởng trong "Bình Ngô đại cáo" là lấy học thuyết Nho giáo làm cốt lỗi, còn trong
"Tuyên ngôn Độc lập" là tư tưởng tiến bộ của con người trong thời đại mới.
 Tình yêu con người trong "Bình Ngô đại cáo" chỉ giới hạn ở dân tộc ta, còn trong "Tuyên
ngôn Độc lập" là tình yêu với con người trên toàn thế giới.

+ Về nghệ thuật:
 Ngôn từ, hành văn, cách diễn đạt của "Tuyên ngôn Độc lập" dễ hiểu, ai cũng có thể hiểu.
Còn "Bình Ngô đại cáo" thì khó hơn vì dùng nhiều điển tích, điển cố, từ Hán Việt.
 Thể loại chữ viết hai bài trên: "Tuyên ngôn Độc lập" là chữ quốc ngữ, "Bình Ngô đại
cáo” là chữ Hán.
=> Nhận xét: cả hai tác giả đều khẳng định chủ quyền đất nước, là kim chỉ nam cho nhân dân
ta dựng và giữ nước."Bình Ngô đại cáo" là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của nước ta nhưng
vẫn còn đôi điều thiêu sót, và “Tuyên ngôn Độc lập" của Hồ Chủ Tịch đã hoàn thiện nó.
* Kết bài
- Đoạn trích là một áng văn chính luận đặc sắc. Lời văn hùng hồn, rắn rỏi, đanh thép, lập luận
chặt chẽ, mạch lạc, dẫn chứng tiêu biểu với ngòi bút độc đáo sáng tạo, gợi cảm và giàu tính trí
tuệ cùng am hiểu tình hình sâu rộng của tác giả.
- Tác giả Hồ Chí Minh tố cáo tội ác của thực dân Pháp trên hai bình diện: chính trí và kinh tế.
Từ đó, Người vạch mặt bộ mặt cướp nước của Pháp trên lãnh thổ chúng ta.

Trang 4/5



×